Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:07:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn Vận tải - Kinh tế - Bộ Binh - Khung huấn luyện thường trực - 250  (Đọc 59480 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 10:01:36 am »

Chào các bác,

Cuốn Lịch sử trung đoàn 250 (1968-2008) không biết post vào đâu trong thư viện vì từ lúc ra đời đến nay nó thay đổi chức năng nhiệm vụ khá nhiều như cái tựa đề!

Thôi thì post ra đây để anh em đọc và tham gia tán cho xôm tụ.  Grin
Tạm gọi là E250 chính sử, báo cáo tổng kết công tác năm và đôi chổ có thể có hình ảnh, tư liệu "ngoại sử"!  Shocked

Mời các bác thưởng thức và tham gia.
Logged
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 10:05:02 am »

Chào các bác,

Cuốn Lịch sử trung đoàn 250 (1968-2008) không biết post vào đâu trong thư viện vì từ lúc ra đời đến nay nó thay đổi chức năng nhiệm vụ khá nhiều như cái tựa đề!

Thôi thì post ra đây để anh em đọc và tham gia tán cho xôm tụ.  Grin
Tạm gọi là E250 chính sử, báo cáo tổng kết công tác năm và đôi chổ có thể có hình ảnh, tư liệu "ngoại sử"!  Shocked

Mời các bác thưởng thức và tham gia.

Nữa đi anh.. Cheesy
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #2 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 10:08:23 am »

SỰ RA ĐỜI CỦA TRUNG ĐOÀN VẬN TẢI TRÊN CHIẾN TRƯỜNG TÂY NGUYÊN

Chiến lược: "Chiến tranh đặc biệt" bị phá sản, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ”, quân chiến đấu và vũ khí Mỹ ào ạt đưa vào chiến trường miền Nam - Việt Nam hòng cứu vãn nguy cơ thất bại hoàn toàn của chúng.

Ở Khu 5, tháng 3 năm 1965, lữ đoàn quân chiến đấu đầu tiên của Mỹ đổ vào Đà Nẵng, đến cuối năm 1965 quân Mỹ và chư hầu ở Khu 5 đã lên đến trên 12 vạn quân.

Về phía ta, lực lượng vũ trang của ta cũng có sự phát triển, để bảo đảm mọi nhu cầu phục vụ chiến đấu và xây dựng cho một lực lượng tập trung tăng gấp đôi trong một thời gian ngắn là một thách thức lớn đối với ngành hậu cần.

Trong quá trình bảo đảm cho các lực lượng vũ trang đánh thắng địch trong chiến lược: "Chiến tranh đặc biệt" thế trận hậu cần của ta được xây dựng tương đối đồng bộ, khép kín, đường hành lang vận tải tuy phương tiện còn thô sơ nhưng luôn bảo đảm thông suốt, hệ thống kho tàng được xây dựng tương đối hoàn chỉnh.

Nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và chiến đấu trong tình hình mới, tháng 9 năm 1965, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định sáp nhập Phòng Hành lang và Phòng Hậu cần để tiếp nhận, quản lý vận chuyển vũ khí, quân trang, thuốc men, từ hậu phương lớn miền Bắc chuyển vào và sau đó cấp phát cho các đơn vị. Ngành hành lang vừa kiện toàn tổ chức, vừa đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch vận tải, nhiều tuyến đường thồ và đường sông tiếp tục được dưa vào sử dụng.

Ở Tây Nguyên tháng 9 năm 1965, Hậu cần Mặt trận tổ chức Binh trạm Nam, bệnh viện số 2 (103) và xây dựng hệ thống kho tàng trạm, trại ở phía tây tỉnh Gia Lai, tổ chức hệ thống kho tàng tiếp nhận, bảo quản hàng hóa của Đoàn 559 chuyển giao ở bờ nam sông Sê Su, mở cửa khẩu VQ5 để nhận hàng mua từ Campuchia về.

Ở chiến trường Phân khu Nam, từ khi đoàn tàu không số theo đường mòn Hồ Chí Minh trên biển vào Vũng Rô thuộc tỉnh Phú Yên bị lộ; lương thực, vũ khí, Thuốc men chi viện từ miền Bắc vào và từ Khu 5 xuống hầu như bị cắt đứt nên lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn.

Được sự đồng ý của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Phân khu Nam đã tổ chức một bộ phận vận tải phục vụ cho chiến trường phân khu.

Tháng 2 năm 1967, Trung đoàn 316 ra đời: lực lượng của 316 gồm các chiến sĩ thu dung của Đoàn 562, một số cán bộ khung điều từ Tổng đoàn vận tải vào làm nòng cốt, tiếp đó Đoàn 581 từ Bắc vào bổ sung cho Nông trường 5 - S9 được giữ lại bổ sung cho Trung đoàn 316.

Địa điểm đóng quân của Đoàn nằm giữa Trạm 15 và Trạm 16 huyện 5, tỉnh Gia Lai.

Nhiệm vụ của Trung đoàn 316: Tiếp nhận hàng do B3 chi viện tại Binh trạm Nam vận chuyển giao cho hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Có lần B3 cấp hàng cho đơn vị tại Binh trạm Bắc (Kon Tum), Binh trạm Trung ở Trạm 9, đơn vị cũng phải ra nhận đưa về Trạm 15 và Trạm 16 rồi lại chuyển tiếp xuống chiến trường Nam Trung Bộ. Mỗi chuyến hàng đi mất từ 20 đến 25 ngày, có chuyến dài hơn vì phải cắt đường xuyên rừng tránh địch để vận chuyển hàng đến địa điểm.

Cũng vào thời điểm này, Phân khu Nam quyết định thành lập A100 đóng quân tại Trạm 15, Trạm 16 Khu 5 Gia Lai (gần Trung đoàn 316), làm nhiệm vụ đại diện cho Phân khu tiếp nhận bộ đội từ miền Bắc vào, thu dung bộ đội ốm đau từ chiến trường lên và các đơn vị khác đi S9 ốm đau trở lại; chỉ đạo Trung đoàn 316 lập cụm kho để tiếp nhận hàng do B3 chi viện.

Đến tháng 5 năm 1967, Đoàn 108, 109 thuộc Đoàn Trung Dũng (Trung đoàn 42) của Hải Phòng đi Nông trường 5; S9. Mỗi Đoàn có trên 600 cán bộ, chiến sĩ được lệnh dừng chân tại địa điểm tập kết (A100) để bổ sung cho các đơn vị của Phân khu Nam; do yêu cầu của nhiệm vụ, Đoàn đòi hỏi nên một bộ phận quan trọng của hai đoàn này được giữ lại A100 bổ sung cho Trung đoàn 316 vào tháng 7 năm 1967 và bổ sung vào đội hình của hai Tiểu đoàn Sông Lô và Sông Hồng của Trung đoàn 316 (Tiểu đoàn Sông Lô sau là Tiểu đoàn 252; Tiểu đoàn Sông Hồng sau là Tiểu đoàn 253). Tiếp đó đến tháng 9 năm 1968, một số cán bộ, chiến sĩ của Đoàn 319, Đoàn 590 đi B3 cũng được giữ lại bổ sung cho Trung đoàn.

Sau Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, chiến trường Phân khu Nam lại gặp vô vàn khó khăn, địch nống ra đánh phá vùng giải phóng, chúng liên tục tổ chức càn quét nhằm đẩy lực lượng vũ trang của ta ra khỏi hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương của hai tỉnh này gặp nhiều khó khăn: đói cơm, lạt muối, suy kiệt sức khỏe, sốt rét ốm yếu ngày càng tăng cao ...

Tại thời điểm đó Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Phân khu Nam lên làm việc với Bộ Tư lệnh Mặt trận B3 để xin chi viện đạn dược, vũ khí, thuốc men cho Phân khu, Đoàn do Đại tá Lư Giang - Tư lệnh Phân khu làm trưởng đoàn (1), cùng đi có Thượng tá Ibloc - Eban - Tư lệnh phó Phân khu (thường gọi là anh Hà) (2). Đoàn dừng lại tại A100 để chỉ đạo công việc. Đồng chí Lư Giang đã viết một bức điện, đài 15W và tổ cơ yếu của Đoàn 108 ở lại A100 (gọi là đài tiền phương của Phân khu Nam), tiếp giữ liên lạc với Cậu Vũ (3) và tổ chức nối mạng liên lạc với Phân khu. Tại đây đồng chí Lư Giang đã viết một bức điện dài báo cáo toàn bộ tình hình của Phân khu sau Tổng tiến công Mậu Thân 1968, đặc biệt là những khó khăn về lương thực, vũ khí, đạn dược, thuốc men, bộ đội ốm yếu quá nhiều, lực lượng vận tải chuyển hàng từ B3 xuống chỉ có Trung đoàn 316 quân số mỏng, đa phần là chiến sĩ mới, bị bệnh sốt rét nhiều.
----------------------------------------
(1) Đồng chí Lư Giang, sau này làm Tư lệnh Mặt trận 4 - Quảng Đà, khi miền Nam giải phóng là Trung tướng Tư lệnh Quân khu Thủ đô.
(2) Sau này là Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc (khi nghỉ hưu là Trung tướng, ở Buôn Ma Thuột).
(3) Cậu Vũ: tên gọi lúc đó của Bộ Tổng Tham mưu
.

---------------------

Đường vận chuyển phải đi qua hai địa phận của tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, cung đường dài nên gặp quá nhiều trở ngại, khó khăn vì phải đi qua nhiều sông suối, luồn lách qua nhiều đồn bót, cứ điểm địch, qua hai quốc lộ 14 và 19, địch thường xuyên phong tỏa đánh phá. Với phương thức vận chuyển bộ bằng đôi vai là chính, chiến sĩ ta không những chỉ mang hàng mà còn phải theo vũ khí để chiến đấu khi gặp địch, và cõng trên vai cả lương thực, nước uống để bảo đảm sinh sống trên đường vận chuyển nên khi giao hàng đến đích, số lượng không được là bao và đoạn cuối bức điện đồng chí đề nghị Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 có kế hoạch xây dựng tuyến hành lang vận chuyển hàng trực tiếp cho Phân Khu Nam và hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa không qua phân phối lại từ Mặt trận B3 ... (1) Trước đòi hỏi bức thiết đó, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 chủ trương tổ chức lực lượng hậu cần chi viện cho chiến trường Nam Trung Bộ. Dựa vào Binh trạm 4 (thuộc Bộ Tư lệnh B3) thuộc địa bàn tỉnh Đắc Lắc để xây dựng thêm một tuyến hành lang vận tải bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Ninh Thuận và Bình Thuận. Thành lập thêm một Trung đoàn vận tải bộ, đảm nhiệm trên hướng hành lang vận chuyển mới.
----------------------
(1) Bức điện do đồng chí Nguyễn Văn Túp, cơ yếu trực tiếp mã bức điện này.
-----------------------

Thực hiện chủ trương của Đảng ủy Quân khu, Bộ Tư lệnh cử đồng chí trung tá Đoàn Sự (tức Đoàn Y Thanh), Phó Chính ủy Cục Hậu cần xuống trực tiếp chỉ đạo xây dựng tuyến hành lang mới và thành lập Trung đoàn 250.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #3 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 10:14:54 am »

Xem "Tướng Lư Giang" trong topic




« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2009, 10:50:03 am gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #4 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 10:23:49 am »

Ông Y Blok EBan

- 1957 với Võ Nguyên Giáp tại Nghệ An

- 2008 tại nhà riêng ở Buôn Ma Thuột

(nguồn: vietnamnet)
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2009, 10:36:42 am gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #5 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 11:05:58 am »

Ngày 22 tháng 11 năm 1968, tại một khu rừng thưa ven suối Tà Ngài (một nhánh chảy ra suối Ia- đrăng, phía tây dãy núi Chư Prông, gần Trạm 16 thuộc Binh trạm 4), trên đất bạn Campuchia, qua mốc biên giới là tới làng Cà Lả thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai, Trung đoàn 250 được tuyên bố thành lập, trực thuộc Cục Hậu cần Quân khu 5.
 
Lúc mới thành lập, biên chế của Trung đoàn gồm: Ban chỉ huy Trung đoàn, ba cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, ba tiểu đoàn, lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn: 251, 252 và 253.

Ban chỉ huy Trung đoàn gồm các đồng chí: Phạm Quảng - Trung đoàn trưởng; Thiếu tá Ba Triêm (tức Nguyễn Triêm) - Chính ủy; Thiếu tá Phạm ích - Trung đoàn phó; Đại úy Trần Tôn Cát - Trung đoàn phó.

Cơ quan trung đoàn có ba ban: ban Tham mưu, ban Chính trị, ban Hậu cần. đồng chí Thảng - Tham mưu phó; đồng chí Nguyễn Trắc - Chủ nhiệm Chính trị; đồng chí Nguyễn Phong - Phó Chủ nhiệm Chính trị; đồng chí Cà Tua (Nguyễn Ngọc) - Chủ nhiệm Hậu cần; Phó Chủ nhiệm Hậu cần lúc này có ba người đó là: đồng chí Hồ, đồng chí A ma-phi và đồng chí Tiền.

Tiểu đoàn 251 (nòng cốt là Đoàn 3026 phiên hiệu từ Bắc vào là Tiểu đoàn ([colour=red]sách ghi thiếu[/colour]) Trung đoàn 4 Sư đoàn 304B, Quân khu Việt Bắc cùng một số cán bộ cũ từ Phân khu Nam và Trung đoàn 316 bổ sung) (1) do đồng chí Hoàng Phú làm Tiểu đoàn trưởng; đồng chí Nguyễn Thế Bảo làm Chính trị viên; đồng chí Trương Đình Thanh làm Tiểu đoàn phó và đồng chí Đoàn Hữu Dục làm Chính trị viên phó. Quân số tiểu đoàn lúc đầu thành lập có 257 đồng chí, nhưng đến tháng 10 năm 1969, quân số của Trung đoàn được bổ sung quân A từ miền Bắc vào, nên lực lượng lên đến 678 đồng chí, tổ chức của tiểu đoàn được biên chế thành chín đại đội, từ Đại đội 1 đến Đại đội 9 và cơ quan Tiểu đoàn bộ.
-----------------------
(1) Còn gọi là Đoàn Trường Sơn 1.
-------------------------
- Đại đội 1 do đồng chí Lê Văn Võ làm Chính trị viên, đồng chí Nguyễn Lựa làm Đại đội trưởng;
- Đại đội 2 do đồng chí Nguyễn Ráo làm Đại đội trưởng, Nguyễn Văn Côi làm Chính trị viên;
- Đại đội 3 do đồng chí Nguyễn Giản làm Đại đội trưởng, Trần Công Thức làm Chính trị viên;
- Đại đội 4 do đồng chí Trần Văn Hùng làm Đại đội trưởng, Nguyễn Hiệp làm Chính trị viên;
- Đại đội 5 do đồng chí Nguyễn Hữu Tường làm Đại đội trưởng, Phan Văn Lân làm Chính trị viên;
- Đại đội 6 do đồng chí Nguyễn Trọng Quý làm Đại đội trưởng, Nguyễn Trình làm Chính trị viên; - Đại đội 7 do đồng chí Lê Hồng Phụng làm Đại đội trưởng;
- Đại đội 8 do đồng chí Huỳnh Giáo làm Đại đội trưởng, Lê Văn Hợp làm Chính trị viên.

Ban chỉ huy Tiểu đoàn và Đại đội 1 vận tải thuyền đóng quân tại suối Đak Đam thuộc tỉnh Môn-đun-ki-ri, Campuchia. Tám đại đội còn lại đóng quân trải dài từ khu vực đường 14 đến cuối sông Krông-nô, giáp với Tiểu đoàn 252.

Nhiệm vụ của Tiểu đoàn là vận chuyển vũ khí, đạn dược, thuốc men quân y, cung cấp cho các tỉnh: Quảng Đức, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận. Nguồn hàng của Tiểu đoàn tiếp nhận từ Binh trạm 4 (Đắc Lắc) thuộc đường dây vận chuyển của Mặt trận B3 (nguồn hàng từ B2 trên biên giới Campuchia).

Tiểu đoàn 252 (còn gọi là Đoàn Sông Lô của Trung đoàn 316) (1), do đồng chí Trung úy Trần Văn Hải làm Tiểu đoàn trưởng; đồng chí Trần Đài làm Tiểu đoàn phó ; Trung úy Đinh Văn Nhất là Chính trị viên phó 1 và Trung úy Nguyễn Đắc Côi làm Chính trị viên phó 2.
---------------------------------------------
(1) Còn có tên gọi là Đoàn Trường Sơn 2.
---------------------------------------------
Đến cuối năm 1969, đồng chí Thượng úy Nguyễn Quang Khải được điều từ Ban chính trị Trung đoàn về làm Chính trị viên Tiểu đoàn và đồng chí Trung úy Phan Văn Minh - Đại đội trưởng Đại đội 1 được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn phó. Tiểu đoàn 252 được biên chế thành 8 đại đội:

- Đại đội 1 đóng quân tại phía nam sông Krông-nô, tiếp giáp Đại đội 6, Tiểu đoàn 251 đi trực thấu (đường dài) giao hàng cho
- Đại đội 2 đóng quân tại chân dốc Hố Bom ở đông đường 21, gần suối nước lạnh cách quận lỵ Lạc Thiện (huyện H10, Đắc Lắc) 5 kilômét.
- Đại đội 3 đóng ở dốc Hố Chuối;
- Đại đội 4 ở chân dốc 4 Tiếng gần buôn Liêng ông (xã 2);
- Đại đội 5 đóng quân cạnh buôn Hay Za, Hay Zin (xã 2);
- Đại đội 6, 7 đóng quân ở Thành Trị.
Các Đại đội 2, 3, 4, 5, 6, 7 đóng quân thành tuyến trải dài từ huyện H10 đến huyện H8 (khu vực Thành Trị, sân bay Mi Ga, nay thuộc huyện Krông Pách, Đắc Lắc),
- Đại đội 8 đóng ở buôn Khóa (dốc 9 cụm) giáp tỉnh Khánh Hòa giao hàng tại đó.

Tiểu đoàn 253, (còn gọi là Đoàn Sông Hồng của Trung đoàn 316) do đồng chí Thượng úy Ngô Quang Dự làm Tiểu đoàn trưởng; đồng chí Đại úy Phí Ngọc Ân – chính trị viên; đồng chí Doãn làm Tiểu đoàn phó; đồng chí Tỵ làm Chính trị viên phó. Tiểu đoàn gồm ba đại đội vận tải bộ đường dài và một trung đội trinh sát.

- Đại đội 1 do đồng chí Hoàng Đình Cúc làm Đại đội trưởng; đồng chí Lưu Hữu Túc làm Chính trị viên; đồng chí Phạm Văn Nhuệ - Đại đội phó; đồng chí Lai - Chính trị viên phó.
- Đại đội 2 do đồng chí Trung úy Lê Khắc Tạo làm Đại đội trưởng; đồng chí Trung úy Nghiệp - Chính trị viên; đồng chí Phạm Văn Thế - Đại đội phó; đồng chí Thông làm Chính trị viên phó.
- Đại đội 3 do đồng chí Trung úy Nguyễn Thanh Long làm Đại đội trưởng; đồng chí Trung úy Hà Văn Mai - Chính trị viên; đồng chí Tỵ - Chính trị viên phó. Trung đội trinh sát do đồng chí Phạm Văn Chiến, sau này đồng chí Chiến hy sinh, đồng chí Trần Văn Thạnh lên thay, có nhiệm vụ bám đường, dẫn và bảo vệ đường cho Tiểu đoàn vận chuyển hàng. Tiền thân Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 4, Sư đoàn 304 được thành lập tháng 11 năm 1966 ở miền Bắc. Tháng 12 năm 1966 Đại đội 3 được điều vào chiến trường B3 làm nhiệm vụ vận tải. Đến tháng 12 năm 1968 được về Tiểu đoàn 253, Trung đoàn 250.

Tiểu đoàn 253 là đơn vị vận tải (gùi bộ) đi trực thấu (đường dài); có nhiệm vụ tiếp nhận hàng (chủ yếu là vũ khí đạn dược và các loại phương tiện kỹ thuật y dược và y cụ) từ Binh trạm Bắc (Nam Lào) thuộc đường dây vận chuyển chiến lược 559. Nghĩa là từ Trạm 1 - (bắc Kon Tum) vào đến Trạm 17 tuyến đường đi vào tiếp B2 (Nam Bộ). Từ đây sẽ chia đi các tuyến Vân Canh - Bình Định, Sông Hinh - Phú Yên. Cũng từ đây, hàng sẽ được chuyển cho Tiểu đoàn 251, Tiểu đoàn 252 qua Quảng Đức (nay Đắc Nông) xuống Khánh Hòa, Bình Thuận và Ninh Thuận.

Lực lượng được điều về xây dựng Trung đoàn 250 gồm nhiều đơn vị. Hai Tiểu đoàn (251, 252) là Tiểu đoàn Sông Lô và Sông Hồng của Trung đoàn 316; Đoàn thanh niên xung phong Bắc Hải của tỉnh Bình Định; một số cán bộ khung của Đoàn 3026 (phiên hiệu đi chiến trường của Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 2, Sư đoàn 304B, Quân khu Việt Bắc) từ miền Bắc mới vào. Một số anh em người dân tộc Ê đê, Gia-rai, Ba-na và một số cán bộ nằm vùng của các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc (từ năm 1955) ở lại hoạt động xây dựng phong trào. Tổng quân số của Trung đoàn lúc đó khoảng trên dưới 2.000 người.

Nhiệm vụ của Trung đoàn thời gian này là nhanh chóng tổ chức ba tuyến hành lang ngang.

- Tuyến thứ nhất từ Binh trạm Nam của B3 xuống tỉnh Gia Lai, qua Đắc Lắc, xuyên qua đường 14 xuống bắc tỉnh Khánh Hòa.
- Tuyến thứ hai, cũng từ đó xuống Gia Lai, đường 14 xuống Khu 6, Khu 7 (thuộc tỉnh Gia Lai) đến nam tỉnh Bình Định, bắc tỉnh Phú Yên.
- Tuyến thứ ba ở phía nam, từ Môn-đun-ki-ri (Campuchia) xuống đường 14A và B, qua Gia Nghĩa, Quảng Đức xuống nam tỉnh Khánh Hòa và bắc tỉnh Ninh Thuận. Tiếp nhận hàng từ đầu mối đường dây vận chuyển chiến lược của trên, tổ chức vận chuyển đến đầu mối các tỉnh Nam Trung Bộ, chủ yếu cho tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Đầu mối tiếp nhận hàng ở phía bắc là Trạm 1 (khu vực Bến Hét - ngã ba Đông Dương), ở phía nam qua đường sông Mêkông đến Môn-đun-ki-ri.

Ngoài nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dược, gạo và thuốc men quân y, Trung đoàn còn được giao nhiệm vụ vận chuyển thương binh, đưa đón cán bộ, các cháu thiếu niên ra miền Bắc, chuyển công văn, giấy tờ quân bưu qua tuyến hành lang Trung đoàn phụ trách.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #6 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 01:36:38 pm »

Về địa lý, Tây Nguyên ở phía tây Nam Trung Bộ nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia gồm bốn tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng; có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống. Địa hình có nhiều cao nguyên và núi rừng trùng điệp, phức tạp nhiều dốc cao và khe núi "chân chim", thời tiết ở Tây Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 những tháng mưa lớn nước các sông, suối dâng lên rất mạnh thường gây lũ lụt, nên việc đi lại rất khó khăn. Trong khi đó, Mỹ - ngụy tăng cường các cuộc hành quân ngăn chặn ta ở vùng ven đồng thời thường xuyên tung biệt kích, thám báo ra lùng sục, nhằm phát hiện nơi trú quân và kho hậu cần của ta, máy bay trinh sát của chúng ngày đêm bay lượn, soi tìm dấu vết từng con đường mòn, từng khu rừng chúng nghi ngờ, nếu phát hiện được là đưa máy bay B52 rải thảm.

Với đặc điểm nhiệm vụ là mở đường hành lang vận chuyển trên địa bàn rừng núi, địch liên tục càn quét đánh phá, hoạt động phân tán. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động vận tải, Trung đoàn quyết định tổ chức ở cấp Trung đoàn một trung đội bộ binh trinh sát; mỗi tiểu đoàn một trung đội trinh sát làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ. Nhiệm vụ chủ yếu của Trung đoàn là vận tải bộ nên vũ khí trang bị của Trung đoàn chỉ có các loại súng bộ binh nhẹ như B40, trung liên, tiểu liên AK và một số súng trường CKC. Bộ đội vận tải thì được trang bị 50 phần trăm quân số có súng. Trinh sát bảo vệ được trang bị đủ 100 phần trăm có súng chiến đấu.

Về thông tin liên lạc, Trung đoàn có 5 máy vô tuyến điện 15W, Trung đoàn bộ trang bị hai máy, còn lại mỗi tiểu đoàn một máy.

Liên lạc của Trung đoàn với các tiểu đoàn, giữa các tiểu đoàn với nhau, giữa Trung đoàn với Cục Hậu cần Quân khu 5 chủ yếu qua vô tuyến điện, sau này Trung đoàn mới có bộ phận quân bưu từ Tiểu đoàn 248 và cụm kho H5 chuyển về nằm trong đội hình của Trung đoàn.

Bảo đảm về quân y, tổ chức ở mỗi tiểu đoàn một trạm điều trị, Trung đoàn tổ chức một bệnh xá. Đội ngũ cán bộ chuyên môn quân y, qua thực tế trên chiến trường đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Các trạm điều trị của tiểu đoàn đều có y sĩ, bệnh xá của Trung đoàn có bác sĩ và dược sĩ.

Từ đặc điểm tình hình của chiến trường và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, Trung đoàn vận tải 250 ra đời đáp ứng yêu cầu bức thiết về bảo đảm vận chuyển hậu cần - kỹ thuật, nhất là đạn, gạo cho chiến trường Nam Trung Bộ và Cực Nam Trung Bộ, đặc biệt là hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, gian khổ, địa bàn hoạt động rộng, luôn phân tán, ở xa Quân khu trong khi địch điên cuồng đánh phá ác liệt ... Nhưng, không khó khăn nào ngăn nổi bước chân ngàn dặm của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn. Những con người thật bình dị mà kiên cường, gan góc, đoàn kết thương yêu nhau như ruột thịt, cháy bỏng tâm huyết với mục tiêu tất cả cho chiến thắng, tất cả vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam. Trước mắt là con đường đầy gian nan thử thách đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn. Song, chính con đường đó đã làm nảy nở biết bao tài trí. Càng gian nan vất vả càng tôi luyện thêm bản lĩnh kiên cường, sức chịu đựng to lớn. Bởi mỗi cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đều tin tưởng sắt đá vào tương lai chiến thắng của dân tộc.

Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #7 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 02:00:04 pm »

Báo cáo với bác Tuaans , em xin đề nghị thế này xem bác và anh em trong Quân Sử đồng ý không .
Theo em nên post vào Thư viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam , mục Bộ Binh thì hay hơn , vì Trung Đoàn 250 nhỏ bé của em sao sánh bằng các đơn vị đàn anh có lịch sử và truyền thống lâu dài khác , nhưng ở bất cứ ở đơn vị nào , nhận bất cứ nhiệm vụ nào , một khi đã khoác áo Quân Đội Nhân Dân em cũng xin thề : Trung với Đảng , Hiếu với Dân , nhiệm vụ nào cũng hoàn thành , khó khăn nào cũng vượt qua , kẻ thù nào cũng đánh thắng .
Mong ngày diện kiến với bác Tuaans các bác CCb tại SG :
Báo cáo : Em Nguyễn tuấn Sơn , cấp bậc Thượng sỹ , chức vụ Trung đội trưởng B.3 C.12,7mm E.250 F. 309
Số hiệu quân nhân ; 78008144 , nhập ngũ 4/78 , phục viên 10/82  :sẵn sàng chờ lệnh ................
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #8 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 07:07:46 pm »

Híc, bác quyenKH, em post ở đây thì mới có các dòng tâm sự, tán linh tinh, hình ảnh sưu tầm nhét vào đọc cho đỡ chán bác ạ!  Grin

Bác ở C18 à?
Logged
trungdoangiadinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373


« Trả lời #9 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 07:21:48 pm »

Híc, bác quyenKH, em post ở đây thì mới có các dòng tâm sự, tán linh tinh, hình ảnh sưu tầm nhét vào đọc cho đỡ chán bác ạ!  Grin

Bác ở C18 à?
Bác quyenkh : chức vụ Trung đội trưởng B.3 C.12,7mm E.250 F. 309
 Vậy là bác ở C.12,7 trực thuộc E.250 phải không bác ?
 Bác tuans nói đúng đó..có gì liên quan đến E.250 mà bác biết cứ đưa lên......
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM