Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:11:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngoại giao Đại Việt  (Đọc 85979 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #60 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2009, 12:10:36 am »

Nếp nghĩ Đại hoàng đế là bậc theo ý trời, ban trị hoá, làm cho cành khô lại xanh tươi, cây kiệt lại nảy nở. Xin ngài lựa theo tự nhiên, thứ cho cái tội đón đánh Tôn Sỹ Nghị và xét cho tấc thành mấy phen đã gõ cửa ải, dâng lời tâu bày.

Xin Ngài lập kẻ tư mục để chăn dân, dựng nước phên giậu để vững thế, ban ơn mệnh mới cho tôi làm An Nam quốc vương, đứng làm phiên binh một phương, kính giữ cái chức phiên mục, khiến cho bản quốc có người cầm đầu cai quan.

Tôi xin kính cẩn sai sứ sang cửa cung khuyết, xung phiên, sửa lễ cống. Lại sẽ xin đem số người hiện còn của nhà vua mà dâng nộp để tỏ tấc dạ rất thật này” 1.

Trong cuộc viễn chinh Đại Việt, Tôn Sỹ Nghị đại bại là rõ rồi , nhưng nói cho cùng kẻ đại bại chính là vua Càn Long vì chính nhà vua đã ra lệnh cho Tôn Sỹ Nghị mang quân đi đánh, thậm chí còn vạch cả một kế hoạch tiến hành xâm lược.

Vua Càn Long, trong 60 năm trì vì, đã đánh Tây dẹp Bắc nhiều và rất tự hào về các võ công của mình cho nên nhà vua rất căm giận khi được tin đạo quân của Tôn Sỹ Nghị bị đánh tan tành. Ông gọi Tôn Sỹ Nghị về báo cáo, cử Phúc Khang An làm Tổng đốc Lưỡng Quảng đốc xuất binh mã chín tỉnh lấy 50 vạn quân đi đánh Đại Việt. Phúc Khang An, thấy gương Tôn S Nghị, cũng sợ muốn hai nước hoà hiếu thì hơn vì “Nam Bắc tắt được binh lửa thật là phúc lớn cho sinh linh và cũng là cái may to cho kẻ biên thần”.

Thang Hồng Nghiệp cũng lo chiến tranh tiếp tục và mong muốn Quang Trung lên thay thế họ Lê, nên không bằng lòng với giọng của biểu văn.

Thang nói với sứ giả Hám Hổ hầu:

“Bây giờ không phải là lúc quân hai bên đương đánh nhau, như vậy sao lại truyền giọng tức giận?  Muốn cầu phong tước hay muốn gây binh tranh mà nói những lời như thế. Thang không dám chuyển tờ biểu lên vua Càn Long, và gửi cho Quang Trung một bức mật thư:

“Họ Nguyễn Tây Sơn nhà ngươi nên nhân trước khi có chỉ dụ mau mau làm biểu đem sang đây gõ cửa kêu với Đại hoàng đế ràng Lê Duy Kỳ không được dân vọng, nhân dân bơ vơ tản đi bốn ngả. . . Rồi nên nhờ người tâu xin với Đại hoàng đế cúi thương mọi rợ không biết gì, uốn theo lời xin mà tha thứ. Nên chăng cứ để Lê Duy Cận đứng giám quốc, kính xin nhà vua ban chiếu chỉ phán bảo cho. Đặt lời cung thuận như vậy, chắc được Đại hoàng đế soi xét lòng thành sẽ cho nhà ngươi chủ trì việc nước. Bấy giờ lại có thể lại sai người sang kêu cứu Thiên triều ban cho ân điển (chỉ việc cầu phong- TG) .

Bản đạo nhân vì giữ chức ở biên giới, tương lai có rất nhiều việc giao thiệp với An Nam nhà ngươi nên phải viết thư kín này mà ngỏ lời cho biết. Thuận theo thì được phúc, trái nghịch thì phải vạ, tuỳ nhà ngươi tự chủ đấy” 2.

Cả Phúc Khang An, Thang Hồng Nghiệp đều chủ trương giảng hoà. Trong nội các, Hoà Thân xin vua Càn Long bãi binh, không gây sự ở ngoài biên thuỳ, lại xin vua phong Quang Trung làm An Nam quốc vương thay nhà Lê trị vì. Vua Càn Long chấp nhận nhưng đòi An Nam phải lập đền thờ Hứa Thế Hanh và sang năm nhân dịp bát tuần khánh thọ của vua Càn Long quốc vương nước Nam phải thân sang triều cận .

Bản đạo nhân vì giữ chức ở biên giới, tương lai có rất nhiều việc giao thiệp với An Nam nhà ngươi nên phải viết thư kín này mà ngỏ lời cho biết. Thuận theo thì được phúc, trái nghịch thì phải vạ, tuỳ nhà ngươi tự chủ đấy” 3.

Cả Phúc Khang An, Thang Hồng Nghiệp đều chủ trương giảng hoà. Trong nội các, Hoà Thân xin vua Càn Long bãi binh, không gây sự ở ngoài biên thuỳ, lại xin vua phong Quang Trung làm An Nam quốc vương thay nhà Lê trị vì. Vua Càn Long chấp nhận nhưng đòi An Nam phải lập đền thờ Hứa Thế Hanh và sang năm nhân dịp bát tuần khánh thọ của vua Càn Long quốc vương nước Nam phải thân sang triều cận .

Nhà Tống đánh Đại Việt thua nhưng tể tướng Ngô Sung thay mặt quần thần dâng biểu mừng vua “đã dẹp yên An Nam”. Vua Tống Thần Tông đã chịu. Lần này vua Càn Long cũng đành chịu giảng hoà với Quang Trung và không cất quân gây lại chiến tranh nữa, nhưng phải giải quyết vấn đề thể diện không những đối với thần dân trong nước mà còn đối với các phiên quốc.


____________________
1. Nguyên văn chữ Hán, bản dịch của Hoa Bằng - Quang Trung – Sđđ.
2. Nguyên văn chữ Hán, bản dịch của Hoa Bằng - Quang Trung- Sđd.
3. Theo bức thư ngày tháng 5 năm Càn Long 54 (1789) - Hoa Bằng Quang Trung - Sđd.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #61 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2009, 09:54:27 pm »

Người ta biết rằng Càn Long đích thân cầm quân dẹp loạn bên trong, chinh phục bên ngoài và đã lập nhiều chiến công cho nên rất tự hào về võ công của mình và để tiếng cho đời sau . Năm 1765 , sau những chiến thắng ở Tây Vực (Tiểu Kim Xuyên tức Gorkha, Khoái Nhĩ Cái tức Népal), Càn Long đã cho vẽ bộ tranh “Bình định Tây vực chiến đồ”, khắc in khuôn đồng tại Paris qua trung gian của bốn hoạ sĩ phương Tây lưu dụng trong cung. Càn Long rất hài lòng về bộ tranh này và đã lấy nó làm mẫu để cho in tiếp theo cả chục bộ tranh “chiến đồ”.

Sau lần thất bại ở Ngọc Hồi - Đống Đa, Càn Long sai hoạ công Trung Quốc Dương Đại Chương vẽ bộ tranh “Bình định An Nam chiến đồ” gồm 9 bộ, mỗi bộ 6 tờ bằng giấy bản cao 16 thước, rộng 2,8 thước. Bộ tranh “Bình định An Nam chiến đồ” có 5 bức tả cảnh chiến đấu giữa quân Thanh và quân Tây Sơn, bức thứ sáu là cảnh sứ bộ Nguyễn Quang Hiển vào bệ kiến vua Càn Long xin cầu hoà. Trên mỗi bức tranh có một bài thơ của Càn Long do chính Càn Long ngự bút. “Càn Long Kỷ Dậu trọng thu nguyệt ngự bút” (1789).

Năm trận chiến đấu được ghi là: Gia quan hà hộ, (có lẽ là Nam Quan), Tam Dị Trụ Hữu, có lẽ là núi Tam Tầng), Thọ Xương giang chi chiến công Thương), Thị Cầu giang chi chiến (sông Cầu), Phú lương giàng chi chiến (sông Nhị). Bức thư 6 có tựa đề “Nguyễn Huệ khiến diệt Nguyễn Quang Hiển nhập cận tứ yến chi đồ” tranh vẽ cảnh Nguyễn Quang Hiển là cháu Nguyễn Huệ được sai vào bệ kiến và ban cho ăn yến ) .

Bộ “Bình định An Nam chiến đồ” mà thạc sĩ Nguyên Quốc Vinh giới thiệu hiện lưu tại Thư viện Houghton của Trường Đại học Harvard (Mỹ).  Nội dung của bộ tranh rất rõ ràng: quân Thanh đã đánh thắng quân Tây Sơn, bình định được nước An Nam, do đó Nguyễn Huệ phải sang chầu.

Sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, vua Quang Trung đề nghị hai nước dập tắt lửa chiến tranh và khôi phục quan hệ hoà hiếu. Vua Càn Long đã biến thiện chí của vua Quang Trung thành bằng chứng của “sự bình định” và coi kết quả đó là bằng chứng của chiến thắng quân sự.

Nhưng việc đạo quân của Tôn Sỹ Nghị bị tiêu diệt, âm mưu chinh phục Đại Việt  của Càn Long đã thất bại, đó là sự thật không thể che giấu được và chính các sử sách của Trung Quốc như Đại Thanh lịch triều thực lục, Đông Hoa toàn lục cũng đã ghi chép.

Có sách sử.Trung Quốc xuyên tạc sự thật nhưng cũng không trắng trợn đến thế như nói tổng số quân của Tôn Sỹ Nghị chỉ là 15.000 (Đại Thanh lịch triều thực lục). Trong tờ hịch khi tiến vào Đại Việt, Tôn Sỹ Nghị lại nói quá lên là 50 vạn quân để doạ Tây Sơn. 

Sự kiện nào đã đi vào lịch sử thì mãi mãi nó là lịch sử, không kẻ nào có thể đánh bật nó ra. Dù hoạ công đã vẽ gì trong tranh, vua Càn Long đã viết gì trong thư, Ngọc Hồi - Đống Đa là những võ công đời đời hiển hách của nhân dân Đại Việt, những võ công đã làm thất bại mưu đồ xâm chiếm Đại Việt của nhà Thánh.

Mặc dầu vậy, vua Quang Trung kiên trì chủ trương khôi phục quan hệ hoà hiếu giữa hai nước.  Tiếp theo sứ bộ Hám Hổ Hầu, nhà vua lại cử cháu là Nguyễn Quang Hiển cầm đầu một sứ bộ mang thư sang Trung Quốc. Phái đoàn gồm Vũ Huy Tấn, Ngô Vi Quý, Nguyễn Đình Cừ. Bức thư lần này mềm mỏng hơn.

Sự bộ ta đã được tiếp đón nồng hậu. Khi về, vua Càn Long lại gửi tặng vua Quang Trung một chuỗi trân châu .

Theo Đại Thanh thực lục, vua Càn Long còn gửi tặng sâm cho Quốc thái (mẹ Quang Trung), giao tuần phủ Tôn Vĩnh Thanh chuyển. Vua Quang Trung sai viết biểu tạ vua Càn Long trong đó câu:

Thần hữu mẫu hữu thân, báo đáp ngưỡng bằng ư đại tạo.
Quân vi sư, vi phụ, sinh thành thâm ký ư long chiêm.

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #62 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2009, 09:56:21 pm »

Dịch:

Tôi có cha có mẹ, báo đáp ngửa nhờ đức cả.
Vua vừa nuôi vừa dạy, sinh thành mãi nhớ ơn sâu


Mùa xuân Canh Tuất (1790), Phúc Khang An giục vua Quang Trung sang Thanh triều cận như vua Càn Long đã dụ trong thư ngày tháng 5 Kỷ Dậu (1789). Quang Trung nói đang có tang mẹ nên sẽ sai con là Quang Thuỳ đi thay. Phúc Khang An cho rằng như thế không tiện, và gợi ý nên tìm một người dung mạo giống nhà vua cho đi thay.

Khi tuần phủ Tôn Vĩnh Thanh tâu việc vua Quang Trung sẽ sang chúc thọ vua Càn Long, vua Càn Long phê: “Vui mừng xem rồi... Thì bồi thần của khanh vừa đến, liền giao cho y cầm về. Khanh xem lời châu phê của trẫm đây, càng nên vui mừng thêm. Sắp được gặp nhau. Ta cũng mọt niềm ân cần ấy” 1.
 
Phạm Công Trị được chọn làm giả vương (cháu của Quang Trung) đi cùng Nguyễn Quang Thuỳ, con thứ của Quang Trung. Sứ bộ gồm Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Vũ Văn Tấn, Vũ Danh Tiêu, Nguyễn Tiến Lộc, Đỗ Văn Cát, Đoàn Nguyễn Tuấn và quan khác, tất cả 150 người. Đi theo đoàn còn có một ban văn thơ nhạc công 10 người sẽ trình diễn mười bài từ khúc khánh chúc vạn thọ do Phan Huy Ích sáng tác. Ngoài các cống phẩm khác, đoàn mang theo hai thớt voi.

Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An đi cùng giả vương. Giờ Tý ngày rằm tháng tư năm Canh Tuất (1790) sứ bộ vào đất Trung Quốc . Đến Nhiệt Hà, giả vương được vua Càn Long đón tiếp ân cần và tặng cho một bài thơ mà nội dung là khuyên nhà vua giữ lấy đất nước không để họ khác lên, và dặn con cháu một lòng thần phục Đại Thanh.

Ngày 11 tháng 7 năm Canh Tuất ( l790), khi giả vương bệ kiến ở Nhiệt Hà vua Càn Long cũng tặng một bài thơ do nhà vua ngự chế và ngự bút:

Doanh phiên nhập chúc , trị thi tuần:
Sơ kiến hồn như cựu thức thân
Y cổ vị văn lai Tượng quốc
Thắng triều vãn sự bỉ kim nhân.
Cửu kinh nhu viễn chi trùng dịch
Gia hội ơ kim miễn thế nhan
Võ yểm văn tu thuận thiên đạo
Đại Thanh tộ vĩnh vạn thiên xuân
.

Dịch (Bùi Văn Lăng):

Dâng lời chúc tụng gặp thời tuần
Mới thấy mà in trước đã thân .
Lễ cống khá khen lòng tượng quốc
Triều xưa nghĩ thẹn chuyện kim nhân
Phương xa từng gội ơn nhu viễn
Hội tột càng khuyên nghĩa thế nhân
Dẹp võ sửa văn là thuận đạo
Đại Thanh bền vững ức muôn năm
.

Trong bộ tranh “Bình định An Nam chiến đồ”, cũng có bài thơ do vua Càn Long ngự chế và ngự bút khen ngợi Quang Trung:

Thuỳ năng bật chiến khuân nhân binh
Chiến hậu uý uy hoài nài thành
Lê thị khả hên thụ thiên yếm
Nguyễn gia ứng dữ tích triều trinh
Kim thu dĩ tự thân diệt khiên
Minh tuế hoàn xưng cung hỷ hành
Tơ thử chân thanh ngoại bang tiền
Gia tai na nhẫn cận ân vinh
.


___________________________
1. Hoa Bằng trích dẫn Đông Hoa toàn lục - Quang Trung, Sđd.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #63 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2009, 09:59:03 pm »

Dịch (Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh) :

Ai giỏi thắng người chẳng dụng binh. .
Đánh cho biên sợ, phục nên thành
Họ Lê đáng xót vì trời ghét
Nhà Nguyễn mừng cho được phúc lành
Vốn đã thu nay sai cháu đến
Sang năm lại sẽ tự thân hành
Chân thành đến vậy phiên bang hiếm
Sao nỡ chẳng khen đặng hiển vinh
!

Qua sự đón tiếp và lời thơ cũng thấy vua Càn Long hài lòng về sứ bộ. Ngày 20 tháng 8 năm Canh Tuất (1790), nhà vua chỉ cho sự bộ về nước và ban cho nhiều tặng phẩm và một vạn lạng bạc.

Ngày 30 tháng 11 sứ bộ về đến ải Nam Quan.  Quan Hàn Lâm Đoàn Nguyễn Tuấn, một thành viên trong sứ bộ, đánh giá việc đón tiếp:

Liên thần tiên yết thiên sủng ưu đãi dị
Tòng lai ngô quốc sứ .
Hoa vị hữu như thử chi kỳ thái vinh giả.


(Luôn luôn tiên yết hàng tuần, được ơn trời âu yếm ưu đãi khác thường. Trước giờ người mình đi sứ Trung Quốc chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang như thế).

Phan Huy Ích, một thành viên trong sứ bộ đã được vua Càn Long đích thân mời rượu, đánh giá chuyến đi là thành công :

Tạc ủng chinh huy xuân ngọc quan
Cổ sơn mai tín hỷ sinh hoàn
Bang giao hoàn cán doanh tiên kiếp
Gia khánh truyền âm triển tiễu nhan
.

Dịch:

Trước dây cầm cờ đi xa, ra khỏi ải ngọc
Tin hoa mai ở nơi cũ, mừng vui khi khoẻ mạnh trở về
Việc bang giao trọn vẹn, tráp đầy giấy tờ
Phúc nhà truyền tin đến, mặt nở tươi cười
.

Từ sau khi vua Càn Long phong Quang Trung làm An Nam quốc vương, phía Thanh dẹp việc huy động quân chín tỉnh, bãi bỏ ý đồ phục thù Tây Sơn, thì quan hệ Việt-thanh ngày càng cải thiện, nhưng vua Quang Trung cũng nhân bối cảnh mới nêu nhiều vấn đề mới .

Phối hợp tiễu trừ hải tặc

Ngày 11 tháng 7 năm Canh Tuất, Phạm Quang Chương đồn trưởng Đại Việt, đi tuần trên mặt biển gặp chiếc thuyền của một quan chức nhà Thanh là Trần Triệu Câu, thuyền họ huyện Tuy Khê tỉnh Quảng Đông, bị bọn cướp biển cướp. Chương đánh bọn hải tặc, thu lại chiếc thuyền cho Triệu Câu. Bấy giờ giả vương đang ở bên Thanh, vua Càn Long hài lòng về việc này và khen ngợi Phạm Quang Chương, thưởng cho Chương hai tấm đoạn lớn, bắt giao cho giả vương để khi về nước giả vương thưởng cho Phạm Quang Chương, Càn Long còn dặn nếu gặp bọn hải tặc nấp ở duyên hải Đại Việt thì cứ bắt, nếu chống cự thì giết đi 1.

Sau khi có công văn của nhà Thanh, đô đốc Lê Văn Nhân đã có lần phối hợp với lực lượng Thanh tiễu trừ giặc khách, giết chết hơn 20 tên, bắt sống được 2 tên giao cho nhà chức trách Thanh. Lần này Phúc Khang An cũng tặng nhiễu, chè tầu v.v... cho quân ta.


___________________
1. Trích dẫn của Hoa Bằng từ Đông Hoa toàn lục - Quang Trung - việc cống người vàng, “cái nợ Liễu Thăng”, khởi đầu từ vua Lê Thái Tổ đến Mạc, Lê Trung Hưng vẫn tiếp tục thực hiện.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #64 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2009, 10:00:26 pm »

Bỏ lệ cống người vàng:

Sau khi quan hệ Việt-thanh đã bình thường, tổng đốc Lưỡng Quảng gửi thư cho Quang Trung nhắc việc cống người vàng.

Để lấy lòng nhà Minh, đời Mạc cống người vàng to hơn và nặng hơn thời vua Lê. Năm 1597 trạng nguyên Phùng Khắc Khoan được cử đi sứ nhà Minh để xin cầu phong cho vua Lê Thế Tông. Nhờ tài ngoại giao của Phùng Khắc Khoan, nhà Minh chịu nhận người vàng nhỏ hơn, nhẹ hơn thời Mạc. 

Năm 1718, binh bộ hữu thị lang Nguyễn Công Hãng được cử làm chánh sứ sang cầu phong cho vua Lê Dụ Tông. ông biện bạch có lý vững vàng về vấn đề người vàng, nên từ đó lệ cống người vàng cũng như nước rửa ngọc trai được ngừng làm. 

Vua Quang Trung không thể chấp nhận lý lẽ của Phúc Khang An, bèn gửi thư cho Phúc, đại ý nói: Không thể theo lệ Lê Mạc cống người vàng mà bắt tôi làm theo vì như thế là liệt tôi vào hàng tiếm ngụy như Mạc. Vả lại từ Đường Ngu, Tam Đại đến Hán, Đường, Tống đều chưa bao giờ bắt lấy người vàng thế hình vào chầu; vua Thanh phải nhượng bộ và trong bài thơ tặng vua Quang Trung tỏ ý thẹn về việc bắt cống người vàng:

Triều xưa nghĩ thẹn việc kim nhân.

Đòi bảy châu thuộc Hưng Hoá:

Một lòng vì nước vì dân, vua Quang Trung luôn luôn gìn giữ xã tắc, lo lắng bảo toàn lãnh thổ.  Đánh đuổi quân Thanh, tiêu diệt quân Xiêm trước hết là vì quyết tâm giải phóng giang sơn. Nhưng còn những đất bị nhà Thanh chiếm giữ từ lâu, nhà vua không thể yên lòng. Cần phải làm gì để cố đòi lại bảy châu thuộc Hưng Hoá.

Vua Quang Trung, lợi dụng lúc quan hệ giữa hai nước đã được khôi phục, đưa tờ biểu cho tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An để chuyển đạt tới vua Càn Long xin chia lại đất để bờ cõi được rõ ràng:

“Một dải đất biên thuỳ nước thần, mặt tây bắc tiếp giáp ba phủ Lâm An, Quảng Nam, Khai Hoá thượng quốc. Trước kia từ Mạc Kính Khoan đem ba động Ngưu Dương, Hồ Điệp và Phổ Yên phụ vào thượng quốc, đã kính được đức thánh tổ Nhân Hoàng đế ban tên từ họ Mạc cho nhà Lê và trả lại đất ấy rồi.

Đó là việc năm Khang Hi năm thứ hai mươi tám (1689). Về sau thổ mục là Vi Phúc Liêm lại đem đất đó mà phụ vào thượng quốc Việc xảy đã lâu rồi cứ lấy sông Đỗ Chú bên nước thần làm giới hạn. Ở chỗ đất Hưng Hoá và Tuyên Quang trước kia đã do viên tổng đốc Vân Quý Ngạc Nhĩ Thái vâng chỉ dụ đứng dựng mốc. 

Từ sông Đỗ Chú về phía Tây cho đến bảy châu Tung Lang, Lễ Toàn, Hoàng Nham, Tuy Phụ, Hợp Phì, Lai Châu, Khiêm Châu nước Xa Lý đều thuộc về đất Hưng Hoá của nước thần. Thần không dám bỏ một phần đất làm đất hoang, nên không thể không đem tình do và khúc nôi mà giãi bày ở dưới ánh sáng. Vậy xin đánh liều mạo muội làm biểu nhờ quan tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An chuyển tâu lên.

Thần kính sai các viên quan chức chuyên trách chờ đợi ở cửa Nam Quan, lại sai văn võ viên mục đến tận cõi Hưng Hoá lần lượt tra xét cho rõ ràng ổn thoả để đất bảy châu ấy lại được ban về thuộc trong bản đồ bản quốc.

Thần ngước nhờ oai linh ân sủng của Bệ hạ, kính xin gìn giữ lấy đất đai. Xa trông cửa khuyết, vâng theo lời dạy của đấng thánh, khôn xiết sợ hãi ngóng trông” 1.

Sau thấy các nhà đương cục bến Thanh làm ngơ, không chịu giải quyết vấn đề đất đai ấy vì bờ cõi đã định từ lâu không thể thay đổi được. Vua Quang Trung giận lắm, nhưng còn đợi thời cơ. Nhà vua thường nói với các tướng lĩnh: Cứ thả cho ta vài năm nữa, ta nuôi vững uy thực, gây đủ nhuệ khí thì có sợ gì chúng!


_________________
1. Trích dịch bản nguyên văn chữ Hán - Hoa Bằng - Quang Trung, Sđd.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #65 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2009, 10:01:36 pm »

Cầu hôn công chúa Thanh và đòi Lưỡng Quảng:

Nhân dân ta bao đời nay thú vị với câu chuyện này. Trong cuốn Bang giao hải ngoại của Ngô Thì Nhậm có đăng toàn văn tờ biểu của vua Quang Trung gửi vua Càn Long xin cầu hôn một công chúa nhà Thanh, dưới đây là một đoạn trích dịch:

“Ngước thấy thánh triều phát tích từ Trường Bạch (núi cao ở tỉnh Cát Lâm - TG), đầy dãy phúc lành, con cháu hàng nghìn hàng ức, nối đời phồn thịnh. Bấy nay lề lối nhà vua vẫn chọn những nơi quý hiển gần gũi để gả các công chúa, chứ không có lệ gả tràn đến các bầy tôi ở ngoại phiên. Cái phận đã nghiêm chia trong ngoài như thế thì thật khó bởi đâu mà chòi với được. Chỉ vì một niềm tôn mến, lòng riêng ngóng trông, nên cứ trằn trọc không sao thôi được.

Trộm mong cành ngọc nhà trời lan rộng đến cả kẻ ngoại phiên ở dưới, ngõ hầu thần được ngửa đội ơn lành, gần gũi gót lân, đem phong hoá Quan thơ ban ra những phúc nguyên cát. Những điều kính nghĩa hoà thuận từ nơi gia đình sẽ nêu làm khuôn mẫu cho người trong nước để họ tập quen cái dư phong của chốn trung hạ, trút bỏ cái thói cũ của nơi bờ biển khiến thần dân trong nước của thần được thoả sự trông mong ở trong vòng đức hoá.  Chắt chút dòng dõi nhà thần được giữ mãi phiên phong, hưởng sự tốt lành không cùng. Đó là điều mong mỏi lớn nhất của thần vậy.

Chỉ vì nay cần ơn ngoài phận, việc xảy khác thường, nên bàn với kẻ chấp sự, không dám vì thần mà chuyển tấu lên. Cửa vua muôn dặm, trông ngóng đăm đăm. Nay bèn đánh bạo không tự suy xét mạo muội, nhằm bỏ tấc thành, kính sai kẻ bồi thần sang chầu hầu để sau lúc tâu bày rảnh rang sẽ vì thần mà kêu thay kể lể khúc nôi cơn cớ.

Nép mong bậc cao sáng rủ thương, xét cho thần lòng thành thiết tha trìu mến, tha cho thần cái lối rợ mọi cầu liều”.

Việc vua Quang Trung cầu hôn một công chúa Thanh không có gì là ngạc nhiên với triều đình nhà Thanh vì từ đời Hán Trung Quốc đã có chủ trương “hoà thân” nghĩa là gả công chúa Hán cho phiên chúa Hung Nô. Nếu như vua Càn Long chấp nhận yêu cầu của vua Quang Trung thì việc đó cũng là thường, thậm chí là tốt đối với Trung Quốc, vừa giữ được thể diện vừa yên được phía Nam.

Nhưng vấn đề có ý nghĩa cần nghiên cứu là ý đồ của vua Quang Trung: có phải nhà vua thật sự muốn cầu hôn một công chúa Thanh hay không. Theo gia phả họ đô đốc Vũ Văn Dũng thì ngày 15 tháng tư năm Quang Trung thứ tư (1791) vua Quang Trung phái trung sứ đem sắc lệnh sau đây cho đô đốc:

“Sắc Hải dương Chiêu Văn Đại đô đốc đại tướng quan đức vận công thần Vũ Quốc Công được tiến phong làm chức chánh sứ đi sứ nước Bắc kiêm toàn quyền trong việc tâu thưa xin lại hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây để dò ý, cầu hôn một vị công chúa để chọc giận. Cẩn thận đấy? Cẩn thận đấy! Hình thế dụng binh ở như chuyến đi này cả.  Ngày khác làm tiên phong chính là khanh đấy.

Kính thay lời sắc sai này!

Ngày rằm tháng tư năm Quang Trung thứ tư” . 

Như vậy ý đồ của vua Quang Trung là nêu hai vấn đề đòi đất và cầu hôn để thăm dò thái độ nhà Thanh và chọc tức Càn Long. Vẫn theo như gia phả họ Vũ, Vũ Văn Dũng có được bệ kiến vua Càn Long và vua Càn Long giao bộ lễ nghiên cứu nghi lễ việc cưới gả một công chúa cho vua Quang Trung và đồng ý cho tỉnh Quảng Tây làm đất đóng đô.

Việc mới đến đó thì vua Quang Trung mất. Câu chuyện nhà vua đòi đất và cầu hôn chỉ còn là câu chuyện lịch sử. Nhưng nó đủ nói lên tinh thần quật cường và lòng yêu nước của vua Quang Trung.  Đánh đổ chế độ Trịnh - Nguyễn, thống nhất giang sơn về một mối, tiêu diệt 29 vạn quân Thanh ở phía Bắc, 5 vạn quân Xiêm ở phía Nam, Quang Trung đã lập những võ công đời đời bất hủ; để tiếng thơm muôn đời .
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #66 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2009, 10:02:20 pm »

Với những trọng thần tài năng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy íÍch, Quang Trung cũng dã đưa nền ngoại giao Đại Việt đến những thắng lợi vẻ vang.

- Quang Trung luôn luôn kết hợp quân sự và ngoại giao, tận dụng chiến thắng quân sự để phục vụ ngoại giao, khiến cho triều Thanh phải nể trọng nước Đại Việt. .

- Đánh thắng nhà Thanh về quân sự nhưng tỏ lòng mong muốn hoà hiếu với họ về ngoại giao.

- Trong ngoại giao công nhận vị trí của thiên triều trong thiên hạ, nhưng vẫn giữ độc lập của Đại Việt.

Một nhân sĩ khuyết danh đã tưởng nhớ vua Quang Trung:

Vâng mệnh trời giúp nước Việt da vàng, công tích chói ngời, sấm ran chớp giật, trong giờ phút mong manh thấy rõ uy lực của đấng anh hùng.  Nương mây trắng đến chốn quê vua, trong chơi vơi từ ngõ hẻm đến hang cùng không hề kêu gọi mà ai nấy đều mến mộ. 


XII

VẤN ĐỀ CẦU PHONG .

Quan hệ thời bình là quan hệ ngoại giao bình thường. Ngày trước quan hệ giữa Đại Việt và Trung Quốc chỉ hạn chế chủ yếu trong lĩnh vực chính trị vì ngoại thương chưa phát triển và loại hình hoạt động phi chính phủ hầu như không có, chỉ có những trao đổi hàng hoá có tính chất địa phương ở vùng biên giới, không có những đoàn hữu nghị của nhân dân.  Quan hệ chính là giữa hai Nhà nước.

Quan hệ giữa Đại Việt và đế chế Trung Hoa là quan hệ giữa một nước lớn tự cho là nước tông chủ coi các nước chung quanh chỉ là nước phên dậu, và nước ta, một nước nhỏ cùng trong hệ thống tư tưởng Khổng-Mạnh. Luôn luôn thi hành chính sách bành trướng, Trung Quốc luôn luôn dùng chính sách vũ lực trong quan hệ với nước ta cũng như các nước khác ở chung quanh.

Tất nhiên chính sách vũ lực và bành trướng đó tuỳ thuộc tiềm lực của Trung Quốc và so sánh lực lượng giữa họ với các nước có liên quan. Lịch sử còn ghi rõ rằng có thời gian nhà Tống phải cắt đất cho nước Hạ, nhà Hán phải dùng ngoại giao “hoà thân” (Gả con gái cho vua Hung Nô) để lấy lòng Hung Nô, có trường hợp chính Trung Quốc phải nộp cống cho nước nhỏ như nhà Tống mỗi năm nộp cống cho nước Liêu 10 vạn lạng bạc, 20 vạn tấm lụa, có trường hợp vua Trung Quốc bị bắt làm tù binh như vua Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông bị nước Kim bắt sống. Cuối đời nhà Thanh, Trung Quốc thua các nước phương Tây và phải cắt đất và nhượng nhiều quyền lợi cho Anh, Pháp, Nhật, Đức.

Nước ta thời Hùng Vương đã bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc, nhưng danh hiệu còn thấp, không được dự vào hàng chư hầu được vua Trung Quốc tiếp chính thức, rồi bị Triệu Đà kiêm tính nhưng Nam Việt vẫn chưa được coi là một nước. Tiếp đó là một nghìn năm nội thuộc Trung Quốc thành quận huyện.

Năm 972, Đinh Tiên Hoàng sai con là Nam Việt Vương Đinh Liễn đi sứ sang Tống, nhà Tống sải sứ đem sách phong Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quân vương. Từ dấy Trung Quốc mới nhận nước ta là nước riêng.

Năm 980 Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế nhưng vẫn sai sứ mang thư đứng tên Đinh Toàn xin nối ngôi họ Đinh nhưng Tống Thái Tông không cho. Năm 985 Lê Đại Hành sai sứ sang nhà Tống nhận chức Tiết trấn. Năm 986 vua Tống cử tả bổ khuyết Lý Nhược Khuyết và Quốc Tử Giám bác sĩ Lý Giác mang chế sách sang phong Lê Hoàn làm kiểm hiệu thái bảo sử tri tiết đô đốc Giao châu.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #67 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2009, 10:02:55 pm »

Năm 988 vua Tống sai sứ sang gia phong Lê Hoàn làm kiểm hiệu thái uý. Năm 990, sai sứ sang phong Lê Hoàn Đặc tiến. Năm 993, phong Lê Hoàn làm Giao Chỉ quận vương. Trải qua ba lần phong, Lê Hoàn mới được tước vương. 

Đời Lý, từ Thái Tổ đến Thần Tông, các vua đều được phong tước vương, hoặc Nam Bình vương, hoặc Nam Việt vương. Lần đầu tiên vua Anh Tông được phong là An Nam quốc vương và nước ta được đổi là nước An Nam.

Từ đời Thái Tổ, các vua Lý đều phải trải qua phong Nam Bình vương sau đó mới được phong là Giao Chỉ quận vương. Vua Thần Tông mới được phong là Giao Chỉ quận vương. Vua Cao Tông được đặc cách phong ngay là An Nam quốc vương, mặc dầu từ Lý Thái Tổ đã đổi quốc hiệu là Đại Việt.

Quan hệ nước ta thời Trần với Trung Quốc khá phức tạp vì tình hình Trung Quốc phát triển phức tạp Nhà Bắc Tống bị Kim đánh thua phải rút xuống phía Nam sau khi cắt đất cho Kim. Nhà Kim lại bị Mông Cổ diệt năm 1234, Mông Cổ lấn xuống đất Nam Tống, năm 1259 đổi quốc hiệu là Nguyên, năm 1279 chiếm hoàn toàn Trung Quốc.

Nhà Trần thay nhà Lý năm 1225 đang lúc Bắc Tống thua Kim và phải nhạy xuống phía Nam và Mông Cổ bắt đầu tiến vào Trung Quốc. Vua Thái Tông lên ngôi năm 1225 khi đất đai Trung Quốc phần bị Kim chiếm, phần bị Mông Cổ chiếm, phần do Nam Tống cố giữ. 

Năm 1258 sau khi đánh thắng cuộc xâm lược thứ nhất của Mông Cổ, vua Trần Thái Tông cử sứ bộ Lê Phụ Trần sang Thiểm Tây gặp Mộng Ca vua Mông Cổ. Mông Cổ thoả thuận lập quan hệ bình thường giữa hai nước không xâm phạm biên giới của nhau.  Mông Cổ phong vua ta làm An Nam quốc vương. 

Sau đó Nam Tống mới phong vua nước ta làm An Nam quốc vương. Điều đáng nói ở đây là Mông Cổ và Nam Tống tự ý phong vương cho ta chứ ta không cầu phong trước. Tuy vậy Mông Cổ sau khi lập nhà Nguyên mưu toan xâm chiếm nước ta, nêu 6 điều bắt vua Trần sang triều cận nhưng nói chung ta không chấp nhận.

Vua Nguyên giận lắm nên năm 1286 phong Trần Ích Tắc làm An Nam quốc vương để thay thế vua Trần Nhân Tông. Nhưng Nhân Tông đã cho quân phục kích Trần Ích Tắc, kế hoạch của Hốt Tất Liệt không thực hiện được. Sau khi ta đánh thắng cuộc xâm lược thứ ba của nhà Nguyên (1288), năm 1290, vua Trần cử sứ bộ Đinh Giới sang Nguyên thông báo tin Thượng hoàng Thánh Tông qua đời và xin phong cho vua Nhân Tông.

Năm 1291, nhà Nguyên cử sứ sang dụ vua Nhân Tông vào chầu mà không cho sứ sang phong. Trong suốt thời gian nhà Nguyên, hai nước cử sứ đi lại thì nhiều nhưng nhà Nguyên vẫn không thực hiện được lễ sách phong cho vua Trần.

Năm 1368, đời Minh Thái Tổ, vua Dụ Tông sai sứ sang thăm nước Minh, Minh Thái Tổ sai sứ sang phong vua làm An Nam quốc vương. Nhưng sứ Minh chưa đến Đại Việt thì nghe nói vua Dụ Tông chết, sứ lại trở về. Năm 1388, sứ Minh mang sắc sang phong cho Trần Phế Đế, nhưng đến nơi thì Trần Phế Đế đã bị phế.

Hồ Quý Ly cướp ngôi của nhà Trần, lập ra triều Hồ năm 1400, nhưng mấy tháng sau nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương. Năm 1403 Hồ Hán Thương cử sứ sang Trung Quốc cầu phong. Minh Thành Tổ đồng ý phong Hồ Hán Thương làm An Nam quốc vương. Đó chẳng qua làm chính sách hai mặt của Minh Thành Tổ, vì trong lúc đó họ đang mưu tính xâm chiếm nước ta.

Năm 1406, nhà Minh cho một đội quân hộ tống tên Trần Thiêm Bình về nước hòng diễn lại kịch bản Trần Ích Tắc thời Trần, nhưng đội quân này đã bị nhà Hồ đánh tan, còn Trần Thiêm Bình bị bắt sống. Và tháng 11 năm 1406 đội quân viên chinh của Minh bắt đầu vượt biên giới vào Đại Việt.

Năm 1407 xoá tên Đại Việt, nhập nước ta vào Trung Quốc thành quận Giao Chỉ, lập ba Ty Đô chính, Bố chính, án sát để cai trị nước ta. Sau khi đánh thắng quân Minh, năm 1427 vua Lê Lợi hai lần xin cầu phong cho Trần Cảo. Lần thứ hai nhà Minh mới phong cho Trần Cảo làm An Nam quốc vương. Ít lâu sau Trần Cảo chết, vua Lê Lợi cầu phong được thay y, nhưng nhà Minh chỉ phong vua làm “quyền thự An Nam quốc sự”.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #68 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2009, 10:03:56 pm »

Đến khi chết năm 1433 nhà vua vẫn chưa được nhà Minh phong vương; Vua Tuyên Đức nhà Minh phong vua Lê Thái Tông là An Nam quốc vương. Từ đó đến đời Tương Dực vẫn phong như thế, trừ trường hợp hai vua Nghi Dân và Túc Tông.

Từ đầu thế kỷ XVI, triều Lê ngày càng suy sút.  Nội bộ nhà Lê tranh giành quyền lực. Mạc Đăng Dung chuyên quyền và cuối cùng giết vua Cung Hoàng và năm 1527 tự xưng làm vua, mở đầu vương triều Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim đưa Lê Duy Ninh lên làm vua tại Thanh Hoá, mở đầu thời kỳ Lê Trung Hưng, tạo ra cục diện Nam Bắc triều (chiến tranh Lê-Mạc).

Từ sự kiện nhà Mạc Đăng Dung, nhà Minh đứng trước hai vấn đề: nhân dịp này có nên đánh chiếm Đại Việt không, giữa họ Lê và họ Mạc nên công nhận ai, vì cả Lê và Mạc đều cử sứ bộ sang cầu phong .

Các vương triều khác của Trung Quốc từ Tần đến Minh đều có tham vọng bành trướng xuống Việt Nam, họ đành chịu công nhận Đại Việt chỉ vì bị dân tộc Việt Nam đánh bật ra. Ở cái thời mạnh của Minh Thành Tổ, nhà Minh từng đã xoá tên An Nam để lập thành quận Giao Chỉ của Trung Quốc nhưng bị Lê Lợi đánh đuổi, nay lại dấy binh đánh Đại Việt dù là đúng một trăm năm sau, không phải là chuyện có thể quyết định nhẹ nhàng.

Vua Minh Thế Tông thì chủ trương thảo phạt An Nam và giao bộ binh chỉ thị cho các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Quảng, Phúc Kiến, Giang Tây dự trữ lương thực chỉnh đốn binh mã chờ ngày khởi sự.  Nhưng nhiều triều thần, biện thần trong đó có tổng đốc Lương Quang Thị lang bộ Hộ dâng sớ nêu 7 điều không nên gây chiến tranh Minh - Mạc. Có quan thị lang khác bị cách chức vì can vua không nên Nam chinh.

Năm 1537, triều đình cử Hàm ninh hầu Cừu Loan làm tổng đốc, quân vụ Mao Bá Ôn làm tham tán. Năm 1539 Mao Bá Ôn đến Quảng Tây đưa quân áp sát biên giới nước ta.

Vào thời điểm này, Mạc Đăng Dung bị ép từ hai phía bị quân của nhà Lê đã mạnh lên đánh bại ở Lôi Dương (Thanh Hoá) và năm 1540 Mạc Dăng Doanh tử trận, mặt khác bị Mao Bá Ôn đưa quân đến sát biên giới và truyền hịch kể tội Mạc Đăng Dung. 

Vấn đề đặt ra với Mạc Đăng Dung là chấp nhận một cuộc đọ sức với Minh khi quân Lê ở sau lưng hay chịu hoà một trong hai đối thủ. Mạc Đăng Dung đã lựa chọn con đường đầu hàng thụ phong. Thật ra năm 1528 và 1538, Dung đã hai lần cử sứ sang Yên Kinh đầu hàng nhưng không đạt yêu cầu. Trước nguy cơ một cuộc xâm lược mới của nhà Minh, Mạc Đăng Dung cũng có chỉnh đốn binh mã, nhưng năm 1540 Mạc Đăng Dung cùng với cháu là Văn Minh và một số trung thần đã lên Nam Quan dâng biểu xin hàng và nộp trả các châu Tê Phù, Kim Lạc, Cổ Sâm, Liễu Cát, La Phù. Nhà Minh bãi binh và chấp nhận đầu hàng .

Năm 1541 nhà Minh đổi nước An Nam thành An Nam đô thống sứ ty, đặt tuyên phủ ty tại các lộ và tất cả các ty phụ thuộc Quảng Tây phiên ty. Nhà Minh phong Mạc Đăng Dung làm đô thống sứ với phẩm trật tòng nhị phẩm. Như vậy nước ta đã nội thuộc Minh về danh nghĩa với một tổ chức hành chính theo yêu cầu của triều Minh.

Nước ta từ một nước độc lập nổi tiếng trong khu vực đã tụt xuống quy chế tự trị của đế quốc Minh và việc này còn nghiêm trọng hơn nhiều, rất nhiều so với việc mất mấy động dù gọi là “dâng” hay “nộp trả” nhà Minh; chính các quan triều thần cũng thấy việc bỏ phong vương, chỉ phong chức đô thống sứ là điều không thể chấp nhận được.

Sứ thần Phan Huy Chú đã ghi: “Đời Mạc Mậu Hợp ( 1562- l592) thái bảo là Giáp Trung từng có sớ tâu, nói việc đó rất nhục cho nước, xin cho đình thần bàn, sai quan Đông Các nghĩ tờ quốc thư cầu phong và tờ cầu phong của kỳ lão quan lại đệ sang quận môn Lưỡng Quảng, xin hội xét và nhờ tâu lên vua Minh. Lễ vật cầu phong thì trả theo lệ cũ sửa soạn tề chỉnh, đợi được mệnh lệnh thì lập tức tiến đủ. Sự khôi phục quốc hiệu, tôn trọng quốc thể, khiến dân yên nước thịnh thực ở việc này. Mạc Mậu Hợp chưa quả quyết lắm” .

Và việc đó vẫn chưa được triều đình giải quyết. Phan Huy Chú giải thích nguyên nhân một cách mỉa mai: “Nhà Minh vẫn không cho, chẳng qua là vì tai mắt quen với sự nghe thấy gần đây vậy” 1.


_____________________
1. Phan Huy Chú - Lịch triều hiến chương loại chí - Bang giao chí Sđd.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #69 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2009, 10:04:52 pm »

Do sự “không dám” yêu cầu nhà Minh sửa đổi, tước vị đô thống sứ không những được nhà Minh duy trì đối với họ Mạc, mà đối với cả vua Lê trung hưng, và dưới cả vua Khang Hy nhà Thanh dùng năm 1667 .

Trong 50 năm (1542- 1592) cuối đời nhà Mạc, quan hệ Mạc - Minh trở nên bình thường, và chủ yếu là giữ lệ cống ba năm một lần. Trên thực tế, theo như sử cũ đã ghi thì trong 50 năm đó chỉ có 6 lần cống. Đó là đối với triều đình. Nhưng tiền của nhà Mạc đút lót cho các quan biên thần của Minh rất nhiều để họ can vua Minh Thế Tông đình chỉ việc đem quân đánh Đại Việt.

Nhà Lê trung hưng ngay sau khi trở lại Thăng Long đã cử sứ sang Minh cầu phong, nhưng nhà Minh vẫn chủ trương chưa dứt khoát về vấn đề sách phong và còn mưu tính xâm chiếm Đại Việt. Năm 1596, tháng ba, nhà Minh sai uý quan Vương Kiến Lập đến nước ta đòi lễ cống và hội khám. Vua Lê cử hữu tướng Hoàng Đình Ái cùng nhiều đô đốc và 5 vạn quân và voi đi theo Vương Kiến Lập lên Nam Quan.

Ngày 10 tháng 4, vua sắm sửa binh và voi qua cửa Nam Quan cùng với Tả giang tuần đạo án sát phó sứ Trần Đôn Lâm và các quan chức các phủ Tư Minh, Thái Bình, các châu Long Châu, Bằng Tường tỉnh Quảng Tây cử hành hội khám. Trong lễ giao tiếp đều vui vẻ cả. Từ đây hai nước Minh - Lê thông hiếu với nhau.

Năm 1597, trạng nguyên Phùng Khắc Khoan cầm đầu sứ bộ sang Minh nộp cống và cầu phong. Vừa dịp có lễ Vạn thọ của vua Minh, Phùng Khắc Khoan dâng 30 bài thơ mừng.  Vua xem rất hài lòng và phê: “Người hiền tài không chỗ nào là không có. Trẫm xem thơ đủ biết lòng trung thành của Phùng Khắc Khoan, rất đáng khen ngợi”. Bèn sai đưa xuống khắc in để ban hành trong nước.

Tháng 12 năm 1598 vua Minh xuống chiếu phong vua Thế Tôn làm An Nam độ thống sứ ty đô thống sứ quản hạt đất đai nhân dân nước Nam và ban cho quả ấn An Nam đô thống sứ ty bằng bạc và giao Phùng Khắc Khoan mang sắc thư về nước. 

Năm 1599 quan Tả giang nhà Minh là Trần Đôn Lâm sai Vương Kiến Lập đem ngựa tết, đại ngọc, mũ xung thiên cho tiết chế Trịnh Tùng “xin kết tình láng giềng” và hai cái thiếp trong viết tám chữ Quang hưng tiền liệt, Địch quốc nguyên huân (nghĩa là: Sáng tỏ công người trước, cứu nước công đứng đầu). Năm 1646, vua Minh sai hàn lâm Phạm Kỳ mang sắc thư cáo mệnh và ấn bạc mạ vàng sang nước ta phong Thái thượng hoàng (vua Thần Tông) làm An Nam quốc vương.

Lúc này nhà Minh đang suy yếu vừa bị nghĩa quân Lý Tứ Thành tiến công ở Hà Nam; vừa bị quân Nữ Chân từ Bắc đánh xuống, ở Việt Nam, nhà Mạc đang hấp hối, thế của nhà Lê mạnh lên, cho nên nhà Minh tăng cường quan hệ với nhà Lê, thậm chí mong muốn “kết tình láng giềng”.

Sứ thần Phan Huy Chú nhận định rất đúng: “Nhà Lê buổi đầu trung hưng cầu phong vương luôn luôn mà nhà Minh chưa cho. Đến đây nhà Minh đã phong quốc vương lại có mệnh phong phó quốc vương và phụ chính vương cho Trịnh; sứ giả sách phong sang luôn không ngớt, so với trước thật khác hẳn. Đó là bởi bấy giờ nhà Minh phải chạy về phương Nam, sự thể cùng quẫn, muốn cầu cứu ở nước ta, sớm chiều mong mỏi, cho nên ân mệnh ban nhiều, không ngại gì phiền nhảm. Nay cứ đọc tờ cáo sách cũng có thể tưởng tượng biết được tình trạng đó, và vạn hội thịnh suy của nhà Minh”. 

Từ 1644 nhà Thanh thay thế nhà Minh cai quản  Trung Quốc. Năm 1667 nhà Thanh sai sứ sang phong vua Lê Huyền Tông làm An Nam quốc vương. Năm 1683 nhà Thanh sai sứ sang phong vua Hy Tông làm An Nam quốc vương và ban cho bốn chữ chính vua ngự bút: “Trung hiếu thủ bang” (nghĩa là lấy trung hiếu mà giữ đất nước).

Các vua tiếp theo Dụ Tông, Thuận Tông, Hiển Tông đều được phong làm An Nam quốc vương.  Đối với vua cuối cùng Lê Chiêu Thống, tướng Thanh Tôn Sỹ Nghị trao sắc thư của vua Càn Long phong vua làm An Nam quốc vương và ban cho một chiếc ấn vàng.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM