Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:43:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn Vận tải - Kinh tế - Bộ Binh - Khung huấn luyện thường trực - 250  (Đọc 59572 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #100 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 04:26:07 pm »

Bác nào từng là Bộ Đội , chắc cũng biết sốt rét là gì , nhiều ngày nó lấy đi hơn 50% sức chiến đấu , lao động của một đơn vị .
Em sợ nhất là tiêm thuốc sốt rét dầu gì đó , y tá phải luộc lên , ngày 2 mũi  .. cha mẹ ơi là nó đau , hai bên mông sưng to như hai cái chén nhỏ , phải lấy nước nóng trườm cho nó tan , em phải nằm sấp , nhiều thằng còn bị Áp Xe gì đó , phải rạch ra nạo mủ.. ôi... ôi.. là sốt rét .
Còn thuốc uống chclorroquin , nivaquin cái ông nâu nâu thì uống cứ gọi là ù hết tai mờ hết mắt , còn ông trăng trắng bỏ vào miễng đắng hơn mật cá , lên sốt mà ói nữa thì khủng luôn , lúc còn sốt thi cứ gọi là ngủ ly bì , nhưng hôm vùa hết cũng khổ luôn cả đêm lẫn ngày nó ngứa như kim châm , mắt thì cứ thao láo ngủ không được , miệng mồm thì đắng ngắt .
Không biết sao thời gian đó đơn vị em ai cũng ăn thật là cay , lấy được măng rừng về luộc lên , giã một chén ớt hiểm cộng thêm một ít mì chính thì đúng thật là ngon , chắc tại sốt rét miệng đắng ăn không biết cay , các bác Đại Đội bắt tối phãi xông muỗi khóm um trời , cho muỗi nó đi , nhưng em nói thực tối gác ít cũng phải 3 tiếng , muỗi Tà Sanh - Sam Lôp to như con ruồi nó mà chích bố thằng nào không đổ .
Năm cuối năm 80 em mới biết sốt Ác Tính : số là lúc đó đầu mùa mưa , mưa biên giới cả ngày không đủ mưa cả ban đêm , cứ như ngồi dưới vòi Sen , dang ăn cơm trưa , lúc đó vừa vét lại giao thông hào xong , em cứ thấy Thằng Liêm ( Hóc Môn ) cứ ngủa mặt lên trời , tay vẫn cầm chén cơm , rồi bất thình lình nó bật ngửa người ra , chân tay co quắp , mắt trợn ngược bọt mép sùi ra ( lúc đó em lại nghĩ bố tiên sư thằng này bị bệnh động kinh rồi , thế còn bắt đi bộ đội ) em cho lính gọi y tá , lúc y tá xuống nói là sốt Ác Tính , còn dặn em khi nào có đứa khác bị nhớ chặn cái thìa vào miệng không nó cắn đứt lưỡi . À thì ra sốt Ác Tính là thế , ai dè đâu đến chiều thằng Xồm ( Tây Ninh ) bị thật , hôm sau lại hai thằng nữa , phải nói lính Miền Nam rất nhạy với sốt rét Ác Tính . Em nói thật với các bác nhìn anh em bị mình cũng thương nhưng mình cũng sợ cho bản thân  Sốt Rét = Thiếu Người = Tăng Giờ Gác = Muỗi đốt = Sốt Rét cái vòng cứ thế xoay tròn , đến nỗi đơn vị sốt nhiều quá , y tá phải cặp nhiệt em nào 39o trở lên mới được nghì gác , lúc cặp em phải quan sát thật kỹ không lính mình lấy quẹt hơ ngón tay rồi xoa vào đầu nhiệt kế ( chuyện xưa rồi , lính mà ) còn bao nhiêu mánh của lính ta , như sữa bột hôm nào có công tác , mấy em pha thật đặc với nước lã là bụng cứ réo òng ọc , y tá phán câu rối loạn tiêu hoá ( chuyện xưa luôn rồi ) đừng hòng qua mắt cụ .
Các bác ơi theo em nặng nhất là sốt Ác Tính  , còn loại sốt ngày sốt đêm cứ ăn vào là nôn ngược cũng kinh , nhẹ nhất anh nào bị cách nhật cũng có ngày vi trùng và người cùng giải lao .
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #101 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 04:40:49 pm »

Em sợ nhất là tiêm thuốc sốt rét dầu gì đó , y tá phải luộc lên , ngày 2 mũi  .. cha mẹ ơi là nó đau , hai bên mông sưng to như hai cái chén nhỏ , phải lấy nước nóng trườm cho nó tan , em phải nằm sấp , nhiều thằng còn bị Áp Xe gì đó , phải rạch ra nạo mủ.. ôi... ôi.. là sốt rét .
Thằng này là Quinin Clohydrat 50% .
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #102 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 11:43:46 pm »

Năm 1978, càng bị thua đau trong chiến tranh xâm lược biên giới, bọn Pôn Pốt - Iêng Xa-ri lại càng đẩy mạnh việc chém giết, thanh trừng nội bộ, do đó phong trào ly khai nổi dậy đã lan ra ở nhiều nơi trong đất nước Campuchia và có những bước tiến rõ rệt, tiêu biểu là cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân và binh sĩ Khơ me đỏ thuộc quân khu Đông. Đến cuối năm 1978 phong trào nổi dậy của nhân dân và lực lượng vũ trang Campuchia chống bọn diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xa-ri ngày càng lan rộng trên hầu hết các quân khu, các vùng trong cả nước, đó là một thuận lợi tạo điều kiện cho lực lượng cách mạng Bạn phát triển.

Một sự kiện có ý nghĩa chính trị đặc biệt đối với cách mạng Campuchia đã diễn ra. Ngày 2 tháng 12 năm 1978 tại Snuôn, Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia được tuyên bố thành lập. Mặt trận do đồng chí Hêng Xom Rin đứng đầu. Cương lĩnh của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia xác định đúng mục tiêu, định hướng của cách mạng, do đó đã nhanh chóng tập hợp được lực lượng trong nước vùng lên giành chính quyền, đồng thời nhanh chóng nhận được sự đồng tình ủng hộ của bạn bè thế giới. Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra đời, là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển to lớn của cách mạng Campuchia.

Mặt trận và nhân dân Campuchia yêu cầu Đảng và Nhà nước ta giúp đỡ về lực lượng phối hợp với lực lượng cách mạng bạn tiêu diệt bọn diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xa-ri đưa đất nước Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng. Đây là thời cơ để ta cùng lực lượng vũ trang bạn tiến công tiêu diệt bọn diệt chủng.

Đáp lời kêu gọi khẩn thiết của nhân dân và Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, quân và dân Việt Nam lại một lần nữa nguyện kề vai, sát cánh với lực lượng cách mạng của bạn, chiến đấu nhằm lật đổ chế độ diệt chủng phản động Pôn Pốt - Iêng Xa-ri để giành lại chính quyền về tay nhân dân.

Những tháng cuối năm 1978, thực hiện chủ trương của Pôn Pốt - Iêng Xa-ri, Khơ me đỏ quyết dốc toàn bộ sức lực để đánh Việt Nam, nên đã tập trung 19 trong số 23 sư đoàn gần như toàn bộ lực lượng quân đội của chúng sang phía đông sát biên giới Việt Nam với ý định cuối năm 1978 sẽ đưa các sư đoàn này vượt trên toàn tuyến biên giới Tây Nam đánh chiếm một số khu vực có giá trị về mặt quân sự, chính trị, kinh tế để làm bàn đạp mở đường cho các bước phát triển tiếp theo thọc sâu vào nội địa bên sườn Tây Nam nước ta.

Không để địch gây thêm tội ác với nhân dân 2 nước, thực hiện Nghị quyết của Quân ủy Trung ương và mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Quốc phòng các đơn vị sẵn sàng mở chiến dịch Tổng tiến công mùa khô 1978 - 1979 trên toàn tuyến biên giới Tây Nam.

Ngày 17 tháng 12 năm 1978, Bộ Quốc Phòng thông qua quyết tâm và tổ chức hiệp đồng chiến đấu giữa lực lượng ta cùng với lực lượng vũ trang cách mạng bạn thực hiện cuộc Tổng tiến công giải phóng Campuchia.

Đối với địa bàn Quân khu 5 chiến dịch tiến công mùa khô 1978 - 1979 chia làm 3 đợt:
- Đợt l: Từ ngày 22 tháng 12 năm 1978 đến ngày 4 tháng 1 năm 1979, tiêu diệt sinh lực địch và giải phóng đất đai đến bờ đông sông Mêkông.
- Đợt 2: Từ ngày 7 tháng 1 đến 28 tháng 1 năm 1979 tiếp tục truy quét phía sau và phát triển tiến công tiêu diệt địch và giải phóng đất đai đến tỉnh Pre Vi-hia và Môn-đun-ki-ri.
- Đợt 3: Từ ngày 29 tháng 1 đến cuối tháng 2 năm 1979 tiếp tục truy quét, tiếp tục tiến công tiêu diệt các mục tiêu còn lại, xây dựng lực lượng bạn, bảo vệ hành lang.

Với lực lượng vũ trang tỉnh Đắc Lắc được Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao đảm nhiệm phát triển tiến công trên hướng quan trọng của chiến dịch: Tiêu diệt đánh tan rã sư đoàn 920 và các đơn vị địa phương vùng 105 - Pôn Pốt, cùng các đơn vị Quân khu và lực lượng vũ trang bạn giải phóng một phần tỉnh Môn-đun-ki-ri, trong đó mục tiêu chủ yếu thị xã Cô Nhéc.

Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tổng Tham mưu giao Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắc Lắc ra nghị quyết lãnh đạo với những chủ trương nhiệm vụ cơ bản trước mắt là: " ... Động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong tỉnh nỗ lực khắc phục khó khăn, giành thắng lợi trọn vẹn trên chiến trường Tây Nam ...

Đối với mặt trận trên biên giới, lực lượng vũ trang tỉnh cùng với toàn Quân khu phản kích đánh bại chiến tranh xâm lược quy mô lớn nếu địch liều lĩnh gây ra. Khi phát triển tiến công: Tiêu diệt các căn cứ lực lượng ngoài rừng cùng lực lượng cách mạng Bạn giúp đỡ nhân dân Bạn nhanh chóng ổn định đời sống, hỗ trợ cho lực lượng cách mạng Bạn làm chủ chính quyền, trên cơ sở xây dựng tình đoàn kết hữu nghị. Do đó đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ phải xây dựng quyết tâm cao, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, trong điều kiện thời gian khẩn trương, địa hình mới lạ, địa hình ta chưa nắm kỹ.

Nhanh chóng đưa đội hình luồn sâu, áp sát mục tiêu đúng thời gian hình thành vây ép địch, tranh thủ thời cơ đánh chiếm sư đoàn 920 - Pôn Pốt và làm chủ thị xã Cô Nhéc (tỉnh Môn-đun-ki-ri) trước ngày 10 tháng 1 năm 1979.

Theo mệnh lệnh của Quân khu 5 giao - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắc Lắc có nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến với các lực lượng vũ trang trên địa bàn tiến công tiêu diệt sư đoàn 920 - Pôn Pốt và các lực lượng vũ trang địa phương (1), cùng với lực lượng cách mạng của bạn giải phóng tỉnh Môn-đun-ki-ri.
-----------------------------------
(1) Lực lượng vũ trang địa phương của Pôn Pốt ở 4 huyện của tỉnh Môn- đun-ki-ri (vùng đặc biệt 105) mỗi huyện có một đại đội khoảng 100 tên.
-----------------------------------
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #103 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 08:31:28 pm »

Bác rongxanh ơi, phọt dùm tôi theo  đường 58 hướng về  tây bắc, các phum như Sereantiec, comrien, tôi nhớ chắc là nó cách pailin khoảng 40-50km, nơi đó tôi đóng quân từ tháng 10/79-3/82, lên trên 20km nửa qua sông Mong co bơ ray, là nơi E bộ E96 f309. Cám ơn bác nhiều. Bác Quyenkh, Tà ren cua chử V là F bộ 309, còn e 36pp của tôi đóng trên trục đường 10 tại phum bămbanpenh xã S'Đao cách cua chử V về hướng nam khoảng 15km.

Bản đồ của bác Matkieng, tỷ lệ 1:250.000

Bản đồ hơi lớn, bác nên save về máy dễ xem hơn.

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Sáu, 2009, 08:34:20 pm gửi bởi rongxanh » Logged
matkieng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 271


« Trả lời #104 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 10:25:57 pm »

Cám ơn bác rongxanh nhiều, xem rỏ quá
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #105 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2009, 01:52:35 pm »

Chắc em phải theo chân bác Tuấn cùng 250 theo từng nhiệm vụ mà em biết , cho ăn khớp với sử Trung Đoàn quá
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #106 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2009, 08:40:24 am »

 Tôi có quen thằng Thu người Thanh hóa nhập ngũ 84 ,không biết ở đơn vị nào nhưng nó là nhân viên tài vụ E nó kể là thuê người cùng đào Hồng ngọc ở Pai lin bán đổi vàng về nước mua  được làm nhà mái bằng , Trợ lý tài vụ E đó là Giáo người Nghệ an , thời bác quyềnh đẫ tham gia  đào chưa ?
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #107 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2009, 08:51:57 pm »

Bản đồ Mỹ tỷ lệ 1:50.000 năm 1971, khu vực Treng.

Theo tài liệu CIA thì năm khoảng tháng 3/1981 F309 đóng tại Pailin.

Bản đồ hơi lớn, các bác nên save về máy để xem dễ hơn.

Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #108 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2009, 10:45:41 pm »

Tôi có quen thằng Thu người Thanh hóa nhập ngũ 84 ,không biết ở đơn vị nào nhưng nó là nhân viên tài vụ E nó kể là thuê người cùng đào Hồng ngọc ở Pai lin bán đổi vàng về nước mua  được làm nhà mái bằng , Trợ lý tài vụ E đó là Giáo người Nghệ an , thời bác quyềnh đẫ tham gia  đào chưa ?
Anh em nói với bác cho vui đó , ngọn đồi Hồng Ngọc giáp Thái , mùa mưa thì dân Thái qua đào , mùa nắng thì rút về bên kia , Trung Đoàn em mở chiến dịch mùa khô thì chỉ còn những lán trống , họ qua bên đất Thái khai thác , chứ không khai thác bên ni.
Chung quanh ngọn núi Hồng ngọc là những bãi mìn lớn , mình bố trí có , địch bố trí có , nhớ lần cuối năm 79 bọn em phối hợp với Sư 341 & Đặc Công đánh lên núi 384 , leo lên núi đã mệt , nhưng không dám vịn vào cây kéo lên chúng gài đạn cối trên ngọn , còn những bãi mìn em nói không ngoa , chỉ bằng mảnh chiếu gỡ được gần ba chục em KP2 vừa vướng vừa đạp , thằng Sơn Công Binh gỡ nhiều quá mệt , bỏ cây dò mìn xuông đất đúng vào sợi dây mìn thế là hy sinh vì vô ý một tích tắc , khi chiếm được chủ yếu là gỡ mìn , địch đã chạy hết , khẩu đội em nhóm lửa sưởi vì mùa đó cuối tháng 12 tây trời lạnh như cắt về đêm , thằng Việt hút thuốc Lào xong , quệt quệt cái đóm xuống đất trúng ngay cái núm mìn , may nó không cười chung với khẩu đội , sáng hôm sau bò xuống núi chân người đi sau phải đúng vào dấu chân người đi trước , có những xác thú chỉ còn xương xa xa phát khiếp .
Những năm sau đó , lúc nào mở chiến dịch hoặc có đi luồn sâu thám thính trước bao giờ cũng nhớ và tránh xa các tọa độ chết người đó , Em có một nỗi day dứt mãi không quên , khi đơn vị rút quân ra ngoài StaReng , em quên gỡ một trái mìn Kp2 em gài bố trí dưới gốc cây Sầu Riêng ngay lối mòn trực chỉ vào B3 của em , sau này thằng bạn ở D3 ra quân sau em về kể , lính D3 thấy sầu Riêng rụng dưới gốc vào lượm , mìn nổ hy sinh hai bị thương một , vì D3 lúc đó còn ở lại dạy kỹ chiến thuật cho bạn
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #109 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2009, 08:41:30 am »

 Quyêhf @  Chuyện đào Hồng ngọc ở pai lin hắn nói thật vì đêm khua anh em tâm sự mà ,nghe chuyện tôi cũng không hình dung được , có khả năg là sau này 88-89 gì đó trước khi rút quân , Ở Pai lin có câu ngạn ngữ ""Trời mưa người ngu ngửa mặt lên trời "" để nói khi mưa xói đất hồng ngọc lộ ra phải nhìn xuống đất để nhặt
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM