Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:17:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện viết từ chiến trường năm ấy  (Đọc 38790 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #20 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2009, 04:58:21 pm »

Sáng hôm sau khi anh đưa tôi đến thăm các đội văn công giải phóng như đội múa hát, đội cải lương, đội múa rối.... Thật là một điều kỉnh ngạc đối với tôi khi được thấy những sân khấu đàng hoàng hoặc bằng đất đắp lên hoặc bầng ván gỗ ép bằng phẳng không khác gì các sân khấu đô thành. Tôi đến nơi là giờ các em đang tập luyện. Nơi này các em, các cháu gái đang ôn động tác múa ba lê. Thân mình các em thật uyển chuyển nhẹ nhàng. Nơi kia với dàn nhạc đủ kèn, sáo, ghi ta, vi ô lông, (con tre- basse).v.v... đang vang lên những đoạn nhạc thật là khoẻ khoắn. Không biết có phải do tôi quá suy tường hay không mà lúc bấy giờ lòng tôi rộn lên một nỗi niềm náo nức, sôi sục, thấy mình trẻ lại, thấy mình bị tiếng kèn điệu nhạc, tiếng hát lời ca thúc giục Tôi lại đến thăm đội múa rối của các cháu nhỏ. Tôi xin ngắt ngang đây để nói với anh một điều hết sức khâm phục của tôi là hai đêm trước đó tôi được đến cục điện ảnh giải phóng xem một số phim do xưởng phim giải phóng xuất bản. Những bộ phim "Hạt lúa vành đai", du kích Củ Chi", "Chiến thắng Tây Ninh", "Đường ra phía trước v v đã để lại trong tôi một xúc động mạnh, lòng tự hào lớn và niềm tin tường vô biên, khi thấy cuộc chiến tranh của Mỹ và bè lũ tay sai quả là man rợ nhứt trong lịch sử loài người. Những hành động dã man này chúng làm sao dám chiếu giữa Sài Gòn và cũng qua những bộ phim trên, tôi thấy đồng bào ta, bộ đội giải phóng ta thật là ngoan cường, anh dũng trong chiến đấu. Tôi kinh ngạc khi thấy ở một vài nơi vùng giải phóng, nhà cửa đồng bào đều ở dưới hầm (Phim Du kích Củ Chi), bom đạn Mỹ rải trơ trụi cả một cánh rừng (Phim chiến thắng Tây Ninh), các chị em gái đã bôi sình khắp người để ra đồng sản xuất với những nụ cười dễ thương dưới tầm bom đạn Mỹ (Phim Hạt lúa vành đai), không một sức gì cản được các đoàn dân công tải đạn ra tuyến trong trăm ngàn khó khăn mà vẫn cất cao tiếng hát (Phim Đường ra phía trước). Cái đọng lại trong tôi nhứt là những mầm non miệt mài trong học tập văn hoá, trong tôi luyện nghệ thuật qua phim "Nghệ thuật tuổi thơ”. Tôi đã được ôm các cháu trong đội múa rối vào lòng, các cháu được quay trong phim Nghệ thuật tuổi thơ, trông các cháu hiền từ quá, rất lễ phép và rất khoẻ mạnh. Tôi vào thăm lán trại của các cháu ở, ba lô, quần áo, phong màn, những con rối đủ màu sặc sỡ của các cháu sắp đặt rất ngăn nắp, điều mà anh nói với tôi là tập cho các cháu "Quân sự hoá" sẵn sàng chiến đấu là như vậy đó. Trên vách lá trung quân, một thứ lá cây màu nâu sậm ngụy trang - tôi thấy các cháu treo ảnh Bác Hồ rất trang nghiêm và hình ảnh các vị anh hùng dân tộc như: Võ Thị Sáu. Nguyễn Văn Trỗi, v.v... và một tủ sách thiếu nhi giành cho các cháu đọc. Khi tôi hỏi đến sinh hoạt, cháu P và cháu N đã nói là: Sáng sớm các cháu học văn hoá học nhạc. Buổi chiều các cháu ôn tập nghệ thuật và chơi thể thao. Buổi tối các cháu sinh hoạt đội và bình bầu lao động xuất sắc - cơm có người nấu, củi có người lo, nhưng mỗi sáng chủ nhựt các cháu cũng tham gia vào các việc lao động khác như đi tăng gia cải thiện thêm thức ăn v.v... tất cả những điều mắt thấy tai nghe ở đây làm cho tôi vô cùng thương tâm các cháu nhỏ ở Sài Gòn và các vùng tạm bị chiếm khác hiện nay. Đời sống các cháu đó vô cùng cơ cực. Nhỏ thì đi đánh giày, đi nhặt rác, bán cà rem! Lớn một chút thì đi gánh nước mướn, khiêng gạch làm phụ thợ hồ, làm bồi bếp hoặc túng kế cùng đường đã có biết bao các em các cháu phải làm nghề móc túi, ma cô, đĩ điếm kiếm cách sinh nhai. Ai gây ra tội trạng đó? nếu không phải là bọn Mỹ - Thiệu? từ các rạp hát, các rạp chiếu bóng trên màn ảnh vô tuyến truyền hình, trên đài phát thanh... lúc nào cũng nghe thấy những lời ca thác loạn trăng gió mây mưa, anh yêu em, em yêu anh. Khắp các tiệm sách, khắp các góc đường, nhan nhản những sách báo Playboy, khiêu dâm, truyện chém giết vì tiền, vì gái, truyện sa đoạ đồi truy v.v... vậy thì các cháu làm sao tránh được các ảnh hường tai hại do xã hội thối nát gây ra. Còn nơi đây, giữa chiến khu giải phóng này, cuộc sống của các em các cháu được chăm nom đầy đủ từ vật chất đến tinh thần. Một lứa tuổi mà hai cuộc sống, hai lớp người thật khác nhau một trời, một vực.


Anh Tư thân mến,

Tôi có được đọc qua một ít sách báo, tạp chí văn nghệ trong vùng giải phóng. Qua cát tác phẩm của những nhà văn, nhà thơ như Anh Đức, Nguyễn Sáng, Lê Văn Thảo, Phan Tứ, Nguyễn Trung Thành, Thanh Giang, Trần Hiếu Minh, Nam Hà, Lê Bá, Diễm Phương, Chim Trắng, Giang Nam, Lê Anh Xuân, Hoài Vũ v.v... in đẹp, trình bày trang nhã, giản dị, màu sắc nhẹ nhàng, nội dung lại rất phong phú, có sức truyền cảm rất mạnh. Thể hiện khí phách anh hùng cách mạng của đồng bào và chiến sĩ ta trong cuộc chiến đấu sinh tử với bọn cướp nước và bán nước.


Anh Tư thân mến,

Như tôi đã nói ở trên, bảy ngày sống trong khu giải phóng đối với tôi thật là quá ngắn ngủi, nhưng bổ ích biết chừng nào! Vừa rồi tôi có nghe đài Hà Nội, đài Giải phóng truyền đi thành tích đạt được qua một năm thành lập chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam, tôi vô cùng phấn khởi và tin tưởng. Bọn Mỹ thua đã rõ ràng, bọn Ngụy rêu rã cũng đã rõ ràng. Nếu trước đây tôi sống giữa Sài Gòn đầy lính tráng, xe tăng chạy rầm rập và có lúc tôi đã bi quan chỉ thấy chúng mạnh, thì ngày nay đi ra ngoài nhìn thấy nông thôn giải phóng, có cài nhìn toàn cục hơn, mắt tôi đã sáng rực niềm lạc quan tin tường ở cách mạng. Chỉ mới một năm chính phủ cách mạng ra đời mà đã gặt hái được nhiều thành quả như vậy, cộng thêm nhưng điều mắt thấy tai nghe của tôi vừa qua, tôi tin chắc là ngày thắng lợi cuối cùng của chúng ta không còn xa nữa. Ngày vinh quang chiến thắng trở về Sài Gòn của các anh, tôi xin ra tận cửa ngõ đón mừng với tấm lòng sung sướng nhứt của đời tôi. Thư đã dài, xin hôn anh mặn nồng tha thiết.


Ngày 1 tháng 6 năm 1970
Tôi
H.M
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #21 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2009, 04:59:38 pm »

MÀU XANH MIỀN ĐÔNG


Nguyễn Hồng Trang


Vào một buổi bình minh nào đó, trời trong gió lặng, nếu chúng ta có dịp ngồi lên máy bay trực thăng, cất cánh từ sân bay Biên Hoà ung dung bay về hướng bắc hoặc Tây bắc, từ trên máy bay nhìn xuống mặt đất, khi ấy tin chắc chúng ta sẽ kêu lên: ôi! màu xanh, thảm xanh! màu xanh trên mặt đất sẽ mang đến cho chúng ta một niềm vui man mát trong lòng, cảm thấy sung sướng và tự hào cho đất nước mình: "ôi, màu xanh đất nước, màu xanh vô tận!".


Phải, đất nước ta là cả một màu xanh: Màu xanh của đồng ruộng mênh mông tít tận chân trời, màu xanh của rừng thiên nhiên bạt ngàn chứa đựng nguồn tài nguyên vô giá tạo cho đất nước tươi đẹp của chúng ta, một tương lai rực rỡ.


Từ cái vẻ đẹp màu xanh bên ngoài, ta lại đi vào cái tiềm tàng giàu có bên trong. Chúng ta ngồi trên xe đi vào màu xanh ở một khoảng đất của miền Đông Nam bộ. Chúng ta sẽ thấy tận mắt màu xanh đã tạo nên vẻ đẹp giàu có của đất nước.


Từ Sài Gòn về đất Thủ - Biên (Thủ Dầu Một - Biên Hòa) màu xanh đầu tiên hiện ra trước mắt chúng ta là xứ vườn. Đi ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai vườn nối vườn mát rượi một màu xanh, đủ loại hoa trái.

"Lái Thiêu, Bến Cát, Châu Thành
Vườn cây trái ngọt lầu xanh bốn mùa"


Đi giữa mùa trái, bông sầu riêng nở từng chùm, Lê-ki-ma trắng như trăm ngàn hột bắp chụm lại lá xanh um, trái chín vàng cành. Cái thú vị nhứt là chúng ta có thể thường thức sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, xoài, bưởi... ngay tại gốc.

Ăn bưởi thì hãy đến đây
Đến mùa bưởi chín vàng cây trĩu cành
Ngon hơn mít mật, cam sành
Biên Hòa có bưởi trứ danh Tân Triều.


Hàng năm, trái cây Thủ - Biên cung cấp cho Sài Gòn và các thành phố khác hàng chục ngàn tấn trái cây đủ loại.

Những năm tháng chiến tranh ác liệt, bom đạn, chất độc của Mỹ Ngụy định hủy diệt màu xanh hoa trái Thủ - Biên, rốt cuộc đều bất lực trước sức sống vươn lên mãnh liệt của màu xanh.

… Cam, quýt, Lê-ki-ma vườn nối tiếp vườn
Nhắm mắt còn nghe ngọt từng khúc ruột
Ghé lại quê nhà ăn những trái sầu riêng...



Từ đất Thủ Biên ta lại ngược lên Bà Rịa Long Khánh, hay đi trên con đường 18 lịch sử, về qua đường 14 chạy ngược Phước Long về lại Bù Đốp Lộc Ninh... Cả một vùng đất đỏ màu tươi rói chen lẫn với màu đất đem sạm và màu xanh của rừng cao su bạt ngàn, tạo nên cho miền Đông Nam bộ một bức tranh hài hoà tươi mát. Đi trên con đường đất đỏ, rừng cao su, từng lô, cứ nối tiếp nhau hai bên đường chạy vào bên trong như vô tận. Những cây cao su mập mạp, căng sữa vươn mình hứng ánh nắng mặt trời, cành lá xúm xuê. Đi dưới vòm cây xanh che kín, chúng ta sẽ ngỡ mình bị lạc vào một vườn bách thảo thơ mộng, bị choáng ngợp ở giữa cái vòm xanh mát rượi giữa trưa hè.


Diện tích đất đai miền đông gồm 28 ngàn cây số vuông, trong đó, riêng rừng cao su chiếm 150 ngàn mẫu tây với hàng trăm đồn điền cao su lớn nhỏ. Như các đồn điền Lộc Ninh, Bù Đốp, An Lộc, Dầu Tiếng, Quảng Lợi... là những đồn điền lớn nhất của miền Đông, có diện tích hàng vạn mẫu tây, mỗi năm khai thác trên 25 ngàn tấn nhựa. Các đồn điền cao su ở La vân, Đình Ba, Cây Gáo (thuộc tỉnh Bà Rịa) rộng hàng trăm mẫu. Các đồn điền Trang Bom, Dầu Dây... (tỉnh Biên Hòa). Ở tỉnh Tây Ninh cũng có những rừng cao su bạt ngàn như các đồn điền Vên Vân, Bến Củi, Cầu khởi chiếm một diện tích khoảng 11 ngàn mẫu. Hàng năm các đồn điền nói trên khai thác hàng chục ngàn tấn nhựa trong mỗi đồn điền.


Theo tài liệu của thực dân Pháp để lại, riêng tỉnh Thủ Dầu Một, sản lượng nhựa cao su khai thác hàng năm chiếm 47% tổng số mủ được khai thác trên toàn cõi Đông Dương. Tỷ lệ nhựa nguyên chất chiếm 80%.


Rừng cao su miền Đông trước đây là một nguồn cây công nghiệp, nới làm giàu lớn nhất của bọn tư sản nước ngoài. Chúng rất tích cực đầu tư vốn vào việc trồng cao su, mớ rộng diện tích. Hàng năm bọn tư bản Pháp ở các đồn điền chi ra hàng chục triệu bạc để tu bổ, phát triền diện tích, chúng thuê hàng vạn công nhân chuyên nghề tu bổ rừng, nâng niu từng cây một, bón đủ loài phân, gây kích thích cho cây cao su từ khi trồng xuống đến khi lấy được mủ trong vòng từ 3 đến 5 năm có thể khai thác mủ, cây nào già cỗi thì chúng chặt bỏ, thay vào đó bằng cây cao su non, cứ như vậy mà rừng cao su cứ trẻ mãi, xanh tốt hàng năm sản lượng mủ được khai thác tăng lên không ngừng. Ngược lại người công nhân cao su bị bọn chủ đối đãi rất tàn nhẫn, khi cạo mủ chẳng may cắt hơi phạm vào xương cây, miệng hở rộng không đúng mạch mủ thì sẽ bị bọn chúng cúp lương, thậm chí đánh đập tàn tệ sa thải. Dưới chế độ cũ, người công nhân miền Đông Nam bộ không ai quên được những câu thơ chua chát.


"Cao su xanh tốt lạ đời
Mỗi cây bón một xác người công nhân"


Từ ngày đất nước sạch bóng quân xâm lược, rừng cao su xanh lại càng xanh thêm.
Cây cao su được trở về trong tình thương yêu thật sự của người công nhân cạo mủ. Anh chị em công nhân phát huy truyền thống đấu tranh chiến thắng kẻ thù, đang ra sức chăm sóc cho rừng cao su ngày thêm xanh tươi tạo nên nguồn sữa trắng tươi mát, làm giàu cho tổ quốc thân yêu.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #22 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2009, 05:01:07 pm »

BÀ MÁ XÃ G. (RẠCH GIÁ)


(Khuyết Danh)


Trong cuộc đời chiến đấu của tôi, có một kỷ niệm sâu sắc không thể nào quên được, cứ sau mỗi một lần chuyển quân về một vùng, một xã mới, thấy các má, các chị tiếp đón bộ đội là tự nhiên kỷ niệm đó tự đáy lòng mình trỗi dậy, hình ảnh vô cùng cảm động lại hiện lên trước mắt tôi. Đó là hình ảnh má Tư.


Má Tư năm ấy độ 55 tuổi, dáng người mảnh khảnh. Cuộc đời của má đáng lẽ phải được sống hạnh phúc với chồng với con trong một gia đình đoàn tụ vui vầy. Nhưng giặc Mỹ và tay sai đã giết chồng má, con bị đẩy đi quân trường rồi cũng chết ngoài chiến trận. Một mình Má phải sống dựa vào tình thương yêu của xóm làng. Xã G. bị giặc kìm kẹp, xóm làng bị tàn phá. Má căm giận lũ giặc tàn bạo, nhiều đêm Má trằn trọc không ngủ.


Má suy nghĩ làm cái gì đây để góp một phần cùng bà con đánh Mỹ, trả thù cho chồng và mong chuộc tội cho con mình. Đó là những lời Má tâm sự với tôi trong những ngày được sống trong tình thương đùm bọc của Má.


Tôi được Má cứu thoát trong một lần bị thương nặng lạc đơn vị. Đó là trong trận đánh trả quân đội Sài Gòn hành quân "bình định" dài ngày ở U Minh đầu năm 1972. Tôi bị thương nặng, bị lạc đơn vị. Trong đêm tối tôi mò mẫm đi tìm dân, không may tôi lọt vào xã G. một xã dưới quyền kiểm soát của chánh quyền Sài Gòn. Đêm ấy tôi vừa vào đến đầu thôn thì bất chợt mấy ánh đèn pin dọi qua mặt tôi mấy lượt.

- Vào nhầm vùng kìm kẹp của địch rồi. Làm sao đây? Tôi tự nhủ, bí quá tôi đành bò vào một ngôi nhà lụp xụp bên đường, nhờ có hàng rào bông búp che ánh đèn, nên địch không phát hiện ra tôi, chỉ nghe tiếng động nên chúng bắn loạn xạ, thổi còi inh ỏi phá tan eái im lặng trong đêm tối. Chúng đuổi theo hướng có tiếng động, giữa lúc đó trong nhà có tiếng chân người chạy nhẹ ra hé cửa nhìn ra ngoài, đó là một bà cụ tóc rối bời tôi nói:

- Con là quân giải phóng, bọn địch đang đuổi bắt con, Má ơi cứu con với!

Bà mở cửa chạy ra thọc hai tay vào nánh tôi, dìu vào nhà, bất chợt Má kêu lên:

- Trời ơi con bị thương rồi, máu chảy nhiều quá...

Giữa lúc đó có tiếng giày đinh nện thình thịch mỗi lúc một gần, tiếng quát tháo om sòm của bọn lính, Má nhanh chóng dìu tôi xuống hầm bí mật cũ kỹ được đào từ bao giờ, vừa lúc đó năm tên cảnh sát ập vào, chúng đập tung cửa, lôi Má ra, tên toán trường dọi thẳng đèn pin vào mặt Má. Nó gắng từng tiếng một:

- Tên Việt cộng vừa chạy vô đây, bà giấu nó ở đâu?

- Tôi già lọm khọm thế này, đêm hôm tối lửa tắt đèn thế này, tôi có biết Việt cộng nào đâu.

- Nè, bà già, đừng có giấu, tôi tìm ra được tên Việt cộng thì nhà bà sẽ bị dốt, đầu bà cũng lìa khỏi cổ đó nghe chưa?

- Tui đáng cha mẹ của mấy chú, tui không dại gì để mấy chú mắng tui.

Tên toán trưởng cảnh sát ra lịnh cho bọn lính lục soát, lấy chĩa xâm từng góc nhà, không thấy gì, tên toán trưởng giận dữ chạy tới túm lấy cổ áo của bà giật mạnh, bà ngã bật ra sau vách. Lòng căm giận đã trào lên tận cổ, Má cố ngồi dậy liền vơ lấy con dao sắt chuối bổ tứ phía, miệng Má la to:

- Quân côn đồ, ức hiếp dân nè, người già cũng không từ nè.

Tên toán trưởng ra lịnh cho bọn lính bắt Má trói lại, thằng thì bị thương đầu, thằng thì bị thương tay, chúng không dám xông vào, tên toán trường rút súng ra định bắn. Má la to:

- Bớ làng xóm ơi, bọn ác ôn nó giết chết tôi rồi! Cứu lấy tôi bà con ơi.

Má đã già yếu, nhưng sức mạnh căm thù đã làm cho tiếng kêu của Má vang cả một vùng. Nghe tiếng kêu, bà con trong xóm tay gậy tay chổi, tay dao tự động đến bao vây bọn lính, tố cáo hành động tội ác giết người vô cớ của chúng, bị đồng bào tố cáo, bọn lính phải ôm đầu kéo nhau chạy về đồn.


Đêm đã về khuya, ngoài trời sương xuống lạnh. Trong đêm tối Má lần mò xuống hầm bí mật. Má châm đèn dầu, thấy tôi mê man bất tỉnh, Má lo quá, chân tôi sưng to, máu chảy nhiều, Má bò lên đi tìm những cây lá thuốc nam, rửa và băng bó vết thương cho tôi, theo dõi từng hơi thở của tôi. Tôi dần dần tỉnh lại, bên ánh đèn leo lét, khuôn mặt gầy gò, tóc bạc trắng với đôi mắt sâu thẳm, hai dòng nước mắt rưng rưng trên hai gò má của Má. Má nhìn tôi chăm chăm, lo âu, có lẽ lo cho số phận của tôi. Thấy tôi tỉnh Má hỏi:

- Chắc con đói lắm phải không, tội nghiệp, con thấy có đỡ được chút nào không, để Má đi nấu cho cho con ăn.

- Dạ? Cám ơn Má, con đã đỡ rồi. Lúe đó tôi không cầm được nước mắt. Tôi quá xúc động trước tấm lòng thương yêu che chở của Má.

Má nhìn tôi, rồi lại nhìn xung quanh hầm, vẻ mặt lo lắng, Má đứng dậy đi lên. Một hồi lâu tôi lại nghe tiếng chân Má bước xuống hầm, tay Má cầm theo cái xẻng cán ngắn, Má nhìn tôi nói an ủi:

- Con cứ nằm đó để Má củng cố lại hầm, bằng mọi cách Má cùng bà con bảo vệ con, không để cho chúng nó bắt con đi. Cả đêm đó Má hì hục đào khoét hầm.

Ngày hôm sau bà con trong xóm thay nhau bí mật đem thuốc, sữa, đường, cháo đến thăm hỏi và chăm sóc tôi. Sau ba ngày được các má các chị chăm sóc vết thương cho tôi chân tôi đã đỡ, chống gậy đì được. Các Má bàn kế hoạch đưa tôi về vùng giải phóng. Vào một đêm cuối tháng, trời đen như mực, càng về khuya sương xuống càng dày, Má cùng hai chị nữa chuẩn bị cơm nước cùng mấy người nữa cáng tôi vượt qua rừng tràm ra vùng giải phóng đưa tôi về quân y viện cách xã G. 20 cây số.


Về tới quân y viện, Má giao tôi tận tay đồng chí phụ tránh bệnh viện, Má mới yên lòng trở lại. Trong giây phút chia tay với Má và bà con cùng đi, tôi quá xúc động ôm chầm lấy Má khóc nức nở, lúc ấy tôi như thấy mình được tái sinh lần hai trên bàn tay chai sạm đầy lòng thương yêu của mẹ mình.


Xuồng của bệnh viện đưa Má cùng bà con trở về xã G., xuồng mỗi lúc một đi xa nhưng Má vẫn ngoái nhìn tôi với đôi mắt dịu hiền, lưu luyến và nhớ thương... cho tới hôm nay, hình ảnh của Má và tấm lòng của bà con xã G. vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi, động viên tôi vượt mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành mọi nhiệm vụ.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #23 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2009, 07:36:58 pm »

LÒNG CHA


Lương Cao Rính


Tiếng hò hét, nạt nộ của bọn cảnh sát, tiếng kêu la của các bà các chị kéo ra chặn xe giữ chồng, giữ con đã yên hẳn. Chỉ còn tiếng thở hồng hộc của những chiếc xe tải bịt kín.


Nắng trưa như trút lửa xuống mặt đất, đội cái nắng ấy, một ông già có đôi vai rộng, lưng hơi còng, từ nửa buổi đến giờ vẫn đứng ném mình sau cây cột rào phía cuối ấp, cặp mắt nhìn thẳng, đầu nghiêng nghiêng lắng nghe như sợ bỏ sót một tiếng động nào. Người ấy là ông Sáu.


Chờ cho tiếng xe mất hẳn, ông thở phào một cái rồi mới lững thững bước vào nhà, nét mặt ông không còn tái nữa nhưng các đường nhăn trên trán, trên má ông như hằn sâu hơn. Cặp mắt cùm cụp nhìn xuống. Nếu ai không để ý tưởng ông đang chăm chú nhìn vật gì dưới đất song thực ra ông chẳng nhìn vật gì cả. Ông đang ở trong tâm trạng từ hốt hoảng cực độ chuyển sang lo lắng cực độ, lo lắng trong sự bế tắc.


Lững thững bước từng bước một, ông về đến nhà lúc nào không hay. Năm đầu ngón chân phải của ông va mạnh vào chiếc bậc cứa, lúc thường có lẽ đau lắm nhưng giờ này ông chẳng thấy gì. Cặp lông mày của ông chỉ hơi nhíu lại, rồi ông vẫn lững thững bước vào nhà. Đôi mắt ông hoa lên, ông lảo đảo như người say rượu đi tới bộ ván gỗ kê phía cửa buồng ngồi xuống, hai tay bưng lấy đầu.


Nắng trưa càng gay gắt, ngoài kia cây cối chỉ hơi xao động, hơi nóng hừng hực từ bốn bề vách toả ra, từ trên mái tôn hắt xuống, căn nhà nhỏ của ông càng như cái lò lửa.

- Yên rồi phải không Ba? Bọn nó đi hết rồi hả Ba?

Tiếng đứa con làm ông bừng tỉnh, ông vội vàng chạy tới ấn nó trở lại căn hầm tối vừa rầy con bằng một thứ tiếng rất nhỏ nhưng cũng rất kiên quyết:

- Tao đã bảo ra đâu mà ra hả thằng ranh con? Mày muốn nó bắt đi hả? Mày muốn cha mày phải chết vì thương nhớ mày hả?

Ân được đứa con xuống hầm rồi, ông cứ đứng canh mãi ở cửa nhà chờ cho êm ắng tất cả, không còn một dấu hiệu gì là nguy hiểm - mặc dầu bọn lính đi lùng sục đã về đồn trước đó hai, ba tiếng đồng hồ - lúc đó ông mới mở cửa cho thằng con lên. Cũng chính vì sự cẩn thận quá đỗi như vậy mà nhiều khi thằng nhỏ ở dưới hầm bị bỏ đói đến mờ cả mắt.


Đời ông vất vả cực nhọc từ thuở nhỏ, không biết quyển sách là gì. Quá ba phần ba đời người ông mới lập gia đình. Ba lần sảy, bảy lần sinh, vợ chồng ông chỉ còn lại hai mụn con trai, những lúc nhàn tản, uống hớp rượu, vui câu chuyện, ông thường tự nhủ: mình chịu cực, chịu nhục quá rồi, phải gắng làm ăn cho con cái khỏi khổ. ông lại ý thức rằng tuổi trẻ không có gì sung sướng bằng được đi học.


Đùng một cái, năm 70 bọn Mỹ ập đến bắt thằng con lớn của ông đi. Vợ ông lo cho con quá, lâm bệnh rồi chết. Tiếp đến là cảnh lính Mỹ rầm rầm, rồ rộ kéo về cào nhà, phá ấp, rồi lùa tất cả dân làng ông vào cái ấp chiến lược chết tiệt" này.


Để dẹp bớt nỗi đau vì thương vợ nhớ con, ông dồn tất cả tình thương và niềm tin ở tương lai vào thằng con nhỏ. Vì vậy, mấy năm nay, dù gặp bao nhiêu khó khăn, chịu bao nhiêu phí tổn để đóng góp cho trường học, để đút lót cho mấy tên tề xã, tề ấp để thằng nhỏ khỏi vào phòng vệ ông vẫn ráng gánh hết. Vậy mà từ khi nghe cái tin Mỹ - Thiệu bắt lính cả học sinh thì ông bắt thằng con ở nhà luôn. Sự thật tàn bạo của chế độ Mỹ - Thiệu đã giúp ông nhận ra rằng: học cũng không bằng mất con. Để giữ đứa con, ông nghe và làm theo bà con trong ấp. ông tự nguyện vào tổ truyền tin, ông ký giấy phản đối bọn Mỹ - Ngụy bắn pháo bừa bãi vào xóm ấp; ông vót chông ủng hộ anh em đu kích... bà con làm gì ông làm nấy. Song ông lo rủi bị chúng bắt, đánh đập, bị chết thì không ai nuôi nấng thằng con. Vì vậy, mỗi khi bà con kéo đi đấu tranh chống địch càn quét, bắt lính ông chỉ ở nhà theo dõi tình hình và canh chừng cho thằng con trốn lính.


Từ hôm bọn địch bắt lính ráo riết, ông hì hục đào cho con một cái hầm ngay trong buồng, ngoài ông và thằng nhỏ không ai biết được, cái hầm có lỗ thông hơi rất tốt, nắp hầm ở ngay trên mặt nền nhà, có đứng lên trên nắp hầm cũng không biết được, sau khi làm xong, ông đã xuống đó nằm thử mấy buổi, thấy không ngợp, ông mới cho thằng nhỏ xuống. Bởi vậy ông tin nơi cái hầm ấy lắm.

- Ba ơi, Ba có gặp anh Bảy con bác Năm không? Thằng nhỏ vẫn đứng ở cửa buồng hỏi vọng ra. Nó không thấy ông trả lời mà chỉ nhìn nó chằm chặp, tường ông sắp rầy, nó cúi mặt phụng phịu.

- Ngày nào cũng cứ thụt thò như chuột cóng thế này, con hết chịu nổi rồi. Ba nè, ở dưới hầm tối dữ quá, mắt con mờ rồi nè.

Lời thằng nhỏ như một cây kim đâm nhói vào tim ông. Ông vùng dậy ôm chầm lấy nó kéo nó ra giữa nhà. Hai tay ông úp nhẹ lên hai bên tai nó, mặt ông sát vào mặt nó. ông ngắm nhìn chăm chú như đứa trẻ lần đầu tiên được ngắm cái gương, ông hốt hoảng nhận ra rằng mắt nó thâm quầng như người lâu ngày mất ngữ, đặc biệt là nước da tái đi như một tàu lá chuối non bị héo giữa trưa.

Thằng nhỏ thấy Ba nó để ý đến nó một cách kỳ lạ như vậy liền nghĩ: mình phải hù thêm để ông già chiều ý mình mới được và nó nói:

- Ba muốn con sanh bịnh vì ngồi hầm hả Ba? Ba không muốn con bịnh thì Ba đồng ý để con đi với anh Bảy nghe Ba?

Ông lại thở dài rồi buông tay khỏi đầu thằng nhỏ, lùi ngồi chỗ cũ trên chiếc ván. Đi với anh Bảy à? Đi ra vùng giải phóng thì xa xôi cách biệt, ông không muốn, hiện ông còn có mình nó. Thằng anh nó, ông xem như đã mất rồi - mà sống làm sao được khi bàn tay lông lá của bọn quỷ Mỹ cố tình giết nó? Đi ra cứ? Ở đó tự do thật đấy, nhưng vất vả phải dầm sương dãi nắng... cái thân xác còn non nớt của nó làm sao mà chịu nổi. Rồi ốm đau, ai thuốc thang chăm sóc, ai nấu cho nó chén cháo? Anh em người ta phải lo đánh giặc, ai đâu rảnh mà chăm sóc nó như ở nhà được. Ông quay nhìn con rồi lại thở dài:

- Con cố ở nhà với Ba, ráng chịu vài bữa nữa, chắc là tụi nó lùng sục đến mươi mười lăm ngày chứ đâu lùng sục được cả tháng, cả năm.

- Ba có biết gần hai tuần nay Ba không đi làm rồi, liệu Ba có ở nhà trông chừng cho con được hoài sao? Còn phải mần ăn chứ?
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #24 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2009, 07:38:12 pm »

Lời thằng nhỏ làm ông ngây người ra, ờ, đã nữa tháng nay ông không mần ăn gì được. Mạ chưa gieo, ruộng chưa cày được công nào. Hay đến cả việc nấu cơm cũng thất thường. Thấy bếp nhà bên đỏ lửa, ông mới nhớ. Nhưng ông lại tự an ủi: chẳng lo, còn được vài chục ngàn đồng cũng đủ cho hai cha con ăn một tháng. Ông sẽ bớt uống rượu đi, còn vui thú gì mà ăn với nhậu. Say sưa để rồi tụi nó kéo đến bất thần lúc nào không hay à? giờ thì phải nghĩ đến con, giữ lấy sao cho qua được hiểm hoạ tày đình này...


Ông Sáu vừa đặt chai rượu vào chỗ cũ thì thấy thằng con la lên:

- Ba ơi, có người chạy...

Ông ngẩng lên, đúng là tiếng giầy của bọn cảnh sát chạy rầm rập ngay đầu nhà, chân tay ông run bần bật, cuống quít... ông vội đẩy đứa con xuống hầm. Vừa đậy nắp hầm xong thì một tên lính bảo an đã đứng ngay giữa cửa cười sằng sặc:

- Ông già dấu cái gì trong buồng? Việt cộng hả? Như một kẻ lầm lỗi bị bắt quả tang, ông đứng đờ ra, lưỡi líu lại không nói được gì.

Tên lính bảo an nhìn ông rồi cất giọng lè nhè:

- Ông già quên tôi rồi sao? Cùng là bồ bịch với quán rượu cả mà? Có gì cứ nói thiệt đi, không kịp suy nhĩ gì nữa, ông chạy tới lặng lẽ cúi xuống gầm ván cầm chai rượu dứi vào tay tên lình bảo an, trong lúc đồi môi ông cứ run lên bần bật.

Tên lính lắt lư cái đầu, hắn tưởng ông say rượu:

- Câm rồi hả ông già? Đã đến lúc đái ra quần chưa? Khá lắm, biết điều đấy!

Rồi hắn cười, tiếng cười như tiếng cú rúc. Chợt lại có tiếng giầy chạy tới. Ba tên cảnh sát lừng lững từ cửa bước vào. Một tên có lẽ là trưởng toán, cầm mảnh giấy hất hàm hỏi:

- Ông là ông Sáu hả?

Ông Sáu vẫn im lặng.

- Đứa con ông giấu ở đâu? Thằng út ông giấu nó ở đâu, lôi nó ra thì còn được tử tế, bằng không thì... vừa mất con vừa thiệt mạng đấy.

Vừa nói, hắn vừa ra hiệu cho hai tên kia ập vào khám buồng, không còn giữ được bình tĩnh nữa, ông thét lên:

- Không được bắt con tôi! Không được bắt thằng con của tôi! Nó còn nhỏ, tôi chỉ có một mình nó. Các ông muốn đòi bao nhiêu tôi xin có đủ tiền đây, tiền đây...

Ông cuống quít rút vội cái ví ấn váo tay tên toán trưởng rồi ra sức níu nó lại. Như những con chó săn thành thạo, hai tên cảnh sát kia đã lao nhanh vào buồng. Chúng hất tung tấm phên che phía ngoài, ánh sáng ùa vào căn buồng, cái nắp hầm do đậy vội nên phơi ra những khe hở, hai tên cảnh sát nhận ngay ra và reo lên: hầm đây rồi!
Như có ai cầm búa đánh trúng đỉnh đầu, không còn suy nghĩ gì được nữa, ông giựt phắt lấy chai rượu trên tay tên lính bảo an, lăn xả vào buồng đập túi bụi lên đầu hai tên cảnh sát đang hăm hở tìm cách mở chiếc nắp hầm. Cả hai đứa thét lên rồi có tiếng vật lộn huỳnh huỵch. Tên toán trường cảnh sát vội vàng chạy vào, hắn túm được chân ông lão lôi tuồn tuột ra giữa nhà. Ông Sáu vùng đứng dậy, tay vẫn nắm chắc chiếc cổ chai đầy máu. Mắt ông như hai cục than hồng. Những đường nhăn trên trán, trên má cuộn lên, giật giật như những đợt sóng. Tên toán trưởng cảnh sát chĩa súng ngắn vào ngực ông, bắt ông đứng im. Còn người lính bảo an, sau phút ngạc nhiên, hắn cười hô hố, gật gù ra chiều khoái chí:

- Ông già khá lắm! Bố của tôi khá lắm. Phải thế! Đã là thằng đàn ông, bồ bịch với cái chai, cái xị thì ít ra cũng phải biết sử dụng nó vào việc chống trả kẻ thù chớ... Người lính bảo an lại cười hô hố, song ngón tay trỏ luôn luôn đặt nơi cò súng. Tên toán trưởng cảnh sát nhìn ngọn súng của người ấy luôn hướng về phía mình thì hắn bỗng chột dạ, vội thét hai tên kia ra khỏi buồng.

Vừa lúc ấy, tiếng hô hoán lên, tiếng bước chân rầm rập của bà con trong ấp kéo đến. Ba tên cảnh sát và người lính bảo an hoảng hốt kéo ra khỏi nhà.

Trước cảnh ấy, ông Sáu tự nhiên ôm mặt oà lên khóc nức nở. Một bà già vội vượt lên phía trước đám đông ra hiệu cho bà con đuổi theo bọn cảnh sát rồi nói:

- Chú Sáu à, chú làm vậy tuy tốt đấy, nhưng một mình thì chẳng làm nổi mà có khi còn mang hoạ.

Ông Sáu ngẩng lên, giọng cảm động:

- Chị Năm, nếu không có bà con xóm ấp thì tui và cháu bị tụi nó ăn gỏi hôm nay rồi. Tôi nghĩ ra rồi, muốn giữ được con trước hết mọi người phải đoàn kết cùng nhau đuổi tụi nó ra khỏi ấp, khỏi xã trước đã. Lâu nay, tôi có lỗi Bây giờ tôi phải đi với bà con quyết sống chết với tụi nó.

Ông ngừng lại một lát rồi như nhớ ra điều gì, ông ghé vào tai bà Năm nói nhỏ:

- Chị Năm à, tối nay tôi định gặp chị để cho cháu út đi với cháu Bảy bên đó... phải cho cháu đi thôi chị à!

Bà Năm gật đầu:

- Chú Sáu làm vậy là đúng đó.

Nắng trưa vẫn như đổ lửa xuống mặt đất. Cuộn đấu tranh của bà con còn nóng hơn cái nắng hè.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #25 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2009, 07:39:13 pm »

XUÂN VỀ VÙNG ĐẤT VEN SÔNG THU BỒN


Phương Hồng An


Tôi về xã V. vào một ngày giáp tết. Bóng tối và mùa đông mây mù đã gom lại dưới rạng hai đống lù lù xám xịt ở hai đầu. Hai đống cứ điểm hột, đống lúc nhúc lũ Nam Hàn. Một đống nữa nhầy nhụa, bọn ngụy trung đoàn 51. khoảnh đất còn lại ở giữa gọi là xã V. đó trần trụi một mình một cõi vẫn cứ đứng lừng lững bên bờ sông Thu Bồn.
Bàn chân nhỏ. Trời ơi, bàn chân của trẻ con!


Tôi bỗng reo lên như một cánh hoa đang nở. Tới một mảnh đất trụi lủi, mà hai đầu là quỷ dữ thì bạn sẽ có tâm lý như tôi lúc này. Tim tôi bỗng đập mạnh, vì hồi hộp, sung sướng hy vọng tin yêu. Như lần được đầu mối, như bị một sức hút kỳ diệu của cuộc sống, tôi lần theo vết chân. Bàn chân nhỏ còn in dấu rất rõ trên nền đất xốp dưa tôi đến một vùng đất nổi giống như những đợt sóng ngầm của một dòng sông sắp gặp biển.

… Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ ...

- Ôi! Tiếng hát! Tiếng hát!

Tôi nén xúc động lắng nghe. Tiếng hát của trẻ thơ còn phảng phất mùi sữa mẹ. Giặc Mỹ rút chạy là phải. Bom đạn Mỹ đang chịu thua là phải. Có nơi nào trên trái đất, mỗi khi mùa xuân đến, lòng người lại dạt dào một niềm tự hào như ở đây không? Tôi thầm tự hỏi. Chao ôi, mùa xuân của đất trời lúc này đối với tôi có thấm vào đâu. Một dấu chân, một tiếng hát ở ngay nơi đây mới là cả một mùa xuân. Tôi cảm thấy vững tâm tin tưởng lạ lùng. Cách đây một năm, lúc đó giặc Mỹ còn đang sung sức, hầu như có bao nhiêu bom đạn chúng đều trút xuống mảnh đất cỏn con này. Từ dưới lòng đất, trong một hầm chìm, bà mẹ nào đó đã ru con:

Đạn giặc Mỹ vãi ra như cát
Đạn cụ Hồ mỗi phát mỗi tên!


Tôi nhớ mãi câu ca đó, và hôm nay lại trở về thăm lại quê hương. Tôi lần theo vết chân. Vết chân dẫn tôi vào mùa xuân của con người, mùa xuân chiến thắng.

Tôi nhìn lên khu đồn dân đang nằm úp chén bên cạnh cữ điểm ngụy. Bây giờ là chín giờ. Nắng luôn chan hoà mặt đất. Không vướng một bóng cây nên nắng tuôn về khắp nơi. Một con chim nhỏ bay vù qua, không có chỗ đậu nó vượt sông về bên kia, vùng giải phóng. Em bé ngước nhìn theo cánh chim, đưa luôn cả dây cỏ xanh trong tay lên vẫy. Bầu trời mỗi lúc một trong sáng và ấm ám hơn. Từng mảng mây trắng kéo theo nhau bay trên các đỉnh núi xa xa giống con tàu đang tốc hành về ga. Dòng sông Thu Bồn sau những ngày giận dữ sủi bọt đục ngầu của mưa dông giờ trở lại xanh trong hiền hòa. Khu tập trung giống một cái nấm độc có màu kẽm gai và tôn tấm đang tàn tạ. Từ đây đến đó, chỉ khoảng năm trăm thước thôi, chỗ có cái vọng lâu bằng sắt sơn đen, ngóc đầu dựng đứng lên như một con rắn. Em bé đã vù chạy về đây một mình. Tôi nhìn lại, em bé vẫn cầm dây cỏ xanh trong tay mơn mê như một cành hoa xuân. Chốc chốc đôi mắt em lại chớp nhìn lên bầu trời mênh mông đầy ánh sáng chung quanh em, mặt đất bị bom đạn cày xới giờ đây đang nồng nắng xuân. Tôi nhớ một hôm công tác vào khu dồn dân. Một khu dồn dân "kiểu mẫu” của bọn bình định. Một bà mẹ già khoảng 60 tuổi nắm lấy cánh tay tôi khóc:

- Các con đừng nghĩ sai cho bà con mà tội nghiệp! Cái chi chi? "Chiến dịch bánh mì"! "Các con đừng nghĩ sai cho bà con tội nghiệp!"

Giặc Mỹ thật xảo quyệt. Dùng bom đạn với tất cả kỹ thuật quân sự hiện đại không được, chúng xoay qua dụ dỗ mua chuộc bằng bánh mì, ở đây, chúng sắm tất cả mọi thứ cho gia đình của một nông dân. Thậm chí đôi đũa cái rổ, chúng cũng phát cho từng nhà. Các gia đình đều có bàn thờ phật chúng sắm ngay cho một nải chuối, quả bòng, mấy trái cam đơm lên cao ngất, mới nhìn giống như thật, trẻ con ngó chảy nước miếng, nhưng tất cả đều bằng nhựa. Năm hôm sau, trại tập trung "kiểu mẫu "đó bị đồng bào tự tay đốt sạch giữa ban ngày.


Bỗng, khu dồn dân như một tổ ong đang vỡ, bay túa ra bốn phía. Kẻ gồng người gánh dắt díu nhau về quê cũ, tiếng súng nổ như bắp rang. Thỉnh thoảng có những viên đạn lửa vạch ngang trời.


Một lát sau, năm cô du kích lưng khoác súng vai gánh đồ đạc chạy về vừa cười vừa lấy khăn thấm mồ hôi trên mặt. Các cô không kịp kể cho tôi nghe chuyện chi hết. Tôi chỉ nghe các cô nói loáng thoáng trong lúc đang thở:

- Diệt được thằng Sáu ác ôn!

- Bọn bình định chạy vô Thị Trấn hết.

Đồng bào đổ về đông như hội. Gồng gánh đặt ở tất cả các miệng hầm. Người đi trong nắng xôn xao làm cho rặt đất cũng loạng choạng say sưa.

Trên mặt đất trần trụi đó. Giờ đây vết chân người chồng lên nhau. Sáu thôn đều có đồng bào kéo về ở.

- Thanh! Chớ đi đâu mẹ tìm muốn chết được!

Tôi chưa kịp quay lại, thì người mẹ đã nắm lấy tay con bé và chào tôi.

Em bé nhí nhảnh nói với mẹ:

- Chú công tác đó! Mẹ ơi! Mời chú về hầm mình đi! Người mẹ nhìn tôi cười nói:

- Suốt đêm hôm qua cháu nó có ngủ đâu. Cứ thức chờ sáng để về nhà.

Nói xong, người mẹ nhìn mảnh đất trống không từ đầu xã tới cuối xã Một mảnh đất không hoa, không lá tường như không còn sức sống nữa. Kẻ thù đã cố tình xoá nhòa mọi kỷ niệm thân yêu của con người, nơi chôn nhau cát rốn. Kẻ thù đã không tiếc bom đạn để tiêu diệt mọi mầm sống của con người nơi quê cha đất tổ này đây, chúng nó muốn xúc sạch đi đem đổ xuống dòng sông, tẩy cho kỳ hết những cái gì của con người làm ra nó, vì nó mà sống. Đôi mắt người mẹ trở nên u uất bên cạnh ánh mắt của đứa con. Chị nhìn mặt đất như đang tìm kiếm cái gì ở đây Chỗ nào ngày trước đặt đôi hũ nước gánh từ ngoài sông về, nơi nào cây ớt mẹ trồng khi chị vào tuổi hai mươi. Hẳn chị đang nhớ lại câu đố của người bạn trai: "Hồi nhỏ tôi mặc áo xanh. Tôi lớn bằng anh tôi mặc áo đỏ!” chỗ nào có lũng dâu mỗi mùa cuốc gốc lại lén nhìn đôi mắt sáng bên kia vườn. Đường đi ra bến nước, dâu xanh ngắt có thể giấu mẹ vài câu hẹn hò. Trước mắt chị chẳng còn một dấu vết gì hết. Một mảnh đất chân tuột ra cho đến bờ con sông thân thuộc kia.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #26 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2009, 07:41:02 pm »

Chị Mai dắt con đi trước. Chị mặc chiếc áo đen gọn gàng. Búi tóc hơi rung rung như đánh nhịp cho bước đi của hai mẹ con. Chị đeo đôi bông tai màu vàng óng ánh trong nắng xuân. Một con người như vậy vừa mới đây với hai tay không đứng trước mũi súng quân thù để đối địch từng lời. Giờ đây chị dắt con đi ung dung trên mảnh đất của mình. Em bé tung tăng bên chân mẹ. Nắng xuân như đang nhảy múa chung quanh hai mẹ con chị. Tới cửa hầm chị dừng lại nói với tôi:

- Đây nhà tôi đây rồi!

Nói xong, chị cười. Cái cười của chị không khác em bé gái mấy. Chị lại đưa mắt nhìn khoảng đất trống trước mặt.

Chúng tôi phải chuẩn bị cho quần chúng mấy tháng trời đó anh!

Chao ôi! Một cuộc đấu tranh dai dẳng để giành lại một mảnh đất như thế này đây. Một mảnh đất giống như hai bàn tay trắng. Cái gì đã làm cho chị gắn liền với đất như vậy?

- Đó anh coi, cái hầm nớ là nền nhà cũ của mẹ tôi để lại cho vợ chồng tôi. Một cái nhà năm gian!

Chị Hai đưa tay chỉ một quãng rộng, cái quãng rộng ấy gắn liền với cả cuộc đời chị.
- Chỗ ni mẹ tôi đặt lò bánh. Tết có bánh giò, bánh tét, ngày thường có bánh tráng. Đằng sau ni có chuồng heo chuồng gà. phía trước đó là dâu là bắp.

Chị lại cười rồi nói tiếp:

- Mẹ tôi giỏi giang lầm tôi được ăn uống no đủ cũng nhờ mẹ tôi!

Tôi bỗng hiểu ra tất cả. Vì sao con người nhỏ nhắn ấy lại dám đấu khẩu trước mũi súng quân thù. Giờ đây trước mắt tôi hiện ra biết bao nhiêu màu sắc của một cuộc sống đang đâm chồi nẩy lộc. Bỗng dưng, tôi không còn thấy đây là một mảnh đất trần trụi nữa. Một mảnh đất có nhà cửa, có bãi bắp nương dâu, một mảnh đất có cái hồn bất diệt của nó. Con mắt của chị Hai, một người từ trong cuộc đấu tranh mà ra đã truyền cho tôi cái nhìn mới mẻ đó.

- Mẹ tôi về đó!

Nghe chị Hai nòi, tôi nhìn ra. Một bà cụ khoảng 60 mươi tuổi có đôi gò má cao, nước da sạm nắng, lưng hơi khòm ung dung bước vào nhà. Em bé chạy đến ôm tay bà. Không kịp để tôi chào, bà cụ hỏi:

- Cậu về được tới đây? Giỏi đó!

Tôi thấy thèn thẹn trong lòng. Tôi hình dung ra ngồi nhà rộng năm gian làm cho tôi ngây ngất không khí của một ngày giáp tết. Lò bánh của bà cụ đang bốc hơi, chị Hai đi nhóm bếp đặt ấm nước trên ba hòn đất cứng.

- Bà con trong xã thiệt thòi. Giải tán được khu dồn dân trước hết!

Tôi đỡ lời. Hai con heo đòi ăn, kêu toáng lên trong chuồng. Bầy gà ấp gà nở kêu cục cục trước sân. Bà cụ nói:

- Rồi làm lại hết thôi. Không mấy hồi đâu cậu hễ được đất mình thì cái chi cũng có.
Nắng mỗi lúc một gắt. Bà cụ mời tôi xuống hầm nói chuyện. Chị Hai đội chiếc nón trắng nấu nước cách miệng hầm khoảng bốn năm thước. Vừa lúc đó có bốn, năm bà cụ đi tới.

- Chào các bác!

Tôi cất tiếng chào. Các bà mẹ nheo mắt che ánh nắng nhìn tôi.

- Cậu ấy nghe xã mình phá trại tập trung về thăm đó! Các bà mẹ ở một tiếng rồi tới nắm lấy cánh tay tôi như người thân thuộc trong địa phương.

- Các bác về ăn tết! Chúng cháu vui quá!

Một bà mẹ nghe tôi nói vậy không chịu liền nói:

- Về ở luôn chứ răng về ăn tết cậu?

Các bà mẹ cười rầm lên. Em bé vỗ tay reo: "Vui quá! Tết rồi!". Một bà mẹ vừa cười vừa nói:

- Ngày 30 tết thịt treo trong nhà! Chừ có thịt không biết treo ở mô đây!

Tiếng cười của các mẹ lại dậy lên, rồi loang đi các xóm, loang đi mãi không bao giờ tắt!

- Nè chị Hai hẳn đã kể chuyện cho cậu nghe chưa?

Một bà mẹ lắc mạnh tay tôi hỏi. Chị Hai đang thổi lửa phù phù bằng dây cỏ khô, hai má đỏ rần, chị nói:

- Thôi, chừ bàn chuyện tết nhứt đi các bác!

Một bà mẹ nói tiếp:

- Nè, cậu biết thằng sáu rồi chớ? Cái thằng coi mạng người như rơm như cỏ. Rứa mà rồi bữa nay phải thua con Hai xã ni đó.

Tôi ngồi bên miệng hầm giữa mảnh đất tràn đầy sức sống của mùa xuân, nghe các bà mẹ kể mà tường như mình đang đứng giữa biển người đi đấu tranh.

Mờ sáng, mặt người chưa kịp nhìn ra mặt đất đã có một đội quân đang ẩn mình đêm đêm rậm rịch rậm rịch xuất kích. Có bà mẹ đã dậy từ nửa đêm, thắp hương cắm lên bàn thờ phật lầm rầm khấn vái: "Chúng con là con dân cụ Hồ. Chúng con đã cam kết với nhau! Thề mãi mãi là dân cụ Hồ!" Bữa ni con cháu quyết sống chết phải về lại quê cha đất tổ. Cụ sống con dân được nhà. Nay cụ đi xa con dân hường lộc Cụ. Nén hương ni một lòng một dạ ghi sâu ơn cụ quyết cùng nhau về lại miếng đất cũ của mình!".

- Nè! các ngươi làm chi dậy sớm đó?

Giọng thằng Sáu nặng trịch. Nó giống như một con rắn độc rình ăn sương sớm. hôm nay hắn đoán thế nào cuộc đấu tranh cũng xảy ra. Sáng nay bọn bình đính cũng rục rịch dậy sớm. Chúng lên hết đường cái đứng hút thuốc lập lòe. Mỗi tên một cây súng ngắn cầm sẵn trong tay mô mô vào không khí - cái điềm báo trước, bọn này cũng chỉ làm được thế.

- Thôi, mai tết rồi, đi về đi bà con ơi!

Không biết ai đã nói ra câu đó, từ cái góc nào trong khu đồn dân. Thằng Sáu vểnh tai lên nghe cũng chịu. Lỗ tai hắn giống lỗ tai lừa. Như một cái lệnh, sau câu nói đó, bà con ùa ra cả sân.

- Đi về đây!

- Ai về làng cũ thì về!

- Về ăn tết đây chị em ơi!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #27 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2009, 07:42:31 pm »

Bây giờ thì hàng trăm người cùng nói một lần. Rồi hàng hai trăm người hứng theo. Cả khu dồn dân như bị động đất. Sương sớm chợt tỉnh trút sạch xuống một lượt. Bầu trời bỗng bừng sáng. Con gà trống không kịp gáy nhảy lồng lên trong lồng kêu "cục cục tác" "cục cục tác". Bầy chim sẻ giật mình bay vù đi kêu ríu rít. Tiếng lên đạn lách cách hù dọa trên đường cái, con đường duy nhất ra khỏi trại.

- Đồng bào! Đồng bào! E hèm!

Thằng Sáu thấy không ăn thua liền lên nắm lấy "ô-pạc lơ” của khu dồn dân để rống. Đồng bào lại gọi nhau. tiếng các em nhỏ cũng chen vào lanh lảnh:

- Mẹ ơi! con đây!

- Ờ! Về mau đi con ơi!

Tiếng thằng Sáu trong "ô-pạc-lơ” chìm đắm trong tiếng sóng người. Đồng bào ào lên đường cái. Trước mắt họ, bây giờ là hai hàng rào tưởng như không thể nào qua vượt nổi. Hàng rào "tiếp cận" toàn bộ đồ đen tay cầm súng ngắn. Mới nhìn ta cảm giác đó là một bức tường vì bẩn quá nên người ta phải bôi hắt ín lên. Hàng rào sau là bọn rằn ri mang súng dài. Một bức tường màu da rắn.

- Đi đâu?

Một tên trong bọn đồ đen hỏi, hàng trăm câu trả lời dội lại:

- Về quê ăn tết chớ đi đâu?

- Mồ mả ông bà, tổ tiên ở đâu trong khu dồn dân ni!

- Về quê ăn tết đây các ông ơi!

- Ông mô muốn ăn tết thì theo chị em mà về!

Một trận cười kéo dài phá tan không khí căng thẳng.

- Ớ! Chú Ba? Về ăn tết chớ!

Một anh lính lớ ngớ bị kéo ra khỏi hàng. Anh ta trừng trừng nhìn nhưng cuối cùng nhận ra người quen, đành xuôi tay súng. Liền đó, tất cả hàng lính phía sau đều được đồng bào nắm tay mời mọc. Trong đó có nhiều gia đình nhận ra con em mình. Bức thành đen - bọn bình định - hoàn toàn bị cô lập và mất hẳn chỗ dựa. Chúng đứng trơ vơ như trời trồng. Không một lời mời, không một cái nhìn thiện cảm nào đối với chúng. Thật xúi quẩy trong ngày đầu xuân. Chúng ngơ ngác nhìn nhau. bức thành lính dần dần rã ra thành từng mảng một. Biển người hút hút họ lại thành từng cụm một. Bọn bình định giờ đây bị trống ra như những cây cọc đen chơ vơ giữa biển. Thằng Sáu từ cái lỗ nào chui ra không biết nữa. Hắn nghe tất cả và thấy tất cả. Đồng bào không thèm nghe cũng không thèm thấy hắn. Đường họ họ cừ đi, hắn biết nguy liền bỏ "ô pạc-lơ, xuống, xông vào giữa đám người. Hắn khuỳnh hai chân đi ra cho có vẻ oai vệ. Hai tay hắn cầm hai khẩu súng ngắn. Cây súng ngắn bên tay phải, vừa đi hắn vừa tung lên lại bắt. Bằng cử chỉ đó, hắn nói với mọi người: "Nào! ai dám đưa đầu ra đọ với súng đi!" Người dạt ra hai bên. Hắn đi thẳng vào soi mói nhìn mặt người hai bên.

- Bà con! Muốn răng đó?

Mặt hắn nghếch lên như tấm thớt, hàm hất bạnh ra, môi dày và thâm lại, thỉnh thoảng hắn lại lại nhếch mép cười thách thức.
- Về ăn tết!
- Về ăn tết!
Hàng trăm người trả lời hắn giống như những hòn đất hòn đá ném trả quyết liệt: Hắn giơ hai cây súng lên trời bắn liên tục một loáng hết ngay hai băng. Vỏ đạn rón rén rơi xuống hai cánh tay hắn. Bắn xong, hắn lại rút hai băng khác trong túi ra lắp nhanh như người ta làm trò xiếc. Biển người lại im lặng. Hắn lên giọng:

- Hì! Một người nói thôi! Ai ra đây nói đi!

Cặp mắt ốc nhồi của hấn đảo đi đảo lại hằn học thách thức. Biển người lại rầm rì như một đợt sóng xa sắp kéo đến.

- Ông Sáu! Em trai tôi đi lính cho ông! Ông biết rồi đó:

Đó là tiếng nói của chị Mai trong đoàn người. Thằng Sáu đốp lại nghe như một viên sỏi ném vào tường:

- Còn chồng cô là Việt cộng thì tôi cũng biết rồi!

Đợt sóng chung quanh lại ồ ạt xô tới.

- Không mắc chi! Ai biểu tổ tiên mình ở đâu thì quay đầu về đó

- Chị Hai bước thẳng tới trước mặt thằng Sáu. Chị dùng cánh tay phải của mình gạt hai cánh tay súng ngắn của hắn:

- Ông Sáu! Chồng tôi đi việt cộng tết nhứt về thờ tổ tiên. Em trai tôi đi lính cho quốc gia tết nhứt chỉ lo rừng mô thiên hạ. Tôi phải đem hắn về chỉ cho hắn biết ông bà tổ tiên hắn ở đâu!

Thằng Sáu chĩa ngay mũi súng vào ngực chị:

- Lui ra! Giọng lưỡi Việt Cộng! Tao bắn cho mi về với ông bà tổ tiên mi!

Biển người xô tới. Chị Hai vẫn đứng vụt lên trước mặt hắn. Cả người chị là một cây hải đăng. Người người nhìn về phía chị. Chị quắc mắt nhìn thẳng vào mặt kẻ thù.

- Tau thí mạng với mi tau chỉ có một việc là đòi trả lại đất của ông bà tổ tiên ăn tết thôi. Mi bắn tau chết ở đây thì mi cũng không sống nổi đâu!

Bà con đứng đặc chung quanh như bức tường dày vô tận kiên cố vô cùng. Thằng Sáu lừ lừ đưa mũi súng đen ngòm từ ngực chị Hai xuống sàn, xuống dần, rồi thình lình nòng súng bốc khói. Một tiếng nổ rất đanh!


Từng đợt sóng người cuồn cuộn xô tới. Bọn chúng hốt hoảng đánh tháo cho thằng Sáu lui ra. Hắn đi giật lùi giật lùi mãi rồi đâm đầu chạy lên dường cái. Đồng bào ào ào chạy theo. Tiếng súng nổ ran. Những mũi súng của anh em binh lính chĩa thẳng lên trời. Tổ du kích của chị em bám sát bên đường cái. Chị nào cũng một cái làn nhựa màu trong tay như đi chợ. Thằng Sáu bị các tay súng ấy tỉa rất gọn. Bọn bình định như rắn mất đầu xô nhau chạy về thị trấn hú hồn kêu:

- Việt cộng! Việt cộng!

Chị Hai rót nước chè đậm mời các bà mẹ đang râm ran kể chuyện cho tôi nghe bên miệng hầm.

- Răng con? Hắn bắn con có rụng...!

Các bà cười ồ lên. Chị Hai xấu hổ nháy nháy đôi mắt nói:

- Các bà thiệt quả! có khách mà!

Mùa xuân đến trên mặt đất này như vậy đó. Một mảnh đất trần trụi vẫn cứ đứng lừng lựng bên bờ sông Thu Bồn như một lực sĩ qua nhiều keo vật đã từng chiến thắng.
Nắng xuân về rực rỡ cả hai bờ sông. Tôi đưa em bé gài xuống bến nước, em bé tung tăng bên tay tôi líu lo hát như tiếng chim non.

Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ
Thức rồi em vẫn tương còn mơ...


Một ngày hội xuân trên đất ông bà tổ tiên bắt đầu như vậy đó.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #28 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2009, 07:43:36 pm »

Ở MẢNH ĐẤT TẬN CÙNG TỔ QUỐC


Hữu Thành

“Má ơi đừng gả con xa,
Chim kêu vượn hót biết nhà má đâu..."


Cho đến lúc mái tóc điểm sương, câu ca dao xưa nói về Cà Mau ấy dường như vẫn ấm lạnh mãi lòng ta. Như người ở đầu sóng thường nhớ về kẻ ở cuối sóng và trong mọi vui buồn, lòng mỗi chúng ta lại nghĩ về Cà mau, mảnh đất cuối cùng của Tổ Quốc.
Tràn đầy hân hoan và tự hào khi chúng ta biết xóm mũi và Gạch Tàu, hai xóm ấp cuối cùng của đất nước vẫn nằm trong vùng giải phóng. Cả xã Viên An mênh mông chỉ còn trơ trọi một đồn ông Trang đứng dựa vào bọt nước. Theo lời kêu gọi của chính quyền cách mạng, nhân dân Cà Mau lại bắt tay vào việc trồng lại rừng đước. Những người thợ rừng lành nghề lại tình nguyện gác kèo lấy mật trong rừng tràm và đi lượm trứng ở sân chim "sơ tán" tại Tân Việt.... Những người dân Long Điền lại bàn đến chuyện mở rộng thêm diện tích ruộng muối, tổ chức nhau lại để làm ăn theo lối hợp tác.
Một vùng giải phóng xã liền xã, huyện hến huyện đã hình thành. Rõ ràng là quân dân Cà Mau đã quét sạch từng mảng đồn bót dịch, giành thắng lợi to lớn nói trên, trong một cuộc đọ sức hết sức chênh lệch về hoả lực. Thắng lợi của nhân dân Cà Mau là thằng lợi của sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, của sự nổi dậy mạnh mẽ của hàng vạn quần chúng quyết tâm "đổi đời" cũng dũng cảm như cha anh, đội thiếu niên Năm Căn dang trở thành một đạo quân của Trần Quốc Toản thời nay. Vừa đi bắt cá, bắt cua vừa lo canh gác; vừa cùng cha anh đánh giặc; các em lại còn phân công nhau lo liệu việc tiếp tế cho bộ đội.


Đứng ở đầu sóng ngọn giáo của cao trào tấn công và nổi dậy là những người cán bộ trung kiên của nhân dân. Trong trận diệt cầu số 3 (Tân Lợi) người dẫn đầu mũi xung kích đầu tiên lao vào đồn là đồng chí xã đội trưởng. Bọn địch gom lại trong hầm chỉ huy ngoan cố chống cự. Anh hy sinh lập tức đồng chí huyện đội trường chỉ đạo mặt trận đánh vọt lên, dùng lựu đạn diệt hầm chỉ huy giành thắng lợi cho trận đánh. Sau hai lần lọt vào hàng kẽm gai thứ hai nhưng lại rút ra và không hạ được đồn cây Sộp, làm đòn xeo cho phong trào nổi dậy của quần chúng huyện Châu Thành, anh tư V đã nói một cách kiên quyết “trong trận đánh ngày mai nếu không hạ được đồn, chúng ta phải chịu trách nhiệm trước lịch sử... "chịu trách nhiệm trước lịch sử”. Mấy chữ ngắn ngủi đó đã có sức động viên mạnh mẽ. Vượt qua Gành Hào sóng nước cuồn cuộn, lẹ làng đi lách giữa hai đồn địch án ngự, băng qua bốn hàng rào kẽm gai rách nát thịt da, các chiến sĩ du kích đã diệt được đồn cây Sộp Mang heo tới''mừng du kích, đồng bào bày tỏ nguyện vọng: "Làm sao tụi bay hạ được đồn Vàm Xàng. Nắm vững tinh thần địch đang hoang mang, du kích quyết hạ luôn Vàm Xàng. Đêm đầu tiên du kích bí mật vào đồn thì chỉ thấy trơ trọi một ngọn đèn sáng choang. Bọn chúng đã lẩn ra ngoài từ hồi chiếu. Đêm sau du kích lại kéo tới. Bọn địch chống cự không nổi, mạnh thằng nào thằng ấy bỏ đồn tháo chạy. Đồng bào ém sẵn ở chung quanh lập tức rồ máy đuôi tôm đổ tới giúp du kích thu chiến lợi phẩm và san bằng đồn. Sáng hôm sau ba cánh quân địch có phi pháo dọn đường lò dò kéo tới phản kích. Du kích đã đánh cho chúng một trận nên thân. Thế tiến công của du kích lên như diều gặp gió. Tên trưởng đồn Vàm Chùa lúc mới đổi tới huênh hoang "du kích lôi thôi tôi nả cho chúng bể đầu giờ xuống nước phân bua với đồng bào "tôi ở đây có làm khó gì đâu ... nói các ông thông thả tôi liệu”... Mới thấy bóng du kích thấp thoáng cách đồn 100 thước hắn hô lính tháo chạy. Thế là bọn đồn cây Su và kinh Công Nghiệp cũng cuốn gói chạy theo.


Bằng tinh thần liên tục tiến công, đội du kích với mốt lực lượng rất bé nhỏ so với địch đã cùng đồng bào nổi dậy giải phóng cả một vùng đất bao la. Qua mấy trận, đội du kích không những có thêm nhiều súng đạn mà dội ngũ còn sinh sôi nảy nở thêm ra. Đông đảo thanh niên nghe tin đội du kích đã đón đường xin gia nhập. Một tình hình tương tự cũng đã xảy ra ở vùng Tân Hòa.


Lực lượng của địch ở trong căn cứ ấp 9 có đến một tiểu đoàn. Lịnh vừa ban ra, những người dân bình thường vừa mới buông phảng phát cỏ, lập tức trở thành người lính cầm súng, bọn địch dừng phi pháo cố nới rộng cái thòng lọng thắt cổ. Thấy nguy chúng vội cho một chiếc cần cầu tới cẩu khẩu pháo 105 đi để chuẩn bị tháo chạy. Chiếc trực thăng vừa bốc lên đã bị trúng đạn, nó phụt khói nghiêng ngả như say rượu, đành buông khẩu 105, nhưng cuối cùng vẫn rơi chấy ở miệt sông Gành Hào. Hàng trăm đồng bào đổ ra sông, người mang dây, người mang cây lôi cổ khẩu pháo từ dưới đất lên, kéo lôi nó về một chỗ kín đáo.


Đuổi bọn đích khỏi đồn ấp 9, du kích và đồng bào lại hè nhau đi hạ đồn Láng Chảo, bọn địch sợ quá vừa hay tin đã ba chân bốn cẳng bỏ chạy, phải đốt đuốc để truy kích chúng. Nhưng bọn Láng Chảo cũng chỉ chạy đến Hợp Quan với bọn đồn ông Tà rồi cả hai thằng lại thi nhau chạy miết. "Trâu chậm uống nước đục". Bọn ở đồn Tân Hợi vừa mới ló ra khỏi đồn thì bị du kích đón đánh, đồng bào cũng đánh trống, mõ trợ lực khiến cho chúng càng cuống cà kê lên. Tên trưởng đồn bị bỏ xác, mấy thằng sống sót vứt lại khẩu cối 60 để chạy lấy thân.


Nhổ được đồn bốt địch, đồng bào ở khắp nơi lập tức nổi dậy phá kềm bung về ruộng vườn cũ.

Đồn ấp 9 vừa mới rút chạy buổi chiều thì ngay đêm đó, bờ sông Bàu Sen lại lập loè ánh đèn khắp nơi. Những chấm sáng đỏ hồng đuổi nhau, chụm lại rồi vun vút xuôi ngược trên dòng sông lấp loáng, tiếng cười nói í ới:

- Đồn ấp 9 chạy rồi má nó ơi!

- Nè cho anh ba hay là tụi tôi về trước ...

- Hì ... đợi anh bảy nhà tui với.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #29 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2009, 07:44:08 pm »

Chỉ trong mấy ngày hàng ngàn đồng bào đã kéo vè ruộng vườn cũ. Bỏ nguyên cả nhà cửa để chạy về như ông tư Đ không phải là hiếm. Nghe tin quê hương giải phóng, ông Bốc về ngay “làm lại mấy hồi". Ông nói thế và bốc đi không thèm ngoái lại nhìn căn nhà ba gian trong khu gom dân của địch. Trở về ông lập tức đốn cây làm một căn nhà lớn, ông hể hả nói: "phải làm lại đàng hoàng hơn chứ”. Xong nhà, ông lại hì hục đắp đập ngăm nước mặn tràn ruộng. Ông tính toán: năm nay chắc chắn sẽ làm được 10 công ruộng nhưng kế hoạch phấn đấu đã làm 20 công. Bà Tư thi đua với ông, gây dựng được ngay một đàn vịt 20 con và một con heo.


Mấy năm sống trong khu gom dân, địch vơ vét tàn tệ, đồng bào Cà Mau đã nghèo đi nhiều lắm. nhiều đồng bào đã trở về với hai bàn tay không. những ngày đầu ở Khánh Hưng B một số gia đình phải mò cua bắt cá. Nay có tự do là có tất cả ruộng đất vô tri mà bao giờ cũng chung thủy với người chủ nhân chính của nó. Những ngày tủi nhục sống trong cảnh cá chậu chim lồng, lòng người dân Cà Mau không lúc nào không nghĩ đến mảnh ruộng, vuông vườn mà cách mạng đã mang lại cho họ. Cha ông họ, người Bình, Phú, nam Ngãi hay Bến Tre, gia đình chạy loạn từ thời Gia Long hay phiêu bạt giang hồ vài chục năm trước đây để mơ tưởng một cuộc sống nhấm khá hơn, đã dừng chân lại bên một dòng kênh đặc sệt tôm cá hay ven một khu rừng líu lo chim hót và ong làm tổ của đất Cà Mau. Phận nghèo đi tới nơi mô cũng nghèo... cha ông họ làm tá điền rồi tới đời họ cũng làm tá điền. Cách mạng đã giải phóng họ, mang lại ruộng đất cho người cày. Bom đạn, dây kẽm gai không thể làm họ quên được công ơn cách mạng. Chính vì thế dù muôn ngàn khó khăn buổi đầu, người dân Cà Mau vẫn lũ lượt kéo nhau về mảnh đất cũ.


Vùng Bàu Sen ngày nào mượt mà vườn tược nhìn mỏi mắt chỉ thấy những thân cây gãy gục khẳng khiu. Dòng sông Thị Tường ngày nào êm ả chảy giữa những bóng dừa lung linh chim bói cá im lặng rinh mồi, trầm ngâm như một vị sư già tĩnh toạ trên núi Tà Lưu thì giờ đây đạn bom băm nát ruộng vườn. Tất cả những cảnh tượng đó nhiều lúc dường như trở nên quá quen thuộc lại thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng mọi người.


Từ thị xã Cà Mau trở về, bà sáu S đã nức nở rất lâu trước ba ngôi mộ trong khu vườn cũ. Chỉ trong một đêm bà đã mang tang chồng và hai con trai. Dằn cơn xúc động, bà tính ngay đến chuyện gọi mấy đứa con gái còn sống trong thị xã trở về với mảnh đất có mồ mả cha ông để làm ăn và nhớ mãi mối căm thù với quân cướp nước và bán nước. Những đau thương đã qua rồi. Như mũi Cà mau cứ vươn mãi ra biển khơi. Người dân Cà Mau vẫn luôn nhìn về tương lai.


Trở về và không hề nghỉ ngơi, đồng bào Cà Màu đã bắt tay ngay vào việc chặt cây dựng nhà, đắp đập ngăn nước mặn, đào mương xổ phèn; trên cánh đồng cỏ hoang ngập lối không lúc nào ngớt tiếng phảng cỏ xoèn xoẹt, tiếng "vỉ thả thúc trâu và tiếng máy bơm nổ giòn, mấy con nghé tung tăng chạy giỡn, thỉnh thoảng lại rướn cổ, ngơ ngác nhìn trời đất bao la, dường như chưa quên được cái mái tôn thấp lè tè và vòng kẽm gai chật chội trong khu gom.


Lúa xanh trên nền bót cũ. Nhà mới và trường học cũng mọc trên nền bót cũ. Ven rừng dược, lò rèn dựng lên vội vã ngày đêm phì phò rèn đao, phảng, máy chạy xuồng đầu tiên cũng ra đời, từ sáng tinh mơ cho đến tối mịt cọc cạch đóng xuồng, ngã tư của hai con kinh, một trạm sửa chữa máy đuôi tôm mọc lên, mở đầu cho một dãy tiện quán. Rồi những nhà máy xay loại nhỏ cũng ồ ồ cất tiếng chào đời, cổng nhà máy phút chốc trở thành một bến xuồng và một cái chợ chồm hỗm "dã chiến".


Gặp nhau giữa dòng kinh nước đỏ lờ đờ, bên bờ ruộng xanh tốt hay dưới mái nhà còn nặng mùi lá mới, người dân Cà Mau đang có muôn ngàn câu chuyện vui để trao đổi với nhau. Chuyện đóng góp cho cách mạng, chuyện xây dựng đội du kích, chuyện tiễn thanh niên tòng quân, chuyện thành lập hợp tác xã mua bán và giúp đỡ những gia đình neo đơn.

Nay là chuyện ấp 9 có hàng chục thanh niên vào du kích, ấp B.H đã đóng xong đảm phụ; Chuyện toàn tỉnh đã có 50 tổ đổi công đầu tiên làm ăn ngon lành.

Trong khôi phục sản xuất, diệt chuột đã trở thành một vấn đề cấp bách. Năm ngoái có gia đình làm 20 công ruộng, đáng lẽ phải thu hoạch 300 giạ nhưng bị chuột cắn phá tàn tệ, cuối cùng chỉ thu được 10 giạ. Rất nhiều công ruộng, chuột cắn từ 40 đến 60% số lúa chín. Phải trừ mối hoạ này mới bảo vệ được công mồ hôi nước mắt của mình! nghĩ như thế, người dân Cà Mau đã tìm mọi cách để diệt chuột. Người chặt cây, người lấy kẽm gai làm bẫy chuột. Có nhà làm đến hàng chục bẫy chuột. Chuột bẫy được nuôi heo, nuôi gà vịt đều lợi. Những con chuột tinh ranh không bị sa bẫy thì người ta lại nghĩ ra kế khác. Trộn thuốc chuột với dầu nhờn và rưới lên những ngách mà chuột hay đi lại. Dầu nhờn dính vào lông, họ hàng nhà chuột liếm cho nhau và cùng lăn quay. Học tập kinh nghiệm Trà Vinh có người còn làm cần câu câu chuột như cá trê. Giữa những câu chuyện dài về thời cơ, những nhiệm vụ nặng nề trước mắt, anh Ba T một cán bộ lãnh đạo của chính quyền cách mạng Cà Mau thường nói thủ thỉ như một lời tâm sự "đuổi được địch rồi không trừ chuột, người nông dân cũng không có ăn. Chánh quyền cách mạng đang tuyên truyền rộng rãi những kinh nghiệm diệt chuột của ông Sáu H. Ở xã Quách Văn Phẩm A. Ngày trước nhiều nông dân thờ ông tý trong nhà để mong chuột đừng phá, ngày nay chúng ta dùng bẫy và thuốc để trừ chuột. Tự do và cơm áo không thể cầu xin mà có được. Khẩu súng, chiếc phảng và cái bẫy chuột đang trở thành những vật dụng hàng ngày của người dân Cà Mau. Tiếp tục củng cố và không ngừng mở rộng vùng giải phóng từ mảnh đất cuối cùng của đất nước này, người dân Cà Mau vẫn luôn luôn nghĩ đến những đồng bào ruột thịt trên cao nguyên Đồng văn tổ quốc xa xôi. Những người dân quân Mèo cưỡi ngựa len lỏi trên những đỉnh núi mù sương của Tây Bắc và người du kích Năm Căn chèo xuống trên những kênh rạch chằng chịt giữa rừng đước đều Ơ trong đội hình của một đạo quân vĩ đại chiến đấu để giành tự do và cơm áo cho mọi người Việt Nam, trong một nước Việt Nam độc lập thống nhất, hoà bình và phồn vinh của một tương lai đang tới gần.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM