Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:15:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 9  (Đọc 109504 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #50 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 09:42:19 pm »

Đoạn tuyệt với con đường cứu nước phong kiến, những sĩ phu yêu nước hướng ra nước ngoài, tìm những con đường mới mong giải phóng đất nước. Tuy đầy nhiệt huyết cứu nước, nhưng những người yêu nước như Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can. . . đã không thể vượt qua được các hạn chế của lịch sử, không tìm thấy ánh sáng soi đường dể khả dĩ đưa công cuộc giải phóng non sông, phát triển lên một tầm cao mới đặng giành lại độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam. 

Không có con đường cứu nước đúng đắn soi đường các phong trào yêu nước nói chung và hoạt động vũ trang nói riêng của nhân dân ta đầu thế Kỷ XX tuy diễn ra khắp nơi trong cả nước từ Nam tới Bắc, từ miền ngược tới miền xuôi . . .  với một tinh thần quả cảm vô bờ bến, với những hình thức đấu tranh phong phú chống lại các thủ đoạn tàn bạo, thâm độc của kẻ thù và đã gây ra cho chúng những thiệt hại đáng kể về binh lực... nhưng rốt cuộc, đều thất bại. Các phong trào đó cuối cùng đã không đánh đổ được nền thống trị của đế quốc thực dân.

Giữa lúc đó, Nguyễn Ái Quốc sau nhiều năm rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam - chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo cách mạng kéo dài hai phần ba thế kỷ, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.

Chính trong quá trình tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tiếp đó là sự ra đời của Đảng, tư tưởng quân sự của Đảng - tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã hình thành trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống quân sự của dân tộc, vận dụng sáng tạo lý luận quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời đại mới.  Từ đây, lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử quân sự Việt Nam nói riêng chuyển sang một thời kỳ phát triển mới.


CHƯƠNG II

SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH,
ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG VŨ TRANG ĐẦU TIÊN
(1930-1939)

Sau thất bại của phong trào Cần Vương, nhiều sĩ phu yêu nước hướng ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Cụ Phan Bội Châu sang Nhật tìm con đường Duy Tân. Cụ Phan Châu Trinh theo con đường nghị viện tư sản. Những con đường đó tuy biểu hiện dưới các màu sắc khác nhau, nhưng đều là chủ nghĩa dân chủ tư sản đã lỗi thời, nên đều không thành công. 

Dưới ách nô lệ, xã hội Việt Nam “dường như bị chìm trong đêm tối, không có đường ra”, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Trải qua nhiều năm đi qua các nơi, hoà mình vào cuộc sống lao động và đấu tranh của nhân dân nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Âu; hoạt động sôi nổi trong phong trào công nhân quốc tế, Người đã đến với chủ nghĩa Mác-lênin cùng học thuyết quân sự vô sản.

Kể từ đó, kết hợp truyền thống văn hoá Việt Nam với tinh hoa văn hoá nhân loại, trí tuệ thời đại và những kinh nghiệm phong phú trong hoạt động thực tiễn, tư tưởng cách mạng, tư tưởng quân sự của Người từng bước hình thành trở thành cơ sở lý luận của đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập. Tư tưởng của Người tác động sâu sắc tới tiến trình lịch sử hiện đại Việt Nam.

I- SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH (1919-1939)

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một bộ phận trọng yếu trong tư tưởng cách mạng của Người. Vì vậy, để hiểu quá trình hình thành, phát triển và bản chất tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, cần tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

Theo kết quả của nhiều nhà nghiên cứu, thì quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cứu nước bao gồm 5 thời kỳ: lúc thơ ấu đến trước lúc ra đi tìm đường cứu nước (1890-1911); khảo sát tìm tòi, đến với chủ nghĩa Lêmn (1911-1920); hoạt động với tư cách là cán bộ Quốc tế Cộng sản và chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1921-1930); gặp thử thách gay go và kiên trì quan điểm, tư tưởng của mình (1931-1940); về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1941-1969).
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #51 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 09:44:13 pm »

Phân tích nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiều ý kiến nêu ba nguồn gốc chủ yếu: truyền thống văn hoá Việt Nam; tinh hoa văn hoá nhân loại; chủ nghĩa Mác-lênin, trong đó, chủ nghĩa Mác-lê nin là nguồn gốc chủ yếu nhất; truyền thống văn hoá Việt Nam, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân ái và cố kết dân tộc là nguồn gốc đặc biệt quan trọng. Ngoài ra , tư tưởng Hồ Chí Minh còn có nguồn gốc từ tổng kết thực tiễn, trí tuệ và nhân cách của Người.

Do tư tưởng quân sự bắt nguồn từ tư tưởng cách mạng và là một bộ phận trọng yếu, gắn liền hữu cơ với tư tưởng cách mạng, nên tư tưởng quân sự mang các yếu tố của tư tưởng cách mạng. Tuy nhiên, khi phân tích nguồn gốc tư tưởng quân sự của Người, để cụ thể hơn, cần đề cập đến nguồn gốc học thuyết quân sự Mác-lênin.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp Làm việc biện chứng” 1. Người đã nắm thìa khoá vàng đó, tức là phép biện chứng triết học Mác-lênin để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quân sự.

Những nguyên lý và phép biện chứng trong triết học quân sự của học thuyết quân sự Mác- Lênin là cơ sở tư tưởng, lý luận của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, là “cẩm nang” giúp Người giải quyết vấn đề trung tâm là chuyển hoá tương quan lực lượng ta - địch trong khởi nghĩa và chiến tranh, thực hiện thành công trong thực tiễn lời chỉ dẫn của Ăng ghen về một dân tộc nhỏ để thắng một dân tộc to, một quân đội yếu đương đầu thắng lợi với một quân đội mạnh để giành độc lập dân tộc thì nhất thiết không được giới hạn trong những phương thức tiến hành chiến tranh thông thường mà phải khởi nghĩa quần chúng, chiến tranh cách mạng, các đội du kích mọc lên ở khắp nơi 2.

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh còn bắt nguồn từ truyền thống quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó hình thành và hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trong đó quá nửa thời gian con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã phải cầm vũ khí chiến đấu chống lại những kẻ thù xâm lược thường lớn hơn nhiều lần về kinh tế và quân sự .

Điều kiện lịch sử phải lấy yếu chống mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc đã tạo nên trường phái quân sự Việt  Nam với hệ tư tưởng quân sự và nghệ thuật quân sự đặc sắc.  Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa tinh hoa, tinh thần thượng võ trong di sản quân sự độc đáo của dân tộc.

Ngoài hai nguồn gốc cơ bản đó, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh còn có các nguồn gốc khác, trong đó có nguồn gốc thực tiễn. Thực tiễn phong phú của thời đại, dân tộc, của bản thân cuộc sống và hoạt động của Người cũng là cơ sở quan trọng làm cho tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh hình thành, hoàn thiện và phát triển. 

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một hệ thống tri thức, quan điểm về quân sự, bao gồm tư tưởng về cách mạng giải phóng thuộc địa, về khởi nghĩa vũ trang; về chiến tranh nhân dân; về tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng; về khoa học và nghệ thuật quân sự; về xây dựng căn cứ địa, hậu phương chiến tranh; về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc v.v..

Hệ thống các quan điểm trong những nội dung chủ yếu đó có quá trình ra đời, hoàn chỉnh, phát triển và phát triển đến đỉnh cao vừa tròn nửa thế kỷ (1919 - 1969).  Trong giai đoạn 1919-1939, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã từng bước hình thành, bao gồm những quan điểm quân sự rất cơ bản, đóng vai trò định hướng, bao trùm và xuyên suốt các giai đoạn về sau. Các quan điểm quân sự cơ bản trong thời kỳ này, gắn liền (có khi lồng vào) quan điểm chính trị.  Đó cũng là đặc điểm của nền quân sự hiện đại Việt Nam, không bao giờ là quân sự thuần tuý mà luôn gắn liền với chính trị, phục tùng chính trị do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định.


______________________
1. Dẫn theo: Đại tướng Võ Nguyên Giáp (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trì quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.51.
2. Xem Ăng ghen - Lênin - Xtalin: Bàn về chiến tranh nhân dân, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970, tr.27.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #52 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 09:47:48 pm »

1. Giữ vững tính chủ động trong công cuộc đấu tranh giải phóng.

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, nguồn gốc nông dân, lúc còn nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tên gọi Nguyễn Sinh Cung đã được giáo dục ý thức lao động, đạo lý làm người, tình yêu quê hương, Tổ quốc và đã “rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào”, sớm có chí hướng “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào” 1. Thực hiện hoài bão đó, ngày 5-6-1911, Người rời Tổ quốc sang các nước phương Tây tìm đường cứu nước.

Lúc đầu, Người đến Pháp và nhiều nước khác, sau đó sang Mỹ (1912-1913), rồi tới Anh (1913-1917). Tại thủ đô nước Anh, Người đã có “những hoạt động chính trị đầu tiên” 2.  Tháng 12 - 1917, Người rời Luân Đôn trở lại Pa ri để có điều kiện hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Đầu năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp .

Sau nhiều năm đi qua các nước, Người tận mắt chứng kiến tội ác không thể tưởng tượng được của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân lao động ở các nước thuộc địa, đồng thời Người cũng thấy rõ tội ác của chủ nghĩa tư bản đối với giai cấp công nhân và quần chúng lao động ở các nước phương Tây.

Từ thực tiễn đó, Người rút ra kết luận quan trọng: “... dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” 3. Từ lòng yêu nước, thương dân, đến sự phân biệt trong xã hội có  “hai giống người”, ở Nguyễn Ái Quốc đã có sự chuyển biến ý thức giai cấp rõ rệt, đưa Người đến với chủ nghĩa Mác-lênin một cách tự nhiên như một tất yếu lịch sử. 

Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ III) được thành lập tại Mátxcơva. Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập đã kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Tháng 7-1920, báo Nhân đạo đăng toàn văn các văn kiện Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản, trong đó có “Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin.

Đọc Sơ thảo Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đặc biệt lưu ý cách đặt vấn đề của Sơ thảo Luận cương: Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ các dân tộc bị áp bức; nếu trước kia phong trào giải phóng dân tộc kết thúc với việc giai cấp tư sản lên cầm quyền, thì nay, trong thời đại mới mở đầu bằng cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, khi điều kiện thuận lợi có thể thiết lập chính quyền cách mạng nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo của Lênin, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ II còn thông qua 21 điều kiện gia nhập Quốc tế Cộng sản, trong đó có điều thứ 8 ghi rõ: “Mỗi đảng cam đoan tiến hành một công tác cổ động có hệ thống trong quân đội nước mình nhằm chống mọi ách áp bức dân chúng thuộc địa; và mỗi đảng phải ủng hộ, không những bằng lời nói mà cả bằng hành động, phong trào giải phóng của các thuộc địa” 4

Những quan điểm chủ yếu do Lênin trình bày trong Sơ thảo Luận cương và những điều kiện các đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản, nhất là điều thứ 8, thu hút sự quan tâm đặc biệt của Người. Từ đó, Người tin theo Lênin. Tại Đại hội lần thứ  18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (tháng 12-1920), cùng với phái đa số do Macxen Casanh lãnh đạo, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành người cộng sản đầu tiên của cách mạng Việt Nam và đồng thời là một trong những sáng lập viên Đảng Cộng sản Pháp.

Đây là sự kiện chói sáng trong lịch sử quan hệ văn hoá Đông - Tây trên bình diện tư tưởng, học thuyết. Cũng từ đó, Nguyễn Ái Quốc hướng cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách mạng vô sản.  Con đường cách mạng vô sản do Người lựa chọn tất yếu đưa Người đến với học thuyết quân sự vô sản ngay từ khi hệ tư tưởng quân sự phong kiến đang tồn tại trong nước và hệ tư tưởng quân sự tư sản đang thịnh hành trên thế giới. 


_________________________
1. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr.12.
2. Lanh Rutxiô: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, chân dung một người bônsêvích vàng (1917-1923). In trong Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1 năm 2000.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.266.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.196.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #53 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 09:50:47 pm »

Sau khi trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc công bố hai luận văn nổi tiếng nhan đề “Đông Dương” và “Phong trào cộng sản quốc tế - Đông Dương” trên tạp chí Cộng sản - .  Cơ quan lý luận - chính trị của Đảng Cộng sản Pháp số tháng 4 và tháng 5 năm 1921.

Nguyễn Ái Quốc đã nêu vấn đề quan trọng: “Chế độ cộng sản có áp dụng được ở châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng không?” . Để trả lời câu hỏi đó, Nguyễn Ái Quốc một mặt phân tích tình hình chính trị và phong trào đấu tranh yêu nước hiện thời của các nước điển hình châu á như Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ, Triều Tiên, các nước ở Đông Dương, mặt khác Người phân tích sâu cơ sở kinh tế, xã hội và truyền thống lịch sử văn hoá phương Đông để khẳng định cho nhận định của Người: Chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào châu Á.

Người chỉ ra rằng, gần 5.000 năm nay ở phương Đông đã có “chế độ tỉnh điền”, mà đặc trưng của chế độ đó là “chia đất đai trồng trọt theo hai đường dọc và hai đường ngang... có chín phần bằng nhau. Người cày ruộng được lĩnh mỗi người một phần trong 8 miếng, miếng ở giữa tạt cả đều cùng làm và sản phẩm được sử dụng vào việc công ích” 1. Ngoài ra, ở phương Đông là nơi “khởi xướng thuyết đại đồng” 2 từ trước công nguyên, là nơi đề cao tư tưởng “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” 3.

Còn ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc mô tả về chế độ ruộng đất: “Về của cải tư hữu, luật pháp An Nam cấm mua bán toàn bộ đất đai.  Hơn nữa, một phần tư đất trồng trọt bắt buộc phải để làm của chung. Cứ ba năm người ta chia lại ruộng đất đó. Mỗi người dân trong xã thôn được nhận một phần” 4.

Với một truyền thống lịch sử văn hoá như vậy, nó thật sự có sức mạnh kết cấu cộng đồng, đặc biệt trong những thời điểm đất nước có ngoại xâm; là điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa cộng sản dễ dàng thâm nhập vào châu Á. Hơn nữa, ở Đông Dương, nơi bị thực dân Pháp xâm lược, thống trị dã man, thì “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” 5 .
 
Sau khi đã làm sáng tỏ vấn đề then chốt đó, hai luận văn ‘Đông Dương”, “Phong trào cộng sản quốc tế - Đông Dương xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam và cách mạng các nước thuộc địa và phụ thuộc trong thời đại mới. Phương hướng ấy giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, hướng cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo cách mạng vô sản. Nguyễn ái Quốc tin tưởng cách mạng Đông Dương nhất định sẽ bùng nổ.

Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương.  Người phê phán hai quan điểm sai lầm: quan điểm cho rằng Dông Dương đã “chín muồi” cho một cuộc cách mạng và quan điểm cho rằng người Đông Dương không muốn làm cách mạng, đã bằng lòng với chế độ đương thời. Người nhận định: khi được giác ngộ, được tổ chức, người Đông Dương sẽ tiến bộ một cách màu nhiệm, ý chí giải phóng đang tiềm ẩn rồi “sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến” 6

Từ sự phân tích đó, Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên luận điểm nối tiếng về tính chủ động của cách mạng thuộc địa, dự kiến về khả năng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước khi ‘giai cấp vô sản ở “chính quốc lên nắm chính quyền và tác động tích cực đối với cách mạng ở “chính quốc”.

Người viết: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” 7.
 
Như vậy dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-lênin, đến năm 1921, luận điểm của Nguyễn ái Quốc về tính chủ động của cách mạng giải phóng thuộc địa, về tiềm năng, sức mạnh của quần chúng bước đầu đã được nêu ra.


________________________
1, 2, 3, 4, 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.35, 36, 28.
6, 7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr. 28, 36.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2009, 11:27:47 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #54 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 11:31:27 pm »

Sau khi công bố hai luận văn nổi tiếng đó, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy cần phải xúc tiến công tác tuyên truyền và công tác tổ chức mới có thể thúc đẩy phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa chủ động trong công cuộc đấu tranh tự giải phóng.

Do vậy, tháng 7-1921, cùng với một số nhà cách mạng của các thuộc địa đang hoạt động ở nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội liên hiệp thuộc đia và được bầu vào Ban lãnh đạo Hội; sáng lập ra tờ báo Người cùng khổ do Người làm chủ bút kiêm quản lý. Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo nêu rõ mục đích thành lập Hội là lãnh đạo nhân dân các nước thuộc địa đoàn kết đấu tranh đánh đổ ách áp bức dân tộc của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Tuyên ngôn khẳng định: “Vận dụng công thức của Các Mác * , chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” 1.
 
Tiếp đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Pháp lần thứ nhất (tháng 12-1921) và lần thứ hai (tháng 10-1922), Nguyễn Ái Quốc đã nêu kiến nghị Đảng cần nghiên cứu xây dựng chính sách đổi với các nước thuộc địa, đồng thời thành lập Ban nghiên cứu thuộc địa. Những kiến nghị đó được cả hai Đại hội Đảng nhất trí. 

Trong khi Nguyễn Ái Quốc hiểu sâu sắc và hoạt động tích cực nhằm thực hiện tư tưởng Lênin về vấn đề dân tộc, thuộc địa thì trong phong trào cộng sản quốc tế xuất hiện khuynh hướng sai lầm có hại đối với cách mạng thuộc địa.  Khuynh hướng này có mầm mống nảy sinh do các Đảng Cộng sản ở châu Âu ra đời từ cánh tả của các Đảng Xã hội Dân chủ nên vẫn còn vương vấn tàn dư tư tưởng của Quốc tế II trong nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Thêm vào đó một số nhân vật trọng yếu trong cơ quan lãnh đạo Quốc tế Cộng sản, do căn cứ vào thực tiễn phong trào cách mạng thế giới lúc đó, đã đưa ra nhận định về triển vọng cách mạng quá lạc quan, cho rằng sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công và Quốc tế Cộng sản được thành lập, chỉ một thời gian rất ngắn nữa, cách mạng vô sản sẽ thành công trong một số nước tư bản phát triển và đến lúc đó các thuộc địa sẽ được giải phóng.

Từ đó, nhiều Đảng Cộng sản lớn ở châu Âu không thực hiện điều thứ 8 trong 21 điều kiện gia nhập Quốc tế Cộng sản, trên thực tế không thực hiện tư tưởng của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.  Điều đó làm cho Nguyễn Ái Quốc rất bận tâm. Người kiên quyết đấu tranh chống khuynh hướng “khinh thường thuộc địa” 2.

Mang nỗi trăn trở đó, khi đã rời nước Pháp năm 1923, Người còn viết thư gửi Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, trình bày những suy nghĩ của mình. Trong thơ, Người nhắc lại ý nghĩa quan trọng các văn kiện Đại hội II Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa, đối chiếu với thực tế hoạt động của các đảng lớn ở châu âu về vấn đề đó và nêu nhận xét: Phân bộ Pháp, Phân bộ Anh và những phân bộ ở các nước thực dân khác đã làm gì cho các thuộc địa của chủ nghĩa tư bản nước họ? . . .

Sau khi phân tích những thiếu sót trong công tác thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, Người cho rằng tốt nhất là biết sử dụng tốt thì giờ trong tương lai bằng cách: mở mục viết về thuộc địa trong báo Nhân đạo; khuyến khích các phân bộ Đảng ở các thuộc địa tăng cường công tác tuyên truyền và tuyển thêm người bản xứ v.v…vừa chủ động viết thư gửi Đảng Cộng sản Pháp nêu những đề nghị cụ thể, thiết thực, nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc còn sử dụng các hình thức khác nhằm làm sáng tỏ quan điểm của mình trước những vấn đề quan trọng của cách mạng thuộc địa, trước hết là chuẩn bị cho quần chúng tư tưởng chủ động, kiên trì đấu tranh, có niềm tin sắt đá vào thắng lợi.

Người công bố bài báo nhan đề “Con người biết mùi hun khói” trên báo Nhân đạo, mô tả lễ kỷ niệm lần thứ năm mươi ngày thành lập Cộng hoà liên hiệp Phi**. Bài viết có đoạn: “Haútxa, tháng 1 năm 1998. Thành phố Haútxa cờ xí tưng bừng... Đây là lễ kỷ niệm lần thứ năm mươi ngày thành lập Cộng hoà liên hiệp Phi. Chưa bao giờ dân chúng lại tham gia với mức độ ấy những hội hè loại này... Từng đoàn học sinh, giương cờ đi đầu vừa diễu qua các phố vừa hát Quốc tế ca, được dân chúng vỗ tay hoan nghênh . . .


____________________
*. Công thức này Các Mác nêu trong Điều lệ của Hội liên hiệp lao động quốc tế “Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”. 
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, 2.2, tr.128.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 274.
**. Bài báo công bố ngày 20-7-1922. Lễ kỷ niệm lần thứ 50 vào năm 1998, nghĩa là cách mạng Phi phải trải qua hàng chục năm đấu tranh mới thành công vào năm 1948. 
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2009, 11:34:07 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #55 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 11:37:43 pm »

Cụ Kimengô, tuổi đã chín mươi, là một cựu chiến sĩ của quân đội cách mạng, một trong những người sáng lập Cộng hoà da đen...” 1.
 
Với một câu chuyện tưởng tượng, với một mốc thời gian tượng trơng, bài viết chứa đựng một hàm ý sâu sắc, nêu một nhận định khác với quan điểm phổ biến ở Quốc tế Cộng sản thời đó là: Cách mạng thuộc địa nhất định thành công, nhưng không phải nhờ cách mạng “chính quốc” thành công mà các nước thuộc địa được giải phóng. Sự thành công của cách mạng thuộc đỉa phải trải qua đấu tranh vũ trang, không phải diễn ra suôn sẻ, dễ dàng, chóng vánh mà trái lại, đó là một cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ và hy sinh.  Thực tiễn lịch sử cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa diễn ra đúng như nhận định sáng suốt đó.

Giữa năm 1923, Nguyễn ái Quốc sang Mátxcơva. Tháng 6-1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.  Tại diễn đàn Đại hội của Bộ Tham mưu cách mạng thế giới, Nguyễn ái Quốc đã ba lần đọc tham luận về vấn đề dân tộc thuộc địa vào các phiên họp thứ 8 (23-6-1924), thứ 22 (1-7-1924), thứ 25 (3-7-1924). Người đặt vấn đề là “sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, sẽ gợi ra những vấn đề và nếu cần tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa” 2.

Nói cách khác, Người đấu tranh để nhiều đồng chí trong Quốc tế Cộng sản nhận thức lại, hiểu đúng tinh thần của Lênin về tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa. Mở đầu bài phát biểu tại phiên họp thứ 8, Người nói: “Tôi đến đây để không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: Thuộc địa vẫn đang tồn tại và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: Cách mạng, ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa” 3.
 
Đây là một luận điểm quan trọng mà Nguyễn Ái Quốc khái quát trình bày tại Đại hội sau khi đã viết hàng loạt bài báo về vấn đề này. Người khẳng định rằng: Cách mạng thuộc địa có một lực lượng quần chúng khổng lồ, và sẽ là vô địch khi họ được thức tỉnh, được tổ chức.  Với lực lượng đó, họ có khả năng tự giải phóng mình và giúp đỡ cách mạng phương Tây trong công cuộc giải phóng hoàn toàn. Về nguy cơ thuộc địa là một vấn đề mới mẻ với nhiều nhà cách mạng phương Tây.

Ngay trong bản tham luận, Người đã viết: “Các đồng chí thứ lỗi về sự mạnh bạo của tôi, nhưng tôi không thể nói với các đồng chí rằng, sau khi nghe những lời phát biểu của các đồng chí ở chính quốc, tôi có cảm tưởng là các đồng chí ấy muốn đánh chết rắn đằng đuôi. Tất cả các đồng chí đều biết rằng, hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc... Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng. Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng, các đồng chí lại khinh thường thuộc địa” 4 .

Do hiểu rõ bản chất ăn cướp, bóc lột dã man sức người, sức của của chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa, nên dù đồng ý với nhận định của nhiều đại biểu tham dự Đại hội lần thứ V về nguy cơ tiềm tàng của chủ nghĩa phát xít, nhưng Người lưu ý Quốc tế Cộng sản là chủ nghĩa phát xít có khả năng xuất hiện ở những nước ít thuộc địa, chứ không phải ra đời ở những nước nhiều thuộc địa như nhận định của một số đại biểu.

Người phân tích: “Tôi cho rằng, bọn phản động ở Italia, ở Đức và các nước khác cần đến chủ nghĩa phát xít để bảo vệ mình; trong khi đó, bọn phản động Pháp lại không cần đến nó. Chúng có những người bảo vệ khác, những người bảo vệ mạnh hơn nhiều, có tổ chức hơn và kỷ luật hơn là “bọn áo đen”. Họ có những người lính da đen và da vàng 5.
 
Nhận định đó của Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn chính xác, thể hiện trí tuệ và tầm nhìn chiến lược trong quân sự của Người. Tiếp đó, Người nêu lên một chân lý giản đơn là, muốn đập vỡ một quả trứng hay một hòn đá, thì phải tìm kiếm một công cụ mà sức bền của nó tương xứng với sự vững chắc của đối tượng định đập tan.

Cuối cùng, Người lưu ý khi “Bàn về khả năng và các biện pháp thực hiện cách mạng, đề ra kế hoạch của cuộc chiến đấu sắp tới, các đồng chí Anh và Pháp cũng như các đồng chí ở các đảng khác hoàn toàn bỏ qua luận điểm cực kỳ quan trọng eo tính chiến lược này. Chính vì thế, tôi hết sức kêu gọi các đồng chí: Hãy chú ý” 6 .


__________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr. 87-88.
2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.273.
4, 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr. 273-274, 275.
6, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr. 275.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #56 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 11:40:47 pm »

Trong bài phát biểu tại phiên họp thứ 22, Nguyễn Ái Quốc đã nêu một bản thống kê, bao gồm diện tích và dân số của 9 nước chính quốc so sánh với diện tích và dân số các nước thuộc địa. Bản thống kê cho thấy: toàn bộ lãnh thổ của các nước thuộc địa rộng gấp 5 lần lãnh thổ của các nước chính quốc, còn số dân của các nước chính quốc chưa bằng 3/5 (ba phần năm) số dân của các nước thuộc địa.

Từ số liệu hùng hồn qua bản thống kê, Người phê bình Đảng Cộng sản Anh, Hà Lan, Bỉ và các Đảng Cộng sản các nước khác, kể từ khi chấp nhận bản Luận cương của Lênin, hầu như chưa làm gì về vấn đề thuộc địa. Tại phiên họp thứ 25, trong bài phát biểu của mình, Người đề cập đến các thuộc địa của nước Pháp. Đó là các thuộc địa rộng lớn, chiếm một diện tích 10.211.510 km2, với số dân 55.571.000 người. 

Theo Nguyễn Ái Quốc, trong tất cả các thuộc địa của Pháp, quần chúng nhân dân lao động bị bóc lột vô cùng thậm tệ, nạn nghèo đói ngày càng tăng. Vì vậy, nhân dân các thuộc địa của Pháp vô cùng phẫn uất, căm ghét chế độ thuộc địa.  Trong nhiều nước thuộc địa, quần chúng đã nhiều lần nổi dậy chống chính quyền thực dân, xoá bỏ ách áp bức dân tộc nhưng lần nào cũng bị bộ máy thống trị của chính quyền thực dân đàn áp tàn khốc, lần nào cũng bị dìm trong máu.

Từ thực tiễn cuộc sống và đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ nguyên nhân bất  thành của các cuộc nổi dậy đó là do thiếu tổ chức và thiếu người lãnh đạo. Nhằm khắc phục tình trạng đó, Người đề nghị Quốc tế Cộng sản cần phải “giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng 1.

Sau Đại hội, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục củng cố và phát triển thêm về luận điểm tính chủ động của cách mạng thuộc địa mà Người đã nêu ra từ năm 1921, và trình bày tại Đại hồi V Quốc tế Cộng sản (1924) đưa luận điểm đó vào tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp mà Người đang gấp rút hoàn thành.

Phát triển sáng tạo tư tưởng Lênin, Nguyễn Ái Quốc khẳng định cách mạng thuộc địa có vị trí ngang hàng và có quan hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản ở “chính quốc”. Mặt khác, Người đã phát triển thêm luận điểm nổi tiếng về cách mạng thuộc địa, cách mạng giải phóng dân tộc, khẳng định cách mạng thuộc địa phải biết phát huy tính chủ động, tự mình làm cách mạng, không phụ thuộc vào cách mạng “chính quốc”.

Trong thời đại mới, cách mạng thuộc địa nếu biệt phát huy tính chủ động cách mạng thì có thể thành công trước và do đó, có thể giúp đỡ cách mạng vô sản ở “chính quốc trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn. Đây còn là “bài học lịch sử lớn, có ý nghĩa nguyên tắc nói lên nguyên lý: thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, cách mạng là sáng tạo, giáo điều dập khuôn sẽ dẫn tới thất bại” 2.

Luận điểm về tính chủ động trong công cuộc đấu tranh giải phóng, tự chủ, tự mình làm cách mạng là luận điểm đầu tiên trong tư tưởng quân ri sự Hồ Chí Minh. “Điểm xuất phát trong tư tưởng quân sự của Hồ Chủ tịch là phải làm cách mạng. Có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì sẽ chết dần, chết mòn” 3.

Luận điểm đó có giá trị vô cùng to lớn đối với cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa nói chung và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam nói riêng. Thấm nhuần luận điểm đó, cách mạng Việt Nam đã chủ động chuẩn bị lực lượng, đón thời cơ thuận lợi, giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám. Tiếp đó, chủ động chuẩn bi đất nước với tinh thần “bất kỳ hoà bình hoặc chiến tranh, ta cũng nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước” 4 để đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược.


____________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr. 289.
2. Lê Khả Phiêu: Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường Đảng ta và nhân dân ta tiên vào thiên kỷ XXI. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 12.
3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1975, t.2, tr.170.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.317.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #57 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 11:45:31 pm »

Vì vậy, ta đã giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh cách mạng. Chính kẻ thù cũng phải thừa nhận: “ưu thế hơn hẳn của chiến lược chiến tranh cách mạng Việt Nam là nằm trong thế chiến lược chủ động. Mỹ như phải nhảy theo điệu nhạc chiến lược của Bắc Việt Nam. Chiến lược chủ động của Bắc Việt có một giá trị đặc biệt. . . Chúng ta thừa nhận chiến lược chủ động của Việt Cộng” 1.

2. Phá bỏ nền móng của chủ nghĩa đế quốc bằng bạo lực cách mạng

Đầu năm 1919, các nước đế quốc thắng trận trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất họp Hội nghị ở Vécxay (Pháp) để chia lại thị trường và khu vực ảnh hưởng, chủ yếu là cho Mỹ, Anh, Pháp. Tổng thống Mỹ Uynxơn đến Hội nghị với “kế hoạch 14 điểm”, rêu rao quyền dân tộc tự quyết, nhằm lôi kéo nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, tranh giành ảnh hưởng với các nước đế quốc khác.

Với sự nhạy cảm của nhà yêu nước nhiệt tình, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi đến Hội nghị Vécxay bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam gồm 8 điểm, yêu cầu các cường quốc và Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Bản yêu sách đó còn được gửi đến các nghị sĩ Quốc hội Pháp, đồng thời đăng tải rộng rãi trên nhiều tờ báo lớn ở Pháp, in thành truyền đơn phân phát trong các cuộc mít tinh của nhân dân Pháp, phát cho Việt kiều và gửi về nước. 

Giải thích về việc gửi yêu sách, Người nói rõ: “... Các nguyện vọng của chúng tôi nhằm vào những cải cách chủ yếu cho việc giải phóng chúng tôi... không ai có thể phủ nhận rằng nếu không có các quyền tự do ấy, thiết yếu cho việc truyền bá những tư tưởng và kiến thức mà đời sống hiện đại đòi hỏi, thì không thể trông mong tiến hành bất cứ một công cuộc giáo hoá nghiêm chỉnh nào cả” 2.

Ý tưởng đó được thể hiện trong bản yêu sách “Rất ôn hoà cả về nội dung lẫn về hình thức”,. Nhưng do bản chất của chủ nghĩa đế quốc, bản   yêu sách của Nguyễn Ái Quốc cũng như yêu sách của các đoàn đại biểu ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên tại Hội nghị Vécxay đều “không có kết quả gì hết” 3.

Qua thực tế, Người hiểu rằng những lời tuyên bố về tự do dân chủ của các nhà chính trì tư bản đế quốc chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc, “chủ nghĩa Uynxơn” chỉ là “một trò bịp bợm lớn” . 

Sau Hội nghị Vécxay, các nước thắng trận trong chiến tranh đế quốc không chỉ tước đoạt các vùng ảnh hưởng của Đức mà còn xâu xé cả miền Ruya là khu vực công nghiệp than và luyện kim quan trọng của nước Đức. Tiếp đó, tháng 1-1923, đế quốc Pháp ấp ủ mưu đồ nắm ưu thế ở châu Âu, nên đã cùng Bỉ chiếm đóng miền Ruya, làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng.

Theo dõi những diễn biến đó, ngày 1-2-1923, Nguyễn Ái Quốc viết bài “Bộ sưu tập động vật”, vạch trần những âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và nguy cơ tiềm ẩn của sự xung đột quân sự mới giữa các nước đế quốc với nhau.  Người viết: “Cái con chó ngắn mõm (ám chỉ nước Anh lúc đó) chẳng đã chạy đến nhe bộ răng khả ố của nó ra mà xé toạc cả cơ cấu của Hội nghị Pa ri đó sao? Thành thử con khỉ Phlamăng và con gà sống Gô loa (ám chỉ Bỉ và Pháp) phải một mình đương đầu với con phượng hoàng Giécmanh ở miền Ruya” 4

Trước những hoạt động ráo riết của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc quan tâm theo dõi những hội nghị lớn của các cường quốc đế quốc và những động thái quân sự của các nước đó ở khu vực chiến lược châu Á - Thái Bình Dương.

Từ ngày 12-11-1921 đến ngày 6-2-1922, các nước đế quốc lớn họp hội nghị ở Oasinhtơn (Mỹ). Hội nghị nhằm cụ thể thêm một bước việc phân chia lại thuộc địa và khu vực ảnh hưởng, buộc nước Anh từ bỏ quyền thống trị mặt biển, thủ tiêu liên ngành Anh - Nhật, buộc Nhật từ bỏ ý đồ độc quyền kiểm soát Trung Quốc, dọn đường cho đế quốc Mỹ nô dịch các nước và giành quyền làm bá chủ Thái Bình Dương, Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ ý đồ của mỗi nước đế quốc, cũng như bản chất gây chiến của chúng và những hậu hoạ sau cuộc hội nghị đó.


_______________________
1. Đavítsơn: Những bí mật của chiến tranh Việt Nam - Dẫn theo Đại thắng Mùa xuân 1975 - nguyên nhân và bài học, Nxb.  Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1995, tr. 230.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, 1.1, tr. 10.
3. Trần Dân Tiên: Nhưng mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 33.
4. Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sđd, t.1 , tr. 141 .
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #58 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 11:49:09 pm »

Vì vậy, Người lưu ý giai cấp vô sản thế giới phải nâng cao cảnh giác ngăn chặn chiến tranh đế quốc, nếu lơ là “cuộc chiến tranh khác sẽ có thể sẽ nổ ra vì vấn đề Thái Bình Dương” 1.  Cũng trong thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc còn quan tâm đến kế hoạch của các nước đế quốc lớn nhằm làm sống lại ngành công nghiệp quân sự của Đức bại trận trong chiến tranh, hướng nước Đức vào con đường chống Liên Xô và các nước khác.

Năm 1924, hội nghị đại biểu các nước thắng trận họp ở Luân Đôn, thủ đô nước Anh đã thông qua kế hoạch Đao xơ nhằm thực hiện mưu đồ ấy. Vạch rõ nguy cơ của kế hoạch đó đồi với giai cấp vô sản thế giới, Nguyễn Ái Quốc viết: “Chủ nghĩa tư bản quốc tế đang điên cuồng tích luỹ. Kế hoạch của các nhà chuyên môn đang tổ chức việc nô dịch công nhân nước Đức. . . Việc nô dịch hoàn toàn giai cấp vô sản Đức chắc chắn sẽ dẫn tới việc nô dịch giai cấp vô sản châu Mỹ và châu Âu. Kế hoạch Đao xơ là một sự tấn công trực tiếp vào giai cấp công nhân” 2.
 
Người đặc biệt quan tâm đến chiến lược quân sự của các nước đế quốc lớn đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi phân tích những động thái quân sự của Nhật Bản ở đảo Yap, Mỹ tăng cường tàu chiến ở Thái Bình Dương, Pháp thấy sự cần thiết thiết lập và củng cố hệ thống thuộc địa vành đai Thái Bình Dương, Nguyễn ái Quốc vạch trần những âm mưu nguy hiểm của các cường quốc đế quốc cảnh báo nhân loại tiến bộ về nguy cơ Thái Bình Dương đã trở thành “một trung tâm mà bọn đế quốc tham lam đều hướng cả vào dòm ngó” 3, rằng khu vực này “tương lai có thể trở thành một lò lửa của chiến tranh thế giới mới” 4.

Tiêu điểm mà chủ nghĩa đế quốc đang “dòm ngó”, theo Nguyễn Ái Quốc, chính là nước Trung Quốc rộng lớn, dân số đông, có nguồn nguyên liệu dồi dào và một thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc là “miếng mồi quá to mà cái mõm của chủ nghĩa đế quốc thực dân không thể nuốt trôi ngay một cái được 5 , thế là chúng “cắt vụn Trung Quốc ra: cách này chậm hơn nhưng khôn hơn” 6. Mỗi nước đế quốc can thiệp vào Trung Quốc đều vì lợi ích riêng, muốn “giành thêm những nhượng bộ mới” 7.

Phân tích tình hình Trung Quốc lúc đó, Nguyễn Ái Quốc viết: “Nhìn vào bản đồ Trung Quốc, ta thấy rằng hầu hết các hải cảng quan trọng, hầu hết các vị trí chiến lược, hầu hết các trung tâm sản xuất hiện đại đều bị nước ngoài chiếm đóng. Song bản đồ vẫn chưa nói được hết. . .  chưa chỉ rõ được tầm đại bác của bọn đánh thuê nước ngoài có thể bắn tới tận đâu” 8.

Như vậy, tiếp theo sự phân tích của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-lênin về bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục bổ sung và chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất không hề thay đổi. Trái lại, bản chất gây chiến, xâm lược đàn áp cách mạng, ngày càng điên cuồng hơn.

Kết luận Người rút ra là: giai cấp vô sản thế giới phải luôn luôn cảnh giác, ngăn ngừa chiến tranh đế quốc; phải dùng bạo lực cách mạng chông lại bạo lực phá.ri cách mạng. “Trong thời gian ngắn nhất phải tạo ra một phong trào đối kháng mang tinh thần cộng sản, thống chủ nghĩa tư bản và hai hình thức đặc biệt của nó là chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa pháo thuyền ở các thuộc địa” 9. . 

Cùng với việc nghiên cứu, vạch trần bản chất gây chiến, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, Nguyễn ái Quốc đã đi sâu nghiên cứu bản chất ăn bám, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, vạch trần những luận điệu giả dối về “khai hoá văn minh” của chúng.

Sau khi bản yêu sách của nhân dân Việt Nam được gửi tới Hội nghị Vécxay, đến Tổng thống Mỹ, các nghị sĩ Quốc hội Pháp và đăng tải rộng rãi trên các tờ báo lớn của nước Pháp, bọn thực dân lồng lộn công kích Nguyễn Ái Quốc và bản yêu sách. Chúng cho rằng, cứ theo cái đà này thì bọn dân thuộc địa sẽ ngang hàng với người Pháp; không được, phải kìm chúng mãi trong vòng nô lệ.

Để trả lời bài báo sặc mùi thực dân trên tờ Courrier Colonial (ngày 27-6-1919) và phát biểu của ông Utơrây tại cuộc thảo luận của Nghị viện Pháp (18-9-1919), Nguyễn Ái Quốc viết ba bài báo nhan đề “Tâm địa thực dân”, “Vấn đề dân bản xứ”, “Thư gửi ông Utơrây”, tố cáo trước dư luận sự giả dối của bọn bồi bút thực dân và chính sách thống trị thuộc địa tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.



______________________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr. 247, 320.
3, 4, 5, 6, 7, 8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr. 243, 244, 318, 319.
9. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr. 445.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #59 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 11:51:56 pm »

Tiếp đó, Người viết một loạt bài báo phân tích sự tương phản trong các lĩnh vực của đời sống xã hội ở các nước thuộc địa.  Một bên là những người bản xứ bị dìm trong cảnh dốt nát.  phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc  nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật, để nuôi ngân quỹ của chính quyền và một bên là những người Pháp đi lại tự do, tự dành cho mình tất cả tài nguyên, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu, các ngành nghề béo bở nhất, bóc lột trâng tráo trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của nhân dân. 

Để làm rõ bản chất, thủ đoạn thống trị của chủ nghĩa thực dân ở thuộc địa, làm cơ sở khẳng định? trước chế độ bạo lực thực dân, muốn giải phóng khỏi ách áp bức dân tộc, không còn con đường nào khác là phải sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã viết hàng loạt bài báo nổi tiếng đăng trên nhiều tờ báo của nước Pháp và tờ báo Người cùng khổ do Người sáng lập.

Trên cơ sở những bài báo đó, trong thời gian ở Liên Xô dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Người đã dành thời gian hoàn chỉnh tác phẩm Bản án Chế độ thực dân Pháp. Tác phẩm đó được Thư quán lao động xuất bản ở Pa ri năm 1925. Bằng những chứng cứ cụ thể, xác thực, sắc bén, Nguyễn Ái Quốc đã chọc thủng sự bưng bít có hệ thống của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa, làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ tội ác không thể tưởng tượng được của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương và các nước thuộc địa khác của chúng. 

Người vạch ra rằng, để đảm bảo thu được lợi nhuận tối đa, chính quyền thực dân Pháp thi hành thủ đoạn độc quyền kinh tế. Chúng độc quyền kinh doanh, độc quyền nắm phương tiện giao thông vận tải, khai thác quặng, chiếm đất đai lập đồn điền; độc quyền xuất, nhập khẩu, v.v.. Chính quyền thực dân đặc biệt ưa thích áp dụng lối bóc lột thời trung cổ. Đó là chế độ thuế khoá vô cùng nặng nề và hết sức vô lý như thuế thân, thuế chợ, thuế đò; thuế nộp cho ngân sách Đông Dương, ngân sách xứ, tỉnh; thuế phần trăm nộp cho bọn quan lại, kỳ hào trong thôn, xã và hàng trăm thứ thuế khác.

Nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế thực dân, thu được lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế về chính trị. Chúng dùng lối cai trị trực tiếp và thẳng tay đàn áp, không cho người dân thuộc địa được hưởng quyền ngôn luận, tự do dân chủ. Mọi quyền hành đều nằm trong tay người Pháp.

Người dành hẳn một chương vạch trần “tệ tham nhũng trong bộ máy cai trị” thuộc địa. Bằng số liệu cụ thể lấy từ kho lưu trữ Pháp, Người mô tả các viên chức thuộc địa là những tên ăn bám. Chính cái “bọn cặn bã” đó là những tên đục khoét ngân sách một cách bỉ ổi nhất. Để bù vào chỗ thâm hụt ngân sách, chính quyền thuộc địa dùng thủ đoạn lừa đảo, áp đặt vô nhân đạo. Trước hết, họ phát các khoản lợi tức công trái, bắt các xã bán công sản để mua. Sau đó, họ đòi những người có “máu mặt” đến, ấn cho mỗi người một biên lai đã ghi sẵn số tiền và hạn kỳ nộp, nhưng vì “ruột két của chính phủ thì rộng thênh thang, mà số những nhà công thương bản xứ thì không nhiều, cho nên số công trái ấn vào cho họ không đủ để nhét đầy cái ruột két không đáy kia” 1, thế là nhà nước bảo hộ gõ vào đám đông dân nghèo, bắt hai, ba người chung nhau mua một cổ phiếu. Về văn hoá, thực dân Pháp ra sức thực hiện chính sách văn hoá nô lệ. “Làm cho dân ngu để dễ trị, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất” 2.
 
Điều mà Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm nghiên cứu là thủ đoạn thống trị bằng quân sự của chính quyền thuộc địa. Chúng đánh vào nhân dân thuộc địa một thứ thuế mà Người gọi là “thuế máu”. “Thuế máu” chính là đầu đề của chương đầu tiên trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.

Bằng những số liệu cụ thể. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp trong việc bắt người bản xứ làm công cụ đánh thuê cho chúng. Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, “Tổng cộng có 700.000 người bản xứ đã” đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, 80.000 người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa” 3.

Sau chiến tranh, tình trạng săn bắt dân bản xứ để bổ sung cho quân đội Pháp vẫn tiếp tục. Trước tình trạng đó Nguyễn Ái Quốc công bố bài báo nhan đề “Đội quân chống cách mạng”, đưa ra số liệu hùng hồn, chứng minh cho nhận định (non một nửa quân đội Pháp là người bản xứ) rằng:


__________________________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.76, 99.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.24. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM