Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:37:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dùng Ubuntu trên máy vi tính  (Đọc 50758 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 08:36:49 pm »

Ngày nghỉ nghỉ luôn hỗ trợ Ubuntu  Grin vì ở cơ quan vẫn phục vụ các bác tốt. Chứ về nhà để làm việc... nhà!
Trong Linux có thể chạy các trình của Windows, qua một môi trường giả lập gọi là Wine (rượu vang, chả hiểu tại sao nó đặt tên vậy). Kèm theo đây là cái ảnh chạy OziExplorer trên Ubuntu như vậy. Tôi không dám chắc các trò chơi có tính đồ họa cao có chạy được không chứ loại xoàng xoàng cho phụ nữ chơi thì tôi có cho chạy ở nhà anh bạn rồi.
[attachment=1]
Các bác CCB thích soi bản đồ quân sự thì cái OziExplorer này rất hay ở chỗ nó có chức năng căng lưới tọa độ lên một ảnh bản đồ dạng JPEG và nhờ vậy nhập được tọa độ điểm đánh dấu (waypoint) hoặc vệt đường ghi lại (tracklog) từ máy định vị vệ tinh GPS vào. Đấy lại là chuyện khác, lạc đề khỏi cái mục này rồi.
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 09:07:38 pm »

@con_ech_gia: Tài liệu về cài dual-boot nó bảo như sau:

"Nếu bạn muốn cài đặt Ubuntu trên phân vùng đơn Dual Boot thì hãy chọn Guided – resize. Trong khung Kích thước Mới của Phân vùng (New partition size) hãy kéo vùng giữa hai phân vùng để mở ra kích thước phân vùng mong muốn. Bấm Tiếp theo (Foward). Cửa sổ Bạn là ai hiện ra."
[attachment=1]
Tôi chưa thử món này nên không dám bảo đảm nó chỉ đổi khổ (resize) phân vùng hiện có mầu xanh xuống để nhường chỗ cho Ubuntu mà không làm mất dữ liệu sẵn có trong phân vùng bị resize.
Tôi có dùng dual boot một thời gian, sau thấy không hay bằng cắm thêm một ổ vật lý để cài riêng Ubuntu, nên thôi.
Tốt nhất là các bác sao lưu dữ liệu. Tôi hiểu không chỉ dữ liệu mà còn cả môi trường làm việc quen thuộc nên cần dual boot. Tôi chọn giải pháp dual boot ổ vật lý chứ không lo-gic ở hai phân vùng trên cùng một ổ vật lý.
Mà tôi đang trình bày cài đặt bản 9.04 mà lại dùng hình của tài liệu cho 8.10, không biết có trúng không nữa.
Nếu không trúng, mong các bác làm theo "rưa rứa" cũng có thể được.
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #12 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 05:22:01 pm »

Tiếng Việt

Khi cài đặt mặc dù đã chọn tiếng Việt, có thể kết thúc cài đặt thì hệ thống vẫn không có được tiếng Việt một cách đầy đủ. Vì trên đĩa cài đặt chỉ có hỗ trợ cho một số thao tác cài đặt và tên bảng chọn ban đầu.
Như đã nói trước, nếu trong quá trình cài đặt máy được nối Internet thì các gói tiếng Việt được tải về. Nhưng cách này có thể làm chậm hoàn thành cài đặt vì phụ thuộc vào tốc độ đường internet.
Nếu cài đặt không nối internet thì cần hoàn tất việc cài đặt tiếng Việt bằng cách mở bảng chọn (menu) Hệ thống (System), chọn mục Language Support. Hệ thống sẽ kiểm tra xem đã có những ngôn ngữ nào được hỗ trợ sẵn. Nếu tiếng Việt chưa đầy đủ, hệ thống sẽ thông báo cần cài đặt các gói bổ sung, hãy chấp nhận thực hiện theo thông báo.
Sau quá trình cài đặt này thì cửa sổ Ngôn ngữ  sẽ hiện như hình kèm theo:
[attachment=1]
Cần đặt dấu chọn vào ô Use input method engines (IME) to enter complex characters. Ý nghĩa của dấu kiểm đặt ở đây là dùng bộ gõ cho các ký tự tổ hợp. Chữ Việt hiển thị trên hệ thống là loại tổ hợp giữa ký tự gốc với các dấu thanh và móc.
Tiếp theo bấm vào ô Cài đặt/Gỡ bỏ ngôn ngữ. Cửa sổ "Các ngôn ngữ đã cài đặt" hiện ra. Có thể thấy một số ngôn ngữ thông dụng nhất đã được hỗ trợ sẵn. Để như vậy cũng không sao, tuy nhiên chỉ nên giữ lại tiếng Anh và tiếng Việt để hệ thống khỏi phục vụ các ngôn ngữ khác mà ta không cần dùng.
[attachment=2]
Như vậy là xong việc cài đặt tiếng Việt cho Ubuntu. Tùy theo việc hỗ trợ tiếng Việt đến đâu trong các ứng dụng mà tiếng Việt sẽ được hiển thị đến đấy. Có một thành quả quan trọng về tiếng Việt là Ubuntu 9.04 đã kèm theo bộ phần mềm Văn phòng Mở (OpenOffice) 3.0. Bản 3.0 của OpenOffice đã hỗ trợ tiếng Việt toàn phần cho hệ thống bảng chọn, như có thể thấy trên hình 1.
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 05:44:21 pm »

Bộ gõ tiếng Việt

Sau khi đã đặt dấu kiểm để gõ ký tự tổ hợp, khởi động lại máy sẽ thấy trên thanh công cụ hệ thống có một hình bàn phím nhỏ. Đó là dấu hiệu của bộ gõ SCIM đã được kích hoạt. Bộ gõ SCIM là bộ gõ cho rất nhiều ngôn ngữ được ghép vào với Ubuntu, trong đó có phần công sức của cộng đồng nguồn mở Việt Nam. Cần phải thiết lập hoạt động của bộ gõ cho thích hợp nhu cầu của mình.

Bấm bảng chọn /Hệ thống/Tùy thích/Cài đặt bộ gõ SCIM. Cửa sổ Cài đặt bộ gõ SCIM hiện ra. Hình của thiết lập chung phần hiển thị cho thấy các thiết lập sẵn. Nói chung không cần đặt lại gì. Để chuyến cách gõ Anh sang Việt, hoặc ngược lại cần nhấn Ctrl+Space. Nên đặt dấu kiểm vào ô "Dùng chung bộ gõ cho tất cả các ứng dụng" để khỏi phải chọn lại ngôn ngữ bộ gõ (Việt/Anh/Pháp/Hoa...?) cho mỗi ứng dụng khác nhau.
Chọn "bố trí bàn phím" là Anh (Mỹ) cho đúng với thực tế. Tuy lựa chọn này không gây ra hiệu ứng rõ rệt.
[attachment=1]

Cửa sổ thiết lập chung cho "Cơ chế hoạt động" như hình kèm theo. Tất cả mấy chục cách gõ các ngôn ngữ khác nhau đều được chọn. Thực tế ta không cần nhiều như vậy. Hãy chọn "Bỏ tất" rồi sau đó chọn riêng tiếng Anh và tiếng Việt.
[attachment=2]

Như thế là đã thiết lập SCIM phù hợp nhu cầu thực tế.
Lưu ý rằng chỉ có thể chuyển trạng thái Anh-Việt của bộ gõ khi có một ứng dụng nào có thể cần đến nó, tức là khi nào có thể gõ ra ký tự (gõ ký tự trong trình soạn thảo, thanh địa chỉ,...).

Bấm chuột vào biểu tượng bộ gõ (hình bàn phím trên góc màn hình) để chọn bộ gõ Anh/Việt.
Biểu thị trạng thái gõ tiếng Anh của SCIM là hình bàn phím.
Biểu thị trạng thái gõ tiếng Việt thì có khá nhiều. Trong đó biểu thị bằng chữ "ẳ" mầu xanh là bộ gõ có phần đóng góp của cộng đồng nguồn mở Việt Nam, cho phép đánh dấu thanh cuối từ chứ không phải gõ ngay tại nguyên âm như các cách khác. Chọn kiểu gõ telex hay vni theo ký hiệu tương ứng "vi-telex" hay "vi-vni".
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2009, 05:48:54 pm gửi bởi vitính » Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #14 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2009, 10:22:03 am »

Chọn giữa khởi động giữa hai hệ điều hành Ubuntu hay Windows

Ở phần tạo phân vùng, đề nghị bác vitinh nói chi tiết thêm cho trường hợp muốn cài dual boot nhưng trên ổ cứng đã có các dữ liệu cũ muốn giữ lại (theo em trường hợp này là phổ biến nhất).

Hôm nay có việc phải dùng bảng mạch video chỉ có driver trên Windows, tôi đã cài lại Windows cho ổ đĩa, sau đó cài lại Ubuntu 9.04 theo tài liệu đã dịch ở trên.
Khi đến phần phân vùng ổ đĩa, vì trên đĩa có sắn Windows XP nên bước "Chuẩn bị vùng trống để cài đặt" có các nội dung sau:
- Thông báo: Máy tính này chứa Microsoft Windows XP hệ điều hành (nghe ngô nghê, kiểu người Mỹ nói tiếng Việt?)
- Chọn lựa: Bạn muốn đặt Ubuntu 9.04 ở đâu?
- Lựa chọn sẵn: dấu chọn đã đặt ở mục "Cài đặt chúng từng cái một, lựa chọn giữa chúng mỗi khi khởi động". Trường hợp này chính là để có hai lựa chọn khởi động (dual-boot) giữa Windows XP và Ubuntu.
- Thao tác có thể: nếu chấp nhận lựa chọn sẵn thì ở dưới có một thanh biểu diễn phân vùng Windows XP đang là 100% và một vùng nhỏ mà hệ điều hành không sử dụng được (còn dư). Ở giữa hai vùng đó có một vách ngăn cách. Dùng chuột kéo vách ngăn này sang trái sẽ giảm dung lượng phân vùng Windows XP và tăng tương ứng phân vùng trống để cài đặt Ubuntu. Tùy theo nhu cầu mà lựa chọn tỉ lệ hai phân vùng đó thích hợp. Bấm nút "Tiếp" để thực hiện lựa chọn.
- Nhận xét: thay đổi kích thước phân vùng đơn giản, không phá hủy hay làm mất dữ liệu trên Windows cài sẵn. Sau khi cài đặt hòan tất, khởi động lại dễ dàng lựa chọn khởi động từ Win hay U. Tuy vậy điều bất tiện là không phân vùng thủ công được cho các vùng gốc, hoán đổi và vùng người dùng /home.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2009, 11:31:04 am gửi bởi vitính » Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #15 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2009, 11:27:11 am »

Cài đặt thêm bộ chữ Microsoft

Bộ chữ của Microsoft vốn rất quen thuộc với người dùng máy tính không chỉ ở VN mà trên toàn thế giới. Ngoài ra nhiều trạm mạng (website) chỉ định dùng bộ chữ này để hiển thị nội dung. Nếu trên máy mà không có đúng các bộ chữ này thì trình duyệt sẽ hiển thị bằng bộ chữ khác và vì thế không được đẹp như người ta đã thiết kế.
Bởi vậy nên cài đặt thêm bộ chữ cơ bản của Microsoft.
Bấm vào bảng chọn /Hệ thống/Quản lý/Trình quản lý gói Synaptic, gõ mật khẩu để xác nhận quyền quản trị với trình này. Cửa sổ Trình quản lý gói Synaptic hiện ra.
Gõ vào khung "Tìm kiếm nhanh" dòng ký tự ttf-ms. Nội dung trong mục "Gói" sẽ hiện gói phần mềm có tên ttf-mscorefonts-installer. Bấm chuột vào ô chọn, khung chọn hiện ra với mục "Đánh dấu sẽ cài". Bấm vào ô chọn để đánh dấu. Trong ô chọn của gói sẽ có ký hiệu sẽ cài. Bấm vào nút "Áp dụng" trên thanh tác động, chấp nhận thực hiện theo trình cài đặt hỏi. Các gói phần mềm cần thiết sẽ được tải về và cài đặt. Kết thúc quá trình là các bộ chữ cơ bản của Microsoft đã có trong hệ thống. Có thể lựa chọn các bộ chữ này (Arial, Courier, Time New Roman,... để dùng trong các trình ứng dụng của OpenOffice và các trình khác.
[attachment=1]
Về cơ bản đến lúc này Ubuntu đã có thể hoàn toàn thay thế môi trường Windows thông dụng với bộ MS Office.
Nếu cần thiết có thể cài đặt thêm các trình thông dụng khác có sẵn trên mạng như Tự điển StarDict với nhiều đối ngữ khác nhau (Anh-Anh, Việt-Việt, Anh-Việt và ngược lại, Hán-Việt và ngược lại). Các bác có thể tìm hiểu thêm các trình ứng dụng có sẵn trên mạng bằng cách vào bảng chọn /Ứng dụng/Thêm/Gỡ bỏ...
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2009, 11:34:29 am gửi bởi vitính » Logged
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #16 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 06:24:42 pm »

Các bác không ai quan tâm đến Ubuntu mà bác vitinh giới thiệu sao? Bản thân em dùng thấy rất tốt. Nếu nhu cầu chỉ là văn phòng bình thường thì nên dùng.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #17 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 07:24:08 pm »

hehe , quan tâm chứ sao không , bài của bác vitinh rất có ích ,hôm nào rảnh em sẽ mò chơi  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #18 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 07:28:07 pm »

hehe , quan tâm chứ sao không , bài của bác vitinh rất có ích ,hôm nào rảnh em sẽ mò chơi  Grin
Kinh, sư phụ dạo này Hi- tech kinh Grin
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #19 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 11:42:35 pm »

Cám ơn con_ech_gia có lời cổ vũ và các bác khác có lời quan tâm.
Thực sự mong muốn các bác khỏi bị nhiễm virus thôi. Giúp được gì cho các bác, tôi sẵn sàng.
Mà các bác có cần tra tự điển không vậy? Không phải Lạc-Việt nhé, cũng là nguồn mở luôn. Tên nó là StarDict, hình như có cả bản trên Windows?
Còn nếu các bác muốn tra tự điển mạng, mời vào http://vdict.com.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2009, 11:49:09 pm gửi bởi vitính » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM