Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:42:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngoại giao Đại Việt  (Đọc 85770 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 12:50:35 pm »

Tên sách: Ngoại giao Đại Việt
Tác giả: Lưu Văn Lợi
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
Năm xuất bản: 2000
Số hoá: ptlinh, UyenNhi05.




LỜI NÓI ĐẦU

Người Việt Nam tự hào ông cha mình không những đánh giặc giỏi mà ngoại giao cũng tài. Cho đến nay đã có một số nhà nghiên cứu viết vấn đề ông cha ta làm ngoại giao nhưng theo chỗ chúng tôi biết, chưa có công trình nào được xuất bản và các công trình đó đều nhìn từ góc độ sử là chính, chưa đi vào khía cạnh ngoại giao. 

Với tấm lòng tri ân và ngưỡng mộ ông cha, chúng tôi mạnh dạn đề cập vấn đề ngoại giao của nước ta từ thời Lý Trần đến thời Tây Sơn. Trong suối chín trăm năm đó, nhiều triều đại đã nối tiếp nhau, đất nước đã nhiều lần đổi quốc hiệu. Tại sao lại nói sử ngoại giao Đại Việt?

Đúng là nước ta đã đổi quốc hiệu nhiều lần Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang, Lý Nam Đế gọi nước là Vạn Xuân, Đinh Tiên Hoàng đổi là Đại Cồ Việt, Lý Thánh Tông đổi lại là Đại Việt. Nhà Tống gọi nước ta là An Nam quốc . Trong 15 năm tam chiếm nước ta, nhà Minh bỏ tên Đại Ngu của Hồ Quý  Ly và gọi nước ta là Giao Chỉ. Sau khi đánh đuổi được quân Minh, Lê Lợi gọi nước là Đại Việt và từ đó đến hết đời Tây Sơn ta vẫn dùng hai chữ An Nam đối với Trung Quốc nhưng trong nước vẫn gọi là Đại Việt.

Từ đời Nguyễn, nước ta gọi là Việt Nam rồi Đại Nam. Từ đầu nhà Nguyễn ngoại giao của ta do Pháp đảm nhiệm. Như vậy ngoại giao cổ truyền của Việt Nam là ngoại giao của kỷ nguyên tự trị từ Ngô, Đinh đền Tây Sơn. Hai chữ Đại Việt tiêu biểu cho hùng khí của thời kỳ này và ngoại giao của thời kỳ này đáng gọi là ngoại giao Đại Việt.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 12:52:08 pm »

Nói ngoại giao của một quốc gia nghĩa là nói quan hệ của nước đó đối với cộng đồng quốc gia chung quanh, và quan hệ do xuân phát từ yêu cầu tạo một môi trường quốc tế thuận lợi để đất nước sinh tồn và phát triển. Cộng đồng quốc tế phát triển từ khi xuất hiện các Nhà nước chiếm hữu nô lệ, cho đến cộng đồng quốc tế toàn cầu như ngày nay.

Hình thức Nhà nước đầu tiên tiên thê giới là Nhà nước chiếm hữu nô lệ. Châu Phi , châu Á là những địa bàn phát sinh sớm nhất những nền văn minh cổ nhất của loài người, những Nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên. Các nền văn minh cổ đại lần lượt xuất hiện là Ai Cập cổ đại (khoảng 3200 năm trước Công Nguyên), Ấn Độ (từ 1500 đền 1000 năm trước Công Nguyên), Trung Quốc (khoảng 2100 năm trước Công Nguyên).

Các nền văn minh cổ đại xuất hiện từ lưu vực( các sông lớn: sông Nil ở Ai Cập, hai sông Euphrate và Tigre ở lưu vực Lưỡng Hà, hai sông Ấn (Indus) và Hằng (Gang) ở ấn Độ, hai sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc... Các khu vực( đó thường bị các núi cao như Zagros ở Trung Đông, Himalaya ở Bắc Ấn Độ, sa mạc Ly bi ở Ai Cập, sa mạc Nội Mông Mông Cổ chặn lại, do đó hình thành những khu vực tách biệt với bên ngoài, phát triển tương đối độc lập không có hay có ít quan hệ với các khu vực khác. Các khu vực ở châu Á, Trung Đông, Đông Phi trong nhiều thế kỷ không có quan hệ với khu vực châu Âu. Hai đế quốc In ca và Aztêch ở Nam và Bắc Mỹ không có liên lạc với nhau, với các nước châu Âu cho đến khi Christope Colomb phát hiện ra châu Mỹ. 

Trong từng khu vực, các quốc gia đánh nhau liên miên để cướp đất, nô lệ, gia súc, lương thực, có nước bị tiêu diệt, có nước lớn mạnh lên, có nước trở thành đế quốc hùng mạnh, làm bá chủ cả khu vực’. Ai Cập lúc cực thịnh đất từ Bắc xuống Nam trải dài 3000 km, văn hoá lan rộng ra các nước trong vùng. Ở phía Bắc trên đất Tiểu Á , một đế quốc khác, đế quốc Hi-tít cũng phát triển và hai đế quốc Ai Cập, Hi-tit cùng phát triển, đánh nhau liên miên, cuối cùng cả hai nước cùng suy yếu Đế quốc Atsyri nổi lên ở Bắc vùng Lưỡng Hà, người Atsyri nhờ một số điều kiện thuận lợi đã nhanh chóng thu gom được nhiều trung tâm văn hoá cổ đại như Lưỡng Hà, Tiểu Á , Ai Cập dưới một chính quyền thống nhất, lại có quân đội hùng mạnh hơn đã dựng lên đế quốc Arsyri rộng lớn tồn tại đến năm 612 trước Công Nguyên mới bị diệt vong.

Mỗi khu vực và mỗi thời gian đều nổi lên một nước mạnh nhất thông trị cả khu vực về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hoá, tư tưởng: khối Ai Cập, Lưỡng Hà, Tiểu Á , La Mã, Hy Lạp , Ấn Độ , Trung Quốc . . . Các nước lớn chinh phục các nước nhỏ, thậm chí có trường hợp tan rã rồi mà còn để lại lâu dài ảnh hưởng của họ, thậm chí sau khi thua. Văn minh của La Mã, Hy Lạp còn ảnh hưởng đến ngày nay. Đế quốc La Mã chiếm được Hy Lạp nhưng lại bị Hy Lạp hoá. Cuộc đông chinh của Alexandre đại đế bị thất bại nhưng nó đã đem văn minh Hy Lạp đến tận Ấn Độ.

Do đặc điểm của thời kỳ cổ đại và trung đại, việc nghiên cứu lịch sử một nước nào đó của thời kỳ này bao giờ cũng phải đặt nước đó trong bối cảnh thời đại đó và thuyết minh theo luật thời đại đó.

Nước Đại Việt nằm trên bán đảo Đông Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Ai Lao, phía Nam giáp Chiêm Thành và Chân Lạp. Ngoại giao của Đại Việt chủ yếu là với các nước láng giềng trong khu vực, là với Trung Quốc. Là một nước trong cái gọi là thế giới Hoa hoá, Đại Việt từ thiên kỷ Lý Trần đã có quan hệ mậu dịch với các nước Đông Nam á , từ thế kỷ XVI - XVII cho phép Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha lập thương điếm Phố Hiến, Hội An, nhưng đó chỉ là về quan hệ mậu dịch. Trên thực tế  Đại Việt tách biệt với các khu vực khác của thế giới. 

Bán đảo Đông Dương, nhất là Việt Nam, là nơi gặp gỡ của văn minh Trung Quốc và Ấn Độ, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo tác động lẫn nhau, Đại Việt lại bị Trung Quốc đô hộ trong một nghìn năm; nhân dân Việt Nam đã kiên quyên chống lại ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc để giữ bản sắc của mình. Tuy vậy ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đối với Đại Việt, cụ thể là của Khổng giáo, có lẽ vẫn còn đậm.  Do những lý do địa chính trị và tơ tưởng, việc nghiên cứu ngoại giao Đại Việt cần được gắn chặt với việc nghiên cứu tư tưởng và ngoại giao Trung Quốc. 

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #2 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 01:31:37 pm »

Phần thứ nhất

QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

I

NGOẠI GIAO CỔ TRUYỀN CỦA TRUNG QUỐC

Nền ngoại giao của đế quốc Trung Hoa đã hình thành từ mấy nghìn năm và xuất phát từ tơ tưởng của người Trung Quốc về vũ trụ, quốc gia; con người .

Quan niệm của Trung Quốc về quan hệ giữa Trung Quốc và các nước.

Nhà nước đầu tiên của Trung Quốc ra đời từ thế kỷ XXI trước Công Nguyên. Đó là nước chiếm hữu nô lệ của nhà Hạ. Đến thế kỷ XI trước Công Nguyên, Chu Vũ Vương diệt nhà Thương và lập ra nhà Tây Chu. Vua Chu phong hầu cho họ hàng và thân thích. Các chư hầu ra đời bắt đầu từ đây. Từ thời cổ Trung Quốc đã gọi thế giới là thiên hạ, cho rằng chung quanh Trung Quốc là biển nên cũng gọi Trung Quốc là hải nội.

Thiên hạ được chia làm chín châu: Kỷ, Duyên, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương, Ung. Vua Vũ chia thiên hạ như thế để có thể đánh thuế và quy định các đồ cống nạp; Thí dụ châu Duyên (Sơn Đông) phải cống tơ lụa, châu Thanh (Sơn Đông) phải cống muối, tơ, gai, vải mỏng, gỗ, đá quý, châu Từ (Giang Nam) phải cống lông chim trĩ, ngọc trai, lụa đỏ và đen v.v...

Thiên hạ cũng được chia làm năm cõi (phục): Diện phục, Hầu phục, Tuy phục, Yêu phục, Hoang phục.

Cõi Diện: Ngoài kinh thành Nhà vua, bốn mặt đều 500 dặm.

Cõi Hầu: Ngoài cõi Diện 500 dặm, trong 100 dặm gần phong thái ấp cho các quan đại phu, 200 dặm cạnh đấy phong cho quốc vương có tước Nam, còn lại 200 dặm phong cho các chư hầu. 

Cõi Tuy: Ngoài cõi Hầu 500 dặm, trong 300 dặm gần truyền bá văn chương và giáo hoá. Trong còn 200 dặm cạnh đấy làm việc võ bị để bảo vệ trong nước .

Cõi Yêu: Ngoài cõi Tuy 500 dặm. Trong 300 dặm gần cho dân mọi rợ phương Đông ở. Còn 200 dặm cạnh đấy cho các người có tội hơi nặng đi đầy. 

Cõi Hoang: Ngoài cõi Yêu 500 dặm. Trong 300 dặm gần cho dân mọi rợ phương Nam ở. Còn 200 dặm cạnh đáy cho những người mắc tội nặng đi đày (theo Kinh thư) .

Trong thế giới, Trung Quốc ở giữa, chung quanh là các nước chư hầu mà Trung Quốc gọi là Phiên thuộc, tức là nước phên dậu che chở cho Trung Quốc. Vì thế người Trung Quốc tự coi là Hoa Hạ, bốn chung quanh là: Đông Di, Tây Nhung, Nam Man, Bắc Dịch. Thế gọi là trong Hoa Hạ, ngoài Di Địch.

Làm chủ thiên hạ là Thiên tử (con trời) thay trời trị dân; Quyền của thiên tử là tuyệt đối:

“Khắp dưới gầm trời không đâu không là đất cua vua .
Tất cả trên mặt đâu không ai không là tôi của vua”.

Chính tư tưởng đó “không đâu không là đất của vua, không ai không là tôi của vua” là cơ sở, là nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa bành trướng, chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #3 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 01:32:17 pm »

Trung Quốc ở giữa là nước tông chủ; còn các nước phên dậu, man rợ, ở chung quanh là chư hầu.  Các nước chư hầu phải phục tùng nước tông chủ theo những quy định rõ ràng về chính trị, quân sự, kinh tế. Với những quy định đó, thiên tử nắm chặt các nước chư hầu; đối với các nước ở quá xa và không quan trọng lắm, thiên tử cho hưởng chế độ lỏng lẻo gọi là ky my.

Trong lịch sử ngoại giao thế giới, các nước lớn đều bắt các nước nhỏ phụ thuộc mình như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Ba Tư. . . nhưng không ràng buộc nước phụ thuộc như kiểu phong kiến Trung Quốc.  Chỉ có đế quốc Ốt-tô-man xuất hiện từ thế kỷ XV cai trị các nước thuộc quốc của mình bằng chế độ chư hầu (vassalité), cũng quy định nghĩa vụ của các nước chư hầu đối với nước tông chủ (suzerain) nhưng không có quan niệm “thay trời trị dân” hay ‘Đất nào cũng là của vua, người dân nào cũng là tôi của vua” .

Ngày nay người Trung Quốc không nói “Trong Hoa Hạ, ngoài Di Địch” nữa, nhưng tư tưởng đó vẫn tồn tại .

Vài nét về ngoại giao cổ truyền Trung Quốc. 

Trong quan hệ với các nước, ngoại giao của Trung Quốc là dùng vũ lực, có khi kết hợp với lôi kéo, mua chuộc. Hán Vũ đế ba lần đem quân đánh Hung Nô ở phía Tây Bắc, gây ra cuộc chiến tranh kéo dài gần hai chục năm, cướp các bãi chăn nuôi của Hung Nô, đuổi họ lên phía Bắc vùng sa mạc Mông Cổ.

Trước khi mở cuộc tấn công Hung Nô, Hán Vũ đế sai Trương Khiên đi lôi kéo nước Đại Nhục Chi để phối hợp cùng đánh Hung Nô. Trương Khiên bị Hung Nô bắt giam hơn mười mấy năm sau trốn thoát đến được Đại Nhục Chi rồi đi tiếp các nước khác để mở thông đường Tây vực .

Sau này Hán Vũ đế lại phái Trương Khiên đi Tây vực một lần nữa. Năm 73 , nhà Hán lại cử Ban Siêu đi hoạt động ở Tây vực trong gần 30 năm, khôn khéo giúp đỡ các nước thoát khỏi sự ràng buộc của Hung Nô, do đó đưa 50 nước xây dựng quan hệ mật thiết với Trung Quốc, từ đó phát triển giao lưu kinh tế và văn hoá giữa người Hán và các dân tộc ở Tây Vực. 

Khi Trung Quốc yếu thế so với các dân tộc phương Bắc và còn phải chuẩn bị lực lượng, họ tìm mọi cách để lấy lòng các dân tộc đó, kể cả hình thức “hoà thân”, nghĩa là gả con cháu vua Hán cho các chúa phương Bắc, mà điển hình là vụ Chiêu Quân cống Hồ.

Đối với các nước đã bị chinh phục và sáp nhập vào đế quốc Trung Hoa, người Hán vừa khai thác tài nguyên, vơ vét vàng bạc; châu báu vừa “khai hoá” dân bản địa, thực tế là “đồng hoá” họ. Đối với các nước chư hầu đã chịu thần phục vua Hán, chính sách sách phong và triều cống là công cụ đặc trưng của ngoại giao cổ truyền Trung Quốc. 

Sách phong có nghĩa là một nước chư hầu phải được thiên tử phong tước cho mới được công nhận.  Tước phong có thể là tước vương, có thể là tước công, hầu, bá, tử, nam. Được phong là biểu hiện sự phục tùng của chư hầu, đồng thời là ơn mưa móc của thiên tử. Napolêôn giằng lấy chiếc mũ miện từ tay Giáo hoàng Pie VII tỏ rõ ông coi thường Giáo hoàng nhưng cũng nói lên sự nôn nóng của ông được Giáo hoàng tấn phong.

Cái giá của sự tấn phong của thiên tử cũng như thế hay hơn thế cho nên các nước chư hầu đều khát khao được thiên triều phong vương. Tuy vậy đây cũng là vấn đề tuỳ thuộc so sánh lực lượng giữa thiên triều và chư hầu.  Có trường hợp chư hầu cứ xưng vương, không cần được sách phong, thậm chí bắt cả thiên tử làm tù binh; bắt thiên tử phải nộp cống.

Triều cống là chư hầu dâng hiến vàng bạc, châu báu, sản vật quý cho thiên tử. Trước hết cần phân biệt cống với sính. Sính nghĩa là thăm hỏi nhau, một hình thức cử sứ giả thăm viếng nhau nhưng cũng có quà tặng nhau và tặng vật gọi là sính, trong trường hợp hai nước thông hiếu và có quan hệ bang giao với nhau.

Sính không định kỳ, thường được tiến hành để giao hiếu, thông báo thắng trận hoặc sau khi được sách phong. Cống là dưới dâng hiến bề trên, cống mang tính bắt buộc và theo quy định của thiên triều và có kỳ hạn nhất định, có loại cống hàng năm, có loại cống 3 năm, 6 năm một lần. Cống vật là vàng bạc, ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, đá quý hải sản v.v. . .
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #4 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 01:33:22 pm »

Cống là một biểu trưng sự lệ thuộc, phục tùng thiên triều về chính trị nhưng thật sự cũng là một đảm phụ quan trọng về kinh tế của chư hầu. Nếu cộng tất cả cống vật của tất cả các chư hầu thì tổng giá trị không phải là nhỏ. Có nhà nghiên cứu còn cho đây là một hình thức bóc lột kinh tế của thiên triều đối với chư hầu.

Thời Chiến quốc nước chư hầu còn phải đem quân chi viện thiên triều, khi thiên triều bị tấn công hay phối hợp với quân thiên triều đánh nước khác. Lịch sử còn ghi câu chuyện vua U Vương nhà Chu ra lệnh đốt lửa Phong hoả đài, tất cả các nước chư hầu đều hối hả đem quân về cứu kinh thành, tưởng kinh thành bị giặc đánh, biết đâu rằng đó là trò đùa của U Vương để mua vui cho nàng Bao Tự.

Sách phong và triều cống đã là công cụ của thiên triều trong hàng nghìn năm để khuất phục, ràng buộc các nước chư hầu nhưng cũng là nguyên nhân tiêu diệt hàng chục hàng trăm nước thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc. Lúc đầu Trung Quốc có tới 1.700 nước, nước mạnh thôn tính nước nhỏ, nước nhỏ quy phục nước lớn, các nước phục tùng thiên tử.

Chính do chính sách bành trướng, các nước kiêm tính nhau mà đến thời Chiến quốc chỉ còn 7 nước, Tần, Hàn, Triệu, Nguỵ, Sở, Yên, Tề, và cuối cùng Tần Thuỷ Hoàng tiêu diệt nốt 6 nước khác, lập nên nước Trung Hoa thống nhất. Từ một địa bàn nhỏ giữa sông Hoàng Hà và sông Dương Tử, Trung Quốc mỗi ngày sáp nhập thêm đất, mở rộng dần dần lãnh thổ và hiện nay rộng tới 9.600.000 km2, rộng nhất châu Á, đứng thứ ba trên thế giới về diện tích.

Về quy mô và tiềm lực, Trung Quốc là quốc gia ngoại cỡ so với bất cứ nước láng giềng nào. Chỗ yếu của chính sách đối ngoại của Trung Quốc là nó được sử dụng làm công cụ của chính sách bành trướng, chính sách nước mạnh thôn tính nước yếu . Nó phục vụ một mục đích chính trị phi nghĩa.

Nhưng do nó có thất bại trong trường hợp này hay trường hợp khác, chính sách dối ngoại của Trung Quốc cuối cùng đã thu được nhiều thắng lợi trong quá trình mấy nghìn năm qua vì nó có một số chỗ mạnh thật đặc biệt:

- Tiềm lực của Trung Quốc rất lớn, không đối thủ nào ở châu á có thể sánh kịp. So với các nước láng giềng, ở bất kỳ thời đại nào Trung Quốc cũng là nước rộng nhất, đông dân nhất.

- Tư tưởng Khổng Mạnh là con đường truyền bá quan điểm về thiên tử và chư hầu, sách phong và triều cống, nước nhỏ phục tùng nước lớn của Trung Quốc liên tục trong hàng nghìn năm. Với kích thước và sức mạnh của nó, Trung Quốc nổi lên hàng đầu khu vực, nhất là trong thế giới Hoa hoá, là tất nhiên. 

Với triết lý của Nho giáo, đối với nhân dân Trung Quốc cũng như các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo, chính sách bành trướng và bá quyền của thiên tử là chuyện hợp lẽ trời; Trong lịch sử loài người, biết bao đế quốc hùng mạnh và rộng lớn (Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Atsyri, Ba Tư, Hồi Giáo, Ấn Độ, Mông Cổ, Napolêôn, Hitle v.v... đều theo nhau sụp đổ, nguyên nhân duy nhất là họ chỉ dựa vào vũ lực để khuất phục các dân tộc, duy trì chế độ hà khắc của họ. Đế quốc duy nhất không những không sụp đổ dù có lúc lên lúc xuống mà còn tồn tại, lớn mạnh là đế quốc Trung Hoa.

- Trung Quốc luôn luôn biết kết hợp sức mạnh quân sự với những thủ đoạn chính trị ngoại giao.  Những cuộc chiến tranh liên miên (hơn một nghìn năm thời nhà Hạ, nhà Thương, các cuộc chiến tranh thời Xuân Thu, Chiến Quốc, Tam Quốc, các cuộc chiến tranh với Hung Nô, Thương, Kim với các nước Tây Vực...) đã cung cấp cho các triều đại Trung Quốc một kho kinh nghiệm về tranh thủ, về chia rẽ, về liên minh... được tổng kết thành những công thức ngắn gọn như toạ sơn quan hổ đấu, tiễn giao cận công, cầu dông tôn dị, hợp tung, liên hoành...

Các mưu sĩ của các chư hầu coi cái gì cũng là hình thức dùng binh cả: “ở trong nhà không thể xếp bỏ việc đánh đòn con cái , trong nước không thể xếp bỏ việc đánh dẹp, chỉ có khéo hay vụng mà thôi. Vả lại việc dùng binh đã có từ lâu lắm, chưa có một lúc nào không dùng cả, dù sang hèn, lớn nhỏ, hiền ngu đối với nhau đều thế cả chỉ có lớn hay nhỏ mà thôi. Xét việc binh cho tinh vi thì còn kín đáo ở trong lòng chưa nói ra thế là việc binh đấy; căm thù mà phải đánh, thế là việc binh đấy: ra oai cho địch khiếp sợ thế là việc binh đấy; hoặc lôi kéo hoặc gạt ra, thế là việc binh đấy; hoặc liên hiệp hoặc chống lại thế là việc binh đấy: đánh cho hàng, thế là việc binh đấy; ba quân cùng đánh, thế là việc binh đấy.  Tám việc đó đều là việc binh cả, chỉ có to hay bé khác nhau mà thôi”. Ngoại giao cổ truyền Trung Quốc có hư có thực, có giản đơn, có phức tạp, có chân thành có quỷ quyệt.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #5 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 01:34:42 pm »

Chính sách của “thiên triều’ đối với Đại Việt. 

Đại Việt và Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông. Nhân dân hai nước đều yêu chuộng hoà bình, có quan hệ lâu đối với nhau.  Dưới thời phong kiến, thiên tử quyết định hết thảy vì thiên tử thay trời trị đần. Nhưng lẽ trời là:

“Khắp dưới gầm trời không đâu không là đất cua vua .
Tất cả trên mặt đâu không ai không là tôi của vua”.

Cho nên trong lịch sử Trung Quốc không triều đại nào không coi Đại Việt là phiên thuộc và không tìm cách xâm chiếm:

- Nhà Tần (năm 221 trước Công Nguyên - 208 trước Công Nguyên) đưa quân xâm lược. 

- Nhà Hán (202 trước Công Nguyên - 24 C.N) đô hộ .

- Thời Tam Quốc (220-280) Nhà Ngô đô hộ.
 
- Thời Nam Bắc triều (420-581 ) Tống, Tề, Lương, Trần đô hộ .

- Nhà Tuỳ (581 - 618) đô hộ.

- Nhà Đường (618- 907) đô hộ.

- Thời Năm đời Mười nước (907 - 960) Lương, Nam Hán đô hộ.

- Bắc Tống, Nam Tống (960 - 1279) đưa quân xâm lược

- Nhà Nguyên (1271 - 1388) ba lần xâm lược Đại Việt.

- Nhà Minh (1368 - 1644) đưa quân xâm chiếm .

- Nhà Thanh (1644 - 1911) đưa quân xâm lược . 

Mỗi khi chiếm được nước ta, các triều đại phong kiến coi nước ta là đất Trung Quốc (nội thuộc) áp dụng chế độ quận huyện, đối với dân Đại Việt thì thực hiện đồng hoá, vơ vét tài nguyên. .

Khi không chiếm được nước Đại Việt thì họ áp dụng chế độ sách phong, triều cống nghĩa là giữa hai nước có quan hệ bình thường trên cơ sở chịu tấn phong của Hoàng đế Trung Quốc, chịu nộp cống theo quy định ba năm hoặc sáu năm một lần. Giữa các kỳ cống, nếu có vấn đề cần giải quyết thì hai nước trao đổi công hàm hoặc cử sứ thần trực tiếp giải quyết. . 

Nhìn chung lại, Đại Việt và Trung Quốc là hai nước láng giềng, nhưng một bên là nước tông chủ, luôn luôn thực hiện chính sách bành trướng một bên là chư hầu phải thần phục Trung Quốc. Đó là nhân tố quyết định tình hình quan hệ giữa Đại Việt và thiên triều.

Có khi Đại Việt trước sau biết giữ phận nước bé, mong muốn thông hiếu với thiên triều nhưng thiên triều không muốn thì “cây muốn lặng, gió chẳng đừng”, khi đó thiên triều đùng đùng kéo quân sang (như đòi mượn đất Đại Việt để đi đánh Chiêm Thành không được, hay tạo mọi cớ gì đó để đánh Đại Việt...). Có khi Đại Việt mạnh lên, đánh thắng Trung Quốc thì dù Đại Việt có làm bẽ mặt thiên triều nhưng biết “vuốt mặt nể mũi” thì quan hệ bình thường vẫn giữ được. Có khi nội bộ thiên triều suy yếu (loạn cung đình hay gian thần nổi loạn) hay bị các dân tộc phương đông (Kim, Liêu, Hung Nô...), thậm chí bắt sống cả Hoàng đế thì chính thiên triều phải xử nhũn.

Như vậy chính sách bành trướng Hán tộc và tư tưởng bá quyền nước lớn của thiên triều không phải lúc nào cũng có thể áp dụng được vì những hạn chế do tương quan lực lượng hoặc do sách lược của nước láng giềng.

Đây là tình hình thời trung cổ, các nước lớn có quyền chinh phục, vũ lực là luật. Nhưng từ khi xuất hiện khái niệm các quốc gia hiện đại xử lý quan hệ giữa các quốc gia theo luật quốc tế và nguyên tắc không. sử dụng vũ lực hay đe doạ vũ lực, nguy cơ gây chiến chống các nước nhỏ ít nhất đã bị luật pháp ngăn cấm, khả năng gìn giữ hoà bình nhiều hơn.

Tuy vậy tập quán nước lớn sử dụng vũ lực đã tồn tại hàng nghìn năm trước khi nhân loại tiến bộ hiểu giá trị của công lý và luật pháp làm sao nó không để lại niềm hoài cổ, chút nuối tiếc trong giới chính trị hay nước nào đó.

Những năm 40 của thế kỷ XX, đại diện của chính Tưởng Giới Thạch đã viện dẫn “quyền tông chủ” để đòi quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) là của Trung Quốc, mặc dầu Nhà Thanh đã cam kết với Pháp từ bỏ quyền đó. Nhưng năm cuối của thế kỷ XX này, Mỹ và đồng minh đã ném bom Irac, bất chấp luật quốc tế Trong Biển Đông, còn có những vụ cướp đất quá lộ liễu.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2009, 04:21:27 pm »

II

THỜI BẮC THUỘC


Sách Trung Quốc Cương mục tiền biên chép rằng một sứ bộ ngoại giao đầu tiên của Việt ThườnG đến chầu vua Nghiêu 2353 năm trước Công Nguyên để dâng rùa và phải qua ba Lần phiên dịch.

Việt Thường là một trong 15 bộ của nước Văn Lang.  Đại Việt sử ký cũng chép vua Hùng (không rõ thứ mấy) cử sứ giả sang thăm nhà Chu đời Chu Thành Vương năm 1110 trước Công Nguyên và cống chim trĩ trắng; Vua nhà Chu cho sứ giả năm cỗ xe có kim chỉ nam để trở về nước.

Hai câu chuyện mở đầu lịch sử ngoại giao giữa hai nước Đại Việt và Trung Quốc nói lên lòng mong muốn hoà hiếu của Việt Nam ngay từ đầu đối với Trung Quốc và đáng lẽ phải là biểu hiện của kỷ nguyên hoà bình lâu dài giữa nhân dân hai nước.  Nhưng thực tế phũ phàng hơn.

Lịch sử quan hệ Việt - Trung được đánh dấu bằng việc Trung Quốc.  xâm chiếm và đô hộ Việt Nam trong một nghìn năm và sau đó 8 lần xâm lược Việt Nam. Có nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng tổng số năm hoà bình nhiều hơn tổng số năm chiến tranh, như vậy quan hệ hoà bình là chủ yếu.

Cách lấy lập luận toán học để giải thích một vấn đề xã hội và chính trị không thể chấp nhận được vì người ta đã bỏ qua tội xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ nước khác, bỏ qua những hậu quả đau xót của chiến tranh: người chết, người bị thương, cảnh vợ goá con côi, nhà tan cửa nát, làng mạc bị tàn phá, lương thực, trâu bò bị cướp... bị đốt cháy, và bỏ qua một nghìn năm đô hộ. Chiến tranh là chiến tranh, là phi đạo đức. Không thể lấy những năm hoà bình để che đậy những năm chiến tranh. 

Sau khi diệt xong 6 nước và thống nhất Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng cho 50 vạn quân tiến xuống phía Nam. Đây là cuộc Nam tiến đầu tiên của Trung Quốc nhằm đánh vào đất Bách Việt nghĩa là các dân tộc thuộc các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu và Lạc Việt thuộc Văn Lang.

Càng đi sâu vào đánh Việt, quân Tần càng bị người Âu Lạc chống cự ráo riết, quân chết nhiều vì lam sơn chướng khí. . . Nhà sử học Tư Mã Thiên đã phải viết :

“Lúc bấy giờ nhà Tần ở phía Bắc thì mắc hoạ với người Hồ, ở phía Nam thì mắc hoạ với người Việt” .  (Sử ký).

Từ Tây Hán đến Nam Hán, các triều đại Trung Quốc lúc thống nhất cũng như khi chia cắt, thay nhau thống trị Việt Nam. Họ chia nước Việt Nam thành quận huyện như lãnh thổ Trung Quốc, cai trị toàn Giao Chỉ là một viên thứ sử, đứng đầu mỗi quận là một viên thái thú. Chủ trương của người Trung Quốc không phải chỉ là bóc !ộc thuế khoá mà còn vơ vét tài nguyên nguy hiểm hơn nữa là chính sách đồng hóa nhằm xoá bỏ bản sắc dân tộc của người Việt.

Khi nước Văn Lang đã bị Trung Quốc chiếm làm lãnh thổ Trung Quốc thì quan hệ giữa hai nước đã thay đổi, Văn Lang đã trở thành một thuộc quốc, không còn quan hệ ngoại giao với Trung Quốc nữa.  Vấn đề đối với Văn Lang khi đó là chống lại sự chiếm đóng của Trung Quốc, khôi phục lại chủ quyền, giải phóng đất đai. Cuộc chiến đấu đó cũng chính là vì sự khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước.

Những người đầu tiên phất cao ngọn cờ khởi nghĩa là bà Trưng Trắc và em là bà Trưng Nhị. Cuộc khởi nghĩa được phát động năm 40 và nhanh chóng được các quận hưởng ứng.

Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, các cuộc nổi dậy địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn và mạnh mẽ, đánh bại viên thái thú Tô Định, lật đổ chính quyền nhà Hán. Nhân dân suy tôn bà Trưng Trắc làm vua. Bà đóng đô ở Mê Linh (Yên Lãng, Hà Nội ngày nay).  Vua Quang Vũ nhà Hán phái tướng Mã Viện và 2 vạn quân sang Giao Chỉ nhằm đàn áp cuộc khởi nghĩa. Lực lượng của hai Bà yếu hơn lực lượng địch.  Hai bà nhảy xuống sông Hát tự tận.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #7 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2009, 04:22:26 pm »

Cuộc khởi nghĩa của hai Bà thất bại, nhưng nó thể hiện tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam quyết đấu tranh chống kẻ thù giành độc lập, tự do. Cuộc khởi nghĩa không thành công nhưng phong trào vẫn tồn tại và ngày càng phát triển, nhân dân các nơi liên tiếp nổi dậy. Thái thú Giao Chỉ Tiết Tổng báo “dân xứ ấy dễ làm loạn, rất khó cai trị”.  Thứ sử Giao Châu cũng bẩm báo vua “dân Giao Chỉ chán sự yên vui, thích gây bạo loạn”. 

Năm 178 mấy vạn nhân dân các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lương Long, đánh chiếm các quận huyện, làm chủ đất nước được bốn năm (178 - 181). 

Năm 248, bà Triệu Thị Trinh cùng với anh là Triệu Quốc Đạt, người quận Cửu Chân , tập hợp nghĩa sĩ nổi lên; giết chết viên thứ sử Giao Châu, tiến công các quận huyện. Nhân dân khắp vùng nô nức hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đều nổi dậy. Nhà Ngô phải cử tướng Lục Dận sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Phối hợp với Đặng Tuân, thái thú Giao Chỉ Tôn Tư bắt thợ thủ công, bắt thanh niên đưa về Trung Quốc; ra sức vơ vét của cải, tài nguyên, và cống sản vật quý.  Nhân dân lại nổi dậy, giết chết cả Tôn Tơ, Đặng Tuân. Quân Bà Triệu bị bao vây Bà Triệu hy sinh trong chiến đấu.

Sau thất bại của Bà Triệu, quân Ngô ngày càng tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân, nhưng phong trào chống đối vẫn duy trì, khi lên khi xuống. Có khi bọn thứ sử về nước hoặc chết, những người cầm đầu phong trào phần nhiều là thủ lĩnh địa phương, tự xưng là thứ sử lên thay thế, đặt triều đình Trung Quốc trước việc đã rồi. Đó là trường hợp Lương Thạc (319 - 325), Lý Trường Nhan, Lý Thúc Hiến (468 - 485).

Đặc biệt là Lý Trường Nhân; khi thứ sử Giao Châu chết, ông đã lãnh đạo nhân dân giết bọn quan quân Trung Quốc rồi tự xưng là thứ sử. Ông đã đánh đuổi bọn thứ sử do nhà Tống cử sang thay thế. Đây là một chủ trương sáng tạo mang danh nghĩa Hán triều (Trung Quốc) mà trị dân, thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trong lúc ta chưa đủ sức giành quyền độc lập.

Năm 516, Lý Tông Hiến lãnh đạo nhân dân nổi lên chống quân nhà Lương nhưng cuộc khởi nghĩa thất bại.

Năm 542 Lý Bí quê Long Hưng (tỉnh Thái Bình) lãnh đạo toàn dân đứng lên khởi nghĩa. Ông vốn văn võ toàn tài, lại hết lòng chuẩn bị cuộc khởi nghĩa, ông đặt quan hệ với hào kiệt các châu, chiêu tập hiền tài, tụ họp nghĩa binh, phụ tá cho Lý Bí văn có Tinh Thiều, võ có Triệu Quang Phục, Phạm Tu, Lý Phục Man.

Nghe tin ông khởi nghĩa, thứ sử Giao Châu Tiêu Tư bỏ chạy về nước, nghĩa quân chiếm được thành Long Biên (Bắc Ninh), liên tiếp đánh bại hai cuộc phản công của nhà Lương, kiểm soát toàn bộ đất nước từ Giao Châu đến Châu Đức (Hà Tĩnh), tức là toàn bộ miền Bắc đến Đèo Ngang. 

Tháng 5 năm 543 Chiêm Thành cho quân đánh phá Châu Đức. Tướng Phạm Tu đánh tan quân địch.  Thế là biên giới phía Bắc, biên giới phía Nam cũng tạm yên. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí đã hoàn toàn thắng lợi. Tháng giêng năm 544 ông tuyên bố dựng nước, đổi quốc hiệu là Vạn Xuân. Ông lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Nam đế, phế bỏ niên hiệu của nhà Lương, đặt niên hiệu mới là Đại Đức. ông lập triều đình riêng gồm ban văn và ban võ, ban vặn do Tinh Thiều đứng đầu, ban võ do tướng Phạm Tu.  Ông lại cho xây một chùa mới đặt tên là chùa Khai Quốc (mở nước).

Việc dựng nước độc lập tên là Vạn Xuân, và phế bỏ niên hiệu của nhà Lương và đặt niên hiệu mới Đại Đức chứng tỏ quyết tâm của nhân dân Việt Nam phủ định quyền tông chủ của Trung Quốc và khẳng định quyền làm chủ đất nước của mình.

Nhưng nhà Lương đâu có chịu. Năm 545 họ cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem quân sang tấn công nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế đem quân chống đỡ không nổi, phải lùi dần rồi rút lên núi, giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Năm 548 ông bị bệnh chết. Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương. Ông rút về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên).

Khi nhà Lương loạn to, Trần Bá Tiên rút về nước, chỉ để một bộ phận quân ở lại do Dương Sản chỉ huy. Lợi dụng thời cơ thuận lợi.  Triệu Quang Phục phản công, giết được Dương Sản, chiếm lại Long Biên (Bắc Ninh), giành lại độc lập.  Anh ruột Lý Bí là Lý Thiên Bảo sau khi đánh thắng quân Lương ở Châu Đức, Châu Ái, phải rút về vùng biên giới Việt - Lào và cố thủ. ở đó.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #8 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2009, 04:22:57 pm »

Năm 555 Lý Thiên Bảo chết, Lý Phật Tử một tướng cùng họ, lên thay. Lý Phật Tử đem quân đánh Triệu Việt Vương, về sau hai bên chia đôi đất nước, lấy vùng Thượng Cát Hạ Cát (Từ Liêm, Hà Nội) sau Phật Tử lại đánh úp Triệu Việt Vương chiếm lấy cả nước.

Khi nhà Tuỳ diệt nhà Trần, họ mưu toan đô hộ ta một lần nữa. Lý Phật Tử chịu thần phục nhà Tuỳ. Nhưng khi triều đình Tuỳ yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu thì Lý Phật Tử chống lại lệnh này và bố trí lực lượng chuẩn bị kháng chiến. Nhà Tuỳ cử tướng Lưu Phương sang xâm lược nước ta. Bị vây khốn, Lý Phật Tử phải đầu hàng.

Sau thất bại của Hậu Lý Nam Đế, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Tuỳ. Nhà Tuỳ trị vì có 37 năm (581-618) nhưng sau đó tiến hành ba cuộc xâm lược Cao Ly, lần đầu với 130 vạn quân không kể hơn hai triệu dân phu vận tải. Tính chuyện lâu dài, nhà Tuỳ bỏ đơn vị hành chính châu và lập lại tổ chức quận, chia nước ta làm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam; vùng đất đai từ Quảng Bình đến Thừa Thiên chia làm ba quận.

Trụ sở quận Giao Chỉ từ Long Biên (Bắc Ninh) được đưa về Tống Bình (Hà Nội). Từ đó vùng Hà Nội trở thành trung tâm của cả miền Bắc.  Năm 617, Lý Uyên đem quân đánh Trường An .  Năm 618, vua Tuỳ Dượng đế bị bộ hạ giết, nhà Tuỳ bị diệt. Lý Uyên lên ngôi Hoàng đế, lập ra nước Đường .

Các vua đầu nhà Đường biết thi hành chính sách khôn ngoan, nền kinh tế, văn hoá, khoa học thời Đường đều phát triển, nhưng Đường Thái Tông đánh Đông dẹp Bắc chinh phục hơn hai trăm nước, ngày càng mở rộng lãnh thổ Trung Quốc.  Trong suốt ba thế kỷ nhà Đường thống trị, nhân dân ta không ngừng nổi dậy đấu tranh chống áp bức - bóc lột, chống mưu toan đồng hoà, giành độc lập dân tộc.

Nhà Đường bỏ các quận, khôi phục các châu nhỏ, coi các châu miền núi là châu Ki-mi (cai trị lỏng lẻo). Họ lập Giao Châu đô hộ phủ, sau đổi là An Nam đô hộ phủ trực thuộc chính quyền phong kiến trung ương.

Từ năm 757 trở đi trực thuộc Tiết độ sứ Lĩnh Nam ( Lưỡng Quảng)… Từ cuối thế kỷ IX nhà Đường đặt chức tiết độ sứ riêng cho nước ta.  Tiết độ sứ là chức vụ đại diện uy quyền của Hoàng đế nhà Đường ở vùng biên cương, quyền hành rấl lớn.

Dù chính sách cai trị có mặt khôn khéo hơn, chủ trương tăng cường khai thác kinh tế, thuế khoá (kể cả thuế và nộp cống) đời sống người dân ngày càng cùng cực. Cho nên các cuộc nổi dậy theo nhau nổ ra.

Năm 687, Lý Tự Tiên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thuế má nặng nề nhưng Lý Tự Tiên không chống lại được quân của đô hộ Lưu Diên Hựu. Đinh Kiến, Tư Thận tiếp tục lãnh đạo phong trào, phá tan thành Tống Bình (Hà Nội), giết Lưu Diện Hựu. Viện binh nhà Đường kéo sang, các lãnh tụ Đinh Kiến, Tư Thận bị giết hại, nghĩa quân tan vỡ. 

Năm 722, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu đi gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa, hàng trăm người hưởng ứng sau đó các nhân tài khắp vùng Thanh - Nghệ -  Tĩnh kéo đến tụ tập dưới cờ nghĩa. Lực lượng nghĩa quân ngày cáng thêm mạnh.

Vốn là người nghèo đến ngụ cư ở vùng Ngọc Trừng (Nghĩa Đàn ngày nay), lại giỏi võ, vạn lợi dụng địa thế vùng rừng núi sông Lam, xây dựng chiến luỹ theo dọc sông Lam, lập nhiều đồn trại. ông xưng là Hắc Đế và đóng đô ở thành Vạn An. Ông còn biết liên kết với các nước Chiêm Thành và Chân Lạp. Khi lực lượng đã mạnh, ông tiến quân ra đánh Tống Bình. Viên đô hộ Quang Sở Khách bỏ chạy về Trung Quốc. Ít lâu sau, nhà Đường cử Dương Tư Húc cùng Quan Sở Khách đem 10 vạn quân sang đánh Mai Hắc Đế, nghĩa quân bị đánh tan, một bộ phận rút vào rừng.

Khoảng năm 766-779, nhân lòng dân căm phẫn nhà Đường, phùng Hưng và quân lính đô hộ ở Tống Bình nổi loan chống bọn đô hộ. Phùng Hưng, một hào trưởng ở đất Đường Lâm (nay thuộc Hà Nội) phất cờ khởi nghĩa chống chính quyền đô hộ, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải làm chủ Đường Lâm, rồi đánh chiếm cả một vùng rộng lớn chung quanh, xây dựng căn cứ chống giặc, rồi tiến quân xuống Tống Bình vây phủ thành đô hộ.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #9 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2009, 04:23:15 pm »

Viên độ hộ Cao Chính Bình đem quân ra ngoài thành nhưng bị thua to, Cao Chính Bình lo quá phát bệnh chết. Phùng Hưng vào phủ thành ở, tổ chức việc cai trị, mong xây dựng quyền tự chủ lâu dài. Sau bảy năm ông mất. Con Phùng Hưng là Phùng An lên nối ngôi.  Phùng An suy tôn cha là Bố cái đại vương.

Phùng An làm chủ đất nước được hai năm thì nhà Đường cử Triệu Xương làm đô hộ An Nam. Triệu Xương sai sứ mang lễ vật đến dụ Phùng An hàng. Phùng An hàng nhà Đường năm 791. Sau khi đặt một đạo quân lớn ở Đô hộ phủ, đắp lại La Thành và đàn áp nhân dân thì trở về nước, Bùi Thái sang thay.

Năm 803 dưới sự chỉ huy của một tướng người Việt là Vương Quý Nguyên, quân lính nổi dậy, đuổi tên đô hộ Bùi Thái về nước. Triệu Xương lại được cử sang làm đô hộ; lập lại chế độ cai trị của nhà Đường .

Khi Lý Tượng Cổ làm đô hộ, y thi hành một chính sách cực kỳ hung bạo. Dương Thanh là một thủ lĩnh người Việt có thế lực và uy tín. Cổ điều ông về Tống Bình, để khống chế ông, rồi lại cử ông đi dẹp loạn ở Hoàng Động. Vốn sẵn căm thù giặc, ông đã lợi dụng cơ hội này để khởi nghĩa. Cổ đã giao cho ông 31.000 quân, ông và con là Chi Liệt và một người thân tín vận động binh lính dưới quyền quay giáo giết Lý Tượng Cổ vã bè lũ đô hộ.

Được quân lính đồng tình, năm 819 ông mang quân quay lại tập kích phủ thành, giết Lý Tượng Cổ và bộ hạ, chiếm giĩr phủ thành. Vua Đường cử ông đi làm thứ sử quỳnh Châu (Hải Nam). Ông kháng cự mệnh lệnh vì biết đây là âm mưu đầy ông đi biệt xứ. Vua Đường cử Quế Trọng Vũ sang làm đô hộ. Vũ dùng mưu ly gián ông với các thủ lĩnh khác, lại mua chuộc binh sĩ dưới quyền ông. Sau đó Vũ cất đại quân đánh Tống Bình, Dương Thanh và con là Chi Trinh bị giết. Chi Liệt lui quân về vùng Yên Mô nhưng ít lâu sau cũng thất bại (820). 

Đầu thế kỷ X, triều đình nhà Đường đổ nát, Trung Quốc phân liệt thành cục diện “Năm đời, mười nước”, viên tiết độ sứ cuối cùng của nhà Đường là Độc Cô Tồn bị đầy ra Hải Nam rồi bị giết.  Lợi dụng thời cơ nhà Đường sắp đổ, chính quyền đô hộ ở Việt Nam không có người cầm đầu, Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng có uy tín ở Hồng Châu (Hải Dương) tự xưng là tiết độ sứ lên nắm chính quyền  Ông không những giữ nguyên chức vụ tiết độ sứ mà còn giữ nguyên cả bộ máy cai trị và danh nghĩa của bọn đô hộ.

Trong tình thế suy yếu, năm 906 vua Đường Chiêu Tuyên phải chấp nhận việc đã rồi, phong ông làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ, về sau còn thăng chức cho ông làm Đồng Bình chương sự. Năm 907 ông qua đời, con là Khúc Hạo lên thay cũng tự xưng là Tiết độ sứ.

Theo Khâm Định Việt sử tiền biên và Ngự chế Việt sử tổng vịnh: “ông đã nhờ được nghiệp trước, mới giữ La Thành, xưng Tiết độ sứ định trong nước làm từng xứ, lộ, phủ, châu, văn, xã”, đặt chánh lệnh trưởng và phó lệnh trường, chia đều thuế ruộng , làm nhẹ việc quân , lập sổ hộ tịch biên họ tên, làng quận, người giáp trưởng trong xóm. Chính sách khoan hồng và giản dị, dân được ‘ nhờ ơn có sự nghỉ ngơi mà “sống lại”. Như vậy Khúc Hạo nhận chức tước của nhà Đường nhưng tự hoạch định chính sách, tổ chức lại hành chính, đặt ra chính sách thuế má mới.

Năm 917 Lưu Nham chiếm Quảng Châu, lập nước Nam Hán . Cùng năm 917 Khúc Hạo chết, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay và vẫn tự xưng là Tiết độ sứ. Khi còn sống, Khúc Hao đã cử Khúc Thừa Mỹ sang nhà Nam Hán để kết tình giao hiếu, Sau khi lên làm Tiết độ sứ, Khúc Thừa Mỹ lại cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương để dựa vào Lương chống Nam Hán. Nhà Lương phong Khúc Thừa Mỹ làm Tiết độ sứ và thông đạt 12 châu ở nước Nam biết. 

Năm 923, vua Nam Hán sai tướng Lý Khắc Trình đem quân xâm lược Việt Nam, bắt được Khúc Thừa Mỹ đem về Quảng Châu và cho Lý Tiến thay Lý Khắc Trình làm thứ sử Giao Châu.  Dương Diên Nghệ, một tướng của họ Khúc, quyết giành lại độc lập và mang quân từ Châu Ái (Thanh Hoá) ra đánh Châu Giao, Lý Tiến chống cự không nổi, bỏ chạy về nước.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM