Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:23:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngoại giao Đại Việt  (Đọc 85982 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #90 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2009, 10:06:09 pm »

Năm đời vua kế tiếp vua Jayavarman VII, nước không còn thịnh vượng nữa. Do những vùng lãnh thổ rộng lớn ở Korạt, Chiêm Thành bị mất và do nền kinh tế bị suy thoái, thực lực của Chân Lạp giảm sút. Sau khi được thành lập, nước Ayuthya tiến đánh Chân Lạp, cai trị Chân Lạp trong năm năm (1352-1357).

Năm 1353 Ayuthya lại đánh Chân Lạp và chiếm Angkor. Một ông hoàng thân trốn thoát về Ba-san (Kongpong Cham) xây dựng căn cứ, tổ chức lực lượng và giải phóng Angkor năm 1396. Các cuộc xâm lược liên tiếp của Ayuthya đã triệt phá Angkor. Năm 1432, cảm thấy không đủ sức lực chống lại Ayuthya, vua Ponhea Yat bỏ Angkor, về lập đô ở căn cứ Ba-san rồi ở Chakdomut (bốn mặt sông) ở địa điểm Phnôm Penh hiện nay. Thời kỳ Angkor đến đây chấm dứt. Năm 1520 kinh đô lại dời về Lôvếch .

Sau ba lần xâm lược Chân Lạp (năm 1525, 1540, l588-l590), khoảng 1593-1595 Ayuthia lại xâm lược Chân Lạp lần thứ tư, kinh thành Lôvếch bị phá huỷ, toàn bộ quân lính và quan chức bị bắt. Từ đây đến nửa cuối thế kỷ XIX, các vương triều Campuchia lệ thuộc vua Thái. Việc cử ai làm vua Chân Lạp do Bangkok quyết định. Triều đình Chân Lạp sinh hoạt theo người Thái, dùng tước hiệu Thái và triều phục Thái.

Năm 1618 vua Chetha II lên ngôi (1618- 1628), dời đô về U-đông, muốn thoát khỏi sự lệ thuộc Thái Lan. Năm 1623, vua Chetha II xin cưới một công chúa Việt Nam và yêu cầu chúa Nguyễn Phước Nguyên gửi viện binh đến giúp chống Xiêm, mặt khác cũng đồng ý để đất Gia Định cho chúa Nguyễn.

Vương quốc Xiêm được thành lập năm 1767 tiếp tục thi hành đường lối khống chế Vương quốc Chân Lạp. Cuộc tranh giành quyền lực giữa hai phe trong triều đình Khơ-me vẫn tiếp tục và càng tiếp tục thì càng thúc đẩy sự can thiệp của triều đình Xiêm. 

Năm 1794 Bangkok đưa ông hoàng Ang Eng về U-dông làm vua. Ông này không chịu được cảnh lệ thuộc Xiêm nên ra lệnh bắt những phần tử thân Xiêm. Xiêm đưa ngay quân sang U-đông. Ông tổ chức chống lại, mặt khác yêu cầu triều đình Huế cho quân sang giúp. Vị trí của ông được củng cố, khi ông ốm chết, Xiêm đưa quân sang Chân Lạp  gây ra cuộc chiến tranh kéo dài từ 1841 đến năm 1845 cả quân đội Xiêm và quân đội Việt Nam thoả thuận rút khỏi Chân Lạp và Ang Dông lên ngôi vua với sự chấp nhận của cả hai bên.

Trong những năm đầu công nguyên cả hai nước Chân Lạp và Phù Nam còn tồn tại nhưng hai nước này là láng giềng trực tiếp của Vương quốc Chiêm Thành và không có quan hệ với Giao Châu. Sau khi Chân Lạp thôn tính Phù Nam ở thế kỷ VI, Chân Lạp vẫn chưa tiếp giáp trực tiếp với Đại Việt.

Nước ta giành lại độc lập, chủ quyền từ năm 938, được thống nhất từ năm 968, nhưng đến đời Lý Thái Tổ năm 1011 lần đầu tiên Chân Lạp sang cống nước ta, lần cuối cùng vào đời Lý Cao Tông năm 1191, tất cả mười một lần . Đây là thời kỳ thống nhất và phát triển của Vương quốc Chân Lạp.

Sau khi thống nhất được hai miền Nam và Bắc của Vương quốc các vua Chân Lạp chủ trương đánh các nước láng giềng. Các ông vua của vương triều này, nhất là vua Hacsavarman nổi tiếng là “ông vua chinh phục”, luôn luôn gây chiến. Không kể các cuộc cướp phá vùng duyên hải Thanh - Nghệ, Chân Lạp đã năm lần đem quân đánh Đại Việt.

Năm 1128, hai vạn quân Chân Lạp cướp bến Ba Đài, Nghệ An.  Quan Nhập nội thái phó Lý Công Bình đem quân đánh bại quân Chân Lạp, bắt được chủ tướng và nhiều tù binh. Tháng 7 năm đó, Chân Lạp lại đem 700 chiếc thuyền vào cướp hương Đỗ Gia, Nghệ An. Tri phủ Thanh Hoá là Nguyễn Hà Viên và tri châu Nghệ An là Dương Ô đánh phá được chúng.

Năm 1132 với sự phối hợp của quân Chiêm Thành, quân Chân Lạp đến cướp châu Nghệ An. Thái uý Dương Anh Nhĩ chỉ huy quân Thanh Hoá và Nghệ An đánh tan được quân Chân Lạp và quân Chiêm Thành.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #91 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2009, 10:07:32 pm »

Năm 1134 cả Chân Lạp và Chiêm Thành sang cống nước ta. Năm 1150 quân Chân Lạp cướp châu Nghệ An đến núi Vụ Thấp (nay là núi Vụ Quang tỉnh Hà Tĩnh), phần đông bị lam sơn chướng khí chết và tự tan.

Năm 1191 Chân Lạp lại sang cống. Năm 1218 quân Chân Lạp và quân Chiêm Thành (lúc này Chiêm Thành là thuộc địa của Chân Lạp) đánh cướp châu Nghệ An, tri châu Lý Bát Nhiễm đánh phá được. Sử không nói lần này Chân Lạp dùng bao nhiêu quân, chỉ biết rằng cuộc đánh phá này là vào lúc Chân Lạp là một trong những Vương quốc mạnh nhất trong khu vực, đã kiểm soát lưu vực sông Mê Nam, khống chế cả Mianma, trong đạo quân đánh Nghệ An có cả một số đơn vị Mianma. Nhưng sau thất bại này, Chân Lạp không dám gây chiến tranh lớn với Việt Nam vì Đại Việt vừa đánh thắng cả nhà Tống và Chiêm Thành, hơn nữa đường hành quân là cả chiều dọc Biển Đông. 

Sau đời Lý, Chân Lạp và Chiêm Thành mắc vào cuộc chiến tranh một trăm năm” (177 - l226) đã làm cho cả hai nước kiệt quệ.

Từ khi được thành lập năm 1350, nước Ayuthia đã liên tiếp xâm lược Chân Lạp qua ba giai đoạn (thế kỷ XIV, XV và XVII). Có lần Chân Lạp bị Ayuthia đô hộ năm năm liền. Sau lần đánh Nghệ An cuối cùng, Chân Lạp không còn lần nào đánh Đại Việt nữa và giữa Chân Lạp và Đại Việt cũng không có tiếp xúc gì, có lẽ vì hai nước vẫn cách xa nhau và bản thân Chân Lạp luôn luôn lo đối phó với các cuộc xâm lược của nước Ayuthia hiếu chiến.

Vương quốc Xiêm được thành lập năm 17 67, và vẫn tiếp tục chính sách xâm lược và can thiệp của vương triều Ayuthia. Nhà Tây Sơn sau khi chiếm vùng lãnh thổ của chúa Nguyễn đã tiếp tục tiến xuống phía Nam và chiếm nốt phần còn lại của Vương quốc Chiêm Thành Bai Chanar (tức là Phan Rí) vào khoảng năm 1795 (Thật ra đến khi đó đất Phan Rí đã đặt dưới sự bảo hộ của chúa Nguyễn).

Từ năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đã được cử làm kinh lược xứ Đông Nai và đặt đại bản doanh tại Cù Lao Phố.  Năm 1618 vua Chân Lạp Chậy Chetta II cưới con Sãi vương Nguyễn Phước Nguyên, không những mở đầu giai đoạn quan hệ Chân Lạp - Đại Việt mà còn tạo điều kiện để Đại Việt đóng vai trò trên chính trường Chân Lạp.

Kế tiếp ngôi vua Chetta II sau khi ông mất, vua Ang Eng là người đầu tiên yêu cầu Đại Việt mang quân sang giúp ông đánh lại Xiêm.  Nhưng về sau năm 1688 vua Nặc Thu bang Sau đã được lên ngôi nhờ sự giúp đỡ của chúa Nguyễn, lại đắp luỹ ngăn sông để đối phó với quân của Hoàng Tiến, người đã giết Dương Ngạn Dịch đang theo Đại Việt Tướng Nguyễn Hữu Hào, anh ruột Nguyễn Hữu Cảnh, đi dàn xếp việc người Hoa cướp phá các làng mạc Khơ-me.

Năm 1699 Nguyễn Hữu Cảnh được cử vào trấn Biên lo việc biên giới. ông đã đến thẳng thành luỹ đối phương giải thích rõ chính sách tôn trọng lân bang của Việt Nam. Vua Nặc Thu chịu thần phục Việt Nam 1.

Tình hình Chân Lạp, do những tranh giành ảnh hưởng trong nội bộ hoàng tộc Chân Lạp và chính sách can thiệp của Vương quốc Xiêm, ngày càng trở nên phức tạp và rối ren. Thế kỷ XVI mười ba vua thay đổi nhau trị vì đất nước với nhiều tranh giành trong triều đình. Đến thế kỷ XVIII tình hình, vẫn do những nguyên nhân ấy, càng tồi tệ hơn. Có mười bảy vua thì bảy người bị giết chết, ba người bị lật đổ bảy người còn lại thì bị bốn cuộc bạo động chống đối lớn 2

Quan hệ Đại Việt - Chân Lạp chỉ xuất hiện từ cuối thế kỷ XVII khi hai nước có chung biên giới, và từ đây do chính sách thống trị của Vương quốc Xiêm và yêu cầu của phải chống Xiêm trong hoàng tộc Chân Lạp, hai nước Đại Việt và Xiêm trở thành địch thủ, dẫn tới việc Xiêm đem quân can thiệp miền Nam Việt Nam, và cuộc chiến tranh lớn giữa hai nước trên lãnh thổ Chân Lạp vào nửa đầu thế kỷ XIX và việc quân đội Việt Nam chiếm đóng Chân Lạp. Chân Lạp đã trở thành mảnh đất tranh giành ảnh hưởng giữa Đại Việt và Vương quốc Xiêm trước khi trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.


________________________
1. Xem Nguyễn Ngọc Hiền - Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh - Nhà xuất bản Văn học - N.1997.
2. Xem Lương Minh, Lịch sử trung đại thế giới - NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp- Hà Nội -1984.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #92 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2009, 10:45:06 pm »

XVII

QUAN HỆ VỚI XIÊM

Nước xiêm, nay là Thái Lan, là một nước ở Đông Nam á, diện tích (hiện nay) là 514.000 km2, giáp Lào về Bắc và Đông Bắc, Mianma ở phía Tây Campuchia ở phía Đông, vịnh Thái Lan và biển Andaman bao bọc dải đất cực Nam. Dân số (1987) là 54 triệu người. Tên nước là Thái Lan có nghĩa là “đất nước của người Thái” nhưng thật ra là đất nước của nhiều dân tộc đã từ lâu chung sống với nhau và tạo nên một cộng đồng đa dân tộc.

Người Thái đến đất nước này khoảng thế kỷ X đến thế kỷ XII, sống ở miền Trung dọc theo sông Mê Nam và các chi lưu của nó. Họ trở thành dân tộc đa số của Thái Lan và được gọi là người Xiêm. Người Lào ở miền Bắc và Đông Bắc là bộ phận cư dân đông thứ hai sau người Thái. Họ sống dọc theo bốn con sông ở phía Bắc. 

Người Môn đã có thời phát triển thành những quốc gia hùng mạnh nay trở thành một dân tộc ít người, đồng hoá với người Thái, sống lẫn với người Thái dọc theo sông Mê Nam, sông Mêkông và biên giới Thái-Mianma.

Người Khơ-me sống ở miền Bắc cao nguyên Cò-rạt có phong tục tập quán và ngôn ngữ riêng, và đã từng có một lịch sử huy hoàng. Người Ka-ren ở dọc biên giới phía Tây Thái-mianma và gắn bó với người Ka-ren ở Mianma. Người San là một dân tộc ít người ở phía Bắc biên giới Thái-Mianma. Vùng miền Nam có dân tộc Mã Lai, họ có ngôn ngữ riêng là tiếng Mã Lai và theo đạo Hồi. Cộng đồng người Hoa đông dân sau người Thái và người Lào, giữ một vai trò đáng kể trong dời sống kinh tế, chính trị ở Thái Lan ngày nay.

Từ thế kỷ I đến thế kỷ VII trên địa bàn cả nước Thái Lan ngày nay đã xuất hiện nhiều tiểu quốc sơ kỳ, các tiểu quốc này phát triển một thời gian, hoặc trở nên hùng mạnh hoặc bị các nước lớn thôn tính.

Ở miền Bắc, hình thành quốc gia Mang ray, rồi quốc gia Lan Na thống nhất cả miền Bắc sông Mê Nam. Ở hạ lưu sông Mê Nam hình thành quốc gia Thái La Vô (Trung Quốc gọi là La Hộc).

Ở miền Trung sông Mê Nam là nước Su-khô-thay, bộ phận đông người Thái nhất và tiến bộ nhanh hơn các quốc gia Thái khác ở miền Bắc và miền Nam.

Ở miền Nam, có Vương quốc Lancaxucơ ở giữa bán đảo Malaca, Vương quốc Tambralinga ở phía Bắc Lancaxucơ, hai Vương quốc này sau bị Vương quốc Sri ViJaya ở Inđônêxia thôn tính.

Vương quốc Taccola trên vùng bờ biển Tây Bắc vịnh Thái Lan là nơi buôn bán đông đúc và là chư hầu của nước Phù Nam. Còn Vương quốc Xích Thổ mà thư tịch Trung Quốc hay nhắc đến là ở miền Trung Thái. Thủ đô là Lavapura (Lôpburi ngày nay).

Cho đến giữa thế kỷ XIII phần lớn đồng bằng Mê Nam bị Vương quốc Campuchia cai trị. Khoảng năm 1620 nhân lúc Campuchia suy yếu, Su-khô-thay giành lại quyền tự chủ và chinh phục các bộ lạc lân cận. Ram Kamheng lên ngôi năm 1280 và đưa Su-khô-thay vào giai đoạn hưng thịnh.

Cuối thế kỷ XII Su-khô-thay chiếm cao nguyên Cò-rạt của người Khơ-me , bắt người Lào thần phục, 1290- 1295 uy hiếp Vương quốc Campuchia, có lần đã tấn công kinh đô Angkor. Sang nửa đầu thế kỷ XIV, Su-khô-thay mạnh lên, bắt các quốc gia Thái khác ở miền Bắc phải thần phục, chinh phục Vương quốc Thái La-vô và một phần bán đảo Ma-lai. Trong khi đó Vương quốc La-vô cũng mạnh lên, chuyển đô về Ayuthia, lập Vương quốc Ayuthia. Năm 1349 Ayuthia bắt Su-khô-thay phải thần phục.

Trong lúc Ayuthia lo xây dựng Vương quốc và củng cố quyền lực của Su-khô-thay, người Lào tách ra lập quốc gia riêng. Từ khi mới thành lập, Ayuthia phải chiến tranh trong hơn một trăm năm với Lan-Na, Lan-na suy yếu đi lại trở thành vật tranh chấp giữa Ayuthia và Miến Điện. Nhưng Lào lại có quyền thừa kế đối với một phần lãnh thổ Lan-na, nên Miến Điện quay ra xâm lược Lào. Lào lại liên minh với Ayuthia, Miến Điện đem quân đánh Ayuthia.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #93 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2009, 10:45:44 pm »

Song song với việc xung đột với Miến Điện, Ayuthia lại tiến hành chiến tranh nhằm chiếm Vương quốc Campuchia, nhất là khi Campuchia đã suy yếu từ thế kỷ XIII. Từ lúc này đến thế kỷ XVI Ayuthia đã hơn mười lần xâm lược Campuchia, nhiều lần đốt phá kinh thành Angkor khiến Campuchia phải dời đô xuống phía Nam, lâm vào tình trạng kiệt quệ.

Ayuthia thi hành chính sách thân Trung Hoa do đó việc hợp tác kinh tế và quan hệ mậu dịch giữa hai nước phát triển thuận lợi. Sau một thời gian, (1569- 1590) bị Miến Điện thống trị, Ayuthia đánh bại Campuchia và bắt Campuchia thần phục mình năm 1595, trở lại tấn công Miến Điện gây nhiều thiệt hại cho Miến Điện, nhưng tình hình Ayuthia không được ổn định.

Nhân cơ hội này, Miến Điện tại đem quân đánh Ayuthia, bao vây kinh đô Ayuthia (1766- 1767) trong một năm rồi phá được thành, đốt cung điện và nhà dân, cướp đi tài sản. 

Trịnh Quốc Anh, một người gốc Hoa, mẹ Thái, mang 500 quân thoát khỏi vòng vây, tổ chức lực lượng, nên 1767 lập lại chính quyền, tự lập làm vua và đổi tên nước là Vương quốc Xiêm, lấy hiệu là Đức Tân (Tắc Xỉn, người thành đạt mới). Đô cũ đã bị phá huỷ, ông lập đô mới ở Chalaburi sau đổi là Bangkok. Tắc Xỉn tiếp tục chiến tranh với Miến Điện, đẩy được Miến Điện ra khỏi Chiếng Mai, Lan-na trở thành một thuộc quốc của Xiêm.

Cuộc chiến tranh Xiêm - Miến vẫn tiếp tục: hơn mười cuộc chiến dữ dội đã nổ ra trong nửa đầu thế kỷ XIX trong đó hai lần quân Xiêm vào sâu lãnh thổ Miến.  Khi Vương quốc Xiêm được khôi phục, nước Lạn Xạng bị chia làm ba. Năm 1178 Tắc Xỉn chiếm các Mường Lào và biến nó thành thuộc quốc của Xiêm. 

Tắc Xỉn yêu cầu Campuchia và Malaya tiếp tục thần phục. Các tiểu quốc Mã Lai phục tùng, nhưng Campuchia không chịu, Tắc Xỉn cử hai đạo quân thuỷ bộ đánh Campuchia. Đạo quân bộ bị Campuchia đánh tan, nhưng đạo quân thuỷ lại đánh thắng. Campuchia phải cầu cứu chúa Nguyễn, năm 1771 quân Xiêm thua phải rút về nước.

Tháng ba năm 1782, nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Tác Xỉn, Tắc Xỉn phải tuyên bố từ bỏ ngai vàng. Vua Rama I lên ngôi, tiếp đó là các vua Rama II, Rama III đều theo đuổi chính sách bành trướng lãnh thổ nhằm đối thủ chính là Miến Điện.

Năm 1786 Miến Điện tràn vào Bắc Xiêm, gây ra cuộc chiến tranh giữa các chư hầu của Miến và Xiêm, chư hầu của Xiêm giành thắng lợi. Năm 1797 Miến Điện lại đánh Chiếng Mai nhưng thất bại, từ đây hầu hết vùng lãnh thổ phía Bắc đều thuộc Xiêm. Năm 1832, Lào bị biến thành một tỉnh của Xiêm. Xiêm tiếp tục can thiệp vào Vương quốc Campuchia.

Cuộc chiến tranh Xiêm - Miến đến 1886 mới chấm dứt. Sự can thiệp của Xiêm vào Campuchia kéo dài đến năm 1847 sau khi Việt Nam và Xiêm thoả thuận rút khỏi Campuchia.

Người ta tính quân đội của Vương quốc Ayuthia đã trải qua 78 năm chiến tranh với Vương quốc Campuchia, 109 năm chiến tranh với Miến Điện. Về phía Miến Điện, họ đã tiến hành 9 cuộc chiến tranh xâm lược Ayuthia từ 1549 đến 1766 .

Xiêm cách Đại Việt khá xa, từ Biển Đông đến vịnh Xiêm. Qua các sử liệu Trung Quốc thì các Vương quốc ở Xiêm nhiều lần cử sứ giả sang Trung.  Quốc, Trung Quốc cũng nhiều lần cử sứ giả đến các Vương quốc Xiêm và đến thế kỷ XVI, XVII còn phát triển thương mại với các Vương quốc đó. Nhìn lại sử liệu của ta thấy ít nói đến quan hệ với Xiêm.

Chỉ có một vài việc:

Năm 1335, vua Trần Hiến Tông đi kiểm tra biên giới phía Tây, một phái bộ Xiêm đã đến Cửa Rào chào nhà vua. Năm 1437 thuyền buôn Xiêm-la sang cống. Cũng trong năm này Xiêm-la cử sứ là Trai-cương Lạt sang cống, vua Lê Thái Tổ đưa cho sắc thư bảo mang về và trừ phần thuế buôn giảm xuống bằng nửa phần năm trước, 20 phần thu một phần rồi thưởng cho rất hậu. Ngoài ra về phần quốc vương cho 24 tấm lụa, 30 bộ bát sứ, về phần quốc phi cho 5 tấm lụa, 2 bộ bát sứ, mỗi bộ 35 chiếc. Như vậy phái bộ không chỉ giải quyết vấn đề chính trị mà còn nêu vấn đề ngoại giao, và nhà vua đã có thái độ rất hữu nghị. Tiếc thay quan hệ Việt - Xiêm vẫn không phát triển.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #94 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2009, 10:46:15 pm »

Năm 1485, vua Lê Thánh Tông định luật về việc sứ thần các phiên bang đến triều cống nước lớn.  Nêu sứ thần các nước Chiêm Thành, Lão Qua, Xiêm La, Trảo-oa, Lật Gia (có lẽ là Malacca - TG). Như vậy là có vấn đề quan hệ với Xiêm La, nhưng chắc là ít.

Tuy vậy đến thế kỷ XVI, XVII ít thông tin về quan hệ giữa ta và Xiêm. Có thể trong thời gian này, Xiêm có nhiều quan hệ nhưng là với xứ Đàng Trong.

Nhưng tình hình quốc tế trong khu vực có những biến động mới: Xứ Đàng Trong bắt đầu có biên giới chung với Campuchia. Việt Nam bắt đầu có vai trò quốc tế ở Campuchia và Lào.

Quan hệ của Việt Nam thời chúa Nguyễn hay thời Tây Sơn vượt quá phạm vi quốc gia và liên quan tới một nước thứ ba, Vương quốc Xiêm.  Năm 1674 triều đình Campuchia có biến động.  Nặc Ông Đài đuổi vua Nặc Ông Nộn, Nộn chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Dương Lâm mang quân sang giúp, Nặc Ông Đài thua bỏ chạy rồi tử trận.

Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ông Thu làm vua, còn Nặc Ông Nộn làm phó vương đóng tại Sài Gòn. Vua Chạy Chetta xin cưới một công chúa Việt Nam nhằm giành được sự ủng hộ của triều đình Huế chống lại Xiêm.

Năm 1698 chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh vào Sài Gòn làm kinh lược tổ chức bộ máy hành chính và việc khẩn hoang đất Gia Định. Năm 1699, Nặc Ông Thu cho đắp luỹ ở Lovek và Phnom Pênh để ngăn cản việc buôn bán. Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh đi đánh. Nặc Ông Thu đem quân ra chặn nhưng trước sức mạnh và uy thế của Nguyễn Hữu Cảnh, Nặc ông Thu bỏ chạy, Ang Eng con của vua ông Nộn mở cửa thành ra hàng. Nguyễn Hữu Cảnh lại mời Nặc Ông Thu trở lại Lovek làm vua.

Năm 1771 vua Tác Xỉn dẫn quân Xiêm tràn vào Campuchia và lập Nặc Ông Nộn lên làm vua thay Nặc Tôn đồng thời chiếm đóng Phnom Pênh và có ý nhòm ngó đánh Gia Định. Năm 1772, quân của Nguyễn Cửu Đàm đi đánh đuổi quân chiếm đóng Xiêm; đi đến đâu quân Xiêm bị diệt đến đó. Cả vua Xiêm và Nặc Nộn đều chạy. Quân ta thu phục khắp nơi (Trừ Hà Tiên năm sau mới giải phóng), giải phóng Phnom Pênh, lovek, đưa Nặc Tôn trở lại làm vua.

Một yếu tố tác động đến thái độ của Việt Nam ở miền Nam đối với Campuchia và Thái Lan là sự thay đổi người làm chủ Sài Gòn:

- Từ tháng 3 năm 1776 đến tháng 6 năm 1776: Nguyễn Lữ chiếm Sài Gòn.

- Tháng 5 năm 1776, Đỗ Thành Nhơn chiếm lại Sài Gòn và rước chúa Nguyễn về. Đến tháng 3 năm 1777 Nguyễn Ánh mang quân sang Campuchia đòi nộp cống như xưa.

- Từ tháng 3 năm 1777 đến tháng 10 năm l777: Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đánh Gia Định, hai chúa Nguyễn chạy trốn rồi bị giết chết. Nguyễn Lữ và Nguyễn huệ lấy xong Gia Định rồi rút về Quy Nhơn.

- Từ tháng 10 năm 1777 đến tháng 12 năm 1777 : Nguyễn Ánh chạy ra Phú Quốc, thêm quân tiếp viện đánh bại tổng trấn Châu và lấy lại Sài Gòn.  Nguyễn Ánh được tôn là Đại nguyên soái nhiếp chính quốc.

- 1779 Đỗ Thanh Nhơn và Hồ Văn Lân mang quân sang Campuchia giải quyết việc tranh chấp cướp ngôi vua, đưa Nặc Ân lên làm vua, Hồ Văn Lân làm bảo hộ vua; Nguyễn Ánh xưng vương tại Sài Gòn. Vua Xiêm Tắc Xỉn cử tướng Chakkri xâm lược Campuchia, Nặc Ân cầu cứu chúa Nguyễn.

- Năm 1782 Nguyễn Ánh cử Nguyễn Hữu Thoại và Hồ Văn Lân mang 3000 quân sang Cam pu chia. Ngờ Chakkri âm mưu giết mình, Tắc Xỉn bắt giam vợ con Chakkri. Chakkri kết bạn với tướng Nguyễn Hữu Thoại rồi đem quân về Xiêm giết Tắc Xỉn, tự lập làm vua xưng là Ram 1.

- Từ tháng 3 năm 1782 đến tháng 8 năm l782: Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ mang đại binh vào đánh Gia Định . Nguyễn Ánh thua chạy ra Phú Quốc. Bình định xong Gia Định, Nhạc và Huệ trở về Quy Nhơn.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #95 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2009, 10:46:36 pm »

- Từ tháng 8 năm 1782 đến tháng 2 năm 1783: Tướng Đỗ Thành Nhơn lấy lại Sài Gòn, rồi cho người ra Phú Quốc đón Nguyễn Ánh về.

- Từ tháng 2 năm 1783 đến tháng 8 năm l783: Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lại đánh Gia Định, quân Nguyễn thua to, Nguyễn Ánh chạy ra đảo Phú Quốc. Tháng 6 quân Tây Sơn ra đánh Phú Quốc, Nguyễn Ánh chạy được sang một đảo khác rồi trốn sang Xiêm. Cho là việc bình định đã xong, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ rút quân về Quy Nhơn, để tướng Trương Văn Đa giữ Gia Định.

Như vậy trong thời gian bảy năm (1776- 1783), quyền làm chủ Sài Gòn luôn luôn thay đổi giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn nhưng chỉ có chúa Nguyễn có quan hệ với triều đình Campuchia kể cả việc đánh đuổi quân Xiêm ra khỏi Campuchia.

Như trên đã nói, từ 1781 quân Xiêm do tướng Chakkri chỉ huy đã kéo sang Campuchia. Vua Campuchia Nặc Ân sang cầu cứu chúa Nguyễn.  Năm 1782 Nguyễn Ánh cử Nguyễn Hữu Thoại và Hồ Văn Lân đem ba nghìn quân sang cứu và đóng ở Lovek.

Đã sẵn âm mưu thôn tính Campuchia, Xiêm lại muốn nhân dịp này xâm chiếm luôn miền Nam nước ta. Vua Xiêm cho mời Nguyễn Ánh sang Bangkok hội ý. Sau đó vua Xiêm đồng ý đưa quân sang miền Nam. Vua quyết định đưa hai vạn thuỷ quân. Tháng 6 năm 1784 Nguyễn ánh dắt quân Xiêm về đánh Gia Định. Ngoài ra vua Xiên còn cử hai tướng Lục Cơ và Sa Uyển cùng với Chiêu Thuỳ Biện (một cựu thần Chân Lạp đã đầu hàng Xiêm) đem hai đạo bộ binh từ Chân Lạp mở một mũi tiến công đánh xuống Gia Định rồi phối hợp với thuỷ quân.

Hai vạn quân thuỷ và ba trăm chiến thuyền dưới quyền chỉ huy của tướng Chiêu Tăng từ Bangkok vượt biển đánh chiếm Gia Định. Tàn quân của Nguyễn Ánh cũng được tập hợp và giao cho Chu Văn Tiếp được phong là Bình Tây đại đô đốc chỉ huy. 

Thuỷ quân Xiêm đổ bộ lên Kiên Giang, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam dưới danh nghĩa “giúp Nguyễn Ánh”. Phối hợp với ba vạn quân bộ của Sa Uyển và Chiêu Thuỳ Biện, thuỷ quân Xiêm đánh chiếm Trấn Giang (Cần Thơ), một vị trí chiến lược quan trọng ở miền Tây Gia Định.

Như vậy cả thuỷ bộ, Xiêm có 5 vạn quân, không kể quân bản bộ của Nguyễn Ánh. Sau gần 4 tháng, quân Xiêm đã chiếm được Kiên Giang, Trấn Giang, Ba Xắc (Sóc Trăng), Trà Oi, Sa Đéc, Mân Thít (Vĩnh Long), Ba Lai (Bến Tre), Trà Tân (Mỹ Tho) và kiểm soát nửa phía Tây Gia Định về hữu ngạn sông Tiền (tức là ba tỉnh Hà Tiên, An Giang, Vĩnh Long). 

Cuối năm 1784, đô uý Đặng Văn Trấn từ chiến trường về Quy Nhơn báo cáo tình hình Gia Định. Bộ chỉ huy quyết định cử Nguyễn Huệ đem thuỷ quân vào Nam tổ chức phản công, nhanh chóng quét sạch quân Xiêm-Nguyễn ra khỏi đất Gia Định. Nguyễn Huệ dùng thuyền chiến vượt biển vào Gia Định khoảng đâu tháng giêng 1785, đóng quân và đặt sở chỉ huy tại Mỹ Tho.

Nguyễn Huệ biết ràng so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch. Kể cả quân của Trương Văn Đa, Nguyễn Huệ chỉ có khoảng 2 vạn quân trong khi địch có năm vạn quân không kể quân bản bộ của Nguyễn ánh. Yêu cầu là đánh nhanh giải quyết nhanh. Với số quân mấy nghìn người, Trương Văn Đa phải tạm thời rút lui, nhưng vẫn giữ những vị trí quan trọng như Mỹ Tho, Gia Định, vừa rút vừa đánh và cố gây tổn thất cho địch.

Trong trận Mân Thít, quân Trương Văn Đa đã giết Bình tây đại đô đốc của Nguyễn Ánh là Chu Văn Tiếp, làm bị thương tướng Xiêm là Thái Xi Đa.  Trong trận đánh đồn Ba Lai và Trà Tân, quân Trương Văn Đa còn giết chết tướng Đặng Văn Lương của Nguyễn Ánh. Để tăng thêm chủ quan cho địch, Nguyễn Huệ dùng một người Chân Lạp làm sứ giả đem vàng bạc, gấm vóc đến gặp chủ tướng của quân Xiêm xin giảng hoà với điều kiện như sau:
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #96 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2009, 10:50:55 pm »

“Tân triều (tức Tây Sơn - TG) và cựu triều (tức Nguyễn Ánh - TG) nước tôi tranh nhau lãnh thổ và nhân dân không thể cùng đứng với nhau được. Nước tôi cùng nước Xiêm cách trở xa xôi, trâu và ngựa không đánh hơi nhau được, chẳng hay vương tử (chỉ Chiêu Tăng là cháu của vua Xiêm - TG) đến chốn này làm gì. Chi bằng hai nước chúng ta hoà hiếu với nhau. Sau khi xong việc, nước tôi sẽ y lệ hiến cống. Như thế có phải là được lợi lâu dài không? Vậy việc cứu chúa (chỉ Nguyễn Ánh - TG) nước tôi để mặc chúng tôi lo liệu, xin vương tử đừng có giúp đỡ” 1

Với những trận đánh nhử, bề ngoài lơ là của quân lính và nhất là kịch bản giảng hoà đồng thời giữ vững khí thế của quân ta, Nguyễn Huệ đã chuẩn bị chu đáo tinh thần quyết chiến của quân ta. 

Về địa bàn phục kích, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng nắm được địa hình và nghiên cứu kế hoạch bố trí quân và quyết định chọn khúc sông Mỹ Tho giữa Mỹ Tho và Trà Tân. Quân Xiêm đang đóng ở Trà Tân cách Mỹ Tho khoảng hai mươi cây số. Ý đồ của chúng là từ Trà Tân tiến chiếm Mỹ Tho, như thế phải đi qua đoạn sông Mỹ Tho. Giữa Mỹ Tho và Trà Tân có hai sông nhỏ đổ vào sông Mỹ Tho là Rạch Gầm và Rạch Xoài Mút cách nhau khoảng bảy cây số. Cửa đổ ra sông của hai rạch đều rộng lại nhiều cỏ lác và cây bần (một loại cây nhỏ mọc ở địa phương) rất thuận lợi cho việc giấu quân. Đối diện hai rạch là cù lao Thới Sơn và cù lao Hộ. Thế trận bày ra đã rõ: thuỷ quân ở hai rạch sẽ chặn đầu, khoá đuôi đại bác ta sẽ bắn vào những tên nào muốn đổ bộ lên hai cù lao.

Đêm ngày mồng 9 tháng chạp (tức là 19 tháng 1 năm 1785) địch dời Trà Tân tiến về Mỹ Tho theo sông Mỹ Tho. Quân Nguyễn Huệ đã sẵn sàng: thuỷ quân giấu ở hai rạch, bộ binh và pháo bố trí trên bờ  sông và cù lao. Một số chiến thuyền của ta vẫn bố trí ở Mỹ Tho để nghi binh.

Chiêu Tăng, Chiêu Sương đã huy động toàn bộ lực lượng thuỷ quân và một bộ phận bộ binh. Quân bản bộ của Nguyễn Ánh cũng tham gia cuộc tiến công. Nguyễn Ánh đi đầu với các tướng thân cận phòng khi bất trắc thì còn kịp tháo chạy. Y còn bố trí sẵn thuyền ở Long Hồ (Vĩnh Long) để đón Nguyễn Ánh khi cuộc tiến công bị thất bại.

Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Huệ, quân ta để đoàn hơn ba trăm chiếc thuyền của Xiêm lọt vào trận địa mai phục, đầu đến Rạch Xoài Mút đuôi đến Rạch Gầm lúc rạng sáng 19 tháng 1 năm 1785 thì hai mũi thuỷ quân đổ ra đánh, chia cắt đoàn thuyền. Trong khi đó đại bác trên bờ và cù lao Thới Sơn tập trung bắn vào các thuyền. Đội hình quân địch rối loạn. Toàn bộ thuyền chiến hơn ba trăm chiếc kể cả thuyền của quân Gia Long bị đắm hay phá huỷ.

Trận đánh kết thúc rất nhanh và đạt kết quả to lớn. Chiêu Tăng, Chiêu Sương cùng một số quân lên được bờ Bắc chạy về phía Campuchia để về Xiêm. Số tàn quân chạy tán loạn độ vài nghìn.. Theo Vũ Thế Dinh, số quân còn lại là hơn một vạn 2.


Sơ đồ diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút
Theo cuốn “Những cuộc quyết chiến, chiến lược của dân tộc ta” của Phan Huy Lê - Bùi Anh Dũng- Phạm Thị Tấm - Trần Bá Chí - NXB Quân đội Nhân dân - Hà Nội - 1976

Về phía quân Gia Long, viên cai cơ chỉ huy quân thuỷ chết tại trận. Chủ tướng của quân Gia Long là Lê Văn Quân vừa chạy vừa thu tàn quân, lúc sang tới tới xiêm còn sáu trăm quân. Nguyễn ánh cùng một số tướng tá chạy đến Trấn Giang (Cần Thơ) đi thuyền ra Hà Tiên rồi các đảo Thổ Chu, Cổ Cốt, từ đó sang Xiêm. Số quân bản bộ của Nguyễn ánh chạy thoát sang Xiêm là hơn tám trăm người (trước trận đánh là ba, bốn nghìn).

Như vậy quân Xiêm mất gần bốn vạn người, tức là bốn phần năm tổng số quân Xiêm lúc vào trận, số quân Gia Long bị diệt hơn ba nghìn người. Quân Tây Sơn đã quét sạch địch ra khỏi đất Gia Định, thu hồi những vùng đất đã bị chiếm. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Trong bản dịch gửi quan lại, quân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Quang Trung có quyền nói:

“Nơi đâu ta đã đem quân đến là quân thù đều bị đánh cho thất bại và tan tác. Nơi đâu ta đã mở rộng chiến trận là quân Xiêm và quân Thanh tàn bạo đều phải quy hàng” .

Sau trận này, Xiêm sợ Tây Sơn như cọp. Năm 1790 tại Bắc Kinh sứ ta gặp sứ Xiêm tại triều đình nhà Thanh, hai bên cùng dự yến tiệc với nhau trong gần hai tuần, đối xử với nhau bình thường. Ánh còn lưu lại Xiêm một thời gian để lo tổ chức lực lượng. Xiêm sợ can thiệp vào Việt Nam một lần nữa nhưng vẫn tiếp tục thực hiện ý đồ khống chế Vương quốc Chân Lạp và đó là một chính sách dẫn tới sự đụng độ mới với Việt Nam thời nhà Nguyễn.


_________________________
1. Dẫn theo lời trích của Vũ Thế Dinh, Mạc thị gia phả - Vũ Thế Dinh là cai đội của Nguyễn Ánh đã trực tiếp tham gia các trận đánh - Các tác giả của Một số trận quyên chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc.
2. Mạc thị gia phả, Sđd.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2009, 11:04:02 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #97 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2009, 10:51:42 pm »

Phần thứ ba

ĐỂ THAY KẾT LUẬN

NHÀ NGOẠI GIAO ĐẠI VIỆT

Các nhà ngoại giao Đại Việt đã rong ruổi con đường chín trăm năm với biết bao gian nan và vinh quang, thử thách và thành công, làm sao phác hoạ được chân dung nhiều vẻ của họ.

Đó là nhà vua, người lãnh đạo tối cao ngoại giao Đại Việt đồng thời là người phải trực tiếp tiếp các sứ giả của thiên triều. Tiếp và xướng hoạ thơ ca với sứ giả Lý Giác của nhà Tống, vua Lê Đại Hành đã khởi đầu kiểu làm việc giữa quốc vương Đại Việt và sứ giả Trung Quốc. Về sau các vua ta đều có thơ xướng hoạ lúc tiễn sứ giả Trung Quốc, thậm chí vua Tương Dực có tới năm bài thơ tiễn sứ Minh Trạm Nhược - Thuỷ và Phan Hy Tăng.

Đó là giang lệnh Đỗ Pháp Thuận làm tiếp bài thơ của sứ Lý Giác. Đó là trạng nguyên Lê Văn Thịnh đã sang Trung Quốc tranh biện về vấn đề lãnh thổ khiến đối phương phải kính nể. Đó là tướng Trần Khắc Chung vâng lệnh vua Trần Nhân Tôn trong lúc Thăng Long đang bị uy hiếp, sang trại Ô Mã Nhi vờ xin cầu hoà đã ứng đối ung dung và linh hoạt các câu hỏi của Ô Mã Nhi khiến y phải khâm phục.

Đó là tướng Lê Phụ Trần, người anh hùng của trận Bình Lệ Nguyên, sau khi cuộc xâm lược thứ nhất của quân Mông Cổ đã bị đập tan, sang Thiểm Tây thoả thuận với chúa Mông Cổ Mông Ca hai bên tôn trọng biên giới lãnh thổ của nhau. Đó là sứ giả Lê Cảnh Tuân bị nhà Minh bắt giam ở ngục Kim Lăng sáu năm liền và chết trong ngục.

Đó là sứ giả Lê Quang Bí, cháu bốn đời của Lê Cảnh Tuân, bị nhà Minh bắt giam mười chín năm (1548- 1566) mới trả lại tự do và cho về nước được triều đình khen là người tiết nghĩa và phong tước Tô quận công, ý muốn ví ông như Tô Vũ đời Hán đi sứ Hung Nô và cũng bị giam 19 năm mới được về.

Đó là tướng Trần Danh Bình và tám sứ thần của vua Quang Trung nài xin Tôn Sỹ Nghị lui quân về nơi quan ải nhưng tất thảy đều bị họ Tôn giết hại.


Ngày xưa nước Ai Cập cổ đại đã phát triển ngoại giao với các nước chung quanh từ vùng Lưỡng Hà đến Tiểu Á thậm chí đã đạt đến trình độ ký kết những hiệp ước chính quy viết trên đất sét. Thời Trung cổ các nước phương Tây đã có những sách về luật quốc tế về nguyên tắc và thủ tục ngoại giao như cuốn Quân vương nổi tiếng của Machiavel.

Trung Quốc cổ đại phát triển ngoại giao bằng hay hơn phương Tây. Từ đời nhà Chu họ đã có sách nói về thuật thăm dò. Hàng nghìn năm chiến tranh giữa các chơ hầu đã tích luỹ một kho kinh nghiệm ngoại giao phi thường, đào tạo nên hàng nghìn thuyết khách, biện sĩ, mà đại diện là Tô Tần và Trương Nghi. 

Đại việt là một nước nhỏ, quan hệ chủ yếu là với Trung Quốc, cho nên không có hiểu biết về ngoại giao của các nước khu vực khác, không có trường đào tạo các nhà ngoại giao mà cũng ít có tài liệu về ngoại giao của các nước. Khi cần cử sứ bộ đi Trung Quốc, hoặc cử người làm việc với sự bộ Trung Quốc, quốc vương Đại Việt chỉ có cách lựa chọn người thích hợp trong số các nhà nho giỏi nhất: trạng nguyên, tiến sĩ, bảng nhỡn, thám hoa, hoàng giáp, cử nhân hay các trọng thần có khả năng và kinh nghiệm.

Do đỗ cao họ được bổ nhiệm làm quan; chính trên đường làm quan mà họ mới đi sâu chuyên ngành, nhưng vẫn không phải là ngành ngoại giao. Ra khỏi luỹ tre làng, họ dù may mắn được bổ nhiệm ở kinh kỳ thì Thăng Long lại là một thành phố không có ngoại giao đoàn, không có tiếp xúc với các nước khác ngoài khu vực.

Điều may cho ngoại giao Đại Việt là các nhà nho và quan lại Đại Việt thông thạo văn hoá, lịch sử Trung Quốc, cho nên tứ thơ ngũ kinh, hiền truyện của Trung Quốc cũng như các truyện Tam quốc chí, Đông Chu liệt quốc Hán Sở tranh hùng... cùng với lịch sử Việt Nam là một hành trang thích hợp và phong phú cho các nhà ngoại giao Đại Việt tìm hiểu đối phương, âm mưu, thủ đoạn của họ.

Phương pháp bút đàm bằng Hán văn cũng làm nhẹ thêm một phần việc chuyên môn. Chỉ khi đến nhà Minh Đường được triều cận thiên tử, các nhà ngoại giao Đai Việt mới thật sự hiểu ngoại giao, đến hội áo xiêm gặp sứ thần các nước, họ mới có thêm chút kiến thức về các nước khác, về thế giới bên ngoài.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2009, 11:03:02 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #98 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2009, 11:21:18 pm »

Dù không xuất thân là ngoại giao, các sứ giả Đại Việt là đại diện quốc vương và Nhà nước Đại Việt và phải gánh vác những nhiệm vụ ngoại giao nặng nề. Nhiệm vụ bao trùm và xuyên suốt là giữ được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đối với Trung Quốc, là chịu phong hiệu mà vẫn giữ được quyền làm chủ. Họ phải giữ được an ninh và môi trường hoà bình cho nhân dân vùng biên giới. Họ phải giữ quan hệ hữu nghị với đế chế Trung Hoa và các nước láng giềng khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan bảy mươi tuổi đi sứ cho rằng chuyến đi của ông “làm mạnh quốc uy” của nước nhà.

Trước đây nước ta thường cử sứ đi Trung Quốc nhân dịp tuế cống (cống đến hạn), sính cống (để thông báo tin, mừng thọ), tất cả đều nhắm củng cố quan hệ hữu nghị, những lần khác cử sứ để thông hiếu sau khi ta đánh thắng thiên triều dể bình thường hoá quan hệ, đặc biệt trong hai mươi nhăm năm từ 1258 đến 1284 nhà Trần liên tiếp cử các sứ ta đấu tranh ngoại giao quyết liệt với nhà Nguyên để kéo dài hoà hoãn, đẩy lùi càng xa càng tốt cuộc xâm lược thứ hai của nhà Nguyên, trong thời gian này, nhà Nguyên không những bắt giữ sứ giả của ta mà còn lập vua bù nhìn đưa về nước ta.

Quán triệt sách lược lớn của triều đình, các sứ giả Đại Việt đều quan tâm vấn đề giữ hoà mục vì lợi ích của cả hai nước. Sau khi Lê Lợi đánh thắng quân Minh, Nguyễn Trãi khẳng định rõ đường lối của Đại Việt:

Nghĩ vì kế lâu dài của nhà nước
Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh
Sửa hoà hiếu cho hai nước
Tắt muôn đời chiến tranh
”.

Trạng nguyên Giáp Hải viết:

Xong việc nên công còn mong gì hơn
ấy là vua thái bình, dân thái bình
”.

Đi sứ nhà Nguyên, Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn viết:

Núi sông ý dẫu chia Nam Bắc
Hồ Việt cùng chung nghĩa đệ huynh
”.

Con đường đi sứ  thật là vinh quang. “Không làm khanh tướng thì làm sứ giả” như người xưa nói. Đỗ trạng nguyên, làm quan đến Lại bộ thượng thư. Giáp Hải tự cho mình là “tài hoa danh vọng chẳng bằng người, may được giữ chức vụ trọng yếu:

Cửa vàng màn thuý mang ân sủng của triều đình
Cưỡi ngựa béo, mặc áo cừu nhẹ là khách của thượng quốc
”. 

Lúc ra khỏi cửa ải thì các quan đại thần trống rong cờ mở đưa tiễn. Lúc đến làm lễ ở đài Chiêu Đức (bắt đầu vào đất Trung Quốc) thì ngựa xe cờ xí sáng rực khe núi, tiếng pháo tiếng kèn vang lừng, các quan tổng đốc, tuần phủ và đốc trấn dẫn các thuộc lại đến chào.

Theo quan niệm lập nghiệp của các cụ ta ngày trước, chí tài trai nếu không là “mài mực mũi lá mộc, truyền hịch địch bốn phương” (thơ Cao Bá Quát) thì cũng là “nổ thỉ bốn phương”.  Chuyến đi sứ chính là dịp lập công danh bốn phương trên con đường vạn dặm khi lắc lư theo vó ngựa, hay yên nghỉ theo cánh võng, khi nghỉ ngơi thoải mái trên thuyền . . .

Trong thời gian ở trạm dịch, có vấn đề đón tiếp, thù tạc, khi đi thăm danh lam thắng cảnh, có vấn đề thưởng ngoạn, nhưng lúc rảnh rang trên đường đi hay nơi quán sứ, thường trào lên nỗi niềm nhớ đất nước quê hương, gia đình. Chính những lúc ấy niềm nhớ thương hay nhất của mảng thơ đi sứ.

Có thể nói hầu như sứ giả nào cũng có bài thơ nhớ nước nhớ nhà, hai niềm nhớ thường khăng khít làm một. Trương Hào Hiệp viết:

Thuyền đơn mây nước mãi phôi pha
Cố quốc trông vời vạn núi xa
Mưa lạnh trước đèn đâu xịch tới
Chẳng cho hồn khách mộng quê nhà
!”. .

Lại viết :

Đêm qua lá đỏ bên bờ rụng
Biết có trôi về đất Việt ta
?”.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #99 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2009, 11:22:45 pm »

Nguyễn Tư Giản viết:

Ước được như đàn nhạn
Vượt Hành Dương về Nam
”.

Phạm Sư Mạnh mơ tưởng thành Thăng Long những ánh sáng của núi Tản:

Ngọc Nhị hàn quang xâm quảng dã
Tản Viên tể sắc chiếu Thăng Long


Dịch nghĩa:

Ánh sáng mát lạnh của sông Ngọc Nhị trùm lên đồng nội
Vẻ tạnh ráo của núi Tản Viên rọi về Thăng Long
.

Lòng tưởng nhớ Tổ Quốc xa xăm thì nỗi nhớ quê hương gia đình lại sâu lắng, lâm li:

Dâu già, lá rụng, tầm xong
Bông thơm lúa sớm, béo mòng con cua .
ở nhà nghèo thế mà ưa
Giang Nam vui mấy cũng thua ở nhà
”.
                                      (Nguyễn Trung Ngạn)

Trong cảm xúc một đêm mưa, Nguyễn Kiều, chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, đã viết:

Nhớ nát lòng quê trường vạn dặm
Khua tan mộng khách nguyệt ba canh


Câu thơ da diết vì nỗi lòng của chồng nhưng ai biết không vì cả nỗi lòng của vợ ở quê nhà.

Bùi Quì còn thác lời thơ vợ để tả lòng mình:

Trăm năm hẹn ước tạm chia ly
Đôi chút tình riêng nhắn gửi đi
Gai góc đường đời nên vững bước
Gió trăng đất khách chớ đề thi
Bang giao quý nhất người nên bạn
Chuyên đối mong sao mạnh quốc uy
Cỏ nội sau vườn khoan nghĩ thiếp
Ngọc Khuê không vệt, sớm quay về
.
                           (Dựa bản dịch của Đào Phương Bình)

Trong giao tiếp với các quan lại Trung Quốc và các sứ thần nước khác, các sứ giả Đại Việt đều được trọng nể về tài năng và học vấn. Trong hai lần đi sứ, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đều nổi tiếng có tài ứng đối. Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan làm thơ xướng hoạ với các sứ thần nước khác, đặc biệt là với sứ thần Triều Tiên, lại làm ba mươi bài thơ mừng thọ vua Minh được vua Minh cho in để phổ biến.

 Được đọc sách Quần Thơ khảo biện của Lê Quý Đôn khi ông đi sứ Trung Quốc, người Trung Quốc như Bội Liên đề đốc Quảng Tây khen ông “tài ngang hào kiệt, học bằng bậc thánh hiền”, người Triều Tiên như trạng nguyên Hồng Khải Hy, chánh sứ Triều Tiên, cho rằng “thật là một tuyệt tác trong vũ trụ này”, phó sứ Triều Tiên cho rằng “nước Nam không có bậc quân tử thì sao có người tài giỏi như thế: Đáng khâm phục thay.

Các sứ giả Đại Việt không chỉ làm ngoại giao mà còn quảng bá học thuật và văn chương Việt Nam với người Trung Quốc và những người nước khác và chính đó lại là kiểu ngoại giao cao cấp và tinh vi.  Khi vua Trần Nhân Tông cử Đỗ Khắc Chung sang trại Ô Mã Nhi đưa thư xin hoà, Đỗ Khắc Chung đã sắc sảo đáp một câu hỏi của Ô Mã Nhi khiến y khâm phục và nói rằng: “Người này ở vào lúc bị uy hiếp mà lời lẽ tự nhiên, không hạ chủ là Chích, không nịnh ta là Nghiêu . . . có thể nói là không nhục mệnh vua” . Đúng là uy vũ không khuất phục được Đỗ Khắc Chung. Các sứ giả khác của Đại Việt từ sứ giả của vua Lê Đại Hành bị vua Chiêm Thành giam giữ cho đến các sứ giả của vua Quang Trung bị Tôn Sỹ Nghị giết hại cũng đều là những người “uy vũ bất năng khuất, phú quí bất năng dâm” . Vì trái tim họ mang hào khí Đại Việt.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM