Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:46:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Viết cho con trai 1 tuổi  (Đọc 13278 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 06:59:27 pm »

Đây là những dòng tự sự bằng tiếng Việt trong cuốn sổ nhỏ cá nhân, tâm tình với con trai nhỏ, mới tuổi thôi nôi của một Liệt sỹ.
Liệt sỹ tên là Xăng Xom Bo, dân tộc Kh'mer. Bí danh tiếng Việt là Lê Văn Ngọc.
Tôi đã sưu tầm, và được sự đồng ý của con trai người Liệt sỹ, cho phép tôi đưa lên đây nguyên văn để các bạn tham khảo. Xin chân thành cảm ơn hoạ sỹ Xô ri zia!

Bản quyền nội dung thuộc về hoạ sỹ Xô ri zia - con trai Liệt sỹ Xăng Xom Bo.
Ghi chú:
-   Xô ri zia  : Mặt trời
-   Những chữ in nghiêng trong bài : Nguyên văn chính tả
-   Những chữ gạch dưới : Tác giả xoá, tôi khôi phục lại

...................................................................................................

Xô ri zia con!

Hôm nay là ngày Quốc khánh 2/9/1968 – là ngày lễ độc lập nước mẹ con. Còn bố trực viện không đến thăm mẹ và con được. Chính lúc này đây, suy nghĩ nhiều về con - bố ngồi nghĩ lại quá trình hình thành của gia đình mình để con nắm được nguồn gốc và hoàn cảnh gia đình ta. Fải có như thế con mới hiểu được bố mẹ con hơn, đồng thời dựa trên cơ sở đó con phải tu dưỡng, rèn luyện cho bản thân con trở nên con người tốt. Xứng đáng con trai yêu quý của cha mẹ con. Giống mẹ con kể trên, con nên xem và nên hiểu.

Xô ri zia con!

Bố con tên chính thức là Xăng Xom Bo, dân tộc Cam-phu- chia. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Vào quân đội giải phóng Khơ me năm 1949. Lúc ấy bố mới 15 tuổi. Đến năm 1955, bố sang học ở nước Việt nam , lấy tên là Lê Văn Ngọc. Tên này có nhiều ý nghĩa lắm với bố là một người cán bộ cách mạng đang hoạt động bí mật.

Xuốt trong thời gian sống, học tập và làm việc ở đất nước mẹ con bố phải đóng kịch là một dân tộc thiểu số ở Việt nam. Đấy, bố phải chịu sống mất Tổ quốc tạm thời trong hoàn cảnh này. Trong quá trình sống ở nước nhà mẹ con, bố đều được qua các trường chính trị, quân sự, trường chuyên nghiệp, trung cấp và trường đại học. Đó là một sự cố gắng rất lớn mới làm nên như vậy. Có nghĩa là phải có tinh thần cách mạng, phải sống có một lý tưởng cộng sản. Vì sao vậy? Vì lúc ấy bố không biết tiếng nói và cũng chẳng biết cả chữ nữa. Hơn nữa họ đối đãi với bố cũng chẳng lấy gì làm tinh thần quốc tế vô sản. Nhưng không vì thế mà bố buông lỏng, bỏ mục tiêu cao nhất mà Đảng và Tổ quốc giao cho bố.

Trong học tập và làm việc, bố luôn luôn hướng về Tổ quốc - Rất muốn trở về Tổ quốc – Nhưng vì hoàn cảnh cách mạng còn trong giai đoạn bí mật – nên bố phải chịu sống và làm việc trên đất nước Việt nam.
 
Còn Xô ri zia cần phải học tập cho giỏi hơn bố con, tu dưỡng phẩm chất nhân sinh quan tốt đẹp hơn bố, để xứng đáng một đứa con của người cộng sản.





« Sửa lần cuối: 05 Tháng Sáu, 2009, 07:04:54 pm gửi bởi Trungsy1 » Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #1 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2009, 09:02:49 am »

Còn bố biết đâu sau này, vì nhiệm vụ cách mạng chưa hoàn thành, bọn tư bản phong kiến đang chà đạp quyền tự do của dân tộc – nên bố con không thể ngồi yên hưởng hạnh phúc với mẹ con và con được lâu dài.

Trong ngày gần đây bố phải tạm biệt ra đi. Thật là thương nhớ con và mẹ con. Dù đi đâu, làm gì thì bố vẫn là một người cộng sản làm nhiệm vụ vì người nghèo.

Xô ri zia con!

Làm việc, ở lại Việt nam khá lâu nên bố phải lấy vợ. Vợ chính là mẹ con đấy! Mẹ con là người Việt nam. Cuộc sống mẹ con cũng chẳng hơn gì hoàn cảnh của bố. Có nghĩa là cuộc sống đầy gian khổ và nước mắt. Vấn đề này cha mẹ con hy vọng con khôn lớn lên, nên hiểu cha mẹ con hơn.

Xô ri zia con yêu quý!

Mẹ con phải ủ ấm, mang nặng con trong bụng. Con sinh nở trong hoàn cảnh chiến tranh bom đạn chết chóc rất tàn khốc. Đồng thời nuôi con khôn lớn dưới bom đạn của đế quốc Mỹ. Còn bố ít thời gian về thăm mẹ con. Chỉ ngày chủ nhật, may lắm bố mới có thời gian về thăm mẹ con. Vì bố suốt ngày đêm phải mổ cấp cứu những chiến sỹ bị bom đạn đế quốc Mỹ đe doạ hơi thở của họ đến từng giây từng phút. Cha mẹ con phải chịu vất vả lắm mới nuôi nấng được con vì bọn đế quốc từng giây từng phút muốn cướp lấy cuộc sống  của con.

Cha mẹ con phải bảo vệ con từ khi con đang trong bụng, cho đến khi con ra đời, lúc nào cũng phải ôm con chạy vào hầm. Có lúc con đang ngủ ngon, chơi vui. Trước khi đến ngáyinh con, bố phải đưa mẹ con đến một trạm xá. Nhà cửa riêng cũng chẳng có.

Tối 7/5/1967, mẹ con lên một cơn đau bụng dữ dội, báo hiệu Xô ri zia sắp ra đời. Và cũng trong đêm này, bố con cũng đang thức trắng đêm mổ cấp cứu các chiến sỹ bị thương sau một cuộc chiến đấu với máy bay đế quốc Mỹ.

Đúng 9 h sáng ngày 8/5/1967, con bắt đầu chào đời. Lúc này bố chẳng hề biết gì. Khoảng 7 ngày sau, lúc đó có lẽ 9 h đêm. Bố đang mổ cấp cứu , nghe người ta báo : bác sỹ Ngọc vợ đẻ con trai. Lúc này, cảm thấy vui và lo lắng đến với bố. Lo lắng vì không biết mẹ con ra sao. Ngay đêm ấy bố chẳng ngủ được. Phải chạy sang thăm mẹ và con ngay. Đến thăm mẹ con thì bố cũng chẳng biết nói gì. Lúc đó mùa hè trời rất nóng như đổ lửa. Đồng thời trên bầu trời Việt nam toàn là con quạ sắt mang bom đạn. Từ dưới mặt đất những tên lửa, pháo cao xạ bắn lên đỏ rực cả bầu trời. Ở trên không lại tên lửa, bom bắn xuống. Tiếng nổ, tiếng động cơ phản lực như muốn xé trời đất. Bố và mẹ phải bế con chạy xuống hầm. Cứ thế, ngày cũng như đêm. Lúc đấy con chẳng hiểu biết gì đâu. Nhưng bố trông con hình như cũng hiểu được sự việc bất bình thường này. Nên con cứ mở mắt nhìn lên trên trời mà chẳng khóc gì cả. Lúc này, bố mẹ rất thương con. Mới ra đời chưa hiểu gì về cuộc sống cũng phải chạy để giữ gìn cuộc sống, khỏi bị bọn kẻ cướp giết hại.
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #2 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2009, 09:18:52 am »

Bác sỹ Xăng Xom Bo trở lại Cam pu chia năm 1970, khi vừa sinh thêm đứa con thứ 2. Từ đó chỉ còn vài lá thư trên đường hành quân gửi về cho vợ. Về đến quê hương Campuchia thì mất tích thông tin hoàn toàn.
Rất nhiều cán bộ K được Viêt nam đào tạo mất tích bí ẩn như Xăng Xom Bo, và nhà nước ta dều công nhận họ là Liệt sỹ
Anh ruột Liệt sỹ Xăng Xom Bo là nhạc công. Ông sống ở KP Ch' nang. Con cháu ông cả thảy 7 người đều bị Pon pot giết hại vì có liên quan đến Việt nam. Bản thân ông bị chúng đập què tay cho hết phải chơi đàn
Năm 1983, hai Đảng, hai Nhà nước đã đưa một đoàn vợ liệt sỹ về thăm quê chồng.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #3 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2009, 03:18:56 pm »

Đọc xong cảm động quá vì cái thời kháng Mỹ là như vậy ,mình cũng đồng cảm khi ông già mình cũng hoạt đông CM cho cả hai nước may  mà Đảng CS nhà mình nó khác  . Còn thời Căm pu chia thì dã man quá.
Nghiêng mình trước các  liệt sỹ chiến sĩ Cộng sản quốc tế.Mong các anh siêu thoát và phù hộ cho vợ con.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #4 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2009, 06:52:45 pm »

Chào quê Trungsy1!
Mình quê ở Chí Linh, Hải Dương. Ngay từ khi còn nhỏ mình đã biết ở quê mình có một trường học dành cho cán bộ người Khơ- Me sang học tập sau hiệp định Giơ- ne- vơ. Trường đó được xây dựng ở xã Hoàng Hoa Thám- một xã ở sâu trong vùng rừng núi của huyện. sau đó, đến khoảng cuối những năm 60 và đầu những năm 70 thì các chú ấy đều trở về Tổ Quốc. Và mình cũng nghe tin là hầu hết số cán bộ đó đã bị sát hại. Cho đến nay ở Chí Linh vẫn còn nhiều địa danh liên quan đến chuyện này như: Trường Khơ Me, cầu Khơ Me (cây cầu gần nhà trường) v.v... Và cũng có một số chú lấy vợ ở đây. Không biết vợ của chú Ngọc này có phải là người Chí Linh không?
Ngoài cán bộ người Khơ Me thì ở trường đó cũng có một số cán bộ miền Nam tập kết ra học. Hồi đó các chú hay ra chỗ nhà mình ở đá bóng và chơi khá thân với ông cụ nhà mình vì ông cũng đá bóng. Sở dĩ mình biết uống bia sớm và khả năng uống cũng kha khá là vì được các chú rèn cho từ hồi ấy. Chả là nhà mình bán bách hóa, sau khi đá bóng xong các chú hay ra đấy uống bia. Thấy có thằng cháu trông cũng hơi kháu nên chú nào cũng chiều (các chú đều xa gia đình cả mà), cứ bế lên lòng và trước khi uống thì lại "đấm mõm" cho thằng cháu một hớp. Thành ra bây giờ đâm hư hỏng quá, thiếu bia rượu một ngày là không chịu được Grin Grin Grin
Riêng về cái vụ đối đãi thì theo những gì mình được biết là rất tốt, bà con xung quanh cũng rất hòa đồng, các chú có phụ cấp (hoặc lưong) tương đối xúng xính so với mọi người. Bản thân chú Ngọc này cũng từ một người không biết chữ mà được đào tạo trở thành bác sỹ cơ mà!!! Còn việc đối đãi chẳng lấy gì làm quốc tế vô sản thì chắc là những vấn đề nội bộ hoặc quan điểm "chính trị, chính em" gì đó thôi.
Nói gì thì nói, việc VN mình giúp đỡ các nước anh em như thế là rất nhiệt tình, kể cả cuộc chiến rất lâu dài và gian khổ hồi những năm 80 nữa. Vì vậy, mình hơi lăn tăn về nhận xét này. Huh
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #5 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2009, 07:42:13 am »

@Bác Lixeta  Cheesy
Em sẽ đưa dần lên và sẽ đưa nguyên văn. Chắc lúc đó bác Bo có gì đó bức xúc nên viết như thế  Cheesy Còn xuyên suốt cuốn sổ là một tình yêu dành cho con trai, cho đất nước quê vợ.
Hoạ sỹ Xô ri zia sau này học Sĩ quan Lục quân VN. Về quê cha chiến đấu đánh Pốt với chức danh Đại đội trưởng .
Câu chuyện này khá dài, em cũng không biết nên bắt đầu từ đâu? Thôi thì bám lấy cuốn sổ của người cha trước đã ...
Cảm ơn những thông tin của bác!  Cheesy
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #6 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 09:52:57 pm »

Nói có sách, mách có chứng nhé!
Đi gần hết thị trấn Bến Tắm các quê sẽ thấy tấm biển chỉ đường này:



Còn đây là toàn cảnh Trường Khơ Me- hiện nay được sử dụng làm doanh trại một đơn vị của qk3. Vì vậy không thể chụp gần được



Nhưng sao cứ rền dứ mãi thế, Trungsy1 Huh Huh Huh
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #7 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2009, 03:15:04 am »

Hay quá TS1 ạ . Tinh thần đoàn kết VN và Campuchia mãi bền vững. Trước đây tôi có quen 1 anh  bộ đội Campuchia là đại đội trưởng của 1 C đi cùng chúng ta trong chiến dịch vào giải phóng Nongpenh tên gì tôi không nhớ . Khi chúng tôi đóng ở trước cửa sân bay Pu chen Tông thì đơn vị K đó ở ngay kho đông lạnh gần D bộ D7 hàng ngày vẫn qua chơi với nhau. Khi E 209 đi xuống ngã 4 đường tàu đoạn lộ 4 qua U đông ấy đơn vị anh lính K đó có lần đi đánh phối thuộc cùng chúng tôi sau đó chúng tôi không gặp nhau nữa. Đúng ngày về Nongpenh bảo vệ cho bạn duyệt binh mừng 1 năm giải phóng tôi đang đi trên đường cũng trước cổng sân bay thì 1 xe jeep chạy qua phanh lại , anh nhảy xuống xe chạy lại mừng rỡ gọi Hiếu , Hiếu hả? Anh vẫn nhớ tôi và nhớ cả tên tôi nữa, chúng tôi quá mừng vui khi gặp lại nhau. Sau này về nhà rồi ngồi xem TV có chương trình Những tướng lĩnh trẻ Đông dương tổ chức tại HN tôi thấy có anh ấy trong số Tướng trẻ đó . Vậy anh ấy đã là cấp tướng rồi đấy không biết bây giờ thế nào
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #8 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2009, 02:39:06 pm »

Xô ri zia con !

Từ khi bố yêu mẹ con và xây dựng trở thành gia đình rồi sinh ra con đúng lúc cả nước đang ở trong giai đoạn chiến tranh rất là ác liệt.

Lúc làm lễ thành hôn của cha mẹ con cũng rất khó khăn. Vừa vui sướng, vừa lo sợ. Hôm tổ chức, khách toàn là bộ đội. Tổ chức tại một bệnh viện quân đội (103). Lúc này cả bệnh viện người chạy bỏ vắng, không một bóng người. Ở đây đêm nào cũng báo động. Cha mẹ con làm lễ kết hôn xong phải chạy về chỗ mẹ con làm cách khoảng 10 km. Đêm ấy bố với mẹ con chẳng ngủ được một tý nào. Về chỗ mẹ con làm việc có phải có nhà riêng của mình đâu?Phải sống nhờ nhà người ta. Khi con hiểu, sống ở nhà người ta có phải như sống ở nhà mình đâu? Nhất là khi con khóc, bố và mẹ rất buồn. Vì con khóc chủ nhà người ta không ngủ được. Thế là họ sẽ giận cha mẹ thôi!

Mẹ con công tác ở xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ. Còn con sinh ra tại một bệnh xá của huyện này.  Nơi này chính là nơi bố mẹ quen nhau và hiểu nhau. Đồng thời chính nơi này là nguồn hình thành gia đình ta.

Còn bố làm việc tại bệnh viện quân đội. Nhưng cũng phải sơ tán xuống nông thôn để tránh bom đạn. Cứ như vậy 1-2 tuần bố mới có dịp đến thăm con được. Có khi bố phải đi công tác xa 1-2 tháng mới về một lần. Mẹ con vất vả lắm mới nuôi con được.

Hàng tháng mất 15 đồng gửi con mà người ta trông hộ lúc mẹ con đi dạy chỉ có 2 tiếng đông hồ. Lúc mẹ con về phải đem con sang.  Còn Xo ri zia hay quấy mẹ quá chẳng ngoan tí nào. Bắt mẹ phải bế cho đi chơi luôn mới bằng lòng, nhất là lúc mẹ đang làm việc soạn bài thì Xo ri zia phá lung tung giấy tờ. Lúc đem về xem, xem chán lại xé, xé chán lại khóc làm cho mẹ buồn. Thế mẹ phải làm thế nào? Phải vừa làm vừa bế Xô ri zia thôi !

Cứ thế, lúc nấu cơm cũng có một Xô ri zia nhúng tay tham gia, lúc đi ăn cơm đều một Xô ri zia tham dự. Nào bát đũa, đĩa thìa …rồi xoong đánh đạp lung tung. Có khi mẹ đang ăn ngon thế là Xô ri zia lại thò tay vào, có khi cả chân vào bát canh. Vất vả lắm mới kiếm được cơm vào bụng. Mỗi lần ăn cơm, bố phải ăn thật nhanh để đem Xô ri zia đi xa mẹ mới ăn cơm được. Nhưng Xô ri zia đối xử rất tốt. Lúc nào ăn cơm cũng quan tâm chăm nom đến bố nhiều.- là hay đút rau muống cho bố ăn. Nhưng ngược lại cũng xấu là bản thân mình lại không chịu ăn uống gì cả. Cha mẹ rất buồn! Có gì đâu? Chỉ sợ Xô ri zia gầy thôi. Cha mẹ rất yêu Xô ri zia vì là con trai đầu lòng, cũng là đứa con ra đời trong lửa đạn chiến tranh – nên bố mẹ mua sắm không thiếu gì. Nhưng con có chịu ăn đâu? Đó là một khuyết điểm mà bố mẹ không bằng lòng.

Kết quả là sao? Là Xô ri zia phải đi viện thôi.

Logged
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #9 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2009, 03:51:43 pm »

Bác TS hồi này câu giờ quá.... Grin
Logged
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM