Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:28:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện viết từ chiến trường năm ấy  (Đọc 38779 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #40 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 02:20:35 pm »

Bài viết nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương cho buổi nông thôn

CON VOI BẤT NGHĨA


(Khuyết Danh)

Truyền thuyết ngàn năm của đất nước nói rằng: Dân tộc Việt Nam là cùng một gốc - Lạc Long Quân sánh duyên cùng âu Cơ đẻ ra trăm trjng, nở trăm con.

Năm mươi con trai theo cha xuống biển,
Năm mươi con gái theo mẹ lên rừng.


Chung sức chung lòng lập nên đất nước Văn Lang, xưng hiệu Hùng Vương. Đó là triều đại đầu tiên của lịch sử đất nước ta. Đất nước Văn Lang được thiên nhiên đặt ở giữa miền nhiệt đới Đông Nam, nơi có núi cao, sông lớn, đồng ruộng, đất đai màu mỡ. Trong quá trình lập nước và giữ nước, đất Văn Lang không rộng, người Văn Lang không đông, nhưng từ buổi mới khai sinh đã phải đương đầu với biết bao kẻ thù hết sức hung ác, mạnh hơn mình gấp bội. Trước mối đe dọa kinh hoàng đó, muốn sống thì phải chinh phục thiên nhiên, một người làm không nổi, một bộ lạc làm không nổi mà phải nhiều người, nhiều bộ lạc hợp thành một khối thống nhất, ý chí thống nhất, hành động thống nhất để bắt thiên nhiên phải phục vụ con người.


Có lũ lụt từ khi có trời đất, sông núi, nắng mưa, sương gió. Do đó mà sự đoàn kết, sự thống nhất về ý chí, hành động và tình cảm của dân tộc cũng được hình thành từ lúc ấy Hoạn nạn có nhau, vui sướng chia nhau sống chết không lìa nhau, tình đoàn kết gắn bó anh em cùng một tổ đã tạo nên sức mạnh phi thường đưa đất nước vượt qua bao sóng gió, hiểm nguy.


Chuyện cổ tích Sơn Tinh đó là hình ảnh tinh tuý thể hiện sức mạnh vĩ đại của nhân dân Việt Nam ta hợp sức chung lòng chống thiên tai, mang lại cuộc sống thanh bình ấm no cho dân tộc.


Có thể nói đất nước ta khai sinh bằng tinh thần đoàn kết, thống nhất và hoà hợp. Đoàn kết chinh phục thiên nhiên là một yếu tố dựng nước Văn Lang, nhưng yếu tố quyết định sự sống còn của dân tộc Văn Lang là chống ngoại xâm. Nước Văn Lang được sinh ra ở giữa vùng Đông Nam, một giang sơn gấm vóc làm cho kẻ ngoại bang thèm thuồng, chúng có thể đến từ bốn phương, bằng đường bộ, đường biển, thường là kẻ địch mạnh hơn ta nhiều. Cho nên tổ tiên đã dạy con cháu rằng: Hợp là sống, chia là chết. Tuân theo lời dạy của tổ tiên, suốt 4000 năm qua, dân tộc Việt Nam đã liên tiếp đánh bại hết kẻ địch này đến kẻ địch khác. Chuyện Thánh Gióng thống giặt Ân, là kết tinh của không biết bao nhiêu lần người Văn Lang đánh bại quân xâm lược, giữ vững địa bàn sinh tử của dân tộc mình.


Thánh Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, một dân tộc cần cù, dũng cảm, yêu nước trên hết. Giặc tan rồi thì lặng lẽ trở về mảnh ruộng, luống cày của mình, tiếp tục lao động xây dựng cuộc sống ấm no. Truyền thống cao đẹp đó đã được nông dân ta hấp thụ một cách sâu sắc, luôn luôn mang sẵn trong mình bản sắc của con cháu Vua Hùng: yêu nước, yêu quê hương, xóm làng, ruộng rẫy, dù có phải cường bức lìa quê xa xứ, nhưng người nông dân vẫn luôn hướng về quê cha đất tổ. Khi giặc xâm lấn, hịch cứu nước loan truyền thì con cháu dù ở xa cách mấy đều trăm ngả đổ về tụ hợp, một lòng đánh giặc, giữ an dật nước bờ cõi. Nhưng trong anh em, con cháu một nhà, lại có những kẻ bất hiếu, bất trung. Truyền thuyết về "Con voi bất nghĩa" là một tấm gương phản chiếu cho con cháu đời sau. Truyền thuyết rằng: Vua có 100 con voi trận, những đứa con trung hiếu cùng vua đi đánh giặc, trăm trận trăm thắng. Một hôm sau khi dẹp yên giặc ngoại xâm vua gọi đàn voi vào chầu thì trong đàn có một con voi bước ra khỏi đàn quay đuôi lại, đầu nhìn về phương khác tỏ ý không thần phục. Vua giận liền tuốt kiếm thần xử tội con voi bất nghĩa để làm gương cho những kẻ quên công cha nghĩa mẹ và tổ tiên. Người đời truyền tụng câu ca trách móc những kẻ bất hiếu, bất trung:

Chín mươi chín con theo mẹ một lòng
Một con ăn ở ra lòng riêng tây


Câu ca ấy, cho đến ngày nay vẫn còn giá trị sâu sắc của đạo làm con.
 
Và thực tế là ngày nay vẫn có kẻ tự xưng là con hồng cháu lạc mà lại rước ngoại bang về dày xéo lên quê cha đất tổ Nông dân ta vốn được sinh ra và lớn lên từ cái nôi của đất Văn Lang, con cháu vua Hùng, luôn luôn mang trong người bản sắc "trung hiếu son sắt một lòng, thờ mẹ kính cha, bảo vệ giang sơn gấm vóc của tiên tổ. Bởi vậy:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Khắp nơi truyền mãi câu ca
Nước non, vẫn nước non nhà ngàn năm.


Người nông dân miền Nam ta ngàn vạn năm vẫn tìm về cội nguồn Hồng Lạc. Chúng ta vô cùng oán giận những kẻ xâm lăng Bá đa lộc, lập công trường Giôn ken nơ đi v.v… Ở Sài Gòn những kẻ này bắt dân Việt phải thờ phụng tri ân ngoại bang. Họ nói ngược rằng "Đó là những người có công dựng nước và giữ nước". Kẻ nào, ai vô đó? Nguyễn Ánh, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đều là loài phản tổ tiên, rước kẻ thù giày xéo mồ mả ông bà, chia cắt giang sơn, gây hận thù dân tộc. Bọn chúng có khác nào con voi bất nghĩa kia.


Đồng bào miền Nam ta luôn luôn nhớ lời ký thác của tổ tiên: "Hợp là sống, chia là chết Và cũng nhớ lời dạy của Bác Hồ: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trải qua hơn một trăm năm chống thực dân, đế quốc và tay sai, nhân dân ta đã chiến đấu liên tục và giành nhiều thắng lợi vẻ vang. Cuối cùng chúng ta đã đánh bại đế quốc Mỹ hung bạo nhất của thời đại, kẻ thù số một của nhân loại và tống cổ chúng ra khỏi đất nước thân yêu của chúng ta. Giờ đây đồng bào ta lại đoàn kết, hoà hợp toàn dân tộc con bồng cháu Lạc thành một khối thống nhất, kế tục truyền thống của vua Hùng "trọng trung hiếu, ghét bất nghĩa đem lại sự thống nhứt cho giang sơn để cho đồng bào Nam Bắc sum hợp bên nhau, vui hường một ngày giỗ tổ vua Hùng trong mối tình dân tộc hoà hợp, đất nước thống nhất và hoà bình thật sự trong độc lập và tự do hoàn toàn không có sự can thiệp thô bạo của ngoại bang hiếu chiến và xâm lược.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #41 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 02:21:28 pm »

LỊCH SỬ MIỀN TRUNG, SÁNG NGỜI CHÍ KHÍ

Nguyễn Hồng Trang



Năm 1858 bọn thực dân xâm lược Pháp vào nước ta. Thực dân Pháp biến Đà Nẵng thành phố cảng thân yêu cửa ngõ của miền Trung, thành một quân cảng đưa súng đạn, quân lính vào để giết hại nhân dân ta.

Cũng từ buổi ấy, tiếng gọi ngân vang hịch truyền khởi nghĩa của những người yêu nước, miền Trung cùng cả nước một lòng đứng dậy đấu tranh. Nhân dân miền Trung nói cho bọn thực dân cướp nước biết rằng: "Chúng tôi sợ trời hơn sợ sức mạnh của các người. Chúng tôi nguyện chiến đấu mãi mãi không nghỉ!”. Từ lời tâm huyết đó khích lệ muôn người Kinh, Thượng nổi dậy đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho đồng bào.

Cùng với cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Thủ Khoa Huân, thiên hộ Dương ở Nam Bộ, trải qua 72 năm (từ năm 1859 - 1930), nhân dân miền Trung liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp xâm lược và bọn tay sai bán nước, đòi tự do, độc lập dân tộc.

- Nổi lên là những cuộc đấu tranh: của Lê Trung Đình, Trần Văn Dư… ở Quảng Nam, Quảng Ngãi lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa đánh Pháp (1885). Những cuộc biểu tình chống nộp thuế, bắt phu đã diễn ra liên tiếp và quyết liệt của nhân dân các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên (năm 1908). Cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân ở Huế năm 1916 đã dấy lên một phong trào chống Pháp mạnh mẽ ở các tỉnh miền Trung.

Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu thương, viên chức ở các tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế đã diễn ra sôi nổi năm 1930 với khẩu hiệu công nông minh liên hiệp chống đế quốc, thực dân gây chiến tranh xâm lược.

Nhiều cuộc đình công, bãi thị, biểu tình của nhân dân nổ ra ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Đà Nẵng và nhiều nơi khắp miền Trung năm 1932.

Nhiều cuộc đình công, bãi thị, biểu tình của công nhân, nông dân, tiểu thương đã nổ ra ở Huế chống thực dân Pháp cai trị, đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi tự do nghiệp đoàn, giảm tô thuế...

Những phong trào chống thực dân Pháp ấy, vô cùng anh dũng, nhưng đều thất bại, vì nhân dân miền Trung thiếu một,đường lối đúng đắn phù hợp với điều kiện lích sử mới. Nhưng may mắn thay, Hồ Chủ tịch vị cứu tinh của dân tộc, đã chỉ đạo nhân dân cả nước ta đi theo con đường mà Người đã vạch đó là: "Thà hy sinh tất cả chứ nhứt định không chịu làm nô lệ".


Lời hịch của Bác Hồ là một chân lý sáng ngời. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào và chiến sĩ miền Trung vẫn hiên.ngang, lẫm liệt, anh hùng. Quân và dân Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên, Bình Định, Phú Yên, cùng với cả nước đã tiến công địch, phát triển du kích chiến tranh nhân dân. Ở các thành thị Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Hội An, Tam Kỳ, Bồng Sơn, Tam Quan v.v... phong trào đấu tranh của đồng bào các giới liên tục dâng lên mạnh mẽ, nổi bật là cuộc mít tinh, biểu tình thị uy có võ trang đã nổ ra ở nhiều phủ, huyện ở Quảng Nam, Quế Sơn, Tam Kỳ (1942), cuộc biểu tình của học sinh trường Khải Định ở Huế bãi khoá chống bắt lính. Năm 1954 nhiều cuộc biểu tình lớn của nhân dân các giới ở Huế, Đà Nẵng và nhiều nơi khác đòi đình chiến...

Đồng bào và chiến sĩ miền Trung anh dũng chiến đấu liên tục đã góp phần đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước ta.


Thực dân Pháp gần 80 năm xâm lược nước ta, để cuối cùng chuốc lấy một thất bại chua cay cuốn gói về nước. Nhưng đế quốc Mỹ không nhìn đó làm bài học, chúng lại nhảy vào. Bọn xâm lược Mỹ dựng lên một chánh quyền tay sai cực kỳ phản động, gây nên vô vàn tội ác với nhân dân ta. Chúng ta làm sao quên được những vụ tàn sát dã man nhân dân ở Duy Xuyên, Hướng Điền, Chợ Được, Sơn Mỹ v.v... Nhưng kẻ gây tội ác thì chúng nhứt định phải nhận lấy đòn trừng phạt. Trà bồng đồng khởi, tiếp đó hàng loạt đơn vị võ trang miền Trung ra đời và trưởng thành nhanh chóng, chiến công nối tiếp chiến công. Chiến thắng Vạn Tường, núi Thành đánh bại uy thế ban đầu của đạo quân viễn chinh Mỹ. Tiếp đó là những chiến thắng đèo Nhong, Phủ Cựu, Đá Đen, Liên Chiếu, Vân Đồn. Đặc biệt đồng bào và chiến sĩ Thừa Thiên đã đạp bằng khó khăn gian khổ, làm nên một chiến công sáng ngời trang sử. Đó là 25 ngày dêm đánh và chiếm giừ thành phố Huế (1968). Năm 1972 cuộc tiến công và nổi dậy của đồng bào cả miền Nam ta làm cho bè lũ Mỹ Thiệu thất bại nặng nề. Vùng giải phóng miền Trung mở rộng làm chỗ dựa vừng chắc cho thắng lợi cuối cùng. Thắng lợi to lớn và toàn diện của quân và dân miền Nam ta năm 1972 đưa đến việc đế quốc Mỹ phải chịu ký kết Hiệp định Paris, rút toàn bộ quân viễn chinh Mỹ ra khỏi nước ta, cam kết quyền tự quyết của nhân dân ta, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhân dân miền Nam ta.


Nhưng thực chất trong hai năm, Mỹ vẫn tiếp tay cho Thiệu phá hoại một cách có hệ thống Hiệp định Parìs về Việt Nam. Thiệu lúc nào cũng tỏ ra hiếu chiến, hắn tuyên bố: "Không bao giờ có hoà bình, không bao giờ có bầu cử". Hắn ra lịnh cho binh lính "xử tù, xử tử hình những người trung lập và những người công khai thân cộng sản". Thiệu đã đẩy hàng chục vạn đồng bào Quảng Trị, Thừa Thiên vào cuộc sống tập trung đói khổ, chết chóc ở các trại định cư Rừng lá, Long Khánh và nhiều nơi khác. Thiệu còn mở hàng ngàn cuộc hành quân lấn chiếm cày ủi ở nhiều nơi khác thuộc các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi... đẩy đồng bào ta vào cảnh màn trời chiếu đất. Có năm mươi ngàn người ở các huyện Phú Lộc, Hướng Điền, Quảng Điền, Phú Thứ, Vĩnh Lộc thuộc tỉnh Thừa Thiên lâm vào cảnh đói khổ chết chóc.


Có thể nào để cho tên Việt gian bán nước Nguyễn Văn Thiệu và tay chân của chúng liên tiếp phá hoại hoà bình, chà đạp lên mọi nguyện vọng và quyền tự do dân chủ của nhân dân ta sao? Đã đến lúc rồi, đến lúc phải đánh đổ  chế độ Thiệu, đánh đổ cả bộ máy thống trị của chúng thì mới có hoà bình, tự do, no ấm.


Khi mà lòng người đã nổi giặn thì không có một thế lực bạo tàn nào ngăn cản nổi. Đồng bào và chiến sĩ miền Trung kiên quyết nổi dậy, tiến công trừng trị tập đoàn ngoan cố Nguyễn Văn Thiệu, đánh mạnh vào tận sào huyệt của Thiệu nơi xuất phát các cuộc hành quân gây tội ác đối với đồng bào ta. Đồng bào ơi, chiến sĩ ta ơi! Tiến lên quyết giải phóng quê hương. Cả vùng trời vùng đất Tây Nguyên đã về tay nhân dân làm chủ, bóng quân thù đã bị quét sạch rồi. Thừa Thiên Huế thân yêu, Quảng Nam, Quảng Ngãi kiên cường, cờ cách mạng đã tung bay trong gió. Cuộc sống độc lập, tự do thật sự trở về với nhân dân. Đồng bào ta hãy vui mừng hợp sức cùng lực lượng võ trang thu dọn những gì đổ nát, nhanh chóng ổn định đời sống, góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương. Đồng bào ta già, trẻ, gái trai phát huy truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, thừa thắng xông lên kiên quyết quét sạch bè lũ Thiệu.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #42 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 02:22:47 pm »

VÙNG K. NGÀY ẤY


(Khuyết Danh)


K. thuộc vùng dân tộc, phần đông là người Xê-tiêng, đã không ngừng vươn lên lập nhiều thành tích mới trong chiến đấu, sản xuất cải thiện đời sống.

Ngót một năm, nay mới có dịp trở lại, nơi đây tôi thấy tất cả cảnh vật và con người đều thay-đổi ngoài sức tưởng tượng. Tại trụ sở của Uỷ ban nhân dân cách mạng, anh Sáu ủy viên thường trực ủy ban nói với tôi:
- "Với tinh thần liên tục nổi dậy tấn công địch mạnh mẽ và đều khắp, đồng bào các dân tộc chúng tôi cố đem hết sức mình làm theo di chúc của Bác Hồ kính yêu và hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ cách mạng lâm thời, tất cả lập công, người người thi đua. Khắp buôn làng từ cán bộ chiến sĩ cho đến đồng bào, trai gái, ai nấy đều hăng hái thì đua, sôi nổi giết giặc lập công để xây dựng đời sống mới và để đáp đền ơn Bác. Với tinh thần đó, ngần một năm nay, tức là sau khi học tập di chúc Bác, chúng tôi đã đẩy mạnh công tác củng cố và phát triển đội du kích, lực lượng đấu tranh chính trị và xây dựng các đoàn thể vững mạnh về mọi mặt, để sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu thâm độc của kẻ địch. Đồng thời xây dựng và củng cố tổ vần công, các tổ chức làm ăn để đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đời sống".

Biết tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về tình hình cụ thể ở đây, anh ngừng một lát, mời tôi uống nước rồi hỏi tôi "thời gian qua, trong việc thực hiện cái chương trình "bình định cấp tốc" đồng chí có nghe nói giặc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn đã làm những gì ở đây rồi chớ? không đợi tôi trả lời anh Sáu nói tiếp:

- "Ở chỗ chúng tôi đây cũng như các nơi lân cận, ngoài việc chúng dùng máy bay, pháo bầy đánh phá ngày đêm vào nương rẫy, buôn làng của đồng bào, tụi sư đoàn 25 Mỹ còn kết hợp với bọn bảo an tăng cường càn quét đánh phá, cướp bóc làm cho công việc đi lại làm ăn của đồng bào hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, bọn bình định, bọn chiến tranh tâm lý còn thường xuyên bày trò tuyên truyền chiến thắng giả tạo, tuyên truyền hoà bình bịp bợm để lung lạc tinh thần đồng bào. Thâm độc hơn là chúng tìm cách vu khống nói xấu cán bộ cách mạng, gợi lại những tập quán cũ kỹ để gây mâu thuẫn làm mất lòng tin nhau giữa người kinh với người dân tộc. Chúng còn tổ chức bộ máy kìm kẹp phản động như tổ ấp, công an gián điệp ngầm, tổ chức phượng hoàng, phòng vệ dân sự".

Ngắt lời anh, tôi hỏi:

- "Như vậy có ảnh hưởng gì nhiều đến đời sống và sinh hoạt của đồng bào mình không?"

Rít một hơi thuốc lá thật dài, anh mỉm cười rồi nói: "Coi dữ vậy chớ không có gì đâu anh ơi? Dễ dầu gì mà chúng nó gạt được đồng bào dân tộc mình. Vốn một lòng một dạ tin tưởng cách mạng, tin tưởng Bác Hồ, được học di chúc của Bác, cán bộ cũng vậy, đồng bào cũng vậy, ai cũng biết cái bụng độc ác của thằng Mỹ, thằng ngụy rồi. Ai mà chịu làm theo nó, ai mà thèm nghe cái miệng nói láo của nó."


Thật vậy, dựa vào sức mạnh tổng hợp của toàn dân, đẩy mạnh đấu tranh chính trị du kích vũ trang và vận động binh sĩ địch, vùng K. từng bước đã bẻ gãy chương trình bình định của địch, giữ vững quyền làm chủ của mình. Qua một năm học tập và làm theo di chúc của Bác, vùng K. đã đẩy mạnh du kích vũ trang xây dựng xã chiến đấu tiêu hao, tiêu diệt sinh lực định bảo vệ buôn làng, nương rẫy. Dựa vào ưu thế của xã chiến đấu, thời gian qua du kích và đồng bào đã đánh địch hằng chục trận, làm cho chúng hoảng sợ phải co lại không dám ngang nhiên đi lùng sục, cướp phá, bắt bớ đồng bào như trước. Bọn bình định, bọn công an, phượng hoàng, bọn tề điệp ác ôn dần dần bỉ du kích và đồng bào bắt giáo dục và trừng trị gần hết. Số còn lại phải thụt đầu không dám hống hách kìm kẹp đồng bào. Bọn địch hoang mang co lại Thừa thắng, đồng bào ta kéo đến bọn tề đấu tranh đòi tự do đi lại làm ăn, đòi bồi thường những thiệt hại do chúng gây ra và vận động binh sĩ đồng tình, cùng tham gia đấu tranh. Trước sức đấu tranh mạnh mẽ của đồng bào, với những lý lẽ chính đáng địch buộc phải nhượng bộ và phải chịu để cho đồng bào đi lại sản xuất. Giáo dục tinh thần dân tộc, tinh thần giai cấp, đồng bào đã kêu gọi nhiều đội viên phòng vệ dân sự, lính dân vệ bỏ súng trở về nhà làm ăn sinh sống, tránh những việc làm tội lỗi chết thay cho giặc.

Rời trụ sở ủy ban, tôi theo bác Tư cán bộ Nông hội để đi về ấp R. Vừa đi đường tôi vừa thăm hỏi về công việc làm ăn sinh sống của đồng bào trong vùng. Với giọng vui vẻ bác Tư cho biết:

- "Vùng chúng tôi đây, đất đai không rộng lắm mà lại thường bị hạn hán. Giặc lại đánh phá dã man nên công việc làm ăn luôn gặp khó khăn. Nhưng nhờ ở sự lãnh đạo của chính quyền cách mạng, được nông hội giúp đỡ, nhờ tinh thần quyết tâm bám đất sản xuất, chiến đấu của đồng bào, nên đời sống của bà con trong vùng không ngừng đổi mới."


Chúng tôi lại tiếp tục đi nhiều nơi trong vùng. Gió tháng 8 mát rượi. Đó đây trên khắp mương rẫy từng tốp người đang hăng hái làm mùa. Người cày, người cuốc. Kế bên những đám bắp mới thu hoạch là những rẫy được dọn sạch để chuẩn bị cho vụ rau cải. Những em bé gái thoăn thoắt tỉa hạt, cha mẹ đi dân công tải đạn, tiếp lương ở chiến trường. Những vạn vần công của chị em đang thay chồng, con em mình đi cầm súng canh gác bảo vệ xóm làng, bao vây bốt giặc, đi dân công ra tiền tuyến. Chị em vừa làm, vừa hò hát. Tiếng hò ngân vang giữa ngày mùa đầy hy vọng của vùng dân tộc K dưới ngọn cờ vinh quang của chánh phủ cách mạng lâm thời.

Chỉ tay về phía rẫy lúa đang vươn mình sắp đến ngày trổ bông, bác Tư vui vẻ nói:

- "Chú còn nhớ M không, ở đây năm rồi toàn là cỏ hôi với gai mắc cỡ mà nay như vậy đỏ, chú có mê không?"
Bác Tư mỉm cười nói tiếp:

- Thứ lúa này năm nay nhà nào cũng có tỉa, mỗi nhà ít nhất cũng là hai thùng lúa giống. Còn bắp mà đồng bào mới bẻ đó, thì tính trung bình mỗi gia đình cũng trồng được hơn năm lít giống. Các thứ đậu, rau, cải nếu năm nay không bị trở ngại gì thì đồng bào ăn sao cho hết. Cả tiểu đoàn giải phóng đến ăn cũng đủ.


Qua một năm, trở lại vùng K, những con số kết quả cụ thể mà bác Tư vừa kể làm cho tôi hết sức phấn khởi. Năm nay nhất dình đồng bào ở đây sẽ không còn bị thiếu thốn về lương thực, thực phẩm nữa. Kết quả cụ thể đó còn nói lên tinh thần quyết tâm của đồng bào vùng K vượt mọi khó khăn do thiên tai, dịch họa gây ra để đẩy mạnh và phát triển sản xuất. Với tinh thần đó, tôi tin tưởng nhất định tới đây đồng bào ta sẽ không ngừng ra sức xây dựng xã ấp chiến đấu, tham gia chiến đấu du kích để chống trả mọi cuộc càn quét đánh phá của địch, ra sức chăm sóc và bảo vệ hoa màu.


Bác Tư còn phấn khởi cho tôi biết khá đầy đủ về cuộc sống đổi mới của đồng bào ta trong vùng. Qua một năm học tập và làm theo di chúc của Bác, đồng bào dân tộc vùng K đổi mới cả những nếp sống của con người. Những tập quán cũ kỹ từ xưa như cà răng, căng tai dện nay không còn nữa, hầu hết các dân tộc trong vùng đều ăn cơm bằng đũa, bằng chén. Nhiều nơi đã thực hiện uống nước chín và xây hố tiêu công cộng. Trước kia, đồng bào chỉ biết làm được bao nhiêu thì dem ra ăn bấy nhiêu rồi mới tiếp tục làm nữa. Nhưng ngày nay đã biết dự trữ để ăn lâu dài và đóng góp cho cách mạng. Tổ y tế có y tá phụ trách được thành lập ở khắp các thôn. Trường lớp văn hoá được dựng lên ở mỗi ấp để dạy cho các em thiếu nhi. Hầu hết con em các dân tộc đều được cắp sách đến trường học, các em chẳng những học tiếng dân tộc mà học tiếng, chữ Quốc ngữ.
Nhà rông bây giờ là một hội trường chung được dựng lại ở mỗi ấp. Hội trường chung là nơi để học tập, múa hát của các em nhằm phục vụ đồng bào.


Thật là một sự đổi mới hết sức nhanh chóng, sự đổi mới đó đã nói lên sức mạnh của lòng căm thù giặc cao độ, lòng biết ơn sâu sắc đối với Bác Hồ kính yêu của đồng bào dân tộc vùng K.


Trở lại vùng K. lần này, tôi càng thêm tin tưởng rằng vùng K. sẽ không ngừng phấn dấu vươn lên thực hiện tốt hơn nữa di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu. Dù cho kẻ thù Mỹ ngụy có âm mưu thâm độc thế nào, có hành động tàn bạo đến mấy cũng không sao khuất phục nổi đồng bào vùng K. kiên cường.


Đồng bào các dân tộc vùng K. sẽ chung sức chung lòng, chung đoàn kết hậu phương với tuyền tuyến, nông thôn, rừng núi và thành thị, tạo thành sức mạnh sắt thép, quật ngã kẻ thù Mỹ nguỵ để giành quyền làm chủ buôn làng, nương rẫy của mình.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #43 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 02:23:37 pm »

MÀU XANH TIẾN CÔNG

Hữu Quả


Tôi về thăm xã L. huyện Quế Sơn đúng vào thời kỳ bà con ở đây đang đẩy mạnh là vụ đông xuân. Đúng lúc này địch đang ra sức dùng phi pháo đánh phá điên cuồng. Chi trong vòng 20 ngày, chúng đã cho B.52 đánh phá 5 lần và bắn hàng nghìn quả đại bác vào khắp xóm làng đồng ruộng của xã. Những đám mạ sắp đến ngày nhổ cấy bị đạn pháo phá nát. Những thửa ruộng đã dọn bờ, bừa nhuyễn bị bom cày tung lên. Bom đạn địch còn cướp đi một số trâu bò.... Khó khăn ác liệt thật đấy, nhưng mỗi người dân xã L. đâu có chịu thua thằng địch, mạ bị phá nát, bà con gieo lại mạ khác thay thế gieo thành nhiều đám, nếu nơi này có hỏng đã có nơi khác bù đắp. Đám ruộng này bị bom đạn khoét, đã có mấy đám khác được cày bừa thay thế. Ý chí quyết thắng giặc Mỹ của nông dân trên đồng ruộng xã L được biểu hiện từ trong bảng chỉ tiêu kế hoạch trong các cuộc họp của cán bộ, cho tới từng việc làm của những bà con nông dân.


Một buổi sáng tôi đi theo đồng chí Mai Phồn chủ tịch xã qua thôn T. trên đường đi, tôi thấy mấy đám mạ vừa bị bom B.52 phá nát, chiều hôm sau tôi trở lại đã thấy những đám mạ mới đã được gieo ngay bên cạnh số mạ bị hỏng. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, đồng chí Phồn nói: "Dân xã này là thế đấy anh ạ, chả chịu thua thằng Mỹ đâu Thời kỳ này anh về có căng thẳng đấy, nhưng đối với nhân dân xã chúng tôi đã là thời kỳ thơ lắm rồi. Những năm gian lao nhứt là từ 1962 đến 1970, năm 1967 là năm bọn không vận Mỹ ồ ạt tràn vào đánh phá khốc liệt Trong 3,4 tháng chúng giết của chúng tôi hơn 900 con trâu, bò cày. Những năm 1969, 1970 là thời kỳ "Mỹ lết Chúng bốc chỗ này đổ chỗ kia, càn đi quét lại dai như đỉa đói. Có tháng chúng càn tới 25 ngày và không tháng nào là không có càn. Trong hoàn cảnh bom đạn ác liệt người chết, nhà bị đốt, dụng cụ sản xuất bị phá huỷ, sức kéo không có đủ, thế mà nhân dân xã chúng tôi có chịu bỏ ruộng đâu. Chúng tôi kiên trì thực hiện phương châm 3 bám: Cán bộ bám dân, dân bám ruộng, du kích bám địch, địch đến, đưa dân lánh, địch đi, đưa dân về sản xuất. Có thời kỳ căng quá, chúng tôi làm cả ban đêm..."


Qua lời kể của đồng chí Mai Phồn, tôi hiểu rằng, nhờ có quyết tâm cao của cán bộ và nhân dân trong xã, âm mưu thâm độc của giặc Mỹ muốn xã này thành vùng trắng đã bị thất bại. Suốt mấy năm liền đổ mồ hôi, sôi nước mắt và đổ cả máu để làm ra những hạt lúa, củ khoai, nhân dân xã L. đã góp phần xứng đáng vào cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Hôm tôi từ giã xã L. nhân dân trong xã đã cấy được hơn nửa phần diện tích đông xuân.


Rời xã L, tôi sang xã T, một xã trước dây địch lập 2 khu đồn ở hai đầu xã, như hai cái ung nhọt lớn. Khi Cấm Dơi, Quế Sơn bị quân giải phóng bao vây, bọn địch ở xã T đã hoảng hốt bỏ chạy. Nhân dân trong xã nổi dậy đạp rào phá ấp, xoá kẹp. Người bị xúc vào khu dồn trở về làng cũ, người ở lại giữ quyền làm chủ trên mảnh đất của mình, ai ai cũng phấn khởi ra sức tăng gia sản xuất. Ngoài lúa, nhà nào cũng có vài ba vồng lang, dăm trăm gốc sắn.


Chị Hằng ở thôn 2, trước ngày bị địch xúc vào khu đồn L. S., nói với tôi: "Trong khu đồn cực lắm chú ạ. Muốn trồng đám rau cũng không có đất, muốn làm thuê cũng không có việc. Ruộng ít, người nhiều thì ai muốn? nay trở về đất cũ của mình thì tha hồ mà làm. Nông hội còn khuyến khích mình khai hoang vỡ hoá, làm thêm diện tích nữa chứ”. Nói rồi chị vui vẻ dẫn tôi ra xem miếng vườn của chị. Nhiều vồng lang xanh mướt, ngọn bò lan kín cả lối đi. Những dây khoai từ leo quanh quất. Rồi môn, hành, kiệu, rau cải, rau thơm, thứ gì cũng xanh, cũng tốt. Mấy cây đu đủ còn sót lại trên mảnh vườn cũ, được chị vun xới lại nay cũng đang đơm bông kết trái.
Khác với chị Hằng, anh Vui có nền nhà cũ trên khu đồn L.S.Sau khi đồn đã bị phá, anh đã ở lại ngay trên mảnh đất của mình. Anh cho tôi biết, trước đây vì bị địch lừa bịp, dụ dỗ, anh có tham gia vào một tổ chức phản động của chúng. Hôm rút chạy, chúng định kéo anh chạy theo nhưng anh đã tìm cách trốn ở lại với bà con xóm làng. Hiện nay, anh cũng là một trong những người dũng cảm bám ruộng vườn, hăng hái tăng gia sản xuất.


Hôm tôi vào thăm nhà, anh vừa mới đi làm về. Kể cho tôi nghe về chuyện làm ăn, anh Vui nói: "Sau ngày giải phóng, nông hội đã giúp đỡ cho gia đình tôi phục hóa, làm thêm 7 sào ruộng nữa. Mọi năm nhà tôi chỉ có 5 sào ruộng còn 5 sào nữa là làm rẽ nộp tô. Nay có thêm 7 sào phục hoá, nông hội cho biết không phải đóng tô nộp thuế gì cả. Nên tôi ráng làrn. để kiếm thêm hạt thóc cho con, đồng thời có phần đóng góp cho kháng chiến bù lại những năm chưa được vinh dự làm nghĩa vụ thiêng liêng của người công dân".


Tôi hỏi: "Bom pháo thế này, việc làm ăn có khó khăn lắm không?" Anh Vui không trả lời thẳng vào câu hỏi của tôi mà nói cho tôi biết cách đây mấy hôm đám ruộng vừa cấy của anh cũng bị pháo địch bắn nát, anh đã kịp thời dặm lại toàn bộ.


Nhân dân xã T. vừa thoát khỏi vòng kìm kẹp của  địch, đang phấn khởi làm ăn như gia đình chị Hằng, anh Vui và bao nhiêu gia đình khác, nhưng trong thuận lợi cũng không phải đã hết khó khăn, ngay mới hôm qua, địch đã bắn hơn 1000 quả pháo vào giữa đồng thôn 2 trong lúc bà con đang cày cấy làm chết 7 con bò và hư nhiều ruộng đã cấy. Hiểu rõ đây là những thử thách khi được làm người dân vùng giải phóng, được tự do làm chủ, nhân dân xã T. đã bất chấp bom đạn, ra đồng cày cấy, quyết hoàn thành vụ sản xuất đông xuân.

Trong khi đó, tại những xã vùng sát nách địch, cuộc đấu tranh để giành lấy màu xanh cũng diễn ra vô cùng quyết liệt.


Xã P. có hai đập tưới nước cho gần 500 mẫu ruộng. Địch có âm mưu biến vùng này thành vùng trắng để bắt đần vào khu đồn nên chúng dội bom và dùng pháo khống chế không cho nhân dân ra sửa chữa đập. Chánh quyền cách mạng đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại âm mưu đê hèn ấy. Có những cuộc đấu tranh thu hút hàng trăm người tham gia, kéo dài từ tháng này qua tháng khác. Trong cuộc đấu tranh này, nhiều người đã bị bắt, bị đánh đập, có người dã ngã xuống. Cuối cùng, đồng bào đã đắp được đập dẫn nước về tưới cho cả cánh đồng lúa bao la. Cũng tại xã P. còn nhiều trận chiến đấu của những người tay không nhào lăn ra cản xe tăng dịch đi chà ruộng, ủi vườn của dân, giữ lấy màu xanh của cuộc sống.


Ngoài việc cày cấy trên đồng ruộng, đồng bào vùng giải phóng huyện Quế Sơn còn tận dụng dết đai ven sông và đất đai trên miệng các hố bom, trồng thêm nhiều rau, sắn. Và mặc dù bị địch giết trâu bò, làm thiếu sứe kéo, đồng bào vẫn tăng được diện tích cấy trồng. Trước đây toàn huyện có hàng chục nghìn trâu bò cày. Qua chiến tranh cục bộ, địch đã giết đi hàng loạt, hiện chỉ còn một vài nghìn con. Với tinh thần tiến công địch, bằng đôi tay và những nông cụ thô sơ, nhân dân các xã trong huyện vẫn phá ruộng, vỡ nà, tăng dần diện tích canh tác. Năm 1970, bình quân một lao động làm hai mẫu 12 thước đến năm 1972 tăng lên ba mẫu một thước. Chỉ tiêu đến năm 1973 đưa lên ba mẫu 10 thước. Nhưng nếu chỉ nhìn vào những con số giản đơn kia thì không thể nào thấy hết được những nỗ lục phi thường của nhân dân trong huyện, mà phải nhìn vào những nhát cuốc trộn mô hồi và những đường cày thấm máu. Một bên là quân thù tàn bạo có trong tay B.52, đại bác, chất độc hoá học .v.v... và một bên là người tay cuốc tay cày, hai bên hằng ngày hằng giờ đấu tranh quyết liệt với nhau. quân thù luôn tìm cách huỷ diệt màu xanh, gieo vào đó sự hoang tàn, chết chóc. Còn những người nông dân thì ra sức đẩy lùi hoang dại để gieo màu xanh, phát triển sự sống. Trong cuộc đấu tranh này, màu xanh luôn ở thế tiến công.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #44 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 02:28:17 pm »

NỔI KỒNG LÊN ĐÓN MÙA XUÂN TỚI!

Nguyễn Hồng Trang



Kìa, đàn chim Đrao, chim ling
Chim bay, chim lượn quanh
Trên nương làng buôn rẫy
Nó hót vang rộn ràng
Kêu dân làng đón lấy
Mùa xuân đã đến rồi
!

Mùa xuân lại đến, núi rừng ta đẹp lắm, trên những đường dốc cheo leo, bên những hố bom sâu thẳm, trên những buôn làng nương rẫy, dâu đâu cũng thấy ngàn hoa đọt lá nảy lộc đâm chồi, vẫy chào mùa xuân đến. Những tia nắng vàng ấm áp, tất cả đã điểm tô cho buôn làng, cho núi rừng Tây Nguyên một màu xuân áo mới. Chúc mừng già trẻ gái trai thêm một tuổi. Chúc các dân tộc Tây Nguyên trưởng thành thêm một bước vững vàng.


Tây Nguyên ơi! Chúng ta yêu núi rừng Tây Nguyên bằng một tấm lòng chân thật, sâu sắc, vì Tây Nguyên đẹp về tấm lòng, chung thủy son sắt với Tổ quốc và dân tộc! Mỗi mùa xuân đến, người Tây Nguyên hiền lành và dũng cảm với dáng đứng mới khỏe khoắn, hiên ngang của con người chiến thắng, con người làm chủ rừng xanh.


Năm qua, các dân tộc Tây Nguyên chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ và quyết liệt, chiến đấu với quân thù. Các dân tộc Tây Nguyên đã phát huy truyền thống bất khuất của cha anh năm xưa, bám núi rừng nương rẫy, bám buôn làng, ào ạt tiến công quân thù Mỹ ngụy. Quân và dân Tây Nguyên kiên cường đánh địch cả ngày lẫn dêm, đánh địch trong các khu căn cứ, đánh địch trong đồn bót, đánh địch đi càn quét gom dân, đánh địch trên các trục lộ giao thông, đánh liên tiếp hàng trăm trận... như những mũi tên thần sắc nhọn, chọc thủng tận ruột quân thù, như sức mạnh thần kỳ của Đam-bơ-ri ngày xưa, dang đôi cánh tay kỳ diệu, đốt cháy cả kinh thành của quân xâm lược Pơ-rum, thiêu cháy thành tro bụi, thiêu cháy cá kho tàng, sân bay, căn cứ đại bác của địch và hàng ngàn tên Mỹ ngụy, làm cho lũ chúng nó kinh hồn khiếp vía.


Đây bão lửa dội lên đầu Mỹ, bão lửa của chí căm thù và lòng dũng cảm của người Tây Nguyên kiên cường bất khuất.

Nữ: Hỡi cái rừng, cái núi
      Hỡi cái sóc, cái buôn
      Hỡi trai gái, trẻ già
      Lắng cái tai mà nghe
      Những chiến công vang đậy!

Nam: Kìa, bao tiểu đoàn Mỹ ngụy
        Trên cứ điểm ngọc tô ba
        Hành quân vùng ba biên giới
        Bị quân ta đánh tơi bời

Nữ: Đây, phú nhân, Phú thiện
      Bão lửa đỏ rực trời
      Trại binh đồn bót nổ
      Lũ đầu sỏ ác ôn
      Bị thiêu cháy trong đồn

Nam: Ngọc rinh Rua còn đó
        Hàng ngàn tên Mỹ ngụy
        Căn cứ thép thành than

Nữ: Ngọc Bờ Riêng còn đây
      Pháo đài đại bác ngụy
      Voi sắc vòi xửng xỏ
      Gầy đầu đổ lăn quay.

Nam: Trên các trục giao thông
        Khắp nơi bị bố phòng
        Trăm xe tăng, thiết giáp
        Đua nhau xuống hố nhào

Hợp đồng với chủ lực, du kích Tây Nguyên cũng đã giành nhiều chiến thắng phi thường. Lấy ít thắng nhiều, thọc sâu đánh hiểm, xuất quỷ nhập thần, bắn tỉa, chông mìn cạm bẫy, giặc vào tan xác, giặc ra bỏ đời.

U-xăng người du kích công tum
Đứa con của làng K dũng cảm
Bám đất, bám dân xông vào dồn địch
Phá ấp, công đồn xây làng chiến đấu.
Biệt kích vào làng chồng nháy vợ
Y Úi quăng dao, Y Úi ôm
Bị khoá hai tay thằng giặc giẫy
Vợ giữ cho chồng chém chết luôn

 
Nữ: Bọn Mỹ Thiệu là con cọp rừng sâu, chúng nó hung dữ hại người, không kể người già trẻ nhỏ, chúng nhe nanh trổ vuốt, chúng vồ ăn thịt người. Chúng coi dân làng ta như con dế, con sâu:
     Chế độ Mỹ ngụy
     Như chỗ chôn người
     Chúng muốn làm ta chết đói
     Đói cơm, đói muối đã nhiều rồi
     Bây giờ chúng bắt ta bỏ làng di cư xuống núi
     Chết bao nhiêu rồi trong các trại tập trung.
     Giờ đây dân làng ta có du kích, dân làng ta xuống đường. Ta thức mắt rồi không bị mắc lừa nữa đâu. Khắp Tây Nguyên núi rừng đã chuyển động, người Tây Nguyên liên tiếp đứng lên: Dáo, mác, cung, tên nổi Lồng, nổi mõ, gọi nhau đoàn kết lại, theo hướng mặt trời chỉ lối, làm dúng như lời Bôk Hồ khuyên dạy, Kồng nổi lên tiến vào đồn địch, phá ấp vây đồn diệt trừ ác ôn, kéo nhau về làng cũ:
 
Hỡi lũ làng
Banh, Hơ rê, Hơmông, Sêtiêng ... và tất cả
Ta cùng đứng lên thôi, đến lúc rồi
Không đứng lên
Ta sẽ chết rũ như cây quế già lột vỏ.
Không đứng lên - Con cháu ta sẽ chết lụi như muỗi, ruồi.

 
Nam: Ta đoàn kết một dạ
        Đứng lên bố phòng
        Ta đoàn kết một lòng
        Đứng dậy đấu tranh
        Ta đoàn kết lại
        Như năm ngón tay chụm lại
        Đứng lên cho mặt trời xưa trở lại với buôn làng.

Nữ: Người Tây Nguyên ta trung kiên, thuần phác, lỗi lạc anh hùng, biết yêu và biết ghét. Thương ai rồi thì thương tận cùng gan ruột; ghét ai rồi thì ghét tận tủy tận xương. Chính cái yêu, cái ghét đó của người Tây Nguyên đã tạo nên cho họ một sức mạnh diệu kỳ làm nên bao sự nghiệp vẻ vang. Mỗi lần xuân đến, núi rừng có bao nhiêu hoa nở thì người Tây Nguyên cũng có bấy nhiêu anh hùng xuất hiện:

Đẹp hơn cả cánh "Pơ-lang"
Tươi hơn sắc "Kơ-nốt” trên ngàn ngậm sương
Mùa hoa diệt Mỹ quê hương
Thi nhau nở rộ núi rừng Tây Nguyên.


Người Tây Nguyên rất yêu cảnh đẹp của núi rừng, yêu cuộc sống yên vui, yêu những nương rẫy tĩnh mịch với mái sàn ẩn mình bên triền núi cây xanh, yêu con suối tơ rưng êm êm uốn khúc quanh làng và sống chan hòa khăng khít trong mối tình thơm thảo như "nước trong bầu'. Cũng chính yêu cái đẹp, cái gắn bó với cuộc sống nên thơ từ bao đời mà họ quyết chiến đấu để giữ lấy những gì mà mình đã yêu đã quý.


Sáng nay ta đã đi giữa tiếng pháo chào xuân mới, khắp buôn làng, nương rẫy, theo tiếng Kồng năm qua, trai gái lên đường, người gồng, kẻ địu, người đeo đạn kín người, người chất lên lưng hàng tạ gạo, tất cả, tất cả đều hướng ra phía trước, ca vang khúc nhạc hành quân.

(Nhạc cảnh đẹp trên rẻo cao)
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #45 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 02:29:02 pm »

Làng B một làng nhỏ bên sườn núi, những mái nhà ẩn hiện dưới những tàng cây, bên con suối dài trong mát, suối trôi êm ả, lượn quanh bên làng. Đường làng sạch sẽ. Trước nhà rông các bóp mé, các em nhỏ áo thêu hoa, chiếc cà-tu viền đỏ, tay eầm hoa đỏ, hoa vàng, miệng hát vang tiễn chân lũ con gái, con trai làng lên đường đánh Mỹ ngụy. Cuộc sống yên vui, nhà nhà lúa đầy ang, rượu cay đầy hũ, tết vui với rượu với thịt cá đủ đầy. Các già làng kéo nhau đi chúc mừng năm mới. Mùa xuân đến với làng B thật vui tươi, nhộn nhịp.
Cách đây mấy năm về trước, làng B đã năm lần bảy lượt bị bọn Mỹ Thiệu đem máy bay hốt dân đi, đã từng diễn ra nhiều cuộc đấu tranh giằng co ác liệt, lũ làng kiên quyết không đi. Căm thù lũ giặc hung tàn, dân làng càng khắc sâu mối thù: "Men rượu có thể lạt mùi, muối có thể tan ra nước, nhưng cái ruột, cái tim mình đời đời kiếp kiếp không sao quên tội ác của bọn quỷ ác ôn Mỹ ngụy." Được sự giúp đỡ của mặt trận, được học tập lời Bôk Hồ chỉ lối. Tất cả người già lũ trẻ nguyện một lời:

Làng ta có suối nước trong
Giặc vào lấn chiếm bắt dân vào tù
Suối nước trong, quyết không để đục
Mỹ ngụy vào đánh gục chẳng tha
Quyết tâm bám đất giữ nhà
Giặc vô tan xác, giặc ra bị đòn.


Hôm nay ta trớ lại làng B giữa mùa xuân, làng B có nhiều đổi mới. Trên lưng đồi, dưới thung lũng, màu xanh lúa sớm, màu hồng hoa ngô, quanh làng khoai tốt tươi. Đời sống của dân làng sung túc, bếp gạo đầy ang, muối đầy ống. Người già có áo ấm, cơm no, trẻ nhỏ được hát trong làng, nếp sống mới tươi vui, ngày sản xuất và chiến đấu tôi gọi nhau đi học chữ. Cả làng ai cũng vào nhóm, tổ vần công cấy trồng. Ai cũng biết cái chữ chấm công, làm kế hoạch sản xuất, từ chỗ chỉ biết làm ruộng khô trên nương, giờ được cán bộ mặt trận hướng dẫn làm cả ruộng nước một năm hai vụ.


Năm qua vụ lúa nước đầu tiên được mùa, cả làng chiêng trống vui mừng kéo nhau ra ruộng thu hoạch. Nhìn giống lúa mới thơm nồng, các già làng lòng mừng nói với các con cháu: "Cách mạng tốt lắm! lũ làng muốn no cái bụng phải theo cái ruộng của cán bộ nói mà làm". Sau những ngày thu hoạch xong, đêm đêm già trẻ, gái trai quây quần bên đống lứa, tay cầm chày giã gạo, tiếng nhịp đều đều hoà với lời ca ngợi công ơn của mặt trận Bôk Hồ:

Bụp bùm bùm ... ơ … ơ
Bôk Hồ, mặt trận của ta…
Người cứu dân tộc mình
Cho cái hoa "gơ-mơ" nở
Cho cái nương đầy lúa
Cho cái rẫy nhiều khoai
Cho cái gái cườm đeo đầy cổ
Cho nắng tỏ mãi núi rừng
Cho tiếng đàn tơ-rưng vang mãi
Cho Bôk Hồ ta đó sống mãi... ơ… với dân làng
.

Tiếng hát cứ ngân vang như dòng suối chảy, êm mát yêu đời giữa đêm thanh gió nhẹ rừng yên. Những hột gạo mới thơm nồng được theo chân người ra tuyền tuyến đánh Mỹ. Bảo vệ dân làng cuộc sống yên vui, cho nương khoai xanh tươi, ruộng lúa mùa lúa mới, cho lũ em thơ có cái chữ học bi bô trong lớp, cho mặt trời tỏ mãi núi rừng.


Hôm nay làng B giữa nắng mai rực rỡ, hoa pơ-lang nở trắng trên đồi vẫy chào xuân mới. Tiếng cồng ở nhà rông ngân vang, trầm bổng theo gió xuân giục giã bước chân đi Già trẻ gái trai tay hoa tay cờ đỏ, lũ lượt kéo nhau đến tập trung trước nhà rông, nghe già Hiếng đại diện chánh quyền cách mạng đọc thơ chúc mừng năm mới cửa mặt trận và chánh phủ cách mạng lâm thời. Dân làng nghe mà lòng rộn ràng, vui sướng, họ quây quần trước nhà rông, tay nắm tay múa hát tiễn chân các trai làng lên đương đánh Mỹ giữa mùa xuân đông vui. Họ hát vang:

Làng ta có hoa Pơ-lang trắng đẹp
Có con suối reo hát quanh làng
Đời ta có Bôk Hồ chỉ lối
Bôk Hồ đã dạy rằng:
"Không có gì quý hơn độc lập tự do
Người Tây Nguyên chúng ta
Mãi mãi theo lời Bôk Hồ dạy
Soi sáng đường ta đi...


Tiếng hát vang mãi trong gió xuân buổi sớm, trên núi rừng hùng vĩ.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #46 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 02:37:18 pm »

ĐẤT VÀ NGƯỜI CỬU LONG

Tấn Lê

Đồng bằng sông Cửu Long là cái tên gọi chung để chỉ một phần đất rộng lớn 16 tỉnh của Nam Bộ, chiếm diện tích trên bốn mươi hai ngàn cây số vuông.

Giở bản đồ Nam Bộ ra, ta sẽ thấy đồng bằng sông Cửu Long trải dài từ sông Vàm Cỏ đông đến tận mũi Cà Mau, phía bắc và đông giáp với miền Đông Nam bộ; Tây giáp Campuchia; Đông và đông nam giáp với biển đông. So với toàn bộ diện tích đồng bằng của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long chiếm phân nửa và rộng gấp 3 lần châu thổ sông Hồng. Đây là một vùng đất mới, được thiên nhiên hết sức ưu đãi: hàng năm nước sông Cửu Long tràn về mang theo vô vàn phù sa màu mỡ (ở mũi đất Cà Mau, khối lượng phù sa bồi đắp hàng năm đến 60 thước lấn dần ra biển); mưa thuận, gió hoà, ít khi bị thiên tai hạn hán. Ruộng lúa bạt ngàn, cò bay thẳng cánh. Cây lúa không cần bón phân, tưới nước, mỗi mùa cũng thu hoạch trung bình được trên hai tấn thóc một mẫu tây. Nếu khai phá cày cấy hết diện tích vùng này và cải tiến canh tác, thâm canh tăng vụ, năng xuất bình quân có thể đạt tới 6,7 tấn một mẫu tây. Đồng bằng sông Cửu Long có thể sản xuất đủ lúa ăn cho 50 triệu người.


Rừng đước Năm Căn, rừng tràm U Minh cung cấp nguồn nguyên liệu vô tận. Trong những rừng tràm người ta khai thác 3 tầng: nuôi ong mật bằng nhụy hoa tràm, bắt cá dưới những mương nước, đốn gỗ trên mặt đất. Than đước được nhiều người ưa chuộng, xuất cảng sang cả Hồng Lông. Cá biển, cá đồng rất nhiều nên bà con ở đây có câu nói: ở đâu có nước là có cá. Thật vậy khắp một vùng đồng bằng sông Cửu Long mênh mông sông nước này là một biển cá.


Đồng bằng sông Cửu Long chẳng những giàu về lúa thóc cá mắm, than củi mà còn là một vườn cây trái khổng lồ quanh năm bốn mùa tươi tốt với nhiều thứ quả ngon, quả lạ Đi qua các vùng đất vườn của Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sa đéc, Long Xuyên... dọc theo hai bên bờ sông Cửu Long, ta thấy khoan khoái dưới bóng mát của những vườn cây trái tít tắp, nối tiếp nhau như không bao giờ dứt. Nói về dừa, riềng tỉnh Bến Tre đã sản xuất gần nửa số chung của cả nước. Có những vườn dừa chạy dài hàng 30 cây số. Vì thế có câu ca dao:

“Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy hoa sen nhớ đồng quê Tháp Mười"

Đất U Minh, một loại phân xốp dày hàng thước do những lớp rừng xưa ngả xuống tạo thành một vùng trồng rẫy "lý tưởng”. Trên lớp đất chính là một lớp phân mà các loại rau, dưa, bí, bắp, khoai, mì trồng xuống mười ngày là mọc lên xanh mượt.

Ấy là chưa nói đến những ruộng muối của Bạc Liêu, Trà Vinh và những "vườn chim" ở rừng Cà Mau. Ở đây có một số khu rừng chim trời tụ tập lại hàng vạn con. Người ta vào đấy bắt chim và lấy trứng đem về ăn một cách dễ dàng như bắt gà vịt nuôi trong chuồng.


Đồng bằng sông Cửu Long, một vựa thóc, một biển cá, một vườn cây ăn trái khổng lồ; một rừng đước, rừng tràm bạt ngàn với 7 triệu dân thật là một kho người, kho của đủ sức ìàm nhiệm vụ "hậu cần tại chỗ" cho cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây và cuộc chống Mỹ cứu nước hiện nay.


Bọn Mỹ nguỵ rất thèm khát cái kho của, kho người vùng đồng bằng sông Cửu Long giàu có này để lấy "chiến tranh nuôi chiến tranh", dùng người Việt đánh người Việt trong âm mưu "Việt Nam hóa". Chúng dặt vừng này là vùng chiến thuật 4 và bố trí ở đây một lực lượng gồm 4 sư đoàn chủ lực: sư đoàn 7,9,21 và phần lớn sư đoàn 25. Đấy là chưa kể hàng trăm đại dội biệt động, biệt kích, nhiều đơn vị xe bọc thép, hải thuyền, không quân và gần 15 vạn bảo an, dân vệ. Những lực lượng quan trọng đó của quân ngụy, kể cả phần lớn lực lượng của hai sư đoàn 9 và 25 của Mỹ ném vào cứu nguy (1967) cũng không đứng vững nổi trước sức tấn công thư vũ bão của quân và dân đồng bằng sông Cửu Long. Người dân Cửu Long đã mang trong người dòng máu truyền thống bất khuất chống xâm lược của cha ông. Từ trăm năm trước, nơi đây Nguyễn Trung Trực đã từng lập nên chiến công hiển hách: "Hỏa hồng Nhật tảo oanh thiên địa". Lời nói tràn đầy khí phách của ông: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây đến nay đã biến thành ca dao cổ vũ những thế hệ tháu con nối tiếp. Và nơi đây cũng là đất sinh ra Thủ Khoa Huân, người anh hùng mà lịch sử còn ghi, khi gươm giặc kề tận cổ mà vẫn ung dung ngâm lên lời thơ chí khí. Lịch sứ chống Pháp oanh liệt của đồng bằng sông Cửu Long, ngoài Nguyễn Trung Trực khởi nghĩa ở Tân An, Thủ Khoa Huân ở Mỹ Tho, còn phải kể đến những cuộc dấy binh của hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm ở Bến Tre, hai anh em Đỗ Thừa Lương, Đỗ Thừa Tự ở U Minh, thiên hộ Dương, Đốc Binh Kiều lấy Tháp Mười lập căn cứ...

Hàng trăm năm đã qua, truyền thống bất khuất dó của đồng bằng sông Cửu Long vẫn nối tiếp và ngày ngày phát huy cao độ.


Sau khi những cuộc khởi nghĩa cuối cùng trên đây bị thực dân Pháp dập tắt, nhân dân đồng bằng sông Cửu Long tạm thời nén chặt trong tim mối căm thù đối với quân cướp nước, chờ đợi thời cơ.  Thời cơ đó đã đến với những năm cao trào cách mạng 1930 - 1931, rồi Nam Kỳ khởi nghĩa. Mặc dù chưa được thành công nhưng những người chiến sĩ cộng sản trên đất Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân vẫn kiên gan lùi sâu về U Minh, Tháp Mười gây dựng lại cơ sở, súc tích lực lượng để bùng nổ như Cửu Long cuộn sóng vào những ngày khởi nghĩa tháng 8/45.


Qua 9 năm kháng chiến, nhân dân đồng bằng Cửu Long đã biến vùng đất trù phú mênh mông này thành mồ chôn giặc Pháp. Và hơn bao giờ hết, trong cuộc chống Mỹ cứu nước hiện nay, những con cháu của Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân đã phát huy truyền thống của cha ông đến một đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Những cánh đại bàng trên sông nước và đồng ruộng Cửu Long, như Nguyễn Minh Tua, Mai Thanh Thế, Nguyễn Văn Bé, vua đánh mìn và ong vò vẽ Nguyễn Văn Tư... phải chăng là Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân của thời kỳ chống Mỹ. Đặc biệt, qua cuộc thử thách ác liệt lần này, đất nước Cửu Long càng thêm rạng rỡ với tên tuổi của các nữ anh hùng: Út Tịch, Tô Thị Huỳnh, Tạ Thị Kiều, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Thị Hồng Gấm, Hồ Thị Kỷ.


Tất cả những người anh hùng có tên và không tên của 7 triệu dân sống trên vùng đồng bằng Cửu Long giàu đẹp này đã tỏ ra xứng đáng với truyền thống bất khuất của cha ông từ trăm năm trước. Họ đã nổi dậy quyết liệt cùng với các lực lượng võ trang tấn công vào những lực lượng của kẻ thù còn lại, giải phóng hoàn toàn quê hương Cửu Long thân yêu.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #47 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 07:02:39 am »

LÀNG VEN SÔNG


Thanh Phương

Ngược dòng Cửu Long tôi ghé xuồng vào bến và đặt chân lên xã T.P.

Gió Cửu Long tràn về trên những bãi dâu xanh mướt phảng phất một mùi thơm dịu ngọt.

Nắng tắt. Những dòng người từ cáe ngõ tuôn về, bà con T.P và các vùng lân cận tụ hợp bên những ghe hàng. Ghe dưa hấu, bên những lưới cá tôm còn tươi rói, vẩy bạc lóng lánh. Tôi bắt đầu qua những ngôi nhà cất dọc trên bờ sông. Người qua lại tấp nập như đang chuẩn bị cho một cuộc lễ lớn.

Nhà cửa, hầm hào vẫn nguyên vẹn, ngăn nắp. T.P không hề có một dấu hiệu nào của một trận càn lớn vừa kết thúc. Tôi tự nghĩ có lẽ bọn địch chỉ dám hù doạ T.P mà thôi. Nếu cuộc càn lớn thì đâu eo cảnh lành lặn, nề nếp thế này. Nhưng những em bé đang chơi trên bờ sông đã kể cho tôi rõ. Một em trai 11 tuổi đang chạy, bị tôi nắm lại, em thở hổn hển nói:

- Chúng nó hơn 300 tên, cả máy bay nữa, nhưng chỉ dám núp ở gốc me kia kìa, còn các chú du kích thì ở hầm này, hầm kia, hầm kia nữa. Chúng nó sợ, chỉ đứng đó tưới lửa vô. Tụi em lượm được hàng thùng vỏ đạn mà không đứa nào bị sượt da.đại đội

Nói rồi em bỏ chạy, trò chơi của bọn trẻ đang thôi thúc cậu bé.

Một cháu bé gái dẫn tôi đến gặp đồng chí thường trực uỷ ban nhân dân cách mạng xã. Đó là má Hai. Má đã ngoài sáu mươi tuổi. Mới gặp tôi, tôi tưởng mình lầm. Nhưng má Hai cười và nói vui vẻ:

Tối nay chính quyền nhân dân xã tổ chức liên hoan mừng thắng lợi. Con sứa soạn tắm rửa cơm nước đi dự kẻo trễ.

Tôi chưa kịp hỏi về thắng lợi cuộc chống càn ba ngày ở xã thì má Hai đã tất tưởi ra khỏi nhà.

Không khí rộn rịp tưng bừng ngoài sân lễ, khiến tôi không kịp cơm nước nữa. Theo hướng loa phóng thanh tôi vội vã đi.

Rõ ràng, buổi chiều ngang qua đây tôi còn nhớ chỗ này chỉ là một khoảng đất trắng. Vậy mà giờ đây một sân khấu hoàn chỉnh, được trang hoàng rực rỡ, xuất hiện dưới ánh sáng xanh của hai ngọn đèn "măng sông”. Bề thế lộng lẫy với bầu không khí tưng bừng khiến tôi hơi ái ngại. Nhứt là khi nghe tiếng máy bay giặc nổi lên rè rè ở phía dưới. Nhưng nhìn quanh tôi thấy trên khuôn mặt mỗi người ai cũng rạng rỡ nụ cười bình thản:

Đèn sáng xanh. Gió từ sông Cửu Long làm các tấm màn, phông lung linh như những lượn sóng. Cuộc lễ vẫn tiếp diễn.

Má Hai thường trực ủy ban nhân dân cách mạng đứng trên lễ đài đọc bảng thành tích của quân dân trong trận đánh càn 3 ngày qua.

Với khí thế bám đất giữ làng T.P diệt 42 tên địch có cả cố vấn Mỹ, làm bị thương 15 tên, bắn rớt 2 trực thăng, thu 6 súng và 4000 viên đạn, bẻ gãy cuộc càn qui mô của địch.

Má Hai thường phải dừng lại vì tiếng vỗ tay vang dậy. Tôi nóng lòng quay sang hỏi cô gái cứu thương xã:

- Vậy bên mình có sao không?

- Tụi em chuẩn bị các thứ sẵn sàng nhưng cuối cùng chỉ đón có một anh bị đạn sướt da thôi.

- Còn bà con mình?

- Cô mở to đôi mắt sáng long lanh. Cô nói giọng hồn hậu:

- Cô bác thì mỗi người mỗi việc. Chị Út trước ở uỷ ban dân y xã giờ là hội phụ nữ giải phóng, chạy lên chạy xuống đôn đốc như con thoi. Kết quả là bà con chống càn bằng cả ba mũi: võ trang, binh vận và chính trị. Kỳ này làm xôm lắm.

Tôi hỏi cô gái "xôm" là thế nào. Cô bẽn lẽn nói:

- Xôm là mình thì hội hè, còn nó rụt cổ lại, do từ bữa bọn chủ lực bị đánh bỏ thây, bọn đồn không dám ló ra. Bà con bàn tán độ này tụi nó mắc phải cái bịnh mặt trời chưa lặn đã kéo nhau xuống máy đuôi tôm trốn về ngủ bên thị trấn. Đêm rồi mình bắt hai tên ác ôn và treo cờ, làm chủ. Bọn lính càng run sợ.

Má hai phó chủ tịch đọc xong bản thành tích rời khỏi lễ đài. Phần đầu đại hội kết thúc, trong lúc chờ đợi đoàn văn công của huyện chuẩn bị biểu diễn bà con cô bác lại trở về với những câu chuyện thời sự vừa xảy ra trong ngày. Một người nói:

- Sáng nay tôi đi chợ qua bót nó kêu lại, tưởng để nó xét thì ra nó lại nói: "Nhờ mấy bà về nói với mấy ổng để tụi tôi yên. Vì ba đồng lương mà phải bám lại đây. Chớ tụi tui ở mấy cái bót này như con cá nằm trên thớt. Mấy ổng chém lúc nào mà chẳng chết". Chị Hai ngồi kế bên cũng góp chuyện.

- Con nhỏ nó đi chợ gặp mấy thằng đó nó nhắn là về nói mấy ông gài lựu đạn nhiều thêm để tụi Mỹ mò vô banh ruột nó ra, cho hết đời bọn phách lối. Chớ lính bót không dám ra nữa đâu. Sợ thiệt tình rồi.

Từ chuyện lính bót nhắn nhẹ, bà con nhắc đến chuyện 4 lính ngụy bỏ đồn rã ngũ, rồi dện việc chính quyền đã làm bảng thành tích chống càn gởi lên trên cấp bằng dũng sĩ cho mấy chú du kích. Ai nấy đều đồng tình; có người khen chính quyền nhân dân sáng suốt, đúng là chính quyền của dân.

Một bà má, lưng hơi còng từ bên ngoài, bước vào nói:

- Chiều nay thấy hai Bê đi mua mấy cây vải ni lông, vải nhựa, vải mùng, nói là xã thưởng công cho mỗi chú du kích 1 bộ đồ, một cái mùng với 5 thước vải nhựa che mưa, hình như đứa nào cũng vui lắm.

Nghe vậy, cụ già râu tóc bạc phơ đứng cạnh nói oang oang

- Hồi cách mạng tháng 8 năm 45 cái làng này nổi dậy cướp chính quyền. Còn bây giờ thì cho tất cả thanh niên bỏ cày bừa, cá mắm để cầm súng đi hết. Rồi tui cũng đi du kích, bà nhà tôi cũng đi du kích. Đi hết để đánh cho Mỹ rút về mau.

Tiếng cười dòn dã thoải mái lạc quan và tư tin bao trùm cả sân lễ.

Đêm liên hoan kéo dài đến hơn 11 giờ khuya. Trở về nhà tôi không sao ngủ được bởi không khí sôi sục niềm vui ở quanh tôi. Có lẽ đã 12 giờ đêm rồi. Bỗng một tiếng nổ lớn từ trung tâm xã nổi lên nghe như những phát súng lịnh. Tiếp theo, hằng chục rồi hằng trăm tiếng nổ lớn nhỏ, tiếng phèng la, tiếng thùng thiếc nổi lên lẫn trên mặt sóng, lan sang tận bên vùng đồn bót giặc. Trong suốt tháng này, tiếng nổ đã lan đi khắp mọi nhà hai bên bờ sông Cửu Long. Những tiếng nổ liên tục tấn công, đánh phá chương trình bình định đặc biệt của Mỹ nguỵ, lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày cách mạng tháng tám và ngày độc lập 2/9.

Đêm nay tôi nằm đây mà lòng rộn ràng phơi phới niềm tin vào sự thắng lợi của nhân dân xã T.B trong cuộc chiến đấu chống phá bình định của quân thù Mỹ nguỵ.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #48 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 07:03:47 am »

TRẬN TUYẾN U MINH

Nguyễn Linh


Tôi đi dài theo ven rừng U Minh thường khi ánh bình minh bừng chiếu những tia nắng sáng đầu tiên rực rỡ. Một tiếng gà thanh thoát vang lên từ những mái nhà màu vàng óng, toả khói lam, nằm lúp xúp bên những dòng kinh chằng chịt. Tiếng máy đuôi tôm chạy xình xịch. Tiếng bà con ít ới gọi nhau đi làm mùa.


Trên một thửa ruộng nước, một đôi trâu đang hùng hục kéo cày. Mấy con nghé vùi sình đen trũi, chạy giỡn tung tăng, cất tiếng kêu nghé ngọ. Đây đó vang lên tiếng cười nói vui vẻ của bà con đang đắp bờ, nhổ cỏ, phía trong rừng tràm bát ngát màu xanh biêng biếc còn lóng lánh sương đêm, êm và mát. Chim rừng như cùng vui lây, cất tiếng hót líu lo.

Cảnh sống một buổi sáng tươi tắn của làng xóm ven U Minh vừa được giải phóng đã gieo vào lòng tôi một cảm giác lâng lâng, nhưng cũng gợi cho tôi những xúc động, bồi hồi.

Hai năm trước đây, tôi đã có dịp đến nơi này.

Lúc đó U Minh chìm trong mưa bom bão đạn của quân thù. Một buổi chiều trong lúc chiến sự tạm lắng xuống, tôi lặng lẽ đứng trên đê đưa mắt nhìn bao quát khu rừng trùng điệp. Lửa, từng chòm lửa ngủn ngút cháy, lốm đốm khắp U Minh. Tiếng bom, đại bác đì đùng từ bốn phía vọng lại. Từng cột khói cất cao in đậm trên nền trời lặng lờ trôi, oằn oại trong chiều tà sắp tắt. Tôi quay nhìn về những thôn xóm thân yêu để mong tìm gặp một bóng người. Nhưng xóm làng, ruộng rẫy bây giờ chỉ là một màu tro xám, mờ trong sương khói. Không một bóng người không một tiếng gà gáy, chó sủa.


Mỹ ngụy cố tình hủy diệt U Minh. Chúng huy động đến 3 sư đoàn chủ lực gồm hơn chục ngàn tên Mỹ ngụy cùng tàu chiến xe tăng, đại bác, máy bay tập trung đánh phá bình định U Minh ba năm trời. Chúng giết người hàng loạt. Chúng triệt hạ xóm làng, thiêu huỷ những ngôi nhà thân yêu và hàng phục ngàn công vườn, rẫy, nguồn sống chính của đồng bào nơi đây. Từng bầy xe lội nước cán nát hàng ngàn mẫu lúa đang trĩu bông, máy bay Mỹ rải chất độc hoá học, bom napan huỷ diệt từng gốe tràm, ngọn cỏ U Minh. Vẫn chưa đủ Mỹ ngụy còn đóng đồn, cắm chốt chi chít khắp U Minh như gieo một thứ bịnh đậu mùa lên lớp da đang lành đẹp của một cơ thể con người. Tiến hành phương trình bình định, bọn chúng đã ráo riết gom dân lập bộ máy kìm kẹp, giam hãm, ngăn cách từng người dân, bắt phải lìa bỏ U Minh như phải xa lìa cái núm ruột, bầu sữa, từ bỏ cả đạo lý, thuỷ chung.


Nhưng không, nếu như Mỹ ngụy tiêu diệt được rừng xanh, tát cạn được mạch nước U Minh thấm ngọt, thì người dân U Minh vẫn sống và chiến đấu để giành lại và giữ vững đất U Minh. Dù cho cha phải lìa con, vợ phải xa chồng, nắng mưa dầu dãi, có phải lầm than làm muối, ăn đọt khoai thay cơm, người dân U Minh trước sau vẫn một lòng thuỷ chung với cách mạng, khắc cốt ghi xương mối thù Mỹ ngụy.


Từng đêm, lửa nổi dậy của quần chúng vẫn cháy trong các ấp chiến lược ven rừng. Đạn du kích vẫn róc vào đồn giặc Từng ngày qua, xác thù vẫn ngã gục trên những lối mòn thôn xóm khắp các vùng sông Đốc, Thới Bình, Vĩnh Thuận, An Biên. Có ai đếm được bao nhiêu ,đòn sấm sét của quân giải phóng giáng xuống đầu Mỹ ngụy, bao nhiêu xác giặc chồng chất ngổn ngang trong các căn cứ thứ 11, Xẻo Rô, Rạch Ráng, Bà Thầy.


Bao nhiêu trụ sắt, rào gai, lô cốt, hầm ngầm đã bị sụp đổ Cho đến nay, xác máy bay vẫn còn rải rác trên rẫy thơm Biển Bạch, Đông Hưng, trên đồng các Khánh Bình, ruộng lúa Đông Thạnh, Vân Khánh; xác tàu chiến địch chìm sâu dưới lòng sông ông Đốc, hay phơi thây thảm hai bên bờ sông Cái Tàu, sông Trém, kinh sáng Xẻo Rô.
Ba năm qua, hàng ngàn tên giặc đã bỏ mạng, hàng ngàn các loại phương tiện chiến tranh của Mỹ ngụy bị phá huỷ tại đất này. U Minh đã giáng một đòn chí tử vào kế hoạch bình định trong âm mưu Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ ở đồng bằng sông Cửu Long.


Và đêm 6 rạng ngày 7/4/1971, U Minh đã vùng dậy. U Minh làm bão táp, đốt ngọn lửa đầu tiên, nổ pháo lệnh cho cả đồng bằng Nam Bộ, mở màn cho cuộc tấn công và nổi dậy quyết liệt. Các căn cứ đầu não của địch như Bà Thầy, ông Cạn, Rạch Ráng, Xẻo Bần, Ro Ghe, lần lượt bốc lửa. Sư đoàn 21 ngụy sừng sỏ gian ác bị ăn đòn.
Trong đêm ấy, dũng sĩ Lê Văn Chắt, người con của U Minh kiên cường bất khuất, người chiến sĩ xung kích dũng cảm đã hiên ngang đứng thẳng trên nóc lô cốt sở chỉ huy địch ở căn cứ Bà Thầy. Dù bị thương ở chân, Chắt vẫn bình thản giương lá cờ chiến thắng lên đỉnh cần ăngten cao vút để cho lá cờ đỏ thắm tung bay báo hiệu cho đồng bào đồng chí: U Minh đã vùng lên! U Minh đã chiến thắng!


Từ đó, hướng theo lá cờ cách mạng vẫy gọi, quân dân U Minh đã đồng loạt xông lên, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm của mình, liên tục tấn công vào hệ thống đồn bớt, cứ điểm quân sự địch, làm chúng vô cùng hoang man khiếp sợ. Hàng loạt đồn bốt địch bị tiêu diệt, lính bỏ đồn tháo chạy. Cho đến nay dân quân U Minh đã phần lớn đất đai hàng chục xã.

Như chim sổ lồng, như cá về sông, bà con ta được giải phóng vui mừng phấn khởi trở về ruộng vườn cũ thân yêu của mình, xây dựng cuộc sống tự do, no ấm. Những ngôi nhà mới lại mọc lên chi chít ở xã B.K.M.N. v.v...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #49 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 07:04:17 am »

Những miếng vườn cũ được làm cỏ, những con mương cũ được sửa sang. Những luống rau mới qua bàn tay lao động của con người lại nhanh chóng phủ màu xanh bên miệng hố bom, xoá dần dấu vết tàn phá của kẻ thù. Chính quyền cách mạng xã, ấp được thành lập và củng cố. Trường học, trạm y tế được dựng lên để chăm sóc sức khoẻ đồng bào. Người dân ở đây không dấu được niềm vui, xúc động của mình trên nét mặt.

Một chị phụ nữ ở xã biện bạch nói: "Bây giờ là thời kỳ mình đánh địch và chúng nó thì chỉ có đổ!"

Anh nông dân người dân tộc Khơme ở Kinh Lục ục chỉ tay về hướng tuyến kinh sáng Vĩnh Thuận, nơi có tiếng máy bay và bom nổ khói bay nghi ngút, nói với tôi: Tụi nó ngày đêm mất ăn mất ngủ với mình.

Mỗi người dân ở đây đều thấy được thế đi lên của ta, sự thất bại của địch.

Bom đạn Mỹ hằng ngày tập trung ném ven các tuyến đồn bốt còn lại để hòng giải vây cho bọn ngụy, nhưng vẫn bất lực. Còn bọn ngụy trong đồn thì không dám bung ra, ngày nào cũng kêu cứu và đòi rút chạy.

Đồn nước Chảy (xã Vĩnh Bình Bắc) bị du kích vây chặt đến nỗi bọn giặc không còn gạo ăn, nước uống. Nghe theo lời kêu gọi của cách mạng, 22 binh sĩ trong đồn đã lần lượt lội qua sông xin hàng.

Đồn kinh Năm Biển, bị du kích vây ép mạnh. Bọn lính ở đồn này kêu pháo chi viện. Kêu mãi bọn pháo binh ở chốt kinh chính mới bắn ếm trợ được hơn chục quả.


Để trấn áp tinh thần bọn tay chân ở đồn bốt đang hoang mang khiếp sợ, tên Nguyễn Quyền thiếu tá quận trưởng quận Thới Bình khoác lác rằng: “Việt Cộng không có khả năng tấn công chi khu Thới Bình". Liền sau đó đêm 9/6, quân dân Thới Bình đã vả vào mồm hắn, tấn công chi khu quân sự này và hệ thống dồn bốt chung quanh, tên Quyền bị thương, xuýt toi mạng. Đồng bào trong ấp chiến lược bấy lâu nay mang nặng gông cùm kìm kẹp, bằng nhiều hình thức nổi dậy biểu lộ lòng căm thù địch sâu sắc và yêu thương cách mạng.


Ở ấp chiến lược C. nơi chúng tôi trú quân hôm ấy, bác nông dân X. nén đau thương khi đứa con gái tròn 20 tuổi vừa bị trực thăng Mỹ bắn chết, bác lao ngay vào việc tiếp tế cho bộ đội ăn no tiếp tục chiến đấu giết giặc.
Một thanh niên có hai ngón tay cụt đã kể lại tội ác giặc bắt lính và hăm hở tham gia cùng bộ đội xây dựng trận địa đánh địch.


Những cử chỉ ấy làm tôi xúc động và nghĩ rằng trận bão lửa này có phần đóng góp bằng sức mạnh của lòng căm thù của mỗi người dân. Dân ở đâu cũng đều sắc gắn bó với cách mạng.

Bỗng hai chiếc phản lực bay vụt qua đầu. Tôi ngước lên nhìn. Chúng chỉ để lại hai vết khói trắng đặc trên nền trời. Chúng lại ném bom quanh đồn Cái Nứa hay từ tuyến kinh sáng Vĩnh Thuận?


Mặc cho tiếng gầm rít của máy bay và tiếng ầm ầm của bom nổ, các chiến sĩ đội du kích nai nịt gọn gàng nắm chắc trong tay những khẩu súng AR15 đầy đạn vẫn hướng ra tuyến lửa. Những đội viên du kích trẻ măng mới hôm nào là những thanh niên trốn lính trong các ấp chiến lược, có người là đội viên phòng vệ dân sự, hôm nay lại hăm hở đi bao đồn. Dưới dòng kênh, các cô dân công còn mặc những bộ quần áo màu mè theo kiểu “vùng bình định" mặt hớn hớ lái máy đuôi tôm đi tiếp tế.


Đã sống qua những ngày cay đắng trong cảnh cá chậu chim lồng, đồng bào ở các xóm làng vừa được giải phóng càng quí cuộc sống mới tự do và càng dồn sức ra chiến trường để góp phần giải phóng toàn bộ U Minh. Chỉ có khi đó thì U Minh mới vĩnh viễn được sống hoàn toàn tự do hạnh phúc.


Thỉnh thoảng trên đường tôi lại gặp số anh em binh sĩ vừa rời bỏ. hàng ngũ địch trở về với bà con, chòm xóm thân yêu. Họ rải rác từ hướng trận tuyến trở về. Trận tuyến đã phân biệt rõ ràng một bên là phi nghĩa thảm bại, chết chóc khổ đau, một bên là chánh nghĩa tất thắng và nhân đạo.


Trong từng bước đi của đội du kích, dân công, từng bước trở về của những người từ trong hàng ngũ địch, tôi đã nhìn thấy hình ảnh U Minh đang đẩy lùi cái trận tuyến đang bốc lửa kia xa mãi đến tận chân trời. Và chương trình bình định U Minh của Mỹ ngụy nhứt định sẽ tan theo mây khói.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM