Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:18:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 9  (Đọc 109343 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #120 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 08:34:54 pm »

Riêng ở Lạng Sơn, Nhật đã đánh lừa, mời các sĩ quan cao cấp Pháp tham dự buổi chiêu đãi rồi bắt làm tù binh. Mặc dù các sĩ quan cao cấp bị mắc lừa và bị bắt nhưng các đồn binh Pháp vẫn chống cự, sau 24 tiếng đồn mới bị thất thủ. Tướng Lemonnier, một số viên chỉ huy cùng quân đội sống sót đều bị chặt đầu. Theo A.Patti thì: ở đồn Lạng Sơn khi ấy có khoảng 12.000 quân Pháp đã quyết chiến suốt hai ngày.  Nhưng do bị áp đảo về số lượng, thiếu nước, thiếu đạn dược, chỉ vài trăm người được sống sót đã đầu hàng Sư đoàn 37 của Nhật còn tất cả đều bị tàn sát 1.

Ở Huế, quân Pháp thuộc trung đoàn 10 RIC đóng ở Hoàng thành cầm cự được đến nửa đêm 10-3, rồi buộc phải đầu hàng.

Suốt miền Trung Kỳ và toàn bộ Nam Kỳ phía Pháp chỉ có vài vụ chống cự nhỏ hoặc chạy thoát, còn toàn bộ bị bắt làm tù binh.

Sabattier (kẻ chủ mưu đàn áp, khủng bố căn cứ địa Việt Bắc của ta tháng 1-1945, kẻ đã ra lệnh cho một tiểu đoàn lính Âu Phi từ Lạng Sơn về đánh Thái Nguyên ngày 12-3 nhưng chưa kịp) đã rời khỏi Hà Nội ngày 8-3, bỏ lại cả quân lính, rút chạy bằng đường bộ theo dọc sông Đà lên Lai Châu chỉ mang theo ba sĩ quan, một phiên dịch, một lái xe và hai lính Thái dẫn đường.

Đến Lai Châu ngày 23-3, y điện báo được cho Chính phủ Pháp là còn sống, thì đến ngày 29-3, khi đến được Điện Biên Phủ hội quân cùng Alecssandri, y đã gặp hai đại diện của Chinh phủ Pháp do máy bay Anh thả dù xuống là Francois de Langlade và đại tá Dewavrin (còn gọi là Passy) - người chỉ huy hành quân của cơ quan tình báo của Đờ Gôn DGER. Hai phái viên này đã báo cho Sabattier biết là y được Pháp bổ nhiệm làm tổng đại diện và tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương thay thế cho cả Mordant và Ay mé. 

Gần một tuần lễ sau đó Sabattier đã đưa quân sang Lào, thiết lập Đại bản doanh ở Phong Sa Lý. Rồi vào đầu tháng 5, mặc dầu nhận được chỉ thị nghiêm ngặt của Đờ Gôn là phải ở lại Đông Dương, nhưng cả Sabattier và Alecssandri đều rút chạy sang Trung Quốc.

Ở Cao Bằng, vì trong vùng căn cứ địa của Việt Minh, Nhật không bắt được ngay bọn Pháp. Sau ngày 9-3, quân Pháp ở Cao Bằng tập hợp lại dưới quyền chỉ huy của đại tá Reul, tư lệnh đạo quan binh thứ hai. Số này phải nhờ Việt Minh giúp đỡ mới thoát được sang Trung Quốc.

Kết cục cuộc đảo chính từ phía Pháp, chỉ riêng lính người âu, Pháp bị mất 2.110 tên, trong đó, 1.260 bị giết. Riêng ở Hà Nội 87 người âu và khoảng 100 người Đông Dương bị giết ở Lạng Sơn tướng Lemonnier và một số sĩ quan bị giết.  Còn ở các nơi khác, vì không diễn ra sự chống cự của Pháp nên số bị giết không đáng kể.

Nhưng thảm hại nhất cho phía Pháp là trong số 10 viên tướng, chỉ có 3 thoát khỏi tay Nhật, không bị bắt. Đó là Sabattier, Alecssandri và Turquin (người đứng đầu ngành y).

Còn lại 7 tướng bị bắt là: Decoux, Berenger, Mordant, Aymé, Delsuc, Massimi và Froissartk - Broissia.

Cuộc đảo chính diễn ra nhanh gọn. Pháp hoàn toàn thất bại. Cách mạng Việt Nam thì hết sức chủ động, nhanh chóng nắm bắt thời cơ để hành động.

Một trong những nguyên nhân mà Nhật - Pháp dùng dằng chưa “cắn xé” lẫn nhau là chúng đều “gờm cách mạng Đông Dương” như đồng chí Trường Chinh từ cuối 1944 đã phân tích. Nhưng các lực lượng vũ trang Việt Nam, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng đã không chủ quan, vội vã, không manh động tiến công ngay Nhật hay Pháp mà là “Phải lợi dụng đến cùng cuộc khủng hoảng chính trị đang tiếp diễn đặng phát động một cao trào” 2.

Với Nhật, ta chủ trương không manh động tiến công chúng lúc này, mà phải diệt chúng bằng cả một cao trào cách mạng. Với Pháp, phải phân hoá, tranh thủ binh vận, thu nhận tàn binh Pháp bại trận khi chúng đầu hàng, thu vũ khí (nhất là với bọn lính khố đỏ khố xanh). Mặt khác, ta phải nhân danh Việt Minh đứng trong hàng ngũ Đồng minh quốc tế chống phát xít mà giúp chúng khi cần thiết như lời hướng dẫn của báo Độc lập số 208 ngày 13- 3- 1945 đã nêu rõ:


________________________
1. Archimedes L.A.Patti: Why Vietnam? (Tại sao Việt Nam Nxb. Đà Nẵng, 1995, tr. 79.
1. Ngọn cờ giải phóng, Sđd, tr. 71.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #121 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 08:37:16 pm »

“Đối với những người Pháp đã chiến đấu chống Nhật và bị Nhật đàn áp, thì chúng ta sẽ bày tỏ thiện chí, cảm tình và bắt tay họ, nếu họ muốn đánh Nhật”.

Thực tế đã diễn ra như sau:

Ở Cao Bằng: Như trên đã nói, đại tá Reul mặc dầu trước kia y đã cùng viên giám binh Pierre De Pontiche tiến hành nhiều chiến dịch đàn áp Việt Minh nhưng nay vẫn được Việt Minh cứu giúp. Khi chạy trốn vào vùng Sóc Giang - căn cứ địa Việt Minh để tránh cuộc tiến công của Nhật, Reul đã gặp đại diện Việt Minh.

Hai bên đã trao đổi về kế hoạch hợp tác chống Nhật: Việt Minh cam kết cung cấp cho Reul những tin tức tình báo, cho người hướng dẫn và những nhu yếu phẩm cần thiết; Reul hứa chuyển giao cho Việt Minh những vũ khí của mình càng nhanh càng tốt, nhất là khi nhận được vũ khí của Mỹ thả dù xuống cho quân lính của họ, và thông báo cho nhà cầm quyền Pháp những chiến công của Việt Minh trong cuộc chiến đấu chống Nhật. . . 

Ở Bắc Cạn: Giải phóng quân chủ động mở đường cho tàn binh Pháp tránh được Nhật và hợp tác với Việt Minh chống Nhật nếu họ muốn. Cụ thể như ở Ngân Sơn, được tin tên chỉ huy Pháp nấn ná không chịu rút quân khỏi đồn, muốn đợi Nhật đến, Giải phóng quân đã chủ động viết thư kêu gọi:

“Nếu muốn cùng hợp tác với Việt Minh để đánh Nhật thì phải kéo quân vào ngay khu du kích, sẽ được giúp đỡ. Trái lại, nếu ở lại để nộp khí giới cho Nhật thì Việt Minh sẽ đánh lấy đồn” 1. Cuối cùng, tên chỉ huy đồn đưa theo toàn bộ binh sĩ tới nơi giải phóng quân quy định. Binh lính nộp vũ khí xin về quê quán. Vợ chồng tên đồn trưởng Pháp ngỏ ý muốn sang Trung Quốc. Giải phóng quân đã cấp giấy cho đi về phía biên giới.

Ở Chợ Rã, Giải phóng quân gửi thông tri như trên cho đồn trưởng Pháp và tên tri châu đang lẩn trốn. Viên đồn trưởng xin nộp lại bốn trung đội lính khố xanh cùng toàn bộ vũ khí. Tên tri châu phản động định chạy trốn báo tin cho Nhật, đã bị quân cách mạng đuổi bắt, tuyên án xử bắn trước nhân dân.

Quân đội Pháp ở Bắc Cạn lúc đó còn khoảng trên dưới năm trung đội, do sĩ quan Pháp, trong đó có một tên quan năm chỉ huy. Giải phóng quân đã viết thư cho bọn chỉ huy khuyên họ hợp tác với Việt Minh đánh Nhật với các điều kiện:

- Phải tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.

- Binh lính của họ không được quấy nhiễu dân.

- Cho họ được mua lương thực của nhân dân.

Nói tới hình ảnh bọn tàn quân Pháp sau cuộc đảo chính này, trong hồi ký Tù nhân dân mà ra, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ghi lại:

“Bọn Pháp, mặc dầu có hàng vạn quân trong tay, nhưng khi bị Nhật lật, chỉ làm có hai công việc: chạy trốn và đầu hàng. Đại bộ phận quân Pháp ở Cao Bằng rút chạy sang Trung Hoa, một bộ phận dồn về Bắc Cạn. Bọn tàn quân ở Lạng Sơn kéo về Bắc Cạn, hợp nhất với bọn ở đây rồi chạy cả về Pắc Nậm, qua Nậm Quét sang Trung Hoa. Binh lính của chúng ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn Tây đều rút lên Tuyên Quang, men theo đường rừng dọc sông Gậm, đến Nậm Quét hay tới Hà Giang để vượt biên giới.

Chúng đi hốt hoảng, vội vã quên cả dặn dò những tên tay chân tổng đốc, tuần phủ đón chúng ở dọc đường. Nhưng chúng cũng không quên dùng hơi ngạt giết chết những người cách mạng bị giam giữ ở Cao Bằng, Yên Bái... Hầu hết binh lính người Việt bị dồn đi theo đều bỏ rơi chúng, đem vũ khí nộp cho bộ đội cách mạng rồi trở về làng. Một số xin gia nhập hàng ngũ quân giải phóng để kháng Nhật” 2.

Riêng với các hàng binh Pháp sau cuộc đảo chính ngày 9-3-1945, chúng ta đã có chính sách nhân đạo giúp đỡ họ bằng mọi cách. Điều đó khiến cho chính A.Patti sau này cũng phải ghi nhận:

“Người Việt đã giúp đỡ cho “các ông chủ cũ” của họ trốn tránh trước sự truy lùng của kẻ thù, chỉ dẫn cho họ vượt rừng rậm để sang Trung Quốc và có khi còn cho họ ẩn nấp ngay trong nhà mình một thời gian. Rõ ràng đây không phải do “lòng trung thành” hay vì sợ sệt mà chính là trên cơ sở nhận thức được rằng họ đang bước vào một thời đại mới... Họ là công dân một nước Việt Nam tự do, độc lập . . .” 3.


_____________________
1. Võ Nguyên Giáp: Từ nhân dân mà ra, Sđd, tr.192.
2. Võ Nguyên Giáp: Từ nhân dân mà ra, Sđd, tr. 194.
3. L.A.Patti: Tại sao Việt Nam, Sđd, tr.81.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #122 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 08:42:20 pm »

Về sự sa sút nghiêm trọng của binh lính Pháp xin tham khảo thêm nhận định của chính người Pháp Lon Pignon, cố vấn hàng đầu của Bộ Thuộc Pháp về Đông Dương, người được bổ nhiệm đứng đầu bộ máy cai trị dân sự của tướng Sabattier, khi Sabattier vẫn còn nắm giữ một vùng lãnh thổ ở Việt Nam.

Giữa tháng 5- 1945, trong chuyến đi công cán ở Vân Nam, Pignon đã có cơ hội để phỏng vấn nhiều người trong số 2.500 người châu Âu và 3.200 binh lính bản xứ đã chạy sang Trung Quốc. Sau đó, Pignon viết một bản báo cáo về Calcutta và Paris trong đó có phần “luận tội” như sau: Tôi được phái đến đây với lòng tin rằng tất cả những cố gắng của chúng ta, phù hợp với ý chí của chính phủ, đều nhằm mang lại khả năng chiến đấu của những đơn vị của chúng ta tại chiến trường Trung Quốc.

Nay tôi gần như tin điều ngược lại. Quân đội của chúng ta là một con số thụ động chứ không phải là con số chủ động. Những đạo quân này đã làm hại chúng ta chứ không phải phục vụ cho chúng ta. Sự mất tín nhiệm đã bao trùm lên đạo quân này, chỉ có một khẩu lệnh là đã kích thích chúng: “Chạy trốn thật nhanh sang Trung Quốc’t, bỏ lại vũ khí và đạn dược, dâng nộp thành trì mà không kháng cự trước con mắt của người Trung Quốc và những người cách mạng An Nam...


II. CHỈ THỊ LỊCH SỬ “NHẬT PHÁP BẮN NHAU VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHÚNG TA”

Tin Nhật đảo chính Pháp nhanh chóng được Trung ương Đảng nắm bắt như nắm bắt một thời cơ cách mạng bấy lâu luôn trông đợi vì biết rằng trước sau tất sẽ phải nổ ra. Vì vậy, ngay trong đêm 9-3 giữa lúc Nhật nổ súng đánh Pháp, tại làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đồng chí Trường Chinh đã chủ trì Hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Trung ương Đảng để thảo luận Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị này chính thức được ban hành ngày 12-3-1945.

Trước hết, Chỉ thị xác định rõ: “Mặc dầu tình hình chính trị khủng hoảng sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương hiện nay chưa thực sự chín muồi”.  ‘triêng bọn thống trị Nhật, ta thấy chúng chưa chia rẽ , hoang mang, do dự đến cực điểm” 1.

Về kẻ thù chính của cách mạng, bản Chỉ thị cho rằng:

“Sau cuộc đảo chính này, đế quốc phát xít Nhật là kẻ thù chính - kẻ thù cụ thể trước mắt - duy nhất của nhân dân Đông Dương” 2.

Thứ hai, Chỉ thị nêu rõ những khẩu hiệu hành động sau ngày 9-3. Do thực dân Pháp đã bị lật đổ, nên khẩu hiệu đấu tranh từ nay sẽ là:

“Đem khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật" thay cho khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật, Pháp!”, ...”chống lại chính quyền Nhật và chính phủ bù nhìn Nhật” .  Nhằm vạch rõ luận điệu tuyên truyền của Nhật và bọn tay sai của chúng “Quân Nhật vào Đông Dương để giải phóng các dân tộc Đông Dương” 3.

Chỉ thị chủ trương: “Chuyển trung tâm tuyên truyền vào hai vấn đề:

1- Giặc Nhật không giải phóng cho ta; trái lại, tăng gia áp bức bóc lột ta.

2- Giặc Nhật không thể củng cố chính quyền ở Đông Dương và nhất định chúng sẽ chết” 4.

Còn về hành động, phải: “Phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Cao trào ấy có thể bao gồm từ hình thức bất hợp tác, bãi công, bãi thị, phá phách, cho đến những hình thức cao, như biểu tình thị uy vũ trang, du kích. Sẵn sàng chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện (ví dụ khi quân Đồng minh bám chắc và tiến mạnh trên đất ta).


_____________________
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 365, 366.
3, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 367.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2009, 08:49:06 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #123 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 08:48:39 pm »

Thứ ba, Chỉ thị nêu phương hướng tổ chức và hành động của cách mạng Đông Dương mà riêng về quân sự thì:

- Tổ chức thêm nhiều bộ đội du kích và tiểu tổ du kích.

- Thành lập những căn cứ địa mới.

- Thống nhất các chiến khu và thành lập “Việt Nam giải phóng quân”.

- Tổ chức Uỷ ban quân sự cách mạng (tức Uỷ ban khởi nghĩa) để thống nhất chỉ huy du kích các chiến khu.

- Huấn luyện quân sự cho cán bộ các cấp và đội trưởng các đội tự vệ Về hoạt động quân sự, Chỉ thị nêu rõ: phải “Chuyển qua những hình thức tranh đấu cao hơn: tổng biểu tình tuần hành, bãi công chính trị, mít tinh công khai, bãi khoá, bãi thị, bất hợp tác với Nhật về mọi phương diện; chống thu thóc không nộp thuế.

Huy động đội tự vệ tước võ khí của binh lính bại trận đào ngũ, dao động mất tinh thần.

Phát động du kích ở những nơi có địa hình, địa thế” 1

Mặc dầu tiến lên cao trào, nhưng ‘du kích chiến” vẫn là hình thức đấu tranh chủ yếu:

“ … ngay bây giờ phát động du kích, chiếm căn cứ địa, duy trì và mở rộng chiến tranh du kích, phải là phương pháp duy nhất của dân tộc ta để đóng vai trò chủ động trong việc đánh đuổi quân ăn cướp Nhật Bản ra khỏi nước, chuẩn bị hưởng ứng quân Đồng minh một cách tích cực” 2

Thứ tư: Nét đặc biệt sáng tạo trong chỉ đạo là nhấn mạnh đến vai trò tích cực chủ động, chông ỷ lại, chờ đợi.  “Song dù sao ta không thể đem việc quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương làm điều kiện tất yếu cho Tổng khởi nghĩa của ta; vì như thế là ỷ lại vào người và tự bó tay trong khi tình thế biến chuyển thuận tiện. . . nếu giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940, và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần, thì khi ấy dù quân Đồng minh chưa đổ bộ, cuộc Tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi” 3.

Như vậy: Cách mạng Việt Nam khẳng định: Đối tượng đấu tranh của cách mạng Việt Nam từ sau ngày 9-3-1945 là phát xít quân phiệt Nhật và bè lũ tay sai”.
 

III. ĐẤU TRANH VŨ TRANG CHỐNG PHÁT XÍT NHẬT VÀ TAY SAI

Cuộc đấu tranh vũ trang chống phát xít Nhật và tay sai từ sau ngày 9-3 -1945 đến Tổng khởi nghĩa Tháng Tám chia làm hai giai đoạn:

- Từ sau 9-3 đến giữa tháng 5-1945. Đây là thời kỳ Nhật còn đang củng cố bộ máy thống trị và chính quyền tay sai của chúng. Quân cách mạng đã tranh thủ tiến công chính quyền địch ở các địa phương, trong khi thủ Pháp mới bị đánh bại mà chủ Nhật lại chưa với tay tới kịp.

- Từ giữa tháng 5-1945 đến Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.

Lúc này Nhật đã tương đối ổn định bộ máy quyền lực, tăng cường tấn công các căn cứ địa của Việt Minh, gây dựng uy thế cho chính quyền tay sai. Hoạt động quân sự cách mạng lúc này là chống Nhật càn quét, tiếp tục mở rộng các căn cứ địa, đánh mạnh vào chính quyền tay sai Nhật ở các địa phương, hỗ trợ cho một phong trào quần chúng mạnh mẽ chống thu thóc, thu thuế. . . đẩy mạnh phong trào đấu tranh toàn dân, toàn diện để tiến tới Tổng khởi nghĩa.  Cách mạng là ngày hội của quần chúng. Chưa bao giờ câu nói ấy trở nên sinh động như những ngày cao trào Tổng khởi nghĩa từ 9-3-1945 đến những ngày nổ ra cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Trong thời gian “một ngày bằng hai mươi năm” của cao trào tiền khởi nghĩa này, do đã chớp được thời cơ và nhìn thấy thắng lợi trước mắt, những người cộng sản Việt Nam đã chỉ đạo cao trào sát sao từng bước về chính trị, quân sự, kinh tế để phục vụ cho Tổng khởi nghĩa nhanh chóng đi tới thắng lợi.


______________________________
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 370, 372.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7, tr. 373.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #124 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 08:53:08 pm »

1. Các văn kiện chỉ đạo kịp thời phong trào kháng chiến cứu nước của Đảng và Mặt trận Việt Minh

a) Hịch "Kháng Nhật cứu nước”.

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, “hịch” là một thể loại mà nhà nước ban bố mỗi khi cần hiệu triệu toàn dân, toàn quân đứng lên đấu tranh vì mục đích thiêng liêng đánh giặc cứu nước. Tiếp theo văn kiện sôi động “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ban hành ngày 12-3-1945, ngay sau đó, ngày 15-3-1945, hịch “Kháng Nhật cứu nước” đã được ban hành.

Đây chăng những là văn kiện thổi thêm một luồng gió mới vào cao trào tiền khởi nghĩa mà còn là văn kiện một lần nữa chỉ ra cho toàn dân Việt Nam thấy rõ kẻ thù trước mắt và số một của nhân dân Việt Nam lúc ấy. Hịch “Kháng Nhật cứu nước” được in ra với một khối lượng rất lớn. Chỉ riêng ở Bắc Bộ, 150.000 tờ đã được chuyển nhanh tới từng cơ sở xã, thôn, đẩy cao trào tiền khởi nghĩa lên một khí thế mới, thể hiện trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Trước hết, hịch khẳng định đối tương của cách mạng Việt Nam lúc này là phát xít Nhật và bọn Việt gian thân Nhật.  Hỡi quốc dân đồng bào!
“Nhật, Pháp bắn nhau chí tử.

Quyền thống trị của Pháp tan rã. Giặc Nhật cho bọn Việt gian thân Nhật “ Đại Việt quốc gia liên minh” và “ Việt Nam phục quốc đồng minh ‘ lập chính phủ bù nhìn để hại nước, lừa dân” 1.

Vạch rõ chiêu bài “Độc lập giả hiệu’ mà phát xít Nhật trao cho bọn bù nhìn, hịch “Kháng Nhật cứu nước” nêu rõ.  “Giặc Nhật truất quyền giặc Pháp để chiếm hẳn nước ta làm thuộc địa của chúng... Chúng không giải phóng cho dân tộc ta đâu . . .

Giặc Nhật là kẻ thù số một của nhân dân châu á và của cả loài người... Cách mạng Nhật sẽ nổi dậy, hất xác bọn phát xít quân phiệt Nhật xuống hố. . .” 2.

Bản “ hịch” kêu gọi hành động: đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, mà vũ trang phải được đẩy mạnh hơn:

Hỡi các giới đồng bào!

“Hãy biểu tình, thị oai, bãi công, bãi thị, bãi khoá, làm cho giặc Nhật bối rối thêm. Hãy phá các đường giao thông, vận tải, dây thép, kho tàng của Nhật. Hãy táo bạo đánh úp các đồn lẻ, dành chẹn các đội quân tuần tiễu của Nhật, đừng để cho chúng xông xáo hoành hành” 3.

Tiến lên!
 
Xông tới! . . .

Đánh đuổi giặc Nhật!” 4

b) Lời kêu gọi “Chống nạn chết đói”

“Lời kêu gọi” nêu khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” thể hiện nghệ thuật phát động quần chúng của Mặt trận Việt Minh nhằm chống âm mưu của kẻ thù muốn giết hại nhân dân Việt Nam - một âm mưu cực kỳ thâm độc và tàn bạo hòng hạn chế sức đấu tranh của nhân dân ta đang dâng cao khắp nơi.

Như tài liệu mang tên “Bằng chứng và tư liệu Pháp có liên quan tới chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam” đã thú nhận, thực dân Pháp rồi phát xít Nhật đã không hề che đậy mục đích chính trị của chúng. Tài liệu này nói rõ:


________________________
1, 2, 3, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7, tr. 532, 533-534, 234, 534.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #125 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 08:58:07 pm »

“Làm chết một bộ phận quan trọng trong dân chúng và nhấn chìm con số còn lại trong nạn đói: đó là cái dây phanh hữu hiệu để hãm bớt nhiệt tình yêu nước mà thống sứ Bắc Kỳ Sove Chauvet đã tìm thấy” 1.

Riêng đối với lực lượng vũ trang Việt Nam, bọn thống trị Nhật - Pháp thống nhất với nhau rằng, “muốn đánh thắng du kích Việt Minh thì phải đánh “ vào cái dạ dày” của chúng là hữu hiệu hơn cả”.  Trước âm mưu của kẻ thù như thế, lời kêu gọi “ Chống nạn chết đói” của Việt Minh đã nêu rõ:

“Giặc Nhật thu hết thóc gạo của dàn ta, làm cho hàng triệu đồng bào phải chết đói...  Muốn khỏi đói, muốn khỏi chết, . . . phải rủ nhau kéo đến phủ, huyện, tỉnh đường, đốc lý đòi phát gạo, chẹn các xe lương và phá những kho thóc của giặc Nhật mà ăn” 2. Đồng thời kêu gọi thanh niên trai tráng gia nhập các lực lượng vũ trang cứu nước: “Muốn không còn nạn đói nữa, tất cả hãy tìm vào các hội cứu quốc của Việt Minh, sửa soạn gấp rút để...  đuổi hẳn giặc Nhật ra khỏi bờ cõi” 3.

Từ sau 9-3, phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân do gắn liền được với nhiệm vụ “Phá kho thóc cứu đói” được phát triển rất mạnh mẽ. Hơn nữa nhân dân, nhất là thanh niên trai tráng được cứu đói lại hăng hái tham gia giết giặc cứu nước khiến phong trào đấu tranh vũ trang ngày càng lên cao. 

c) Lời kêu gọi “Đồng tiền cứu nước” 4

Tháng 8-1944, Mặt trận Việt Minh đã ra lời kêu gọi:

“Sắm vũ khí đuổi quân thù chung”. Trước biến chuyển của tình hình, ngày 12-4-1945, Mặt trận Việt Minh lại ra lời kêu gọi: “gồng tiền cứu nước” nhằm có thêm điều kiện cho việc đẩy mạnh đấu tranh vũ trang: “làm thế nào để có thể nuôi sống được bao nhiêu chiến sĩ của dân ta đương tuốt gươm lắp đạn xông pha trên chiến địa, quyết sống thác với quân thù?

Làm thế nào để có thể mua, sắm, chế tạo được những võ khí giết giặc bao nhiêu cũng thiếu và quyết định cuộc thắng bại của dân ta?

“Đồng tiền cứu nước” sẽ quay lồng bộ máy cách mạng lên một nhịp mạnh mẽ tột bực để nghiến chết quân thù và mang lại độc lập, tự do có đất nước?”.

Lời kêu gọi “Đồng tiền cứu nước” đánh dấu bước phát triển mới của đấu tranh vũ trang. Nó chứng tỏ rằng, đến thời điểm này, ngoài súng đạn ra, cao trào tiền khởi nghĩa đã nhận rõ nhu cầu về tiền bạc để lo trang bị mọi mặt như quân nhu, lương thực. . . cho các lực lượng vũ trang thoát ly như Giải phóng quân, Cứu quốc quân, bộ đội địa phương... sẵn sàng tiến tới tổng khởi nghĩa.

2. Các cuộc nổi dậy phá nhà tù, vượt trại giam... 

Tin Nhật đảo chính Pháp đã nhanh chóng lọt qua song sắt các nhà tù, đến với hàng nghìn chiến sĩ đang bị giam giữ tại đây thôi thúc họ tìm mọi cách phá gông xiềng, thoát ra ngoài đặng dấn thân vào cao trào đấu tranh cách mạng đang dâng cao. Nếu trước ngày 9-3 (theo báo Cứu quốc ngày 30-11-1944, số cán bộ thoát tù mới kể hàng chục.

Các cuộc vượt ngục ở nhà tù Sơn La, nhà tù Chợ Chu năm 1943 được năm cán bộ cách mạng; nhà tù Hoà Bình, nhà tù Sơn La năm 1944 được tám cán bộ cách mạng, (trong đó có các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, Song Hào, Tạ Xuân Thu...) thì từ sau 9-3-1945, số cán bộ thoát ra khỏi nhà tù đã lên tới hàng trăm. Đó là những cuộc tù nhân nổi dậy bở Ba Tư), vượt ngục sau khi khởi nghĩa không thành như ở Nghĩa Lộ, bí mật trốn khỏi nhà tù như ở Hoả Lò (Hà Nội), ở nhà tù Buôn Ma Thuộc, Hội An ...


__________________________
1. Temoignages ét documents ran Cai relatifs à la coloni sation francaise an Việt Nam (Bằng chứng và tư liệu Pháp có liên quan tới chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam), Hà Nội, 1949, tr. 1-15.
2, 3, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7, tr. 521-522, 522, 529.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #126 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 09:01:33 pm »

Các cuộc phá gông xiềng đó là kết quả của cả một quá trình chuẩn bị công phu của các chiến sĩ cộng sản trong nhà lao đế quốc thực dân tổ chức các cuộc nổi dậy ở các nhà lao. Thế nhưng, kế hoạch đó bị bại lộ, kẻ địch thẳng tay đàn áp.  Mặc dù vậy, đã có nhiều chiến sĩ mưu trí và dũng cảm thoát khỏi nhà tù. Nét điển hình ở đây là do binh vận tốt và do ảnh hưởng của thắng lợi bên ngoài, nhiều binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp đã giúp đỡ, che chở, (làm ngơ hoặc bắn chỉ thiên, bắn chệch) để các chiến sĩ vượt rào chạy trốn. Kết quả, nhiều chiến sĩ đã thoát hiểm, ra ngoài trở thành cán bộ cốt cán của phong trào như Trần Huy Liệu, Vương Thừa Vũ, Trần Đức Sắc . . . Riêng Vương Thừa Vũ trở thành cán bộ chỉ huy trong quân đội. . .

Tuy vậy trong những cuộc vượt ngục đó, ta cũng đã phải chịu những tổn thất nhiều khi rất lớn. ở Nghĩa Lộ cũng vậy, ngoài Phạm Quang Thẩm bị bắn chết khi chạy trốn, còn các chiến sĩ khác như Đinh Nhu (tác giả bài “Cùng nhau đi Hồng Binh...”), Nguyễn Văn Bảy, Vy, Phùng, Hương, Kim, Hiếu, v.v. đã bị Pháp bắt đem ra sân đóng cọc trói và bắn ngay tại chỗ 1.

Ngoài việc các chiến sĩ trong nhà tù tổ chức vượt ngục, thời kỳ này còn có những cuộc diệt đồn, giải thoát tù nhân như trận đánh đồn Tam Đảo 16-7-1945, hay do áp lực của ta, Chính phủ Trần Trọng Kim đã phải vận động thống đốc Nhật phóng thích, như ở trại tập trung Bà Rá Nam Bộ. . . 

3. Giải phóng quân, Cứu quốc quân đánh Nhật và tay sai, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.

Ngay trong ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3, Liên tỉnh uỷ Cao - Bắn - Lạng đã ra Nghị quyết gồm các điểm:

a. Đánh đổ chế độ thống trị của Pháp ở hương thôn rồi tuỳ nơi, sẽ thành lập chính quyền nhân dân từ cấp xã đến cấp châu, huyện, phủ, hoặc đến cấp tỉnh. 

b. Phân phối cán bộ của Đội tuyên truyền về cùng với đội vũ trang địa phương tổ chức thêm những đơn vị giải phóng quân mới, chuẩn bị trực tiếp đánh Nhật.

c. Phá hoại đường sá, cầu cống, dân chúng tích cực làm vườn không, nhà trống khắp nơi. 

d. Đối với quân Pháp bị Nhật đánh đuổi, chủ trương không khiêu chiến với họ trong lúc họ rút lui, mà tích cực kêu gọi họ cùng nhau thành lập mặt trận chống Nhật.  Giải phóng quân từ Cao Bằng được lệnh tiến về nhiều hướng:

- Đồng chí Thiết Hùng chỉ huy một đờn vị tiến sang chiến đấu tại phía Bảo Lạc, sau đó tiến về mạn Thất Khê, Bình Gia, cùng các đồng chí Đàm Ninh Viễn, Hoàng Minh Thảo tổ chức tiến công địch.

- Đồng chí Lê Quảng Ba chỉ huy một đơn vị tiến về phía biên giới Việt - Trung, phía Sóc Giang. Sau khi giao nhiệm vụ chiến đấu cho đồng chí Bằng Giang, đồng chí Lê Quảng Ba tiếp tục tiến sang phía Bắc Quang.

Trong không khí sôi động sau ngày 9-3-1945 này, thành tích đánh Nhật và tay sai, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc của Giải phóng quân và Cứu quốc quân của Liên tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng đã làm nức lòng quân dân ở khắp các vùng trong eả nước. Các lực lượng vũ trang tại Cao Bằng đã hạ một loạt đồn, trại, thu nhiều vũ khí, đạn dược của bọn lính dõng và các toán quân Pháp trên đường rút chạy trước sự truy lùng của quân Nhật, tiến về biên giới Việt - Trung.  Tại vùng Cao - Bắc - Lạng này, đã nổi lên những sự kiện như sau:

- Ở Trà Lĩnh, Mã Phục, một số sĩ quan Pháp chẳng những không hưởng ứng lời kêu gọi hợp tác chống Nhật của Việt Minh mà còn quay súng chống lại, buộc ta phải chặn đánh, thu vũ khí.

- Ở Nguyên Bình, tên chỉ huy đồn là trung uý Bécniê từ Cao Bằng về, được tin Nhật chiếm mất đồn vội kéo quân chạy xuyên rừng về đồn Tắp Ná do chuẩn uý Pháp Đulơri chỉ huy. Hai tên đồn trưởng này tập trung được hơn 200 quân.  Chúng thoả thuận cùng ta đánh Nhật, nhưng hơn 200 binh lính Việt Nam đã bỏ ngũ tình nguyện về với cách mạng.  - ở Đồng Mu thuộc châu Bảo Lạc, tàn quân Pháp ở nhiều nơi chạy tới, hứa hợp tác với ta, nhờ ta giúp lương thực, nhưng vừa nghe tin phi cơ Nhật truy kích chúng đã vội vã chạy lên biên giới. Quân ta, một mặt phục kích giặc Nhật, một mặt chặn đánh tàn quân Pháp chạy trốn, thu 12 súng máy, 6 súng lục, trên 200 súng trường và 82 lừa, ngựa 2.


___________________________
1. Xem: Trần Huy Liệu: Nghĩa Lộ vượt ngục (hồi ký), Nxb.  Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991, tr. 304-305.
2. Theo Hoàng Giang Khánh, Lê Hồng, Hoàng Ngọc La: Căn cứ địa Việt Bắc, Hà Nội, 1976, tr.100.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2009, 11:28:42 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #127 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 11:53:04 pm »

Trong Hồi ký Từ nhân dân mà ra, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghi lại đôi nét khái quát tình hình lúc đó:

“Phong trào cách mạng Cao Bằng như nước vỡ bờ, tràn lan nhanh chóng khắp nơi. Không đầy một tháng sau khi Nhật đảo chính, toàn bộ các châu Hoà An, Nguyên Bình, Hà Quảng, tại Thạch An và một phần các châu Bảo Lạc, Quảng Uyên, Trùng Khánh . . . chính quyền đã về tay nhân dân. . . Thanh niên, đặc biệt là những người ở trong các đội tự vệ chiến đấu đã nô nức tòng quân. Với những vũ khí đoạt được của địch, các châu tại Cao Bằng đã dần dần thành lập trên 10 đại đội giải phóng quân. Anh Vũ Anh cùng một đơn vị tiến xuống phía Bắc Sơn, Đình Cả. Những đại đội giải phóng quân mới được tổ chức di chuyển về phía Nam sẵn sàng đợi lệnh” 1

Như vậy là phần lớn các châu ở Cao Bằng đã được giải phóng. Lực lượng vũ trang địa phương cũng phát triển. Ngày 8 và 9 tháng 4-1945, hai đại đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nữa được thành lập ở Võ Nuông (Hoà An) và sau đó ít lâu ba đại đội nữa lại ra đời ở Bó Rón (Hoà An). Trường Quân chính kháng Nhật cũng được tổ chức ở Lũng Chung, mở ba khoá liền, mỗi khoá khoảng 100 học viên.

- Ở Hà Giang, tại khu căn cứ Đường Thượng, đội du kích đầu tiên được thành lập ở Quản Bạ gồm 11 người thuộc các dân tộc H’mông, Dao, Nùng... Du kích làm nòng cốt cho cuộc nổi dậy của nhân dân phá kho thóc, ngô, quấy rối, tiêu hao địch trên đường Hà Giang - Yên Minh.

- Ở Bắc Cạn, sau khi giải phóng quân giải phóng Ngân Sơn, Chợ Rã, một mũi Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiến về phối hợp với quần chúng cách mạng giải phóng Na Rì (ngày 25-3) rồi tiến về Chợ Đồn. Một đơn vị khác tiến về Lục Yên Châu, còn phần lớn lực lượng tiến về phía Chợ Đồn. Dọc đường, dừng chân ở bản Chi Án tước vũ khí lính dõng, thành lập Uỷ ban nhân dân lâm thời, rồi tiến về Chợ Đồn.

Đến Chợ Đồn, Giải phóng quân nhận được chỉ thị của Liên tỉnh uỷ và về đến Chợ Chu thì gặp Cứu quốc quân - một cuộc gặp mặt lịch sử đã diễn ra trong chiến thắng. 

Tại phân khu B (Nguyễn Huệ) của chiến khu Hoàng Hoa Thám.

Ngày 27-3, tại Chợ Đồn đã tổ chức một đội vũ trang phần lớn là người Dao đi tước vũ khí của lính dõng ở xã Nghĩa Tá, giành chính quyền xã, tiến sang bao vây đồn Tổng Quản nhưng địch đã bỏ chạy, giải phóng tiếp đồn Yên Thịnh.

Ngày 30-3, Cứu quốc quân đã cùng Giải phóng quân chiếm châu lỵ Chợ Đồn. Như vậy, chỉ trong vòng 10 ngày từ 20 đến 30 tháng 3 - 1945, trừ huyện Bạch Thông và thị xã Bắc Cạn, toàn tỉnh Bắc Cạn đã về tay nhân dân. Ta thu được hơn 800 súng.

- Ở Tuyên Quang, được tin Pháp chạy trốn từ Thái Nguyên lên, ngày 10-3, Cứu quốc quân đã phục kích ở Đèo Khế (giáp giới hai tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang). Quân Pháp tan rã, Cứu quốc quân thu được nhiều vũ khí 2.  Ngay tối 10-3 Cứu quốc quân tước súng của lính dõng giành chính quyền ở xã Thanh La (Sơn Dương). Ngày 11-3 biểu tình tuần hành từ Thanh La đi tịch thu bằng sắc của hào lý, thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời xã, trừng trị Việt gian, thu vũ khí của tàn quân Pháp...

Chiến đấu giải phóng Sơn Dương, Yên Bình

Ngày 13-3, Cứu quốc quân cùng tự vệ bao vây đồn Đăng Châu (châu lỵ Sơn Dương), tri châu Hoàng Thế Tâm chạy trốn. Ta thu gần 100 súng.

Ngày 15-3 Tâm dẫn tri phủ Yên Sơn, Đèo Văn Phú và tên Chung, sĩ quan Việt gian của Nhật về đánh chiếm lại đồn Đăng Châu. Chúng bày trò “thương lượng” để chờ Nhật viện binh. Ta kêu gọi binh lính đầu hàng và chiến đấu tiêu diệt Đèo Văn Phú, tên Chung và bắt sống Hoàng Thế Tâm, thu toàn bộ vũ khí, giải phóng châu Sơn Dương, nơi có Tân Trào, sau này là “thủ đô của cách mạng”. 

Giải phóng tiếp Đại Từ, Định Hoá (Thái Nguyên), Chiêm Hoá (Tuyên Quang)

Ngày 26-3, hai trung đội Cứu quốc quân, có trung đội du kích địa phương phối hợp bao vây phủ Định Hoá, tri phủ chạy trốn, vài ngày sau ra hàng. Ta thu khoảng 40 súng, phá nhà tù Chợ Chu, giải thoát 30 cán bộ đang bị giam giữ, phá 3 kho thóc chia cho dân, bắt và trừng trị tên Phạm Bá An giữ súng cho thực dân Pháp, thu toàn bộ vũ khí. 


______________________
1. Võ Nguyên Giáp: Từ nhân dân mà ra, Sđd, tr. 201.
2. Theo báo Cứu quốc ngày 13-9-1945: Hai ngày sau, quân Nhật lên Đèo Khế “tiễu trừ Việt Minh”, nhân có sương mù dày đặc, ta phục kích, giết 50 tên.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #128 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 11:54:13 pm »

Ngày 28-3, giải phóng Chiêm Hoá, thành lập Uỷ ban cách mạng châu đặt tên là châu Khánh Thiện, phá hàng loạt kho thóc chia cho dân như kho thóc đồn điền Ra phanh (Yên Sơn), kho thóc đồn điền Roa Đề ba (Kim Xuyên), kho thóc Đãi (xã Cấp Tiến), Đồng Dài (xã Thượng ấm), Phan Lương (xã Trường Sinh) thuộc châu Sơn Dương và kho thóc Dầu Nước (huyện Yên Bình).

Ngày 29-3, Cứu quốc quân cùng nhân dân giải phóng huyện lỵ Đại Từ (Thái Nguyên). Tri huyện và tay sai bỏ trốn.  Ta thu gần 200 súng, phá kho thóc ở Hùng Sơn và kho thóc ở đồn điền Yên Thuận chia cho dân.

Riêng ở Yên Sơn, thắng lợi ở Chiêm Hoá đã đẩy nhanh phong trào ở đây. Tại vùng giáp ranh giữa Yên Sơn và Chiêm Hoá, Cứu quốc quân và tự vệ đã tước súng đạn của lính dõng, lập chính quyền cách mạng ở các xã Trung Ninh, Hùng Lập, Trung Sơn, Kim Quan, Đạo Viên, Đa Công, Phú Thịnh... lập ra châu Hồng Thái, ngày 1-4-1945, mặc dầu phủ ly Yên Sơn chưa được giải phóng.

Còn huyện Nà Hang cũng thuộc Tuyên Quang, do một bộ phận Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân từ Cao Bằng xuống hoạt động từ tháng 4-1945, phá kho thóc chia cho dân, đến tháng 6 thì thành lập được chính quyền cách mạng.

Trong khi đó, Cứu quốc quân lại tiến xuống phía nam, giải phóng đồn Thiện Kế (châu lỵ Sơn Dương cũ), rồi sang giải phóng khu vực phía bắc Lập Thạch thuộc Vĩnh Yên, thành lập châu Kháng địch vào trung tuần tháng 5-1945. 

Như vậy, tuy Nhật còn chiếm được tỉnh lỵ nhưng hầu hết toàn tỉnh Tuyên Quang đã được giải phóng. Việc liên lạc với các nơi đã trở nên thông suốt, bằng các đường giao thông lớn. 

Về phía Thái Nguyên, sau khi giải phóng Định Hoá, Đại Từ, chỉ còn Phú Lương tiếp giáp thị xã thì sau đảo chính, tri châu Bùi Mạnh Khuê chạy trốn về tỉnh để huyện cho cai đội trông coi. Ngày 2-4 Cứu quốc quân cùng tự vệ địa phương bắt tên cai khố xanh, chiếm đóng châu lỵ. Quân địch ra hàng nộp toàn bộ vũ khí. Phú Lương hoàn toàn giải phóng, trừ mỏ than Phấn Mễ, và đồn điền Na là còn một tiểu đội Nhật chiếm đóng cho tới Tổng khởi nghĩa.

Tại phân khu A (Quang Trung)

Cứu quốc quân rút xuống Bắc Giang 11-1944 nay được tin Nhật đảo chính Pháp đã trở về Võ Nhai hoạt động. Ngày 12-3-1945, Cứu quốc quân đã cùng cán bộ địa phương hỗ trợ cho gần 2.000 người dân bị Pháp bắt tập trung ở Đình Cả sau cuộc khủng bố tháng 11-1944, phá trại trở về làng. Cứu quốc quân tiến đánh một tiểu đội khố xanh ở phố Đình Cả. Ngày 14, phá kho thóc Đình Cả, ngày 15 phá kho thóc ở đồn điền Boócđiê chia cho dân. Ngày 17-3, Cứu quốc quân chia làm hai cánh, một trung đội đánh chiếm La Hiên, một trung đội bao vây đồn Đình Cả. Nhân dân xuống đường biểu tình hỗ trợ. Ngày 20-3, Cứu quốc quân đã giải phóng La Hiên, châu lỵ Võ Nhai. Tên tri châu ra hàng, trao toàn bộ vũ khí. Ngày 21 Tràng Xá được giải phóng.

Hạ đồn Đình Cả

Thực tế không phải ở đâu kẻ địch cũng dễ dàng nộp súng. Tại đồn Đình Cả, mặc dầu La Hiên, Tràng Xá đã được giải phóng, nhưng ở đây địch vẫn ngoan cố. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt và kéo dài. Ta vừa chiến đấu vừa kêu gọi binh lính địch đầu hàng. Nhưng bọn chỉ huy đã trá hàng hòng chờ viện binh đến. Hai chiến sĩ Cứu quốc quân phải hy sinh. Tới 3 giờ sáng ngày 10-3, vì không có viện binh, chúng phải mở đường máu chạy về Thái Nguyên. Ta truy kích đến Đèo Khế (Đồng Hỷ) diệt 10 tên, bắn bị thương nhiều tên khác, thu 19 súng trường, 2 súng máy và nhiều đồ dùng quân sự.

Sau khi hạ đồn Đình Cả, giải phóng hoàn toàn Vũ Nhai, Cứu quốc quân chia ba mũi tiến về ba hướng. Một bộ phận 60 người tiến về phía Lạng Sơn, ngày 15-4 đánh bốt Tam Thái, ngày 16-4 đánh bốt Vũ Lễ, ngày 17-4 đánh bốt Nam Nhi, phá kho thóc Nam Nhi thuộc Bắc Sơn. Ngày 18-4 giải phóng châu lỵ Bắc Sơn. Tri châu Bắc Sơn hoảng sợ chạy sang Băng Mạc, ta thu 15 súng trường, 30 súng kíp, 13 hòm đạn, phá kho thóc, kho muối chia cho dân.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #129 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 11:55:47 pm »

Từ Bắc Sơn, ngày 19-4 Cứu quốc quân tiến sang chiếm châu lỵ Bình Gia. Tri châu và tên đại lý Bình Gia đã bỏ chạy sang Đồng Mỏ giao quyền cai quản cho tên Công (tri phủ về hưu). Tên Công không dám chống cự lại, trao toàn bộ vũ khí gồm 20 súng trường cho ta. Cũng thuộc châu Bình Gia, Cứu quốc quân đã cùng Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, ngay sau ngày Nhật đảo chính Pháp, đã tịch thu súng của lính dõng và thành lập chính quyền cách mạng xã, tổ chức một trung đội vũ trang, thuyết phục bang tá Văn Mịch giao đồn, vũ khí và kho thóc cho cách mạng.

Tri huyện Tràng Định, Cứu quốc quân phối hợp với trung đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân từ phía Thạch An, Cao Bằng tiến sang, đã tịch thu súng của lính dõng ở các xã, tổng, phát triển lực lượng. Đến 1-5, đánh chiếm kho muối của Nhật ở đầu cầu Bản Trại. Ngày 3-5 đánh chiếm đồn Pò Mã, tịch thu súng của lính dõng ở các xã, thành lập được hai đại đội vũ trang. Ngày 2-5 bao vây đồn Vạn Linh và châu lỵ Bằng Mạc. Tri châu đầu hàng. Ta thu gần 30 súng (trong đó có 24 súng trường, 1 súng ngắn), phá kho thóc chia cho dân.

Ở châu Thoát Lãng, Cứu quốc quân tịch thu súng của lính dõng ở các xã vùng biên giới như Hội Hoan, Nà Hình, các tổng Kỳ La, Nà Chàng..., tới tháng 5 giải phóng châu lỵ Thoát Lãng.

Như vậy, hầu hết các châu, huyện ở Lạng Sơn đã được giải phóng, trừ hai huyện Cao Lộc, Lộc Bình và thị xã Lạng Sơn.

Hai đại đội Cứu quốc quân tiến sang phía Bắc Giang giải phóng vùng Thượng Yên Thế, Hữu Lũng. . . cụ thể:

- Từ Vũ Nhai, vượt qua đèo ảnh, giải phóng: Mỏ Sắt, Cậy Thị, Nà Bì, Cầu Muỗi, Na Dương... Trưa ngày 15-4-1945, đánh vào phủ Yên Thế. Tri phủ hoảng sợ đã bỏ chạy, binh lính trong đồn nhanh chóng đầu hàng. Ta thu 14 súng trường, 2 máy chữ và nhiều đạn dược. Ngày 18-4 Cứu quốc quân cùng lực lượng vũ trang địa phương đánh đồn Bố Hạ, bắt tên đồn trưởng, thu toàn bộ vũ khí. Ngày 19-4, đột nhập xí nghiệp mỏ sắt Trại Cau, tịch thu toàn bộ tài sản của chủ mỏ. Giữa tháng 5, đánh chiếm châu lỵ Hữu Lũng, dụ hàng được tri châu, thu 400 khẩu súng kíp, 100 khẩu súng khai hậu. Tiếp đó, Cứu quốc quân đánh đồn Mẹt, thu 5 súng trường, phá kho thóc sông Hoá, Phổng, chia cho nhân dân.  Phát xít Nhật lại cho lính bảo an về đóng giữ đồn Mẹt, Cứu quốc quân lại tiến đánh lần thứ hai, dụ hàng toàn bộ lính bảo an, thu 100 súng.

Hai đại đội đảm nhiệm hướng La Hiên - Đồng Hỷ: Sau trận bị ta phục kích địch ở Đèo Khế (Đồng Hỷ nói trên, ngày 29-5, Nhật tại dành lên Đình Cả, chiếm đóng lại La Hiên, châu lỵ Vũ Nhai. Cứu quốc quân tiếp tục phải phục kích, bao vây địch để đi tới giải phóng hoàn toàn khu vực này.

4. Các nơi khác trong toàn quốc nổi dậy

a) Cuộc nổi dậy ở Ba Tơ

Bối cảnh lịch sử của cuộc nổi dậy: Ba Tơ là một huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Ngãi, có ba làng người Kinh, sáu làng người Thượng, một đồn binh Pháp do một võ quan Pháp chỉ huy. Tuy có núi cao bao bọc, nhưng Ba Tơ vẫn có thuận lợi là có đường xe Ô tô chạy được từ đường số 1 thông lên Di Lăng, Sơn Hà, chia một ngã lên Tây Nguyên... Pháp lập ở đây một căng an trí để giam giữ những chiến sĩ cộng sản đã mãn hạn tù.  Nhân dân có truyền thống đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp “cao như núi Cao Muôn” - một ngọn núi cao nhất địa bàn này. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII cùng với Chương trình, Điều lệ của Việt Minh đã về tới đây, Hồi ký của đồng chí Phạm Kiệt - một trong những nhà lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Ba TƯ tháng 3-1945 đã ghi lại:

“Một buổi sáng giữa năm 1943, tôi mãn hạn tù ở Buôn Ma Thuộc bị địch đưa đi an trí ở Ba Tơ . . . Trước khi bước vào “Công đường” của tên kiểm lý Ba Tơ Bùi Danh Nghĩa, điều tôi lo lắng hơn cả là làm sao mang lọt được tài liệu bí mật qua chặng đường kiểm soát cuối cùng này. Đó là những mảnh giấy ghi nội dung tóm tắt của Nghị quyết VIII của Trung ương do các đồng chí Xứ uỷ viên Trần Mạnh Quỳ, Bùi San, Lê Chưởng phổ biến trong tù năm 1941 . . . Tài liệu có phần nói về việc thành lập Mặt trận Việt Minh, đường lối võ trang khởi nghĩa và xây dựng lực lượng khởi nghĩa” 1


_______________________
1. Phạm Kiệt: Từ núi rừng Ba Tơ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1970, tr. 5.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM