Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:18:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện viết từ chiến trường năm ấy  (Đọc 38880 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #50 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 07:05:36 am »

TUỔI XUÂN TRÊN CHIẾN HÀO VÀ TRÊN ĐỒNG RUỘNG

Trần Tư


“…
Hôm qua bước trên cánh đồng cằn cỗi
Bốc đất lên coi, em nhớ đến phân chuồng
Gặp bà mẹ bị thương nhức nhối,
Em nhớ, đắp thêm hầm và dựng trạm cứu thương.
…!”


Em là ai mà được đi vào lời thơ, câu hát của quê hương! Tên em là Thảo, người con gái xã P (tỉnh Bến Tre) giải phóng. Người con gái ấy mới 24 tuổi xuân đã trở thành vị chủ tịch ủy ban nhân dân cách mạng xã . Nhớ lại năm nào Thảo chỉ là một cô bé, sớm chiều chỉ biết ruộng đồng, con trâu, bếp núc, thơ ngây, hiền hậu, giặc đến làng vừa chạy vừa khóc. Rồi qua những năm dài chiến tranh ác liệt cô gái ấy lớn lên với sông nước quê hương, là đội trưởng du kích xã, ngày đêm bám dân, bám đất chiến đấu giữ làng. Từ ngày xã P được giải phóng, lòng Thảo vui như mở hội. Người nữ du kích năm xưa kiên cường đánh địch, nay trên mặt trận xây dựng quê hương giải phóng đã xông vào lo chuyện xóm làng. ước mơ lớn nhất của cô là làm sao biến đồng ruộng khô cằn của xã thành những cánh đồng lúa tốt tươi, có trường cho các em học tập có bệnh xá chăm sóc sức khoẻ người già, trẻ nhỏ. Bao ước mơ và suy nghĩ ấy đã thôi thúc cô mang hết nhiệt tình của tuổi trẻ, đạp bằng mọi khó khăn trở ngại cùng các bạn trẻ và ...chú bác, cô dì chung sức chung lòng xây dựng quê hương. Và tên tuổi người con gái ấy được đi vào lời ca tiếng hát của quê hương:

“…
Xóm làng vẫn gọi em là con Thảo con trung
Quân thù sợ em là mặt trời sự sống
Em với quê hương, rất đỗi anh hùng."


Câu chuyện về cô chủ tịch Thảo là như vậy, nhưng ở miền Nam ta ngày nay, còn có biết bao nhiêu những người con như Thảo. Đó là cả một thế hệ thanh niên miền Nam anh hùng trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc.

Tuổi trẻ miền Nam sinh ra và lớn lên trong khói lửa đấu tranh, được trụi rèn trong gian khổ, từ khi biết nhìn đời:

"Đã từng thấy mẹ lăn trong máu
Mẹ đã vì con khổ vạn đời."


Với nỗi đau khổ của những người cha người mẹ gần suốt một phần tư thế kỷ dưới gót giày tàn bạo của quân xâm lược Mỹ, đã sớm dạy cho tuổi trẻ miền Nam hiểu dược cái nhục của người mất nước và giá trị của độc lập và tự do của dân tộc, hiểu được ai là bạn, ai là thù để nuôi dưỡng trong trái tim non trẻ một hoài bão lớn lao, một ước mơ táo bạo và một lòng tin vững chắc:

"Quyết hy sình, phá tan hết gông xiềng,
Cho tổ quốc muôn năm độc lập!"


Ông bà ta thường khen sức trẻ của con cháu mình là "Mười bảy bẻ gầy sừng trâu”. Lời khen ấy rất đúng. Lứa tuổi mười bảy đôi mươi ấy, được truyền thêm sức mạnh của lòng căm thù, sẽ đập tan chế độ bất công, thối nát, xây dựng một mùa xuân hạnh phúc cho đất nước, cho dân tộc Kẻ thù rất sợ lứa tuổi ấy, rất sợ thế hệ anh hùng của một dân tộc chưa bao giờ chịu cúi đầu trước bạo lực. Làm sao chúng có thể ngăn chặn được bước chân của tuổi trẻ miền Nam rầm rập xông lên trên mọi trận tuyến chiến đấu và sản xuất.


- Đây trong cuộc đọ sức với kẻ thù xâm lược Mỹ, tuổi trẻ chúng ta dã mang sẵn trong lòng tâm niệm trung với nước, hiếu với dân, "cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh". Đạp trên đầu kẻ thù mà xốc tới. Lê Văn Phích mỗi trận đánh đều có một lời tâm niệm "hoàn thành kỳ được nhiệm vụ dù có phải hy sinh!" Nguyễn Văn Sơ "sống vì cách mạng là một điều vui, mà chết vì cách mạng cũng là một điều vui , Từ Văn Tư trước mặt kẻ thù anh có dáng đứng "Dù có hy sinh cũng hãy quay mặt về hướng quân thù xốc tới và trong đợt tuyên dương anh hùng lần này, đã xuất hiện nhiều anh hùng ở lứa tuổi 20, mới hai, ba tuổi quân, nhưng trưởng thành nhanh chóng như Phù Đổng. Tiêu biểu cho hành động chiến đấu vì lý tưởng độc lập tự do của những thanh niên ta là các anh hùng liệt sĩ Đồ Văn Đạo Nguyễn Văn O, các anh hùng Hồ Trung Thành, Nguyễn Minh Thắng, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị E, Y-buông, Văn Thị Xuân và nhiều anh hùng khác. Đặng Tiến lợi người thanh niên mới 20 tuổi đời, khi vượt biển đánh vào căn cứ địch, đứng trước biển cả mênh mông sóng to bo lớn, anh động viên mình v đồng đội: "Chúng ta không sợ hy sinh, không sợ gian khổ, nếu có hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ, chúng ta cũng sẵn sàng...


- Nguyễn Thị Phúc, 15 tuổi đời vào du kích. Vượt qua mọi con mắt cú vọ của kẻ thù, em đ nhiều lần lọt vào đồn địch diệt bọn ác ôn ... Nguyễn Thị E coi cái đau của người thương binh như của chính bản thân mình và chị thức thu đêm chạy chữa vết thương cho thương binh.


Và đây trên mặt trận xây dựng quê hương giải phóng, tuổi trẻ miền Nam đ đạp lên mọi tàn tích của chiến tranh ác liệt, mọi khó khăn, nghèo đói, bịnh tật và chết chóc, để thực hiện bằng được lý tưởng, hoài bo v ước mơ cao đẹp của mình l xy dựng qu hương giàu đẹp. Giờ đây tuổi trẻ chúng ta đang từng bước đẩy lùi ruộng hoang, lấp hố bom, san hố pháo cho ruộng đống thay da đổi thịt, cho lúa ngát đồng ấm áp làng quê. Tuổi trẻ Quảng Trị chỉ trong 15 ngày đ khai phá được 2.000 mẫu ruộng hoang, hằng ngày có hàng ngàn thanh niên tiến quân ra đồng cày cấy, làm thuỷ lợi, nhiều chi đoàn thanh niên ở các xã đi đầu trong các công tác vận dụng kỹ thuật mới trong sản xuất, đi đầu trong phương cách làm ăn mới. Đội vần công của cô xuân, người đoàn viên thanh niên xã T lúc đầu chỉ có 10 chị em nhưng với phương pháp làm ăn tập thể, dần dần đội đã lôi cuốn nhiều người tham gia, giờ đây xã T. đã có tới 10 tổ vần đổi công. Tuổi trẻ ở các tỉnh miền Trung Trung bộ, Tây Nguyên đi đầu trong công tác vận dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #51 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 07:06:07 am »

Thanh niên làm nòng cốt trong việc cày ruộng nước, cấy lúa mới, lôi cuốn được cả dân làng làm theo. Chi đoàn thanh niên xã B. (Công Tum) đã tích cực vận động bà con dân làng vận dụng phân chuồng bón ruộng. Ở các tỉnh Mỹ Tho, Bến Tre, Kiến Phong, Kiến Tường, Vĩnh Long, Rạch Giá, Cà Mau ... có nhiều đội thanh niên xung kích trên mặt trận đồng ruộng và thuỷ lợi, như thanh niên Xã G. huyện Vĩnh Châu (Trà Vinh) đã đắp được một con đê dài năm, bảy cây số để đắp đập ngăn nước mặn. Về qua xã Trường Lưu, chúng ta có thể chứng kiến phong trào thanh niên tiến quân ra ruộng đồng hết sức sôi nổi, ngày cày cấy tối đến học tập văn hoá, hội họp bàn chuyện sản xuất tăng gia, xây dựng quê hương.


"Giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc dốt" đều là những kẻ thù nguy hiểm của nhân dân ta, tuổi trẻ miền Nam ta cũng hiểu rằng, chống giặc ngoại xâm, chống giặc đói không chưa đủ, mà cịn phải chống giặc dốt, chính vì vậy m trong phong tro văn hoá, giáo dục, văn nghệ tuổi trẻ chúng ta cũng đóng một vai trị đắc lực. Trong đội ngũ giáo dục giải phóng, có biết bao nhiêu thầy giáo, cô giáo trẻ mười tám đôi mươi đã tận tuỵ với công tác của mình. Anh chị em luôn luôn nâng tư tưởng, tình cảm và nghiệp vụ của mình sao cho kịp với yêu cầu cách mạng, góp phần vun xới cho mầm non của đất nước không ngừng trưởng thành. Cô giáo Liên, cô giáo Huệ, thầy giáo Sinh, cô giáo Hoa, thầy Hồ.v..v... ai cũng mang trong lòng một tình yêu trẻ, yêu nghề khắc phục mọi khó khăn, vừa học thêm vừa dạy tốt cho con em nhân dân.


Chúng ta hãy về thăm trường cấp I, Lộc Ninh, chúng ta sẽ thấy mỗi cô giáo, thầy giáo ở đây đều chăm lo từng tí một cho các em trong học tập, vui chơi, phòng chống bom pháo của địch .v.v... các cô coi các em như con cháu. Và đây trường sư phạm cấp I Tây Ninh, chúng ta sẽ thấy các thầy giáo ở đây đã mang hết nhiệt tình của tuổi trẻ cùng với giáo sinh xây dựng một khu trường khá đồ sộ. Những ngọn đèn đêm đêm thức với các anh chị tới 1,2 giờ sáng. Chúng ta hãy về thăm xã H. (Lộc Ninh), xã V. (Bù Đốp) xã T. (Mỹ Tho), xã G. (Rạch Giá), tuổi trẻ của những nơi này đã đi đầu trong phong trào bổ túc văn hoá, xoá nạn mù chữ, và chính họ cũng là những con chim đầu đàn trong phong trào bình dân học vụ. 100% thanh niên các xã nói trên đều có trình độ lớp 4 trở lên.


Trong phong trào văn hoá, văn nghệ sĩ ở các xã, ấp thuộc miền Tây Nam bộ, thanh thiếu niên tham gia rất đông đảo. Nhiều xã, thanh thiếu niên đã thành lập đội văn nghệ với những tiết mục rất sinh động, phục vụ nhân dân. Tuổi trẻ Tây Nam bộ còn đảm nhiệm công tác cổ động truyền tin, phổ biến chính sách của mặt trận và truyền tin thắng lợi xuống tận xã ấp, mang lại một không khí phấn khởi lạc quan trong lòng mọi người.


Những bàn tay trẻ trung ấy, cũng là những bàn tay rắn chắc bám đất, bám dân, quyết bảo vệ vùng giải phóng và những thành quả cách mạng. Họ là những tay du kích trẻ, nhanh nhẹn, kiên cường, thông minh, không một chút lơ là trước mọi âm mưu phá hoại hoà bình, phá hoại vùng giải phóng của chính quyền Sài Gòn. Họ là những tự vệ trẻ ở Lộc Ninh, Bù Đốp, Đông Hà.v.v... ngày ngày tổ chức canh gác chặt chẽ, vận động đồng bào đào hầm hào phóng tránh, giúp đỡ các trường học đào hầm hào bảo vệ tính mạng và tài sản của học sinh và nhà trường thân yêu của chúng ta.


Ngày nay, với những ruộng lúa mênh mông của vùng đồng bằng Nam bộ, với những xóm làng mới dựng lại sau ngy hồ bình ở các vùng giải phóng, cuộc sống mới đang thật sự là sức mạnh lôi cuốn mọi người, đang là niềm tin yêu và lý tưởng mới của chúng ta.


Sung sướng và tự hào, tuổi trẻ chúng ta - những chiến sĩ kiên cường; những người con trung dũng của miền Nam anh hùng bất khuất, bom đạn của kẻ thù vốn không ngăn cấm được ước mơ ta, thì đói nghèo, dốt nát, đâu nhặt nổi đôi cánh đại bàng đi tới chân trời mới!


Tuổi trẻ chúng ta nguyện làm một dòng sông, dòng sông cuồn cuộn chảy, có sức cuốn trôi mọi rác rưởi và đem lại phù sa đẹp mùa lúa mới ấm lòng quê hương.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #52 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 07:07:18 am »

TUỔI TRẺ U MINH


Tâm Tâm


U Minh về tiết tháng ba, nước từ trong rừng chảy ra xuyên qua các lớp than bùn, có chỗ màu đỏ. Có chỗ màu đen. Đi trong rừng tràm ưa nghe trong giĩ chướng thoảng mùi ngây ngất dễ chịu, như có cô gái nọ vừa xoa dầu tràm chống lạnh đi qua, để lại một mùi hương.

Giữa trưa, ngậm một ngụm nước rừng U Minh, ta thấy có vị chát của dầu tràm, có người nói nước đó có thể dùng để chứa một vài thứ bịnh...

Nhưng, bây giờ dâu phải để nói chuyện hương hoa! mạch nước đó từ trong rừng chảy ra là màu máu của đồng bào. Mạch nước đen từ trong rừng chảy ra là màu máu giặc.


Máu đã chảy ngót bốn trăm ngày qua ở U Minh. Một cuộc bắn phá càn quết tàn bạo chưa từng thấy đã diễn ra liên miên trong khu rừng cực nam tổ quốc, trong cái "chiến dịch bình định U Minh" nằm trong âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ-Thiệu…


U Minh. Thế hệ trẻ chúng ta ngày nay có ai chưa từng nghe nhắc đến tên đó một lần? từ thuở học trò, bài học địa dư đã ghi sâu trong ký ức thơ ấu của tôi hình ảnh một vùng “đất rừng phương nam" kỳ lạ nhưng hấp dẫn biết bao, ước gì ta được đi một chuyến trên mảnh đất mênh mông kéo dài từ U Minh hạ sông Ông Đốc ở phía nam, lên tận U Minh thượng ở vùng Gạch Giá phía bắc. Ước gì được xuôi tàu một buổi chiều hoàng hôn trên dòng hai con sông Trẹm và sông Cái Tàu, phóng mắt về vùng ven biển với những rừng đước, rừng vẹt san sát một màu xóa nhòa ranh giới bờ biển với đất liền...


Nhưng nói đến U Minh là nói đến rừng tràm. Rừng mọc thành những khối xanh đều đặn như cắt xén. Đêm xuôi thuyền dọc kênh ta thấy rừng tràm hiện lên từng khối im lặng bằng phẳng kéo dài tựa bức trường thành vĩ đại Nơi đây là hội hè, tổ ấm của nhiều loại chim muông. Nơi đây khi mùa hoa tràm nở trắng, ong bướm lũ lượt kẻo nhau về mở hội lao động lấy nhụy làm mật...


Trong "đất rừng phương nam" kỳ lạ đó lại có lớp đất đặc biệt gọi là "dết phân" màu thực sự là than bùn. Đó là những lớp cây tràm lâu năm rụi xuống rồi biến thành than, lớp than đó có chỗ dày hơn một mét. Về mùa xuân, lớp than lầy lội như bùn. Mùa hạ lớp than bùn trở nên khô xốp và dễ bén lửa.


Và từ đầu mùa khô năm qua, con quỷ dữ Mỹ - Thiệu đã nhen lên trên đất này 1 ngọn lửa tội ác mới: lửa "bình định"! Chúng ném vào U Minh hai sư đoàn chủ lực ngụy số 9 và 21, cùng nhiều liên đội biệt động quân! Từ các hạm tàu ngoài bờ biển, ngày đêm pháo giặc nã rền vào các khu rừng và dọc theo những bờ kinh rạch san sát nhà cửa. Trực thăng giặc từng đàn hùng hổ đổ quân nơi này rước quân nơi nọ, nhảy cóc, nhảy dị, nhảy chụp, phóng bừa tên lửa xuống các khu rừng.


Cháy! Lửa khi thì ngùn ngụt, lúc thì âm ỉ trong các lớp than bùn. Lửa cháy đi cháy lại có chỗ chỉ còn trơ lại đất sét hạt tràm rụng xuống cũng không còn nơi để bén rễ, nảy mầm. Ruộng vườn, nhà cửa, tính mạng của hàng phục vạn đồng bào bị đe doạ.


Người dân U Minh nhìn ngọn lửa âm ỉ cháy mà cháy ruột cháy gan! Tuổi trẻ U Minh trước tội ác của giặc đã không thể khoanh tay ngồi nhìn hoặc ôm gối chạy đi để quê hương mặc sức bị quân thù đốt cháy. Cuộc chiến đấu của lớp người trẻ tuổi bắt đầu ngay từ ngày đầu giặc kéo quân về.


Ở xã B. khi nghe giặc đến, hàng ngàn đồng bào thề không đội trời chung với giặc đã mang con cái đi sâu vào rừng. Những người ở lại bám đất gồm hàng trăm thanh niên đã xung phong vào các đội du kích ấp. Họ vừa chiến đấu vừa cho gạo, bới mì đem vào rừng tiếp tế cho đồng bào. Mùa giặc đến, lúa chín đầy đồng, thanh niên du kích vừa chiến đấu bảo vệ lúa vừa gặt và cất giấu giúp cho đồng bào. Việc làm tận trung tận hiếu của tuổi trẻ quê hương đem lại cho bà con một niềm khích lệ và tin tưởng mới. Bà con lần lượt kéo nhau về đùm bọc lấy du kích. Từng viên đạn lép, từng mũi chông họ đem góp cho con em giữ làng giữ nước. Đội thanh niên du kích xã B thực sự như những con cá tung hoành trong bể nước rộng và sâu.


Cả một trung đoàn giặc chà đi xát lại một năm ròng, đội thanh niên du kích và cơ sở cách mạng xã B không những không bị tiêu diệt, mà còn lớn mạnh lên gấp bội, giặc bị đánh mãi đánh hoài, đi đến đâu bị đánh đó, có lúc trong vòng ba tháng du kích đã tiêu diệt gần 500 tên chủ lực nguỵ...


Mùa khô năm ngoái giặc kéo vào ấp 8 xã X. Đặc điểm của ấp này là rẫy kéo dài hàng ngàn mẫu, "đất phân" khô xốp rất dễ bén lửa. Nghe giặc vào, mấy cụ già lo ngại nói: "để tụi nó vô cụm quân trên rẫy, đào bếp nấu nướng rồi bỏ đó kéo đi thì một ngàn công rẫy lại biến thành mồi lửa".


Một ngàn công rẫy sẽ bị thiêu cháy. Nghe bà con cô bác nói, đám thanh niên trong ấp không thể bỏ qua được. Ai cũng biết mỗi công rẫy hàng năm gia đình họ thu hoạch được năm bảy chục nghìn đồng tiền khóm. Cháy rẫy tức là cháy cơm, cháy áo của gia đình mình phải bảo vệ lấy rẫy. Những thanh niên hăng hái nhứt rủ nhau vào đội du kích ấp. Những thanh niên còn lại thì xung vào đội cứu lửa. Công việc chiến đấu của họ sắp đặt như sau: thanh niên du kích có súng thì bám rẫy, bất cứ lúc nào thấy giặc đào bếp, nhen lửa, thì cứ nổ súng, không cho chúng nấu. Còn các đội cứu lửa thì sau những loạt pho, loạt bom; lửa cháy ở chỗ nào, thanh niên phải xông ra dập lửa và đào mương sâu không cho lửa lan ra. Cuộc chiến đấu như thế diễn ra suốt một năm trời. Hàng nghìn công rẫy ở xã X tuy có bị giặc tàn phá đôi chút, nhưng mùa thu hoạch khóm năm ấy là mùa thắng lợi.


Đánh giặc để bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào. Nhưng đánh giặc còn là để giữ gìn và làm cho lực lượng mình ngày càng lớn mạnh. Đó là phương châm chiến đấu của tuổi trẻ xã Đ huyện K. mùa hạ năm 1971 sau nhiều tháng bị địch bình định lấn chiếm, xã T chỉ còn lại 3 ấp giải phóng. Cơ sở cách mạng và đặc biệt là hàng trăm thanh niên trốn bắt lính bị dồn vào đây. Giặc hung hăng định tiến hành một đợt "lấp lõm" để "khánh thành" cái xã “đã bình định" này và hốt gọn mấy trăm thanh niên đi lính.


Biết được âm mưu giặc, 10 chiến sĩ du kích trẻ ở đây cùng với những đoàn viên thanh niên nhân dân cách mạng nắm chặt tay thề chiến đấu đến cùng để bảo vệ cơ sở cách mạng và gìn giữ thanh niên. Họ bám từng liếp vườn, từng cụm rừng, chiến đấu ngày này sang ngày khác. Cuối cùng địch bị đánh bạt xuống ba ù, du kích thu được hơn chục súng.


Lấy gậy ông để đập lưng ông, lấy gậy ông để đỡ lưng mình, những thanh niên tay không "chạy lính" xin được cấp súng và tự nguyện chiến đấu trong hàng ngũ du kích. Mọi người nói: "không có con đường nào khác, muốn tránh khỏi bị bắt đi lính chết thay cho Mỹ thì tổ chức nhau lại, đánh giặc đến cùng."


Vài ngày sau đó, các đội du kích xã T không những đông lên gấp bội, mà tinh thần chiến đấu tuyệt vời. Các chiến sĩ du kích không những bám trụ chiến đấu, ở địa hình, họ còn xung vào ấp chiến lược, trừ diệt bọn ác ôn, phá kèm kẹp cho đồng bào. Họ còn tiếp cận hàng rào bót giặc nã súng vào và phát loa kêu gọi: "nếu tụi bây xuống càn thì tụi bây còn bị ăn đạn”. Bọn giặc trong đồn nín thinh...

Ba ấp giải phóng của xã T vẫn đứng vững. Và tuổi trẻ xã T vẫn làm chủ quê hương, làm chủ vận mạng của mình.


Tôi vừa kể xong một số chuyện trong trăm ngàn chuyện chiến đấu anh dũng chống giặc bình định của tuổi trẻ miền Tây Nam Bộ và U Minh. Quả thật gần 400 ngày qua, giặc định biến cái kho của kho người U Minh vào cái túi Việt Nam hoá chiến tranh của chúng. Nhưng nước rừng U Minh đã hòa đen máu giặc. Cây rừng U Minh đã biến thành bãi lửa, hầm chông. Lửa chiến tranh du kích và lửa của những trái tim rực tuổi thanh xuân đã áp đảo ngọn lửa bình định đầy tội ác của giặc.

Câu ca dao kháng chiến năm xưa bỗng vụt hiện trong tâm trí tôi.

U Minh vắt, muỗi, bùn lầy
Tây ở ba ngày, ta ở chín năm


Vào thời đánh Mỹ này, câu ca dao đầy hùng khí đó vẫn được tuổi tuổi trẻ U Minh viết lại và dành cho Mỹ ngụy...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #53 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 07:08:04 am »


XOÁ NẠN MÙ CHỮ, PHÁT TRIỂN BỔ TÚC VĂN HOÁ CHO NHÂN DÂN LÀ NHIỆM VỤ CẤP BÁCH PHẢI LÀM


Nguyễn Hồng Trang


Trọng hơn 100 năm xâm lược nước ta, bọn đế quốc thực dân cấu kết với phong kiến tay sai dùng chánh sách ngu dân vô cùng thâm độc để đàn áp nhân dân ta, chúng không muốn cho nhân dân ta biết chữ. Hơn 95% nhân dân lao động nghèo khổ Việt Nam bị thất học, dốt nát, bần cùng. Khi cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chủ tịch kính yêu không những quan tâm đến việc diệt giặc ngoại xâm và giặc đói mà Bác cịn đặc biệt quan tâm đến việc diệt giặc dốt. Trong lời kêu gọi chống nạn thất học tháng 10 năm 1945, người viết: "Nhân dân Việt Nam muốn giữ vững độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải cĩ kiến thức để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ!".


Nghe theo lời kêu gọi của Người, toàn dân ta từ Nam chí Bắc, từ miền núi đến miền xuôi, già, trẻ, gái trai dấy lên một cao trào bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ cho nhân dân lao động, chủ yếu cho quảng đại quần chúng nông dân là lực lượng chủ lực quân cách mạng, đồng thời phát triển phong trào bổ túc văn hoá. Trải qua 20 năm chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam quang vinh, công tác bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ, đẩy mạnh phát triển bổ túc văn hoá cũng được nhà nước đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện để nhân dân ai cũng có công ăn việc làm, ai cũng được tham gia học hành. Đến nay ở miền Bắc nạn mù chữ đã được thanh toán, nông dân tập thể miền Bắc người già nhất cũng có trình độ văn hoá lớp 1, 2, trung bình trình độ văn hoá của nông dân là lớp 4. Trên cơ sở đó, mọi người không ngừng nâng cao trình độ nhận thức cho mình, trong lao động sản xuất biết phát huy sáng kiến, vận dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng và chăn nuôi, làm ra thật nhiều của cải vật chất cho xã hội, cải thiện từng bước mức sống cho bản thân và xã hội. Có những lão nông ngày xưa sống dưới chế độ cũ dốt nát, nghèo nàn giờ đây đã trở thành kỹ thuật viên, kỹ sư nông nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong thực tế. Có nhiều kỹ sư nông nghiệp là phụ nữ lớn lên từ gia đình nông dân, từ thực tế lao động học tập mà thành công. Góp phần quan trọng đưa nền nông nghiệp miền Bắc từng bước tiến lên hiện đại.


Trong khi đó, dưới chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam, hầu hết nhân dân lao động đều nghèo khổ, thất học. Mỹ ngụy xây dựng nền giáo dục phản động phi dân tộc, đẩy biết bao con em chúng ta sa vào con đường trụy lạc tha hoá, cam tâm làm tay sai cho chúng, chống lại nhân dân. Mặt khác Mỹ ngụy ra sức tuyên truyền xuyên tạc vu khống lừa mị để kìm kẹp, đàn áp dân ta. Chúng ra sức phá hoại truyền thống tốt đẹp "tình ruột thịt nghĩa đồng bào" vốn có từ bao đời của nhân dân ta, tạo sự chia rẽ, tị hiềm, nghi kỵ người trong một gia đình, người cùng một xóm, đến chỗ không còn ai tin ai. Chúng âm mưu đặt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ lâu dài lên đầu nhân dân ta, lâu dài chia cắt đất nước ta. Tội ác nham hiểm này của đế quốc Mỹ và tay sai làm cho đồng bào ta đã khắc cốt ghi xương mối thù này.


Từ ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đồng bào ta vĩnh viễn thoát khỏi cảnh đời bần cùng, tủi nhục, dốt nát, sung sướng được làm người dân của một nước độc lập tự do. Nhưng khi Mỹ đã cút ngụy đã nhào thì chúng để lại cho nhân dân ta một hậu quả hết sức đau xót, đó là: nạn đói và nạn mù chữ. Nạn đói đang từng bước được khắc phục, còn nạn thất học đặc biệt ở vùng nông thôn, hầu hết nông dân ta đều bị thất học. Chính vì vậy mà nhiệm vụ cấp bách trước mắt của chánh quyền cách mạng, của ngành giáo dục và của đồng bào ta hiện nay là phải nhanh chóng xoá bỏ tận gốc tàn tích của nền văn hóa, giáo dục phản động của Mỹ và tay sai, điều trước tiên là thanh toán nạn mù chữ cho nông dân lao động nghèo khổ. Chánh quyền cách mạng đang phát động một phong trào sôi nổi, lâu dài trong nhân dân, làm cho mọi người dân đều nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc xóa bỏ nạn mù chữ, động viên mọi người dân đều đi học. Học là để giúp mình nâng cao trình độ nhận thức; học để hiểu biết mình, hiểu biết người, hiểu biết lịch sử đất nước, dân tộc Việt Nam anh hùng, hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà nâng cao lòng yêu nước, dám xả thân vì nhân dân; học để hiểu sâu sắc bản chất tàn bạo tột cùng của đế quốc Mỹ xâm lược mà không ngừng mài sắc cảnh giác cách mạng; học để hiểu thêm giá trị của lao động sáng tạo, bản chất cao đẹp của người lao động Việt Nam sáng tạo ra của cải vật chất tô điểm cho non sông ta giàu đẹp mà càng yêu lao động; học và học để tiếp thu nền khoa học tiên tiến trên thế giới, biết áp dụng một cách sáng tạo vào công cuộc xây dựng nước nhà. Tóm lại như Bác Hồ kính yêu đã dạy:

"Học để làm việc, làm người
Học để phụng sự đoàn thể
Phụng sự giai cấp và nhân dân
Phụng sự Tổ quốc và nhân loại!”


Có học, học càng cao, hiểu càng sâu, để cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước được càng nhiều. Trước tiên: "Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu” thì mỏi người dân đều phải cố gắng học cho biết chữ, người biết nhiều dạy cho người biết ít để mọi người đều nng cao trình độ văn hoá khoa học. Đối với chị em phụ nữ càng phải tích cực học chữ, cố gắng vươn lên theo kịp nam giới, nắm được khoa học kỹ thuật tối - thiểu và thông thường để góp phần xây dựng đất nước.


Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, phong trào thanh toán nạn mù chữ, phát triển bình dân học vụ, bổ túc văn hoá từ trong các thôn xã, buôn làng bắt đầu dấy lên sôi nổi. Ở Ban Mê Thuộc có 90 buôn làng, khu phố ở thị xã đã xây dựng được hàng trăm lớp bình dân và bổ túc văn hoá. Các huyện miền núi và vùng mới giải phóng của các tỉnh Trị Thiên, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên mỗi tỉnh xây dựng được hàng trăm lớp bình dân. Ở Huế có những cụ già ngồi 70 tuổi vẫn còn theo con cháu đến lớp học. Ở các tỉnh Nam bộ phong trào bình dân học vụ và bổ túc văn hoá được đẩy mạnh có chiều sâu, cán bộ, nhân dân hồ hởi, phấn khởi tích cực học tập. Với phong trào như vậy, chánh quyền cách mạng, ngành giáo dục và các đoàn thể các cấp cần tổ chức hướng dẫn tốt hơn, vận dụng nhiều hình thức mở lớp linh hoạt, phổ biến phương pháp dạy và học có hiệu quả tốt nhứt, phát động khí thế cách mạng trong quần chúng mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn, phát huy vai trị v khả năng to lớn của lực lượng quần chúng các giới: thanh niên, học sinh, bộ đội có trình độ văn hoá ở các thôn xã, thị trấn tích cực tham gia, tạo một không khí sôi nổi, hồ hởi trong mọi gia đình, mọi thôn xóm hăng hái đi học.


Với nền giáo dục cách mạng vốn có ở vùng giải phóng cũ, lại được sự chi viện của nền giáo dục cách mạng miền Bắc, được sự chỉ đạo trực tiếp của chánh quyền cách mạng và ngành giáo dục các cấp, nền giáo dục của miền Nam sẽ nhanh chóng quét sạch mọi tàn dư của nền văn hoá giáo dục phản động của địch và nạn mù chữ để mọi người chung tay góp sức thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác Hồ là:

Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay.
     
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM