Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:02:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo vết xích xe tăng - Tập 1  (Đọc 67344 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #80 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 02:57:44 pm »


8 giờ lực lượng xe tiến đến Cầu Thị Nghè, xe tăng đi đầu của Đại đội 4 đã bắn cháy một xe tăng M41 của địch. Sau khi vượt cầu, Đại đội xe tăng 4 đại đội dẫn đầu Lữ đoàn xe tăng 203 ào ào lao về hướng dinh Độc Lập. Trên đường tiến quân xe tăng 843 do trung uý đại đội trưởng Bùi Quang Thận trực tiếp chỉ huy, luôn dẫn đầu đơn vị. Sau xe tăng 843 là xe tăng 390 do trung uý Vũ Đăng Toàn, chính trị viên Đại đội 4 trực tiếp chỉ huy bám sát xe của đại đội trưởng.

Thời kỳ đó, Quân đội ta còn áp dụng chế độ hai thủ trưởng - Thủ trưởng Quân sự và Thủ trưởng Chính trị. Chính vì lẽ đó, trong chiến đấu, 2 cán bộ Quân sự và Chính trị luôn sát cánh bên nhau để cùng giải quyết mọi diễn biến của tình huống chiến đấu..

Tới Dinh Độc Lập, đang đà tiến công, xe tăng  843 húc thẳng vào Dinh Độc Lập, nhưng do húc vào cửa phụ nên xe bị kẹt, ngay lúc đó, chính trị viên Vũ Đăng Toàn đã chỉ huy xe 390 của mình tiến lên, húc tiếp vào cửa chính. Cửa xập, xe 390 tiến vào sân. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận đã rút cờ ở xe mình và lên tầng cao nhất hạ lá cờ “ba sọc” xuống và kéo lá cờ giải phóng lên cột chính nóc Dinh Độc Lập. (Những chi tiết này ngày 1 tháng 5 năm 1975, sau khi vào Dinh Độc Lập, tôi và anh Đào Huy Vũ đã ký chung bức điện báo cáo về Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Chính trị. Hiện bản thảo bức điện còn lưu trữ ở Bộ Tư lệnh Tăng - Thiết giáp).

Ngày 1 tháng 5 năm 1975.

Trung tướng Lê Trọng Tấn, Tư lệnh cánh quân hướng Đông, cùng một số sĩ quan cao cấp trong Bộ Tham mưu vào thành phố Sài Gòn. Tôi và Đại tá Đào Huy Vũ - Tư lệnh Binh chủng Tăng - Thiết giáp cũng đi kiểm tra các đơn vị trong dịp đó. Trên đường vào trung tâm thành phố, đoàn xe của chúng tôi luôn bị tắc nghẽn, rồi lớp lớp nhân dân thành phố Sài Gòn đổ ra đường chào đón các “anh bộ đội giải phóng” ...

Xuống xe, lách đám đông nhân dân đông nghìn nghịt đang vây quanh những chiếc xe tăng, những cỗ pháo, những khẩu cao xạ, nét mặt ai nấy hân hoan, mừng mừng, tủi tủi... Có bà mẹ tóc bạc trắng hai bàn tay gầy guộc, nắm chặt bàn tay người lính xe tăng, nc mắt mẹ giàn giụa, đôi vai gầy rung lên, mẹ chỉ nói được mấy tiếng “Con ơi! các con đã về rồi”.

Liếc nhìn, thấy anh Vũ, gỡ kính ra lau nước mắt, còn tôi hai hàng nước mắt chảy dài trên má...  Vào tới Dinh Độc Lập, tôi nghe Đại uý Trương Công Hằng, cán bộ cơ quan chính trị Binh chủng đi cùng Đại đội xe tăng 4 đánh vào Dinh Độc Lập kể lại: Khi anh vừa ở trong xe tăng nhảy ra, trong đám đông nhân dân đứng trước Dinh Độc Lập, một người đàn ông, tóc đã hoa râm chạy đến ôm lấy anh và xin phép được hôn anh. Anh Hằng: Xin lỗi người tôi đầy bụi. Người dân : Người anh tuy đầy bụi nhưng tâm hồn anh cao thượng và trong sạch. Xin phép được thay mặt người dân thành phố Sài Gòn hôn anh.  Tôi nghĩ mãi về tấm lòng dân. Đó chính là sức mạnh của chúng ta.

Từ những ngày đầu xây dựng Binh chủng Tăng - Thiết giáp, những người lính xe tăng chúng tôi, không ai có thể biết trước rằng, trong số gần 400 xe tăng - thiết giáp ấy, lại chính là những chiếc xe tăng của Lữ đoàn 203, những đơn vị đã làm nên chiến thắng đầu tiên của Binh chủng trong trận Làng Vây trong chiến dịch Khe Sanh năm 1968 và chỉ 7 năm sau (1975) lại chính đơn vị của Lữ đoàn lại được lịch sử giao cho trọng trách đánh vào Dinh Độc Lập, sào huyệt cuối cùng của nguỵ quyền Sài Gòn.

Cũng không ai có thể đoán trước được vào giờ phút trọng đại ấy của lịch sử, cũng chính trung uý xe tăng Bùi Quang Thận là người kéo lá cờ chiến thắng lên nóc Dinh Độc Lập và cũng lại chính trung tá chính uỷ Lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng được lịch sử trao cho vinh dự: Thay mặt Quân giải phóng tiếp nhận đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh.

Chiến thắng thật vĩ đại, song tổn thất hy sinh cho chiến thắng ấy cũng thật là to lớn. Theo số liệu tôi ghi chép trong dịp tổng kết chỉ riêng chiến dịch Hồ Chí Minh ta thương vong gần 6000, còn lực lượng Binh chủng Tăng - Thiết giáp tổn thất 29 xe tăng trong chiến đấu.

Những người lính xe tăng - thiết giáp ngày ấy trong số họ nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất miền Nam yêu thương. Những người còn lại, nhiều người còn mang thương tật trong người. Hầu hết đã xuất ngũ hoặc nghỉ hưu, trở về sống đời thường, nhưng tất cả họ đều đã góp phần vào chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #81 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 03:00:30 pm »


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #82 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 03:01:23 pm »



- HẾT TẬP 1 -
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM