Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:08:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những người Việt Nam mới  (Đọc 16796 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:36:29 am »

CHUYỆN VỀ ANH HAI THÀNH NGƯỜI U-CRAI-NA
NGUYÊN TƯỜNG



Pla-tông sinh năm 1922 tại U-crai-na. Vào đầu những năm 40 thế kỷ XX, anh tham gia cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại chống phát xít. Tháng 5 năm 1942, anh bị bọn Đức quốc xã bắt giam trong các trại tập trung. Tại đây, bọn phát xít đã hành hạ, đánh đập anh hết sức dã man, phải ăn đói, chịu rét và hàng ngày anh phải chứng kiến biết bao sự hy sinh của đồng đội.
Trong những năm tháng chiến tranh đầy gian khổ ấy, Pla-tông phải sống cuộc sống tù đày nay đây mai đó, hết nhà tù này đến nhà tù khác. Sau khi ở tù ra, để lần hồi kiếm sống, anh đã phải đi đào kênh ở Đan Mạch, làm thuê cho các ông chủ, làm bồi bếp. Những năm tháng sống xa Tổ quốc, trong lòng anh luôn luôn cháy bỏng mềm khát khao được trở về quê hương yêu dấu. Nhưng làm sao có thể thực hiện được điều đó khi không có một xu dính túi? Thế là anh đành phải phiêu dạt sang Pháp và ở đây anh bị sung vào đội quân lê dương, đội quân viễn chinh xâm lược. Có lần đơn vị của anh được điều từ cảng Mác-xây vượt qua kênh đào Xuy-ê và Ấn Độ Dương. Tại cảng A-đen, anh nhìn thấy chiếc tàu Liên Xô đang cập bến ăn than. Lúc đó anh mừng vui khôn xiết, tưởng chừng như đã được trở về sống trên đất mẹ thân yêu của mình nhưng dẫu sao điều đó vẫn chỉ là một ước mơ... Niềm thương nỗi nhớ đối với quê hương đất nước vẫn da diết trong lòng anh.
Không biết run rủi thế nào, anh lại được điều sang Việt Nam. Vốn sẵn có thiện cảm với xứ sở nhiệt đới ở Đông Dương và cảm thông sâu sắc với những người dân lành Việt Nam bị bọn thực dân Pháp bóc lột dã man, Pla-tông quyết định đào ngũ và đứng hẳn về phía các lực lượng yêu nước Việt Nam. Nhờ sự giúp đỡ của một cán bộ địch vận. chàng trai Xô-viết được tham gia vào đội du kích và cũng từ ngày đáng ghi nhớ ấy, Pla-tông có tên Việt Nam là Hai Thành. Sở dĩ anh mang tên ấy là để kỷ niệm chiến thắng giòn giã mà đội du kích đã giành được trong một trận công đồng Hai Thành được điều về Trung đoàn Cửu Long, tiếp đó được bổ sung vào Tiểu đoàn 307 nổi tiếng. Anh đã cùng đồng đỗi tham gia chiến đấu đầy mưu trí, dũng cảm và lập công xuất sắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Do những thành tích chiến đấu của anh, Nhà nước ta đã tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ vẻ vang.
Những ngày ở Việt Nam, Hai Thành đã gặp và yêu một côngái Việt xinh đẹp, dễ thương tên là Mai. Về phần mình, Mai cũng rất yêu anh chàng trẻ Nga thông minh, hiền hậu, đẹp trai, có thân hình cường tráng. Thế rồi họ cưới nhau và một năm sau (1949) sinh được một cô con gái đặt tên là A-nhi-a Pla-tô-nô-va Xki-rgin-xcai-a, gọi thân mật là Gia-nhin. Năm 1955, một năm sau khi hòa bình lập lại hai bố con trở về nước. Về tới quê nhà, Pla-tông - Hai Thành được bố trí làm việc tại Đài Phát thanh quốc tế Mát-xcơ va và làm biên dịch viên chương trình tiếng Việt. Còn bé Gia-nhin được bố hàng ngày kèm cặp dạy tiếng Việt từ lớp 1 cho đến hết bậc phổ thông. Không chỉ dừng lại ở đó cô còn được tiếp tục học tiếng Việt tại bộ môn Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam khoa Đông phương học, Học viện các nước Á - Phi trường Đại học Tổng hợp quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp. Sau khi tốt nghiệp (năm 1971), Gia-nhin nối nghiệp bố, làm biên dịch và phát thanh viên tại Đài Phát thanh Mát-xcơ-va, nay là Đài Tiếng nói nước Nga. Cô rất tự hào về người cha của mình vì ông đã từng góp phần vào cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam anh hùng. Và cũng nhờ có bố Hai Thành mà cô đã gắn bó cuộc đời mình với ngôn ngữ văn hóa Việt Nam. Bằng hoạt động hàng ngày của mình (công tác phát thanh) cô đã góp phần làm xích lại gần những trái tim Nga và Việt Nam.
Sau khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước Việt Nam được thống nhất, Gia-nhin được trở về thăm quê ngoại ở Bến Tre và thực tập tiếng Việt tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Khoanhọc xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam. Nhân dịp này, chị đã đến thực tập tại chương trình tiếng Nga thuộc ban biên tập các chương trình phát thanh tiếng nước ngoài Đài Tiếng nói Việt Nam.
Hiện nay Gia-nhin đang sống tại một căn hộ trên đại lộ Lê-nin-grát-xkôi-ê ở Mát-xcơ-va. Những lần tiếp khách Việt Nam đến chơi, chị làm bữa ăn theo kiểu Việt Nam và thường nói: "An như vậy có cảm giác như được sống ở quê mẹ của mình".
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:37:57 am »

ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ NGƯỜI HY LẠP TRỞ LẠI VIỆT NAM
PHAN BÌNH




Fatsit Zo Glu-tức Bông-trở lại Việt Nam lần này là để thăm đồng chí, đồng đội cũ, chiến trường xưa và cũng là để tìm lại nấm mồ của một đồng đội mà cách đây hơn 40 năm anh đã vĩnh biệt trên một cánh rừng già Bình Châu, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Tiếng hát của khúc quân hành Trung đoàn 812 vang lên cuốn hút. Phút chốc, mọi người quên mình đang ngồi trong khách sạn V anh Thủy sang trọng của thi xã. Bông cũng say sưa vỗ tay hát theo khi nhạc sĩ Huy Sô tiếp tục hát lần thứ hai. Buổi gặp mặt chân tình đầy tiếng cười, ngấn lệ và khá bất ngờ này đã làm cho cả khách sạn vui lây đến ngỡ ngàng...
Bông là cái tên trung đoàn đã đặt cho anh - như tên Lệ, tên Trường, tên Lâm... đạt cho các chiến sĩ khác đã rời bỏ hàng ngũ lính viễn chinh Pháp để đi theo Việt Minh khanh chiên. Các anh là những “Người Việt Nam mới" mà bà con ta ở vùng căn cứ thần tình kêu như vậy.
Bốn mươi sáu năm kể từ khi được mang tên Bông, hôm nay đồng đội mới biết tên thật của a người gốc Hy Lạp, sinh năm 1925. Anh bị bắt đi lính, đưa sang Việt Nam trong đội quân lê dương tháng 5 năm 1946. Chỉ hai tháng sau khi đặt chân lên mảnh đất huyền diệu này, Bông đã nhanh chóng rời bỏ hàng ngũ quân viễn chinh Pháp, trở thành "Anh bộ đội Cụ Hồ", chiến đấu trong Đại đội Quang Trung cho đến ngày ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954. Anh tham gia trận chống càn nổi tiếng Thái An - vùng chiến khu Lê Hồng Phong, năm 1948... Lần này vừa tới Việt Nam, anh đã thuê ngay một chiếc xe để cùng vợ quay lại Phan Rí, tìm cho được các anh "Bộ đội Cụ Hồ" thuộc Đại đội Quang Trung xưa. Đại tá về hưu Lê Văn Nhụt ở Lâm Lộc-người đầu tiên mà Bông tìm gặp hôm ấy-chưanhết xúc động nhắc lại phút tái ngộ quá bất ngờ này. Anh nhận lời lên xe cùng Bông đi tìm đồng đội cũ, chiến trường xưa...
- Bây giờ tôi nói bằng tiếng Việt nhé - không đợi cho giây phút ngỡ ngàng qua đi trước lời đề xuất bất ngờ này, Bông nói luôn: Tôi chào các đồng chí. Trước đây tôi chung sống với các đồng chí, tình cảm của tôi đối với nhân dân Việt Nam tốt lắm. Tôi chúc các đồng chí mạnh khỏe!...
Những cặp mắt xoe tròn, ngấn lệ. Những cánh môi mím chặt như vừa mới uống sự ngọt lành từ những lời nói chân thành của Bông. Người đàn bà ngoại quốc ngồi bên cạnh Bông đưa mắt nhìn hết người này đến người khác, vui cùng câu chuyện kể...
- Đây là vợ tôi người Hy Lạp, tên là Angiennika. Bà ấy không biết nói tiếng Việt. Cả nhà chỉ còn có mình tôi biết nói tiếng Việt. Năm 1954, tôi về Vũng Tàu tập kết ra Sầm Sơn - Thanh Hóa. Năm 1961, cưới vợ tại vĩ tuyến 17 Vĩnh Linh. Vợ tôi tên Khánh - Lâm Thị Khánh, người thị xã Đồng Hời, Quảng Bình. Năm 1965, tôi trở về Hy Lạp cùng với vợ và hai con trai, thằng lớn 6 tuổi, thằng nhỏ 3 tuổi. Năm nay, hai đứa nó lớn lắm rồi, đã đi làm nhưng chưa thằng nào có vợ...
- Anh Bông ơi, thế còn chị Khánh?
- Cô Khánh vợ tôi chết vì tai nạn ô tô cách đây 10 năm...
Không khí đang vui bỗng trầm xuống, mọi người im lặng chia buồn với anh Bông.
- Về Hy Lạp cách đây gần 30 năm, làm sao hôm nay anh nói tiếng Việt còn sõi như vậy? - Tôi buông câu hỏi trong tâm trạng chưanhết xúc động.
- Tôi đã sống ở Việt Nam 20 năm. Tôi nhận thất tình cảm của người Việt Nam đối với tôi rất tốt, cho nên tôi không thể nào quên được. Tôi có nguyện vọng là trước khi chết, tôi còn đến Việt Nam một lần nữa...
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #12 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:39:02 am »

NHỚ MÃI HỒ CHÍ CƯỜNG - CHIẾN SĨ NGƯỜI ĐỨC ĐÃ HY SINH Ở VÙNG BIÊN GIỚI TỈNH LẠNG SƠN 

NGUYỄN HẢI






Các cựu chiến binh Tiểu đoàn Lũng Vài năm xưa (một trong những đơn vị tiền thân của Sư đoàn 308), nhớ mãi những kỷ niệm đẹp về một chiến sĩ  người Đức có tên là Teizt trong đơn vị đã cách nay hơn nửa thế kỷ. Rất tiếc là không ai biết quê quán của  gười "Chiến sĩ Việt Nam mới" Teizt, nhưng không thể quên hình ảnh của anh trong chiến đấu trên chiến trường Việt Bắc trong  những năm tháng đầu ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp:
Khoảng nửa đầu năm 1947, một nhóm lính lê dương vốn là người Hy Lạp, Áo, Đức,... trong quân đội Pháp đóng ở Nam Định và các vùng lân cận chán ghét cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn bạo của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam, đã bí mật tìm cách bắt liên lạc rồi "đào ngũ” mang theo vũ khí sang hàng ngũ kháng chiến của Việt Minh. Số anh em này được Bộ tư lệnh Chiến khu 3 đã gửi lên Chiến khu Việt Bắc, trong đó có Teizt. Teizt trở thành "chiến sĩ da trắng" - "Chiến sĩ Việt Nam mới" của bộ đội Cụ Hồ, được lấy họ "Hồ Chí" của Bác Hồ và có tên Việt là Cường-Hồ Chí Cường. Hồ Chí Cường được điều về Tiểu đoàn 48 là đơn vị độc lập đang hoạt động chiến đấu đánh địch và xây dựng lực lượng du kích ở các làng xã ven đường 4A thuộc tỉnh Lạng Sơn. Lúc này hậu cứ của Tiểu đoàn 48 còn ở Bình Gia - Lạng Sơn. Teizt  người Âu, da trắng, lại cao lớn nên đi đâu cũng dễ nhận ra, bà con thường gọi đơn vị của Teizt là "Bộ đội người Tây". Anh được điều về bổ sung cho phân đội hoả lực lúc này gọi là đơn vị "trợ chiến", tức phân đội bom mìn, ba-dô-ca, lúc đó do anh Phạm Thiệu chỉ huy...
Trận đầu tiên Teizt được trực tiếp tham gia chiến đấu cùng các đồng đội Việt Nam là trận ngày 16 tháng 3 năm 1948, khi tiểu đoàn phối hợp với đại đội độc lập và du kích Bắc Sơn phục kích địch ở Bản Nằm, thuộc xã Kháng Chiến, huyện Tràng Định, cách thị trấn Thất Khê chừng 8km. (Đây là trận Bản Nằm lần 1. Trận Bản Nằm lần 2 là vào ngày 15 tháng 9 năm 1949). Trận địa phục kích bố trí trải dài chừng 300m từ bắc điểm cao 304 đến đông điểm cao 220. Hoả lực của toàn tiểu đoàn lúc này mới có 1 khẩu ba-dô-ca, 1 cối 60ly và 2 đại liên, còn chủ yếu là súng trường khai hậu, mã tấu... Đây cũng là trận tập kích đầu tiên của phân đội trợ chiến này trên chiến trường Việt Bắc. Qua mấy  ngày phục kích chờ đợi, hôm ấy khi một đoàn 7 xe của địch lọt vào trận địa, Teizt là chiến sĩ rất gan dạ, bình tĩnh, luôn mang theo khẩu thom-sơn bên mình, đã nổ súng yểm trợ kịp thời cho tổ ba-dô-ca ngay viên đạn đầu đã bắn  trúng xe chỉ huy của địch, diệt toàn bộ địch trên xe, trong đó có một tên quan ba, một quan hai Pháp, tạo điều kiện cho đơn vị chặn đầu, khoá đuôi, xông lên tiêu diệt... Đơn vị tiếp tục đánh trả các đoàn tiếp viện của địch, trận  này giành thắng lợi lớn: diệt 88 tên địch (có 6 sĩ quan), làm bị thương 54 tên, diệt và thu 7 xe cơ giới, 1 súng 20 ly, 1 trọng liên 12,7 ly, 1 súng cối, 1 máy VTĐ,... Thắng lợi của trận đánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược là cắt đứt đường vận chuyển để cô lập các cứ điểm của địch trên tuyến phòng thủ Việt Bắc. Vì vậy, sau trận này địch ở khu vực Lạng Sơn rất hoang mang, hiện tượng đầu hàng, đào ngũ xuất hiện, trong đó có 3 lính  người Đức cùng một số ngụy binh đóng ở thị xã mang súng ra hàng...
Sau chiế  dịch Thu - Đông 1947 thắng lớn, Bộ Tổng tư lệnh chủ trương lập một trung đoàn chủ lực mạnh trực thuộc Bộ, nên Trung đoàn 140 được tăng cường và Trung đoàn 147 ra đời, các tiểu đoàn cũng mang phiên hiệu mới: 39, 42, 45 cùng một số đơn vị trực thuộc. Tiểu đoàn 39 thời gia n ày do đồng chí Thái Dũng (tức Trần Dũng Thái), người Tày quê ở thị xã Cao Bằng chỉ huy; đồng bào các dân tộc trìu mến gọi đơn vị này là bộ đội "Xíp xi cẩu” (39)... Tiểu đoàn 223 và 239 hợp nhất thành tiểu đoàn (có lúc gọi là 29) là đơn vị độc lập của Bộ. Còn Tiểu đoàn 48 sau khi một số bộ phận sáp nhập với Tiểu đoàn 39, các bộ phận biên chế tổ chức lại. Tiểu đoàn 29 mới có tên gọi Lũng Vài là vì Tiểu đoàn 223 từng giành thắng lớn trong trận phục kích ở Lũng Vài, được Bác Hồ và Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi thư khen, tặng danh hiệu này. Phân đội trợ chiến của Teizt thường được gọi là đơn vị bộc phá, bom mìn, ba-dô-ca. Tiểu đoàn 29 cũng là đơn vị độc lập của Bộ Tổng tư lệnh hoạt động ở khu vực Thái Nguyên, nay tăng cường cho mặt trận đường số 4 trong chiến dịch Cao - Bắc - Lạng; phối hợp với Trung đoàn 28 Lạng Sơn và Trung đoàn 74 Bắc Cạn.
Sau khi về vùng Đồng Me, Phủ Liễn, Tam Dương huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật và phân đội nhỏ tập đánh công kiên, đơn vị của Teizt lên đường tham gia chiến dịch Đông Bắc. Ngày 8 tháng 10 năm 1948 là ngày mở màn chiến dịch Đông Bắc, quân ta mở đợt tấn công đồng loạt vào một loạt đồn địch. Teizt có mặt trong mũi đột kích do Nguyễn Quốc Trị chỉ này, trong trận tấn công căn cứ An Châu. Hôm đó, Teizt đã cùng anh em dùng thang, bên dưới buộc lót tấm phên đan bằng nứa vượt qua hàng rào dây thép vào trong đồn, chiến đấu rất dũng cảm ngay trong khu đồn địch. Địch dùng đạn lửa bắn cháy các thang phên nứa, dùng hỏa lực mạnh bắn chặn, trận chiến đấu diễn  ra rất ác liệt và kéo dài... Sau hơn nửa tháng chiến đấu, các đồn Đông Dương, Đồng Khuy đều bị quân ta tiêu diệt, riêng đồn An Châu ta chỉ diệt được 2 phần 3 cứ điểm rồi phải rút lui nhưng chiến dịch này ta diệt hơn 150 địch, trong đó có tên quan tư Pháp Vi-try, hơn 200 ngụy ra hàng; ta phá hủy 2 xe bọc sắt, 3 súng 12,7 ly, thu gần 60 súng các loại, trong đó có 6 khẩu trung liên... Teizt là một chiến sĩ chiến đấu rất dũng cảm, được anh em rất quý mến, khi buộc phải rút khỏi đồn An Châu chỉ lo anh bị lạc đường... Khi đơn vị tham gia đánh đồn Đồng Khuy, Teizt là người đi cùng tiểu đội của  Nguyễn Quốc Trị (về sau là một trong những người được tuyên dương anh hùng đầu tiên của quân đội ta) trong mũi nhọn tiến công, đã diệt gọn lô cốt chính của cứ điểm, góp phần giành thắng lợi nhanh chóng diệt hoàn toàn quân địch ở đồn này...
Cuối năm ấy, vào đêm 28 tháng 1, đơn vị của Teizt nhận lệnh hành quân gấp về bao vây tấn công tiêu diệt căn cứ phỉ ở làng Pha Khả, gần đồn Chi Ma, khu Chi Lăng. Chiến sĩ người Đức Teizt chiến đấu rất mưu trí, dũng cảm, nhưng trong đêm tối đã bị trúng đạn địch, ngã xuống bên cạnh tiểu đội phó Đặng Tịnh quê ở miền Trung. Đơn vị đã an táng thi hài hai anh ngay trên cánh đồng phía tây nam của làng Pha Khả gần biên ải thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn...
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, không ai biết quê quán, địa chỉ gia đình của Teizt bên Tổ quốc Đức trời Âu của anh... Các cựu chiến binh Tiểu đoàn Lũng Vài - một đơn vị tiền thân của Đại đoàn Quân Tiên Phong luôn hướng tới “Chiến sĩ Việt Nam mới" Teizt - Hồ Chí Cường là một đồng đội thân yêu đã hy sinh vì sự nghiệp kháng chiến của Việt Nam, đang yên  nghỉ trong lòng đất mẹ Việt Nam - quê hương thứ hai -  như anh thường  nói - ở vùng biên giời Lạng Sơn, mãi mãi xứng đáng là một "Anh bộ đội Cụ Hồ”.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #13 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:39:58 am »

GUN-TƠ - MỘT CHIẾN SĨ NGƯỜI ĐỨC ĐÃ CHIẾN ĐẤU Ở CHIẾN TRƯỜNG VIỆT BẮC
TUẤN LINH 


Năm 1948, đại đội của chính trị viên Nguyễn Hữu Tài (nguyên Phó cục trưởng Cục Huấn luyện chiến đấu) hành quân về tiễu phỉ ở vùng biên giới thuộc bắc Cấm Sơn - Lạng Sơn, thì cấp trên bổ sung về cho mấy hàng binh là lính lê dương chạy sang hàng ngũ Việt Minh, mới được đưa từ Liên khu 3 về, trong đó có một người Đức có tên là Gun-tơ. Cấm Sơn ngày ấy là vùng rừng sâu, còn rất hoang vắng, đồng bào chủ yếu là người Nùng, Tày,... sống rải rác. Địch cho đóng một số đồn lính dõng và lừa phỉnh đồng bào, nên có nhiều  người hoạt động như phỉ, chống lại cách mạng. Đơn vị của Gun-tơ về đây, là "đại đội độc lập" vừa chiến đấu đánh địch, vừa làm công tác đi sâu vận động, giáo dục, giác ngộ, tập hợp quần chúng chống mọi âm mưu của kẻ thù. Trang bị của đại đội ngày đầu chỉ có 3 khẩu FM cũ là chiến lợi phẩm, còn thì chỉ có lựu đạn, mã đao,... Gun-tơ người cao lớn, khi tham gia các trận đánh rất dũng cảm, và bày tỏ mơ ước cướp được khẩu thom-sơn để có thể diệt được nhiều địch hơn nữa...
Trong các trận quân ta tổ chức tập kích đồn địch, Gun-tơ và các hàng binh khác thường được tổ chức vào đội biệt động, đóng giả quan và lính Pháp đi kiểm tra đồn lính dõng, bắt chúng tập họp lại rồi bất  ngờ bắt chúng đầu hàng, tước vũ khí. Cách đánh này lúc đầu hiệu quả cao, làm cho bọn địch bị bất ngờ nên rất hoang mang... Gun-tơ còn với tư cách là một lính lê dương đã phản chiến, chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp chống Việt Nam, đã cùng đồng đội làm công tác địch vận cũng rất giỏi, lôi kéo được  nhiều người trước đây theo địch, nay trở về với hàng ngũ Việt Minh...
Đơn vị hoạt động ở vùng rừng núi heo hút gian khổ hàng tháng trời, nhiều khi "đứt bữa" phải chịu đói, nhịn khát, nhưng Gun-tơ không bao giờ tỏ ra than phiền. Cũng quần "ống túm" vá chằng vá đụp, Gun-tơ cùng anh em lặn lội khắp nơi làm công tác dân vận. Là người Âu, nhưng cũng như anh em khác, khi đau ốm họa hoằn mới có chút đường phèn của chính trị viên Tài mua được của đồng bào để dành, đem "bồi dưỡng" người ốm... Vậy mà có khi Gun-tơ nhường nốt cho anh em... Anh em được biết, Gun-tơ sinh năm 1928, khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc thì anh vừa tốt nghiệp trung học. Lúc đó, quân Pháp trong lực lượng Đồng minh chống phát xít, đóng ở phần tây nước Đức. Gun-tơ là người Đức, vì không muốn thất nghiệp  nên phải xin sung vào đội quân lê dương của Pháp. Sau khoá huấn luyện, Gun-tơ bị đẩy sang chiến trường Bắc Phi, rồi sang Đông Dương. Đầu năm 1947, Pháp mở rộng đánh ra miền Bắc, nên Gun-tơ từ mặt trận phía nam bị đưa ra mặt trận Nam Định. Chứng kiến cảnh lính lê dương Pháp bắn giết dã man, đốt phá nhà cửa của đồng bào Việt Nam, qua công tác địch vận của Việt Minh, Gun-tơ cùng một nhóm lính lê dương đã tìm cách bắt liên lạc rồi trốn sang hàng ngũ du kích Việt Minh. Khi được điều lên Việt Bắc, Gun-tơ trở thành "Chiến sĩ Việt Nam mới" và được mang tên Việt Nam là Lê Thamh Cường... Hoạt động ở vùng biên giới, cho đến thu - đông năm 1948 thì tình hình vùng Cấm Sơn nói riêng, vùng biên ải Lạng Sơn nói chung đã ổn định, đơn vị của Gun-tơ được rút về Liên khu 1 hoạt động. Đến năm 1949, khi Bộ thành lập Đại đoàn 308 thì đơn vị thuộc đại đoàn này liên tục tham gia các chiến dịch trên chiến trường Việt Bắc, trong đó lớn nhất là chiến dịch Cao - Bắc - Lạng, còn gọi là chiến dịch Biên Giới. Sau chiến dịch Cao - Bắc - Lạng giành thắng lợi to lớn, biên giới Việt-Trung thông thương, có chủ trương tạo điều kiện cho các hàng binh, các "Chiến sĩ Việt Nam mới", "những người lính da trắng của Hồ Chí Minh" hồi hương, nên Gun-tơ cũng được trở về Tổ quốc Đức đợt đầu. Lúc đó, nước Đức đã chia làm hai, nên Gun-tơ về sống ở thành phố Mác-đơ-buốc thuộc Cộng hòa dân chủ Đức, xây dựng gia đình riêng và sống hạnh phúc. Chính ở đây, đến năm 1958, dịp Đại hội thể thao các nước anh em hữu nghị, Gun-tơ được gặp lại người chính trị viên đại đội cũ của mình ở Việt Nam là Nguyễn Hữu Tài. Gun-tơ luôn nhớ tới Việt Nam, các đồ ng đội ở Việt Nam, muốn trở sang Việt Nam chiến đấu... Vì nhiều lý do, Gun-tơ không trở lại được Việt Nam, nhưng trở thành một chiến sĩ tích cực tham gia các hoạt động và phong trào ở Cộng hòa dân chủ Đức ủng hộ, giúp đỡ Việt  Nam rất nhiệt tình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, và sau này trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #14 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:40:37 am »

NGƯỜI CON RỂ XÓM NA ĐÀNH
NGUYỄN VĂN TƯỜNG*
(Theo lời kể của ông Hồ Vũ)




Motoyama Kiudo sinh năm 1921 tại Phu-cu-ô-ca kền Mi-ca-co-gươn-kalitamachi - Iobadu. Năm 1940, anh bị điều sang Việt Nam. Tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, lúc đó đơn vị của anh đang đóng ở Thái Nguyên, anh đã chạy sang theo Việt Minh và gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam. Anh trở thành chiến sĩ của Trung đoàn 72 bộ đội chủ lực và có tên Việt Nam là Hoàng Văn Hạc.
Thời gian đầu, anh được giao nhiệm vụ phụ trách huấn luyện quân sự cho tân binh. Anh đã hết lòng giúp đỡ các chiến sĩ trẻ tiếp thu những kiến thức quân sự cơ bản như bắn súng bộ binh, lăn lê bò toại, công đồn, diệt viện... Anh được anh em đồng đội mến phục và vun đắp cho mối tình giữa anh và chị Phạm Thị Nguyệt, một chiến sĩ gái của trung đoàn kém anh 7 tuổi, là một côngái của vùng quê Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Ngày 18 tháng 3 năm 1947, Trung đoàn 72 đã làm lễ thành hôn cho anh chị.
Trong suốt 8 năm kháng chiến, Hoàng Văn Hạc đã chiến đấu dũng cảm và lập được nhiều thành tích. Từ chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 đến chiến dịch Biên Giới thu - đông năm 1950, rồi các chiến dịch Trần Hưng Đạo, Tây Bắc... anh đều tham gia và đã chiến đấu rất anh dũng. Sau hòa bình lập lại (tháng 8 năm 1954), anh xin ra quân và về giúp vợ làm ruộng ở quê ngoại xóm Na Đành, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, anh được bà con dân xóm hết sức thương yêu đùm bọc. Đến bây giờ trở lại xóm Na Đành, các cụ già ngoài 70 tuổi đều rất nhớ người bạn tri kỷ - ông Hạc - đã một thời cùng cày sâu cuốc bẫm với nhau, chia sẻ với nhau từ điếu thuốc lào đến bát nước chè xanh...
Anh Hạc và chị Nguyệt sống với nhau rất tâm đầu ý hợp, có 4 người con (2 trai, 2 gái). Giữa năm 1960, anh đã được Hội chữ thập đỏ hai nước tổ chức cho hồi hương về Nhật Bản. Chắc hẳn bây giờ các con của anh chị đã trưởng thành, còn anh Hạc và chị Nguyệt đã ngoài 70 tuổi. Ở cái tuổi "cổ lai hy”, không biết anh chị có đủ điều kiện và sức khỏe để về thăm quê ngoại hay không? Họ hàng, bà con, chú bác và đồng đội vẫn luôn nhớ tới anh - một cựu chiến sĩ quốc tế trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #15 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:41:23 am »

SUỐT ĐỜI TÔI KHÔNG QUÊN CÔNG ƠN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM...
TƯỜNG NGUYỄN




Thực hiện chính sách tự túc kháng chiến, năm 1952 bà con xã Mỹ Lộc phú Mỹ, Bình Định) hết sức phấn khởi đón một người lính Vệ que đoàn có tên là Hoà về đỉa phương. Anh Vệ quốc đoàn ấy được giới thiệu về nhân ông Dương Văn Tăng ở. Nhà ông có 6 người: hai ông bà, hai con gái và hai con trai còn nhỏ. Ông Tăng là một nông dân chất phác, coi anh như con trai cả trong gia đình. Và hàng ngày anh cũng dắt trâu ra đồng cày bừa như một nông dân thực thụ, vì khi còn ở quê hương anh cũng từng cày bừa làm ruộng. Anh lại chịu khó làm việc như người con ngoan, người anh cả trong nhà, nên ông Tăng thường khoe với bà con: "Chà! Có thêm thằng con là Vệ quốc đoàn ở nhà thêm người làm, thêm vui vẻ...".
Thời gian trôi đi, còn anh Vệ quốc đoàn chẳng mấy chốc chiếm được lòng thương yêu của gia đình, bà con. Tình yêu giữa anh và cô Tặng con gái lớn của gia đình cũng nảy nở... Vốn đẹp người, đẹp nết lại cũng hay lam hay làm, nên trong làng có mấy đám muốn cưới cô Tặng làm vợ nhưng đều bị từ chối với lý do các em còn nhỏ, cô còn phải trông nom gia đình và làm lụng nuôi em...
Cuối năm ấy, giặc Pháp bất ngờ mở trận càn quét vào Mỹ Lộc, Phú Mỹ. Anh Vệ quốc đoàn được chính quyền xã tin tưởng giao chỉ huy đại đội du kích chống càn. Cô Tặng con gái lớn của ông Tăng cũng là một đội viên du kích lăn lộn bên anh chiến đấu chống địch suốt hơn hai chục ngày. Ba lần du kích đã đánh bật quân Pháp ra khỏi xã, nhưng trong lần thứ ba thì anh Vệ quốc đoàn bị thương vào tay. Cô Tặng là người ngày đêm chăm sóc, lo cơm nước và rửa vết thương cho anh Hòa. Sau trận chống càn thắng lợi, hình ảnh anh Vệ quốc đoàn càng in sâu trong trái tim người dân xã Mỹ Lộc. Bà con nói với nhau: "Không có anh Vệ quốc đoàn về xã chỉ huy chống càn thì giặc Pháp đã đốt trái cả xã rồi. Không biết anh ấy quê ở đâu mà giỏi và gan dạ đến thế!...".
Tình yêu cháy bỏng đã làm cho cả anh và cô Tặng luôn vượt qua mọi cực nhọc trong sản xuất và trong chiến đấu. Họ luôn bên nhau như hình với bóng và được bà con động viên, khích lệ họ hoàn thành nhiệm vụ. Và rồi một ngày kia, anh cũng đã kể lại sự thật về anh với gia đình, bà con: Anh tên là Nakamura Jtitarao, được mang tên Việt là Trần Hoà. Anh sinh ra trên xứ sở hoa anh đào Nhật Bản, ở Noactu, huyện Nigât. Gia đình anh thuộc thành phần cố nông không một tấc đất cắm dùi. Cha mẹ anh phải đi làm thuê cuốc mướn cho nhàngiàu, quanh năm cực nhọc vẫn không đủ ăn. Anh chỉ được học hết trung học cơ sở rồi đi làm thuê. Cuộc sống lam lũ đã rèn luyện cho anh một thân thể khoẻ mạnh, sống kham khổ và bền bỉ. Anh là con cả trong gia đình ba anh em: 2 trai, 1 gái. Tuy nghèo khổ nhưng ìúc nào cũng thương yêu đùm bọc nhau. Chiến tranh thế giới bùng nổ đã phá nát hạnh phúc gia đình anh. Chỉ sau 3 tháng mẹ anh tiễn cha anh nhập ngũ thì lại phải tiễn anh lên đường vào đội quân phát-xít. Sau 3 tháng huấn luyện, anh bị điều sang Việt Nam... Ngày 13 tháng 8 năm 1945. Nhật đầu hàng Đồng minh, anh bỏ hàng ngũ quân đội phát xít, gia nhập Vệ quốc đoàn Việt Nam. Lúc đầu anh được giao nhiệm vụ huấn luyện tân binh, anh đã mang hết nhiệt tình và kinh nghiệm của mình để truyền lại cho anh em. Đến cuối năm 1948. quân Pháp mở rộng chiến trường ra Bình Định, anh đã chuyển sang đơn vị chiến đấu. Với cương vị đại đội trưởng, anh đã chỉ huy đại đội đánh nhiều trận thắng lợi, tiêu diệt hàng trăm tên địch, khiến quân thù khiếp đảm. Trong một trận chiến đấu quyết liệt vào cuối năm 1947 anh đã xung phong cùng đồng đội lên tiêu diệt lô cốt địch, không may bị đạn địch xuyên thủng đùi, bị thương nặng. Sau 4 tháng điều trị, anh được tăng cường về xã Mỹ Lộc để thực hiện "tự túc kháng chiến" và làm nòng cốt chỉ huy du kích chống địch càn quét...
Ít lâu sau, đám cưới của anh Trần Hoà với cô Tặng được địa phương tổ chức theo nghi thức đời sống mới tại trụ sở ủy ban nhân dân xã. Sau hơn một năm, ngày 10 tháng 3 năm 1954, anh chị sinh cháu đầu lòng, đặt tên là Trần Thuận. Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, tháng 10 năm 1954 anh cùng vợ con được tập kết ra miền Bắc. Tổ chức lại sắp xếp cho gia đình anh về sản xuất tại thôn Hội, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Tại đây, anh được chia ruộng đất trồng dâu nuôi tằm, trồng mía. Bà con trong làng giúp đỡ, người góp côn g, người góp tre, gỗ, dựng cho gia đình anh ngôi nhà khang trang, sống trong sù đùm bọc của dân làng. Ngày 17 tháng 7 năm 1958 anh chị sinh cháu thứ hai - Trần Thị Hương... Đến mùa xuân 1960, anh Trần Hòa cùng vợ là chị Dương Thị Tặng cùng hai con đã được hồi hương về Tổ quốc Nhật Bản, theo nguyện vọng của anh. Hôm rời thôn Hội, Tân Lập, Đan Phượng ra Hà Nội tập trung, cả làng tới thăm hỏi chia tay anh rưng rưng nước mắt nói với bà con: "Việt Nam là Tổ quốc thứ hai của tôi. Nhân dân Việt Nam đã cưu mang, đùm bọc và xây dựng tổ ấm cho tôi. Tình sâu nghĩa nặng của bà con, suốt đời tôi không bao giờ quên...".
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #16 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:44:16 am »

GẶP LẠI NGƯỜI BẠN PHÁP TREO CỜ TRƯỚC HẠ VIỆN SÀI GÒN
NGUYỄN ĐÌNH PHƯỢNG


Anh tên là Giăng Pi-e Đê-bri (Jean Pierre Debris) sinh ngày 27 tháng 3 năm 1944 tại vùng mỏ Ăng Danh nước Pháp; đã tốt nghiệp Khoa Toán Trường Đại học Lin (Lille). Năm 1968, thay cho việc đi làm nghĩa vụ quân sự, anh xin làm nhiệm vụ hợp tác quân sự ở nước ngoài và được điều sang làm việc ở phái bộ văn hoá Pháp tại miền Nam Việt Nam.
Vào Đà Nẵng, anh dạy học trường Lycee Blai Se Ps Cail, học trò của anh chủ yếu là con nhà giàu, bố mẹ thường làm cho chính quyền ngụy. Những chuyến đưa học sinh đi thực tế ở Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình... cho anh thấy rõ sự thật của cuộc chiến tranh và những tội ác của Mỹ - ngụy. Một hôm, anh chứng kiến cảnh trên một chiếc cầu nhỏ mấy tên lính Mỹ và lính Pắc Chung Hy tay cầm súng M-16 bắn xả vào dân thường. Mấy tên lính khác cầm máy ảnh chụp lia lịa rồi cười hô hố. Những hình ảnh ấy đập vào tâm trí anh. Đầu mùa hè năm 1970, anh được gọi về Sài Gòn làm chủ tịch thẩm định thi tú tài. Anh và người bạn cùng là giáo sư người Pháp tên là ăng-đrê Măng-rắc (An Dré Menras) đã in mấy ngàn tờ truyền đơn kêu gọi hòa bình cho Việt Nam. Vào đúng ngày 20 tháng 7 năm 1970 là ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, anh cùng hơn 20 thầy giáo Pháp cùng tham gia biểu tình chống Mỹ - ngụy. Anh và Ăng-đrê Măng-rắc đã bí mật mua vải xanh, đỏ rồi nhờ một bà má người quen ở Khánh Hội may cho một lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cỡ lớn, 3,5m x 2,5m. Vào đúng 12 giờ 30 ngày 25 tháng 7, lúc mà mọi người đổ ra đường đông nhất, hai anh trèo lên đầu hai pho tượng thuỷ quân lục chiến ngụy khổng lồ cao tới 9m trước Hạ viện Sài Gòn. Một người tung truyền đơn, một người phất cao cờ giải phóng. Nguyên văn tờ truyền đơn (viết bằng tiếng Việt) như sau:
“Hòa bình!
Thiệu - Kỳ... cũng như người Mỹ hứa hẹn hoà bình với các bạn. Đồng thời họ tiếp tục và tăng cường chiến tranh. Những danh từ dân chủ, tư do họ dùng không còn ý nghĩa gì nửa ở miền Nam Việt Nam. Đâu đâu sự có mặt của người Mỹ cũng là đồng nghĩa với hoang tàn, tang tóc, tham nhũng, buôn gian bán lậu, mại dâm...
Con đường hòa bình phải thông qua rút hết quân đội Mỹ và việc lật đổ những kẻ là công cụ của họ: Thiệu - Kỳ và Khiêm".
Tờ truyền đơn này được in bằng máy roneo do tự tay hai anh Đê-bri và Măng-rắc chuyển đi khắp thành phố trong đêm 24 tháng 7 năm 1970, số còn lại hai anh liệng qua đầu tượng khoảng hơn 2.000 tờ. Sự việc bất ngờ diễn ra khiến bọn cảnh sát tức tồi, chúng kéo đến rất đông, rồi nhân dân, nhà báo, nhà quay phim, lính Mỹ và lính ngụy dần dần vây kín xung quanh. Hò hét một lúc không được, mấy tên lính liều mạng trèo lên pho tượng và vật lộn với hai anh. Chúng dùng gậy, báng súng đánh vào làng vào mặt hai anh...
Lúc đầu chúng nhốt hai anh vào phòng giam của cảnh sát quận 1. Mấy ngày sau hai anh bị chúng bịt mắt đưa đến một trại giam khác. Hoá ra nơi đây là một xà lim kiên cố trong khám Chí Hoà. Tên đại tá Nguyễn Mậu (sau này hai anh mới biết) trực tiếp chỉ huy quân lính tra tấn hai anh rất dã man. Một buổi sáng, khi hai anh được đi ra ngoài xà lim, nghe có tiếng lao xao: "Hai ông Tây sao lại bị tù”. Tên trật tự trả lời: "Hai tên Pháp treo cờ ở Hạ nghị viện đấy". Bỗng có tiếng vỗ tay vang lên...
Bị giam ở phòng 2, B10, nhưng là người nước ngoài nên chúng cho các anh được đi lại tự do hơn. Vì chế độ nhà tù hà khắc, ăn uống kham khổ, hai anh đều gầy tọp đi. Anh Giăng Pi-e sút tới gần 30 kg. Anh nhớ lại, mỗi ngày chúng ném vào cho anh một khúc bánh mì, hai quả chuối đã dập nát, 2 quả su su. Các anh chia đôi cho hai bữa ăn, hạt su su và vỏ chuối là thứ để làm món ăn cuối cùng trong ngày.
Ngày 27 tháng 10 năm 1970, chúng đưa hai anh ra "Toà án mặt trận". Các anh đã khước từ trạng sư của toà và tự mình bào chữa. Mỗi lần lên tiếng tự bào chữa cho mình, liền bị chúng tống ra khỏi phòng. Tính ra các anh đã bị chúng tống ra khỏi phòng tới 4 lần. Trước khi bị kết án, bọn cảnh sát kéo hai anh ra khỏi phòng và đánh đập. Giăng Pi-e đê-bri bị kết án 4 năm tù, còn ăng-đrê Măng-rắc 3 năm tù.
Ở trong tù, các anh lại vận động đấu tranh. Nhờ sự giúp đỡ của một người lính coi tù tốt bụng, anh Đê-bri kiếm được chiếc ra-đi-ô chạy pin loại nhỏ để nghe tin tức. Chính những dòng tin đọc chậm trên đài Hà Nội mà anh chép được đã bí mật chuyển tới tổ trung tâm của anh em tù. Sau đó anh đã trao lại chiếc ra-đi-ô này cho anh Phạm Văn Ba đế chuyển ra cho anh em tù của ta ở Côn Đảo. Nhờ chiếc ra-đl-ô này đã giúp cho anh em tù Côn Đảo có thêm thông tin, đấu tranh với kẻ thù.
Đầu năm 1973, mấy ngày trước khi ký Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, chính quyền ngụy đã đọc lệnh ân xá và trục xuất các anh về nước. Tính ra, các anh đã bị chúng giam giữ 860 ngày: trong đó có 830 ngày bị cầm tù ở nhà lao Chí Hòa.
Tôi cùng bác Nguyễn Văn Thành, một bạn tù của anh Đê-bri ở Chí Hoà hồi ất tìm đến góc đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội) là nơi anh đang làm việc cho một công ty nước ngoài. Anh vui vẻ kể cho tôi nghe những kỷ niệm về Việt Nam, nhắc lại những ngày bị chính quyền Mỹ - ngụy tù đày ở Sài Gòn cách đây gần ba chục năm. Cuối năm 1975, anh lại được sang Việt Nam và làm việc tại Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới). Tại Hà Nội, anh đã có một tình yêu đẹp với người con gái Việt Nam. Năm 1979 anh chị đã tổ chức lễ cưới.
Chia tay chúng tôi, Giăng Pi-e Đê-bri nói: "Tôi thích Việt Nam, tôi cảm thất mình có liên quan đến Việt Nam".
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #17 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:45:59 am »

TÔI CHIẾN ĐẤU VÌ HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
HEN-RI MÁC-TANH*
(Tuấn Linh lược thuật)



Trong lá thư đề ngày 23 tháng 11 năm 1946 từ Hải Phòng gửi về cho cha mẹ ở Pháp, là người đã chứng kiến những tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam, nhất là ở Hải Phòng ngày 20 và 21 tháng 11, Hen-ri Mác-tanh kể lại ấn tượng về "sự kiện Hải Phòng": "... Những đám cháy đỏ rực khắp bầu trời Hải Phòng. Con không nghe thấy gì nữa vì hai tai ù đặc bởi tiếng đại bác. Ngày 20 và 21 tháng 11 năm 1946, chúng ta đã có 30 người chết, trong đó có 10 thủy binh...". Hen-ri Mác-tanh, sau này kể lại về gia đình: “... Cha tôi làm thợ nguội, mẹ làm thợ may. Tôi có chị và em gái, và tất nhiên tôi trở thành thợ nguội như cha. Cha tôi và bác tôi đã tham gia chiến tranh 1914 - 1918. Tôi được nuôi dưỡng trong kỷ niệm của một cuộc chiến tranh ái quốc trong đó gia đình tôi đã tham gia. Tôi không thể tin rằng quân đội Pháp lài có thể thua trận năm 1940, khi nhìn thấy quân đội đó bỏ chạy, tôi bàng hoàng đến mức ngày nay vẫn nhớ như in. Lúc đó tôi mới 13 tuổi nhưng đã nghĩ rằng, phải đuổi quân Đức phát xít đi. Như vậy, tự nhiên tôi tham gia kháng chiến. Cha tôi đã tham gia Đảng Cộng sản Pháp. Từ năm 1942 ông đã cho tôi xem truyền đơn và tôi đem phân phát cho các nhà máy hay trong thành phố... Tiếp đấy tôi đem thư vào chiến khu, tôi muốn lên chiến khu. Cuối cùng tôi được gia nhập đơn vị dân quân FPT do Đảng Cộng sản lãnh đạo...".
Hen-ri Mác-tanh tham gia tổ chức du kích FPT do Đảng Cộng sản lãnh đạo năm 16 tuổi, trở thành đảng viên Cộng sản... Sau ngày nước Pháp được giải phóng, "tháng 12 năm 1944, tôi làm đơn xin đăng linh hải quân khi còn 1 tháng nữa mới đầy 18 tuổi". Nhưng từng tham gia FPT, "vì lý do chính trị" nên đơn xin nhập ngũ bị trì hoãn, cho đến 1 tháng 6 năm 1945 mới được ký đơn nhập ngũ ở Pa-ri. Sau khì đi tu nghiệp trở thành thợ máy, Mác-tanh được điều về hộ chiến hạm Chevreuil ở Tu-lông để sang Sài Gòn - Viễn Đông. Đó là một tàu nhỏ 600 tấn có 80 thuỷ thủ… "Chúng tôi không biết gì về chiến tranh thuộc địa... Tháng 12-1945 chủng tôi đi ngược sông lên Sài Gòn, phải chở quân đổ bộ, ngược sông Mê Công và đổ xuống hàng đại đội. Khi họ trở lại tàu nói cho chúng tôi biết cái gì đã xảy ra. Chúng tôi đã nhìn thấy họ đổ xuống những ngôi làng nhỏ hay những khu rừng, đi sâu vào rừng rồi sau đó nhìn thấy lửa bốc cao đằng xa. Họ bảo rằng đã bắn và đốt các làng để dạy cho dân chúng biết phải sống như thế nào. Đối với chúng tôi, đó là cú sốc đầu tiên: tại sao họ lại đốt làng?...
Mọi việc mới bắt đầu sáng tỏ khi Hiệp định sơ bộ mùng 6 tháng 3 (1946) được ký, chúng tôi cập bến Hải Phòng trên tàu Triomphant. Đáng lẽ quân Tưởng phải rút về nước, nhưng họ không tôn trọng hiệp định và bắn vào tàu Pháp. Có người chết và bị thương. việc đổ bộ phải lùi 48 tiếng đồng hồ. Sau đó cuộc đổ bộ diễn ra êm thấm, Hiệp định sơ bộ mùng 6 tháng 3 đã được ký. Chúng tôi diễu hành trên tàu với những tàu khác trước tướng Lơ-cléc và Chủ tịch Hồ Chí Minh đang ở trên tàu của thuỷ sư đô đốc...". Nhưng rồi Mách-tanh nhận ra rằng, “Hiệp định sơ bộ mùng 6 tháng 3 không có giá trị ở phía Nam, chiến tranh vẫn tiếp tục. Lại vẫn những cuộc hành quân càn quét như trước và căng thẳng hơn. Lúc đó miền Bắc đang bị nạn đói, chúng tôi có nhiệm vụ ngăn chặn, đánh chìm những chiếc thuyền chở gạo lên phía bác, chỉ để cho những thuyền lớn của người Hoa có giấy tờ đóng dấu đầy đủ chở gạo đi bán... Mệnh lệnh đó thật nguy hiểm và sự việc ngày càng thêm trầm trọng...
Vậy là từ ngày 6 tháng 3, đối với tôi sự việc đã rõ ràng. Tôi yêu cầu bỏ hợp đồng, không muốn ở trong quân đội nữa. Trong thuỷ thủ đoàn có một sự tự vấn lương tâm rằng đây là một cuộc chiến tranh bẩn thỉu, phi nghĩa. Tôi không nói là đã có một sự giác ngộ chính trị toàn bộ nhưng là một sự bất bình khi thấy rằng đáng lẽ đến đây để giúp đỡ người ta thì lại đi giết nhân dân Việt Nam. Người ta đã từ chối huỷ bỏ hợp đồng vì họ đang cần lính và không cho chúng tôi về. Tôi thấy rõ đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa... và trong thư của tôi, càng ngày tôi càng có lập trường chính trị rõ rệt hơn để chống lại cuộc chiến tranh này. Nhiệm vụ của tôi là phải phan đối cuộc chiến tranh này và nói lên cái gì đã, đang xảy ra...".
Trở về Pháp năm 1947, H. Mác-tanh bị điều động trở lại Đông Dương nhưng đã kiên quyết phản đối, bị kết tội là phá hoại và bị bắt vào tù. Đến ngày 17 tháng 10 năm 1950 trước toà án binh ở Tu-lông, chính ấn tượng ở Hải Phòng sau ngày 6 tháng 3 năm 1946 là bằng chứng để H. Mác-tanh tố cáo, buộc tội Chính phủ Pháp.
Chủ tọa phiên tòa:
- Khi tự nguyện tòng quân, anh đã biết rằng sẽ phải phục tùng mệnh lệnh tiến hành chiến tranh?
H. Mác-tanh: - Tôi tự nguyện tòng quân không phải để làm một cuộc chiến tranh đánh vào trẻ em và phụ nữ.
- Anh có bằng chứng về điều anh nói?
- Có! Ở Hải Phòng, chúng tôi đã bắn vào những đoàn người mà không ai biết đó là thường dân hay binh lính.
- Anh có phải là tác giả tờ truyền đơn có đầu đề: "Các bạn thuỷ thủ, hãy bỏ phiếu cho hoà bình"?
- Phải! Tờ truyền đơn đó được soạn thảo theo yêu cầu của tôi và được các thuỷ thủ khác rải, sau khi tôi hỏi họ có đồng ý đấu tranh cho hoà bình không.
- Anh có nhận được sự gợi ý từ bên ngoài để soạn thảo truyền đơn đó không?
- Tôi không cần ai gợi ý cả. Chỉ cần nhìn vào những gì cần xây dựng lại trong nước ta cũng hiểu rằng những kinh phí quân sự là quá nặng và thay vì làm chiến tranh phi nghĩa ở Đông Dương, tốt hơn cả là đem mọi sức lực đấu tranh cho hoà bình.
- Anh đã tự nguyện tòng quân để sang Đông Dương?
- Không phải vì tiền thưởng đã lôi cuốn tôi sang đó. Tôi muốn chiến đấu chống Nhật chứ không phải đi chống nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy nên khi đã thấy công việc người ta bắt tôi làm, tôi đã ba lần đòi hủy bỏ đơn tòng quân của tôi, những đều bị từ chối. Tôi nhắc lại là chúng tôi không phải lính đánh thuê, mà là những thủy thủ cộng hòa...
- Nhưng khi rải truyền đơn "không một xu, không một người thêm nữa cho chiến tranh Đông Dương", anh đã biện hộ cho việc không tuân lệnh?
- Không có vấn đề không tuân lệnh, khi đấu tranh chống một chính phủ phản bội lợi ích của nước Pháp. Những người trước kia chống Vích-hy (Chính phủ Pháp đầu hàng dưới thời phát xít Đức chiếm đóng) không phải là phản bội... Đối với tôi, những gì tôi thấy ở Đông Dương là quá đủ Vì thế trong khoảng thời gian tử tháng 3 đến tháng 12 năm 1946, khi Hiệp định sơ bộ mùng 6 tháng 3 đang có hiệu lực, cùng với những việc khác, chúng ta đã đánh đắm những thuyền chở gạo mà bộ chỉ huy đã cam kết để đến Hải Phòng tiếp tế cho dân chúng, điều làm cho chính người chỉ huy của tội ác đó cũng phải thốt lên: "A! Đồ đểu!".
… Thưa ông ủy viên chính phủ, tôi không tiếp tay cho sự đàn áp. Tôi mới 16 tuổi khi bắt đầu rải truyền đơn... Ngày hôm nay tôi vẫn giữ lời thề "... phải chiến đấu đến cùng vì công lý và tự do", đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam. Bằng cách này tôi tin rằng tôi chiến đấu vì hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Tự do, bình đẳng, bác ái đối với tôi, không phải là những từ trống rỗng...
Hen-ri Mác-tanh bị kết án 5 năm tù vì đã "làm tổn thương tinh thần quân đội". Còn nhân dân và dư luận Pháp hồi đó đã gọi anh là "Niềm vinh dự của Hải quân Pháp"đòi nhà cầm quyền phải trả tự do cho anh. Ngày 12 tháng 8 năm 1953, H. Mác-tanh đã được trả lại tự do trước thời hạn, lúc đó anh mới tuyên bố là một đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Và người lính Pháp phản chiến ấy, người chiến sĩ quốc tế ấy, ba năm sau đó trở thành một Uỷ viên Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp... Năm 2004 vừa qua, ông H. Mác-tanh có dịp trở lại thăm việt Nam, vinh dự đón nhận tấm Huân chương Hữu nghị cao quý của Nhà nước ta trao tặng...

Logged
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2009, 03:35:33 pm »

Một số bài viết trong quyển sách này đã được chọn lọc và gửi trước tại chủ đề: Các chiến sĩ Quốc tế trong kháng chiến chống Pháp.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM