Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 09:03:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu - Lính sinh viên  (Đọc 133870 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoa.nguyenquoc
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #220 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2011, 08:08:43 pm »

Đọc bài viết của các anh, tôi nhớ lại thời kỳ 1972 ngoài Hà Nội. Trong lớp 10 trường Hai Bà Trưng của chúng tôi cũng có một người bạn mà đọc nhật ký của anh Thạc tôi giật mình, giật mình vì quá trùng hợp. Bạn tôi là Lê Quốc Hưng. Anh hy sinh tại chiến trường Quảng Trị trong một chuyến trinh sát, 10 ngày trước khi Hiệp định Pari thực thi. Hưng vào bộ đội bằng một lá đơn tình nguyện viết bằng máu. Ngày Hưng đi B, chúng tôi tiễn anh tại ga Thường Tín. Hình ảnh ga Thường Tín  mãi nằm trong tim những người  có mặt: Cả một đoàn tàu dài là lính. Toa này đang đồng ca "vì nhân dân quên mình" thì toa khác đang hát tập thể "hôm nay anh là lính, tàu anh đi bốn phương"...Khi tàu chuyển bánh, những mẹ, những chị , em gái, người yêu của lính khóc nấc lên. Chúng tôi cũng khóc trong lòng, vì nghĩ rồi sẽ đến lúc mình cũng thế .
Hòa bình rồi, chúng tôi mỗi người mỗi ngả. Kẻ vào Nam người ngoài Bắc, kẻ trong nước người tha phương nước ngoài. Mỗi khi gặp mặt, chúng tôi đều nhớ tới Hưng, nhớ tới những người bạn không trở về  những con phố nhỏ thơm mùi hoa sữa. Dẫu không thành công trong cuộc đời, nhưng chúng tôi vẫn sống xứng đáng  là bạn của các anh. Mà hình như là do cố sống cho xứng đáng với các anh, mà chúng tôi không thành công trong cuộc sống - như hiện nay người đời quan niệm.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #221 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 03:35:07 pm »

.
     Bác TàuKhôngSố là lính hải quân, bơi cực giỏi. Nhưng bác ấy "lặn" còn giỏi hơn. Chẳng thấy sủi tăm gì cả.  Grin

     Trưa Thứ Bảy rồi, may mắn lại ngồi cùng bàn ở 1A Láng Hạ.
Logged

chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #222 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 09:41:03 pm »

Hồ Tú Bảo (áo sáng màu)



Nguồn nhandan.com.vn

@tuaans: xin chào bác, tôi hôm nay mới vào topic này thấy có có tấm ảnh bác đưa lên hình như có bạn tôi (người thư 2 trái sang) - Bùi Thanh Phong quê Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh, cựu SV K15 Kiến trúc ĐHXD Hà Nội, nhập ngũ 06/9/1971 nguyên lính trinh sát D6 E95 F325 tham gia chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ TX-Thành cổ QT. Tháng 4/1973 bọn tôi cùng ra ĐHKTQS, Phong học Khóa 8. Tốt nghiệp ra trường cuối năm 1978, về công tác tại QKII sau ra quân làm ở Sở XD Lào Cai. Đầu năm 2006 đã mất tại Lào Cai vì bệnh tim (đúng ngày khai mạc ĐH Đảng toàn quốc X). Bác có biết về các nhân vật trong bức ảnh này không?
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #223 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 10:04:26 pm »

Hồ Tú Bảo (áo sáng màu)



Nguồn nhandan.com.vn

@tuaans: xin chào bác, tôi hôm nay mới vào topic này thấy có có tấm ảnh bác đưa lên hình như có bạn tôi (người thư 2 trái sang) - Bùi Thanh Phong quê Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh, cựu SV K15 Kiến trúc ĐHXD Hà Nội, nhập ngũ 06/9/1971 nguyên lính trinh sát D6 E95 F325 tham gia chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ TX-Thành cổ QT. Tháng 4/1973 bọn tôi cùng ra ĐHKTQS, Phong học Khóa 8. Tốt nghiệp ra trường cuối năm 1978, về công tác tại QKII sau ra quân làm ở Sở XD Lào Cai. Đầu năm 2006 đã mất tại Lào Cai vì bệnh tim (đúng ngày khai mạc ĐH Đảng toàn quốc X). Bác có biết về các nhân vật trong bức ảnh này không?

@chienc3: tấm ảnh này được đăng trong bài Về lại Quảng Trị của Tùng Nguyên trên tạp chí Thế giới tin học nhân kỷ niệm 15 năm ra số đầu. Tác giả thay bài viết về CNTT bằng bài về QT, 1 dấu ấn không thể nào quên trong cuộc đời làm khoa học của mình. Sau đó tờ Nhân dân cuối tháng có ý định viết về 1 lớp SV-CS năm xưa nay trở thành những nhà khoa học, tôi có giới thiệu cho họ một số bài của bạn mình.

Để trả lời người đứng thứ hai từ trái sang có phải Phong không thì TLT, TTNL và 6971 trả lời giúp chienc3 với. Tôi cho là không phải.  
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2011, 10:19:25 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #224 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 10:07:01 pm »


@tuaans: xin chào bác, tôi hôm nay mới vào topic này thấy có có tấm ảnh bác đưa lên hình như có bạn tôi (người thư 2 trái sang) - Bùi Thanh Phong quê Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh, cựu SV K15 Kiến trúc ĐHXD Hà Nội, nhập ngũ 06/9/1971 nguyên lính trinh sát D6 E95 F325 tham gia chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ TX-Thành cổ QT. Tháng 4/1973 bọn tôi cùng ra ĐHKTQS, Phong học Khóa 8. Tốt nghiệp ra trường cuối năm 1978, về công tác tại QKII sau ra quân làm ở Sở XD Lào Cai. Đầu năm 2006 đã mất tại Lào Cai vì bệnh tim (đúng ngày khai mạc ĐH Đảng toàn quốc X). Bác có biết về các nhân vật trong bức ảnh này không?

     Không phải đâu bác chienc3.1972 ạ ! Người đứng thứ hai từ trái sang là cậu Thứ, lính thông tin c20f325, người Thanh Hóa.
Logged

tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #225 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 02:46:15 pm »

Chào đồng đội!
Tôi thật có lỗi với đồng đội khi đã lâu lắm rồi không vào QSVN, xin đồng đội xá tội vì rất nhiều lý do cá nhân. Hôm qua đưa cháu ngoại đi dạo, bất chợt thấy hoa phượng đã nở đỏ đường phố, chợt nhớ tháng 5 đã về. Ký ức tháng 5/1972 sống lại, lại muốn tâm sự với các bạn " Xếp bút nghiên lên đường đánh Mỹ " đây.
Vào những ngày này năm 1972 - ngày 16/4 máy bay Mỹ ném bom HN. Đứng trên sân thượng Đại học KTKH thấy khói từ phía Gia Lâm cháy nghút trời. Mấy ngày sau nhận quyết định nhập ngũ. Ngày 25/5/1972 chúng tôi tập trung ở Xuân Đỉnh Từ Liêm HN, nhận quần áo ba lô, mũ tai bèo, sẵn sàng chờ ngày lên đường vào Nam chiến đấu.
Chẳng phải đợi lâu. Tối 29/5 lệnh lên đường. Đoàn lính sinh viên hành quân đến ga Hàng Cỏ, lên tàu. Con tàu dài đầy lính, các cửa sổ toa tàu toàn đầu lính, Bậc lên xuống toa tàu chật cứng lính, dưới sân ga lộn xộn lính, cửa soát vé lính chạy ra chạy vào hớt hơ hớt hải, nháo nhác tìm người thân. Tiếng lính gọi nhau í ới, tiếng người thân của lính gọi tìm lính chìm lẫn trong ngàn âm thanh hỗn độn trong ga. Con tàu xụt sịt nhả khói thỉnh thoảng lại hú lên tiếng còi ngắn tũn vô duyên. Vần thơ " những đôi mắt ướt tìm đôi mắt ướt, những đôi tay tìm những bàn tay, những chiếc khăn hồng thổn thức bay - Buồn đâu bằng ở chốn này ". thật đúng ngữ cảnh. 10 giờ 30 tàu chuyển bánh. Con tàu hú còi ấm ức, nặng nề, bánh xe miết xuống đường ray rít lên ken két, níu kéo, oằn oại, cong mình rồi vẫn phải dứt tình rời ga HN như thể không có ngày về. Qua rào chắn Khâm Thiên đến khoảng trống công viên Thống Nhất hàng ngàn vạn lá thư bay qua cửa sổ toa tàu xuống đất. Lá thì có tem, lá không tem. Ngoài địa chỉ người nhận còn thêm dòng chữ nguyệch ngoạc " Vĩnh việt - Đi B ngày 29/5/1972" có những lá thư không tem được ghi sẵn" Tôi đi B - ai nhận được lá thư này, cho xin con tem và cho vào thùng thư giúp. Xin tạ ơn, nếu phải xuống suói vàng tôi xin phù hộ"...
.......Tôi là người may mắn nên hôm nay mới ngồi để viết cho đồng đội chuyện này. Nhiều người trong những chuyến tàu như vậy trong tháng 5/1972 đã không trở về. 40 năm đã qua ... sợ thật. Tàu không số.
 
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Năm, 2012, 02:51:55 pm gửi bởi tau khong so » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #226 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 10:16:08 am »

CHIẾC MỎ NEO CỦA NGƯỜI LÍNH BIỂN

QĐND - Thứ Tư, 23/05/2012, 17:32 (GMT+7)

QĐND - 40 năm, thời gian như nước chảy với bộn bề việc chung việc riêng, những chuyến đi kế tiếp, đan xen nhau, vậy mà tôi không ngờ nỗi vấn vương, tiếng gọi của những đồng đội ngày đầu nhập ngũ, nỗi nhớ những chiếc áo yếm chiến sĩ Hải quân có những vạch dài xanh màu nước biển lại ám ảnh, da diết mình đến thế.

Năm 1972 ấy, mọi giảng đường đại học đều xao động chưa từng có. Ngày 16 tháng 4, không quân Mỹ bất ngờ đánh bom hủy diệt ở Hải Phòng, Gia Lâm (Hà Nội). Phía Nam, Quảng Trị, Tây Nguyên… đỏ lửa khốc liệt. Chỉ trong vài ngày, hàng ngàn sinh viên trở thành chiến sĩ. Chúng tôi chỉ là một phần nhỏ trong số đó, cùng nhập vào đội ngũ của một tiểu đoàn của Sư đoàn 338. Rồi số chiến sĩ mới của tiểu đoàn chia đôi, một nửa về Quân chủng Hải quân, một nửa về Quân chủng Phòng không-Không quân. Lúc ấy nghe nói các quân chủng cần chiến sĩ có trình độ văn hóa nhất định để về các đơn vị kỹ thuật. Biết vậy, nhưng là chiến sĩ kiểu gì thì cũng cần sức khỏe, sức chịu đựng trước hết. Vậy mà mới hành quân bộ mươi cây số chân đã mỏi dừ, bàn chân xước tấy vì dép cao su mới; đeo chiếc ba lô con cóc chỉ vài bộ quần áo đã sưng đỏ vai. Buổi tập đêm đeo sọt rèn hành quân xuyên rừng, anh nào anh nấy tỏ vẻ hiểu biết lắm, nào là nhìn sao trời đoán hướng, nào là lấy thanh gỗ mục có lân tinh làm ánh sáng soi đường… Vậy mà chẳng ai bảo ai, nhiều anh len lén vứt bớt từng cục đá khỏi sọt cho đỡ nặng. Mang tiếng là lính Hải quân vậy mà có lắm chàng tập cả tuần cũng chả biết bơi, cứ loanh quanh trên bãi cát hay vầy nước ven bờ. Đã thế, có những buổi hành quân di chuyển hay làm nhiệm vụ lại cứ có mấy cô gái trong xóm lẵng nhẵng bám theo, trông thật "yếu lính". Lại còn cái bệnh hay tranh luận, cái gì cũng kể lể, phân tích căn nguyên khoa học, đông tây kim cổ, trên trời, dưới biển. Ờ thì sinh viên, có một số đã hoàn thành chương trình đại học, thuộc đủ các khoa Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa của Đại học Tổng hợp (Đại học Quốc gia hiện nay), đủ các khoa của Đại học Kinh tế kế hoạch (Đại học Kinh tế quốc dân), rồi Đại học Mỹ thuật, Đại học Hàng hải. Tranh luận với nhau thật vui, thật thích nhưng trong lúc tập hợp, trong cuộc họp lại cứ lắm ý kiến, lại hay hỏi nhiều các cán bộ trung đội, đại đội, thuyền trưởng, chính trị viên, những người đã có chiến tích ở chiến trường nhưng chưa học hết phổ thông. Được cái, các thủ trưởng cũng lắm cách xử lý. Một trong số đó là mở cuộc ca hát tự chọn, tự diễn. Tiếng hát nối nhau, chen nhau, những giọng ca, những bài hát cả tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Anh, Trung Quốc. Mà tự dưng, kho bài hát về biển, về Hải quân vốn có sao nhiều thế. "Dạt dào biển mênh mông…" nối tiếp "Jingle Bell", "Hắc Hải của tôi" kéo theo "Chiều hải cảng", "Lửa đèn" của Nga gọi theo "Ngọn đèn đứng gác" của Việt Nam… Rồi đến "Hãy sẵn sàng thế chỗ".

Tôi cũng như mọi anh em đều thật thích bài hát Nga này do Nguyễn Đức Hiển, dân "Địa mạo biển" hát bằng tiếng Nga. Bài hát có mấy câu thế này: Nếu mọi niềm vui, nỗi buồn đều là của chung. Tất cả chúng ta đều là một. Biển trào lên những đợt sóng như những tấm lưng trần kế tiếp nhau… Thì bạn hỡi, chúng ta sẵn sàng thế chỗ nhau trên con tàu này… Nếu tất cả đều mến yêu một cô gái… thì chúng ta cũng sẵn sàng nhường nhau… Nếu… Chúng ta sẵn sàng nhường nhau, thay thế nhau trên con tàu cũng như trong cuộc sống

Thế rồi, vừa tập bơi, bắn, võ… chúng tôi vừa đi gánh đất đắp đê giúp dân. Chỉ một tuần, đôi vai đã dày chai. Chúng tôi đi đào đắp làm hầm phòng thủ cho tiểu đoàn, làm hầm cho Viện Quân y Quân chủng. Cũng chỉ vài đợt, tay cầm cuốc xẻng, dao xây đã quen. Ra đảo Cát Hải làm hầm, chúng tôi bùi ngùi thắp hương trên khu mộ mới bảy chiến sĩ cùng một con tàu bị trúng tên lửa từ máy bay Mỹ. Dãy mộ nằm thẳng một hàng bên bờ cát.

Thế rồi, chúng tôi được chia nhau phối thuộc cùng các con tàu đi phá bom từ trường của Mỹ thả dày đặc trên cửa biển Nam Triệu phong tỏa Cảng Hải Phòng. Có nhóm theo tàu phóng từ. Nhóm chúng tôi đánh mìn kích nổ. Hải, Siêu, Quân, Tuấn, Hiển, Nam, Bình… Những cánh tay thư sinh bây giờ đã khác, cầm chiếc búa nặng hơn một cân giáng thẳng xuống kíp nổ to gần bằng phích nước gắn trên thùng phuy thuốc nổ. Sau tiếng đập mạnh là hè nhau đẩy thùng thuốc nổ qua mạn tàu xuống nước trong khi con tàu phóng hết tốc lực về phía trước. Ngoảnh lại, những tiếng ùng ục dưới biển và cột nước bốc cao. Bom mìn Mỹ đã bị phá…

Thế rồi, 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, chúng tôi cũng được tham gia trận chiến bảo vệ tàu, bảo vệ Cảng. Từ các trận địa pháo cao xạ ở gần nhà máy điện, nhà máy chai, từ các trận địa tên lửa ở gần Bến Bính và xung quanh Hải Phòng, các bạn sinh viên-chiến sĩ của chúng tôi đã cùng đồng đội phóng những đường đạn bắn hạ B52 Mỹ. Trên các con tàu Hải quân, các cỡ súng 14 ly 5, 12 ly 7, 37 ly cũng nổ đỏ nòng nhằm vào lũ máy bay chiến thuật bay thấp…

Sau khi cùng anh em thủy thủ kiền ghép con tàu 533 của mình với các con tàu khác ven sông Cấm để phòng ngừa một cơn bão lớn sắp đổ bộ vào Hải Phòng, tôi khoác ba lô lên tàu về Hà Nội nhận nhiệm vụ ở Báo Quân đội nhân dân. Xa tàu, xa đồng đội, sao không nhớ, nhất là những bạn bè sinh viên ở đoàn tàu không số - Trung đoàn 125, Đoàn Đặc công nước 126, Đoàn tàu phóng lôi, tên lửa 172. Đó là những đơn vị phải giữ bí mật cao độ. Nhờ vậy nên hễ có dịp gặp một con tàu, con thuyền ở bến sông bến cảng nào là tôi đều xin được xuống thăm. Leo qua cầu tàu, đi đi lại lại một chút mặt boong, ngắm nghía khoang buồm dây, khoang bếp, nằm lại chiếc giường tầng nhỏ xíu có cửa sổ mạn nhìn ra sông biển… Và hít thở mùi dầu máy quen quen...
 
"Người đánh cá nhìn thấy người đánh cá đầu tiên" - câu ngạn ngữ Nga lũ lính sinh viên - chiến sĩ Hải quân chúng tôi hay nói với nhau sao nghiệm thế. Mùa xuân năm 1975, trên đường vào mặt trận phía Nam, thoáng qua Cửa Việt, Quảng Trị, thấy tàu quen, tôi biết thế nào cũng có bạn tôi ở các Đoàn 171, 125 chở xe tăng vào đây. Sau này có dịp hỏi lại quả đúng vậy. Buổi sáng ngày 30-4, là phóng viên đi cùng Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 đang cùng Lữ đoàn xe tăng 203 tiến vào Sài Gòn, tôi đã phải dừng lại khá lâu bên cầu Rạch Chiếc. Quân địch ở đây chống trả quyết liệt quá, anh em các đơn vị đặc công đã phải đánh đi đánh lại giữ cầu 3 ngày đêm liền để cho đại quân thần tốc hành tiến. Trong một đơn vị đặc công ấy có bạn sinh viên của tôi từng cùng huấn luyện Trung đoàn đặc công nước 126. Sau ngày Sài Gòn giải phóng, tôi ra Vũng Tàu, rồi theo tàu Hải quân ra đón anh em tù chính trị ở Côn Đảo. Lại được gặp những con tàu, những gương mặt quen thân của Đoàn 125, 171. Rồi nữa là những con tàu, những bè bạn ra giải phóng Trường Sa, những thuyền trưởng, thủy thủ trên những con tàu Hải quân - Quân tình nguyện Việt Nam trên các vùng biển, hải cảng Cam-pu-chia. Lại có cả người chiến sĩ Hải quân trên chiến hào biên giới phía Bắc năm 1979…

Cái đích của chiến tranh là hòa bình, dựng xây. Cái đích của sinh viên là cống hiến bằng nghề nghiệp mình được học hành, nghiên cứu. Sau chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam, trừ một số sinh viên đã tốt nghiệp chúng tôi được phân công công tác trong quân đội hoặc chuyển ngành, phần lớn sinh viên - chiến sĩ Hải quân đều đã trở lại các giảng đường đại học. Có số vào học ở các trường quân đội, trong đó có Học viện Hải quân. Cái đích hòa bình, học hành và cống hiến của mọi người đều đã đạt. Chỉ chưa đến 200 sinh viên - chiến sĩ thuở ấy, nhưng hầu như mỗi người mỗi thành công ở những cương vị khác nhau. Có người là thuyền trưởng chịu sóng giỏi nhất Vùng 5 Hải quân. Có các anh binh nhì năm ấy đã là đại tá, phó giáo sư, phó giám đốc và chuẩn đô đốc, giáo sư, giám đốc Học viện Hải quân. Có nhiều người là đại tá, thượng tá công tác ở Bộ tư lệnh Hải quân, ở các cơ quan Bộ Quốc phòng. Có giáo sư viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội học, có nhiều phó giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, giảng dạy Toán học, Sử học, Địa lý, Địa chất, Triết học, Kinh tế…, nhiều giám đốc, tổng giám đốc doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà kỹ thuật, nghệ sĩ, luật sư, nhiều cán bộ, công chức uy tín công tác trong các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương… Riêng trong nhóm tốt nghiệp khoa Sử chúng tôi, chàng chuẩn úy Hải quân chuyển ngành, nhà khảo cổ học trẻ Nguyễn Việt đã khởi sự và chủ biên một công trình nghiên cứu khá công phu về lịch sử thủy quân Việt Nam. Năm 1983, cuốn sách “Quân thủy Việt Nam trong lịch sử” đã ra mắt. Năm 2012 này, cuốn sách sẽ được bổ sung, tái bản…

Chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong hàng ngàn, hàng vạn sinh viên ra trận, chúng tôi cũng chẳng phải lập nên chiến tích, công trạng gì nhưng điểm lại tất cả đều đã được vinh dự góp chút lửa đời mình vào sự nghiệp chung, cả trong kháng chiến và xây dựng, bảo vệ hòa bình.

Ngày mai, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh và ngôi nhà sàn của Người, chúng tôi sẽ lại cùng nhau đội lại chiếc mũ Hải quân Việt Nam, mặc lại chiếc áo yếm chiến sĩ có những vạch vải xanh nước biển, sẽ cùng ngắm lại đôi quân hàm binh nhì, binh nhất có mỏ neo ở giữa. Cái mỏ neo binh nhì binh nhất ấy đã khởi đầu cho những cuộc đời, mà theo thời gian cũng mãi neo giữ tất cả chúng tôi với Hải quân, với biển xanh Tổ quốc.

Bút ký của Mạnh Hùng

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/56/57/57/189973/Default.aspx
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2012, 03:39:14 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #227 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 10:38:27 am »

Cuốn "Quân thủy...." đã có trên diễn đàn, rất hay, cám ơn bác Tường đăng lại bài này và tiện thể cám ơn luôn tác giả và người post. Trình độ nghiên cứu và tay nghề của người viết - lính sinh viên vào giai đoạn ấy là hơi bị giỏi đấy bác Tường ạ.
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #228 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 11:11:59 am »

Này này ! Tàu không số hay là chưa có số ?
LUân đen đây nhá ! Lặn lâu quá hả ? hết hơi ngoi lên rồi à ?
Hóa ra ông là Cựu chiến binh - cựu hơn tôi trong trang Quân sử này đấy . Tôi cứ lo là ông hết hơi không viết tiếp nữa chứ . Hôm nào ra Ngọc hà với bọn tôi đi . Thương ông vì VIZa  có khó khăn nhưng phải cố gắng nhé .
Luân 3A
Logged
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #229 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 04:31:21 pm »

Cảm ơn Bác Tường đã pocst bài viết trong bao DND lên mạng.  Ngày mai bọn tôi gặp mặt kỷ niệm 40 năm ngày xếp bút nghiên lên đường đánh Mỹ" tại Hội trường Khu di tích Chủ tịch HCM - Phủ Chủ Tịch. Sẽ có nhiều chuyện lắm đấy. Tôi sẽ kể cho các bạn sau.  
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM