Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:38:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường mòn trên biển  (Đọc 40482 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2007, 03:21:11 pm »

Lại nói tới đơn vị nhận nhiệm vụ tiếp dầu cho đội tàu 6.
Thời gian ấy, chiếc Phương Đông 2 còn đang mắc kẹt ở bến Kiến Vàng (Cà Mau) vì phải chờ con nước mới ra được.
Chiến dịch  « Sóng tình thương » của địch càn quét vào vùng căn cứ mấy huyện phía nam Cà Mau. Tiếng bom đạn mỗi lúc một gần. Anh em bến, thuyền đều sốt ruột lo lắng. Nếu địch càn đến nơi, ta không đủ sức cản thì lộ bến và có khi lộ cả đường biển. Trong lúc rối bận ấy lại nhận được điện của Bộ Tổng Tham Mưu « cho Phương Đông 2 rời  bến ngay. Đem thêm 2 tấn dầu cấp cứu đội tàu 6 bịi hết dầu ở khu vực đảo Trường Sa ».
Cái tin « hết dầu » giữa đường của đội 6 đến làm cho mọi người ngạc nhiên, bàng hoàng đến sững sờ. Sao lại hết dầu. Đi lạc đường ư ? Chỉ có cái thuyền gắn máy không có một thứ phương tiện kỹ thuật trong tay, làm sao tìm được nó. Lại còn việc « móc nối » tận trong vùng địch, mua mấy tấn dầu nữa ; giữa lúc địch càn sát nách thế này liệu có thoát được không ?.. Những câu hỏi cứ « mọc «  ra trong đầu các cán bộ thuyền, bến không khác nấm mọc sau một trận mưa. Nhưng tất cả mọi đầu mối suy nghĩ lúc này, họ đều đổ dồn vào chiếc tàu hết dầu đang bơ vơ ngoài biển khơi.
Anh em bến đã tháo vát, dũng cảm đưa được mấy tấn dầu về căn cứ đúng ngày con nước lên.
Phương Đông 2 rời bến.
Đến đêm thứ h ai nó lạc vào một quần đaỏ. Bỗng nhiên thấy thuyền đứng sững lại và dây thuyền va vào vật cứng . Anh thợ máy Phan Văn Nhạn vội vã tắt máy. Anh em vùng dậy hoảng hồn, chẳng hiểu đầu đuôi ra sao. Có tiếng hỏi và tiếng gắt gỏn, đáp lại :
-   Mắc cạn.
-   « Lộp khộp » .. nghe thấy không ? Trèo lên đá rồi !
-   Phải bình tĩnh. Lây sào đo nước thử xem !
Đi theo cùng đội tàu này có bác Năm Sao và một số thủy thủ Phương Đông 1 (vì thuyền Phương Đông 1 bị hỏng phải bỏ lại ở bến ).
Bác Sao đứng nhìn những quầng sóng một hồi rồi nhận xét :
-   Phía trước là nước sâu, ta lợi dụng từng đợt sóng kết hợp đẩy sào có thể thoát cạn.
-   Bố già đứng đây mà biết nước sâu.
-   Trông kia kìa, chỗ nước cạn gợn sóng mau, chỗ nước sâu thì nó tãi ra.
-   Chịu bố.
Con tầu cứ dềnh lên lại dập xuống theo nhịp sóng ; đáy va vào san hô phát tiếng kêu « rộp rộp .. ». Nghe tiếng va của đáy tàu lúc này còn căng óc hơn tiếng nổ gần.
Cách chỗ Phương Đông 2 đang mắc cạn độ vài chục mét, có chiếc tàu đắm tự bao giờ không biết, nó còn nhô lên khỏi mặt nước một phần buồng chỉ  huy. Trước mắt các thủy thủ lúc này, chiếc tàu đắm kia giống như hình ảnh thần chết .. Nhìn nó, họ liên hệ tới ngay số phận của mình.
Mọi người đồng ý với kế của bác Sao. Hai ba người túm lấy một đầu sào. Thuyền trưởng đứng ngoài quan sát sóng và chỉ huy. Nghe tiếng hô « hai .. ba » anh em lại « hò dô .. » đẩy mạnh con sào.
« Hò dô nào ! » . Mệt nhoài cả người mà cảm như con tàu vẫn đứng ì một chỗ. Tình trạng đó kéo dài hàng giờ liền. Mệt, nghỉ rồi l ại túm lấy đầu sào « dô hò ». Bỗng nhiên, con tàu nhao về phía trước, làm cho mọi người mất đà suýt ngã.
Ôi ! Thế là thoát rồi. Họ ôm chặt lấy nhau, biểu lộ sự vui mừng.
Tàu vừa nổ máy, đột nhiên có tiếng « huỵch » nặng nề, như người ngã ở trên cao xuống sạp thuyền. Ngọc đang cười nói với bạn bè về chuyện thoát nạn, nghe tiếng động sau lưng, anh giật mình ngoảnh lại. Ồ, một con cá dưa, dài tới 2 mét nằm ườn trên mặt khoang.
-   Trời phù hộ, anh em ơi !
-   Chim sa, cá nhảy. Độc lắm.
-   Cậu nào sợ độc cho ra rìa. Đem sả ra làm một nồi cháo ngon tuyệt, còn lại phơi khô nhậu dần để giải độc nghen !
Tới lúc này anh em mới chú ý hiện tượng khác thường của mặt biển dưới ánh trăng thượng tuần. Sóng hơi gợn, êm ả như mặt hồ. Cá bơi, kẻ thành những vệt sáng mờ, ngang dọc. Chốc chốc lại thấy cái lưng đen nhẫy to như lưng trâu của một con cá bơi bên cạnh thuyền.
Tàu chạy chầm chậm, vừa đi vừa dò đường. Chạy về hướng bắc độ một vài giờ lại gặp đá ngầm. Quay sang hướng đông, cũng gặp đá ngầm.
Trăng đã lặn. Trời, biển một màu đen, khó có thể phân biệt đâu là luồng lạch, đâu là những hòn đảo san hô lập lờ dưới mặt nước.
Thuyền trưởng cho thả neo, chờ sáng.
Nồi cháo cá nhiều hơn gạo, đủ gia vị : hồ tiêu, hành thơm phức. Bác Sao nấu xong, đã đặt trên mặt khoang. Giá như « thuận buồm xuôi gió » thì bữa cháo đặc biệt này ngon lành vui vẻ biết bao. Nhưng họ đã không cảm thấy hết hương vị của nó, vì nỗi lo còn đang đè nặng.
Trời sáng, tàu chạy về hướng Bắc khoảng 5 hải lý, gặp bờ đá san hô kéo dài chắn lối ; lại chuyển hướng tây-bắc chạy 5, 6 hải lý vẫn gặp bờ san hô bao vây. Niềm hy vọng bị rạn nứt.
Họ họp bàn. Nếu không thoát khỏi cái hồ này thì sao ? Còn có cách nào đưa thuyền ra được không ? Nếu không thì hết phương cầu cứu (vì họ không mang điện đài), chỉ còn cách tìm một hòn đảo nào cạnh « hồ » sống thêm những ngày tháng mong manh. Gạo đâu, nước ngọt đâu để kéo dài cuộc sống .. Họ đã bàn tính tới tình huống khủng khiếp nhất, nhưng chưa hết hy vọng. Phải cố tìm lối ra, dù lối ra đó nước cạn, ta chờ thủy triều lên rồi dùng sào đẩy.
Tàu tiếp tục chạy. Tất cả những cặp mắt đổ dồn về một hướng, tìm tòi, sục sạo. Đã tìm ra một dòng chảy, nhưng cũng không h ơn cái lối đã mắc cạn đêm qua. Tàu vào nửa thân đã chạm đáy. Anh em hì hục kéo, đẩy mấy giờ liền vẫn không qua được. Chờ đợi thêm vài giờ chẳng thấy thủy triều. Họ đành phải quay lại chỗ nghỉ đêm trước, thả neo.
Các thuỷ thủ lại bàn bạc phương kế thoát nạn.
-   Nếu thấy tàu thuyền nào đi gần, ta mang soong nồi ra gõ ầm lên cho họ đến cứu.
-   Lỡ ra tàu thuyền đó của địch thì sao ?
-   Cứ liều, một may , một rủi, còn hơn chết ở trong vịnh này.
-   Phải hết sức bình tĩnh, đừng nóng vội. Tàu , máy còn nguyên, dầu nhiều, thả sức cho ra đi tìm. Thế nào cũng tìm được nối ra.
Bàn bạc hồi lâu chẳng tìm ra kế gì cụ thể, nhưng cũng có tác dụng ngăn chặn sự tuyệt vọng đang xâm nhập.
Mặt trời như khối cầu lửa treo sát mép nước. Những đám mây màu vàng gạch rực rỡ, kéo từng vệt dài theo đường chân trời. Những hòn đảo san hô óng ánh như nạm vàng. Đàn hải âu đi kiếm ăn bay trở về đen cả vùng trời. Dưới mặt biển, sát con thuyền, hàng trăm, hàng ngàn con cá đủ loại đang tung tăng bơi lội. Cá đuối vuông vắn như mặt bàn đang khoe tấm lưng đen nhãy. Cá nhám, cá nhụ, cá xà như một đám trẻ con đang quãy lộn đàu nghịch dưới nước. Cá và cá « dặc như trong chậu ». Mấy ông thủy thủ già tiếc rẻ, thả xuống sau tàu một tay lưới. Kéo lên một mẻ được gần hai tạ cá. Anh em vui vẻ reo hò quên cả tai họa đang đe dọa.
Niềm vui trước cảnh thiên nhiên giàu đẹp lại nhòe dần theo ánh hoàng hôn. Hoang đảo chìm vào trong bóng đêm. Tiếng sóng ngân đều đều, khơi sáu nỗi buồn lo day dứt. Mọi người thao thức, không ai ngủ tròn giấc.
Sớm hôm sau, Phương Đông 2 lại đi ngang, đi chéo trong « cái lồng chảo ». Tới gần trưa, anh em bàn tính cử người lên một hòn đảo san hô cao nhất, trinh sát nơi có thể trú ngụ lâu dài, khi không còn có con đường nào ra.
Lê Xuân Ngọc và Nguyễn Văn Dũng được trao nhiệm vụ lên đảo. Hai anh em vừa bước vừa thì thầm trao đổi :
-   Chúng ta trở thành Ro-bin-xon mất. Nhưng ở đây không có rừng cây, muông thú.
-   Có cá và rau dại là sống rồi, nhưng lo nhất là bão tố làm vỡ mất tàu.
-   ...
Họ xem xét mặt đảo. Chất kết cấu của đaỏ là cát và đá san hô. Những đám cỏ dại cằn cỗi thưa thớt. Cả hòn đảo nhỏ này có vài cây bàng là có bóng mát. Nhưng chim thì nhiều vô kể ..
Trở lại tàu, Ngọc báo cáo tình hình đảo với đơn vị. Mọi người im lặng suy nghĩ.
Tàu lại đi tìm lối ra cho tới gần tối. Mọi người đang mệt mỏi, chán nản, bỗng thấy ở phía trước cách vài chục mét có hiện tượng lạ. Những con cá lớn nhỏ nhảy vọt lên khỏi mặt nước, ông già Sao nhận xét :
-   Cá nhảy thì nhất định có dòng chảy.
-   Bố già có lý. Ta cho tàu lại đó xem.
Lúc này xuất hiện bất kỳ hy vọng nhỏ nhoi thế nào, họ cũng tìm cách níu lấy. Tàu chạy thẳng đến chỗ cá đang nhảy loang loáng.
Đến nơi, tàu dừng lại. Ngọc cầm sào chọc xuống nước, rồi kéo lên ngắm nhìn :
-   Lần này nhất định tàu có thể qua được. Xem đây, trừ sóng lên, độ sâu vẫn còn gần hai mét.
Thăm dò xong. Con tàu đi từ từ vào dòng chảy. Đi được vài mét lại mắc cạn. Thủy thủ lại dò mức nước, thấy cạn lần này không nghiêm trọng. Thuyền trưởng quyết định vứt một số phuy dầu xuống biển cho nhẹ bớt, rồi dùng sức người đẩy sào kết hợp với máy.
Phương Đông 2 đã thoát khỏi sự bao vây của quần đảo san hô ngầm ấy. Trên đường về, ngày đêm cắt canh nhau quan sát để tìm tàu bạn. Nhưng làm sao tìm thấy, vì đội tàu 6 đã vào bến.
Khi về đến đơn vị, đoàn trưởng Hồng Phước tới thăm, thuyền trưởng Đạt baó cáo không gặp được đội taù 6.
Anh Hông Phước cười nói :
-   Khỏi lo. Nó đã vào bến an toàn.
Anh em reo cười :
-   Như thế là cả hai đội đều thoát nạn.
Đoàn trưởng ngơ ngác không hiểu ý anh em, tại sao lại “hai đội đều thoát nạn”.
Anh em vui vẻ kể lại đầu đuôi cho đoàn trưởng nghe câu chuyện bị đảo san hô “vây” trên đường đi cứu bạn.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #11 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 11:04:45 am »

Những cán bộ, chiến sĩ hải quân trẻ, có trình độ kỹ thuật đi biển mới được bổ sung về đoàn, lần lượt được trao những con tàu mới. Ngay từ chuyến đi đầu, hầu hết anh em đều biểu lộ có đủ tài năng và tinh thần dũng cảm để hoàn thành nhiệm vụ.
Đây là chuyến đi đầu tiên của thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Ẩn. Anh thuộc lớp cán bộ thuyền được đào tạo qua trường hải quân. Việc chỉ huy một con tàu tuần tiễu ven biển đối với Ẩn đã trở thành bình thường, nhưng với một chiếc tàu không lớn hơn chiếc tàu tuần tiễu Tuần La (50 tấn) mà đi viễn dương thì anh chưa hình dung nổi.
Ẩn được trao nhiệm vụ chỉ huy đội tàu số 8. Anh em trong đội phần đông là những thủy thủ ở miền Nam đã đi nhiều chuyến.
Anh em đội 8 đón thuyền trưởng mới bằng một bữa liên hoan. Bác thuyền phó Lâm, tóc đã bạc quá nửa, tính tình trầm lặng. Mỗi cuộc họp, chủ tịch thường phải chỉ định bác mới phát biểu. Bữa liên hoan này có không khí vui vẻ đặc biệt, khiến bác Lâm lên tiếng đầu tiên :
-   Chúng ta có tàu mới hiện đại, lại có thuyền trưởng mới hiểu biết kỹ thuật hiện đại, nhất định đã lên đường là thắng lợi.
Lẽ thường tình, trước công việc chung khó khăn, nguy hiểm, ai dám xắn tay áo xông vào chia sẻ, tất nhiên người ấy sẽ nhanh chóng chiếm được tình cảm của người trong cuộc. Thuyền trưởng Ẩn là người như vậy   . Anh đã được anh em đón tiếp cởi mở chan hòa ngay từ phút đầu. Anh em kể lại kinh nghiệm chuyến đi, kể những tình huống thường gặp và cả chuyện riềng tư của mình.
Chiều ngày 3/7/1963, xe đưa đội 8 từ Hà Nội thẳng tới cảng bí mật ở Đồ Sơn. Đến nơi, Ẩn đã thấy một số cán bộ cao cấp cả Hải quân và của Bộ Tổng Tham Mưu đang đứng trò chuyện.
Trung tá chính ủy Võ Huy Phúc giới thiệu với Ẩn số khách đi tàu. Một người cao lớn, đưa bàn tay to bè ra nắm chặt bàn tay Ẩn. Anh ta tự giới thiệu là đoàn trưởng đoàn khách của tàu :
-   Chúng tôi có sáu người – Đoàn trưởng đoàn khách nói – Tất cả chúng tôi chưa đi biển bao giờ, nhờ các đồng chí giúp đỡ lúc sóng gió.
-   Việc chung cả. Trên đường đi, chúng tôi cũng nhờ các đồng chí giúp đỡ.
Sau những lời chúc tụng dặn dò của các cán bộ cao cấp ra tiễn chân, các thủy thủ và khác xuống tàu.
Lúc nhổ neo, Ẩn xem lại công tác chuẩn bị hàng hải và các trang bị trên tàu. Phương tiện dẫn đường vẻn vẹn chỉ có một cái la bàn , một tổng đồ 1/1.000.000 và cái thước đo góc. Anh không thất vọng. Vì điều đó các bạn bè đã cho anh biết trước. Anh mỉm cười tự động viên “Đi kiểu này nếu ỷ lại kỹ thuật đơn thuần thì té ngửa, phải dám chết để khắc phục điều kiện thiếu thốn phương tiện ..” Dù sao, anh cũng đã có nhiều thuận lợi hơn các bạn anh trước đây phải đi trên những con thuyền gỗ với cỗ máy cọc cạch. Đoàn trưởng Phước giới thiệu với anh “đây là con tàu hiện đại” không phải là không có lý, nếu như có sự so sánh với cái đã có trước nó.
Vừa vào buồng ngủ, nơi khách đang ngồi chơi, Ẩn đã được nghe một câu hỏi đến tức cười :
-   Tại sao tàu ngụp mà có nhiều cửa thế thuyền trưởng ?
Ẩn cố ghìm mình không cười thành tiếng. Trước khi về đoàn 125 nghe anh em thì thầm với nhau “có tàu biển chở hàng vào miền Nam”, anh cũng có ý nghĩ, địch có nhiều phương tiện quan sát hiện đại, ta làm sao lọt qua được mắt chúng trên mặt biển trắng băng ấy.
Ẩn nói đùa với khách :
-   Cửa tàu đều có gioăng cao su, khi tàu ngụp sẽ đóng lại, nước không vào được.
Không dè anh em khách tưởng thuyền trưởng nói thật. Hôm sau lại có một vị khách hỏi hết sức chân thật :
-   Đến bao giờ tàu mới lặn xuống anh ?
Một thủy thủ đùa dai :
-   Vì phải tiết kiệm dưỡng khí. Khi nào tới khu vực địch kiểm soát mới cho nó ngụp xuống.
Lần đầu tiên trong đời lính hải quân, Ẩn đi khơi xa. Đứng trên đài chỉ huy trông ra bốn hướng chỉ thấy mặt nước, chân mây. Biển trải rộng một màu tím thẫm tuyệt đẹp. Cảnh tình gợi anh cảm xúc , bồi hồi. Giá như biết làm thơ, thì đến đây đã có thể gieo vần.
Thiếu tá Huân là khách của tàu, lần đầu tiên đi trên biển. Các vị khách, bạn anh có người lần đầu tiên được nhìn thấy biển. Đêm đến họ thao thức không ngủ được, Huân rủ bạn ra ngoài mặt boong ngồi chơi.
Họ nói với nhau cảm nghĩ về chuyến đi đặc biệt này. Khi nhận lệnh vào chiến trường miền Nam, ai nấy đều cố gắng rèn đôi chân đôi vai để vượt Trường Sơn. Hôm nay đột  nhiên họ được mời lên một chiếc xe buông mui kín, chạy mấy giờ liền, không hiểu đi đâu. Mãi đến lúc đứng trước cái cảng dã chiến, có con tàu chực sẵn mọi người mới biết rằng mình được đi bằng đường biển. Biết thêm con đường chiến lược mới này, họ như được tiếp thêm một niềm tin mới.
Sóng mỗi lúc một lớn dần. Anh em khách đã thấy say chuếnh choáng. Họ vào trong khoang nằm nghỉ. Huân thấy đầu mình nặng nề, nhức nhối. Mỗi lần sóng lắc nghiêng con tàu, ruột gan anh như có một bàn tay đẩy lên mỏ ác, rồi nôn mửa thốc tháo kéo dài. Mồm cứ phaỉ há ra sẵn để trong ruột có thứ gì baò ra nốt. Anh chưa bị trận ốm nào phải nôn ra mật vàng, mật xanh như vậy.
Những đợt sóng, nước trào vào sàn tàu. Mấy người nằm dưới sàn, ướt đẫm cả quần áo mà không sao nhấc nổi đầu lên.
Thuyền trưởng Ẩn ngó vào khoang, nói vui :
- Bây giờ tàu ngụp xuống rồi đó.
Giá như cái đầu nhẹ nhõm một chút, Huân sẽ đáp câu nói vui của thuyền trưởng. Anh thầm cười cáu câu hỏi ngây ngô của mình hôm trước. Thấy Ẩn vẫn đi lại khỏe khoắn, Huân ao ước có bộ thần kinh chiịu đựng được sóng gió như Ẩn.
Tàu số 8 tiếp tục luồn qua những đợt sóng. Tàu nghiêng ngả. Bát, chén, mũ .. để trên mặt bàn bị hất xuống, ngổn ngang dưới mặt sàn tàu, chẳng ai còn sức đâu để thu dọn.
Tàu đang đi, bỗng có tiếng “àng” như bom nổ, và tàu nghiêng hẳn về một phía như muốn lật úp xuống. Nước chảy ào ào vào trong các buồng ở.
Có tiếng kêu thất thanh “tàu đắm”
Những người đang nằm mọp như cái xác chết, cũng vội vã vùng dậy, chạy đi tìm phao. Đại úy T là khách đi tàu đeo cái phao vào cổ chạy lên đài chỉ huy, chuẩn bị nhảy xuống biển. Một cảnh tượng hoảng hốt thực sự của một số người yếu bóng vía.
Thuyền trưởng Ẩn thấy anh em nháo nhác, quát to :
-   Tất cả về vị trí của mình. Ai nói đắm tàu. Chỉ tầm bậy !
Nghe tiếng quát , số người hoảng hốt đã định thần lại. Con tàu vẫn lung liêng nghiêng ngả nhưng vẫn lao về phía trước. Nước tràn vào trong be tàu lại thoát ra ngoài.
Cả thủy thủ như bác Đấu phải ngạc nhiên với hiện tượng vừa xảy ra. Lan can bằng sắt tròn 20 ly đường kính bị oằn xuống và mấy tấm ván sạp gỗ lim dày 10 phân bị gãy đôi. Sức bủa của ngọn sóng có lẽ phải nặng hàng chục tấn mới tạo ra hiện tượng đó được.
Con tàu vừa đi vừa luồn lách tránh sóng. Anh em thủy thủ xếp bớt hàng ở hầm mũi xuống hầm lái, rồi lấy bạt đậy chỗ sóng vừa phá vỡ lại.
Thuyền trưởng, thuyền phó và cán bộ hàng hải lại cắm cúi trên bản đồ hàng hải, kẻ đường đi và tính toán. Thuyền trưởng Ẩn hạ con tính xong, anh lắc đầu nói :
-   Lạc hướng quá xa rồi. Nếu cứ tránh sóng như thế này thì việc bắt mục tiêu chưa biết sẽ ra sao.
-   Chờ khi bớt sóng, ta bẻ về phía tây, một góc lớn hơn. Cố “bắt” cho được Hòn Hải – thuyền phó nói.
Đã 5 ngày đêm vật lộn với sóng gió. Đối với thuyền trưởng Ẩn, chuyến đi này sẽ là tiền đề thành công cho nhiều chuyến đi tiếp sau nữa. Anh theo dõi mọi chi tiết những tình huống xảy ra trên dọc đường. Mỗi đêm anh chỉ ngủ được 3, 4 tiếng đồng hồ, thậm chí thức trắng đêm để nắm chắc công tác chỉ huy.
Đêm ấy, Ẩn nằm ngay bên cạnh chân người lái. Anh vừa chợp mắt đã có tiếng la :
-   Đảo !
Trong lúc mơ màng anh nghĩ tàu bị đảo. Anh nhắc Dĩ đang lái :
-   Cậu lái làm sao để cho tàu bị đảo như vậy.
-   Không phải taù đảo, mà có đảo nào đó ở ngay trước mặt.
Ẩn vùng dậy chụp lấy ông nhòm. Anh nhìn ra phía trước, cách khoảng hơn 2 hải lý có một hòn đảo nhỏ. Anh nghĩ thầm “theo tính toán phải đi một ngày đường nữa mới tới Hòn Hải. Đây là đảo nào ?”.
Mấy ngày liền mịt mù trong sóng gió, nghe thấy “đã gặp đảo” các thủy thủ đều xô lên buồng lái để xem.
Những thủy thủ đã từng đi nhiều chuyến, bàn tán rộ lên. Có người nói “đây là Hòn Hai”, có người nói “đây là cù lao Bãi Sả” .. Mỗi người nói một phách, chẳng biết đường nào mà nghe. Thuyền trưởng yêu cầu mọi người về vị trí, để cấp ủy họp.
Ba đồng chí chi ủy cùng với Ẩn vào buồng hàng hải. Ẩn bật đèn công tắc rồi cầm bút chì chỉ vào một điểm trên hải đồ :
-   Hòn Hải đây ! Nó có độ cao 110 mét. Còn đảo này có độ cao khoảng 50 mét. Các đ/c nhớ lại xem nó giống hòn đảo nào.
-   Có lẽ là cù lao Bãi Sả.
-   Đó là tên địa phương. Trong hải đồ không thấy cái tên cù lao Bãi sả.
Chi ủy bàn bạc một hồi rồi đi tới kết luận « Trao nhiệm vụ xác minh này cho thuyền trưởng và cố gắng bắt mục tiêu Hòn Hải ».
Ẩn lấy ống nhòm lên tầng chỉ huy, đo khoảng cách rồi xem la bàn. Cùng lúc đó, bác Đấu đo độ sâu theo luồng nhích dần về phía đảo. Ẩn thu các số liệu rồi trở lại phòng hàng hải. Anh đem ướm số liệu về hòn đảo trước mặt với các hòn đảo ở gần điểm đứng của con tàu. So với cù lao Thu cũng sai số rất lớn ; với Hòn Hải sai số lại càng lớn hơn. Anh bứt tóc suy nghĩ « đây là hòn đảo nào ? ». Chiếc kính lúp trong tay Ẩn vẫn rê xung quanh khu vực có chữ Hòn Hải rồi đưa tới chỗ Hòn Đề. Ẩn reo lên :
-   Hòn Đề ! Cả độ sâu lẫn độ cao đều khớp. Ký hiệu trong bản đồ mờ tịt. Này chú xem. Cứ tưởng vết mực dây vào cơ chứ.
Bác Lâm ghé cặp kính nhìn qua kính lúp một lát, rồi lắc đầu :
-   Chẳng nhìn thấy quỷ gì.
Nhìn mặt mọi người vẫn ngơ ngác. Ẩn đoán : anh em vẫn chưa tin ở tính toán kỹ thuật. Phải làm thế nào cho mọi người tin tưởng vào tính toán hàng hải, nếu không, mỗi người lái lại tự điều chỉnh theo ý của mình sẽ gây khó khăn thêm.
Nhân có cuộc hội ý chi bộ, Ẩn phát biểu ý kiến ;
-   Theo tôi tính toán, từ đây tới Côn Đảo còn 180 hải lý nữa. Khoảng 18 giờ ngày mai ta sẽ bắt được mục tiêu. Tôi đề nghị các đ/c trong phiên trực phải ghi nhật ký đầy đủ, lái đúng tuyến đường đã định. Tôi xin chịu trách nhiệm trước chi bộ về tính toán kỹ thuật là chính xác.
Một đảng viên đặt câu hỏi :
-   Nếu trời xấu không bắt được đảo và không nhìn rõ núi thì sao ?
Bác Đấu đáp luôn :
-   Mọi khi ta bắt Côn Đảo từ xa, khoảng 20 hải lý. Nếu trời xấu thế này, ta cho tàu vào gần hơn để bắt mục tiêu thật chắc.
Thảo luận gần một giờ, chi bộ ra nghị quyết « tin tưởng vào sự chỉ huy của thuyền trưởng và để cao tính thần trách nhiệm của từng người trong các phiên trực. Khi tới giờ bắt mục tiêu, tất cả cấp ủy và cán bộ phải trực tiếp quan sát ».
Ba ngày liền không nấu được cơm, anh em phải ăn bánh bích quy hoặc bánh đa trừ bữa. Mọi người thèm một bữa cơm nóng, nhưng nồi nước đặt lên bếp chỉ huy được một lát lại bị sóng hất xuống.
Sáng hôm sau, sóng êm hơn một chút, bác Lâm và Đấu hí húi làm bữa ăn. Làm bữa ăn trên taù nhỏ, giữa lúc sóng gió cũng là sự thử thách. Nếu không có sức chịu sóng và kiên nhẫn cũng không làm nổi. Hai bác Đấu, Lâm thay nhay giữ quai nồi, khi taù lắc mạnh phải nhấc nòi lên cho khỏi đổ ..
Bữa cơm nóng sốt, có thịt gà, canh chua. Sau bữa ăn, cả những người bị sóng quật ốm dở cũng thấy khỏe khoắn dễ chịu hơn.
Không khí trên tàu trở lại vui vẻ, nhộn nhịp. Những người không phải phiên trực xúm quanh bàn cờ tướng, thỉnh thoảng lại rộ lên tiếng cười hoặc lời bàn tán. Thời gian qua đi nhanh chóng.
Theo tính toán của thuyền trưởng đã tới giờ bắt mục tiêu Côn Đảo. Tất cả cán bộ đã đứng tập trung trên đài quan sát. Nhiều thủy thủ không có việc gì làm, cũng lên đó xem.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 11:32:59 am »

Mọi người hồi hộp chờ đợi như sắp đến giờ giao thừa. Thuyền trưởng nhìn qua ống nhòm mỏi mắt không thấy gì, anh trao ống nhòm cho người đứng bên. Chính trị viên Lâm, bác thuyền phó chuyền tay nhau rồi chiếc ống nhòm lại trở về tay thuyền trưởng. Côn Đảo vẫn chưa vào tầm nhìn của mọi người. Phía trước, chỉ thấy  những mảng mây đen sà thấp sát mặt biển.
Tàu đi được một giờ nữa, vẫn chưa bắt được vật chuẩn. Đường chân trời đang bị xóa mờ dần và những vì sao li ti đã bắt đầu lấp lánh.
Thuyền trưởng hạ lệnh qua ống loa :
-   Hướng 270 độ.
Tiếng người lái nhắc lại :
-   Hướng 270 độ.
Con tàu ngoan ngoãn rẽ về phía mạn phải , đuôi nó kéo theo vệt sáng mờ hình sao chổi.
Đi chừng 40 phút nữa, bỗng nghe tiếng reo :
-   Côn Đảo kia rồi !
Ẩn lấy ống nhòm nhìn đến một phút vẫn không thấy quả núi nào. Anh quay sang nói với Long :
-   Mắt mày là mắt thần hay sao. Tao chẳng nhìn thấy gì. Đây chú Lâm xem thử.
Chiếc ống nhòm trở lại tay Ẩn. Anh vừa nâng nó ngang tầm mắt chỉ trong vài tích tắc, đã thấy rặng núi nhấp nhô.
Ẩn vừa nói « Đúng nó rồi ! Rõ lắm », anh em đã reo lên và vỗ tay đôm đốp, như nhận được tin chiến thắng.

Tàu số 8 đi vào khu vực tàu địch thường tuần tiễu. Các thủy thủ vào vị trí sẵn sàng chiến đầu.
Phía trước, xung quanh tàu số 8 vô số những ánh đèn của tàu thuyền đánh cá xa, gần. Anh em ở trạng thái tập trung căng thẳng để phân loại xem những chấm sáng kai có kẻ thù lẩn quất bên trong không.
Một cơn gió thổi từ đất liền ra. Hương vị nồng nồng vị lá mục phả vào cảm giác. Ẩn chưa tin ở mũi mình, anh hỏi Long :
-   Hương vị của đất liền, mày có thấy không > ?
-   Đúng,
Tàu đi tiếp hơn một giờ, bỗng anh thợ máy Võ Văn Kỳ la lên mấy tiếng lạc lõng :
-   Gian-ma kia rồi !
Ẩn giật mình, tưởng đâu Gian-ma là tàu địch. Anh xẵng giọng hỏi Kỳ :
-   Cái gì thế ?
Kỳ mải theo dõi chiếc thuyền chạy phía trước tàu của mình. Anh nhắc lại :
-   Gian-ma kia rồi !
-   Gian-ma là cái gì ?
-   Cửa bến ra đón.
Lúc ấy Ẩn mới vỡ lẽ là, cái thuyền gắn mày nhãn hiệu « Gian-ma ». Anh cho hướng tàu chạy theo chiếc thuyền dẫn đường của bến.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 02:40:26 pm »

Chương bốn

MỞ BẾN MỚI

Lực lượng vũ trang ở miền Đông Nam Bộ phát triển nhanh chóng. Hai trung đoàn chủ lực thuộc Bộ tư lệnh Miền Nam, năm 1962 mới chỉ có « khung » cán bộ, đến cuối năm 1963 đã đầy đủ quân số. Ngoài ra còn hàng chục phân đội độc lập trực thuộc. Quân số thuộc Bộ tư lệnh Miền lên tới 11.000 người đều trụ ở miền Đông. Riêng Quân khu miền Đông (tính từ bộ đội địa phương trở nên) lên tới 6.913 người.
Thời kỳ  này, ở Nam Bộ, tuyển quân xây dựng vài ba trung đoàn và gạo nuôi quân đều có thể giải quyết tại chỗ được. Riêng việc cung cấp vũ khí thì con đường biển là nguồn duy nhất. Việc tự trang tự chế, thực ra chỉ có tác dụng nhiều đồi với lực lượng nửa vũ trang.
Nếu cứ giữ cung cách cũ : đường biển đưa hàng vào Cà Mau, Bến Tre, lập kho, rồi dùng thuyền nhỏ chuyển hàng từ những kho đó vượt qua vùng địch tạm chiếm tới miền Đông, như vậy rất khó khăn, diệu vợi.
Đoàn 125 đã có tàu chở 100 tấn, sức chở bằng 10 tới 15 lần thuyền thông thường đi đường sông, chỉ cần nó đưa được ba chuyến vào thẳng ven biển Bà Rịa là có thể dứt được cái diệu vợi nói trên. Sau khi tính toán lợi hại, Bộ tư lệnh Miền quyết định cử thiếu tá Th., cùng một phân đội đi nghiên cứu địa hình lập thêm bến mới ở ven biển Bà Rịa.
Chuyến đi mở bến chuẩn bị rất chu đáo. Chiếc tàu vỏ gỗ mang số hiệu 41 được tu sửa lại vững chắc. Số cán bộ thuyền và thủy thủ được lựa chọn những người ưu tú trong những người ưu tú của đoàn.
Ngày 26-3-1963, đội tàu 41 xuất phát. Hơn 6 ngày đường, ngược gió mùa đông nam gian khổ, tàu 41 đã đến vùng biển Bà Rịa.
.. Đêm hôm ấy, theo sự tính toán của thuyền trưởng Nguyễn Văn Một thì tàu đã tới cửa bến. Anh cho tàu chạy chậm, đi qua đi lại nơi dự đoán là bến hơn một km, vừa đi vừa phát tín hiệu. Các thủy thủ căng mắt nhìn về phía bờ chờ đón những cái « chớp xanh » thân thiết đáp lại, nhưng chỉ thấy mảng rừng đen thẫm trải dài bên một đồn địch đèn điện sáng choang.
Nỗi lo lạc bến, lo bị địch phát hiện mỗi lúc một căng lên trong óc mọi người. Vài thủy thủ quê ở Bà Rịa phân trần :
-   Ta đi ở Long Hải ngược lên chỉ có một mình nó, như vây là đã đi qua cửa rạch rồi sao không có người ra đón.
-   Địa hình thay đổi quá xá, trước kia làm gì có đồn bốt.
Niềm hy vọng gặp bến đang lung lay, bỗng có ánh chớp xanh nhỏ xíu ở phía bờ. Một thủy thủ reo khe khẽ :
-   Tín hiệu. Tién hiệu của bến kia rồi !
-   Đâu ?
Những người chưa nhìn thấy, còn ngời vực « liệu có phải tín hiệu hay là hoa mắt ? ». Ngay lúc đí họ đã nhìn thấy ánh sáng lấp lóe như con đom đóm. Họ mừng rỡ ôm chặt lấy nhau mà reo « đúng bến rồi ».
Một lát sau, ở phía bờ có chiếc xuồng nhỏ bơi ra rồi cặp vào mạn thuyền.
Các thủy thủ xúm lại keó tay, đỡ người của bến lên thuyền của mình.
Chính trị viên Đặng Văn Thanh hỏi chiến sĩ của bến :
-   Bây giờ còn vào được nữa không hay cạn rồi ?
-   Vô được.
Mọi người yên tâm đã có hoa tiêu dẫn đường. Thế là nỗi lo lắng, nghi ngờ ban nãy tan biến, chỉ còn niềm vui.
Đêm khuya. Những chùm sao lưa thưa, tỏa ánh sáng lạnh trên mặt biển. Ánh sáng chỉ đủ nhìn rõ bàn tay của mình, nhưng cũng đủ để cảm thấy những nụ cười đang nở trên khuôn mặt khắc khổ của bạn bè.
Con tàu đang xăm xăm vào bến, bỗng khựng lại. Mọi người đứng trên mặt khoang chệnh choạng suýt ngã.
Tiếng máy rồ lên, cùng với tiếng chuông lệnh « tắt máy ». Tiếng máy tắt ngấm vài giây rồi vẫn nghe thấy tiếng « xàn xạt » của đáy tàu cà lên bãi cát ngầm.
Tiếng chuông lệnh lại rung lên gắt gỏng trong buồng máy. Ông già Năm Sao nhanh nhẹn phát động máy. Chuông lệnh tiếp « gài số lùi ». Tiếng kêu của chân vịt « sùng sục » nặng nề như đang khoét từng mảng bùn tung lên. Con tàu lắc lư nhưng không lui được chút nào. Bác Sao nhìn đồng hồ báo nhiệt độ máy đã báo quá số cho phép. Bác tắt máy và báo cáo thuyền trưởng tìm cách khác, máy không đủ sức kéo tàu ra khỏi cạn.
Mọi người có tâm trạng như đang ở lưng lưới bị hẫng chân tụt một lèo xuống vực. Họ xôn xao lo lắng. Tàu nằm lù lù ngay trước mũi địch, sao thoát khỏi lộ. Làm sao chuyển hết hàng trong đêm. Mất một chuyền vũ khí cũng đành, nhưng liệu có tránh khỏi lộ bến và đường biển không ?.. Có ý kiến ngược lại. Chắc gì địch đã biết được thuyền này chuyên chở gì, hay chúng cũng coi như các thuyền đánh cá khác. Niềm hy vọng cứ lóe lên rồi lại vụt tắt, rồi lại lóe lên trong tiếng bàn cãi.
Chính trị viên Đặng Văn Thanh ( Anh được tuyên dương Anh hùng quân đội tháng 1 năm 1967) vẫn im lặng, lắng nghe anh em bàn cãi ; một lát sau anh  nói với thuyền trưởng :
-   Bây giờ chúng ta hội ý chi bộ, mời đồng chí phụ trách bến cùng dự tìm cách giải quyết. Ý tôi : cố gắng đưa hàng ngay đêm nay, được càng nhiều càng tốt.
Cuộc hội ý chớp nhoáng. Mọi người nhất trí với ý kiến của bí thư chi bộ.
Không khí làm việc rất khẩn trương. Sau lời động viên ngắn gọn của chính trị viên Thanh, các thủy thủ nhanh nhẹn bắt tay ngay vào công việc. Tất cả mọi người nhảy ào xuống bãi cát còn ngập nước tới đầu gối, xúm vào đẩy thuyền dọc theo hướng đồn địch.
Nam quê ở Bà Rịa, được phân công tới vận động bà con trên hai chiếc thuyền nhỏ đậu gần đó. Anh nói khẩn khoản hồi lâu, họ mới đưa thuyền tới cặp mạn tàu 41.
Các chủ thuyền được mời tới gặp chính trị viên Thanh trên tàu 41. Họ ngơ ngác sợ hãi, khi láng máng hiểu được chiếc tàu naỳ không phải là tàu đánh cá thông thường. Thanh ôn tồn nói với chủ thuyền :
-   Chúng tôi là bộ đội Giải phóng. Ghe chúng tôi chở vũ khí chiến lợi phẩm, chẳng may bị cạn. Nhờ các bác giúp đỡ một tay. Chắc các bác cũng biết, chiến lợi phẩm để ban ngày chỗ này không lợi. Vì việc nước, mong các bác vui lòng.
-   Dạ.
Không khí khẩn trương kéo những người dân trên hai chiếc thuyền con vào công việc. Họ cùng với anh em nhanh nhẹn chuyển hàng xuống thuyền rồi đẩy vào bờ.
Anh em trong bến ra mỗi lúc một đông. Ai nấy đều hăng hái vội vã như muốn níu bóng đêm lại, làm màn che cho mình.
Chuyển được khoảng 4 tấn hàng vào bờ, thì nước đã cạn sạch, chiếc tàu nằm phơi trên bãi cát.
Đồng chí phụ trách bến nói với cán bộ thuyền :
-   Hiện nay địch đang tập trung quân và xe thiết giáp ở Phước Hải để chuẩn bị càn qué. Phước Hải tới đây chỉ độ hai, ba km. Tàu của ta nằm ngay trước mắt địch, không còn cách gì giấu được nó. Địch phát hiện thì nhất định sẽ cho quân càn tới. Vì vậy ta cố lấy hang . Số vũ khí đó trang bị ngay cho bộ đội chuẩn bị chống càn, số còn lại ta phải chôn giấu. Các đồng chí phải phá tàu để khỏi lộ bến.
Nghe người chỉ huy bến nói « Phá tàu », Thanh giật nảy mình như vừa bị mũi kim chích vào da thịt. Của cải của nhân dân và bao nhiêu công sức mới mang được đến đây mà tự tay mình phá đi thì đau xót quá. Phá thì dễ, nhưng có nên phá khi địch chưa phát hiện không ? Không phải chỉ riêng con tàu của mình đi lại ở vùng này. Bọn địch có thể nhìn con tàu này như con tàu đánh cá khác tới đậu ở đây thì sao ?.. Trong một loáng, những suy nghĩ nóng bỏng tràn qua óc Thanh. Anh không cãi lại người chỉ huy bến. Phá hay không, người chỉ huy cũng có quyền giữ lại, khi thấy tình huống chưa đáng phá.
Thanh triệu tập cuộc họp chi bộ ngay trên tàu. Anh trình bày vắn tắt những suy nghĩ của mình trước chi bộ. Chưa dứt lời, các đảng viên đã nhao nhao « xin có ý kiến ». Không khí tranh cướp thời gian như sự chậm một giây sẽ khó tránh được thiệt hại không cần thiết. Họ nói rất ngắn, cốt biểu thị được thái độ của mình.
-   Bến đã có lệnh phá thì phá.
-   Để tàu đây, trước sau trong ngày hôm nay cũng bị lộ. Phá trước chủ động hơn.
Ông già Sao lên tiếng :
-   Đảng và Nhà nước trao cho chúng ta chiếc taù này, phá hay không phá vào lúc nào, trước hết do chúng ta chịu trách nhiệm. Ai sợ chết thì lên bờ. Tôi xin ở lại cùng sống chết với chiếc tàu này.
Cuộc họp không đầy nửa giừo, chi bộ đã ra nghị quyết « Phải cố gắng lấy hết hàng. Sau đó chỉ để lại một số ít anh em trên tàu. Khi nào bị địch phát hiện mới phá ».
Thanh lội vào bến, báo cáo quyết tâm của chi bộ với đảng ủy của bến và trưởng bến.
Anh Th.  trưởng bến tỏ ra nóng nảy :
-   Nếu địch xông tới cướp tàu, các đồng chí phá không kịp. Ai chịu trách nhiệm ?
Thanh kiên nhẫn trình bày :
-   Trên tàu vẫn còn nhiều hàng, bây giờ chưa lộ. Lợi dụng lúc còn sương mù, tôi đề nghị các đồng chí huy động người chuyển hết hàng vào bờ.
Nghe Thanh nói có lý, trưởng bến lại huy động người ra bốc dỡ hàng.
Anh em xếp thành hàng dài giống như những người kéo lưới. Sức mạnh bí ẩn nào đó đột nhập vào mọi người. Những lúc bình thường có người vác không nổi 30 kg, giờ đây chuyển hòm súng nặng 50, 60 kg họ vẫn đi băng băng.
Khi đồn Phước Hải hiện rõ trước mặt mọi người, cũng là lúc vũ khí dưới tàu đã chuyển hết.
Chính chị viên Thanh kéo lên cột buồm lá cờ ba que, giống như những thuyền khác trong vùng địch.
Số anh em xung phong ở trên thuyền gồm có: chính trị viên Đặng Văn Thanh, bác thợ máy Huỳnh Văn Sao, thủy thủ trưởng Lê Xuân Ngọc, thợ máy Thôi Văn Nam và bác Nhợ thủy thủ.
Anh em mang lưới ra phơi và dọn dẹp trên tầu như những người đánh cá vừa đi biển về bến.
Khoảng 10 giờ, chỉ huy bến lại cử người ra chuyển lệnh :” Nếu để địch cướp được tàu, các đồng chí hoàn toàn chịu trách nhiệm”.
Thanh trao đổi ý kiến với anh em ở trên tàu. Mọi người đều thấy hiện nay tàu chưa bị lộ. Tới tình huống cần phá, dù có phải hy sinh cũng phá bằng được.
Thanh nghĩ tới tình huống phải phá tàu, phải hy sinh tính mệnh là điều khó tránh, nhưng có cần đến chừng này người ở trên tàu không. Suy tính, rồi Thanh quyết định bác Nhợ và Ngọc vào bến.
Ông già Nhợ và Ngọc ngồi lỳ không chịu vào. Họ muốn chia sẻ sự hy sinh với đồng đội. Thanh phải gắt lên :
-   Nhiệm vụ vận chuyển vũ khí còn lâu dài. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra đến, các đồng chí cứ yên tâm, chúng tôi có thể hoàn thành. Bây giờ không có nhiều thời giờ để nói với nhau dài dòng.
Hai thủy thủ, một già một trẽ lững thững đi vào bến, thỉnh thoảng lại ngoái trông con tàu của mình. Ngọc thấy nước mắt mình ứa ra, suýt nữa anh bật tiếng khóc. Rời con tàu, Ngọc có cảm giác thật nặng nề, đây là giờ phút vĩnh biệt những đồng chí ở lại. Óc anh vụt nhớ đến những ngày tàu của mình lạc lõng trong cái “hồ” giữa những hoang đảo san hô. Nhớ lại lúc con tàu bị sóng gió muốn chìm .. Bây giờ lại gặp cảnh ngộ này, liệu có qua được không ?
Vào tới bờ, Ngọc ngồi bệt xuống cát, nhìn về con tàu của đội mình. Ánh sáng trên mặt biển mờ ảo, hay màng nước mắt của anh đã làm cho hình dáng con tày to lớn khác thường rồi nhòe lẫn vào màu xanh của biển ?
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #14 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 04:12:13 pm »

Khi cái chết được xác định rõ vì lý tưởng cao đẹp thì đứng trước nó cũng chẳng có gì đáng sợ.
Thanh bình thản ngăm biển. Màu xanh mênh mông trải rộng với những cánh buồm trắng nhấp nhô. Những con thuyền nhỏ nhoi mờ ảo, xa vời vợi .. Anh thấy tâm hồn mình thư thái. Vũ khí đã trao đầy đủ cho người nhận. Tàu vẫn nguyên vẹn trong tay mình, khi nào không giữ nổi thì ta phá. Và nếu địch không biết, thì nó sẽ là tài sản vô giá.
Ông già Sao đang lúi húi mổ gà để chuẩn bị cho bữa nhậu. Hình như bác quên bẵng đi rằng, con tàu của mình đang nằm phơi ra trước đồn địch. Tính bác thế, không bao giờ giấu được tình cảm của mình. Đã nói là không cần úp mở rào đón, có lúc nói to tiếng với nhau, nhưng xong việc thì thôi, không bao giờ để bụng.
Nghe tiếng máy bay tới gần, bác Sao bỏ con gà đang vặt lông, chạy lấy can xăng rồi xuống hầm máy.
Thanh và Nam đứng núp bên buồng lái, nhìn theo chiếc AD6. Nó vòng lượn , rồi bổ nhào thẳng hướng con taù của họ. Rõ ràng địch đã nghi ngờ con tàu này.
Tim mọi người thắt lại, chờ trái bom xuống, chờ đợi phút cuối cùng của cuộc đời mình.
Không thấy bom nổ, máy bay đang vòng lượn lại, bác Sao hét to :
-   Khi nào nó thả bom sẽ phá !
Chiếc AD6 lại hạ thấp độ cao lao thẳng hướng chiếc tàu như lần trước. Nó bổ nhào tới lần thứ ba rồi bỏ đi. Chẳng hiểu nó quan sát, chụp ảnh hay làm gì, chưa ai biết, nhưng nguy cơ đe dọa con tàu đang tăng lên.
Thanh vào buồng ngủ lấy giấy tờ và khẩu súng ngắn bọc vào cái khăn rằn rồi giao cho Nam. Anh dặn dò nam :
-   Cậu mang gói này vào bờ. Nếu trường hợp phải phá tàu, chúng tôi hy sinh, cậu báo cáo với đảng ủy và thủ trưởng đoàn rằng : chúng tôi đã nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của đoàn giao cho, giữ tàu cho tới giờ phút cuốic cùng, khi thấy không giữ nổi mới phá.
Nam cầm gói lặng lẽ bước vào bờ. Một lát sau khi Nam đi, có một cán bộ của bến đi vội đến cạnh tàu , nói với lên :
-   Thủ trưởng bến nhận định tình hình : địch đã phát hiện ra tàu của ta rồi. Lệnh cho các đồng chó phải phá ngay. Nếu các đồng chí để cho địch lấy được thì các đồng chí phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Anh cán bộ của bến tần ngần một lát rồi nói tiếp :
-   Yêu cầu từng đồng chí ở lại cho biết họ, tên , quê quán.
-   Chắc là để báo tử .. tôi là Huỳnh Văn Sao, xã Trung Nghĩa, Vũng Liêm, Trà Vinh.
-   Tôi Đặng Văn Thanh, quê ở bà Rịa ..
Anh cán bộ của bến ghi nhanh vào sổ tay những điều mình vừa hỏi. Xong việc rồi, anh vẫn đứng lặng, nhìn những đồng chí gan góc của mình đứng trên tàu. Anh định nói điều gì đó, nhưng chỉ nói được hai tiếng “các chú “ .. rồi quay vào bờ.
Bác Sao  lại tiếp tục làm bữa ăn , mà bác cho là rất đặc biệt. Có thể đây là bữa cơm vĩnh biệt.
Anh Thanh đi kiểm tra một lần nữa, nơi đặt kíp nổ , mở nắp can xăng để sẵn sàng, rồi đi vòng quanh tàu. Anh nhìn lại từng vị trí, từ chỗ ngủ còn ấm mùi thuốc lá, buồng lái với cái la bàn xinh xắn, kim chỉ nam của nó vẫn lay động .. Chợt nhìn thấy chai rượu Bông Lúa, anh nghĩ tới bác Sao. Cái ông già đến là, cả tới lúc nguy hiểm chết người vẫn điềm tĩnh như không.
Anh xách chai rượu tới dứ dứ trước bác Năm Sao :
-   Bây giờ chú với tội nhậu một chút. Một chút xíu thôi. Say là hỏng việc đó heng !
Ông già Năm Sao nhìn thấy rượu , cười “khà khà” ..
Vào mâm rượu, Thanh nói :
-   Tôi nhắc lại sự phân công. Tôi nhìn hướng bờ, chú nhìn hướng biển. Nếu nó xáp dô. Tôi giật nụ xòe, chú đổ xăng vào buồng máy nghen !
Bác Sao đưa chén rượu lên tợp một ngụm, rồi kể lại câu chuyện hồi bác công tác ở cục đường biển. Hồi ấy có người khuyên bác không nên uồng rượu, bác lý sự “ Người già uống chút chút cho giãn xương giãn cốt, uống mà say bét nhè ra như thế mới có hại.”
Mỗi người vừa uống được một chén, thấy tàu của mình lúc lắc mạnh. Thanh buông chén rượu xuống sàn , đứng dậy.
   Anh nói với giọng xúc động :
-   Nước lên .. chú xuống mở máy, tôi lái.
Ông già tợp nốt chén rượu, rồi chạy xuống buồng máy.
Tiếng máy nổ, sạp tàu rung mạnh, chai rượu đổ kềnh, rượu chảy tràn ra mặt khoang.
Con tàu ngoan ngoãn quay mũi theo luồng vào bến.
Thấy tiếng máy nổ, đoàn biết là tàu của mình đã vào, anh em đổ xô ra, mừng rỡ. Giá không phải giữ bí mật thì đã có một trận reo hò nổ trời.
Thủy thủ trưởng Ngọc, chạy theo tàu một đoạn, đến chỗ luồng hẹp, anh nhảy lên tàu rồi chộp lấy tay lái.
Thanh nhường Ngọc lái rồi nhảy xuống đất. Anh em xúm lại công kênh Thanh lên, không phải chờ Quốc hội tuyên dương mà ngay lúc đó anh đã được quần chúng suy tôn là anh hùng.
Anh Th.  chỉ huy bến, không hiểu xúc động hay ân hận vì sự thiếu chín chắn mà nước mắt chảy tràn gò má. Th.  cố lách qua đám đông tới gần Thanh.
Th.  nghẹn ngào nói :
-   Các đồng chí đã dũng cảm giữ tàu .. tôi có khuyết điểm đã đánh giá không đúng tình hình ..

Đường biển vẫn hoàn toàn giữ được bất ngờ đối với địch. Mặc dầu số tàu của hải quân ngụy thời nay được Mỹ viện trợ, đã có trên 300 tàu, cộng với hàng nghìn tàu thuyền đánh cá ở ven biển được Mỹ, ngụy gài mật vụ, tình báo để theo dõi hoạt động của ta trên biển. Trải qua gần 4 năm (từ những chuyến đi của các tỉnh ven biển Nam Bộ ra Bắc tới cuối năm 1963), trên đường biển, ta đi như đi chợ nhưng chúng vẫn không phát hiện thấy một dấu vết gì.
Những trận đánh vào chi khu Đầm Dơi, Cái Nước; trận chống càn đánh thắng chiến thuật “tân kỳ” “trực thăng vận” và “thiết xa vận” của Mỹ-ngụy bằng nhiều loại vũ khí bộ binh và có cả súng đại bác không giật cỡ 75. Trang bị vũ khí của lực lượng vũ trang Nam Bộ mạnh lên khác thường, điều đó không còn là bí mật đối với địch. Việt Cộng đã tuồn vũ khí bằng con đường nào vào ? Đó là một câu hỏi mà cơ quan nghiên cứu chiến lược của địch vò đầu bứt tai mò tìm. Tất nhiên, chúng có thể khẳng định chỉ có con đường biển, vì không có con đường bộ nào chuyển được hàng tấn vũ khí vào đây được.Vấn đề còn lại là “từ hướng nào tới”, “tuyến đường ngoài khơi hay ven bờ ?”. Chúng cho rằng miền Bắc chưa có tàu viễn dương. Nếu tàu thuyền nhỏ họ không dám đi khơi xa dài ngày, như vậy  khả năng của Việt cộng chỉ có thể đi từ hai hướng vào : một là vượt qua vĩ tuyến 17 rồi theo ven biển vào; hai là từ phía vịnh Thái Lan vào (vì thời kỳ đánh Pháp ta đã mua vũ khí của Thái Lan đi theo tuyến này). Chúng đã tăng lực lượng chủ yếu ngăn chặn rình mò, tuần tiễu hai hướng đó.
Như chúng ta đã biết, những con tàu nhỏ của đoàn 125 đã đi theo đường biển quốc tế, rồi từ ngoài khơi xa phóng vào những điểm địch không ngờ ở khoảng giữa, còn chúng vẫn ráng sức tuần tiễu lục soát ở hai cực của miền Nam.

Sau hai năm (tính từ chuyến mở đường 11/10/1962-6/1964), ta đã đi 63 chuyến (trong đó có một chuyến bị mắc cạn phải phá hủy cả tàu và hàng hóa). Nhìn số vũ khí đã đưa tới Nam Bộ với khoảng thời gian ấy, không ai tưởng tượng ra được nó lại đạt được số lượng to lớn đến như vậy. Quân ủy TW, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Tư lệnh Hải Quân tới những thủy thủ của đoàn 125 đều vô cùng phấn khởi và đánh giá cao vài trò của đường biển. Mọi người thường gọi đường biển bằng cái tên trân trọng, tự hào và trìu mến “ Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển”.
Khoảng cuối năm 1964, đường Trường Sơn mới vuơn tới vùng ba biên giới, chủ yếu chi viện cho Tây Nguyên và vùng giáp ranh Khu 5. Vùng đồng bằng ven biển Liên khu 5, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, nhiều làng xã được giải phóng và giành được quyền làm chủ, lực lượng vũ trang phát triển nhanh chóng, nhưng cũng gặp phải khó khăn lớn là thiếu thốn vũ khí. Các tỉnh Khu 6 liên tục đánh điện, xin Trung ương chi viện vũ khí đưa vào bằng đường biển. Có lần tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động đưa một chiếc thuyền ra miền Bắc xin vũ khí.
Nhìn vào khă năng gách vác của “Đường mòn trên biển”, các đ/c bộ phận B của Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ tư lệnh Hải quân đã nghiên cứu trao thêm nhiệm vụ chi viện vũ khí cho vùng ven biển Khu 5.
Phương án lựa chọn bến và chuyên chở làm xong, thượng tá Cục phó cục tác chiến Phan Hàm lên báo cáo Thường trực Quân ủy TW.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân Ủy TW thay mặt Quân ủy thông qua phương án. Nghe xong, đ/c thân mật nói với đ/c Phan Hàm :
-   Đồng chí có biết đây là con đường duy nhất có thể chi viện cho đồng bằng Sông Cửu Long không ? Phải giữ cho được bí mật, bất ngờ. Nắm thật chắc từng chuyến. Phải kiểm tra thật nhiều, thật kỹ. Đồng chí phải xuống trực tiếp kiểm tra. Xem từ bao thuốc lá, phong thư, tờ báo .. Ở đồng bằng sông Cửu Long mà người ta thấy tờ báo Nhân Dân đến đó chỉ 8 đến 10 ngày. Đ/c làm tham mưu đồng chí nghĩ sao ? Phải quy định việc gửi thư từ. Coi chừng ngày tháng ghi trong thư. Tại sao ở ngoài này mà chỉ hơn một tuần sau những cán bộ vào Nam Bộ đã có “thư anh đã đến nơi” thế là hỏng rồi, lộ bí mật rồi ..
Sau naỳ, mỗi chuyến đi hoặc chọn bến mới vào Khu 5, đ/c Phan Hàm lên báo cáo, Đaị tướng Võ Nguyên Giáp thường nhắc lại “con đường biển dành cho đồng bằng sông Cửu Long” ý muốn nói : Khu 5 còn có khả năng chi viện bằng đường b ộ, việc sử dụng đường biển vào khu 5 cần hạn chế.
Việc mở bến ở Khu 5, Bộ Tổng Tham Mưu đã tiến hành từng bước chặt chẽ. Anh Phan Võ, đại úy hải quân, cũng có một b ộ phận có điện đài vào Bộ Tư Lệnh Khu 5 báo cáo lại kế hoạch chuyển hàng bằng đường biển. Khu 5 đã cử cán bộ tham mưu cùng với cán bộ của hải quân nghiên cứu thực địa mở bến.
Bến đầu tiên của Khu 5 được mở tại Lô Giao (Hoài Nhơn, Bình Định). Ở đó chỉ có con suối cạn, nếu tàu thuyền vào phải đậu ở bến ngang (Loại bến không có cầu, không có kênh rạch, đưa tàu vào dựa vào bãi cát bờ biển tự nhiên).
Sau bến Lộ Giao, các bến Vũng Rô, Núi Đá Bia, Ba Làng An và Sa Huỳnh  (đều là bến ngang) đã lần lượt mở để đón những con tàu của đoàn 125 đưa vũ khí vào.
Mỗi bến đều lưu lại những dấu vết anh hùng của con “Đường mòn trên biển”.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2007, 10:30:38 am »

Mỗi chuyến đi mở bến, chưa kể những gì xảy ra trên dọc đường, riêng nhiệm vụ của nó cũng nặng nề hơn những chuyến bình thường. Vì vậy, mỗi đội tàu, thuyền đi chuyến đầu vào bến đều được chuẩn bị về tổ chức, tư tưởng thật chu đáo. Sau đây là một đoạn lịch sử của đội tàu 401 đã ghi trong một chuyến như vậy.
.. Đội tàu 401 thành lập ngày 20/6/1964 trong điều kiện công tác vận tải của đoàn 125 đang phát triển thuận lợi, nhưng chưa có một chuyến hàng nào đưa được vào Khu 5. Thành lập đội tàu này với mục đích xem xét bến bãi, luồng lạch và tình hình địch xung quanh Lộ Giao (Bình Định), chi viện cho đồng bào Khu 5, góp phần đưa phong trào cách mạng Khu 5 phát triển.
Thuyền trưởng là đ/c Phạm Vạn, trước kia là thủy thủ ở tàu quốc doanh, chính trị viên Đặng Văn Thanh và thuyền phó Phạm Khanh (Quân giải phóng) ở miền Nam ra năm 1961. Trình độ hàng hải của hầu hết cán bộ còn rất yếu.
Công tác chuẩn bị xong xuôi, cấp trên mới điều động thêm thuyền phó Trần Phấn về phụ trách việc hàng hải. Trong cả đội tàu chỉ có một mình Trần Phấn là cán bộ của hải quân được đào tạo qua trường của quân chủng.
Tàu 401 đóng theo kiểu miền Nam, chiều dài từ mũi đến lái khoảng 15 mét, rộng 4 mét. Các đường khằng đã mục, nước vào bơm ra không kịp. Mọi thiết bị chỉ còn lại hai cái trụ la bàn. Phải tu sửa lại gần ba tháng mới xong.
18 giờ ngày 14/9/1964, đội tàu làm lễ xuất phát tại hội trường của đoàn ở cảng Bình Đông. Buổi lễ rất trang nghiêm. Đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân có đại tá Tư lệnh Nguyễn Bá Phát, thượng tá Chính ủy Hoàng Trà, thiếu tá Phó Tham Mưu trưởng Kim Sang và đaị diện Bộ Tổng Tham Mưu có thượng tá cục phó cục tác chiến Phan Hàm. Các thủ trưởng đoàn 125 có mặt đông đủ.
Đại tá Nguyễn Bá Phát thay mặt Bộ tư lệnh phát biểu nêu tầm quan trọng chuyến đi có tính chất lịch sử này là một chuyến mở đường vào Khu 5 thực hiện quyết tâm của TW Đảng ta, tạo mọi điều kiện để chi viện cho chiến trường. Năm 1959 đã có chuyến đi không lọt, anh em thủy thủ của chuyến đó hiện còn đang bị địch giam giữ. Xác định chuyến đi của đội 401 có thể lọt và cũng có thể bị địch bắt. Đ/c Phát nói “Có thể chuyến đi này các đồng chí không trở về và chúng tôi không bao giờ gặp lại các đồng chí nữa. Nhưng chúng tôi đặt nhiều hy vọng, điều ấy sẽ không xảy ra. Bộ tư lệnh tin tưởng công tác chi viện cho miền Nam của chúng ta nhất định thắng lợi, nhưng chuyến đi của các đồng chí có nhiều khó khăn, nguy hiểm, điều ấy Bộ tư lệnh không giấu các đồng chí. Nhiệm vụ chiến đấu vì lợi ích cách mạng, không tránh khỏi tổn thất, hy sinh ..”.
Sau lời căn dặn của các thủ trưởng cấp trên, anh em đội 401 đã tuyên thệ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4 giờ 50 phút, ngày 15/9/1964, đội taù 401 xuất phát. Tàu ra khỏi cửa Nam Triệu gặp gió đông bắc thổi mạnh, sóng lên tới cấp 5, cấp 6. Ra khỏi Long Chua, sóng gió lên tới cấp 7, mỗi giờ tàu đi được không quá 4 hải lý. Hầu hết anh em bị say sóng. Đ/c Nốt nằm mê mệt, sóng lắc rơi từ trên giường xuống vẫn chịu, không nhổm dậy được. Tàu cứ như chui ở dưới sóng. Mỗi lần tàu lắc, nước lại ào vào khoang máy, bơm hút không kịp. Trừ đ/c thuyền trưởng ngồi lái, còn ai lết đi được đều phải thay nhau tát nước. Thấy tình hình đi không nổi, chi bộ quyết định quay trở lại.
Ngày 10 tháng 10, đội tàu 401 xuất phát lần thứ 2. Lúc đầu sóng gió cấp 4, cấp 5, ra tới vịnh Bắc Bộ lại gặp bão, tàu phải tạm lánh vào một hòn đảo.
Ngày 25 tháng 10, nghe đài khí tượng thông báo “.. ngoài vịnh Bắc Bộ, gió hạ xuống cấp 5, cấp 6”, tàu 401 quyết định tiếp tục hải trình.
Thực tế vịnh Bắc Bộ do rớt của bão còn lại, sóng vẫn lên tới cấp 5, cấp 7. Tàu vẫn chui qua sóng mà đi. Anh em nói đùa với nhau “tàu gỗ của ta đi hơn tàu ngầm, địch làm sao có thể phát hiện được!”. Trên quãng đướng sóng gió đi mất 5 giờ, máy bị hỏng 5 lần. Có lần tàu bị thả trôi nửa giờ, chỉ vì một cái mũ ốc muống phun dầu rơi xuống đáy khoang.
Tàu tới điểm chuyển hướng chậm mất 5 giờ. Sóng gió vẫn tăng lên. Có người nêu ra “có nên vào hòn Đông (Hoàng Sa) tạm tránh sóng gió không ?”. Toàn đội bàn bạc và quyết định đi tiếp.
Thuyền phó Trần Phấn đo phương vị khoảng cách, xác định điểm chuyển hướng xong, anh em hạ buồm vắt lưới ngang, đúng như loại thuyền đánh cá của dân. Một số anh em khác bơm phao chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Chốc chốc, lại gặp tàu của hạm đội 7 Mỹ, nhưng chúng không ngờ rằng tàu Việt cộng lại dám ngang nhiên đi trước mặt chúng.
Trưa ngày 30 tháng 10, đang trên đường vào bờ, một máy bay địch bám theo. Thuyền phó Trần Phấn cắm lá cờ ba que phất phất ra hiệu cho chúng là thuyền đánh cá. Sau 10 phút nghiêng ngó, máy bay địch bay vào bờ. Chúng tôi nhận định : vào gần bờ có thể gặp tàu tuần tiễu của chúng. Cũng khoảng giờ đó, đoàn đã đánh điện cho tàu 401 biết, địch đang càn ở Mỹ Thọ, cách bến khoảng chừng 20 km.
Đêm đến. Tàu 401 như một cái bóng, không một ánh sáng lóe ra ngoài. 21 giờ, phát hiện tàu địch cách 3 hải lý, ta vẫn giữ hướng. Khi còn cách 1 hải lý, thuyền phó Trần Phấn lái quặt ra 90 độ. Địch vừa đi qua, 401 lại quay về phía bờ. Vừa đi một đoạn lại gặp chiếc tàu thứ hai của địch ở mạn phải đang cắt qua mũi thuyền của mình. Tàu 401 chuyển hướng, khi tàu địch vượt qua, 401 mới chuyển hướng về hướng cũ.
Đến đúng nửa đêm ngày 11 tháng 11, chúng tôi mới bắt được bờ. Thuyền trưởng hạ lệnh tăng tốc độ. Máy lại bị trục trặc. Vòng độ xòe của chân vịt bị hở. Hai thợ máy không quay nổi. Thuyền phó Trần Phấn cùng hai thợ máy Hiều và Hoàng hì hục một hồi lâu mới điều chỉnh được.
Nhìn về phía đông nam, có hai hòn đảo kề nhau. Một hòn tròn như cái vung. Một hòn dài giống như hình vẽ trong bản đồ. Xác định vị trí tàu, Trần Phấn phát hiện tàu đã đi lệch vào phía nam mất 7 hải lý. Tàu đi trở lại hướng vào bến. Trời sắp sáng. Tàu ngược sóng đi rất chậm. Mãi đến 4 giờ sáng mới đến được bến.
Tàu thả neo. Anh em xuống hầm dỡ hàng đưa lên. Sóng lớn, người đứng không vững, không sao thả hàng được xuống biển. Đồn địch cách vài trăm mét. Tàu địch vẫn tuần tiễu phía ngoài. Chỉ còn một giờ nữa là trời sáng mà hàng vẫn còn đầy ắp trên tàu. Tình hình căng thẳng tột độ. Anh em quyết định cho tàu chạy sát vào bờ. Vừa đi được một đoạn đã bị mắc cạn, không lui được. Phấn nghĩ bụng “khó tránh khỏi việc phá hủy tàu” nên đã mở hết tốc độ cho tàu lao vào bờ.
Anh em thuyền, bến gặp nhau vui mừng khôn xiết. Gặp bến rồi không phải thả hàng xuống biển nữa. Nhưng còn lại một việc hóc búa là làm thế nào bốc được 30 tấn hàng giữa ban ngày ngay bên đồn địch ?
Anh em công tác ở bến có quyêt tâm rất cao : một mặt huy động người dốc toàn lực bốc hàng, một mặt cử người tung tin “có ghe cá bị cạn” để đánh lạc hướng địch.
Suốt ngày, từ mờ sáng đến tối mịt, anh em bến và thủy thủ đã bốc hết hàng lên bờ. Ngay đêm đó, anh em đã phá hủy tàu và dọn sạch dấu vết.
Theo lệnh của đoàn, thuyền trưởng và một báo vụ ở lại nghiên cứu bến, còn toàn đội do chính trị viên Đặng Văn Thanh và thuyền phó Trần Phấn chỉ huy sẽ đi bộ tới bến Vũng Rô (Phú Yên) , tàu của đoàn sẽ vào đón.
Cuộc hành quân bộ dài ngày đối với thủy thủ taù 401 còn căng hơn chịu sóng gió của biển cả. Cũng súng đạn, gạo muối và ba lô như chiến sĩ bộ binh, anh em vượt qua đường số 1 phía nam Bồng Sơn. Lần thứ nhất, gặp địch phục kích, người dẫn đường hy sinh, anh em phải quay lại. Lần thứ hai lại bị pháo chặn lại quay trở về. Lần thứ ba mới vượt được. Cuộc hành quân đầy gian khổ, suốt ba tháng ròng mới đến Vũng Rô ..

Đường biển chiến lược giữ một vị trí đặc biệt trong công tác của Quân ủy TW. Đ/c Bí thư Quân ủy TW luôn dành ưu tiên thời gian cho công tác vận tải chiến lược đường biển. Bất kể lúc nào, kể cả đêm đang ngủ, khi có việc gấp của đường biển, đồng chí sẵn sàng tiếp.
Buổi sáng hôm ấy, nhận được điện báo cáo của đội tàu 401, ngay giờ đầu thượng tá Phan Hàm đã tới gõ cửa phòng làm việc của đ/c Bí thư Quân ủy.
Vừa nhìn thấy đ/c Hàm, đồng chí đã hỏi kết quả việc mở bên Lộ Giao. Đ/c Hàm báo cáo nội dung bức điện vừa nhận được của đội 401. Đồng chí lắng nghe với vẻ đăm chiêu. Nghe xong, đồng chí đứng lặng im giây lát rồi đi về phía khung tường có treo tấm bản đồ miền Nam.
Đồng chì cầm que chỉ bản đồi, đầu que xê dịch chậm chậm theo ven biển Nam Trung Bộ và dừng lại ở một điểm. Đồng chỉ hỏi :
-   Bến Lộ Giao không sử dụng nữa. Nhưng các cậu phải chú ý theo dõi thật chặt chẽ, xem địch ở khu vực này có đánh hơi thấy gì không .
Đồng chí xê dịch đầu que xuống phía Nam, rồi nói tiếp :
- Tìm bến lui xuống Phú Yên. Đưa vũ khí vào khu vực này cần hơn. Việc tổ chức mở bến mới, các đồng chí phải hết sức lưu ý đến công tác bí mật. Phải liên hệ chặt chẽ với Bộ tư lệnh Quân khu 5, chuẩn bị bến đón anh em thật kỹ công tác bí mậ. Đ/c Phan Hàm phải trực tiếp kiểm tra việc tổ chức và ý thức bảo mật của chuyến đi này.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2007, 05:16:42 pm »

Đội taù 41 (cũng là đội 41 nhưng lần này đi với tàu vỏ sắt) vào Bến Tre về được một tuần lễ, đã có lệnh điều động thay một số thủy thủ. Anh em thủy thủ mới chuyển về đều là người Khu 5. Nhìn những thành viên trong đội, anh em đã đoán già đoán non “kiểu này chắc sẽ vào Khu 5”. Nghe các thủy thủ thì thầm với nhau, thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh mỉm cười lắc đầu “chịu các tham mưu con”.
Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh vừa nhận lệnh sơ bộ, trở về. Trong mệnh lệnh nói rõ là mở bến mới vào Khu 5, không nói điểm cụ thể. Mệnh lệnh sơ bộ chỉ gợi ý “ Chỗ này vùng giải phóng hẹp, không có địa hình kín đáo, nếu đi trệch một chút là lạc vào vùng địch. Đường đi tới bến, địch phong tỏa rất chặt , Bên ngoài, hải thuyền có rada của địch theo dõi. Khi đến bến, mình phải tự lo xử trí mọi tình huống ..”. Thạnh nhận thấy chuyến này có thể được trở về mảnh đất quê hương mình. Đã hơn 10 năm rồi, kể từ khi chuyển quân ra miền Bắc tập kết, anh mong mỏi từng ngày được trở về quê hương thân yêu “Được trở về quê” dù mới chỉ là cảm nghĩ, cũng làm cho Thạnh bồi hồi , xúc động. Trước anh em thủy thủ, Thạnh giấu kín tình cảm đó, coi chuyến đi này giống như những chuyến đi bình thường khác.
Thạnh mời các cán bộ tới hội ý. Sau khi phổ biến lại mệnh lệnh sơ bộ, anh nói :
-   Tuy chúng ta chưa nhận được địa điểm bến và ngày đi cụ thể nhưng kinh nghiệm cho thấy : thời gian nhận lệnh chính thức tới lúc xuất phát thường rất ngắn. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải bắt tay vào việc chuẩn bị. Tôi và đồng chí phụ trách hàng hải sẽ ôn lại tính toán thiên văn, nghiên cứu thủy triều vùng biển Khu 5 và tập nhận dạng điạ hình qua cảnh đồ .. Bác Nhợ (thuyền phó), anh Chiến (chính trị viên) cho anh em tập ngụy trang, chuẩn bị cơ sở vật chất và động viên đơn vị sẵn sàng.
Ngay sau cuộc hội ý, từng người triển khai công việc được phân công. Không khí chuẩn bị cho chuyến đi trên tàu 41 sôi nổi, nhộn nhip. Bác Nhợ kiểm tra lưới ngụy trang, gạo, thực phẩm rồi lên đoàn bộ lĩnh thêm những thứ còn thiếu. Chính trị viên Chiến họp đơn vị triển khai công tác chính trị. Thuyền trưởng Thạnh, thuyền phó Hồng Lỳ cặm cụi đo đạc tính toán trên hải đồ ..
Ngày 13/11/1969, đội nhận lệnh chính thức :” Đội 41 có nhiệm vụ mở bến Vũng Rô (Phú Yên)”.. Mặc dầu có dự cảm nhưng Thạnh vẫn thấy đột ngột, bất ngờ. Các thủy thủ có quê Phú Yên cũng mang tình cảm như thuyền trưởng. Niềm vui mừng được trở lại mảnh đất quê cũ của họ như đợt sóng trào. Họ reo cười. Họ hồi tưởng những  kỷ niệm xa xưa. Họ mường tượng buổii gặp gỡ lại những người thân quen .. Sau hai ngày, tờ báo tường của đội đã đầy ắp những bài viết bộc lộ cảm tưởng chuyến đi :
“ Phú Yên! Phú Yên! Phú Yên !
Tiếng sóng biển thân quen.
Dưới chân người, đều đều nhịp vỗ.
Có tiếng đứa con xa, gửi vào trong đó.
Con sẽ về, đất mẹ Phú Yên ơi !”
Đêm 16, tàu nhổ neo, rẽ sóng vượt qua cửa Nam Triệu ra khơi. Mọi tình cảm bồng bột của họ nén xuống dành chỗ cho lý trí làm việc. Ai nấy đều tỏ ra cần mẫn, thận trọng. Sắp tới bữa, bác Lộc già lại lụm cụm nấu nướng, rồi mang cơm nước cho từng thủy thủ bị say sóng. Thủy thủ nào biếng ăn, bác dỗ dành trách mắng như đối xử với con cái của mình. Anh thợ máy Phan Nhạn tỉnh ngủ như gà trống, thức thâu đêm làm hết phiên việc của mình, lại làm thay đồng chí yếu mệt.
.. Tới giờ chuyển hướng vào bờ, toàn đội họp nghe thuyền trưởng nhắc nhở nhiệm vụ và cách xử trí khi gặp tình huống bất trắc. Đang họp nghe người trực trên đài quan sát báo cáo “đã nhìn thấy rặng núi ..:, anh em đứng bật dậy, xôn xao cười nói và hướng về phía đó.
-   Các đồng chí giữ trật tự nào !- Thuyền trưởng Thạnh nói to – Tôi nói thêm một điều nữa. Trường hơp bất đắc dĩ, chưa giao hết hàng trong đêm, ta phải ở lại, toàn đội phải nhanh chóng ngụy trang tàu và sẵn sàng chiến đấu. Bây giờ các đồng chí về vị trí sẵn sàng chiến đấu.
Cuộc họp xong, trời đã gần tối. Các cán bộ chỉ huy tàu lên đài quan sát. Thạnh nâng ống nhòm nhìn về phía bờ. Rặng núi mờ nhạt xen lẫn những áng mây xám lọt vào trong ống kính. Thạnh buông ống nhòm treo lên cổ rồi nói với thuyền phó Lỳ :
-   Đi lệch khoảng 5 độ.
-   Rất may là không có mây mù, nên nhìn thấy nó ngay.
Thạnh rất xúc động khi nhìn thấy dáng đất quen thuộc của quê mình. Nước mắt anh ứa ra, không sao ghìm được. Anh phải lấy khăn lau nước mắt mới tiếp tục quan sát được. Màu sắc của đất đá, núi non, cây cỏ qua ống kính vào cảm giác, dẫn anh liên tưởng tới những lối đi, những mái nhà và những người thân thương như hiện ra trước mắt.
-   Uống cà phê nóng .. này.
Nghe tiếng nói đột ngột ở sau lưng, thuyền trưởng giật mình ngoảnh lại. Anh đỡ cố cà phê còn nóng bỏng trong tay bác Nhợ.
-   Bữa nay bố cho ăn gì thế ?
-   Còn hai con gà, thịt nốt. Nấu miến, cơm. Thằng nào chịu thứ gì ăn thứ đó.
Anh em ăn cơm xong thì trên mặt biển đã thấp thoáng có ánh đèn. Tàu 41 tiến về phía trước mỗi lúc một gần những ánh đèn sáng của tàu thuyền đánh cá.
Anh em thủy thủ, từng đôi một ngồi ở vị trí sẵn sàng chiến đấu, bàn bạc với nhau về những hiện tượng trước mặt.
Các cán bộ thuyền đứng trên đài chỉ huy cũng đang bàn bạc, trao đổi :
-   Nhiều vùng ánh sáng như có phố xá.
-   Các anh có nhìn thấy đèn đỏ chớp không. Đó là sân bay Đông Tác. Phía sáng mờ hơn có thể là thị xã Tuy Hòa. Còn đèn phía ngoài là tàu thuyền đánh cá..
Thạnh đang nói với Chiến, bỗng Lỳ xen ngang :
-   Các anh có nhìn thấy ánh đèn đang ở phía bờ đi ra không ?
Thạnh cũng để ý cái chấm sáng màu đỏ đang di chuyển ấy, thấy Lỳ hỏi, anh đáp ngay :
-   Có ! Theo dõi xem. Tàu một đèn, không phải tàu buôn. Có thể là tàu tuần tiễu của địch.
Một lát sau lại có một ánh đèn nữa ở phía bờ đi ra và cạnh nó đang có ánh sáng đỏ chớp chớp. Đúng tàu tuần tiễu rồi, chúng đang phát tín hiệu cho nhau.
Các cán bộ thuyền hội ý chớp nhoáng bàn cách xử trí với tình huống vừa mới xuất hiện. Đáng lẽ tàu tiếp tục đi thẳng hướng, nhưng họ quyết định cho ngoặt vào phía trong, địch ở ngoài nhìn vào, tàu 41 có thể lẫn vào bóng núi và sương mù.
Anh em đã vượt qua tuyến tuần tiễu của địch. Thuyền trưởng Thạnh suy nghĩ, nếu tắt hết đèn, những thuyền đánh cá nhìn thấy, họ sẽ nghi ngờ, chi bằng cho thắp đèn thả sát mép nước là họ tưởng tàu mình như thuyền đánh cá khác. Anh hạ lênh cho thợ máy thực hiện ý vừa nghĩ.
Vượt qua khu vực tàu thuyền đánh cá, anh em nhìn thấy ánh đèn pha quét trên phía đường số 1, có lúc chiếu ra mặt biển. Mọi người chột dạ “hay là địch đã phát hiện ta từ xa nhưng cứ để ta lọt vào ổ phục kích”. Thuyền trưởng bình tĩnh hạ lệnh « tiến một » cho tàu đi chậm vào trong vùng.
Tàu 41 dừng lại, phát tín hiệu gọi bến. Rồi lại phát tín hiệu. Gần nửa giờ trôi qua không thấy tín hiệu của bến đáp lại.
Thuyền trưởng nói với các cán bộ :
-   Chúng ta vào đây là chính xác rồi. Có thể anh em bến vì lý do gì đó không có người gác. Từ nãy tới giờ vẫn êm, như vây là chúng ta vẫn giữ được bí mật. Bây giờ chúng ta cử người lên tìm bến, ý các cậu thế nào ?
-   Đồng ý.
Chốc chốc lại có chiếc ôtô chạy trên đường 1, và đây đó những loạt đạn lửa bay vọt lên trời. Ánh đèn pha ô tô lóe sáng giây phút rồi bóng đêm lại trùm lên khu vực đồi núi.
Tàu 41 thả trôi, ẩn dưới bóng núi. Anh em đứng bên mạn, thấp thỏm  nhìn vào bờ chờ đợi. Những thủy thủ được cử lên tìm bến cũng mất hút, không thấy trở lại. Nỗi lo lắng của mọi người tăng dần theo thời gian chờ đợi. Thỉnh thoảng thuyền trưởng lại nhìn đồng hồ. Những suy nghĩ vẩn vơ nảy nở. Nếu chờ lâu quá sẽ cho tàu quay ra, nhưng còn mấy người được cử đi tìm bến chưa về thì sao. Chẳng ai thần thánh mà có thể nghĩ ra hết mọi điều trước khi nó xảy ra. Lúc không liên lạc được vơi sbến thì thấy việc cử người tìm bến là hợp lý, nhưng bây giờ đứng chờ nhau, biết chờ đến bao giờ. Ngộ gần sáng mới liên lạc được thì làm sao ?
Thuyền trưởng Thạnh nói với các cán bộ :
- Gần một giờ sáng rồi. Kiên trì nhất cũng chỉ chờ được đến ba giờ sáng. Nếu không liên lạc được với bến cũng phải quay ra thôi.
Thạnh vừa nói xong, liền ngay đó phía bờ có hai chớp sáng xanh nhỏ xíu, và có người bơi xuồng ra. Thạnh vừa đáp tín hiệu vừa cười nói :
-   Chờ mỏi mắt. Mấy ông tướng bến này chưa có kinh nghiệm.
Mấy người ở dưới xuồng vừa bước lên tàu, anh em thuỷ thủ đã xúm lại thúc giục bốc hàng.
Bác Nhợ kéo tay đ/c bí thư tỉnh ủy Phú Yên tới gặp thuyền trưởng :
-   Anh Sáu Suyền, bí thư tỉnh ủy đồng thời là người lãnh đạo ở bến này.
Nghe bác Nhợ giới thiệu anh Sáu Suyền, Thạnh mừng quá quên cả công việc đang khẩn cấp, ôm lấy anh Sáu Suyền :
-   Anh Sáu .. tôi là em anh Hưng đây.
-   Ôi sướng quá ! Ai ngờ lại có chú mày trên con tàu này – Giọng anh Sáu Suyền run run như muốn khóc- Gần một tháng này chúng mình không có gạo, chỉ ăn củ mì và trái sung, chờ đợi các cậu mang vũ khí vào. Tưởng các cậu vào bằng ghe độ mươi tấn, ai ngờ to như thế này. Anh em gác đã nhìn thấy tàu từ lúc chiều nhưng lại cho rằng không phải tàu của mình. Bây giờ làm thế nào nhỉ ? Cánh mình chỉ có hai cái xuồng con thôi.
-   Phải  chuyển hàng hết sức khẩn trương anh ạ. Nếu tới bốn giờ sáng không hết hàng, chúng tôi vẫn phải cho tầu ra. Ở đây không được đâu.
-   Yên trí, không sao. Nếu muộn ở lại, mình sẽ cho anh em dẫn chỗ giấu tàu.
Anh em thủy thủ đã mở nắp hầm hàng và chuyển những hòm vũ khí lên sát be tàu. Anh em công tác ở bến loay hoay nhấc cái hòm nặng nề lên rồi lại đặt xuống, chưa tìm ra cách nào chuyển xuống xuồng.
Chính trị viên Chiến động viên các thủy thủ :
-   Anh em bến chưa quen việc. Tất cả chúng ta cố gằng chuyển hàng xuống ghe. Anh em bến có nhiệm vụ chuyển lên bến. Nào nhanh lên không sáng mất.
Chính chị viên vừa dứt lời thì các thủy thủ đã tạo ra một dây chuyển hàng xuống những chiếc thuyền của bến.
Anh em dốc hết sức chuyển hàng, hy vọng làm xong trong đêm, chẳng dè gần sáng rồi mà mới hết một nửa. Đành phải nghỉ lại đây để mai giao nốt.
Anh Sáu Suyền cùng một đội viên du kích dẫn đường tới chỗ giấu tàu. Con tàu men theo sườn núi đá trống trải, không có vật gì che khuất. Đến gần cây nhội mọc ở vách đá, có tán là bằng vài cái nong xòe ra mặt vịnh, anh du kích nói với thuyền trưởng :
-   Chỗ kia kìa.
Thạnh nghĩ bụng « Mấy ông tưởng con taù của mình giống cái ghe của mấy ổng « . Mặc dầu đã chuẩn bị tư tưởng ở nhà, sẽ phải chấp nhận điều kiện giấu tàu như vậy, nhưng bây giờ Thạnh thấy mình đang phải làm một việc mạo hiểm quá sức.
Con tàu thả neo, ép mình vào vách đá, tán lá cây chỉ đủ che nửa thân nó, theo chiều nhìn thẳng đứng. Nếu địch quan sát từ phía mạn trái thì nó lộ ra trần trụi.
Thạnh nói với các thủy thủ :
- Chúng ta cố gắng ngụy trang xong trước khi trời sáng. Phải xóa hình thù con tàu, làm sao mọi người nhìn vào đây cũng chỉ thấy một lùm cây mọc ở vách đá ra.   
Mấy đêm mất ngủ và đêm qua chuyển hàng nặng nhọc, ai nấy đã mệt nhoài , bây giờ lại phải leo núi chặt cây ngụy trang, không chỉ là cành lá mà là những cây một người vác nặng, hoặc hai người mới kéo nổi từ trên núi xuống. Mệt mỏi muốn gục xuống ngay taị chỗ, nhưng thời gian để chống với cái tai họa « bị lộ «  rất ngắn ngủi, nếu như không chạy đua với nó.
Ngụy trang xong rồi, anh em vẫn chưa hết lo. Nếu thuyền bè của nhân dân qua lại gần đây, nhìn thấy con tàu ngụy trang nằm sù đó, không khác gì « lạy ông tôi ơ bụi này ».
Thuyền trưởng triển khai kế hoạch đối phó với tình huống bất trắc. Một bộ phận thủy thủ nhận lệnh đưa súng 12,7 lên núi, làm hầm hố sẵn sàng bắn máy bay địch, khi chúng phát hiện tàu của ta. Anh em bảo vệ bến dùng DKZ dán trận địa mai phục đối phó với tàu chiến của địch. Nếu trường hợp bị lộ con tàu, tất cả các đơn vị phải kiên quyết chiến đấu đền cùng không được để tàu lọt vào tay địch.
Ở lại dưới tàu có thuyền trưởng Thạnh, thuyền phó Lộc, thợ mấy Phan Nhạn, khi tình thế không giữ nổi tàu nữa, có nhiệm vụ phá hủy tàu (bằng 3 tấn thuốc nổ đã gài sẵn).
Anh Sáu Suyễn đi kiểm tra trận địa của đơn vị bảo vệ bến xong lại xuống tàu. Anh nói với Thạnh :
-   Mình sẽ cùng với các cậu ở trên tàu, nếu có chuyện gì xảy ra cùng nhau xử trí.
Tất cả cán bộ ở lại tàu kéo nhau vào buồng lái uống trà.
Thạnh vừa đưa chén nước chè còn bốc hơi lên tới miệng, đã nghe tiếng máy bay rít trên đầu. Anh đặt vội chén nước xuống sàn, rồi chạy ra cửa nhìn theo chiếc máy bay AD.6 đang bay theo trục quốc lộ. Mọi người đều chạy theo Thạnh ra đứng bên cửa.
Tâm trạng của họ lo lắng giống nhau. Liệu có bị lộ không ? Nếu lộ phải làm gì ? Chiến đấu như thế nào để bảo vệ được tàu ? .. Hỏi rồi tự đáp. Đối với cán bộ thuyền những bài học « vấn, đáp » ấy đã thuộc lòng , nhưng lần « sát hạch » này mọi người vẫn không khỏi hồi hộp.
Thạnh nói với Phan Nhạn :
-   Anh xem lại hộp kíp và các đầu dây cháy chậm. Tôi lên trên kia xem lại ngụy trang một lần nữa.
Thạnh leo lên đài chỉ huy, đứng ngắm nghía cánh lá ngụy trang quanh thân tàu.
Con tàu đã giống hệt một cụm cây xanh gắn liền với vách đá, nhưng Thạnh vẫn thấy áy náy, như có sự gì sơ suất mà mình chưa biết.
Mọi người lại trở về buồng hàng hải tiếp tục uống trà.
Anh Sáu Suyền thông cảm nỗi lo của thuyền trưởng. Anh nói :
-   Nằm đây cạnh tuyến đường bay Đà Nẵng – Nha Trang và quốc lộ 1, máy bay và xe cộ qua lại luôn, hàng ngày có tới chục lần. Mặc nó chẳng ngại. Tàu của mình đã ngụy trang kỹ, lại bất ngờ đâu ở đây, nó không để ý. Xung quanh đây mình đã bố trí canh gác kỹ rồi.
Tiếng súng nổ từ phía núi cạnh đường 1 vọng tới, anh Sáu ngưng một lát rồi nói tiếp :
-   Súng nổ đó ! Chỉ lát nữa lại có mấy xe tuần tiễu trên đường đi qua. Ở đây tiếng súng, tiếng xe, tiếng máy bay là chuyện bình thường , đừng bận tâm.
Anh Sáu kể tình hình cơ sở cách mạng ở xung quanh bến :
-   Trước đây, vùng ven biển là cơ sở cách mạng vững vàng. Từ ngày chúng « tố cộng », chúng bắt bớ, giết chóc dã man, như vụ Ngân Sơn, Chí Thanh, giết một lúc 300 người hầu hết là cán bộ cơ sở. Trong thời gian chúng « tố cộng », khủng bố, có người không chịu nổi cực hình, tra khảo đã phản bội, làm cơ sở cách mạng bị bể vỡ. Những năm gần đây, ta xây dựng lại, nhiều cơ sở đã hồi phục. Lò một, lò hai nhà máy đường Hiệp Hòa đã trở thành cơ sở của ta .. Khoảng nửa tháng nay, chúng đưa quân bịt chặt đường số 1 , ở trên núi không xuống được. Trên đó có xuống được thì ven biển mới có gạo. Tỉnh ủy có bao nhiêu gạo dồn cho bộ phận bến, nhưng hơn một tuần lễ nay, mỗi ngày chỉ còn được bữa cháo với trái sung. Chúng mình ăn sung để chờ các cậu mang vũ khí vào. Có vũ khí sẽ tăng lực lượng giành dân, có dân mới có gạo.
Nghe anh Sáu Suyền nói, các cán bộ thuyền ứa nước mắt, vừa thương vừa mến phục những đồng chí của mình ở đây. Họ khổ cực và chịu đựng nguy hiểm không kể xiết, mà vẫn lạc quan, tin tưởng ở cách mạng. Anh em cán bộ thuyền tự liên hệ « ..mình có thuận lợi nhiều hơn các đồng chí đó. Lúc nào mình cũng có sẵn vũ khí, lương thực không phải thiếu thốn .. ».
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #17 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2007, 11:40:52 am »

Khi ánh nắng cuối cùng rời khỏi vùng núi Đá Bia, và bóng đêm đã đến đem điềm lành cho mọi người, anh em bến thuyền đều hân hoan cười nói. Mọi nỗi lo lắng căng thẳng đều tan biến.
Tối nay bến điều thêm người, thêm thuyền, nên việc bốc dỡ hàng xong rất sớm.
Chuyển hết hàng, bác Nhợ nói với thuyền trưởng :
-   Tối hôm qua, lúc tôi nên bắt liên lạc gặp bữa ăn của anh em bến. Mỗi người được chia một mẩu củ mì bé xíu. Nhìn anh em tôi suýt khóc. Tôi đề nghị ta chỉ để đủ gạo ăn đường, còn bao nhiêu ủng hộ anh em bến.
Điều bác Nhợ nói cũng là điều cán bộ thuyền và thủy thủ đã nghĩ đến. Khi thuyền trưởng nói « đồng ý » lập tức anh em tranh nhau vào kho xúc gạo đổ xuống thuyền.
Mọi việc đã xong xuôi, thuyền trưởng và anh Sáu Suyền đứng tựa vào lan can tàu chuyện trò kể lại những ngày xa cách.
Mấy cô gái đơn vị bến đẩy nhau rồi lại cười khúc khích :
-   Mi nói đi !
-   Mi nói !
Anh Sáu biết các cô muốn hỏi điều gì đó nhưng còn e thẹn.
Anh hỏi :
-   Bọn bay muốn nói gì với ảnh thì cứ tự nhiên. Có chi mà mắc cỡ.
-   Chúng em muốn đi xem tàu.
-   Tưởng chuyện cho .. chớ đi xem tàu thì xin mời các cô – Thạnh vừa nói vừa nắm tay anh Sáu – Mời anh Sáu đi xem nơi ăn ở của chúng tôi.
Mọi người đi theo thuyền trưởng vào buồng hàng hải, buồng thông tin, rồi vào buồng thuyền trưởng. Đến mỗi buồng, Thạnh bật đèn sáng. Các cô gái bị choáng ngợp bởi thứ ánh sáng mới lạ, không phải vì lần đầu tiên tiếp xúc với đèn điện mà vì các cô không ngờ miền Bắc đã sản xuất ra cái tàu hiện đại như vậy. Cô nào cô nấy mắt sáng ngời nhìn tiện nghi trong phòng. Từ cái quạt máy sơn trắng tinh, xinh xắn, cái bàn đánh vecni bóng loáng.. các cô đều khẽ đụng tay vào với niềm vui mới lạ.
-   Tàu to quá hỉ ? Cái gì trong tàu cũng đẹp.
-   Miền Bắc sung sướng quá !
-   Ngoài biển tàu bè đi như mắc cửi, các anh làm thế nào mà đi lại vô đây được ?
-   Tàu ngầm hỉ ?
Thạnh cảm thấy mình đang sống trong những phút giây hạnh phúc, bởi âm thanh ngọt ngào của các cô gái quê mình.
Một cô gái mạnh dạn hỏi :
-   Anh có thứ gì của miền Bắc mang vô, cho chúng em làm kỷ niệm.
Thạnh nhìn anh Sáu có ý hỏi « Cho có sợ lộ bí mật không ? ». Anh Sáu hiểu ý và nói :
-   Bọn nó giữ kín, không sao.
Thạnh lấy gói thuốc lá Điện Biên đã bỏ vỏ ngoài, chia cho mỗi cô mấy điều. Anh nói :
-   Chẳng có thứ gì làm kỷ niệm cho mấy cô, chỉ có vài điếu thuốc lá quá của miền Bắc.
Các cô gái trân trọng đưa hai bàn tay , như nhận một phần thưởng rồi ngắm nhìn từng điếu thuốc. Có cô nhìn khá lâu vào hai chữ « Điện Biên » in ở đầu điếu thuốc, với cái nhìn chỉ có thể dành cho người yêu.
Đã đến giờ tàu phải rời bến. Tiếng chuông đã rung lên một hồi lâu dài báo cho các thủy thủ chuẩn bị, nhưng anh em bến vẫn không muốn rời tàu.
Hầu như mọi người chưa có đủ thì giờ để làm quen nhau, nhưng sao lưu luyến, nhớ thương, tưởng như phải dứt áo mới ra đi nổi.
Tiếng chào trong tiếng khóc nức nở của các cô gái :
-   Các anh về bình an.
-   Các anh lại vào nhé. Chúng em chờ.
-   Chào các đồng chí. Cho chúng tôi gửi lời hỏi thăm sức khỏe của Bác Hồ, thăm nhân dân miền Bắc. Nói giúp rằng : dân Phú Yên luôn luôn hướng về Bác Hồ, về miền Bắc.
-   ..


Những người chỉ đạo công tác vận tải chiến lược đường biển ai cũng thấy được, nếu đưa tăng thêm một số chuyến vũ khí vào bến Phước Bửu (Bà Rịa) sẽ giảm bớt rất nhiều công sức, và cả xương máu nữa, so với việc chuyển tải nhỏ từ Cà Mau hoặc Bến Tre về miền Đông. Nhưng tại sao bẵng đi một thời gian khá dài, không có chuyến tàu nào về bến Phước Bửu ? Chúng ta còn nhớ chuyến mở bến Phước Bửu, chiếc tàu 41 đã bị mắc cạn ngay trước đồn địch, nhờ có tinh thần gan góc mưu trí của chính trị viên Đặng Văn Thanh, bác thợ máy già Huỳnh Văn Sao và một số thủy thủ đã bảo vệ được tàu khỏi bị phá hủy. Nhưng từ đó một số cán bộ thuyền của đoàn 125 cũng hiểu ngầm Phước Bửu là một bến “khó xài”, luồng lạch hiểm hóc dễ bị cạn và dễ bị lộ. Vì vậy, cũng có đôi lần nhận lệnh đưa hàng vào Phước Bửu, khi tới gần, gặp một tình huống gì đó, anh em đã phóng thẳng vào Cà Mau cho “chắc ăn” hơn. Mỗi chuyến đi vượt sóng gió, vượt qua hàng rào ngăn chặn của địch, đưa được con tàu an toàn vào bất kỳ bến nào của miền Nam cũng là quý lắm rồi. Dù chuyến đi không vào được bến theo kế hoạch mà vào bến tự chọn trong quá trình đi, cũng chẳng bị ai kiểm điểm, phê bình. Vì vậy Quân Khu miền Tây, mấy năm nay thừa hưởng sự may mắn đó. Vũ khí lúc nào cũng dư dật, ngược lại Quân Khu miền Đông vẫn thiếu thốn và càng thiếu thốn hơn, khi các trung đoàn chủ lực của Bộ tư lệnh Miền được xây dựng và chuẩn bị đánh lớn. Tất nhiên số vũ khí vào các bến Nam Bộ, sau đó đều do Bộ tư lệnh Miền phân phối điều chỉnh lại, nhưng mỗi lần điều chỉnh phải tốn chi phí thời gian, sức lực, tiền của.
Một lần nữa, Bộ tư lệnh Miền điện ra Bộ Tổng Tham yêu cầu đưa tàu chở vũ khí thẳng vào bến Phước Bửu. Chuyến vũ khí ấy dành riêng cho chiến dịch Bình Giã sắp mở. Khi bức điện kia đến Bộ Tổng Tham Mưu, cũng là lúc một trung đoàn tay không súng ống tới Phước Bửu chờ đợi. Nếu tàu của đoàn 125 vào bến, trung đoàn này sẽ là người bốc dõ và nhận số vũ khí ở tàu để trang bị ngay tại  chỗ.
Đoàn 125 nhận lệnh của cấp trên , tổ chức đưa một chuyến hàng vào Phước Bửu (Bà Rịa). Chuyến đi có vẻ không bình thường.
Từ lúc nhận lệnh sơ bộ tới lúc nhổ neo, đội tàu 56 không ngày nào vắng cán bộ cấp trên. Đại diện Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Chính trị, Bộ tư lệnh Hải quân và thủ trưởng đoàn lần lượt đến giúp đỡ công tác tổ chức, chuẩn bị, kiểm tra cơ sở vật chất, công tác bí mật và quyết tâm của đơn vị. Thuyền trưởng Quốc Thân được điều đến làm cố vấn cho thuyền trưởng Nguyễn Đắc Thắng. Một số thủy thủ đã đi mở bến Phước Bửu được lệnh thuyên chuyển về đội 56 .. Tính chất quan trọng của chuyến đi không chỉ nằm trong lời lẽ đả thông của cấp trên, mà ở ngay trong những công việc hàng ngày, từ lúc lệnh sơ bộ phát xuống. Có một yêu cầu giống như chuyến đi mở bến, nghĩa là phải đến đúng bến quy định, gặp khó khăn trên dọc đường phải có quyết tâm rất cao để khắc phục , không được rẽ ngang sang bến khác.
..10 giờ đêm ngày 22-12-1963, tàu 56 đã tới trước cửa bến Phước Bửu. Anh em mừng kết quả chuyến đi coi như đạt 8/10 chỉ còn việc nhận được tín hiệu của bên nữa là yên tâm.
Cái đèn pin bịt kin, chỉ để hở một chấm sáng bằng đầu que tăm trên tay thuyền trưởng Thắng lập lòe như con đom đóm. Anh phát tín hiệu hai lần, ba lần không thấy phía bờ đáp lại. Tàu vẫn chạy chầm chậm theo tuyến song song với bờ. Thuyền trưởng tiếp tục phát tín hiệu.
Thuyền trưởng Thắng trao đổi với thuyền trưởng Lê Quốc Thân cách xử trí. Nếu cứ vòng đi vòng lại mãi có thể bị lộ, vì đồn đich gần đây có thể nhìn thấy, nên thả neo rồi cử người lên tìm bến.
Hai thủy thủ Thanh và Phú được trao nhiệm vụ lên bờ tìm gặp anh em đơn vị bến.
Thanh và Phú bước vào lùm cây ven bờ, thình lình có người xông ra gí súng vào lưng, bắt đứng im rồi cả hai anh em đều bị trói chặt vào gốc cây. Sự việc diễn ra quá nhanh, các anh không kịp đối phó.
Trong rừng tối om, không nhìn rõ mặt nhau. Các anh phân vân không hiểu kẻ bắt mình là ai, là địch hay anh em bến lầm lẫn. Sao họ bắt mình, không hỏi han gì mà lại câm lặng như vậy.
Chỉ nghe tiếng bước chân thận trọng của vài ba người đang đi đi lại lại, đôi lúc họ thì thầm chuyện trò gì đó. Các anh cảm thấy những nòng súng của những người kia luôn chĩa về phía mình.
Thanh và Phú trấn tĩnh, nhưng chẳng còn cách gì để báo cho anh em trên tàu biết. Đàn muỗi bu kín mặt mũi, chân tay và thả sức hút máu các anh.
Thời gian trôi chậm chạp đáng sợ. Trong đầu óc các anh nhức nhối, lo lắng cho số phận mình và số phận anh em trên tàu. Có thể địch chờ cho tàu của ta vào sát bờ neo đậu rồi chúng mới xông ra, hoặc chờ lúc tàu quay ra chúng mới nổ súng. Bao nhiêu phán đoán rối tung, rối mù lên nhưng các anh chẳng khẳng định được điều gì rõ ràng. Thà rằng kẻ bắt mình, đánh đập hoặc chửi mình vài câu, còn dễ chịu hơn là nó cứ lặng thinh như thế kai.
Hình như có nhiều người ở phía trong đang đi ra, vừa đi vừa chuyện trò, mỗi lúc một rõ.
-   Các cậu thấy hiện tượng thế nào ?
-   Tàu to lắm. Chúng tôi chắc là tàu địch.
-   Đã hỏi người bị bắt chưa ?
-   Chưa.
-   Phải xem có tín hiệu gì không. Nếu là taù địch, khi nó bị mất người mà nó để yên ư ?
-   Có thấy đèn chớp chớp.
Nghe tới đó, Thanh và Phú đoán chắc chắn là anh em bến đã hiểu lầm. Các anh rất mừng, và gần như đồng thanh nói :
-   Tàu của ta .. chúng tôi vào liên lạc với các đồng chí.

Chờ đợi hàng giờ rồi không thấy tăm hơi gì, anh em trên taù phán đoán: người của mình cho đi liên lạc với bến đã bị bắt, nếu cứ đứng chờ ở đây bất lợi. Địch sẽ điều động lực lượng đến, việc xử trí thêm phức tạp.
Thuyền trưởng hạ lệnh nổ máy và nhổ neo.
Chiến sĩ hàng hải xoay vòng lái thấy chặt cứng. Thuyền phó Nguyễn Văn Ngọc giúp sức nhưng vòng lái không chuyển động. Ba thủy thủ nữa vào quay như quay tời, vòng lái mới nhúc nhích một chút. Tai họa cùng dồn đến một lúc, làm cho mọi người lo lắng thêm. Tại sao vòng lái nặng như vậy. Cáp lái vướng cái gì chăng ? Thuyền phó Ngọc xem lại cáp lái rồi lại trở về, thử tay lái. Ngọc thở dài :
-   Chết cha rồi, trục lái bị cong mới cứng như thế náy. Còn đi mấy ngày đường nữa, làm sao đây.
Cảnh ngộ thật éo le, người liên lạc với bến mất hút, tàu lai bị hỏng lái. Thuyền trưởng suy nghĩ căng thẳng, mạch máu ở thái dương giật giật như muốn vỡ tung ra, khí trời đêm mát dịu mà mồ hôi trong người anh tuôn ra ướt đẫm cả áo.
Chính trị viên Tuấn động viên anh em :
-   Cố gắng đưa con taù ra ngoài khơi xa rồi ta bàn tính thêm. Ở đây gần đichj, kéo dài chừng nào bất lợi chừng ấy.
Mấy anh em vẫn cố sức đẩy vòng lái. Con tàu đã hướng ra khơi, bỗng có người nói :
-   Khoan đã .. có tín hiệu trong bờ.
Tất cả mọi người nhìn xoáy vào bóng đêm bí ẩn. Ba chớp xanh nhỏ xíu lóe lên rồi vụt tắt, một lát sau lại lóe lên.
Bóng chiếc xuồng đen mờ từ bờ đang lao ra, mỗi lúc một gần. Không còn nghi ngờ gì nữa, đã bắt được liên lạc với bến. Anh em mừng quá, nước mắt chảy tràn trên má.
Tiếng cười nói khàn khàn còn đượm sự xúc động của Thanh vọng lên tàu :
-   Thả thang xuống nào !
-   Thả rồi đó. Có chuyện gì mà lâu thế. Suýt nữa thì ..
-   Chúng mình bị bắt.
-   Tàu lớn quá, anh em chúng tôi tưởng là taù địch.
-   Trời .. cũng còn may.
Lên tàu, anh em tíu tít kể cho nhau nghe những chuyện vừa xảy ra.
Thuyền trưởng Thắng nói :
-   Bây giờ ta tập trung dùng sào đẩy tàu vào đã.
Con tàu ngoan ngoãn đi sâu vào trong lạch rồi dừng lại dưới một cây có tán lá xòe rộng.
Mặt trời buổi sớm đã đưa ánh sáng vào khu rừng. Anh em bộ binh đã chờ đợi mấy ngày, nghe tin tàu cập bến, họ ào ào như đàn ong vỡ tổ chạy đến. Họ nhanh nhẹn tự động đứng vào dây chuyền bốc dỡ, mỗi người vác một hòm từ hầm chứa hàng lên mặt khoang rồi chuyển đi, không đợi người chỉ huy phải đôn đốc.
Các cán bộ thuyền, cán bộ bến kể lại cho nhau nghe câu chuyện “lạnh người” đêm qua.
Trưởng bến chỉ vào đơn vị chuyển hàng :
-   Những khó khăn các anh đã gặp, thì đây là sự đền bù.
Trưởng bến hạ thấp giọng thì thầm vẻ quan trọng :
-   Các anh đã mang vũ khí vào rất đúng lúc, đáp ứng sự mong đợi của Bộ Tư lệnh Miền và của anh em . Các anh xem kìa, anh em vui mừng có khác chi trẻ được mẹ cho quà. Nhận vũ khí ở đây để bước vào chiến dịch.
Thuyền trưởng Thắng rất cảm động khi nhìn thấy những chiến sĩ mảnh khảnh vác cái nòng pháo DKZ nặng hơn cơ thể của mình hoặc khênh những hòm đạn mà lúc bình thường phải dùng cẩu mới chuyển xuống tàu được. Anh nói với niềm tin yêu đang trào lên :
- Các chiến sĩ của mình thật đáng yêu. Nếu như không có tinh thần cao cả, có tấm lòng nhiệt thành vì thắng lợi của Tổ quốc thì không thể có sức mạnh làm việc như thế.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #18 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2007, 02:58:37 pm »

Chương năm

VỤ VŨNG RÔ

Những thắng lợi liên tiếp kích thích tinh thần hăng hái, phấn khởi trong tất cả cán bộ lãnh đạo và chiến sĩ làm nhiệm vụ vận tải chiến lược đường biển, đồng thời cũng phát sinh trong mỗi người một chất men chủ quan, thiếu cảnh giác. Phương châm “du kích, bí mật, bất ngờ” Quân ủy TW nêu ra, nếu như lúc đầu thực hiện nghiêm ngặt trăm phần, tới từng việc nhỏ nhặt nhất, thì qua “thời hoàng kim” đã làm lơi lỏng vài mươi phần, có cả việc hệ trọng tới công tác bí mật cũng đã có hiện tượng thiếu xem xét cân nhắc nghiêm túc. Sự “chính quy hóa” công tác thông tin giữa chuyến đi của các con tàu với sở chỉ huy, mở bến đưa hàng vào Khu 5 một cách ào ạt, rộng rãi, nhưng giáo dục ý thức bảo mật của bến chưa kỹ càng .. Những hành động ấy không đúng với phương châm “du kích, bí mật, bất ngờ”.
.. Chuyến đi của đội tàu 143 được lệnh vào Nam Bộ, khi đi quá nửa đường, nhận được tin bến động có lệnh quay ra.
Bộ phận B của cục tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu bàn bạc với Bộ tư lệnh Hải Quân “Nó đã vào được trong ấy, quay ra uổng. Vào được chuyến nào hay chuyến đó ..”
Đội 143 trên đường quay ra đã nhận lệnh “vào bến Vũng Rô” (trong lúc bến Vũng Rô còn ứ đọng số hàng của chuyến trước chưa chuyển đi được)
Đội tàu 143 tới bến đêm 15-2-1965. Anh em đã bốc dỡ phần lớn số hàng đưa vào hang núi. Trời gần sáng, không còn đủ thời gian đưa tàu vượt qua tuyến tuần tiễu của địch. Tàu phải dừng lại bến. Anh em ngụy trang cẩn thận, để lại vài người trên tàu, còn tất cả thủy thủ lên bến nghỉ ngơi.
Ngày 16 tháng 2, bị máy bay địch phát hiện, đánh phá, anh em đã phá hủy con tàu. Bộc phá gài sẵn trong tàu nổ không hết, nên tàu chỉ bị chìm tại chỗ.
Địch đưa hàng tiểu đoàn bộ binh có máy bay yểm hộ, tiến công vào bến Vũng Rô. Cuộc chiến đấu ngăn chặn địch của anh em bến và các thủy thủ tàu 143 rất kiên cường, kéo dài cho tới ngày hôm sau. Với lực lượng quá chênh lệch, quân ta đã phải rút lui.
Địch đã lấy toàn bộ số vũ khí của bến còn cất giấu trong hang núi và trục vớt chiếc tàu 143.
Con đường biển chiến lược mất nhiều công sức giữ gìn bí mật đã bộc lộ trước mắt kẻ thù.
Ngay sau khi lấy được chiếc tàu và số vũ khí của ta, Mỹ-ngụy đã làm rùm beng  “ Vụ Vũng Rô khẳng định điều đã ngờ vực trong thời gian dài, nhưng từ trước tới nay chưa có bằng chứng .. “.

Qua điện báo cáo của bến Vũng Rô, qua thu lượm tin tình báo, bộ phận B cục tác chiến đã khẳng định được cái tai họa diễn ra tới mức nào.
Đ/c Phan Hàm bồi hồi lo lắng. Dù sao anh và đại tá Nguyễn Bá Phát cũng có trách nhiệm lớn với cái tai họa vừa xảy ra. Khi bước vào văn phòng làm việc của đ/c Bí thư Quân ủy TW để báo cáo cái tin chẳng lành kia, anh đã sẵn sàng nhận lời khiển trách.
Nghe baó cáo xong, đ/c Bí thư Quân ủy nghiệm sắc mặt nói :
-   Tôi đã căn dặn các đồng chí nhiều lần, làm ăn phải hết sức thận trọng.
Đồng chí rời khỏi chỗ ngồi, đi vài bước rồi dừng lại đăm chiêu nhìn qua cửa sổ. Một lát sau, đồng chí trở lại chỗ ngồi :
-   Việc vận chuyển đường biển cho ngừng lại đã .. Quân ủy cũng biết trước sau rồi địch cũng phát hiện được. Ngay từ đầu, Quân ủy đã đề ra : dù có mất đi một nửa cũng là thắng lợi. Tư tưởng chỉ đạo là kiên quyết, mạnh dạn làm. Nhưng khi làm được rồi thì tuyệt đối không chủ quan. Kỷ luật đã đề ra phải chấp hành cho đúng. Sự việc đã xảy ra như thế rồi, phải rút kinh nghiệm thật sâu sắc, để còn làm tiếp.
Những câu nói của đ/c Bí thư Quân ủy làm dịu nỗi lo lắng , và anh nghĩ : nếu như trong chiến đấu, đã thắng hang trăm trận mà mới thua một trận thì đừng để phải bối rồi ..
Anh trở về phòng làm việc của mình, vào ngay nơi đặt máy điện thoại, quay máy.
-   Alô ! Bạch Đằng phải không .. Ai đó .. Anh Phát đấy ư. Theo ý kiến anh Văn, công việc của 125 ngừng lại đã .. Có chỉ thị cụ thể thêm, tôi sẽ trao đổi với anh sau.

Chiến dịch Bình Giã như tiếng sét làm rung chuyển đến tận Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Tổng thống Mỹ Kenedy và các tướng của Lầu Năm Góc bàng hoàng nhìn nhận rằng ngụy quân, ngụy quyền miền Nam Việt Nam không còn đủ sức chống đỡ với Việt cộng. Nếu không nhanh chóng đưa quân Mỹ vào thì cơ đồ đã đổ ra hàng tỷ đô la , xây dựng hàng chục năm sẽ tan thành mây khói.
Chỉ trong thơi gian rất ngắn (2/1965 – 12/1965 ), Mỹ đã ồ ạt đưa vào miền Nam nước ta đội quân  “chữa cháy” tới 20 vạn tên cùng với vũ khí, kỹ thuật tối tân.
Ngay từ lúc đội quân “chữa cháy” Mỹ vừ đặt chân đến mảnh đât của Tổ quốc ta, chúng đã liên tiếp nếm đòn ở Núi Thành, Vạn Tường, Plây Cu, Biên Hòa. Trước cảnh ngộ thật éo le, Mỹ phải “nhảy tùm xuống nước” để cứu cho ngụy khỏi chết chìm thì chính Mỹ lại bị dòng nước xoáy lôi đi. Phải làm một việc gì đấy để lấy lại tinh thần cho bọn tay sai, Lầu năm góc đi thêm một nước liều lĩnh nữa. Kế hoạch 34A được đề ra , đưa không quân Mỹ đánh ra miền Bắc và ngăn chặn Đường mòn Hồ Chí Minh . Bên cạnh đó là kế hoạch DESOTO đưa hạm đội 7 vào biển Đông để quấy rồi miền Bắc.
Vụ Vũng Rô đã trở thành cái cớ cho Mỹ xúc tiến kế hoạch DESOTO triển khai sớm hơn. Ngaỳ 21-2-1965 ( chỉ sau vụ Vũng Rô xảy ra vài ngày ), tư lệnh chỉ huy viện trợ Mỹ ở miền Nam yêu cấu tư lệnh Thái Bình Dương gửi đại diện đến Sài Gòn để vạch kế hoạch tuần tiễu, kết hợp hải quân Mỹ và hải quân ngụy.
Một cuộc họp khẩn cấp của tướng tá Mỹ ở Sài Gòn do Westmolen cầm đầu. Chúng cho rằng đơn vị vận tải biển của ta đã xuất phát từ miền Bắc ra khơi bằng tàu đánh cá, rồi đi lẫn lộn vào tàu đánh cá của miền Nam. Nếu muốn ngăn chặn lực lượng vận tải ấy, riêng hải quân ngụy không kham nổi, vì vậy phải nhanh chóng đưa lục lượng của hạm đội 7 vào tham gia. Hải quân Mỹ sẽ thành lập một đơn vị tuần tiễu thông thường bằng tàu và máy bay, chịu trách nhiệm phòng thủ vòng ngoài, hải quân ngụy vòng trong (từ bờ ra 12 hải lý là vòng trong, từ hải lý thứ 12 đến 40 là vòng ngoài ). Tất cả lực lượng Mỹ có quyền ngăn chặn lục soát bất kỳ tàu thuyền nào nghi ngờ của đối phương.
Ngày 16-3-1965, tham mưu trưởng liên quân Mỹ đồng ý với kế hoạch của Westmolen đã vạch trong cuộc họp ở Sài Gòn. Cũng trong ngày đó, hai chiếc tàu đầu tiên của Mỹ là tàu khu trục DD806 và tàu khu trục DD 666 đã lên đường. Các chuyến bay trinh sát của máy báy SP2 cất cánh từ Tân Sơn Nhất đã bắt đầu hoạt động từ ngày 3-3-1965. (đoạn này được rút từ Tập San Quốc Phòng ngụy số 18).
Hải quân Mỹ mở chiến dịch càn trên biển Đông mang mật danh “ Mác-két Tai-mơ” triển khai ngày 24 tháng 4. Đầu tháng 8 đã có 28 tàu Mỹ tham gia, dưới sự chỉ huy của bộ tư lệnh đặc nhiệm 71 trên biển Canberra CA62.
Việc ngăn chặn đường vận tải biển của ta không riêng gì tàu chiến, chúng còn xây dựng một hệ thống thông tin quan sát, gồm hệ thống rada đối biển kết hợp với mạng lưới mật vụ nằm trong các tàu thuyền đánh cá và tàu buôn (kể cả nhiều nước tư bản).
Chỉ trong vài tháng, lực lượng địch trên biển đã mạnh và đông lên gấp nhiều lần, nhưng chúng chưa hết lo ngại. Phó đô đốc hải quân ngụy Đỗ Hữu Chí đã tự hỏi “Chiến hạm của Hoa Kỳ nhập cuộc rất đông, xem như vây kín duyên hải Việt Nam cộng hòa. Thế nhưng Cộng Sản Bắc việt có chịu chùn bước xâm nhập không ?”

Vụ Vũng Rôi đã tạo ra bước ngoặt nghiêm trọng của công tác vận tải biển. Cũng thời gian ấy, Mỹ đưa cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Những đội tàu của đoàn 125 liên tục hành quân di chuyển giấu tàu tránh né địch đánh phá. Đến địa điểm mới, ngụy trang tàu xong, họ lại mang súng 12,7 lên núi, đáo công sự sư sẵn sàng giáng trả máy bay địch để bảo vệ tàu. Lúc bình thường họ tập luyện bắn súng, ôn kỹ thuật hàng hải hoặc học tập chính trị. Những cuộc di chuyển hầu như vô tận, và những buổi học tập không sao thay thế được niềm háo hức của những chuyến đi khơi xa. Trong tình trạng chờ đợi, mới vài tháng mà không ít người nhìn về phía trước chỉ thấy một màu xám, muốn xin chuyển đi đơn vị khác để làm việc gì đó có hiệu quả.
Các thuyền trưởng, thuyền phó trẻ được tập trung học lớp hàng hải thiên văn của Bộ Tư Lệnh Hải quân mở. Mỗi giờ nghỉ họ lại xúm lại chuyện trò, ôn lại thời hoàng kim của đơn vị; họ lại xót xa nghĩ tới vụ Vũng Rô. Nhưng mỗi đêm tập luyện, ngắm lên bầu trời, tìm thấy những vì sao dẫn đường, lòng họ lại rộn ràng hy vọng những chuyến đi xa trong thời kỳ mới.
Bộ tư lệnh Hải quân đang nghiêm khắc nghiền ngẫm nguyên nhân gì đã dẫn tới vụ Vũng Rô. Thường vụ Đảng ủy Hải quân họp kiểm điểm rồi lại kiểm điểm. Mọi người đã nhận thức vụ Vũng Rô là một tổn thất nghiêm trọng có tính chất chiến lược .. Tại sao lại xảy ra ? Bởi ta nắm tình hình địch không vững. Khi tình hình địch thay đổi không nắm được để xử lý kịp thời; bởi việc chuẩn bị , kiểm tra tàu thuyền đi hoạt động chưa thật đầy đủ; giáo dục bộ đội chưa thật tốt, dĩ nhiên chuyến đi thuận lợi thì chủ quan để một số tài liệu lọt vào tay địch ..
Tuy những tin tức hoạt động trên biển của địch sau vụ Vũng Rô chưa nhiều lắm, nhưng cũng đủ để Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Hải quân đánh giá : địch tăng cường hoạt động phong tỏa nhưng vẫn còn những sơ hở.
Sự thiệt hại đáng tiếc ở Vũng Rô chỉ làm tăng thêm ý thức thận trọng và cảnh giác, chứ không hề làm mất lòng tin của những người lãnh đạo vận tải biển. Bởi lòng tin ấy còn nằm ở phía ta, được chuẩn bị tôt hơn trước. Cán bộ tàu thuyền, một số đã có khả năng sử dụng hàng hải thiên văn. Yêu cầu của nhiệm vụ vô cùng khẩn thiết nên Thường vụ Đảng ủy Hải quân đã đề nghị với Bộ chuẩn ý quyết tâm đã đề đạt trước đây : Cho sử dụng tàu hiện có, cải trang theo khả năng của ta, đi một chuyến mở đường QLV15 (Cà Mau).
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #19 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2007, 11:39:21 am »

Chương sáu

ĐI THEO CÁC VÌ SAO

Đoàn 125 phải tạm ngừng hoạt động vào giữa thời kỳ đất nước ta có nhiều sự kiện trọng đại nhất. Bác Hồ kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hạ quyết tâm : quyết đánh, quyết thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở miền Nam và quyết đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của chúng ở miền Bắc. Phong trào thi đua “Làm theo lời Bác”, “Thanh niên ba sẵn sáng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Tay búa tay súng”,”Tay liềm tay súng” .. lôi cuống hàng triệu người sãn sàng hy sinh vì nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước. Hầu như ngày nào trên trang các báo cũng dày đặc những tấm gương kiên cường, dũng cảm giết giặc, những trận đánh thẳng ở cả hai miển.
Không khí sôi sục chưa từng có của cả nước đặt ra trước đoàn 125 một câu hỏi lớn “Phải làm gì ?”. Anh em thủy thủ nhiều đội tàu đề nghị lên cấp trên xin tình nguyện làm nhiệm vụ mở đường.
Khi được trao nhiệm vụ tiếp tục vận tải chi viện cho Nam Bộ, toàn đoàn 125 , từ thủ trưởng cơ quan đến từ thủy thủ đều hăng hái làm việc không kể ngày đêm để chuẩn bị cho mỗi chuyến đi thật chu đáo. Các đội tàu lao vào việc sơn ngụy trang tàu, xuống hàng .. Cơ quan tham mưu, chính trị làm kế hoạch và kiểm tra công tác chuẩn bị, động viên các đơn vị. Hậu cần tổ chức việc chuển hàng và chuẩn bị cơ sở vật chất cho từng đội tàu .. Công việc nhộn nhịp và bề bộn như sắp bước vào một chiến dịch.
.. Chuyến đi mở đường của giai đoạn mới này, do thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng và chính trị viên Trần Ẩn phụ trách, vào bến Vàm Lũng (Cà Mau) ngày 23-10-1965. Thắng lợi mới ấy hết sức quan trọng, nó chứng minh rằng : nhận định của Thường vụ Đảng ủy Hải quân là chính xác và khôi phục niềm tin trong các thủy thủ. Nhưng chuyến đi ấy chưa đủ sức thuyết phục về phương pháp đi bằng hải thiên văn.
Thủ trưởng đoàn 125 quyết định lựa chọn cán bộ thuyền đi thí điểm một chuyến tiếp theo, để có thể rút ra kết luận vững chắc hơn. Nguyễn Ngọc Ẩn – người thuyền trưởng giỏi về hàng hải, cứng sóng và dũng cảm đã được lựa chọn, đảm nhiệm chuyến đi đó.
Nguyễn Ngọc Ẩn đã cùng đội thuyền của mình đưa được mười chuyến vũ khí vào bến an toán. Ngay tronbg lớp học bổ túc hàng hải thiên văn cấp tốc do Bộ tư lệnh Hải quân mở, anh là một học viên có quyết tâm học tập rất cao. Học hành mà vất vả đâu có kém một chuyến đi khơi xa. Thời gian vẻn vẹn chỉ có mười ngày, nhưng đòi hỏi mỗi học viên phải tính toán thông thạo. Thật khó có thể “ăn tươi nuốt sống” những kiến thức khá trừu tượng ấy trong thời gian ngắn ngủi như vậy. Anh em cả lớp hock, ai cũng mê mải, quên ăn quên ngủ, có ngày học tới 16 giờ để nắm được bài giảng. Riêng Ẩn, cứ hết giờ lên lớp, anh lại tìm chỗ yên tĩnh để nghiền ngẫm lại bài học. Anh thường “khoan sâu” vào kiến thức bằng hàng loạt câu hỏi .. “thế nào?”, “tại sao?” để tự mình giải đáp, còn điều gì bí ẩn thì hỏi giáo viên. Đôi khi câu hỏi của anh vượt cả thời gian cho phép, giáo viên đã phải nhắc “anh hãy công nhận như thế đã, còn tại sao thì không đủ t hời gian để giải đáp”. Tuy vậy, sự suy nghĩ không chịu xuôi chiều đã giúp Ẩn hiểu sâu bài giảng hơn.
Trong thời gian học căng thẳng, sức khỏe của Ẩn giảm sút, bệnh đau dạ dày nặng thêm, buộc anh phải vào bệnh viện. Trong balô của Ẩn đã giấu quyển với ghi bài ở lớp học và  một bản đồ thiên văn. Cứ sau giờ khám bệnh, làm thuốc xong, anh lại ôn bài. Những ngày học giấu giếm các thầy thuốc, anh hiểu ra nhiều điều mà khi ở lớp vẫn còn trong dấu hỏi. Anh vững tin hơn ở kiến thức mới sẽ giúp anh chuyến đi sắp tới kết quả.
Nghiệm trong đời mình : lòng tin và đức tính kiên trì phấn đấu đã giúp anh vươn tới hoàn thành mọi nhiệm vụ của cách mạng giao cho. Là một đứa trẻ mồ côi mẹ, bố đi hoạt động cách mạng, đã giao lại cho bà cô nghèo nuôi; đến năm 16 tuổi, Ẩn đã phải vào làm công nhân ở xưởng Ba Sơn để kiếm sống. Từ lâu anh đã ước ao theo con đường và sự nghiệp của cha mình, nhưng sống giữa vùng địch, không có người dẫn dắt.
Những ngày làm thợ (1947), Ẩn được anh Ph công nhân lớn tuổi rất yêu mến. Trong lúc tâm sự, Ẩn được biết Ph vốn là du kích ở Tân An, vì đời sống khó khăn đã bỏ nhiệm vụ, tới Sài Gòn làm ăn. Nghe Ph thì thầm kể lại chuyện sinh hoạt và chiến đấu của du kích, Ẩn càng nóng lòng muốn thoát khỏi cái công binh xưởng của giặc Pháp. Nhiều lần anh vận động anh Ph trở lại với đội du kích. Lúc đầu anh Ph ngần ngại, cuối cùng, do nhiệt tình của Ẩn đã thôi thúc đã thôi thúc Ph phải nghĩ lại.
Hai anh em đã trốn ra khỏi xưởng Ba Son, trở về vùng giải phóng.
Vừa ở vùng địch ra, đã bị công an bắt giam hơn 3 tháng, vì không có chứng thực cho các anh là người lương thiện. Khi công an xác mình là người tốt, được trả tự do, Ẩn tình nguyện nhập vào đội du kích xã Tân An. Từ ngày đó, mặc dầu phải làm thur, làm mướn vất vả nhưng anh vẫn say mê với nhiệm vụ chiến đấu. Một lần, Ẩn được trao nhiệm vụ dẫn đường cho bộ đội chủ lực, anh đã năn nỏ với người chỉ huy xin nhập ngũ. Trở thành chiến sĩ bộ đội chủ lực, anh đã chiến đấu trên khắp chiến trường miền Đông Nam Bộ cho tới ngày ra tập kết ở miền Bắc.
Năm 1961, anh được chuyển về Hải quân. Do tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi, Ẩn đã trở thành một thuyền trưởng đáng tin cậy.
.. Nằm ở bệnh viện, những đêm nào da dày bớt đau, Ẩn lại trốn khỏi giường bệnh để tập bài thiên văn.
Một lần, vào một đêm trời đầy trăng sao, Ẩn lặng lẽ ra giữa cánh đồng, trải bản đồ Thiên văn ra trước mặt, rồi ngắm nhìn bầu trời một lượt. Anh dừng mắt ở cụm sao Thần Nông rồi chuyển sang nhận diện chùm sao Phi Mã .. Anh say mê ngắm những chấm sáng li ti trên bầu trời rồi lại rọi đèn soi vào bản đồ sao, cứ thế quên cả thời gian.
Khi trở về, trời quá khuya, gặp chị y sĩ trực đi kiểm tra nơi ngủ của bệnh nhân, chị y sĩ tỏ thái độ nghiêm khắc, nói :
-   Chúng tôi yêu cầu anh giữ kỷ luật bệnh viện. Anh bỏ đi chơi khuya như vậy, điều trị còn có ý nghĩa gì nữa.
Ẩn đứng lặng, như một cậu học trò bị cô giáo quở trách không biết thanh minh làm sao cho chị y sĩ hiểu ý nghĩa công việc mình vừa làm.
.. Mọi việc chuẩn bị cho chuyến đi đã xong, thuyền trưởng Ẩn ra đứng ở mũi tàu, ngước nhìn lên vòm trời. Những vạt mây tầng tầng lớp lớp màu xám đang di động. Gió mùa đông bắc có triệu chứng tăng dần. Vùng biển đã vắng cánh chim hải âu, có lẽ loài chim này cũng biết tránh những cơn gió rét.
Ẩn quan tâm nhiều đến thời tiết, anh ít để ý tới sóng lớn tăng dần, vì đó là điều kiện từ lâu đoàn 125 đã chấp nhận, nhưng những đám mây kia sẽ che mất “cặp mắt” của người bạn dẫn đường.
Ẩn thấy lạnh, anh vào buồng ngủ tìm thêm áo ấm thì nghe tiếng hỏi :
-   Tìm gì thế ?
Ẩn không ngoảnh lại. Anh vừa xếp lại quần áo vừa than phiền :
-   Quái lạ ! Cái áo len ban chiều của mình đi lao động bỏ vào đây mà tìm không ra, hay là mình bỏ quên ở chỗ nào.
-   Khỏi phải tìm, lấy áo của tôi mà mặc.
Lúc đó Ẩn mới biết người đang nói chuyện với mình là đoàn trưởng Hông Phước. Ẩn quay lại, đứng nghiêm :.
Thấy anh Hồng Phước đang cởi áo len, Ẩn giữ lại và từ chối :
-   Sức anh yếu, đi về cảm lạnh mất.
-   Không sao. Ở nhà mình mặc thế nào cũng xong.
Nghe tiếng nói của Thiếu tướng Tạ Xuân Thu ở ngoài buồng lái, hai anh em trở ra.
Các thủy thủ đứng xúm quanh Thiếu tướng Chính ủy Hải quân.
Chính ủy đang căn dặn về mục đích, yêu cầu của chuyến đi và nhấn mạnh việc giữ gìn khí tiết khi bị địch bắt, rồi tặng anh em cuốn “Bất khuất” của đ/c Nguyễn Đức Thuận. Rõ ràng cấp trên đã nghĩ nhiều tới khả năng chiến đấu trên biển và tình huống xấu nhất phaỉ phá tàu.
Từ những ngày chuẩn bin của chuyến đi, anh em thủy thủ tàu 69 đã chuẩn bị tư tưởng khá kỹ, nhưng đứng trước tình cảm của các cán bộ lãnh đạo quân chủng và đoàn vừa bộc lộ làm cho Ẩn bồi hồi xúc động.
Khi các vị khách đã rời khỏi tàu, Ẩn trở lại buồng tìm áo len. Nhìn thấy chiếc áo len của đòan trưởng Hồng Phước đặt gọn nhẹ trên mặt bàn, Ẩn lầm bẩm “Khổ quá. Anh ấy có một cái áo len.. rét thế này ..”.
Ngoài trời, gió bấc rú lên từng hồi. Khí lạnh thấm vào người, Ẩn bỗng rùng mình. Anh vội vàng mặc cái áo len của đoàn trưởng để lại, rồi trở ra đứng cạnh chiến sĩ hàng hải và hạ lệnh nhổ neo.
Hoàng Thanh Loan, chiến sĩ hàng hải, gạt tay chuông. TIếng chuông rền trong khoang máy,. Ngay sau đó, tiếng cuốn xích neo kêu cót két; máy rung runh, con tàu rời bến lao vào bóng đêm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM