Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:52:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 9  (Đọc 109346 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 09:36:52 pm »

Tên sách: Lịch sử Quân sự Việt Nam-Tập 9:
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia
Năm xuất bản: 2000
Số hoá: Ptlinh, UyenNhi05.

Ban chủ nhiệm.
Đại tá PGS, TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG
Trung tướng, PGS. NGUYÊN ĐÌNH ƯỚC
Đại tá TS. LÊ ĐÌNH SĨ

Tác giả:
GS. VĂN TẠO (Chủ biên)
Thượng tá LÊ VĂN THÁI




                                  Các vua Hùng đã có công dựng nước
                                     Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.

                                                                                     
                                                                              HỒ CHÍ MINH
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2010, 04:19:53 pm gửi bởi ptlinh » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 09:42:44 pm »

                             


LỜI GIỚI THIỆU

Tập 1, bộ Lịch sử quân sự Việt Nam (14 tập) do GS. Hà Văn Tấn chủ biên đã ra mắt bạn đọc từ cuối năm 1999, vinh dự được Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu viết Lời tựa và GS. Trần Văn Giàu viết Lời giới thiệu. Hiện nay, bản thảo các tập tiếp theo đang được hoàn thành, lần lượt sẽ ra mắt bạn đọc. Đó là kết quả của sự hợp tác khoa học giữa Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia với nhiều nhà khoa học và các cơ quan chức năng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng Khoa học lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng do Trung tướng, TS. Nguyễn Huy Hiệu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Chủ tịch. 

Năm nay, thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về việc tổ chức kỷ mềm trọng thể những ngày lễ lớn trong năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam hoàn thành việc biên soạn và xuất bản tập 9 của bộ sử lớn này với tiêu đề: Hoạt động quân sự từ 1897 đến Cách mạng Tháng Tám 1945.

Đối với lịch sử Việt Nam, đây là giai đoạn hết sức bi tráng, vô cùng đau thương, anh dũng, và rất vinh quang, một bước ngoặt lịch sử của dân tộc. Các hoạt động quân sự chống xâm lược trình bày trong tập sách kéo dài trong gần 50 năm, bắt đầu từ năm 1897, chia làm hai giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn thứ nhất 1897-1930:

Năm 1897, bốn mươi năm sau kể từ ngày nổ súng ở vùng biển Sơn Trà - Đà Nẵng (1-9-1858) xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp xem là đã hoàn tất công việc bình định, thiết lập xong bộ máy cai trị trên đất nước ta và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa. Trên thực tế những hoạt động quân sự chống xâm lược của nhân dân ta chưa bao giờ bị dập tắt, vẫn tiếp tục diễn ra với những hình thức, quy mô và xu hướng khác nhau ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, từ miền núi đến miền xuôi từ thành thị đến các vùng nông thôn rộng lớn. Bản thân việc cai trị hà khắc và cuộc khai thác thuộc địa tàn bạo làm bần cùng dân tộc, buộc nhân dân cả nước liên tục vùng lên chống quân xâm lược.

Giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản và trí thức ra đời cùng với quá trình khai thác thuộc địa đã làm biến đổi nhanh chóng cơ cấu xã hội Việt Nam hồi đầu thế kỷ. Các giai tầng xã hội tuy có xu hướng chính trị khác nhau nhơng do lòng yêu nước và căm thù giặc đã quyết không khuất phục, đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp.

Tình hình quốc tế và khu vực ở giai đoạn này có tác động quan trọng đến những xu hướng cứu nước của những chí sĩ yêu nước vốn xuất thân là những nhà nho mà Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là những người tiêu biểu. Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, những hoạt động yêu nước của Đông Kinh nghĩa thục, Việt Nam Quang phục hội, phong trào Đông Du... mang màu sắc dân chủ tư sản. Đặc biệt hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu với cuộc khởi nghĩa Yên Bái là nỗ lực cuối cùng của các phong trào yêu nước, các xu hướng đấu tranh cứu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự thất bại của các bậc tiền nhân là một tất yếu lịch sử, do chính lịch sử quy định.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #2 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 09:51:42 pm »

Giai đoạn 1930-1945:

Chứng kiến sự thất bại về con đường cứu nước của các bậc cha anh, năm 1911 Nguyễn Tất Thành (sau này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh) với mẫn cảm chính trị vượt thời đại đã sang phương Tây để tìm con đường cứu nước mới.

Một bước ngoặt lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc diễn ra vào năm 1920, khi Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đặc biệt khi được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng cho dân tộc, con đường cách mạng vô sản. Từ đấy, Nguyễn Ái Quốc dẫn dắt cả dân tộc đi theo con đường Người lựa chọn, đưa cách mạng Việt Nam nhịp bước vào quỹ đạo của cách mạng vô sản.
   
Xác định rõ con đường cứu nước hợp quy luật, hợp lòng người là con đường cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc lập tức bắt tay vào việt truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam nhằm tiến tới mục tiêu đánh đổ chủ nghĩa thực dân Pháp, thiết lập nhà nước kiểu mới - nhà nước công nông ở Việt Nam.

Năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, xuất bản báo Thanh niên, mở các lớp huấn luyện cán bộ tung về nước hoạt động. Sau này, năm 1927, những bài giảng của Người được xuất bản thành sách với tiêu đề Đường Kách mệnh - một tác phẩm vạch đường cho cách mạng Việt Nam, tổ chức những thắng lợi sau này của cách mạng.

Đầu năm 1930, trên cương vị là đại diện của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do chính Người soạn thảo. 

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và lãnh đạo là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam được dẫn dắt bởi đội tiền phong của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tơ tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.

Nhờ có đường lối chính trì đúng, vừa ra đời Đảng đã lãnh đạo cao trào cách mạng rộng lớn trong cả nước - cao trào cách mạng 1930- 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ -Tĩnh.  Đấu tranh chính trị của quần chúng được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của lực lượng vũ trang, đặc biệt là các đội xích vệ đỏ đã làm cho kẻ thù run sợ. Các đội xích vệ đỏ ra đời một cách tất yếu trong tiến trình cách mạng là những mầm mống đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng sau này.

Bị thực dân Pháp khủng bố và đàn áp dữ dội, cách mạng bước vào giai đoạn thoái trào, để rồi lại bùng lên mạnh mẽ thành cao trào dân chủ rộng lớn 1936-1939. Những cao trào cách mạng này là những cuộc tổng diễn tập cho Cách mạng Tháng Tám 1945.  Năm 1940 đã diễn ra ba cuộc khởi nghĩa quy mô lớn ở Nam Kỳ, Bắc Sơn và Đô Lương do Đảng lãnh đạo hoặc chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng.

Các cuộc khởi nghĩa này lần lượt bị dìm trong biển máu, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt đã thất bại vì điều kiện khách quan và chủ quan chưa cho phép. Song các đội du kích, các lực lượng vũ trang của Đảng tiếp tục được duy trì để hậu thuẫn cho đấu tranh chính trị, đấu tranh giành chính quyền sau này. 

Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, tháng 2-1941, Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc trực tiếp cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cách mạng.

Tháng 5- 1941, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập tại Pắc Bó - Cao Bằng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Nghị quyết của hội nghị quan trọng này đánh dấu bước “thay đổi chiên lược” của cách mạng Việt Nam. Xác định nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân là chuẩn bị khởi nghĩa, lập Mặt trận Việt Minh, huấn luyện cán bộ, xây dựng lực lượng vũ trang, lập các chiến khu để tạo ra những bàn đạp cho cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #3 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 09:52:47 pm »

Ngày 25-10-1941, Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh ra đời với một chương trình cứu nước 44 điểm. Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng và ra chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Từ ngày 15 đến ngày 20-4-1945, Hội nghị quân sự Bắc Kỳ đã họp ở Hiệp Hoà - Bắc Giang quyết nghị triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng, tiến tới thành lập Chính phủ lâm thời Việt Nam. 

Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị tổ chức Uỷ ban dân tộc giải phóng từ cơ sở đến Trung ương. Khu giải phóng Cao - Bắc - Lạng, Thái - Hà - Tuyên và một số vùng lân cận Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Yên Bái ra đời. Tân Trào là thủ đô lâm thời của Khu giải phóng.

Từ sau Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hoạt động vũ trang và lực lượng vũ trang được đặc biệt chú trọng. Việt ra đời các đội du kích vũ trang, sự xuất hiện của Trung đội cứu quốc quân 1 và Trung đội cứu quốc quân 2, đặc biệt sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22-12-1944) phản ánh tầm nhìn xa rộng của Bác Hồ và Đảng ta.

Vừa ra đời, lực lượng vũ trang cách mạng đã mang bản chất giai cấp công nhân và truyền thống quật cường của dân tộc, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, có tổ chức chặt chẽ, cơ cấu hợp lý, kỷ luật nghiêm minh, lý tưởng, mục tiêu chiến đấu rõ ràng: từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu, trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân.

Ngày 13-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào quyết định phát động Tổng khởi nghĩa. Ngay sau đấy Uỷ ban khởi nghĩa đã hạ lệnh khởi nghĩa và ra quân lệnh số 1. Ngày 16-8-1945, tại Tân Trào, Đại hội đại biểu quốc dân khai mạc, quyết định lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.

Thực hiện quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng, của Quốc dân Đại hội, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập tự do, toàn dân tộc đã nhất tề nổi dậy, nhanh chóng giành chính quyền trong cả nước mà tiêu biểu là Hà Nội (19-8), Huế (23-8), Sài Gòn (25-8). 

Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 là thành tựu tuyệt vời của ý chí, tinh thần và trí tuệ Việt Nam, của văn hoá cứu nước và giữ nước Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám là sự phát triển đến đỉnh cao của lịch sử dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản. Nó kết tinh truyền thống quân sự của dân tộc qua hàng ngàn năm chống xâm lược và 87 năm đấu tranh bất khuất chống ách thống trị của thực dân đế quốc và phát xít lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Những nội dung lịch sử nói trên được phản ánh một cách cụ thể, sinh động và trung thực trong tập sách này nhơ một bức tranh toàn cảnh về một giai đoạn lịch sử đau thương và hùng vĩ của dân tộc.

Nhân dịp tập sách ra mắt bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam xin cảm ơn Thường vụ Đảng uỷ quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu và các cơ quan chức năng đã chỉ đạo, tạo điều kiện và động viên để chúng tôi hoàn thành việc biên soạn và xuất bản tập sách. 

Xin cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài quân đội, đặc biệt là GS, nhà giáo nhân dân Đinh Xuân Lâm, PGS. Bùi Đình Thanh, PGS. Cao Văn Lượng, PGS. Lê Mậu Hãn và PGS, TS. Trịnh Nhu... đã nhiệt tình cộng tác và góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình biên soạn và xuất bản tập sách này.

Mặc dầu các tác giả đã có rất nhiều cố gắng song chắc chắn công trình không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.  Nhân dịp kỷ niệm 55 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, 56 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam quang vinh, tiến tới chào mừng Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

                 
Tháng 9 năm 2000
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #4 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 10:15:07 pm »

MỞ ĐẦU



Lịch sử quân sự Việt Nam giai đoạn 1897-1945 là bước kế thừa và phát huy truyền thống quân sự của ông cha trong thời đại mới, là lịch sử xây dựng lực lượng chiến đấu và chiến thắng của dân tộc Việt Nam mà đỉnh cao là Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Đây là một trong những giai đoạn hào hùng của lịch sử quân sự Việt Nam, trong đó, lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam đã xuất hiện, phát triển từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh, từ những thất bại tạm thời đến thành công cơ bản và vững chắc, đưa dân tộc thoát ách nô lệ, giành được độc lập tự do. Đây cũng là lịch sử của một giai đoạn đầy biên động trong nước và trên thế giới. Những biến động đó tác động lẫn nhau, tạo nên những nét đặc sắc trong cuộc chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam.

Ở Việt Nam, lúc này thực dân Pháp tự xem là đã hoàn thành việc bình định, bắt tay vào khai thác thuộc địa với quy mô ngày càng mở rộng. Cuộc khai thác với thủ đoạn cướp đất, đuổi dân, lập đồn điền trồng lúa và cây công nghiệp dẫn tới bần cùng hoá, vô sản hoá hàng loạt nông dân.

Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với thực dân cướp nước và phong kiến bán nước đã sâu sắc nay càng sâu sắc hơn. Quá trình vơ vét khoáng sản, khai thác nông, lâm, thổ sản, sơ chế một số sản phẩm công nghiệp cũng như xây dựng một số ngành công nghiệp (điện, nước, diêm, giấy, in ấn...) phục vụ bộ máy thống trị, khách quan đã tạo nên tầng lớp công nhân ngày càng đông đảo.

Trí thức, tiểu tư sản thành thị ra đời phục vụ chế độ thuộc địa ngày một tăng và cũng chịu sự chèn ép, khinh miệt, áp bức, khiến tinh thần kháng Pháp tiếp tục nảy sinh và phát triển. Theo quy luật có áp bức là có đấu tranh, mà đấu tranh chống cường quyền thì phải dùng bạo lực mới có thể thắng được kẻ thù. Đấu tranh quân sự vì thế, là yêu cầu tất yếu của các phong trào yêu nước Việt Nam. 

Trên thế giới, chủ nghĩa tư bản phát triển tới giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các cường quốc tư bản trên con đường cạnh tranh sinh tồn đã gây chiến với nhau để chia lại thị trường thế giới, giành giật thuộc địa. Hai cuộc chiến tranh thế giới 1914-1918 và 1939-1945 đã gây bao thảm hoạ cho nhân loại. 

Việt Nam cũng bị kéo vào vòng chiến. Nhưng nhờ trí thông minh và tài sáng tạo, nhân dân Việt Nam đã “biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh cách mạng”, lợi dụng thời cơ đứng lên giành độc lập. Cuộc nổi dậy của vua Duy Tân, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất chưa đạt mục tiêu thì cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai đã đi đến thành công.

Lịch sử quân sự Việt Nam trong giai đoạn này cho thấy: Đối tượng tác chiến của lực lượng quân sự Việt Nam không còn là một quốc gia phong kiến phương Đông như xưa mà là một cường quốc tư bản đế quốc chủ nghĩa phương Tây lớn mạnh - kẻ đã thống trị Việt Nam hơn 80 năm với một bộ máy cai trị hà khắc và một hệ thống quân sự thuộc địa tinh vi mạnh mẽ.

Tư tưởng quân sự của đối phương không còn tư tưởng quân sự phong kiến nhằm xâm chiếm đất đai, mở rộng lãnh thổ và bảo vệ vương triều của chỉ một quốc gia phong kiến mà đã là của một nhà nước tư sản phát triển tới thời đại đế quốc chủ nghĩa.

Các đế quốc liên kết với nhau bảo vệ hệ thống thuộc địa (như Pháp, Nhật đã bắt tay nhau đàn áp phong trào Đông Du ở Việt Nam hồi đầu thế kỷ), lấy binh lính thuộc địa làm bia đỡ đạn cho chúng trong các cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, tương tàn. Chúng chinh phục thuộc địa bằng vũ lực, tạo tiền đề cho sự nô dịch về chính trị, bóc lột và vơ vét về kinh tế.

Vũ khí, kỹ thuật quân sự của đối phương cũng không còn chỉ là bạch khí hay hoả khí tầm gần mà đã có hoả khí mạnh mẽ gồm cả liên thanh, đại bác. . . vv bước đầu đã áp dụng điện tử, vật lý, hoá học trong thuỷ quân, lục quân và không quân.

Nghệ thuật quân sự của đối phương cũng không còn là nghệ thuật quân sự phong kiến lấy bộ binh và kỵ binh làm chủ lực, lấy số đông làm áp đảo, mà là nghệ thuật quân sự tư sản, có khoa học kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tác động vào, đã cơ động, linh hoạt, phát triển hơn.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 10:17:36 pm »

Tổ chức quân sự của đối phương cũng mang tính chính quy, hiện đại với phiên chế chặt chẽ, đa dạng (khố xanh, khố đỏ, lê dương, lính dõng. . .) có đội hình cơ động, tổ chức linh hoạt với các “đạo quan binh” ở những nơi xung yếu để kịp thời đàn áp các cuộc nổi dậy ở bất cứ hang cùng, ngõ hẻm nào. Từ năm 1940 trở đi, phát xít Nhật vào Đông Dương, các đặc điểm kể trên còn được bổ sung bằng tính thâm độc, tàn bạo và độc tài của chủ nghĩa quân phiệt phát xít.

Những vấn đề đó đã thể hiện sự gian nan ác liệt của cuộc đấu tranh và cũng đặt ra những đòi hỏi mới cho cả dân tộc nói chung, cho nền quân sự Việt Nam nói riêng, phải vươn lên tầm cao mới để giành thắng lợi. Nói một cách khác, trước những kẻ thù đế quốc, phát xít có tiềm năng quân sự lớn, dân tộc Việt Nam phải tạo ra được thế mạnh – thế đứng trên đầu thù và tạo được lực mạnh - cái lực có khả năng áp đảo kẻ thù, để chiến đấu và chiến thắng.  Thực tế lịch sử đã diễn ra như vậy.

Trước hết là đổi mới tư duy quân sự. Tư tưởng quân sự phong kiến của phong trào văn thân, Cần Vương đã nhường chỗ cho tư tưởng quân sự có xu hướng dân chủ tư sản của phong trào Đông Du (với Duy Tân hội, Việt Nam Quang phục hội), của phong trào Duy Tân ở Nam Trung Bộ với cuộc xin xâu chống thuế dẫn tới bạo động vũ trang và của các cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, Yên Bái...

Các phong trào kể trên đều đã thất bại, lịch sử tất yếu dẫn đến sự ra đời của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh - tinh hoa của thời đại. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là nền tảng tạo nên sức mạnh trong cuộc đối đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc, phát xít xâm lược.

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã trở thành hạt nhân của tư tưởng và đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam.  Sự chuyển biến về tư tưởng dẫn đến sự thay đổi về tổ chức. Nhờ vậy, tổ chức quân sự có tính truyền thống của ông cha xưa, được lý luận cách mạng soi đường, đã được nâng lên một tầm cao mới.

Đó là một tổ chức quân sự dựa vào dân, xây dựng lực lượng vũ trang từ nhân dân, nhằm thực hiện chiên tranh nhận dân và nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc... Nghệ thuật quân sự và kỹ thuật quân sự cũng từ sự đổi mới tư tưởng, đổi mới tổ chức mà được nâng cao.

Từ hoạt động du kích tiến tới khởi nghĩa địa phương, rồi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. Vũ khí cũng từ bạch khí tự tạo đến hoả khí thô sơ, kết hợp giữa thô sơ và hiện đại và nhờ kết hợp giữa tự tạo với lấy vũ khí của địch mà giải quyết thành công vấn đề vũ khí trang bị. 

Thắng lợi trên lĩnh vực đấu tranh quân sự của Việt Nam thời kỳ này không chỉ có ý nghĩa dân tộc mà còn mang ý nghĩa quốc tế và thời đại. Chúng ta chiến đấu giải phóng dân tộc đồng thời cũng góp phần vào phong trào dân chủ quốc tế chống phát xít, giải phóng cả loài người tiến bộ. 

Thắng lợi đó là kết tinh của lòng yêu nước, trí thông minh, tài thao lược của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó cũng là thắng lợi của văn hoá Việt Nam - văn hoá của dân tộc yêu độc lập tự do chống lại văn hoá đế quốc độc hại, nô dịch và tàn bạo. Thắng lợi đó là thắng lợi của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và đường lối quân sự của Đảng chống lại đường lối quân sự tư sản, thực dân xâm lược đang bị cả loài người tiến bộ lên án.

Những trang lịch sử dưới đây cố gắng thể hiện thực tiễn chân thực và sinh động của cuộc chiến đấu và chiến thắng nói trên - một cuộc chiến đấu phát triển từ nhỏ đền lớn, từ yếu thành mạnh, từ thất bại tạm thời đến thắng lợi vẻ vang, đưa dân tộc ta từ thân phận nô lệ đền độc lập tự do, góp phần vào sự nghiệp cao cả của nhân loại tiến bộ. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #6 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 10:32:33 pm »

Chương I

ĐẤU TRANH QUÂN SỰ GIAI ĐOẠN 1897 - 1930

Các phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân Việt Nam diễn ra cuối thế kỷ XIX, tuy rất sôi nổi, mạnh mẽ, nhưng do một loạt các nhân tố khách quan và chủ quan, nên đã tạm thời bị thất bại. Sau khi phong trào Cần Vương lắng xuống và nghĩa quân Yên Thế đình chiến tạm thời, thực dân Pháp tự coi đã hoàn thành công cuộc bình định, có thể bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam một cách quy mô (được gọi là “cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất”). 

Cuộc khai thác này được tiến hành trong một tình thế không thuận lợi cho thực dân Pháp. Bởi vì, vào lúc đó, trên thế giới, những cường quốc tư bản mới đang tích cực chuẩn bị gây chiến để chia lại thị trường, giành giật các thuộc địa. ở Việt Nam, phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo vẫn tồn tại. Sự ra đời của phong trào Đông Du năm 1904 với xu hướng vũ trang bạo động, khiến thực dân Pháp rất lo sợ.

Trong những điều kiện đó, vừa đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp vừa phải tập trung lực lượng đồi phó với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám (tức Đề Thám) và tìm mọi cách ngăn chặn các phong trào yêu nước khác trên toàn cõi Việt Nam.

Chương trình hành động của thực dân Pháp thời kỳ này thể hiện rõ dã tâm thâm độc của chúng là “Dùng người Việt trị người Việt”. Đây là biện pháp vừa nhằm đỡ tốn xương máu cho chúng, vừa che giấu được những tổn thất đối với nhân dân và chính giới Pháp, lại hữu hiệu trong cuộc nô dịch nhân dân Việt Nam.

Thực hiện dã tâm này, thực dân Pháp xúc tiến mạnh mẽ việc lập ra một bộ máy quan lại người Việt. Dưới quyền chỉ huy tối cao của toàn quyền Đông Dương, từ cấp tỉnh trở xuống như ở Bắc Kỳ, bên cạnh viên công sứ người Pháp có tổng đốc ở các tỉnh lớn, tuần phủ ở các tỉnh nhỏ cùng bố chính, án sát, lãnh binh. Ở các vùng dân tộc thiểu số ngang cấp tỉnh có các chánh quan lang, hay quan lang. Dưới tỉnh có tri phủ, tri huyện ở miền xuôi; tri châu ở miền núi, bên cạnh tri phủ, tri huyện, tri châu còn có bang tá phủ uý, huyện uý, quản đạo... chuyên coi về việc binh...1

Những quan lại cấp tỉnh như tổng đốc, tuần phủ, bố chính, án sát, chịu trách nhiệm cả về chính trị lẫn quân sự.  Riêng ở Bắc Kỳ, bên cạnh bộ máy chính quyền cấp tỉnh, thực dân Pháp còn tổ chức các đạo quan binh. Chúng kỳ vọng nhiều vào tác dụng của các đạo quan binh. Năm 1888, thực dân Pháp lập ra 14 quân khu từ Thanh Hoá trở ra. Đến 6-8-1891, Toàn quyền Đờ Lanétsăng (De Lanessan) ra nghị định bãi bỏ các quân khu vì tổ chức này, trên thực tế đã không có hiệu lực và thay vào đó bằng các đạo quan bịnh do một sĩ quan cao cấp người Pháp đứng đầu với đầy đủ quyền lực  quân sự và dân sự.

Về quyền quân sự, tư lệnh đạo quan binh, dưới sự chỉ huy tối cao của Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, được độc lập chỉ huy và tổ chức mọi cuộc hành quân đánh chiếm trong phạm vi của đạo. Về quyền dân sự, tư lệnh đạo quan binh có quyền ngang với thống sứ Bắc Kỳ và chịu sự chỉ đạo tối cao của toàn quyền Đông Dương. Mỗi đạo quan binh chia ra nhiều tiểu quân khu (cereles mihtaires), đứng đầu là một sĩ quan có quyền hành tương đương với công sứ (người đứng đầu một tỉnh).

Theo nghị định ngày 24-8-1891 của toàn quyền Đông Dương, viên sĩ quan này chịu trách nhiệm trước tư lệnh đạo quan binh về mọi mặt trong địa bàn mình cai quản, cũng như chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tư lệnh đạo quan binh.


______________________________
1. Dương Kinh Quốc : Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988, tr.142.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #7 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 10:36:28 pm »

Về địa bàn quản lý của đạo quan binh, ngày 2 0-8- 1891, toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập ở Bắc Kỳ 4 đạo quan binh:

- Đạo quan binh 1 (Phả Lại), đạo lỵ là Phả Lại. Địa bàn gồm 3 tiểu quân khu : Phả Lại, Thái Nguyên, Móng Cái. 

- Đạo quan binh 2 (Lạng Sơn), đạo lỵ là Lạng Sơn với 3 tiểu quân khu: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang 1

- Đạo quan binh 3 (Yên Bái), đạo lỵ đặt ở Yên Bái với 3 tiểu quân khu: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang 2
 
- Đạo quan binh 4 (Sơn La), đạo lỵ đặt ở Sơn La, địa bàn gồm địa hạt Sơn La và một số tổng tách từ Hưng Hoá sang. 

Tiếp đó, ngày 16-4-1908, toàn quyền Đông Dương ra nghị định quy định mỗi đạo quan binh được lập một số trung tâm gọi là đại lý, không chia thành các tiểu quân khu như trước. Tư lệnh đạo quan binh là sĩ quan cấp tá, còn chỉ huy các đại lý là cấp sĩ, uý 3.
 
Về tổ chức hành chính, mỗi đạo quan binh được coi như ngang với cấp tỉnh, được phân chia thành các đơn vị hành chính tới cấp tổng, xã, có hội đồng tương đương hội đồng tỉnh và có ngân sách riêng. Căn cứ vào tình hình chiến sự và yêu cầu quản lý điều hành, các đạo quan binh luôn có sự thay đổi, nhưng về cơ bản vẫn là những tổ chức đặc trách quân sự nhằm dàn áp các phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân Việt Nam.

Nơi nào phong trào đấu tranh của nhân dân ta lên cao, lập tức chúng sáp nhập vùng đó vào các đạo quan binh. Nơi nào phong trào tạm thời lắng xuống, nhũng lại chuyển trả về vùng quản lý của giới dân sự. Chẳng hạn, ngày 20-6-1905, Đạo quan binh 1 đã đặt Lạng Sơn dưới chế độ cai trị dân sự, đưa Móng Cái trả lại cho tỉnh Quảng Yên; ngày 12-7-1907, Đạo quan binh 4 đặt Lào Cai dưới chế độ dân sự. Trái lại, ngày 16-1-1915, chúng lại chuyển tỉnh Lai Châu (được thành lập năm 1909) từ chế độ dân sự sang chế độ quân sự để lập lại Đạo quan binh 4 (Lai Châu) . . .

Với cách thức thay đổi tổ chức đạo quan binh, thực dân Pháp hy vọng tạo ra tính chủ động, cơ động, linh hoạt eho sự chỉ huy quân sự, đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

Bên cạnh việc tăng cường bộ máy hành chính - quân sự, thực dân Pháp đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng quân sự. Ngày 7-7-1900, Chính phủ Pháp thông qua đạo luật về tổ chức quân đội thuộc địa gồm binh lính người Pháp và binh lính người thuộc địa. ở Việt Nam, lính cơ là lực lượng bổ sung cho quân đội thuộc địa.

Ngày 1-11-1904, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh quy định thanh niên Bắc Kỳ và Trung Kỳ từ 22 - 28 tuổi phải đi lính với thời hạn tại ngũ 5 năm, tối đa là 20 năm; đồng thời ra sắc lệnh tổ chức lực lượng quân dự bị người bản xứ ở Việt Nam. Hằng năm, lực lượng này phải tập trung luyện tập 15 ngày, khi cần có thể động viên từng khoá, hay toàn bộ vào quân ngũ.

Ngày 22-3-1910, Tổng thống Pháp lại ra sắc lệnh quy định tất cả binh lính người Việt Nam khi mãn hạn tại ngũ phải chuyển sang lực lượng quân dự bị tới khi đủ 15 năm (kể cả thời gian tại ngũ) mới được giải ngũ. Họ cũng phải tập trung luyện tập 15 ngày trong năm và bị động viên như quân dự bị khi cần thiết. 

Ngoài quân đội chính quy, thực dân Pháp còn tổ chức những đội lính khố xanh. Đây là lực lượng chuyên đàn áp các cuộc khởi nghĩa, phục vụ ở các đạo quan binh, canh gác nhà tù ở phủ, huyện, châu, có hnh cơ, lính lệ, hnh dõng. Đây là lực lượng phải đi trước để mở đường cho lính lê dương và lính khố đỏ theo sau khi đàn áp nhân dân. Các làng, xã có tuần phủ, lực lượng bán vũ trang do tổng đoàn, xã đoàn điều khiển, chủ yếu sử dụng vào việc dò la tin tức, đón lõng phục kích nghĩa quân khi di chuyển, cũng như đàn áp, đốt phá các gia đình, làng xóm khi họ đi theo nghĩa quân. 


_________________________
1. Ngày 5-8-1896 Lạng Sơn chuyển thuộc đạo quan binh 1. 
2. Ngày 5-8-1896 Lào Cai chuyển thuộc đạo quan binh 4.
3. Dương Kinh Quốc : Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Sđd, tr. 150 - 151 .
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #8 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 11:09:41 pm »

Mặc dù đã có lực lượng cảnh sát, nhưng trước tình hình nhân dân Việt Nam nổi dậy ngày càng nhiều, ngày 30-6-1915, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh xây dựng lực lượng cảnh sát đặc biệt ở Việt Nam. Sắc lệnh quy định tất cả những binh lính bản xứ tại ngũ không nằm trong lực lượng chính quy đều thuộc lực lượng cảnh sát đặc biệt, gọi là địa phương quân. Lực lượng này có nhiệm vụ canh giữ các công sở, trại giam, các tuyến giao thông. Trong trường hợp cần thiết, lực lượng này sẽ được điều đi đàn áp các cuộc khởi nghĩa.

Như vậy, thực dân Pháp xây dựng quân đội ở Việt Nam gồm hai bộ phận: quân chính quy và quân địa phương. Với bộ máy hành chính - quân sự thiết lập trên cơ sở cấu kết nhặt ehẽ giữa chủ nghĩa đế quốc và thế lực phong kiến phản động cùng lực lượng quân sự to lớn làm công cụ đàn áp dân tộc Việt Nam, thực dân Pháp hy vọng sẽ ổn định được tình hình để thực hiện chính sách khai thác thuộc địa vô cùng tàn bạo của chúng. Nhưng trong thực tế, chiến tranh du kích của Việt Nam với sự biến hoá thiên hình vạn trạng đã gây nhiều khó khăn và tổn thất lớn cho thực dân Pháp cũng như công cuộc khai thác thuộc địa của chúng.

Nhìn tổng quát, lịch sử quân sự Việt Nam giai đoạn 1897 - 1930 tiếp tục diễn ra oanh liệt. Đây là giai đoạn chuyển từ phong trào đấu tranh vũ trang do sĩ phu phong kiến yêu nước (văn thân, Cần Vương) lãnh đạo, sang phong trào do sĩ phu phong kiến và tiểu tư sản trí thức yêu nước, có xu hướng dân chủ tư sản lãnh đạo.

Trong vòng hơn 30 năm, các phong trào kế tiếp nhau nổi dậy không bao giờ ngớt. Song song với các phong trào đấu tranh vũ trang mà điển hình là phong trào Yên Thế (còn gọi là khởi nghĩa Yên Thê) tồn tại đến năm 1913, là phong trào Đông Du, với sự thành lập Duy Tân hội có xu hướng vũ trang năm 1904. Tiếp đó là các phong trào “Xin xâu chống thuế” ở Nam Trung Bộ dẫn tới bạo động vũ trang năm 1908; vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội năm 1908, khởi nghĩa của người Mường ở Hoà Binh (1909 - 1910), khởi nghĩa của người H’mông ở Hà Giang (1911 - 1912), khởi nghĩa của đồng bào Thượng ở Tây Nguyên và các cuộc nổi dậy của người Dao, kéo dài từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX; mưu phá khám lớn Sài Gòn của Thiên địa hội năm 1911; cuộc nổi dậy của Phan Xích Long ở Nam Bộ năm 1913. Những hoạt động vũ trang của Việt Nam Quang phục hội như đánh bom giết tuần phủ Nguyễn Duy Hàn ở Thái Bình năm 1913, đánh đồn Phú Thọ (7-1-1915), đánh đồn Tà Lùng ở Cao Bằng (13-3-1915), phá ngục Lao Bảo ở Quảng Trị (28-9-1915) cuộc nổi dậy của vua Duy Tân, có sự hỗ trợ của Việt Nam Quang phục hội Nam Trung Bộ năm 1916; khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917; binh biến ở Bình Liêu, Móng Cái tháng 11-1918; tập kích đồn Sầm Nưa (Lào) và vận động chiến ở Sơn La năm 1918; cuộc nổi dậy ‘ của người H’ Mông ở Hà Giang những năm 1918-1921; vụ đánh bom của Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méclanh ở Sa Điện, Trung Quốc năm 1924; khởi nghĩa vũ trang của Việt Nam Quốc dân Đảng ở Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Bảo tháng 2-1930... đã là những ví dụ tiêu biểu cho khí phách quật cường và sức trỗi dậy của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Mặc dù, sau mỗi cuộc chiến đấu thất bại, là sự đàn áp, khủng bố dã man và hàng loạt chiến sĩ yêu nước bị chém giết, tù đày, nhưng phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta không hề bị dập tắt mà ngược lại, vẫn tiếp tục phát triển. Trong số các phong trào đó, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế - dấu nối giữa hai thế kỷ đấu tranh của dân tộc Việt Nam.


I- KHỞI NGHĨA YÊN THẾ (1884-1913)


Cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại gần 30 năm (1884 - 1913) chuyển tiếp qua hai thế kỷ là một biểu hiện của sức tranh đấu mãnh liệt của dân tộc Việt Nam.

Nét đặc thù của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa chống Pháp đương thời là: Bên cạnh hoạt động quân sự, nghĩa quân đã coi trọng việc tiếp xúc với kẻ thù, và xem đó là một sách lược ngoại giao, một trận tuyến tạo thêm điều kiện thuận lợi cho phong trào.

Do vậy, ngày 17-9-1894, trong một trận phục kích, nghĩa quân bắt tên Sét nay (Chesnay) địa chủ Pháp, kiêm chủ nhiệm báo Tương lai Bắc Kỳ (L’avemr du Tonkin) và một tên Pháp đi cùng là Lôgiu (Logiou) mà không giết, dành để đàm phán.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #9 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 11:10:12 pm »

Lúc này, sau những năm chiến đấu ác liệt (1892-1894), nghĩa quân tuy giành được một số thắnglợi nhưng tổn thất cũng nhiều, cần tạm ngưng chiến để củng cố và phát triển lực lượng. Việc bắt tên Sét nay có thế lực ở vùng này là nhằm phục vụ cho ý định đó.

Và quả nhiên, việc Sét nay bị bắt đã lập tức làm xôn xao chính giới Pháp. Trên báo chí, giới tư sản, địa chủ Pháp la ó đòi bọn thống trị Pháp phải cứu cho được Sét nay. Còn Sét nay cũng gửi ra hàng tập thư thúc giục người cầm đầu chế độ thực dân phải sớm cứu thoát.

Trong lúc các cuộc khởi nghĩa khác của nhân dân ta hầu như bị dập tắt, việc Hoàng Hoa Thám đề ra hoà đàm để hưu chiến là có lợi thế cho nghĩa quân. Thực dân Pháp cũng bị hao tổn binh lực. Trước sức mạnh của nghĩa quân Yên Thế, chúng thấy không thể một lúc mà tiêu diệt được nên đã nhận “hoà đàm”.

Pháp phải nhờ tới giám mục Vêlátcô (Vélasco) làm môi giới điều đình với Hoàng Hoa Thám. Cuộc mặc cả kéo dài 15 ngày tại chùa Thông (Đồng Lạc, Yên Thế, Bắc Giang). Cuối cùng, ngày 23-10-1894, các điều kiện giảng hoà được hai bên thoả thuận: Nghĩa quân thả Sét nay và Lôgiu. Phía Pháp phải chịu món tiền chuộc là l5.000 đồng bạc Đông Dương, rút quân khỏi các đồn trong khu vực Yên Thế, để bốn tổng: Nhã Nam, Mụe Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng cho nghĩa quân cai quản và thu thuế trong ba năm.

Ngày 24-10, Pháp dùng xe chở 15 hòm bạc trắng đến đình Dĩnh Thép (Yên Thế, Bắc Giang). Ngày 25, Sét nay và Lôgiu được trả tự do. Cuộc hoà hoãn lần thứ nhất bắt đầu.

Tranh thủ hoà hoãn, Hoàng Hoa Thám chỉ đạo nghĩa quân xây dựng hệ thống đồn luỹ ở Am Động, Trại Co, Bãi Mét. Đầu năm 1895, các đội nghĩa quân của Thống Ngô, Thống Luận trở lại Yên Thế hoạt động, đưa tổng số nghĩa quân lên 300 người, được trang bị vũ khí khá đầy đủ. 

Về phía thực dân Pháp, nhằm chia cắt và cô lập phong trào Yên Thế, ngày 10-10-1895, chúng dùng sông Cầu làm ranh giới, tách Bắc Ninh làm hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, lập tỉnh lỵ mới ở Phủ Lạng Thương. Các tổng còn lại của Yên Thế sáp nhập vào Đạo quan binh 2.

Cuối tháng 10-1895, thực dân Pháp điều Galiêni lên Yên Thế, lập tổng hành dinh ở Nhã Nam. Tiếp đó, chúng tiến hành xây dựng bãi pháo, đào công sự, mắc dây điện thoại, vẽ bản đồ Phồn Xương (Đại bản doanh của nghĩa quân). Ngày 21 - 11, Galiêni viết thư cho Hoàng Hoa Thám đòi lại bốn tổng và buộc nghĩa quân hạ vũ khí. Không nhận được trả lời, ngày 29-11-1895, thực dân Pháp tập trung lực lượng mở cuộc tiến công vào căn cứ Yên Thế. 

Dựa vào căn cứ được củng cố, xây dựng trong thời gian hoà hoãn (23-10-1894 đến 29-11-1895), nghĩa quân chiến đấu quyết liệt đẩy lùi các đợt tiến công của địch, gây cho chúng một số thiệt hại, sau đó chuyển sang các vùng Vĩnh Yên, Thái Nguyên hoạt động. Đến tháng 6 - 1897, nghĩa quân trở lại Yên Thế củng cố lực lượng, xây dựng căn cứ khởi nghĩa. 

Để tăng cường đàn áp nghĩa quân, toàn quyền Đông Dương Pôn Đume (Paul Doumer) điều động 200 lính thuỷ đánh bộ, 800 lính khố đỏ, do trung tá Pê rô (Péroz) chỉ huy và đặt giải thưởng 30.000 Frăng để giết Hoàng Hoa Thám.  Tháng 9-1897, thống sứ Bắc kỳ huy động thêm 400 lính khố xanh lên Yên Thế để hỗ trợ.

Thế nhưng liên tục trong nhiều tháng, Pê rô tung quân truy kích nghĩa quân không đem lại kết quả. Trước tình hình đó, sau chuyến thị sát vùng Yên Thế (10-1897), toàn quyền Đume phải uỷ quyền cho Pê rô giải quyết bằng thương lượng với Hoàng Hoa Thám. Ngày 18-11-1897, Pê rô đến Phồn Xương gặp Hoàng Hoa Thám bàn bạc thương lượng và khế ước ngừng chiến đã được ký kết giữa hai bên vào ngày 26-11-1897.

Lần này, nghĩa quân không được Pháp nhượng bộ nhiều như lần trước. Chúng đòi nghĩa quân phải nộp khí giới và chỉ được giữ lại 25 người, trang bị như các đồn điền khác. Nhưng nghĩa quân chỉ nộp lấy lệ một số vũ khí xấu, giữ lại số còn tốt cất giấu để chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Nghĩa quân được phép khai hoang, lập làng ở Phồn Xương và sau ba hoặc năm năm phải đóng thuế cho Pháp.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM