Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:53:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chặng đường Đỏ từ Stalingrad-hồi ức của 1 người lính Tartar Xô viết  (Đọc 41020 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #30 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 09:56:13 am »



Có năm cô y tá trẻ đến cùng với lực lượng bổ sung. Sau khi tốt nghiệp ở trường, họ qua một khoá huấn luyện y khoa ngắn và được gửi ra trận. Với tư cách là bí thư chi bộ đại đội, tôi có trách nhiệm gặp họ để lấy thông tin đăng ký. Tôi biết đựơc tên và quê quán của họ. Galia đến từ Penza, Tonia từ Riazan, Zina ở Tiumen và Shura là người Novosibirsk. Nhưng trên thẻ đoàn viên Komsomol của Shura lại ghi là Matriona. Tôi yêu cầu giải thích. Cô ta trân tráo trả lời:



-         “Không phải việc của anh”.



Vài người có mặt ở đó cười rộ lên, nhưng tôi tò mò hỏi lại lần nữa:



-         “Này đồng hương, tôi cũng là người vùng Kemerovo đấy, hãy nói cho tôi biết vì sao nào?”.



Cô đáp lại với kiểu như cũ:



-         “Anh bị cái gì vậy? Trên giấy tờ tên tôi là Matriona, nhưng tôi muốn mọi người gọi tôi là Shura, đó là biệt hiệu của tôi. Thủng chưa, đồng hương?”



Kể từ sau lần gặp đầu tiên đó, tôi vẫn chào cô y tá là “Shura”, nhưng khi nói nhỏ hoặc thì thầm vào tai em, tôi gọi em là “Matriona” và em dường như không phiền mấy. Dù khá thấp, nhưng Shura dễ dàng mang theo chiếc túi cứu thương lớn với dấu thập đỏ trên đó. Và em cũng có – không như những cô y tá khác – một khả năng đặc biệt: giữa ban ngày ban mặt, em có thể bò lên chỗ người lính bị thương nằm ngay trên khu phân tuyến và cứu anh ta trước mũi bọn Đức! Chúng tôi chỉ có thể giúp Shura bằng hoả lực súng máy và cối mà thôi. Trước khi bò lên, em thường tìm hiểu kỹ địa thế, chọn một lối an toàn nhất dựa vào những khe, rảnh be bé trên mặt đất. Sau đó, Shura cột chặt túi cứu thương vào chân, không hề phải ngẩng đầu lên để xác định hướng, bò đến chỗ anh lính bị thương, mà không bị địch quan sát được. Shura toàn mò mẫm bò đi! Làm thế nào để có thể nhớ nỗi một đoạn đường gấp khúc dài cả trăm mét? Ngay cả những tay lính kỳ cựu cũng không thể hiểu nổi! Chính bản thân Matriona cũng không thể giải thích được:



-         “Như thế nào à? Em cũng không biết nữa! Nhưng em chưa bao giờ lạc trong rừng rậm” em nói.



Vài bận anh em cố cản Shura làm điều đó:



-         “Đừng vậy nữa! Ngoài đó trống trải! Bọn Frizt có thể nhìn thấy và bắn chết em đó!”



Nhưng em luôn bướng bỉnh từ chối:



-         “Em không thể để thương binh nằm đó đến tối được”



Rồi đến một ngày, sau một trận đánh ngắn, một lần nữa quân ta ép được kẻ địch lùi về phía tây, Matriona, đang chạy cạnh tôi, bị trúng một viên đạn địch. Em ngã xuống, hai tay áp chặt vào vết thương nghiêm trọng, nó nằm đâu đó phía dưới dạ dày. Tôi biết nơi em bị trúng đạn và rụt rè đề nghị:



-         “Anh băng vết thương cho em nhé”



Cơn đau rất ghê gớm, nhưng em thẳng thừng từ chối, dù hiểu rằng, với sự hướng dẫn của em, tôi có thể băng lại vết thương và cầm máu.



-         “Anh nên đi tìm một đứa nào trong số bọn em”



Tôi nghĩ rằng Shura xấu hổ trước mặt tôi, nên vội chạy đi tìm những y tá khác, nhưng không thành. Rồi chợt thấy cánh thông tin đang triển khai nối dây, tôi chạy đến và giải thích mọi việc. Ngay lập tức, họ nối máy đến sở chỉ huy trung đoàn. Tôi nói chuyện với Đại uý Yegorov, trung đoàn phó phụ trách chính trị. Anh hứa sẽ cho Sviatnenko, đại đội trưởng đại đội quân y sẽ đến giúp cô y tá bị thương và chuyển em về trạm phẫu tiểu đoàn. Với cảm giác khuây khoả, tôi trở lại tiến công cùng đồng đội. Khi trận đánh kết thúc, tôi gọi về sở chỉ huy trung đoàn, được biết Matriona đã được đưa ra khỏi chiến trường, rằng cô ấy ổn và cô gửi đến tôi lời chào thân mến.



Đến năm 1980, tôi có dịp đến Tashkent và ở đó với vài người bạn thời chiến tranh. Tôi hỏi thăm xem Matriona có liên lạc gì với ai trong số các cựu binh bọn tôi không. Và được biết có vài người có trao đổi thư từ với Matriona, cô hiện đang số tại Novosibirsk, đã lập gia đình, có 03 con và 02 cháu. Tôi hỏi được địa chỉ và gửi thư cho cô. Cô trả lời, kể tôi rằng rốt cuộc thì vết thương của cô cũng được băng bởi một người đàn ông, Vladimir Sviatnenko, chỉ huy của đơn vị quân y.




Một anh lính cối bọn tôi, Aleksei Yanson muốn gia nhập Đảng Cộng Sản. Tôi phụ trách mảng giấy tờ nên thấy những dòng sau:



- “Sinh năm 1906, Aleksei Ivanovich Yanson là con của một Kulak [địa chủ]. Tốt nghiệp học viện Kỹ thuật Lâm nghiệp với bằng Ph.D vào năm 1932. Aleksei giữ chức trưởng khoa tại trường Đại học kỹ thuật lâm nghiệp Krasnoyarsk, đã có vợ và hai con. Tự nguyện xin ra trận, dù đựơc miễn trừ quân dịch”



Là bí thư chi bộ đại đội, tôi phải lưu ý với đại uý Cận vệ Yegorov, chính uỷ trung đoàn, về điểm “con nhà Kulak”. Anh bảo tôi rằng điều đó chả có vấn đề gì cả. Đúng trình tự, Aleksei Yanson được biểu quyết nhất trí trở thành đảng viên mới.



 Khi ấy tôi còn trẻ và ngờ nghệch, tôi cho rằng nếu một ai tốt nghiệp ở một học viện thì ắt phải là một viện sỹ hàm lâm. Rồi mọi người trong đại đội cũng nhắc đến Yanson với kiểu như vậy. Rất nhanh sau đó, chàng “viện sỹ” của chúng tôi đã chứng tỏ rằng anh xứng đáng với biệt danh đó.



Vào một ngày, bọn Đức bất ngờ mở một trận đánh với xe tăng. Tiểu đoàn tôi bị tấn công bởi chừng hai tá xe tăng cùng với lính bộ binh tháp tùng. Các đại đội súng trường và các xạ thủ súng máy kìm được bọn lính bộ, nhưng tăng địch vẫn tiến lên. Mà khốn khổ là cánh chống tăng vẫn còn đang ỳ ạch mò lên từ phía sau để tới các vị trí bắn mới với đống trang bị nặng nề của họ. Thế là Yanson đề nghị chúng tôi nổ cối vào bọn tăng đang tiến đến. Đúng ra là mảnh cối chả ăn thua gì với vỏ thép xe tăng, nhưng không còn cách nào khác!



Chúng tôi khai hoả một loạt và điều kỳ diệu đã xảy ra: tăng địch bỏ đội hình tấn công và bắt đầu rút lui! Vài quả đạn đã rơi trúng tăng Đức và sức nổ của nó đã làm bọn lính lái tăng lùng bùng. Cái hiệu ứng của hoả lực chúng tôi, lúc đó, là hiệu ứng tâm lý, điều mà chàng “viện sỹ” mong đợi. Bọn Phát xít xuống tinh thần và quay lui, còn chúng tôi có thêm được thời gian.



Bọn Frizt nhanh chóng nhận ra sai lầm của mình, nhưng bấy giờ thì pháo ta đã xuất hiện và thiết lập xong súng ống, chuẩn bị hành động. Họ không phải đợi lâu. Vâng! Vẫn những chiếc tăng đó tấn công tiểu đoàn tôi lần nữa, chúng tràn lên nhanh hơn lúc trước. Chúng tôi nổ cối vào chúng để dụ quân địch rằng quân Nga ở đây không có súng chống tăng. Bọn tăng Nazi tiến lên ào ào, tin rằng sẽ không gì có thể đẩy lùi được cuộc tấn công của chúng. Ai mà sợ cối chứ?! Nhưng đột nhiên một chiếc tăng bốc cháy. Rồi chiếc thứ hai, chiếc thứ ba. Sau cùng chỉ có 5,6 chiếc trong số bọn chúng xoay sở trốn thoát, trong khi có chừng 18 chiếc bị hạ, cảm ơn “viện sỹ” mưu trí của chúng tôi.




Quân ta tạo áp lực rất nặng lên bọn Đức, nhưng chúng vẫn rút lui một cách có tổ chức và cố phục kích chúng ta với khả năng tốt nhất có thể. Để làm việc đó, chúng thường dùng những chiếc tăng đặt ngầm dưới đất. Chỉ có thể nhìn thấy tháp pháo nhô lên trên mặt đất, và bắn vào ta bằng đại bác và đại liên trên xe. Rất khó để diệt nhưng lô cốt như vậy.



Rồi một hôm, trinh sát trung đoàn về báo cáo với tiểu đoàn trưởng Kartoshenko rằng hai kilomet phía trước không có địch. Họ cũng báo với sở chỉ huy trung đoàn tình hình như vậy. Thế là các đơn vị chúng tôi được lệnh tiến lên phía trước. Vì phải băng qua vùng địa thế rậm rạp nên chúng tôi hành quân theo đội hình hàng dọc. Ngay lúc trời vừa chạng vạng tối, đột nhiên, chúng tôi nhận thấy mình đang ngay dưới hoả lực tầm ngắn của địch, từ mọi hướng. Đó chính là những chiếc tăng đựơc nguỵ trang khéo léo! Mọi người nằm rạp xuống, như những con chuột chũi, bắt đầu đào hầm. Nhưng hoả lực địch mãnh liệt đến nỗi nhiều lính bộ binh không có đủ thời gian để đào được một hố cá nhân và bị giết ngay. Còn những ai có thể ẩn thân được thì không thể ló ra nhìn được, ngay cả chỉ để biết việc gì đang diễn ra, chỉ cần bạn giơ ngón tay lên, bạn sẽ bị mất nó ngay! Tôi choáng váng bởi ý nghĩ: “Việc gì nếu mình chỉ còn lại một mình?”. Quân Đức đã hành động rất tốt: chúng lùa quân ta vào một cái bẫy được chuẩn bị chu đáo. Khi trời tối hẳn thì quân địch ngừng bắn. Nhưng chúng tôi không tin vào sự yên lặng đó, và không đủ can đảm để can thiệp. Thực ra, quân Đức có thể đã đi khá lâu rồi để chuẩn bị một cái bẫy chuột tương tự ở đâu đó phía trước chúng tôi…



Dù bị như vậy, quân ta vẫn dồn lên, mở con đường tiến lên phía trước bằng mọi giá, liên tục nhận những đại đội mới từ hậu phương lên. Những đơn vị của chúng tôi được bổ sung người cứ mỗi 3 hoặc 4 ngày. Những bộ binh tuyến đầu như tôi, những “lính cựu”, không bao giờ bực bội trước nhưng sai lầm và những thất bại không bào chữa được. Chúng tôi cũng không bao giờ đổ lỗi cho ai. Tôi cũng không có gì để nói về tình trạng này. Chiến tranh là chiến tranh.



Đôi khi tôi nghĩ rằng chúng ta không thể chiến thắng cuộc chiến dễ sợ đó nếu chúng ta sa lầy vào những nguyên tắc. Có những lúc mà một hành động dường như điên rồ, vô nghĩa lại giúp quân lính được những điều kỳ diệu: nhưng điều này có lẽ vô hiệu trong hoành cảnh thông thường.



Tôi nhớ có một ngày, hoả lực quân Đức mạnh mẽ một cách khác thường, rồi có vài tin tức không thể tin nổi lan khắp chiến hào. Sau khi chọn cẩn thận thời điểm, tôi nhô đầu lên để tự quan sát. Trông kìa! Ban tham mưu trung đoàn, dẫn đầu bởi Bilaonov, Yegorov và Tukhru,như thể đang chú tâm vào bài thuyết minh, đi lên dưới làn đạn! Bên cạnh Bilaonov – vẫn còn dùng nạng, và đầu còn băng bó – là Nikolai Korsunov đang vội vã cho kịp bước chân vị chỉ huy. Còn bên cạnh Yegorov, tôi có thể thấy thượng sỹ Nosov! Họ có bùa à? Bấy giờ tôi cảm thấy xấu hổ vì đã nấp trốn, thiếu tinh thần để vùng lên tấn công. Cảm giác đó mỗi lúc một mạnh hơn và không gì tôi có thể làm cho nó! Tiểu đoàn trưởng của chúng tôi, Nikolai Dolinny, không thể tiếp tục nấp lâu hơn nữa, anh ra tín hiệu “tấn công” bằng pháo hiệu, vút ra từ sở chỉ huy, anh nhảy lên chiếc Willy jeep của mình và phóng vụt lên phía trước. Cả tiểu đoàn lập tức vùng dậy, hét vang “Hurrah! Vì đất mẹ!” và lao lên. Các đơn vị chạy ngay sau vị chỉ huy đang nhanh chóng tiến sát vào tuyến địch. Rồi chúng tôi thấy chiếc jeep nổ tung. Sau đó, anh em tìm thấy chiếc Huân chương Sao đỏ, được trao tặng cho tiểu đoàn trưởng trước đó không lâu…



Cuộc tấn công của chúng tôi bị đẩy lùi, nhưng ngay trong đêm, vài người lính tiểu đoàn, dẫn đầu bởi thượng uý Yundendorzh (một người Mông Cổ, anh hi sinh sau đó vài ngày trong trận xung phong khác) xoay sở áp sát được tuyến quân Đức và phá huỷ một chiếc tăng Tiger bằng vài chai Molotov cocktail. Sau đó, một đại đội tiểu liên tìm được một kẽ hở để tiến lên và tiêu diệt một chiếc tăng khác. Bọn Nazi kinh hoàng và tháo chạy khỏi vị trí của chúng. Và như thế, những sĩ quan của chúng tôi đã làm gương cho binh lính thấy rằng khát vọng đựơc sống bằng mọi giá không chỉ là đi đằng sau (câu này em dịch lủng củng quá, bác nào giúp em với. Nguyên văn: And so, by personal example, our officers showed the rank and the file that the desire to survive at any costs was not only path to follow). Tự tồn tại, dĩ nhiên, là một bản năng gốc. Lẽ tự nhiên là muốn sống. Nhưng nếu nó trở thành một động cơ mạnh hơn trong bạn thì bạn sẽ không bao giờ bước ra khỏi chiến hào!

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #31 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 09:57:41 am »



Chương 9



Nghĩa trang người say



Trung đoàn vượt qua ranh giới của vùng Belgorod, tiến vào Ukraina. Chính uỷ trung đoàn, Vladimir Yegorov, nói rằng giờ chúng tôi sẽ giải phóng Ukraina khỏi quân Đức xâm lược.



Sau khi Nikolai Dolinny hi sinh, đại uý Cận vệ Nikolai Kartoshenco lên nhận chức tiểu đoàn trưởng. Tôi được bổ nhiệm làm bí thư đoàn thanh niên tiểu đoàn còn Aleksei Yanson thì thế cho vị trí cũ của tôi, bí thư chi bộ đại đội. Đại uý Cận vệ Vladimir Yegorov, chính uỷ trung đoàn, lưu ý tôi về vị trí mới được bổ nhiệm. Anh thành thật nói với tôi rằng, theo thống kê, trung bình một bí thư đoàn thanh niên tiểu đoàn thường sống không quá 2, 3 trận đánh, bởi trách nhiệm của vị trí đó yêu cầu anh ta phải là người đứng dậy đầu tiên khi nghe được lệnh tiến lên.



- “Nếu chú nghĩ chú có thể, Mansur, thì hãy nhận vị trí này. Còn nếu không, anh cũng sẽ không trách gì chú”.



Những lời của chính uỷ làm tôi bối rối, và đầu tiên tôi không biết phải làm gì. Yegorov sắc sảo nhìn tôi, đợi câu trả lời. Trong trung đoàn luôn phải có một bí thư đoàn thanh niên, tôi cũng biết rằng trước mình đã có những người khác sẵn lòng nhận nhiệm vụ này. Tôi không muốn bị xem như một thằng chết nhát, tôi phải làm gì đây? Ai cũng phải chết, nhưng chỉ một lần thôi! Tôi cảm thấy cái mascot may mắn của tôi – nó còn đây. “Được” Yerogov gửi tôi một cái nhìn khoan khoái. Anh ấy biết là có thể hiểu được tôi.



Trung bình, tiểu đoàn tôi có chừng 240 đến 280 đoàn viên Komsomol. Đó là một con số lớn. Tôi có nhiều việc phải làm trong những trận đánh ác liệt và thương vong cao, không bao giờ có đủ thời gian. Cứ mỗi 3 hoặc 4 ngày, chúng tôi nhận tăng viện. Mỗi đoàn viên Komsomol phải được đăng ký. Theo chính sách chung, họ cũng như mọi người khác: làm nhiều nhất những gì có thể vì trong chiến tranh, mạng sống con người mong manh theo từng phút. Ít nhất, hãy giết được một tên Phát xít! Có lẽ là hai nếu bạn may mắn, một cho chính bạn và một cho những ai không có cơ hội hạ được tên con hoang nào! Ở cương vị komsorg (bí thư đoàn) tôi truyền đi cái triết lý của mình “Giết ít nhất một tên phát xít” cho toàn bộ đoàn viên thanh niên Komsomol của tiểu đoàn. Cái triết lý đánh nhau này được chấp nhận rộng rãi mà không ai nghĩ khác cả. Có cách nào khác để chúng ta chiến thắng? Không còn con đường nào khác.



Bản chất tôi là một con người dễ bị tổn thương, đa cảm. Tôi không bao giờ là một hooligan hay một kẻ lắm mồm. Nhưng khi tôi tham gia vào cuộc chiến tôi muốn giết bọn Frizt “Giết hoặc bị giết”. Đó là thông điệp của tôi gửi cho những tân binh. Tôi bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng khi còn được sống, tôi phải bắt bọn Đức trả giá nhiều hơn, và với tôi, tôi không hi vọng sống sót trong cái lò sát sanh đó. Có lần, với sự chủ động của mình, chúng tôi đã bắn hạ không dưới 200 tên phát xít ở trong các kho nông sản. Tuy nhiên, tôi phải viết ra đây với lòng ân hận, phần lớn lính ta thụ động, và cả bị chết hoặc bị thương mà không có cố giết được dù chỉ một tên Đức (đôi khi còn chưa kịp thấy kẻ thù). Tôi có những nỗi đau đớn và niềm tuyệt vọng to lớn khi chứng kiến những cái chết của lính ta, những người mới được đưa đến từ hậu phương. Tôi khóc. Tôi không thể giấu cảm xúc của mình.



Tuy nhiên có nhiều trường hợp ngoại lệ. Tôi muốn nói đến một xạ thủ đại liên tên Nikolai Kobylin. Nhỏ hơn tôi đôi tuổi, hai người anh trai của cậu đã hi sinh trong chiến đấu, và cậu, tình nguyện ra trận.



Nikolai đặc biệt muốn trở thành một xạ thủ đại liên. Maxim là một vũ khí lợi hại nhưng nặng nề. Nó nặng 65kg [khẩu đại liên Maxim gồm hai phần được chia ra khi hành quân: phần thân súng nặng 24.8kg, và phần đế nặng 29.4kg. Hộp đạn, chứa 250 viên, nặng 7.5kg]. Khi phòng thủ, không có gì tốt hơn là đại liên. Nhưng lúc tấn công thì thật là khó khăn khi vác nó chạy. Xạ thủ đại liên quân ta thường bị trúng đạn khi thay đổi vị trí bắn, khi đó họ thành mục tiêu tốt cho quân địch. Nhưng Nikolai phát minh ra một chiến thuật đơn giản mà thú vị. Khi di chuyển đến một điểm bắn mới, cậu ta bỏ khẩu Maxim lại phía sau và đầu tiên, chạy thật nhanh lên. Sau đó kéo khẩu súng lên vị trí mới bằng một cái dây mảnh, nhiều sợi: như vậy khẩu Maxim của cậu ta như thể tự hành, theo chân chủ nó!



Nikolai Kobylin có thể bắn cả ngày lẫn đêm. Xuốt cả ngày, cậu nghiên cứu khu vực hoả lực của mình và đặt súng ở điểm thích hợp. Khi đêm đến, lúc bọn phát xít xuất hiện trong khu của cậu, Nikolai có thể khai hoả. Với cậu, không có sự hình thức. Kobylin lạnh lùng báo thù cho những người anh và diệt được vài trăm lính Đức.



Tôi có thể nhắc đến một đoàn viên Komsomol khác, Vasili Shamrai, cũng là một xạ thủ đại liên. Như tôi, anh sinh năm 1923, là một thợ mỏ, được miễn trừ quân dịch, nhưng tự nguyện xin ra trận. Nhiều lần, các cuộc tấn công của quân phát xít bị chặn đứng chỉ bởi lòng dũng cảm của hai đoàn viên Komsomol này. Và cả hai cậu đều còn sống cả. Kobylin ở Izhevsk, còn Shamrai thì ở quận Kremenchug vùng Poltava. Kim Dobkin, thi sỹ của chúng tôi, cũng còn sống. Là lính trinh sát, anh ta thật may mắn. Hiện anh sống ở Rostov-on-Don. Và Andrei Bogdanov thì ở đảo Sakhalin.




Ai cũng muốn gia nhập đoàn Komsomol và thường những đoàn viên mới không có cơ hội được nhận thẻ đoàn của họ. Những trận chiến khốc liệt, và chỉ trong một tháng thực tế cả danh sách tổ chức có thể chứa toàn những cái tên mới toang. Bí thư đoàn không bao giờ tập hợp mọi người để họp hành cũng không có phút nào để dành cho việc diễn thuyết hay nghe tranh luận. Cùng tham gia chiến đấu, tổ chức Đoàn Komsomol của tiểu đoàn, trong tình trạng như mọi người, không ngừng “họp hành”. [Đoạn này em dịch mà không rõ nghĩa lắm]. Cách sinh hoạt đoàn Komsomol rất sâu sắc và không cần nhiều thời giờ. Là bí thư, tôi liên tục phải nghe hàng tá câu hỏi và yêu cầu như: “Chúng tôi sắp hết đạn rồi!”, “Chúng ta còn ít đạn pháo lắm!”,”Lựu đạn ở đâu?”, ”Sao vẫn chưa nhận có thư từ gì nhỉ?”, “Chúng tôi không có thuốc lá”, “Sao xe nhà bếp tối nay không đến?”.



Tôi cũng làm nhiệm vụ phiên dịch, dịch từ tiếng Tartar, Kazakh, Uzbek, Bashkir và Kirghiz sang tiếng Nga. Tất cả các đồng đội ghen tỵ với tôi, một gã Tartar, biết quá nhiều thứ tiếng.



Tôi vẫn nhớ những cảm xúc của tôi trong một trận đánh. Tôi có trách nhiệm là người nhổm dậy đầu tiên, và cả tiểu đoàn chờ đợi thời điểm đó. Nếu một bí thư đoàn hay bí thư chi bộ khởi đầu cho trận xung phong thì không ai có quyền ở lại phía sau. Mọi người phải đi theo. Vượt qua nỗi sợ, tôi đứng dậy vào hết sức thét vang: “Tiến lên! Vì tổ quốc! Vì Stalin!” Tôi phải gào lên, hét lên với những ai có thể nghe và theo tôi: để dành lại một cao điểm không tên, hay đánh bật bọn Đức ra khỏi một ngôi nhà dân hoặc đoạt lại một con đường.



Tôi thường muốn quay nhìn lại phía sau: có ai theo mình không? Nhưng tôi không cho phép mình làm vậy, bởi tôi có thể để lộ ra nỗi sợ hãi của mình và làm những đoàn viên Komsomol theo tôi thiếu tin tưởng. Thế là tôi chạy vụt lên phía trước, ép lên, như thể đang đẩy một chiếc xe goòng quá tải của thợ mỏ lên đồi. Rồi bất cứ khi nào tôi cảm thấy không thể tiếp tục, hoặc thấy như cái chết đến với mình trong từng giây, thì tiếng hét “Hurrah-ah-ah” lại cuốn tôi theo, rồi ngay sau đó, tôi nghe được những tiếng thở nặng nề, dồn dập của những đồng chí chạy theo sau, du dương như tiếng nhạc trong tai.



Lúc đó, nỗi sợ hãi trong tôi tan biến đi cùng với những phần sinh lực cuối cùng của mình, rã rời, tôi ngã xuống như bị trúng đạn. Khi ấy, tôi có thể nghe thấy một tiếng thét hoang dại “Bí thư đoàn bị giết rồi!”. Và tôi lại cố gắng đứng lên, tiến lên phía trước trong cuộc tấn công, không ai được phép nghi ngờ bí thư đoàn của họ. Sau trận đánh, tôi thường nghe anh em nói về mình: “Anh ấy sinh ra dưới vì sao may mắn”. Khi nghe như thế, cảm giác y như được nhận huy chương. Mà lúc ấy, thật không gì tệ hại bằng nếu nghe anh em nói về mình kiểu như: “Thằng cha bí thư, nó là đồ đồng bóng, đồ hèn…”. Danh tiếng của mỗi người phải được gầy dựng từng ngày, với từng trận chiến.





Rồi có một lần, tôi ở trong một tình huống gay go. Tôi đang đi ngang qua một nhóm chiến sỹ ngồi trong hào, yên lặng nhá rượu sơ-náp với xúc xích chiến lợi phẩm.



-         “Ồ, Mansur! Ngồi với chúng tôi này, bí thư”



Họ rót cho tôi 100gm rượu sơ-náp và đưa một mẩu xúc xích. Lẽ ra tôi nên từ chối và nói đại loại như: “Tôi không thích cái rượu Đức quỉ quái này!”. Nhưng tất cả anh em ở đó đều lớn tuổi hơn tôi, và đều có hai, ba huy chương trên ngực, trong khi tôi chỉ mới có một cái “Vì lòng dũng cảm”. Chúng tôi uống và nói chuyện chút đỉnh. Rồi ai đó hỏi:



-         “Làm 100 nữa chứ, Mansur?”



-         “Sao không?”



Nhưng anh em ngưng uống, cho thấy không còn rượu nữa, và lục lọi lung tung trong dãy ba-lô của họ.



-         “Không còn chai nào à?”



Lý ra tôi nên yên lặng, thay vì vậy, lại hỏi:



-         “Các anh lấy thứ đó ở đâu vậy?”



Một trong các anh em đó chỉ:



-         “Ở kia kìa. Còn nhiều ở đó, nhưng bọn Frizt đang canh chừng. Có hai cậu bên ta đã bị giết rồi đấy.”



Tôi ngồi đấy, suy nghĩ:



-         “Thôi, mình đớp phải miếng mồi câu rồi. Mình phải trả lễ bằng một chầu rượu. Nếu mà mình không đi thì chúng nó lại bảo mình hèn”



Anh em cố khuyên tôi:



-         “Đừng đi, đ/c bí thư”



Nhưng tôi đọc được trong mắt họ:



-         “Chú hiểu là chú phải làm mà!”



Những anh chàng này là những tay lính dũng cảm hàng đầu. Nên đây không phải là chuyện vài chai rượu sơ-náp, nó chỉ là một dạng đồ cá cược…



           Giữa tôi và chiếc xe bọc thép, nằm kẹt trên khu phân tuyến, là một trảng cỏ rộng chừng 100m. Tôi nhảy ra khỏi hào, chạy lắt léo thiệt nhanh như một con thỏ, hết tốc lực phóng đến chiếc APC. Lúc bọn Đức khai hoả, tôi đang ở trong “vùng chết”. Tôi chộp lấy hai chai từ một cái hộp tìm thấy ở đó, dừng một tý để thở, rồi cẩn thận nhìn quanh. Tôi phải tìm một lối khác để chạy nhanh về tuyến quân mình. Bọn Đức đang chờ tôi. Nhưng không biết chúng dự đoán tôi chạy về lối nào nhỉ? Và hai anh em bị hi sinh kia đang nằm ở đâu? À, kia rồi, gần chiến hào. Điều này có nghĩa là chúng muốn đợi để hạ tôi ở cùng vị trí đó. Suy nghĩ nào Mansur! “Được, đến lúc rồi” tôi xông thẳng tới hướng của hai chiến sỹ đang nằm kia: họ chính là tuyến đến của tôi. Tôi đến được điểm quyết định – đạn bắn găm vào mặt đất trước mặt – lao mình xuống cạnh hai thi thể đó, làm như mình vừa bị bắn chết vậy. Tôi nằm đó, không động đậy dù mi mắt mở he hé. Gần kề mũi tôi, là một con sâu nhỏ nằm trên giày của xác một trong hai người lính kia. Nó đang bò đi làm việc của nó, mà không biết rằng đang có chiến tranh, và rằng người đàn ông nó đang nhìn kia, nhưng không thấy, có thể kết thúc cuộc sống của mình ngay bây giờ. Ồ, không biết là tôi đã làm cho tên Frizt tin tôi là một cái xác chưa nhỉ? Tay hắn còn trên cò súng không? Nó đã quay đi chưa? Rồi tôi búng dậy như một chiếc lò xo bằng thép, bằng ba bước nhảy, vọt sâu vào trong chiến hào của quân ta, an toàn và lành lặn. Súng máy rộ lên, nhưng quá muộn rồi.



Nhưng mấy anh em kia ở đâu nhỉ? Đi cả rồi à! Chỉ còn xúc xích để lại. Câu chuyện hoá là ra những đồng đội đó cũng nghĩ là tôi chết rồi. Họ cảm thấy buồn, có lỗi trong cái chết vô nghĩa của người bí thư đoàn trẻ tuổi và họ không còn tâm trí nào để tiếp tục chè chén! Giũ sạch bụi bặm và chộp lấy cái túi, tôi chạy xuống các chiến hào để tìm những chiến hữu đó, đáp lễ lại với họ. Anh em đây rồi. “Ồ, sao, là bí thư đoàn của chúng ta đây mà! Ôi, sống lại à! Cậu bảnh thật đấy! Cậu nên làm diễn viên thôi! Cậu ngã khéo tới mức mà chúng tớ cứ tưởng cậu tiêu rồi!”



Ngày hôm sau, anh em cười nhạo về việc tôi đã chạy lắt léo và nhảy nhổm như một con thỏ để đến chỗ chiếc xe (mọi người có thể cười người sống sót). Nhưng họ cũng tán dương cái thủ đoạn trở về của tôi. Rồi cả tiểu đoàn nhanh chóng biết rằng “Bí thư đoàn của chúng ta không phải là thằng hèn”. Tôi hoàn toàn thích thú với kết quả đó.



Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #32 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 09:58:56 am »



Tổng quát mà nói thì tôi không chỉ bàng quan với rượu sơ-náp và còn với tất cả các loại rượu cồn. Trở lại với thời thơ ấu. Khi còn bé, tôi thường lên bãi khu mỏ, ở đó có một “nghĩa địa người say”. Những nấm mồ với những cây thập giá, những vỏ chai rỗng và những cái chốt cùng tấm ván ghi tên của người say. Người già và trẻ con đến đây để thưởng thức sô tuyên truyền cho việc chôn cất một thợ mỏ say xỉn.



Đó là một hình ảnh thú vị! Một dàn kèn đồng chơi nhạc đám ma, cùng với một đám đông mang một chiếc hòm đến nấm mồ. Chiếc hộp được hạ xuống huyệt, những bài thuyết châm biếm được đọc lên, rồi nấm mồ được lấp đất. Sau đó, mọi người sẽ để ý vào tay “xác chết” nghiện rượu, người, kết quả là phải ngưng thói hay uống rượu. Nấm mộ (giả) của anh ta sẽ được huỷ ngay khi anh ta trở lại cuộc sống bình thường!



Lối tuyên truyền này ảnh hưởng đến tôi rất nặng. Và nó cũng cứu tôi khỏi sự cộng đồng truỵ lạc. Nhưng “show” trình diễn liên quan đến rượu sâu sắc và đáng tin cậy nhất mà tôi được chứng kiến là ở mặt trận, khi quân ta giải phóng được một ngôi làng tên là Chervonny Prapor, ở đó có một nhà máy chưng cất rượu.



Lo rằng có những cái “bẫy chuột” của bọn Đức, cánh trinh sát bộ binh và kỵ binh cẩn thận rà soát quanh làng nhưng không tìm thấy gì. Thông qua “điện tín lính tẩy” vô hình, tiểu đoàn tôi biết rằng cái nhà máy ấy vẫn hoạt động tốt, điều này nghĩa là ở đó có cả một biển rượu! Thậm chí trước trận đánh lính tráng nháy mắt với nhau, cười tủm tỉm và đùa: “Chúng ta sẽ làm mọi thứ để chiếm cái nhà máy rượu đó, nhưng làm ơn, đừng có pháo bắn chuẩn bị! Chúng tôi không muốn có những tổn thất không cần thiết”.



Ban tham mưu và bộ phận chính trị đã cho những chỉ thị rõ ràng xuống tiểu đoàn, đại đội và trung đội trưởng, cũng như các bí thư chi bộ, bí thư đoàn thanh niên: họ phải chịu trách nhiệm cá nhân nếu có bất kỳ người lính nào bị phát hiện say xỉn. Vì thế, chúng tôi cảnh báo rằng rượu có thể đã bị tẩm độc. Sau đó, các chỉ huy tiểu đoàn tôi nhận được lệnh với lộ trình hành quân chính xác qua làng: xuống một trong những con đường chính, cách xa nhà máy rượu nhất, bộ phận gần nhất cách nó khoản 2km. Thật là nguy hiểm khi đi lung tung ở Chervonny Prapor bởi có mìn cài chung quanh. Tuy vậy, dưới sự điều khiển nghiêm khắc của các sỹ quan hành quân, chúng tôi đi qua nó mà không có tai nạn nào. Nhà máy rượu nhanh chóng bị bỏ lại phía sau.



Chúng tôi tiếp tục di chuyển, theo sau các nhóm tuần tra tiền vệ và hai bên sườn. Khi rời làng được chừng 2km, bọn Đức nã đạn vào đội tiền vệ bằng cối sáu nòng. Chúng tôi tản ra, cúi thấp người và bắt đầu đào hào. Đêm xuống.



Đột nhiên, trước bình minh không lâu, cuộc bắn phá chấm dứt. Đó là thời khắc mà chúng tôi nên cố gắng tiến lên, nhưng có tin nghiêm trọng đưa đến từ các đại đội: lính đang say chí tử. Một số tử thật, theo đúng nghĩa đen! Chúng tôi lại nhận được lệnh từ sở chỉ huy trung đoàn: “Tiểu đoàn nên tấn công lực lượng Hítle không đông!” Nhưng chỉ có một phần tư số bộ binh của chúng tôi có thể đứng dậy để xung phong! Và rất nhanh, chiếc Willy jeep của ban tham mưu cùng trung đoàn trưởng xuất hiện ngay cạnh tuyến chúng tôi. Vị thiếu tá tức điên, quát tiểu đoàn trưởng:



-         “Này! Chuyện gì vậy? Tiểu đoàn ở đâu? Cả đám say đứ đừ hoặc chết mẹ nó cả rồi! Trả lời tôi đi!”



Tôi đứng cùng bí thư đảng bộ cạnh tiểu đoàn trưởng. Vài tay súng tiểu liên của chúng tôi vẫn ngà ngà đang loạng choạng đến từ phía sau.



-         “Tiểu đoàn trưởng như vậy xứng đáng bị bắn cùng với bí thư đảng bộ và bí thư đoàn thanh niên”



Anh rút súng khỏi bao và chỉ thẳng vào tôi. Tôi cho rằng cái lỗ đen của ru lô súng có kích cỡ của một khẩu 45mm! Nó hướng thẳng vào sống mũi tôi. Vậy đó! Kết thúc rồi! Như thế! Dù sao thì tôi cũng chán ngấy cái cuộc chiến này rồi! Với rận rệp! Với cuộc sống nơi chiến hào cùng cái đói, sự cực nhọc và những đêm dài không ngủ! Tôi đã chiến đấu liên tục từ tháng 10 năm 1942! Tôi hướng mắt vào bàn tay được cắt móng của thiếu tá và nhìn ngón trỏ rung rung trên cò súng! Không biết cánh thư ký sẽ viết gì trên thư báo tử của tôi? Mẹ tôi chắc sẽ đọc được rằng: “Con bà đã bị bắn chết như một tên tội phạm”.



Nhưng phát súng đó không bao giờ nổ. Trung đoàn trưởng nhìn thấy những tay bộ binh đứng gần đó hạ cơ bẩm khẩu tiểu liên, nên quyết định ngưng “biểu diễn” và bỏ đi theo đúng hướng mà anh tới.



Rõ ràng là trong cả đêm, anh em lính tráng đã bí mật quay lại, chạy tới nhà máy rượu, và trong bóng tối trút đầy vào bình, vào cà mèn bất cứ thứ gì có mùi tựa tựa rượu. Tiểu đoàn trưởng của chúng tôi Kartoshento mất phương hướng hành động. Nên chúng tôi quyết định dừng lại, chờ đợi và hi vọng rằng qua ngày mai anh em sẽ giã rượu. Quân Đức, hoàn toàn biết được bản tính và niềm đam mê rượu chè không biết mệt mỏi của quân ta, nên đã sắp xếp một kế hoạch tấn công hợp lý!



Lúc màn đêm vừa buông xuống, vài chiếc tăng và xe bọc thép chở lính, được trang bị súng phun lửa, xuất hiện ở phía chân trời. Chúng tiến ập đến theo hai hàng so le. Chậm rãi di chuyển, chúng cưỡi lên lính ta đang say chí tử và lạnh lùng phun lửa. Trong khoảng khắc, cả tuyến quân ta chìm trong lửa. Có thể thấy anh em, toàn thân như một bó đuốc, va vào nhau, rồi bị lửa nuốt chửng như những con thiêu thân. Ngay cả những người tỉnh rượu, cũng khó khăn lắm mới thoát được cái địa ngục này! Thiết giáp quân Đức, ngưng phun lửa, sử dụng tuyến hành lang khi nãy, rút về mà không bị tý tổn hại nào, chúng nhanh chóng biến mất phía sau đường chân trời, trong khi ở tuyến quân ta, lửa cháy cả đêm mãi đến khi những gì cháy được đã cháy hết.



Tôi không thích nhớ lại tình tiết này. Nếu một ai tỉnh rượu, đứng vững được trên hai chân, thì người đó có thể ẩn núp hoặc chạy trốn. Nhiều người lính tuyệt vời, anh dũng đã chết đau đớn trong ngọn lửa của súng phóng hoả. Điều nhục nhã nhất là bọn phát xít, vốn rút chạy khỏi Chervonny Prapor, dường như, không có chút nghi ngờ nào rằng kế hoạch của chúng sẽ thực hiện được.




Chúng tôi mong có lực lượng tăng viện mới, bởi các đơn vị thiếu người trầm trọng: mỗi đại đội chỉ còn 15 đến 20 tay súng. Quân Đức thì không ngừng giã đạn vào chúng tôi. Lũ con hoang đó bắn như thể chúng có thể nhìn thấy bọn tôi.



Chúng tôi phát hiện ra rằng, pháo binh địch được dẫn bắn bởi một chiếc phi cơ đặc biệt. Anh em gọi nó là “thằng gù” [Henschel HS126 là một chiếc máy bay cứng cáp có hai chỗ ngồi, được thiết kế cho trinh sát đường không - ND] bởi nó thật sự có một cái bướu. Cỗ máy này một động cơ, tốc độ bay chậm, lượn lờ trên các vị trí quân ta để xác định điểm đạn pháo rơi…



Trong đại đội cối chúng tôi có một khẩu súng trường chống tăng PTR. Khi thấy “thằng gù” xuất hiện trên đầu chúng tôi, tôi bắn vào nó bằng khẩu PTR. Tôi rất muốn bắn hạ chiếc phi cơ này để cho các chỉ huy quân ta biết về nó. Ngoài ra có một điều lệnh rằng, hạ một chiếc máy bay sẽ được thưởng cùng một thời gian đi phép. Tôi thú thật rằng lúc đó, tôi chán ngấy việc đánh nhau rồi. Cả thể xác lẫn tinh thần đòi hỏi đựơc nghỉ ngơi. Tôi, tự mình, không thể rời khỏi cuộc chiến, tôi tin vậy, nhưng giá chỉ được rời khỏi đây chừng 10, 20 ngày để có vài giấc ngủ ra trò, được uống sữa tươi và đi câu cá…



Tôi tiếp tục xả súng vào “thằng gù” đến khi tai điếc đặc và làm cả đại đội tức điên. Mọi người, chán ngấy với màn bắn của tôi, kể cả tôi. Khẩu PTR giật rất mạnh,vai đau tưởng chết được! Mỗi lần bắn bạn bị ném ra sau cả nửa mét. Đầu tôi muốn banh ra bởi tiếng nổ! Nhưng cứ sau mỗi lần bắn trượt, tôi lại giận dữ tiếp tục. Vài lần, chiếc máy bay đột nhiên lao bổ xuống và biến mất mà không có biểu hiện tổn hại nào, chỉ vòng lại. Một tuần nữa trôi qua, sau cùng chúng tôi cũng được bổ sung lính, đánh bật bọn phát xít ra khỏi chiến hào và tiến xa về phía sau của chúng. Tại đó tôi thấy “thằng gù” của tôi dính lỗ chỗ vết đạn PTR và cháy rụi. Tôi hẳn đã bắn trúng nó hàng trăm lần! Tôi rất vui khi biết mình đã thực sự tiêu diệt nó. Nhưng làm cách nào để tôi chứng minh được chiếc máy bay này bị hạ bởi tôi? Vài đồng đội chúc mừng tôi:



-         “Mansur, cậu là người hạ nó!”. Nhưng những người khác nghi ngờ thành tích của tôi.



-         “Có thể người khác cũng đã bắn nó chứ?”.



Cánh lính cối lúc trước đã chỉ trích tôi vì việc bắn dường như vu vơ đó quá chừng!



-         “Bọn mình điếc cả rồi, cảm ơn khẩu PTR của cậu nhé! Giá mà cậu bắn nó ở chỗ khác nhỉ!”.



Bây giờ cũng những tay ấy trông sửng sốt, khi nhìn thấy chiếc phi cơ lỗ chỗ đạn xuyên giáp PTR.



Đầu tiên là trung đoàn, và sau đó là ở cấp sư đoàn, những xạ thủ chống tăng của chúng tôi đựơc hướng dẫn bắn máy bay bằng PTR. Thỉnh thoảng, chúng bị bắn hạ. Chỉ có vấn đề là không biết có ai đã được thưởng huân chương và kỳ nghỉ nào chưa. Tuy thế, nó trở thành một phương thức truyền thống để đánh máy bay Đức, dù rằng đó là một việc tương đối khó. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nỗ lực chung của chúng tôi để diệt máy bay phát xít, mang ngày Chiến thắng đến gần hơn, sau đó tất cả chúng tôi đều có được một “kỳ nghỉ phép”.



Tôi không nhận được gì cho việc hạ “thằng gù” vì khó để chứng minh rằng tôi là người đã vít cổ nó xuống.Chính uỷ trung đoàn, Vladimir Yegorov thường bảo chúng tôi:



-         “Với các bạn, những bí thư đảng, đoàn của tiểu đoàn, phần thưởng quan trọng nhất chính là sự kiện các bạn đã giữ vững vị trí! Hãy khiêm tốn và đừng nghĩ về huy chương cho các bạn. Nhưng đừng quên đề nghị thứ đó cho binh sỹ đã có hành động anh hùng!”



 



Chính bản thân của Vladimir cũng không có mấy huân/huy chương. Tuy vậy, khi chiến đấu tại vòng cung Kursk, trong một lần anh ấy gặp tôi, anh đã bình luận với giọng ngạc nhiên :



-         “Tại sao cậu chỉ mới có một cái huy chương Vì lòng dũng cảm nhỉ? Không thể được”



 



Tôi cảm thấy xấu hổ và bỏ đi, trong khi anh, gục gặt đầu, tiếp tục nói về tôi với những người đồng hành, đang nhìn theo hướng tôi đi. Ít lâu sau, có một thông báo từ sở chỉ huy trung đoàn rằng bí thư đoàn M.G Abdulin đã đựơc đề nghị tặng thưởng Huân chương Sao đỏ. Một lần nữa, đồng đội lại chúc mừng tôi. Nhưng đã bao lần tôi được nghe như vậy rồi nhỉ?! Cuối cùng, tôi cũng nhận được huân chương đó, sau chiến tranh, vào năm 1948.



Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #33 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:00:24 am »



Cùng với bí thư đảng bộ tiểu đoàn (khi là bí thư đoàn, tôi làm việc với 4 người khác), chúng tôi cố ở cả ngày lẫn đêm với các đại đội, trung đội. Rồi chúng tôi lên sở chỉ huy, báo cáo riêng với tiểu đoàn trưởng Nikolai Kartoshenko mỗi ngày một lần để thảo luận về các nỗ lực hiện tại. Kartoshenko luôn ở một mình ở sở chỉ huy. Bởi cả sĩ quan phụ tá lẫn ban tham mưu của anh cũng phải xuống dưới ở cùng mọi người, thực hiện theo mệnh lệnh nghiêm khắc của tiểu đoàn trưởng về việc nắm rõ tình hình thực tế. Chúng tôi ngủ rất ít và đồ ăn cũng rất ít, chúng tôi ăn mọi thứ có thể tìm thấy được. Các bí thư chi đoàn đại đội rơi rụng thường xuyên và cần được thay thế nhanh chóng. Trong trường hợp chỉ huy đại đội tôi bị thương vong, thì tôi phải chịu trách nhiệm thay thế cho đến khi một sỹ quan khác đến.



Hằng đêm, công việc của tôi là cùng bí thư đảng bộ tiểu đoàn, xuống các vị trí tiền tiêu, vốn nằm ở khu phân tuyến phía trước tuyến quân ta. Tôi có thêm một lý do để phải đi cùng trung uý Peter Vasiliev, bí thư đảng bộ tiểu đoàn, là anh ấy bị cận thị. Con trai cả của anh, trạc tuổi tôi, cũng đang ở mặt trận. Gần đây, anh không nhận được thư từ gì của cậu ấy, và Peter lo rằng con anh đã hi sinh.



Chúng tôi bò qua khu phân tuyến, trong khi những quả pháo sáng của quân phát xít rơi kề bên, ánh hoả châu như tia hàn quang chạy ngoằn nghèo trên mặt đất, rít lên như rắn. Chỉ một chuyển động sai là cả một băng đạn súng máy sẽ đục lỗ trên người bạn. Khi bò lên để kiểm tra các điểm tiền tiêu, tôi luôn nhớ về cái lần tôi ngủ gục ở Stalingrad và như thế nào mà tôi cùng Suvorov dù không di chuyển tí ti cũng bị rơi vào hậu tuyến quân địch…



Rồi đến một lần, lúc mặt trận tạm yên, Peter và tôi nấn ná ở một đại đội bộ binh nào đó. Khi ngưng tiếng súng, anh em binh sỹ thường thích tán chuyện về những vấn đề khác nhau, duy chỉ có chiến tranh không phải là đề tài ưa chuộng. Các đề tài đại loại như Chúa có tồn tại không. Hay, như với những tay bộ binh này, là nguồn gốc của con người. Những bác lính già nghe chừng thích thú. Còn những cậu lính trẻ, vốn có vài năm học hành, được nuôi chiều, có xu hướng cười nhạo những người đồng đội có tuổi, ắt ít học. Một trong những bác lính già, tôi nghĩ bác tên là Afanasi Kudriatsev, hỏi bí thư đảng bộ rằng:



-         “ Cớ sao tất cả lũ khỉ lại không biến cả thành người? Hở? Nếu con người bắt nguồn từ loài khỉ thì hẳn sẽ không còn cái loài quỉ quái trơ tráo ấy tồn tại! Nhưng sao ở các nước xứ nóng, vẫn còn rất nhiều loại khỉ vượn sống từng đàn?”



Bác lính ranh mãnh liếc nhìn anh bí thư, đợi một câu trả lời thuyết phục. Mọi người cũng chờ để xem Peter xoay sở với câu hỏi láu cá ấy như thế nào. Lúc đó, tôi biết, lại một lần nữa, bên quân bưu không có chút tin tức gì về cậu cả của Vasiliyev. Anh trông phờ phạc. Nhưng tôi có thể thấy anh đang tập trung suy nghĩ những gì cần nói với bác Afanasi. Và mọi người cũng hiểu rằng đồng chí bí thư sẽ không trả lời ngay để kết thúc cuộc nói chuyện, mà sẽ để mọi người nói thêm, tạo cơ hội cho anh bày tỏ tâm tư của mình. Afanasi, nhìn Peter, tiếp tục giòng suy nghĩ của mình:



-         “Chẳng nhẽ những viện sỹ, những nhà khoa học của chúng ta cũng có nguồn gốc từ loài khỉ? Loài vật đó thật là trơ tráo và láo xược. Chúng bắt rận và ăn luôn! Ồ, lẽ nào tôi có trong mình máu của loài khỉ?”



Vài người quanh chúng tôi bật cười



-         “Có gì vui nào? Tôi cũng như các cậu! Tôi tiếc rằng những cậu trẻ thông minh, sáng dạ này lại cùng với những khoa học gia, những viện sỹ của chúng ta nằm trong số những loài khỉ! Và các cậu tin vậy! Này, chúng ta mới ngu làm sao! Cái nỗi thổ thẹn này tự chúng ta chất lên mình! Úi chà! Tôi không đồng ý! Nếu bây giờ không có chiến tranh, tôi sẽ lên Moscow nay để gây với những viện sỹ đó! Tôi sẽ chỉ cho họ thấy! Tôi không ngại đâu! Hãy để họ tự cho rằng chính họ thoát thai từ loại khỉ, nhưng đừng xét đoán điều đó với người dân thường!”



Afanasi liếc về phía đồng chí bí thư để anh có cơ hội lên tiếng, cuốn một điếu thuốc và xúc động chờ câu trả lời.



Rồi ngạc nhiên đến với những người lính trẻ khi Vasiliyev trả lời, nhưng không theo cái cách đã dạy trong nhà trường:



-         “Loài vượn đã tồn tại hàng triệu năm rồi, cũng giống như loài đang sống hiện nay. Và chúng sẽ như vậy trong hàng triệu năm tới. Còn con người cũng đã có hàng triệu năm rồi – các nhà khoa học đã nhất trí như vậy. Trong hằng triệu năm đó, loài người cũng ăn lông, ở lỗ. Sau đó họ học được cách nấu chín, tìm cách làm ra công cụ đá. Rồi năm mươi hoặc một trăm năm nữa con người sẽ bay lên mặt trăng cùng những hành tinh khác. Trong khi loài vựơn vẫn là chúng như cả triệu năm trước đây”



Afansi trông hứng chí:



-         “Tôi đã bảo gì nào?” bác la lên và tôi nghĩ bác sẽ ôm chầm lấy Peter, “thưa đồng chí bí thư, hãy tìm giúp tôi cái quyển sách thông thái đã viết lên điều đó, như đồng chí đã giải thích! Tôi không cần huy chương gì cả, chỉ cần cho tôi quyển sách đó!”



Lúc đó, các cậu lính trẻ trở nên kích động, viện dẫn Darwin và những sách giáo khoa của họ, yêu cầu được trả lời:



-         “ Thế tại sao họ dạy chúng tôi rằng “bắt nguồn từ loài vượn” ở trường”



Nhưng không còn thời gian cho cuộc thảo luận. Vì chúng tôi đã nghe thấy một mệnh lệnh vang lên: “Đại đội chú ý! Hành động! Có xe tăng!”



Trong một giây, chúng tôi tản ra, chiếm lĩnh vị trí trong chiến hào và chuẩn bị thủ pháo.





Dường như quân Đức triển khai một đợt tấn công trên toàn tuyến sư đoàn tôi. Những chiếc xe tăng nhanh chóng xuất hiện, đã có những dấu hiệu hỗn loạn và hai trung đoàn bên cạnh bắt đầu rút lui.



Nếu đồng đội của bạn bên cánh trái và cánh phải lùi lại, thì sẽ khó ngăn chính bạn cũng theo họ, vì nếu không bạn sẽ có nguy cơ bị bao vây. Trong những trường hợp đó, anh em sẽ nghĩ như sau: “Mình không thể là người đầu tiên rút lui. Ai chạy trước sẽ phải ra toà án binh. Hãy để ai đó bắt đầu, rồi mình sẽ liệu…” Peter và tôi quyết định một người sẽ lo cánh trái còn người kia ở cánh phải, rồi chúng tôi rời nhau. Lúc ấy, tôi không biết rằng, đó là lần sau cùng, tôi thấy Peter Vasiliyev còn sống.



Những chiếc tăng giờ đã đến rất gần. Hai khẩu 45mm của chúng tôi khai hoả nhưng trượt cả. Rồi cả hai khẩu pháo đó bị loại khỏi vòng chiến bởi hoả lực xe tăng. Quân ta ném thủ pháo, nhưng chẳng đựơc gì. Có hai cậu lính, còn vội vã ném lựu đạn nhưng không rút chốt. Ở một vị trí, lính bộ binh ta bắt đầu dao động. Tôi nhào về phía đó và bắt họ trở lại chiến hào, nếu không thì tăng địch sẽ nghiến nát họ. Lúc này, chúng tôi bắt đầu một trận cận chiến, đánh tăng Đức bằng thủ pháo và dùng súng chia cắt bộ binh địch với xe tăng.



Tình hình xấu đi từng phút. Những trung đoàn bạn tiếp tục lui lại phía sau, làm tăng nguy cơ hai bên sườn chúng tôi. Tôi không muốn bị vây vô ích! Tôi cũng biết rằng quân ta đang cạn dần đạn dược. Nhưng giác quan thứ sáu bảo tôi rằng hãy còn quá sớm để rút lui. Tôi hét lên ở mọi hướng: “Anh em, hãy giữ vững!”



Đúng lúc đó, một bí thư chi đoàn đại đội chạy đến bên tôi và đưa tôi chiếc túi trận và thẻ đảng của trung uý Peter Vasiliyev. Tôi nhớ tôi đã nghĩ: “Lại một bí thư nữa hi sinh! Chào nhé Peter!”. Rồi tôi hỏi:



-         “Thế tiểu đoàn trưởng đâu?”



-         “Họ mang anh ấy về phía sau rồi. Anh ấy bị thương”



Còn tiểu đoàn phó, anh đã hi sinh ba ngày trước. Theo điều lệ quân đội, đại đội trưởng đại đội thứ nhất sẽ chịu trách nhiệm chỉ huy tiểu đoàn trong trường hợp này. Nhưng lúc này không có thời gian để tìm đồng chí đó!



-         “Này đồng chí bí thư đoàn, hãy nhận nhiệm vụ! Làm điều gì đi!”, đại đội trưởng đại đội hai gào lên



Đúng vào thời khắc nguy kịch đó, xuất hiện, như bước ra từ không khí, hình dáng to lớn của thiếu tá Cận vệ Bilaonov, và cùng với anh là trung uý Cận vệ Nikolai Korsunov, sĩ quan cần vụ.



-         “Anh em, không lùi”



Giọng Bilaonov như sấm rền vọng khắp các chiến hào. Dù tôi cảm thấy được an ủi vì rằng tôi không còn phải chịu trách nhiệm cho tình hình, nhưng tôi không hề vui vẻ khi gặp thiếu tá. “Vậy đó, hết rồi” tôi nghĩ “Bây giờ với cái “không lùi!” của anh ấy, chúng ta sẽ bị giết cả hoặc bị bắt!”



Bilaonov là một người dũng cảm không tin nổi. Mãi đến nay, qua hàng chục năm rồi, chí khí của anh ấy vẫn đọng mãi trong tôi. Không ai, dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, có thể làm anh lùi bước! Người đàn ông này sẽ hiến dâng thân mình và chúng tôi sẽ cùng với anh.



Tôi thấy anh nhặt một khẩu súng trường chống tăng mà tay lính nào đó ném đi, và mở khoá nòng để xem nó được nạp đạn chưa. Vâng! Anh đặt một băng đạn vào ổ. Đúng lúc đó, như một mục tiêu di động trong trường bắn, chúng tôi thấy một chiếc tăng lăn bánh trước mặt. Nó dừng lại, khai hoả khẩu pháo và bắn vài loạt đại liên. Ai cũng có thể tin là sức ép ghê gớm thể nào; cẩn thận nếu nó chạy về phía bạn! Bilaonov không thể tìm một vị trí bắn tốt cho anh hơn là bên cạnh một cây sồi cổ thụ, rêu phủ đầy. Anh đặt khẩu PTR lên một tay và ngắm vào hông chiếc tăng. Khoảng cách không quá 50 thước.



Dĩ nhiên, bọn Đức nhận thấy một sỹ quan Soviết đang hướng khẩu súng chống tăng vào chúng. Cả tháp pháo với khẩu cà nông và khẩu đại liên bắt đầu xoay về hướng chúng tôi. Cùng với Nikolai Korsunov, tôi nằm gần chân Bilaonov. Có điều là lạ, cái “thùng” chuyển động của khẩu pháo tăng dần ngắn hơn khi nó quay, đến khi nó nhòm thẳng vào tôi với cái lỗ đồng tử đen ngòm của nó. Tôi tin là chết chắc. Cái “đồng tử” nhích sang trái, sang phải, lên trên rồi đi xuống, cố bắt được hình ảnh chúng tôi, để “chụp” chúng tôi chính xác hơn. Nếu đó không phải là thiếu tá, mà là ai đó với khẩu PTR thì tôi đã phóng nhanh khỏi chỗ ấy! Nhưng ảnh hưởng của anh thật ghê gớm, thật không chịu nổi để tưởng tượng rằng ý nghĩ sau cùng của anh ấy với bạn sẽ là “Đồ hèn!”.



Trung đoàn trưởng tiếp tục ngắm. Tôi sẵn sàng chấp nhận cái chết với anh cùng người sĩ quan cần vụ. Cả ba chúng tôi sẽ bị hạ nhanh. Ngay lúc này.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #34 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:01:05 am »



Tiếng nổ thật to và đầu tiên tôi không hiểu ai đã bắn ai. Khẩu PTR hay chiếc tăng? Nhưng nếu tôi đang hỏi câu hỏi này thì rõ là tôi còn sống! Cả trung đoàn trưởng và Nikolai cũng vậy! Chắc Bilaonov đã nhanh hơn? Thiếu tá bắn một phát nữa và tôi nhận ra tay phải anh đã bị thương. Chiếc tăng bốc cháy! Nikolai và tôi muốn đưa người bị thương đến chỗ an toàn, nhưng anh từ chối, và chúng tôi băng bó cho anh ngay tại chỗ. Bọn phát xít cố thoát thật nhanh ra khỏi chiếc tăng cháy, nhưng những tràn đạn của quân ta đã hạ gục chúng như những con búp bê bằng giẻ.



Vâng sự xuất hiện của Bilaonov tại thời khắc nguy hiểm, cùng với sự dũng cảm của anh khi hạ gục một chiếc tăng địch là giúp tiểu đoàn chúng tôi làm được điều không tưởng, nhanh chóng năm chiếc tăng địch rút lui. Quân Đức lui lại! Các trung đoàn bạn cũng xoay sở đánh lùi cuộc tấn công. Sư đoàn lấy lại được các vị trí trước đó.



Ngày hôm nay tôi được mời đến dự một buổi họp chính trị trung đoàn, ở đó tên tôi được biểu quyết nhất trí ghi vào chiến sử anh hùng của trung đoàn. Thiếu tá cận vệ Pavel Bilaonov với cánh tay phải còn băng bó, ngồi trên bàn chủ tịch đoàn, và tôi bên cạnh. Sau cuộc họp, chúng tôi thấy anh về bệnh xá. Trung đoàn được tạm thời chỉ huy bởi vị phó của anh, Ivan Tukhru.



Tôi là bí thư đoàn sống sót lâu nhất của tiểu đoàn. Đó cũng là một dạng thành tích. Nhưng tôi còn trụ được bao lâu đây?



Một buổi sáng nọ, mọi việc diễn tiến theo một hướng khác. Ba lính trinh sát cưỡi ngựa của chúng tôi (do thượng uý Vlasov chỉ huy), sau khi thám thính xa về phía trước lực lượng chính, về báo cáo sở chỉ huy: “Stanitsin Kazachiok trống trải. Làng bị cháy rụi, không có dấu hiệu có người”. Chúng tôi được lệnh “Đội hình tiểu đoàn tiếp tục tiến lên phía trước, trắc vệ tiếp tục quan sát phía trước đội hình, trong tầm nhìn”. Đội trinh sát chào tạm biệt và chạy lên phía trước, trong khi chúng tôi tiến sau họ, trên đường lộ. Sau khi hành quân không quá 2km mà không có vấn đề gì, chúng tôi tận mắt thấy hai kỵ sỹ ngã khỏi lưng những chú ngựa hoảng sợ của họ. Một giây sau thì người thứ ba bị hai tên Frizt lôi xuống và kéo đi mất. Những con ngựa kinh hoảng chạy về phía đơn vị chúng tôi và phải mất chút thời gian mới bắt chúng lại được. Ngay lập tức, chúng tôi dãn ra và tiếp tục hành quân mà không thấy có sự kháng cự nào. Quân ta tiến vào ngôi làng bị đốt, đầy khói. Ngôi làng bị phá huỷ hoàn toàn. Không còn một bóng người quanh đó. Đây là một ví dụ rõ ràng cho chính sách “tiêu thổ”!



Trời nóng và không một ngọn gió. Những làn khói đắng nghẹn phủ lên không trung. Làm mặt trời như một chiếc chảo rang bằng gang khổng lồ. Chỉ còn những chiếc bếp lò lớn, phủ đầy bồ hóng, há hốc “mồm” và những con “mắt” vuông, đứng đó như bia mộ giữa đống gỗ đang âm ỉ cháy nhắc nhở chúng tôi rằng ở đây từng là một ngôi làng. Quanh các bếp lò là tàn tích đã thành than của những cây lớn, làm liên tưởng đến một nhóm người khốn khổ, cành cây giơ lên như những cánh tay, cầu xin thượng đế cứu rỗi. Dường như chúng đã bị đốt rụi trước khi có sự giúp đỡ, và giờ chúng đứng trơ trơ đó như chứng thực rằng thượng đế không tồn tại!



Gần vài bếp lò, chúng tôi cũng nhìn thấy vài chiếc giường kim loại tự tạo với hình trang trí ở mặt sau, bị lửa làm hư hại. Những chậu hũ bằng gang, bằng gốm đủ loại to nhỏ nằm rải rác chung quanh. Ở bên hông và mặt trước các bếp lò, dưới lớp bồ hóng, có thể thấy lờ mờ những bức tranh chất phác, cảm động với những dòng chú thích víêt bằng bút chì không phai: “Những giỏ hoa hướng dương”, “Chàng nông dân cùng cô bạn gái”, “Chú mèo con giỡn banh”, “Gà chọi” hoặc “Gà mẹ và đàn con”. Chúng tôi chầm chậm đi trên đường…





Như đa phần những ngôi làng khác, ở trung tâm là một giếng nước. Một chiếc gàu gỗ rỗng treo cạnh. Chúng tôi ào đến, mong có một ngụm nước mát lạnh. Trước khi đến giếng, bên một vệ đường, anh em tìm thấy xác của thượng uý Vlasov. Những gì còn lại của anh được đưa vào xe ban tham mưu, mang ra khỏi làng và chôn gần đấy. Chúng tôi đến được cái giếng, thả gàu xuống. Nhưng nó va phải cái gì đó là lạ. Chắc hẵn không phải là mặt nước, phải chăng cái giếng đã bị khô cạn? Chúng tôi kéo gàu lên, và nhìn thấy máu bên trong. Rõ là bọn Đức đã ném xác người xuống giếng. Rồi cách đó không xa, chúng tôi thấy những xác phụ nữ loã lồ và cả những em gái còn rất nhỏ. Anh em phủ tạm những tấm áo mưa lên họ và tiếp tục hành quân.



Ở trong một chiếc lò, tôi thấy một chú mèo xám bự. Hắn đang nằm bẹp trên bụng với một tư thế truyền thống, chân thu vào phía dưới, đuôi vắt dọc thân. Hai chiếc tai trên cái đầu to, thông minh hơi gập xuống và ngả về phía sau một ít như muốn nói lên những nỗi niềm nghiêm trọng. Đôi mắt buồn của con vật dường như khác biệt với thế giới ngoài kia. Con mèo không thèm chú ý đến tôi và cũng không hề bỏ chạy. Tôi ngờ là nó không còn sống. Nhưng kìa, những giọt nước mắt lớn lăn trên mắt nó. Nó chưa chết. Tôi rất muốn đến vuốt ve nó, nhưng không đủ can đảm, bởi tôi không xứng đáng. Với cảm giác đau khổ và nỗi muộn phiền thiêu đốt, tôi quay khỏi chiếc lò đó, đi khỏi ngôi nhà bị tàn phá, khỏi chú mèo “chủ nhân” nhưng giờ đã mồ côi, dù đã sống sót một cách kỳ diệu trong cái thảm kịch này.



Khi chúng tôi đã gần vượt qua vùng đất tro tàn đó, anh em thấy một hình dáng phụ nữ trông như một bóng ma, ẩn hiện trong làn khói. Người ấy dường như đợi chúng tôi bên đường. Anh em đến và vây quanh người phụ nữ. Chúng tôi muốn biết thông tin về những gì đã xảy rà từ một nhân chứng sống. Dù đã hoàn toàn kiệt sức, nhưng cô vẫn cố đứng thẳng. Nhìn mái tóc màu xám tro dày, gợn sóng thả dài đến eo, có thể nói rằng cô còn trẻ. Da dính chặt vào xương sọ, đôi mắt sâu hoắm, chân tay cô gầy gò và suy kiệt. Chỉ còn một tia sống sót lại trong cơ thể cô. Chúng tôi e ngại không dám hỏi điều gì. Một bác bộ binh già, trong bi đông còn chút nước, bác rót ra một cái ly nhỏ và đưa cho cô. Cô đón lấy bằng những ngón tay gầy run run rồi chầm chậm uống. Cô trả lại chiếc ly rỗng, phát âm từng từ



- “Cảm ơn rất nhiều, nhưng các anh đã đến muộn chút ít”.



Nói xong câu, cô đổ ập vào tay người lính gần nhất. Gương mặt với đôi mắt mở to ngã ra sau và đôi tay thỏng xuống như những ống tay áo rỗng. Chúng tôi biết, cô chết.



Hi vọng rằng những điều kinh khủng đã bỏ lại phía sau, khi chúng tôi đến được cuối làng. Nhưng những gì tồi tệ nhất vẫn chưa hết. Tất cả dân làng nằm dọc theo con đường. Tất cả họ đã bị bắn chết. Anh em bộ binh ngã mũ, chầm chậm đi qua hàng trăm người già, phụ nữ và trẻ em bị bắn chết. Chúng tôi cảm thấy xấu hổ.  Tôi xúc động mãnh liệt, trong người tôi tràn đầy giận dữ và căm hận. Tôi tự hứa với lòng sẽ báo thù cho những người này, sẽ giết bọn phát xít và những tên Nga-gian nhiều như tôi có thể! Và phải làm ngay điều này trước hết!

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #35 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:02:03 am »



Chương 10: Chặng đường gian khổ



Quân đoàn bộ binh Cận vệ số 32 của chúng tôi nhận được một mệnh lệnh mới: Nỗ lực băng qua bờ sông Vorskla để tiếp cận Poltava từ hướng Tây.



Dòng sông đó không rộng, chừng 100 đến 120m. Và cũng không quá sâu để lội qua. Nhưng nó lại bị bao quanh bởi vùng đầm lầy rộng đến 1km. Vậy chúng tôi phải băng qua bằng cách nào và tại chỗ nào? Lực lượng trinh sát, với sự giúp đỡ của dân địa phương, định ra nơi tốt nhất là một con đường sỏi với một chiếc cầu vốn trải dài qua khu đầm lầy. Những lối dẫn vào cầu phải được chiếm giữ để bọn phát xít không thể phá hoại nó. Đường nằm trên một con đê cao chừng 5, 6m với với những mô dốc. Nếu bạn ngã xuống, bạn sẽ bị đầm lầy nuốt chửng ngay. Chúng tôi tính rằng nếu khoảng cách 1,000 thước này được đi với tốc độ 15km/giờ thì mỗi người lính phải mất 6 đến 7 phút để vượt qua. Nhưng nếu tốc độ tăng gấp đôi thì khung đường nguy hiểm chỉ còn 3 phút.



Số mệnh đã quyết định rằng trung đoàn chúng tôi được chọn để là đơn vị đầu tiên vượt sông và thiết lập một đầu cầu ở hữu ngạn. Chúng tôi tiến hành các công tác chuẩn bị. Từ sở chỉ huy sư đoàn, chúng tôi nhận xe ô tô và những chiếc xe song mã hai bánh.



Chúng tôi cũng tổ chức vài cuộc họp Đảng và Đoàn viên Komsomol để thảo luận về phương thức tốt nhất để thực hiện mệnh lệnh với ít thương vong nhất có thể. Chúng tôi phải vận động dưới hoả lực pháo nặng nề: bọn Phát xít, dĩ nhiên, đã hướng tất cả các loại pháo của chúng vào con đường và chiếc cầu. Chắc chắn là chúng không tiết kiệm đạn với chúng tôi, nếu là phe ta thì cũng sẽ không làm thế. Đó là lần đầu tiên tôi đối mặt với tình cảnh như vậy!



Đây chính là giờ khắc mà mọi người sẽ thử với vận may của mình. Sẽ rất khó để sống sót dưới hoả lực phòng ngự dày đặc ngày mai, và chỉ những ai may mắn nhất mới có thể tồn tại. Mọi người hiểu điều đó nhưng vẫn đi lanh quanh như thường lệ. Không một đồng chí nào có tâm trạng tội tình.



Tôi cảm giác từng tế bào sống trong cơ thể mình. Tôi lục lọi trong óc những thước phim của những kinh nghiệm đã qua. Tôi đã nghĩ rằng có thể đây là ngày cuối cùng mình còn được thở khí trời. Chọn gì đây? Bạn không thể nhảy khỏi con đê, bởi cả bên trái lẫn bên phải đều là đầm lầy. Chỉ có một con đường, tiến lên phía trước. Nhưng như thế nào? Vượt qua bức tường lửa khói?



Rồi tôi quyết định sẽ dùng một cỗ xe ngựa hai bánh để vượt cung đường nguy hiểm này. Tôi biết đặc điểm quan trọng nhất của loài ngựa: chúng không lạc lối trong những cơn bão tuyết nặng nề nhất. Ngay cho là tối đen như hắc ín thì chúng cũng không bao giờ bị lạc! Và như vậy bọn ngựa sẽ không bao giờ rời con đường cho dù đạn nổ quanh chúng. Tôi chọn một đôi ngựa Mông Cổ với một cổ xe cứng cáp. Người đánh xe tên Moiseev bảo tôi:



-         “Này, con trai, con phó thác hi vọng của con cho lũ ngựa à?”



Bác vỗ vào cổ con vật



-         “Vâng, vâng” tôi trả lời “ngựa rất đáng tin cậy. Cháu đã từng làm lái xe ngựa ở mỏ và biết chúng rất rõ. Ta có thể luôn tin vào chúng! Ngựa là loài vật thông minh nhất”



Moiseev rất vui khi nghe tôi nói vậy, bác đã có cả cuộc đời mình gắn liền với lũ ngựa.



Tôi hẳn đã chạm đúng chỗ ngứa của bác bởi bác nói với một giọng ân cần và tin tưởng:



-         “Cậu đúng đấy, con trai ạ! Ngựa còn thông minh hơn cả con người, chúng chỉ không biết nói thôi. Nhưng chúng hiểu biết mọi thứ tốt hơn chúng ta!”



Chúng tôi có đủ thức ăn trong ba lô, nên cùng ngồi xuống dưới cỗ xe và bắt đầu ăn. Đột nhiên Moiseev liếc tôi đầy nghi vấn rồi hỏi:



-         “Này, con trai, con đã từng ở Stalingrad rồi phải không?”



-         “Vâng”



Mắt bác mở to đầy kinh ngạc:



-         “Tên con là Abdulov phải không?”



-         Không phải Abdulov, là Abdulin”



-         “Ôi, chúng ta cùng chung một đại đội cối!” bác kêu lên “bác còn nhớ đại đội trưởng của chúng ta, cậu ấy tên là Buteiko, đúng không? Bác nhớ có cậu Suvorov, người có một hàm râu nhỏ. Và bởi có tuổi nên bác được chuyển từ đại đội cối sang tổ cứu hộ”



Bấy giờ tôi nhớ ra



-         “Đúng rồi, lúc ấy các bác có 4 người có tuổi chuyển đi khỏi đại đội!”



Moiseev đột nhiên sầm mặt:



-         “Họ hi sinh cả ở vòng cung Kursk rồi”



Ngay lập tức tôi cũng nhớ đến bảy người bạn từ Stalingrad, cũng đã hi sinh cả ở trận Kursk. Nói thật là, tôi không vui thấy con đường của tôi và Moiseev lại gặp nhau trước trận công kích đầy chết chóc qua dòng Vorskla.





Một tay trinh sát đến với chúng tôi, lại là một người quen khác từ hồi Stalingrad, Gregory Ambartsumiants, người Armenia. Chính anh cùng những đồng đội của mình đã sang trinh sát bên bãi lầy của dòng sông và không thể tìm bất kỳ chỗ nào để vượt, bùn lầy ở mọi chỗ. Gregory chừng cùng tuổi hoặc hơn tầm 2 tuổi so với tôi. Dù không cao, nhưng anh rất khoẻ. Cặp mắt to của anh cũng rất gây ấn tượng. Chúng tôi biết là anh đang thuộc bộ phận đặc biệt của ban tham mưu quân đoàn. Mỗi khi Ambartsumiants xuống thăm tiểu đoàn thì cánh hậu cần sốt vó nếu đạn dược hoặc thực phẩm không đến đúng hạn! Anh ấy chả hỏi câu nào, những ngay lập tức thấy những thứ cấp cho đơn vị bị trễ. Nhưng toà án quân sự cũng không bao giờ được giở ra, vì anh chỉ nhắc nhở những người có trách nhiệm rằng họ phải thực hiện được công việc một cách tự nguyện và bằng mọi giá. Anh em rất vui khi gặp Gregory, đặc biệt là những người lính tiền tuyến.



Tay trinh sát ấy mạnh mẽ vỗ vào vai những chú ngựa Mông Cổ của chúng tôi “Ôi, những chú ngựa, vâng, những chú ngựa của tôi” anh lẩm nhẩm một bài hát quen thuộc.



-         “Còn cậu thì thế nào hả Mansur? Phóng nhanh qua với bọn ngựa thì tốt hơn phải không?”



Anh mở to mắt rồi chầm chậm nháy với tôi. Tôi đề nghị anh tham gia vào đội đổ bộ của mình. Anh đi vòng quanh lũ ngựa, xem xét bộ móng, rồi nhìn cỗ xe bằng gỗ sồi



-         “Được, tớ đi với cậu. Cậu đi cưỡi lên hay chạy theo?”



Tôi bảo anh rằng tôi sẽ chạy bộ, trong khi đó Moiseev ngồi trên xe, tiểu liên, ba lô, đạn dược và thủ pháo được đặt trên xe. Tôi sẽ chạy theo, cầm sợi thừng này, một đầu buộc quanh cổ tay mình, đầu kia cột vào xe. Gregory lắng nghe và bảo:



-         “ Được, tớ sẽ chạy cùng”



Đó là cách mà ba cựu binh Stalingrad chúng tôi, tập hợp lại thành một đội. Tất cả cùng chia sẽ chung một định mệnh! Phải chăng cả ba anh em sẽ bị hạ vào ngày mai?



Chúng tôi cùng ăn tối với nhau và mang một ít cỏ cho lũ ngựa. Chúng tôi để dành một ít đồ ăn cho buổi sáng, và phần còn lại cho ngựa. Chúng ăn tất: bánh mì, cháo yến mạch,  và đường. Số mệnh của chúng tôi bấy giờ gắn chặt cùng với những con vật đến từ thảo nguyên Mông Cổ xa xôi. Cả năm sinh vật chúng tôi cùng đối diện với một thách thức to lớn. Trong cuộc chiến, tôi đã từng thấy ngựa bị thương, chết nhiều lần. Chúng rên rỉ như con người và đôi mắt van xin được giúp hay được chết. Đó là những tiếng rên xuất phát từ ngực, như người.



Điều gì đó như một lời cầu nguyện xoay vòng không ngớt trong đầu tôi: “Những chú ngựa thân yêu của ta, ngày mai đừng làm ta ngã xuống nhé, hãy chạy nhanh hết sức về phía trước. Đừng sợ hãi!” Tôi nằm lăn ra đất, nhưng không thể ngủ. Moiseev cũng thức cả đêm, chìm đắm trong những suy nghĩ của mình. Khi tôi ngồi dậy cạnh bác, thấy tôi thức giấc, bác nói:



-         “ Bác không lo cho mình. Bác đã sống đủ rồi. Bác có gia đình. Có 7 cô con gái. Bác đã thấy, đã sống nhiều rồi. Nhưng cháu và Gregory hãy còn nhỏ. Các cháu chưa có được những phút giây hạnh phúc của đời người. Các cháu chưa từng choàng tay quanh người một cô gái! Bao nhiêu chàng rể bị giết rồi, phải không?”



Rồi cha của bảy cô gái lắc lắc đầu…


Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #36 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:07:45 am »



Trời sáng. Tôi đến cạnh lũ ngựa, chúng vẫn chưa được đóng cương, chỉ buộc vào xe. Đầu chúng treo là là trên mặt đất, có lẽ chúng đang nghĩ về cuộc đời mình. Chúng tôi đóng yên cương. Tôi lấy cho chúng ít nước từ giếng. Tất cả đã sẵn sàng. Mọi người chờ tín hiệu. Anh em đều biết mình phải chạy theo sau ai khi đến giờ. Trước mặt chúng tôi là một chiếc xe ngựa đầy lính khác. Thấy có vài sỹ quan tham mưu đang cưỡi ngựa ở phía đầu hàng quân. Chỉ còn giây lát nữa là mọi người xông lên phía địch, đi vào nơi chưa biết. Tôi bình tĩnh. Âm dương cân bằng trong tôi.



Những chiếc xe ngựa bắt đầu lịch kịch. Có chuyển động ở phía trước. Tôi nghe thấy những mệnh lệnh, chỉ lệnh. Chúng tôi vẫn còn cách con đường gian nan chừng 1, 2 cây số. Chúng tôi cố hết sức giữ yên lặng khi tiếp cận con đường bằng cách dùng các lối mòn, các vườn rau, ẩn sau các bụi cây. Quân ta bắt đầu vận động, sau khi dừng một chút. Tôi nghe có tiếng chửi thề từ anh em phía trước.



Cả ba chúng tôi ngồi trên xe. Sau đó, khi vừa đến đầu con đường tử thần, Gregory và tôi nhảy xuống, nắm chặt lấy sợi thừng, cùng chạy hai bên thành xe. Những đơn vị đổ bộ tiên phong đang lao nhanh về phía trước. Xe, pháo, ngựa và người không kìm chế, gia tăng tốc độ và sức ép. Bây giờ thì không còn gì có thể ngăn cản được, ngay cả cái chết.



Bọn phát xít triển khai bắn chặn từ tất cả các cỡ pháo của chúng. Đạn pháo, cối, cùng với những tiếng rú, rít kinh hồn đập vào con đê, như thể quân thù muốn san bằng nó cho ngang với đầm lầy. Nhưng dòng vận động vẫn tiếp tục, càng nhiều xe cộ đổ lên phía trước con đường đê. Rồi đạn quân Đức bắt đầu nã trúng vào những bộ phận đang đứng đợi đến lượt. Thời khắc của chúng tôi đã tới!



Không ngừng chút nào, chúng tôi lao trên con đường sỏi. Những chú ngựa, đuôi ngắn ngủn vểnh lên, lập tức hiểu ra chúng phải làm gì và chuyển ngay sang nước đại. Chiếc xe được kéo bởi một cặp ngựa tuyệt vời, chúng tôi hiếm khi bắt kịp chúng. Chúng tôi hiểu, để đề phòng, chúng tôi phải giữ khoảng cách không ít hơn 20m.



Moiseev buông lỏng giây cương và như một con bọ, bám chặt vào thành xe để không bị ném ra ngoài khi ở tốc độ cao nhất. Còn Greogory và tôi, đồ đạc vất cả trên xe, phi xuống, chạy cạnh chiếc xe. Chạy thì được, nhưng thở thiệt khó! Không đủ dưỡng khí. Từ không trung, như thể có vài cửa cống khổng lồ, đất, cát và rong tảo đầm lầy đổ xuống đầu chúng tôi. Mũi tôi đầy bụi đất, phổi thì khói và khí ga đầm lầy bốc lên tràn ngập.



Những tiếng nổ nối đuôi nhau nhanh đến mức mà bất cứ cái gì bắn lên từ đất không có thời gian rơi xuống vì những phát nổ mới sẽ hất tung lên, lần nữa, rồi lần nữa. Những hố đạn pháo chi chít khắp nơi, chiếc xe ngựa nảy tưng tưng. Nó có thể vỡ ra bất cứ lúc nào. Tôi chợt nghĩ rằng chúng tôi nhẽ ra nên cột dây thừng vào bộ cương. Chứ nếu chiếc xe rớt ra, lũ ngựa và phóng biến mất và chúng tôi sẽ tận mạng!



Những chú ngựa phóng nhanh và nhanh hơn nữa. Trong màn khói bụi dày, tôi chỉ thấy lờ mờ bụng chúng. Những con ngựa vận động quá mức và lại sợ hãi nữa, nên chúng ị ra trong gió, thế là chúng tôi bị phủ đầy phân từ đầu tới chân! Tôi chạy với đôi mắt nhắm tịt, tôi không muốn khói và bụi làm mù mắt. Nên tôi một lúc lại mở mắt ra một tý để nhận biết lờ mờ những gì đang xảy ra. Vài cảnh tượng loáng qua trước tôi: những mẩu vụn của ôtô, pháo và xe ngựa nằm đầy trên dốc. Một chiếc đầu ngựa, bị đứt lìa, miệng há ra, rơi lộn xuống đám bùn xanh đen của đầm lầy. Và bay ra đằng sau tôi – ôi Chúa ơi – là một thi thể đẫm máu, nửa trần truồng, của một ai đó, mất cả đầu lẫn tay…



Cổ xe trước mặt biến mất, rồi lũ ngựa của chúng tôi, lao nhanh theo sau vào làn khói cũng biến mất. Phải chăng cỗ xe đã bị trúng đạn rồi? Nhưng sợi dây, vẫn riết chặt phát đau tay tôi, vẫn lôi tôi về phía trước và tôi tiếp tục chạy vào nơi nào đó không biết. Khói độc từ TNT cháy dở làm héo phổi tôi. Đó là Nitric Oxít, một loại khí rất độc. Mồm thì đầy đất cát. Tôi vẫn cố bảo vệ mắt mình, mở ít nhất có thể. Dù rằng, tôi có thể không thấy gì hết! Ơn Chúa, bọn ngựa của chúng tôi vẫn an toàn và phóng như điên, như thể bị quỉ lùa.



Điều quan trọng nhất là không được ngã xuống! Tôi nên chú ý đến những hố đạn! Một chân tôi thụt vào trong một cái hố hoặc cái gì đó, nhưng tôi vượt qua nỗi nguy hiểm này và bây giờ thì hết sức tập trung như chưa hề có trước đó. Nhưng thế nào nếu có chứơng ngại vật nào đó phía trước và lũ ngựa sẽ vọt qua?  Tôi sẽ làm ổn chứ? Cơ thể tôi như lò xo thép, tôi nghĩ tôi có thể nhảy qua được bất cứ thứ gì.





Chúng tôi chạy, nhảy và phi nhanh, nhưng con đê vẫn còn dưới chân. Sau cùng! Cũng có âm thanh của ván cầu! Chúng tôi đã gần tới đựơc hữu ngạn! Ôi, những người đẹp của tôi, chỉ một nước phi nữa thôi. Chúng tôi sẽ làm được chứ?



-         “Moiseev” tôi gào lên “cầm cương nào!”



Chúng tôi cũng phải cẩn thận để không phi thẳng vào tuyến quân địch! Chúng tôi phải rẽ sang trái hay phải gì đó ngay chỗ cây cầu kết thúc. Moiseev giật cương và gần như rơi xuống, kéo mạnh sang bên trái hết sức. Bằng cách nào đó, chúng tôi xoay sở để rời khỏi con đường, xuống vệ sông.



Không nghỉ, Gregory và tôi lôi súng, ba lô từ xe xuống. Tay chúng tôi cũng bỏ những sợi thừng ra và chúng tôi gieo mình lên lớp cỏ dày, nằm dán lên mặt đất lạnh vài giây. Tôi không thể ngăn mình nhìn xem những anh em phía sau vượt qua như thế nào. Cả con đường hoàn toàn bị che phủ bởi những cụm khói và những ánh lửa từ những tiếng nổ không dứt. Dọc theo nó, có thể thấy những cột đen ngòm phóng lên và rơi xuống lại đầm lầy. Cả đầm lầy rền rĩ, bị đấm, bị đập và rơi tõm. Một mớ hỗn độn lớn xe, pháo, người, ngựa vẫn lăn lên phía trước. Dòng chảy đó khi đến bờ phải chúng tôi, rẽ ra bên trái và bên phải rồi tan biến vào trong cỏ, ngô hoặc lúa mì.



Không có thời gian để nói lời tạm biệt nhau, với Moiseev, hoặc thực ra, với những chú ngựa đáng yêu đã cứu mạng chúng tôi (chiếc xe chạy ra xa dọc theo bờ), Gregory và tôi chạy theo những hướng khác nhau để tới vị trí của mình. Tôi thấy thiếu tá Cận vệ Ivan Tukhru, anh như có bùa vậy, không một viên đạn hay đại bác nào có thể chạm vào anh! Đại uý Nikolai Kartoshenko, tiểu đoàn trưởng, cũng xoay sở vượt được qua với ban tham mưu của anh!



Tôi mừng khi thấy được bất cứ ai, sau khi chạy qua khỏi con đường tử thần, và xuất hiện ở bờ bên này. Tôi thấy hoang mang quá: “Sao họ sống được nhỉ?” Cú vượt sông thành công chính mình đã gây ấn tượng trong tôi như là một thứ gì đó độc nhất, phi thường.



Đây rồi, chúa Allah phù hộ, Yanson! Gập người thấp dưới sức nặng của nòng cối, chàng “viện sỹ hàn lâm” của chúng tôi, tiến lên, với vài tay mang giá đỡ đi bên cạnh. Còn nọ là Sergei Lopunov với bệ súng. Kìa Vasili Shamrai! Nikolai Kobylin! Cùng với khẩu Maxim của họ! Họ lủi đi và giờ đã sẵn sàng khai hoả khẩu đại liên. Kia là một cô y tá tôi quen! Có phải là Tonia? Và Ania, Galia! Cả những cô gái cũng làm được! Tay điện báo của chúng tôi Vladimir Semionov cũng sẵn sàng tháo cuộn dây ra. Nhưng tôi cũng không thấy nhiều người khác. Đại uý Cận vệ Vladimir Yegorov, chính uỷ trung đoàn cũng còn sống, không một vết trầy! Anh ấy cũng là một lính “Stalingrad”. Và thật là vui khi thấy những tay pháo thủ Leonid Nochovny và Ivan Yemelianov chỉnh khẩu pháo 76mm chuẩn bị bắn phát đầu. Nhưng còn những pháo thủ khác ở đâu? Chiếc cầu giờ đây đã bị sập, nhưng quân ta tiếp tục đà di chuyển trên con đê mới được làm từ xe hỏng, pháo hư, xe ngựa, ngựa và người….



Nửa giờ sau, có tín hiệu tấn công. Tiếng hô vang dội “hurra-a-a-h!” chạy từ cánh này sang cánh khác, và trung đoàn tôi bắt đầu xung phong để xây dựng đầu cầu ở hữu ngạn không Vorskla! Quân đoàn Cận vệ chúng tôi mạnh mẽ tiếp tục tiến bước. Chúng tôi lội qua sông Vorskla lần nữa, đúng vào chỗ Peter Đại Đế đã cùng lính của ngài vượt qua trong cuộc chiến Phương Bắc vĩ đại, ngang cây thập giá bằng đá hoa cương, được dựng lên kỷ niệm chiến thắng của Người Nga trước quân Thuỵ Điển ở trận chiến Poltava, năm 1709. Còn chúng tôi thì tiến vào thành phố đó vào ngày 23 tháng Chín.



Phụ nữ và người già chào mừng quân ta. Tất cả họ đầu hốc hác, gầy mòn, chỉ còn da bọc xương. Nhưng họ hạnh phúc. Lính ta tìm thấy một nhà máy xay bột bị hư hại, còn bột, vốn chuẩn bị để di tản về Đức, dùng cà mèn của họ để mang bột đến người dân. Trong vòng một giờ, họ đã đãi quân giải phóng bằng galushki (bánh bằng bột mì luộc truyền thống người Ukraine – ND)


Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #37 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:09:25 am »



Chương 11: Cuộc chiến này dài bao lâu?



Tả ngạn Ukraine (tức phần đất Ukraine nằm ở bờ Đông sông Dnieper – ND). Dù chúng tôi đã cố đẩy quân Đức về phía tây nhanh nhất có thể, nhưng chúng vẫn có cơ hội để đốt phá nhiều thị trấn, làng mạc và nông trường. Tro, than và khói mọi nơi. Chỉ những chiếc bếp lò vẫn còn tồn tại ở chỗ vốn là các ngôi nhà. Những gốc cây cháy thành than. Tất cả bị huỷ hoại. Người dân Ukraine phải rất nỗ lực rất nhiều để cuộc sống có thể hồi sinh trên vùng đất này. Chiến tranh đi qua chỉ để lại tro tàn phía sau.



Chúng tôi tiến vào Kremenchug ngày 29 tháng 9 năm 1943. Quân ta giải phóng được một trại tù binh, ở đó địch đã tra tấn và hành quyết hàng ngàn chiến sỹ Sô viết. Những anh em du kích bị bắt cũng giam giữ tại đây. Bọn phát xít đã dùng nhiều phương pháp tàn bạo để hành hạ tù binh. Ví dụ như các giá treo ở đây rất khác thường, bọn Đức dùng những cái móc kim loại để treo người lên đằng chân, tay, sườn và cả cằm nữa. Quân Vlasov làm công tác đao phủ. Có chừng 100 nạn nhân bị treo lên theo cách ấy. Chúng tôi xoay sở để đưa xuống khoản một tá anh em còn sống.



Sau đó chính tôi đã tận mắt thấy một cảnh tượng mà tôi không bao giờ quên. Những nữ nông dân, với rìu, chạc, que cời, hoặc gậy gộc trong tay, dẫn vài tên Đức và những tên phản bội xuống phố. Những chị phụ nữ rất phấn khích, hét to bằng tiếng Ukraine. Lát sau họ dừng lại cạnh một cái hố và đẩy bọn tù binh xuống. Một tên Nazi, cố cưỡng lại la lên:



-         “Mein in Haus drei Kinder!”. (Ở nhà tôi có ba đứa con)



Nhưng chị em trả lời:



-         “Thế còn chúng tao thì sao? Mày nghĩ chúng tao là đồ bỏ à? Ném nó xuống!”



Không có sức mạnh nào trên thế giới có thể làm tôi ngăn hành động trừng phạt này với bọn đồ tể phát xít.



Tại Kremenchug quân Đức cài mìn bất kỳ thứ gì có thể gây chú ý. Một đơn cử là, có một anh bí thư đoàn của tiểu đoàn bạn nhặt một chiếc đàn balalaika lên: và một vụ nổ làm anh cùng 17 người khác đứng quanh đó thiệt mạng. Ở vệ đường, tôi thấy một chiếc xe đạp mới dựng tựa vào hàng rào liễu gai. Tôi luôn có một ước muốn rất trẻ con là có một chiếc xe đạp để cưỡi, mà điều này chưa từng được thoả mãn, thế là tôi đi thẳng về chỗ đó. Tôi bước nhanh đến, nhưng rồi tôi thấy một tay thượng uý cũng hướng về đấy, cố thắng tôi. Tôi thất vọng, nhưng thế rồi lại nhận ra mình không thèm. Tôi không thật sự cần nó. Vì thế, tôi quay ngoắc lại và đi. Đột nhiên, một tiếng nổ vang lên! Tôi quay lại, không còn chút dấu vết gì của người sĩ quan kia cùng chiếc xe, chỉ còn một cái hố lớn nơi trước đây là một hàng rào liễu gai.



Cư dân Kremenchug ra khỏi những nơi ẩn náu liền vội vã quay về thành phố với nhà cửa của họ, và vì vậy khắp nơi quanh chúng tôi luôn nghe tiếng mìn nổ, nơi này, nơi kia. Trẻ em, phụ nữ, binh sỹ, tất cả đều bị nổ tung…



“Hữu ngạn Ukraine đang đợi ta!”, “Trả lại Dnieper!”, “Tiến qua dòng Dnieper!”, khắp nơi quanh chúng tôi đầy những khẩu hiệu đó. Trên mọi tờ báo, truyền đơn chúng tôi đọc những lời kêu gọi của Tổ quốc. Và giờ đây chúng tôi đang đứng ở bờ con sông vĩ đại này! Rộng 1,100 mét. Chúng tôi sẽ phải vượt qua như thế nào? Chúng tôi sẽ dùng các bó rơm, từng chút một, bơi qua dòng Dnieper! Sẽ mất chừng 3 giờ bồng bềnh để đến bờ bên kia. Dưới hoả lực à? Này, Mansur, mi sẽ đánh liều lần nữa chứ? Hở? Tốt thôi, nếu ngươi không đánh mất tất cả sự may mắn của mình? Nhưng ngộ nhỡ không còn chút may mắn nào sót lại thì sao? Đã bao lần mi đối mặt với tử thần rồi? Có còn chút vàng nào trong kho báu vận mệnh của ngươi không?



Đêm ngày 5 tháng 10 năm 1943, cạnh làng Vlasovka, không xa về phía thượng nguồn Kremenchug, quân đoàn bộ binh Cận vệ số 32 có sư đoàn cận vệ số 66 của chúng tôi trong đội hình, bắt đầu vượt sông với đích tới là đổ bộ lên đảo Peschanny. Tên mã của đảo này là Helmet. Đảo khá rộng – diện tích 5 km vuông – tuyệt đối bằng phẳng, hầu như nằm ngang mặt nước. Không một ngọn cỏ. Không một bụi cây. Toàn cát xám…



Trước đó, khi đang quan sát bãi cát đó từ phía tả ngạn, tôi chợt nhớ lại, vì lí do không rõ, tôi bước vào một ngôi nhà thờ bằng đá nhỏ ở Kremenchug. Bọn Phát xít đã cố phá huỷ nó vài lần. Chúng cố làm nổ tung nó lên và đốt cháy. Bên trong, mọi vật làm từ gỗ đều bị cháy, nhưng ngôi nhà thờ vẫn đứng vững. Trong sân chầu tôi gặp một cụ già:



-         “Thưa cha, cha là ai?”



-         “Ta là một tu sỹ”



Chúng tôi ngồi xuống và nói chuyện với nhau. Tôi cũng lưu ý rằng tôi là người rất tò mò và thích nói chuyện với người lạ. Cụ tu sỹ không mặc áo lễ mà mặc một chiếc áo len bông cũ kỹ và trông không giống người tu hành tí nào. Nhưng chúng tôi nói về gì nhỉ? Khi còn nhỏ tôi được nghe rằng Kinh thánh cho chúng ta biết những gì sẽ xảy ra trên thế giới và những gì đã và sẽ đến cũng được tiên tri trong Kinh thánh. Một câu hỏi thuần tuý về quan điểm:



-         “Nếu mọi thứ được tiên tri trong kinh thánh” tôi bắt đầu “vậy cuộc chiến này ắt hẳn phải được nhắc đến, đúng không?”



-         “Đúng, đúng vậy con ạ”



Tôi ngạc nhiên rằng cụ không cố làm tôi rối trí bởi một cuộc nói chuyện thần học, vì vậy tôi đặt cho cụ câu hỏi mà tôi quan tâm nhất:



-         “Vậy cuộc chiến này dài bao lâu?”



Tôi chắc rằng cụ sẽ nhún vai thay cho câu trả lời. Nhưng cụ nghĩ một lát như thể tính toán hay nhớ lại điều gì, rồi trả lời:



-         “Chừng 48 tháng”



Không biết cụ tu sỹ này lấy thông tin đó từ đâu? Chắc chắn không từ Kinh thánh, tôi biết thế. Khả năng lớn nhất là từ trực giác của cụ. Giờ đây, ngồi bên tả ngạn dòng Dnieper và nghĩ về con số “48 tháng” tôi tính ra rằng nếu nó chính xác, thì bây giờ là đoạn giữa của cuộc chiến!

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #38 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:10:08 am »



Trong năm ngày, từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 4 tháng 10, sư đoàn tôi chuẩn bị lực lượng vượt sông. Mỗi lính bộ binh được trang bị một thiết bị đặc biệt để nổi: một bó rơm đặt trong áo mưa vào cột chặt lại bằng dây thừng. Nó trông như một cái trụ bự. Chúng tôi thực nghiệm thiết bị này trong nước và thấy rõ là có thể chịu được, không bị chết đuối. Vài người còn khâu kín cả ba lô và thử nó dưới nước. Tôi thì là một tay bơi có kinh nghiệm. Tôi lớn lên ở vùng Cheliabinsk, cạnh dòng sông Miass. Và cũng có khá nhiều hồ quanh đó. Tôi tắm ở cả những chỗ đó và cũng có những cuộc bơi thi khá xa với chúng bạn. Nhưng tôi cũng cần phao, bởi chúng tôi phải vượt sông với đầy đủ quân cụ.



Đêm ngày 5 tháng 10 năm 1943, cạnh làng Vlasovka, chúng tôi bắt đầu vượt sông Dnieper, mục tiêu của chúng tôi là đảo “trung lập” Peschany. Tôi mang một đôi ủng vải bạt bó chân. Khi bị ướt, chúng bó đặc biệt chặt. Tôi cũng mang khẩu SMG, hai trống đạn, hai quả thủ pháo và khẩu súng ngắn TT. Cái ba lô của tôi thì làm chức năng của phao. Tôi nhét vào đó rơm mới và khô ráo, rồi cẩn thật khâu kín lại và bôi mỡ lên bằng một mẫu mỡ Mỹ.



Hòn đảo này chia dòng Dnieper ra làm hai. Ở phía chúng tôi, thì rộng chừng 700m, còn phía bờ phải còn trong tay bọn Đức, chừng 300-400mét, nhưng không những hẹp hơn mà còn cạn hơn. Quân phát xít lội qua dễ dàng và chuẩn bị để “đón” chúng tôi, chúng đào những đoạn hào phòng thủ khá tốt và nguỵ trang tiệp với màu cát. Nhưng chúng tôi không biết điều này vào lúc đó…



Theo hướng dòng chảy, tất cả các đơn vị chúng tôi yên lặng theo con nước ngược lên đảo. Quân địch yên lặng. Tôi trong số những người sau cùng vượt sông. Tôi nhìn thấy toàn bộ đồng đội trong tiểu đoàn bắt đầu vượt sông. Và khi chỉ còn lại tôi sau cùng trên bờ, tôi cũng bắt đầu lội xuống dòng nước lạnh. Dòng sông đen kịt. Đêm tối mịt mùng. Không một ngôi sao trên bầu trời. Thời tiết lý tưởng cho quân ta.



Tôi bắt đầu bơi. Thật khó, nhưng tôi có thể xoay sở được. Bảy trăm thước và thêm chừng 400 vì bị dạt theo dòng. Được, tôi sẽ làm được. Tôi bơi tiếp. Tôi tính rằng tôi đã qua được phân nữa chặng đường. Vào lúc đó, không gian bùng cháy và tôi nghe tiếng rít quen thuộc của pháo, cối từ phía hữu ngạn. Bây giờ mặt sông phủ những thứ vụn vỡ, giẻ rách, ván, gậy. Còn rơm, như bèo tấm, rải đầy mọi nơi, chúng bung ra từ những cái phao bị xé toạc bởi đạn nổ. Dòng nước chao ném tôi về phía sau, rồi lên phía trước thể như tôi đang trong một trận bão. Những quả đạn pháo nổ làm nên các con sóng từ mọi hướng. Rồi một cột nước phóng tôi lên, khi tôi rơi xuống, chìm xuống, màng nhỉ như bị đục thủng bởi tiếng động của một tá vụ nổ. Không có lối thoát cả trên hay dưới mặt nước! Tôi chợt nhớ cách tôi đánh cá bằng thuốc nổ. Giờ đây, tôi, chính tôi, như một trong số những chú cá bất hạnh đó.



Tôi cố đánh tay, quẫy mạnh nhanh rồi nhanh hơn để có thể đến được hòn đảo, nhưng những con sóng cứ xoáy tròn tôi đi đi lại lại. Rồi đột nhiên, tôi thấy mình đang bơi ngược lại phía tả ngạn, sợ hãi nhận ra điều đó, tôi quay lại về phía bờ phải. Tôi không mấy e ngại về hòn đảo, dù tôi vẫn không biết là bọn Đức đã ở đó. Tôi cảm thấy, không biết vì sao, phía hữu ngạn hấp dẫn, dù rằng hàng trăm khẩu pháo của quân thù đang nhả đạn từ phía ấy. Tôi sợ những người chết đuối sẽ lôi tôi theo. Người chết đuối như những con bạch tuộc nằm chờ nạn nhân, và không cách nào thoát ra khỏi cái ôm của họ. Thật đáng sợ! Tôi bơi một mình giữa tiếng gầm hỗn mang.



Tôi thấy một anh lính đầu cứ hụp xuống nước và thở hỗn hển. Dường như anh cố bơi tiếp nhưng hết sức rồi. Tôi có thể giúp anh chàng tội nghiệp bằng cách nào nhỉ? Tôi thận trọng bơi lên phía anh ta và chạm vào tay anh bằng cái phao. Tay anh ta ôm chặt cái ba lô, trong khi tôi bắt đầu đẩy anh ta một chút từ phía sau. Anh rên rĩ và thở nặng nhọc. Đôi mắt nhìn quanh không chớp như thể anh ấy mới nhìn thấy thế giới lần đầu tiên. Một ấn tượng kinh khủng! Anh ấy dường như lấy lại hơi thở và bắt đầu hiểu ra việc gì. Tôi bơi cạnh anh, đẩy nhẹ anh lên phía trước. Rất chậm chạm, anh nói: “Cảm ơn anh bạn!”. Tôi cảm thấy anh không còn nguy hiểm nữa nên đặt một tay lên chiếc ba lô. Tôi bơi ngửa.



Anh chàng mới quen nới lỏng tay ôm, và bắt đầu giữ phao bằng tay trái, trong khi chèo bằng tay phải. Con người mới lạ lùng và đáng yêu làm sao! Trong cảnh địa ngục này vẫn cho những phút giây vui vẻ bình dị. Tôi vui vì có được một người bạn mới màôi đã cứu mạng. Chúng tôi tiến tiếp, vui vẻ nhìn nhau.



Sau cùng chúng tôi cũng thấy đáy dưới chân mình. Nó bằng phẳng. Chớp sáng của đạn nổ cho thấy hình bóng của quân ta chạy từ phía bờ về trung tâm hòn đảo. Một tiếng nổ! Rồi một tiếng nữa! Một đám cát phủ lên tôi. Những khúc gì ấm và ẩm ướt rơi cùng với cát từ trên không: những mẫu thi thể người.





Người bạn mới tiến lên bên cạnh tôi, hét với bất cứ ai đang chạy hay nằm dưới đất:



-         “Sư 13 ở đâu vậy? Sư 13 ở đâu vậy?”



Khi vượt sông Dnieper, các trung đoàn và sư đoàn trộn lẫn vào nhau, nên không ai tìm ra đơn vị.



-         “Anh em đâu? Chỉ huy ở đâu nhỉ?”



Tôi tự hỏi mình.



Đâu đó có câu trả lời điên khùng:



-         “Nhìn trên cát ý!”



Mọi nơi chung quanh, trên cát, tôi thấy quân ta. Họ còn sống hay chết? Tôi chỉ thấy đầu của họ ngẩng lên, trông như những quả dưa hấu trong vườn.



Người tôi phủ đầy cát. Cả trong mồm. Chúng làm tướt da tôi như bột mài. Cát đập lên người cố chôn tôi xuống. Hơi nổ dúi tôi xuống. Tôi xoay người dũi vào cát ướt như một con cua. Hỗn hợp cát, nước và bùn phủ lên thân thể rã rời và kiệt lực của tôi. Tôi chỉ muốn nằm xuống không đi nữa. Nhưng nếu tôi bị thương, tôi sẽ không ra khỏi được. Tôi cố bò ra! Người đồng đội ở sư đoàn cận vệ 13 vẫn tìm đơn vị, nhưng không thấy, anh nằm xuống cạnh tôi và hét vào tai:



-         “Mình tên là Alex, Alex Kolesnikov. Đi cùng nhau nhé. Được không? Nếu có gì thì chúng ta sẽ giúp nhau. Đồng ý chứ?”



-         “Đồng ý” tôi hét lên.



Bọn phát xít đang nã pháo dữ dội lên đảo. Tiếng súng không dứt. Chúng tôi có thể làm gì? Tiểu liên thì không hoạt động: cát lấp kín mọi ngóc ngách. Lựu đạn cũng vậy. Tôi thấy một khẩu Maxim chìm phân nửa trong cát. Chỉ có những chiếc xẻng đào hào, thứ vũ khi duy nhất chúng tôi có mà không bị cát làm hư hại. Nhưng quân địch mà chúng tôi định chiến đấu đang ở đâu? Pháo địch từ phía bờ kia của sông Dnieper? Phía bờ mà chúng tôi bị làm đôi! Alex và tôi quyết định sẽ đi lên về phía trung tâm hòn đảo, theo hướng hữu ngạn sông Dnieper. Ở đây yên lặng hơn, không đạn nổ: vùng chết.



Chúng tôi chạy lên, nhảy qua những người khác nằm như những con hải cẩu bị mắc cạn. Dừng nào! Không còn ai ở phía trước. Nhưng gì vậy? Chúng tôi chạm phải hoả lực súng máy! Chúng tôi có thể thấy lưỡi lửa đỏ rực từ nòng súng! Bọn phát xít đã ở trên đảo? Đó là nguyên nhân tại sao không có tiếng nổ ở phía trước, pháo binh địch bắn vòng qua đầu bộ binh chúng! Vậy đó! Bọn Đức đang có trên đảo! Chúng tôi nên thật cảnh giác nhưng pháo địch làm anh em điếc đặc. Chúng tôi phải đề phòng rắc rối nhưng thứ cát chết tiệt làm mù mắt anh em. Tình hình thật tệ. Rất rất tệ.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #39 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 10:11:24 am »


Trời sáng. Hoả lực địch càng mãnh liệt hơn. Từ phía bờ cao hữu ngạn, địch có thể trông thấy rõ cả quân ta lẫn các đơn vị của chúng nổi bật trên nền sáng của cát. Chúng bắn mà không bị trở ngại gì. Không có lấy một chiếc phi cơ trên trời. Không quân ta ở đâu? Pháo binh ta ở bờ trái cũng yên lặng! Tôi có cảm giác rằng chúng tôi bị bỏ mặc cho Định Mệnh.



Nhưng không ai chạy khỏi hòn đảo. Nấp kín trong cát, quân ta chờ đến lúc hành động. Một anh lính, với gương mặt điển hình của người Cossack, cúi thu lu trên cả tứ chi. Bộ ria hải mã của anh quặp xuống cằm. Anh vẫn lúc lắc đầu, cố cho bớt ù tai. Tiếng nổ nhảy múa quanh anh, trong khi anh, lúc lắc theo mọi hướng, ngóc lên. Tôi không đủ can đảm để tiếp tục nhìn anh. Nhưng khi tôi liếc lại chỗ đó chừng vài phút sau, chỉ còn thấy gót giày của anh ló ra trên cát.



Đạn quân phát xít tiếp tục rơi xuống như mưa, nhưng một số anh em vẫn còn sống. Pháo địch ngưng chừng năm phút rồi rồi lại tiếp tục bắn chặn. Cứ hai mươi phút nã thì có năm phút ngưng.  Trong đầu tôi, lần nữa, quay lại cảnh các kinh nghiệm chiến tranh của mình: trận vượt sông Vorskla, trận Chervonny Prapor, trận Dragusk, Prokhorovka. Không, không có lần nào tệ hại như lần này! Tôi cho rằng mình đã để lại phía sau những trận đánh kinh hoàng nhất: ở Stalingrad, ở Kletskaia, ở Kalach-sông-Don và vòng cung Kursk! Nhưng đây! Hòn đảo trên dòng Dnieper! Một hòn-đảo-âm-ty! Quá đáng sợ, vô nghĩa và hoàn toàn vô vọng, trận chiến này làm lu mờ mọi trận từ dòng Volga đến Dnieper. Chúng tôi không vũ khí, điếc đặc, mù loà, choáng váng và bị cô lập với đồng đội! Chúng tôi không có lựa chọn nào ngoài việc bỏ mạng dưới làn mưa đạn địch! Tôi có suy nghĩ, mà tôi không thể, dù đã cố, đuổi nó đi:  ai đó đã tổ chức nên một chiến dịch sai lầm một cách tệ hại.



Đêm xuống, quân phát xít ngừng bắn. Alex và tôi bắt đầu tìm kiếm đồng đội một lần nữa. Những người lính khác, còn di chuyển được, tham gia cùng chúng tôi. Họ cũng hi vọng sẽ tìm thấy tiểu đoàn, trung đoàn của họ. Còn về phần ban tham mưu sư đoàn, họ còn ở phía sau, bên bờ trái Dnieper. Vài người còn chút bánh mì và chia nó cho chúng tôi. Nhưng sau đó thì sao?



Hi vọng rằng sẽ được sơ tán về phía tả ngạn, hầu hết thương binh bò xuống mép nước. Giá mà có ai đó thông báo cho chỉ huy của chúng tôi về họ! Alex đề nghị rằng tôi nên bơi trở lui và tìm sở chỉ huy. Anh đấy đúng, nhưng tôi ngại. Họ có thể nghĩ rằng tôi là một thằng hèn, cố ý chuồn khỏi hòn đảo và dùng anh em thương binh như một cái mộc để giải thích. Họ cũng có thể kết tội tôi là một kẻ gieo hoang mang. Vì thế tôi đề nghị một kế hoạch khác, với tôi, ít ra, trông kém khủng khiếp hơn.



Kế hoạch như sau. Chúng tôi không đi tìm đơn vị nữa – mọi người ở đây đều là chiến hữu – và tổ chức ra một nhóm xung kích chừng 500 tay súng. Sau đó, lúc bình minh, chúng tôi sẽ tấn công các vị trí quân Nazi ở bờ kia của đảo. Ở đó, ít ra thì chúng tôi cũng an toàn với hoả lực pháo. Nhưng làm thể nào để tấn công mà không có súng máy, lựu đạn? Tiểu liên của chúng tôi sẽ bắt ánh mặt trời chiếu vào mặt quân Đức! Lựu đạn của ta sẽ là các nguyên tố bất ngờ và tốc độ! Chúng tôi sẽ nhảy lên đầu bọn địch đang ngồi trong chiến hào! Sẽ xéo chúng bằng giày và xé chúng bằng răng! Chúng tôi sẽ chiếm đại liên, tiểu tiêu của chúng rồi tổ chức phòng ngự vòng tròn! Và hẳn ở đó cũng sẽ có thức ăn.



Tôi giải thích kế hoạch của mình cho nhiều chiến sỹ khác. Một số thì nghĩ rằng nó hão huyền, nhưng mọi người đồng ý tham gia. Ở đây, trên hòn đảo này, hành động nào cũng tốt cả, vì chỉ có một lựa chọn khác là cái chết. Và chết trong khi chiến đấu thì tốt hơn là nằm chờ trên cát ẩm ướt.



Chúng tôi nhanh chóng tập hợp đội ngũ. Hơn 500 người! Chúng tôi lặng lẽ tiến lên gần tuyến quân Đức hết mức có thể rồi nguỵ trang, dũi sâu vào trong cát. Tín hiệu tấn công là nhóm tôi đứng dậy.





Trời vẫn còn tối, chỉ có ánh xám chút ít ở đằng đông. Bọn Frizt lại khai hoả lần nữa. Đầu tiên, chúng bắn về phía xa đằng sau chúng tôi, chỗ thương binh đang nằm, rồi sau đó chuyển làn về phía trung tâm hòn đảo, chỗ chúng tôi. Một cú đánh mạnh thốc vào phía sau đầu tôi, chắc không ít hơn một tấn cát! Nó làm tôi dập mặt xuống đất và tôi không kịp nhắm mắt. Tôi bị giúi vào cát mà đang mở mắt! Tai ù, mắt cay nhức, tối đen, tôi thấy mình như nằm dưới một chiếc máy ép khổng lồ. Cả cơ thể tôi lắc lên trên, để bùng ra. Đầu tôi dễ dàng cất lên được và chỉ sau đó tôi biết là không còn gì đè lên mình. Nhưng tôi không thể nghe, không thể thấy gì cả. Hoàn toàn mù tịt, tôi đào một cái lỗ nhỏ trước mặt mình. Có nước. Vốc trong tay đầy một dung dịch với bùn và cát,  tôi cố giương mắt rửa. Tôi phải nhìn thấy! Tôi lau vết thương và đôi mắt đau nhức bằng thứ bùn loãng đó và rốt cuộc cũng thấy được chút ánh sáng lờ mờ, đỏ như máu! Đầu tiên nó đỏ sẫm rồi sau đó sáng dần lên!



Alex đào một ít cát lên thêm và vốc được một chút thứ tạm gọi là nước sạch, rồi giúp tôi rửa mắt. Tôi cố nháy mắt. Đau quá! Tôi thử lần nữa, rồi lần nữa. Dường như đỡ hơn. Chỉ còn sự yên lặng chết chóc trong tôi. Đạn pháo vẫn rơi khắp mọi nơi, nhưng tôi hiếm khi thấy chúng, và không thể nghe được. Mỗi khi cần chúi xuống, Alex lại nhấn đầu tôi vào cát. Rồi cơn nguy qua đi, anh lại lôi tôi lên bằng cách kéo cổ áo! Ôi Alex, Alex, không có cậu mình biết làm gì? Giúp tôi nào, anh bạn! Tôi không thể nghe được. Tôi làm theo cử động của những người khác, họ hụp đầu xuống đất là tôi làm theo ngay. “Mình chết rồi, mình chết rồi” tôi nghĩ “Vậy đó, hết rồi”



Tôi nhìn về đằng đông và thấy vầng dương ló dạng phía chân trời. Alex chìa ngón tay cái của bàn tay phải dưới mũi tôi, đồng thời hai ngón tay khác làm động tác “chạy” trên cát: đến giờ rồi. Tôi gật đầu đồng tình.



Tôi nhổm lên, vui mừng thấy chân mình vẫn có thể chịu được! Chúng tôi đứng dậy, chừng mươi hay mười lăm người cùng lúc, đúng kế hoạch. Chỉ trong vòng 3 bước là một loạt các anh em xuất hiện ngay phía sau chúng tôi, một cơn thuỷ triều đen của 500 kẻ liều mạng phóng về phía chiến hào quân địch. Tôi thấy những mồm mở ra hét vang. Tôi cũng gào lên, dù tôi không thể nghe thấy chính mình. Phải chăng mình bị mất giọng. Cổ họng tôi đau rát.



Trượt trên cát, tôi vọt thẳng đến bọn Đức đang kinh hãi. Không ngạc nhiên tí nào khi thấy chúng hoảng sợ, bởi chúng tôi xuất hiện khắp nơi, như mọc lên từ cát và giờ đây tràn lên đe doạ chúng. Vài tên hấp tấp lên đạn súng tiểu liên, nhưng phần lớn hoàn toàn bất động. Dường như sự xuất hiện tràn ngập của chúng tôi làm chúng rùng mình. Thật lạ, nhưng chính tôi cũng cảm thấy khiếp đảm dù biết rằng tôi là nguyên nhân của cơn hoảng sợ đó. Thật khó giải thích. Tôi thấy có một tên nhìn tôi, hắn sợ đến cứng người, rồi cơn sợ đó cũng lây sang tôi, nhưng còn mạnh hơn gấp bội. Không chịu nổi cú giao nhãn đó, tôi chạy nhanh rồi nhanh hơn để để kết thúc cái cảm giác không thể chịu đựng nỗi càng lúc một tăng này. Giết hắn !



Tôi sẽ luôn bảo rằng đó là một cuộc chiến đáng nguyền rủa. Nhiều anh em chạy cạnh tôi đã ngã xuống. Nhưng quân Đức, bị loá mắt cũng không thể bắn trúng. Tôi thấy một tên Frizt đang cố bỏ chạy, hắn đang trèo lên ở phía đằng kia của chiến hào. Nhưng một gã sỹ quan gào lên với hắn, miệng mở to. Tên sỹ quan vẫy một phát súng lục, thân hình không còn sự sống của tên lính ngã gục xuống. Nhưng hắn không thể bắn hết tất cả được, những lính Nazi khác đã bò ra được và chạy mất dạng. Chúng tôi nhảy xuống, cỡi lên vai những tên lính Đức liều mạng hoặc đơn thuần là kinh sợ đến cứng người lại. Giẫm, nghiền bọn chúng bằng chân, bằng tay, cướp tiểu liên của chúng.



Có một cậu quân ta đang cưỡi trên vai một tên Đức, chạy tới chạy lui. CÒn tôi thì dùng khẩu súng bị tắc như một cái dùi cui. Và sau cùng, cũng tước được một khẩu SMG từ một tên địch bị giết. Tôi nổ súng vào bọn Đức đang bỏ chạy. Rốt cuộc, tất cả chúng tôi cũng chiếm được được súng của bọn Đức và quét sạch một khu vực nhỏ cho mình. Như một đàn chó dại, quân thù ném mình vào chúng tôi từ cả cánh phải và cánh trái, nhưng bây giờ thì chúng tôi đã có lựu đạn và súng rồi.



Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM