Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:53:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những gì tôi thấy ở Việt Nam  (Đọc 39414 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2009, 04:45:26 pm »


Ngày 21 tháng Ba, Chính phủ cách mạng lâm thời đã có một cố gắng cuối cùng để tiến hành một giải pháp chính trị, nhưng lần này tất nhiên với yêu cầu cao hơn: họ muốn một chính phủ theo những điều kiện của họ.

Việc đánh chiếm Sài Gòn bằng sức mạnh vẫn chưa được quyết định. Nhưng con đường đã mở. Sẽ là điên rồ nếu dừng lại... “Về phương diện cách mạng một cơ hội, một thời cơ chỉ xảy ra có một lần và nó sẽ không trở lại... Sẽ là một tội ác nếu ta bỏ lỡ thời cơ bởi nó là thành quả của 20 năm đấu tranh...”, ở Hà Nội người ta nghĩ như thế.

Ở Mỹ, tổng thống Ford nhận được tin Đà Nẵng thất thủ lúc ông đang nghỉ lễ Paques ở Palm Spring, California, nơi hàng ngày ông “chơi golf nhiều giờ liền...”

Còn ở nam Việt Nam thì cuộc chơi ra sao? Tổng tham mưu Mỹ tướng Weyand, người vừa đến Sài Gòn một tuần lễ để nghiên cứu tình hình, đã tuyên bố trước khi trở về nước: “Quân đội Việt Nam cộng hòa hãy còn mạnh, họ có đủ trình độ và ý chí để chiến thắng quân đội Bắc Việt Nam...”

Còn ở Washington thì lúc này, thay cho giúp đỡ quân sự trực tiếp, người ta chơi trò “đánh võ mồm”: đầu tháng Tư, lầu Năm Góc vu khống rằng ở Đà Nẵng sau giải phóng đã xảy ra những vụ “tắm máu”.

Ngày 7 tháng Tư, cùng với một nhóm nhà báo phương Tây1, chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng. Hai tuần lễ sau...

Nhân chứng thứ nhất chúng tôi đến gặp là một nhân vật có tính cách... Cha Charmot, thuộc Hội truyền giáo nước ngoài Paris, 53 tuổi. Ở cha, người ta thấy có hai đặc điểm trái ngược nhau: Cha vừa là một cựu F.F.I (Lực lượng kháng chiến Pháp trong nước), lại vừa là một “dân kỳ cựu ở Đông Dương”. Thực vậy cha đã 28 năm ở Việt Nam, trong đó có tới 20 năm ở Đà Nẵng. Chúng tôi gặp cha ở ngoài phố, áo chùng thâm lòa xòa trong gió, berê đội lệch, đang đạp xe nhanh nhẹn, và tự do...

“Bộ đội giải phóng, họ là những người đứng đắn một cách mẫu mực, cha nói, thế mà các ông biết đấy, trước đây tôi đâu phải là người bên phía họ, tôi còn muốn chế độ quốc gia tồn tại nữa kia. Chà, tôi phải nói là mấy anh giải phóng này, họ buộc chúng ta phải khâm phục đấy. Ngược lại, tôi đã nhìn thấy cái đám quân đội Sài Gòn: thật kinh khủng, chúng cướp phá, hãm hiếp... Chúng ta là một cái tủ đứng đồ sộ nhưng chân đã bị mối đục ruỗng cả. Chỉ nhoáng một cái là nó đã đổ sụp...”

Phó lãnh sự Pháp, ông Xavier Dillman, ở lại tại chỗ cũng công nhận “những vụ nổ súng bừa bãi ấy không phải do phía cách mạng gây ra”. Còn trả lời phỏng vấn của nhóm truyền hình Pháp, ông đáp: “Dân chúng thất kinh vì những vụ cướp bóc của quân đội Sài Gòn. Và thứ bảy, ngày 29 khi tiến vào Đà Nẵng, bộ đội cách mạng đã thực sự được đón tiếp như những người đi giải phóng, đặc biệt là với những người phật tử...”

Tất cả những nhân chứng mà chúng tôi hỏi lúc đó còn nói thêm rằng, trong cơn hoảng loạn chung ấy, một bộ phận dân chúng đã tham gia vào việc giải phóng thành phố. Những người Pháp của tòa lãnh sự đều nói họ được chứng kiến rất nhiều thanh niên, mang theo những lá cờ Phật, đã ra đón bộ đội giải phóng và dẫn đường cho họ. Một trong những người Pháp còn ghi nhận một chuyện kỳ khôi trong những sự kiện ông được tận mắt trông thấy. Nhật ký của ông viết, ngày 28 tháng Ba, tòa lãnh sự Mỹ đã bị quân đội Sài Gòn cướp phá... Đã xảy ra một việc mà tự nó nói lên rất nhiều điều: “Một ông già cỡ sáu mươi tuổi trèo lên nóc toà nhà lãnh sự... ông ta giật lấy lá cờ Mỹ và thong thả xé nó ra làm nhiều mảnh... Lính tráng qua lại bên dưới, tay lễ mễ ôm những đồ cướp được ngẩng lên nhìn... Điều gì sẽ xảy ra? Không, chẳng có gì hết... Họ thờ ơ đi tiếp...”

Nhưng hình ảnh của những đám đông khiếp sợ ùn kéo trên đứng số 1, để trốn chạy hoặc chỉ để cố rời xa Đà Nẵng, được phát đi phát lại trên các đài khắp thế giới, bỗng nhiên lại trở về trong ký ức. Thế thì tại sao lại có sự trốn chạy tuyệt vọng đó? Khi được chúng tôi nêu lên câu hỏi, một số nhà tu hành Việt Nam, những người đã giúp dân di tản, giải thích rằng tình trạng hoảng loạn đó là do bầu không khí đang bao trùm lúc bấy giờ: “Đó là một sự hoảng loạn vô thức, nó nằm trong sâu thẳm, và thế rồi bất ngờ trong một lúc, nó phũ phàng chộp lấy người ta, những con người từ trước đến giờ vẫn tỏ ra bình tĩnh. Nhưng có thể cũng còn do tất cả những gì mà các nhà chức trách vẫn tuyên truyền về cộng sản.”

Đúng, đấy là một trong những “chìa khóa” để hiểu nguyên nhân của tình trạng hoảng loạn đó. Và rồi người vừa giải thích với chúng tôi, một bà xơ cựu giám đốc của một trường trung học nữ, đã thú nhận rằng bà cũng thuộc loại “phản động” đấy! Bà nói một cách tự do, thoải mái:

“Trước khi quân giải phóng vào Đà Nẵng, do sự tuyên truyền của Sài Gòn, chúng tôi đã rất sợ. Chúng tôi chờ đợi những trại tập trung, những sự trừng phạt tập thể, v. v... Nhưng chẳng có gì đã xảy ra. Ngược lại bộ đội giải phóng họ lại rất thân thiện, rất đáng yêu...”.

Bà giải thích thêm với chúng tôi: “... Nếu số đông dân chúng đã bỏ chạy, đó là họ sợ nhưng cuộc ném bom trả đũa…”
_______________________________________
1. Có: J.Decorno, của tờ Le Monde (Thế giới); một kíp truyền hình Pháp do Claude Groignaire phụ trách; Roland Paringaud của A.F.P.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #21 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2009, 04:47:24 pm »


Lúc chúng tôi vào Đà Nẵng, tình hình rất yên tĩnh. Gần như một sự thanh bình. Những cảnh địa ngục nửa tháng trước đây đã hầu như rơi vào quên lãng.

Chỉ một hai ngày sau khi Đà Nẵng giải phóng, trật tự đã trở lại. Nó ngự trị thực sự mà không phải bằng khiếp sợ, bằng khủng bố...”

“Trong trận Đà Nẵng, quân đội Sài Gòn chỉ chết ba mươi lăm người...” Võ Chí Công ngừng lại một lát…

63 tuổi, Bí thư khu uỷ khu V - một vùng rộng lớn trong kháng chiến bao gồm toàn bộ miền trung và nam Trung Bô từ Đà Nẵng đến Phan Thiết gồm cả cao nguyên - ông gần như trở thành một nhân vật huyền thoại. Một trong số những gương mặt kỳ cựu của cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam Việt Nam, mà đối với ông sự nghiệp này bắt đầu từ những năm 1930... Tôi được gặp ông vài tuần sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ông tiếp tục kể về cuộc tổng tiến công Đà Nẵng: “Đó là một trận đánh chớp nhoáng. Chúng tôi không theo nguyên tắc lấy nông thôn bao vây thành thị. Chúng tôi coi thành thị là đầu não. Chiếm được đầu não có nghĩa là làm tan rã địch và gây được tác động đối với nông thôn. Nhưng, ông nói thêm, cán bộ quân sự của chúng tôi cũng phải thuyết phục được các cán bộ chính trị nằm tại địa phương... Chúng tôi đã gạt bỏ những gì là giáo điều Chúng tôi lấy đánh chiếm thành phố là mục đích trực tiếp”

Cũng như vậy, bản thân việc chỉ đạo chiến dịch cũng không theo những mẫu mực thông thường: “Theo nguyên tắc của chiến tranh, muốn đánh chiếm một thành phố người ta phải tấn công chính diện, đánh chiếm từng vị trí một, từng tuyến một... Thế nhưng chúng tôi đã đánh thẳng vào trung tâm đầu não địch. Theo cách đánh thông thường, thì để đánh Đà Nẵng, người ta phải sử dụng tới 5 sư đoàn và có nguy cơ thành phố sẽ bị chịu những huỷ hoại lớn. Và cũng có một nguyên tắc thông thường khác nữa, đó là tiêu diệt sinh lực địch rồi sau mới tấn công vào thành phố. Nếu theo nguyên tắc ấy thì có lẽ bây giờ tôi vẫn đang còn phải chiến đấu... Nhưng chúng tôi đã chỉ tiêu diệt một số sinh lực địch, rồi tung một đòn đánh thẳng vào khu chỉ huy, diệt trung tâm đầu não và như vậy làm tan rã thế bố trí của địch...”

Những lời nói ấy của Võ Chí Công đã minh họa cho những tiến bộ kỳ diệu mà Quân đội nhân dân đã đạt được trong lĩnh vực làm chủ chiến tranh hiện đại. Đối với những nhà cách mạng Việt Nam, chiến tranh du kích chỉ là một giai đoạn của chiến tranh nhân dân. Nó cần thiết phải được phát triển lên thành những hình thức của chiến tranh hiện đại. Nhờ công cuộc xây dựng kinh tế của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, từ năm 1954, họ đã có điều kiện để từng bước hiện đại hóa quân đội. Việc làm này chẳng những là cần thiết để đáp ứng nhu cầu tác chiến chống lại một quân đội có trình độ công nghệ rất cao như quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn mà nó còn tuỳ thuộc vào những hậu quả mà cuộc chiến tranh của Mỹ đã gây ra đối với những cơ cấu xã hội ở nông thôn Nam Việt Nam.

Tiên đề kinh điển của chiến tranh nhân dân muốn rằng “Quân với dân phải như cá với nước” thực tế từ nărn 1966 đã bị thử thách khi mà Mỹ nguỵ cho tiến hành những chương trình “bình định” nhằm “tát nước”, làm giảm số dân ở nông thôn... Vậy là bắt đầu từ đó, diễn ra ở Nam Việt Nam một hiện tượng “đô thị hóa” nhanh chóng, hoàn toàn bấp bênh, nguy hiểm ngay cả đối với bản thân các cơ cấu của xã hội miền Nam:

Năm 1960, ở Nam Việt Nam có 85% dân số ở nông thôn, sống ở thành thị chỉ có 15%.

Năm 1972, tỷ lệ đó đã thay đổi: ở nông thôn giảm xuống 57%, còn ở thành thị, tăng lên 43%1

Sự đô thị hóa không đồng đều. Ví dụ như ở Trung Việt Nam, nơi chịu ảnh hưởng nhiều của cách mạng từ thời kháng chiến chống Pháp thì vùng này ít bị tác động:

Ở Quảng Nam, trong số dân ước tính là 1.051.824 người tháng 12 năm 1973 thì có 8,73% là số người đô thị hóa.

Ở Quảng Ngãi, trong số 837.803 người thì có 8,37% đô thị hóa.

Ở Bình Định, một tỉnh giàu về nông nghiệp ở miền Trung, thì trong 3.428.852 dân, có 25,02% đô thị hóa.

Tất nhiên cần phải có sự dè dặt nào đó khi sử dụng những số liệu trên, bởi từ năm 1972, hiện tương những người di tản do chiến tranh gây ra đã tăng lên một cách mạnh mẽ. Nhưng nó cũng giúp hiểu được rằng tại sao ở miền Trung Trung Bộ, một trong những vùng bình định ác liệt nhất, những hoạt động cách mạng truyền thống: chiến tranh du kích, đấu tranh của quần chúng, vẫn được giữ vững...

Ngoài ra, để phá vỡ những kế hoạch của Mỹ, việc sử dụng những đơn vị chủ lực quan trọng ngày càng trở nên cần thiết: sự tham gia của những đơn vị này vừa phụ thuộc vào trình độ hiện đại hóa mà quân đội chính quy đạt được.
_____________________________________
1. Những con số này rút từ một tài liệu chính thức của Sài Gòn (Việt Nam cộng hòa, môi trường và dân chúng – The Republic of VietNam’s environment and people, Sai Gon 1975), chắc chắn là còn thấp so với thực tế về những gì liên quan đến việc giảm số dân ở nông thôn Nam Việt Nam. Bởi nó chưa tính đến hiện tượng những người di tản mà tài liệu này ước luợng là 800.000 người đến ở những trại tập trung đầu năm 1975. Lại còn ba triệu người thuộc về những chương trình giúp đỡ người di tản.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2009, 05:56:30 pm »


Cuộc tiến công chiến lược Tết 1968 có thể coi như một bước ngoặt. Nó đánh dấu sự kết thúc của một thời kỳ, thời kỳ của những cuộc nổi dậy của quần chúng năm 1965, những cuộc nổi dậy đã hầu như giải phóng toàn bộ miền Nam, và đồng thời nó cũng mở ra một thời kỳ cuối, thời kỳ mà ngay trong cuộc tiến công chiến lược ấy, Quân giải phóng miền Nam đã sử dụng lực lượng cỡ trung đoàn để tiến công các mục tiêu như Sài Gòn, Huế và một số thị xã, thị trấn khác... Lúc ấy người ta đã nghĩ rằng đòn tiến công quân sự này có thể làm dấy lên và hỗ trợ cho một cuộc nổi dậy của quần chúng trên các thành phố lớn và tạo ra một bước ngoặt về chính trị ở miền Nam. Những mục tiêu ấy có thể là quá táo bạo, nhưng dù sao, khi giáng một đòn nặng vào công cuộc bình định của Mỹ, nó đã làm cho người Mỹ phải chấp nhận đàm phán.

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 lại đánh dấu một bước tiến mới của Quân đội nhân dân trên con đường hiện đại hóa và làm chủ chiến tranh hiện đại khi họ sử dụng từ 3 đến 5 sư đoàn tiến công trên ba mặt trận chính, tạo thành một thế tiến công tổng hợp.

Trong cuộc tiến công này, thực chất của nó được đặt chủ yếu về mặt quân sự: nó nhằm tiêu diệt sinh lực địch một cách tối đa, giành lại những đất tạm thời bị mất và đóng lại vững chắc ở đấy. So với thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ thì đến đây có một sự “chuyển đổi” mới. Từ nay, tuy vẫn không coi nhẹ những mặt khác, nhưng vai trò quyết định là thuộc về quân đội chính quy. Trong thuật ngữ của quân đội, cũng có một sự thay đổi: để chỉ cuộc tiến công 1972, họ dùng chữ “tiến công chiến lược” chứ không gọi là “tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt” như trong những cuộc tiến công 1968 và sau này, cuộc tiến công 19751.

Cuộc tiến công 1972, trước khi Mỹ phải ký Hiệp định đã xóa sổ giới tuyến 17, phá huỷ toàn bộ thế bố trí bên ngoài của quân đội Sài Gòn và thiết lập vùng của chính phủ cách mạng lâm thời. Bằng đánh bại chính sách “Việt Nam hóa”, nó đã thúc đẩy người Mỹ đến chỗ phải rút lui nhanh... Nhưng nó cũng làm bộc lộ những điểm yếu của Quân đội nhân dân, nhất là những mặt còn yếu kém trong việc làm chủ và hiệp đồng các binh chủng, như giữa bộ binh, xe tăng, pháo phòng không và hậu cần với nhau...

Sau 1972, những nhà lãnh đạo Việt Nam đã ra sức sửa chữa, khắc phục những mặt yếu này. Ít lâu sau cuộc tiến công, trong một cuộc nói chuyện với cán bộ binh chủng xe tăng thiết giáp, tướng Giáp lưu ý rằng giữa Quân đội nhân dân và quân ngụy Sài Gòn vẫn “luôn luôn có một sự chênh lệch về trang bị kỹ thuật...” và ông nhấn mạnh “ta phải đẩy nhanh tiến trình chuyển biến Quân đội nhân dân thành một quân đội chính quy hiện đại”.

Trong ba năm, quân đội nhân dân đã tiến tới có khả năng phối hợp hành động của 5 quân đoàn để tiến công địch, trên một mặt trận dài 1000 kilômét...

Năm 1975, nếu vai trò của quân đội chính quy là quyết định thì lần này công tác vận động quần chúng và công tác địch vận lại được nhấn mạnh. Một số sĩ quan của cơ quan chỉ huy đã giải thích cho tôi về khái niệm “nổi dậy” mà người ta cần phải hiểu: đối với chúng tôi, hình thức cao nhất của nổi dậy là khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng chúng tôi cũng còn coi “nổi dậy” là tất cả những sự tham gia của nhân dân đối với hoạt động quân sự: tiếp tế, săn sóc thương bệnh binh, tải thương, liên lạc dẫn đường, vận chuyển chiến lợi phẩm... tất cả những cái đó đều nằm trong khái niệm ấy.”

Trên thúc tế, trong Xuân 1975, những hình thúc “nổi dậy” đã diễn ra không đồng đều giữa thành phố này với thành phố khác. Nhưng ở Đà Nẵng thì nó thực sự quan trọng, như nhiều người đã được chứng kiến. Một giáo sư dậy toán ở Đà Nẵng kể lại rằng: “Với một nhóm giáo sư và học sinh, chúng tôi nghĩ cần phải hành động... Một số học sinh, mang theo súng đạn mà quân ngụy vất khắp nơi, đã đến gặp người của giải phóng... Sau ngày giải phóng, chúng tôi đã tập họp số những học sinh sinh viên và với 3000 người trong số họ, chúng tôi đã thành lập “Lực lượng thanh niên giải phóng”, một thứ dân binh để hợp tác với quân đội và chính quyền quân quản...”

Ngay trước khi Huế được giải phóng, trong những ngày từ 17 đến 29 tháng Ba, Bộ Chính trị Đảng đã có ý định đưa cuộc tiến công về hướng Sài Gòn, nhằm ngay lập tức lợi dụng những kết quả đạt được trong chiến dịch Tây Nguyên và tiến xa hơn nữa so với những mục tiêu ban đầu.

Nhưng phải trong những ngày từ 20 đến 30 tháng Ba, khi mà quân ngụy Sài Gòn không phải là chỉ rút quân mà chúng đã thực sự lâm vào một cuộc tháo chạy hoảng loạn thì Bộ Chính trị mới hạ quyết tâm cuối cùng là tiến hành một cuộc tiến công lớn đánh thẳng vào Sài Gòn.

Tuy nhiên, một giải pháp chính trị lúc ấy là vẫn có khả năng. Nhưng không phải với những điều kiện như sáu tháng trước đây nữa: một chính phủ với “lực lượng thứ ba” không phải là cái mốc cuối cùng của những người cách mạng Việt Nam. Người ta đâu phải hy sinh chỉ vì cái đó. Những người cách mạng đã tuyên bố mục đích của họ là, bằng chiếm lấy chính quyền ở Sài Gòn, “hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ” ở Việt Nam. Một chính phủ liên hợp ở Sài Gòn có thể mở ra một giai đoạn quá độ; giai đoạn này dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào tương quan lực lượng làm cho cuộc đối đầu giữa cách mạng và phản cách mạng chuyển từ mặt trận quân sự sang mặt trận chính trị... Nhưng cứ theo đà tiến quân thắng lợi này của quân cách mạng, thì giai đoạn quá độ đó sẽ rút ngắn, huống chi là bây giờ khi mà từ nay, “lực lượng thứ ba” đã trở thành cơ may cuối cùng của chủ nghĩa đế quốc...
___________________________________
1. Trong năm 1968, ta dùng thuật ngữ: Tổng công kích, tổng khởi nghĩ. Sau đổi gọi là Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt.
    Cuộc tiến công 1975, ta vẫn gọi là tổng tiến công và nổi dậy. (N.D)

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #23 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2009, 05:57:10 pm »


Có thể cho phép nghĩ rằng việc Giscard d’Estaing1 hối thúc các nhà ngoại giao Pháp cố gắng tiến tới dựng được ở Sài Gòn chính quyền Dương Văn Minh là không phải xuất phát từ những lý do nhân đạo, cũng như không phải vì quyền lợi của nước Pháp, mà cái chính là vì muốn cố giữ lại ở Sài Gòn một căn cứ chống lại cách mạng và cứu khỏi thảm họa một mảnh quyền lực...

Để làm thất bại mọi mưu toan kiểu ấy, những người cách mạng Việt Nam không những phải đập tan quân đội Sài Gòn, mà phải tiêu diệt nó, tước đi của phe phản cách mạng cái công cụ quân sự của nó. Thế mà lúc này, quân đội Sài Gòn đang tan rã từng mảng... Vậy đối với “Lực lượng thứ ba”, liệu họ có phải là đã hết hy vọng để đóng một vai trò nào đó nữa không?

Ở Hà Nội, trong những câu chuyện riêng, những người trách nhiệm của Việt Nam vẫn tiếp tục nghĩ rằng “có thể xảy ra những sự kiện khiến thành phần thứ ba sẽ có thể được giao một vai trò quan trọng hơn, ví dụ như một cuộc đảo chính tiến bộ ở Sài Gòn có sự tham gia của giai cấp tư sản dân tộc chẳng hạn. Lúc ấy chúng tôi sẽ phải tính đến họ, bởi họ đã giành được những quyền nhất định...”. Nhưng “Lực lượng thứ ba” ấy, nơi mà ngoại trừ một thiểu số tiến bộ còn thì đầy rãy những phần tử có quyền lợi chống đối nhau kịch liệt, thì chắc chắn họ sẽ tỏ ra bất lực trong việc đảm đương vai trò đó.

Ở thủ đô Bắc Việt Nam, sự căng thẳng của những năm 1973 và 1974 đã biến mất, tình hình Nam Việt Nam đã trở thành tâm điểm trong mọi câu chuyện. Ngoài phố, những đám người tụ tập hàng giờ liền trước những tấm panô lớn, trên vẽ một bản đồ chiến sự thể hiện cuộc tiến quân oai hùng và thần tốc của Quân giải phóng miền Nam. Những chiến thắng đầu tiên được đón tiếp một cách không chút hoài nghi và niềm tin này đã nhanh chóng biến thành một sự hân hoan lớn lên từng giờ từng phút...

Ngày 6 tháng Tư là ngày tháng tuyển cử của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: đó là một ngày hội thực sự, một cuộc bầu cử mà nhân dân có dịp bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối của họ đối với các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đặc biệt là với tổng bí thư Lê Duẩn và thủ tướng Phạm Văn Đồng. Mỗi khi các ông xuất hiện ở đâu thì lập tức ở đấy vang lên một cách say sưa những lời hoan hô vang dội. Người ta có cảm tưởng chưa bao giờ như lúc này, sự gắn bó giữa lãnh đạo với nhân dân lại cao đến thế. Những chiến thắng liên tiếp ở miền Nam đã đền đáp xứng đáng cho những hy sinh mà nhân dân cả nước phải chịu đựng.

Nhiều cảnh cảm động đã diễn ra trong những cuộc gặp gỡ thân mật riêng tư. Ngay cả những cán bộ già dặn, giàu kinh nghiệm, thần kinh vững như thép cũng không nén nổi xúc động và họ đã buông mình cho sự phấn khởi cuồng nhiệt của tuổi thanh niên. Đặc biệt là ở các cán bộ miền Nam, những người do chấp hành Hiệp định Genève năm 1954, phải rời gia đình, quê hương đã tạm thời tập kết ra Bắc. Theo đúng quy định của Hiệp định thì họ chỉ tập kết “tạm thời” trong hai năm... Thế mà đến lúc này họ đã ở ngoài Bắc được hai mươi năm! Giờ đây đối với họ, giấc mơ mà họ đã dần quen chỉ dành một góc nhỏ trong tâm trí giữa sự chịu đựng và niềm hy vọng của họ, nay đã trở thành hiện thực... Nhiều người từ 30 năm nay đã không nhận được một chút tin tức nào của gia đình, vợ con...

Từ đầu năm 1975, việc lấy quân đã vượt qua tất cả những gì đã làm từ trước đến đấy. 400.000 thanh niên, rời công trường, nhà máy, hợp tác xã, nhà trường, đã lên đường ra mặt trận. Cuối tháng Ba, đầu tháng Tư, tốc độ lấy quân tăng lên dồn dập... Tất cả các phương tiện vận tải của các công trường, nhà máy, bến cảng, ngay cả đến những xe chở khách cũng được trưng dụng để chở quân. Do vậy việc sản xuất của tất cả các ngành kinh tế đều giảm mạnh trong tháng Tư, tháng Năm.

Nhưng trong khi các chuyên gia Mỹ của lầu Năm góc tính toán rằng Sài Gòn sẽ có khoảng hai, ba tháng để chỉnh đốn lại lực lượng thì về phía Quân đội nhân dân, họ chỉ mất có khoảng hai chục ngày để chuẩn bị hậu cần cho cuộc tiến công lớn vào Sài Gòn, “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Bởi nếu muộn thì từ giữa tháng Năm, mùa mưa tới, đường sá sẽ trở thành những đoạn bùn lầy.

Vậy cần phải kết thúc sớm.

Quân ngụy Sài Gòn cố gắng xây dựng một tuyến phòng thủ ở Phan Rang, tỉnh lỵ của tỉnh duyên hải Ninh Thuận, nằm cách Sài Gòn 260 cây số về phía Đông Bắc. Trấn giữ ở đấy là một lù đoàn dù, một số đơn vị quân biệt động và được sự yểm trợ của một lực lượng không quân mạnh. Cũng trong thời gian này, họ ra sức tăng cường phòng thủ Sài Gòn, chốt giữ các ngả đường tiến quân của đối phương. Lực lượng của quân ngụy lúc bấy giờ có khoảng 200.000 người, mấy trăm máy bay và trực thăng, cùng một nghìn xe tăng thiết giáp:

- Trên hướng Đông: Sư đoàn 18 có nhiệm vụ giữ “chốt” Xuân Lộc, nằm cách Sài Gòn 60km, trên quốc lộ 1 dẫn đến ven biển và đường 15.

- Hướng Bắc: Sư đoàn 5 đóng ở Thủ Dầu Một, cùng với lữ 322 thiết giáp.

- Hướng Tây Bắc: Sư đoàn 25, chỉ huy sở ở Gò Dầu Hạ, trên con đường từ Sài Gòn đi Tây Ninh.

- Hướng Tây Nam : Trên quốc lộ 4 đi về phía đồng bằng Cửu Long có bộ phận còn lại của sư đoàn 22 được lập lại sau thất bại trên cao nguyên, được bổ sung số quân mới tuyển mộ thêm.

Trong vùng đồng bằng Cửu Long, quân ngụy Sài Gòn có ba sư đoàn đóng ở Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bạc Liêu. Nằm ở trung tâm toàn bộ đội hình trên là Tân Sơn Nhất, căn cứ không quân lớn của quân đội Sài Gòn với lực lượng là sư đoàn 5 không quân.

Trong khi đó về phía cách mạng, họ có tới 5 quân đoàn, tức 20 sư đoàn, chiếm gần toàn bộ khối chủ lực tác chiến của Quân đội nhân dân, đang ngày đêm cấp tốc tiến về Sài Gòn, vùa đi vừa tác chiến dọc đường. Họ tiến bằng tất cả các ngả đường: đường số 1 từ hướng ven biển tới; đường số 14 từ cao nguyên đổ về; đường số 13, từ miền “Đất thánh” dựa lưng vào biên giới Campuchia kéo xuống; đường số 4 từ đồng bằng kéo lên... Trong khi theo “đường mòn Hồ Chí Minh”, một số sư đoàn tinh khôi, nguyên vẹn vẫn đang từ miền Bắc tiến vào...

Cùng lúc này ở Hà Nội, người ta chăm chú theo dõi những phản ứng của Washington... “Chúng tôi phải thận trọng, khéo léo với người Mỹ như chúng tôi vẫn thường làm...”, ở thủ đô Bắc Việt Nam, người ta nói thế.

Và Washington phản ứng thế nào? Washington đã thú nhận sự bất lực của họ. Điều này đã được diễn đạt rõ ràng khi phó tổng thống Hoa Kỳ, Nelson Rockefeller trong trả lời một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng Tư về tình hình Nam Việt Nam ông đã tuyên bố. “Đã thực sự quá muộn để làm bất cứ một điều gì”. Và khi nói về số phận những người di tản rút chạy trong cơn hoảng loạn, ông đã nói thêm không chút ngượng mồm: “Nhiều người trong số họ sẽ chết... Nhưng chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục sống...”
__________________________________
1. Thủ tướng Pháp hồi đó.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2009, 05:58:51 pm »


Ngày 10 tháng Tư, tổng thống Ford đọc một bài diễn văn mà trong khi tái khẳng định Mỹ vẫn ủng hộ Thiệu, bài diễn văn đó lại giống như một “biên bản ghi nhận” sự thất bại về chính sách của Mỹ ở Nam Việt Nam. “Người Mỹ trao lại ông Thiệu vào bàn tay của Chúa lòng lành” đó là lời bình luận của một người có trách nhiệm ở Bắc Việt Nam...

Chúng ta hãy thử hình dung về ban lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong những ngày bấy giờ...

Một trận đánh quyết định đã được báo hiệu, một trận đánh mà cái đích của những năm tháng gay go gian khổ đã đưa họ từ những nhà tù của thực dân Pháp lên tới vị trí đứng đầu của một Nhà nước được thiết lập trên một nửa tổ quốc. Trong khi đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một Di chúc mà toàn Đảng, toàn dân coi như một lời cam kết là phải tiếp tục cuộc chiến đấu: Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất.

Ngày 21 tháng Tư, vài giờ trước khi Thiệu bị đổ, đúng là ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị có một cuộc họp... Nhưng để làm gì? Để dự một cuộc hội thảo về những thành tựu và những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực vật lý hiện đại.

Ban chấp hành trung ương Đảng đã thực hiện như vậy đấy một trong những quyết nghị của Hội nghị toàn thể lần thứ 23 nói về sự cần thiết phải nâng cao trình độ hiểu biết chung về khoa học cho tất cả các cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Ngày 9 tháng Tư, nhiều trận đánh ác liệt diễn ra ở hai “chốt” Phan Rang và Xuân Lộc.

Ngày 16 tháng Tư, Phan Rang bị mất. Hai tướng Sài Gòn, Nguyễn Vĩnh Nghi, tư lệnh Quân đoàn 3 Sài Gòn và Phạm Ngọc Sang, chỉ huy sư đoàn 6 không quân ngụy bị bắt.

Trận Xuân Lộc kéo dài từ ngày 9 đến 21 tháng Tư và diễn ra hết sức ác liệt. Để bảo vệ cho cuộc rút lui, quân ngụy Sài Gòn đã dùng đến “bom CBU-55”, một loại bom nổi tiếng có tác dụng làm ngạt người ngay tức khắc trong phạm vi bán kính 200 mét. Dưới hướng Tây Nam, Sài Gòn đã bị cắt đứt với đồng bằng Cửu Long.

Ngày 17 tháng Tư, ở Campuchia, lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng (tức quân Khơme đỏ. N.D) tiến vào Pnông Pênh. Các quan chức của chính quyền Lon Non, những ai không kịp chạy trốn đã đầu hàng.

Ngày 21, Thiệu từ chức và giao quyền cho phó tổng thống, ông già Trần Văn Hương, người đã bị những sự kiện vượt qua... “Chiến tranh đã kết thúc”, ở Hà Nội người ta nói với tôi như vậy, “người Mỹ đã theo những điều kiện của chúng tôi. Vấn đề bây giờ là phải tìm ra những thể thức để kết thúc nó. Chúng tôi cần phải khôn khéo... Phải giải phóng Sài Gòn với ít tổn thất nhất và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho ngày mai. Nhưng quyền chủ động tình hình đã hoàn toàn thuộc về chúng tôi... Hoặc là họ thành lập một chính phủ theo những điều kiện của chúng tôi và đó sẽ là một sự đầu hàng trong danh dự, hoặc là...”

Trên chiến trường, bỗng bao trùm một sự yên tĩnh lạ lùng... Ở Sài Gòn, những cái bóng của các “vị” bộ trưởng, của tổng thống Việt Nam cộng hòa đang múa may trên một sân khấu từ nay trở nên vô nghĩa.

Sự yên tĩnh đó tương ứng với một cuộc bài binh bố trận của các binh đoàn tác chiến của quân đội cách mạng Việt Nam. Trên các căn cứ xuất phát, bộ đội đứng nghe các chính trị viên giải thích cho họ về tầm quan trọng của trận quyết chiến và ban ra những quân lệnh: “Không được có bất kỳ hành động cưỡng bức nào đối với dân chúng, không được ngược đãi dân chúng. Hãy tỏ ra có kỷ luật, có đạo đức và tận tụy, xứng đáng là những chiến sĩ của một quân đội cách mạng...”

Ngày 27, Dương Văn Minh được quốc hội Sài Gòn, một quốc hội còn chưa được bằng một hội đồng thành phố trao toàn quyền hành động. Nhưng đã quá muộn.

Ngày 26, Chính phủ cách mạng lâm thời đưa ra một lời kêu gọi chính thức, có giá trị thực sự như một tối hậu thư: Lời kêu gọi đòi rút ngay mọi sự can thiệp quân sự của Mỹ và lập nên một chính phủ có thái độ “thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris”, theo đúng như quy định đã được tóm tắt trong chương một. Lời kêu gọi kết luận:

“Đồng bào và chiến sĩ thân mến.

Chúng ta đang đứng trước những giờ phút quan trọng nhất, vĩ đại nhất trong công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam của đất nước chúng ta. Chính phủ cách mạng lâm thời của cộng hòa miền Nam Việt Nam kêu gọi các tầng lớp nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và các địa phương khác còn nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn hãy nổi dậy, tự tay nắm lấy vận mệnh mình, chiến đấu dưới mọi hình thức, sát cánh cùng quân giải phóng để đập tan bộ máy chiến tranh, công cụ đàn áp và cưỡng bức chính quyền ngụy Sài Gòn, để thực hiện quyền tự quyết thiêng liêng của dân tộc...”

Quyết tâm tiến công là không thể đảo ngược được.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2009, 06:02:31 pm »


Ngày 26 tháng Tư, qua đài vô tuvến, một bức điện mật mã được gửi tới hai phái đoàn của Chính phủ cách mạng lâm thời và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đóng tại “trại David”, bị cách ly trong căn cứ Tân Sơn Nhất và có lính Sài Gòn canh giữ cẩn mật.

“Cần bao nhiêu thời gian để các anh chuẩn bị phòng thủ?”, Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh hỏi họ...

“Cứ tiến công đi, đừng lo cho chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn Tổ quốc”, hai trăm thành viên của hai phái đã nhất trí trả lời như vậy và trong ba mươi sáu giờ sau đó họ đã bí mật đào công sự để chiến đấu1.

Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu vào lúc 17 giờ ngày 26 tháng Tư.

Từ nhiều ngày trước, một số đơn vị đặc công đã luồn vào ém quân sẵn ở những mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong lòng địch. Đặc biệt là các cây cầu.

Ngày 24, họ nhận được lệnh đánh chiếm những cây cầu bắc trên những con sông chảy cắt ngang các đường tiến quân về Sài Gòn và đánh xong phải bám trụ lại ở đấy. Thực hiện nhiệm vụ trên, một đại đội đặc công đánh trên đường 13 bị địch phản kích đã gần như bị hy sinh tới người cuối cùng. Nhưng đơn vị vẫn giữ vững cầu bảo đảm cho xe tăng Quân giải phóng vượt qua. Nhưng nói chung, việc giải phóng Sài Gòn đã tiết kiệm được sinh mạng con người tới mức tổn thất ít nhất.

Cuộc tiến công của Quân giải phóng vào Sài Gòn được tiến hành trên năm hướng:

- Hướng Bắc: Một quân đoàn tiêu diệt các vị trí phòng ngự của quân ngụy Sài Gòn ở Phú Lợi và tấn công Thủ Dầu Một rồi tiến theo đường 13...

- Hướng Đông: Một quân đoàn khác đánh chiếm tổng kho Long Bình và loại khỏi vòng chiến đấu một đơn vị thiết giáp; sau đó tiến về Thủ Đức, chiếm trung tâm huấn luyện Thủ Đức sau một trận kịch chiến rồi tiếp tục tiến vế Sài Gòn. Một bộ phận của quân đoàn cơ động về phía Vũng Tàu, cắt đứt đường rút lui ra hướng biển của quân ngụy...

- Hướng Đông Bắc: Quân đoàn thứ ba tấn công căn cứ lớn Biên Hoà rồi tiến thẳng theo xa lộ Sài Gòn, nơi các cầu đã được đặc công chiếm giữ trước...

- Hướng Tây Bắc: Quân đoàn thứ tư chiếm Củ Chi, đánh tan sư đoàn 25 ngụy rồi vượt qua cầu Bông, cầu Sáng để tiến công vào căn cứ Tân Sơn Nhất...

- Hướng Tây và Tây Nam: Binh đoàn thứ năm chiếm Long An, Đức Hoà, Phúc Lâm... và thâm nhập vào Sài Gòn...

Một cánh của binh đoàn này chiếm Tân An, Bến Lức và đến lượt nó cũng thọc về Sài Gòn...

Trong thời gian trên, ngày 28 tháng Tư, Hoa Kỳ cho tiến hành di tản số nhân viên của họ, những “cố vấn” đủ loại, hãy còn mắc kẹt trong thành phố và cùng với họ là đám tay chân. Chiến dịch được mệnh danh là “Talonvise” đã huy động cả một hạm đội thực sự về không quân và hải quân ở ngoài khơi Việt Nam và trên bầu trời Sài Gòn. Mặc dù số máy bay Mỹ đều nằm trong tầm bắn của quân giải phóng, nhưng máy bay trực thăng của họ đã không gặp một cản trở nào khi hạ cánh xuống nóc nhà để làm nhiệm vụ đưa người di tản...

Bám vào đuôi áo ông chủ để lần lượt tẩu thoát có các “vị” tai to mặt lớn như: cựu thủ tướng bù nhìn Nguyễn Bá Cần, tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên, rồi các tướng Nguyễn Cao Kỳ, cựu thủ tướng, người tôn Hitler làm thầy và luôn luôn ra vẻ yêng hùng ngổ ngáo, Nguyễn Văn Minh, chỉ huy biệt khu thủ đô, Lê Nguyên Khang, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn... Đối với họ, vở hài kịch đã kết thúc!

Còn Thiệu, ông ta đã chạy sang Đài Loan từ ngày 26, cố mang theo số vàng trong kho của ngân khố nhà nước...

Trong khi mấy ông trùm chính của các băng đảng Sài Gòn, trong hai mươi năm nay được Mỹ giới thiệu như những “Người hùng của thế giới tự do” đang biến mất trên sân khấu thì ngoài đường phố, binh lính của họ nháo nhào vứt bỏ quân phục, súng ống để lẩn trốn vào đám đông...

Thế là hết. Cái gọi là Việt Nam cộng hòa đã không còn tồn tại nữa. Nó đã tự tan biến...

11 giờ 30 ngày 30 tháng Tư, tất cả các cánh quân của Quân đội nhân dân đã tiến vào hợp điểm tại Sài Gòn giải phóng...

Ngày 1 và 2 tháng Năm, các sư đoàn của quân đội Sài Gòn ở đồng bằng Cửu Long đã hạ vũ khí đầu hàng.

Ngày 2 tháng Năm, đến lượt Côn Đảo, nhà tù khét tiếng tàn bạo với những “chuồng cọp” cũng được giải phóng.

Còn ngoài quần đảo Trường Sa thì trên một số đảo, lá cờ của Quân giải phóng đã phấp phới bay từ nửa cuối tháng Ba.

Từ ngày bắt đầu cuộc tiến công vào Buôn Ma Thuột cho đến ngày chiếc xe tăng đầu tiên của trung đội Bùi Đức Mai húc đổ cánh cổng sắt của dinh Độc Lập thì 50 ngày đã trôi qua...

Và thời gian đã qua lâu kể từ ngày 22 tháng Mười hai năm 1944, khi mà một con người mảnh dẻ, chiếc mũ phớt đội đầu, khẩu súng ngắn dắt ở dây lưng, đứng nói chuyện với một phân đội nhỏ 34 người trong đó có 3 người là nữ2 chỉ được trang bị sơ sài vài khẩu súng trường và giáo mác... Trong một khu rừng sâu tại vùng núi Cao Bằng, Quân đội nhân dân Việt Nam đã ra đời như thế đấy... Lúc đó nó mới chỉ là “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”, và người đứng nói chuyện hãy còn chưa đi vào lịch sử với cái tên ngắn gọn: “Giáp” mà đối với cái phân đội nhỏ bé 34 người cả nam lẫn nữ3 ấy, anh được gọi thân mật là “đồng chí Văn”.

Người ta khó hình dung ra Đại tướng Võ Nguyên Giáp bây giờ, nhà lý luận về chiến tranh cách mạng Việt Nam, với “đồng chí Văn” cùng với muôn vàn những bận rộn mà anh phải quan tâm hồi đó. Đã có lúc anh phải giải thích cho ba cô gái trong phân đội, những cô gái dân tộc miền núi, rằng: bệnh tật không phải do ma quỷ làm, đó là một hiện tượng sinh lý mà người ta rất có thể chữa khỏi bằng những cây thuốc... Và người dạy cho các cô tiếng kinh cũng chính là anh.

Vào hồi ấy, các phân đội nhỏ bé đó có thể chẳng đáng kể gì đối với các đối thủ mà nhân dân Việt Nam sau này phải đương đầu. Thế nhưng...
Cũng cần phải có một sự hiểu biết và nắm vững hiếm thấv về sự phát triển của lịch sử ở một con người, mà tên tuổi gắn với sự kiện, sau khi rời nước ra đi, đã trở thành một đại biểu dự đại hội Tours năm 1920 thành lập Đảng Cộng sản Pháp, ở một con người được cử làm phái viên Đông phương bộ của Quốc tế Cộng sản, lãnh tụ của chiến khu Việt Bắc và một năm sau, năm 1945, đã trở thành Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: đó là Hồ Chí Minh...

Với những kẻ tầm thường nào đó, những kẻ đã chế giễu những nỗ lực về tổ chức đấu tranh vũ trang của Đảng Cộng sản Việt Nam lúc ấy còn quá mỏng manh, nhỏ bé, “Bác Hồ”, trong Đại hội Hai của Đảng năm 1951, đã tung ra lời thách thức:

“Ngày nay châu chấu đá voi,
Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra...”

___________________________________
1. Nayan Chanda kể trong Tạp chí Kinh tế Viễn Đông (Fareastern Economic Review).
2, 3. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân khi thành lập không có nữ (N.D).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 12:00:39 pm »


PHẦN HAI
QUẢ BONG BÓNG MỸ
___________________________________________________________________________________________________




CHƯƠNG I
MIỀN NAM, MỘT VIỆT NAM KHÁC


Có một miền Nam Việt Nam không? Có một thực tế nào khác một cách cơ bản với miền Bắc khiến Nam Việt Nam có thể biện minh cho số phận riêng rẽ của nó không?

Khi từ Hà Nội đi về hướng Nam theo quốc lộ 1 và vượt sông Bến Hải, lập tức câu hỏi trên hiện ra và nó nhanh chóng trở thành vô nghĩa. Sông Bến Hải đã cụ thể hóa vĩ tuyến 17. Cái giới tuyến tạm thời được áp đặt một cách võ đoán bởi Hiệp định Genève năm 1954 ấy lẽ ra không bao giờ được đi vào lịch sử, nếu như dòng sông Bến Hải hiền hòa không bị người Mỹ giáng xuống một nhát chém phũ phàng...

Bởi bên này cũng như bên kia vĩ tuyến 17, diện mạo vật chất và con người của Việt Nam vẫn là sự tiếp nối không một cách biệt: từ Nghệ An, tỉnh phía Nam của miền Bắc đến Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi... mấy tỉnh phía Bắc của miền Nam, đâu đâu cũng vẫn là một thứ đất nghèo nàn, khó canh tác. Ở đây dải đất kéo dài thành một nét mảnh trong hình cong cong chữ S của đất nước Việt Nam mà như người ta thường ví, nó giống như một chiếc đòn gánh hai đầu gánh hai thúng thóc: đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Nằm kẹt giữa một bên là dãy Trường Sơn một bên là biển Đông, đó là miền Trung của Việt Nam, hay còn gọi là “Trung Bộ”...

Hai bên bờ sông Bến Hải, người ta vẫn gặp cùng một kiểu người như thế: cần cù trong lao động, chịu đựng được khó khăn nhưng cứng cỏi, bất khuất... Họ gắn bó với mảnh đất cằn cỗi của mình, mảnh đất mà những khi vui đùa, người ta gọi nó là “cá gỗ”: có một giai thoại kể rằng, dân ở đây mỗi khi phải lưu lạc đi làm ăn xa ở những vùng đất màu mỡ hơn, họ thường mang theo một con cá gỗ để đến bữa ăn, họ chấm nó vào nước mắm!

Vùng đất khắc khổ này đã sản sinh ra những gương mặt lớn của Việt Nam, giặc cũng có mà văn hào cũng có. Từ buổi đầu công cuộc xâm chiếm thuộc địa của Pháp ở Việt Nam thì nơi đây đã trở thành một căn cứ kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Chính tại đây Hồ Chí Minh đã ra đời năm 1890, ở Nghệ An, một tỉnh nằm quá trên phía Bắc một chút của miền Trung. Lúc bấy giờ ông mới chỉ là Nguyễn Tất Thành, con một quan lại nhỏ có tinh thần yêu nước...

Phía Nam Bến Hải là Quảng Trị. Thăm Quảng Trị ít ngày sau khi ký kết Hiệp định Paris, qua những xóm làng mới được giải phóng, người ta có thể cảm nhận được nông dân ở đây đã gắn bó với mảnh đất của họ biết nhường nào, một thứ gắn bó cũng y hệt như những người trên phía Bắc: sợi chỉ đỏ của kháng chiến đã đến với họ qua sự gắn bó ấy; họ đã phải đau khổ, phải chiến đấu cũng vì nó. Nhưng đây chỉ là một câu chuyện, ví dụ như của Cửu, và cũng của rất nhiều người khác, và của một xòm làng có tên là Cam Chính...

Cam Chính nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Trị, nơi mà từ đây những triền núi Trường Sơn bắt đầu chạy thoai thoải dần về phía đông. Ngày nay nó chỉ còn là một khu đồi bị chất khai quang của Mỹ cạo trọc nhẵn, nhưng vào những năm 1960, ở đấy vẫn còn là rừng rậm rất thuận tiện cho những cuộc di chuyển bí mật.

Từ nhiều đời trước, có những lớp người muốn thoát khỏi sự nghèo đói của vùng đồng bằng ven biển quá đông dân đã trốn chạy lên đây để phá rừng lập ấp. Đất đai thuộc về tất cả, ngoại trừ một đồn điền lớn thuộc về bà Nhu, em dâu và đồng thời là một cái bóng của tổng thống Ngô Đình Diệm...

Từ ngày người Pháp quay trở lại chiếm Đông Dương năm 1946, Cam Chính đã trở thành một thứ đại bản doanh kháng chiến của vùng này. Nó cũng thuộc về cái hành lang đẫm máu mà quân đội viễn chinh Pháp mệnh danh là “dãy phố không vui”1...

Cửu bây giờ là Chủ tịch Uỷ ban cách mạng địa phương. Tuổi trẻ của anh đã từng bị xót xa dằn vặt bởi những kỷ niệm của năm đói năm 1945, mà những câu chuyện của lớp người già đã in dấu vào tâm hồn của những thanh niên có nhiệt huyết. Công việc nơi đồng ruộng đã nhào nặn như thể nỗi ám ảnh của những kỷ niệm của một thời cơ cực đã qua và biến nó thành một thứ đất mùn màu mỡ nuôi dưỡng cho kháng chiến.

Năm 1954, Cửu mới mười tuổi. Giới tuyến trong khi chia cắt Quảng Trị cũng đã chia cắt nhiều gia đình... Phần lớn tỉnh nằm ở phía Nam; những cán bộ cách mạng phải dời một vùng trước đây thuộc quyền kiểm soát của họ để tập kết ra Bắc theo quy định của Hiệp định Genève. Họ để lại nằm vùng ở phía sau một “đội hậu vệ” những cán bộ có trách nhiệm chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử được dự kiến tiến hành vào năm 1956. Diệm lên nắm chính quyền ở Sài Gòn và quân đội của ông ta tiến vào Quảng Trị.

Đối với những người kháng chiến, đó là thời kỳ mà họ thi hành một chính sách nhằm duy trì ở vùng đất nhạy cảm này một tình hình bình thường, không căng thẳng trong khi chờ đợi các điều khoản của Hiệp định được áp dụng... Nhưng đối với Diệm và các chuyên gia Anh, Mỹ về chống phá cách mạng thì đó là một dịp để họ thể nghiệm những gì mà họ đã thành công ở Mã Lai: đó là tách những người cách mạng ra khỏi dân... Từ tháng Năm năm 1957 đến 1959, dân chúng đã bị gom lại trong hai mươi “ấp chiến lược”. Những người hoạt động cách mạng bị truy đuổi: những buổi họp “tố cộng”, tiếp theo là bắt bớ, tra tấn cực hình diễn ra ở khắp nơi trong toàn tỉnh, hàng nghìn cán bộ và những người có cảm tình với kháng chiến bị tàn sát.
_________________________________
1. Có người còn gọi là “Con đường không vui”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #27 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 12:06:28 pm »


Từ năm 1960, tại Nam Bộ, dân chúng vùng đồng bằng Cửu Long nổi dậy, và phong trào Đồng khởi dần dần lan lên những vùng phía Bắc: năm 1961, là đến lượt khu Năm. Ở vùng Cam Chính, những người kháng chiến đã chống lại những cuộc đàn áp của Mỹ - Diệm. Và Cửu nhớ lại một ngày tháng Năm năm 1963, ba tên ác ôn trong đó có tên quận trưởng và hai thủ hạ của hắn đã bị cách mạng trừng trị. Bọn ngụy đã bắt đầu tụ họp lại ở giữa làng và hỏi tên những tên “Việt cộng khủng bố”... Dân chúng đã ở đấy suốt 15 ngày, chịu đói chịu khát dưới sự canh gác của binh lính địch. Một người già và hai trẻ em bị chết, nhưng dân làng không một ai cung khai.

Như tất cả các thanh niên khác, Cửu bị xung vào “dân vệ”, một thứ dự bị cho quân đội Sài Gòn. Một hôm, trong khi anh đang làm ruộng, một người đã đến gần anh, một cán bộ cách mạng. Người cán bộ này đã nói với anh về số phận khốn khổ, nhục nhã đang chờ đợi anh, đó là mai đây anh sẽ bị bắt vào lính và anh sẽ phải bắn vào những người anh em, những đồng bào của anh. Suốt hai năm 1963, 1964 cứ cách hai, ba ngày người cán bộ lại đến gặp Cửu và theo lời chỉ bảo của người cán bộ ấy, Cửu đã tuyên truyền, vận động số thanh niên gần gụi, thân thiết với anh, nhằm trước hết vào những người “có nợ máu”, tức là những người mà gia đình họ có người thân bị địch bắt bớ, giết hại. Khi họ đã được giác ngộ, Cửu lại chuyển qua những người khác... Cứ như vậy, ngày này qua tháng khác, ngoại trừ những tên chỉ huy, con cái bọn chức dịch, Cửu đã lôi kéo được gần hết số ba chục thanh niên trong trung đội dân vệ nắm trong tay 25 khẩu súng. Tối đến, trong khi cùng gác, họ lại bàn bạc với nhau về tương lai và giờ đây, quyết tâm của họ đã vững và họ đã sẵn sàng để hành động...

Ngày 12 tháng Sáu năm 1964, Cửu được triệu tập vào “cứ”: “Từ bốn ngày nay, chúng tôi đã được báo trước về cuộc nổi dậy sắp nổ ra, nhưng ngày giờ chính xác còn chưa được ấn định…” Bây giờ Cửu được biết là nó sẽ bắt đầu vào 18 giờ ngay ngày hôm nay... Tin tức lần lượt được báo về các cơ sở mà thôn xóm nào cũng có.

Đến giờ đã định, khắp vùng bỗng vang dậy những hồi trống, mõ, và cả những tiếng khua tiếng gõ của bất cứ thứ gì mà người dân có: thùng sắt, xoong nồi, chiêng trống... Tiếng mõ báo động vang lên. Cửu và các bạn anh một mặt chạy đi đến bắt bọn hương lý và một mặt gọi bà con nổi dậy. Số nhân viên ngụy quyền được đưa vào rừng và sau mười lăm, hai mươi ngày giáo dục, chúng lại được trở về với gia đình... Một cuộc mít tinh được triệu tập Cửu đứng lên nói, anh kêu gọi bà con hãy phá ấp chiến lược... Từ lúc bắt đầu nổi dậy cho đến lúc này, tất cả chỉ mất hai mươi phút: 75% dân chúng đã đi theo cách mạng.

Ngày hôm sau, các lớp kẽm gai đã bị nhổ sạch. Một Uỷ ban cách mạng được thành lập với sự tham gia của một số cán bộ “ngoài rừng”, một số khác vẫn hoạt động bí mật. Cán bộ và nhân dân tiến hành các biện pháp phòng thủ để chống giặc và bảo vệ xóm làng: tổ chức các đội dân quân, tự vệ, làm công sự chiến đấu... Và người ta cũng không quên việc dạy bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ...

Theo phương thức ấy, phong trào nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân đã diễn ra trong toàn tỉnh và kéo dài tới tận tháng 7 năm 1965, tức là đến khi Mỹ đổ quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam. Hai sư đoàn quân Mỹ, gồm toàn những đơn vị sừng sỏ như quân dù và thủy quân lục chiến, sẽ vào tác chiến ở Quảng Trị... Sức mạnh của chúng quá lớn, cách mạng cần phải có một bước lùi, bỏ lại đất và trở về rừng.

Quân Mỹ càn quét khu vực, dùng xe ủi phá trụi làng mạc để buộc dân phải trở lại vùng chúng kiểm soát. Từ tháng Bảy năm 1965 đến tháng Mười một năm 1966, Cửu và đồng đội của mình đã dùng cách đánh du kích tiến hành một cuộc chiến đấu hết sức gay go ác liệt chống lại địch. Nhưng đến tháng Mười một, đại bộ phận dân chúng đã bị dồn vào một trại tập trung dài 2000m, rộng 500m, vây quanh ngoài là một con hào, hai lớp rào tre gỗ, ba hàng rào kẽm gai và hai bãi mìn. Để ra vào trại có tám cổng mà ở đấy mỗi ngày dân chúng chỉ có thể ra ngoài làm đồng vào lúc sáu giờ sáng và trở về lúc 6 giờ tối và mỗi lần ra vào họ đều bị lục soát kỹ càng. Trại được chia thành xóm, thành làng và xã… Cách đấy khoảng một kilômét có hai tiểu đoàn ngụy đóng quân. Ngay trong trại, ngoài bọn công an mật vụ, còn có ba mươi sáu đội bình định thay nhau làm công tác tác động tâm lý, phỏng theo cách làm “dân vận” của Việt cộng: đội bình định cũng thực hiện “ba cùng”1, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân mà chúng chia thành ba hạng: “bọn đỏ”, những phần tử “trung lập” và nhưng người “thân Sài Gòn”...

Đối với Cửu, nhiệm vụ của anh là giữ liên hệ với quần chúng: “Tôi sống ở ngoài rừng, nhưng tôi tiếp xúc với bà con khi họ đi làm đồng; đôi khi, khoảng mười lần mỗi tháng, tôi thâm nhập ban đêm vào trại để họp bàn với cơ sở, gặp gỡ một số bà con...”. Mỗi lần vào như thế, Cửu đều có du kích đi cùng, khoảng hai ba mươi người tuỳ theo, để bảo đảm an toàn. Khi có tín hiệu của cơ sở, như năm cú bật lửa chẳng hạn, Cửu cùng đồng đội lội luồn qua các lớp hàng rào để vào trại, có khi chỉ cách bọn gác chừng vài ba mét.

“Mới đầu, chúng tôi chỉ họp ở nhà những gia đình thật tin cậy, nhưng sau này, vì tên ấp trưởng quá sợ hãi, đêm đến cứ chạy lên đồn ngủ, chúng tôi đã họp ở ngay nhà hắn, có lần họp tới ba, bốn chục người! Ngày hôm sau, dân chỉ bảo là Việt cộng họ vào ấp và buộc chúng tôi phải cho họ họp...”

Tết năm 1968, dân trong trại nổi dậy, vẫn theo cách thức của năm 1964, nhưng lần này, có sự hỗ trợ của một đại đội bộ đội chủ lực. Trại bị phá, nhưng dân chúng vẫn phải ở tại chỗ, bởi các lối ra vào vẫn bị quân Mỹ và quân ngụy đóng nguyên ở các vị trí cũ của chúng kiểm soát. Trong 6 tháng, bên cách mạng và phía Mỹ cứ ở như vậy trong tình trạng rình rập lẫn nhau. Và một ngày tháng Sáu năm 1968, vào 5 giờ sáng “quân ngụy chia làm nhiều cánh tiến hành bao vây trại chúng tôi. Chúng tôi chống cự được nửa giờ, nhưng rồi trực thăng Mỹ kéo tới đổ quân xuống. Không thể chống cự được nữa, chúng tôi, cán bộ, du kích, những người đã bị lộ mặt đành phải rút lui...”

Trại được tái lập với những phương pháp hoàn hảo hơn. Nó mang dấu ấn của một công cuộc bình định: đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường đàn áp nhưng đi đôi với nó là cấp cho dân những khoản vay mượn, trong đó có cả những công cụ cơ giới để sản xuất nông nghiệp. Những phân biệt cũ vẫn được duy trì, dân chúng vẫn được chia thành “những người trung thành” và “những tên cộng sản” đàn áp nặng nề hơn, bắt giết tù đày nhiều hơn...” Và đương nhiên việc giữ liên hệ với quần chúng của cách mạng càng khó khăn hơn. Dân chúng chỉ có thể ra ngoài trại từ 7 giờ đến 17 giờ... Lực lượng cách mạng bị tổn thất lớn và chính sách bình định của địch dựa trên “Cuộc cách mạng xanh” đã thu được những kết quả nhất định...

“Chúng tôi nói với đồng bào: chúng ta hãy kiên trì! Cách mạng dù có những lúc “khó khăn nhưng cuối cùng sẽ thắng...”
_________________________________
1. Ở đây tác giả chỉ nói có “hai cùng”, chúng tôi xin phép sửa lại - N.D
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #28 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 12:07:18 pm »


Năm 1972, cuộc tiến công chiến lược của Quân đội nhân dân đã đem lại tự do cho trại: đa số nhân dân vẫn ở lại không chạy theo địch và họ có thể trở về làng cũ làm ăn...

Khi người ta hỏi Cửu, hay cô gái mười sáu tuổi 15 lần bị địch bắt thì cả 15 lần, bất chấp mọi tra tấn nhục hình đều không hé miệng nửa lời cung khai, về lý do tại sao họ lại đứng lên chiến đấu thì câu hỏi ấy đã làm họ hết sức ngạc nhiên, ngạc nhiên đến nỗi không biết trả lời ra sao? Bởi đối với họ, điều đó rất tự nhiên, nó cứ như “tự nó, nó đến”...

Câu trả lời ấy chính lại do một bà già bảy mươi tư tuổi cho biết. Cụ sinh ra tại một làng quê Quảng Trị, lúc đó vào năm 1973 hãy còn nằm trong vòng kiểm soát của chính quyền ngụy. Nhưng cụ đã bỏ làng để ra vùng giải phóng: “Tôi đi chỉ mang theo một cái xẻng cột vào đòn gánh để ở đấy nếu lỡ có chết thì người ta đã có sẵn cái để chôn tôi... Ở đây, người ta được tự do, không bị ai đánh đập. Nhưng tôi không phải ở nhà tôi. Tôi muốn trở lại một ngày nào đó về nơi chôn nhau cắt rốn của tôi và của các con tôi, nơi có mồ mả của ông bà, bố mẹ tôi...”. Bà cụ có bảy người con trai, tất cả đều đi theo kháng chiến, trong đó có năm người đã hy sinh...

Cuộc kháng chiến đã mạnh lên như thế đấy, dựa vào những cơ cấu của xã hội Việt Nam truyền thống trong đó những trụ cột là gia đình, đất đai và ông bà tổ tiên. Trong những tỉnh miền Trung, nơi mà ảnh hưởng cách mạng ít nhất cũng đã có từ thời chống thực dân Pháp xâm lăng từ thế kỷ trước, người ta có ý thức chung là hướng về kháng chiến, cho nên tất cả những gì đi ngược với trào lưu ấy, hay hợp tác với địch đều có nghĩa là mất phẩm giá, là tự loại mình ra khỏi cộng đồng gốc gác, là mất “tấm thẻ căn cước” và sự đồng nhất của mình đối với cộng đồng.

Cuộc chiến tranh của Mỹ sẽ cố làm đảo lộn và phá vỡ những cơ cấu truyền thống ấy....

Sài Gòn mới giải phóng được vài ngày. Bây giờ lần đầu tiên từ hai mươi năm nay, người ta đã có thể đi từ Hà Nội vào Sài Gòn bằng đường số 1 chạy dọc theo duyên hải Việt Nam. Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 dưới vương triều Nguyễn, “con đường cái quan” cổ xưa này đã như một gạch nối chạy suốt chiều dài đất nước và biểu trưng cho một nền thống nhất được tái lập sau hai thế kỷ nội chiến liên miên.

Suốt dọc theo con đường, đó là một xã hội bị đánh bật mất gốc rễ mà người ta sẽ khám phá...

Khi vượt qua sông Thạch Hãn, đường tuyến của mặt trận Quảng Trị nằm 1972, người ta chứng kiến trước mắt những tàn phá của những trận chiến năm đó và của những gì là vùng đất của chính quyền Sài Gòn cho đến tháng Ba năm 1975. Đến La Vang chẳng hạn, dọc đường là những “ấp Tân sinh”: những căn nhà tồi tàn lợp tôn xung quanh rào kẽm gai, một chiếc chòi canh tiếp nối xa tít tận chân trời là một vùng đất trắng, trần trụi, chốc chốc lại mọc lên những trại lính, những đồn binh...

Thật là một cú sốc. Bởi trên quãng đường 600 kilômét của miền Bắc vừa đi qua, người ta không hề thấy một chút gì giống thế... Ngay cả trên vùng phía bắc của Quảng Trị, quang cảnh ruộng đồng và những hoạt động của con người ở đấy đã đẩy lùi xa những tàn phế của cuộc chiến tranh...

Chỉ khi đến cách Huế khoảng mười lăm kilômét, người ta mới lại thấy những đồng ruộng được bàn tay con người chăm sóc: hai bên đường là những cánh ruộng lúa vàng chín đã đến độ thu hoạch. Người ta tiến vào Huế gần như không có một sự chuyển tiếp…

Cố đô Huế... tôi có nên nói nỗi thất vọng của mình không? Nó không giống như những gì mà ở Hà Nội các chiến sĩ kỳ cựu của Huế đã mô tả với tôi về nó với một nỗi niềm hoài vọng của nỗi buồn xa quê; họ đã rời Huế năm 1954, ngỡ rằng chỉ hai năm sau sẽ trở lại, thế mà họ đã phải chờ trong mộng tưởng cái ngày này suốt hai mươi năm... Vẻ đẹp kín đáo của những vòm cây rủ bóng xuống sông Hương thơ mộng, nơi ưu ái cho những cuộc hẹn hò đôi lứa của thủa xa xưa, nay đã nhường chỗ cho một thứ tựa hồ như một con kênh lớn, đôi bờ trơ trụi, trên sông chạy dọc ngang những con thuyền máy. Bây giờ trên toà thành cổ của cố đô Huế, lá cờ của Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ cách mạng lâm thời đang phấp phới bay. Và các chiến sĩ quân giải phóng, có người nghịch ngợm cưỡi lên những khẩu thần công đúc bằng đồng, đang canh gác những gian phòng trống rỗng và những con chó đá của hoàng cung, những di tích còn lại của các kho báu của Vương triều Nguyễn mà năm này qua năm khác, nó đã bị những bàn tay của lính Mỹ và các tướng ngụy Sài Gòn vơ vét. Trên sân hoàng cung, một số chiến sĩ đang tập xếp thành hàng sáu và đi đều, làm một số động tác đội ngũ mà trước đây vì bận chinh chiến họ chưa có điều kiện biết tới.

Trong thành phố, các cửa hiệu đã mở lại, kể cả những phòng làm thẩm mỹ... tất cả đã có vẻ như trở lại “bình thường” nhưng tiếp tục cuộc hành trình, cái từ “bình thường” này lại không còn hợp với những gì người ta trông thấy nữa: lại vẫn cái cảnh đất bị bỏ hoang, trơ trụi, trống rỗng, chỉ trừ trải dài trên hàng cây số là căn cứ quân sự khổng lồ Phú Bài, nơi hàng nghìn tấn quân cụ Mỹ đang từng ngày han gỉ. Thực vậy, chẳng có gì có thể gọi là “bình thường” được cái “vùng không người” mà ruộng đồng lại hiếm hơn những dấu vết cũ của quân đội Sài Gòn. Trên những triền núi chạy ngang của đèo Hải Vân hiểm trở bao quanh thành phố, người ta đổ xuống Đà Nẵng. Ở đây, trên những trảng đất hẹp nhô ra biển mọc lên chi chít những căn cứ quân sự của Mỹ, hình thành một hệ thống khổng lồ mà dường như nó muốn chứng tỏ rằng mình là bất khả xâm phạm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #29 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 12:08:51 pm »


Chúng tôi đến Đà Nẵng đúng vào năm sinh lần thứ 2599 của Phật. Phố xá rợp cờ xí, trong đó những lá cờ đuôi nheo của Phật còn nhiều hơn cả những lá cờ của Chính phủ cách mạng lâm thời. Ở các góc phố, đám đông tụ họp tấp nập trước các ban thờ Phật được trang trí cờ ảnh đẹp mắt. Họ tập trung chú ý, đắm mình vào tiếng mõ tiếng kinh mà âm hưởng của nó vang vọng khắp phố. Trên các sân chùa, một số người khá kỳ cục của hội bảo trợ hướng đạo sinh cũng tập họp được khá nhiều thanh niên, phần lớn trên tuổi hai mươi vào những trò chơi trẻ con và hơi ngớ ngẩn. Những quang cảnh trên đã làm cho những cán bộ miền Bắc đi cùng chúng tôi vô cùng sửng sốt, bởi đã lâu nay ở ngoài ấy, người ta ít đi chùa, nhất là trong số thanh niên. Nhưng ở miền Nam thì từ năm 1963, đạo Phật đã có sự hồi phục lại khi các Phật tử bước vào cuộc chiến tranh chống anh em nhà Ngô Đình Diệm và cạnh tranh với nhà nước Thiên Chúa giáo mà Diệm muốn thiết lập nên. Theo cách của họ, những người Phật giáo đã chứng tỏ tinh thần phản kháng dân tộc: họ muốn chứng tỏ rằng Việt Nam, một đất nước gắn chặt với mồ mả tổ tiên, sẽ phản ứng như một phản ứng loại bỏ sinh học sự “cấy phép” mà Diệm đang thử làm, tức là biến Nam Việt Nam thành một quốc gia dưới quyền Thiên Chúa giáo. Và trước cuộc chiến tranh sắp mở rộng và sự xâm lăng ồ ạt của Mỹ, Phật giáo sẽ trở nên vừa là một thái độ phản kháng, vừa là một nơi nương tựa về mặt đạo lý và tinh thần.

Những người cách mạng Việt Nam xác định hiện tượng đó như thế nào? “Với tư cách của người mác xít, tôi không tán thành nội dung của nó, nhưng tôi tôn trọng những ý tưởng của những người Phật giáo và cũng tôn trọng cả những hoạt động của họ”, một chiến sĩ trẻ của một mạng lưới bí mật cũ đã trả lời tôi như thế.

Vùng kháng chiến có những quang cảnh riêng của nó: nhiều cây cối rậm rạp, nhiều tầng rừng phủ trên sườn đồi hoặc bị kẹp trong những thung lũng. Trên 600 kilômét từ Đà Nẵng đến Nha Trang, thành phố thứ tư của miền Nam, quốc lộ 1 chạy ngang qua các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Dải đồng bằng duyên hải khá hẹp, phía tây là dãy Trường Sơn với vùng cao nguyên của Tây Nguyên, tạo thành một mảng xanh lớn chắn ngang qua chân trời, ẩn hiện trong mây, ám ảnh và huyền bí.

Tây Nguyên bao phủ gần 30% diện tích đất đai của miền Nam Việt Nam. Một triệu người sống ở đấy. Đối với dân đồng bằng, nhất là dân Sài Gòn, thì những người dân sống ở Tây Nguyên bị gọi một cách khinh miệt là dân “Mọi”1, mà tổ tiên của họ đã bị đẩy lên sống ở vùng cao. 80% trong số họ là những người dân miền núi, gồm khoảng 3 thành phần dân tộc thiểu số sống thành những bộ tộc đan xen nhau, sử dụng những kỹ thuật cổ xưa và tầm nhìn xã hội không vượt quá khuôn khổ của buôn.

Có phải đây là một nét báo hiệu không? Bởi khi qua Quảng Ngãi người ta thấy có một sự khác lạ. Cũng như các nơi khác, Quảng Ngãi nhà nào cũng treo cờ, nhưng không phải là những lá cờ mới, mà phần lớn cờ ở đây đều cũ kỹ, phai màu, có vẻ như nó đã bị cất giấu từ lâu và bây giờ mới được moi ra từ những nơi cất giấu bí mật. Ở một số làng, người dân còn đưa bày ban thờ tổ tiên ra trước nhà, ngay bên mặt đường, ban thờ nào cũng có ảnh Hồ Chủ tịch.

Ở đây người ta thấy lại đất nước Việt Nam: ở những hoạt động bình thường của người dân, chăn trâu, tát nước, cày cuốc ruộng vườn; ở những ngôi nhà giản dị đơn sơ mà người dân không bao giờ chịu rời bỏ. Ở cách nhau vài chục bước chân, nhà nào cũng ẩn mình sau những hàng tre, hàng chuối, tạo nên một vẻ vừa kín đáo vừa ấm cúng. Với vẻ thanh bình, nó khác hẳn với những căn nhà ổ chuột trong các trại dồn dân mà sắp tới đây người ta sẽ thấy đặc biệt nhiều ở Bình Định, nơi mà ở đấy cách Sài Gòn 780 kilômét, đồng bằng mở rộng ra, hình thành một vựa lúa của miền Trung. Đó là một trong những vùng người dân phải chịu nhiều đau khổ nhất trong cuộc “bình định” của Mỹ ngụy. Suốt trên chặng đường qua đây, người ta thấy nối tiếp nhau không ngừng những trại, “ấp Tân sinh” giờ đây hoang vắng. Rồi đồn bốt, căn cứ với những rào kẽm gai, nay cũng trống trơ trống hoác mặc cho mưa dập gió vùi và rải rác khắp nơi là những bộ quân phục ngụy cởi vất bỏ lại trong cuộc tháo chạy.

Đây là con đường Quân giải phóng đã tràn qua trên đường truy kích địch. Vết tích còn lưu lại rất nhiều. Nhưng điều kỳ lạ là tất cả các xóm làng, các thành phố chúng tôi đi qua đều còn nguyên vẹn: Tam Kỳ, một thị xã nhỏ có nhiều chùa mà người ta nói nó nằm đúng ở giữa Việt Nam, cách Hà Nội và Sài Gòn đều cùng một đoạn; Quảng Ngãi, thủ phủ của tỉnh, cách Sài Gòn 905 kilômét; rồi Tuy Hoà, nơi mà hồi đầu tháng Tư, quân đội Sài Gòn đã từ cao nguyên hoảng loạn tháo chạy về đây…

Bây giờ không còn vết tích gì của cơn hoảng loạn hồi ấy, cuộc sống đã trở lại. Trên phố lớn, năm, sáu người lính ngụy cũ, vẫn còn bận đồ quân phục, đang trò chuyện gì đó với mấy thanh niên, chẳng có ai canh giữ họ. Một dấu hiệu đặc biệt: mùa màng đã được cấy hái.
___________________________________
1. Thi hành chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp đã lợi dụng mâu thuẫn ấy. Họ tập họp, khích động một số bộ lạc người Tây Nguyên để chống lại kháng chiến. Ngay cả sau 1954, tình báo Pháp từ Pnông Pênh vẫn sử dụng F.U.L.R.O (Front Unifie’ pour la liberation des Races Opprimées-Mặt trận thống nhất để giải phóng các dân tộc bị áp bức) để chống cách mạng Việt Nam, dưới chiêu bài tự trị. Ngược lại chính sách của Mặt trận Dân tộc giải phóng vẫn bảo tồn những đặc điểm của các dân tộc thiểu số ấy, chính quyền Ngụy, nhất là dưới thời Diệm lại muốn đồng hoá họ, thậm chí một cách tàn bạo, gây nên một sự tranh chấp nặng nề giữa Sài Gòn và dân chúng miền núi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM