Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:03:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn Vận tải - Kinh tế - Bộ Binh - Khung huấn luyện thường trực - 250  (Đọc 59485 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 12:19:55 pm »

Tiểu đoàn Vận tải 253 lúc đó làm nhiệm vụ trực thấu đường dài, điểm xuất phát lấy hàng các trạm T15; T16 của B3 chuyển xuống cho tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Tiểu đoàn đi, về mỗi chuyến hàng thời gian từ 10 đến 12 ngày. Có hai tuyến đường vận chuyển chính là tuyến vận chuyển cánh Bắc và cánh Nam.

Tuyến cánh Bắc xuất phát từ T16 (đường dây của bộ) đi về K5 tỉnh Gia Lai, vượt đường số 7 Bis (đường nối Cheo Reo - Phú Bổn về Cống Sơn - Phú Yên) vượt đường 14 tiếp tục đi 3 ngày đến điểm giao hàng cho Tiểu đoàn 240 tại K7 Gia Lai. Tuyến đường này địa hình bằng phẳng, trống trải ít dốc cao phần lớn mang hàng đi ban đêm theo đường mòn, chỉ khi có phục kích hay càn quét mới xuyên rừng vòng tránh. Nhân dân trên tuyến đường này là dân tộc Gia Rai sống phần lớn trong vùng địch tạm chiếm, dân vùng giải phóng K7 có truyền thống cách mạng, qua đường Quốc lộ 14 một ngày đường là vùng căn cứ của ta. Tuyến này ác liệt, khó khăn vì địa hình bằng, trống trải đa số rừng dầu thưa (rừng khộp) và rừng le, ban ngày không có chỗ trú quân, trên đường hành quân thường bị máy bay do thám phát hiện gọi pháo, máy bay phản lực oanh tạc, sau đó máy bay trực thăng vũ trang yểm hộ cho tàu quạt đổ bộ bắt tù binh, cướp hàng.
Qua đường quốc lộ 14 hai bên đông và tây đường có 2 tiểu đội trinh sát bám dân, bám đường. Đoạn này qua ấp chiến lược Mỹ Thạnh, lính địa phương quân của địch gài mìn, với phương thức tinh vi, xảo quyệt thời kỳ đầu gây nhiều thương vong cho quân ta.

Cuối năm 1969, Tiểu đoàn 253 vừa dừng chân tại khu vực đồi 401, bắc Kon Tum để nấu ăn bữa chiều. Biệt kích địch phát hiện liền báo cho máy bay phản lực AD6 đến ném bom xuống khu vực đồi 401. Tiếp đó, chúng dừng trực thăng đổ quân xuống khu vực đỉnh đồi 401 hòng bao vây tiêu diệt lực lượng và cướp hàng của ta.

Trước tình thế đó, đồng chí Tiểu đoàn trưởng Ngô Quang Dự lệnh cho các đại đội triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ hàng, không cho địch cướp hoặc phá hủy. Mỗi đại đội cử một tiểu đội sẵn sàng chiến đấu, số còn lại khẩn trương đào hầm cất giấu hàng. Sau khi ném bom và dùng L19 trinh sát không thấy ta đánh trả, địch cho trực thăng đổ quân xuống đỉnh đồi, nhanh chóng chia thành ba hướng lùng sục. Trên mỗi hướng có một con chó bẹc giê và hai tên Mỹ đi đầu sục sạo, tìm kiếm hàng của ta. Đồng chí Trần Văn Trai, một chiến sĩ của Đại đội 3, phát hiện thấy con chó và hai tên Mỹ đang tiến về hướng mình. Bình tĩnh chờ địch đến gần, đồng chí dùng súng AK bắn một loạt, con chó chồm lên và gục ngã cách gốc cây chỗ đồng chí nấp chừng ba mét.

Hai tên Mỹ ngơ ngác, đồng chí bồi tiếp một loạt đạn nữa, cả hai đều gục ngã ... Bị chặn đánh bất ngờ, địch không dám tiến xuống chân đồi nữa. Đêm đến, địch chốt trên đỉnh đồi, ta chốt lại ở lưng chừng đồi. Sáng sớm hôm sau, địch dùng trực thăng bốc toàn bộ lực lượng rời khỏi khu vực. Trận đánh kết thúc, ta an toàn tuyệt đối cả người và hàng, đồng chí Trai được cấp trên tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.

Trên đường vận chuyển, Tiểu đoàn 253 còn đụng độ với địch nhiều trận. Trận phản phục kích của Tiểu đoàn ở khu vực suối Nước Đục là trận đánh đạt hiệu suất cao. Địch chủ động phục kích nhằm tiêu diệt ta, nhưng nhờ mưu trí, linh hoạt, nắm chắc qui luật hành động của chúng, nên tiểu đoàn đã giành lại thế chủ động tiến công, đánh tan một đại đội địch có không quân và pháo binh chi viện ở đồi Cây Me. Trận này, tiểu đoàn tiêu diệt 18 tên, làm bị thương bảy tên, số sống sót phải tháo chạy tán loạn ... sau trận này, hàng hóa vẫn đảm bảo an toàn đến địa điểm tập kích (kết).
--------------------------
Hình minh họa: biệt kích Mỹ-Việt tường xuyên lùng sục ngăn chặn quân ta di chuyển và tiếp tế
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #21 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 12:51:33 pm »

Tuyến đường cánh Nam, điểm xuất phát từ Trạm 17 trên đất bạn biên giới Campuchia đi xuyên rừng 4 ngày đến rừng Xanh thuộc địa phận tỉnh Đắc Lắc. Đơn vị nghỉ một ngày, trinh sát đi trước bám địch, đi đường mòn chủ yếu, đường dân qua các bản làng đồng bào dân tộc Ê Đê, vùng này ngày địch đêm ta. Vượt hai đường chiến lược 14 và 21 (nay là Quốc lộ 26); khó khăn gian khổ tuyến này là mùa mưa qua các con sông lớn như Emơ; Esúp (suối nước đục) E Kông Năng, v.v ... sau mỗi trận mưa, lũ về rất lớn, Tiểu đoàn mang vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng qua sông, trên trời máy bay do thám quần đảo tìm dấu vết, mặt đất biệt kích thám báo lùng sục chỉ một sơ xuất nhỏ cũng dẫn đến tổn thất khôn lường. Súng, đạn phải dùng thuyền tự tạo (dùng tre làm khung và ni lông tăng bọc ngoài) vượt sông, có những đồng chí không biết bơi, sông sâu nước xiết phải đưa lên thuyền chở qua. Mỗi lần qua sông một tiểu đoàn mang vác nặng súng, đạn an toàn là một kỳ công. Địa hình H3, H4 Đắc Lắc bằng phẳng, có những vùng đồi tranh dài 4-5 giờ đi bộ, vì vậy từ đường 14 trở vào đến nơi giao hàng để đảm bảo bí mật, tránh máy bay do thám L19, biệt kích, thám báo ta phải đi đêm. Qua đường 14 khu vực này rất nhiều muỗi (nhiều như trấu), vắt và ruồi vàng cũng nhiều mỗi khi bị chúng cắn, sau này vết cắn mưng mủ sinh ghẻ lở ảnh hưởng sức khoẻ bộ đội. Có câu: ruồi vàng, muỗi bạc, vắt kim cương phán ánh gian khổ mảnh đất cực Nam Trung Bộ.

Về phía trung đội trinh sát trước khi đơn vị xuất phát, cử một tổ 3 người trang bị gọn, nhẹ xuyên rừng đi trước 2 ngày vào địa phận rừng Xanh nắm tình hình địch. Tình hình êm, quay ra đón đơn vị, số trinh sát còn lại đi cùng đơn vị, bộ phận này không mang hàng, chỉ mang tư trang, súng đạn có nhiệm vụ dẫn đường, đường đi xuyên rừng theo bản đồ, khi đơn vị đóng quân thì tuần tra canh gác. Gặp địch nếu phải nổ súng đánh địch, dù phải hy sinh cũng phải bảo vệ cho đơn vị rút lui an toàn, hạn chế tổn thất, không để mất hàng. Đơn vị nghỉ một ngày tại rừng Xanh, tổ trinh sát tiếp tục bám đoạn đường tiếp đến đường quốc lộ 14 bắt liên lạc tổ bám Tây đường (bên đông và tây đường ta cắm chốt hai tổ bám trụ có nhiệm vụ nắm chắc tình hình địch, thường xuyên tìm từ 2 - 3 điểm có thể vượt đường an toàn) bắt liên lạc với tổ đông đường tổ chức đón đơn vị qua. Cứ như vậy tiếp tục đi tiếp qua đường quốc lộ 21 giao hàng cho tỉnh Khánh Hòa.

Lực lượng trinh sát của Tiểu đoàn 253 lúc này là một trung đội 40 người, biên chế thành 3 tiểu đội bám đường. Đồng chí Phạm Văn Chiến làm Trung đội trưởng (sau khi đồng Chiến hy sinh đồng chí Thạnh lên thay). Trung đội phó là đồng chí Liêm; đồng chí Bo Bo Lụa. Anh em trung đội là người các tỉnh Phú Yên, Lâm Đồng, Thái Bình, Hải Phòng ...

Trang bị vũ khí có: 1 súng cối 60mm và 24 viên đạn; 1 AT; một tiểu đội, 1 súng B40 và B41 mỗi khẩu 3 viên đạn; số còn lại trang bị súng AK, lựu đạn. Chiến sĩ ở trung đội trinh sát tuyển chọn các đồng chí có tinh thần dũng cảm, sử dụng thành thạo bản đồ, địa bàn, có tinh thần độc lập tác chiến cao.

Năm 1969, từ đường Quốc lộ 14 trở vào Tiểu đoàn 253 thành lập các trạm vận chuyển. Đơn vị (tổ) chức trực thấu giao hàng qua đông đường 14 một ngày.

Đặc biệt trận càn biên giới năm 1969, trung đội trinh sát không những làm tốt nhiệm vụ bảo vệ đơn vị mà còn phục kích đánh diệt được nhiều tên địch, thường xuyên tổ chức các tiểu đội thay nhau bám, đánh địch, ngăn không cho chúng quấy phá hậu phương. Kết quả sau trận chống càn này đơn vị trinh sát tiêu diệt được hơn 30 tên địch. Về phía ta bị thương 2 đồng chí, không có hy sinh. Nhiều đồng chí được tặng huân chương chiến công như các đồng chí: Chiến trung đội trưởng, Thành, Liêm, Hưng, Câu, v.v ...

Những trận chống càn của Tiểu đoàn 251, 252 trụ bám kiên cường trên các tuyến đường địa phương. Kẻ địch dù có huy động lực lượng lớn, có cả không quân, pháo binh và dùng mọi thủ đoạn tinh vi xảo quyệt cũng không sao ngăn chặn được các tuyến hành lang vận chuyển của ta. Bom B52 rải thảm, bom xăng, bom từ trường và các loại mìn của địch cũng không sao chặn được những đoàn vận tải, những con người ngày đêm âm thầm lặng lẽ vận chuyển bằng đôi vai, đôi chân bé nhỏ nhưng thật kỳ diệu, thật vĩ đại. Mỗi cân gạo, mỗi viên đạn, mỗi viên thuốc đều thấm đẫm mồ hôi và cả máu của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn. Nhưng tất cả vì mục tiêu chiến thắng giải phóng dân tộc mới là điều quan trọng trên hết. "Mở đường mà tiến, đánh địch mà đi, bám trụ kiên cường ..." là khẩu hiệu hành động, thể hiện ý chí quyết tâm của toàn thể cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn. 
Địch tuần tra, ta tổ chức phục kích tiêu diệt; địch chốt giữ, ta tổ chức bắn tỉa; địch càn quét ta tổ chức chống càn v.v ... Nhiều cách đánh địch kết hợp công tác dân vận, địch vận tốt, nắm chắc qui luật hành động của chúng để đối phó hiệu quả ... Nhờ đó, dần dần địch buộc phải chấp nhận qui luật "ngày địch, đêm ta". Biết là có ta hoạt động nhưng địch không có cách nào khác để ngăn chặn nổi ta.

Ngoài ra địch thường xuyên cài mìn đủ loại, đủ kiểu trên các tuyến đường vận chuyển của ta tập trung trọng điểm ở hai bên đường hành lang đi qua đường 21 (nay là quốc lộ 26) và đường 14, nhưng ta đã có các đội trinh sát, bảo vệ đường và dẫn đường. Trước khi các đội vận chuyển đi qua, ta đều tổ chức dò gỡ mìn, khi đi qua ta lại khéo nguy trang không để địch phát hiện ...

Từ khi có trung đội bảo vệ, đường luôn luôn được thông suốt. ở phía bắc đường 21, có một trung đội do đồng chí Hoàng Đông Oanh phụ trách, ở nam đường do đồng chí Vũ Ngọc Long là Tiểu đội trưởng phụ trách.

Tuy không phải là công binh nhưng cán bộ, chiến sĩ đại đội trinh sát hiểu rất kỹ về tính năng, cấu tạo của từng loại mìn, có đêm các đồng chí đã gỡ hàng chục quả mìn các loại trên cung đường, nhưng vẫn bảo đảm an toàn tuyệt đối. Đơn vị Trinh sát không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ, trinh sát mà còn chủ động tiến công địch, khống chế địch, gỡ mìn địch và gài lại địch để bảo vệ hành lang vận chuyển làm cho địch hoang mang không dám nống ra càn quét đánh phá hai bên đường vận chuyển của ta.

Nhiều lần biết ta vận chuyển lớn qua đường, nhưng chúng vẫn án binh tại căn cứ, không dám bung ra ngăn chặn, do có Đại đội trinh sát đã bám sát nắm chắc tình hình. Nhiều trận đánh có hiệu quả, bảo toàn được lực lượng, bảo vệ được đơn vị, Đại đội đã nhiều lần được cấp trên khen thưởng với thành tích đã bảo đảm an toàn cho các đoàn cán bộ và lực lượng vận chuyển của Trung đoàn thường xuyên qua đường ... Vì vậy, mọi hoạt động vận chuyển của các tiểu đoàn trở lên bình thường. Hàng lưu thông bảo đảm tốt cho nhu cầu chiến trường phía trước. Tiến dần từng bước, tiến tới đâu cắm chắc tuyến hàng tới đó. Từ biên giới, dần dần các tuyến đường vận chuyển vươn dài, vươn xa xuống tới các tỉnh đồng bằng theo yêu cầu chiến đấu.

Qua một năm phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu gian khổ, ác liệt, nhiều đồng chí lúc đầu vào đơn vị là tân binh còn nhiều bỡ ngỡ dần dần đã trở thành những chiến sĩ vận tải dày dạn kinh nghiệm, nhiều người đã trở thành cán bộ. Tuy nhiên Trung đoàn cũng có hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thương vong.

Chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở chiến trường gian khổ, ác liệt nhưng hầu hết cán bộ, chiến sĩ vẫn giữ vững quyết tâm ý chí chiến đấu. Qua một năm ác liệt, khó khăn vừa bảo vệ đường vận chuyển vừa trực tiếp chiến đấu, toàn Trung đoàn đã giành thắng lợi, đánh bại và đẩy lùi các đợt phục kích, tập kích, chống càn của địch, đưa hàng đến nơi an toàn. Với chức năng, nhiệm vụ chính là một đơn vị vận tải, nhưng khi đi tác chiến, các đơn vị đã lập thành tích, chiến công xuất sắc đánh tiêu diệt địch không kém các đơn vị chủ lực bộ binh, chiến đấu ở phía trước, đã bảo đảm cho hậu phương phía sau được an toàn, khiến cho quân địch hoang mang lo sợ, không biết là gặp lính của Trung đoàn 95 hay lính của Trung đoàn Vận tải 250 vì thời kỳ đầu địch có khẩu hiệu: "Gặp 95 thì tránh, gặp 250 thì đánh"; từ đây kinh nghiệm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ ta ngày càng tích lũy, trưởng thành ...
=======================
Khu vực quốc lộ 14, 26, suối Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2009, 01:00:46 pm gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #22 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 01:07:38 pm »

Mùa khô 1970, bị thua đau trên các chiến trường, địch tăng cường lực lượng ra đánh phá tuyến hành lang vận chuyển, kho tàng, hậu cứ của ta. Chúng sử dụng các sư đoàn kỵ binh bay, Bạch Mã (Nam Triều Tiên), sư đoàn 23 - ngụy Sài Gòn đánh phá biên giới Việt Nam - Campuchia và thọc sâu vào nội địa Campuchia. Địch dùng cả B52 rải thảm hàng nghìn tấn bom, kể cả bom xăng, bom từ trường làm cho các cánh rừng trơ trụi lá, mặt đất bị cày xới, hòng cắt đứt hành lang vận chuyển của ta.

Công tác bảo đảm đời sống cho toàn Trung đoàn, tuy vừa phải dựa vào nguồn của trên cung cấp và tự túc, nhưng công tác bảo đảm vật chất, nhất là bảo đảm lương thực cho toàn Trung đoàn mỗi ngày một khó khăn, từ tháng 8 năm 1969 đến đầu năm 1970 tình hình thiếu lương thực ngày càng gay gắt.

Tháng 3 năm 1970, Hội nghị Khu ủy và Quân khu ủy Quân khu 5 kết luận: "Khó khăn nhất với chiến trường thời điểm này vẫn là khó khăn về lương thực". Những năm trước đây trên chiến trường Tây Nguyên, nguồn lương thực chủ yếu là do hậu phương lớn miền Bắc đưa vào và thu mua từ các cửa khẩu miền Tây lên. Năm 1969, địch đánh phá các tuyến đường vận chuyển nên chỉ tiếp nhận từ nguồn hậu phương lớn số lượng lương thực rất ít, chỉ bằng 50 phần trăm các năm trước, nguồn lương thực thu mua ở các cửa khẩu miền Tây cũng bị hạn chế, thu mua lương thực ở đồng bằng duyên hải miền Trung càng gay go phức tạp, địch ngăn chặn điên cuồng phản kích, nên đời sống của các đơn vị chung trên toàn chiến trường Quân khu 5 trong đó có Trung đoàn 250 rất thiếu thốn. Các đơn vị thực hiện trực tiếp đi vận chuyển chỉ được nửa lon gạo (100 gam), còn lại các cơ quan, các lực lượng làm gián tiếp chỉ dùng gạo nấu cháo với môn dóc và lương thực chủ yếu là ăn môn thục, củ móng ngựa, rau rừng, thiếu đói nghiêm trọng ở tất cả các đơn vị, bệnh sốt rét phát triển mạnh, số quân đau ốm ngày càng tăng.

Nhưng nhìn những hình ảnh đồng bào các dân tộc miền núi lưng trần, khố rách ngày đêm bám rẫy, bám rừng, sản xuất dưới bom đạn địch, hạt lúa làm ra dành hết cho bộ đội, còn bản thân, gia đình chỉ ăn củ sắn, rau rừng; đồng bào trong các vùng ven bị địch kiềm kẹp trong "ấp chiến lược", trong khu dồn nhưng vẫn chắt chiu, tằn tiện từng lon gạo gửi ra cho phía trước không sợ bị địch bắt tù đày, tra tấn để cho bộ đội ăn no, đánh thắng. Tất cả những hình ảnh đó đã trở thành sức mạnh động viên nâng cao ý chí quyết tâm, củng cố lòng tin và xác định trách nhiệm đối với từng cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn.

Chính những thời điểm gian nan, khó khăn, ác liệt này mới thử thách, là thước đo lòng trung thành của mỗi một con người. Càng ác liệt, càng phức tạp thì tình cảm của cán bộ, chiến sĩ càng yêu thương, gắn bó đùm bọc lẫn nhau, tình đồng đội, đồng chí càng mặn nồng ấp áp, mọi người cần kiệm, chắt chiu, quý trọng gìn giữ từng lon gạo. Đơn vị tiếp nhận được gạo, có gạo thì san sẻ cho đơn vị chưa có gạo, nhiều đơn vị cá nhân tự động tình nguyện nhịn bớt phần gạo ăn hàng ngày và cho người mang về ưu tiên cho thương, bệnh binh đang điều trị ở các bệnh xá, trạm xá ...

Trong điều kiện cực kỳ khó khăn, gian khổ đó, cán bộ, chiến sĩ toàn Trung đoàn vẫn ngày đêm bám địch, bám đường, tìm mọi cách bảo đảm vận chuyển phục vụ cho các đơn vị chiến đấu phía trước.

Địch liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, triệt phá các đường hành lang, kho tàng, bãi tiếp nhận và các cơ sở sản xuất của ta.
================================
Lính Hàn Quốc tham gia càn quét các kho hàng của ta vùng biên giới với Kampuchia ...
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #23 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 01:25:40 pm »

Các đơn vị vận tải trong Trung đoàn luôn khắc phục khó khăn, ác liệt luôn vượt cung, tăng tuyến, thực hiện đúng yêu cầu, đúng thời gian, đúng địa điểm, đúng yêu cầu của chiến trường, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, đó là khẩu hiệu và hành động của toàn Trung đoàn. Địch tung biệt kích thám báo thăm dò quấy rối và thường xuyên cho máy bay đánh phá các tuyến đường vận tải, các đơn vị ta đã tích cực chủ động đánh địch mà đi, mở đường mà tiến.

Trên hướng Tiểu đoàn 251, khu vực Tiểu đoàn bộ bị địch tập kích, phải di chuyển nhiều lần, có lúc Ban Chỉ huy mất liên lạc với các đại đội. tiểu đoàn thường tao ngộ đánh nhau với địch, nhiều cán bộ, chiến sĩ bị thương vong. Đồng chí Nguyễn Thế Bảo, trong một trận đánh đã bị thương, phải đi điều trị. Trên điều đồng chí Hà Văn Mai về thay. Cũng trong thời gian này, đồng chí Hoàng Phú được đề bạt làm Tham mưu phó Trung đoàn; đồng chí Hý được trên điều về thay làm Tiểu đoàn trưởng.

Đầu tháng 10 năm 1970, địch đưa quân và xe tăng càn quét vào vị trí đóng quân của Tiểu đoàn bộ 251, các đại đội đang đi công tác xa chưa về để chi viện, lương thực của tiểu đoàn ở nhà rất ít, nhưng bộ đội ta đã dũng cảm chiến đấu chống càn, tổ liên lạc của tiểu đoàn đã bám bộ binh và xe tăng địch để đánh trả, đồng chí Đỗ Văn Đỏ, mới 18 tuổi, liên lạc của tiểu đoàn đã cùng các chiến sĩ trong tổ phản kích và bắn bị thương 12 tên địch, bản thân đồng chí đã bị thương ở chân, nhưng cố lết vào rừng không cho địch bắn (bắt?) và bị lạc một ngày, một đêm, tiểu đoàn tổ chức lực lượng đi tìm về trạm cứu chữa.

Tiếp đó đến ngày 29 tháng 10 năm 1970, địch sử dụng B52 ném bom vào Tiểu đoàn bộ 251, gây tổn thất cho cơ quan Tiểu đoàn bộ, trong đó có cả tổ cơ yếu hy sinh cả nên mất liên lạc giữa tiểu đoàn với Trung đoàn gần một tháng. Trung đoàn phải điều đồng chí Vũ Đình Cải, Tiểu đoàn 252 về 251 để bổ sung thay thế cho các đồng chí bị hy sinh, từ đó liên lạc giữa Trung đoàn và tiểu đoàn mới được thông suốt.

Tình hình đời sống của tiểu đoàn giai đoạn này rất khó khăn căng thẳng. Nhiều đại đội phải tự kiếm sống bằng các loại măng rừng, hạt dẻ, củ chụp, củ chuối rừng và các loại cây cỏ có thể ăn được. Phải đốt cỏ tranh lấy tro làm muối. Trước tình hình đó, đơn vị tiếp tục củng cố đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua lập thành tích mừng các ngày lễ lớn trong năm như: ngày 3 tháng 2, ngày 19 tháng 5; ngày 22 tháng 12. Tổng kết năm 1970, tiểu đoàn vận chuyển được 500 tấn hàng, đạt bình quân đầu người 55 ki-lô-gam, 24 ngày công trên tháng.

Nhiều đơn vị và cá nhân vượt chỉ tiêu trên giao. Nhiều đồng chí đạt danh hiệu "kiện tướng"; 25 đồng chí được Trung đoàn và Cục Hậu cần khen thưởng; bốn đại đội và hai trung đội được Cục Hậu cần tặng Bằng khen.

Mùa mưa năm 1970, địch tăng cường đánh phá sâu vào vùng hậu cứ của ta. Các khu vực của Ban Tham mưu Trung đoàn, Tiểu đoàn 253, đơn vị thu dung A100 và làng Cà Lả đều bị bom B52 của địch đánh phá. Trong đợt bom này, đồng chí Quí - Tham mưu phó Trung đoàn, đồng chí Nguyên - Trợ lý Tham mưu đã hy sinh; đồng chí Nghệ - Trợ lý tác chiến và đồng chí Liễu vệ binh bị thương nặng. Sau trận bom B52 đó, được sự đồng ý của Cục Hậu cần, Trung đoàn bộ phải hai lần di chuyển vị trí. Đến lần thứ hai, Trung đoàn di chuyển về đóng quân tại một khu rừng rậm ở chân núi Chư Prông (thuộc tỉnh Gia Lai).

 Để đảm bảo tránh bom đạn địch, nhà ở, nhà làm việc của các cơ quan đều được thiết kế và làm theo kiểu nứa nổi, nửa chìm; có đường giao thông hào nối liền với các hầm chữ A được xây dựng kiên cố.

Không những tập trung đánh vào những nơi chúng nghi ngờ có căn cứ, kho tàng của ta, địch còn tổ chức ngăn chặn lực lượng ta đi lại, nhiều cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã hy sinh đổ máu trên các chiến trường. Ngày 19 tháng 2 năm 1971, đồng chí Kpa Ngài - Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 254 cùng một số cán bộ, chiến sĩ đơn vị trên đường về Trung đoàn họp bị bom địch đánh trúng bên cạnh ấp Làng Kỳ, đồng chí cùng một số cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 254 đã anh dũng hy sinh.


(Vận chuyển thương bệnh binh trên đường Trường Sơn - HÌnh minh họa - nguồn: xem properties của hình)

Từ Chư Prông, các đơn vị của Trung đoàn đã dời về phía sau, đi bộ hàng tháng để nhận hàng. Đồng thời, các đơn vị đã từng bước vươn dài, vươn xa vận chuyển hàng tới các tỉnh đồng bằng. Chỉ hơn một năm sau ngày thành lập, Trung đoàn đã nỗ lực vượt qua bao khó khăn gian khổ, xây dựng được một hệ thống đường hành lang vận chuyển, kho trạm, các điểm giao, nhận hàng khá hoàn chỉnh. Đáp ứng yêu cầu vận chuyển đạn, gạo cho các tỉnh và các chiến dịch bảo đảm đủ số lượng, chất lượng tốt, đúng chủng loại, thời gian và địa điểm. Đây là những kết quả bước đầu hết sức quan trọng, tạo cơ sở thuận lợi cho Trung đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ trong những năm tiếp theo.

Từ cuối năm 1970, nhiệm vụ chống phá "bình định nông thôn" của ta ở các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có hiệu quả. Quân Mỹ rút, mật độ các cuộc càn quét và phi pháo giảm, các cuộc phục kích về ban đêm trên các tuyến đường hành lang cũng giảm đi.

Ngành vận tải các đơn vị được lệnh tích cực mở đường chuyển nhanh vũ khí, lương thực đến cho các đơn vị.

Tháng 12 năm 1970, Hội nghị quân chính ngành hành lang của Quân khu 5 họp bàn kế hoạch vận chuyển. Tuyến đường vận tải vũ khí cho các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa trước đây đi qua những vùng có nhiều đồn bót, cứ điểm, "ấp chiến lược” địch, nhất là phải vượt qua hai con đường 14 và 21, mùa hè có đoạn đi 2 đến 3 ngày liền không gặp một con suối có nước, mỗi chuyến đi phải mất 20 ngày trở lên. Năm 1970 địch phát hiện và tìm mọi cách đánh phá ngăn chặn cung đường này, Đại đội 3, Tiểu đoàn 253 đã tìm mọi cách soi mở đường mới được nhân dân và cơ sở cách mạng ở các địa phương giúp đỡ, tuyến đường mới không những an toàn mà thời gian vận chuyển một chuyến chỉ mất 12 ngày.

Cuối năm 1970, Trung đoàn mở tuyến mua hàng ở tỉnh Phú Yên, Bình Định, đây là một vấn đề tháo gỡ giải quyết được một phần khó khăn cho các tiểu đoàn.

Định lượng muối ăn được phân bổ bình quân một người một lon sữa bò/ tháng, mỗi tiểu đoàn được trang bị một máy may quần áo mua từ Campuchia về cùng với mua muối và vải tám đen để các đơn vị may quần đùi, áo lót cổ chui cho toàn đơn vị, nên 100 phần trăm cán bộ, chiến sĩ lúc đi làm nhiệm vụ đều mặc quần đùi, áo lót vải tám đen, quần áo quân trang được phân phối, cấp phát các mặt hàng từ miền Bắc đưa vào hầu hết sử dụng đã rách tả tơi, không đủ mặc, chỉ dành mặc vào ban đêm khi ngủ để chống rét, lạnh và chống muỗi đốt, quần áo không được cấp theo định kỳ mà may được bộ nào thì bổ sung ngay bộ đó, một số cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị phải dùng bao cát, đèn dù pháo sáng của quân đội Mỹ để may quần áo, nhiều đồng chí phải khâu vá hàng chục mảnh trên một bộ đồ.

Đói cơm, nhạt muối, sốt rừng, rét lạnh luôn thường trực cùng với các trận mưa bom B52 là những nỗi gian khổ, khó khăn của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn.

Sau chiến dịch Xuân Hè 1971, vùng giải phóng của ta được mở rộng, nhất là các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa và các tỉnh Cực Nam Trung Bộ: Bình Thuận, Ninh Thuận. Cay cú trước những thất bại ngày càng nặng nề, địch tăng cường phản kích vào các vùng giải phóng và hậu cứ của ta. Chúng tập trung không quân, pháo binh đánh phá ngăn chặn các tuyến đường chiến lược 14A, 14B; tổ chức đóng chốt dày đặc trên các tuyến đường này, gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển của ta.

Đối với Tiểu đoàn 252, đây là thời điểm vô cùng khó khăn. Địch đánh phá ác liệt, các tuyến trực cung bị địch ngăn chặn. Tiểu đoàn phải tổ chức lại lực lượng, mở đường đi vòng tránh địch. Đại đội 1 và Đại đội 2 được dồn lại thành một đại đội tăng cường đi trực thấu đường dài theo cung đường vòng mới xác định (một ngày đi, một ngày về). Trong khi đó, Tiểu đoàn phải tự túc lương thực 100 phần trăm. Địch đánh phá mạnh, các đại đội ở trên đất ta không thể sản xuất. Vì thế, mỗi đại đội phải cử một tiểu đội sang cùng Đội sản xuất của Trung đoàn bộ (đóng quân trên đất Campuchia) tổ chức trồng lúa, trồng sắn bảo đảm lương thực cho đơn vị, còn cả Tiểu đoàn vẫn phải bám trụ ở Đắc Lắc chỉ đạo, tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa.

Chuẩn bị cho chiến dịch đánh vào cảng Cam Ranh, sân bay Phan Rang. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại, song cán bộ, chiến sĩ toàn tiểu đoàn vẫn xác định tốt nhiệm vụ với quyết tâm: "Bám đất, bám đường, bám chiến trường phục vụ". Tiểu đoàn tổ chức phát động đợt thi đua của Trung đoàn phát động lấy tên chiến dịch là B81, lập thành tích kỷ niệm 81 năm ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/1971) với các khẩu hiệu: "Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến"; "Phát huy ngày nắng, chiến thắng ngày mưa"; "Ban ngày không đủ, tranh thủ đi đêm, tăng cân vượt chuyến, yếu còn hơn thiếu, 100 phần trăm quân số lên đường vận chuyển vũ khí, khí tài cho Mặt trận Cam Ranhh, Khánh Hòa" ... Khí thế thi đua sôi nổi ở khắp các đơn vị trong tiểu đoàn. Đầu tháng 6 năm 1971, tiểu đội Trinh sát của Đại đội 1, Tiểu đoàn 252 đã gặp địch trên cung đường tại đỉnh dốc Hố Bom (H10), diệt tại chỗ trên 10 tên, Tiểu đoàn đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì. Công tác tổ chức vận chuyển cũng được cải tiến bằng các dụng cụ thô sơ nhưng đạt hiệu quả thiết thực, nâng cao năng suất chất lượng gùi gạo ở các đơn vị, có đại đội vận chuyển bộ đạt bình quân 60 đến 70 ki-lô-gam/người. Trong phong trào thi đua đó, xuất hiện nhiều gương điển hình, xuất sắc như: đồng chí Nguyễn Văn Thuyết, Đại đội phó Đại đội 4, gùi trên vai 162 kilôgam; đồng chí Đỗ Thanh Hòa, Trung đội phó Trung đội 2, Đại đội 2, gùi hai thân đạn ĐKB (hai thân nặng 72 kilôgam, dài 1,2 mét); đồng chí Thanh - Trung đội trưởng Trung đội 2, Đại đội 2, mang nguyên quả đạn ĐKB (cả thân và đầu đạn, nặng 105 ki-lô-gam). Đặc biệt, đồng chí Sơn, mang một bàn đế cối 82, liên tục nhiều chuyến. Tuy nó không nặng nhưng rất khó mang; đồng chí Sơn, Chính trị viên Đại đội 5, gùi một chuyến 60 quả đạn cối 82 (mỗi quả nặng 3,8 ki-lô-gam); nhiều đồng chí gùi 6-7 thùng đạn K56, như đồng chí Hòa, đồng chí Thứ, đồng chí Giáp ..., nhiều đồng chí gùi nguyên cả 4 hòm đạn H12 (mỗi hòm 3 quả, mỗi quả nặng 12 ki-lô-gam) ... Trong đợt vận chuyển này, toàn tiểu đoàn đã chuyển được 560 tấn hàng, đạt năng suất bình quân 61 ki-lô-gam trên một người. 25 đồng chí được tặng danh hiệu "Kiện tướng" điển hình như đồng chí Nguyễn Văn Thuyết, Bùi Hải Hùng, Từ Như Thi, Phùng Văn Lá, Nguyễn Van Phúc, La Văn Bình ..., năm đại đội được đề nghị tặng danh hiệu "Quyết thắng"; nhiều tập thể đại đội và cá nhân điển hình được Cục Hậu cần, Quân khu 5 khen thưởng.


(nguồn: xem properties của hình)

Năm 1971, tuy Trung đoàn còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng so với những khó khăn năm 1970 trở về trước như về bảo đảm vật chất, đời sống tưởng chừng không khắc phục được thì trong năm 1971 cũng đã giải quyết được phần nào, các nhu cầu bức thiết để Trung đoàn vận chuyển như súng, đạn, thuốc men chữa bệnh cho các đơn vị trong hoạt động Xuân - Hè 1971 đều được bảo đảm, riêng về mặt lương thực mới tạm đủ ăn, tiêu chuẩn mỗi cán bộ, chiến sĩ tham gia trực tiếp vận chuyển được nâng lên 250 gram gạo/ ngày, số ở căn cứ và sản xuất thì lương thực sử dụng chủ yếu là bắp và sắn.

Trong năm 1971, Ban Chỉ huy Trung đoàn có sự thay đổi, đồng chí Phạm ích được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng thay đồng chí Phạm Quảng ra miền Bắc chữa bệnh. Cuối tháng 11 năm 1971, đồng chí Nguyễn Trắc được bổ nhiệm làm Chính ủy thay đồng chí Nguyễn Triêm đi nhận nhiệm vụ mới.

Như vậy, sau hơn ba năm được thành lập nhiệm vụ mới nặng nề lại hoạt động trên một địa bàn rộng (khắp Tây Nguyên và Nam Trung Bộ). Bom đạn ác liệt, địch càn quét ngày đêm. Nhưng với tinh thần anh dũng, sáng tạo, vừa củng cố lực lượng, vừa mở đường vừa chiến đấu, vừa vận chuyển hàng (lương thực, thuốc men, vũ khí) kịp thời phục vụ cho các đơn vị khắp trên địa bàn Tây Nguyên, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ba năm với thời gian chưa dài, nhưng qua thực tế phục vụ chiến đấu và chiến đấu, Trung đoàn đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, để tiếp tục xây dựng đơn vị trưởng thành, chiến thắng vẻ vang trong chặng đường tiếp theo.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2009, 01:44:46 pm gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #24 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 03:20:56 pm »

III. TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG, BẢO ĐẢM VẬT CHẤT PHỤC VỤ CUỘC Tiến CÔNG CHIẾN LƯỢC 1972 VÀ TỔNG TIẾN CÔNG NỔI DẬY MỪA XUÂN 1975.

Giữa năm 1971, chiến lược: "Việt Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mỹ đã bị quân dân ta đánh bại một bước quan trọng, thời cơ mới lại xuất hiện. Tháng 5 năm 1971, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương mở chiến lược tiến công vào năm 1972.

Trong cuộc tiến công chiến lược này, Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Quân khu 5 là một trong ba vùng trọng điểm tiêu diệt lớn sinh lực địch và nổi dậy giải phóng nông thôn của ta.

Xuất phát từ nhu cầu bảo đảm cho mặt trận, cho các lực lượng lớn chiến đấu trong một thời gian dài (dự kiến chiến dịch khoảng 3 tháng) bằng nhiều chiến dịch tác chiến trên từng địa bàn, từng khu vực bằng tập trung binh chủng hợp thành trên cả hai hướng: rừng núi và đồng bằng, nên cần phải có một khối lượng vật chất lớn với nhiều chủng loại.

Cuối năm 1971, theo sự chỉ đạo của Quân khu 5, thực hiện chỉ thị của Cục Hậu cần, toàn Trung đoàn bước vào làm công tác chuẩn bị. Để tiện cho việc chỉ huy, Trung đoàn bộ chuyển xuống Kà Te (phía nam đường 19 thuộc Khu 8, Gia Lai). Tại đây, Trung đoàn thành lập đội chiếu phim phục vụ bộ đội. Trung đoàn còn mở lớp bồi dưỡng văn hóa cho số chiến sĩ gái (quê ở tỉnh Phú Yên và Bình Định) để đào tạo y tá và tạo điều kiện cho các đồng chí phát triển tiếp về sau. Cũng trong thời gian này, Trung đoàn được Quân khu cấp tiền và mua được 12 con voi (từ Campuchia), thành lập đội vận chuyển bằng voi. Ngoài vận chuyển đường dài, đội voi đã phục vụ đắc lực cho các công việc kéo cây, mở đường, thu hoạch nương rẫy, v.v ...


(nguồn: xem properties của hình)

Giữa tháng 1 năm 1972, toàn ngành Hậu cần của Quân khu 5 tổ chức Đại hội chiến sĩ thi đua 3 năm (1969 1971) về điển hình tiên tiến để trao đổi, đúc kết kinh nghiệm và động viên phong trào thi đua phục vụ bộ đội trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

Nhiều tập thể, cá nhân đã được báo cáo rút kinh nghiệm trong những năm qua. Với điều kiện khó khăn, gian khổ, cán bộ, chiến sĩ, nhân viên toàn ngành đã nêu cao tinh thần tiến công cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nổi bật và xuất sắc nhất là các đơn vị hành lang vận tải, bằng đôi vai mang vác, đôi chân thồ và những chiếc thuyền nan mong manh, những chiếc xe đạp cũ kỹ được cải tiến, các đơn vị đã nêu cao quyết tâm: "đánh địch mà đi, mở đường mà tiến, tìm hàng mà chuyển" đã đưa đến các đơn vị phía trước hàng ngàn tấn súng đạn, lương thực, thực phẩm, thuốc men, quân trang, quân dụng ...

Đại hội đã biểu dương những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, trong đó có Đại đội Vận tải bộ 3 (trực thấu đường dài) của Tiểu đoàn 253 và đồng chí Cao Văn Tam, chiến sĩ vận tải của Tiểu đoàn 253 đã lập nhiều thành tích, chiến công trong công tác phục vụ chiến đấu và chiến đấu tốt ...

Nhiệm vụ của Trung đoàn trong tiến công chiến lược mùa khô 1972, ngoài việc vận chuyển hàng bảo đảm cho yêu cầu các chiến dịch, còn có nhiệm vụ giao liên, đưa quân ra, vào chiến trường Nam Trung Bộ.

Trung đoàn được tiếp nhận thêm Tiểu đoàn 870 từ Trung đoàn 240 bàn giao. Tiểu đoàn 870, hầu hết là chiến sĩ gái, làm nhiệm vụ giao liên, đưa dẫn quân.

Các tuyến đường vận chuyển của Trung đoàn cứ ngày một vươn dài, vươn xa, cắm dần xuống các tỉnh đồng bằng Phú Yên, Khánh Hòa. Núi cao, vực sâu, sông rộng và khó khăn, ác liệt kẻ thù gây nên cũng không thể ngăn chặn bước chân vạn dặm của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn.

Vào đầu năm 1972, phương án tiến công ở từng hướng chiến trường đã được xác định. Song song với việc đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị chung, việc bảo đảm hậu cần theo phương án tác chiến ở từng hướng cũng được chuẩn bị khẩn trương.

Trong các hướng hoạt động tác chiến thì công tác chuẩn bị cho Trung đoàn 12 (Sư đoàn 3) trên đường 19 là khó khăn nhất, vì khu vực này sát với các cụm cứ điểm, cứ điểm, đồn bót địch và hầu như không có nhân dân, bốn phía đều là đồi núi hiểm trở, chỉ có một vài buôn làng nhưng đều nằm sâu trong rừng.

Dọc tuyến đường 19 từ quận lỵ An Khê đến đèo Măng Giang thuộc địa phận tỉnh Gia Lai, địch xây dựng nhiều đồn bốt, cứ điểm. Cách khoảng 3 ki-lô-mét một đồn kiên cố, có trang bị xe tăng, pháo binh. Từ đồn này, toả ra hai hướng khoảng cách từ 200 đến 300 mét chốt một chốt tiền tiêu, lực lượng thường là một trung đội bộ binh địa phương quân. Ban ngày địch lùng sục, phục kích hai bên đường, gài mìn trên các trục đường hành lang phát hiện lực lượng, chỗ đóng quân của ta gọi pháo binh, máy bay oanh tạc. Ban đêm chúng co cụm về cứ điểm ven đường Quốc lộ 19, tuần tra bảo vệ tuyến đường huyết mạch này và phục kích ngăn chặn quân ta vượt đường.

Trước đây đường 19 thường xuyên bị tắc từ 10 đến 15 ngày, do địch càn, chốt các cao điểm khống chế trên trục đường hành lang. Mỗi lần ra bám đường, quân ta đều bị thương vong, lực lượng vận tải mang hàng qua đường cực kỳ gian khổ ác liệt, địa hình hiểm trở, lại phải đi liên tục cả ngày cả đêm, đường sá khó đi. Trong khi ăn uống thiếu thốn, sốt rét rừng người gầy, ốm xanh xao suy dinh dưỡng nhưng ai cũng mang trên lưng 45 ki-lô-gam hàng. Mỗi khẩu súng, mỗi viên đạn đến được tay người chiến sĩ mặt trận Nam Trung Bộ thấm bao công sức mồ hôi và xương máu của những người chiến sĩ hậu cần.
---------------------
Hình minh họa - tải gạo - Bùi Minh Quốc ở Tây Trà My, Quảng Nam
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #25 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 03:26:35 pm »

Thời gian này, chiến trường Nam Trung Bộ yêu cầu quân số, hàng hóa rất lớn, trước đòi hỏi của thực tế đó, Tiểu đoàn 253 được lệnh đứng chân trên đoạn đường 19 có nhiệm vụ thông đường, mở tuyến vận chuyển hàng hóa, súng đạn, quân trang quân dụng, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh và dẫn quân chủ lực từ miền Bắc vào chi viện chiến trường Nam Trung Bộ.

 Tiểu đoàn 253 biên chế thành 4 đại đội. Phía bắc đường 19 có hai đại đội vận tải gùi bộ là Đại đội 1 và 3 (sau này Đại đội 3 được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) có nhiệm vụ mang hàng phía nam (Đại đội 2 thời gian đầu vận chuyển bộ, đến năm 1973 chuyển sang bằng xe đạp thồ); Đại đội trinh sát của tiểu đoàn, gồm trung đội trinh sát của Tiểu đoàn 253 và Đại đội bảo vệ đường 19 của Trung đoàn 240 chuyển qua. Đại đội biên chế khoảng 100 người. Đồng chí Khoái là Đại đội trưởng (sau này đồng chí Thạnh lên thay), Chính trị viên trưởng là đồng chí Thanh Liêm. Đại đội phó: đồng chí Bình và đồng chí Huỳnh Ngọc Liêm. Đại đội trinh sát có ba trung đội, bắc đường 19 gồm đại đội bộ và 2 trung đội là trung đội 1: đồng chí Chức - Trung đội trưởng (sau này đồng chí Oanh lên thay); trung đội 2 là đồng chí Thao - Trung đội trưởng; Trung đội trinh sát nam đường 19 là trung đội độc lập, quân số tăng cường 35 người, đồng chí Vũ ngọc Long làm Trung đội trưởng, đồng chí Tuyết - Trung đội phó. Trung đội nam đường biên chế 2 tiểu đội bám đường; 1 tiểu đội thông tin liên lạc và sản xuất (đơn vị tự túc lương thực 50 phần trăm). Trang bị Đại đội trinh sát gồm: một tiểu đội 2 khẩu súng B40, 1 khẩu M19 (M79?); số còn lại trang bị súng AK và lựu đạn; Trung đội bắc đường tăng cường một khẩu cối 60 mm; Mỗi bên bắc và nam đường có một máy bộ đàm 5W, 2 ống nhòm, địa bàn, bản đồ.



Do địa hình hiểm trở núi cao, rừng rậm, suối sâu từ vị trí đóng quân của ta ra đến đường 19 đi bộ 5 giờ (khoảng 20 ki-lô-mét) đi theo đường mòn ven suối, hai bên là sườn núi cao, địa hình dốc bất lợi, mỗi khi địch phục kích, ta hoàn toàn rơi vào thế bị động. Hàng ngày địch thường xuyên tung thám báo, biệt kích lùng sục trục đường hành lang, gài mìn, phục kích gây khó khăn tổn thất rất nhiều cho đơn vị. Thời gian đầu đơn vị thương vong nhiều thường xuyên phải bổ sung chiến sĩ mới nhằm đảm bảo đủ biên chế đảm nhiệm, nhiệm vụ.

Các chiến sĩ trinh sát mỗi lần đi bám đường là một lần đi vào cuộc chiến đấu không cân sức, mỗi lần chạm địch phục kích chúng ta đều có người hy sinh hoặc bị thương.

Có những khi địch phục kích, đồng chí mình bị hy sinh, địch phục tiếp mấy ngày, không lấy được tử sĩ. Thời gian này, đơn vị xuất hiện tư tưởng dao động, ham sống sợ chết, thoái thác nhiệm vụ. Trước trở ngại đó Tiểu đoàn chỉ thị Đại đội trinh sát tổ chức học tập chính trị, chỉnh đốn tư tưởng, bàn bạc tập thể, phát huy sáng kiến, tìm mọi biện pháp thực hiện bằng được nhiệm vụ thông đường, thông tuyến đưa bộ đội và hàng hóa qua đường an toàn.

Sau khi học tập, bàn bạc dân chủ trong đơn vị, phân tích đánh giá toàn diện về phía ta và về phía địch, đơn vị đi đến quyết định táo bạo: Di chuyển vị trí đóng quân cách đường 5 giờ đi bộ, chuyển ra ở sát đường 19, cự ly đóng quân giữa ta và địch 1,5 ki-lô-mét đường chim bay. Công tác bảo vệ cho đơn vị qua đường chủ yếu phải bám đường mòn, tạo điều kiện cho bộ đội vận tải nâng cao trọng lượng mang vác, địch phục kích đi xuyên rừng vòng tránh, chỉ vòng tránh một đoạn có địch. Tăng cường công tác cảnh giác, tránh đụng độ với địch, nếu gặp địch phục kích dù phải hy sinh, cũng cương quyết bảo vệ đơn vị và hàng hóa không để rơi vào tay địch.

Để thực hiện được mục tiêu, các trung đội trinh sát bắc và nam đường chọn địa điểm thuận lợi gần đường xây dựng nhà ở, lập trạm quan sát, dùng ống nhòm theo dõi địch ngoài đường 24/24 giờ. Ban ngày địch chuẩn bị phục kích, gài mìn vị trí nào ta đều nắm chắc, đánh dấu, tối đến đi vòng tránh đường khác, địch gài mìn, ta gỡ mìn. Nhiều đêm trên đoạn đường ngắn, trinh sát phía Nam đường gỡ hàng trăm quả mìn các loại. Ta dùng mìn của địch bố phòng vị trí đóng quân của ta để chống biệt kích, thám báo lùng sục. Dùng mìn địch cải tiến cách gài, sau khi đơn vị qua đường trinh sát ở lại gài mìn bố phòng lại đường hành lang, sáng ra địch đi tuần vướng phải mìn bị thương vong khá nhiều (con số địch chết, bị thương do mìn ta cài thống kê không đầy đủ. Mỗi lần nổ mìn ta đều quan sát rất rõ, ngoài đường không có cơ sở cách mạng nên không biết kết quả cụ thể). Thám báo, biệt kích lùng sục đường hành lang của ta bị vướng mìn bố phòng, hoặc bị ta chủ động đánh tiêu diệt, từ đó địch không dám đi lùng sục, nống sâu vào trong khu vực ta đóng quân như trước nữa.

Ta chuyển từ thế bị động sang thế chủ động, hàng hóa vận chuyển qua đường ngày càng nhiều. Bằng thủ đoạn gài mìn, phục kích, địch không ngăn nổi bước chân của các chiến sĩ Tiểu đoàn 253. Chúng thay đổi phương thức hoạt động mới, đó là chốt chặn từng đoạn đường 19, tăng cường thêm các đồn tiền tiêu. Đêm về, từ các chốt tiền tiêu này, quan sát phát hiện bộ đội ta vượt đường, gọi pháo, cối các đồn lân cận bắn ngăn chặn. Địa hình ngoài đường trống trải, mỗi lần địch pháo kích là bộ đội vận tải đều có thương vong. Địch đóng quân dọc đường 19, ngoài việc ngăn chặn quân ta qua đường chúng còn có nhiệm vụ bảo vệ đường 19, tuyến đường huyết mạch nối liền Tây Nguyên và vùng đồng bằng ven biển. Để đối phó với thủ đoạn mới của địch, ta chủ động tiến công, trinh sát của ta tổ chức tổ lực lượng nhỏ từ bốn đến năm người trang bị súng B40, lựu đạn, súng AK ban ngày ra đường 19 phục kích, nếu có thời cơ thuận lợi đánh xe cơ giới đi lẻ với phương châm đánh nhanh, rút nhanh. Ban đêm bám lên chốt tiền tiêu gài mìn ở đường đi vào chốt, hoặc đường địch thường qua lại. Kết quả phía bắc đường trong hai tháng ta tiêu diệt sáu tên địch và đốt cháy hai xe ô tô chở lính theo đường khai thác gỗ vào phục kích. Phía nam đường hai lần phục kích đánh ban ngày trên đường 19 diệt ba tên, bắn cháy một xe zeep thu hai súng. Địch ở các chốt tiền tiêu cũng bị vướng mìn của ta. Chúng hoang mang, dao động, ta viết thư cho quân địch các đồn tiền tiêu yêu cầu chúng không được gài mìn, phục kích, bắn pháo tuyến đường hành lang của bộ đội giải phóng, đổi lại phía quân Giải phóng không đánh xe cơ giới, gài mìn tuyến đường 19 do địch quản lý.

 Từ đó tuyến đường hành lang của ta bảo đảm an toàn thông suốt. Trời vừa xẩm tối ta đã vượt đường quân địch ở chốt tiền tiêu thấy cũng không gọi pháo bắn, chấm dứt tình trạng gài mìn trên trục đường hành lang. Bộ đội vận tải không phải mang vác theo súng tự vệ, trọng lượng mang hàng bình quân 45 ki-lô-gam/người chuyến tăng lên 60 ki-lô-gam./người chuyến, có những đợt thi đua trọng lượng bình quân đơn vị đạt 72 ki-lô-gam/người.

Trước đây đường khó đi, thời gian trực 3 ngày một chuyến. Sau này trinh sát tìm đường gần hơn, dễ đi hơn, không mang theo tư trang thời gian trực rút xuống còn 2 ngày qua đường một chuyến. Thực hiện đúng nội dung thi đua đơn vị đăng ký với cấp trên: "Vai tăng cân, chân tăng chuyến". Tiểu đoàn 253 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao trong đó có công lao đóng góp rất lớn của đại đội trinh sát đường 19.
------------------------
Hình minh họa: Vận chuyển hàng bằng xe đạp thồ
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #26 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 03:49:11 pm »

Con đường hành lang vận chuyển huyết mạch của ta từ Bắc vào Nam được khơi thông cho đến ngày giải phóng. Mặt trận cực Nam Trung Bộ đủ súng, đạn, quân trang ... theo yêu cầu chiến đấu.

Đơn vị xuất hiện nhiều gương chiến đấu, hy sinh dũng cảm. Như ở bắc đường 19, hai lần trên đường hành quân, đơn vị bất ngờ gặp địch đánh tao ngộ, bộ phận trinh sát đi đầu lợi dụng địa hình, địa vật có sẵn đánh địch tạo điều kiện để đơn vị rút lui, tiếp tục tìm đường khác đưa hàng đến đích an toàn. Được tập luyện thường xuyên các tình huống phản kích, phục kích, tao ngộ nên với quân số ít hơn nhiều so với địch, trận đó ta diệt tám tên địch và thu hai súng. Các gương dũng cảm chiến đấu như đồng chí Thao - Trung đội trưởng Trung đội 2, đồng chí Chức - Trung đội trưởng Trung đội; đồng chí Lâm; Truân v.v ... Rất nhiều đồng chí có thành tích chiến đấu đạt các danh hiệu dũng sĩ diệt ngụy như đồng chí Lâm, đồng chí Liêm, đồng chí Cử ... hoặc đồng chí Thảng bắn rơi một máy bay trực thăng. Đơn vị được cấp trên tặng nhiều bằng khen, giấy khen, nhiều cá nhân được tặng thưởng Huân chương Chiến công các loại vì có thành tích xuất sắc trong chiến đấu và công tác bảo vệ.

Trong khi đó, từ đầu năm 1972, để ngăn chặn đường cơ động và tiếp tế chi viện của các lực lượng ta xuống khu vực này, địch đã dùng không quân tăng cường đánh phá các đường vận tải và thực hiện biện pháp càn quét các tuyến hành lang, kho tàng của ta ở địa bàn trọng điểm này. Đường vận chuyển của các đơn vị vận tải Trung đoàn phải vượt qua đường 14 thường bị biệt kích địch từ các cứ điểm, cụm cứ điểm trên trục đường 14 ra ngăn chặn. Để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm cho chiến dịch chặn cắt đường 19 (đông An Khê) dài ngày, Cục Hậu cần Quân khu 5 đã tổ chức sử dụng hai đại đội cánh Bắc của Trung đoàn, trong vòng 10 ngày đã vận chuyển 200 tấn đạn từ kho của Trung đoàn ở Đắc Lắc xuống. Trong thời gian này, Trung đoàn còn vận chuyển đủ số lượng, chất lượng, chủng loại; bảo đảm đúng thời gian, địa điểm các loại đạn A72, H12, ĐKB cho các đơn vị đặc công, pháo binh của tỉnh Khánh Hòa, tập kích vào sân bay và cảng Cam Ranh. Không quản khó khăn, ngày đêm lăn lộn, vượt qua bao trở ngại ác liệt do địch đánh phá ngăn chặn, Trung đoàn đã đóng góp quan trọng vào thắng lợi chung của chiến dịch và các trận đánh.
=====================
Biệt kích VNCH do Mỹ đào tạo trả lương trước đây, gây rất nhiều khó khăn cho các đường dây vận tải của ta
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #27 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 04:00:11 pm »

Trên hướng Tiểu đoàn 251, vào một ngày tháng 10 năm 1972, địch tập kích vào vị trí đóng quân của đội sản xuất Tiểu đoàn. Trong khi anh em đang làm trên rẫy, địch tràn vào bắt được đồng chí Nguyễn Thị Hường, cấp dưỡng của đại đội. Chúng nhét giẻ vào miệng và bắt đồng chí Hường dẫn đến vị trí anh em đang làm rẫy.

Biết trước thủ đoạn của giặc, khi gần đến nơi, đồng chí Hường tìm cách giật giẻ và hô hoán to, báo cho các đồng chí của ta biết, để tìm cách đối phó. Đồng chí bị địch bắn chết tại chỗ rồi chặt đầu đem bêu. Nhưng thông qua hành động kiên cường, bất khuất của đồng chí nghe tiếng súng nổ toàn đại đội do đồng chí Lê Văn Dong làm Đại đội trưởng đã chủ động tổ chức lực lượng đang sản xuất gần đó đánh trả quyết liệt, tiêu diệt đẩy lùi địch ra khỏi căn cứ.

Đồng chí Nguyễn Thị Hường là một trong những tấm gương sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Vì đồng đội, vì thắng lợi chung đã hy sinh anh dũng. Đồng thời qua đó, càng làm cho cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 251 nói riêng và Trung đoàn 250 nói chung quyết tâm hơn nữa, hoàn thành mọi nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, chiến đấu và chiến thắng giặc trong từng trận đánh, từng chiến dịch, góp phần cùng toàn quân, toàn dân quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc.

Vào một ngày của tháng 11 năm 1972, địch dùng máy bay trực thăng bất ngờ đổ một tiểu đội biệt kích xuống gần khu vực đóng quân của tiểu đoàn. Đơn vị đi vận chuyển, chỉ còn đồng chí Ngô Hòa - Trung đội trưởng Trung đội 2, Đại đội 2 và một số đồng chí ốm bệnh ở lại. Đồng chí Hòa đã mưu trí tổ chức anh em nổ súng chiến đấu. Trận đánh thắng lợi, diệt 10 tên, thu năm khẩu súng tiểu liên, một đài rađio và một số quân trang, quân dụng khác của địch. Tổng kết thi đua năm 1972, Tiểu đoàn 251 đã vận chuyển được 470 tấn hàng.

Bình quân toàn tiểu đoàn đạt 52 ki-lô-gam/người/ngày, 24 ngày công trên một người trong tháng. Các Đại đội 4, 5, 6, 7, 8 đều phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu được giao.

Cũng trong năm 1972, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn có sự thay đổi: đồng chí Hý được chuyển đi đơn vị khác, đồng chí Huy về thay làm Tiểu đoàn trưởng. Trên điều đồng chí Hán về làm Tiểu đoàn phó. Cuối năm 1972, để giữ được bí mật về lực lượng và tính chất hoạt động của đơn vị theo quy định của trên phiên hiệu Trung đoàn 250 được đổi thành đơn vị 830 (1) và Trung đoàn được lệnh bàn giao Tiểu đoàn 251 về đội hình Trung đoàn 240, đồng thời tiếp nhận của Trung đoàn 240 bàn giao một kho đạn (K9) do đồng chí Thao làm Chính trị viên.
-----------------------------------------
(1) Đơn vị 830: lực lượng biên chế vẫn tương đương cấp Trung đoàn. Sau ngày miền Nam giải phóng trên quyết định đơn vị 830 trở lại phiên hiệu Trung đoàn 250.
--------------------------------
Hình minh họa: địch càn vào căn cứ, thu 1 số xe đạp thồ của ta

Nguồn: xem properties của hình
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #28 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 04:16:58 pm »

Hu ..Hu.. bác tuaans làm cho em nhớ những ngày đi lên chốt cao điểm tải thương về quá , từ Trung Đoàn bộ lên chốt phải kèm theo tải gạo và thực phẩm cho anh em trên ấy , không theo đường mòn đi được phải có trinh sát cắt rừng mà đi .
Em còn nhớ một lần trong khu 20 nhà ở Puốc Sát , lúc đó là mùa mưa , khi qua khu 5 nhà ( bác trungsy có nhắc lại ) lúc đó C5 cùa D2 đóng tại đó , xuống dốc đến suối nhỏ qua bên kia là bắt đầu có VẮT càng lúc càng nhiều , phải lấy dây giày túm chặt ống quần cho nó khỏi lên , thế mà nó vẫn vào được nhiều thằng nó còn vào cả bộ chỉ huy mà tấn công , máu pha lẫn nước mưa đỏ cả chân .
Lúc vào đến chốt C7 , D2 khu đồi sâm thì thương binh cũng kiệt sức , tử sĩ cũng bắt đầu phân huỷ , bốc mùi khó chịu , ra nước đen , vào đến nơi lại phải lo nấu cơm vắt lại , phân công nhiệm vụ , ngày mai lại quay về , à em quên phải lo chặt gạc ba vừa làm gậy vừa làm chống cáng .
Em sợ nhất là khiêng thương , đường rừng đồi , núi , mưa và trơn trợt khiêng thương 3 người , thương binh nhẹ khiêng va vào cây thì mấy bố chửi , thương nặng thì sợ nó im nó chết lúc nào không hay lâu lâu y tá phải ngó chừng . Còn cáng tử sỹ chỉ có 2 thằng , em xin lỗi các người đã khuất , tụi em phải tưới dầu hôi lên cho đỡ mùi , khiêng tử thì nghỉ đâu cũng được , chống nạng dựa vào cây là xong , còn thương thì phải lựa chỗ đàng hoàng , một người phải đứng vịn không cáng đổ thì chết . Sợ nhất là qua suối , tử thì đã mất rồi không còn biết khô hay ướt , còn thương nhiều lúc phải nâng cáng qua đầu xúm xít cả sáu , bảy thằng nâng qua suối .
Có lần khiêng một ca bị thương vào đầu , từ C7 đi về gần đến C5 thì nó mất , y tá lên coi cũng nói tắt thở rồi . Chúng em tìm chỗ dựa xác hai tử sỹ ở bờ suối , còn hai thương khiêng lên chốt C5 , sáng sớm hôm sau xuống khiêng đi tiếp , từ xa thấy cái võng động đậy hết cả hồn tưởng con gì vào ăn xác đồng đội mình , chạy lại thì thấy nó cử động lại ( a nó sống lại bay ơi ) chúng em lại lên đường , đi được mấy tiếng sau thì nó mất hẳn .
Mang vác nặng không sợ , sợ nhất là đụng địch , vừa mang nặng vừa chiến đấu vừa bảo vệ thương binh , lại phải cắt rừng đi hướng khác , có lần đến đêm vẫn loay hoay trong rừng , trời thì mưa dầm dề , người ướt sũng , trải nylon xuống đất nằm xuống đắp nylon lên người , càng về đêm trời càng mưa to , thế mà vẫn ngủ , sáng giật mình người lõng bõng nước , thế mà không bệnh mới hay đúng là tuổi trẻ , đi được hơn tiếng về đến Trung Đoàn bộ .
Còn  tử sỹ đầu tiên ở C em là Đoàn văn Vinh đi phối hợp với chốt C7 , khu 20 nhà ( đáng lẽ em đi đợt đó nhưng em bị sốt xuất huyết , đơn vị cử nó đi thay ) Bác chính trị viên đọc điếu văn , làm vòng hoa , thắp nhang đàng hoàng , càng về sau càng ác liệt lệ đó không còn nữa .
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #29 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 10:53:11 pm »

Trong thời gian cuối năm, Trung đoàn thành lập thêm một đơn vị vận tải ô tô, do đồng chí Minh phụ trách.
 
Đội vận tải ô tô gồm một số xe zin 130, xe vọt tiến, xe Hồng Hà do Quân khu cấp và 3 chiếc xe "bò vàng" (loại xe chuyên dùng khai thác gỗ ) thu được của bọn tư sản khai thác gỗ trong rừng. Đội ngũ lái xe do trên bổ sung về và một số đồng chí trong Trung đoàn đã từng là công nhân lái xe trước khi nhập ngũ.

Như vậy đến cuối năm 1972, lực lượng vận tải của Trung đoàn đã có sự phát triển khá đa dạng. Ngoài lực lượng vận tải gùi bộ, Trung đoàn còn có thêm đội vận tải bằng xe đạp thồ, đội voi thồ và đội vận tải bằng cơ giới. Nhưng đến tháng 6 năm 1973 việc vận chuyển bằng voi mới được thực hiện, Trung đoàn được Cục Hậu cần Quân khu 5 mua cho 12 con voi, Trung đoàn thành lập Đội Voi trực thuộc do Trung đoàn quản lý điều hành, bố trí ở gần Tiểu đoàn 254 (không biên chế cho Tiểu đoàn 254), mỗi voi có 3 quản voi. Đây là một mô hình vận chuyển mới, những chú voi tuy đồ sộ nhưng được thuần hóa rất tinh khôn, khi mang hàng qua đường đi lặng lẽ, địch phát hiện dấu voi qua lại đường 14 nhiều lần chúng bắt dân tra tấn vì nghi "Việt cộng kéo pháo qua đường nhưng dân không biết và không khai báo gì, nên mọi công việc vận chuyển bằng voi vẫn bảo đảm đi lại qua đường bình thường, đạt năng suất chất lượng. Đây là những thuận lợi lớn để Trung đoàn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, vừa bảo đảm đạn, gạo và các mặt hậu cần kỹ thuật nói chung cho chiến trường Nam Trung Bộ Đồng thời cũng nói lên sự nỗ lực rất lớn của lãnh đạo, chỉ huy các cấp và toàn thể cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 250.

Zin 157, hoặc Hồng Hà CA-30

(nguồn: xem properties của hình)

 Kết thúc cuộc tiến công chiến lược năm 1972, Tây Nguyên đã được mở ra một vùng giải phóng rộng lớn và tương đối hoàn chỉnh bao gồm phần lớn tỉnh Kon Tum, các huyện phía tây đường 14 của hai tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc. Trong thắng lợi chung đó có sự đóng góp mồ hôi xương máu của những đôi chân, đôi vai cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 250 trên các nẻo đường chiến dịch.

Hệ thống đường vận chuyển của Trung đoàn ngày được mở rộng, vươn dài, vươn xa xuống các tỉnh đồng bằng. Để mở đường cho xe ô tô vận chuyển, Trung đoàn đã tự lực tổ chức huy động lực lượng các đơn vị đồng thời huy động nhân dân giúp bộ đội rất nhiều trong việc mở đường cơ giới từ Chư Prông đến khu rừng Xanh (H6) Đắc Lắc. Đầu năm 1973, Trung đoàn cho mở hai cửa khẩu ở Tuy An và Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) để khai thác nguồn hàng từ vùng địch kiểm soát. Hàng hóa chủ yếu mua ở đây là nhu yếu phẩm, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bộ đội; ngoài ra, ta còn mua các loại thuốc tây cho việc điều trị thương binh, bệnh binh. Năm 1973, Đại đội 1 và 2 của Tiểu đoàn 253 được giao nhiệm vụ xuống Lệ Uyên, Trung Trinh (huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) mua muối. Công việc vận chuyển muối của đơn vị chủ yếu thực hiện vào ban đêm. Địch phát hiện đường vận chuyển, thường tổ chức gài mìn, lựu đạn nhằm sát thương ta. Nhưng do nắm chắc qui luật này của địch, trước khi vận chuyển ta đều chủ động trinh sát, dò, gỡ mìn để bảo đảm an toàn. Trong năm 1973, hai đại đội này đã gùi được 300 tấn muối về hậu cứ cho Quân khu.

Nhiều gương điển hình xuất hiện trở thành những kiện tướng gùi bộ. Điển hình như đồng chí Khơi ở Đại đội 1, đồng chí đã gùi 100 ki-lô-gam muối trên suốt chặng đường trực thấu.

Ngoài nhiệm vụ trinh sát mở đường, dẫn đường, dò gỡ mìn và bảo vệ cho lực lượng vận chuyển hàng hóa, Đội trinh sát của Trung đoàn còn chủ động phối hợp với Huyện đội Sông Cầu chiến đấu chống càn, hỗ trợ cho nhân dân địa phương cắm cờ giữ đất.

Kể từ khi về đứng trong đội hình Trung đoàn vận tải 250, Đại đội 3, Tiểu đoàn 253 luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trên giao. Do có những thành tích xuất sắc trong vận tải phục vụ chiến đấu và chiến đấu, Đại đội 3 được thưởng: hai Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhất; hai Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba; tám lần được tặng Cờ thưởng luân lưu. Đối với thành tích của các cá nhân Đại đội 3, trong năm năm (1968 - 1973) được Chính phủ tặng: ba Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba; 94 Bằng khen và 172 Giấy khen.

Một vinh dự lớn đối với Đại đội 3, Tiểu đoàn 253 là ngày 20 tháng 12 năm 1973, đơn vị được Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu: Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam
--------------------
Hình minh họa - Nguyễn Thị Huấn gùi cả 100 kg đi 10 ngày đường - E230, QK5.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2009, 11:00:33 pm gửi bởi tuaans » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM