Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:31:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chặng đường Đỏ từ Stalingrad-hồi ức của 1 người lính Tartar Xô viết  (Đọc 40941 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #20 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 09:36:27 am »



Chương 6: Phi trường Pitomnik



Chúng tôi đã đột phá được đến một ngôi làng nhỏ tên là Pitomnik. Ở đó có một phi trường mà miễn là còn sống tôi sẽ không bao giờ quên. Bọn Quốc xã tập trung thương binh lại đó nhưng không kịp mang đi. Và những thương binh người Đức ấy đã chết, chết cóng trong tuyết. Hàng ngàn người bị rét đến chết! Một số như đang cố bò qua phi trường, chống tay nhỏm dậy, nhưng những ngón tay đã gãy rời ra …



Một người lính Đức đang nhìn tôi, đôi mắt mở to đùng đục. Mũi hắn hầu như bị lấp mất, mặt phủ đầy băng tuyết. Một người hốc hác, râu ria xồm xoàm, không thể mở nổi mồm. Trí não đã gần như liệt đi và tim chỉ còn đập khe khẽ. Thật không thể chịu nổi cảnh một người đàn ông cầu xin bằng ánh mắt để có một phát đạn ân huệ, nhưng tôi đã không đủ dũng khí để cho hắn cái kết cục đó. Rồi một người khác gục xuống, và sẽ chìm vào sự yên lặng vĩnh hằng trong mười hoặc mười lăm phút. Không thể cứu được họ, không thể đảo ngược được quá trình chết dần đó, các chi đã bị đông cứng cả rồi.



Tôi thấy xấu hổ về hành vi của mình, tôi xấu hổ vì lòng trắc ẩn vô ích này. Tôi mong rằng những người khác không để ý. Hãy nhớ, tôi vừa mất một người bạn và tôi phải trả thù cho anh! Và lúc đó tôi thấy một người lính quân ta, chắc có cùng cảm giác như tôi, đang nhìn vào mắt của một tên lính Đức đang bò trên cả tứ chi. Cả hai cùng nhìn vào mắt nhau và rồi ngó sang khẩu súng ngắn trên tay anh lính. Tên Đức bị tê cóng đến nỗi không thể gật đầu. Mắt hắn như nói thầm “Vâng…”. Người lính Hồng Quân đưa súng lên, bắn vào thái dương. Hắn chết, nhưng không ngã ra, hắn đã bị đông cứng rồi. Hắn nằm đó, trụ trên cả tứ chi, như một chiếc băng ghế, và từ vết đạn trên đầu không một giọt máu nào chảy ra …



Cũng ở phi trường Pitomnik, quân ta tìm thấy hàng đống lớn bưu kiện, đã đóng sẵn sàng để chở về Đức, trong đó là những thứ đồ quí giá cướp được. Làng Pitomnik chỉ có một dúm nhà, nhưng nó rất quan trọng, vì đó là căn cứ của lực lượng vận tải cơ giới quân Đức. Xe cộ còn trong tình trạng hoàn hảo và được đậu ngăn nắp từng hàng theo số hiệu đơn vị, tổng cộng chừng 17,000 chiếc. Trông như thể một thành phố nhỏ với những dãy phố và đường sá.



Cùng với Fuat Khadaibergenov, tôi chui vào một hầm trú ẩn. Một chỗ ở tuyệt hảo với bếp, phòng ngủ và cả chỗ rửa mặt nữa! Có mùi nước hoa quanh quẩn. Những thức uống khác nhau trong các loại chai, lọ, bình… Cà phê vẫn còn ấm. Vâng, không tệ chút nào (và mãi cho đến gần đây) đó là cuộc sống của các sĩ quan, chỉ huy những người lính chết cóng ngoài phi trường kia. Trên chiếc giường đôi là một chú chó nhỏ lông trắng tuyết, bờm xờm đang nằm. Con vật đang run rẩy. Chúng tôi có một ít xúc xích trong ba lô. Hai anh em cho nó một mẩu rồi đi ra, đóng cửa lại và viết lên đó bằng một mẩu than “Đã gài mìn”. Vì thật là không ổn nếu trong một giây phút nóng nảy nào đó, một tay lính phe ta có thể bắn con vật tội nghiệp. Không có gì để làm với những thứ ở đây.



Tôi không bao giờ quan tâm đến chiến lợi phẩm, nhưng trong cái hầm ấy tôi trông thấy một cái hộp viền nhung. Tôi mở nó ra. Trong đó là một bộ sưu tập huân chương rất ấn tượng và tôi định sẽ mang nó về trung đoàn bộ (phía Hồng quân cấm việc giữ các loại huân/huy chương và các vật phẩm “tuyên truyền” của Đức - ND). Ngày hôm sau, có lệnh của tiểu đoàn trưởng triệu tập tôi. Lên đó, tôi thấy có một sĩ quan cao cấp lạ mặt, tuổi trung niên, cằm nọng mỡ. Tôi trình diện tiểu đoàn trưởng.



-         “Nghỉ. Ngồi đi. Hãy báo cáo với đại diện của đơn vị đặc biệt về cái thứ chiến lợi phẩm mà cậu có được ngày hôm qua” tiểu đoàn trưởng gật đầu về phía người lạ mặt.



-         “Thưa, huân chương của bọn Đức”



-         “Thế sao cậu không mang nó lên cho cấp chỉ huy?”



-         “Thưa, tôi chưa có thời gian”



-         “Được, vậy hãy mang nó lên cho đồng chí đại tá và cậu sẽ ổn” (Lối nói này có nghĩa là ‘không bị phạt’ – ND)



-         “Cho phép tôi được mang chúng lên ngay bây giờ”



-         “Đi đi”



Nhưng tôi vừa ra khỏi hầm thì bọn Frizt bắt đầu bắn phá chiến hào chúng tôi. Sau vài loạt cối, địch tràn lên công kích nhưng bị hoả lực quân ta chặn đứng. Khi mọi việc lắng xuống, tôi quay lại để lấy các bộ huân chương nhưng giữa cảnh tan hoang ấy thì còn chả thấy được chiến hào chứ đừng nói gì đến chi đến cái túi của mình: thật là “cậu sẽ ổn”, tôi nghĩ rồi lê bứơc quay lại BCH tiểu đoàn với đôi bàn tay không.






Chúng tôi lại mò vào một căn hầm khác. Chắc là của bộ phận bảo dưỡng. Mới liếc qua thì dường như không có gì đáng lưu tâm cả. Nhưng ở trong một góc, dưới lớp chăn dày, có một người đang nằm cuộn tròn. Tôi chỉ cho Fuat thấy và anh gật đầu. Tôi nhấc một đầu chăn và thấy một tên sĩ quan Đức với bộ quân phục mới tinh: “Halt! Hande hoch” (Chắc nghĩa là đầu hàng, giơ tay lên – em không biết tiếng Đức), tôi ra lệnh. Tên sĩ quan ngồi dậy. “Halt,halt”, tôi chỉa nòng khẩu tiểu liên vào tay hắn để ra ý rằng hắn phải đầu hàng. Hắn đang nhổm lên, tựa vào tay trái, trong khi đó tay phải hắn đột ngột bổ tới bao súng. Được, đó là do mi tự chọn. Một loạt đạn ngắn đã ngăn hắn rút súng ra. Chúng tôi ra khỏi hầm và tự hứa sẽ cẩn thận hơn. Mọi việc có thể sẽ kết thúc tệ hơn vậy.



Cũng ở Pitomnik, anh em tìm thấy một chiếc xe đầy Sô-cô-la. Không biết để dành cho ai? Chắc chắn là không phải cho những người lính Đức đã phải ăn xác ngựa chương sình để không bị chết đói...



Sau Pitomnik là Gumrak. Bọn Quốc xã rút chạy khỏi cứ điểm sau một trận xung phong ngắn gọn. Chúng tôi tiến vào trại tập trung tù binh Soviet. Nhiều anh em đang cận kề cái chết: họ nhanh chóng được đưa đến bệnh viện. Còn hàng ngàn thi thể khác xếp lớp ngoài trời. Những điều kinh khủng hiện ra nối tiếp nhau. Làm sao tôi có thể qua được cơn ác mộng này? Nếu một viên đạn không tìm đến tôi, chắc tôi sẽ mất trí….



Gumrak chỉ còn cách Stalingrad 15 km. Bọn Quốc xã không còn kháng cự nhiều, chúng chỉ còn biết bỏ chạy.



Chúng tôi tự hào rằng sư đoàn mình đã tham gia trong chiến thắng quyết định ở Stalingrad. Bắt đầu từ trận đột kích vào tuyến phòng ngự quân Đức ở gần Kletskaia ngày 19 tháng 11 năm 1942, tiếp theo đó là chiếm Kalach ở Illarionovskaia, trận chiến gần cứ điểm Raspopinskaia – nơi cả một trung đoàn Đức bị tiêu diệt và bắt được 3,000 tù binh Rumani – rồi trận đánh dẫm máu ở năm ngọn đồi bắc Karpovka, đến trận tấn công gần Marinovka, chúng tôi ngoan cường tiến về Stalingrad. Mọi người được biết rằng anh em ở đó đã chiến đấu cho từng mảnh đất nhỏ. Pavlov, một trung sỹ bình thường, đã phòng thủ trong một ngôi nhà ở trung tâm thành phố từ hồi tháng Chín và vẫn đang trụ vững….



Khi đó, đại đội cối 82mm của chúng tôi đã hoàn toàn hết sạch đạn, cả đạn chiến lợi phẩm. Lúc đó sĩ quan tiếp liệu, thượng uý Buteiko, mò sang các đơn vị pháo bên cạnh. Anh gặp được một anh tài xế của chiếc xe tải 3 tấn, vốn vừa xuống xong một đợt hàng đạn pháo và định quay lại khu kho dã chiến ở hậu tuyến để lấy thêm. Buteiko hứa cho anh một món quà – một chiếc đồng hồ chiến lợi phẩm – nếu anh có thể mang cho chúng tôi một ít đạn. Cấp trên gọi tôi lên hầm trú ẩn và dặn:



-         “Là bí thư chi bộ, cậu được lệnh phải đi với anh tài xế và quay lại với đạn dược trong vòng 03 giờ!”



-         “Rõ”



Anh tài xế, một đồng chí đầy sức sống và vui tính chừng bốn mươi tuổi, sốt ruột giục tôi “Đi nào, paria(*)”. Nghe được cái từ paria của dân Siberi, tôi vui mừng nhảy lên cabin làm bằng gỗ, và chọn tư thế ngồi thoải mái (ở đó có một cái thùng thay vì chiếc ghế), và hỏi anh ấy:



-         “Anh người ở đâu vậy, paria?”



Vui mừng gặp được một đồng đội người Siberi, anh trả lời:



-         “Mình ở Krasnoyask, còn cậu?”



-         “Em thì từ vùng Kemerovo”



-         “Vậy chúng ta là đồng hương rồi”



-         “Đúng vậy!”



Và rồi tiếng máy nổ vang, và chúng tôi vút về phía trước, hoà vào trong màn đêm.



(*) paria là phương ngữ Siberi nghĩa là thằng cha (vui), cha nội, cậu, gã… Câu trên có thể dịch là “Đi nào cha nội” - ND




Tiếng dập đùng đùng từ chiếc cabin gỗ và tiếng nổ của chiếc động cơ cũ kỹ làm điếc cả tai, anh tài xế phải ghé sát khuôn mặt lởm chởm râu của anh vào tai tôi và hét lên:



-         “Này đồng hương! Mình tên Ivan Sobolevski. Còn cậu!”



-         “Mansur Abdulin”



Tôi hét lại và Ivan lẩm nhẩm tên tôi hai lần, chắc để nhớ cho kỹ, và rồi, một lần nữa gào vào tai:



-         “Mình sẽ cố hắng hết mức để giúp đồng hương! Chứ mình chả thèm gì cái đồng hồ chiến lợi phẩm của cậu!”



Chúng tôi phóng với tốc độ cao nhất. Ivan dồn tất cả chú ý vào con đường. Đôi bàn tay mạnh khoẻ của anh dính chắc vào vô lăng rồi quay nó với sức lực mà tôi sợ rằng bánh lái sẽ bị gãy ra mất. Cả hai bên đường đầy xác xe tăng, thiết giáp, xe cộ, cả máy bay và những thứ khác. Chiếc xe của chúng tôi luôn phải đánh võng để tránh những con quái vật sắt thép bất động đó. Hàng trăm lần, lượn sang trái hoặc phải, cố để không đụng vào đống kim loại phế thải. Ở tốc độ cao nhất, với ngọn đèn pha phòng không và tiếng động cơ ầm ỹ, chúng tôi vút đi. Trong những cung bậc âm thanh đó, Ivan khó có thể nghe tôi nói gì dù đã hét sát vào tai anh. Những luồng sáng nhảy nhót mỏng manh từ đèn pha, trông như hai thanh gươm ánh sáng, giật lấy từng khoảng khắc phù du của hình ảnh con đường từ bóng tối, giúp chúng tôi chạy ngoằn ngoèo quanh những đống máy móc méo mó. Tôi bị xóc nảy tưng trong cabin mạnh đến nỗi và chỉ sau chừng 15 phút, tôi cảm thấy như mình bị dần một trận gần chết. Nỗi sợ và sự đau đớn làm tôi muốn nhảy ra khỏi xe lúc tốc độ cao. Nhưng có thể đi đâu trên thảo nguyên tan hoang này trong đêm tối mịt mùng, lạnh lẽo?



Chiếc xe tải không hề giảm tốc độ, băng nhanh về phía trước, vòng vèo tránh những chướng ngại vật chết người. Rồi tôi thấy mình đang tò mò về những tiếng động từ dưới các bánh xe. Cứ như đang chạy trên những tấm ván hay phiến đá. Tiếng bum, bum vọng lên từ dưới các bánh xe phía trước rồi lại bum, bum từ bánh sau. Tôi thắc mắc, và hét vào tai anh tài xế:



-         “Anh Ivan, có cái gì đó đập vào bánh xe? Nghe như có người đem lát váng hay đá gì trên thảo nguyên hay sao ý?”



-         “Không phải, Mansur à, đó là thây người! Chúng bị xe cán dẹp đi nên bây giờ nghe tiếng như vậy, như đi trên ván!” anh trả lời



-         “Không thể nào!” Tôi hoàn toàn không tin và hét lên.



Ivan dừng xe lại và chúng tôi nhảy xuống.



-         “Đấy, cậu tự nhìn đi Mansur!”



Tôi bật đèn lên là nhìn những “tấm ván”, những “phiến đá”: một người lính phe ta trong áo choàng xám, một người lính Đức với áo xanh. Tôi thấy chân mình bất bình thường trên nhưng “tấm ván” đó, Ivan giải thích:



-         “Đó là vì mỡ. Hãy nhìn bánh xe này, không như phủ đầy mỡ lên vậy. Nếu muốn thay ruột xe, thì phải rửa bánh xe bằng xăng trước rồi mới làm. Cậu thấy chứ? Đi thôi!”



Sau khi trượt một lúc nữa, rồi thì cuối cùng chúng tôi cũng chạy được bình thường. Rốt cuộc thì chúng tôi cũng hoàn thành nhiệm vụ – nhưng Ivan từ chối không nhận chiếc đồng hồ – hai anh em trao đổi địa chỉ cho nhau.



Sau chiến tranh, tôi có dịp ở Krasnoyarsk, tôi tìm đến nhà của người đồng đội Ivan. Trong sân, là một người phụ nữ, chắc lúc trước khá xinh, nay trông già trước tuổi vì làm việc nặng và đói kém.



-         “Xin hỏi có phải nhà của Ivan Sobolevski?”



Chị không trả lời, nhưng gật đầu mời tôi vào nhà. Ngôi nhà trông nghèo nàn và buồn thảm. Tôi ngồi xuống một băng ghế bằng gỗ, rộng nhưng lâu không chùi rửa. Sàn nhà bẩn thỉu, bếp lò phủ đầy bồ hóng và cần phải quét vôi. Người phụ nữ ra khỏi phòng và nhanh chóng trở lại với một tờ giấy xám, rồi âm thầm đưa cho tôi. Đó là thư thông báo cái chết của anh. Vào ngày 18 tháng Một năm 1943. Chị lặng lẽ nói:



-         “Có lẽ tôi biết anh. Anh ấy viết cho tôi về cuộc gặp của các anh. Anh là Mansur Abdulin phải không?”



Chị không khóc. Nhưng không biết vì sao tôi thấy xấu hổ vì mình còn sống còn Ivan hi sinh. Rồi tôi nhớ lại hình ảnh kinh hoàng của những “tấm ván” trên đường….
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #21 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 09:37:28 am »



Ngày 21 tháng Một năm 1943 là một ngày đáng nhớ trong lịch sử sư đoàn: “Chiến đấu cho đất mẹ Sô-viết chống lại cuộc xâm lăng của bọn Đức, sư đoàn bộ binh số 293 đã chứng tỏ sự gan dạ, lòng dũng cảm, tính kỷ luật và tuân lệnh. Giao chiến liên tục…sư đoàn đã gây nhiều tổn thất lên các lực lượng Phát xít và bằng những cú đánh mạnh mẽ đã phá huỷ nhiều trang bị và nhân lực quân địch, làm tan nát quân Đức xâm lược …” Đây là một đoạn trích trong nhất lệnh số 34 ngày 21 tháng Một năm 1943, được ký bởi Joseph Stalin.



“Vì đã dũng cảm trong chiến đấu cho tổ quốc,” nhật lệnh viết tiếp “sư đoàn bộ binh 293 được tái tổ chức thành sư đoàn bộ binh cận vệ số 66....” . Như vậy chúng tôi trở thành lính cận vệ, còn trung đoàn thì đổi tên thành trung đoàn cận vệ 193. Đó là một vinh dự lớn lao. Nhưng không còn nhiều những đồng đội cũ còn sống để cùng chứng kiến. Sau chiến dịch Stalingrad, trung đoàn trưởng mới, đại uý cận vệ Pavel Bilaonov, dẫn theo 1,613 quân đến vòng cung Kursk, hầu hết trong số đó mới được tăng viện. Có bao nhiêu đồng đội tuyệt vời đã ngả xuống trên vùng đất giữa sông Don và sông Volga? Hiến dâng cuộc sống của mình, họ đã mang lại bước ngoặc quyết định của cuộc chiến....



Tôi nhận được một lá thư từ Đài phát thanh Tashkent. Một  cô Radishova nào đó thông báo rằng vì lý do thời tiết, thư không phát lên được cho vùng mỏ Sardagon trên dãy núi TienShan: và vì vậy, những lá thư từ mặt trận (kể cả thư của tôi) sẽ được đọc trên đài. Tôi thấy xấu hổ vì những lá thư riêng sẽ được những người lạ hoắc nghe được, cùng với gia đình mình, nhưng rất biết ơn anh em nhân viên đài phát thanh đã đặc biệt quan tâm. Tôi nghĩ “tất cả chúng ta, dù ở hậu phương hay tiền tuyến đều cùng một lòng: giải phóng quê hương khỏi tay bọn xâm lược càng nhanh càng tốt”.



Vào một đêm cuối tháng 1 năm 1943, đại đội cối chúng tôi nhận được tân binh bổ sung. Trong 25 cậu lính mới, có một anh chàng nổi bật với thân hình lực sỹ, với mái tóc và bộ râu rậm đỏ hoe. Nét mặt chân thật, đôi mắt xanh to và cái mũi hếch làm cậu ta trông giống như một thương gia điển hình của vùng trung tâm nước Nga: một mẫu tốt cho các hoạ sỹ thế kỷ 19.



Khi nhận tân binh, các tay lính cựu của đại đội tôi cố hết sức chiêu mộ các cậu lính mạnh khoẻ như người đồng đội tóc đỏ kể trên về khẩu đội họ. Một khẩu cối 82mm thì khác hẳn một khẩu carbin hay một cây tiểu liên! Trong suốt cuộc chiến, chúng tôi luôn phải lôi chúng theo. Mỗi khẩu chia thành 03 phần nặng không dưới 20kg, cộng thêm các hộp đạn có trọng lượng chừng 25kg cho một hộp. Mọi người đều ghen tỵ với khẩu đội tôi, vì đã có hai tay bự con: đó là anh Fuat Khudoibergenov người Uzbek, vô địch cử tạ hạng nặng của Uzbekistan và Dzhura Tuichiyev (anh em thường gọi vui là Palvan), vô địch vật tự do Tadzhikistan, anh này thì vừa gia nhập chỉ một tuần trước đó. Và còn tôi nữa, dù rằng không quá khoẻ, nhưng cũng là một thợ mỏ trẻ thường làm việc nặng nhọc và căng thẳng.



Tôi chú mục vào anh chàng tóc đỏ và nghĩ: “Thật tuyệt nếu có tay khổng lồ kia trong khẩu đội”. Nhưng cơ hội xem ra rất ít. Vì có thoả thuận chung trong quân đội rằng nếu anh đến từ cùng một vùng thì được sắp xếp cho chiến đấu chung trong một khẩu đội hoặc một tổ. Trong ngữ cảnh đó thì tôi quả thật may mắn vì tôi là một người Tartar, một người Siberi, một người sống giữa dãy Urals và vùng Trung Á, và là một tín đồ Hồi giáo, tất cả lộn mèo gôm thành một cục! Nhưng tay lính Nga tóc đỏ kia thì chắc chẳng có tí gì chung với tôi cả.



Tôi chuyển sang ngó nghiêng những tân binh khác và lựa ra một cậu trông tráng kiện, tầm thước, đang lơ mơ ngủ một cách yên bình trong cái góc ấm áp của căn hầm, khi anh thượng sỹ quản trị bắt đầu điểm danh. Anh ấy có nhiệm vụ ghi lại thông tin cá nhân chi tiết của các tân binh vào hồ sơ đơn vị. Bọn lính cựu chúng tôi thì vểnh tai lên để nghe xem những tay tân binh ấy đến từ đâu.





Đã có 5 anh lính tìm được bạn chiến đấu mới, mọi người đều vui vẻ! Anh em chúc mừng nhau! Còn anh thượng sỹ thì gắt ầm “Yên nào!”. Cuối cùng cũng đến lượt cậu tóc đỏ. Một khoảng khắc yên lặng. Ánh sáng nhợt nhạt từ cây đèn tự tạo bằng vỏ đạn chứa đầy dầu với mẩu vải làm tim, dường như cũng bất động như thể chờ đợi câu trả lời. Cậu tóc đỏ vui vẻ đáp:



-         “Binh nhì Rashid Sadykovich Sadykov”.



Nghe thấy cái tên Trung Á đó, tôi như muốn nhảy lên vì kinh ngạc:



-         “Tại sao, cậu ấy cùng quê với tôi!”



Mọi người cười ồ. Anh thượng sỹ lại yêu cầu mọi người im lặng. Cậu tóc đỏ tiếp tục:



-         “… sinh năm 1918, người Uzbek, địa chỉ nhà: số 15 đường LêNin, làng Gazyl-Kent, quận Bostandykski, khu Nam Kazakhtan”



Tôi không thể kìm chế được:



-         “Chúng ta cùng quận, tôi ở Brichmulla!”



Và Rashid trả lời:



-         “Tôi có nhiều bà con ở đó lắm”



Tôi không nhớ cậu ta ôm tôi ra sao, nhưng mọi người trong hầm thì có thể nghe thấy tiếng xương tôi kêu răng rắc. Và khi màn giới thiệu kết thúc, tôi, cùng với tiếng cười thân thuộc, kéo tay Rashid dẫn về chiến hào của khẩu đội, ở đó đồng đội đang nóng lòng chờ tôi về cùng với “lính mới”. Như tôi, Fuat và Dzhura rất vui khi thấy người anh em mới. Chúng tôi mừng cuộc gặp gỡ với rượu và trò chuyện đến tận sáng. Tôi sẽ kể câu chuyện về lần gặp đầu tiên với Dzhura. Nó diễn ra thế này …



Tôi vào một căn hầm, ở đó các khẩu đội trưởng tập trung đến để chọn lính tăng viện, và ngay lập tức chú ý đến một tay người châu Á đen thui, cao chừng 2m. Tôi chạy đến chào anh theo lối truyền thống của dân Trung Á. Vui vì nghe được thứ tiếng quen thuộc, anh nồng nhiệt đáp lời tôi. Chúng tôi bắt đầu nói chuyện:



-         “Anh dân ở đâu?”



-         “Anh nói trước đi?”



-         “Tôi ở Brichmulla”



-         “Còn tôi thì Natkal!”



Tôi chạy đến chỗ đại đội trưởng và anh thượng sỹ quản trị:



-         “Này, tôi mang cậu này về với tôi nhé. Chúng tôi cùng quê. Cậu ấy cũng đồng ý rồi”



Nhưng tay thượng sỹ lạnh lùng trả lời:



-         “Hợm đã. Cậu có nói được chút tiếng Tadzhik nào không? Nếu có, thì nói cái gì đi, rồi Dzhura sẽ dịch cho chúng tôi. Bằng cách đó cậu mới chứng minh được rằng bọn cậu cùng quê”



Cả căn hầm trở nên im lặng, chờ đợi một “sô” thông dịch. Tôi, bằng tất cả vốn tiếng Tadzhik của mình, chửi rủa tay thượng sỹ với những từ thô tục nhất. Nếu tay ấy mà hiểu được màn độc thoại của tôi chắc phải lăn đùng ra chết vì lên máu mất J. Đầu tiên, Dzhura hoảng lên, nhưng ngay sau đó anh ấy hiểu rằng gã thượng sỹ không biết nửa chữ Tadzhik, và bắt đầu lăn ra cười. Rồi tất cả anh em lính cối trong hầm cũng bắt đầu cười và yêu cầu Dzhura dịch lại chính xác. Nhưng anh lính rất nhanh trí trả lời với một giọng nặng trịch “Tôi không biết tiếng Nga”…



Rashid, anh lính tóc đỏ, kể chúng tôi nghe về đời anh. Anh thật ra không phải là dân Uzbek mà là người Nga. Không biết ai là cha mẹ ruột của anh, vì họ đã bỏ anh lại ở chợ Tashkent khi anh mới 6 tháng tuổi. Hoặc có thể họ chết cả rồi. Dù sao đi nữa thì đứa bé cũng được mang về nuôi dưỡng bởi một người tốt bụng, một thợ rèn, ông cũng mới vừa sinh được một cậu con trai trước đó không lâu. Cậu bé này thì không bú hết sữa mẹ, vì bà rất nhiều sữa, vú bà nhức nhối. Nhưng với sự xuất hiện của “đứa em” thì vấn đề này được giải quyết ổn thoả ngay. Đấy, đó là cách mà Rashid có được gia đình Uzbek của mình và người anh tên Usman.



Vợ chồng người thợ rèn mất sớm, các cậu bé rời Tashkent về làng Gazyl-Kent. Ở đó, họ làm việc trong một nông trường, rồi họ cùng nhau xây nhà với một mảnh vườn xung quanh. Năm 1938, cả hai anh em cưới vợ và đều có con trai. Năm 1941, chiến tranh nổ ra, họ cùng nhau ra trận. Người anh, Usman, hi sinh gần Moscow.





Nhiều đồng đội đã ngã xuống trong các trận chiến đẫm máu, nhưng chúng tôi vẫn xiết chặt thêm bọn Frizt trong vòng vây. Cả chín khẩu cối của đại đội nã đạn không ngừng vào bọn Đức, 24/24, gây cho chúng những thiệt hại lớn. Rashid đã làm mọi thứ để trả thù cho người anh. Tôi cũng liều lĩnh chiến đấu: để trả thù cho đồng đội, cho đồng hương – những người bị tàn hại bởi chiến tranh – và cho Đất mẹ. Chúng tôi không sợ chết, nhưng chúng tôi muốn sống, để nhìn thấy cuộc sống trên tổ quốc vĩ đại sau chiến tranh.



Ngày 30 tháng 1 năm 1943, các lực lượng Phương diện quân Sông Don đã chia cắt bọn Đức bị vây ra thành hai cụm, phía Bắc và phía Nam. Trong suốt chiến dịch này, khẩu đội chúng tôi đã bắn vào quân thù với cường độ nhiều đến nỗi lớp sơn của súng cũng phải bốc khói! Dzhura đã hi sinh bởi một viên đạn địch. Anh được chôn vào một chiến hào cũ, trong một cái sân cạnh ngôi nhà bốn tầng.



Lại một lần thay đổi vị trí bắn, chúng tôi vượt qua một khu trống trải, chạy bám theo những chiếc tăng để ở trong “vùng chết”, nơi đó, đạn địch không thể chạm vào. Bạn không nên rơi lại phía sau, ngay cả khi bạn đang tải nặng như một con lạc đà, hoặc cả khi bị sặc sụa bởi làn khói dày đặc, độc hại. Đột nhiên Fuat la lên: “Rashid bị thương rồi!”. Ném cả những trang bị nặng nề xuống, tôi chạy ngược trở lại nơi Rashid đang nằm. Một nhóm bộ binh, dẫn đầu bởi một trung uý trẻ, đang chạy lên. Cậu ta vẫy khẩu súng lục, cao giọng gào hết cỡ: “Vì đất mẹ! Vì Sta-a-a-a-lin! Không được lui! Tao sẽ bắ-ắ-n-n-n mày!”. Tôi sợ cái gã này sẽ nhầm tôi là một tên đào ngũ và bắn ngay. Tay trung uý đã bắn một phát súng cảnh cáo lên trời, nhưng rồi đột nhiên gục xuống, đầu ngã ra sau. Chiến tranh chứa đầy những điều lạ lùng. Có lẽ một viên đạn quân Đức đã hạ viên trung uý trẻ, cứu sống tôi…



Khi tôi đến chỗ Rashid, anh ấy đang bị mất nhiều máu, cố giữ chân anh trên đầu gối bằng cả hai tay. Tôi xé vải quần anh, băng một miếng gạc vào trên vết thương để cầm máu. Rashid cố gượng dậy. Xương không bị thương tổn, anh ấy thậm chí có thể đi vài bước. Sau đó, tôi đặt anh lên một chiếc áo mưa và kéo anh về hậu tuyến. Nhìn cả sang phải lẫn sang trái, thấy những anh em thương binh khác cũng đang được tải đi, tôi đi đúng hướng. Nên nhanh chóng đưa Rashid đến được trạm phẫu. Sau lưng tôi, tiếng gầm của cuộc chiến bỗng dưng lặng đi, chắc là bon Đức đã ngừng chống cự. Ở nơi này của mặt trận, đã không còn chiến tranh. Cuối cùng, tôi cũng mang được người đồng đội đến một nơi có thể gọi là điểm trung chuyển. Với sự giúp đỡ của một anh tải thương, tôi đưa Rashid vào trong một cái hố khổng lồ, ở đó có chừng 200 thương binh đang chờ đến lượt đưa đi. Cánh tải thương hứa sẽ sơ tán toàn bộ số anh em đó đi trong vòng nữa giờ. Tôi chào tạm biệt người bạn, và chạy trở lại để tìm Fuat và khẩu đội ….



“Thế Rashid ra sao?” anh em hỏi tôi. “Ổn!”. Nhưng tim tôi trĩu nặng. Tôi lo lắng cho người đồng đội của mình. Phía bọn Frizt không có hoạt động gì. Bên ta cũng vậy: đợi chờ những diễn tiến tiếp sau. Lúc đó trời vẫn chưa tối, và tôi, sau khi được phép của chỉ huy đại đội, lộn về phía sau để coi Rashid thế nào. Khi tôi quay lại được chỗ ấy, không thấy có dấu hiệu gì của ai. Tôi tưởng rằng tất cả anh em đã được di tản rồi. Nhưng khi nhìn vào trong hố, thật kinh hoàng: 200 thương binh nằm yên lặng và bất động, như đang say ngủ, tuyết phủ đầy mặt họ. Tôi nhảy vào trong hố và đụng mạnh vào ngay vào vai một người lính gần nhất. Nhưng thi thể anh đã cứng thành đá rồi. Tôi hét loạn lên: “Các đồng chí! Trả lời tôi đi! Có ai còn sống không?”. Yên lặng. Dường như mọi người đã chìm vào giấc ngủ dưới âm, và không bao giờ tỉnh dậy. Rashid đâu? Đây rồi! Tôi giở nón của anh ra. Mái tóc đỏ hoe phủ đầy sương muối. Tôi nhảy khỏi nấm mồ chung và trong cơn điên cuồng đi tìm bọn tải thương và chỉ huy của chúng. Nhưng tôi có thể làm gì? Không có chút dấu hiệu gì của bọn họ cả. Tôi trở về đại đội và nói với mọi người rằng ổn cả: tôi không muốn họ đau buồn. Còn tôi, thì đơn giản là phải gắng sức tiếp tục, sau khi phải thấy những cảnh tượng kinh hoàng; sau khi phải thấy quân ta chết một cách vô lý như vậy.



Tháng 11 năm 1943, tôi bị thương nặng, sau nửa năm nằm dưỡng ở các bệnh viện khác nhau, tôi trở về quê nhà ở Brichmulla, bị loại khỏi vòng chiến đấu. Khi qua Gazyl-Kent, tôi không dừng lại để thăm gia đình Rashid, tôi không đủ sức để che đậy bi kịch về cái chết bi thảm của người đồng đội với vợ, với con anh, mà điều này chỉ làm tệ thêm cho nỗi sầu muộn của họ. Sau đó tôi mới về thăm Gazyl-Kent, trong bộ đồ dân sự, chỉ để nhìn thấy họ. Đó là sau khi nghỉ chừng 2 tuần ở Brichmulla, tôi đến phòng Quân vụ Bostandykski để báo cáo. Trên đường về, tôi dừng lại ở Gazyl-Kent, đi xuống đường Lenin, bên phía đánh số lẻ. Một khoản sân nhỏ, một cánh cổng với số 15 vẽ bằng hắc ín. Tôi gõ cửa. Có tiếng chó sủa đâu đó sau rào. Rồi tiếng chân trần của một cậu bé chạy ra cổng. Mở ra, và dường như tôi thấy lại chính Rashid, nhưng mới chừng 5,6 tuổi. Tôi những muốn kêu lên “Rashid”. Con trai anh ấy, Ruslan – một cậu bé cứng cáp với đôi mắt xanh và nụ cười thân thiện – chào tôi:



-         “ Chào chú! Chú muốn gặp mẹ cháu ạ? Chút xíu mẹ ra liền, cháu sẽ gọi mẹ”.



Tỉnh táo lại một chút sau cơn choáng, tôi bảo cậu:



-         “ Không, cảm ơn người anh em. Xin lỗi, có lẽ chú nhầm nhà”



Câu bé trông buồn đi. Tôi nhanh chóng quay lại và đi xuống phố. Khi gần rẽ ngang ở góc đường, tôi liếc lại đằng sau và thấy Ruslan cùng mẹ. Hai mẹ con đứng đó, nhìn theo tôi….

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #22 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 09:41:57 am »



Chương 7



Chiếc đồng hồ vàng chiến lợi phẩm




Ngày 31 tháng Một năm 1943. Chúng tôi đến được vùng ngoại ô thành Stalingrad. Một thành phố đổ nát. Không thể tả được bằng lời quang cảnh đang mở ra trước mắt chúng tôi. Đúng là không còn một ngôi nhà nào! Không nóc, không sàn. Chỉ còn vài bức tường hiếm hoi cùng những khung cửa trống trải, thứ duy nhất có thể thấy là hàng đống gạch vụn khổng lồ. Anh em được thông báo rằng bọn Đức bị chia cắt thành 2 cụm nhỏ. Nhưng chúng ở đâu vậy?



Với thủ pháo và lưỡi lê, chúng tôi sẵn sàng cho các trận cận chiến trên phố. Ba lô thì lèn chặt băng đạn. Mọi thứ không cần thiết được bỏ lại phía sau. Chúng tôi tiến vào trung tâm thành phố. Lần đầu tiên pháo binh phe ta phải thất nghiệp: vòng vây hiện quá nhỏ và nếu bắn vào thì thật là nguy hiểm. Cả cánh cối chúng tôi cũng được lệnh bắn không xa quá một ngôi nhà hoặc một con đường lân cận vì e rằng có thể trúng nhầm quân mình.



Có tiếng súng! Hà, bọn Nazi đang ở đây rồi! Đằng kia, trong ngôi nhà đó, đúng ra nên nói chính xác là trong đống đổ nát đó. Chúng tôi nhanh chóng triển khai khổi cối và “quà tặng” đáp ngay trên đầu bọn Frizt. Mọi người không dám bắn xa hơn vì ngại có thể trúng quân ta ở toà nhà kế cận. Ở đây không có đường phân tuyến rõ ràng. Tôi có cảm giác rằng quân mình và quân địch đan xen nhau trong một vùng da beo (* nguyên văn là trên một bàn cờ vua). Hãy cẩn thận từng phát đạn khi bắn!



Ngày 1 tháng Hai năm 1943. Một sự ngạc nhiên đáng kể đánh thức tôi dậy. Lúc đó trời đã sáng hẵn rồi. Vài anh em, tựa vào nhau nhìn về phía bên kia đường. Chuyện gì vậy? Tôi bò ngang qua vài người để xem có việc gì. Không ai phản đối cả, họ đang phân tâm bởi những cảnh tượng. Tôi nhìn qua những chiếc cửa sổ trống rỗng của ngôi nhà đối diện và vẫn không hiểu chuyện gì.Vài mảnh vải trắng treo tòng ten trên cửa sổ, trên các đống gạch vụn, cả ghẻ rách màu trắng cũng được treo gọn gàng. Chỉ có sự yên lặng. Không một tiếng động.



“Đầu hàng” tôi không nhớ ai đã bật ra từ đó, nhưng rành rọt, nhẹ nhàng, tế nhị như thể người nói sợ nó chạy mất.



Liệu chúng tôi nên rời công sự không? Và nếu nó là một cái bẫy thì sao? Vì chỉ mới đêm qua thôi, bên Đức còn tổ chức được một cuộc chiến ra trò. Nhưng sự tò mò trong chúng tôi quá mạnh. Nếu đó là một đề nghị đầu hàng thật sự thì sao? Đột nhiên tôi thấy sự ngượng nghịu hiện trên gương mặt của anh em. Họ đang nhìn nhau với những nụ cười hiền lành. Mọi người đen như quỷ: bẩn thỉu, bồ hóng phủ đầy. Liệu chúng ta có nên chấp nhận một sự đầu hàng có điều kiện? Và chúng tôi cũng cần một người có dung nghi tề chỉnh cho dịp trọng đại này. “Và họ đâu rồi, những người mà có vẻ ngoài đường bệ ý?”. Tôi nghĩ. Nhưng phải chấp nhận thôi, không thì quân địch sẽ nghĩ ta e ngại và thay đổi ý định mất!



Tôi trèo qua đầu anh em, nhảy ra và đi ra giữa tim đường. Chân tôi như thể làm bằng gỗ vậy. Tôi đi rất chậm. Vải và ghẻ trắng hiện hữu trên rất nhiều ngôi nhà, và một số trong đó chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng có chứa quân Nazi. Nhưng chúng đang ở đâu nhỉ? Ở phía xa xa, tôi thấy những “sứ giả” khác cũng lo lắng nhìn quanh như tôi và cũng đang đứng giữa đường. Chúng tôi gửi nhau những cái nhìn ngượng ngùng về nhau. Trông này! Những tay ngờ ngệch, tự biến mình thành lộ tiêu! Nếu mà lúc đó có tiếng súng, chúng tôi sẽ không cảm giác gì trừ sự xấu hổ. Tôi rõ ràng là có mang khẩu tiểu liên trên vai, nhưng trong trường hợp chúng nổ súng thì không cách nào dùng kịp.



Rồi sau đó, lần lượt, bọn họ xuất hiện từ sau các đống đổ nát. Từ từ, chầm chậm bước ra khỏi các hầm hố, họ ném súng lên tuyết và giơ tay lên. Họ như dửng dưng trước vẻ nhếch nhác của tôi, một đại diện không đường bệ chút nào! Một khẩu súng lục rơi xuống dưới chân tôi. Đây là dấu hiệu cho biết người đã ném nó – một kẻ rách rưới tả tơi, quấn mình trong một tấm chăn – là một sỹ quan. Tên lợn đó không để ý đến tôi. “Mày có thể điên nếu mày muốn” tôi nghĩ “nhưng phải đầu hàng”



Quân ta, thấy bọn Đức như vậy, rất ấn tượng và bắt đầu trèo ra đường. So với chúng tôi, quân địch trông như những kẻ đầu đường xó chợ. Họ ném vũ khí và yên lặng sắp thành hàng. Đột nhiên có một báo cáo đơn giản, tối tăm: một sỹ quan, dường như tự bắn vào tim…




Một đại đội thuộc lực lượng đặc biệt đến trên những chiếc Jeep Willy. Họ vây quanh bọn Frizt và bắt đầu tịch thu tất cả những thứ có giá trị cho quỹ Quốc Phòng (một loại quỹ tự nguyện, góp tiền và những thứ đồ có giá trị cho các hoạt động chiến tranh, quỹ này thật ra có đến chừng 20 triệu rúp –ND). Một viên đại uý trẻ cho phép tôi được lấy vài thứ cho cá nhân từ cái đống đồng hồ, hộp thuốc lá, bật lửa và đồ kim hoàn. Đồng đội nhìn một cách ghen tỵ khi tôi nhanh chóng tuồn đồ lấy được vào túi. Nhưng tôi cũng nghĩ đến họ – có chừng 17 người trong đại đội – mỗi người đều được một chiếc đồng hồ chiến lợi phẩm.



Tất cả, chỉ trừ một cậu, Victor Kozlov, quyết định bỏ đi mà không lấy đồng hồ. Cậu ta báo cáo với chỉ huy rằng tôi đã giữ lại chiếc đồng hồ tốt và đắt giá nhất cho bản thân. Đại đội trưởng đề nghị tôi nên tự nguyện nộp nó vào quỹ Quốc Phòng. Tôi đưa nó cho anh ấy ngay lập tức. Nhưng sau đó, tôi phát hiện ra, sau cùng, nó lại nằm trong túi của tay thượng sỹ quản trị.



Ngay sau sự kiện này, chỉ huy sư đoàn tổ chức một buổi mít ting cho những người tham gia trận đánh Stalingrad. Ông diễn thuyết, phác ra những mục tiêu sắp đến của chúng tôi cho một sự sụp đổ không xa của cỗ máy chiến tranh Hít-le. Sau buổi mítting, tôi là người đầu tiên báo cáo với vị tướng về tay thượng sỹ, người đang hiện diện tại đó, đã giữ làm của riêng chiếc đồng hồ vàng chiến lợi phẩm, mà tôi đã tự nguyện đóng vào quỹ Quốc Phòng. Vị tướng như bị xúc phạm và lệnh cho tay thượng sỹ phải nộp ra ngay chiếc đồng hồ. Anh ta tuân lệnh và đưa nó cho vị tướng. Năm 1975, tôi gặp lại vị tướng ở Poltava, đó là lần mítting đầu tiên sau chiến tranh của trung đoàn chúng tôi, và tôi thấy chiếc đồng hồ vàng trông giông giống…



Đêm ngày 2 tháng 2, đột nhiên, chúng tôi có lệnh “di chuyển cả đêm đến cụm cánh bắc quân Đức, chúng vẫn còn cầm cự…”. Cái viễn cảnh bị giết trong trận đánh sau cùng - khi cuộc chiến đã gần như kết thúc - thật là tồi tệ. Ít nhất là ở đây, tại Stalingrad. Chúng tôi đến điểm qui định trước khi sang ngày mới, và có thể hiểu được sự vui mừng của mọi người khi tại đó, cũng có những lá cờ trắng! Xém chút nữa là chúng tôi ôm chầm lấy bọn Frizt chó má!



Xuốt cả ngày chúng tôi mò đi xem cái siêu thị nơi mà Paulus đặt sở chỉ huy. Cờ trắng ở khắp nơi trong thành phố. Chúng tôi xoay sở để nghỉ ngơi một chút, đêm xuống thì lại nhận đựơc thông báo về các nhóm tàn quân Nazis đơn lẻ vẫn tiếp tục chống cự. Thế là cả hơn một tuần, chúng tôi rà soát trên các con đường, trục bọn cuồng tín còn sống sót đó ra khỏi các cống rãnh. Sau đó, là hàng đoàn tù binh, chầm chậm diễu qua trước mắt chúng tôi đi ra khỏi thành phố hoang tàn nhưng chiến thắng. Những kẻ bị ốm hoặc bị thương lê lết theo ở cuối mỗi hàng, quấn mình trong chăn từ đầu tới chân. Tôi hỏi hội lính áp giải chúng: “Đi đâu vậy?” “Đến Gumrak” họ miễn cưỡng trả lời.



Những anh em còn sống nhận được huy chương “Phòng thủ Stalingrad”. Nhưng chúng tôi không còn bao nhiêu. Đến cuối trận chiến, chỉ còn một dúm lính bộ binh mà đã cùng học trường Quân Sự Tashkent với tôi, tiếp tục phục vụ. Và có quyết định phân bổ chúng tôi về các đại đội mới tái lập. Vì vậy Fuat phải chuyển sang tiểu đoàn khác, chúng tôi phải chia tay nhau. Sau đó, tôi không bao giờ được gặp lại anh nữa.


Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #23 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 09:43:40 am »



Trong các chương trước tôi đã kể rằng sau khi tới mặt trận Stalingrad, tôi và tất cả những anh em lính tráng khác đều bị bọn rận tấn công, với mọi người chúng độc hại như bò cạp. Rận phủ đầy người từ đầu đến chân, trong nón, trong áo choàng, áo mưa, trong găng tay..chúng tụ lại thành tổ. Với chúng tôi, rận mới chính là kẻ thù khát máu số 1, còn bọn Đức chỉ là số 2. Vì bọn Frizt còn cho chúng tôi nghỉ ngơi đôi chút, còn rận thì tấn công 24 giờ một ngày! Chúng cũng không hề sợ các loại hoá chất độc diệt côn trùng mà tôi đổ hằng ngày lên thân thể tội nghiệp của mình. Mà cách điều trị này làm tôi ngã bệnh, xây xẩm mặt mày. Tôi không ít hơn một lần xém nhảy vào ngọn lửa của một chiếc xe tăng cháy, vì bọn rận tra tấn.



Bọn rận làm tôi không ngủ được, ngay cả khi mệt muốn chết, tay tôi cứ tự động theo bản năng mò đến những nơi khó đển nhất trên cơ thể, gải đến bật máu. Tôi dùng mọi cơ hội để nhét nón (mũ) xuống dưới đế khẩu cối và nghiền bọn rận bằng súng. Không chỉ chiếc nón mà cả đĩa bệ cối cũng dính đầy máu.



Tại làng Karpovskaia, nơi sư đoàn Cận vệ số 66 tân lập của chúng tôi trú quân, anh em quyết tâm tuyên chiến một trận không khoan nhượng với bọn rận và đã có được một cuộc phục hận đầy ngọt ngào! Mọi người nhanh chóng thiết kế và dựng lên các phòng sấy và phòng sauna hoặc bania (nhà tắm hơi kiểu Nga - ND). Hằng ngày chúng tôi tắm rữa kỳ cọ toát mồ hôi trong các phòng xông hơi trong khi bên phòng sấy thì quân phục được hơ trên lửa đến khi bốc khói. Nhưng bọn rận vẫn tồn tại. Thật là trời đánh thánh đâm! Chúng tôi phải làm gì bây giờ?  Tôi bí mật bỏ một cái hộp quẹt (bật lửa) vào túi quần và cho củi nhiều gấp 03 lần vào lò. Phòng sấy của chúng tôi cháy rụi hoàn toàn. Lực lượng đặc biệt tiến hành một cuộc điều tra, nhưng không thể tìm ra chứng cứ của một cuộc hoả hoạn cố ý, và thế là mọi người được cấp cho quân phục mới tinh. Kể từ ngày đó thì bọn rận mới thật sự bị tận diệt. “Chúng hàng rồi” anh em đùa với nhau. Và sau đó, lần lượt từ cái này đến các khác, các phòng sấy của các đại đội khác cũng bị hoả hoạn. Lúc này thì lực lượng đặc biệt chẳng để ý tí gì về trò này. Cuối cùng thì tôi cũng có được một giấc ngủ ngon!



Ở binh trạm Karpovskaia, có rất nhiều máy móc công cụ thu được của địch, và tôi có cơ hội để tận mắt thấy tù binh Đức lao động. Thật đáng nể! Có một cái máy đang được sửa chữa và cho chạy chế độ test đặc biệt. Vài người khởi động máy và dường như máy chạy trơn tru. Một kỹ thuật viên cao cấp người Đức, trông như một bác sỹ, lắng nghe tiếng máy cẩn thận từ nhiều góc khác nhau. Gương mặt anh, trông như một thứ dụng cụ, phản ánh chính xác chất lượng công việc.Thợ máy bên ta nghĩ rằng chiếc máy đã có thể đưa vào hoạt động rồi. Nhưng người tù binh Đức thì làm họ cụt hứng với một giọng cáu kỉnh “Nein!” (không). Dường như anh ta nghe được điều gì đó mà thợ máy chúng ta không biết. Những âm thanh xa lạ. Bằng tiếng Đức, anh giảng cho những phụ tá: họ một lần nữa tháo chiếc máy ra và xiết lại những thứ trông không quan trọng như đai ốc, vít trên các thanh truyền động. “Hitler Kaputt? Stalin gut”. Họ gật đầu: “Russ Kamerad gut!” (Đồng chí Nga tốt – ND). Lẽ nào họ chính là những người mà mới chỉ cách đây 2 tuần hung dữ chiến đấu chống lại chúng tôi? Anh em lính tráng hoàn toàn nghi ngại “Có thể nào như vậy!”.



Chúng tôi có cảm giác rằng chiến tranh đã kết thúc. Nhưng kết thúc thật sự còn xa, rất xa! Có bao nhiêu người đã ngã xuống giữa hai mùa xuân năm 1943 và năm 1945?




Nằm trong đội hình của Quân đoàn bộ binh cận vệ 32, sư đoàn Bộ Binh Cận vệ 66 của chúng tôi được đưa lên tàu và di chuyển qua Tambov, Lipetsk, vùng Voronezh, thẳng hướng đến Kursk.



Tôi nhớ như in cái nhà ga đáng yêu ở khu Lipetsk, nơi đoàn tàu quân sự của chúng tôi dừng lại vài ngày. Nhà ga và ngôi làng kế bên đều mang tên Dobrinka (tiếng Nga, từ dobry nghĩa là tốt, mến khách – ND). Cái tên làm chúng tôi để ý, và mọi người đều muốn gần gũi hơn với dân địa phương. Các cháu thiếu nhi đặc biệt mến mộ chúng tôi, còn anh em thì chia cho các cháu thức ăn.



Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng không khí lạc quan bao trùm lên khắp các nẻo đường, mọi người tin rằng chiến tranh sẽ kết thúc không xa. Các cụ già và phụ nữ cố cho chúng tôi mọi thứ mà họ có thể, nhưng điều quan trọng nhất là chúng tôi cảm nhận được tình yêu của họ dành cho anh em, dành cho quân đội của chúng ta.



Lúc đó là mùa xuân, thời điểm mà khẩu phần lương thực xuống thấp nhất, và vậy là anh em chia sẽ những phần thực phẩm đạm bạc của mình cho người dân Dobrinka. Mỗi mẫu, mỗi cùi bánh mì được nhận với lòng biết ơn. Các cháu nhỏ không ăn ngay bánh mỳ, mà mút từng chút một, như mút kẹo, để kéo dài niềm vui sướng.



Thưa những độc giả thân mến, tôi xin lỗi nếu những đoạn miêu tả dăm ngày tại Dobrinka lại mang một ấn tượng ngọt ngào quá mức. Nhưng sau trận chiến Stalingrad, cơ thể bẩn thỉu đầy rận của tôi cần nước ấm và quần áo cần giặt. Cả đầu óc cũng vậy, để lấy lại thăng bằng, phải tìm đến những nơi tẩy uế bằng lòng ân cần và tình người. Thật cần thiết để tiến hành hồi phục linh hồn một con người. Bởi vì tôi tin rằng chỉ có người tốt mới chiến đấu được với loài ác quỷ. Thưa những cư dân đáng mến của làng Dobrinka! Tôi muốn cảm ơn vì những ngày được ở cùng trong mùa xuân năm 1943, sau những điều kinh hoàng mang tên Stalingrad!



Có lẽ ở tại nhà ga đó tôi nhận được tin tức từ nhà? Cha tôi đã không đọc lá thư đề ngày 6 tháng 12 năm 1942, khi tôi viết về tên phát xít đầu tiên bị chính tay tôi diệt. Vì ngày 12 tháng 12 ông mất trong một tai nạn ở mỏ. Ông chỉ mới bốn mươi lăm tuổi.



Tôi yêu cha tôi hơn bất kỳ ai. Tôi tự hào được là con trai của người. Vào năm 1934, ông có cơ hội để giữ 4kg vàng cho bản thân mà không bị nguy hiểm gì, nhưng ông đã không làm vậy. Ngay cả cán bộ thanh tra cũng bảo ông khờ khi giao nộp nó. Cha tôi là người nghiêm khắc nhưng công bằng. Ông là một người CỘNG SẢN. Tôi nhớ mang máng rằng trong thời điểm đó, những đảng viên làm việc ở mỏ tự đề ra mức lương của họ – không quá 40 rúp một tháng. Mẹ tôi có phần không hài lòng với cha, bởi những người thợ mỏ không-đảng có thu nhập hơn gấp đôi và như vậy đời sống khá hơn. Nhưng cha tôi luôn thuyết phục mẹ rằng ông đã làm đúng. Nếu hỏi rằng cha có yêu tôi không? Tôi nghĩ là có. Nhưng ông cố giấu tình cảm của mình với con cái: “Nếu bố nghe ai đó bảo rằng con nói tục, bố sẽ đánh đòn con một trận nên thân”.



Rồi đến một ngày, cha tìm cho tôi được một công việc ở mỏ, đó là việc điều khiển ngựa kéo thùng trong hầm mỏ. Nhiệm vụ của tôi là làm sao cho con ngựa đi. Có một số lệnh mà các thợ mỏ thường dùng. Tôi dễ dàng học chúng và bắt đầu kiếm cơm.



Lúc đó tôi mười tuổi. Hôm ấy trời nóng. Con vật bướng bỉnh cứ dùng dằng, rồi bị lũ mòng chích. Ngựa là một loài vật thông minh. “Ồ, cu kia chỉ là một thằng nhóc, ta sẽ cho cu thấy”. Tôi sẽ đánh xe kiểu nào nếu chỉ ra lệnh cho con vật bằng giọng một cậu nhóc? Tôi không ngu hơn con ngựa của mình: thế là tôi biểu diễn kỹ năng. Tôi cố nói bằng một giọng trầm, bắt chước kiểu của vài tay muzhik, và sử dụng những từ ngữ tục tằng nhất mà tôi biết. Hơ, nó hiệu nghiệm! Con ngựa bắt đầu làm theo lệnh tôi. Tôi vui mừng vì đã có thể làm được như người lớn. Tôi thấy xấu hổ khi phát ra những từ tục tĩu, nhưng tôi phải thế vì lũ ngựa muốn thế. Ngoài ra, tôi hay thấy những người phụ nữ nông dân trước khi leo lên xe ngựa, thường rủa sả hàng tràn với những từ kinh khủng nhất cho số mệnh của họ và cho cả con ngựa nữa!



Tôi làm công việc đánh xe được vài giờ rồi. Mọi thứ đều ổn cả. Tôi tiếp tục quát tháo tục tằng, la khản giọng. Đó là việc phải làm. Rồi tôi cảm thấy có ai nhìn gai gai sau lưng. Tôi quay lại…


Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #24 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 09:44:39 am »



Đó chính là cha tôi, ông đang đứng và cố dấu nụ cười sau hàm râu rậm đen xì. Tôi sợ quá chừng và ý nghĩ đầu tiên là phải chạy trốn ngay. Rồi tim tôi chùng xuống, tôi cụp mắt mà không dám mở lên. Cha tôi đến bên cạnh, đưa cho nửa lít sữa cùng một ít bánh mỳ, rồi như thể không có việc gì xảy ra, ông bảo tôi vào trong bóng râm để ăn trưa – và trông việc giúp tôi khi tôi ăn.



Tôi ngưỡng mộ nhìn cha tôi làm việc. Chỉ cần sự hiện diện của cha là đủ làm cho con ngựa phải đi. Nó ngước đôi mắt ranh mãnh nhìn cha tôi và như hiểu rằng người đánh xe mới chúa tể của loài ngựa. Rồi con vật quái quỉ này đi mà không cần quát một lời, một câu nào. Mỗi khi nó dừng một chút, cha tôi lại nhẹ nhàng vỗ vào hõm vai nó bằng chiếc bàn tay to lớn của ông.



Tôi luôn muốn đỡ đần cha tôi bằng tất cả khả năng. Tôi không ngại bất kỳ việc gì. Mỗi khi cha hài lòng và khen tôi thì đó là phần thưởng quí giá nhất mà tôi có được. Giờ đây, tôi đã bị lấy mất đi những phần thưởng quí nhất đó. Cha tôi sẽ không bao giờ được biết rằng tôi đã được huy chương “Vì lòng dũng cảm”. Người đã đi rồi. Suvorov cũng đã hi sinh. Còn ai để dõi theo tôi? Ai quan tâm đến tôi? Và ai sẽ mong tôi thành người tốt? Tim tôi đau vì thèm khát một tình yêu.



Ngày 9 tháng Tư năm 1943, chúng tôi xuống tàu ở ga Davydovka và bắt đầu hành quân đến Stary Oskol.



Bấy giờ chúng tôi ở vùng Voronezh. “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả vì chiến thắng”, “Quân phát xít xâm lược phải chết!”. Những khẩu hiệu này xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nông dân ở đây trông hốc hác, trên người là quần áo xác xơ và đôi giày cũ nát. Chúng tôi vượt qua ranh giới vùng Voronezh, tiến vào vùng Lipetsk rồi hướng đến Belgorod và Kusk.



Không xa thị trấn Stary Oskol, tại một khu rừng gần làng Tioply Kolodets, trung đoàn bộ binh cận vệ 193 của chúng tôi dừng lại nghỉ ngơi. Tại đây, đầu tháng 6, chúng tôi được chính thức nhận lá cờ Cận vệ, cả buổi lễ đựơc nguỵ trang cẩn thận. Chính thân tướng Alexander Rodimtsev, tư lệnh Quân đoàn Cận vệ 32 trao cho. Tôi còn nhớ niềm phấn khích của mọi người khi được tận mắt thấy vị tướng nổi danh, Anh hùng Liên Xô từ thời chiến tranh Tây Ban Nha với ngôi sao vàng trên ngực (Đại tướng  Alexander Rodimtsev  được danh hiệu Anh hùng Liên Xô lần đầu vào năm 1937 vì những hoạt động trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, và lần thứ hai vào năm 1945 vì đã phục vụ trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại – ND). Đại tá Cận vệ Ivan Tukhru, trung đoàn phó, quỳ một chân, hôn lên viền cờ. Chúng tôi cũng quỳ xuống để tỏ lòng tôn trọng. Đứng bên vị tướng trứ danh, là đại tá Cận vệ Pavel Bilaonov, trung đoàn trưởng, anh cao hơn một chút, tựa vào nạng.



Chúng tôi được biết sư đoàn 293 của mình được trở thành sư Cận vệ 66 từ hồi ở Stalingrad, và giờ đây chúng tôi sốt ruột để đựơc nhận huy hiệu Cận vệ. Nó gần giống như Huân chương Cờ đỏ, chúng tôi mong có càng sớm càng tốt, để có thể khệnh khạng ra đường. Chỉ cần một đồng đội thấy một tay lính Cận vệ của đơn vị khác có đeo huy hiệu, thì tin tức sẽ có chân nó chạy và chúng tôi sẽ mò ngay đến, tận mắt nhìn cái vật xinh đẹp đó.  Trong tháng Sáu, sau khi nhận được Cờ, cuối cùng thì huy hiệu Cận vệ cũng được gửi đến trung đoàn. Mỗi người được một cái! Hồi đó, lính hiếm khi có được huy chương chứ đừng nói chi đến huân chương. Với rất nhiều lính Cận vệ thì cái huy hiệu đó là thứ đồ trang trí duy nhất trên áo, và thường thì họ cũng chả cần gì khác thêm.





Sau huy hiệu Cận vệ, chúng tôi được nhận huy chương “Phòng thủ Stalingrad”. Lúc ấy, với hai thứ huy chương đó, mọi người trở nên đặc biệt khấn khởi về khả năng chiến thắng và trở về với gia đình! Anh em bắt đầu sơn biểu tượng Cận vệ lên xe tăng, lên pháo, lên xe tải và cả trên thùng xe ngựa hai bánh. Chúng tôi cũng làm những biểu tượng đó bằng đồng thau và khảm lên báng súng trường, súng tiểu liên. Thế nào mà lính tráng có thời gian và tìm ra được vật liệu để làm, đó là bí mật! Vào mùa đông, chúng tôi đeo huy hiệu Cận vệ ra ngoài áo măng tô, như vậy để mọi người có thể biết được chúng tôi là lính Cận vệ! Đoàn viên đoàn TNCS Komsomol có thể đeo thêm huy hiệu đoàn; rốt cuộc là có ấn tượng rằng mỗi người đều có tới vài huy-huân chương, như vậy làm cho anh em tự tin hơn.



Nếu có ai đó phải đi trinh sát, thì người ấy cẩn thận tháo các huy chương, huy hiệu từ áo trong, áo ngoài cùng với toàn bộ giấy tờ và giao nó cho chính trị viên giữ cho đến khi anh ta quay lại. Mọi người nghĩ rằng: chiến tranh đã xảy ra hai năm rồi, nếu không có được chiếc huy chương nào, đặc biệt là sau trận Stalingrad thì thật là xấu hổ. Anh đã làm gì để mà anh không nhận được bất kỳ một huy-huân chương nào? À phải, tất cả chúng tôi, những ai còn sống đều được nhận huy chương “Phòng thủ Stalingrad”. Tôi thì còn có thêm chiếc huy chương “Vì lòng dũng cảm” khi giết tên phát xít đầu tiên. Nhưng có bao nhiêu tên Frizt bị diệt giữa hai lần nhận thưởng đó nhỉ?



Khi còn ở gần Stalingrad, mỗi chúng tôi được cấp cho một chai nửa lít chứa một loại dung dịch cồn lỏng nặng mùi, cái này được dùng trong trường hợp bị nhiễm hơi độc Yperít. Chất lỏng này không thể uống, nhưng nếu dùng để nhóm lửa thì thật hữu dụng. Và rõ là chúng tôi được lệnh không được dùng cho việc ấy. Anh chính trị viên – tôi không nhớ tên anh, nhưng anh thay cho Fatkulla Khismatullin, người đã hy sinh ngay trong trận đánh đầu tiên – thì đặc biệt nghiêm khắc với những trường hợp không tuân theo lệnh này. Nếu anh thấy được ai đó sử dụng sai mục đích, thì người ấy có cơ phải đối diện với toà án binh. Nhưng mệnh lệnh của cái lạnh, cái đói còn ghê hơn, và chúng tôi cứ tiếp tục tìm cách đốt cái chất lỏng đó. Và đến một lần nọ, anh chính trị viên không thể trụ nổi lâu hơn trước cái giá rét, thế là anh chui vào hầm và quyết định sẽ sưởi ấm. Anh rắc một ít cái chất lỏng ấy vào lò, nhưng vì quá vụng về nên cái tay đang cầm chai bị bắt lửa, bùng lên. Theo bản năng, anh giật mạnh tay, làm cho cái chất lỏng ấy tràn ra nhiều thêm, có thể dễ dàng đốt chết anh ta. Sau đó, khi chúng tôi băng bó cho anh chàng bất hạnh này, tôi không thể không điểm một câu chế nhạo “Đừng bao giờ tự phá luật của chính mình!”. Anh ấy không bao giờ tha thứ cho câu châm biếm này của tôi. Nhưng tôi vẫn nghĩ là tôi đúng. Thật không khôn ngoan và không đúng khi cấm những người khác làm điều gì đó, hãy tự đi làm lấy! Và đó là nhiệm vụ của tôi phải nói với anh vì dù gì tôi cũng là bí thư chi bộ của đại đội.



Trong suốt cuộc chiến, tôi có dịp gặp nhiều chính trị viên. Nhìn chung, họ là những vị chỉ huy giỏi và có khả năng sư phạm. Các chính trị viên giữ cho tinh thần binh sỹ được vững vàng và giáo dục họ bằng cách bản thân thị phạm.  Tôi cũng phải lưu ý rằng, với binh sỹ, đặc biệt là với những người giản dị, họ kính trọng người chính trị viên, những người có thể giải thích rõ ràng về mục đích của cuộc chiến, và về tình hình ngoài mặt trận cũng như tình hình thế giới.  Với một người lính, những gì là quan trọng nhất? Đó là được ăn uống tốt, là được biết họ chiến đấu vì cái gì, và tôn trọng cấp chỉ huy. Ngay như bản thân tôi, tôi được giáo dục rằng về nguyên tắc người Cộng sản phải làm gương cho những người chưa vào đảng. Chính vì vậy mà tôi khó chấp nhận một sự thật là có một chính trị viên không xứng đáng với vị trí mà anh ta có được. Bất hạnh thay, tôi gặp phải một anh chính trị viên khác trong đại đội. Tên anh ta là Snesar hay Snesal gì đó, tôi không nhớ đích xác...


Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #25 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 09:45:58 am »



Một ngày nọ, hắn ta thấy chiếc đồng hồ đeo tay chiến lợi phẩm của tôi. Hắn bảo:



-         “Cho anh đi!”.



Tôi hông có tham lam, nhưng có điều gì đó trong giọng điệu của hắn làm tôi không thích



-         “Thôi, tự tìm lấy từ bọn Nazi khi chiến đấu đi, như tui nè”



-         “Đưa cho anh rồi anh sẽ thưởng cho chú”



-         “Bằng cách nào” tôi ngạc nhiên hỏi lại



-         “Anh sẽ đề nghị thưởng huy chương cho chú”



Tôi nghĩ “Có nên đấm hắn một cú không?”. Nhưng rồi tôi hình dung ra toà án binh, với quan toà và câu kết luận “Án tử hình”. Không, tốt hơn là không đấm hắn, vì mình có thể trả giá đắt hơn cho việc này! Và rồi tôi lớn tiếng:



-         “Mày là một thằng phe phảy bần tiện! Đồ cức đái! Mày đang buôn bán cái gì vậy hả? Tổ quốc sẽ tặng thưởng huy chương cho tao nếu tao xứng đáng chứ không phải là mày”.



Tôi ngạc nhiên là hắn ta im lặng nghe những câu chửi đó và chỉ bảo tôi là “Thằng khùng” cùng với một cái mỉm cười khinh thị. Đó là đoạn trao đổi hay ho mà chúng tôi có với nhau. Tổ quốc tặng thưởng huy chương cho mọi người, nhưng đặc biệt là nếu có người tiến cử!!!



Tôi không thể nói rằng tôi làm mất uy tín những tấm huy chương mà chúng tôi có được ở khu rừng thưa cạnh Stary Oskol, vốn mang lại sức mạnh cho những trận chiến về sau. Tôi chỉ tin rằng trong khi hầu hết các đồng đội cũ của tôi đã phải hy sinh thì tôi, còn sống, là một phần thưởng lớn nhất.



Tại trường quân sự Tashkent tôi là một ca sỹ có hạng “có chất giọng chỉ huy”, giảng viên bảo thế. Tôi không trở thành một sỹ quan chỉ huy, nhưng khá thành công với “sự nghiệp” ca hát. Mọi người đều thích ca bài “Katiusha”, “Tachanka-Rostovchanka”, “Ba chàng lính tăng”, “Hởi pháo thủ, Stalin đã ra lệnh”, “Cuộc chiến thần thánh”. Có một bài hát khác, chúng tôi gọi là “Kalinka”. Giai điệu thì theo một bài hát nổi tiếng còn lời thì chúng tôi tự chế. Nó nói về một người chở nước ở Vologda. Lời bài hát vừa trào phúng, vừa trữ tình, lại vừa hóm hỉnh, dí dỏm. Nó thật là đỉnh. Chúng tôi “phối nhạc” bằng tiếng sáo miệng và nhịp vỗ tay.



Đầu tiên, chúng tôi thường làm cho thính giả (chính yếu là phụ nữ, thiếu nữ, các cụ và các cháu thiếu nhi) nhỏ nước mắt bởi những bài hát đại loại như “Có cô thiếu nữ đáng yêu ở cạnh nhà, có một người vợ quí” hoặc “Bên khung cửa, nàng treo một ngọn đèn”. Và sau khi họ thút thít một chút, chúng tôi trỗi bài “Kalinka” của anh em lên, và thế là họ cười đến tận mang tai. Rồi những thính giả ấy nhanh chóng vung tay về phía chúng tôi, đồng thời kéo khăn che mặt, bẽn lẽn. Những người gan dạ nhất thì bất đầu nhảy múa. Còn chúng tôi thì hát cho đến khi khàn cả giọng. Nhưng họ thì vẫn cứ yêu cầu chúng tôi bản “Kalinka” thêm lần nữa.



-         “Mansur, cậu là nghệ sỹ à” họ hỏi



-         “Không, là thợ mỏ”



Trung đoàn trưởng, Pavel Bilaonov nhớ mặt tôi giữa hàng ngàn chiến sỹ khác chỉ vì cách hát nghịch ngợm của tôi. Anh ấy rất thích bài “Kalinka” đó và thường yêu cầu chúng tôi hát cho anh nghe.



Còn với tôi, thì tôi biết mặt anh từ hồi ở Buzuluk. Khi đó anh là một thượng uý. Anh khá cao, và thân hình trông rất thể thao, tóc rậm, trán cao, đôi lông mày trông như cánh chim ưng. Tất cả đó, cùng với vẻ tự tin, cái nhìn đầy quyền lực, giọng chỉ huy mạnh mẽ và một huân chương Cờ đỏ trên ngực, tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ với lũ tân binh chúng tôi. Anh em để ý ngay đến anh trong số những sỹ quan sư đoàn đến đón chúng tôi khi mọi người vừa xuống tàu. “Anh ấy là ai nhỉ” một tay lính thầm thì, rồi hích khuỷu tay người khác để nhìn. Nhanh chóng sau đó “điện báo lính” trả lời ngay: “Anh ấy là Pavel Bilaonov, trưởng phòng Tác chiến sư đoàn, quê Caucasus, ở Osetia…”. Điều này giải thích cho dáng điệu mạnh mẽ của người kỵ sỹ sôi nổi này. Còn bây giờ thì Đại uý Cận vệ Pavel Bilaonov là trung đoàn trưởng trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 193 của chúng tôi.



Phải nói rằng, tất cả lính tráng đều muốn chiến đấu dưới sự chỉ huy của Chapayev, Budionny, Kotovski hoặc Blukher (những anh hùng của Hồng quân thời Nội chiến – ND). Họ không thích chiến đấu những nơi không có người kiểu Chapayev! Dĩ nhiên, nếu nghiêm khắc mà nói thì chỉ huy là ai cũng không có vấn đề gì: đơn giản, người lính được đòi hỏi tuân thủ các điều lệ của  quân đội, chỉ vậy! Nhưng bên cạnh các điều lệ, binh lính muốn yêu mến cấp chỉ huy của họ. Tình cảm đó khó nói rõ hoặc kể ra, nhưng nó sẽ giúp cho lính tráng chịu đựng được những điều kiện khó khăn ngoài chiến tuyến.



Và như vậy, dù chúng tôi có thích hay không, thì dáng điệu, giọng nói, sức hấp dẫn, tất cả đều quan trọng với người chỉ huy. Và nếu vị chỉ huy của bạn không chỉ bảnh trai mà còn can đảm, cương quyết trong chiến đấu thì lính tráng sẽ theo anh ta vào cả địa ngục ghê gớm nhất. Những tay lính Stalingrad cựu chúng tôi thường kể cho lính mới về trận công kích Năm ngọn đồi, tại thời khắc nguy cấp nhất, Bilaonov xuất hiện bất ngờ và ngăn các tiểu đoàn rút chạy. Chúng tôi xem như trung đoàn là của Bilaonov, một cách đầy tự hào, và tự gọi mình là “Lính Bilaonov”. Anh có hai cấp phó, đó là Đại uý Cận vệ Vladimir Yegorov – kiêm chính uỷ trung đoàn, và Đại uý Cận vệ Ivan Tukhru, quốc tịch Estonia. Bấy giờ, trung đoàn chúng tôi được lãnh đạo bởi ba đại uý Cận vệ.




Cuối tháng Sáu năm 1943, cách bảy mươi kilomét về hướng đông bắc của chúng tôi là làng Prokhorovka. Trời rất nóng. Không một bóng mây trên trời, không một giọt mưa. Không khí đông đặc và khô khốc. Cả ngày đằng đẳng trung đoàn chúng tôi để hết tâm trí vào huấn luyện chiến thuật. Bấy giờ tôi là khẩu đổi trưởng khẩu đội cối chính số một và là phụ tá trung đội trưởng. Chúng tôi huấn luyện tân binh, chia sẽ những kinh nghiệm ở Stalingrad, đồng thời học những thứ mà chúng tôi không có đủ thời gian ở trường Quân sự Tashkent.



Chúng tôi học biết những cơ phận chính của các loại tăng Tiger, Panther, Ferdinand và những loại tăng, pháo tự hành khác của phe địch. Cánh pháo thủ nhận những vũ khí chống tăng mới. Chúng tôi cũng làm quen với loại pháo tự hành 152mm (Su-152 ND). Lính bộ binh thì có đủ vũ khí chống tăng đáng tin cậy: lựu đạn chống tăng cùng vô số chai Molotov cocktail.



Chúng tôi không để phí thời gian. Hằng ngày những chiếc tăng T-34 giúp chúng tôi thực hành. Mọi người học cách ném chai cháy và những quả lựu-đạn-đập (percussion grenades Huh) nặng nề. Những trái thủ pháo như vậy nổ trong tay bạn nếu bạn vô tình đập nó vào vách hào khi ném. Nhưng nếu ném trúng chiếc tăng, thì sức nổ của nó có thể làm chiếc tăng chết dí. Cánh cựu binh chúng tôi cũng giảng giải cho hội lính mới những điểm yếu riêng biệt của từng loại tăng Tiger, Panther, Ferdinand v.v.. Nên hành động theo từng cặp. Hãy để tăng địch chạy qua mặt, vượt qua hào của bạn, khi ấy, một người bắn yểm trợ, còn người kia ném thủ pháo hoặc chai cháy. Vì những bài huấn luyện chuyên sâu liên quan đến tăng, nên chúng tôi tin rằng mình sẽ sớm tham gia vào những trận chiến ác liệt giữa các lực lượng tăng –thiết giáp.



Rồi một ngày, sau khi rời vị trí bắn, chúng tôi bắt đầu đào hào. Cuối cùng thì trời cũng đổ một cơn mưa to, nhưng anh em vẫn cặm cụi cho đến tận tối. Chúng tôi đã thực hiện các bài huấn luyện rất nghiêm túc! Nhưng cũng còn đủ sức làm một cái hầm có một lớp đất dày trên nóc. Nó thật sự là một chỗ trú tiện lợi, đẹp và khô ráo. Khi xe nhà bếp đến, mọi người có một bữa ăn ngon lành. Trời vẫn tiếp tục mưa to. Anh em chuẩn bị ngủ. Người được phân công trực cũng đã lên chốt gác. Và như thường lệ, trước khi nằm xuống, tôi kiểm tra lại cái mascot may mắn của mình: nhưng túi quần tôi trống trơn.



Đầu tiên thì tôi ngồi vật xuống, hoàn toàn sững sờ. Sau đó tôi bắt đầu nghĩ lại. Chắc mình nên tìm lại nó? Nhưng ở đâu? Trên mặt đất ẩm ướt và bị khuấy tung bởi hàng tá dấu giày nhà binh? Trên đồng cỏ mọc cao, trong cơn mưa trút nước và trời tối đen? Hay trên cánh đồng trống trải giữa hàng đống đất đá nằm quanh các chiến hào? Tình thế trông như vô vọng. Tôi đã làm mất lá bùa may mắn của mình! Có nghĩa rằng tôi sẽ bị giết. Đầu óc của con người mới bí ẩn làm sao! Tôi ngồi đó, trong căn hầm và cố tự nhủ mình nhiều lần rằng chết bây giờ thì cũng không tệ như hồi mới bắt đầu, trước khi tôi hạ được tên Phát xít đầu tiên. Và cũng kể từ đó mình đã kết liễu bọn chúng khá nhiều rồi! Nhưng tôi muốn sống biết bao. Đặt biệt là còn sống sót sau trận Stalingrad. Và dừơng như chiến tranh đã gần kết thúc rồi…



Tôi cố tự thuyết phục rằng cái nỗi sợ đẫm chất mê tín đó là vô lý. Rằng dù gì cái mascot đó chỉ là một cái thứ đồ mà mình tự hư cấu ra thôi mà. Có mối liên hệ thực thụ nào giữa cái vật bé tý đó với cuộc sống của mình đâu nhỉ? Tại sao mình lại đặt niềm tin vào nó? Nhưng có một sức mạnh vô hình nào đó ra lệnh cho tôi: “Hãy đi tìm nó đi!”. Trời đột nhiên tạnh mưa. Tôi bò ra khỏi hầm. Nhưng tôi thật sự không có hi vọng tìm thấy được cái mascot của mình.



Đất sét ẩm ướt khắp mọi nơi với vô vàn vết giày lõm bõm nước trong đó. Tôi thấy một dấu chân bự chảng. Ắt là của Ivan Konski hoặc Sergei Lopunov đây. Hai tay đó có chân như chân voi. Rồi tôi đột nhiên trông thấy một thứ gì đó giống như một cái que mảnh, một cái ngòi trong cái vết gót chân. Tôi cúi xuống, lôi nó ra, và thấy đó là một cái đót  mảnh có lỗ. Tôi dí đèn vào gần hơn và ngửi nó. Có mùi nicotin. Tay tôi run rẩy! Cố vượt qua cái niềm vui hoang dại dâng tràn trong tim, tôi cẩn thận mò tìm kỹ hơn trong vết chân, và nhặt ra được ba mẩu nữa. Vâng, đúng vậy, đó chính là cái đót thuốt lá của tôi, nó bị đạp và vỡ thành 4 mảnh. Cái mascot của tôi!



Quay trở lại hầm, tôi lấy một đoạn dây, buộc chặt bốn mẩu đó lại với nhau. Rồi giấu nó vào trong túi quần, khâu kỹ lại. Sau sự căng thẳng và sợ hãi quá mức do cái mascot bị tạm thời thất lạc, tôi thấy buồn ngủ và lăn ra ngủ ngay. Trong mơ, tôi thấy mình nằm chết, tay chân duỗi thẳng ra. Tôi giật mình tỉnh giấc. Mọi người trong hầm vẫn còn ngủ ngon. Không ai thấy gì. “Mình có lẽ sẽ bị thương nặng đây” tôi nghĩ.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #26 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 09:46:55 am »



Chương 8: Chiếc Tiger của Kostia



 



Trước khi trận Kursk diễn ra, sư đoàn Bộ Binh Cận vệ số 66 của bọn tôi (nằm trong  Quân đoàn Bộ Binh Cận vệ số 32, thuộc Tập đoàn quân Cận vệ số 5, Phương diện quân Steppe) đóng ở tuyến hai, cách chừng 70km về hướng Bắc làng Prokhorovka. Nhưng khi bọn Đức chọc thủng tuyến phòng ngự quân ta, ném các đơn vị đóng phía trước ra đằng sau, thì chúng tôi triển khai chiến đấu ngay rạng sáng ngày 12 tháng 07 năm 1943.



Cho đến giờ, tôi chưa từng thấy nhiều đại bác như thế. Chỉ huy của các đơn vị pháo binh với nhiều cỡ nòng, đã phải rất khó khăn để tìm vị trí đặt bắn mà không ảnh hưởng đến các quân bạn đóng cạnh. Không có đủ không gian cho cánh pháo binh trên chiến trường!



Tiếng gầm của đại bác liên tục xuống cả ngày, không ngớt. Anh em bộ binh chúng tôi – chìm trong đám khói đen kịt, người phủ đầy bồ hóng – trông như những tay thợ đốt lò cần mẫn. Chỉ còn mỗi màu trắng ở nơi răng và trên mắt. Chúng tôi tiến lên bằng những bước chạy mạnh mẽ, giữa những chiếc tăng cháy, giữa những quả đạn đại bác nổ tung và giữa ánh lửa của các loại vũ khí tầm ngắn. Mọi chiến sỹ, người đẫm mồ hôi, làm nhiệm vụ của mình một cách có hệ thống, như thể đang làm việc trong một công xưởng khổng lồ; quên đi nỗi sợ hãi và phó thác mọi hi vọng của mình cho thần may mắn. “Mình sẽ bị giết hay không?”. Trong cuộc chém giết này, anh không thể làm gì để tự cứu mình cả, mọi cánh tay chỉ biết làm những gì cần thiết một cách tự động.



Bị đẩy lùi, quân Đức bắt đầu tổ chức một đợt tấn công dữ dội khác, và một lần nữa không thành công. Cứ như thế, trong một ngày không biết bao nhiêu lần hai bên lao vào nhau? Ai sẽ thắng? Đây là một trường hợp sức chọi sức, tài chọn tài.



Sức nóng của trận đánh có thể minh hoạ bởi một hiện tượng là dọc theo chiến tuyến  mây tụ lại và đổ thành mưa. Những đám mây xám xịt cũng cong vòng theo hình dáng của giới tuyến, trong khi phía sau chúng tôi (và cả bên quân Đức cũng vậy), trời hoàn toàn trong xanh. Tôi không bao giờ được nhìn thấy một cảnh tượng như vậy lần nữa! Đó là hoả ngục và hơi nóng bốc lên cả ngày lẫn đêm.



Cả ngày dài diễn những trận không chiến của hai bên. Hàng loạt mảnh vụn và đạn. Cảnh đã quen thuộc, nhưng hãy coi chừng, bạn có thể bị giết bởi một chiếc máy bay rơi! Những tay phi công nhảy dù ra ở nơi này, nơi kia. Mọi người phải cẩn thận để không nhầm phi công ta với bọn giặc lái Đức. Chúng tôi thường thấy những phi công nhảy dù tiếp tục chiến đấu với địch bằng những khẩu súng ngắn. Mọi người muốn giúp đồng đội, nhưng bằng cách nào bây giờ? Giá mà những chiếc dù phe ta có vẽ ngôi sao hoặc làm bằng một loại vải có màu riêng biệt.



Ở mặt trận, tôi hiếm có cơ hội để vẽ, thật khó mà làm điều này khi đang chiến đấu! Thế mà khi chiến đấu gần Prokhorovka, tôi đã xoay sở để làm được một bức poster: những khẩu pháo chậm chạm nghiền nát tăng Đức, ngăn không cho chúng lẻn vào phòng tuyến quân ta. Ngày 12 tháng 7, trong một cuộc chạm trán, trung đội Leonid Nochovny diệt được năm chiếc tăng Tiger. Mọi người không nên có ý niệm sai lầm là đại bác chỉ bắn từ những nơi được bảo vệ và ở phía sau hoả tuyến. Không. Trong rất nhiều trường hợp, nếu không phải pháo cỡ từ 152mm đổ lên, nó thường được đưa lên cùng tuyến với cánh bộ binh, dù rằng chúng tôi thường phải thay đổi vị trí và để cánh pháo binh lại một mình đối mặt với quân phát xít. Khi thấy bức vẽ của tôi, một anh lính giật lấy trong một cơn loạn trí “Làm sao nó có thể vẽ ở đây nhỉ?”. Anh ta nói lảm nhảm, rồi cười như một người điên. Chẳng qua là người lính ấy không thể chấp nhận được bằng cách nào mà một người có thể vẽ trong một cảnh như vậy, giữa những đống thây người, xe tăng và đại bác bị hạ gục.



Để chống lại tăng địch tốt hơn, quân ta làm những gói đặc biệt trong đó gồm 02 quả thủ pháo và một chai cocktail Molotov (thứ mà anh em gọi là “chai Sâmpanh-để-ói”). Những gói như vậy phải đựơc ném từ khoảng cách không dưới 50 mét, vì sức nổ của nó quá mạnh và có thể làm bạn bị thương. Có không nhiều anh em trong đại đội đủ sức khoẻ để làm việc đó: Sergei Lapunov, Vasili Shamrai, Matvei Yershov, Aleksei Yanson và vài cậu khác. Còn những tay lính gầy gò như Kostia Martynov hay Piort Shkolnokov thì phải bằng lòng với việc sản xuất ra những cái gói đó, bằng những sợi dây điện thoại cứng cáp thu được. Nhưng người đồng đội của chúng tôi, Kostia lại muốn chính tay mình tiêu diệt một chiếc Tiger. Đã vài lần, anh đào một đoạn hào dự bị chỉ cách khu phân tuyến chừng 30, 40 mét, anh dự kiến từ đó có thể ném cái gói nặng nề của mình vào được dưới xích xe tăng địch. Rồi một ngày anh có cơ hội …





Quân Đức quyết định cố đánh chiếm một vị trí được gọi là “cao điểm khống chế” của chúng tôi (dù rằng nó thật sự không quan trọng với quân ta). Chúng đưa tăng lên tấn công cùng với 100 bộ binh tùng thiết trang bị tiểu liên. Một chiếc tăng trong số đó nhanh chóng lăn đến hướng trực diện với đoạn hào dự bị của Kostia, anh ấy chộp lấy cái gói thủ pháo và cố hụp người thật thấp trong hầm. Vasili Shamrai tách bọn bộ binh ra khỏi chiếc tăng bằng cách nổ vài loạt dài từ khẩu trung liên làm chúng phải nhảy đi tìm chỗ nấp. Trong khi đó, chiếc Tiger của Kostia tiến đến gần hơn, rồi dừng lại, chuẩn bị huỷ diệt các vị trí của quân ta bằng pháo trên xe. Thấy như vậy, Shamrai hụp sâu vào vị trí trú ẩn. Đúng lúc đó, chúng tôi thấy Kostia nhảy khỏi chiến hào và ném cái gói chất nổ ngay dưới vành xích của chiếc tăng. Trông như Kostia có đủ thời gian để nhảy về chỗ nấp trước khi nó nổ. Rồi một phát nổ cực lớn, inh tai vang lên. Chiếc Tiger mất một bên xích, quay tròn, cố tiến lên. Nhưng chỉ còn một bên xích nên nó quay ngang và đổ nghiêng một bên. Anh em mang thêm lên một ít chai “Sâm-panh” và chiếc Tiger nhanh chóng chìm trong lửa.



Cuối cùng thì chúng tôi cũng bẻ gãy được cuộc tấn công của quân Đức. Hai chiếc tăng Tiger và chừng 50 lính phát xít bị tiêu diệt. Quân ta thì có 10 người hi sinh trong đó có Kostia và 20 bị thương. Anh em tìm thấy Kostia nằm đó với máu trào ra từ hai tai còn con ngươi thì gần như rơi ra khỏi hốc mắt. Kostia sinh năm 1925 ở quận Miasski vùng Cheliabinsk. Sau đó anh được truy tặng huân chương Cờ đỏ.



Vào một buổi sáng, tôi cùng các bí thư chi bộ trong tiểu đoàn duyệt qua lực lượng tăng viện. Tôi thấy một hàng những gương mặt tái nhợt như ma, bị sốc trước cảnh tượng của hàng đàn tăng cháy cùng những đống xác người ngang dọc (cả với cái mùi kinh khủng từ đó nữa). Những tay tân binh của chúng tôi, cứ như những người câm điếc, không trả lời nổi những câu hỏi của anh em, chỉ biết lặng im với cái vẻ thảm sầu.



Thế này thì tiểu đoàn tấn công cái nỗi gì? Và nếu chúng tôi đưa đám này tiến lên cùng thì trông mong gì được ở cái đám lính đánh cận chiến trong lúc họ hoàn toàn mất tinh thần?



Vì không thể nghĩ ra cách để làm cánh tân binh hết sốc, chúng tôi phải báo cáo lại tình trạng này cho đại uý Cận vệ Feodor Gridasov, tiểu đoàn trưởng. Cần phải làm gì đó ngay vì bọn Frizt có thể tấn công bất cứ lúc nào. Tiểu đoàn trưởng ra lệnh: “Mang ngựa lại đây”. Anh ấy luôn giữ con ngựa của mình gần bên. Và nó được dẫn tới ngay. Sự việc diễn ra sau đó thì thật tình chúng tôi không tưởng tượng nổi! Trong vòng 15 phút, đại uý của chúng tôi ngồi trên yên và liều lĩnh thúc ngựa ra khu phân tuyến! Ở đó, với dáng vẻ cả quyết, anh phi nước đại trở lại, hoàn toàn lộ liễu ngay dưới mũi quân địch. Chúng tôi nghĩ là bên chiến hào quân Đức sẽ rộ lên tiếng súng máy, nhưng thay vào đó, chúng tôi kinh ngạc khi nghe tiếng hô vang “B-r-r-r-a-vo!”. Tôi quay nhìn vào đám tân binh. Họ đột nhiên quên cả hết những nỗi sợ hãi, hét vang để ủng hộ tiểu đoàn trưởng như thể những fan bóng đá trong trận chung kết Cúp. Trong khi đó, đại uý của chúng tôi do bản năng, đã cảm thấy rằng màn xiếc này nên kết thúc ngay nên lập tức biến mất khỏi “sân khấu”. Lúc ấy thì bọn Đức, cuối cùng cũng khai hoả, nhưng chậm mất rồi...



Thật vô lý phải không? Nhưng còn các nào khác để lập tức đưa 100 con người ra khỏi tình trạng bị sốc tệ hại ngay trước trận đánh? Làm một bài diễn thuyết lâm ly ư? Nó chả giúp gì được!



Và như vậy là anh em lính tráng đã lấy lại tinh thần. Họ thấy xấu hổ khi nhìn vị chỉ huy của mình thể hiện rằng anh không chút nào sợ hãi. Nhanh chóng, tiểu đoàn chúng tôi phản công quân địch, thắng lợi, tiến lên, sau cùng đã khôi phục được tuyến phòng thủ hồi 06 tháng 7 của các đơn vị tiền tiêu.



Khi chúng tôi vừa mới bắt đầu chuẩn bị cho các vị trí mới thì quân Nazi bắn đại bác hạng nặng đến, dấu hiệu cho thấy một cuộc tấn công khác. Vì không có thời gian để đào hào cho mình, tôi phóng đến một chiếc tăng Đức bị cháy. Khi đang bò dưới đó, tôi trông thấy một người lính Nga nằm bất động. Anh ấy vẫn còn mang giày và chân không bị tổn hại gì. Tôi bò tới, nghĩ rằng nếu anh ấy đã chết thì thi thể ắt phải trương lên trong các thời tiết nóng này. Tôi chạm vào chân anh và kéo nhẹ. Không có nhúc nhích. Sau cùng, tôi trườn lên phía đầu anh và sửng sốt trước một cảnh tượng kinh tởm: một bầy giòi trắng như trứng kiến hay gạo! Mặc cho tiếng nổ của đại bác quanh chiếc tăng, tôi để ý thấy ngực anh ta còn nhô lên hụp xuống. Ghé tai vào chiếc áo choàng của anh, tôi nghe thấy tiếng tim đập. Tôi cẩn thận ghi nhớ vị trí của chiếc tăng.



Khi đêm đến, trận chiến lặng đi. Chúng tôi đã đẩy lùi được cuộc phản công và giữ vững đựơc trận địa. Tôi làm lại đến chỗ chiếc tăng đó. Anh em cứu thương mang cáng đến và kéo anh lính kia ra, mang về trạm phẫu. Anh tên là Feodor Ignatov. Tôi chính mắt đọc thấy trên thẻ quân nhân. Anh ấy còn sống không? Anh ấy sống ở đâu? Tôi đã cứu anh. Dĩ nhiên là tình cờ. Tôi cũng phải nhắc rằng cái “xác tươi” ấy đã nằm đó, ở vùng đất trong tay bọn Đức tới 5 ngày. Tôi không biết người đàn ông phi thường ấy có thể sống thêm bao nhiêu giờ nữa. Sức mạnh siêu nhiên nào đã giúp anh tồn tại trong suốt năm này mà không có một giọt nước, một sự trợ giúp nào?



Hôm sau, anh em được biết là Feodor Ignatov đã tỉnh lại. Anh nói với bác sỹ rằng anh bị thương vào đầu trong ngày 06 tháng 7, khi tiểu đoàn anh rút lui. Trong giây phút ngắn ngủi, anh cảm giác và tin rằng mình đang bị quân địch bao vây. Anh thấy chiếc tăng – bị bắn cháy trước đó – và để ý rằng lửa đã gần tắt, nên anh quyết định bò vào dưới đó. Sau đó anh chẳng nhớ gì nữa. Tôi rất vui mừng khi biết anh còn sống, tôi những muốn đến trạm phẫu để chúc mừng anh được cứu sống một cách kỳ diệu, nhưng không thể...


Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #27 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 09:49:32 am »



Giữa tháng 07 năm 1943, sáng sớm, chúng tôi nhìn ra, phía bên quân Đức có cái gì đó lạ lùng, kỳ bí. Cả cánh đồng được che phủ bởi hàng đống lớn các bó lúa mỳ! Chúng tôi đang cố tưởng tượng xem bọn Phát xít muốn cái gì khi gặt lúa cả đêm rồi sắp lại như vây, thì pháo của chúng bắt đầu nhả đạn vào khu phân tuyến. Những quả đại bác nổ tung trước khi chạm đất, tung ra một làn khói trắng dày. Chúng tôi hoảng sợ và nghĩ đến một trận tấn công bằng hơi độc. Gió đưa làn khói đó dọc theo tuyến quân ta, nhưng gió có thể đổi hướng bất kỳ lúc nào! Mà chúng tôi lại vứt bỏ mặt nạ phòng độc từ lâu rồi (nhiều tay chỉ giữ lại cái túi để chứa băng đạn và thủ pháo). Chúng tôi phải làm gì bây giờ? Tôi có thể tìm được mặt nạ phòng độc ở đâu? Ôi, mình đã thật ngốc khi vứt nó!



Anh em ngồi đó, nhìn thẳng ra phía trước. Đạn pháo rơi nhiều hơn – bang! bang ! – và khói cũng dày thêm. Thật sự là chúng tôi không thể nhìn thấy gì nữa. Bọn Frizt sẽ làm gì? Chỉ có tiếng gầm của động cơ báo cho mọi người biết rằng xe tăng quân Đức đang tiến lên, ẩn sau màn khói. Được, thánh Allah đã nghe thấy lời cầu nguyện, dù gì thì xe tăng cũng tốt hơn là hơi độc! Khi màn khói nhấc lên được chút ít, chúng tôi có thể thấy những bó lúa mỳ kỳ dị kia biến thành những chiếc tăng! Một chiếc khai hoả, ngay lúc nó lăn quá chiến hào của bọn tôi, làm điếc tai mọi người. Tai anh em đau khủng khiếp. Chúng tôi ngã chồng lên nhau bởi sóng âm làm choáng váng. Chiếc tăng đi tiếp và theo sau là vài chiếc khác. Vệt xích của chúng làm sụp lở các mép hào. Khi chúng tôi xoay sở để thoát ra được đống đất cát rơi xuống, mọi người chộp lấy thủ pháo và chai cháy, chạy đi làm phận sự của mình. Tiêu diệt những chiếc tăng! Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy tai mình phần nào bớt ù và thật vui sướng khi nghe được lần nữa tiếng gầm khủng khiếp của những cỗ máy. 



Nhiều anh em suýt gục khi nghe thấy mùi khủng khiếp từ những chíêc tăng cháy (cùng với tổ lái của chúng còn kẹt bên trong). Giữa cái địa ngục đầy tiếng đạn nổ và xác xe thiết giáp, chúng tôi không thể nói ai là người chiến thắng. Một người lính bên ta xô vào chiến hào. Anh bị mất thị lực, hét lên trong hoảng loạn:



-         “Đừng bỏ tôi lại ở đây! Hoặc bắn tôi đi!”.



Để làm anh dịu lại, tôi hét to vào tai:



-         ”Bình tĩnh nào!”.



Anh chộp lấy ống tay áo blu của tôi và nói:



-         “Tôi nhận ra giọng anh! Anh là bí thư chi bộ! Đúng không?”.



-         “Ừ, bình tĩnh, anh em không để đồng đội lại phía sau đâu, chúng tôi hứa chắc sẽ đem cậu đi cùng! Hãy bình tĩnh để anh em chiến đấu!”



Anh dịu xuống, tôi giúp anh vào một hố nấp, anh ngồi xuống và nhấp một ngụm nước trong bi đông của tôi.



-         “Bên nào thắng? “ anh hỏi



-         “Hiện giờ là quân ta” tôi trả lời một cách quả quyết



Anh để tôi đi và ngồi lại đó: yên lặng, băn khoăn. Ngay khi tôi vừa rời đi chút xíu, một chiếc tăng bị trượt một bên xích vào chiến hào, đáy xe tựa vào gờ. Tiếng máy gào lên dữ dội, nhưng chiếc xe bị kẹt cứng. Khi ấy, Boris Polyga xuất hiện từ đâu đó, thảy một chai cháy vào phía sau nó. Một ngọn lửa bùng lên và sau đó lặn sâu vào trong, biến mất.



Về chiều, chiến trường đột nhiên yên lặng. Anh em bắt đầu mò ra khỏi chiến hào – dù vẫn còn nguy hiểm – và nhìn xem kết quả của trận đánh. Khi đêm vừa đến, xuất hiện vài sỹ quan ở chiến hào chúng tôi. Họ mang theo camera, râu ria nhẳn nhụi, thoang thoảng mùi nước hoa và những chiếc áo choàng mới tinh với thắt lưng rộng bản, trên đó lủng lẳng bao súng cùng những khẩu súng ngắn lóng lánh. Những chiếc mũ trận mới tinh trên đầu. Họ đi bộ đến chiến hào, lom khom một cách nhút nhát. Một người trong số đó hỏi chung chung anh em với một thái độ uy quyền:



-         “Ai chỉ huy ở đây?”



Anh em liếc nhìn tôi: nên trả lời họ không? Tôi nhè nhẹ lắc đầu: không! Lúc đó Boris Polyga trả lời:



-         “Bí mật quân sự!”



Cùng với tràng cười rộ của anh em, những người khách rút đi.



Ba mươi năm sau chiến tranh, trong cuộc gặp đầu tiên của anh em cựu chiến binh tại Poltava (sư đoàn chúng tôi được mang tên thành phố này), bạn tôi, Nikolai Korsunov – sĩ quan quản trị trung đoàn – nói rằng sau cuộc chiến ở vòng cung Kursk, chỉ huy sư đoàn đã nhận được một danh sách những người xứng đáng để đề cử tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Liên Xô”. Tên tôi có trong danh sách đó, nhưng ông ta đã không ký vào vì tên ông ta không được nhắc đến.




Lực lượng tăng viện tiếp tục đến từ những vùng nội địa phía trong đất nước. Tôi tìm những người đồng hương. Chúng tôi hỏi chuyện hậu phương. Và trả lời những câu hỏi về bọn Phát xít. Dĩ nhiên, bọn Đức thì không còn như xưa. Chúng chiếm phân nửa châu Âu chỉ với một cú đánh – trong một năm và mười tháng – mà không gặp nhiều khó khăn. Nay thì lại là một câu chuyện khó nhằn: trong hai năm trở lại đây, chúng buộc phải bước vào các trận chiến đẫm máu nối tiếp nhau.



Một cậu dân gốc Krasnoyarsk, ở Siberi, tên Aleksei Yanson, gia nhập vào đại đội cối chúng tôi. Cậu ta trông như một lực sỹ cử tạ hoặc một đô vật. Hoặc giả cậu ấy là một thợ mỏ? Là gì đi nữa thì cậu ấy cũng giống như một chàng khổng lồ trong truyện cổ tích! Và trông như cậu được giáo dục tử tế. Có chúa biết được thế nào! Chúng tôi sẽ tìm hiểu sau. Trong khi ấy, tôi giao cho cậu ta những thứ trang bị của tôi! Cậu rất khoẻ: tôi chắc là cậu ấy có thể mang cả khẩu cối một mình, thay cho cả ba người!



Tôi muốn nói vài lời về Boris Polyga. Cậu ấy đến với đại đội hồi tháng 7. Tôi ngờ rằng có chuyện gì đó không đúng: cậu ấy trông quá trẻ, dù ngày sinh được khai là năm 1925. Tôi không tin. Cậu ấy giấu giếm điều gì đó. Thế nào mà 18 tuổi nếu bé tý thế kia? Và chúng tôi không thể dùng cậu ta như một lính cối được. Có thể dùng cậu ấy vào việc gì nhỉ? Tôi đề nghị là dùng làm giao liên, để liên lạc với các đài quan sát. Trung uý Stukack, đại đội trưởng đồng ý, còn Boris thì rất vui.



Tôi là một kẻ rất tò mò và cũng là một người rất yêu thích các cuộc đối thoại ngay thật, mặt đối mặt, cho dù chỉ với một cậu bé. Tôi thường có những mối quan hệ thân tình với tất cả anh em lính mới. Thật dễ để có được sự tin tưởng của những người mới. Anh em kể tôi nghe những điều mà họ cũng không thể tưởng tượng là sẽ nói với cả những người trong gia đình! Tại sao vậy? Bởi tôi tôn trọng chuyện riêng tư của họ và có thể giữ miệng. Boris Polyga kể với tôi rằng bố cậu là một vị tướng, hiệu trưởng một trường quân sự. Tôi không nhớ nơi trường đó được sơ tán đến, nhưng trước chiến tranh nó ở Leningrad. Từ nhỏ, Boris lớn lên cùng với các học sinh sỹ quan của bố cậu. Và khi trưởng thành, cậu quýêt định sẽ tự trở thành một người lính, cậu vào một trường quân sự ở một nơi khác. Nhưng cậu bị nhận biết ngay là “con trai vị tướng” và mọi người gợi ý cho bố cậu tìm cho cậu một nơi dễ chịu  như tuỳ viên các tướng hay những thứ đại loại như vậy. Rồi, vờ như sẽ về thăm bố mẹ, Boris lấy một tuần phép, nhảy lên tàu quân sự, vào mò ra mặt trận. Bây giờ thì cậu ấy lo lắng là sẽ bị xem như một kẻ đào ngũ hoặc bỏ đơn vị không phép. Boris ở trong một tình trạng khó, tôi không thể làm gì cho cậu. Nhưng cũng không thể để cậu ta bị gọi là một kẻ đào ngũ hoặc bỏ đơn vị không xin phép. Tôi cảm thấy không có tội lỗi gì ở đây cả, tôi khuyên Boris viết thư cho lãnh đạo trường, Nhưng Boris chưa viết và tôi cũng chẳng bao giờ nhắc cậu ấy.



Trong các trận đánh sau đó, Đoàn viên Komsomol Polyga đã làm công tác giao liên và thực thi các nhiệm vụ khác một cách rất cần cù. Tôi đã hứa không kể cho bất kỳ ai về vị tướng bố cậu ấy và việc Boris đã trốn khỏi trường quân sự. Cậu thích thú ở trong môi trường đại đội chúng tôi. Và dường như trưởng thành hơn. Boris cũng thú nhận với tôi rằng đã khai man thêm hai tuổi, năm sinh thật là 1927. Điều này giải thích vì sao cậu ý trông khá thấp bé, Boris chỉ mới 16 tuổi.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #28 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 09:50:27 am »



Sau một loạt các trận đánh ác liệt, quân Đức rút lui, nhưng chúng bắt đầu đốt phá mọi thứ trên đường. Những ngôi làng, những cánh đồng ngập trong lửa. Địch phá huỷ mọi thứ có thể, chúng thực thi nghiêm túc mệnh lệnh “tiêu thổ”. Chúng tôi hành quân xuyên qua những đám khói dày đặc không ngớt. Quân ta giải phóng được hai làng lớn, Tamarovka và Borisovka, những nhà kho chứa thuốc lá ở đó bị đốt cháy, thế là mọi người đều hưởng khói thuốc cho dù kẻ đó có hút thuốc hay không!



Khi đuổi được bọn Đức ra khỏi làng Tamarovka, chúng tôi tiến hành đào chiến hào để chuẩn bị phòng ngự phản kích. Khẩu đội chúng tôi được lệnh đào trong một cái sân nhà nào đấy. Nhưng đột nhiên, một phụ nữ - chủ nơi đó -  chạy tới chạy lui, khóc như điên và van vỉ:



-         “Đừng đào ở đây! Có mìn đấy! Thật mà”



Nhưng chính chị thì chạy qua chạy lại không ngừng:



-         “Không, không! Đừng đào ở đây”



Điều này trông có chút đáng ngờ và chúng tôi không thể hiểu. Ngay cả đại đội trưởng cũng tò mò:



-         “Việc gì vậy nhỉ?”



Rồi anh quay sang tôi cáu kỉnh nói:



-         “Giải quyết vụ này đi”



Người phụ nữ nhìn thẳng vào mắt tôi, và khi bắt gặp tia nhìn, tôi chợt thấy có ba đứa bé gầy còm phía sau ô cửa sổ. Và đột nhiên, tôi hiểu ra nỗi lo âu của chị. Tôi lùi lại ba bước và bắt đầu đào: chị yên lặng rồi quay vào nhà. Những đứa bé vẫn nhìn chòng chọc nhưng có vẻ yên tâm. Đến đêm, tôi đến gặp chị và hỏi:



-         “Chị giấu cái gì trong sân vậy?”



-         “Mỡ lợn. Chúng tôi giấu bọn Đức từ mùa thu trước. Cảm ơn anh. Tôi biết rằng chính anh cũng đói. Bây giờ thì tôi có thể cứu các con tôi khỏi chết đói rồi”



Tôi không nhớ đích xác, tôi cho rằng ngôi làng đó tên là Dragunsk. Bọn Đức phòng thủ rất chặt chẽ, chúng xây dựng một tuyến phòng ngự nhiều lớp. Để tấn công, chúng tôi tìm cách xâm nhập từng phần, hơn là đánh thọc qua rồi lại tự thấy vướng mình vào một mạng lưới chiến hào phức tạp. Chúng tôi gần sát bọn phát xít đển nỗi thỉnh thoảng mọi người có thể nghe cả những lần chúng hạ giọng nói chuyện với nhau. Lúc này thì những khẩu đại bác vô dụng, chúng tôi phải sử dụng đến cái mà anh em gọi là “pháo bỏ túi”. Đây là một cuộc chiến của lựu đạn. Nhưng ném lựu đạn cũng cần có kỹ năng đáng kể. Nó phải được ném sau hai giây, nếu bạn ném ngay, quân địch sẽ có thời gian để ném trả! Làm thế này này: đầu tiên rút chốt ra, sau hạ cần an toàn (safety switch???) , giữ quả lựu đạn đang rít xì xì trong hai giây, rồi hẵng ném. Lựu đạn nổ sẽ tung mảnh lên đầu quân địch. Nhưng tâm lý phải vững vàng khi hạ cần an toàn và đợi hai giây đó. Đôi khi tôi lo rằng nhỡ mà người công nhân lắp kíp nổ có sai sót thì tiêu tùng mặt mình! Nhưng nó luôn đáng tin cậy. Tôi luôn nhớ về những người ở hậu phương ngày đêm sản xuất ra những quả lựu đạn F1 “quả dứa” với lòng biết ơn chân thành. Họ nhận thức rõ rằng dù chỉ một sai sót nhỏ trong kíp nổ có thể trả giá bằng mạng sống của người chiến sỹ. Trong suốt ngày chiến đấu đầu tiên ở Dragunsk, khi thiếu lựu đạn, chúng tôi phải trục bọn Nazi ra khỏi những tuyến mê cung của chúng bằng xẻng đào hào, bắn thẳng vào chúng bằng súng máy, súng ngắn và cả pháo sáng. Nhưng sau đó thì mọi người đã có đủ lựu đạn.



Bắt đầu từ Prokhorovka, quân đoàn Cận vệ số 32 của chúng tôi liên tục tham chiến với các sư đoàn SS, Totenkopf, Đại Đức và Đế chế của quân Đức. Chúng tôi cũng đụng trận với lực lượng Quân đội Nước Nga tự do của tên phản bội Vlasov. Bọn lính Vlasov biết chúng tận số rồi nên chiến đấu rất liều lĩnh. Chúng tôi không nhận chúng làm tù binh…




Dragunsk vẫn còn chống cự. Tiểu đoàn tôi bây giờ vấp phải một lô cốt súng máy. Nằm ngay trên vùng phân tuyến bằng phẳng, cái lô cốt ngăn chặn mọi cuộc xung phong của bộ binh ta. Và hai bên cánh được quân Đức yểm trợ kỹ lưỡng. Ban đêm, chúng liên tục bắn pháo sáng, không ai có thể bí mật bò lên để chọi lựu đạn vào. Pháo binh ta không giúp gì được bởi sợ bắn nhầm anh em. Còn đạn cối thì không đủ mạnh để diệt cái lô cốt đó. Đại uý cận vệ Ignat Dudko, tiểu đoàn trưởng, cố liều mạng tìm cách giải quyết cái khẩu đại liên đó. Nhưng nó vẫn tiếp tục bắn…



Đến một ngày tôi làm nhiệm vụ ở điểm quan sát với Boris Polyga. Dù không có trách nhiệm, nhưng Boris vẫn nghiên cứu kỹ lưỡng vùng phân tuyến qua ống nhòm. Cái lô cốt chiếm vị trí rất đẹp: không có tý lồi lõm nào quanh đó. Dù cỏ xung quanh bị cắt trụi bởi cối quân ta. Chúng tôi thử dùng một khẩu chống tăng bắn vào đó. Không hiệu quả. Khẩu đại liên vẫn là mối đe doạ chết người.



Rồi tôi nhận thấy Boris biến đâu mất khỏi điểm quan sát. Cùng lúc đó, trung uý Nikolai Korsunov, sỹ quan bí thư của trung đoàn trưởng Bilaonov được lệnh xuống sở chỉ huy tiểu đoàn. Nikolai, một anh chàng dễ mến, trình diện với tiểu đoàn trưởng và họ bắt đầu bàn cách tiêu diệt cái lô cốt. Đột nhiên, có tin báo từ đại đội bộ binh rằng binh nhì Polyga mang theo sáu quả lựu đạn và bò lên từ hướng chiến hào quân Đức. Ngay lúc nghe tin đó, tôi lập tức quay phone cho bên cối, báo họ rằng Boris đang cố cho nổ lô cốt và rằng họ phải kìm chế bắn vào hướng đó.



Tôi sục sạo để tìm Boris qua ống nhòm, nhưng không thấy đâu. Tiểu đoàn trưởng không tán thành sáng kiến của cậu bé dũng cảm: một mình trong sứ mệnh như vậy thì thật là vô vọng và cầm chắc cái chết. Nhưng Boris có kế hoạch riêng. Nhận thấy rằng cái lô cốt có thể tiếp cận được từ phía quân Đức, Boris-nhỏ-xíu của chúng tôi, bò ra khỏi sườn quân địch, bí mật lủi vào phía sau bộ binh quân Đức.



Cuối cùng tôi cũng nhìn thấy cậu ta trong ống nhòm. Vâng, cậu đang trườn lên lô cốt từ phía quân địch! Chỉ huy ra lệnh cho các đại đội sẵn sàng xuất kích, và khi Boris, nhỏm dậy, ném từng quả lựu đạn vào lô cốt, họ xung phong lên vùng phân tuyến. Bọn Đức phản ứng lại sau vài giây, nhưng chừng đó khoảng khắc đủ cứu mạng Boris: anh em bộ binh từ các đại đội hô vang “Hurrah-ah-ah” và thu hút hoả lực quân địch. Cuối cùng thì tiểu đoàn tôi cũng dọn quang con đường phía trước.



Khi tôi chạy lên được chỗ cậu ta, Boris trông vừa có vẻ tự hào, vừa có vẻ như đã làm điều gì sai trái. Cậu vui mừng nhưng mắt đẫm lệ. Cậu đã chắc rằng mình sẽ chết khi hạ cái lô cốt. Nikolai Korsunov và các sỹ quan khác bu quanh Boris nên tôi không có cơ hội nói bất cứ gì. Sau đó, chúng tôi nghe rằng trung đoàn trưởng Bilaonov đã đề nghị tăng huân chương Cờ đỏ cho cậu bé dũng cảm.



Sức mạnh nào đã tạo nên người anh hùng từ người lính trẻ này? Cậu ta không có lấy một cơ hội sống sót sau khi ném quả lựu đạn đầu tiên, rõ ràng là cậu biết. Boris, sau đó có cho tôi xem một lá thư, viết cho cha cậu. Tôi nhớ hai dòng đầu “Chào cha! Con viết cho cha từ tiền tuyến. Hôm nay, con đã tiêu diệt một hoả điểm đại liên, một lô cốt của bọn Hít-le…” Và tôi có thể nhớ lại một câu khác dưới đó: “Bây giờ con không còn xấu hổ nếu có ai đó gọi con là con trai vị tướng”.



Vài hôm sau, Boris Polyga bị thương nặng vào đầu bởi một mảnh đạn pháo và được đưa về hậu phương.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #29 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 09:54:23 am »



Chúng tôi tiến vào Dragunsk lúc sáng sớm. Quân Đức đã rút lui trong đêm. Những con phố vắng lặng, với những mẫu rác rưởi và giấy các loại nằm rải quanh. Trông như không còn nguy hiểm. Chúng tôi vui vẻ hành quân vào trung tâm làng.



Lúc ấy máy bay quân ta xuất hiện. Chắc họ sẽ bắt kịp quân Đức đang rút lui và xé chúng ra từng mảnh! Những chiếc “xe tăng bay” của quân ta đảo một vòng ở phía đường chân trời như thể để chọn ra một mục tiêu tốt nhất, rồi quay lại, bổ nhào xuống. Họ điên à? Bây giờ thì tôi chỉ có thể thấy những chiếc cánh và mũi máy bay, hướng thẳng vào tôi. Miễn cưỡng tin rằng không quân ta tấn công quân mình, tôi – trong lúc đó – nhào đại qua một cái cửa sổ của tầng hầm căn nhà gần nhất. Ngay lập tức, tôi nghe những tiếng nổ phía trên đường ngay trên đầu tôi. Đất cát, kiếng vỡ,  vôi vữa và cả nỗi ê chề cay đắng rơi trên đầu tôi…



Tôi tưởng như làn khói sấm sét sẽ không bao giờ ngưng. Và những chiếc phi cơ, sau khi bắn hết số tên lửa họ, lại khai hoả vào chúng tôi bằng súng. Họ xé nát trung đoàn chúng tôi rồi an toàn trở về căn cứ.



Tôi xoay sở để bò ra khỏi chỗ trú ẩn với chút ít khó khăn. Khung cảnh tàn phá toàn diện hiện ra trước mắt. Và đâu đó, như thể từ thế giới khác, những người còn sống hiện ra. Tôi không thể nhận ra ai dù nghe giọng nói rất quen. Nén lại nỗi sợ, chúng tôi thận trọng nhìn quanh, rồi nhìn nhau. Một tân binh – một chàng trai trẻ – gào lên chói lói “Mẹ ơi! Mẹ ở đâu?”. Một y tá mà tôi quen, tiến đến, cặp mắt dài dại nhìn không chớp, tựa vào tôi, thầm thì:



- “Mansur? Anh còn sống thật đấy chứ? Trả lời em đi!”.



Tôi gật đầu. Cô lấy một ít gạc từ túi, xé ra và đưa cho mọi người để lau mặt.



Con phố trông như một con hào bây giờ là một ngôi mộ tập thể, đầy những mảnh xác người, xác ngựa trộn lẫn với xe cộ, súng ống và những thứ tạp nham khác. Tôi cảm thấy có lỗi vì đã có phép màu nào đó cứu mạng tôi, tôi không thể giải thích nỗi điều này! Trong số các sĩ quan, người đầu tiên xuất hiện là thiếu tá Bilaonov, trung đoàn trưởng. Nhìn anh nhợt nhạt như xác chết, tôi ước rằng mặt đất có thể nứt ra và nuốt tôi đi, không biết vì sao mà tôi cảm thấy rằng mình phải chịu trách nhiệm cho cái thảm hoạ này. Bilaonov trông quẫn trí hết sức đến mức mà tôi sợ là anh sẽ tự bắn vào tim mất. Anh nhìn tôi rồi quay đi. Những vị sĩ quan cao cấp đại diện của tập đoàn quân nhanh chóng xuất hiện sau đó. Họ khám nghiệm hiện trường trong yên lặng. Một người trong số đó sủa vào mặt anh thiếu tá của chúng tôi như thể giáo viên khiển trách học sinh:



-         “ Sao anh không giương cờ hiệu của đơn vị cho phi công thấy ?”



-         “Nó kia kìa, chỗ những cây dương nẻ đó …”



Ngại nhìn vào mắt nhau, những sĩ quan đại diện nhanh chóng quay về để báo cáo những gì họ thấy với Zhadov, tư lệnh tập đoàn quân.




Dường như cánh bộ binh của trung đoàn tôi phải chịu số phận bất hạnh là làm mục tiêu cho các loại vũ khí hạng nặng quân ta. Chúng tôi thường bị dính đạn từ phía sau bởi pháo tầm xa và cả Cachiusa nữa. Tôi nhớ có một lần, ở khu vực Stalingrad, tiểu đoàn bị dính Cachiusa. Khi dứt, không một ai hay vũ khí còn tồn tại. Những quả rocket như một trận mưa lửa và sấm sét bay qua đầu chúng tôi, sau chừng một phút, cơn cuồng nộ của núi lửa chấm dứt, trên mặt đất chỉ còn lại những hố đạn bốc khói khắp nơi. Bạn tôi, một đồng chí người Siberi, Ivan Borodin, một trong những người vừa mới đến tăng viện tối hôm qua, mất một chân trong tai nạn đó. Anh gào khóc như một đứa trẻ hư: không hẳn vì đau, mà còn vì nỗi niềm chua xót rằng anh đã mất chân vì chính Cachiusa của chúng ta. Nhưng cũng lúc đó, anh không giấu diếm một niềm vui hoang dại:



-         “Đấy, Mansur, chiến tranh kết thúc với tôi rồi! Tạm biệt nhé, đồng hương! Có lẽ tôi sinh ra dưới vì sao may mắn! Mọi người, lúc ở nhà, thường bảo tôi có phước! Đúng, giờ tôi được về nhà! Sẽ ổn thôi! Rừng sẽ nuôi sống một người dù có bị mất cả hai chân”



 



Nghe Ivan nói, tôi cảm thấy vui, rằng tôi đã vượt qua cái địa ngục này một cách bình yên (tôi tréo tay cầu!). Nhưng cũng lúc đó, tôi thấy ghen tị với anh. Ivan thấy buồn cho tôi vì tôi phải tiếp tục với cuộc sống nơi chiến hào đầy gian khổ, hiểm nguy với cái đói và rận rệp. Anh cố an ủi tôi rằng kể từ ngày hôm nay, anh sẽ cầu nguyện tất cả các thánh thần để phù hộ tôi sống sót! Ít lâu sau đó, tôi lại trải qua một cú sốc khác.



Anh em, những cựu binh của trận Stalingrad gặp lại nhau, chúng tôi ôm nhau mừng như anh em ruột thịt. Lúc đó trận chiến đang tạm lắng, trong trường hợp này thì chúng tôi thường gia cố lại công sự của mình. Anh em thoả thuận với nhau là khi làm xong việc đó, sẽ tập hợp lại và làm một buổi họp mặt nho nhỏ. Chúng tôi chọn địa điểm picnic dưới gốc một cái cây lớn đứng cô độc, mọi người để balo với mọi thứ cần thiết ở đó. Một trong số những “tay Stalingrad” được chọn ra để chuẩn bị cho bữa tối bằng những khẩu phần khiêm tốn của chúng tôi. Sau đó, mọi người tháo bình rượu ra (chứa Vodka Narkom) và bắt đầu công việc đào hào.



Rất nhanh, những đồng đội của tôi – bảy người cả thảy – hoàn thành phần chiến hào của họ và bắt đầu tụ lại dưới gốc cây đợi tôi đến. Tôi gấp rút làm việc, thẻo đất sét bằng lưỡi lê, nóng lòng để đến ăn cùng anh em. Tôi nghe mọi người la lên “Mansur! Lại đây thôi! Mọi người đợi nè!”. Tôi ném thuổng qua một bên và nhảy lên khỏi chiến hào, khi đó tôi nghe tiếng đạn rít, một khẩu đại bác của quân Đức ở phía trước vị trí của chúng tôi bắn. Tôi mong nó sẽ bay qua tuyến quân ta và nổ đâu đó ở phía sau, nhưng quả đạn rơi ngay đoạn giữa, gần cái cây nơi bạn tôi đang ngồi chờ. Vài mảnh vụn réo lên rơi vào phía đối diện của đoạn hào của tôi. Khi tôi leo ra, thấy cái cây bị chẻ làm đôi. Ở dưới đó là những thi thể bất động của đồng đội tôi. Một phát đạn lẻ loi đã giết chết bảy cựu binh của trung đoàn, những người đã sống sót sau trận Stalingrad.



Trong tiểu đoàn chúng tôi, các khẩu đội cối luôn bị thiếu quân số, thường thiếu 2 đến 3 người cho mỗi khẩu đội. Thế mà luôn cần phải duy trì chín khẩu đội chiến đấu liên tục. Tôi đến giúp một khẩu đội cối, thay thế cho pháo thủ số 2 của họ, hiện vắng mặt. Lúc ấy, khẩu đội trưởng lệnh cho tôi mang lên vài hòm đạn đang ở trong kho, còn anh ấy thì làm thay nhiệm vụ của pháo thủ số 2. Ngay sau khi tôi vừa mang hòm đầu tiên lên, quay lại để lấy thêm, thì nghe một tiếng nổ ghê sớm ngay sau lưng. Ngần ngừ một lúc, tôi quay lại chỗ khẩu cối và thấy nòng cối bể tan hoang, xoè ra như cánh hoa cúc. Kozhevnikov, người nạp đạn, vì quá vội, đã tống viên đạn thứ hai vào khi quả thứ nhất chưa được bắn ra. Khẩu cối bị phá huỷ hoàn toàn bởi sức nổ của cả hai quả đạn. Chúng tôi chôn những anh em hi sinh trong chiến hào và đặt chiếc nòng cối bị hư hại lên trên, giống như cánh phi công, họ đặt cánh quạt của chiếc máy bay bị bắn hạ lên trên mộ.

Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM