Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:57:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 9  (Đọc 109452 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #180 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 11:46:00 pm »


Ngày 23-8-1945, Đảng bộ Bạc Liêu đã biến cuộc đón tiếp Nguyễn Văn Sâm, khâm sai của Chính phủ Trần Trọng Kim ở thị xã Bạc Liêu thành cuộc biểu tình thị uy giành chính quyền. Địch cho binh lính đến đàn áp nhưng binh lính lại ngả theo cách mạng và trao cho Thanh niên cứu quốc 20 khẩu súng để tự vũ trang.

Ngày 25-8, đội vũ trang đã hỗ trợ cho đoàn biểu tình quần chúng xông vào cướp trại lính địch khi trong trại vẫn còn hơn 300 tên được trang bị vũ khí. Nhưng trước áp lực mạnh mẽ của quần chúng cách mạng, chúng không dám kháng cự. Uỷ ban khởi nghĩa đã cho thành lập ngay đội Cộng hoà vệ binh của chính quyền thị xã. Quân Nhật còn đóng trong thị xã cũng “án binh bất động”. Khởi nghĩa đã thành công một cách mau lẹ. Một trung đội Cộng hoà vệ binh do một Uỷ viên quân sự của Uỷ ban giải phóng tỉnh Bạc Liêu chỉ huy đã đi hỗ trợ cho Cà Mau giành chính quyền. 

Tại quận Cà Mau, 10 giờ sáng ngày 25-8, quân cách mạng đã bao vây dinh quận trưởng, buộc y phải trao chính quyền cho cách mạng. Lực lượng quần chúng với 15.000 người tham dự mít tinh chào mừng thắng lợi. Toàn tỉnh Bạc Liêu được giải phóng.

Ở Côn Đảo, được tin Hà Nội, Huế, Sài Gòn và các địa phương trên cả nước đã Tổng khởi nghĩa thắng lợi, Đảng bộ nhà tù đã kịp thời lãnh đạo 10.000 chiến sĩ cách mạng đã bao năm bị giam cầm nơi đây nổi dậy giành quyền làm chủ đảo. 

Giữa tháng 9-1945, những chiến sĩ cộng sản rời đảo về lại với đất liền, tăng cường cho các đảng bộ miền Nam...  Như thế, trừ mấy địa điểm do bọn Tưởng Giới Thạch và tay sai chiếm đóng từ trước chưa được giải phóng (như thị xã Hà Giang, Lào Cai, Móng Cái, Lai Châu...), cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã thành công rực rỡ chỉ trong vòng nửa tháng.

Đề cập tới những nhân tố tạo nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Do sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết của Đảng, do sức đoàn kết và hăng hái của toàn dân trong và ngoài Mặt trận Việt Minh. . .

“Vì chính sách của Đảng đúng, và thi hành chính sách ấy kịp thời và linh động. . .

“ Nhờ sự thắng lợi vĩ đại của Hồng quân Liên XÔ đã đánh bại phát xít Nhật, nhờ sự thân ái nâng đỡ của tinh thẩn quốc tế, nhờ sự đoàn kết chặt chẽ của toàn dân, nhờ sự dũng cảm hy sinh của các tiên liệt cách mạng.

“Các đồng chí ta như đồng chí Trần Phú, đồng chí Ngô Gia Tự, đồng chí Lê Hồng Phong, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, đồng chí Hà Huy Tập, đồng chí Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Hoàng Văn Thụ, và trăm nghìn đồng chí khác đã đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc lên trên hết, lên trước hết. Các đồng chí đó đã tin tưởng sâu sắc, chắc chắn vào lực lượng vĩ đại và Tương lai vẻ vang của giai cấp và của dân tộc. Các đồng chí ấy đã vui vẻ hy sinh hết thảy, hy sinh cả tính mệnh mình cho Đang, cho giai cấp, cho dân tộc. Các đồng chí ấy đã đem xương máu mình vun Tưới cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng đã khai hoa, kết quả tốt đẹp như ngày nay...” 1.

Về ý nghĩa lịch sử trọng đại của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, cuộc cách mạng này “đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, độc lập tự do, hạnh phúc.

“Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta.

“Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã làm cho chúng ta trở nên một bộ phận trong đại gia đình dân chủ thế giới. 

“Cách mạng Tháng Tám có ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào. Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân hai nước Miên, Lào cùng nổi lên chống đế quốc và đòi độc lập” 2.


________________________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 159-160. 160.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #181 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 11:47:47 pm »

Ngày 2-9-1945, tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh của gần triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chính thức tuyên bố trước thế giới quyền độc lập của Việt Nam và khẳng định: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả   tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” 1 .
 
Thực tế những tháng ngày hào hùng Tháng Tám 1945 ở Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn cũng như ở các tỉnh Nam Bộ đã chứng tỏ: hình thái chung của Tổng khởi nghĩa là “đô thị và nông thôn cùng đồng loạt nổi dậy” giành chính quyền.

Cần phải nhấn mạnh điều này, bởi lẽ đã từng xuất hiện những ý kiến hoặc cho rằng, khác với các tỉnh phía bắc, ở miền Nam, hình thái khởi nghĩa là bắt đầu ở đô thị rồi mới lan tới nông thôn; hoặc ngược lại, từ nông thôn về đô thị. Thực ra, khi nhấn mạnh hình thái khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ là đô thị và nông thôn cùng tiến hành đồng thời; xem đó là hình thái chủ đạo, bao trùm thì điều đó không có nghĩa loại biệt hoàn toàn thực tế ở một số địa phương, khởi nghĩa thành công ở đô thị đã tác động và tạo điều kiện cho khởi nghĩa ở nông thôn thắng lợi hay ngược lại.

Cũng vậy, ở hai miền Nam Bắc, nhìn tổng quát, những ngày tháng 8-1945, các địa phương đã vận dụng linh hoạt, chủ động và sáng tạo tư tưởng về bạo lực cách mạng của Đảng là: chính trị và quân sự đi đôi. Có điều do tác động của thắng lợi Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, đặc biệt là ở Hà Nội, nên ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ, ta sử dụng bạo lực chính trị của đông đảo quần chúng cách mạng là chủ yếu có sự hỗ trợ thích đáng của lực lượng vũ trang để giành chính quyền.

Thực tế đó chẳng những không làm mờ đi vị trí, vai trò của đấu tranh vũ trang trong Cách mạng Tháng Tám mà ngược lại, nó chứng tỏ tầm quan trọng của mặt đấu tranh này. Thực tế lịch sử đã chứng tỏ, do được xây dựng từ trước, các đội vũ trang và bán vũ trang thực sự là lực lượng nòng cốt, hỗ trợ hiệu quả và tích cực cho lực lượng chính trị đông đảo của quần chúng cách mạng vùng dậy giành chính quyền.  Cũng chính vì thế, nhằm đúng thời cơ “ngàn năm có một”, Tổng khởi nghĩa đã nổ ra mạnh mẽ, giành thắng lợi mau lẹ và ít phải sử dụng vũ lực tiêu diệt quân thù.


KẾT LUẬN

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, giai đoạn 1897-1945 là giai đoạn có bước phát triển mạnh mẽ, biến đổi sâu sắc mang tính cách mạng về ý thức hệ, về phương diện xã hội và vị thế của quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế. Nửa sau của giai đoạn này, chủ nghĩa Mác- Lênin, đỉnh cao của trí tuệ thời đại, được truyền bá vào Việt Nam, trở thành nền tảng tư tưởng, lý luận của đội tiên phong giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng.

VỚi thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập tự do, sau khi đã “đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà” 2, góp phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới.

Đầu thế kỷ XX, sau thất bại của phong trào Cần Vương, phong trào đấu tranh chống Pháp phát triển lên một bước mang màu sắc dân chủ tư sản. Nhưng những hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và phong trào Đông Kinh nghĩa thục cũng như các cuộn đấu tranh vũ trang của Việt  Nam Quang phục hội (1915), khởi nghĩa Thái Nguyên (1917), khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng (1930) v.v. đều không thành công. Điều đó chứng tỏ rằng, con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản không phù hợp với xu thế mới của thời đại và không đáp ứng được đòi hỏi của cách mạng Việt Nam.

Giữa lúc đó, một xu hướng cách mạng mới hình thành do Nguyễn Ái Quốc khởi xướng và lãnh đạo. Đến với chủ nghĩa Mác-lênin và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (1920), Người hướng cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách mạng vô sản. Gắn liền với quá trình hình thành tư tưởng cách mạng, tư tưởng quân sự, Người chuẩn bị các điều kiện tiến tới thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.  Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời do Nguyễn Ái Quốc sáng lập.


___________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 4.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr. 557.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #182 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 11:48:58 pm »


Trong quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1930-1945), Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết thành công một loạt vấn đề then chốt về tư tưởng lý luận, nhạy bén, sáng suốt trong chỉ đạo thực tiễn, tạo nên những nhân tố thắng lợi của đấu tranh quân sự.

Đó là Đảng ta đã phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc, tổ chức nhân dân thành lực lượng chính trị hùng hậu trên nền tảng liên minh công nông. Đội quân chính trị được tôi luyện qua các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945, không ngừng phát triển vững mạnh.

Bên cạnh việc xây dựng lực lượng chính trị, Đảng đồng thời coi trọng xây dựng và rèn luyện lực lượng vũ trang cách mạng. Lực lượng vũ trang do Đảng tổ chức và lãnh đạo ngay từ đầu đã mang bản chất giai cấp công nhân, có tổ chức chặt chẽ, cơ cấu hợp lý, kỷ luật nghiêm minh, có mối quan hệ nội bộ và quân dân tốt, thực hiện lối đánh giặc tài giỏi, hoàn thành các nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó.

Ngay từ khi mới thành lập, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, lúc này đội quân chính quy phải hoạt động theo phương châm “chính trị trọng hơn quân sự”, phải ra sức xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng để cùng phối hợp hoạt động, phải dựa vào lực lượng chính trị để phát triển lực lượng vũ trang. Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang hợp thành lực lượng cách mạng. Sức mạnh vô địch của lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đấu tranh giành chính quyền cũng là sức mạnh vô địch để bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về căn cứ địa, Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng và củng cố cơ sở chính trị ở thành thị và nông thôn, đi từ các cơ sở chính trị và các cơ sở vũ trang bí mật tiến lên xây dựng các căn cứ và khu du kích.  Dựa chắc vào dân, gắn việc xây dựng với củng cố, bảo vệ căn cứ địa.

Trong thời kỳ vận động Cách mạng Tháng Tám, các căn cứ địa được thành lập ở hầu khắp địa phương trong toàn quốc. Vùng giải phóng rộng lớn, liên hoàn được tổ chức thành khu giải phóng. Ở các căn cứ địa và khu giải phóng, chính quyền cách mạng được thành lập, các chính sách cơ bản về kinh tế, chính trị, quân sự. . . của Việt Minh được áp dụng, lực lượng vũ trang được củng cố, tăng cường, tạo đà cho đấu tranh vũ trang phát triển mạnh.

Hình thức đấu tranh nhạy bén, sáng tạo. Trong khi chưa có tình thế cách mạng trực tiếp, đấu tranh chính trị là chủ yếu có bạo lực của quần chúng cách mạng, có sự kết hợp các hình thức đấu tranh hợp pháp và không hợp pháp.

Khi tình thế mới xuất hiện, Đảng chủ trương chuyển hình thức đấu tranh từ thấp lên cao, có sự kết hợp chặt chẽ giữa nông thôn và thành thị, phát động chiến tranh du kích; kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa; chớp thời cơ lịch sử, phát huy sức mạnh ca cộng đồng dân tộc, cửa lực lượng toàn dân, và lực lượng vũ trang cách mạng nhất tề đứng lên liên tục tiến công, hên tục giành thắng lợi, đập tan cơ cấu quyền lực của quân thù, thiết lập chính quyền cách mạng trong toàn quốc. 

Xuất phát từ luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về điều kiện tiên quyết để cách mạng Việt Nam thắng lợi trước hết phải có “Đảng cách mệnh” 1, “Đảng có vững cách mệnh mới thành công” 2, cho nên Đảng đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng Đảng, đảm bảo cho Đảng luôn luôn có đường lối chính trị đúng, có tư tưởng và hành động thống nhất, tổ chức đảng có chất lượng cao, trong sạch, vững mạnh, sâu sát và bám rễ trong quần chúng nhân dân.

Để tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã tổng kết thực tiễn dấu tranh cách mạng trên các địa bàn nông thôn, thành thị và rừng núi; quán triệt tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trên một loạt vấn đề cơ bản: bạo lực cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, dựa vào sức mạnh toàn dân, thời cơ cách mạng, kết hợp các hình thức đấu tranh sáng tạo. Chúng ta đã chuẩn bị lực lượng chính trị và quân sự trên tất cả các địa bàn của đất nước, nhờ vậy Tổng khởi nghĩa diễn ra dông loạt trong phạm vi cả nước.

Thực tiễn sinh động của quá trình vận động cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân (1930-1945), nhất là trong cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám cho phép khẳng định rằng:


___________________________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr. 188.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #183 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 12:23:43 am »

Nhờ có chuẩn bị từ trước về mọi mặt, nhờ lực lượng vũ trang làm chỗ dựa và đấu tranh vũ trang hỗ trợ, phong trào cách mạng quần chúng mới phát triển nhanh, mạnh, liên tục; nhờ  có đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và lực lượng quân sự cách mạng đóng vai trò chế áp lực lượng đối phương (kẻ thù chính là phát xít Nhật chưa đầu hàng Đồng minh, còn nguyên vũ khí) cho nên Cách mạng Tháng Tám mới giành được thành công nhanh chóng và gọn gàng ở các địa phương, các thành phố lớn cũng như ở trung tâm đầu não của địch.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám: của đấu tranh vũ trang là thắng lọi của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và đường lối quân sự của Đảng. Thắng lợi đó đã mở đường và đặt cơ sở cho sự phát triển toàn diện của đất nước.

Quá trình lãnh đạo toàn dân chuẩn bị và thực hành khởi nghĩa vũ trang, Tổng khởi nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đặt nền móng cho sự hình thành một nền khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện đại.  Những bài học thành công của công cuộc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng và đấu tranh quân sự trong thời kỳ vận động cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân (1930-1945), cùng với những nhân tố thắng lợi của đấu tranh quân sự, đặc biệt là vai trò lãnh đạo cách mạng cua Đảng, sức mạnh vô địch của lực lượng cách mạng, giúp cho dân tộc Việt Nam chủ động bước vào cuộc chiến đấu mới chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và thống nhất Tổ quốc.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các Mác: “Đấu tranh giai cấp 1848-1850”, Mác - Ăng ghen: Tuyển tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981, t.1. 

2. Ph. Ăng ghen: “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức”, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981.

3. Ph. Ăng ghen: “Chống Đuy rinh - Lý luận về bạo lực..., “ Mác-Ăngghen: Tuyển tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981, t.5. 

4. V.I.Lênin: “Cương lĩnh quân sự của cách mạng vô sản”, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, t.3. 

5. V.I.Lênin: Nhà nước và cách mạng, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t.33.

6. V.I.Lênin: Chủ nghĩa và khởi nghĩa, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t.34.

7. Lênin: Những bài viết và nói về quân sự, t.3 (3-1917-10.1917), t5 (10-1917-11-1920), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976, 1978.

8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, 2, 3.

9. Hồ Chí Minh: Những bài việt và nói về quân sự, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985, t.1.

10. Hồ Chí Minh: Với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb. Quân đội nhân dân Hà Nội, 1975.

11. Hồ Chí Minh: Về vấn đề quân sự, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975.

12. Lanh Rútxiô: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, chân dung một người Bônsêvích vàng (1917-1923), Tạp chí Lịch sử quân sự số 1, tháng 1, 2 năm 2000.

13. Archimedes L.Patti: Why? Việt Nam Preludeto America’s Albatross Berkeley C.A.Univ.of California Press 1980, Tiếng Việt , Nxb. Đà Nẵng, 1985.

14. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: 55 năm quân đội nhân dân Việt Nam, Biên niên sự kiện (1944-19t99), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999. 

15. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tìm hiểu học thuyết quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997.

16. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội nhân dân. Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.

17. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Sự nghiệp và Tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh (in lần thứ 2 có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995.

18. Ban Nghiên cứu Lịch sử quân đội thuộc Tổng cục Chính trị - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam (in lần thứ Tơ có sửa chữa, bổ sung) Nxb.  Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, t. 1.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #184 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 12:25:01 am »

19. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiêu sử và sự nghiệp (in lần thứ 6), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1986.

20. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Sơn La: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Sơn La (1940-1954) (sơ thảo) Sơn La, 1983, t.1.

21. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Tuyên Quang: Lịch sử Cách mạng Tháng Tám tỉnh Tuyên Quang 1939-1945, Tuyên Quang, 1965

22. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Bắc Thái: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, (sơ thảo), Bắc Thái, 1980, t.1. 

23. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Yên Bái: Sơ thảo lịch sử Cách mạng Tháng Tám tỉnh Yên Bái, Yên Bái, 1971. 

24. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Hà Giang: Lịch sử Cách mạng Tháng Tám tỉnh Hà Giang (sơ thảo), Ty Văn hoá Hà Giang xuất bản, 1971.

25 Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Lai Châu: Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Lai Châu, Lai Châu, 1986. 

26. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Phú Thọ: Sơ thảo lịch sử Cách mạng Tháng Tám tỉnh Phú Thọ, Phú Thọ, 1968.

27. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Bắc Giang: Sơ thảo lịch sử Cách mạng Tháng Tám tỉnh Hà Bắc, Hà Bắc, 1969.

28. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ Tĩnh (sơ thảo) (1925-1954), Nxb. Nghệ Tĩnh, 1987, t.1.

29. Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Hưng: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Hưng, (927-1954), Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Hưng xuất bản, 1990, t.1.

30. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thành uỷ Hải Phòng: Cách mạng Tháng Tám ở Hải Phòng và Kiến An, Hải Phòng, 1971.

31. Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Phòng: Tóm tắt lịch sử Đảng bộ Hải Phòng (1930-1980), Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, 1982.

32. Ban Chấp hành Đảng bộ Thái Bình: Lịch sử Cách mạng Tháng Tám Thái Bình (sơ thảo), Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Thái Bình xuất bản, 1966.

 33. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Quảng Ninh: Sơ thảo lịch sử Cách mạng Tháng Tám ở tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh, 1970.

34. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Quảng Nam Đà Nẵng: Lịch sử tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng 1930-1945, Đà Nẵng, 1986.

35. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Quảng Ngãi: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1925-1945) (sơ thảo), Quảng Ngãi, 1985.

36. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Ngãi: Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ và đội du kích Ba Tơ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

37. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Thuận Hải: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thuận Hải thời kỳ 1930-1945 (sơ thảo), Thuận Hải, 1984.

38. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Sông Bé: Đảng bộ Sông Bé ra đời và lãnh đạo nhân dân trong tỉnh đấu tranh tiên tới giành chính quyền Tháng Tám, Sông Bé, 1990. 

39. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đaklak: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đaklak (sơ thảo), Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Đaclak xuất bản, 1983, t.1.

40. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Gia Lai - Kon Tum: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum (sơ thảo), Gia Lai - Kon Tum, 1980.

41. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Minh Hải : Lịch sử Đảng bộ Minh Hải (thời kỳ 1930-1945) (sơ thảo), Nxb. Mũi Cà Mau, 1989.

42. Bùi Phan Kỳ: Phác thảo học thuyết quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999. 

43. Bùi Đình Thanh: Đấu tranh vũ trang trong Cách mạng Tháng Tám, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 17 (8- 1960) . 

44. Bình Phương: Hồi ký cách mạng Tây Bắc, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Khu uỷ Tây Bắc xuất bản, 1970. 

45. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Lạng Sơn: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn, 1930-1954 (Sơ thảo), Lạng Sơn, 1986. 

46. Bùi Hữu Khánh: Hà Nội trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám, Sở Văn hoá Hà Nội xuất bản, 1960. 

47. Dương Kinh Quốc: Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988.

48. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t.1, 2. 

49. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, t.3.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #185 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 12:25:34 am »

50. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.

51. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp: Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990.

52. Đại Tướng Võ Nguyên giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh vơi quá trình hình thành và chiến thắng của quân đội ta, Tạp chí Cộng sản số 24 tháng 12 năm 1999. 

53. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hò Chí Minh - Quá trình hình thành và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

54. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh gicỉi phóng và chiến tranh giữ nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1974. t.1.

55. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1975, t.2.

56. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp: Từ nhân dân mà ra, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1964.

57. Đặng Xuân Kỳ: Hồ Chí Minh với việc vật dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. Tạp chí Cộng sản, 5-1995.

58. Đảng bộ tỉnh Bình Định. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định 1930-1945, Nxb. Tổng hợp Bình Định, 1990, t.1. 

59. Épghênhi Cabêlép: Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1985.

60. Giăng Lacutuya - Hồ Chí Minh. Nxb. Le soi, Pa ri, 1957. Bản a;Chuyện lịch sử quân sự Việt nam. 

61. Học viện Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước và giữ nước, Nxb.  Quân đội nhân dân, Hà Nội 2000.

62. Hoàng Tranh: Hồ Chí Minh với Trung Quốc, Nxb. Quân giải phóng, Bắc Kinh, 1990. Lưu tại Viện Hồ Chí Minh. 

63. Hội đồng biên soạn lịch sử Nam Trung Bộ kháng chiến: Nam Trung Bộ kháng chiến 1945-1975 Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

64. Khu uỷ Tây Bắc: Sơ tháo lịch sử Cách mạng Tháng Tám khu Tây Bắc, Ban Nghiên cứu lịch sú Đảng Khu uỷ Tây Bắc xuất bán: 1958.

65. Lê Dân: Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1957.

66. Lẽ Mậu Hãn: Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng và xác định cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1 (tháng 1, 2), năm 2000.

67. Lê Văn Thái: Về một sụ kiện lịch sử nhiều ý nghĩa, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, tháng 1, 2, năm 2000.

68. Lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1 985, t. 1 .

69. Lê Trọng Nghĩa: 19-8 Cách mạng và sáng tạo, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1995. 

70. Lê Trọng Nghĩa: Hà Nội khởi nghĩa, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Thành uỷ Hà Nội xuất bản, 1966, t.1. 

71. Nguyễn Khánh Toàn, Văn Tạo, Nguyễn Công Bình, Bùi Đình Thanh, Phạm Xuân Nam: Lịch sử Việt Nam, Nxb.  Khoa học xã hội Hà Nội, 1985, t.2.

72. Masaya Shiraishi: La presence japonise Indochine 1940-1945, Presse universitares de France -108 Boulevard Saint Germain Paris, 1982.

73. Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1985.

74. Những sự kiện lịch sử về hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam (1930-1954), Tổng cục Hậu cần xuất bản, Hà Nội, 1979. 

75. Nguyễn Quyết: Hà Nội Tháng Tám (hồi ký) Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980.

76. Phạm Kiệt: Từ núi rừng Ba Tơ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1970.

77. Phan Bội Châu: Toàn tập. Chương Thâu sưu tầm - biên soạn, Nxb. Thuận Hoá, 1990, t.6.

78. Phuruta Môtô - Tư liệu gửi từ Tokyo ngày 24-9-1997. 

79. Stein Tonnesson “The Vietnamese revolution of 1945 - Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at war” Sage publicatons Lon don. Newbry. New Delhi, 1991. 

80. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng - Bộ Tơ lệnh Quân khu I - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam - Miền đất khai sinh và quá trình phát triển, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #186 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 12:26:48 am »

81. Trường Chinh: Mấy vấn đề quân sự trong cách mạng Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1983. 

82. Trường Chinh: Cách mạng Tháng Tám (In lần thứ 6), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1960.

83. Trần Huy Liệu: Tựa cho cuốn Ngọn cờ giải phóng, Nxb. Sự thật, 1955.

84. Trần Huy Liệu: Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, Ban Văn Sử Địa xuất bản, Hà Nội, 1956, 196 l, quyển I-II (tập thượng, tập hạ) .

85. Trần Huy Liệu: Nghĩa Lộ vượt ngục, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991.

86. Trần Huy Liệu, Văn Tạo, Nguyễn Công Bình, Nguyễn Khắc Đạm, Nguyễn Lương Bích, Ngông Niết đam: Tài liệu tham khảo cách mạng cận đại Việt Nam, Nxb. Văn Sử Địa, t.1, 2, 1955, 1957.

87. Trần Huy Liệu và nhiều tác giả : Cách mạng Tháng Tám. - Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các đia phương, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1960, t. 1, 2.

88. Trần Văn Giàu, Trung Dũng, Mai Văn Bộ, Nguyễn Tấn Tuồng, Bùi Công Đảng: Mùa Thu rồi - Ngày 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

89. Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Hoàng Văn Lân, Nguyễn Văn Sự, Đặng Huy Vận: Lịch sử Việt Nam, Nxb.  Giáo dục, Hà Nội, 1960, t.3.

90. Trần Tử Bình: Hà Nội khởi nghĩa, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng, Thành uỷ Hà Nội xuất bản, 1966, t.1. 

91. Trần Cung: Một trang đáng nhớ, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1980.

92. Trần Xuân Trường: Giải quyết quan hệ dân tộc và giai cấp theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản số tháng 5 năm 1995.

93. Tạp chí Planêta - Action, Pa ri, số tháng 3 năm 1970, Bản dịch tiếng Việt lưu tại Viện lịch sử quân sự Việt Nam. 

94. Trần Dân Tiên : Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975. 

95. Trần Thanh Tâm: ‘Hình thái diễn biến khởi nghĩa trong Cách. mạng Tháng Tám” và Phuruta Môtô: “Từ binh lính quân đội Thiên hoàng đến chiến sĩ Việt Minh - Vài nét về những người Nhật tham gia Việt Minh”, in trong sách Cách mạng tháng Tám - Một số vấn đề lịch sử, Văn Tạo chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. 

96. Thành uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội 1926-1954 (sơ thảo), Nxb. Hà Nội, 1989. 

97. Tỉnh uỷ Hoàng Liên Sơn: Những chặng đường lịch sử của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hoàng Liên Sơn (1936-1982) Sở Văn hoá và Thông tin Hoàng Liên Sơn xuất bản, 1982.

98. Tỉnh uỷ Hà Sơn Bình: Lịch sử Đảng bộ Hà Sơn Bình, (1926-1945), Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Hà Sơn Bình xuất bản. 1985 t.1.

99. Tỉnh uỷ Bến Tre: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bến Tre, 1930-1945 (tóm tắt), Ban Nghiên cứu lịch sử Dáng Tỉnh uỷ Bến Tre xuất bản, 1985. 

100. Tỉnh uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Sóc Trăng: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng (1930-1954) Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Sóc Trăng xuất bản, 1994, t.1.

101. Tỉnh uỷ Kiên Giang: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Kiên Giang (1930-1945) (sơ thảo), Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Kiên Giang xuất bản, 1935. 

102. Tỉnh uỷ An Giang: Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang (1927-1945) (sơ thảo), Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh uỷ An Giang xuất bản, 1986.

103. Văn viện quân sự của Đảng (1930-1945), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.

104. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử (1890-1930), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.1. 

105. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử (1930-1945), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.2. . 

106. Viện Hồ Chí Minh: Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1(924-1t927) Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. 

107. Bảo tàng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Những sự kiện, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1987. 

108. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh - Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

109. Viện Sử học Việt Nam: Lịch sử thành phố Đà Nẵng, Nxb. Đà Nẵng, 1996.


- HẾT TẬP 9 -
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM