Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:45:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn Vận tải - Kinh tế - Bộ Binh - Khung huấn luyện thường trực - 250  (Đọc 59579 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #110 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2009, 11:07:31 pm »

Quyêhf @  Chuyện đào Hồng ngọc ở pai lin hắn nói thật vì đêm khua anh em tâm sự mà ,nghe chuyện tôi cũng không hình dung được , có khả năg là sau này 88-89 gì đó trước khi rút quân , Ở Pai lin có câu ngạn ngữ ""Trời mưa người ngu ngửa mặt lên trời "" để nói khi mưa xói đất hồng ngọc lộ ra phải nhìn xuống đất để nhặt
Chắc bạn anh còn ở lại năm 88 - 89 em không biết , thật với bác trở về lành lặn không sứt mẻ tí gì mừng lắm rồi , những năm đó thật ra em cũng chỉ hơn hai mươi một tẹo , có suy nghĩ sâu xa được đâu bác , em đã nói mấy bài trước kia rồi , khi đánh vào trong các mỏ H.N em chỉ đi tìm những cái vớ vẩn , mấy lọ Pi đựng đá em chẳng màng , nhiều tên lấy về gửi ra ngoài đổi họa chăng được vài bao thuốc , mình không có nghề mà , với lại đổi qua trung gian , nhờ mấy bố Vận Tải T. Đ cho bao nhiêu hay bấy nhiêu .
Đầu năm 79 khoảng đâu tháng 3 gì đó , hình như phối hợp tác chiến cùng với Sư của bác Trungsy1 , đánh vào khu đường tàu tỉnh Puốc Sát , chúng bỏ lại rất nhiều vàng , hiệu Kim Sơn Ba trái núi , của miền nam Việt Nam cũ , em cứ lia vào bìa rừng ,ai chẳng ham nhưng nghe đạn tìm vàng lại hãi , với lại lúc đó nhiều khi đi bất ngờ trong rừng , mấy cụ cho dừng lại kiểm tra quân tư trang , em nghe đâu bác Trungsy1 lúc ấy là cán bộ Đại đội còn họa chăng , phận lính như em kiếm được miếng thịt trâu , con gà nuốt vào bụng cho no ,còn mấy thứ đó mang cho nặng rủi còn bị kỷ luật Pằng Chéo như chơi .
Đầu năm 80 em được ra Batdombong , thấy mấy bác phía sau ăn xài em hoảng , dân K lúc đó bán hàng ai cũng có cái cân Vàng tự chế nho nhỏ , mấy anh ấy ăn tiêu chóng mặt , em cũng hỏi nhỏ mấy sư huynh tìm cách nào ... em cũng mò vào các Ch.. lúc đó chưa có Sư , chỉ nhặt rác không còn gì , họ đã khua khoắng từ kiếp nào .
 Thôi bác đừng có hỏi Ngọc với Vàng nữa làm tủi cho phận binh bét của em .
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #111 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 09:19:34 am »

  Hà..hà..E tôi thu trên 10 tấn vàng ở Tà Sanh đều giao  lại cho bạn cả , bọn tôi cũng chả cầm thứ gì ,lính tráng mang vàng đạn nó hay tìm đến Sau ra bắc một số anh ở E bộ , lính hậu cần họ có lấy một ít ra ăn nhậu  lính bộ binh bọn tôi cũng chẳng quan tâm , mình mang được "gáo "về là tốt rồi Tôi hỏi chỉ để hình dung mỏ đá như thế nào, nói là vùng có chiến sự tại sao lính mình lại có thể đi đào được?? . sau còn nghe nói P tổ chức khai thác để lấy tiền mua vũ khí mà
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #112 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 02:24:35 pm »

  Hà..hà..E tôi thu trên 10 tấn vàng ở Tà Sanh đều giao  lại cho bạn cả , bọn tôi cũng chả cầm thứ gì ,lính tráng mang vàng đạn nó hay tìm đến Sau ra bắc một số anh ở E bộ , lính hậu cần họ có lấy một ít ra ăn nhậu  lính bộ binh bọn tôi cũng chẳng quan tâm , mình mang được "gáo "về là tốt rồi Tôi hỏi chỉ để hình dung mỏ đá như thế nào, nói là vùng có chiến sự tại sao lính mình lại có thể đi đào được?? . sau còn nghe nói P tổ chức khai thác để lấy tiền mua vũ khí mà
Em kính bác , vậy em đây là hậu sinh rồi . lúc em vào khu Tà Sanh  ( Ngã ba An Đông chỉ còn mấy chiếc M113 rỗng , vậy bác bước trước em , lúc đến nơi chỉ còn vài ba chiếc đồng hồ bể , còn vàng xe trước em không thấy , có nghe nói lại bàn giao cho bạn Huh
Bác Tài này em chỉ là Trung Đoàn phối thuộc , nhưng mòn dép với đất K hơi nhiều , thôi để lúc nào anh em gặp nhau sẽ rõ hơn , bác ở Quân Đoàn 3 phải không , chỉ huy cao nhất của bác Hy Sinh chỗ ngầm có một đại đội Công Binh đóng quân em cũng được qua , Ôi chỉ là chiến trường ... anh em TP Hồ Chí Minh mong gặp bác sớm , nhất em cũng mong gặp bác Trungsy1 cùng hướng tiến trên đất K , sẽ nói nhiều hơn .
Logged
matkieng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 271


« Trả lời #113 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 07:58:49 pm »

Bác quyenkh và Tai_lienson nói đúng, chuyện thu vàng tôi cũng có nghe nói lại, nhưng là lúc QĐ3 đánh chiếm chiếm Tasanh đầu năm 79, sau đó thời tôi qua thì không nghe vụ vàng nửa. Còn kiểm tra quân tư trang đột xuất thì tôi bị hoài, nhưng thấy có móc xì gì đâu, lính chỉ lo kiếm cái ăn no mà đánh chứ ham của nả mà chi. Sau năm 81 thì không còn kiểm tra nửa. Mỏ hồng ngọc chủ yếu nằm ở pailin rải rác khu vực rộng, muốn khai thác phải có an ninh và nguồn nhân lực, chúng ta lo chốt giử quần nhau với pốt bái xái thì làm sao mà khai thác, với lại đó là tài nguyên của bạn đâu phải chúng ta muốn làm gì thì làm. Tôi có lên Pailin phối thuộc với E812 10 ngày. Vùng đó đá đen, đá trắng, đá đỏ bầm bầm nhiều lắm, lính 812 họ dùng trải lối đi trong doang trại, còn đá đã qua tuyển lựa thì từ quan tới lính ông nào cũng có cả đống, ông ít thì vài ruột tượng ông nhiều thì dăm ba hòm. Các bác ấy nói có trận mưa lớn đất xói thì lộ ra đá rất nhiều, nghe nói năm trước sau 1 trận mưa to có dăm ba người đi theo suối cạn, nhặt được hồng ngọc chính hiệu gửi về BTB bán mấy chục cây vàng nhưng mà cũng chỉ là nghe nói mà thôi. Còn thực tế thì chuyện các bác trử đá quí là sự thực và bình thường, vì lúc tôi về đơn vị các bác xứ Quảng cho tôi 1 ruột tượng đá hằm bà lằng. Chúng tôi không nhờ cánh lái xe bán dùm mà tranh thủ xuống BTB bán thử 1 ít, các bác biết không, vào tiệm bán, tụi nó đổ ra trải trên bàn dài dùng mắt thường và kính lúp soi thật kỷ, hồi lâu tụi nó nói đá này là đá quí mà thôi chứ không có viên nào thuộc loại quí hiếm chứ nói gì đến Hồng ngọc, mua sô, 1 lon sữa bò là 40 riel bán thì mua không bán thì mời congtop đến chổ khác, anh em ngó nhau cười thôi bán vậy, phần tôi được 2 lon được 80 riel bằng với 8 tháng phụ cấp của ông Hensomrieng, có tiền rủng rỉnh mua mì chính thuốc samit, đường, về cho anh cải thiện. Thế mới biết cánh lái xe ăn dày họ lên pailin chỉ đổi cho các bác 812 1 ruột tượng 1 cây samit hoặc 2 kg mì chính. Tôi nhớ năm đó là mùa mưa 1982.
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #114 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 03:53:20 pm »

Tất cả là ký ức
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2009, 01:10:29 pm gửi bởi quyenkh » Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #115 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 11:02:27 pm »

Tất cả là ký ức
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2009, 01:09:49 pm gửi bởi quyenkh » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #116 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 11:44:52 am »

Bộ Tư lệnh Quân khu 5 chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắc Lắc thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch trên cánh Nam của Quân khu Đông Bắc của bạn do Đại tá Châu Khải Định (Địch) làm chỉ huy trưởng, Thượng tá Kpa Nguyện và bộ phận ở Sở chỉ huy cơ bản do Thượng tá Đỗ Minh Cảnh chỉ huy phó đảm nhiệm, cùng các cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần của Tỉnh đội và các đồng chí phái viên của Quân khu 5. Tập trung lực lượng trên hướng chủ yếu của tỉnh.

Bộ Tư lệnh chiến dịch sử dụng 2 trung đoàn bộ binh thiếu gồm: Trung đoàn bộ binh 250 (thiếu Tiểu đoàn 2);

Trung đoàn bộ binh 142 (thiếu Tiểu đoàn 5); Tiểu đoàn đặc công 407 (thiếu một đại đội); Tiểu đoàn bộ binh 83; Đại đội công binh; Đại đội thông tin; ngoài ra còn có hàng trăm dân công, hàng chục xe chuyển quân lên vị trí tập kết, công binh tỉnh kết hợp với công binh của Trung đoàn 250, 142 làm nhiệm vụ mở đường, tổ chức các thiết bị vượt sông Sêrêpốc; Hướng thứ yếu (hướng 2): được giao cho Tiểu đoàn bộ binh 2 đo đồng chí Nguyện Văn Tá, tiểu đoàn trưởng chỉ huy; Trung đoàn cử đồng chí Nguyễn Khắc Cũng, chủ nhiệm chính tả đi cùng giúp đỡ từ Đồn biên phòng số 8 (Đắc Đam) theo đường 141 phát triển về tây bắc phối hợp với hướng chủ yếu tiến vào làm chủ thị xã Cô Nhéc.

Theo quy định tất cả các đơn vị tham gia chiến dịch Tổng tiến mùa khô 1978 - 1979 và làm nhiệm vụ trên đất bạn Campuchia phải được học tập quán triệt nhiệm vụ, ngoài nhiệm vụ tác chiến tiêu diệt địch, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là giữ nghiêm kỷ luật chiến trường, kỷ luật quân đội và kỷ luật quan hệ với nhân dân nước Bạn. Theo quy định của trên toàn bộ sinh hoạt vật chất của các lực lượng tham gia chiến dịch và làm nhiệm vụ trên đất bạn đều phải mang từ trong nước ta sang, công tác bảo đảm hậu cần đời sống phải chu đáo đầy đủ cho bộ đội, để bộ đội thực hiện đúng 9 điều quy định khi làm nhiệm vụ trên đất Bạn, (các đơn vị chỉ được sử dụng không khí và nước uống, củi, rau rừng trên đất Campuchia), ngoài ra không được động đến bất cứ tài sản nào của nhân dân Bạn, nếu Bạn hỗ trợ giúp đỡ phải được phép từ cấp Trung đoàn trở lên chấp nhận.

Đây là một chiến dịch hoạt động tác chiến với quy mô lớn và dài ngày, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhất là về chính trị, đòi hỏi phải có sự nỗ lực cố gắng vượt bậc của các đơn vị với năng lực tổ chức lãnh đạo chỉ huy của các cấp phải có bản lĩnh, kiên quyết và ý thức giác ngộ chấp hành kỷ luật mệnh lệnh trên chiến trường của mọi chiến sĩ.

Trong khi đó đặc điểm của Trung đoàn vừa mới cơ động lên biên giới, hoạt động được ba tháng ở trên tuyến trước, chưa tham gia chiến đấu với đội hình, lực lượng lớn. Quân số đến cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1978 Trung đoàn mới được bổ sung tân binh của các tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, nhưng biên chế vẫn chưa đủ theo yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu của chiến dịch phát triển trên khu vực chiến trường sâu và rộng, ta chưa biết được địa hình và thế bố trí của địch, phần lớn bộ đội mới đi nghĩa vụ, sau ngày miền Nam được giải phóng, nên chưa được huấn luyện sâu về kỹ, chiến thuật, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm chiến đấu ở chiến trường chưa được tích lũy nhiều. Việc rèn luyện hành quân xa mang vác nặng, vượt qua chướng ngại vật bãi mìn, leo đồi, lội suối, xử lý các tình huống cũng chưa được tập nhiều. Khâu bồi dưỡng tập huấn để nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy thực hành chiến đấu sát với thực tiễn địa hình, tình hình địch, đặc biệt là diễn tập chỉ huy - cơ quan và tổ chức đơn vị thực hành chiến đấu cấp Trung đoàn chưa làm được. Đối với cán bộ, chỉ huy các cấp hầu hết đã trải qua chiến đấu thời kỳ đánh Mỹ - ngụy được bổ sung ở các nơi về làm nòng cốt, nhưng nay với đối tượng tác chiến là quân Pôn Pốt, khác với quân đội Mỹ - ngụy trước đây, thủ đoạn phương châm tác chiến của quân Pôn Pốt là: "địch tiến ta lui, địch dừng ta quấy, dịch rút ta truy"; địch tránh đối đầu với ta, dựa vào địa hình phức tạp, quen thuộc, tổ chức bu bám đánh tiêu hao sinh lực ta, nếu ta sơ hở, mất cảnh giác, chủ quan địch sử dụng lực lượng đánh chiếm.

Do tình hình tác chiến khẩn trương, để thực hiện ý định, nhiệm vụ của chiến dịch, chiến lược đề ra, Đảng ủy Chỉ huy Trung đoàn ra Nghị quyết, chỉ thị, tổ chức lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ tập trung cho chiến dịch tiến công mùa khô 1978 - 1979 và làm nhiệm vụ trên chiến trường đất Bạn, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu được giao. Đặc biệt lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng được tiến hành khẩn trương, các quan điểm chủ trương của Đảng ta về nhiệm vụ dân tộc, nhiệm vụ quốc tế, mối quan hệ Bạn, thù lần nữa cần phải xác định, làm rõ cho cán bộ, chiến sĩ hiểu và ý nghĩa tầm quan trọng của chiến dịch nhằm đưa chiến tranh ra xa biên giới để bảo vệ giữ gìn hậu phương ta cũng như thực hiện nghĩa vụ quốc tế với nước bạn thể theo yêu cầu của Cách mạng bạn.

Cán bộ, chiến sĩ toàn Trung đoàn đã tiến hành sinh hoạt chính trị: "Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu, nghiêm túc chấp hành kỷ luật chiến trường, kỷ luật quan hệ dân quân, thực hiện tốt các chế độ quy định trong điều lệnh, điều lệ của quân đội. Bảo đảm giành thắng lợi to lớn, trọn vẹn toàn diện cả về quân sự, chính trị, đặc biệt giành thắng lợi về chính trị là vấn đề có ý nghĩa tầm quan trọng rất lớn ...".

Đảng ủy - Chỉ huy Trung đoàn đã phát động xây dựng chính trị tư tưởng phát huy trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ, chống mơ hồ, ảo tưởng, chống tư tưởng nhận thức cho rằng ta tiến công sang bên kia biên giới sâu vào nội địa là không đúng với quan điểm, mà phải có ý thức vì trách nhiệm nghĩa vụ quốc tế, vì trách nhiệm với đất nước láng giềng, vì sự hồi sinh của một dân tộc đang bị diệt chủng.

Thông qua đợt sinh hoạt chính trị, các tổ chức, cá nhân từng cán bộ, chiến sĩ đã đăng ký viết quyết tâm thư thực hiện các chỉ tiêu chiến đấu, chấp hành kỷ luật chiến trường, kỷ luật dân vận, đặc biệt là "9 điều quy định khi làm nhiệm vụ trên đất Bạn", khí thế ra quân của toàn Trung đoàn sôi nổi. Đặc biệt có một số đồng chí nữ y tá, nuôi quân cũng quyết tâm xin đi theo để phục vụ chiến đấu (mãi đến cuối năm 1979 khi Trung đoàn 250 cơ động lên Tà Sanh, Sâm Lốt mới ở lại tuyến sau).

Để có cơ sở xây dựng quyết tâm chiến đấu, kế hoạch hiệp đồng với các lực lượng, được sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắc Lắc; Trung đoàn đã tổ chức đoàn cán bộ trinh sát - chỉ huy do đồng chí Lê Minh Hoắc, Phó Tham mưu trưởng phụ trách luồn sâu sang bên kia biên giới để bám nắm địa bàn; đội hình, lực lượng bố phòng, quy luật thủ đoạn hoạt động của địch về xây dựng phương án, tổ chức chuẩn bị chiến đấu.

Để tiến hành tạo thế cho chiến dịch, ngay trong tháng 11, một số đơn vị đã được Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức lực lượng thọc sâu sang cắt đường 141 chia cắt Krăng Feh với Cô Nhéc (Môn-đun-ki-ri), nhằm tiêu hao, tiêu diệt và thu hút sư đoàn 920 - Pôn Pốt theo ý định tác chiến của chiến dịch và chuẩn bị hành lang chiến trường cho Tổng tiến công mùa khô 1978 - 1979.

Ngày 19 tháng 12 năm 1978, Bộ Tư lệnh tiền phương của tỉnh cùng các phân đội nhỏ đặc công, trinh sát, công binh ... tổ chức lực lượng luồn sâu trinh sát khu vực Cô Nhéc chuẩn mục tiêu trước cho các đơn vị phía sau cơ động sang tiến công vào sở chỉ huy sư đoàn 920 - Pôn Pốt. Còn toàn bộ binh lực của tỉnh gồm Trung đoàn bộ binh 250, 142, Tiểu đoàn đặc công 407, Đại đội công binh, thông tin hành quân vào vị trí tập kết sẵn sàng bước vào chiến đấu.

Nhiệm vụ của Trung đoàn 250 được Bộ Tư lệnh chiến dịch giao: Phối hợp với Trung đoàn 142, các Tiểu đoàn đặc công 407, các đơn vị trực thuộc của tỉnh tổ chức tiến công vào các lực lượng của sư đoàn 920, tiêu diệt sở chỉ huy sư đoàn địch làm chủ thị xã Cô Nhéc.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Trung đoàn triển khai đội hình theo phương án của chiến dịch trên hai hướng.

- Hướng chủ yếu: Sử dụng các lực lượng của Trung đoàn (thiếu Tiểu đoàn 2), từ Buôn Đôn (Eo Sup) vượt sông Sêrêpốc phát triển hướng tây bắc tiến về thị xã Cô Nhéc, hiệp đồng với các đơn vị bạn tiêu diệt sở chỉ huy sư đoàn 920 ở Cô Nhéc.

- Hướng thứ yếu: Sử dụng Tiểu đoàn bộ binh 2 được phối thuộc một số phân đội bảo đảm của Trung đoàn từ Đồn biên phòng số 8 (Đắc Đam) theo đường 141 phát triển về bắc - tây bắc tiến vào thị xã Cô Nhéc, hiệp đồng với hướng chủ yếu bao vây tiêu diệt sư đoàn 920, làm chủ Cô Nhéc.

Để thực hiện phương án trong chiến dịch, Trung đoàn cũng gặp không ít khó khăn bởi địa hình khá phức tạp vùng tiếp giáp với biên giới Việt Nam là rừng già, đồi núi nhiều, càng về phía tây thì chủ yếu là rừng quan mộc với các loại cây khọt, tre, gai ô rô, đồng ruộng ít, nương rẫy là chủ yếu, dân cư sống thưa thớt ở các phum, khum dọc theo 2 bên đường và 2 bên bờ sông; Đường sá cơ động cho xe cơ giới ít chỉ có con đường 141 từ Lom Phát đi Cô Nhéc về Đắc Đam sát biên giới ta chủ yếu là đường đất đỏ; Về sông suối có sông Sêrêpốc bắt nguồn từ các nhánh sông Đ.Cơ-rông từ huyện Krông-na và sông Đắc Đam, Đ.Phơ-lây dọc theo biên giới đổ về tây bắc, trên dòng sông Sêrêpốc địch thường sử dụng ca nô tuần tra, nên khi lực lượng ta hành tiến xe cơ giới cơ động khó khăn bởi địa hình chia cắt, thời tiết bước vào đầu mùa khô khí hậu khá nóng bức, bộ đội phải hành quân qua các địa hình trung du rừng cây dầu, cây khọt rụng lá, công sự chiến đấu đất cứng khô triển khai đào khó khăn, nước uống khan hiếm. Nhưng nhờ làm tốt công tác tổ chức chuẩn bị chiến đấu nên khí thế ra quân trên hai hướng chiến dịch vẫn sôi nổi.

Bước vào đợt một của chiến dịch (ngày 22 tháng 12 đến ngày 4 tháng 1 năm 1979), từ khu vực tập kết trên hướng chủ yếu vượt ở 2 bến vượt, đến 23 giờ ngày 24 tháng 12 toàn bộ lực lượng của Trung đoàn đã vượt qua sông và tiếp tục tổ chức vượt suối Đắc Đam, 12 giờ trưa ngày 25 toàn Trung đoàn vào vị trí triển khai chiếm lĩnh an toàn và chuẩn bị phát triển theo kế hoạch.
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #117 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2010, 08:41:15 am »

Hộp thư bác đầy bác tuans ôi
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #118 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2011, 12:07:31 pm »

ha !ha ,cứ lên Pailin mà hốt.Tớ ở Pailin từ 79-82 mà có được điếu Samit nào đâu,vì dân K không chơi đá đỏ,(VN thì chuộng) mà chỉ đổi đá xanh thôi,nên mấy bác vào Pailin trước 812 đã hốt hết rồi,tớ đây ở mấy năm,kiếm 1 viên về làm nhẫn mà còn không có nữa là,812 chỉ có bẻ cà phê để hút Samit thôi,cà phê Pailin mà uống với bột ngọt,hoặc muối thì "ngon tuyệt" .D mình ở Pailin thường hay :uống cà phê,hút cà phê và ngủ cùng cà phê .Nên khi về VN uống đậu cà phê,bắp cà phê,hạt dẹp cà phê ,thì chán thật.Xin chào các đồng đội ở E 250
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #119 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2011, 12:39:48 pm »

ha !ha ,cứ lên Pailin mà hốt.Tớ ở Pailin từ 79-82 mà có được điếu Samit nào đâu,vì dân K không chơi đá đỏ,(VN thì chuộng) mà chỉ đổi đá xanh thôi,nên mấy bác vào Pailin trước 812 đã hốt hết rồi,tớ đây ở mấy năm,kiếm 1 viên về làm nhẫn mà còn không có nữa là,812 chỉ có bẻ cà phê để hút Samit thôi,cà phê Pailin mà uống với bột ngọt,hoặc muối thì "ngon tuyệt" .D mình ở Pailin thường hay :uống cà phê,hút cà phê và ngủ cùng cà phê .Nên khi về VN uống đậu cà phê,bắp cà phê,hạt dẹp cà phê ,thì chán thật.Xin chào các đồng đội ở E 250
hehe bác nói thế nào chứ em thấy cánh lính Pailin sau này giàu lắm , dám qua đến XR thăm và đãi đồng hương ăn nhậu thoải mái nhờ có mấy cục đá đỏ đấy  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM