Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:24:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện viết từ chiến trường năm ấy  (Đọc 38777 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 07:28:11 am »

Nhà xuất bản: Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm xuất bản: 2005
Số hoá: ptlinh, chienvit


LỜI NÓI ĐẦU


Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 30 năm, những vết tích của bom đạn trên mọi miền đất nước hầu như bị xóa hết nhường lại màu xanh của cây trái sinh sôi, đồng lúa vàng trĩu hạt và những công trình xây dựng mọc lên. Nhưng trong ký ức của đồng bào đồng chí, những người đã từng sống qua cuộc chiến tranh vẫn còn đọng mãi trong lòng những kỷ niệm một thời khói lửa.


Những tháng năm gian khổ ấy, tôi vinh dự được đứng trong hàng ngũ những người cầm bút trên trận tuyến Báo nói - Đài PHÁT THANH GIẢI PHÓNG. Luôn theo dõi cuộc đấu tranh chính trị, quân sự và binh vận của quân và dân ta diễn ra từng ngày từ miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông, Sài Gòn, đồng bằng Nam bộ đến mũi Cà Mau, nhận tin tức, bài viết của phóng viên từ các mặt trận gởi về Đài, lúc bấy giờ mỗi bài viết hoặc một bản tin ngắn gởi kịp thời về cho Đài phát thanh thật vô cùng khó khăn, gian khổ, có khi còn đổi bằng sự hy sinh của anh em phóng viên từ các chiến trường. Cho nên khi nhận được tin, bài của các anh, chúng tôi bằng mọi cách kịp thời phát di trên các buổi phát thanh Nông thôn và Thành thị miền Nam, gởi dện các giới: thanh niên, phụ nữ, nông dân và chiến sĩ dể báo tin chiến thắng... nhằm góp phần động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.


Ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Đài phát thanh giải phóng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Chúng tôi có người tiếp tục ở lại Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, có người về Đài phát thanh thành phố, có người chuyển về các Đài địa phương, có người chuyển sang đơn vị công tác khác và có người về nghỉ hưu. Tuy tôi chuyển sang ngành giáo dục, nhưng tôi vẫn còn lưu giữ rất nhiều bài viết của các phóng viên trên các chiến trường trong những năm gian khổ ấy, làm kỷ niệm cho một thời để nhớ.


Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2005), tôi soạn lại các tài liệu cũ, đọc lại từng bài viết, mặc dù giấy đã cũ, chữ đã mờ, tôi không khỏi bồi hồi xúc động, đầu óc tôi như tái hiện lại những hình ảnh của một thời chiến tranh gian khố và tôi quyết định chọn lọc lại những bài viết còn nguyên vẹn tiêu biểu cho các miền từ miền Trung, Tây Nguyên cho đến các vùng Nam bộ, những năm 1969 đến 1975, chỉnh sửa theo nguyên bản vẫn giữ nguyên nội dung ban đầu của tác giả, có bài có tên tác giả, có bài không có tên tác giả. Giờ đây không biết ai còn ai mất, cầu mong cho các anh vẫn còn sống để được đọc lại bài viết của mình từ chiến trường ngày ấy, các anh sẽ sung sướng, cảm động và tự hào vì mình đã góp một phần sức lực cho ngày chiến thắng của toàn dân. Tôi hi vọng tập sách Những mẩu chuyện viết từ chiến trường năm ấy, sẽ làm sống lại những kỷ niệm một thời chiến đấu gian khổ cho đất nước được thống nhất, để con cháu chúng ta hiểu được phần nào cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước của dân tộc, trong đó có cha chú đã chiến đấu oanh liệt như thế nào! Gian khổ hy sinh như thế nào! Và đã giữ vững niềm tin mãnh liệt như thế nào!


Nếu như trong mỗi bài, chứ nghĩa, câu cú, văn phong có gì chưa hay, nội dung còn chân chất, sơ sài, điều đó cũng dễ hiểu cho hoàn cảnh lúc bấy giờ. Cái nguyên chất của câu chuyện là phải đổi bằng sự hi sinh, làm gì có thời giờ để gọt giũa từng chữ, câu. Có bài là truyền ngay lên làn sóng phát thanh để tin tức nhanh chóng phát đi khắp mọi miền đến với quân và dân cả vùng giải phóng và vùng địch kiểm soát, nhằm góp phần động viên tinh thần để quân và dân ta đối mặt với quân thù, anh dũng chiến đấu, không sợ hy sinh. Nhưng phải công nhận mỗi bài viết đều có một nội dung sống động và chân thật, mộc mạc đến cảm động, bây giờ đọc lại vẫn còn nóng bỏng lửa đấu tranh.


Lời người sưu tầm biên soạn
NGUYỄN HỒNG TRANG
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Sáu, 2009, 04:42:46 pm gửi bởi macbupda » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #1 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 07:29:28 am »

THƯ GỬI MẸ


Nguyễn Hồng Trang


Trong một cuộc chống trả quyết liệt cuộc hành quân lấn chiếm của tiểu đoàn 2, trung đoàn 16, sư đoàn 9 quân đội Sài Gòn vào vùng giải phóng Chương Thiện, tiểu đội trường Ngàn quân giải phóng đã lượm được lá thư trên xác chết của một binh sĩ Sài Gòn tên là Hai Hòa, lá thư gởi cho người mẹ ở Cần Thơ có đoạn viết:

"… Má ơi! Cách đây không đầy một tuần lễ, tại một vùng giáp ranh, không ngờ con gặp lại em con. Trong bộ đồ rằn ri mà người ta bắt con phải mặc, vậy mà em con vẫn nhận ra con má à! Từ đằng xa, nó la lớn: "Anh Hai! Anh Hai ơi! Anh có nhận ra út Bình không? Em vừa về nhà thăm má đó anh Hai.

Thằng Bình mau lớn quá, con chỉ kịp nhìn thấy mặt nó dưới vành chiếc mũ tai bèo xinh xắn. Xe đi nhanh không hiểu em nó có nghe tiếng con trả lời không?!

Năm năm rồi, năm mùa nước phải không má! con biết mái nhà cũ rách nát thấy trời của mình, mùa mưa nào cũng dột. Chắc má mong tin tụi con trở về..." cuối lá thơ ký tên bằng cả 5 chữ: "thằng Hai Hòa của má"!


Người mẹ Việt Nam, người mẹ ở Chương Thiện mang nặng đẻ đau, hai lần sinh hạ. Hẩm hút nuôi con, má gởi gắm niềm mong ước vào cái tên đặt cho hai đứa con: hai tiếng Hòa Bình. Cũng mong từ đó má gọi Hòa Bình, má ru Hòa Bình từ khi các con mẹ còn ẵm ngửa. Thế nhưng, mãi gần 18 năm sau, Hòa Bình mới trở lại. Má những mong có ngày sum họp với hai con. Nhưng rồi chẳng được bao lâu súng lại nổ, vẫn bắt thằng Hai Hòa của má đi hành quân lấn chiếm. Vì vậy thằng út Bình vẫn phải chống lấn chiếm, nên tụi nó không về lợp lại mái nhà dột cho má. Ôi, quá nửa đời người má chưa có lấy một ngày vui!


Mang nặng niềm mong ước của bao thế hệ tuổi trẻ miền Nam mong muốn cho đất nước được sống trong cảnh thanh bình hòa hợp. Một em bé mồ côi với chiếc đàn độc huyền đi ăn xin giữa hè phố Sài Gòn. Em hát bài gì mà nhiều người đi đường phải nhẹ bước dừng chân, bé hát:

… Ta mong non nước an hòa
Ta mong đất nước một nhà anh em
Trời cao lồng lộng cánh chim
Ta bay ngang dọc trên trời tự do
Hò khoan cất tiếng ta hò
Ngợi câu thống nhứt cơ đồ Việt Nam...


Lại một ước mơ nho nhỏ đoàn tụ yên vui, hòa bình và hòa hợp. Xưa nay, người ta vẫn nghĩ đất trời phương Nam với eây trái xanh tươi bốn mùa, từ ngàn xưa, nơi đây vốn đã phù hợp với một cuộc sống thanh bình hòa hợp. Bất kỳ ở nơi nào, người ta cũng dễ tìm thấy một mảnh đất vừa ý để dựng lên những mái trường cho con trẻ, những mái nhà ấm cúng nên thơ, những vườn hoa đẹp mắt. Đất xứ này không thích hợp cho những bước chân mang những chiếc giầy đinh, những đoàn xe xích sắt nghiền nát mặt đường, đến những trại giam khổng lồ tàn bạo. Vì vậy một khi miền Nam còn là đất của muôn nỗi khổ đau, bom cày đạn xới nơi đây vẫn còn là đất để tuổi trẻ ươm những ước mơ.


Em bé mồ côi chẳng riêng em mong ước có một gia đình, một đất nước an hòa; tuổi trẻ miền Nam ở cái tuổi học đường này có ai là người không biết .tha với cuộc sống hòa bình. Chính sách Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ đã chôn vùi biết bao mộng đẹp của chúng ta. Hàng ngàn, hàng vạn sinh viên, học sinh vẫn bị bắt lính và đẩy ra trận để chết tức tưởi, oan uổng.


Là nạn nhân trực tiếp của một chánh quyền tay sai, phát xít, tuổi trẻ học đường đã đứng lên cùng cha anh giữ nước và họ luôn sát cánh cùng cha anh đấu tranh cho một cuộc sống hòa bình, hòa hợp dân tộc.


Đứng giữa lớp lớp rào gai dày đặc, bộ quần áo xám bó chẽn người, người lính Sài Gòn khư khư khẩu súng Mỹ trên tay nhưng cặp mắt anh lại thẫn thờ nhìn về một hướng. Ở đó quê anh với cuộc sống mới hòa hợp đang trỗi dậy. Ở đó, một cửa ngõ yêu thương, hòa hợp đã mở ra. Nhưng cái gì còn ràng buộc anh, ràng buộc tuổi trẻ trong quân đội Sài Gòn chưa tiến tới một cái bắt tay, một lời hứa hẹn với anh giải phóng quân đang đối diện với anh không quá một tầm tay. Cái gì làm cho người lính Sài Gòn chưa có được những phút đoàn tụ của cuộc sống gia đình, trong niềm vui hòa hợp. Phải chăng sau các cuộc hành quân lấn chiếm của các anh dưới lệnh chỉ huy của Nguyễn Văn Thiệu thì nhà lại cháy, em nhỏ chết, làng mạc điêu tàn.


Chính tập đoàn bán nước Nguyễn Văn Thiệu mới là những trở ngại cho tuổi trẻ trong quân đội Sài Gòn tiến tới hòa hợp dân tộc. Hãy đừng để họ tiếp tục đẩy các anh vào cái chết oan uổng, đừng để phải thất hứa với người mẹ già tóc bạc như binh sĩ Hai Hòa nào đó, trên mảnh đất Cần Thơ.


Cùng với tuổi trẻ khắp miền Nam, chúng ta hãy mạnh dạn đi đến với nhau. Đừng để cha mẹ chúng ta đau khổ một lần nữa khi thấy chúng ta còn nhìn nhau bằng ánh mắt e ngại, còn chĩa súng vào nhau như những kẻ thù. Trước mắt chúng ta một tổ quốc Việt Nam thống nhất, trước mắt chúng ta là bầu trời rộng bao la, là núi sông hùng vĩ, là đồng ruộng vàng bông, là dòng Cửu Long tươi mát bốn mùa.


Tập đoàn tay sai bán nước Nguyễn Văn Thiệu đã khơi sâu hận thù trong lòng tuổi trẻ, đã để lại những vết thương cho người Việt Nam, chánh quyền Sài Gòn phải trả lại tình thương gia đình cho những đứa trẻ mồ côi. Chánh quyền Sài Gòn phải trả tuổi trẻ lại về với họe đường phải trả người lính về với đồng ruộng với gia đình thân thương của họ. Ở đó cây cuốc vẫn chờ người chủ của nó trở về, ở đó mái nhà dột vẫn chưa có người lợp, ở đó có những mẹ già cần có những đứa con giữ nước và dựng nhà. Lịch sử dân tộc Việt Nam mỗi một khi đánh đuổi quân ngoại xâm ra khỏi cõi bờ thì mọi người dân Việt Nam đều sống trong tình hòa hợp; lấy tình thương mà xoá lấp hận thù, mà hàn gắn lại vết thương đau.


Trở lại chiến trường ngổn ngang, còn nặng mùi thuốc súng, anh chiến sĩ giải phóng quân đang nghĩ gì về lá thư gởi mẹ trên xác chết một binh sĩ Sài Gòn.

Anh xót thương một người bạn trẻ lầm lạc.

Anh thương người mẹ già sớm tối nhớ mong. Anh rút bút ghi tiếp vào lá thư mà người lính Sài Gòn chưa kịp gởi.

"… Má ơi!
Bọn chỉ huy ác ôn đã đẩy Hai Hòa vào cái chết trong cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng. Vậy là anh ấy không thể về được. Nhưng sẽ có tụi con trở về lợp lại mái nhà dột cho má!?...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #2 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 07:30:38 am »

MÙA BÔNG SEN THÁP MƯỜI


Trần Phấn Chấn


Trước tháng tư, những bông sen của Tháp Mười đã bung xòe cùng nơi khắp chốn. Sen ửng đỏ từ những bưng sâu ra những dòng kinh và hình như kéo dài mãi đến tận chân trời. Đi giữa đầm sen mênh mông đang rộ nở, nghe lệnh tấn công, người ta có cảm giác bình minh đang về trên đồng sen.


Dân Tháp Mười lòng đã tin, chí đã quyết!

Sáu năm rồi, tang tóc đau thương. Bị cào nhà, gom dân, bắn giết, tù đày, bị bắt lính, vơ vét, tệ nạn xã hội.... Đầu dây mối nhợ là còn giặc Mỹ cướp nước, còn Thiệu bán nước, thì còn đau thương.


Thời cơ đã chín muồi rồi! không còn chịu đựng được nữa! Muốn hết khổ ta phải nổi dậy đổi đời.

Từ đêm sáu tháng tư năm 1972 tin tới tấp bay về, Dương Văn Dương, Tân Hiệp... nổ súng, quân dân Tháp Mười đã nổi dậy bao vây hàng trăm đồn bót. Vài hôm sau các tiểu đoàn của sư đoàn 7, tiểu đoàn bảo an ngụy lần lượt bị diệt trong lúc đang phá vườn ở nam kinh Nguyễn Văn Tiếp. Những tên chết thì phơi thây, số còn lại kể cả bọn chỉ huy giơ tay ra hàng. Trận này chiến sĩ Đồng Tháp với trái tim rực lửa ấp Bắc, Rạch Gầm, với tư thế Quảng Trị, Bình Loa ... dàn trận, bao vây, xuất kích, bắt sống địch ngay trên đồng cỏ, giữa ban ngày, để chứng minh cho một thế giới của cách mạng, mưa bão táp tấn công và nổi dậy bắt đầu vào lúc bông sen đang nở rộ.


Trận "gió xoáy" mở màn đã quật gãy lá cờ ba que vốn đã ngả màu cháo lòng trên kinh Dương Văn Dương, để trả lại cái hùng vĩ của con kinh này. Chính những người dân ở đây cũng bỗng thấy như thay đổi lớn nhanh. Mới hôm qua, hôm kia, tàu giặc ban ngày còn ngạo ngễ đi thu thuế, ban đêm chúng còn rình rập người qua lại, thì hôm nay cũng trên dòng kinh này, họ có thể hát tự do bài ca giải phóng, kéo gần trăm người đi phá bót và có thể đi hàng đoàn xuồng máy đuôi tôm về ban đêm để chở gạo, bánh... ra mặt trận tiếp tế cho chiến sĩ ta đang bao váy chúng nó.


Ngay sau đêm sáu tháng tư ấy trên tấm bản đồ chiến sự của Tháp Mười, người ta thấy xuất hiện những điểm đỏ mới, và sau đó càng lúc càng nhiều, từ vùng Thân Thành Cái xuống hầu khắp Cái Bè, Cai Lây, Châu Thành, tấm bản đồ bỗng trở thành bức tranh màu bông sen trên đồng cỏ, hàng loạt lõm giải phóng, mảng giải phóng mới bung xoè như những cánh sen đầu mùa, len đến tận hàng rào, hầu hết đồn bót vùng nông thôn, lan sát thị trấn Cai Lây ven lộ.


Đồng bào ở vùng Nguyễn Văn Tiếp nói: Chỉ cần nhìn cái kiểu trốn chạy của lính đồn kinh M cũng đủ thấy thế ta thế địch ra sao rồi! Bọn này đội lục bình, lội kinh giữa đêm vừa đói, vừa chết dọc đường, đến đồn bên cạnh lại cũng bị bao vây, đồng bào Cai Lây náo nức về chuyện du kích truy bắt trừng trị, cảnh cáo ác ôn giữa ban ngày, ngay trong thị trấn: Từ Kiến Bình xuống Cai Lây, Châu Thành, nơi nào lính Mỹ vừa trốn khỏi đồn là du kích vào chiếm lĩnh ngay và lập tức truy kích chúng. Câu chuyện đối đáp ở đồn P có thể cho ta một ví dụ. Đồn P trước kia vốn là sào huyệt của bọn "trâu điên" ác ôn khét tiếng, giờ đây đang ngày đêm nằm trước họng súng bắn tỉa và tầm dàn thun bằng lựu đạn của du kích, chúng nó chỉ cần ló đầu lên khỏi bờ thành hay ra khỏi công sự đã thấy cái chết. Tên đồn trưởng vẫn là tên ngoan cố đến cùng, nhưng vì quá bức bách nên phải riu ríu xin được lên bờ thành nói chuyện, đã được du kích cho phép mà hắn vẫn còn run: chúng em van xin các anh, đừng bao vây nữa, chúng em xin phép ở đây chỉ để đặt lờ, đổ lợp, nuôi vợ, nuôi con thôi, nếu không thì cho phép chúng em đi nơi khác. Có tiếng trả lời:

- Không được! không được ở, cũng không được đi, muốn sống thì nộp súng đầu hàng, nhân dân sẽ cho về với vợ, con mà làm ăn.

Tên đồn trưởng muốn năn nỉ cái gì nữa, nhưng mồm hắn lập cập không thành tiếng được, phải nhờ người điện đài vốn quen lên nói thay.

Nhân dân cách mạng đổi đời cho cả những ai vốn đã có tội mà biết hối cải quay về. Được gặp những người thanh niên xung phong ở xã khó ai ngờ được rằng mới hôm qua, hôm kia còn là đội viên phòng vệ dân sự. Ngoan cố như bọn đồn Kinh Bùi cả gan mở đường máu tháo chạy thì sáu mươi lăm tên phải riu nu đi về nhà giam trước họng súng của quân giải phóng, toàn bộ số còn lại bị bỏ thây. Nhân dân ta thấy bọn này có đứa tóc tai bồm xồm, hỏi ra mới biết đã ba tháng không cắt tóc được vì bị cắm trại.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #3 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 07:31:31 am »

Bọn sư 7 "anh cả" ngụy ở Tháp Mười vốn đã được nhân dân tặng cho cái tên "sư bể" bây giờ càng bể tợn trước thế trận của nhân dân. Đi yểm trợ phá vườn bị tiêu diệt, bị bắt sống như tiểu đoàn 2, trung đoàn 11. Đi giải vây thì bị bao vây đánh gục như bọn "rồng xanh" ở kinh Hai Hạt, bọn tiểu đoàn 2, tiểu đoàn 3, trung đoàn 12 ở bắc Nguyễn Văn Tiếp. Lính sư 7 bảo nhau: "Sừng sỏ đến như ông tiểu đoàn trường "rồng xanh" còn phải nhịn đói chém vè nữa là, năm nay đã đánh nhau là coi chừng.


Hỏi về cái kiểu đánh giặc năm nay, đồng chí du kích đang bao vây đồn say sưa trả lời: Phải nói rằng chúng nó dám trút đến hàng tấn bom đạn để giải vây cho vài chục lính quèn, nhưng bom đạn chỉ có làm cho vòng vây ngày thêm chặt. Cái khoái bây giờ là muốn bắn lúc nào thì bắn, mục tiêu rõ ràng, ung dung mà ngắm bắn là trúng!


Anh em xuýt xoa tiếc về chuyện một lần sơ hở để con “cào cào” lén sà xuống thấp ném được cơm sấy cho bọn trong bót đang đói meo. Dù chẳng đủ vào đâu nhưng thả đù thì không dám bay thấp, nửa thì vào đồn, nửa ra ngoài, đến nỗi bọn ở dưới phải vừa nhai cơm sấy vừa rủa bọn cấp trên om sòm.


Ai đã qua xã T, xã M vào những ngày này ắt sẽ được nhìn thấy những hình ảnh mới sinh động, mang nhiều ý nghĩa của bức tranh thờ sự Tháp Mười vào đầu mùa bão táp. Xã M nơi trước kia hầu như mỗi bờ trâm bầu, mỗi khúc kinh đều có giặc, bây giờ thì tất cả chúng nó đã phải chui rút vào cái ổ chuột đào dưới đất trong mấy đồn bót không kịp rút chạy ngay từ đầu. Trước kia có khi chỉ vài tên đã có thể di ngạo nghễ đi từ đầu làng đến cuối xóm thì bây giờ mọi việc nấu cơm, lấy nước, đi tiểu của chúng đều trở thành vấn đề sống chết vì tất cả đã nằm trong họng súng bắn tỉa, dưới tầm súng bốn vòng cầu, dàn thun bắn lựu đạn của du kích. Trên các vành đai vây ép, người ta thấy có mặt bác nông dân, người du kích trẻ, anh chiến sĩ giải phóng. Nếu được dện các ấp kinh M, kinh C, ắt sẽ thấy cái rộn rịp của vùng mới giải phóng này. Đêm qua, nơi đây còn là ấp chiến lược thì đêm nay là ánh lửa đỏ bập bùng của những cuộc họp bàn mưu hiến kế xoay quanh các vấn đề cấp bách, sôi động nhất của thời sự: bao vây, diệt đồn, phá ấp chiến lược, rước đồng bào về, phục vụ tiền phương.


Xã T ở ngay trên lộ 4 đã từ lâu nổi tiếng về nhưng chiến sĩ du kích kiên cường bám trụ, hôm nay với lửa đồng khởi rừng chãi hiên ngang như một pháo đài thép đứng đó thách thức với quân thù. Nằm trên con đường huyết mạch, chúng nó đã dốe hết sức cắm vào đây bốn cái chốt thì vừa bị du kích nhổ bật mất 2 còn 2 đang bị vòng vây siết chặt. Thanh niên bị bắt ép vào phòng vệ dân sự đã trở thành lực lượng cách mạng đánh lại chúng. Để nhìn rõ quân thù mà hỏi tội "nhân dân vừa xây xong pháo đài gọi là pháo đài vây ép, cái pháo đài ngày đêm đứng sừng sững uy nghi. Người du kích xã T đứng trên đỉnh đài sẽ nhìn rõ được quân thù và bất kể ai có nợ với dân phải trả nợ đích đáng. Nhìn cái vẻ hiên ngang vững chãi của pháo đài, người ta có thể thấy được cái thế cao và mạnh của người dân Đồng Tháp và bỗng nghĩ đến một cái gì rất hùng tráng, rất dữ dội của cả một dân tộc không biết quỳ, chỉ biết đứng. Đồng chí xã đội cho biết, những khúc dừa, trâm bầu... và bốn trăm bao đựng lúa này đem đựng đất dựng lên thành pháo đài đó là của tất cả bà con xưng quanh góp lại. Ngày đầu có hơn 80 người đến xây, hôm sau con số đó tăng lên hàng trăm. Người cao tuổi nhất là ông già 60, râu dài đến ngực, kế đến là bà lão xấp xỉ tuổi đó... cuối cùng là lớp nhỏ 11, 12, chỉ sau hai ngày đã có thể trèo lên đỉnh đài nổ những phát đạn đầu tiên vào đầu chúng nó. Đêm qua có cuộc họp đại hội thanh niên ấp H bàn các vấn đề, không có gì quý hơn độc lập tự do, muốn độc lập tự do thanh niên phải làm gì ? Bàn xong có 17 cô gái, 4 thanh niên xin vào dân quân, du kích. Ba chị em ruột L, N, B, hai cha con cô B ghi tên một lượt, hàng loạt vấn đề cấp bách mới mẻ đặt ra với chánh quyền cách mạng, các đoàn thể, các ấp đội, xã đội bảo vệ vùng giải phóng, ổn định đời sống nhân dân. Ai bao vây cứ điểm tiếp tục bao vây, ai lo sản xuất, lo việc xã hội, cũng phải bắt tay ngay từ đầu, lửa đồng khởi rực cháy trên vành đai vây ép, rực cháy trên cả ruộng đồng và trong... các lớp học. Mới trận đầu ra quân đã có con kinh được nối dài thêm hàng ngàn thước, đồng ruộng cày cấy lỗ chỗ hố pháo đã được vá lành lặn và cắm lên trên lá cờ chiến thắng, các em nhỏ ở vùng mới giải phóng đã có ngay lớp học, để cắp sách đến trường. Một cuộc sống mới với những tình cảm mới đang đâm chồi bên những vành đai vây ép. Xã T một mảnh đất nhỏ của Tháp Mười, những ngày hôm nay đã làm nên một hình ảnh khá tiêu biểu của bức tranh thời sự vào đầu mùa bão táp trên cánh đồng tám trăm ngàn mẫu đất thuộc vùng sông Cửu Long này. Và phải chăng cũng tại nơi đây, người ta có thể tìm thấy những nhân tố, những hình ảnh một Tháp Mười ngày mai đang hoàn toàn giải phóng.


Bão táp, mới là đầu mùa, những khi gió đã nổi thì lòng càng thêm tin, chí càng thêm quyết: khi đã quyết thì không gì có thể ngăn.

Ở kinh Đ đoàn thuyền đang chuẩn bị ra đi thì bọn giặc chặn súng vào đồng bào bắt chạy theo chúng. Lập tức đồng bào tố cáo ngay cả bọn này:

- Không được lấy dân làm bia đỡ đạn!

Không được trà trộn với dân để tẩu thoát! Đoàn thuyền rầm rập kéo nhau đi lúc chúng nó buộc phải chúc họng súng xuống đất!

Hàng ngàn bà con phá ấp chiến lược, bỏ ấp chiến lược trở về.

Địch điên cuồng trút bom đạn xuống ngay những nơi mà lá cờ sọc chưa kịp hạ. Đêm, máy bay bắn pháo sáng, vãi đạn đổ trời.... Nhưng tất cả sắt thép và pháo sáng ấy không ngăn nổi bóng tối đè nặng lên hang ổ của chúng nó đang bị siết chặt trong vòng vây thế trận của nhân dân. Đồng bào nói: "thằng Ních-xơn chết nó cũng liều, nhưng quyết không sợ!". Dân ấp chiến lược lần lượt trở về ấp giải phóng dù nơi đây chúng đổ xuống biết bao nhiêu bom đạn, dù chúng tịch thu hết tài sản của dân trong ấp chưa kịp mang đi.

Tự do vẫn hơn tất cả!

Đất vườn xưa ở đâu về đó, người về trước chặt cây, cắt đựng giúp đỡ hầm núp cho người về sau, chánh quyền cách mạng Kiến Tường đã cấp ngay ruộng đất cho bà con mới về cũng như xã T đã có ngay lớp học cho trẻ em...


Cuộc nổi dậy của Tháp Mười rồi đây càng quyết liệt, cái gì phải tới nó đã tới và sẽ tới.
Mùa sen sớm dã nở rộ, làm nên buổi rạng đông của Tháp Mười. Những lá cờ cách mạng đã được cắm giữa thiên nhiên hữu tình cùng nơi khắp chốn. Trên biển cỏ xanh, tận chân trời có hàng hà sa số những bông sen cánh đỏ bung xòe ra, nắng lên giữa đất trời lộng gió những nhụy sen vàng rực rỡ.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #4 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 07:32:25 am »

LỬA TRÀM


Mai Nga


Đêm đã khuya, trong ngôi nhà nhà lợp lá dừa nước dựng lại bên bờ kinh, bà má lặng lẽ đưa thêm mấy thanh củi vào bếp, ngọn lửa bốc lên, soi gương mặt phúc hậu với vầng trán đã hằn vết nhăn của má. Mùi gỗ tràm cháy thơm thơm toả khắp căn nhà nhỏ.


Từ chiều tới giờ má cứ bồn chồn trong dạ. Đêm nay xã mình gỡ cái bót ở cuối ấp, má hết đứng lại ngồi, tay làm mà lòng dạ để mãi đâu đâu, má lo cho việc gỡ bót đêm nay có đầu xuôi đuôi lọt không? Nghĩ lòng vòng má lại lo cho cả mấy đứa dân vệ còn nằm trong bót có nhớ lời dặn khuyên mà biết đường biết ngõ ra sớm với bà con không. Tụi nó mà ngon dám nổi dậy khởi nghĩa như cánh thằng Sơn ở vườn Hai Tu hôm nọ thì lũ ác ôn hết cớ kềm giữ được Thằng Sơn sau cái đêm lập công lớn trở về, bây giờ nó với mấy anh em bạn nghĩa binh cũng vô bộ đội được các má các chị thương biết mấy là thương. Nó thứ năm nên đi tới đâu là lũ nhỏ trong ấp líu ríu chạy theo kêu "Anh năm khởi nghĩa! Anh năm khởi nghĩa!” mấy ông già thì gật gù "Thằng Sơn khá lắm! Thế mới biết hễ có hiếu với bà con, có nghĩa với làng nước thì dù ở đâu cũng có dịp làm nên chuyện lớn".


Bà má nghe những lời ấy ngẫm nghĩ cũng thấy thương thằng Sơn với mấy đứa con nghĩa binh vườn Hai Tu. Nhớ tới đêm tụi nó khởi nghĩa cũng khuya chừng này má đang còn nằm trằn trọc thì nghe tiếng súng, tiếng lựu đạn nổ dữ dội lên ở miệt vườn Hai Tu, nơi tiểu đoàn thần hổ 414 đóng chỉ huy. Chắc đàng mình về đánh tụi thần hổ, má vùng ngay dậy chạy ra ngoài sân nhìn ngóng về phía súng nổ. Lúc đó má chưa biết là thằng Sơn khởi nghĩa, miệt vườn hai Tu chớp lên những ánh lửa. Rồi phút chót những đám lửa lớn bùng cháy, sáng rực cả một vùng. Tiếng đạn nổ không dứt. “Đánh lớn rồi" ngày má với bà con trong ấp tháo cũi sổ lồng, về cất nhà trên nền đất cũ mần ăn đã đến rồi! Cả xã Đông Thái này trông ngóng cái ngày đó.


Lòng bồi hồi má cứ đi vào đi ra nhìn ngọn lửa đang cháy như thiêu cháy chuỗi ngày nhọc nhằn đã qua mà mừng, mà nghĩ miên man về những ngày tự do sắp tới.
Suốt đêm đó má không ngủ.


Không phải đến lúc anh Sơn cùng mấy anh em trong đơn vị bảo an "thần hổ 141" khởi nghĩa, má và bà con trong ấp mới biết anh. Từ hồi cuối năm ngoái, khi tiểu đoàn "thần hổ" kéo về bình định ở xã Đông Thái và đóng chỉ huy sở trong vườn Hai Tu trung tâm của xã, má và bà con trong ấp đã bị lùa gom vào một khu vực gần đồn để chúng dễ bề kiểm soát kìm kẹp, rồi một tháng không biết mấy lần bọn ác ôn trong tiểu đoàn xua linh đi phá vườn, chặt cây dỡ nhà để bắt những ai còn bám đất bám vườn phải vào ấp chiến lược mà ở. Cây trái trong vườn của má sai trái thế mà cũng bị chặt dứt lìa thân. Nhựa trào ra từ những vết chặt rồi đọng khô lại. Tưởng như cây cũng chảy máu, cũng đau đớn, oán thù.


Trong những lần tụi ác ôn kéo vào ấp làm càn phá bậy, má để ý thấy giữa những lũ quạ dữ đó có một người lính hơi khang khác. Anh ta thường tìm cách kín đáo can gián đồng đội của mình mỗi khi họ được lịnh phá vườn, dỡ nhà hay khi có người lính vào đó học đòi xu phụ theo bọn cướp giựt tài sản của bà con.


Những việc làm của anh ta tuy kín đáo nhưng má để ý biết được. Gặp dịp má tìm hỏi chuyện anh ta và được biết anh ta là Sơn trước khi bị bắt làm lính thì anh ta cũng là dân cày cuốc miệt vườn "ờ có vậy chớ! Những người cầm cây phảng, cái cuốc đã chai bàn hay đâu có dễ gì trong chốc lát mà xô nhà, phá vườn, cướp giật mồ hôi nước mắt của bà con mình". Má thầm nghĩ như vậy, có lần má mời anh Sơn vô nhà chơi nói chuyện ba đồng bảy đỗi rồi đột nhiên má hỏi "ở miệt dưới cháu có nhiều tràm không?" Nghe anh Sơn nói có nhiều má ngồi im một lát rồi giọng nhỏ nhẹ, giống tràm cũng thiệt lạ cây bao giờ cũng thằng đuột, bông thơm đã đành, lá, cành cũng thơm, tràm lụt ngâm với nước sình mấy càng ngâm càng cứng, làm củi chụm thì vừa hửng lửa vừa đượm than, tràm mọc thành rừng thì đố ai xô cho ngã. Con người ta sống được như cây tràm cũng đáng phải không cháu?


Anh Sơn ngồi lắng nghe má nói anh hiểu, má không chỉ nói về cây tràm.

Sau bữa đó anh Sơn được bộ đội chi viện từ bên ngoài đã chỉ huy mấy anh em binh sĩ yêu nước khác nổi dậy giành thắng lợi, má cùng bà con trong ấp phá bung, phá kẽm gai trở về cất nhà trên nền cũ.


Cái nhà cũ của má đã bị tụi ác ôn "thần hổ" phá nhưng nền thì vẫn còn đây, dựng lại nhà mấy hồi, hôm má quảy đôi thúng đựng cả gia sản về vườn cũ, các anh em du kích xã đã tới phụ với má cất lại ngôi nhà lợp lá dừa nước, cột làm bằng cây tràm bên dòng kinh.


Má nhớ hôm đó trong bữa cơm gọi là mừng nhà mới, mừng những ngày sống mới, giữa đám con du kích ấp má đã chỉ vào anh Sơn và mấy anh em binh sĩ khởi nghĩa ở tiểu đoàn "thần hổ" nay đã là chiến sĩ giải phóng vui vẻ nói: "tụi bây coi thằng Sơn có giống cây tràm không? Hổ thần chỉ ăn thịt người phá vườn tược bà con, cuối cùng cũng bị người giết chết, còn cây tràm thì sống với người, chung thuỷ với đất, nên bông thơm mà lá cành cũng thơm, nghe má nhắc đến câu nói bữa nào anh Sơn nhìn má cười.


Khuya lắm rồi mà phía cái đồn cuối ấp còn im lặng. Lấy thêm mấy thanh củi cho vào bếp má lắng nghe ngoài hàng cây sủa đũa, có tiếng con bìm bịp kêu từng chập xao động, trong bếp những thanh củi tràm bắt lửa nổ lép bép. Mùi tràm cháy thơm dịu tỏa nhè nhẹ trong đêm.


"Chẳng biết tụi trong đồn có biết theo gương thằng Sơn mà đứng lên không?" má vừa lo vừa mong. Mấy đêm nay đêm nào du kích xã có bà con giúp sức cũng bắc loa phổ biến 10 chánh sách và kêu gọi binh sĩ trong đơn vị hãy đứng lên khởi nghĩa trở về với làng xóm. Chính thằng Sơn cũng gọi loa báo tin và kể lại chuyện khởi nghĩa ở vườn Hai Tu thắng lợi làm sao để cho mấy đứa trong đồn còn biết cách, biết hướng mà làm. Nghe nói, thắng Sơn còn nhắc lại câu nói của má về cây tràm cho mấy đứa trong đồn nghe, ừ mà tụi nó cũng vốn là dân làm ăn, thiệt thà chơn chất cả thôi. Xoa hai bàn tay, dấu tay còn nổi. Thằng Mỹ Thiệu muốn uốn cong bẻ quẹo chúng nó, muốn làm cho chúng nó lạnh tình lạt nghĩa thì mình phải làm sao để cho chúng nó lại mọc thẳng được như cây tràm, lòng chúng nó lại ấm áp tình nghĩa như lửa tràm, như thân tràm.
Má cời bớt than, rồi đẩy mấy thanh củi cháy sâu vào bếp, mùi gỗ tràm thơm thơm toả ấm căn nhà.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #5 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 07:33:35 am »

“NGƯỜI VỀ ĐỒNG LÚA"


Tư Hùng

Trời vừa đổ cơn mưa mà áo Tư Đàn vẫn bê bết mồ hôi. Anh đợi mãi mà vẫn không thấy bóng dáng ông đầu chải "tăng gô” láng mượt đâu hết. Trước mắt anh vẫn những người chân đất, những cựu chiến binh mất tay hoặc mất chân chầu chực xin việc và một cái văn phòng sạch sẽ, sang trọng "văn phòng tuyển mộ công nhân" sừng sững.
"Văn phòng tuyển mộ công nhân” đứng đó, nó như kêu gọi lòng nhẫn nại mà cuộc đời đã dạy bảo anh. Chính nó là một hũ gạo, là một ngôi nhà ấm êm mà con anh sắp được hưởng. Chỉ một lát nữa thôi, cánh cửa văn phòng sẽ mở, và ông ta sẽ ra... chính anh đã đưa ông ta 5000 đồng và một tờ khai lý lịch nữa mà... cái nóng bức ban trưa đang bị những cơn gió nhẹ đầu chiều xua đuổi. Lác đác đã có người bỏ về. Vững bụng như anh mà vẫn thấy trong lòng nao núng. Thằng nhỏ bán cà rèm từ sáng tới giờ, nó cũng đã mời khách đến khô nước miếng. Đến trước mặt anh nó cười thiệt dễ thương rồi nói:

- Chú ăn đi! Cà rem đậu xanh nè, cà rem sữa nè, cà rem sữa sô cô la nữa nè!

Tư Đàn ngẫm nghĩ một lát, anh moi hết mấy túi, còn sót lại một trăm đồng rồi đặt lại tay thằng nhỏ.

- Chú cho con, chứ chú không ăn đâu!

Thằng nhỏ chớp chớp mắt, nó định nói câu gì thì bỗng cánh cửa văn phòng kẹt mở. Tư Đàn mừng hùm. Một cô gái có cái đầu kiểu sư tử ló ra, quát tháo thằng nhỏ bán cà rem cây rồi tuyên bố một câu cụt lủn:

- Nè mấy người! Hôm nay "văn phòng" không làm việc đâu nghẹn!

Nói rồi khép cửa cái "rầm" như trả lời những kẻ nào muốn hỏi thêm nữa.

Cũng may cuộc đời đã sớm dạy cho anh cách nhịn nhục, chẳng phải chỉ một lần này, mà đã nhiều lần, chẳng có lần nào nhục hơn lần nào cả. Cái lần gần nhứt cách đây một tháng, khi anh lê gót tới một hãng xăng dầu tìm lấy một chân gác. Với khuôn mặt khôi ngôi và thân hình vạm vỡ hơn người mà trời phú cho anh, ông chủ hãng xăng dầu tiếp anh như một người bắt được của. Cầm ly nước trà còn bốc khói và điếu thuốc lá thơm, ông ta ân cần dưa tận tay Tư Đàn. Rủi ro thay, điếu thuốc lá hụt tay, rơi xuống cạnh cái chân giả bằng gỗ đã bị sứt một miếng lớn của anh khiến nụ cười ông chủ tắt ngấm. Mặt y sắt lại còn Tư Đàn thì bối rối vô cùng. Anh nói:

- Ông thương cho tui, coi vậy mà tui đi nhanh lắm, hổng ai bì kịp đâu. Tôi, tôi đã đi khắp cái thành phố Sài Gòn cũng bằng đôi chân này đó ... nhưng ở đáu người ta cũng không nhận vì người ta không biết năng lực tôi làm. Còn ông, tôi đã nói hết nước hết cái rồi, ông nhận tôi nghe ông ...


Tư Đàn còn nói dài dài lắm. Nhưng cứ nhìn vào cái mặt ông chủ với nụ cười hình như không bao giờ trở lại nữa mà giọng anh thấy đuối dần, đuối dần... rồi tắt ngấm.
Còn bây giờ, dù cô gái với cái đầu kiểu sư tử kia có tuyên bố một câu "hôm nay không làm việc" thì anh vẫn có nhiều lý do để hy vọng, để chờ đợi. Tại đây, tại cái "văn phòng tuyển mộ công nhân này” người ta đã nhận của anh 5000 đồng, và 1 tờ khai lý lịch mà trong đó anh cố tô đậm mấy dòng chữ:

- Chức vụ gì: Thiếu uý không quân quân đội Sài Gòn.

- Xin về việc gì: Bất kỳ việc gì, kể cả gác cổng.

5000 đồng và một chức vụ không xa xăm gì của thời trận mạc; chức vụ: Thiếu uý. Bằng từng ấy chắc đã hơn người, nên họ phải lưu ý thôi.


Tư Đàn nghĩ vậy mà thấy gân cốt đã dàn dàn ra, chân anh cũng mềm mềm trở lại, ít đau buốt hơn. Anh nhìn lần nữa cái “văn phòng tuyển mộ công nhân” rồi bỏ đi, chẳng biết mình là người sau cùng rời bỏ nơi đó. Khi thằng Đốc đứa con út của Tư Đàn nhìn thấy anh thì trời đã nhá nhem tối, nó mừng quá, bương bả chạy tới. Tư Đàn ôm con vào lòng, áp cái mặt bết sình của nó vào lòng mình. Anh bỗng thấy bụng con lép xẹp, sôi o..o...

- Sáng giờ, con chưa ăn gì chớ Đốc?

- Chưa ba à! má biểu chờ má đi mượn gạo, con chờ hoài mà hổng thấy má về.

Từ mỗi tiếng non nớt của đứa trẻ, anh thấy lòng mình như có ngàn mũi kim châm. Cuộc đời hơn 7 năm làm lính cộng hoà và 3 năm làm một viên thiếu uý, anh đã đi bao nhiêu chặng đường, đã làm bao nhiêu việc, nhưng cuối cùng để làm gì mà con anh vẫn đói, vợ anh vẫn chạy ăn từng bữa. Anh kéo con vào sát lòng mình hơn rồi nhìn vào nét mặt nó như hứa hẹn điều gì.


Sáng hôm sau, Tư Đàn dậy thiệt sớm, anh ém lại cái mùng rách cho con, rồi lặng lẽ ra đi. Hy vọng cuối cùng của anh là gặp lại người đàn ông chải đầu "tăng gô" láng mướt kia.

Ba mươi phút, bốn mươi phút, một giờ, rồi hai giờ trôi qua anh đã đứng trước mặt cái "văn phòng tuyển mộ công nhân" nhưng vắng ngắt và chỉ còn lại 4 chiếc cọc gỗ.

- Cháu nhỏ ơi! cái "văn phòng tuyển mộ công nhân" ở đây đi đâu rồi cháu? Tư Đàn gọi thằng nhỏ bán cà rem cây vừa thoáng qua.

- Nó dọn đi từ đêm hôm qua rồi!

- Đi đâu hả cháu?

- Có trời mà biết được!

Nói tới đó, thằng nhỏ bán cà rem cây chạy lại gần anh, nó kéo Tư Đàn thấp xuống... không biết thằng nhỏ nói gì, chỉ thấy sắc mặt người phế binh tội nghiệp tái dần rồi quị xuống. Anh hổn hển trong hơi thở tức giận.

- Trời ơi! lại có cái "văn phòng" giả vậy sao!

Rồi như cái hận với cuộc đời lận đận tột đỉnh, Tư Đàn vụt đứng lên, dùng mọi sức lực còn lại kêu lớn:

- Hơn 10 năm trong quân lực cộng hoà, tao đã bị lừa, bây giờ trở thành một phế binh, tao cũng vẫn bị lừa! Không phải chúng bây lừa một mình tao, chúng bay lừa cả một đàn con đói khổ của tao, chúng bay lừa một người vợ nghèo khó suốt lời của tao!
Tiếng anh nấc lên, nghẹn ngào. Đi đâu bây giờ! anh biết đi đâu! trở về với đàn con ư! ạnh biết nói gì khi tiền lương đã mất sạch, khi một lời hứa trở thành một bóng ma. "ta không thể trở về!" anh lẩm bẩm rồi đứng dậy đi.


Đến lúc này, anh cũng chẳng cần giấu đôi chân tập tễnh của mình làm gì nữa, mặt nó xiêu vẹo đến đâu thì đến. Chiều bắt đầu xuống, phố xá lùi dần sau lưng anh, tiếng ồn ào của xe, của người thưa dần rồi tắt hẳn. Vùng ven với một khoảng trời xanh đang đứng trước mặt, khi chân anh giáp với ruộng lúa vàng thì trời cũng vừa sập tối. Anh cứ đi đại giữa ruộng lúa vàng. Lúa chín quấn vào hai chân anh, nghe xào xạc. Chưa bao giờ anh thấy mùa lúa thơm đến như vậy. Nó không phải thứ thơm nồng nặc của thứ dầu thơm Hoa Kỳ, cũng không phải cái mùi hăng hắc, lờm lợm của mồ hôi người pha lẫn với rượu mạnh và khói thuốc lá từ những khách sạn xông ra. Nó dịu dàng, ngan ngát làm sao. Đến giữa ruộng, anh ngồi xuống, lúa lút đầu anh. Anh đón một bông lúa vào tay và chăm chú nhìn những hạt dài thon thả: Phải! lúa nàng hương đây, một giống lúa nổi tiếng quê vợ anh đây. Hơn 10 năm trước anh đã đặt chân tới đất của thứ lúa này. Quê ngoại sắp nhỏ nhà anh đây mà. Nghe người ta nói bây giờ là đất của giải phóng, của ấm no rồi... 10 năm đi làm lính cho ông Thiệu, ông vẫn không nuôi nổi mình chứ còn lúa thì nuôi mình suốt cuộc đời. Rồi anh đứng vụt dậy. Anh đi như chạy về hướng thành phố... anh trở về cái xóm nghèo để nói với vợ con anh một câu thôi. Rằng: ở đây, cuộc sống ấm no mà không cần có 5000 đồng đưa trước.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #6 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 07:34:33 am »

SỐ PHẬN NỮ SINH SÀI GÒN


Hồng Giang

Chị em nữ học sinh, sinh viên nghèo trong các đô thị thuộc vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát, từ lâu bị chế độ Thiệu đẩy vào khổ nhục cả trong khi còn đi học và khi vào đời Chị em phải đương đầu với bao nỗi lo âu, tủi nhục đau dớn ê hề. Chị em muốn vươn lên để tìm cho mình một chỗ đứng xứng đáng trong xã hội, nhưng cái xã hội miệng hùm hang sói Mỹ - Thiệu luôn đe doạ tâm hồn của họ. Cuộc sống của chị em là một chuỗi ngày dài nặng trịch. Chị em muốn thoát nhưng chế độ hiện hành của Thiệu dã đẩy đưa không biết bao nhiêu chị em phải bán thân nuôi miệng. Có nhiều chị em và cả gia đình buộc phải tự tử, vì khổ nhục, vì nghèo đói và không có đường sanh sống, có những chị em bí lối nên đã nhắm mắt bước liều Ngày 22/7 vừa rồi, lại có thêm một nữ sinh 18 tuổi đã tẩm xăng tự thiêu giữa Sài gòn vì thất vọng về thi cử.


Theo các báo xuất bản hàng ngày ở Sài Gòn thì năm học 1973 - 1974, tiền học phí tăng vọt. Giá sách, giá vở và các khoản đóng góp cũng tăng, kế đó đời sống hằng ngày càng mắc mỏ do nền kinh tế chiến tranh của Mỹ - Thiệu gây nên, làm cho đời sống càng thêm ngột ngạt. Vì vậy có từ 30% học sinh trường công bỏ học, có từ 60% học sinh trường tư bỏ học, trong đó phần đông là nữ sinh (Báo Điện tín 25/12/19 73): Những “tà áo trắng" năm nào nhởn nhơ và dịu dàng trên sân trường, giờ đây họ phải quay cuồng trong cơn lốc cuộc đời.


Bị gạt ra khỏi ghế nhà trường, những nữ học sinh, sinh viên nghèo ấy, không biết làm nghề gì để kiếm sống và để sống sao cho khỏi hổ thẹn với lương tâm.

Chế độ Mỹ - Thiệu có bao giờ biết nghĩ đến nguyện vọng và quyền sống của phụ nữ. Khi rời khỏi ghế nhà trường, nếu gia đình khá giả thì dựa vào gia dình, nếu không. dựa vào gia đình thì chỉ có lang thang, nếu có tìm được việc làm đi chăng nữa thì cũng chỉ là những việc làm rất bấp bênh, hoặc đi may thuê vá mướn, hoặc kèm trẻ tại các tư gia, hoặc làm chiêu đãi viên ở các quán ăn khách sạn... với đồng lương rẻ mạt, nếu không khôn khéo giữ vững phẩm giá thì cũng rất dễ bị xã hội xô đẩy đến sa ngã uất hận suốt đời. Báo Điện tín số ra ngày 10/12/1973 cho biết: làn sóng sa doạ dang lan tràn khắp các đô thị miền Nam, hiện có trên năm vạn thiếu nữ từ 15 đến 17 tuổi thất học đang được các mụ "tú bà" dạy cho làm nghề mãi dâm. Một điều thật đau xót đối với những người làm cha làm mẹ chúng ta.


Một công chức già ở Sài gòn đã nhìn thấy cảnh tượng rùng rợn ấy, ông lắc đầu lo cho số phận của đứa con gái 16 tuổi của mình. Ông tâm sự với con: “Con ơi! thà chịu đói, chịu rách mà giữ được lòng trong sạch hơn là vì miếng ăn mà cam tâm đi làm nghề ô nhục ấy!" một nữ học sinh 18 tuổi, học sinh trường trung học Gia Long, sau khi bị thất học, vì cuộc sống, vì chén cơm manh áo nuôi gia đình, cô đi khắp Sài Gòn vẫn không tìm được việc làm, đến đâu người ta cũng nói "thừa" người. Cô thất vọng, cô căm giận, cô gào thét, cô chửi bới, cô nguyền rủa giữa phố phường đông đúc người. Và một đám người không biết từ đâu kéo đến đưa cô gái ấy đi. Vài ngày sau người ta thấy người con gái điên loạn ấy mặc "tà áo trắng" thướt tha, tay xách bóp đầm, miệng ngậm điếu thuốc thơm, môi đỏ chói, ngồi tán chuyện với mấy gã thanh niên con của các ông "Bự". Hỏi ra mới biết cô đã được lòng nhân từ của mụ "Tú bà" nhận làm con (Báo Đại dân tộc 18/4/1974).


Cảnh đời của chị em nữ sinh nghèo là như vậy, còn đối với những nữ sinh còn được ngồi lại ở ghế nhà trường, họ cũng không cảm thấy hãnh diện gì, mà họ cũng có bao nỗi băn khoăn cho số phận của mình tương lai, xã hội sẽ giành cho họ những chỗ đứng ở đâu? Nạn ma tuý xâm nhập vào các trường, nhiều nữ sinh con nhà "danh giá" bị đẩy vào con đường mại dâm, thi sắc đẹp, hội nhạc trẻ lai căng, dâm đãng... lúc nào cũng đập vào tâm hồn của họ, đã đưa đến biết bao nữ sinh đua nhau với bạn trai trên con đường "Sống gấp, hưởng mọi lạc thú rẻ tiền". Một nữ sinh phải kêu lên rằng: "Học đường ngày nay không còn là nơi để tìm kiếm và phát triển tài năng khoa học nữa.." Cô Nguyễn Thị Thu Hiền con của một gia đình "khá giả" sinh viên năm chót khoa Luật tự hỏi mình: "... Tôi không hiểu thi đậu rồi làm gì nữa? Hình như có cái vòng lẩn quẩn trên đầu nền giáo dục xứ này, không biết khi nào mới gỡ được?"

Nhiều nữ sinh đã bỏ học cũng như những nữ sinh còn trong ghế nhà trường, đều cùng chung một số phận, bởi cuộc sống đen tối như vậy, đã dày vò tâm hồn, họ phải kêu lên rằng:

"Khi tôi bước ra cuộc đời
Tôi đi đâu
Tôi sẽ về đâu?”


Bởi vì trước mắt họ nghề nhà giáo dang lụn bại, nữ công chức bị hạn chế và bị sa thải, các hãng buôn, xí nghiệp mời về vườn không biết bao nhiêu kỹ sư "nội hoá"... vòng lẩn quẩn lúc nào cũng quay cuồng trong đầu óc của chị em ta.


Cuộc đấu tranh rộng lớn của đồng bào ta trong các đô thị miền Nam, đòi hoà bình, đòi quyền sống như dòng thác lớn cuồn cuộn. Hàng trăm, hàng ngàn chị em ta đã nhìn thấy ánh sáng của tương lai hạnh phúc nên đã hoà chung một dòng thác của toàn dân tranh đấu. Chị em đã cùng với đồng bào các giới đòi Thiệu phải giải quyết công ăn việc làm, đòi thực hiện hoà bình, hoà giải và hoà hợp dân tộc, đòi tự do, cơm áo và học hành.


Chị em ta đã hiểu sâu sắc rằng: cơm ăn, việc làm, học hành có được là do bản thân mình tranh đấu mà giành lấy Chính bọn Mỹ - Thiệu đang tiếp tục chiến tranh, phá hoại hoà bình, phá hoại Hiệp định Pari nguồn gốc sâu sa gây bao nhiêu tủi nhục, khổ đau cho chị em ta. Chế độ thối nát của Nguyễn Văn Thiệu, công cụ của Mỹ tiếp tục chiến tranh phá hoại hoà bình còn tồn tại thì khổ nhục, đói kém của chị em ta còn tồn tại.
Vì vậy chị em ta đã cùng đồng bào các giới đòi Mỹ Thiệu phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Pari, thực hiện hoà bình, hoà giải và hoà hợp dân tộc, đòi học hành, đòi có công ăn việc làm chánh đáng, đòi tôn trọng các quyền tự do dân chủ như Hiệp định Pari đã quy định.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #7 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 07:36:02 am »

SỰ ĐỔI ĐỜI


(Khuyết danh)


Dọc theo quốc lộ 13, tôi đạp xe về hướng Lộc Ninh. Từng lô cao su cứ nối tiếp nhau chạy dài như vô tận. Những cây cao su mập mạp căng sữa vươn mình che kín con đường. Đi dưới hàng cao su mà tôi cừ ngỡ là mình bị lạc vào một vườn cây rừng thơ mộng như bị choáng ngợp, đầu óc suy nghĩ miên man.


Khi chưa đến đây tôi đã được nghe kể về rừng cao su Lộc Ninh, về sự đổi đời của người công nhân cạo mủ, nhưng khó mà hình dung được hết cái vĩ đại và cái bình dị ở vùng đất đỏ này. Cũng những hàng cao su nằm trong từng lô vuông vắn nhưng bây giờ khác xa rồi. Trước ngày bộ đội ta về giải phóng Lộc Ninh cách đây hai năm, rừng cao su gần như không được ai ngó ngàng tới. Mặc cho cây oẻ đua chen chèn ép những cây cao su đang thời dậy thì. Mặc cho những chiếc máy ủi, máy húc, xe tăng, bom đạn cày xới, Mỹ ngụy Sài Gòn tự do cun chặt. Người công nhân cao su hơi đâtr mà ngăn cản và tu bổ cho nó xanh tươi như hôm nay, bởi vì lúc đó cao su chỉ là nguồn lợi cho một số ít người. Công nhân cao su có cố găng săn sóc vun trồng cũng không làm sao thay đổi được cuộc sống bập bênh ăn nhờ, ở tạm, cũng như cái cảnh phải lo chạy sớm, chạy chiều mà cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, đau không thuốc uống, chết không mồ mả.


Nhưng bây giờ khác rồi, mặt trận và chánh phủ cách mạng lâm thời đã đem lại cho người công nhân cao su Lộc Ninh quyền làm chủ rừng cao su. Họ được thả sức chăm sóc cho rừng cao su được đâm chồi nảy lộc, dòng mủ trắng lại chảy. Và ngày ngày mỗi khi ra ngắm nhìn những dòng mủ trắng phau chảy quanh cây mà họ vừa mới cạo, chắc chắn họ sẽ gật đầu mà nghĩ rằng: Mọi thế lực tàn bạo của Mỹ Thiệu trên vùng đất này đã bị đẩy lùi, bây giờ ở đây tất cả thuộc về ta. Ta là chủ, ta phải chăm lo cho vùng đất đỏ màu xanh tươi mát, cho cao su có nhiều mủ làm giàu cho tổ quốc, đem lại ấm no và hạnh phúc cho người công nhân.


Mải mê nghĩ về những cây cao su và con người làm ra của cải cho vùng giải phóng, xe tôi rẽ vô đường lộ cao su mênh mông lúc nào không biết. Tôi lúng túng chưa biết đi đường nào thì gặp bác công nhân đang cạo mủ. Bác vui vẻ bằng giọng Bắc ấm áp:

- Nghỉ hút thuốc đã đồng chí ơi?

- Dạ! tôi bước tới cây cao su vừa mới bị đạn bom phạt đứt gốc ngã ngang đường, mủ chảy ròng ròng, định hỏi bác về tình hình đánh phá của địch ở đây thì bác đã nói ngay:

- Anh coi đó, ngụy quyền Sài Gòn chúng nó gian ác hết chỗ nói. Chúng nó ăn không được cũng khuấy cho hôi. Từ ngày thua chạy về Sài Gòn, chúng nó thường xuyên dùng máy bay tới liệng bom bừa bãi vào làng xóm giết hại bà con, phá hoại vườn tược, cây cối.

Bác thở dài rồi hạ giọng như cố đè nén sự căm tức:

- Rừng cao su Lộc Ninh đang mùa lấy mủ, cây cối đang xanh tươi vậy mà chúng nó cố tình đem bom đạn tới phá huỷ, thiệt là quân bất nhân.

Bác ngước nhìn tôi như muốn tìm hiểu điều gì, rồi bác nói bằng giọng quả quyết:

- Chánh quyền Sài Gòn muốn phá hết khu rừng cao su này, chỉ ảo tưởng thôi, bà con công nhân còn, thì cao su còn.

Nghe bác nói tôi như thấy muôn ngàn ánh mắt rực lửa căm hờn của người công nhân cao su trước những tội ác trời không dung đất không tha của chánh quyền Sài Gòn. Lòng căm thù đã làm tăng thêm sức mạnh của ý chí và những đôi tay vun trồng, sứa sang cho những khu rừng cao su hồi sinh trở lại và khiến cho người công nhân gắn bó hơn với rừng cao su mà họ đã đổ lên đây bao mô hôi nước mắt.


Tôi bước lại gần bác công nhân, giúp bác một tay xách thùng mủ đổ xuống ô chéo. Tôi tò mò hỏi bác về cách cạo mủ, giữ gìn và chế biến mủ thế nào cho tốt. Mà nói cho đúng hơn là tôi muốn tìm hiểu cung cách làm ăn của người công nhân cao su. Bác vui vẻ kể cho tôi nghe nhiều chuyện lý thú và chân tình. Nào là chuyện rừng cao su Lộc Ninh xưa và nay, nào là chuyện cuộc đời của bác.


Bác là trai lớn trong gia đình. Quê bác ở tận Hà Đông. Hồi năm 1939, bác đang là một học sinh chăm học, thì cảnh nghèo đói đã đẩy bác khỏi nhà trường và đẩy bác tới vùng đất Lộc Ninh này. Hồi mới đến đây, bác nuôi hy vọng là sẽ được đổi đời, nhưng sự đời không phải như bác nghĩ. Ở cái xứ Lộc Ninh này, hồi đó không chỉ riêng gì bác mà hàng ngàn hàng vạn bà con cô bác từ miền Bắc vô đều cùng chung số phận khổ nhục, đầu đường xó chợ, rồi quấn thân vào gốc cao su. So với mọi người thì bác còn đỡ hơn nhiều Ban ngày bác đi cạo mủ, tối về bác còn có thể đi dạy học kiếm tiền để đắp đổi qua ngày.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #8 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 07:36:42 am »

Song đâu phải sống mãi một cuộc đời tối tăm cơ cực, bác Hai vẫn nuôi hy vọng về một ngày mai tươi đẹp ấm no. Và ánh bình minh của ngày ấy đã ló dạng khi bộ đội giải phóng về đây. Bọn cướp nước và bọn tay sai cụp đuôi chạy về Sài Gòn bỏ lại cho Lộc Ninh sự đổ nát điêu tàn. Nhưng sau ngày giải phóng, Lộc Ninh đã nhanh chóng xóa mọi vết tích bom đạn và từng bước đổi đời. Người dân lao động Lộc Ninh như được lột xác một lần. Và từ buổi đó, cuộc đời của người công nhân cao su mới được sáng sủa, mở mặt mở mày, rừng cao su mới thực sự về tay người công nhân. Bác Hai như trẻ lại làm việc không biết mệt. Ngày nào cũng vậy, gà chưn gáy bác Hai đã dậy ra vườn cuốc dết trồng cây, tưới rau. Cho tới khi sáng rõ bác Hai mới về nhà ăn vội vài chén cơm, rồi chạy ra lô cao su ngay. Lô cao su do bác Hai phụ trách, ai cũng khen đẹp sạch sẽ, mủ nhiều. Chính ý thức phải nêu cao vai trò làm chủ của giai cấp công nhân trong vùng giải phóng đã động viên bác đổ hết công sức để vun đắp cho những cây cao su thêm màu xanh và nhựa sống. Khi có người hỏi bác vì sao bác làm được như vậy? Bác Hai trả lời bằng một giọng tự hào "vì ơn của cách mạng, của mặt trận, của chánh phủ cách mạng lâm thời đối với gia đình tôi như trời biển. Tôi không có nhà, cách mạng cấp nhà, tôi không có ruộng vườn, chánh quyền cách mạng chia cho ruộng vườn. Bây giờ mình mang sức ra làm cho mình, chớ có phải làm cho chủ điền đâu."


Cứ theo đà làm việc đó mà ngày nay, bác Hai đã xây dựng được một nơi khá khang trang. Vườn cây ăn trái của bác bốn mùa sum xuê trái ngọt. Mặc dù bác đã dành một phần trái cây để cho con cái ăn và tặng bạn bè, phần huê lợi vườn bán đi vẫn mang lại cho bác một nguồn thu hơn 200.000 đồng. Mấy công ruộng của bác, mùa nào cũng đạt trên 20 giạ một công. Trong hai năm nay nhà bác Hai không hề thiếu gạo, con cái bác cho chúng nó theo học ở các trường phổ thông cấp 1, cấp 2 của xã, cháu Hạnh con gái lớn, sau khi học hết cấp 2 đã tình nguyện đi học nghề y tá Hơn năm nay Hạnh về xã phục vụ ở trạm xá.


Tất cả những điều đã diễn ra trong 2 năm nay đối với bác Hai đều lớn lao và mới mẻ. Thật, không có gì quí hơn độc lập và tự do, bác thường nhắc đi nhắc lại câu nói thiêng liêng ấy của Hồ Chủ Tịch kính yêu, để dặn dò con cái câu nói ấy đã thấm sâu trong tim óc của bác. Bởi vì gần suốt cuộc đời của bác, bác mới được hưởng độc lập tự do, hác mới thực sự được làm người, làm chủ ngôi nhà, làm chủ ruộng vườn của mình.
Bác Hai mải mê kể chuyện chợt thấy chén mủ cao su ở dưới gốc cây đã tràn, bác vội vàng xách thùng chạy đi đổ mủ.


Chia tay bác Hai tôi tiếp tục đạp xe theo đường lô cao su về Lộc Ninh. Đi xa rồi mà đầu óc vẫn như in những câu chuyện về cuộc đời của bác Hai. Tôi nghĩ chắc ở vùng giải phóng Lộc Ninh này, dâu cũng vậy, chẳng phải chỉ có bác Hai mà còn có hàng ngàn hàng vạn người công nhân cao su như bác. Rồi đây, chằng còn bao lâu nữa vùng giải phóng Lộc Ninh sẽ giàu đẹp.

- Anh bộ độ ơi, nghỉ chút đã.

Tiếng kêu của các cô gái đang bốc dỡ mủ cao su làm cắt ngang luồng suy nghĩ thú vị của tôi. Tôi vừa thắng xe quay lại thì nghe các cô hỏi luôn:

- Nghe nói bọn lính ở Tống Lê Chân đã bỏ chạy đêm qua rồi phải không anh bộ đội.
 
- Đúng như vậy.

Nghe tôi xác nhận như vậy, lời bàn tán lôn xao cứ mỗi lúc một lớn lên:

- Bọn ở Tống Lê Chân rút chạy thì vùng giải phóng chung quanh đó đỡ biết mấy, tụi gì mà ngoan cố hết cỡ nói. Lúc nào cũng tìm cách ra phá phách bà con mình. Bộ đội mình trừng trị chúng như vậy, bà con ở đây rất hả hê. Tiếng cười nói rộ lên như pháo trận quanh những tội ác của quân đội Sài Gòn và cả chiến công của bộ đội và du kích của ta.


Chờ cho các cô gái ngớt tiếng cười tôi mới hỏi chuyện, qua chuyện trò thân mật, tôi mới được biết là Lộc Ninh đã có nhà máy chế biến mủ cao su. Chuyện cao su là vậy, còn chuyện người công nhân ở các nhà máy chế biến lại càng hấp dẫn. Có ai ngờ được trong cái đổ nát của một thị xã chật hẹp này, nhà máy cao su vẫn hoạt động đều đặn. Ngày ngày xe cộ chở mủ, chở nhựa cao su cứ nườm nượp. Trong những ngày chính quyền Sài Gòn cho máy bay xâm phạm vùng giải phóng Lộc Ninh, ném bom bừa bãi, công nhân ở nhà máy không hề nao núng. Họ vẫn bình thản làm việc mặc cho máy bay địch gầm gè trên đầu. Cao su vần ra lò. Công đoàn, đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ vẫn sinh hoạt đều đặn giữa những giờ nghỉ, các tiểu đội tự vệ nhà máy vẫn triển khai luyện tập về cách bắn máy bay, ném lựu đạn, đánh bù nhìn rơm. Đêm đêm dưới ánh điện của nhà máy các tổ văn nghệ vẫn múa hát, các lớp học văn hoá vẫn như thường lệ... chuyện nhà máy, chuyện về những người công nhân cao su đã cảm nhận được sức sống mới dưới chế độ mới đáng yêu biết chừng nào!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #9 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 07:37:56 am »

ĐI VỀ HƯỚNG SAO


Trần Sang


Xưa kia trên đoạn đường đất đỏ này, hai bên chỉ là đồng hoang cỏ dại, gió lộng, bụi mù mỗi khi có xe qua lại và mùa gió chướng thổi về. Từ ngày hơn 100 gia đình con chiên theo cha Quảng về sanh cơ, đoạn đường trở nên đông đúc. Nhà thờ mái tôn vách ván lớn nhất xóm được dựng lên. Từng dãy nhà tôn của gia đình con chiên cất cách khoảng nhau đều đều, mở ra những ngách gió, bên này thổi qua, bên kia thổi lại. Đi lên một đoạn không xa là chợ Quận. Những năm còn Mỹ, hầu hết con chiên trong xóm di cư ven đường này đều đi làm cho sở Mỹ, mỗi ngày kiếm từ năm trăm đến một ngàn đồng. Làm cho Mỹ thì đủ nghề, trong đó có những nghề mà cha Quảng thường nhắc nhở đàn con chiên phải tránh xa, dù có đói phần xác nhưng cố giữ cho phần hồn trong sạch.


Nhưng thực tế cuộc sống không như lời cha khuyên, sống trong một vùng đầy lính Mỹ, con chiên đành phải đi làm việc cho Mỹ để kiếm ưùếng cơm. Bao nhiêu con chiên nữ, trẻ, xinh đẹp, bị Mỹ bức ép vào làm trong các nhà hàng, câu lạc bộ lính Mỹ. Rồi ngày này tháng nọ, những bàn tay lông lá những hành động thú vật của bọn lính đã làm hoen ố bao nhiêu tâm hồn trong trắng của họ. Những con chiên ngoan đạo giản dị, thanh bạch có mái tóc mịn màng, đội mắt hiền từ, vô làm sở Mỹ đành phải uốn tóc quăn, áo dài, quần the, môi son, má phấn... Cuộc sống trông lộng lẫy, vàng son nhưng bên trong là cả một gánh nặng tâm hồn.


Từ ngày Mỹ rút đi, những tà áo dài đủ sắc, dần dần vắng bóng, con chiên bị thất nghiệp. Lòng vẫn thờ chúa, nhớ cha nhưng vẫn phải ra đi tìm cái sống. Chợ Quận trở nên quạnh quẽ thưa thớt, đoạn đường đất đỏ này lại vắng vẻ nắng bụi mưa lầy. Mùi rác hôi thúi từ bên kia đầu chợ theo mùa gió chướng ngày đêm bay về trong xóm nhỏ.
Chiều về, chuông nhà thờ vẫn ngân vang, cửa thánh đường vẫn mở, mà không có mấy ai vãng lại nghe cha Quảng giảng kinh.


Chuông nhà thờ vẫn ngân vang, ông Ngọ biết giờ đi lễ đến, nhưng ông vẫn nằm dài trên chiếc võng bố, hai tay hết xuôi, thẳng lài khoanh tròn gối đầu. Theo tiếng võng đưa cọt kẹt, đôi mắt ông lim dim, thỉnh thoảng lại buông tiếng thở dài. Chuông nhà thờ mỗi lúc một dập dờn. Chạng vạng rồi, bếp nhà vẫn lạnh tanh, từng cơn gió chướng thổi thốc vào đầu song, mấy tấm tôn run lên rang ràng. Nghe tiếng chân bước, đang nằm dài, ông đột nhiên ngồi bật dậy đưa mắt ra đường cái. Hai cái bóng gầy nhom của chị em con Nguyệt từ ngoài lủi thủi bước vào:

- Nguyệt về đó hở, có gì không con? Nguyệt không trả lời, nó quăng chiếc song không vào một góc nhà, buông hơi thở mệt mỏi.

- Đi khắp chợ mà chẳng moi được một thứ gì đâu nội ạ! đêm nay nhịn vậy.

- Nội ơi! con thấy bọn lính lại tập họp chuẩn bị đi đâu nữa đó!

Thằng Quang kể những điều nó thấy để ông nghe. Ông gầm mặt xuống đất, đôi chân đẩy chiếc võng cọt kẹt, im lặng một lúc, ông ngước mắt nhìn ra ngoài đường cái tối om:

- Cha tụi mày bị bắt lính mà phải bỏ mạng sang trường, hồn xác chẳng biết ở đâu!.

- Nội ơi! hầu như họ không phải đi đánh nhau, cháu thấy mỗi lính có hai chiếc lưỡi liềm!

- Lại càn vô bưng biền giải phóng cướp lúa của dân, đồ quân ăn cướp, quân bất nhân!
Rồi ông gọi con Nguyệt đốt đèn lên, còn mấy củ khoai lúc trưa, ba ông cháu ăn lót dạ, xong sập cửa đi ngủ sớm.


Gần hai năm nay, gia đình ông cơm cháo thất thường. Từ ngày bọn Mỹ ở căn cứ Biên Hoà rút đi, cái nghề phục vụ câu lạc bộ Mỹ không còn nữa, mẹ lũ trẻ thất nghiệp, gia đình nghèo túng, mẹ chúng nó phải bỏ nhà về Sài Gòn tìm lại nghề cũ để sanh nhai, thỉnh thoảng dem về cho ông cháu chút đỉnh tiền nuôi miệng. Vì miếng cơm các con chiên dần dần bỏ xóm ra đi, thanh niên thì vào lính, phụ nữ thì đi làm mướn. Nhưng cũng có nhiều gia đình ra hẳn bưng biền giải phóng, mặc dù bị bọn lính ngăn cấm, và bọn tề ngụy đe dọa, ông Ngọ cũng biết về bưng biền thì đời sẽ tươi hơn, còn có dịp tìm về đất cũ quê xưa ở ngoài Bắc. Ông thấy có những con chiên đi hẳn, hàng năm đến ngày lễ chúa giáng sinh, họ lại kéo về đoàn tụ bên cha Quảng trong những ngày lễ trọng, rồi lại đi, có người đi hẳn không về. ông cũng muốn đi, nhưng vẫn còn vương vấn, bên thì sợ phải xin cha, bên thì chén cơm manh áo. Đã mấy mùa gió chướng qua đi, mái tôn nhà thờ đục mờ lô chỗ những vết thủng mà chẳng thấy ai trở về, ngược lại ngày một vắng thêm.


Sáng nay, sau giờ đi lễ như thường lệ, vẫn bộ bà ba đen bạc màu, cổ quàng chiếc khăn rằn rách, ông lê đôi chân đất, lang thang đến mấy đống rác trước cái đồn chợ Quận moi kiếm. Mỗi lần ông rề rà đến là bọn lính trong đồn ra xua đuổi, trêu chọc xem ông như kẻ điên dại, nhưng chúng nó thấy dáng đi đứng lửng thừng của ông đôi lúc cũng đâm ra nghi ngờ ông là việt cộng, mặc dù bọn lính biết rõ ông là dân xổm đạo di cư, có thằng con trai là lính quốc gia chết trận, cố đứa con dâu bán thân cho lính Mỹ.


Hôm nay, bọn lính trong đồn vừa đẩy xe rác ra, thì ông cũng vừa lửng thừng đến, thấy ông bọn linh liền nạt nộ:

- Đó đó, đó thằng già này nhanh dữ đa! Từ nay cấm không được léng phéng đến đây nữa nghe!

Ông Ngọ vẫn cứ im lặng cúi nhặt từng cọng rau, lật từng chiếc lon, bọn lính la lối:
Thằng già này ghê thật, coi lão lì đến mức nào nè! Dứt lời chúng ném tới tấp những lon dỗ hộp vào đầu ông đến u đầu trầy da. Từ trên xe có tên xúc rác hất tung vào đầu ông và nói:

- Chôn lão già này dưới đống rác này, tụi bây ơi! Không chịu nổi nữa rồi, ông quắc mắt nhìn thẳng vào mặt tụi lính, đôi mắt ông đỏ ngầu, môi tím lại, chòm râu ông dựng lên, giận dữ:

- Loài vô lễ, chúa sẽ trừng phạt lũ mi đời đời kiếp kiếp mới hoá nghe. Mẹ bố lũ quỷ xa tăng!

Rồi ông lượm gạch đá, lon sữa hộp chạy tới, ném tới tấp vào mặt chúng nó. Thấy ông nổi giận, ban đầu chúng chưng hửng, về sau, cả bọn sợ kéo nhau rút vào đồn đóng cổng lại. Ông đứng trước cổng đồn, ông căm giận tột cùng. ông gào lên, ông kể tội bọn quan trên đẩy con trai của ông đi chết thay cho bọn Mỹ, bỏ lại đàn con nheo nhóc. Một hồi lâu, ông nhìn thấy không còn thằng lính nào đứng ngoài nữa, ông im lặng lủi thủi lê đôi chân gầy bước trên con đường đất bụi về nhà, chuông nhà thờ cũng vừa ngân vang giữa mùa gió chướng tê lạnh.


Đêm ấy, ông không sao ngủ được, trăn trở, hết nằm lại ngồi. Càng về khuya, ngoài trời lặng gió, cái xóm nhỏ chìm trong đêm tối dày đặc của những ngày cuối năm. Ông ngồi dậy đi ra trước sân, nhìn về hướng nhà thờ cao sừng sững. ông ngước mắt nhìn lên cây thánh giá im lặng giữa đêm đen. Chân ông quỳ xuống, ông quỳ trên cát sỏi ông nức nở và lẩm nhẩm:

- Lạy chúa! hồn chúng con có giữ được thì trước hết xác phải được no, có hột cơm, củ khoai trong bụng thì phần hồn mới tỉnh táo khôn ngoan. Đời sống đói rách, mòn mỏi, thể xác linh hồn của chúng con bị kẻ có quyền khinh miệt, vùi dập. Bao nhiêu đứa con ngoan về đây, ngày qua tháng lại đã đi xa hết - tất cả cũng vì chén cơm nuôi bụng. Họ ra đi nhiều. Họ về bưng biền giải phóng, vì họ thấy bên ấy quyền sống con người được bảo vệ, nơi đó là "đất mật, sữa nguồn". Con tin là thật... nói đến đây, ông gục mặt xuống đất, hai tay buông xuôi, mắt nhắm lại yên lặng hàng giờ!


Rồi khuya đêm ấy, người ta thấy ba bóng đen dắt nhau vượt qua con lộ đất đỏ đi về miệt rừng cao su, thỉnh thoảng dừng chân nhìn trở lại cây thánh giá trên đỉnh nhà thờ.


Sao bắc đẩu đang lên, sáng trưng bưng biền giải phóng, nơi "đất mật; sữa nguồn" đang chờ đón họ, chờ đón những người nghèo đói đang bơ vơ trong vùng Thiệu kiểm soát, đang bị bọn Thiệu tập trung giam cầm trong các trại định cư.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM