ĐẤT NƯỚC VÙNG TRUNG CHÂU KỂ CHUYỆN ÔNG DÓNG
Nhân dân vùng trung châu ngày nay còn nhớ được nhiều chi tiết đẹp về người anh hùng làng Dóng. Vì trung châu là nơi đã gắn những đặc điểm xã hội và thiên nhiên của mình với cuộc đời và chiến công thần kỳ của Dóng, là nơi đã dựng lên ngôi đền Dóng uy nghi và mở hội Dóng náo nhiệt hàng năm. Đền Dóng và hội Dóng ấy đã khắc sâu vào trí nhớ muôn đời của nhân dân hình tượng vô cùng rực rỡ của người anh hùng. Hình tượng này xa xưa nhất, nhưng ngày nay đã trở nên sinh động trong lòng nhân dân Việt-nam anh hùng đang chống Mỹ, cứu nước. Khác với sử sách, giàu hơn sử sách, có những lời kể khi văn xuôi, khi vần vè của nhiều cụ già trên sáu mươi tuổi[1] về hình ảnh Dóng sinh ra, lớn lên và phóng ngựa đuổi giặc, gắn chặt với con người, cây cỏ, đất nước và nghi lễ hội hè miền trung châu. Thử chắt lọc lại những hình ảnh ấy, chúng ta sẽ có dịp suy nghĩ thêm về quá trình hình thành và ý nghĩa phong phú của truyện Ông Dóng [2]
Trước hết là hình ảnh dấu chân khổng lồ trên một tảng đá ở Dóng - mốt (bây giờ là thôn Đổng viên, xã Phù Đổng). Dấu chân này là đấu mối truyện Ông Dóng, các cụ già kể rằng:
Đây là dấu chân ông Đổng, Ông Đổng cao lớn lạ thường. Đầu đội trời, chân đạp đất, vai chạm mây. Ông cào đất thành đồng ruộng, vun đá thành đồi gò, xẻ cát thành sông bãi. Ông bước dài từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Dấu chân ông lún cả đá, thủng cả đất. Tiếng nói ông vang ầm thành sấm. Mắt ông sáng loè chớp lửa. Hơi thở ông phun ra mày đen, gió bão và mưa dông. Ông hay hiện ra trong những ngày hè có dông. Ông đi đủ mọi chiều, lúc tốc thẳng, lúc xoáy vòng. Ông đi đàng Tây sang đàng Đông là Bão Tây. Ông đi đàng đông sang đàng Tây là Bão Đông. Ông làm dập hết lúa, rụng hết cà và gãy bật bao nhiêu là tre pheo, đa đề.
Ngày nay dấu chân ông Đổng còn thấy ở nhiều nơi: làng Bình - tân (Xã Thị Cầu - Quế Võ) núi Đạm (xã Nam Sơn - huyện Quế Võ), núi Khám (xã Việt Đoàn, huyện Tiên Sơn), bờ giếng làng Bưởi - nồi (xã An Bình - huyện Gia Lương) đỉnh Sóc (huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phú) và đặc biệt là làng Dóng mốt (còn gọi là Vườn Đổng, Đổng Viên hay Cố Viên), được nhận là vườn quê bà mẹ Dóng.
Từ lâu người ta đã thờ Ông Đổng - cha khổng lồ ở một cái miếu cổ và cúng ông bằng bát cơm đĩa cà (cúng chay vào tiết mưa dông đầu hè mồng 9 tháng 4 âm lịch). Theo các cụ, trước và trong ngày ấy bao giờ cũng có gió bão sấm chớp mưa to. Các cụ nói: đó là “Ông Đổng về hái cà” hay “Gió hái cà”. Cũng từ lâu làng Dóng được gọi là Kẻ - Đổng[3] và có tục trồng riêng một sào cà để dành cho Ông Đổng về hái. ở các ruộng khác, người ta thường cắm cạnh mỗi cây cà một “que bông”, tức là những que tre dài, ở một đầu có vót thành xơ xoắn xuýt dính vào thân que như hoa cà, ngụ ý đẻ dành cho Ông Đổng, kẻo ông trảy cà, gây thiệt hại đến mùa c6]
Dân làng nhiếc móc bà và đuổi và ra khỏi làng. Bà đau khổi, bỏ lên rừng Trại-nòn (tên cũ thôn Phù-đực) ở, rồi đẻ ra Ông Đổng con hay Dóng dưới bóng cây trên một cái gò nổi giữa đầm. Trời bỗng cho nhiều cua, ốc, nhiều cá để bà ăn lấy sữa nuôi con. Trời cũng đẽo đá thành thống để bà tắm rửa cho con, thành liềm để bà cắt rốn cho con và thành chõng để bà đặt con nằm. Trong ba năm liền Dóng cứ nằm im trên chõng đá cho đến lúc mở to mắt “sáng như sao” và cất tiếng đầu tiên âm vang như sấm đòi ra đánh giặc Ân [7] . Đến lúc đó, Dóng mới rời chõng đá đứng phắt dậy, vươn mình thành người khổng lồ như Đổng cha. Vì vậy mà sau này đến ngày hội Dóng, người ta hay hát
Trời thương Bách-Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài [8]
Khi Dóng trở về thành người khổng lồ như ông bố thiên nhiên của mình thì cũng là lúc Dóng trở thành con người anh hùng của nhân dân và nhân dân nuôi Dóng. Lời kể dân gian nói về những người đã giúp Dóng, những người theo Dóng đi đánh giặc, những người tin rằng Dóng thế nào cũng xuất hiện khi có giặc, những người đã khắc lên hình ảnh Dóng và giúp những người tin rằng Dóng sống mãi để cứu giúp dân.
Khi anh s11]
Ngựa sắt vọt sắt ta dùng dẹp cho.
Thế là mọi người đều làm theo lời Ông Dóng:
Trước hết là ông tổ nghệ thợ rào (thợ rèn) ở quê Dóng, ở hai làng Na (Y-na) và Mòi (Mai-cương) thuộc Vũ-ninh (Quế-võ)
Không còn biết ông này tên là gì nữa, chỉ biết là một vị thần trời đã thầm mách bảo cho Ông Dóng rèn đồ sắt mà đánh giặc thì thế nào cũng thắng [12] . Ông Dóng bèn xẻ núi lấy sắt, gọi một ngàn thợ rào ở các vùng nói trên đến thổi bễ đúc ngựa sắt, roi sắt, áo sắt và nón sắt. Sắt nhiều như vậy thế mà áo sắt, Dóng mặc vẫn không kín mình, phải quấn thêm bông lau. Sắt nhiều như vậy, thế mà lúc đầu chỉ đúc được một con ngựa rỗng. Thợ rào đem ngựa đến, Dóng mới vỗ nhẹ mà ngựa đã bẹp dí, bèn hỏi thợ rào: “Sao cùng cực thế này?”. Từ đó các thợ rào phải chọn thêm sắt đúc một con ngựa khác. Tiếng búa đe thợ rào cũng từ đó phát ra hai tiếng kêu “cùng cực, cùng cực…” in như tiếng Dóng bảo. Nhưng rồi ngựa cũng đúc lại được, có đủ tim, phổi, ruột gan, Dóng mới vừa lòng.
Các cụ còn kể thêm: Chính xưa kia thợ rào đã họp lại rất đông ở làng Mòi để rèn ngựa sắt cho ông Dóng. Cứt sắt hiện còn rải rác khắp nơi trong làng. Cồn Phó lò, cồn Cây táo trong, cồn Cây táo ngoài hiện nay ở bên rìa làng-theo các cụ là đe của các ông phó rào ngày xưa đó, 99 ao chuôm chi chít vây lấy làng hiện nay chính là dấu chân ngựa sắt đã rèn xong mà người ta đem dạo thử, trước khi dắt đến nộp cho Ông Dóng.
Xưa kia ở làng Mòi có các nghè thờ tổ sư thợ rào đã rèn đồ sắt cho ông Dóng gọi là Nghè Ba Chạ, do ba chạ kết nghĩa anh em cùng thờ chung một thần[13]
Kế đến là bà mẹ và dân làng đã dọn cho Dóng một bữa cơm cà đồ sộ. Trước khi lên đường ra trận, Dóng ăn liền một lúc hết:
Bảy nong cơm, ba nong cà
Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông
Cứ ăn xong một nong thì Dóng lại cao lên bằng một cây sào[14] . Cho nên về sau có câu nói: “Ra Dóng lấy cà, về nhà lấy cơm” để nhớ chuyện Dóng ăn cơm cà của làng Dóng mà đánh giặc. Hay là câu vè để mô tả em bé - khổng lồ.
Đứa con trai nọ
Thật rõ lạ đời
Chẳng nói chẳng cười
Bỗng người lớn tướng
Hay là nghiệp chướng
Hay tướng trời sinh
Hay ứng điềm lành
Gió mây rung động[15]
Sau nữa là những người đi đánh giặc Ân trước Dóng hay là theo Dóng đi đánh giặc Ân.
Ở núi Nùng (Hà Nội) có Lý Tiến đi đánh giặc Ân trước Dóng, bị trúng tên ở ngực, nhưng vẫn phi ngựa về trở lại núi Nùng rồi hoá ở đó. Hiện nay con có đền thờ ở phố hàng Cá, Hà Nội.
Ở Hội Xá gần làng Dóng, có đoàn trẻ chăn trâu bò. Chúng đang rước cờ bông lau, đánh trống da ếch và gõ khăng tre chơi tập trận, thì đoàn quân Dóng ồ ạt kéo qua. Ông Dóng gọi chúng : “Có đi đánh giặc không?” Cả bọn vội vàng buộc trâu bò lại, rồi nhập quân của Dóng. Chúng thấy Dóng mặc áo sắt không kín hở cả lưng, bèn lấy bông lau dắt vào mình cho Dóng. Một người câu cá bên sông, thấy thế cũng vác cả càn câu chạy theo luôn. Mấy người mang nỏ đi săn ở gần đấy đều hoà vào đám đông. Và hổ nữa, hổ ở trong rừng phóng ra, sụp lạy Dóng xin đầu quân[16]
Ở làng Trung Mầu (Gia Lâm) có một người đang cầm vồ đập đất giữa ruộng, nghe tin Dóng đi đánh giặc, vội vàng bỏ công việc, vác bồ đi theo. Vì vậy ở đình Trung Màu có thờ ông Cầm vồ. Và đến ngày hội Dóng, người ta rước ông Cầm Vồ lên đền Dóng dự hội. Ông Cầm Vồ còn có tên là Đường Ghênh (tên một cánh đồng làng Trung mầu) hay Quách Nhân (tên trong thần tích)
Ở Võ-giàng (ngày nay và Quế-võ) có hai anh em sinh đôi ra ở riêng. Anh ở làng Cán (Can-vũ) em ở làng Ngườm (Nghiêm-xá)
Một hôm hai anh em đang làm ruộng, cầm vồ đập đất. Bỗng có quân ông Dóng đo đánh giặc Ân, tiến quá đó. Hai anh em vội vàng ném vồ, đến gặp ông Dóng xin đi theo. Sau khi thắng giặc, hai anh em theo Dóng lên Sóc Sơn. Dóng hoá ở đấy. Còn họ lại trở về quê và ít lâu sau cũng biến mất.
Chiếc vồ của em bằng tre về sau biến thành rừng tre, chiếc vồ của anh bằng gỗ biến thành rừng gỗ. Rừng tre ấy ngày ngay là rừng tre quanh đền Ông em ở làng Ngườm. Rừng gỗ ấy ngày ngay là rừng gỗ quanh đền Ông anh ở làng Cán[17].
Các cụ có kể thêm chuyện rừng tre như sau: Đó là một rừng tre rậm, rộng chừng mươi mẫu đất quanh năm luôn luôn có cò, vạc ở. Bốn bên có bốn ao chuôm, là dấu chân ngựa Ông Dóng đi qua. Ở giữa rừng là một thứ tre dài gọi là “tre cả”, mỗi búi rộng đến năm, sáu thước, mọc cao vút lên như cột cờ. Xung quanh là tre ngà, có gai sắc nhọn, mọc thấp hơn, theo vòng xoáy ốc, để lọt đường cho người vào trong được. Xưa kia ở trong lùm tre cả (chính giữa rừng) còn có một tượng đất hình người đóng khố, cao lớn, vạm vỡ. Ở dưới chân tượng là một các mộ tổ chim mà các cụ già gọi là “Mộ thước sào”. Cứ sáu mươi năm, rừng tre lại “hoá” một lần: Vào tiết cuối đông, tre bỗng nhiên vàng rực cả lá, cành lẫn cây rồi chết rụi đi. Dân làng có thể chặt về làm nhà cửa và các thứ đồ dùng. Nhưng sang xuân tre lại mọc xanh um và không bao giờ tiệt giống. Hằng năm đến ngày Hội Dóng, người Phù Đổng và Sóc Sơn đến đó để chặt chẽ về vót “que bông cà” để rước Dóng và đũa để thờ Dóng.
Ở làng Y-na có một người đàn bà ăn ở phúc đức, chữa bệnh cho dân làng, ai cũng mến phục.
Một hôm có một cái cầu vồng năm sắc hiện lên trời và nhằm thẳng người đàn bà mà sa xuống. Bà thấy thụ thai và đẻ ra một bọc nở ra năm người con trai. Năm anh em lớn đến năm 12 tuổi thì bà mẹ chết.
Bỗng có giặc Ân tiến đánh đất nước. Vua Hùng sai người đi cầu tài, qua làng Y-na. Năm anh em xin ra đánh giặc. Các bô lão trong làng họp lại cử ba mươi nhăm người trai khoẻ đi theo 5 ông. Cả làng mổ bò tế trời đất khao quân mừng tướng. Năm ông thúc quân tiến đánh giặc Ân nhưng không thắng, phải rút về. ít lau sau, họ đến nhập với quân ông Dóng ở gần núi Trâu. Giặc Ân bị đánh tơi bời thua chạy, không biết đi đâu mất. Từ đấy nước nhà được yên lành. Vua Hùng phong cho năm ông giữ đất Vũ-ninh và cho năm ông lấy làng Y-na làm doanh cư.
Các bô lão và dân làng lại mở hội mừng tướng khao quân. Giữa lúc mọi người vui vẻ, bỗng cầu vồng năm sắc lại hiện xuống đưa năm ông bay lên trời và biến mất. Nhân dân luyến tiếc lập đền thời cúng năm ông.
Về sau làng Y-na chia làm hai làng: Làng anh vẫn giữ tên Y-na và thờ ba ông đầu. Làng em lấy tên là làng Bò (ngày nay gọi là Bò-sơn) và thờ hai ông sau. Hai làng kết nghĩa lâu đời, từ đó đến nay, trai gái giữa hai làng không lấy nhau. Ngày hội Lim (hát quan họ), hai làng đi lại với nhau thân thiết và trao đổi quan họ với nhau.
Ở làng Hà-lỗ và Hà-phong (ngày nay là xã Liên-hà, huyện Đông Anh), có hai anh em cùng từ một bọc sinh đôi, tên là Dục và Minh. Dục và Minh trước kia đã đánh giặc Mũi đỏ, nay lại ra quân đánh Giặc Ân. Hai anh em đánh nhau với giặc Ân rất lâu mà không được. Về sau phải nhập quan ông Dóng ở Cầu Bài, làng Rỗ.