Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:14:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện viết từ chiến trường năm ấy  (Đọc 38780 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #10 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 07:40:02 am »

NHỮNG MẢNH ĐỜI BẤT HẠNH


Hồng Giang

"Sống trong cảnh khổ mà mình cảm thấy thấm thía cảnh khổ thì sự đau khổ sẽ tăng lên bội phần".

Câu nói ấy đã toát ra từ đáy lòng của những người mẹ nghèo đông con, goá bụa là những người vợ linh Sài gòn bất hạnh. Sống trong chế độ Mỹ Thiệu, những người mẹ, người chị ấy đều là những con người bất hạnh nhất. Khổ vì chồng bị Thiệu đày đi lính, để rồi nhận lấy cái chết vô ích, để lại cho chị em gánh nặng gia đình; khổ vì vật giá leo thang, đồng tiền mất giá, buôn bán không lời, thuế má nặng nề, thất nghiệp tràn lan... bởi sáu biện pháp kình tế khắc nghiệt của Thiệu gây nên. Gánh nặng này thưa trút hết thì gánh nặng khác lại chồng chất lên, ngày này qua tháng nọ, nghèo túng, nợ nần, đói cơm, thất nghiệp... cứ đè nặng hai vai họ. Có những bà mẹ tuy tuổi đời còn trẻ, nhưng mái tóc đã pha sương, bởi cuộc sống là cả một chuỗi dài nặng chịch.

“… Trong vách lá, anh chồng giương đôi mắt
Nhìn người yêu quằn quại cảnh ê chề
Trên ngạch cửa, đứa con nhìn dớn dác
Tay ôm em ru ngủ, miệng vỗ về
- Em ơi, hãy ngủ cho ngon
Mẹ còn... mình còn cơm ăn
Thân cha tàn phế bao năm
Làm sao nuôi được miệng ăn tháng ngày...

(Báo Đại dân tộc 4/6/1974)

Bao năm người lính cầm súng Mỹ đi bảo vệ "quốc gia" vào sinh ra tử không biết để làm gì, giờ đây đã tàn phế trở về nhà, cảnh gia đình lao đao đói khổ, vợ đau con đói, có ai biết tới cho cái cảnh này?


Chị H quê ở Bến Tre, sau năm năm chung sống với chồng, sanh được bốn con thơ, đứa lớn nhất là bốn tuổi, đứa nhỏ nhất là sáu tháng, chồng chị đi lính quốc gia bị chết trận. Số tiền tử tuất chị lãnh được, sau khi chôn cất cho chồng, chỉ còn trong túi chưa đầy 30.000 đồng, chị tiếp tục buôn gánh bán bưng, nhưng cảnh nghèo, vật giá leo thang, có người bán không có người mua, tiền vốn thâm thủng dần, nợ nần tăng lên gần 100 ngàn đồng. Thử hỏi người đàn bà có bốn con thơ dại ấy, làm sao mà sống? đi xin ai và mượn được ai nữa? ai cho? Đi ở đợ không ai mướn, đi làm công chẳng ai thuê. Bao nhiêu sự cùng quẫn ấy cứ dồn ép chị, cuối cùng chị chỉ còn nghĩ đến một con đường là cùng bốn đứa con từ biệt cõi trần cho yên phận. (Báo Đại dân tộc 4/6/1974).


Cô Tuyết 17 tuổi ở đường Bến Vân Đồn Sài Gòn, đi làm mướn, tháng được năm ngàn đồng, làm việc từ lúc mờ sáng cho đến 11, 12 giờ khuya vẫn không hết việc, nhưng cô không dám nghỉ vì tiền đã mượn trước, cô có nguyện vọng rất đơn giản là “mong làm việc cho có tiền để may cho mẹ một bộ đồ mới" nhưng nguyện vọng ấy mãi mãi vẫn không thực hiện được (Báo Đại dân tộc 10/7/1974). Đó là cảnh dân nghèo tự cầm cố đời mình, số tiền năm ngàn đồng một tháng tuy ít ỏi nhưng rất cần thiết đối với đời sống gia đình. Cảnh đời của chị H cũng như cô Tuyết chỉ là một trong trăm ngàn cảnh bi đát, đau lòng trong chế độ của Mỹ Thiệu hiện nay. Những chị em tìm được việc làm để đắp đổi qua ngày thì dù có gian khổ đến cùng cực, cũng cố đem hết sức ra để có lấy miếng ăn nuôi thân, còn những chị em cùng đường bí lối giữa cái xã hội mênh mông tăm tối của Sài Gòn thì chỉ có một con đường là từ biệt cõi trần cho khỏi dày vò tâm can. Trong đó có nhiều người vợ lính "quốc gia" bất hạnh. Ngày 15/11/1973 chị Nguyễn Thị Thanh 27 tuổi ngụ tại đường Nguyễn Huệ Sài Gòn, chị làm công tại hãng Mỹ, chồng chị bị bắt linh, chết trận, chị lại bị chủ sa thải, không tìm được việc khác kiếm tiền nuôi con, nên chị phải trối bỏ cuộc đời bằng một liều thuốc độc để lại ba đứa con thơ cho người bạn láng giềng nuôi nấng.


Ngày 2/2/74 cả dân phố Bùi Thị Xuân Sài Gòn xôn xao và xúc động trước cái chết thê thảm của chị Nguyễn Thị Trọng Đức, chị uống thuốc độc cùng với hai con thơ, vì thất nghiệp tuyệt vọng không đường nương tựa.


Chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt nhà ở đường Trần Quang Diệu, có chồng là sĩ quan quân đội Sài Gòn bị tử thương. Vì thời giá mắc mỏ, túng thiếu chị đã dắt các con ra mộ chồng khóc than kể lể, rồi ba mẹ con cùng uống thuốc độc dể theo chồng về nới chín suối.


Còn trăm ngàn thảm cảnh khác và trăm ngàn cuộc sống hẩm hiu khác diễn ra hàng ngày ở các vùng đô thị Thiệu kiểm soát đang chờ giờ buông tay thả nổi cuộc đời, ai hiểu cho số phận nghèo khổ của chị em ta, trong lúc chính bản thân chị em, những kẻ cô thế, nghèo nàn giữa cái xã hội gian trá, cuồng loạn này của bọn Mỹ - Thiệu?


Một chế độ đầy dấy những tham nhũng, trộm cướp lộng quyền, sống nhờ kinh tế ngoại viện như vậy, thì người dân làm sao sống nổi? Một ký giả báo Đại dân tộc phải kêu lên rằng: "Chị em là nạn nhân của những điều kiện xã hội khắt khe và tàn nhẫn, họ là những người đáng thương ..."


Đứng trước cái xã hội bất lương của Mỹ - Thiệu hiện nay, "bán thân nuôi miệng” hoặc nghĩ đến "chén thuốc độc để mong trút hết gánh nặng cuộc đời, đó không phải là biện pháp tích cực. Mà biện pháp tích cực và có hiệu nghiệm là cùng các giới đồng bào ở phường khóm, cùng anh em thương phế binh ở Sài Gòn và gia đình họ, đứng lên đấu tranh đòi chánh quyền Sài Gòn phải trả phụ cấp đầy đủ, đòi có công ăn việc làm, chúng sa thải, chống đuổi chỗ của chị em bán lẻ. Đòi chánh quyền Sài Gòn phải tôn trọng nhân phẩm con người, đòi các quyền tự do dân chủ, đòi chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình hoà giải và hoà hợp dân tộc đúng theo tinh thần Hiệp định Pa ri đã được ký kết. Một biện pháp nữa để cứu thoát chí em ta khỏi bể khổ, đó là, nếu chúng ta quen sống nghề ruộng rẫy, thì điều tốt hơn hết là trở về vùng giải phóng, nơi đó có tự do, quyền sống con người được tôn trọng, không bị đói, nếu chúng ta cần cù, chịu khó, thì có chánh quyền cách mạng, có bà con láng giềng tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện khác bảo đảm cho chúng ta xây dựng đời sống ấm no. Đó là những sự thật và là con đường cứu thoát chị em ta khỏi cảnh đời cực nhục trong lòng của chế độ Sài Gòn hiện nay.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #11 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 07:41:17 am »

CHÉN THUỐC NAM


Tư Hùng

Ai bước chân vào tổng y viện Cộng Hoà cũng không khỏi ái ngại nhìn cái cảnh các bịnh nhân chưa được nhập viện nằm la liệt ở lề đường, chân cầu thang. Tiếng giầy, guốc lộp cộp và những lớp bụi mỏng bay lên dưới những bước chân. Một thương phế binh nằm ngay dưới chân cầu thang đưa mắt nhìn. Nếu không vì sự mệt mỏi cực độ đang chiếm dần toàn bộ cơ thể anh thì anh sẽ gào thét lên rằng: "Các người coi! sống như vầy còn chưa đủ khổ sao mà các người còn đi guốc trong tai người ta".


Anh lại đưa mắt nhìn chiếc chiếu rách trải chỗ mình nằm, rồi nhìn chỗ chân cầu thang đầy bụi. Một con nhện đang hối hả giăng tơ, giật mình thôi việc... rồi một cơn ho dữ dội kèo đến, ọc một cái người lính nhổ ra từng cục máu tươi Mặt người bịnh tái đi, đầu anh ngoẹo sang một bên, cổ che khuất một bên chiếc quân hàm thượng sĩ.. Một vùng quê xa xôi trong mắt anh. Nơi ấy, người ta vẫn quen gọi "Mái trường sơn". Nhà anh ở ngay chân núi, đứng ở chân dốc nhìn lên không thấy đỉnh, chỉ thấy một dãy mù, trắng đục tỏa xuống ôm ấp những con đường. Rồi một mái nhà tranh, một suối nước tiên, núi Mã Yên hùng vĩ...


Sau cơn ho, mặt thượng sĩ hồng hồng trở lại. Anh chép miệng nói với một bịnh nhân nằm cạnh.

- Mình đã đi khắp Đồng Bằng Sông Cửu Long, đi cả cái vùng Trị Thiên, mình cá với bạn rằng: chẳng có nơi nào đẹp bằng quê mình hết.

- Nhưng liệu còn nhìn lại quê hương đẹp đẽ của thượng sĩ lần nữa không?

- Nhứt định chứ! Chẳng những phải ngắm lại quê hương, mà mình còn phải về để lợp lại mái nhà dột cho mẹ. Hết mùa xuân này là đến mùa mưa đây. Mưa Trường Sơn phải biết ghen. Mà anh đã biết lũ Trường sơn chưa? Nước từ trên đỉnh núi cao, theo dốc đổ xuống ào! ào!...


Hai tháng chờ đợi rồi mà anh vẫn chưa được nhập 1 viện giờ thì anh nằm xuôi xị, người xanh lét bởi vì thiếu 1 mỗi cái chứng chỉ ngưng lương của tiểu đoàn 6 nhảy dù. 1 Mà cũng chẳng phải một mình anh, nhiều thương bịnh 1 binh vào viện 3, 4 tháng mà chẳng có lương vì những 1 thương bịnh binh này được đưa về bịnh viện dã chiến, 1 hoặc quân y viện nào đó rồi mới được chở về tổng y viện 1 Cộng hoà. Người về trước mà hồ sơ giấy tờ chưa chuyển ì về kịp nên họ không được lãnh lương và vì vậy họ cũng 1 chưa được nhập viện. Ngày tháng bịnh nhân nằm vỉa hè, 1 chân cầu thang hay một xó xỉnh nào đó, quằn quại trong f những cơn đau chờ lương để nhập viện. Một giấy chứng chỉ ngưng lương đâu có gì là khó khăn nặng nhọc, mà sao đơn ví không làm. Nhiều người đã khuyên thượng sĩ T hãy tự đi về đơn vị làm lấy. Bác sĩ Hưng, bạn chiến hữu của thượng sĩ T giờ là chỉ huy trưởng một bịnh viện khác thương tình giúp anh một số tiền cũng khuyên anh nên đi về đơn vị sớm chừng nào hay chừng đó...


Sáng nay, khi sương sớm chưa tan, người đi trên lộ 4 gặp một người đeo lon thượng sĩ chống nạng lần từng bước. Hai vai so lại, nhô cao theo từng cơn ho kéo dài. Một chiếc xe nhà binh đi qua, hai chiếc xe đi qua, rồi nhiều chiếc. Không bỏ lỡ một cơ hội nào, thượng sĩ T run rẩy giơ hai tay ra ngoắc, hy vọng quá giang được một đoạn đường. Nhưng người tài xế nào cũng lắc đầu từ chối, như cả cái tổng y viện Cộng hoà đã từ chối việc nhập viện của anh. Dù đau đớn thượng sĩ T cũng còn nghĩ được rằng, từ đây đến chỗ đóng quân của tiểu đoàn 6 nhảy dù ít nhứt cũng vài ngày đường nữa. Anh không đám nghĩ nhiều hơn, vì chỉ một ngày đường nữa thôi, biết đâu cũng ngốn hết sức lực còn lại trong người anh. Lại một cơn ho, lại từng cục máu tươi để lại bên vệ đường. Người anh tái đi mệt quá, anh nhủi xuống bên đường, nặng nhọc kéo từng hơi thở gấp. Hừ! anh mỉm cười chua chát. 12 năm anh cầm súng đi theo lời kêu gọi của thế giới tự do cho một nền cộng hoà nào đó, và gần 60 ngày nhục nhã trong cái tổng y viện Cộng hoà... một cái gì đăng đắng tắt nghẹn ở cổ anh. Mặt anh tím lại, hai mắt đỏ ngầu.

- Tao là người! Mày là vật, nhưng tao không bằng mày! Đồ chó đẻ!

Anh giận dữ rít lên, rồi đứng dậy, bương bả bước đi. Anh đi ngược lại con đường về đơn vị. Bước chân xiêu vẹo anh đi về đâu hỡi người lính cộng hoà?

- Đi! Đi tới đâu thì tới? cuộc đời đã như vậy thì anh không cần chữa bịnh nữa. Anh chỉ ao ước nhìn lại mái đầu bạc của mẹ trước khi chết. Anh đi, đi mãi và hoàng hôn đã để lại một màu nâu đậm trên mọi nẻo đường. Bóng tối phút chốc trùm xuống. Thượng sĩ T ngã vật xuống đường. Một mảnh trời quê trắng đục hiện lên trong mắt anh lần chót.
Một mùi thơm rất quen thuộc làm thượng sĩ T tỉnh lại.

- Đây là đâu! Tui chết rồi mà.

- Không! Con chưa chết đâu!

Giọng run run của một bà đã già lắm đáp lời thượng sĩ.

- Nhưng mà tui muốn chết, tui căm thù ai cứu tôi.

Bà già không nói gì, bà biết người bịnh thường hay gắt gỏng, khó tính.

Thượng sĩ T cố gượng dậy. Nét mặt anh vẫn còn vẻ giận dữ, bà già tất tưởi chạy tới. Đôi bàn tay nhăn nheo đặt lên vai, ấn anh nằm xuống. Tay run run, bà bưng một chén thuốc sắc đặt kề vào miệng anh:

- Uống đi con! con sắp hết bịnh rồi đó!

Một cái gì tắt nghẹn trong cổ, một dòng nước mắt nhỏ xuống môi anh, mằn mặn, và khi mái đầu bạc đó lại cúi xuống thấp hơn. Không kìm lòng được nữa, thượng sĩ thảng thốt kêu lên:

- Mé ơi !

- Con! con tỉnh rồi hả? ừ? có vậy chớ.

Ôm anh trong lòng, bà nức nở khóc: Mé cũng có con, con mé bị nó bắt lính đã tám năm rồi, tám năm không được tin tức gì của nó. Bây giờ hoà bình rồi cũng không thấy nó trở về. Mé đã khóc mờ hết hai con mắt... Đêm đó, đi từ Di Linh về, thấy con nằm không nhúc nhích, mé thương, mé đem về nuôi Con ơi! mấy con đứa nào cũng đáng thương, cũng như con mé, vì ông Thiệu bắt cầm súng mà phải cầm... Rồi bà xoa đầu anh, cười móm mém...


Nép sát vào bà, anh tường mình nhỏ lại trong lòng mẹ. Thượng sĩ đưa mắt nhìn. Một gian nhà lá lỗ chỗ nhìn thấy trời, hai cái chõng tre, và một bó lá thuốc rửa sạch còn nhỏ nước.

- Mé ơi! Mé nấu thuốc cho con uống khỏi bịnh!

- Ồ! Những cây thuốc này thì thiếu gì. Ngày nào mé cũng hái và nấu cho con uống. Bịnh của con phải uống thuốc nam này mới khỏi, lá Tần nè! cam thảo đất nè, ngải cứu nè!... Mé kể bao nhiêu là thứ lá. Hoá ra cái mùi thơm quen thuộc làm anh thức giấc lại là lá Tần, cam thảo, ngái cứu…


12 năm đời lính cộng hòa, anh cứ tưởng cuộc đời là những bắc đẩu bội tinh lóng lánh như những đoá hoa thơm cài trên ngực, hoá ra lại là những bạt tai đau điếng. Anh chết đi rồi anh sống lại. Người bạn Mỹ không cứu anh, Tổng y viện Cộng hoà không cứu anh. Một bà mẹ Việt Nam đã cứu anh bằng tình thương, bằng chén thuốc nam kỳ diệu. Rau Tần, cam thảo, tàn ô.... Tổ quốc ơi! người quý từng nhánh cây ngọn cỏ.
Khỏe rồi anh sẽ đi đâu? về tiểu đoàn 6 nhảy dù với những cuộc hành quân lấn chiếm chăng? Hay anh ở lại đây với người mẹ nuôi nghèo khổ đã cứu anh. Anh chưa nghĩ đến một quyết định nào, nhưng trong anh đường về quê đang rõ dần trong trí nhớ.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #12 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2009, 04:48:50 pm »

ĐẤT ẤM TÌNH NGƯỜI


(Khuyết Danh)


Chòi của ông Sáu Phù vừa mới dựng lại bên gốc Mù u cổ thụ trên bờ kinh. Chòi của ông đặc biệt hơn mọi cái chòi khác, hai mái là chụm lại thành cái hình tam giác hộp, nửa thân chòi lọt thỏm dưới hầm. Mấy hôm nay vết thương dưới lòng bàn chân nó hành hạ ông nhức nhói, miếng đất đang cuốc giữa chừng phải bỏ dở đó. Nằm dí trong chòi bực trong người, ông ngồi xắt hột mù u, lụi thành xâu một để làm đuốc đèn không phải tốn tiền mua dầu, vừa xắt ông vừa thủ thỉ một mình.

- Mẹ cha nó, nó ác quá, trời hại chúng nó là phải mà, "tích thiện thì gặp thiện, tích ác thì gặp ác thôi mà". Ông bà 1 mình nói có sai đâu chớ. Ông gật gù cười có vẻ đắc chí lắm.

- Cách mạng về, kháng chiến thành công, đời già không còn phải khổ nữa, con cái chúng nó về sum hợp với gia đình. Mồ mả ông bà sẽ được con cái sớm chiều thăm nom  nhang đèn để ấm lại hồn người bấy lâu quạnh quẽ. Đợi cho tụi nó về đông đủ, già sẽ kể hết những gì đã xây ra trên mảnh đất máu thịt này. Kể chớp phải kể cho hết để con cháu đời sau mãi mãi nhớ lấy tội ác của bọn Mỹ Ngụy. Chắc rồi mà, lần này chắc chắn là hoà bình, độc lập muôn năm! Lũ giặc còn đâu nữa mà trở lại, ờ mà dù chúng nó có muốn trở lại cũng không được nữa! Ha...ha... chắc như vậy.


Ông giơ cao con dao chém mạnh xuống tấm ván, buông hai tay năm ngửa lưng xuống chiếu, buông một hơi thở thoải mái, nhẹ người. Mắt nhìn lên nóc chòi, tay ông vơ lấy chiếc kèo dọc run run, lòng vui cười hì hì...

- Rồi đây các con già về, bà con làng xóm cũng về đông vui già sẽ dựng lại một ngôi nhà ba gian, hai chái thật rộng, chòi này, già không dỡ, già để làm lưu niệm. Khoái chí, ông lim dim đôi mắt nghĩ tới ngày mai!

- Xa quê hương mười mấy năm trường, đất nước hoà bình, Ba Hoá mới có dịp trở về vùng đất giồng quê anh. Mọi cảnh vật xưa không còn nữa. Anh chống xuồng đi hàng cây số mà không có một mái nhà, lau sậy mọc đầy hai bờ kinh cao ngút đầu người. Xa xa cây mù u cổ thụ, ngày còn nhỏ ở nhà anh thường trèo lên đặt ống để bắt sáo con giờ vẫn còn đó, nhưng cành lá cằn cỗi đi nhiều. Anh nhớ ngay đây là đất của ông Tư Tài ngày xưa, nhìn thấy một cái chòi lá vẫn còn đó.

- Nhà đây rồi ghé thử coi. Xuồng anh cặp bến. Nghe tiếng khua lộp cộp dưới bến, có tiếng chân người đi lên, ông Sáu bật ngồi dậy, nhường người đứng dậy ông nheo đôi mắt để nhìn ra ngoài coi người quen hay lạ. Ba Hoá bước tới đứng im lặng nhìn ông ngỡ ngàng, một nốt ruồi dưới cằm bên trái với mấy sợi râu lơ thơ bạc trắng, anh mạnh dạn hỏi thăm. Nghe hỏi đúng tên mình ông già mừng quá quên vết đau, ông nhảy cà nhót ra khỏi chòi, nheo nheo đôi mắt hỏi:

- Chú là ai?

- Thằng Ba Hoá đây mà?

- Hoá nào? Ông cau mày cố nhớ cho ra được cái tên ấy.

- Con ông hai Kỉnh đây mà. Năm 1958, cháu dẫn đầu tụi thanh niên trong ấp mình đi vây nhà thằng xã trưởng Điền bắt nó phải trả đất lại cho bà con mình, bác quên rồi sao?

- Ối trời ơi! thằng Hoá, nhớ ra rồi, vậy mà lâu nay người ta đồn mày đã chết mất rồi!

- Ông ôm chầm lấy anh khóc nức nở - tiếng khóc rất hiếm hoi ở một ông già đã ngoài 60 tuổi, từng trải sương gió, nắng mưa, chiến tranh, bom đạn. Ông khóc vì nỗi vui mừng gặp lại tôi - người con trai duy nhất của ông hai Kỉnh còn sống sót trở về: Hai Kỉnh là người bạn chí cốt của ông, bị địch treo cổ năm 1968, vợ bị chất độc của Mỹ làm cháy bỏng da thịt và chết đi trong những cơn đau quằn quại. Đứa con gái lưu lạc không biết ở phương nào, thằng con trai út cũng bị địch bắt lính bỏ thây trên chiến trường Vị Thanh đầu năm 1973. Tiếng khóc của ông làm cho Ba Hoá không cầm được nước mắt, hai người im lặng đưa nhau trở vào chòi.

- Bác Sáu ơi! Chân bác làm sao đến nông nỗi này? Bấy lâu nay bác sống với ai?

Ông Sáu gạt nước mắt đọng trên má, ông kể:

- Tao sống một thân một mình, bà nó đã qua đời từ lâu rồi. Mấy coi đó, một vùng đất chưa quá bốn cây số vuông, hàng chục năm nay không biết đã chịu đựng bao nhiêu là bom đạn của thằng địch nó rải xuống, mỗi một thước vuông đất, chứa đựng không biết bao nhiêu là miếng bom, miếng đạn. Đồng ruộng biến thành gò, thành đống, hàng trăm cái đìa chảo chi chít, chúng nó không cho tao tiếp tục sống nữa đó. Nhưng đất ông bà là ruột rà của mình, đâu bỏ đi được, từ đầu trên xóm dưới cũng còn mấy nhà, ông Bảy Tắc, bà Năm Mui, ông Sáu Lì, chú Cẩm Thái.

Phải! Da mặt ông sạm nắng, nhăn nheo, mắt lõm sâu, nếp nhăn hằn sâu, râu ông bạc trắng, đôi bàn tay khô cằn lộ rõ sự khắc khổ đè nặng lên người ông, một sự chịu đựng quả là ghê gớm.

- Bác sáu ơi! Anh Hai Dậu và thằng Sừng bấy lâu nay có tin tức gì cho bác không? Nghe nhắc đến chuyện con cái mặt ông vui hẳn lên.

- Ngày mới giải phóng tao có nhận được một lá thư của thằng hai từ miền Bắc gởi về.

- Đời sống của ảnh ra sao?

- Nó bây giờ đầy đủ lắm, được 3 thằng con trai, thằng lớn nhà nước cho đi học công nhân ở nước ngoài, còn hai thằng nhỏ thì học trung học, nó thì làm công nhân kỹ thuật cơ khí. Nó khuyên tao: Ba hãy yên tâm, một ngày không xa nữa, con sẽ về lại đất cũ quê xưa, con sẽ nối nghiệp Ba, góp phần đưa nền nông nghiệp nước nhà tiến lên cơ khí hiện đại, máy móc thay cho sức người. Con sẽ nuôi Ba đến cuối đời, để Ba được hưởng hạnh phúc bên con, bên cháu, thỏa lòng mong ước của tuổi già. Còn thằng Dậu đi giải phóng nó cũng viết thư về cho biết, để yên yên rồi nó cũng xin về xã công tác, nó nói nó sẽ về xã nhà lấy vợ. Nghe vậy tao liền nhắm cho nó một đứa rồi, con gái của bà Năm Muối đó, con nhỏ đó được người được nết lắm.


Nghe ông kể chuyện gia đình, tự nhiên nước mắt tôi trào ra, tôi quay sang chỗ khác cố nén nỗi buồn vào lòng. Hiểu được nỗi buồn của tôi ông Sáu vỗ vai vui vẻ nói:

- Cháu ạ! Cháu về đây với bác coi như về nhà. Rồi đây mấy đứa nó về nữa, gia đình đông vui, anh em tụi bây sống với nhau, góp công góp sức xây dựng lại những gì đã mất, đời sẽ vui, người khuất cũng thoả lòng.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2009, 04:49:58 pm »

Trưa hôm đó, ông Sáu mời anh bữa cơm bằng khoai lang Diên Ngọc luộc ông vừa nhổ sáng nay. ông chọn đưa anh một củ rồi nói:

- Hoá nè! Mùa tới thứ khoai này không thiếu đâu nghẹn, bà con mình về, thì chỉ vài mùa nữa thứ khoai này sẽ đi khắp lục tỉnh cho mày coi.

Không phải chỉ có món khoai đặc sản này mà tất cả những trái ngon, những đặc sản thiên nhiên của vùng sông nước U Minh này rồi đây cũng sẽ được hồi sinh và nảy nở làm giàu cho đất nước.


Mới giải phóng một tháng mà bà con từ các nơi lần lượt kéo nhau về. Có người về tới bắt tay ngay vào việc dọn đất cất nhà, nhưng cũng có người về tới thấy cảnh hoang vu, lau sậy um tùm, chán nản lại bỏ đi. "Làm thế nào để ổn định ngay đời sống, để bà con yên tâm làm ăn". Đó là nỗi suy nghĩ lo lắng của chu chín Kiên, người cán bộ cơ sở, bao năm bám trụ quê hương, chiến đấu kiên cường, những năm giặc kìm kẹp khắc nghiệt, chú vẫn len lỏi đến mọi người, đến từng gia đình mang đến cho bà con sức mạnh và lòng tin ở ngày mai thắng lợi. Mỗi lo lắng của bà con chú đều rõ, mỗi suy nghĩ của bà con chú đều hiểu và an ủi, động viên. Chú rất được bà con tin yêu và quí trọng. Chú Chín vẫn tin vào sức mạnh đoàn kết của bà con, nếu biết phát động, biết tổ chức tất, thì dù có khó khăn đến mấy bà con ta cũng nhiệt liệt làm theo. Nghĩ như vậy sau khi bàn bạc với ban lãnh đạo, chú Chín tổ chức cuộc họp bà con, phát động phong trào lao động sản xuất. Một vấn đề được đưa ra bàn bạc hết sức sôi nổi, đó là: san lắp hố bom, hố pháo, làm thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng, trồng lúa nước. Y kiến này có nhiều bà con tán thành, nhưng cũng có một số bà con bàn ra, nào là "bom mìn nguy hiểm nào dà "đất nào tốt thì sản xuất, đất nào xấu thì thôi" Còn có ý kiến cho là "ông bà ta xưa nay quen trồng khoai, không quen trồng lúa nước .v.v...


Ngồi nãy giờ nghe nhiều người tranh luận, ông Sáu thấy không thể im lặng được nữa, ông xin phát biểu, mọi người nghe ông Sáu phát biểu đầu, hướng mắt nhìn ông chờ đón sự đồng tình ở ông. ông Sáu từ từ đứng dậy vuốt lại mái tóc bạc phơ, ông từ tốn nói:

- Ông bà mình ở đây mấy đời sinh sống chưa có một gia đình nào đói. Từ thời ông cố nội tôi đã ở cái đất này rồi. Đất giồng Tân Lạc đã từng thấm bao mồ hôi và máu để vun xới cho đất qua mỗi mùa càng thêm tốt tươi. Con kinh nước lớn trước mặt là do bàn tay của ông bà ta đào để lấy nước tưới cho đồng ruộng và vườn cây bốn mùa xanh tất. Rồi từ khi Tân Lộc nổi tiếng là đất của khoai lang Diên Ngọc, thì năm 1940, thằng hội đồng Tân nó đến đóng cọc qui vùng đất này là của nó, bắt nông dân mình phải đóng thuế hàng năm. Ông bà mình có ai chịu đâu! một hôm thằng hội đồng Tân đến cắm cọc lên đất của cha tôi, cha tôi kiên quyết không cho, ông ôm cây cọc nhổ lên, thằng hội đồng Tân bắn cha tôi, máu trong lồng ngực trào ra, ông vẫn ôm cây cọc dùng hết sức nhổ lên, khi ông ngã xuống cây cọc đè lên ngực ông, máu nhuộm đỏ cọc, chảy thấm xuống mặt ruộng màu đất tro bạc. Đôi mắt ông vẫn mở to nhìn lên trời cao giữa luống khoai.


Dừng lại giây phút, ông nhìn mọi người, tất cả đều im lặng, thỉnh thoảng nghe vài tiếng thở dài. Ông Sáu lại cất cao giọng:

- Ông Cần, ông mười Trung cũng ngã xuống để giữ phần đất đai của mình. Và hơn 10 năm qua, từ khi thằng Mỹ kéo quân vô, chúng nó đã mang bom, dạn trút bừa bãi xuống ruộng đồng, làng xóm quê ta, bắt bà con ta phải bỏ đất mà đi vào các trại tập trung, ấp chiến lược, sống nhờ, ăn xin. Còn đâu nữa mùa thơm mùa dưa hấu ngọt ngào; còn đâu nửa mùa khoai lang Diên Ngọc thơm ngon, vị ngọt. Từ dưới lòng kinh, trong lòng đất, trên mặt ruộng, miếng bom pháo của Mỹ Ngụy vung vãi khắp nơi, cắm sâu trong lòng đất, làm tím bầm da thịt của ông bà mình, nỡ nào ta lại để cho những thứ sắt thép giết người đó cứ cào xé đất ông bà mình đau khổ triến miên!


Ông giơ cao bàn chân lên trước mọi người, nước mắt cứ tuôn trên má, ông kể tiếp:

- Miếng đạn pháo của thằng Mỹ nó hại tôi đây, mảnh đất đang cuốc phải bỏ giở đó, vết thương hành hạ tôi mấy ngày nay, chân tôi càng nhức nhối bao nhiêu thì tôi càng thương cho đất ông bà mình cũng đau nhức như tôi bấy nhiêu. Hận thù nay phải nhớ lấy, khắc cốt ghi xương nhớ lấy mối thù này. Mang nặng mối thù thì bà con ta càng phải quyết tâm chữa cho đất không còn những vết đau, mà cách tốt nhứt là phải làm theo ý kiến của anh Chín Kiên, cách mạng chỉ lội bao giờ cũng đúng, chỉ cần có quyết tâm, bà con xưa nhay không phải thường nói "nhiều tay vỗ nên kêu, nhiều ngày mần nên chuyện" đó sao!


Từ sau cuộc họp đó, có nhiều người rất thấm thía những lời của ông Sáu, khơi lên tự đáy lòng mọi người tình yêu quê hương, làng xóm, ruộng đồng. Một khí thế lao động mới bắt đầu được dấy lên, "người yêu đất, đất không phụ lòng người". Ruộng hoang được tình người sưởi ấm, cỏ dại lùi dần thay đó là màu xanh của khoai, đậu, bắp. Gần 500 mẫu ruộng hoang, cỏ dại bị lắp đi thì dây khoai bươn tới dệt lên đồng xanh no ấm. Tiếp đó là một con mương mới đào vắt ngang cánh đồng của ba ấp mang nước mát cho đất cho cây.


Qua mấy tháng gian khổ phấn đấu, bà con Tân Lộc đã cơ bản khôi phục hầu hết ruộng đất cũ bỏ hoang. Nhà cửa được xây dựng lại đàng hoàng hơn, vườn tược cũng được trồng xanh. Bà con bắt đầu xây dựng lối làm ăn tập đoàn vần đổi công. Từ chỗ tổ chức vần đổi công năm ba nhà có liền một miếng ruộng từng bước tiến tới cần có sức lao động lớn hơn, sự đồng lòng cao hơn, với thực tế yêu cầu đó, bà con tiến tới tổ chức vần đổi công với qui mô từng xóm một. Do có làm ăn tập đoàn, tạo một điều kiện thuận lợi bà con gần gũi nhau hơn và tình cảm giữa người cùng một xóm cũng dược nảy nở từ những buổi đi cấy, đi cày, làm cỏ, là đất tập đoàn, ai cũng có một niềm vui hay nỗi buồn riêng tư, bộc lộ cho nhau nghe để cùng nhau chia sẻ, làm cho mọi người càng gắn bó nhau, thông cảm cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau và mọi người càng thêm gắn bó với xóm làng, thể hiện sâu đậm nhất là ở một số bà con bao năm sống trong cảnh kìm kẹp của Mỹ Nguỵ mới trở về.


Thím hai Bích, mười mấy năm hết sống trong ấp chiến lược đến phiêu bạt lên tận Sài Gòn làm thuê làm mướn nuôi 5 đứa con nhỏ, cuộc đời đói nghèo luôn luôn đè nặng vai thím. Khi nghe quê hương giải phóng, thím khăn gói dắt đàn con trở về, mười công đất giồng ngày xưa tưởng chừng như không còn nữa, vậy mà bấy lâu nay ông Sáu gìn giữ cho thím và khi thím về ông trả lại để thím tăng gia, mẹ con thím mừng vô kể. Bà con mỗi người một tay giúp thím dựng lại ngôi nhà rộng rãi. Đêm đầu tiên về ở nhà mới, mẹ con thím không sao ngủ được Thím nói với mấy con: "Cảnh đời phiêu bạt đã qua đi rồi, bây giờ nghèo gì nghèo cũng ở đây, chết một đống còn hơn sống một mình lẻ loi" và thím đêm đêm đều dạy dỗ các con: Hãy nhớ lấy công ơn trời biển này của cách mạng, của bà con làng xóm, gắng sức mần ăn, tích cực tham gia công tác xã hội, không được lêu lổng như những ngày sống ở thành phố".


Còn vợ chồng của ông Ba Bự, ba đời cày cuốc, vậy mà từ ngày về không ngó ngàng gì tới đất đai, chỉ lo đeo đuổi nghề bán bưng, cảnh lo từng lon gạo bữa vẫn đè nặng trong lòng, trong khi đó, cuộc sống lao động của bà con ngày một vui tươi, thoải mái hơn, ruộng đồng xanh tốt, cuộc sống ấm no mỗi ngày một đến gần với mọi người. Cuối cùng vợ chồng ông ba cũng gác gánh trở về với cuộc sống lao động sản xuất.


Miền Nam hoàn toàn giải phóng chưa đầy ba tháng  mà một vùng đất mang đầy thương tích, qua bàn tay lao động cần mẫn của con người, đất ấm lại và hồi sinh, đất lên một màu xanh lúa, khoai no ấm lòng người, đẹp lại  quê hương.


Chiều về với những làn khói bếp quấn quít trên những mái nhà với bếp lứa cơm, khoai bùi toả ra từng trong mỗi gia đình. Tân Lộc đất giồng hôm nay có vẻ gì thật là ấm áp Trong những đêm trăng thanh gió mát, mặt kinh lóng lánh, xuồng câu thả bồng bềnh trồi trên mặt nước, tiếng ai hò, giọng cô gái thanh thanh:

Hò ... ơ ...
Em về quê mẹ đất giồng
Hôm qua đất trắng, nay đồng ruộng xanh
Đông xuân gối vụ xen canh
Khoai lang Diên Ngọc, ấm lòng quê hương.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #14 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2009, 04:51:08 pm »

NHỮNG NỖI ĐAU


(Khuyết Danh)


Bác Sáu bậm môi rửa cho sạch bùn đất chỗ vết thương nơi chân. Bác vừa đạp phải mảnh bom lúc đi cày. Mặt trời đã xuống khỏi ngọn cây, nhìn ra đồng Bác Sáu thấy như thiếu một cái gì. Cây Trâm bầu giữa đồng này không còn nữa. Bom đạn Mỹ đã phạt nó tróc gốc rồi. Bác nhớ mấy năm trước mỗi lần dắt mấy đứa nhỏ về thăm nội, hễ ra khỏi nhà thì nhắm cây Trâm bầu đó, đi tới rồi lấy chòm cau ba cây trước mặt làm mốc đi thẳng lữa là đến nhà nội.


Cánh đồng xưa bằng phẳng, bờ ngang bờ dọc thẳng tắp vậy mà nay đã nham nhở những hố bom sâu hoắm, đất bị đào bới vương vãi thành gò, thành đống. Hồi nào ngày mùa đông vui, đó đây vang lên tiếng hát câu hò, tiếng cười đùa râm ran của nam nữ thanh niên, bây giờ thì gần như nơi không người, bác thở dài nén đau, bước vô căn chòi mới bên bờ kinh. Bác Sáu nhìn ra bờ kinh, trăng thượng tuần đã lên cao, ngoài kia vườn tược nhà cửa của bà con nay không còn nguyên vẹn nữa.


Cây ô môi góc trái nhà bác đã bị bom đạn Mỹ phạt phăng đi một nửa, chỉ còn trơ lại một khúc thân khô. Còn đâu những ngày hoa ô môi nở đỏ, trông thật đẹp mắt. Còn đâu những mùa xoài trĩu quả, mùa mận ngọt ngào. Chất độc hoá học đã tàn nhẫn cướp mất màu xanh, cướp mất sự sống! Cả ngôi nhà của Bác cũng đã bao lần bom giặc thiêu cháy. Bất giác Bác bật thành tiếng nguyền rủa:

“Mẹ cha thằng Mỹ ác quái"

Bác đã xoa thuốc vào vết thương ở bàn chân, nhưng nó vẫn đau nhức, lòng bác vẫn đang nhức nhối. Chính Mỹ đã gây bao cảnh đổ vỡ, tan nát này. Bom đạn đã trút bừa bãi xuống ruộng đồng, trút xuống vườn tược, nhà cửa, sông rạch, bến đò... không từ một chỗ nào. Bom đạn Mỹ cũng không từ trút xuống, những đám cây, những người đang khom mình trên luống cày, những lớp họe rộn vang tiếng trẻ nhỏ, từ mấy năm nay hết anh em Diệm, Nhu đến bọn Thiệu thay nhau làm tôi tớ cho giặc Mỹ, tiếp tay cho Mỹ gây bao cảnh tàn sát, phá nát xóm làng, bọn chúng đã bóp chết hy vọng của bà con ta hường cuộc đời no ấm trong một nước độc lập tự do. Mỹ đã giẫm gót giầy xâm lược lên mảnh đất miền Nam thân yêu, phá hoại hiệp nghị Giơ-neo, ngăn trở hai miền, đất nước chia cắt, miền Nam đau thương dưới gót giầy quân xâm lược Mỹ, miền Bắc cũng đang rườm máu: giặc Mỹ đã đem bom đạn gieo rắc đau thương, chết chóc, tàn phá bao nhiêu người ngã xuống. Đê điều, nhà thương, trường học, nhà cửa là những mục tiêu thù địch của bọn khát máu cuồng chiến Mỹ... Bác Sáu đã trăn trở bao đêm với nỗi đau của quê hương bị chia cắt, bị tàn phá và với nỗi đau của riêng mình, vợ con bị bom pháo Mỹ giết chết, ruộng vườn, nhà cửa bị bom pháo Mỹ phá hoại. Vết thương ở bàn chân vẫn đau nhức. Nằm ngồi, co, duỗi chán bác lại đi bằng gót ra sân.


Vết thương dù nhức nhối vẫn không bắt bác nằm quỵ một chỗ được. Bác vẫn phải đi lại và ngày mai, nén đau nhức bác định đi cày để dọn đất cấy cho kịp mùa, bác nhất quyết phải đi Đồng bào miền Nam, đồng bào miền Bắc, cả nước Việt Nam tuy thân thể cũng đang nhức nhối vì thương tích do bom đạn Mỹ gây ra, nhưng ván bước đi hiên ngang, quả quyết hơn bao giờ hết chỉ vì hai tiếng độc lập tự do. Mỹ - Thiệu đang điên cuồng, cố sống cố chết chống lại cuộc tấn công và nổi dậy mạnh mẽ đều khắp của đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Không có cách nào khác, Bác Hồ đã dạy: Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi. Trận địa trực tiếp của bác Sáu ngày mai là miếng ruộng cày chưa xong.


Phải cày cho xong, phải vượt qua cái đau, cái nhức nhối ở bàn chân. Tất nhiên là không chỉ để cho bác, mà để cho chiến sĩ ta nữa...

- Anh Sáu làm sao mà ngồi đờ đẫn ra vậy?

Bác Sáu đang suy nghĩ, chợt nghe hỏi, giật mình quay lại Thấy chú Tám, bác hỏi:

- A chú! Có chuyện gì mà chú đến tui lúc này?

- Có chớ anh.

- Chuyện gì vậy?

Bác Sáu hồi hộp hỏi, chú Tám hạ thấp giọng:

- Khuya nay ta đồng khởi!

- Vậy hả! Vậy thì trên phân cho tui làm gì? Như đã bàn trước rồi phải không?

- Ừ! Anh vẫn làm như kế hoạch đã bàn trước. Nghe pháo lịnh là bắt đầu nghen. Tôi đi chỗ khác bảo anh em cho kịp.

Chú Tám đi rồi, bác Sáu vẫn còn bàng hoàng: "Khuya nay đồng khởi!" Khuya nay đồng khởi! Lòng bác Sáu như bay lên. Bác không còn nhớ đến vết thương ở bàn chân nữa.
Đồng khởi! Đồng khởi! Phải vậy, chỉ có vậy chớ không có cách nào khác. Có vậy mới làm cho vườn kia lại xanh cây cho ruộng vườn bằng phẳng, không còn những hố bom, không còn sót một miếng bom, cho hoa ô môi nở đỏ, cho tiếng học bài của trẻ thơ vang lên, cho ngày mùa rộn rã tiếng hát hò.


Bác Sáu sắp xếp trong đầu óc: đồng khởi, trận địa số 1, miếng ruộng, trận địa số 2. Bác xé một miếng vải quấn bàn chân đau lại, rồi ra ngoài ôm một bó rơm to ném vào hầm trâu. "Mai chưa cày, cứ ăn no ngủ kỹ đi, mốt hãy cày nghen con!" Bác âu yếm nói với đôi trâu như vậy, rồi cầm dao đi mài. Tiếng con dao cọ vào hòn đá như đánh nhịp cho hai tiếng "đồng khởi" cứ ngân lên trong lòng bác.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2009, 04:52:13 pm »

XÃ B - NHỮNG NGÀY ĐỒNG KHỞI


(Khuyết Danh)


Tôi trở lại xã B vào một buổi chiều nắng đẹp, hai bên bờ kinh những mái nhà còn tươi màu đựng mới. Tại đây, tôi gặp những nụ cười cởi mở của những bác nông dân đã từng nhổ tung hàng rào bốt, những ánh mắt tin tưởng, dịu dàng của các mẹ, các chị, các em vừa thoát khỏi ấp chiến lược. Cuộc sống của bà con xã B đã đổi ngược hoàn toàn, cuộc sống mà dông bào hàng bao năm nay mong đợi.


Đồng chí Hai Chánh, xã đội trường, phấn khởi giới thiệu với tôi: Cách đây ít lâu, chỗ này hoang tàn lắm anh ạ Khi cuộc tấn công bùng nổ, bà con đã cùng du kích phá banh ấp chiến lược trở về với cách mạng, xây dựng quê hương giải phóng như ngày nay.
Tôi nhìn ra kinh, đôi bờ nguyên vẹn. Tiếp màu xanh của cánh đồng lúa nàng hương đang thì con gái mượt mà dưới ánh nắng chiều. Nơi đó cách đây vài tháng là khoảng đồng cỏ lác hoang dại. Vậy mà chỉ một thời gian ngắn, xã B đã thay đổi hẳn trong khí thế chiến thắng của Đồng khởi lịch sử này. Kể từ đêm đầu tháng tư năm nay, khi tiếng súng tấn công nổ dòn trên mảnh đất trù phú của đồng bằng sông Cửu Long, đội du kích xã B đã lấn sát hàng rào đồn địch, cái đồn đã nổi tiếng kèm kẹp ác liệt đồng bào xã B từ mấy năm nay. Khét tiếng ác ôn, bọn lính trong đồn ngày đêm bung ra làm tiền, cướp giựt, khủng bố làm cho không khí xã B lúc nào cũng căng thẳng, ban đêm không tiếng gà gáy, chó sủa, ban ngày không bóng người trên đường. Ấy vậy rylà sau có hai ngày đêm bị bao vây, bắn tỉa, cả trung đội ác ôn trong đồn phải tháo chạy không kịp mang theo xáe đồng bọn. Tin đồn kinh B rút chạy lan đi rất nhanh trong xã, đồng bào rủ nhau phá lô cốt, phá hàng rào kẽm gai, và đến nay những hàng chuối xanh lá đã bám rễ trên nền bốt gạch, đồn này vừa tháo chạy thì đêm sau chỉ một tổ du kích do đồng chí Hai Chánh chỉ huy lại thúc sát đồn B.L bủa lưới bao vây bằng đạn bắn tỉa, đạn vòng cầu. Vòng vây ấy cứ mỗi ngày thêm siết chặt, chặt đến nỗi bọn địch trong đồn phải kêu lên:

- Trời ơi! Mấy ông hãy ngừng một chút, đừng bắn nữa, chúng tôi có yêu cầu.

Nắm vững tâm trạng kẻ thù, trong lúc này, đồng chí Hai Chánh tranh thủ gọi loa ngay vào đồn:

- Hỡi anh em binh sĩ! tánh mạng của anh em đang do đồng bào xã B quyết định, mười chánh sách của chánh phủ cách mạng lâm thời cộng hoà Miền Nam Việt Nam đã vạch rõ con đường đi đúng đắn cho anh em. Thời cơ này anh em hãy tỉnh ngộ, cải tà quy chánh, trở về với nhân dân, cách mạng sẽ khoan hồng.


Tiếng loa của đồng chí Hai Chánh đã đi sâu vào tâm trí của binh sĩ. Đêm hôm sau, du kích xã B đã đàng hoàng cắm lá cờ mặt trận trên nóc đồn. Và đồng chí Hai Chánh nổi lửa đốt đồn, ngọn lửa rực cháy làm sáng cả góc trời xã B, tiếng mõ tre, thùng thiếc, thùng khuy của bà con từ các xóm vang lên rộn rã.


Trước khí thế vùng dậy mạnh mẽ của đồng bào xã B, đồn B.C đóng trên bờ kinh N cũng hoảng hốt tháo chạy. Một nửa xã B đã hoàn toàn được giải phóng, bà con chở đồ đạc dỡ lá đem về đất cũ dựng nhà trên kinh, từng đoàn xuồng của những đội dân công hỏa tuyến đua nhau khua dầm lướt tới. Khí thế nhộn nhịp trong những ngày tấn công của xã B đã làm nức lòng người. Bác Năm thấy lòng mình như trẻ lại, bác hả hê nói với bà con:

- Vầy mà tụi nó bô bô nào là "Bình định 100%" nào là "an ninh" này nọ, thế mà mới có mấy ngày đồn bốt rút chạy ráo trọi, bọn "rồng xanh, rồng đỏ" cũng không thoát chết. ác lắm thì chết nhiều, đáng lắm. Bây giờ bà con mình như cá được về sông, phải tiếp tay với tụi thằng Hai Chánh làm tới chớ!

Và những đêm tiếp sau, bộ đội cùng du kích xã lại tiếp tục bao vây các đồn xung quanh...

Bom pháo cứ ngày đêm trút xuống mảnh đất xã B trên bầu trời không ngớt tiếng máy bay quần đảo. Vậy mà những bữa cơm thắm tình nặng nghĩa hậu phương vẫn diễn ra trong khi khắp xóm nhà mới dựng. Mặc bom đạn địch khoét sâu bờ kinh, đốt cháy những mái nhà mới, nhưng đồng bào vẫn bám sát bộ đội, du kích cùng bảo vệ vùng giải phóng. Chị Bảy đứng bên căn nhà vừa bị bom na-pan đốt cháy, bình thản nói với bà con:

- Cháy cái này dựng cái khác, cách mạng còn là còn tất cả Trên mảnh đất xã B đầy những vết bom đạn địch, đồng bào vẫn một lòng bám đất xây dựng cuộc đời mới; cuộc đời tự do mà đồng bào đã giành được từ tay giặc qua cuộc tấn công gay go ác liệt này. Chính lòng quyết tâm sắt thép ấy của đồng bào đã biến thành sức mạnh vô địch của những cuộc đấu tranh chánh trị trực diện với địch ở chi khu Mỹ An; Khi chúng bắn pháo vào xóm, sức mạnh ấy của đồng bào đã cùng với du kích quét sạch thêm mấy dồn địch trong vòng 10 ngày đầu tháng 7, dồn bọn địch vào khu trung tâm.


Nơi ấy, bây giờ chúng phải sống trong những giờ phút căng thẳng vì những loạt đạn chính xác của du kích; chúng phải nằm hang ở lỗ, khát không dám đi uống nước, ngợp không dám lên thở, thậm chí đến tiểu, tiện cũng không dám ra ngoài. Vòng dây của đồng bào và du kích xã B càng siết chặt. Tin vui chiến thắng liên tiếp bay về, hả lòng hả dạ.


Trong khí thế lay trời chuyển đất của cuộc đồng khởi này, bà con xã B cũng đã vận động được 25 binh sĩ Sài Gòn trở về với nhân dân. Nhiều đội viên phòng vô dân sự hôm nay trở thành những thanh niên đang hăng hái trong những chuyến dân công hoả tuyến hay đang chắc tay súng cùng đội du kích ngàyđêm siết chặt vòng vây bọn địch ở đồn trung tâm. Thôn ấp xã B nhộn nhịp trong những buổi tiễn đưa con em lên đường tòng quân giết giặc Trên 30 thanh niên trong xã đã trở thành những chiến sĩ quân giải phóng.


Đội du kích xã ngày càng tăng, lực lượng ngày càng dông. Trên 30 đội viên du kích đã thật sự làm nòng cốt vững chắc cho cuộc nổi dậy giải phóng quê hương.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #16 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2009, 04:53:29 pm »

NHỮNG VÙNG GIÁP RANH


Nguyễn Hồng Trang


Vùng giáp ranh Tân Lạc đang giữa những ngày nắng nóng, đồng khô. Một vùng đất mầu mỡ bao năm qua Mỹ Thiệu biến thành vùng trắng hoang vu. Rồi hiệp định Paris ký kết vừa được mấy ngày thì bà con bị địch nhốt trong ấp chiến lược Tân Lạc cùng nhau bung ra vùng giáp ranh dựng chòi phát hoang sản xuất. Chòi của ông Bảy Cát chòi của bà Năm Bánh tráng mé gò tranh, chòi của chị Tư Trầu kế cây lêkima cụt ngọn... chòi của ông Tư Bài ở tít dưới ngã ba đồng cháy. Tính ra đến nay đã có tới ngót mấy chục cái chòi.

- Chị Tư đang lom khom đan cái vách, chợt nhìn thấy một cán bộ nông hội huyện mặc bộ bà ba đen ngày xưa bước vô nhà, chị mừng thôi là mừng:

- Chèn ơi! Lâu nay anh đi đâu bỏ bà con tui phải khổ sở vậy hả ông cán bộ râu?

Buổi trưa hôm đó chị tiếp khách bằng một bữa khoai lang luộc. Coi bộ chị phấn khởi lắm:

- Anh Sáu nè! yên yên một chút thì tới mùa, thứ khoai này hổng thiếu đâu, chớ bây giờ thì chỉ có nhà tui có thôi đó nghẹn! vì tôi trồng sớm nhứt.

Bỗng có tiếng súng từ ngoài chi khu bắn tới, chị Tư vội nhảy xuống chiếc ván chạy ra cửa, lướt mắt dào dác một lúc rồi chị quay vào nói với giọng khẳng định:

- Chẳng có gì đáng ngại, tụi nó ngứa tay vậy đó thôi anh Sáu, anh yên tâm, hoà bình rồi mà!

Rồi chị kể tiếp cho khách nghe những năm tháng sống trong ấp chiến lược, khổ sở, bữa đói, bữa no, rau cháo thất thường, tinh thần bị kìm kẹp, con người già đi trước tuổi v.v...


Lại có tiếng súng liên thanh, mỗi lúc một gần, chị chạy ra nhìn về hướng có tiếng súng, thấy bà con dưới ngã ba đồng nháy nhốn nháo, chị quay vô dắt khách ra sau vườn rồi chỉ dẫn đường tránh né cho khách khi có bất trắc. Chị nói:

- Thằng ác ôn Năm Lé lại về đây, nó về để gây sự với mấy chục cái chòi này đây? Chị Tư bình tĩnh quay vào nhà điềm đạm ngồi ngay ở cửa nhai trầu. Hôm nay Năm Lé lại kéo bọn lâu la đến và tuyên bố thẳng thừng rằng: ai bàn đến chuyện hoà bình thì bắn bỏ, ai làm chòi ở vùng giáp ranh phải dỡ đưa về ấp chiến lược hết... và, bây giờ nó đã ra tay mần thiệt. Nó nói:

- Lịnh của ông Quận và ngài thiếu tá vùng này cho biết, khu vực này đang bị việt cộng quấy rối, dân chúng phải về ngay ấp chiến lược, ai không nghe, rủi có chuyện gì chết uổng mạng đó! bà con có nghe chưa?

Tiếng ai đó khan khan, chắc nịch nghe như ông Bảy Cát Rồi tiếng nhiều người vang lên:

- Hòa bình rồi, các ông phải để cho dân đi lại làm ăn chớ!

- Ở trong đó hoài để mà chết đói cả đám hay sao?

- Việt cộng nào thì bà con tui hổng thấy chớ cái vụ lính ấp, lính đồn cứ đi phá vườn phá chòi thì sao không nghe mấy ổng nói?

Thằng Năm Lé đứng kiễng chân trước sân chòi chị Tư, vênh vênh váo váo:

- Đây là lịnh, nghe chưa, các ông, các bà không cần phải nói nhiều lời.

Năm Lé vừa quẹt mồ hôi vừa sừng sộ, cặp mắt xếch lé của nó đảo lia lịa lộ ra toàn tròng trắng, nó kéo ngược tay áo để lộ đôi cánh tay lông lá và nham nhở những hình con quái vật kỳ dị.

Chị Tư nói: Cậu Năm, cậu coi kìa, toàn là bà con lối xóm cả. Mấy cậu làm vậy coi sao được. Dân làng về ruộng đất cũ mần ăn thì tội vạ gì mà cậu cứ cho lính ra phá hoài. Hoà bình đến là niềm vui của mọi người, kể cả các anh em binh lính nữa, các cậu không thích hay sao? Hiệp định Pa ri đã nói rõ, hoà bình rồi ai cũng có quyền tự do đi lại mần ăn kia mà!

- Chị Tư vẫn điềm tĩnh vừa nắm áo Năm Lé, vừa chỉ cho nó đám người đang đứng vây chung quanh. Chị nói tiếp: Cậu nói lệnh của ông Quận, ông Tỉnh gì tui hổng biết, tui chỉ biết mấy cậu vô đây gây sự với bà con, không để bà con mần ăn cày cuốc. Mà tui nói thiệt, mấy cậu không phải về đây muốn làm gì thì làm được đâu?


Thằng Hai Kiểng chen vô, giọng trọ trẹ của nó nghe dã đáng ghét rỗi. Nó vừa nói vừa đưa tay vuốt mái tóc, như một thói quen của một tên du đãng. Nó ra lệnh cho lính:

- Lui ra hết. Bắt đầu từ cái liếp xây kia, chúng mày phóng lửa đất cho tao.

Lúc đó ông Bảy Cát chen vô đám đông, xích lại gần Năm Lé, ông vừa nhìn Năm Lé chòng chọc vừa đưa tay vuốt đất trên lưỡi phảng mới mài, mặt ông đỏ bừng lên, ba chòm râu như bành ra, môi mím chặt, trông lẫm liệt đến phát sợ. Ông nói:

- Tao đố thằng nào dám quẹt lửa, phảng này sẽ không tha đâu.

- Lịnh trên, nghe chưa tụi bay, tao biểu, tụi bay vẫn còn đứng đó?

Thằng Năm Lé gào lên, nhưng chẳng có một lính nào động đậy, lính nhìn vào lưỡi phảng của ông Bảy mà da cóc nổi lên đầy người. Khuôn mặt của Năm Lé càng méo mó gớm ghiếc. Nó giựt cây bùi nhùi đã tẩm dầu trên tay lính, Chị Tư nhanh nhẹn chộp lấy vai nó dứt ra sau, chị nhìn thẳng vào mặt nó nói:

- Tui nói cho các người biết, không phải các người muốn làm gì thì làm đâu nghẹn.

- Ông Bảy Cát bước tới, tay lăm lăm lưỡi phảng , cả đám người cũng bước theo ông áp đảo bọn Năm Lé, hai Kiểng,... tụi nó hốt hoảng, hét to lên:

- Giải tán, giải tán hết, các ngươi định mần gì Năm Lé này?

- Chặt tay kẻ nào phá phách và hà hiếp dân. Để cho tụi bây đất phá làng thì dân làng cũng chết. Chặt tay tụi bay thì còn có thể sống, tụi bay liệu mà coi chừng.

Hai Kiểng rút súng bắn tứ tung lên trời rồi cả lũ nhảy phốc lên xe kéo nhau tháo chạy, bụi trên đường tung lên đầy trời cuộn chúng nó biến dần.

Dân làng người dao, kẻ mác, người phảng, dơ cao khỏi đầu, cùng nhau cười dòn dã và hô lớn: Phải thẳng tay với chúng nó. Không có con đường nào khác.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #17 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2009, 04:55:08 pm »

VỀ


Trần Phương Nam


Sương sớm dày đặc như một tảng băng khổng lồ đè nặng xuống ấp chiến lược B., mọi cảnh vật đứng im, thỉnh thoảng con chim chìa vôi trên cành trúc líu lo líu lót vài tiếng tẻ nhạt gọi đàn báo tin một ngày mới lại đến. Nhưng có ai biết trong lòng ấp chiến lược B, hôm nay có gì sôi động?


Hơn chục gia đình, già trẻ đã thức giấc từ lúc nào, mỗi người một tay lặng lẽ khẩn trương thu dọn đồ đạc, tài sản chất lên xe, xếp vào gánh chờ lịnh là xuất phát.

Thím Mùi con chim đầu đàn trong đấu tranh, hôm nay thức sớm hơn mọi người. Hai mẹ con hì hục dọn hết đồ đạc chất hết lên chiếc xe bò tự bao giờ. Cơm nước xong, thím dặn con cho bò ăn thật no, còn thím thì đi từng nhà một động viên bà con nhanh tay thu dọn.

Thấy thím Mùi đi tới chị Năm liền chạy vội ra hỏi:

- Thím Mùi ơi! Như vậy là ta quyết định đi thiệt đó hả?

- Ủa, con nhỏ này, đi thiệt chứ chơi sao mây. Hay là mày còn do dự gì?

- Không, tui thấy lo lo thế nào!

- Không có gì đáng lo hết, quyết tâm là được hết trọi. Hoà bình rồi, ai ngăn cản được mình! thôi nhanh tay lên nghen?

Như vậy là cả khóm nhà ở đầu ấp hơn chục gia đình bà con quyết tâm kéo nhau về đất cũ làm ăn.

Ấp chiến lược B. nằm sát vùng giáp ranh, hầu hết bà con trong ấp là người của bên kia xã T. trước ngày hiệp định ký kết, xã T. đã giải phóng, bà con lưu lạc khắp nơi lũ lượt kéo nhau về, dọn lại đất, cất lại nhà, ổn định lại đời sống. Chưa được một năm mà xã T có nhiều đổi mới ngoài sức tường tượng của bà con. Màu xanh của đồng ruộng, vườn cây ăn trái trải rộng vươn lên tốt tươi. Người dân xã T. được hường mọi quyền tự do, dân chủ, nhà nhà xúm hợp, xóm làng yên vui. Xã T. đổi mới có sức lôi cuốn mạnh mẽ bà con trong ấp chiến lược B. kiên quyết phá cũi sổ lồng trở về với đất cũ quê xưa.


Thím Mùi người đàn bà ở lứa tuổi trung niên hiền hậu, cần cù, thương người, thương chồng thương con. Mỹ Thiêu đã cướp đi người chồng thân yêu của thím, giờ đây còn đứa con gái 14 tuổi là nguồn an ủi duy nhất của thím. Năm 1969 gia đình thím cùng bà con bị địch cưỡng bức vào ấp chiến lược, cuộc sống lây lất, bữa đói bữa no, lại bị kiềm kẹp khắc nghiệt, bà con ốm đau không có thuốc chạy chữa... Thím Mùi được chồng để lại cái vốn thuốc gia truyền nên đã chạy chữa cho nhiều bà con khỏi các chứng bệnh, thím còn đỡ đẻ cho nhiều chị em trong ấp... tình thương của thím đối với xóm làng, bà con trong ấp lúc coi thím như người trong gia đình, những lúc tối lửa tắt đèn cứng tìm đến thím, vợ chồng bất hoà cũng tìm đến thím giải quyết, chính vìêvậy mà những điều hay lẽ phải của thím bà con đều nghe và làm theo. Năm năm trời sống trọn ấp chiến lược này, có bao nhiêu cuộc đấu tranh đòi trở về quê cũ đều có mặt thím, thím được bà con tôn là chim đầu đàn đáng kính đáng yêu.

Trong lúc hai mẹ con thím đang sắp xếp lại hành lý thì chị Năm hớt hải chạy đến báo tin:

- Thím Mùi, thím Mùi ơi!...

- Chuyện gì đó Năm, chuyện gì nói cho tao nghe coi?

- Thím ơi... thằng... thằng...

- Thằng nào, làm sao?

- Thằng... thằng Tư Râu nó biết chuyện mình làm rồi!

- Nó biết thì mặc nó, chuyện mình mình làm, đã đến lúc nó không cản được mình rồi.
- Không được đâu thím à! Kìa kìa nó kéo cả bọn "bình định” đến đó!

- Được, mày đi báo cho bà con biết, chuyện mình làm không có chuyện gì thay đổi. Tư Râu đến để mặt nó cho tao, mày theo dõi hễ nó nổi điên thì gõ mõ thật to tập trung bà con cho nó biết tay một trận.

Chị Năm bước nhanh đi, thím Mùi bình thản coi như không chuyện gì sắp xảy ra, ràng buộc lại đồ đạc trên xe. Tư Rầu cùng bọn cán bộ "bình định" xống xộc bước đến, chúng dừng lại, đứng im nhìn thím làm, biết chúng đứng đó, việc thím thím làm, đứng một hồi thấy thím không chào hỏi, mặt nó đỏ bừng lên như con gà nòi, bộ râu ngạnh dựng hẳn lên, bước tới trước mặt thím, gằn giọng:

- Bà Mùi, con chim đầu đàn của ấp này, bà định đi đâu?
 
- Đi về quê cũ?

- Ai cho phép bà đi?

- Hiệp định Pari cho phép, ai có nhà về nhà, ai có quê về quê

- Hiệp định nói là một chuyện, còn ai đi hay ở là một chuyện khác. Khắp nơi súng còn nổ rầm rầm kìa, việt cộng phá hoại hiệp định, nó còn giá trị gì mà hiệp định hiệp điếc! Đừng có kiếm chuyện quấy rối an ninh quốc gia.

- Thím Mùi dừng tay, nhìn thẳng vào mặt của Tư Râu, nói:

- Ông Tư, chính các ông mới là người quấy rối bà con tôi năm năm trời sống trong ấp này, các ông hành hạ bà con tôi chưa đủ sao. Các ông thấy đó, bà con bên kia ai cũng được tự do đi lại cày cấy mần ăn, ai cũng có nhà mới, còn bên này bà con tôi có khác nào như kẻ ngồi tù...

- Bên kia thì mặc bên kia, bên kia không bảo đảm tánh mạng cho các bà. Tất cả không đi đâu hết.

- Chúng tôi đến lúc phải về rồi, các ông phải để cho bà con tôi về. Nói xong thím quay lại tiếp tục chuẩn bị xe cộ bỏ mặc Tư Râu. Thấy không ăn thua hắn liền hạ giọng.

- Thôi bà nội ơi, có muốn đi thì cũng bàn bạc với người chức trách, chớ có đâu mà phớt ăn lê mọi người vậy.

- Đã có hàng trăm cuộc bàn bạc rồi, có những cuộc phải đổ máu mà vẫn không ăn thua. Giờ đây hiệp định Pari qui định mọi quyền tự do dân chủ, quyền tự do đi lại làm ăn, nên bà con tôi không cần bàn bạc gì nữa, chỉ có về thôi!

Tư Râu không nén nổi cơn máu điên:

- Không ai được đi đâu hết, ai không tuân lịnh sẽ qui vào tội quấy rối an ninh quốc gia sẽ bị nghiêm trị. Dứt lời hắn xộc đến kéo con bò của thím về trụ sở. Thím Mùi liền vớ lấy một khúc cây dài chạy theo bất hắn phải trả bò. Tư Kâu hốt hoảng cùng bọn lâu la hai chân ba bước kéo nhau chạy về trụ sở.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2009, 04:56:04 pm »

Tinh ý, đứa con gái của thím nhanh chân chạy đi các nhà thông báo cho bà con cuộc khởi hành bắt đầu, tất cả xe bò, người già, trẻ nhỏ gồng gánh ùn ùn kéo nhau tập trung đến nhà thím Mùi cùng lúc Tư Râu dẫn hai tiểu đội bảo an đến đàn áp. Biết thằng này giở trò đàn áp, mỗi người chuẩn bị sẵn trong tay một thứ vũ khí thủ thân. Tứ Râu bắn mấy phát súng lục chỉ thiên hét to:

- Lịnh của quận trường, ai ở đâu ở đó, tất cả phải giải tán. Ai không nghe sẽ nghiêm trị. Hắn ra lịnh cho bọn lính giải tán đoàn người. Thím Mùi liền nhảy lên xe bò, thím dõng dạc nói:

- Anh em binh sĩ, quân Mỹ thua trận rút hết rồi, hiệp định qui định dân được tự do đi lại làm ăn, tự do về quê cũ sanh sống, bà con tôi bao năm khổ nhiều rồi, bây giờ được về quê cũ là điều chánh đáng, các anh em nỡ nào ngăn cản bà con tôi. Hiệp định Pari là pháp lý đảm bảo sự sống còn của nhà em. Các anh em còn cầm súng đánh ai, cha mẹ, vợ con các anh em đang mong đợi các anh em về Tư Râu cướp lời:

- Các binh sĩ đâu lôi cổ bà đó xuống.

Tiếng thét lạc lõng đó chẳng động được bước chân của các bình sĩ đứng đó. Thím Mùi lại nói:

- Đã đến lúc anh em phải suy nghĩ: nghe theo lẽ phải của dân hay nghe những lời làm bậy của ông trưởng ấp!

- Đám lính đứa thì trúc súng xuống đất, đứa thì quay ngược súng ra sau im lặng nhìn nhau. Giữa đám lính, tên sáu Thẹo cán bộ bình định bước ra, nó đi thẳng đến chiết xe của chị Năm, rút con dao găm ra cắt hết dây để làm gương cho bọn lính, lập tức mấy bà con xông tới lôi cổ nó qua một bên mỗi người một gậy bổ xuống tới tấp, Sáu Thẹo ôm đầu chịu vào đám lính. Thím Mùi nhảy xuống xe ra hiệu cho bà con giăng hàng ngang vây chặt bọn lính, mỗi người một lời khuyên bảo, vận động anh em đừng dại gì nhúng tay vào tội lỗi Nhiều anh em đã nghe ra lẽ phải, nên đã đồng tình cuộc đấu tranh chánh đáng của bà con. Thấy đồng bọn bị đòn đau, Tư Râu như nổi diên bắn mấy phát súng loạn xạ lên không nó gào thét, xua đuổi bọn lính giải vây cho sáu Thẹo, nhưng chẳng có người lính nào hành động theo hắn. Tư Râu bất lực nhưng nó vẫn gào thét:

- Chúng bây ăn gạo quốc gia thờ ma cộng sản rồi, tao sẽ bắn vỡ sọ thằng nào không tuân lịnh.

Một người lính đứng tuổi trong đám lính bước ra trước mặt Tư Râu, anh nói:

- Họ là dân như gia đình, vợ con, cha mẹ tôi. Bà con đòi về quê cũ là chánh đáng, chúng tôi không nỡ giết hại họ. Ông có tài thì nhào vô đó mà trấn áp!

- Phải, phải, anh ấy nói đúng, chúng tôi không dại gì nhúng tay vào tội ác. Một anh trong đám lính la to:

- Kẻ nào đàn áp dân súng này bắn vỡ sọ nó. Rồi họ hô hào bà con cứ đi về. Tư Râu hốt hoảng, hắn lôi thằng sáu Thẹo ngoắc ngoải chạy về trụ sở. Hắn vừa đi vừa nói có vẻ là kẻ thắng thế:

- Rồi các người sẽ biết tay Tư Râu này, đố trời dám cho các ngươi đi khỏi đất này.
Thím Mùi vừa cười vừa nòi:

- Đi chớ còn sợ ai nữa mà không dám đi. Rồi thím quay lại nói với bà con:

- Mặt trời lên cao rồi, thôi ta đi bà con ơi! Đây về bên kia chẳng là mấy bước, có anh em binh sĩ đồng tình ta vạch rào gai mà đi.

Bà con mỗi người một câu khuyên bảo các anh em binh sĩ cùng về vùng giải phóng với bà con, các em nhỏ tíu tít nắm tay các anh lôi đi. Tất cả đều hướng về xã T. hùng dũng bước đi, nét mặt mọi người hớn hở, cười nói râm ran. Bao nhiêu nỗi oán hờn từ mấy năm nay đều trút hết trên mảnh đất tù tội này.


Đoàn người vượt qua rào kẽm gai, ai cũng thấy mình như được gió xuân nâng lên bay bổng giữa đất trời tự do. Trên đường về quê cũ, hương lúa mới mang đến cho mọi người một niềm vui mới.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2009, 04:57:11 pm »

LÁ THƯ SÀI GÒN


(Khuyết Danh)


Anh Tư thân mến,

Tôi đã về đến Sài Gòn được ba ngày nay. Giờ đây tôi Viết gửi ra anh bức thư này để anh khỏi lo lắng. Tôi kính chúc anh dồi dào sức khoẻ để lãnh đạo công tác tốt. Tôi xin nhờ anh chuyển lời tới kính thăm các anh, các chị, các em trong đội múa hát giải phóng, đội kịch nói, đội cải lương, đội múa rối và các đối chiếu bóng mà tôi đã có dịp quen biết qua bảy ngày sống trong khu giải phóng vừa rồi. Tôi xin nhắc lại với anh là dù bận việc hay dù có xa xôi gì anh cũng nên tìm gặp và chuyển lời tôi kính thăm các bạn đó. Tôi chúc các bạn dồi dào sức khoẻ đánh giặc giỏi lao động sản xuất giỏi, sáng tác thật nhiều, thật hay, biểu diễn xuất sắc để mai này trở về Sài Gòn phục vụ đồng bào đạt được thắng lợi to lớn, và để chúng tôi thoả lòng chờ đợi các anh.


Bảy ngày sống trong khu giải phóng, đối với tôi thật quá ngắn ngủi, nhưng đầy thú vị và bổ ích biết chừng nào. Có thể nói, tầm mắt tôi cứ phải căng ra để thu lấy những hình ảnh rất mới lạ. Mới lạ từ cảnh vật đến con người trong khu giải phóng. Còn đầu óc tôi thì phải luôn luôn làm việc với những câu hỏi tại sao? tại sao? mà có lúc tôi cũng phát ngượng với chính mình. Tình cảm của tôi trong bảy ngày đó thật khó tả. Từ xúc động này đến xúc động khác cứ dồn dập. Viết thư này cho anh tôi không hề dấu diềm. Anh cho phép tôi được bộc lộ những điều thầm kín nhứt của một người bạn Sài Gòn lần đầu tiên vào thăm khu giải phóng.


Anh Tư thân mến,

Hôm mới xuống xe đi được 5 cây số đường bộ, chân tôi đã phồng lên, thế mà em bé dẫn đường vẫn cứ nhong nhong ca hát. Tôi hỏi ba má em ở đâu? em nói ở cơ quan X lại có cả nội em tham gia công tác ở cơ quan T. Tôi lại hỏi em tham gia cách mạng mấy năm rồi? em trả lời 5 năm. Nghĩa là em tham gia cách mạng từ hồi em 10 tuổi. Chỉ có bấy nhiêu ấy thôi, tôi cũng tự thấy có cái gì hơi ngường ngượng. Từ đó tôi suy ra rằng cuộc cách mạng chống Mỹ giải phóng miền Nam thu hút từ người lớn đến trẻ em như thế này. Liệu Mỹ có dai sức kéo dài chiến tranh xâm lược để đánh lại một dân tộc đầy đủ quyết tâm và nguồn nhân lực dồi dào, vô tận như thế này được không? Điều mà sau này anh nói với tôi về truyền thống quật cường chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta, giờ đây tôi vô cùng thấm thía.


Khi tôi bước vào một căn nhà nhỏ, đầu tiên tôi cứ tưởng đây là một ngôi nhà của đồng bào. Căn nhà xinh xắn, có ghế bàn, có phích nước nóng, có ly tách, thau rửa mặt, chỗ để xe và cả một bồn nước mưa đựng trong vải nhựa ny lông được ghép bằng các loại cây nhỏ thành hình chữ nhựt để rửa tay chân. Tôi hỏi ra mới biết đây là phòng thường trực. Lúc gặp anh, tôi mừng mừng tủi tủi nói không ra lời, vì chúng ta xa nhau đã 25 năm rồi. Dĩ nhiên là anh đã già, nhưng trông anh hãy còn rất khoẻ, khoẻ hơn tôi là đằng khác, chắc anh cũng thông cảm cho tôi, một giáo viên sống cơ cực giữa thành phố Sài Gòn hoa lệ. Hoa lệ cho ai chứ không một chút nào hoa lệ đối với tôi. Làm sao tôi không gầy mòn được.


Nhà anh ở tuy chung quanh là rừng cây, nhưng xây cất rất khang trang và yên tĩnh, hợp với công việc của anh. Tôi rất xúc động khi thấy trên bàn làm việc của anh có bức chân dung Hồ Chủ Tịch viền trong khung đen. Tôi đứng sững sờ lau nước mắt. Lúc đó anh đứng sau lưng tôi và im lặng. Tôi cám ơn anh đã hiểu được trái tim của tôi đối với Bác Hồ muôn vàn kính mến của chúng ta.


Anh Tư thân mến,

Vì kế sinh nhai, bị giam hãm trong các đường phố Sài Gòn, tôi cứ tưởng nếu ở chiến khu, mà nhứt là ở trong rừng già thì chắc hằn là buồn dữ lắm. Nhưng thực tế đã khác hẳn với sự đoán suy của tôi. Hôm tôi đến chơi với anh Nguyễn Vũ ở đội kịch nói giải phóng là lúc 6 giờ chiều, tôi ngỡ mình lạc đến Thủ Đức hay cầu Băng Ky. Trước mắt tôi có hàng chục cái bàn vuông trên một khu đất rộng mà cây cối phía trên đưa lá cành che kín. Đèn đóm thắp sáng rừng, bàn này uống nước trà, mà anh em gọi là trà quạu, tức là pha rất đậm, bàn kia án đậu phộng rang uống nước sâm, do anh em tự chế lấy, ở dãy bàn xa nữa, các cháu gái đang ăn chè đậu xanh, ăn xưng xăm đường cát. Anh nói với tôi là các loại rau cải hàng bông đều do anh em sản xuất- Mùa nào thức nấy. Thịt rừng thì đừ loại Và đêm ấy tôi đã được ăn cháo thịt cheo, con vật chỉ to bằng con thỏ, hình thù lại giống con nai con, nhưng chân thì bằng đầu đũa.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM