Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:49:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 9  (Đọc 109497 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #40 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 08:05:02 pm »

Ngoài ra, khởi nghĩa Thái Nguyên không tạo được thế liên tục tiến công, dầu chỉ là giành từng thắng lợi nhỏ, mà chuyển vào phòng ngự công sự ở một địa bàn không thật hiểm yếu, thì khó tránh khỏi thất bại bởi phòng ngự là con đường chết của khởi nghĩa vũ trang. .

Về chiến thuật, nghĩa quân không chiếm cứ và quản lý ngay nhà bưu điện khi khởi nghĩa nổ ra, để địch dùng cơ quan thông tin lợi hại đó báo tin về cấp chỉ huy tối cao.  Chúng sớm bố phòng nghiêm ngặt khiến nghĩa quân bị bao vây và tiến công, khi chưa có thời gian củng cố, xây dựng lực lượng.

Những thiếu sót kể trên mà nghĩa quân phạm phải, suy cho cùng, là do hạn chế lịch sử, hạn chế giai cấp. Dù không thành công, nhưng bằng máu của mình, những người khởi nghĩa đã góp phần tô thắm thêm trang sử truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ.

VI- VŨ TRANG TRANH ĐẤU Ở ĐÔNG BẮC BẮC BỘ
- BINH BIẾN BÌNH LIÊU (1918-1919)

Đông bắc Việt Nam kể từ Hải Phòng ra đến Quảng Yên, Móng Cái là cửa ngõ để các chiến sĩ cách mạng Việt Nam qua lại Trung Quốc. Nơi đây, Việt Nam Quang phục hội đã có chủ trương đẩy mạnh hoạt động vũ trang trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và cũng là nơi thực dân Pháp tăng cường, củng cố các đồn binh để đề phòng sự trỗi dậy của nhân dân địa phương.

Binh lính người Việt ở đây gồm cả con em các dân tộc địa phương như Dao, Hán, Nùng, từng tham gia hoặc chứng kiến hoạt động vũ trang của Việt Nam Quang phục hội. Những điều kiện khách quan và chủ quan trên đã hun đúc nên trong những người Việt Nam yêu nước do hoàn cảnh buộc phải mặc áo lính một tinh thần quả cảm quyết đứng lên diệt thù cứu nước khi có thời cơ. Các cuộc binh biến ở đây đã nổ ra trong hoàn cảnh như vậy, mà khởi đầu là binh biến của binh lính đồn Bình Liêu.

Đồn Bình Liêu là một đồn binh nằm sát biên giới Việt-Trung thuộc tỉnh Móng Cái. Đồn được xây dựng trên bờ sông Tiên Yên, có đường hàng tỉnh nối liền với Móng Cái cũng như với các thị trấn Hoành Mô, bắc Phòng Sình. . . .

Đồn Bình Liêu thuộc Tiểu quân khu Móng Cái, thuộc đạo quan binh thứ nhất - Đạo quan binh Phả Lại. Đồn do một trung uý Pháp Bayuốctư (Bayourte) chỉ huy cùng một tên đội người Âu và 35 lính đóng giữ. Tên Bayuốctờ khét tiếng về những thủ đoạn tham tàn, bạo ngược đối với binh lính và nhân dân địa phương, khiến binh lính khắp các đồn trại, từ Tiên Yên, đến Hoành Mô, Hà Cối căm giận. Những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội ở vùng này những năm trước đây đã ảnh hưởng tới binh lính.

Người khởi xướng cuộc binh biến ở Bình Liêu là một Hoa kiều có tên Thàm Cam Say (Đàm Giám Tây) trú ở Đông Hưng (Quảng Đông, Trung Quốc) - đối diện với thị xã Móng Cái - người đã liên hệ với Việt Nam Quang phục hội ở Lưỡng Quảng và đã từng dự định tiến công các mục tiêu trên địa bàn Móng Cái tháng 12-1914 nhưng bị lộ.

Đàm Giám Tây bị thực dân Pháp xử tử vắng mặt. Trước thời cơ thuận lợi Đàm Giám Tây đứng ra vận động binh lính Bình Liêu nổi dậy chống Pháp. Đàm Giám Tây bắt liên lạc với một Hoa kiều là Phong Lai Bảo đóng cai ở đồn Bình Liêu và trao cho Phong Lai Bảo nhiệm vụ vận động binh lính làm nội ứng. Nhưng cuộc vận động bị lộ 1. Phong Lai Bảo bị tống giam và bọn chỉ huy Pháp bố trí đề phòng.
 
Cuộc binh biến bị động buộc phải nổ ra dù chuẩn bị chưa xong và do đó, ngay từ giờ phút đầu, đã rơi vào thế bị động. Dẫu vậy, đêm 16-11-1918, mấy hôm sau khi Phong Lai Bảo bị bắt, binh lính trong đồn được Lò Thập Nhất (Lò Sáp Giáp) và Sam Sót Giang chỉ huy, đã nổi dậy chiếm đồn, giết tên đội Pháp Lănggie (Langeais), bắn bị thương tên trung uý chỉ huy đồn Bayuốctư, thu toàn bộ vũ khí đạn dược của địch. Sau khi làm chủ đồn Bình Liêu, nghĩa quân ban hành Bố cáo kêu gọi nhân dân và binh lính ủng hộ cuộc khởi nghĩa.


___________________________
1. Phong Lai Bảo gửi thư cho chú là Phong On Heng ở Đình Lập đề nghị hưởng ứng, nhưng tên này đã phản bội, báo cho Pháp  ở Đình Lập.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #41 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 08:06:05 pm »

Bố cáo nêu rõ:

“Thừa lệnh đức vua Thành Thái, chúng tôi thành lập bộ đội để trừ giặc cứu nước . . .

“Nhờ sự giúp đỡ của Đức quốc, chúng tôi lập được 6 đội quân. . . Chúng tôi làm bản Tuyên ngôn này để kêu gọi quan lại binh lính và nhân dân hãy cùng nhau lập lại non sông đất nước. Kẻ nào biết lẽ phải và biết chọn thời cơ hành động sẽ trở nên dũng cảm, khôn ngoan và sự nghiệp cứu nước sẽ hoàn thành mau chóng. . . . Kẻ nào không nghe lời trong bản Tuyên ngôn này sẽ bị giết ngay khi quân cách mạng tới” 1

Nội dung Bố cáo thể hiện sự ảnh hưởng của Việt Nam Quang phục hội về việc tranh thủ sự viện trợ của Đức chống Pháp, mà Hội chủ trương; đồng thời, nó cũng cho thấy rõ những nghĩa quân Bình Liêu, ngay từ đầu, đã chủ trương: sẽ từ binh biến chuyển lên khởi nghĩa nhằm đánh chiếm các nơi khác trong vùng.

Phát huy thắng lợi ở Bình Liêu, nghĩa quân do Lò Sáp Giáp, Sam Sót Giang và Phong Lai Bảo chỉ huy chia làm hai  đoàn kéo tới Hoành Mô. Binh lính Hoành Mô do hai viên cai chỉ huy đã nổi lên hưởng ứng, giết tên đồn trưởng Soaden (Choisel) rồi gia nhập nghĩa quân.

Cả hai toán từ Bình Liêu tới hội quân với lực lượng làm binh biến Hoành Mô. Được nhân dân tham gia nên quân số nghĩa quân đã tăng lên gần 100 người, được trang bị vũ khí lấy được từ hai đồn. Nghĩa quân tạm rút sang bên kia biên giới Việt - Trung. Đội quân của Đàm Giám Tây còn tập hợp được khoảng 20 người sót lại của Việt Nam Quang phục hội bấy giờ đang sống lưu vong ở Lưỡng Quảng chờ đón nghĩa quân từ trong nước sang. 

Ngày 19 - 11 - 1918, khi nghĩa quân trở về Việt Nam được bổ sung thêm một số người Trung Hoa. Khi tới đồn Chúc Bài Sơn, nơi do một viên đội khố xanh người Dao là Tang Moi chỉ huy, nghĩa quân thuyết phục được phần lớn binh lính nộp súng đạn rồi gia nhập nghĩa quân.

Thừa thắng, nghĩa quân kéo về vây đồn Đầm Hà. Đến 1 giờ 30 sáng, Lò Sáp Giáp ra lệnh tiến công đồn Đầm Hà, diệt năm tên địch . Nghĩa quân hy sinh hai người. Tên đồn trưởng Pháp trốn thoát. Sau trận này, nghĩa quân rút về Ping Hô hội quân với đoàn nghĩa quân thứ hai vừa tới phối hợp đánh chiếm Ping Hô. Sáng hôm sau, toàn thể nghĩa quân tiến đánh trại khố xanh Đầm Hà, buộc binh lính trong trại rút về Vạn Hoa và sau đó tới Tiên Yên.

Bấy giờ, nghĩa quân làm chủ được vùng rộng lớn từ Bình Liêu đến Chúc Bài Sơn, Đầm Hà, từ sông Tiên Yên ra đến biển.  Trước thắng lợi của nghĩa quân, địch đã huy động toàn bộ lực lượng Quân khu I gồm ba đại đội lê dương thuộc Trung đoàn thuộc địa số 9, 4 đại đội khố đỏ thuộc trung đoàn Bắc Kỳ số 1, số 2, một đại đội khố đỏ của Trung đoàn Bắc Kỳ số 3 ở Hải Phòng lên hỗ trợ, do Avéclăng (Averland) chỉ huy trưởng Quân khu I chỉ huy tiến công nghĩa quân. Tổng số quân địch hơn 1.000 tên và toàn bộ lực lượng này chiếm đóng hai đồn Bình Liêu, Chúc Bài Sơn, thay thế cho số binh lính người thiểu số và Hoa kiều.

Được tin Pháp tiến công, nghĩa quân định tiến về chiếm đồn Chúc Bài Sơn, nhưng trên đường bị địch đánh chặn phải đóng lại ở đồn Phai Lau, một đồn binh mà địch đã bỏ rút về Chúc Bài Sơn từ trước đó.

Từ đây, nghĩa quân chuyển sang chống càn diệt địch. Ngày 1-12, địch tập trung lực lượng bao vây, tiến công Phai Lau. Nghĩa quân đã chiến đấu dũng cảm, phá vỡ cuộc bao vây của địch. Tiếp đó, nghĩa quân đánh địch ở Pai Nam Sơn, gây cho chúng một số thiệt hại. Sau trận này, nghĩa quân rút toàn bộ lực lượng sang Trung Quốc.

Trong suốt tháng 12-1918, nghĩa quân đánh một số trận, điển hình là trận Bản Bạc ở giữa Bình Liêu và Hoành Mô (16-12) và trận Ping Hô (22-12) gây cho địch nhiều thiệt hại. 

Sang năm 1919, địch dùng nhiều thủ đoạn thâm độc quyết tiêu diệt nghĩa quân. Trước hết, chúng dàn lực lượng dọc biên giới để chặn đường tiếp xúc giữa nghĩa quân với nhân dân các bản làng dọc theo biên giới, đồng thời tăng cường khủng bố, mua chuộc nhân dân mà trước tiên là những gia đình nghĩa quân.

Kế hoạch này sau khi triển khai thực hiện đã ít đem lại hiệu quả, chúng liền chuyển sang truy quét tuần tiễu và thực hiện chính sách “lấy người Việt trị người Việt”, đưa binh lính người Dao lên đánh nghĩa quân mà thành phần đa số là người Hán và người Kinh


____________________________
1. Dẫn theo Lịch sử cận đại Việt Nam, Sđd, t.3, tr. 337.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #42 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 08:06:45 pm »

Trước sức tiến công và các thủ đoạn thâm độc trên đây của địch, nghĩa quân chuyển đại bộ phận lực lượng ra các hải đảo vùng Móng Cái, Hạ Long và di chuyển một bộ phận xuống vùng Ba Chẽ, Quảng Yên, tổ chức nhiều trận tập kích, phục kích đánh địch.

Ngày 12-3, nghĩa quân phục kích đánh chặn một đoàn thuyền chở lương thực của địch ở ven biển; tiếp đó nghĩa quân tiến đánh một toán lính khố xanh ở đồn Ba Chẽ.

Đến tháng 3-1919, tức sau bốn tháng kể từ cuộc binh biến Bình Liêu khởi phát, mặc dù địch tập trung mọi lực lượng tiến công và đàn áp khốc liệt, nhưng vẫn không tiêu diệt được nghĩa quân. Nghĩa quân vẫn tồn tại và mở rộng địa bàn hoạt động ra cả một vùng Đông Bắc, kéo dài từ Móng Cái tới Cám Phả, Hòn Gai, Quảng Yên...

Quy mô cuộc khởi nghĩa và ảnh hưởng của nó ngày càng lan rộng. Tình hình đó buộc thực dân Pháp phải cử tướng Nôghét chỉ huy một lữ đoàn mới đưa từ chiến trường Pháp sang Đông Dương, đến Quảng Yên để tăng thêm lực lượng mở cuộc càn quét tiêu diệt nghĩa quân.

Toàn bộ lực lượng đó, giờ đây đã tăng tới 1.850 tên, trong đó có tới 300 lính Pháp, 1.300 lính khố đỏ, khố xanh và 250 lính dõng. Chúng tiến hành sục sạo, truy quét, khủng bố các địa phương có nghĩa quân hoạt động và gia đình nghĩa quân, dụ dỗ nghĩa quân ra hàng. Lúc này, nghĩa quân đã chuyển về vùng Đông Triều (bắc Hải Đường) hoạt động uy hiếp Hải Phòng. Ngày 16-4, nghĩa quân tiến công đồn điền Pi vê (Pivet), bắt cả vợ và anh vợ tên chủ đồn điền Pháp Pi vê.

Lúc này, tên thanh tra mật thám Ác nu (Arnoux) đến gặp nghĩa quân đàm phán xin chuộc lại tên Pi vê. Tham dự cuộc đàm phán còn có giáo sĩ Ba rô (Bao), bốn quan lại ở Hoành Bồ và Sam Sót Giang đại diện nghĩa quân.

Lợi dụng thời gian đình chiến và hội đàm, địch dùng mưu chia rẽ nội bộ các lãnh đạo nghĩa quân, đồng thời đẩy mạnh hoạt động quân sự tiến công bất ngờ, khiến nghĩa quân phải phân tán lực lượng làm ba bộ phận rút khỏi núi Nam Mẫu. 

Bộ phận thứ nhất gồm toàn người Hán, Hoa kiều rút trước sang Trung Quốc. Bộ phận thứ hai rút về Đầm Hà, Ba Chẽ, Hòn Gai bị địch tiêu diệt, tự tan rã. Bộ phận thứ ba rút sau cùng về phía vùng biên giới Việt - Trung, sau đó cũng sang Trung Quốc. Cuối tháng 6-1919, nghĩa quân tan rã. Địch truy nã, bắt giết 4 người đều là chức dịch ở địa phương và giam 85 lính dõng, lính khố xanh.

Cuộc binh biến Bình Liêu và khởi nghĩa của các dân tộc vùng Đông Bắc đã phát huy tinh thần yêu nước, nêu cao dũng khí diệt địch. Những hoạt động vũ trang kể trên của cuộc binh biến Bình Liêu cho thấy: khác với khởi nghĩa Thái Nguyên, trong cuộc nổi dậy ở Bình Liêu, nghĩa quân đã làm binh biến thắng lợi từ Bình Liêu đến Chúc Bài Sơn, chủ động mở rộng địa bàn hoạt động diệt địch, phát triển lực lượng, nhanh chóng chuyển cuộc binh biến thành cuộc khởi nghĩa. 

Trong chiến đấu, nghĩa quân đã cố gắng giành thế chủ động bằng cách mở các cuộc tập kích, phục kích và ít khi dựa vào cứ điểm hoặc phòng ngự như nghĩa quân Yên Thế. Bên cạnh đó nghĩa quân cũng đã triệt dể lợi dụng địa hình vùng biển giới vùng núi, vùng biển, hải đảo..., tạo thế thuận lợi để bảo toàn lực lượng mở rộng hoạt động đánh tiêu hao sinh lực địch, gây một số thiệt hại và khó khăn cho chúng. 

Cũng như những cuộc binh biến và khởi nghĩa trước đây, cuộc binh biến Bình Liêu về cơ bản đã không có được một đường lối rõ ràng và một bộ máy chỉ huy thững nhất. Hạn chế đó là một nguyên nhân cốt tử khiến cho binh biến và khởi nghĩa Bình Liêu, sau những thắng lợi bước đầu, đã dần đi vào thếbị cô lập, suy yếu dần và cuối cùng tan rã... 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #43 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 08:33:22 pm »

VII. ĐẤU TRANH VŨ TRANG CỦA CÁC DÂN TỘC TÂY BẮC BẮC BỘ
TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT

Như đã nói ở trên, ách áp bức, chính sách cai trị cũng như sự vơ vét sức người, sức của của thực dân Pháp rất tàn bạo, thâm độc đã gây bao đau khổ không chỉ cho nhân dân ta ở miền xuôi mà cả ở miền núi. Vì thế, cũng như mọi miền đất nước Việt Nam, các dân tộc thiểu số vùng miền núi Tây Bắc rất căm thù giặc Pháp.

Được cổ vũ bởi các hoạt động vũ trang yêu nước của Việt Nam Quang phục hội, họ đã không ngừng nổi lên chống Pháp. Các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc diễn ra trong và sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất phát triển rộng lớn hơn, so với phong trào hồi đầu thế kỷ XX đến trước năm 1914 .

Cuộc nổi dậy của người Thái ở Tây Bắc: chiều ngày 10-11 - 1914, một đội nghĩa quân người Thái do Lương Bảo Định, Bạch Cầm Châu, Lương Văn No, Cầm Văn Tứ chỉ huy đã bất ngờ mở cuộc tập kích đồn Sầm Nưa (Lào) .

Do chủ động nắm thời cơ và giữ thế bất ngờ tiến công đồn nên cuộc tập kích đã nhanh chóng giành thắng lợi. Nghĩa quân đã giết được tên đại uý Lăm be (Lambert), đốt phá công sở của Pháp. Việc tìm giết tên thực dân coi Sở Thuế quan và coi Sở Kiểm lâm tuy không thành, nhưng là hành động cảnh cáo đôi với những tên trực tiếp vơ vét của cải, gây đau khổ cho nhân dân địa phương.

Trong trận này, nghĩa quân thu 120 súng trường và 10 vạn bạc Đông Dương, góp phần trang bị vũ khí và thêm tài chính cho nghĩa quân hoạt động. Ngày 23-11-1914, địch huy động hai tiểu đội khố xanh đến ứng cứu Sầm Nưa, bị nghĩa quân phục kích, diệt một số tên, trong đó có tên giám binh Tuy (Tuyaa).

Sau khi diệt đồn Sầm Nưa, nghĩa quân rút vào rừng và chuyển về hoạt động ở vùng sông Đà. Ngày 11-12, nghĩa quân tiến công tỉnh lỵ Sơn La, bao vây Toà sứ Sơn La - nơi bọn quan lại Pháp và tay sai chạy tới ẩn nấp khi nghĩa quân đánh, khiến bọn thống trị hoảng sợ. Ngày 22-12-1914, chúng điều quân từ Yên Bái tới giải vây. Sau một thời gian đánh chặn địch, nghĩa quân chuyển về Điện Biên Phủ để duy trì lực lượng, tiếp tục chiến đấu.

Ngày 28-8-1915, Toàn quyền Rum (Rum) quyết định thành lập một binh đoàn, do đại tá Fricơnhông (Friquegnon) chỉ huy một lực lượng lớn quân đội đi đàn áp nghĩa quân.  Binh đoàn địch gồm tám trung đội của Đạo quan binh Bắc Kỳ thứ nhất, hai trung đội khố đỏ, ba trung đội khố xanh, một đại đội moócchiê, một đội công binh, một đội vệ binh, tài xế, vô tuyến điện, tổng cộng 42 sĩ quan, 106 hạ sĩ quan, 210 cai và lính Pháp, 2.544 nguy binh, liên tục truy lùng nghĩa quân.

Chúng tiến từ Lai Châu lên Điện Biên Phủ, sang biên giới Việt-Lào. Nghĩa quân rút sang Lào tiếp tục hoạt động. Nhiều cuộc đụng độ diễn ra trên đất Lào từ biên giới Việt Lào đến Luông Prabăng. Ngày 7-12-1915 dựa vào làng Mộc Pha, nghĩa quân chiến đấu quyết liệt, gây cho địch một số thiệt hại, sau đó rút về làng Bountai.

Trong khi đó, một bộ phận nghĩa quân đánh địch ở Banlangsai, diệt 9 tên, làm bị thương 23 tên khác, buộc địch phải điều quân từ Mộc Pha đến ứng cứu. Ngày 24-12, sau trận đánh địch ở Phong Sa Lý, nghĩa quân rút về hoạt động ở vùng phía bắc Lai Châu. Cuộc chiến đấu Của nghĩa quân kéo dài đến tháng 3-1916 mới tạm kết thúc.

Tiếp sau cuộc nổi dậy này là cuộc nổi dậy của đồng bào H’mông ở Lai Châu, Sơn La do Giàng Tả Chay lãnh đạo đã đứng lên chống Pháp. Cuộc khởi nghĩa diễn ra theo ba giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (tháng 7 đến tháng 12 - 1918).

Nghĩa quân nổi dậy ở Ta Phin tháng 7-1918, liền bị địch đàn áp.  Lập tức, một bộ phận nghĩa quân do Giàng Tả Chay lãnh đạo đã nổi dậy ở Điện Biên Phủ. Địch phải huy động quân của Đạo quan binh thứ 4, do trung tá Đê (Dậy) và một số binh lính từ Yên Bái sang, gồm 70 tên thuộc Đạo quan binh thứ nhất, 29 công binh, 48 lính khố xanh và 58 lính dõng hỗ trợ, mở cuộc càn quét hòng tiêu diệt nghĩa quân.

Chiến thuật của nghĩa quân là tập kích, phục kích khi địch sơ hở. Nghĩa quân đã tập kích đoàn xe tải, rồi phục kích đánh úp toán quân Pháp ở bản Nậm (4 - 12 - 1918) gây cho chúng một số thiệt hại. Ngày 21-12, dựa vào căn cứ trên núi Long Hé, nghĩa quân chiến đấu quyết liệt, diệt bảy tên địch, làm bị thương tám tên khác, trong đó có thiếu uý Gôchiê. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #44 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 09:34:26 pm »

Giai đoạn thứ hai (từ tháng 3-1919 đến tháng 4-1920). 

Nhiều trận chiến của nghĩa quân đã diễn ra trên đất Lào trải dài từ Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, Trấn Ninh đến Luông Prabăng. Các hoạt động quân sự này của nghĩa quân đã gây cho địch một số thiệt hại. Theo một số tài liệu của phía Pháp, từ tháng 9-1919 đến tháng 4-1920, tám tên Pháp đã bị giết, trong đó có thiếu uý Đistăngti và năm tên Pháp bị thương (có một sĩ quan) cùng với 30 nguỵ binh bị giết và 86 bị thương.  Trước tình hình đó, địch phải cho quân chốt giữ ở một số địa điểm hiểm yếu, trong đó có Điện Biên Phủ để ngăn chặn các hoạt động của nghĩa quân.

Giai đoạn thứ ba (từ tháng 5-1920 đến tháng 2-1921). 

Trải qua một thời gian hoạt động, mặc dù lực lượng nghĩa quân bị tổn thất, nhưng lãnh tụ Giàng Tả Chay vẫn kiên trì cuộc chiến đấu. Phong trào sau một thời gian tạm lắng xuống, đến tháng 9-1920 lại hồi phục, phát triển. Địch huy động một lực lượng lớn, do tên đại tá Ănggiơli (Angeli), người được đại tướng Puypêru (Puypéroux) Tổng chỉ huy quân đội Đông Dương chỉ định, chỉ huy, mở cuộc càn quét bao gồm toàn bộ vùng Thượng Lào. Nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng với nhiều trận tập kích, phục kích, chống càn, gây cho địch một số thiệt hại.

Đầu tháng 2-1920, một lãnh tụ của nghĩa quân là Suanlaovăn bị địch bắt ở phía bắc Điện Biên Phủ. Năm 1921, cuộc khởi nghĩa tan rã, địch giải tán binh đoàn Fricơnhông, chỉ để lại một bộ phận nhỏ ở lại Tây Bắc, còn đại bộ phận rút về xuôi. Cuối năm 1922, lãnh tụ Giàng Tả Chay bị kẻ thù sát hại.

Với một lực lượng lúc ban đầu ít ỏi, nhưng được nhân dân che chở, giúp đỡ, nên cuộc khởi nghĩa của đồng bào H’mông trên vùng núi rừng Tây Bắc do Giàng Tả Chay lãnh đạo đã phát triển khá mạnh, tồn tại ba năm (1918 - 1921), trên một địa bàn rộng chừng 40.000 km2.

Cuộc khởi nghĩa đó tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc đầu thế kỷ XX. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng đã thất bại mà nguyên nhân quan trọng là bởi bản thân nó mới chỉ là cuộc nổi dậy mang tính chất địa phương; hơn nữa, trong những năm 1919, 1920, 1921, ở đồng bằng hầu như phong trào đấu tranh của nhân dân ta tạm lắng nên kẻ địch đã rảnh tay để điều động lực lượng trấn áp . . . nhưng nó đã khiến cho địch buộc lòng phải nới rộng hơn ách cai trị đối với đồng bào Tây Bắc, đã để lại một số bài học kinh nghiệm quý báu mà trước hết là bài học về tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước Việt - Lào, cho phong trào yêu nước cũng nhứ phong trào cách mạng sau này. . .


VIII KHỞI NGHĨA YÊN BÁI VÀ NỖ LỰC CUỐI CÙNG
CỦA VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG


Thực dân Pháp hy vọng sau khi dập tắt được các cuộc khởi nghĩa, binh biến trong thời kỳ chiến tranh vừa qua có thể trừ bỏ được đấu tranh vũ trang chống lại chúng. Nhưng trái lại, không gì dập tắt được ý chí diệt thù cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Tiếng bom Phạm Hồng Thái nổ ra ở Sa Điện (Trung Quốc) năm 1924 không có ý nghĩa manh động, ám sát cá nhân mà là “tiếng súng báo hiệu” cho những cuộc đấu tranh vũ trang, bạo động, khởi nghĩa mới sẽ nổ ra. Việt Nam Quốc dân Đảng đã nối tiếp ý chí diệt thù, cứu nước bằng cuộc khởi nghĩa diễn ra đầu năm 1930.

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #45 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 09:36:49 pm »

1. Hoàn cảnh nổ ra khởi nghĩa

Ngày 25-12-1927, Việt Nam Quốc dân Đảng, tổ chức tiêu biểu nhất của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam ra đời, đề ra chương trình hành động mà theo đó, Đảng phải trải qua “thời kỳ phôi thai” - xây dựng tổ chức và tập hợp lực lượng; “thời kỳ dự bị” - chuẩn bị các đơn vị tác chiến, sắm sửa vũ khí, trang bị, rồi tiến tới “thời kỳ hoạt động công khai” - tổng bãi công và khởi nghĩa giành chính quyền.

Bản Điều lệ được thông qua tại Hội nghị thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng ghi rõ mục đích của tổ chức này là: “Trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế giới” 1. Đến bản Điều lệ soạn thảo tháng 7-1928, Việt Nam Quốc dân Đảng lại xác định tôn chỉ của Đảng là “Chủ nghĩa xã hội dân chủ” 2. Tiếp đó, trong Điều lệ sửa đổi công bố tháng 2-1929, mục đích của Việt Nam Quốc dân Đảng lại một lần nữa được xác định: tiến hành “cách mạng dân tộc, cách mạng chính trị và cách mạng xã hội” 3.

Cho tới thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, nghĩa là “đêm trước” của cuộc bạo động Yên Bái, Việt Nam Quốc dân Đảng lại mô phỏng theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, song những nguyên tắc và chính sách có tính cách mạng của chủ nghĩa Tam dân lại bị loại bỏ - bao gồm trong đó khẩu hiệu “bình quân địa quyền” và chính sách “liên Nga, liên Cộng, phù trợ công nông”... 

Rõ ràng, do bị chi phối bởi những điều kiện giai cấp và xã hội, Việt Nam Quốc dân Đảng đã không đưa ra được một đường lối chính trị độc lập, rõ ràng. Nhận xét về mục đích và lập trường. chính trị của Việt Nam Quốc dân Đảng, tác giả Trần Dân Tiên viết: “Nó muốn một nước cộng hoà, nhưng thứ cộng hoà nào? Sẽ cai trị quốc gia như thế nào? Với phương pháp gì người ta sẽ xây dựng lại kinh tế quốc gia? Làm thế nào để nâng cao mức sống của những tầng lớp lao động, thợ thuyền, nông dân và trí thức? Về những điều này, Việt Nam Quốc dân Đảng chưa có chương trình gì rõ rệt” 4.   

Thành phần xã hội của Việt Nam Quốc dân Đảng chủ yếu gồm trí thức, học sinh, giáo viên, công chức, những người làm nghề tự do, một số thân hào, thân sĩ ở nông thôn. Một số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng là binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp.

Về tổ chức, Việt Nam Quốc dân Đảng được phân thành bốn cấp theo thứ tự tổng bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ và chi bộ. Lãnh đạo tổng bộ là một số nhân vật uy tín như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thế Nghiệp, Nhượng Tống, Tưởng Dân Bảo, Nguyễn Hữu Đạt. Cơ quan tổng bộ gồm có các ban Tuyên huấn, Ngoại giao, Trinh sát, Kinh tài, Tổ chức, ám sát .

Trong mấy năm tồn tại, Việt Nam Quốc dân Đảng đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển cơ sở mà địa bàn chính là ở Bắc Kỳ. Do không có lý luận cách mạng làm cơ sở cho đường lối và phương pháp đấu tranh nên Việt Nam Quốc dân Đảng thiên về các hoạt động ám sát, khủng bố cá nhân. . . và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. 

Đầu năm 1929, sau vụ đảng viên của Đảng ám sát tên chủ mộ phu Badanh (Bazin), thực dân Pháp đã ra sức khủng bố, bắt hầu hết các đảng viên, từ trung ương đến các địa phương. Hàng loạt cơ sở của Việt Nam Quốc dân Đảng bị vỡ.  Nhiều cán bộ quan trọng của Đảng bị địch bắt. Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và một số cán bộ khác do đi công tác vắng nên thoát nạn.

Trước tình thế nguy cấp, tuy biết thời cơ nổi dậy chưa tới, nhưng Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu cho rằng, nếu cứ ngồi yên để cho quân địch bắt được rồi lên máy chém hay vào nhà tù kết liễu một đời hoạt động, chi bằng lúc còn được tự do dồn hết lực lượng còn lại để đánh một trận cuối cùng, dẫu không thành công cũng thành nhân.

Ngày 17-9-1929 những cán bộ còn lại của Việt Nam Quốc dân Đảng họp hội nghị ở một làng gần ga Lạc Đạo đã quyết định bỏ qua “thời kỳ dự bị”, bước gấp vào một cuộc bạo động.  Phái chủ trương bạo động gồm Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính đã thông qua kế hoạch bạo động.  Phái cải tổ gồm Lê Hữu Cảnh, Trần Văn Huân không phản đối.


___________________________
1, 2, 3. Xem : Trần Huy Liệu, Văn Tạo: Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, Sđd, t5. tr.18, 81, 105.
4. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.73.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #46 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 09:38:32 pm »

Sau hội nghị, phái chủ trương bạo động vạch một bản Tổng công kích kế hoạch trong đó nêu rõ: Đảng chỉ huy một cuộc tổng bạo động, cùng một lúe đánh vào những đô thị lớn và những vị trí quân sự xung yếu của Pháp. Lực lượng chính trong cllộc bạo động là những binh lính trong quân đội Pháp, lực lượng phụ là những đảng viên ngoài nhà binh. Vũ khí gồm bom, dao tự chế tạo và chủ yếu dựa vào súng đạn cướp được của địch để diệt địch.

Cuối tháng 9-1929, những uỷ viên quân sự của Việt Nam Quốc dân Đảng họp ở Võng La (Phú Thọ). Tại hội nghị, phái cải tổ chủ trương bảo toàn lực lượng, nối lại đường dây liên lạc tiến hành cải tổ Đảng. Phái bạo động chủ trương bạo động ngay để cứu vãn tình thế. Hội nghị đang họp thì một tên tay sai của Pháp chui vào nội bộ Đảng dẫn mật thám Pháp đến vây bắt. Được nhân dân che chở, các đại biểu đều chạy thoát.

Sau hội nghị này, giặc Pháp truy lùng phát hiện nhiều cơ sở chế bom của Việt Nam Quốc dân Đảng ở Phao Tân, Nội Viên (Bắc Giang), Vĩnh Hồ, Bạch Mai, Thái Hà ấp (Hà Nội) . . . . Hàng trăm cai, đội, quân và binh lính là đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng bị Pháp bắt giam. Trong tình thế đó bạo động nổ ra chỉ có thể thất bại. Nhưng các lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng vẫn chủ trương bạo động, coi đó là lối thoát hơn là tin vào thành công.

Lực lượng địch ở Yên Bái, ngoài một số lính khố xanh, Pháp có hai cơ lính khố đỏ thứ 5 và thứ 6 đóng ở đồn Dưới và hai cơ thứ 6 thứ 8 đóng ở đồn Cao (trên đồi cao mé sông Thao). Tổng số có gần 600 lính và một số sĩ quan Pháp, do trung tá Pháp Lơ Tacông (Le Tacon) chỉ huy. 

Lực lượng nghĩa quân chủ yếu là binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp phối hợp với những đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng gồm nông dân, trí thức nông thôn) từ Xuân Lũng (Phú Thọ) kéo về. Lực lượng nội ứng là những binh lính vừa được giác ngộ.

Ngày khởi nghĩa dự định đầu tháng 2 - 1930 (dịp tết Canh Ngọ). Theo phân công, Nguyễn Thái Học chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Hải Phòng, Thái Bình, Kiến An, Hải Dương; Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy cuộc nổi dậy ở Yên Bái, Phú Thọ, Sơn Tây.  Do chuẩn bị không thống nhất, nên ngày khởi nghĩa phải hoãn đi hoãn lại mấy lần. Sau tết Canh Ngọ, ngày khởi nghĩa định vào 9-2, cuối cùng là hoãn đến 15-2-1930.

Do truyền đạt mật lệnh không thông suốt, khởi nghĩa diễn ra ở các địa phương rời rạc. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trước tiên và có tiếng vang hơn cả là ở thị xã Yên Bái. Việt Nam Quốc dân Đảng cử Nguyễn Thị Bắc thâm nhập vào trại lính khố đỏ, lập được một chi bộ Việt Nam Quốc dân Đảng, do Quản Cầm làm đại biểu và một số sỹ quan yêu nước khác như Đội Trịnh, Cai Hoàng, Cai Thuyết....

Tuy vậy, số binh lính ứng nghĩa giác ngộ không được nhiều. Ở trại lính khố xanh chưa có nhân mối cụ thể, chỉ hẹn bao giờ bên khố đỏ nổi dậy thì bên khố xanh sẽ hưởng ứng. Như vậy, lực lượng nội ứng cũng rất mỏng và chưa được tổ chức chặt chẽ.

Nhân hội đền Tuấn Quán, nghĩa quân giả làm người đi trẩy hội mang theo vũ khí thô sơ kéo đến Yên Bái, nhưng địch đã cảnh giác chuẩn bị đối phó. Tuy Yên Bái được chọn làm trọng tâm của cuộc nổi dậy ở phía tây bắc, nhưng người chỉ huy cao nhất được phân công là Nguyễn Khắc Nhu lại chỉ đạo ở Phú Thọ. Người được chỉ định thay ông là Quán Cầm bị thổ huyết phải đưa về Hà Nội điều trị, nên Nguyễn Khắc Nhu phải cử Trần Văn Liên và Nguyễn Văn Khôi thay thế 1.


______________________
1. Theo cuốn Khởi nghĩa Yên Bái, tháng 2-1930 - Một số vấn đề lịch sử do sở văn hoá - Thông tin Yên Bái và Viện Sử học xuất bản tháng 6-1977, tr.17, 58, cho rằng : “Người thay Quán Cầm chỉ huy chính là Ngô Hải Hoàng, một hạ sĩ trong đội lính khố đỏ Pháp đóng tại Yên Bái chứ không phải là Liên và Khôi. Còn Quán Cầm đi Hà Nội chữa bệnh, cũng có người nói đó là ông giả ốm để trốn tránh trách nhiệm...”.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #47 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 09:39:32 pm »

Vào khoảng 1 giờ đêm ngày 10-2-1930, nghĩa quân chia làm ba bộ phận, trong ngoài phối hợp vời mục tiêu là “diệt địch hạ đồn”. Bộ phận thứ nhất phối hợp với lính khố đỏ chiếm trại lính lớn ở đồn Dưới có hai cơ thứ năm và thứ sáu đóng, đã diệt hai sĩ quan Đa mua (Damour) và Buhiê (Bouhier), làm bị thương nặng hai tên Rơnôđê (Renaudet) và Rôlăng (Rolland), diệt sáu lính khố đỏ.

Bộ phận thứ hai phối hợp giữa nghĩa quân và nội ứng đánh đồn Cao có hai cơ thứ bảy và thứ tám đóng giữ, diệt tên quản Quynêô (Cunéo) và tên đội Sơvaliê (Chevalier).  Bộ phận thứ ba đánh thẳng vào nhà bọn sĩ quan ở giữa hai trại lính đã diệt tên quan ba Duốcđăng (Jourdan), tên quan một Rô be (Rober), làm bị thương nặng tên quan ba Ganh da (Gainza) và tên quan một Rơn (Reul). 

Mục tiêu chính của cuộc khởi nghĩa là chiếm đồn Cao, nhưng họ không chiếm được đồn và cũng không lôi kéo được lính khố xanh theo nghĩa quân. Nghĩa quân làm chủ một số khu vực trong thị xã và tổ chức diễn thuyết kêu gọi nhân dân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa. Lá cờ nửa đỏ, nửa vàng được treo cao trên một vài dinh thự ở thị xã Yên Bái.

Trong khi nghĩa quân chiếm đồn Dưới, một số lính khố đỏ không theo nghĩa quân chạy lên hỗ trợ số lính khố đỏ ở đồn Cao, do Lơ Tông chỉ huy giữ đồn. Địch tổ chức lực lượng đánh xuống đồn Dưới bị nghĩa quán đánh bật lại. Nghĩa quân đánh lên đồn Cao, số lính khố xanh trước hưởng ứng khởi nghĩa nay quay súng bắn lại nghĩa quân. 

7 giờ sáng ngày 10-2, địch huy động một lực lượng chia làm ba đội quân, dưới sự chỉ huy của Lơ Taeông mở cuộc tiến công nghĩa quân. Một đội do quan ba Rốc cát (Roccas) chỉ huy, một đội do quan một Varen (Varen) chỉ huy và một đội do đội trưởng Ôliviê (Ollivier) chỉ huy, tiến công bao vây đồn Dưới.

Trước sức tiến công của địch, nghĩa quân tan rã, chúng chiếm lại đồn Dưới. Trong trận này, nghĩa quân diệt hai sĩ quan, ba hạ sĩ quan người Pháp, sáu cai và lính khố đỏ, làm bị thương hai sĩ quan, bốn hạ sĩ quan, bốn cai và lính khố đỏ, thu 2 súng liên thanh, 12 súng trường, bắt 8 lính khố đỏ.  Địch bắt 4 cai và 22 lính khố đỏ bị tình nghi cùng nghĩa quân nổi dậy và bắt 25 dân thường hầu hết là bị thương. 

Theo kế hoạch chung, khi Yên Bái nối dậy, Tổng chỉ huy khu vực là Nguyễn Khắc Nhu phải đánh vào Hưng Hoá và Lâm Thao (Phú Thọ), sau đó nghĩa quân Yên Bái, Hưng Hoá, Lâm Thao hội quân ở Hưng Hoá rồi tiến lên Trung Hà phối hợp với toán quân của Phó Đức Chính đang hoạt động ở đây đánh đồn Thông (Sơn Tây) .

Cuộc tiến công đồn Thông do Nguyễn Khắc Nhu trực tiếp chỉ huy. Tên đồn trưởng Pháp cùng lính khố xanh kéo vào pháo đài cố thủ. Nghĩa quân đọc bài Hịch khởi nghĩa để chiêu dụ lính khố xanh trong đồn hạ vũ khí.  Địch cố thủ, buộc nghĩa quân phải tiến công đồn, nhưng vũ khí duy nhất của nghĩa quân chỉ là bom tự tạo, sức công phá không đáng kể.

Trước sự. phan công dữ đội của địch, nghĩa quân phải rút. Cùng thời gian này, một đội nghĩa quân khác do Phạm Nhận chỉ huy đánh phủ Lâm Thao. Tri phủ Lâm Thao đã bỏ trốn trước khi quân khởi nghĩa tới. Chỉ còn một cai cơ và bảy lính cố thủ ở lô cốt không dám chống cự. Nghĩa quân chiếm công đường, đốt hết hồ sơ, tài liệu của bọn thống trị. Khi đội quân của Nguyễn Khắc Nhu từ Hưng Hoá kéo tới, bọn lính cơ trên lô cốt nghe tin Yên Bái và Hưng Hoá đã thất thủ, hoảng sợ nộp súng xin hàng.

Nghĩa quân vừa chiếm được huyện ly, thì một toán quân địch do tên Sô vê (Chauvet), phó sứ Yên Bái chỉ huy tới giải vây. Trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra. Một nghĩa quân hy sinh, Phạm Nhận và bốn chiến sĩ bị bắt, Nguyễn Khắc Nhu bị thương sau đó cũng bị bắt và tự sát.

Tại Sơn Tây, lực lượng của Việt Nam Quốc dân Đảng quá yếu. Ba toán nghĩa quân ở Yên Bái, Hưng Hoá, Lâm Thao đều đã thất bại, không đến chi viện được. Vì thế, trận đánh đồn Thông, một căn cứ quân sự lớn của giặc do Phó Đức Chính chỉ huy tuy có một số nội ứng nhưng lực lượng quá yếu đã không thực hiện được. Phó Đức Chính và một số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng ở Sơn Tây bị bắt. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #48 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 09:39:59 pm »

Ở Hà Nội, kế hoạch lúc đầu là đốt phá trường bay Bạch Mai. Sau khi Nguyễn Thành Dương phản bội, nghĩa quân dự định ném bom tại thành phố để gây thanh thế, uy hiếp tinh thần địch. Đêm 10-2, số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng phần nhiều là học sinh trường kỹ nghệ Hà Nội được huy động, mang bom ném vào sở mật thám, sở sen đầm, bốt cảnh sát Hàng Trống. . . Những cuộc ném bom này không gây thiệt hại gì nhiều cho địch vì sức công phá yếu.  Mặc dù vậy, những hoạt động đó đã gây được nhiều tiếng vang mạnh mẽ trong nhân dân thủ đô nhằm cảnh cáo bọn thực dân.

Tại Hải Dương và Thái Bình, khởi nghĩa do Nguyễn Thái Học chỉ huy, lấy Hải Phòng làm trung tâm khởi nghĩa. Mục tiêu là đánh chiếm từ Phả Lại, Hải Dương về Ninh Giang, Phụ Dực, Vĩnh Bảo, Kiến An, Hải Phòng. Nhưng ngày khởi nghĩa đã hoãn lại từ 9 đến 15-2 mà người mang thư của Nguyễn Thái Học gửi Nguyễn Khắc Nhu lại bị địch bắt, nên kế hoạch bị lộ, địch ráo riết đề phòng. Cuối cùng, các nơi quan trọng như Phả Lại, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An không nổ ra được, chỉ có Vĩnh Bảo và Phụ Dực là nổi dậy theo kế hoạch.

Tại Hải Dương, Việt Nam Quốc dân Đảng xây dựng được một chi bộ khá mạnh ở làng Cổ Am, do Trần Quang Diệu đứng đầu. Nhân dân ở đây sôi sục căm thù vì bị thực dân và tay sai chiếm đất lập đồn điền. Bộ máy cai trị lại do Hoàng Gia Mô, tên tri huyện nổi tiếng nhận hối lộ và cướp ruộng đất của dân cầm đầu. Do vậy, nhân dân hưởng ứng khởi nghĩa khá đông.

Do kế hoạch khởi nghĩa bị lộ, tri huyện Hoàng Gia Mô đã cảnh giác đề phòng và lên đồn Tây ở Ninh Giang. Nghĩa quân tìm cách dụ Hoàng Gia Mô ra ngoài để diệt. Sáng 15-2, một toán nghĩa quân xuất phát từ làng Cổ Am đánh chiếm huyện lỵ Vĩnh Bảo, giết tên tri huyện Hoàng Gia Mô và đốt giấy tờ, sổ sách của bọn thống trị. Đông đảo nhân dân kéo đến mừng thắng lợi.

Giặc Pháp đưa máy bay ném bom khủng bố, tàn phá làng Cổ Am và một số làng lân cận, nghĩa quân phải rút lui. Địch bắt nhiều chiến sĩ cách mạng. Trần Quang Diệu và bốn chiến sĩ bị chúng kết án tử hình.

Cùng ngày 15-2, một toán nghĩa quân, do Đào Văn Thê (giáo Thê) chỉ huy, kéo đến chiếm huyện lỵ Phụ Dực (Thái Bình) không gặp sự kháng cự gì. Nghĩa quân chiếm công đường, đốt hết giấy tờ, sổ sách; tiếp đó, kéo ra chợ định phối hợp với nghĩa quân Vĩnh Bảo chiếm phủ lỵ Ninh Giang, nơi có đồn binh Pháp đóng, nhưng được tin Vĩnh Bảo bị đàn áp, nghĩa quân tự động giải tán.

Cuối tháng 2-1930, lực lượng của Việt Nam Quốc dân Đảng ở các tỉnh dự định đánh úp Phả Lại, Hải Dương, nhưng đều không thực hiện được. Cuộc nổi dậy của một số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng trong cơ pháo thủ của Pháp cũng bị đàn áp .

Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng thất bại.  Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính đều bị địch bắt và kết án tử hình. Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng do điều kiện lịch sử mới ít nhiều đã có những nét mới so với các phong trào cùng xu hướng chính trị trước đó:

Có một chính đảng tổ chức cao hơn Duy Tân hội, Việt Nam Quang phục hội. . . là Việt Nam Quốc dân Đảng với chính cương, điều lệ và tổ chức quy củ hơn.

- Chú trọng động viên lực lượng trong nước (mặc dầu vẫn chú ý đến ngoại viện, nhưng không trông chờ như Việt Nam Quang phục hội) - điều mà ngày nay chúng ta nói là coi trọng yếu tố “nội lực”, “nội sinh”...

- Đề ra kế hoạch khởi nghĩa phần nào có tính liên hoàn trên địa bàn Bắc Bộ từ Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình qua Hà Nội lên Sơn Tây, Phú Thọ. Yên Bái. 

Xét về thời cơ, cuộc khởi nghĩa nổ ra khi điều kiện khách quan và chủ quan chưa chín muồi, dầu là ở một khu vực hay một địa phương. Tất cả đều là bị động. Duy có Vĩnh Bảo, Phụ Dực là chủ động nhưng cũng chỉ là sự chủ động cục bộ địa phương trong thế bị động chung của toàn cục, nên tuy giành thắng lợi nhưng thắng lợi đó đã không duy trì và phát triển được.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #49 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 09:41:05 pm »

Hơn nữa, khởi nghĩa nổ ra khá phân tán, khởi nghĩa không có mục tiêu chiến lược trước mắt và lâu dài. Còn về chiến thuật, các hoạt động của nghĩa quân hầu như chỉ bó gọn trong việc công đồn, hoặc “nội công ngoại kích” chứ không vận dụng các chiến thuật du kích vốn là sức mạnh truyền thống trong đấu tranh vũ trang của nhân dân ta. 

Tóm lại, tiến hành trong thế bị động, tổ chức của Đảng đang tan rã, lực lượng khởi nghĩa đã mỏng lại rải ra nhiều địa phương, kế hoạch và ngày khởi nghĩa không nhất quán, địch biết và đề phòng. Vì vậy, cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng đã bị dập tắt nhanh chóng.

Thất bại đó đã chứng tỏ sự bồng bột, hăng hái nhất thời của tầng lớp tiểu tư sản dân tộc trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, biểu lộ “tính chất không vững chắc, non yếu của phong trào tư sản” 1.

Từ sau thất bại này của Việt Nam Quốc dân Đảng khuynh hướng cách mạng dân tộc hoàn toàn thất bại, hệ tư tưởng tư sản cũng hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ lịch sử của cách mạng giải phóng dân tộc. 

Mặc dầu thất bại, khởi nghĩa vũ trang của Việt Nam Quốc dân Đảng đã có tác dụng cổ vũ tinh thần yêu nước và chí căm thù giặc của nhân dân ta. Những tấm gương hy sinh quả cảm của ác chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng đã góp phần nối dài thêm truyền thống anh hùng, bất khuất chống ngoại xâm của con người và dân tộc Việt Nam. 

Bước sang thế kỷ XX, trên cơ sở những biến đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam, phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta tiếp tục được nhen nhóm, rồi ngày càng phát triển và lan rộng với những hình thức đấu tranh phong phú, bất chấp các thủ đoạn đàn áp tàn bạo của quân thù.

Các phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc như đã đề cập ở các phần trên, từ phong trào Yên Thế đến khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng, tổng số có tới gần 20 cuộc khởi nghĩa, binh biến, bạo động vũ trang... đã thể hiện lòng yêu nước, chí căm thù giặc, tinh thần đấu tranh bất khuất, hy sinh quả cảm của các anh hùng nghĩa sĩ khả năng cách mạng của nhân dán, góp phần tiếp nối truyền thống quân sự của dân tộc.

Từ khi phong trào văn thân cần vương bị thực dân Pháp dập tắt, quyền lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam chuyển sang tay những nhà yêu nước có xu hướng dân chủ tư sản, mà tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trình. Các nhà yêu nước này đã tuyên truyền giáo dục, đào tạo nên một lớp thanh niên Việt Nam yêu nước đông đảo.

Kể từ Việt Nam Quang phục hội đến Việt Nam Quốc dân Đảng, các chiến sĩ yêu nước Việt Nam đã đưa đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam tiến lên một bước mới so với các phong trào trước đó (phong trào Yên Thê) đấu tranh vũ trang của các dân tộc miền núi, phong trào hội kín ở Nam Kỳ, nhưng cuối cùng vẫn thất bại.

Một trong những nguyên nhân sâu xa và căn bản mà các phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX thất bại chính là tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối cách mạng, thực chất là cuộc khủng hoảng về vai trò lãnh đạo vì chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nhất trong xã hội.

Yêu cầu lịch sử đặt ra cho những người yêu nước tiên tiến lúc đó là phải tìm ra con đường yêu nước đúng đắn, tiêu biểu cho chí hướng, nguyện vọng và tinh thần đấu tranh vũ trang, vận dụng và phát huy sáng tạo truyền thống quân sự của dân tộc trong điều kiện lịch sử mới. 

Giai cấp phong kiến, trong những thế kỷ trước, đã từng đóng vai trò tích cực đối với tiến trình lịch sử Việt Nam, nhưng, từ thế kỷ XVI trở đi, nó bắt đầu quá trình đi xuống.  Đặc biệt, từ khi đầu hàng thực dân Pháp, nó trở thành lực lượng phản động trên phương diện là một giai cấp. Thất bại của phong trào Cần Vương đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ tranh đấu chống Pháp giành độc lập dân tộc dưới khẩu hiệu “phò vua cứu nước”.


_________________________
1. Lê Duẩn: Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb. Sự thật Hà Nội, 1967, tr.53.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM