Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:44:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chặng đường Đỏ từ Stalingrad-hồi ức của 1 người lính Tartar Xô viết  (Đọc 40943 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #40 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:11:40 am »

Sau cùng, bọn Nazis mệt mỏi đành từ bỏ cuộc tấn công. Chúng tôi ném những xác chết ra khỏi hào rồi băng bó thương tích cho nhau. Alex mang lại cho tôi một gà-mèn nước sạch và tôi cố rửa mắt lần nữa. Bấy giờ tôi có thể nhìn rõ nhưng vẫn không nghe được gì.



Anh em đang nhóp nhép và cẩn thận nghe ngóng xem việc gì sẽ xảy ra. Chúng tôi tiếp tục giữ thế trận phòng thủ vòng tròn. Chỉ một thứ mà chúng tôi không còn e sợ là hoả lực pháo địch. Quân phát xít ở cả hai bên cánh chúng tôi nên pháo địch không dám bắn vào. Alex vung quả đấm lên và nói: “tình hình bình thường!”. Cậu nhìn vào tai tôi và ra cử chỉ: “Không có gì cả”. Alex ném cho tôi một cái nhìn ngờ vực: “Mình không biết tại sao cậu không nghe được?”. Nhưng tôi vẫn cảm thấy như có một cái nút gỗ đang bịt vào tai tôi.





Trong năm ngày liền chúng tôi phòng thủ trong chiến hào, ăn tất cả những thức ăn của bọn Đức mà anh em tìm thấy. Rồi sáng ngày 12 tháng 10, tôi thấy anh em có gì đó là lạ. Họ đang xoay đầu tứ phía, thò ra khỏi chiến hào với vẻ tò mò. Alex ra dấu với tôi: “Yên tĩnh. Không có hoả lực!”. Cái giây phút mà cậu ta ra cử chỉ, thì sự điếc của tôi bỗng nhiên biến mất. Dường như tai tôi, tự chúng muốn được lắng nghe không khí yên tĩnh này!



Không có chuyển động của quân địch ở hai cánh. Alex, tôi, cùng vài anh em khác bò ra và cẩn thận trinh sát quanh vị trí của mình. Chiến hào bên địch trống trơn! Có lẽ chúng có thủ đoạn gì chăng? Hay bọn Đức bỏ đi để pháo binh của chúng có thể bắn chúng tôi? Mọi người cố gắng ngồi ở cạnh tuyến quân mình để phòng khi có điều gì xấu thì có thể trú ẩn ngay. Trên đảo, tôi thấy từng nhóm quân ta. Đầu họ thì thụp đâu đó nơi này nơi kia, nhìn quanh một cách tò mò, như thể muốn hòi: “Việc gì vậy? Sao bọn Đức không bắn nhỉ?”



Hòn đảo trông như bề mặt của mặt trăng với chi chít những hố đạn. Trong những hố đó đầy máu cùng xác người, xác người và xác người. Đúng, pháo bọn phát xít đã làm việc rất tốt, mẹ nó! Mùi xác người ở giai đoạn phân huỷ làm chúng tôi muốn bệnh. Không biết có còn cần chúng tôi trụ ở đây nữa không? Dường như là không. Nhóm nhỏ những người sống sót vội vã về lại bờ sông Dnieper. Chào biệt nhé, hòn đảo-nấm mồ!



Chúng tôi không được nhận bất kỳ một lệnh nào cho việc rời hòn đảo, nhưng cùng với Alex, tôi nhào xuống nước và bơi thẳng về phía bờ phải. Dòng sông yên lặng. Không một phát súng. Mọi nơi cũng lặng yên. Khi đến bờ, chúng tôi trút bộ đồ ra, giặc giũ cẩn thận, và chậm rãi vắt cho kiệt. Rồi anh em nổi lửa, hơ khô. Không ai nói một lời. Như thể đang tụ họp trong một đám ma. Không có chút vinh dự hay vẻ vang nào với chúng tôi trong tình trạng lộn xộn này: chúng tôi chưa được lệnh rời đảo.



“Đi nào. Chúng ta phải tìm chỉ huy và báo cáo thôi”. Mọi người bước theo một hàng dọc, chừng 15 hay 20 người. Rồi chúng tôi thấy vài tay lính đang tụ tập quanh một bếp dã chiến, cháo lúa mì với dầu hướng dương thiệt ngon! Chúng tôi được một ít. Mùi vị tuyệt vời, anh em ngấu nghiến với niềm say mê. Tôi không tin nổi “Làm thế nào mà mình sống sót được nhỉ?”. Nếu tôi trụ đựơc qua cuộc chiến này, tôi sẽ viết về hòn đảo-nấm mồ này. Ồ, không, không phải là nấm mồ mà là – hòn đảo tử thần.



Sở chỉ huy trung đoàn 193 của tôi hoá ra ở rất gần. Người đầu tiên tôi gặp là đại uý Bondarenko, tham mưu trưởng:



-         “Có lệnh rời khỏi hòn đảo chưa nhỉ?”



Bondarenko an ủi tôi:



-         “Đã có lệnh từ ngày 10 tháng 10”



Tôi nhìn những người sống sót khác bước vào sở chỉ huy và từng người bắt đầu bùng ra với cùng một câu hỏi:



-         “Đã có lệnh chưa?”



Bondarenko cố an ủi mọi người:



-         “Lệnh di tản đã có từ ngày 10 tháng 10”



Chỉ khi đó thì những đồng đội tôi mới thư thái và tự cho phép họ khuây khoả.



Sau đó một chút, anh em bọn tôi bị cánh phóng viên chiến trường trong đồng phục sỹ quan áp sát và hỏi: “Cho chúng tôi biết về…”. Nhưng mọi người không còn sức để nói nữa. Tôi thông báo cho vài anh em biết về những gì Bondarenko đã bảo. Từ khi chúng tôi biết rằng đã có lệnh rời đảo, từng người bấy giờ lại muốn tìm về sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn hay đại đội của mình càng nhanh càng tốt. “Nói cách khác, chúng ta phải bơi trở lại” chúng tôi nghĩ.



Chừng ba mươi năm sau, tôi mới biết rằng quân đoàn mình đã triển khai một cuộc vượt sông giả. Khi pháo địch túi bụi bắn vào chúng tôi thì những đơn vị khác xoay sở vượt dòng Dnieper an toàn ở cả về phía thượng nguồn lẫn hạ lưu. Chừng 60 cây số về phía hạ lưu Kremenchug, cạnh làng Deriyevka và Kutsevolovka, công binh đã bắt thành công một cầu phao và những người sống sót còn lại băng qua từ hòn đảo của chúng tôi. Họ cũng đến cạnh đồng đội và lo lắng hỏi: “Có lệnh không?”. Và chỉ khi nhận được câu trả lời khẳng định, thì những quân Cận vệ đó mới đi và tìm cho mình một ít cháo.



Có vài anh em trong trung đoàn tôi còn sống trong chiến dịch đó: xạ thủ đại liên Vasili Shamrai (anh ấy còn xoay sở để không mất khẩu đại liên trong đám lộn xộn đó); hai tay xạ thủ đại liên khác, một là trong đó là một người dũng cảm tên là Timonin, cá nhân tôi biết rõ anh; một pháo thủ cối là Aleksei Yanson, chàng “viện sỹ hàm lâm” của chúng tôi; các tay trinh sát Kim Dobkin và Gregory Ambartsumiants và chính uỷ trung đoàn Vladimir Yegorov. Anh là người sau cùng rời hòn đảo. Anh luôn hành động như sau: là người đi đầu tiên khi tấn công, và là người sau cùng khi rút lui. Tôi nói rõ điều này vì tôi biết! Chỉ huy tiểu đoàn Nikolai Kartoshenko và Feodor Gridasov cũng sống sót một cách kỳ diệu.



Nhưng kỳ diệu nhất là những gì đã diễn ra với trung đoàn Cận vệ số 145 của sư 66 chúng tôi. Trung tá Cận vệ Aleksei Dmitriyev, trung đoàn trưởng, tập hợp quanh anh những người sống sót, lội sang bờ phải, đào sâu vào đất địch. Quân cận vệ của Dmitriyev được hỗ trợ bởi một nhóm đoàn viên Komsomol hoạt động bí mật mang tên “Tocsin” do Vasili Us lãnh đạo. Những đội viên du kích này hoạt động trong vùng làng Beletskovka và Malamovka. Vì hành động anh hùng, trung tá Dmitriyev được nhận danh hiệu Anh Hùng Liên Xô.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #41 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:14:32 am »



Chương 12: Phát súng sau cùng



Tôi đã là bí thư đoàn của tiểu đoàn được bốn tháng rồi. Đã bao trận đánh! Và tôi vẫn sống. Vài người nói rằng tôi là người quá may mắn! Nhưng sau chiến tranh, chưa bao giờ tôi được một giải xổ số nào, trừ một lần được đúng 1 rúp, nhưng trên chiến trường không một viên đạn hay lưỡi lê nào đụng vào tôi. Tôi phải chăng là một người thật sự may mắn? Tôi nghĩ đúng vậy.



Cảm giác thật sự của một người lính chiến đấu trong cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại là một điều hết sức thú vị để tìm hiểu. Nếu bất kỳ cựu binh nào nói thật, thì có vài điều mà chúng tôi thú nhận sẽ trông hết sức ngây ngô, thậm chí là điên điên. Như tôi, tôi luôn sợ rằng nếu tôi chết thì tổ quốc của chúng ta cũng sẽ bị huỷ hoại luôn. Rồi vào ngày 28 tháng 11 năm 1943, sau khi vượt qua sông Dnieper, tôi bị trúng đạn ở gần Znamenka, tôi trở nên hoảng sợ thật sự: “Mọi thứ sẽ ra sao nếu không có mình? Ai sẽ tiếp tục chiến đấu nếu mình bị thương nặng?”. Dĩ nhiên, nó thật là ngờ ngệch. Nhưng đó chỉ là một nỗi sợ hãi trẻ con mà tôi không thể bỏ nó ra trong một khoảng thời gian. Và chỉ sau khi quân ta giải phóng được đất nước mà không có tôi, rồi khi họ tiến vào Berlin, tôi mới tự cười mình vì cái sự tự tin quá lố ấy. Tuy vậy, đến tận bây giờ tôi vẫn tin rằng đấy là một cách suy nghĩ đúng đắn. Mỗi người phải tự dựng lên trách nhiệm của mình với vận mệnh của tổ quốc. Và chỉ có cách đó thì chúng ta mới thắng được trận thắng quyết định.



Sau chiến dịch “Hòn đảo tử thần”, khoảng ngày 20 tháng 10 năm 1943, sư đoàn Cận vệ số 66 chúng tôi (chỉ còn không quá hai đại đội) qua cầu phao vượt sông Dnieper ở cạnh làng Kutsevolovka và Deriyevka mà không có thương vong nào. Ở bờ phải, các đơn vị quân ta đã xây dựng xong một đầu cầu khổng lồ để tiếp tục tấn công Ukrain.



Khi quân ta tiến về hướng Kirovograd, chúng tôi đến một ngôi làng lớn không bị tàn phá tên Deriyevka. Những cư dân của làng vừa quay về từ rừng và những cánh đồng ngô, nơi họ trốn những đơn vị trừng phạt của phát xít. Cũng trong ngày đó vài người tình nguyện địa phương tham gia trung đoàn tôi. Những người mới gia nhập này còn mặc đồ dân sự, lúc đó khá thiếu quân phục nên chúng tôi trông giống như một đơn vị du kích lớn. Để đùa giỡn, chúng tôi đặt anh em tân binh một tên chung là “dân ngô”. Đựơc tiếp tế galushky và varenniki (những loại bánh bao với nhân khác nhau-ND) từ dân địa phương, chúng tôi tiếp tục hành quân.



Một ngôi làng khác được giải phóng mà không phải đánh nhau là Kutsevolovka, ở đó chúng tôi gặp được quân của đội du kích “Tocsin”. Họ đã ngăn bọn phát xít cướp phá làng và bắt dân cư đi lao động cưỡng bức ở Đức. Họ, cũng như những người nông dân, gia nhập vào trung đoàn chúng tôi. Anh em du kích thu thập được thông tin rằng quân địch đã chuẩn bị phục kích quân ta khi tiến đến một làng nhỏ tên Dacha. Dĩ nhiên, họ cũng chỉ cho chúng tôi cách vượt qua các vị trí quân Đức: quân địch rút lui về tuyến đã định của chúng, làng Uspenskoye, nơi chúng tôi phải đột chiếm.



Pháo binh và không quân ta dội lửa lên quân thù trong vòng một giờ đồng hồ và dường như đã quét sạch lối tấn công cho chúng tôi. Nhưng bọn Frizt đã thíêt lập vững chắc tuyến phòng ngự thứ hai, và đón chúng tôi với một trận bão hoả lực dữ dội. Xe tăng của quân ta bị hạ bởi đạn xuyên giáp và mìn chống tăng. Rồi quân Đức phản công. Trong một địa đoạn, gần Znamenka, chúng tôi phải đánh bật bọn địch ra khỏi cùng một vị trí hai lần trong một ngày!



Khi trận xung phong đầu tiên của chúng tôi thắng lợi, anh em tìm thấy trong chiến hào một tên Đức còn trẻ măng. Gần như là một cậu bé, tóc đỏ, đeo một đôi mắt kiếng dày cộm (khả năng là cận thị không dưới 6 độ). Cậu ta ngồi đó, đầu cúi xuống buồn bã. Đôi tay cậu gầy gò với những ngón thanh mảnh. Đồng đội tôi thấy tên Frizt bé con này đáng thương nên cho nó ít bánh mỳ và một miếng mỡ lợn. Cậu chàng tham lam ngốn lấy rồi lầm rầm điều gì đó bằng tiếng Đức. Tôi chỉ có thể bắt đựơc vài từ mà tôi hiểu: “Musik … ich bin Musik…”. Và bằng những ngón tay thanh tú của mình, cậu bé chơi một cây violin tưởng tượng. À thì ra cậu ấy là một tay chơi Violin, một nhạc sỹ…



Trong lúc đó, quân địch lại tấn công. Dù rằng chúng tôi đã bắn như mưa từ những vũ khí tự động vào chúng, thì rốt cuộc quân ta vẫn phải rút lui về vị trí cũ. Và chúng tôi quên bẵng đi tên tù nhân mới đó!



Nhưng có thể tưởng tượng ra sự ngạc nhiên của chúng tôi, khi tái chiếm đoạn hào đó, thì vẫn thấy tên Frizt bé con đấy ngồi đúng chỗ cũ! Anh em nói:



-         “Guten Morgen” (Chào buổi sáng)



-         “Guten Tag” (Chào)



Cậu ta trả lời và lầm bầm:



-         “Hitler Kaputt! Stalin gut! Russ Kamerad gut!” (Hitler dỏm! Stalin tốt! Đồng chí Nga tốt!)



Lúc đó tên Frizt bé nhỏ trông vui vẻ và rất náo nhiệt. Tiếp tục ra những cử chỉ mau lẹ bằng tay, cậu ta cố nài:



“Mein kommen Russ general … Schnell, schnell… Mein kommen Russ general!” (Tôi đến chỗ tướng Nga… nhanh, nhanh… tôi đến chỗ tướng Nga)



Vậy chắc là nó muốn nói chuyện với tư lệnh của chúng tôi! Mọi người nhanh chóng gửi hắn về sở chỉ huy. Trong đêm đó bảy chiếc T-34 mới tinh đến tuyến giao tranh của chúng tôi, và một lần nữa anh em lại thấy tên Frizt bé nhỏ ngồi trên chiếc xe dẫn đầu. Cánh lính tăng không có cơ hội để nói chuyện với chúng tôi, cả tay tù binh cũng chỉ vẫy tay từ xa. Khi đêm xuống, những chiếc tăng của ta chạy về phía quân địch.



Trong cả đêm dài, chúng tôi cẩn thận lắng nghe và chờ đợi. Cuối cùng, khi trời sáng chúng tôi nghe những tiếng động của xích xe chạy và rồi trông thấy cả bảy chiếc tăng của quân ta, an toàn và khoẻ mạnh, tụ cùng với những người lính Đức lạ lùng. Họ không có vũ khí trong tay, thay vào đó là những nhạc cụ. Khi đến gần những chiếc T-34, tôi chùn bước bởi một cảnh tượng tởm lợm: giữa xích xe, trộn lẫn với bùn đất và một ít dây điện thoại, là tóc người, phù hiệu chữ thập ngoặc, cầu vai.



Những người lính Đức, chừng 8 hoặc 10 người nhảy xuống từ mỗi chiếc tăng, bắt đầu chơi bài Katiusha bằng đàn hơi. Thật là một cảnh tượng đáng ngạc nhiên! Tôi không viết tiểu thuyết, tôi chỉ mô tả lại chính xác những gì mình thấy tận mắt ở chiến trường. Mọi người cũng nên nhớ rằng góc nhìn của tôi khá hạn chế – “tầm nhìn từ chiến hào” – và tôi chỉ có thể đoán rằng đó là một ban nhạc quân đội, nhưng bọn phát xít, trong những ngày đánh nhau cật lực này, lệnh cho họ ra trận và phòng thủ tuyến trận địa của chúng.



Ngày 7 tháng 11 năm ấy, quân địch quyết định “chào mừng” chúng tôi nhân dịp lễ Cách Mạng tháng Mười Nga lần thứ 26. Sáu giờ sáng, tiền duyên quân ta đột ngột chìm trong dòng thác cối , pháo địch, và bom. Hàng cột đất thảo nguyên đen ngòm bắn tung lên trời, rồi những vụ nổ mới giữ chúng lại trên đó. Dường như trời tối trở lại. Trong hai giờ liền, những con quái vật đen đúa, rực lửa múa điệu múa chết chóc và ma quỉ trên đầu chúng tôi. Tôi nghẹt thở dưới làn khói cay sè, tai điếc đặc rỉ máu và tiếng nổ làm phổi rung lên trong ngực như hai chú chim trong lồng. Trong bóng tối, tôi thấy những bóng lửa đỏ tung lên từ những hố đạn pháo.



Khi pháo dứt và máy bay địch cũng bỏ đi, cảm giác như vừa kết thúc một trận động đất. Tôi ló đầu ra khỏi hố và nhìn ra trông như bề mặt mặt trăng, những hố bốc khói khắp mọi nơi. Lúc đầu tôi sợ hãi bởi ý nghĩ rằng mình là người duy nhất còn sống sót. Khi ấy tôi thấy ghen tỵ với người chết. Nhưng một phút sau, tôi thấy vài đồng đội cử động. Tôi rất muốn chồm tới hôn họ, như thể là bà con rất yêu quí, thân thuộc. Nhưng không có thời gian cho việc đó. Bọn Frizt bắt đầu xung phong, và lệnh cho quân Rumania, Hungary, Bulgari và Nam tư đi lên trước chúng. MỘt lần nữa, mọi cỡ súng tự động và súng trường của quân ta lại cất tiếng. Những hàng quân tấn công đầu tiên nằm rạp xuống và bắt đầu bò lui. Có thêm hai đợt tấn công nữa trước khi đêm xuống, nhưng chúng tôi vẫn trụ vững. Nhiều lính bộ binh ta đã hi sinh trong ngày đó, có người còn chưa kịp bắn phát súng nào. Nhưng những người còn sống đã báo thù cho họ: qua ống nhòm tôi thấy hàng đống xác địch ngổn ngang trên khu phân tuyến.



Thị trấn Znamenka còn cách chừng 20km và bọn phát xít làm mọi thứ trong khả năng để làm chậm bước tiến quân ta. Từng đợt công kích của quân ta bị đẩy lùi. Chúng tôi bị thiệt hại rất nặng nhưng vẫn chưa đến được Znamenka. Trong số thương vong của tiểu đoàn, có vài đại đội trưởng. Nên cứ mỗi ngày mới, tôi, bí thư đoàn thanh niên tiểu đoàn, lại giữ vị trí của họ, trong khi chờ một sỹ quan được phân công đến từ lực lượng dự trữ của trung đoàn.



Cuộc chiến tàn nhẫn, không khoan nhượng nghiến ngấu ăn người. Nếu, từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11 năm 1943, tân binh từ vùng Poltava chiếm số đông trong sư đoàn, thì cuối tháng 11 chỉ còn một dúm những “dân ngô” đó còn lại trong các đơn vị. Quân số mỗi đại đội chỉ còn chừng 15 đến 20 người thay vì 100 đến 120 như tiêu chuẩn. Lực lượng bổ sung đến hằng đêm, nhưng cứ đến chiều hôm sau thì từng đơn vị lại thiếu người. Trong tình hình này, bạn thực sự bắt đầu có cảm nhận rằng bạn là người duy nhất còn sống…


Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #42 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:15:06 am »



Dường như lạ lùng, nhưng vào ngày 28 tháng 11 năm 1943, tôi biết đây sẽ là ngày tôi bị thương. Sáng sớm, tôi chuẩn bị cho mình. Nhặt ba lô của bọn phát xít bỏ lại, tôi lấy ra từ đó (mình sẽ cần nó ở bệnh viện), một bộ dao cạo đóng trong một hộp nhựa nhỏ, trông còn tốt, một mẻ giấy viết thư dày và một cây bút “lifetime”, cái này khi bật mặt trên ra sẽ thấy hình phụ nữ khoả thân.



Chúng tôi xông lên hai lần, nhưng đều bị đánh bật lại. Khi tôi chạy lên trong một nổ lực ngắn, tôi bị đính đạn súng máy. Khẩu súng đặt gần đến nỗi tôi có thể trông thấy cái nhìn từ khuôn mặt hiểm ác của tên Frizt. Tôi ngã xuống, cảm thấy gót trái bị một thứ gì đó như một cú đấm mạnh, sau đó nhanh chóng tê đi. “Bị thương rồi! Mình nên bò xuống hố đạn này và chờ”. Tôi cửi ghệt ra. Phía sau bị xé từng mảnh, nhưng gót chân tôi vẫn ổn! Tôi mang vào lại và xông lên cho kịp đồng đội! Lúc giữa ngày, chỉ còn chừng 7 người trang bị súng trường và SMG trong mỗi đại đội. Bọn phát xít nhận thấy điều đó và chúng quyết định phản công. Nhưng chỉ sau khi có pháo yểm trợ. Chúng ngắm bắn rất khá. Tôi tận mắt thấy công sự nổi chỗ ban chỉ huy tiểu đoàn bị đạn pháo bắn tung. Tôi chắc rằng đại uý cận vệ Nikolai Kartoshenko, tiểu đoàn trưởng, ắt bị tử thương nên chạy về phía đó. Tôi mừng khi thấy anh còn sống, nhưng anh không nghe thấy gì vì bị choáng pháo.



Từ điểm quan sát  ở tiểu đoàn bộ, có thể nhìn trận địa tốt hơn từ trong chiến hào. Anh đại uý tiếp tục hét lên với cậu thông tin, rồi cậu ta lại hét vào phone, sau đó nghe lệnh từ ban tham mưu trung đoàn, trong khi đó tôi có cơ hội quan sát chiến trường. Đột nhiên, tôi thấy một nhóm lính phát xít, trang bị tiểu liên, và được pháo bắn che, tiến đến gần chiến hào, ắt định làm quân ta bất ngờ với cuộc tấn công của chúng ngay khi đại bác vừa dứt. Trong khi đó, lính ta, e ngại trận bão lửa, không thể ló mũi ra để nhìn địch. Tôi kéo tiểu đoàn trưởng chú ý vào đơn vị quân Đức đó rồi chạy dọc theo chiến hào để cảnh báo quân ta.



Chúng tôi khai hoả vào địch và ném lựu đạn. Quân Nazi bị ép dính vào mặt đất. Tôi gửi một thông điệp lên tiểu đoàn trưởng rằng chúng tôi cần ngay đạn dược bổ sung, bởi anh em cạn đạn và thủ pháo. Cậu thông tin gọi phone cho tôi rằng lính bổ sung và đạn dược đang trên đường tới, nhưng chúng tôi phải trụ thêm chừng 2 hoặc 3 mươi phút. Trong ngày đó, mọi người ở trung đoàn bộ được huy động để hỗ trợ chúng tôi: mỗi người ở sở chỉ huy được lệnh vác đạn dược xuống.



Hai hay ba mươi phút? Quá dài! Dường như đó là lần đầu tiên trong đời tôi ước pháo bắn chuẩn bị của địch nên tiếp tục thêm.



Lính bộ binh Nazi tiến lên một chút. Giờ ngay cạnh tầm đại bác của chính bọn chúng. Chúng tôi đã gần hết đạn. Mắt tôi tìm kiếm ít nhất một viên đạn để hạ tên sĩ quan địch nhô ra từ hố pháo, đang vẫy lính của hắn tiến lên. Ngay sau chiến hào, có một khẩu súng trường đã mở sẵn khoá nòng và còn đạn trong ổ. Tôi định nhảy ra, nhưng rồi thấy trung uý Ivan Yakovlev đang bò về phía khẩu súng. Anh ấy chắn hẳn sẽ lấy được trước. Tôi quay lại và thấy tên sĩ quan Đức ở hố pháo kế tiếp rất gần chúng tôi. Giá mà tôi có gì đó để bắn! Lần nữa, tôi quay lại nhìn về hướng khẩu súng trường: anh trung uý đã chết. Tôi phóng nhanh khỏi hào, chộp khẩu súng và lăn về lại chỗ nấp. Giờ tôi đã có vũ khí, tôi vọt ra lần nữa. Tên sĩ quan tiếp tục vẫy lính tiến lên. Tôi ngắm và bắn. Thân hình hắn đột ngột chìm xuống và biến mất trong hố đạn pháo, khi đó quân địch thay đổi ý định và quyết định dừng lại.



Vẫn còn một viên đạn nữa trong khẩu súng trường: “Đây chắc là viên cuối của mình”. Một tên Đức khác, lưng đưa ra trước mặt tôi, lù lù trong ruộng ngô đằng trước. Hắn quì trên một chân, lắc đầu, vung tay một cách bồn chồn. Hắn chắc chắn không phải là lính trơn. Với tay này, mình sẽ không uổng phí viên đạn sau cùng. Tôi ngắm lên là bắn. Thân hình đen ngòm của tên phát xít loạng choạng và ngã sóng soài trên đất, dập lên những thân ngô khô.



Tôi không hề nhận thức rằng đó là phát súng sau cùng của tôi trong chiến tranh. Tôi không biết rằng với tôi, một pháo thủ cối, chiến đấu qua bốn mặt trận trong cuộc chiến tranh Vệ Quốc Vĩ Đại, chốt lại giữa hai phát súng, - phát đầu, gần Kletskaia vào ngày 6 tháng 11 năm 1942, và phát chót, cạnh Znamenka, vào ngày 28 tháng 11 năm 1943 – bắn không phải từ một khẩu cối, mà là từ một khẩu SVT.





Trận pháo kích sẽ kết thúc bất kỳ lúc nào và bọn Đức sẽ xông lên chiến hào của quân ta ngay. Ngồi đó mà không vũ khí là tự sát. Lực lượng tăng viện đâu? Kìa, họ đến rồi. Tôi thấy thư ký ban tham mưu, thượng sỹ Nosov, chạy về hướng tôi với một chiếc thùng trên vai! Nosov luôn đi cùng với chính uỷ Yegorov. Một sĩ quan chuẩn mực, anh có thể, nếu cần thiết, dễ dàng sử dụng đại liên, súng chống tăng. Anh có hiểu biết to lớn các loại quân cụ khác nhau. Mặt khác, thượng sỹ Nosov có bằng thạc sỹ luật và giữ vị trí trong Đảng Cộng Sản. Anh ấy làm công tác văn phòng rất tuyệt! Đó chính là Nosov, người được chính uỷ giao giải thích cho tôi về nhiệm vụ của một bí thư đoàn thanh niên tiểu đoàn 4 tháng trước. Thật đúng lúc! Tôi vẫy anh nhưng anh không thấy tôi. Tôi nhảy ra và chạy bổ về phía anh xuyên qua vùng trống, hi vọng lấy được ít đạn cho mình. Ngay lúc đó, có một tiếng nổ điếc tai như sấm ngay sau tôi. Tôi thấy mình bay lên khỏi mặt đất và ném ra một bên, trong khi chân trái của mình thì bay sang hướng khác. Tôi cho rằng chân mình bị đứt ở rất cao, gần xương chậu, cùng với một bên mông. Khi tôi rơi xuống, vài suy nghĩ lướt qua như chớp trong đầu: “Mi không thể dùng ga rô được. Không phải chỉ một mẩu nhỏ chân trái bị đứt. Mi sẽ bị mất máu đến chết thôi, vậy đó. Ngay cả ruột cũng không giữ được. Mình chết thôi. Ôi Mansur, Mansur, mi không thể bị thương một cách đúng đắn sao!”. Lúc chạm đất, tôi nhận ra ngay chân mình! Nó đây! Hông tôi trơn tuột, đầy máu, nhưng nó còn đó! Nhưng cái quái gì mà tại sao chân mình không thể nhúc nhích?



Thì ra một mảnh đạn pháo đã cắt đứt dây thần kinh vận động ở hông trái. Sau đó tôi mới biết như vậy, khi đã đến bệnh viện. Con người có những dây thần kinh vận động đó, và nếu chúng tổn thương, thì chân bạn treo lủng lẳng như một miếng giẻ.



Còn tại lúc ấy, tôi nằm trên đất, cạnh một hố đạn pháo khổng lồ nghi ngút khói, to đủ để giấu cả một bếp ăn dã chiến. Lúc đó chỉ một suy nghĩ làm tôi bận lòng: nếu cuộc tấn công của quân địch thành công, tôi có thể thấy mình ở hậu tuyến quân Đức. Và thế là tôi bắt đầu bò đi, lê theo chiếc chân trái bất động, ủng trái chứa đầy máu. Nó thật nặng. Tôi đã không thể không nhớ lại anh lính gần Stalingrad đã tự cắt chân mình như thể là một thứ gánh nặng không cần thiết. Nhưng lúc này, tôi chỉ hãi nhất là mình bị bọn Đức bắt sống.



Tôi thật may mắn khi thấy bạn tôi, trung uý Aleksei Tarasov, chạy ù qua mặt, cả hai chân anh trông vẫn ngon lành. Tôi hét lên với và anh nhào bẹp xuống cạnh tôi. Một mảnh đạn đại bác trúng vào tay trái của anh. “Ừ, trúng đâu? Chân à? Đứng dậy đi. Ba chân là đủ cho cả hai thằng mình! Chúng ta phải ra khỏi đây thật nhanh khi vẫn còn sống!"” Thế là cả hai cùng nhau chạy về phía sau, đạn vẫn nổ rền vang quanh chúng tôi.Tôi tuột mất chiếc ủng trái ở đâu và khi nào không biết. Chân tôi tê liệt hoàn toàn. Cuối cùng, cả hai đến được “vùng chết”, sau khi nghỉ một lát, chạy tiếp ra con lộ: “Có chiếc ô tô hoặc xe ngựa nào đó sẽ đón mình lên”



Ống quần trái tôi ướt nhẹp và dính dáp. Tôi cố cầm máu bằng ga rô nhưng vô hiệu bởi trên phần mông bị thương là phần bụng. Nếu tôi không đến trạm phẫu nhanh, tôi sẽ nhanh chóng yếu đi vì mất máu. Con đường đây rồi. Tôi ngồi xuống trong khi Tarasov đứng cạnh. Không ai trong tầm mắt. Chúng tôi gần hết hi vọng.



Cậu trung uý cố động viên tôi: “Đừng lo. Tớ sẽ không rời cậu”. Sau cùng chúng tôi nghe thấy tiếng ngựa khịt mũi và tiếng bánh xe cót két. Một cỗ xe ngựa vận tải. Cỗ xe dừng lại và tôi nghe thấy bên tai một giọng nói quen thuộc: thì ra ngừơi đánh xe là bác Moiseev, bạn đồng hành ở lần vượt sông Vorskla. Bác cũng nhận ra tôi và chúng tôi ôm hôn nhau như người một nhà. Dường như không thể tin được là tôi có cơ hội gặp lại bác và một lần nữa, một con ngựa lại cứu mạng tôi. Bác Moiseev dỡ đồ xuống xe, ném vài bó rơm lên thành một kiểu nệm dày, cùng với Tarasov, tôi nằm trên chiếc “giường” này, trong khi chiếc xe ngựa phóng nhanh về phía sông Dnieper.



Khi đến sông thì trời đã tối. Chiếc cầu phao chỉ dành cho dòng di chuyển từ bờ trái sang bờ phải. Còn thương binh thì đi về hướng ngược lại bằng thuyền. Ở đó tôi từ biệt bác Moiseev và không bao giờ còn gặp lại được bác. Vài chiếc xe tải đợi chúng tôi ở phía tả ngạn, sàn xe phủ đầy rơm. Cánh tài xế nôn nóng chờ chất lên và đi trước bình minh, rồi chạy xa con sông Dnieper cành xa càng tốt. Bởi ban ngày, không quân phát xít ném bom vào hậu phương ta.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #43 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:15:38 am »



Sau cùng, chiếc xe tải chở chúng tôi lên đường và băng băng về phía đông. Con đường trong tình trạng tệ hại, đầy vết lún và lỗ đạn pháo, nhưng chúng tôi phải chạy ở tốc độ cao. Anh tài xế cố qua được càng nhiều cây số càng tốt, để tránh bị bom, chiến tranh. Chúng tôi bị nhồi như những khúc gỗ, nhưng phải cố chịu đựng. Chúng tôi không còn sợ những cú lắc hoang dại này mà chỉ mong đến được trạm phẫu tiểu đoàn càng sớm càng tốt. Anh lái xe ngừng lại chút xíu để kiểm tra xem mọi người thế nào:



-         “Cố lên anh em! Mình biết là ngồi ở đằng sau cực ghê lắm, nhưng ta phải vượt qua chừng 150 cây số trước lúc trời sáng. Anh em ráng chịu đựng. Cũng là vì an toàn của anh em”



Rồi chiếc xe tải lại phóng tới, lồng lên, lượn vòng. Chúng tôi đến được tiểu đoàn phẫu. Cạnh một chiếc lều khổng lồ là hàng trăm thương binh, ngồi hoặc nằm chờ phẫu thuật. Chúng tôi được đặt lên cáng và đưa xuống đất. Anh lái xe chào từ biệt, và giờ anh phải chất đạn lên xe và chạy trở lại Dnieper.



Một y tá nhanh chóng khám tôi và bảo vài cậu tải thương mặt-béo cáng tôi đến bàn phẫu thuật. Trong lều, tiếng thương binh gào nghe rất to. Bác sỹ phẫu thuật báo rằng sẽ không có gây tê. Mọi người sẽ phải chịu đau. Vị bác sỹ phẫu đứng đó, trong chiếc áo blu trắng, lấm tấm máu. Máu dính cả trên nón, trên khẩu trang và cả trước ngực ông. Đôi bàn tay ông khoẻ mạnh trông như là của một thợ mỏ hay một pháo thủ. Tôi được đặt nằm úp mặt lên bàn, chân và tay nhanh chóng bị trói chặt vào đó bằng băng. Bác sỹ phẫu thuật cố an ủi tôi bằng cách bảo rằng mông tôi, cái mà ông sẽ mổ, không yêu cầu phải hội chẩn nhiều. Nó thể bị cắt mà không có nguy hiểm cho tính mệnh bệnh nhân dù rằng:



-         “Sẽ đau đấy, nhưng cậu sẽ sống. Hãy nằm yên để tôi làm việc nhé! Hiểu không?”



Tôi nằm và nghĩ rằng bác sỹ phẫu thuật nói đúng: cái mông thì có gì đặc biệt đâu? Chỉ là một chỗ mềm mềm trên cơ thể thôi. Sau đó, tôi vùi đầu sâu thật sâu vào đống nệm len. Nếu tôi có la lên thì nó sẽ bóp nghẹt tiếng động.



Dường như vị bác sỹ không cắt mà xé, mà chặt tôi ra thành từng mảnh, cố tìm để lấy mảnh đạn lặn sâu bên trong. Tôi hét lên như thú. Tôi gào cho đến lúc bị mất giọng, hơn hàng trăm lần khi xung phong. Khi ấy, chúng tôi hét để xua tan nổi sợ của mình và làm kinh hoàng quân địch. Lúc căng lồng ngực thét vang, bạn sẽ làm mình dũng cảm hơn và địch sợ hãi hơn. Còn giờ đây, tôi gào để giảm cái đau ghê gớm trong thân thể đang bị bác sỹ rạch bằng dao. Vị bác sỹ cũng không làm gì để tôi bớt hét. Với ông, quan trọng nhất là tôi không vùng vẫy. Những tiếng hét xé tai của tôi không là vấn đề. Lúc chiến tranh, mọi người hiểu nhau mà không cần lời nói.



Cơn đau bùng lên tới mức cao nhất. Rồi tôi nghe tiếng loảng xoảng của mảnh đạn rơi vào trong chậu. Khi đó có những cú chích như muỗi cắn từ kim khâu, rồi vết thương được băng lại với một miếng băng rộng. Thế là kết thúc cuộc phẫu thuật. Tất cả mọi thần kinh cảm xúc trên cơ thể tội nghiệp của tôi cảm nhận thấy bàn tay một cô gái trẻ, từ cái đụng chạm của những ngón tay xa lạ. Trong tưởng tượng, tôi tạo nên một hình ảnh, một hình ảnh rực rỡ của một cô gái tóc vàng xinh đẹp. Tôi không nhìn thấy cô, bởi tôi nằm úp mặt. Tôi lại được đặt về cáng thương cùng tư thế nên không thể liếc nhìn cô gái, người đầu tiên chạm vào trái tim mình. Đến sáng, chúng tôi lại được đưa lên xe và chuyển về bệnh viện tiền phương, đặt tại trung tâm hành chính địa phương, làng Novye Sanzhary.



Tôi không nhớ số bệnh viện, ở làng này giữa Poltava và Kremenchug, nhưng tôi có thể hồi tưởng lại lần đầu đến nhà tắm hơi (bania). Nó được tổ chức với sự giúp đỡ của dân địa phương – phụ lão, phụ nữ và trẻ em. Tất cả cư dân địa phương, ai có thể làm việc được, đến để giúp thực hiện các việc khó khăn, cực nhọc là tắm rửa cho thương binh tiền tuyến. Tất cả anh em đến đây đều hết sức bẩn thỉu, râu tóc lu bù. Họ tắm rửa sạch sẽ, cắt tóc tai và cạo râu, như vậy mỗi binh sỹ giờ đây trông như một đứa bé: sạch sẽ, chăm sóc cẩn thận và được ăn no.



Chỗ đó thật ra không hẳn là một bania, mà là một kiểu văn phòng hay trường học chi đó. MỌi người mang thật nhiều nước đến. Từ đâu nhỉ? Có phải từ dòng Vorkla? Từ đó  những người trẻ, khoẻ mang nước bằng thùng và đòn gánh, họ di chuyển trông như một đàn kiến. Và trong sân, những bếp lớn đun nước trong những chiếc ấm to hoặc trong những thùng sắt. Rồi được mang vào trong, nơi những chiếc lò sắt đang làm nóng không khí. Khắp mọi nơi trong phòng, là bàn, băng ghế, và giường phủ khăn trắng, ở đó thương binh trần trụi nằm như nhộng.



Có những phụ nữ, phụ lão và những cô gái bận rộn làm việc bên cạnh: họ không chút xấu hổ chà xà bông lên các cơ thể bằng những miếng xơ lớn và tiếp tục chà xát, cọ xát. Và lính ta thì chỉ nằm đó trong niềm hạnh phúc, dù rằng vết thương đau nhức, dù rằng chân chỉ còn một mẩu. Anh em không biết phản ứng thế nào – vì cơn đau của vết thương hoặc vì nhột do bị cù bởi miếng xơ mướp và bàn tay nữ giới. Những người phụ nữ rất hối hả: tắm, vệ sinh, chà xà bông. Họ muốn làm xong càng nhanh càng tốt, nhưng cánh lính thì cố hỏi han với nước mắt trên mi để được tắm táp lâu hơn một chút. Cơ thể họ rất khao khát được tiếp xúc với xà bông, với nước, với bania. Đúng là hạnh phúc! Ngay cả khi mất một chân, người lính vẫn vui, như một cậu bé.



Anh em nhìn những người phụ nữ chung quanh. Vài người không được thấy gương mặt phái nữ đã hai năm nay rồi! Chị em bắt đầu xoa xà bông lên đầu thương binh, để cánh ta không thể nhìn họ với những cặp mắt van nài, thiết tha. Nhưng qua lớp xút cay xè, đậm mùi, anh em vẫn thích thú ngắm những hình dáng phụ nữ. Chị em dội nước để trôi xà phòng trên mặt anh em: “Đừng mở mắt!”. Nhưng lính ta lúc lắc đầu, làm bắn bọt ra và tiếp tục nhìn ngắm.



Ôi những phụ nữ yêu quí của tôi, các chị em thật xinh đẹp và ngọt ngào với chúng tôi ở bania tại Novye Sanzhary! Không ai trong các chị em là không xinh! Ai cũng dễ thương! Tất cả mọi người! Các bạn mặc áo dài trắng của bệnh viện. Qua làn vải mỏng, ướt, mọi người có thể chiêm ngưỡng thân hình xinh đẹp của các bạn. Tôi chưa từng thấy gì đẹp như thế, cả trước lẫn sau này. Tôi có thể phát biểu một cách tin tưởng rằng: những người phụ nữ tuyệt vời nhất đã – và đang sống – ở Novye Sanzhary! Và các bạn đã phủ mắt anh em tôi bằng xà bông nên chúng tôi không thể nhìn!



Tôi nằm đó, trên băng ghế, úp mặt xuống, nên tất cả những gì tôi có thể thấy là những đôi chân trần. Nhưng tôi vẫn chiêm ngưỡng tất cả và trí tưởng tượng hình dung nốt những gì không nhìn thấy. Đây là đôi chân của một phụ nữ trẻ. Trông như của một em bé. Nọ là đôi chân khác, đi lại như lướt. Người phụ nữ đó hẳng chừng 30 xuân xanh. Nhưng cô ấy trông thế nào nhỉ? Chắc chắn là một người rất tốt. Còn kia thuộc về một cô gái trạc tuổi tôi. Giá mà tôi có thể nhìn cô ấy một tý! Nhưng nằm úp bụng nên tôi không thể.  Tôi quá không may rồi! Đến khi bị thương thì lại trúng chỗ không đúng đắn! Những gì tôi có thể làm là nhìn vào sàn nhà.



Có một người lính nằm ngửa không xa tôi. Anh ấy cảm thấy quá tuyệt! Có cơ hội nhìn rõ tất cả chị em, và rồi mỉm cười, hoàn toàn thoả mãn! Ngay cả xà bông cũng không làm anh ta nhắm mắt. Cậu chàng bảo là cậu không sợ xút, nên xà bông chả ảnh hưởng gì. Vì vài lý do mà chỉ có các cụ bà ở quanh cậu chàng. Còn các cô gái, các phụ nữ trẻ chạy biến cả. Họ chạy đi cùng những tiếng cười vui vẻ và lanh lảnh! Cậu ta thì cười đến tận mang tai. Đó là một anh chàng đẹp trai dưới 40 tuổi. Một chân bị mất và tay thì còn băng kín. Nhưng anh ta vui vì còn được sống, vui vì phụ nữ chạy trốn anh. Còn các cụ thì sao? Các cụ cũng vui vì ít ra cũng còn có Chúa hiện hữu: Người đã cứu gã đàn ông mạnh khoẻ này và từ đó có thể có được những đứa con xinh xẻo, bụ bẫm. “Ôi, những đồng chí thân mếm! Những chàng lính tốt đẹp, ngọt ngào của chúng tôi” họ lầm rầm trong miệng, nghe như một kiểu cầu nguyện vui vẻ. Anh lính không rầu chút nào vì các cô gái chạy mất: “Bây giờ họ chạy đi! Nhưng hãy chờ đến khi vết thương tớ khỏi hẳn xem! Họ sẽ bổ lại ngay ấy mà! Dù tớ chẳng gọi tí nào”. Anh mỉm cười. Cuộc sống vẫn tiếp tục! Tôi nằm đó và nghĩ…



Họ tắm rửa tôi sạch sẽ. Mặc đồ lót, áo và quần mới cho tôi. Rồi tôi được mang đến bệnh viện, khu sỹ quan, vì tôi mới được phong hàm thiếu uý. Sau khi từ bania ra, tôi ngủ say như chết, chìm đắm trong cảm giác hạnh phúc mà tôi chưa bao giờ có. Tôi ngủ xuốt 24 tiếng. Cái đói dựng tôi dậy. Tôi ăn, rồi lại ngủ nữa. Trong cả hai tuần đầu, tôi chỉ ngủ mà không có mơ mộng chút gì. Rồi khi đã ngủ đủ, tôi bắt đầu tập đi bằng nạng. Và cũng bắt đầu đi thăm các khu bệnh khác, các toà nhà trong bệnh viện ngõ hầu tìm ra ai đó từ trung đoàn hay tiểu đoàn mình.



Tay xạ thủ đại liên Vasili Shamrai là người đầu tiên gặp tôi. Cậu chàng la lên hoan hỉ: “Bí thư! Bí thư đoàn chúng ta! Này, các cậu, đó là bí thư đoàn chúng tớ! Chúa ơi, đó là bí thư đoàn chúng tớ!”. Cậu ta mang 3 huy chương trên áo và phô ra, xoay vòng trên giường của mình. Vasili trông hốc hác nhưng giọng nói nghe còn khoẻ khắn lắm. Tôi đến thăm người bạn này mỗi ngày. Cậu mất một chân. Chỉ vào tôi, Shamrai thường nói với người bên cạnh, bằng tiếng Ukraini: “Hãy hỏi bí thư chúng tớ về “hòn đảo tử thần” đi. Anh ấy sẽ kể cho cậu nếu cậu không tin tớ”.



Vasili chỉ buồn một nỗi về việc anh ta tiếc rằng không có một cây bút nào có thể mô tả lại những gì thực sự diễn ra trên “Hòn đảo tử thần”. Tôi chỉ có thể an ủi cậu rằng sau chiến tranh, sẽ có ai đó hẳng sẽ viết về hòn đảo của chúng tôi cũng như về những trận đánh đẫm máu của quân ta.



Ba mươi lăm năm sau ngày chiến thắng, tôi gặp lại Vasili Shamrai và cậu ta hỏi tôi: “Đã có ai viết về Hòn đảo tử thần chưa?” “Chưa, chưa có ai”. Bản thân tôi cũng đợi một thời gian dài, mong có đồng đội nào đó sẽ làm điều đó. Tôi có biết một tay lính cối ở tiểu đoàn, có thể viết được một quyển sách về chúng tôi. Anh tên là Edward Bartashevich, đến từ Omsk. Nhưng anh đã hi sinh. Tôi cũng nghĩ: giá mà có tác giả nào đó ở vị trí của tôi! Cả một kho nguyên liệu quí! Tôi đã nhìn thấy quanh mình vô số những điều kỳ diệu cả tốt lẫn xấu, tôi đã thấy nhiều thứ đẹp đẽ phi thường. Tôi đã sống và có kinh nghiệm trong cả chiến tranh và nghề mỏ. Tôi cố thử mọi thứ. Tôi yêu và đã được yêu! Những ấn tượng mà không ai biết ngoài tôi, tràn ngập tâm hồn tôi. Tôi muốn đưa chúng cho một cây bút thực thụ, để kể lại câu chuyện của chúng tôi. Nhưng cả trước và sau chiến tranh, làm việc ở các mỏ khác nhau, tôi không gặp được nhà văn nào, những ai mà tôi có thể nói chuyện riêng và thích thú tìm hiểu về quá khứ của tôi, từ phát súng đầu tiên gần Kletskaia đến lúc kết thúc trong các bệnh viện, đó cũng là một phần không thế thiếu của cuộc chiến.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #44 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:16:13 am »



Bạn tôi, Vasili Shamrai, trong lần gặp kế tại Kremenchug vào tháng 12 năm 1981, hỏi tôi lần nữa: “Vẫn chưa có ai viết phải không?”. Tôi hiểu ý của anh. Nhưng tôi không dám hé lộ bí mật của mình: tôi bắt đầu viết một quyển sách về anh em lính cận vệ chúng tôi. Tôi không chắc rằng nó có kết quả. Một con mèo đeo chuông thì không thể bắt được dù chỉ một con chuột ngu xuẩn nhất. Tôi sợ nói trước bước không qua. Tôi đã đợi quá lâu rồi. Tôi rất vội. Trí nhớ tôi còn cường kiện. Thật ra, trí nhớ là một thứ gì đó lạ thường. Thật khó chiều! Tôi có thể nhớ từng chi tiết vài sự kiện, nhớ cả tiếng động, mùi và tất cả những thứ tôi đã nghĩ tại thời khắc đó. Nhưng tôi không thể nhớ nổi địa danh đó! Hoặc là tôi đọc sai nó. Hoặc ngày tháng bị sai biệt. Khi đó bạn phải nghiên cứu cẩn thận bản đồ chi tiết hoặc viết cho bạn bè để nhắc lại. Sau cùng, bạn hồi phục mọi thứ thành công, chính xác nơi chốn và thời điểm xảy ra. Tôi đã xoay sở như vậy. Nhưng mọi thứ bạn diễn tả, bạn hồi tưởng lại lần nữa: như vậy tim tôi lại bắt đầu nhức nhối. Mình có đủ thời gian để hoàn thành cuốn sách này không? Vasili Shamrai có còn đủ thời gian để đọc nó không? Anh ấy luôn phàn nàn về vấn đề tim mạch: “Như thể có cái dùi đâm xuyên trong đó vậy!”



Tôi không nằm nhiều ở bệnh viện dã chiến tại Novye Sanzhary. Chỉ một tháng. Dây thần kinh vận động hông của tôi không nối lại được và chân tôi vẫn không nhúc nhích được. Một chuyến tàu đưa tôi đến quân y viện ở Pavlovo-on-Oka.



Pavlovo-on-Oka nằm tận sâu trong nội địa nước ta. Tôi được đưa đến một khu có 17 giường bệnh. Một trong số đó dành cho tôi. Người nằm trước đó đã chết sau một cuộc phẫu thuật nghiêm trọng. Dù tin dị đoạn, lúc đó tôi tự bảo mình: “Hai quả đạn pháo chả bao giờ lần lượt bắn trúng cùng một chỗ”. Tôi cũng chắc rằng thật không thể chết bởi vết thương mình đang mang. Đúng vậy, nếu bạn không cố liều mạng!



Giường tôi nằm trong góc. Cạnh là một anh người Azerbaijan tên là Yaroliyev, bị thương vào đầu gối. Cũng có hai người trong khu này là từ sư đoàn tôi, nhưng tôi không có quen với họ. Một đồng đội khác đến từ sư 13 thuộc quân đoàn 32 chúng tôi. Nhưng anh bị thương trước chiến dịch “Hòn đảo tử thần” nên không biết bạn tôi Alex Kolesnikov. Tôi để lại câu chuyện hòn đảo đó vài lần, những đồng đội tôi ngồi yên lặng hàng phút sau mỗi lần như vậy.



Chúng tôi sống cùng nhau như một gia đình, giúp lẫn nhau bằng mọi cách có thể. Chúng tôi giúp nhau ăn, giúp nhau ngồi bô và giúp nhau tập đi. Chúng tôi tốn hàng giờ để ngồi hồi tưởng. Không chỉ có chiến tranh. Thỉnh thoảng, nghe tiếng động chúng tôi gây ra, những y tá kinh hãi bổ vào phòng. Vết thương của tôi thường được băng bởi một cô gái tên là Alla. Cô có mái tóc đỏ rực và đôi mắt xanh to cùng hàng mi như cánh bướm. Tàn nhanh vàng vàng phủ lên gương mặt trắng trẻo. Tay cô trắng, mềm mại và cũng lấm tấm tàn nhang. Cô biết băng của tôi luôn bị tuột. Sáng và tối, cô đến bên giường tôi, giở chăn ra. Phía sau đầu, tôi có thể cảm nhận được gương mặt xinh đẹp của cô quay lại nhìn tôi, tôi sợ rằng cô có thể chú ý thấy sự kích động của mình và sẽ bỏ đi mà không giúp tôi. Tôi nằm bất động, nhưng tim đập mạnh như trống làng. Alla, như thể không nhận thấy gì, chậm rãi băng lại vết thương cho tôi. Rồi cô phủ lại cho tôi, lặng lẽ rời đi.



Sau khi xong, tôi vẫn bất động, không thể nhấc nổi cái đầu nặng nề, váng vất sốt. Nửa giờ sau, tôi quay nằm một bên. Tôi thấy Yaroliyev, thầm thì với tôi: “Ở chỗ cậu, Mansur à, tớ thèm muốn chết ngay. Nhưng cậu vẫn sống. Sao mà cậu cứng quá vậy? Cô ấy là cô gái đẹp nhất, tế nhị nhất. Cô ấy yêu cậu!”



Mọi người trong phòng ghen tỵ vì Alla quan tâm tôi nhiều hơn người khác. Nhưng tôi không dám nhìn cô lấy một cái. Bởi vì vị trí mà tôi bị thương. Tôi ước gì mình bị bắn vào tay, vào chân, hay thậm chí vào đầu. Dĩ nhiên, tôi cảm thấy xấu hổ vì tôi quá nhạy cảm. Tôi sợ ánh mắt của cô gái nhưng đồng thời tôi cũng bị hấp dẫn bởi chúng đến nỗi mà tôi đã khóc trong nỗi tuyệt vọng. Có bao nhiêu giọt nước mắt bí mật đã rơi trong căn phòng đó, khi tôi giấu mặt vào trong gối!





Rồi lại có vấn đề mới. Vết thương của tôi chảy máu trở lại. Thì ra vẫn còn một mảnh đạn nữa. Vài ngày sau, Alla đẩy tôi lên phòng phẫu thuật. Bác sỹ phẫu nhìn thân hình thợ mỏ của tôi và ra lệnh: “Chuẩn bị thuốc tê cột sống!”. Cô y tá bảo tôi cúi gập xuống càng sâu càng tốt. Thấp và thấp hơn nữa! Tôi gập đôi người lại, nhiều nhất mà mình có thể. Họ dùng băng để trói chặt tôi ở vị trí này và đồng thời dùng thân mình họ ép vào tôi, rồi dịu dàng bào tôi đừng vặn vẹo. Thật khó cho tôi khi ngồi ở vị trí như vậy, tôi ước mình có thể duỗi người ra, dù chỉ một lúc ngắn thôi, nhưng những phụ nữ này thật láu cá! Giọng nói dịu dàng của họ – “Anh thương binh à, đây là vì anh thôi mà” – thật sự đã an ủi tôi và tôi sẵn sàng vượt qua mọi thứ. Alla cũng gần đó. Tôi thấy góc áo dài của cô và cả bàn tay cô mà tôi đang xiết chặt. Đáng buồn là cô phải cùng chịu đựng (với tôi)! Tôi nghe có tiếng rắc rắc khi họ chọc một mũi kim lớn vào giữa hai đốt sống lưng tôi và phần thân dưới bắt đầu tê đi.



Tôi nhớ cái cách ở trạm phẫu tiểu đoàn lúc họ lấy một mảnh đạn ra khỏi mông tôi mà không có thuốc tê. Tôi không biết cái nào tệ hơn: lúc đó hay bây giờ? Rồi tôi không còn thấy đau nữa. Nhưng chỗ mũi tiêm xương sống thì đau kinh khủng. Ở trạm phẫu thì tôi không thấy cái mảnh đạn đầu. Còn mảnh này, thì nó trông khá bé. Có thể vì vậy mà nó lặn vào sâu hơn. Tôi nhìn nó rõ ràng: một mảnh kim loại nhỏ gọi là “đạn pháo”. Thật là một thứ lạ lùng: nó được phát minh và chế tạo trong những nhà máy với mục tiêu đơn giản: xé thịt người. Những con người thông thái, văn minh cân nhắc kỹ lưỡng về nó:  thiết kế tốt nhất là gì để có thể đâm xuyên vào sâu hơn? Vâng, hàng triệu năm trước, chúng ta loài người, sống trong hang động và ăn thịt sống từ thú hoang. Giờ đây, chúng ta đã khác biệt nhiều những người tiền sử đó. Trong vài triệu năm chúng ta đã thay đổi chỉ nhiều như vậy. Đó là những gì thượng uý Cận vệ Peter Vasiliyev, bí thư đảng bộ tiểu đoàn, nói với anh em binh sĩ trong ngày cuối cùng của cuộc đời anh. Anh có thể tin rằng trong tương lai chúng ta sẽ tốt hơn. Anh chết với niềm tin này, bị giết bởi một mảnh sắt tương tự, đựơc làm đặc biệt từ bàn tay con người để giết người khác.



Phụ nữ và trẻ em ở Pavlovo-on-Oka đến thăm chúng tôi mỗi tuần, nên chúng tôi không thấy cô đơn. Họ kể chúng tôi nghe về những điều hạnh phúc trong cuộc sống của họ, cũng như những vấn để, những rủi ro. Cha, chồng và con của họ cũng đã hi sinh ngoài chiến trường, hoặc như chúng tôi, nằm trị thương trong những bệnh viện. Chúng tôi cố an ủi họ hết mức. Họ thường mang thứ gì đó đến cho chúng tôi ăn, và biết rằng thân nhân của họ cũng được thăm viếng tương tự như vậy bởi cư dân địa phương ở nơi nào đó. Họ cũng cố tổ chức kết hợp cho chúng tôi. Vài anh lính trong bọn tôi, không thể tiếp tục phục vụ vì lí do sức khoẻ, đã quyết định ở lại Pavlovo-on-Oka. Đó là một thị trấn nhỏ, ấm cúng và sạch sẽ. Có rất nhiều công việc cho mọi người. Nhiều anh đã cưới vợ và sống hạnh phúc ở đó.



Rồi đến một lần, tôi thấy một cô gái trẻ trong số những người đến thăm. Tim tôi như chìm xuống và rung động dữ dội. Khi ngồi trong phòng, cô liếc nhìn tôi vài lần. Tôi nhìn cô và gửi gắm trong ánh mắt rằng cô là người tôi chọn cho cả cuộc đời mình. Dường như cô ấy cũng hiểu và cảm thấy tương tự. Tôi chắc rằng – nếu không, có lẽ trong ngày đó – cô sẽ dứt khoát đến gặp tôi vào lần sau.



Lúc đêm xuống, có một cuộc tranh luận khá nóng giữa các anh em. Trông như cô gái này, với mái tóc nâu đã khuấy động tính hiếu kỳ của mọi người. Bạn cùng phòng tôi bảo rằng đôi mắt xanh của cô còn sâu thẳm hơn cả mắt Alla, thêm vào đó là làn da cô trắng lạ thường và mịn, không sáng chói mà mờ mờ và mềm mại. Tôi nằm đó trong im lặng và ghen tức khi nghe những lời đó. Hai gương mặt hiện lên trong đầu tôi: Alla và cô gái đó. Mình nên chọn ai? Tôi yêu cả hai cô! Tim tôi đập dữ dội và muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Tôi thật khốn khổ! Tôi thấy bình tĩnh một chút khi chợt nhớ rằng mình chưa nói với ai trong số hai cô về tình cảm của mình. Có thể họ chẳng ai thích tôi, thế mà ở đây tôi đang chọn lựa cô nào! “Mi điên thật, Mansur à” tôi tự bảo. Nhưng tuy thế, tôi chỉ có thể ngủ được khi trời rạng sáng.




Alla trông u buồn khi cô vào phòng chúng tôi buổi sáng hôm ấy.  Cô kiểm tra nhiệt độ mỗi người, ghi lại rồi đi ra mà không thèm nhìn tôi. Rồi cô trở lại lần nữa để cột lại băng cho tôi. Cô sắp đi nhưng không thể kiềm lại để nói với tôi rằng một cô gái trong số những người đến thăm đã hỏi tôi là ai, đến từ đâu và đã có gia đình chưa. Alla nhìn thẳng vào mắt tôi. Dường như muốn hỏi điều gì đó. Nhưng tôi nhìn đi chỗ khác. Thế rồi cô lặng lẽ đi ra. Tôi cảm thấy buồn. Tôi đã làm gì để xứng đáng cho tất cả những điều này, ở đây, trong vùng nội địa, trên chiếc giường sạch sẽ này? Tôi thấy có gì đó bùng cháy trong tôi. Còn tệ hơn ở chiến trường! Sao tôi lại gặp Alla trước rồi mới đến cô gái kia? Sao cô ấy không xuất hiện sớm hơn? Cô có thể sẽ là tình yêu đích thật duy nhất của tôi và tôi sẽ không cần thêm ai khác.



Một tuần nữa trôi đi và ngày thăm hỏi lại đến. Dân địa phương mang cho chúng tôi một ít nấm ngâm và trái việt quất. Cùng lúc cô gái tóc nâu bước vào, mắt cô gắn chặt vào tôi. Tôi không biết phải làm gì. Tôi không thể bỏ Alla! Đêm đó cô không phải trực, nhưng vì tôi cô đã có mặt ở đây. Cô gái mới dường như nhẹ nhàng đẩy Alla sang một bên và đến cạnh tôi:



-         “Chào anh Mansur! Tên em là Liudmila. Anh có vui khi gặp lại em không? Em đã nghĩ về anh cả tuần”



Cô ấy trông có chút bồn chồn khi nói với tôi. Tôi không tin vào tai mình! Tôi chỉ biết lắng nghe và chớp mắt  một cách ngu ngốc. Bằng giọng thấp, Liudmila kể cho tôi nghe về cô, về cuộc thị trấn, về con sông. Đầu tôi quay cuồng. Tôi biết được rằng cô ấy làm việc trong bệnh viện, ở phòng hậu cần. Cô đã viết mười đơn xin ra trận, nhưng phải hoàn thành lớp học y tá trước đã. Còn 3 tháng nữa là cô tốt nghiệp. Tôi không muốn cô rời đi. Và kể từ thời điểm đó về sau tôi lo rằng sẽ mất Liudmila! Bạn cùng phòng chùng xuống khi thấy việc gì đã xảy ra. Không ai nghỉ rằng tôi có cơ hội với cô gái ấy.



Bác sỹ quyết định sẽ mổ cho tôi lần thứ ba. Bác sỹ trưởng khoa giải thích: “Chúng tôi phải nối dây thần kinh của cậu lại, nó bị mảnh đạn cắt đứt. Nó sẽ không hoạt động liền được, nhưng cần thế”. Một lần nữa tôi lại được mang đến phòng phẫu thuật. Cả Alla và Liudmila giúp tôi đến đó. Liudmila phải dừng lại ở hành lang. Chào tạm biệt, em nháy mắt và cười với tôi. Còn Alla thì ở lại bên tôi. Một lần nữa tôi lại nhói đau trong tim: “Ai là người mình yêu?”. Rồi một lần nữa, họ trói tôi, đè lên người tôi. Lúc đầu họ không thể tiêm đúng chỗ nên phải chọc kim vào lưng tôi vài lần trước khi phần thân dưới tôi tê đi. Ít lâu sau ảnh hưởng của thuốc hết đi, nhưng cuộc phẫu thuật vẫn còn tiếp tục. Tôi không thể gào lên: Alla đang đứng đầu bàn mổ, còn Liudmila thì ở đợi bên ngoài cửa, thiệt khó khăn cho tôi lúc đó. Bác sỹ còn làm thêm chừng 50 vết khâu nữa. Sau đó mới kết thúc, tôi thấy Liudmila còn ngoài hành lang. Tôi còn đủ sức để nháy mắt với em và đưa ngón cái lên: mọi thứ ổn cả.



Em đến thăm tôi mỗi ngày, và tôi giúp em thực tập. Em băng bó tay, chân, đầu hoặc ngực tôi. Em cười, em đùa, trong khi tôi sẵn lòng đóng vai bệnh nhân cả 24 giờ một ngày.



Có một chút trầm trong quan hệ giữa tôi và bạn chung phòng. “Tớ không thấy Liudmila có gì đặc biệt cả”. “Cô ta không thể làm một người vợ, người mẹ tốt được. Cô ấy đẹp quá”. “Cậu tốn thời gian vào Liudmila, Mansur ạ. Cô ấy nên là vợ một vị tướng. Còn cậu là ai? Một thiếu uý quèn”. Đó, họ nói vậy đó, trừ người bạn nằm cạnh, một tay Azerbaijan. Yaroliyev ghen tỵ với tôi, nhưng cũng vui và tự hào cho tôi. Cậu ấy đưa ngón cái lên chót mũi khoằm, xoè những ngón tay còn lại ra vẫy tới lui, trêu chọc những người còn lại.



Một sỹ quan có tuổi, người thường yên lặng lắng nghe các trận tranh luận, cuối cùng nói: “Anh đã biết là Liudmila và Mansur sẽ thân thiết nhau. Phụ nữ thích đàn ông thật thà và giản dị. Còn các cậu nghĩ các cậu là ai? Máy bay ném bom bổ nhào! Các cậu chỉ tìm cách nhảy vào” cả hội cười ồ với giọng điệu lên lớp của anh. Lúc đó tôi hiểu rằng anh em chỉ đơn giản là là cố quên đi những điều khủng khiếp ở chiến trường. Các câu chuyện mà cánh “Máy bay bổ nhào” nói ra thì toàn bịa ít nhiều, và rằng mỗi người chỉ mơ được gặp tình yêu đích thực của mình. Bằng cách bí ẩn nào đó, tôi biết rằng người trong mộng của tôi còn đợi tôi ở quê nhà. Tôi không biết tên cô. Cũng không biết màu mắt. Nhưng tôi chắc rằng cô đang ở đâu đó đằng ấy. Người duy nhất mà tôi cần là người mà tôi sẽ nhận ra được ngay.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #45 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:17:39 am »



Lúc đó là tháng 4 năm 1944. Trong suốt 5 tháng tôi nằm trong viện, quân ta đã giải phóng hoàn toàn hữu ngạn Ukraine. Chúng ta đang tiến công để giải phóng nốt những vùng còn lại của đất nước. Quân ta đang ép mạnh bọn phát xít và sẽ sớm chiến đấu với chúng ngay trên đất Đức.! “Giờ ai là bí thư đoàn của tiểu đoàn ta nhỉ?” tôi tự hỏi với lòng ghen tỵ. “Ai là người kế tiếp nghe những lời kinh khủng từ chính uỷ: Trung bình một bí thư đoàn chỉ tồn tại từ 1 đến 2,3 trận đánh” không biết bản thân chính uỷ còn sống không? Và ai trong số những đồng đội còn sống”.



Vết thương trên mông tôi đã lành lại, hội đồng y khoa tuyên rằng tôi đã phù hợp cho các hoạt động chiến tranh. Nhưng tôi, một cựu tình nguyện viên, không còn ham quay lại chiến trường. “Tôi đã chán ngấy việc đánh nhau rồi”. Họ mang cho tôi quân phục “Nhanh nào! Có một đoàn tàu chạy ra tiền tuyến trong nửa giờ nữa”. Nhưng lúc đó có một việc không tin được xảy ra: một bạn cùng phòng, cũng được đưa vào danh sách “phù hợp”, mời vị thiếu tá (thành viên trong hội đồng y khoa) đến phòng tôi và nói: “Thiếu uý này bị đứt dây thần kinh vận động trái. Cậu ta không thể tham gia chiến đấu được! Mời anh xem xét”. Vị thiếu tá lệnh cho tôi cưởi đồ ra và xác nhận chân trái của tôi vô dụng, tê bại. Và đó là cách mà vị thiếu tá quân y vô danh nọ đã cứu tôi khỏi một cái chết không thể tránh khỏi. Về cơ bản là chân tôi chả làm được tích sự gì nữa, ngay cả giữ một chiếc ủng.



Sau này, khi Liên Xô tuyên bố chiến tranh với Nhật, tôi, một sỹ quan có kinh nghiệm chiến trường, lại được đưa trong danh sách “phù hợp cho các hoạt động chiến tranh”. Tôi thấy xấu hổ để phản ứng dù rằng chân tôi nó vẫn thế, nó chết hoàn toàn. Tôi ngại rằng mình, một Đảng viên, bị gán cho cái mác hèn nhát. Nhưng rồi một cụ bà, một nhà thần kinh học, tuyên bố trước hội đồng: “Tôi sẽ không cho phép các người gửi người tàn tật này ra mặt trận với một chân bị liệt”. Và thế là tôi lại được cứu khỏi chết lần nữa.



Đã gần hai năm kể từ ngày Nikolai Koniayev, Ivan Vanshin, Victor Karpov và tôi, dù được miễn trừ quân dịch, thế mà lại xoay sở để được tuyển vào huấn luyện. Cũng đã gần hai năm kể từ khi tôi rời Brichmulla đến trường Bộ Binh Tashkent. Chỉ mới hai thôi à? Thế mà tôi thấy như đã sống cả cuộc đời! Chiến đấu trên bốn mặt trận khác nhau: Stalingrad, vòng cung Kursk, Dnieper và Ukraine.



Tôi luôn nhớ ngày tôi được kết nạp Đảng Cộng Sản. Đó là một ngày mùa đông lạnh giá, tháng 11 năm 1942, dưới những cơn bão tuyết liên miên, thảo nguyên Stalingrad trở thành một vũ đài ở đó bước ngoặc của cuộc chiến được định đoạt. Trong chiến hào, anh em binh sỹ bảo nhau một tin đặc biệt: một nhóm cán bộ đảng đến địa đoạn của chúng tôi ở tiền duyên, và giờ mọi người có cơ hội được kết nạp vào VKP. Trong thâm tâm tôi, những gì vinh dự và tốt đẹp nhất trong cuộc đời đều liên quan tới Đảng. Trong tưởng tượng, buổi lễ kết nạp đảng viên gắn liền với hình ảnh của những toà nhà đẹp đẽ, tắm mình trong nắng. Trong khi ở đây, nơi tiền duyên, chỉ là những chiếc hầm đầy bùn ở đầu các chiến hào, chỗ chúng tôi trú thân vào những lúc ngừng bắn ngắn ngủi. Tôi phải thú nhận rằng tôi thấy tiếc vì giấc mơ của mình đã thành hiện thực trong khung cảnh chẳng có chút lãng mạn này. Tuy vậy, trông ra bộ phận chính trị của chúng tôi cũng nhận thấy  cảm giác đó. Một nhóm 3,4 cán bộ, gồm cả một thư ký và một nhiếp ảnh – cũng vũ trang giống như bọn tôi, lựu đạn, SMG, súng lục để sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào, đã làm mọi thứ để tạo không khí vui vẻ, lễ lạc cho cánh lính tiền phương. Mày râu nhẵn nhụi, quân phục đàng hoàng, những người đó làm nổi bật sự xuất hiện của họ, dù sự thật là cuộc sống nơi chiến hào có tệ ra sao, thì cái ngày chúng tôi gia nhập Đảng là rất đáng nhớ. Trong xà cột, túi xách, họ mang theo tất cả các thứ cần thiết, và những giấy tờ đều được làm xong ngay tại chỗ, ngay tại hoả điểm. Họ bận rộn điền vào các mẫu đơn cho chúng tôi và đưa ra một tờ giấy trống để chúng tôi viết đơn xin. “Phải viết thế nào nhỉ?” Chúng tôi hỏi, và cảm thấy chắc phải viết theo một chuẩn mực nào đó. Nhưng người từ bộ phận chính trị nói: “Hãy viết những gì trái tim các bạn nói”. Và mỗi người, quay đi, suy nghĩ. Trái tim chúng tôi mách bảo nhiều điều: Căm thù quân xâm lược; Nỗi đau của trận đánh ngày hôm qua, nơi bạn mất bạn bè; Mong muốn được chiến đấu giải phóng tổ quốc. Và nếu bạn sẵn sàng cho cái chết, thì bạn muốn chết như một người Cộng Sản. Ai đó còn mạnh mẽ cầu chúc tương lai tốt đẹp cho công dân Soviet. Và cuối cùng, chỉ cần viết vài từ nguyên tắc như: “Tôi muốn đứng vào hàng ngũ VKP…”. Đây là cái cách mà hàng triệu lá đơn từ tiền phương đã viết. Anh em trút vào đó những dòng chữ nói rõ tất cả suy nghĩ và cảm nhận của mình.





Trong trường hợp của tôi thì có thêm một điều khác, nó ám ảnh tôi suốt đời: một cảm giác về lương tâm rất mạnh (hoặc tôi có thể nói là ốm yếu không nhỉ?). Tôi cảm thấy hối hận vì mình đã sống sót trên “Hòn Đảo tử thần” trên sông Dnieper, trong khi hầu hết đồng đội đã hi sinh. Và một điều khác. Bằng trực giác tôi biết dù trong tương lai có ra sao, bất cứ ai mà tôi gặp, tôi sẽ không bao giờ tìm được những người bạn thân thiết như những người tôi đã có nơi chiến trường, dưới lửa đạn.



Nhiều năm sau chiến tranh, tôi lái một chiếc xe đi cùng với vợ, vội vã đến nơi nào đó. Ở một chỗ hoang vắng, chúng tôi thấy một con bò vừa mới đẻ. Con nghé còn ướt đẫm và mắt không có hồn. Tự nhiên chúng tôi lái xe quay lại một nông trại gia súc và báo việc đó. Hoá ra con bò đã bị lạc và mọi người cảm ơn chúng tôi rất nồng nhiệt. Một người bảo: “Các bạn thấy đồng chí đây lái một chiếc Zaporozhets [loại xe hơi rẻ nhất sản xuất bởi ngành ô tô Soviet -ND]. Chắc chắn đồng chí là một cựu chiến binh tiền tuyến. Nếu bác ấy có một chiếc Lada [một nhãn hiệu đắt hơn-ND] thì ắt bác chẳng ngại chạy 25km vì vài con bò”. Tôi cảm thấy rất tự hào (đặc biệt khi có vợ tôi hiện diện) rằng sau chừng ấy năm, nhân dân vẫn đánh giá cao cựu chiến binh chúng tôi.



Quan điểm này được chứng minh. Như tôi thấy, những ai từng ở chiến trường cố gìn giữ một phẩm giá đặc biệt nào đó trong cuộc đời còn lại. Đó là một khả năng để hiểu những gì người khác cần, để giúp người khác bởi một cảm giác tình anh em.



Không biết sao tôi lại thấy rằng những người may mắn nhất trong chúng tôi là những ai phục vụ cho đến cuối cuộc chiến, cho đến tận ngày chiến thắng. Không phải là những người đã bị rơi lại giữa chừng trong các trạm phẫu, bệnh viện…



Trước lúc rời viện, tôi xin một vé tàu đi Moscow. Ở thủ đô, những vũng nước mùa tháng Tư lỏng bõng khắp nơi., nhưng mùa xuân của tôi thì vẫn đang chờ tôi quay về nhà. Tôi bổ đến ga Kazan để kịp giờ chuyến tau Tashkent. Nhưng chuyến đó bị huỷ nên tôi đi chuyến khác. Bởi thế nên đích đến của tôi lúc đó lại là Kuibyshev. Tôi đến được thành phố Volga hơn 24 giờ một tý. Sân ga thật đông đúc. Có rất nhiều trẻ em, tất cả chúng trông đói ăn. Tôi mở ba lô ra, bọn trẻ ùa đến quanh tôi như một đàn bồ câu. Các cháu đều gầy gò, chỉ còn da và xương. Những đôi mắt to. Tôi ngạc nhiên khi thấy rất nhiều cháu kiên nhẫn chờ để được chia phần. Và thể là tôi lên tàu Tashkent với cái túi rỗng mà không có lấy một phiếu thực phẩm nào, và nếu không có những hành khách khác chia cho tôi những phần ăn đạm bạc của họ thì chắc 3 ngày trong chuyến hành trình này phải khó khăn nhiều.



Tại Tashkent, tôi lại lên tàu lần nữa để đến thị trấn Chirchik, sau đó tôi dự kiến sẽ vẫy xe đi nhờ đến làng Brichmulla, bên bờ thượng nguồn sông Chatkal, cạnh những ngọn đồi. Gia đình tôi đã chuyển đến đây từ Altai trước chiến tranh không lâu. Cha tôi bảo chúng tôi rằng ông muốn đưa chúng tôi về đây bởi ông muốn “cho chúng tôi ăn táo và nho”. Nơi này nằm cạnh một mỏ quặng thạch tín. Còn ngược dòng lên, trên núi là mỏ Sardagon, nơi khai thác quặng vonfram. Tôi rời gia đình sống ở vùng đó. Bây giờ, mẹ và hai em trai đang đợi tôi, đứa bé nhất mới vừa lên năm. Tôi có thể hình dung ra nó vui thế nào: anh cả về từ chiến trường! Và nó sẽ kể thế nào với bọn trẻ khác trên đường bằng tiếng Nga, tiếng Uzbek, tiếng Tartar và tiếng Tadzhik rằng anh Mansur của nó là một anh hùng, rằng anh Mansur “đã giết hàng trăm hoặc hàng ngàn tên phát xít”



Tôi leo lên một chiếc xe tải, vốn đã nhồi đầy phụ nữ Uzbek và Tadzhik. Họ nhường cho tôi một chỗ gần cabin. Tôi nhìn những bạn đồng hành, họ ngắm lại tôi. Những người phụ nữ tò mò muốn biết về tôi, tôi đi về đâu và gia đình nào đã có người con, người anh trở về từ chiến tranh. “Về Brichmulla” tôi hét lên cái từ yêu dấu của mình và bắt đầu nói chuyện bằng tiếng Uzbek và tiếng Tartar. Những cặp mắt đen của họ mở bừng với sự kinh ngạc. “Ồ ! Đó chính là cậu Mansur!”. Và rồi những phụ nữ Uzbek, Tartar đó lách chách nói như chim ác là, nhớ lại rằng tôi, Nikolai Koniayev, Victor Karpov và Ivan Vanshin, 4 người đã tự nguyện ra trận hai năm về trước. Sau một hồi nói bất tận, cuối cùng một cô gái cũng cho tôi biết là Nikolai Koniayev còn đang trong kỳ phép, chính tướng Cherniakhovski đã cho cậu ta một tháng phép và mang theo một vài chỉ thị đặc biệt, và rằng hiện giờ Nikolai đang còn ở nhà tại Brichmulla. Tôi vui vô cùng khi nghe tin đó, thật quá tốt để tin rằng sự thật. Có thể chăng sau hai năm bôn ba dặm trường, số phận lại cho chúng tôi gặp nhau? Nhưng không!



Chiếc xe tải chạy nhanh về phía trước, làm bốc lên đằng sau một đám mây bụi mịt mùng. Chúng tôi đã vượt qua Khodzhikent, rồi Charvak. Giờ đang chạy qua một vùng đất mỡ màng. Ở đằng kia, thấp bên dưới, là con nước của dòng Chatkal đang réo sôi. Rồi tôi thấy một chiếc xe tải chạy nhanh theo hướng ngược lại. Nó cũng lèn đầy phụ nữ trong các bộ áo váy màu sáng và giữa họ, tôi để ý thấy một dáng người trong quân phục mùa hè. Chúa ơi, đó chính là Nikolai! Hai chiếc xe vượt qua nhau, tôi chỉ có một giây để hét lên: “Nikolai! Mình, Mansur nè” cậu ta cũng nhận ra tôi và hét lên thứ gì đó. Những chiếc xe tải nhanh chóng đưa chúng tôi theo hai hướng khác nhau: tôi về Brichmulla, còn Nikolai quay lại chiến trường. Dù rằng chúng tôi không thể nhìn thấy nhau bởi bụi tung mù, nhưng vẫn vẫy nhau một lúc lâu. Cậu ấy với mũ lưỡi trai trong tay, còn tôi là mũ trận.



Tôi không bao giờ được gặp lại cậu. Tháng 5 năm 1944, khi tôi đã làm việc lại trong mỏ, gia đình Koniayev nhận được giấy báo tử rằng Nikolai đã hi sinh. Tuy nhiên, tôi sẽ tìm thấy ở gia đình người bạn này, một cô gái và là duy nhất, định mệnh của mình: Nadezhda của tôi. Nhưng đây là một câu chuyện khác.



Trong khi đó, tôi đến trình diện tại phòng đăng ký quân sự Bostandykski quen thuộc, nơi gần hai năm trước tôi đã đấm xuống bàn, yêu cầu được ra trận. Dường như giờ đây tôi cũng ngồi vào đúng chiếc ghế đó. Và cũng chính thiếu tá Galkin ấy đối diện với tôi. Anh im lặng nhìn tôi với vẻ tò mò ghê gớm một lúc, rồi sau cùng bảo: “Được rồi, có việc gì!”.



Hết chương 12

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #46 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:18:10 am »


Phần kết


Rất nhanh sau đó, không cần nghỉ ngơi, tôi vui vẻ quay lại mỏ và nhận lại phiếu bánh mì. Cuộc sống rất khó khăn và luôn thiếu thực phẩm. Nên tôi quyết định quay lại về vùng Siberi. Tôi không có bà con hay bạn bè còn lại ở đó, nhưng tôi chắc là tôi có thể sống được, dù chỉ bằng khoai tây, nấm và quả hạch.



Tôi đến thị trấn Kansk tuộc vùng Krasnoyarsk và đề nghị cán bộ Đảng ở địa phương gửi tôi làm việc “càng xa trong rừng càng tốt”. Anh ta vui vẻ cho tôi một công việc trong mỏ Tarakstroi, nơi đó họ bắt đầu khai thác gần đây loại monazite, một khoáng chất hiếm, có chứa đến 20 phần trăm chất phóng xạ Thori.



Là một cựu chiến binh chiến trường, và là một đảng viên, tôi lấy những giấy giới thiệu cần thiết từ đảng bộ địa phương và nhanh chóng đến mỏ. Cạnh những thứ khác, công việc mới của tôi là chỉ đạo khoan và nổ phá đá. “Để giữ cho quần khỏi tụt” như cách nói trong những ngày đó, họ cấp cho tôi 50kg khoai tây và một thùng nấm ngâm. Và cũng tìm cho tôi một phòng nhỏ trong trại.



Tôi phải thực hiện nhiều ca nổ. Đó là một công việc nguy hiểm. Mọi người phải được cảnh báo và cảnh giác luôn. Rồi một lần, lúc ngày làm việc gần kết thúc, tôi có nhiệm vụ đi xuống một hầm lò có triển vọng bằng một thùng gàu. Vấn đề là có một trong số 20 lỗ nổ có vấn đề về thiết bị nổ. Tôi nhanh chóng tìm ra nó. Trông ra thì có một vụ nổ lân cận đã cắt mất một phần mạch an toàn. Một cách tự động, tôi châm ngòi để đốt phần còn lại. Nhưng ngay tức khắc, tôi nhận ra là mình quên ra hiệu cho anh em bên trên kéo tôi lên! Tôi giật mạnh dây nối vào cò búa tín hiệu trên mặt đất, nhưng nó bị đứt ở đâu đó khúc giữa và rớt vào chân tôi: tín hiệu đã không được báo! Bề ngang hố nổ chỉ dài chừng 5m. Vụ nổ chắc chắn sẽ giết tươi tôi! Chỉ nếu tôi có đủ thời gian leo lên chừng 3 mét trên hố nổ thì tôi có thể sống sót! Tôi quyết định dùng một sợi cáp 8mm đang treo đó để vượt qua 3 mét, nhưng tay tôi cứ trơn tuột. Giá mà có một sợi thừng! Trong khi đó, đoạn dây cháy chậm cháy với mức 1cm một giây và khoảng cách đến kíp nổ chỉ còn chừng 30 hoặc 40 cm!



“Ôi chúa ơi” tôi nghĩ “mình đã sống sót qua chiến tranh, nhưng giờ lại bị chết ở đây, tại nhà, Siberi” Tôi gần như không thở được bởi làn khói dày, ngột ngạt của bột dẫn hoả và nhựa đường. Đột nhiên, chiếc thùng gàu mà tôi đang đứng, được kéo lên. Suy nghĩ đầu tiên của tôi là: “Sao chậm thế?”. Nhưng khoảng cách đến hố nổ xa thêm và tôi hi vọng sống sót sau vụ nổ. Chiếc gàu vẫn đi lên, còn tôi thì nguyền rủa mình đã lãng trí, mắt tôi ứa lệ vui mừng. Khi chỉ còn chừng 1,5m đến miệng hầm, tôi nghe một tiếng nổ. Sóng xung kích phóng tôi ra khỏi hầm lò như một viên đạn cối ra khỏi nòng!



Khi tôi có cảm giác trở lại, tôi hỏi anh em – họ trông còn kinh khủng hơn tôi – “Tại sao cách cậu biết đường mà kéo thùng nhỉ?” “Bọn tôi nghĩ là nghe anh hét Vira-a-ah nên chạy tới và bắt đầu kéo lên…” Tôi nhớ hoàn toàn rõ là tôi không hề la “Virah” khi ở dưới đó, 20m dưới mặt đất. Bởi tôi biết là những người thợ mỏ khác, đang ngồi trong lều chứa dụng cụ, dựng lên để tránh cái lạnh âm 30 độ, không thể nghe được.



Sáng hôm sau, tôi bảo một đồng nghiệp, đang bóc đá trong hầm, gào ‘virah” to hết cỡ. Cậu ta hét đến khản giọng, nhưng tôi, ngồi cạnh lều hoặc bên trong, không nghe được chút gì! Cả những thợ mỏ khác cũng vậy ….



Lúc đó, mỏ tôi làm việc được điều hành bởi NKVD [tiền thân của KGB]. Những người phạm tội làm công tác đào mỏ. Là quản đốc, tôi không có rắc rối gì với họ. Rồi một lần, khi ngày làm việc mới bắt đầu, vài người thợ mỏ bảo tôi rằng tôi đang nguy hiểm tính mạng. Mạng tôi hình như vừa bị “mất” khi chơi bài [bọn tội phạm chơi đặt bằng mạng sống của một ai, người thua phải làm sát nhân]. Giờ thì không an toàn cho tôi vào khu làm việc. Tôi thấy vừa sợ vừa bực bội “Mình làm gì với chúng nhỉ?” Và rồi tôi có một lựa chọn để thực hiện: hoặc là tôi tránh không ra khu vực bọn tội phạm làm việc, điều này thực sự có nghĩa là mất việc; hoặc tiếp tục như thường, không để ý tới những đe doạ và che dấu nỗi sợ. Tôi biết bọn tội phạm thích “vui” với những ông “sếp” tự do; cố đe doạ họ bằng những nỗi sợ khác nhau bao gồm cả cái thứ bài “thua cuộc” này. Tuy vậy, chúng tôi không thể nói ra lúc nào chúng đùa và lúc nào chúng nguy hiểm. Là cựu chiến binh, điều tôi sợ hơn tất cả là thành mục tiêu chế nhạo hoặc ai đó có thể xem tôi là một thứ hèn nhát. Tôi mời thượng sỹ Kozlov, trưởng đội bảo vệ an ninh NKVD đến văn phòng và cho anh biết rằng bọn tội phạm đe doạ tôi, giải thích cho anh rằng tôi phải tiếp tục công việc và giám sát chúng làm. Tôi yêu cầu anh thông báo cho đội của mình, vũ trang bằng SMG, luôn nhìn thấy tôi trong tầm mắt khi tôi ở giữa đám tội phạm.



Một giờ sau, tôi bận rộn kiểm tra công việc của chúng. Mọi người bọn chúng, chừng 24 tuổi,  đều có một cái cuốc chim, một chiếc búa tạ, một chiếc xà beng hoặc một cái rìu. Tôi để ý nhìn thấy các vệ binh ở mọi góc, sẵn sàng bắn bất kỳ giây nào từ bốn phía. Khi tôi đi ra khỏi khu đó, lưng tôi đẫm mồ hôi, nhưng tôi vẫn còn sống. Vừa khi tôi ngồi trong văn phòng, thì nghe tiếng kẻng kêu, đó là tín hiệu báo động. Tôi vọt ra và thấy một tên tội phạm đang tìm cách trốn. Đó là tên chịu trách nhiệm giết tôi. Tôi chạy đến sau một vệ binh đang định nhả đạn hạ hắn. Tôi ngừng anh lại và nhanh chóng bảo anh đưa súng. Tôi ngắm thấp xuống. Một tiếng nổ ngắn và hắn ngã xuống đất. Anh em chạy tới chỗ hắn và tôi giúp buộc garô trên đầu gối hắn. Chúng tôi cảm ơn nhau vì đã cứu mạng nhau.





Sau 18 năm làm việc trong điều kiện như vậy, một căn bệnh tim đã buộc tôi rời vị trí giám đốc một mỏ quặng và khu chế biến. Năm 1963, tôi trải qua một ca mổ tim và sau đó cho đến tận ngày nghỉ hưu, tôi có vài công việc toàn là việc nhẹ. Thật đáng ngạc nhiên là với vết thương nghiêm trọng và mổ tim, mỗi cái làm tôi bị vô hiệu một phần cơ thể, thì tôi lại sống để mừng ngày sinh nhật thứ 81 của mình. Trong khi những người tôi quen hoặc đồng nghiệp có sức khoẻ tốt hơn thì đã chết.



Năm 1946 tôi cưới em gái của người bạn thân Nikolai Koniyaev, người cùng tôi tình nguyện ra trận và đã hi sinh trong chiến đấu. Chúng tôi có 03 người con, chúng giờ cũng thành ông thành bà cả rồi. Cùng với Nadezhda tôi có năm cháu nội ngoại và 5 cháu cố.



Nhìn lại cuộc đời mình, phần lớn trong đó là cảnh bần hàn, đói kém và chiến tranh, tôi không hối tiếc gì. Tuy nhiên, dù những khó khăn và mất mát, tôi có thể nói là tôi đã làm tròn bổn phận của mình. Số mệnh đã định rằng tôi sống sót trong chiến tranh, khi rất rất nhiều đồng đội và bạn bè thời niên thiếu đã hi sinh trên chiến trường. Kỷ niệm về họ luôn trong tim tôi và trong quyển sách này, bạn đang có trước mặt.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #47 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:19:10 am »

PHỤ LỤC 1. SƯ ĐOÀN 293 BỘ BINH

Ko giống như những chiến binh thời cổ, phần lớn binh lính 2 phe trong các cuộc Đại chiến thế giới vào trận mà chỉ được bảo vệ bởi quân phục và áo khoác vải. Tuy nhiên điều đó ko có nghĩa là khi hành quân hoặc trên mặt trận họ ko phải mang theo nhiều kg kim loại. Thay vì những bộ áo giáp, giờ đây họ phải mang những vũ khí cộng đồng, 1 số trong đó thậm chí phải tháo rời để vận chuyển. 1 ví dụ được biết đến nhiều nhất trong các loại vũ khí kiểu này là súng máy hạng nặng. Những người lính phải mang cái giá kềnh càng cùng bản thân khẩu súng, thường còn kèm thêm 1 túi nước làm mát nòng súng to tướng nữa. Ko tính trọng lượng nước, 1 khẩu súng máy Maxim chưa lắp đạn nặng 20.3kg, đây là vũ khí cơ bản của Hồng quân. Thế nhưng nói đến những chuyên gia cử tạ thực sự phải kể đến các chi đội súng cối cấp tiểu đoàn.

Giống như xe tăng, súng cối hiện đại xuất hiện lần đầu trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Súng cối được sáng tạo bởi 1 người có liên hệ ko nhiều với công việc nhà binh, Wilfred Stokes, giám đốc điều hành 1 công ty sản xuất bơm, van và các thiết bị dẫn khí. Đầu tiên đạn cho cối chỉ là những quả lựu đạn thông thường chưa có hình dáng khí động học. Tuy nhiên trong thời gian giữa 2 cuộc đại chiến, súng cối đã có bước phát triển lớn. Đạn được gắn cánh đuôi, được làm thành hình giọt nước và đặc biệt là có thêm kíp nổ. Chúng trở thành vũ khí bộ binh quan trọng trong WW2.

Trong giai đoạn 1942 - 1943 Hồng quân sử dụng 3 kiểu súng cối chủ yếu là cối cấp đại đội, cấp tiểu đoàn và cấp trung đoàn. Loại cuối cùng (cối 120mm cấp trung đoàn) là 1 vũ khí có hiệu quả cao khiến cho quân Đức đến năm 43 cũng copy lại. Thậm chí khi đã tách thành từng phần loại súng này vẫn quá nặng để mang vác bằng tay, vì vậy người ta phải gắn thêm bánh xe vào để có thể kéo bằng xe hoặc ngựa. Cối cấp đại đội (50mm) là loại nhẹ nhất, chỉ có 14kg. Tuy nhiên loại cối này ko hiệu quả lắm, đạn của nó chỉ nặng 922g và mang được có 90g thuốc nổ. Giữa 2 loại trên, kết hợp giữa đạn mạnh và khả năng vận chuyển bằng mang vác là cối cấp tiểu đoàn (82mm), loại vũ khí mà Mansur Abdulin là pháo thủ số 2. Đây là loại cối được sản xuất tại Liên Xô theo mẫu súng cối của Stoke (81mm) thu được trong cuộc xung đột biên giới với Trung Quốc năm 1929. Đạn của nó nặng 3.31kg với 400g thuốc nổ, khi nổ sẽ tạo ra 400 - 600 mảnh đạn có khả năng sát thương trong vòng 6m. Loại cối này đặc biệt hiệu quả khi bộ binh đang tấn công mà bất ngờ gặp phải hỏa điểm súng máy. Súng máy đã chứng minh hiệu quả to lớn của nó nên mỗi tiểu đội bộ binh đều có 1 súng máy hạng nhẹ (các đơn vị xe tăng và bộ binh cơ giới Đức có tới 2 khẩu mỗi tiểu đội). Mỗi khẩu súng máy như vậy có thể chặn đứng cuộc tấn công của cả 1 đại đội thậm chí 1 tiểu đoàn nhưng nếu có 1 khẩu cối 82mm gần đó có thể dễ dàng làm chúng câm họng. Khi tấn công các vị trí phòng ngự súng cối cũng có thể dùng để pháo kích quân địch núp dưới hầm hố hoặc sau công sự, nơi ko thể bắn được bằng súng máy.

Tuy nhẹ hơn pháo nhưng trọng lượng của súng cối vẫn là vấn đề thực sự cho những người lính phải mang vác chúng. Cối 82mm Soviet Model 1937 trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu nặng 56kg và khi phải di chuyển sẽ được chia làm 3 phần: nòng, đế và giá súng. Phần thứ nhất nặng 19kg, phần thứ hai 22kg và phần thứ ba 20kg. Ngoài các bộ phận của bản thân khẩu cối, các pháo thủ còn phải mang thêm đạn, mỗi thùng đạn 3 viên nặng 12kg. Cũng phải luôn nhớ rằng đó là những phần phải mang thêm ngoài số trang bị tiêu chuẩn của 1 người lính: tư trang, đồ ăn, mặt nạ phòng độc, súng cá nhân và đạn. Trong băng giá mùa đông hoặc cái nóng mùa hè những người lính cối thường phải mang vác nặng hành quân hàng tá km mỗi ngày. Chúng ta nên nhớ rằng phần lớn binh sĩ cả 2 bên Đức và Soviet ko nằm trong các đơn vị tăng hay cơ giới mà là những bộ binh và phải di chuyển bằng chân. 1 trong các đơn vị bộ binh như thế là Sư đoàn Bộ binh 293, nơi Abdullin phục vụ.

Lịch sử Sư 293 Bộ binh bắt đầu vào năm 1941, tại thị trấn Sumy, trận đánh đầu tiên của nó diễn ra tại Ukraine trong những ngày bất hạnh tháng 9/1941 khi Kiev bị những cỗ xe tăng của Guderian tấn công. Tập đoàn quân 40 với Sư 293 trong đội hình đã thất bại trong cố gắng ngăn cản bước tiến của đoàn thiết giáp Nazi, may mắn thay Sư đoàn đã ko rơi vào bẫy là 1 cái túi lớn do các mũi tấn công của quân Đức tạo ra. Thoát khỏi vòng vây, Sư đoàn rút lui về nơi phát tích của mình là Sumy và đến tháng 11 thì chuyển tới khu vực Kursk, vượt qua vùng Prokhorovka mà ko gặp trở ngại gì, đây chính là nơi vào năm 1943 sẽ diễn ra những trận đấu tăng ác liệt.

Mùa đông 1941 - 1942 Sư đoàn chia ra đóng gần Kursk và trên thực tế ko tham gia vào các cuộc phản công lớn của quân đội Soviet gần Leningrad, Moscow và Kharkov. Mùa xuân năm 1942 Sư đoàn được phối thuộc vào Tập đoàn quân 21 và chiến đấu trong đội hình Tập đoàn quân gần 1 năm, được nhận danh hiệu Cận vệ. Trong trận thảm bại khi mặt trận Kharkov vỡ tháng 5/1942, Sư đoàn bảo vệ 1 đoạn chiến tuyến tương đối yên tĩnh. Ngày 30/6 quân Đức tiến hành Chiến dịch Blau nhằm mục tiêu chiếm Caucasus và sông Volga. Tập đoàn quân 21 bước vào những trận đánh ác liệt, kết quả là toàn bộ đội hình Tập đoàn quân gồm 4 sư đoàn bị bao vây. Tuy nhiên thật kỳ diệu là Sư 293 đã thoát được và 1 lần nữa ko bị tiêu diệt. Tập đoàn quân sau đó cũng vượt được sông Đông rồi tiếp tục rút về phía đông, sau đó được chuyển cho Phương diện quân Stalingrad đưa về hậu tuyến để phục hồi và bổ sung quân số. Sư đoàn được tái tổ chức tại Buzuluk, 1 đầu mối đường sắt lớn ở Nam Ural.

Tình trạng Sư đoàn như thế nào trước khi bị ném vào 1 trong những chiến dịch quyết định của WW2, Trận Stalingrad? Trong 3 tháng rời xa mặt trận, Sư 293 đã được bổ sung đầy đủ nhân lực gồm tân binh, hạ sĩ quan và sĩ quan. Vào ngày 24/10/1942 khi quá trình tái tổ chức hoàn tất, Sư đoàn đã có quân số 10420 người so với quân số chuẩn của 1 Sư đoàn là 10868. Thành phần dân tộc của các binh sĩ phản ánh sự đa dạng sắc tộc trong Liên bang Soviet. Người Nga chiếm gần 1 nửa (4523 người), các dân tộc Slav (Nga, Ukraine và Byelorusia) có tổng cộng 5748 người. Ngoài ra còn có 269 người Do Thái, 3 người từ các nước cộng hòa vùng Baltic và 1 người Chesnia. Còn lại là người đến từ vùng Trung Á, phần lớn trong số đó là người Kazakh với 2280 người. Chỉ có 1/3 binh lính và sĩ quan dưới 25 tuổi. Nhóm tuổi lớn nhất - chiếm hơn 1 nửa quân số - có tuổi đời từ 25 đến 40. Ảnh hưởng của các Đảng viên ko lớn như mọi người vẫn nghĩ, chỉ có 2/3 sĩ quan Sư 293 là Đảng viên hoặc Đoàn viên Komsomol, tỷ lệ này ở binh sĩ là dưới 20%.

Vào thời điểm năm 1942, trang bị của 1 sư đoàn Hồng quân khác nhiều so với 1 sư đoàn Đức. Trước đó vào tháng 7/1941, 1 sư đoàn bộ binh Soviet còn được trang bị nhẹ hơn vì như vậy dễ quản lý hơn. Mỗi sư đoàn có 1 trung đoàn pháo trong đội hình với 12 lựu pháo hạng nhẹ 122mm và 20 pháo 76.2mm cấp sư đoàn. Để so sánh, 1 sư đoàn bộ binh Đức có tới 36 lựu pháo hạng nhẹ 105mm và 12 lựu pháo hạng nặng 150mm. Sự khác biệt này được giải thích bởi thực tế là 1 trong các nguyên tắc cơ bản của chiến lược quân sự Soviet là tập trung pháo hạng nặng (từ 152mm trở lên) dưới quyền điều động của chỉ huy cấp cao nhất, nhờ đó có thể sử dụng chúng cho những đòn đánh quyết định. Để chống lại xe tăng đối phương Sư đoàn cũng có trong đội hình Tiểu đoàn chống tăng 331 trang bị 12 pháo chống tăng 45mm và 36 súng trường chống tăng 14.5mm. Thông thường việc di chuyển pháo được tiến hành bằng ngựa nhưng số ngựa luôn luôn thiếu. Số lượng chính thức cần có là 1800 con nhưng trong thực tế Sư đoàn chỉ có được 1016 con. Ngoài ra Sư đoàn còn có gần 100 xe ô tô.

Lực lượng chiến đấu chính của 1 sư đoàn bộ binh Soviet là 3 trung đoàn bộ binh, Mansur Abdullin đã bước vào trận chiến từ 1 trong các trung đoàn như vậy. Vào ngày 10/11/1942, theo hồ sơ Trung đoàn 1034 Bộ binh của ông có 2130 người, ít hơn 1 chút so với quân số chuẩn là 2532 người. Trung đoàn có những vũ khí sau: 1655 súng trường, 222 PPSh (loại tiểu liên do Shpagin thiết kế, đạn 7.62mm, băng đạn tròn 71 viên), 52 súng máy hạng nhẹ, 20 súng máy hạng nặng Maxim (đạn 7.62mm), 2 súng máy phòng ko 12.7mm, 54 súng trường chống tăng 14.5mm, 4 pháo cấp trung đoàn 76.2mm, 6 pháo chống tăng 45mm, 6 súng phun lửa chống tăng, 6 cối cấp trung đoàn 120mm, 27 cối cấp đại đội 50mm và 27 cối cấp tiểu đoàn 82mm. Abdulin thuộc 1 trong các kíp pháo thủ của loại vũ khí cuối cùng kể trên. Vào thời điểm tham chiến trung đoàn đã thực sự có được đầy đủ sức mạnh.

Sư 293 Bộ binh đã có những cuộc chạm trán đầu tiên với quân địch vào đầu tháng 11/1942. Trận đánh kịch tính nhất diễn ra vào ngày 14/11 khi toàn bộ đội hình Sư đoàn được lệnh tham chiến. M. Abdulin đã mô tả lại sự khủng khiếp và ác liệt của trận đánh ngày hôm đó nhưng chúng tôi cho rằng đó chỉ là ấn tượng của 1 người lính trẻ còn chưa có kinh nghiệm chiến trường. Theo báo cáo của Sư đoàn, thương vong của Trung đoàn 1034 trong ngày 14/11 như sau: số chết tại chỗ hoặc sau khi bị thương là 8 sĩ quan, 27 hạ sĩ quan, 71 binh lính; số bị thương hoặc bị sức ép là 15 sĩ quan, 39 hạ sĩ quan và 223 binh lính. Tổng thương vong, cả chết lẫn bị thương, của trung đoàn chiếm khoảng 20% quân số theo danh sách ban đầu. Toàn Sư đoàn mất 1183 người trong khoảng từ 10 - 20/11, vào ngày 10/11 danh sách quân số là 9274 người, đến ngày 20/11 là 8069 người.

Theo kế hoạch hành động của chỉ huy cấp cao, Sư đoàn nằm trong lực lượng dự bị của Tập đoàn quân 21 được giao 1 nhiệm vụ ko ai thèm muốn là tạo 1 mấu lồi đâm sâu vào quân Đức trong vòng vây và sau đó là ngăn quân Đức phá vỡ nó. Sau những trận đánh ác liệt với đối phương là những chiến binh kỳ cựu của các Sư đoàn Xe tăng 14 và 16 Đức, lực lượng của Sư 293 teo lại dần nhưng họ ko được tăng cường. Ngày 1/12/1942, theo hồ sơ Sư đoàn còn 6113 người; đến 10/12 còn 4142 người; ngày 20/12 sau khi được bổ sung khoảng 500 người quân số Sư đoàn là 3797 người. Khoảng 2/3 sĩ quan và binh lính Sư đoàn đã chết hoặc bị thương, nhiều nhất là trong khoảng thời gian từ 1 - 10/12 khi quân Đức cố gắng chọc thủng vòng vây. Tập đoàn quân 21 dàn quân ở phía tây vòng vây nằm trên tuyến đường vượt thoát ngắn nhất đã phải hứng chịu đòn đánh mạnh nhất. Trong 10 ngày đó Sư 293 Bộ binh mất, cả chết lẫn bị thương, khoảng 1/3 quân số (2102 người): 60 sĩ quan, 140 hạ sĩ quan và 315 binh lính chết; 8 hạ sĩ quan và 39 binh lính mất tích; số còn lại bị thương.

Tại khu vực Stalingrad các chỉ huy Soviet đã lần đầu tiên thành công trong cố gắng tổ chức bao vây quy mô lớn lực lượng địch. Tập đoàn quân 21 nói chung và Sư 293 nói riêng đã góp phần quan trọng trong chiến dịch khi đẩy lùi các đơn vị cơ giới Đức. Những hành động anh hùng của Sư đoàn đã được những người có trách nhiệm đánh giá xứng đáng: sau trận Stalingrad Sư đoàn được nhận danh hiệu Cận vệ, tức là gia nhập vào lực lượng ưu tú của quân đội Soviet. Các đơn vị Cận vệ Nga có hệ thống số thứ tự riêng, vì vậy Sư đoàn đổi tên thành Sư đoàn Bộ binh Cận vệ 66. Các đơn vị của nó cũng đổi tên: Trung đoàn 1034 của Abdulin trở thành Trung đoàn 193 Cận vệ. Ngay vẻ bề ngoài 1 lính Cận vệ đã khác với các đơn vị thường với huy hiệu tương tự như 1 chiếc huân chương đính trên đồng phục. Những dấu hiệu tương tự cũng được sơn lên trang thiết bị của họ. Theo cách này những người lính chứng tỏ mình là tinh hoa của Hồng quân. Thiết thực hơn, trở thành Cận vệ có nghĩa là được nhận được những trang bị tốt hơn và có thêm quân số cũng như vũ khí. Thí dụ 1 trung đoàn pháo của sư bộ binh Cận vệ có 24 pháo 76.2mm so với thông thường là 20. Quân số tiêu chuẩn của 1 trung đoàn bộ binh Cận vệ là 2713 người, trang bị 1006 súng trường, 788 súng trường tự động và 344 tiểu liên.

Trong thời gian chiến dịch tạm ngừng vào mùa xuân và đầu hè 1943, khi cả 2 bên ko tiến hành những cuộc tấn công quy mô lớn nào mà chỉ chuẩn bị cho những trận chiến quyết định sắp tới, Sư 293 được tái tổ chức. Ngày 10/7/1943, khi Trung đoàn 193 Cận vệ của Abdulin đụng độ với đối phương, Trung đoàn đã được bổ sung đủ người và trang bị. Chỉ có 1 ngoại lệ là súng trường tự động: thay vì 788 khẩu trung đoàn chỉ có 295 khẩu. Súng trường tự động khó sản xuất và là 1 vũ khí đắt đỏ trong khi Liên Xô còn đang thiếu nhiều thứ cho 1 cuộc chiến tranh tổng lực. Để thay thế cho nó người ta cấp thêm tiểu liên PPSh, thay vì 344 khẩu như tiêu chuẩn Trung đoàn 193 Cận vệ được cấp tới 680 khẩu. Trung đoàn cũng có 161 súng máy hạng nhẹ và 53 súng máy hạng nặng. Vũ khí chính của của bộ binh 2 phe trong các cuộc thế chiến, súng trường, cũng thiếu, chỉ có 610 khẩu so với 1006 khẩu theo yêu cầu, còn ít hơn cả tiểu liên. Việc thiếu súng trường này có nguyên nhân trực tiếp từ việc thiếu binh lính. Trong khi số sĩ quan của Trung đoàn vượt quá số cần thiết thì số hạ sĩ quan chỉ có 701 người so với yêu cầu là 770, số binh lính là 1321 người thay vì tiêu chuẩn là 1748.

Pháo binh trung đoàn thì vẫn như cũ: 4 pháo 76.2mm cấp trung đoàn, 12 pháo 45mm, 8 cối hạng nặng 120mm, 27 cối 82mm và 18 cối 50mm. Tuy nhiên, chúng tôi ko thể tượng tượng rằng lên cấp Cận vệ có nghĩa là trung đoàn lập tức được chuyển sang dùng xe tải Studebaker. Ngựa vẫn được giữ lại để vận chuyển như trước, Trung đoàn có 6 xe ngựa kéo và 234 con ngựa (so với số tiêu chuẩn là 363). Ô tô thường được dùng để kéo cối 120mm. Các vũ khí nặng khác như pháo 45mm và 76.2mm được kéo bởi 4 con ngựa mỗi khẩu, 2 loại cối cỡ nhỏ hơn được các pháo thủ của chúng mang vác.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #48 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:19:26 am »

Vào thời điểm bắt đầu trận đánh tại vòng cung Kursk, Sư 66 Cận vệ là 1 bộ phận của Tập đoàn quân 5 thuộc Phương diện quân Steppe, lực lượng dự bị cỡ lớn trong chiến dịch quan trọng này. Vào lúc này Hồng quân đã quay trở lại biên chế quân đoàn, cấp tổ chức đã bị bãi bỏ vào năm 1941: 1 quân đoàn - chẳng hạn như Quân đoàn 32 Bộ binh Cận vệ - là cấp giữa sư đoàn và tập đoàn quân trong các mắt xích tổ chức chỉ huy.

Trong giai đoạn phòng ngự của trận Kursk Quân đoàn 32 Bộ binh Cận vệ triển khai tại 1 đoạn chiến tuyến tương đối yên tĩnh đối diện với điểm tiếp giáp giữa 2 Quân đoàn Thiết giáp SS là 48 và 2. Cuối cùng đến khi Sư 66 Bộ binh Cận vệ tham chiến thì các chỉ huy quân Đức đã thay đổi kế hoạch đánh thẳng vào Kursk theo tuyến đường ngắn nhất, tức là qua Oboyan, thay vào đó là chuyển sang tập trung đánh vào 2 cánh, trước hết là đánh vào Prokhorovka. Kết quả là thương vong của Sư 66 Cận vệ phòng thủ Oboyan ko quá nặng. Ngày 10/7 có 8744 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính trong danh sách Sư đoàn, đến 20/7 còn 6931 người. Số tăng cường trong giai đoạn này ko nhiều: 62 người trở lại sau thời gian trị thương tại bệnh viện, 17 người (trong đó có 10 sĩ quan) được thiên chuyển đến từ Quân đoàn và Tập đoàn quân nhưng cũng có 4 sĩ quan chuyển lên cấp Tập đoàn quân và vì nhiều lỗi khác nhau 2 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 5 binh lính bị tống vào tiểu đoàn trừng giới. Thương vong cả chết, bị thương và mất tích của Sư đoàn tổng cộng là 1879 người.

Tiếp sau giai đoạn phòng ngự là chiến dịch phản công của Trận đánh Vòng cung Kursk, chiến dịch này đã dẫn tới việc giải phóng vùng tả ngạn Ukraine, tức là vùng đất của Liên bang Soviet nằm trên bờ trái sông Dnieper. Sau 1 cuộc tiến quân đến kiệt sức vượt qua 350km, nhiều lần đụng độ ác liệt với những đơn vị Đức tuy đã bị hao hụt nhưng vẫn còn sức chiến đấu, Tập đoàn quân 5 Cận vệ đã đến được sông Dnieper. Sư 66 Bộ binh Cận vệ mặc dù thiệt hại nặng nề sau 10 tuần lễ đánh nhau liên tục nhưng vẫn còn sức chiến đấu, tuy nhiên các binh sĩ đã rất kiệt sức. Chỉ còn chưa đầy 4000 người trong số gần 7000 người trước trận Kursk còn sống sót tới được bờ sông.

Trận đánh vượt sông Dnieper, 1 trong những con sông lớn nhất Châu Âu, là 1 chiến dịch rất khó khăn. Bờ tây cao và dốc, vì vậy từ đó dễ dàng quan sát mọi chuyển động bên phía bờ đông. Tuy nhiên, quân Nga đã chiếm giữ được tới 2 tá đầu cầu, ko phải tất cả các đầu cầu đó sau này đều được sử dụng. Trong tất cả các Tập đoàn quân của Phương diện quân Ukraine 2 (tên mới của Phương diện quân Steppe sau khi đến được sông Dnieper), chỉ có Tập đoàn quân 37 thiết lập được 1 đầu cầu có khả năng mở rộng sau đó. Các đầu cầu ở gần Kremenchug do các Tập đoàn quân 4, 5 Cận vệ và Tập đoàn quân 52 của Phương diện quân tạo ra ko có triển vọng. Thiệt hại của Sư 66 Bộ binh Cận vệ trong trận đánh vượt sông Dnieper ko quá cao nhưng cũng là đáng kể nếu so sánh với tổng quân số Sư đoàn lúc đó. Ngày 29/9/1943 quân số Sư đoàn là 3965 người, đến ngày 19/10 là 4160, quân số tăng thêm là do trong khoảng thời gian 20 ngày đó lực lượng tăng cường gồm tổng cộng 1041 người đã tới. Cũng trong khoảng thời gian đó thiệt hại, cả chết và bị thương, là 821 người. Trong 3 tuần chiến đấu đó riêng Trung đoàn 193 Bộ binh Cận vệ có 3 sĩ quan, 5 hạ sĩ quan và 30 lính chết; số bị thương là 18 sĩ quan, 40 hạ sĩ quan và 220 lính; 2 sĩ quan và 4 lính cũng được liệt vào danh sách "mất tích". Trong lúc đó, đầu cầu qua sông Dnieper đã được mở rộng và đạt chiều sâu tới 90km. Đánh giá kết quả, chúng tôi phải nhắc lại rằng lực lượng Soviet, bao gồm cả Tập đoàn quân mà Sư 66 Cận vệ nằm trong đội hình, thường phải đối mặt với các quân đoàn xe tăng Đức. Đầu cầu này đã đóng vai trò quyết định trong mùa đông năm 1944 khi 1 trong 2 mũi tấn công nhằm bao vây quân Đức gần Korsun - Shevchenkovski đã xuất phát từ đây.

Trong giai đoạn quyết định của trận vượt sông Dnieper, ngày 9/10/1943 Sư đoàn chỉ có 3756 người thay vì quân số tiêu chuẩn là 10596 người. Quân số Trung đoàn 193 Bộ binh thì chỉ còn 609 thay vì 2713 người theo quy định. Thực tế là trung đoàn đã biến thành 1 tiểu đoàn với 1 nửa quân số là sĩ quan và hạ sĩ quan: trong tổng số 609 người còn lại, 141 người là sĩ quan, 172 người là hạ sĩ quan và chỉ có 296 lính. Loại vũ khí chiếm số lượng vượt trội trong các đơn vị "toàn sĩ quan và hạ sĩ quan" này là SMG. Có tất cả 240 súng trường, 259 PPSh, 26 súng trường tự động, 7 súng máy hạng nhẹ và 4 súng máy hạng nặng. Pháo binh gồm có 4 pháo 76.2mm cấp trung đoàn, 4 pháo 45mm, 7 cối 120mm và 3 cối 82mm. Như chúng ta thấy, pháo binh tham chiến ở vị trí ngay sau bộ binh nên cũng mất 1 số lượng đáng kể khí tài. Cũng may là theo các ghi chép trung đoàn pháo của sư đoàn vẫn còn gần như nguyên vẹn. Vào ngày 9/10/1943 nó được trang bị 11 lựu pháo 122mm và 17 pháo 76.2mm. Để so sánh, tại Kursk vào ngày 10/7 trung đoàn pháo có 12 lựu pháo và 24 pháo. Số lượng pháo thủ còn khả năng phục vụ cũng tốt hơn các trung đoàn bộ binh nhiều. Nếu 1 trung đoàn bộ binh chỉ còn 20% quân số còn chiến đấu được thì trung đoàn pháo còn tới 65%. Các đơn vị vẫn còn phải dựa nhiều vào ngựa: có tới 703 con ngựa cùng với 7 xe con, 114 xe tải và 4 xe đặc chủng (xe thông tin). Trong số đó Trung đoàn 193 Bộ binh Cận vệ có 202 ngựa và 8 xe tải.

Sư đoàn Bộ binh Cận vệ 66 là 1 đơn vị Hồng quân điển hình trong giai đoạn giữa 1943 và 1945. Các sư đoàn Soviet thường xuyên thiếu quân số đến mức tuyệt vọng, trong khi đó số lượng vũ khí nặng lại rất gần với trang bị tiêu chuẩn. Nếu khảo sát 1 sư đoàn điển hình vào năm 1943, ta có thể thấy đội hình của nó bị cô đặc lại chỉ còn 1/3 so với mức tiêu chuẩn, số sĩ quan và hạ sĩ quan chiếm tỷ lệ lớn, được trang bị 1 số lượng lớn vũ khí tự động và được yểm trợ bởi 1 quả đấm pháo binh mạnh. Phần lớn các hạ sĩ quan trưởng thành từ những người lính kiên cường và tháo vát, vì vậy 1 trung sĩ cũng có thể rất thường xuyên làm những việc như 1 người lính thường. Sư đoàn giành thắng lợi ko phải bằng cách xua những đợt sóng người vô tận về phía trước để dìm quân địch trong máu của chính mình mà bằng những hành động đầy kinh nghiệm của những sĩ quan và hạ sĩ quan được chuẩn bị tốt với sự yểm trợ đáng tin cậy của pháo binh. Theo cách đó Sư đoàn tiến về phía trước cùng các đơn vị khác của Quân đoàn 5 Cận vệ. Tốc độ tiến quân của họ là khá cao nếu tính đến việc họ phải di chuyển bằng chân, tấn công các đô thị lớn như Poltava và Kremenchug, vượt các con sông như Vorskla và Psel. Trong vòng 28 ngày của tháng 9 Quân đoàn 5 Cận vệ đã vượt gần 200km, lội qua những dòng sông và đẩy lùi những đợt phản công bất tận của xe tăng và bộ binh Đức.

Các sư đoàn bộ binh chiếm 80% số lượng các sư đoàn Hồng quân. Tuy vậy trong giai đoạn cuối chiến tranh, khi quân đội Soviet tung ra hàng loạt cuộc tấn công nhằm mục tiêu tối hậu là tiêu diệt hoàn toàn phát xít Đức, danh tiếng của lực lượng bộ binh bị lu mờ trước các đơn vị thiết giáp. Các sư đoàn bộ binh dù vậy vẫn là nền tảng cho thành công của các quân đoàn và tập đoàn quân xe tăng. Nhiệm vụ của họ là tiêu diệt những "cái túi" quân địch đã bị các đơn vị thiết giáp Soviet bao vây. Tác giả cuốn hồi ký này đã trải qua 1 quãng đường khổng lồ để trở thành 1 bộ binh tiền tuyến kỳ cựu, trải dài từ sông Volga đến miền đất bên dòng Dnieper. Trong nhiều trường hợp tiểu đoàn của ông đã phải đối mặt với sức mạnh ghê gớm của lực lượng thiết giáp Đức. Đó là 1 bước ngoặt mà 1 người lính bộ binh phải trải qua: chặn đứng các đơn vị xe tăng địch để các quân đoàn và tập đoàn quân xe tăng Soviet thọc sườn quân Đức, bao vây từng đơn vị lớn của chúng. Những trạn ác chiến dẫn tới thương vong cao, thực tế Sư đoàn đã thay hoàn toàn quân số nhiều lần. Tuy nhiên, số lượng thương vong đôi khi khác với những lời kể của Abdulin. Những chương hấp dẫn nhất của cuốn hồi ký này là những sự kiện khủng khiếp hằn sâu trong tâm trí tác giả trong quá trình tham chiến, gây cho ông ấn tượng về thương vong nặng nề trong suốt quá trình phục vụ trong quân ngũ. Tác giả cũng có vẻ phóng đại số lượng và tần suất được tăng cường. Tuy nhiên, đó chỉ là những thiếu sót nhỏ ko thể tránh trong trí nhớ mỗi người, ko làm giảm ý nghĩa cuốn hồi ký này, 1 lời chứng vô giá của 1 người lính bình thường đã gần như hàng ngày đối mặt với cái chết nơi tiền tuyến và đã sống sót qua những trận chiến lớn nhất của Đại chiến Thế giới lần thứ 2.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #49 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:22:15 am »

PHỤ LỤC 2. STALINGRAD, KURSK VÀ DNIEPER


Stalingrad và Kursk là những thành phố được nhiều người biết đến cả ở bên ngoài nước Nga. Chúng liên quan đến 2 trận đánh được xem là bước ngoặt của Đại chiến Thế giới lần thứ 2. Tên của chúng vang động mạnh trong trái tim cả người Nga và người Đức, củng cố niềm tin vào chiến thắng cho người Nga và gióng lên hồi chuông báo động cùng cảm giác bất an vào tương lai cho người Đức.

Binh lính Đức xuất hiện gần Stalingrad bởi sự thay đổi cơ bản trong các kế hoạch của Hitler. Nếu trong năm 1941 mục tiêu chính của hắn là thủ đô Soviet thì mục tiêu của chiến dịch mùa hè năm 1942 là dầu của Caucasus và tuyến vận chuyển chính của nước Nga: sông Volga. Stalingrad nối với miền nam Nga bằng nhiều con đường và nó là mục tiêu tự nhiên cho bất kỳ đội quân nào muốn tiến đến biển Caspian. Nó cũng là con đường thuận lợi nhất để tới sông Volga. 1 phần khác là thành phố cũng là 1 trung tâm công nghiệp quan trọng sản xuất trang thiết bị cho Hồng quân. Nhà máy Máy kéo Stalingrad là nhà máy duy nhất trong cả nước được lắp đặt dây chuyền sản xuất xe tăng T34 ngay từ trước chiến tranh và chưa từng phải trải qua giai đoạn di tản hỗn loạn. Trong thành phố còn có 1 nhà máy sản xuất pháo, 1 trong những nhà máy lâu đời nhất nước Nga. Dưới chế độ Soviet nhà máy được đổi tên là "Chiến Luỹ", sản xuất các loại pháo cỡ nòng tới 203 - 280mm. 1 lý do nữa ngoài tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược là đánh vào Stalingrad sẽ mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng. Thành phố được đặt tên để vinh danh người đứng đầu Liên bang Soviet, việc chiếm được nó sẽ gây hiệu ứng tâm lý mạnh, làm nản lòng hàng triệu công dân Soviet. Stalin sẽ phải mất mặt nếu rút quân khỏi thành phố mang tên ông. Stalingrad là nơi ông đã từng chiến đấu trong Nội chiến Nga, "Người bảo vệ Tsaritsin" (tên thành phố trước năm 1919) là 1 trong những huyền thoại của chế độ mới: các bộ phim, bài viết và sách vở kể về nó, tất cả đều nhằm mục đích ca ngợi vai trò của "Lãnh tụ".

Dù sao, quân đội Soviet cũng ko thể bảo vệ thành phố khỏi sự chết chóc và tàn phá. Vào lúc máy bay Đức bắt đầu đánh bom Stalingrad và những tiếng súng đầu tiên của trận chiến đường phố vang lên, nhân dân vẫn chưa được sơ tán. Các nhà máy vẫn tiếp tục sản xuất máy móc thiết bị cho đến khi chiến trận lan tới tận phân xưởng. Những chiếc T34 cuối cùng xung trận chỉ ít phút sau khi được các công nhân Nhà máy Máy kéo lắp ráp xong. Quân tiếp viện cho lực lượng bảo vệ thành phố phải vượt qua con sông lớn nhất Châu Âu trên những chiếc sà lan và thuyền, dưới làn đạn pháo và những cuộc ko kích của quân thù, lao vào trận chiến ngay khi vào đến bờ.

Trong khi chiến sự ác liệt bùng nổ khắp trong và xung quanh Stalingrad, các chỉ huy Soviet đã lập kế hoạch tổ chức 1 chiến dịch bao vây các đơn vị của Tập đoàn quân 6 và Tập đoàn quân Xe tăng 4 Đức khi chúng đang bị mắc trong các trận chiến đường phố. Mũi tiến công của địch hướng về phía sông Volga bị kéo căng trên 1 khoảng cách khổng lồ lên tới 800km. Thiếu các sư đoàn quân Đức buộc các chỉ huy phát xít phải dùng các tập đoàn quân Romania và Italy để bảo vệ các cánh, những đơn vị này thiếu kinh nghiệm và kém huấn luyện hơn quân Đức rất nhiều. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các đơn vị thiết giáp thọc sâu để cắt đứt và bao vây quân địch trong và xung quanh Stalingrad. Các chỉ huy Soviet dự định thử sức với quân Đức, sử dụng 1 chiến thuật vốn là hòn đá tảng trong tư tưởng quân sự Đức. Trên các bình nguyên sông Don và Volga, người Nga cố gắng tái hiện trận Cannae lịch sử: vận động với mục tiêu quyết định là bao vây quân địch, tên thường được biết đến của chiến thuật này là Blitzkrieg. Cho đến trước đó chỉ có quân Nga là nạn nhân của "chiến thuật Cannae" này (Cannae là nơi diễn ra chiến thắng của Hannibal trước quân La Mã đông gấp nhiều lần năm 216 trước Công nguyên, 1 trận đánh bao vây điển hình, dùng 1 khối quân chống lại quân địch bị chia cắt), kết cục là hàng loạt những cái túi gần các thành phố và thị trấn như Minsk, Kiev, Viazma, Briansk và Kharkov. Chiến dịch được thực hiện bởi lực lượng của 3 Phương diện quân: Tây Nam, Don và Stalingrad. Vào thời điểm trước chiến dịch các Phương diện quân này bao gồm: 71 sư bộ binh, 15 lữ đoàn bộ binh, 3 lữ đoàn bộ binh cơ giới, 8 sư kỵ binh được biên chế thành 3 quân đoàn kỵ binh, 4 quân đoàn xe tăng, 14 lữ đoàn tăng và 4 trung đoàn tăng. 1808 máy bay lãnh trách nhiệm yểm trợ đường ko (chỉ có 1349 chiếc trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu). Dù vậy, ko ai có thể nói rằng quân Nga vượt trội đối phương. Hồng quân chỉ hơn quân địch 1,2 lần về người, 1,3 lần về xe tăng và 1,3 lần về máy bay, chỉ có pháo binh là mạnh hơn gần 2 lần. A.M.Vasiliyevski, 1 trong những chỉ huy xuất sắc nhất của quân đội Soviet, đã lập kế hoạch cho toàn bộ chiến dịch. Kế hoạch của ông là các quân đoàn tăng sẽ hội quân gần thị trấn Kalach trên sông Don. Kỵ binh, loại quân tương đương với bộ binh cơ giới Đức, sẽ tấn công nhiều mũi thọc sâu để thiết lập những cụm vây vành ngoài đẩy 2 tập đoàn quân địch trong vòng vây càng xa nhau càng tốt. Cuối cùng các sư đoàn bộ binh thiết lập chiến tuyến đối mặt với quân địch đã bị vây trong cái túi, nhờ đó quân Đức sẽ ko thể chọc thủng vòng vây trở về với lực lượng chính của chúng. Đó cũng là mục tiêu của Tập đoàn quân 21 có tiểu đoàn của M.G.Abdulin trong đội hình.

Chiến dịch mở màn ngày 19/11 bằng 1 trận pháo phủ đầu dài 80 phút và phát triển thuận lợi. Ngay ngày 23/11 Quân đoàn 4 Cơ giới của Phương diện quân Stalingrad đã hội quân được với các quân đoàn tăng số 4 và số 26 của Phương diện quân Tây Nam, gần 330.000 quân địch đã bị vây trong cái túi. Nỗ lực tiếp vận bằng đường ko và sau đó là phá vây kết hợp với 1 cuộc tấn công từ bên ngoài của quân Đức thất bại. Ngày 2/2/1943, Thống chế Von Paulus của Tập đoàn quân 6 buộc phải ra hàng, 91.000 binh sĩ dưới quyền ông ta trở thành tù binh. Thảm bại tại Stalingrad đã làm sụp đổ kế hoạch tấn công Caucasus, với nhiều người, nó là biểu hiện rõ ràng cho thấy người Đức đang thất bại. Tuy nhiên, quân đội Đức vẫn duy trì được khả năng mở các cuộc tấn công mạnh mẽ. Bước tiến của quân đội Soviet trong chiến dịch đông xuân 1942 - 1943 đã phải dừng lại gần Kharkov bởi 1 cuộc phản công của Quân đoàn 2 SS Thiết giáp - đơn vị vừa mới tham chiến. Sau đó mặt trận yên ắng 1 thời gian.

Sau thất bại Stalingrad, Bộ chỉ huy tối cao Đức quyết định báo thù bằng cách mở 1 chiến dịch quy mô lớn bao vây lực lượng Soviet tại mấu lồi Kursk, mấu lồi này xuất hiện do kết quả của cuộc tiến công thắng lợi trong mùa đông 1943. Theo kế hoạch các quân đoàn xe tăng của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm và Cụm Tập đoàn quân Nam sẽ vòng qua mấu lồi từ phía bắc và phía nam để cắt 1 lực lượng lớn quân Nga thuộc các Phương diện quân Voronezh và Trung tâm. Chiến dịch mang bí danh "Citadel". Tuy nhiên, vào lúc đó quân Đức cũng đã bắt đầu hết hơi sau 2 năm ko ngừng đánh nhau ác liệt trên Mặt trận phía Đông. Tập đoàn quân 9 của Walter Model phụ trách mũi tấn công từ phía bắc mấu lồi là 1 đơn vị đã rất kiệt sức. Lực lượng của viên Thống chế này đã phòng thủ thành công mấu lồi Rzhev trên con đường tiến thẳng đến Moscow trong suốt 1 năm, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công ồ ạt của quân Soviet. Tháng 5/1943, Model đã thuyết phục được Hitler lùi chiến dịch đến tháng 7 để có thời gian tăng cường đầy đủ sức mạnh cho các sư đoàn của ông ta. 1 lý do nữa khiến cuộc tấn công bắt đầu chậm lại là để chờ các loại xe tăng mới đến nơi: tăng nặng Tiger và tăng hạng trung Panther, chiến dịch sắp tới chính là cuộc thử lửa đầu tiên của chúng.

Các chỉ huy Soviet có được những thông tin tình báo khá chính xác về kế hoạch của người Đức, rút kinh nghiệm từ trận đánh Kharkov ko thành trước đó, đã quyết định đương đầu với quân Đức trên 1 trận địa đã được chuẩn bị sẵn, bào mòn dần các đơn vị thiết giáp Đức và sau đó phản công. Trong vài tháng mặt trận Xô - Đức trở nên yên tĩnh, chỉ đôi khi bị phá vỡ bởi những đụng độ lẻ tẻ mang tính trinh sát, chỉ có ko quân 2 bên là hoạt động mạnh để phá hoại các tuyến vận tải và thông tin của đối phương. Ở cả 2 phía của mấu lồi, các lãnh đạo Soviet chuẩn bị 1 tuyến phòng ngự gồm nhiều lớp, bố trí có chiều sâu và lập những đơn vị dự bị lớn để chống đỡ bất kỳ mũi thọc sâu bất ngờ nào. Ko đủ thông tin về hướng tấn công chính xác của mũi tấn công từ phía nam mấu lồi nên tại khu vực thuộc trách nhiệm của Phương diện quân Voronezh này, việc phòng thủ phải bố trí dàn trải với 3 Tập đoàn quân: 40, 6 Cận vệ và 7 Cận vệ. Đó là do thực tế địa hình phía nam Kursk rất bằng phẳng, 67% chiến tuyến tức khoảng 164km rất phù hợp cho các cuộc tiến công của tăng - thiết giáp. Cuối cùng 1 khu vực mà 1 trong 3 tập đoàn quân đó bố trí, Tập đoàn quân 6 Cận vệ, đã nhận đòn đánh chính của Tập đoàn quân Xe tăng 4 Đức do tướng Hoth chỉ huy. Cùng lúc đó, 1 phần của Tập đoàn quân 7 Cận vệ cũng phải chống lại lực lượng bổ trợ của Cụm Tập đoàn quân "Kempf". Tập đoàn quân 40, đơn vị mạnh nhất, thì lại ko hề bị tấn công.

Chiến dịch Citadel mở màn vào chiều ngày 4/7 khi quân Đức chiếm 1 loạt vị trí có lợi ở phía nam vòng cung, từ đó chúng có thể dùng pháo bắn thẳng vào các vị trí Hồng quân. Sáng 5/7, cuộc tấn công dữ dội bằng xe tăng được ko quân yểm trợ ồ ạt bắt đầu đánh vào các vị trí của Phương diện quân Trung tâm và Phương diện quân Voronezh. Do lực lượng của Phương diện quân Voronezh bố trí ko dày đặc lắm nên tuyến phòng ngự tại khu vực của Sư 6 Cận vệ bị chọc thủng và Ban Chỉ huy Phương diện quân buộc phải tung lực lượng dự bị của mình vào trận: Tập đoàn quân Xe tăng 1 và 1 số đơn vị của Tập đoàn quân 40. Ngay sau đó mũi thọc sâu của các Quân đoàn Thiết giáp 48 và 2 SS Đức đã buộc các tướng lĩnh Soviet phải sử dụng lực lượng dự bị chiến lược của họ: Tập đoàn quân 5 Cận vệ và Tập đoàn quân Xe tăng 5 Cận vệ, tất cả khoảng 100.000 người. Họ được lệnh chặn bước tiến của Quân đoàn Thiết giáp 2 SS tại khu vực Prokhorovka và Oboyan. Tại Prokhorovka, Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 5 phản công vào Sư 1 Thiết giáp SS "Grenadier Leibstandarte Adolf Hitler" dẫn tới 1 trận đấu tăng ác liệt chưa từng thấy. Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 5 đã đánh vào điểm tiếp giáp giữa Quân đoàn 2 Thiết giáp SS và Quân đoàn 48 Thiết giáp. Gần bờ sông Psel, cánh trái của Tập đoàn quân ko có lực lượng thiết giáp nào đã đụng độ với Sư đoàn SS "Totenkopf" có 13 xe tăng Tiger. Cánh phải của Tập đoàn quân Cận vệ 5 thuộc khu vực trách nhiệm của Quân đoàn 32 Bộ binh Cận vệ thì may mắn hơn. Các đơn vị của Quân đoàn này đã cùng với 1 số chiến xa của Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 1 phản công vào Quân đoàn Thiết giáp 48 Đức khi chúng đã mất hầu hết số tăng Tiger và Panther. Đó là lúc Sư 66 Bộ binh Cận vệ, đơn vị trực thuộc Quân đoàn 32, của M.G.Abdulin tham chiến.

Việc các lực lượng dự bị rất mạnh tham chiến đồng thời với việc Chiến dịch sông Mius bắt đầu ở phía nam Mặt trận Phía Đông và quân Đồng minh đổ bộ vào Italy đã buộc lãnh đạo Đức dừng chiến dịch Citadel. Lực lượng tấn công chính của Tập đoàn quân 4 Xe tăng - Quân đoàn Thiết giáp 2 SS - di chuyển đến sông Mius; Sư đoàn "Đại Đức" thiện chiến được phái đến vòng cung Oriol để giải cứu lực lượng của Model. Tuy nhiên, các tướng lĩnh Đức đã ko thể ngăn chặn các chiến dịch tấn công được tổ chức đồng loạt của Hồng quân. Đầu tháng 8, được tăng cường sau những trận đánh phòng thủ đẫm máu, Phương diện quân Voronezh trở lại tham chiến, dẫn đầu là Tập đoàn quân Cận vệ 5. Cuộc chiến để tới được Belgorod - Kharkov từ tháng 5/1942 đến mùa đông năm 1943 đã khiến quân Nga phải trả giá rất đắt nhưng cuối cùng cũng thành công. Chiếm được Kharkov, Hồng quân đã có thể bắt đầu giải phóng vùng Tả ngạn Ukraine tương đối dễ dàng.

Cuối tháng 9/1943, quân đội Soviet tiến tới bờ sông Dnieper. Đó là 1 trong những con sông lớn nhất Châu Âu với chiều rộng lên tới 4km. Bờ phải, tức bờ tây, dốc và cao tạo thành 1 chướng ngại vật ghê gớm cho quân Nga đồng thời ngăn họ quan sát các vị trí phòng thủ của quân Đức. 1 yếu tố có thể giúp những người lính tiến lên là sự hiện diện của nhiều hòn đảo nhỏ đủ hình thù giữa dòng cho họ cơ hội vượt sông thành 2 giai đoạn. Các chỉ huy Soviet quyết định thử tung 1 số lượng lớn các trận đánh vượt sông ngay trong quá trình hành tiến, dùng bất cứ phương tiện gì có thể để chiếm lấy càng nhiều đầu cầu càng tốt. Kế hoạch này có lợi điểm là chỉ huy quân Đức sẽ bị mất phương hướng, ko thể xác định vị trí nào cuối cùng sẽ được sử dụng làm bàn đạp cho 1 cuộc tiến công quan trọng. Nó cũng tạo cơ hội tìm ra điểm yếu nhất trên tuyến phòng ngự Đức và quân Nga có thể đợi đến sát nút để tung 1 lực lượng lớn vào đó. Cũng có những lý do thô thiển hơn để quân Nga lựa chọn chiến lược kỳ cục này: chúng ta nên nhớ là các đơn vị Hồng quân, phần lớn là các trung đoàn bộ binh hành quân bằng chân, đã tiến thẳng đến Dnieper với tốc độ rất cao. Ví dụ các đơn vị của Phương diện quân Steppe đã vượt trung bình 9km/ngày, đó quả là 1 cuộc hành quân hết tốc lực, những chiến binh đi qua những đường sá, cầu cống bị tàn phá và việc tiếp phẩm cho họ là cực kỳ khó khăn. Các trang thiết bị của công binh cũng bị rớt lại phía sau, đặc biệt là phà tự hành cỡ lớn. Tình trạng thường xuyên diễn ra trong toàn quân là: sẵn sàng đánh vượt sông mà chỉ có 3 chiếc phà, ko đủ làm 1 chiếc cầu phao bình thường mà chỉ có thể làm 1 đoạn cầu.

Ngày 30/9/1943, quân đội Soviet đã chiếm được 23 đầu cầu qua sông Dnieper và 2 qua phụ lưu của nó là sông Pripiat. Tại khu vực của Phương diện quân Steppe nơi có Sư 66 Cận vệ của Abdulin, 1 đầu cầu có khả năng phát triển cao đã được Tập đoàn quân 37 thiết lập phía nam Kremenchug. Đến 10/10 nó đã được mở rộng ra 35km và sâu 6 - 12km. Việc tiếp vận được tiến hành qua 2 cầu phao và 4 chiếc xà lan. Các đầu cầu do các tập đoàn quân khác tạo ra được quyết định bỏ, các lực lượng chính di chuyển tới đầu cầu nam Kremenchug, do đó Tập đoàn quân Cận vệ 5 trong đó có Sư 66 Bộ binh Cận vệ đã vượt sang bờ phải và tham gia vào trận đánh mở rộng đầu cầu. Từ đầu cầu này, 1 chiến dịch được trông đợi sẽ bắt đầu vào mùa đông 1944. Như vậy nỗ lực của người Đức dự định ngăn chặn những người lính Soviet bằng chướng ngại vật là con sông ghê gớm này đã ko thành công.
Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM