Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:23:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngoại giao Đại Việt  (Đọc 85776 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #30 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2009, 09:14:09 pm »

Chiêu Minh vương Trần Quang Khải ra Bắc gặp vua. Hưng Đạo vương cũng rút quân về Thiên Trường. Cánh quân của Toa Đô từ Thanh Hoá, Nghệ An gấp rút tiến ra Bắc phối hợp với quân Thoát Hoan nhằm kẹp triều đình vào giữa để bắt. Vua Trần và Hưng Đạo vương quyết định ta rút về vùng Hải Phòng - Quảng Ninh chờ cho quân Toa Đô ra hết phía Bắc thì quay lại vùng Thanh Hoá để tránh cái thế bi kẹp vào giữa.

Quân Thoát Hoan ra Ba Chẽ (Quảng Ninh) để tìm vua Trần thì vua Trần trước đó đã xuống thuyền ra biển, chúng tưởng vua bỏ thuyền đi đường bộ nên đuổi theo đường bộ.  Khi đó, bọn hèn nhát thấy triều đình đã rút về Thanh Hoá liền ra hàng giặc, trong đó có Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc, quân Nguyên cho hộ tống chúng về Trung Quốc nhưng dân quân ta đánh chúng tan tác.

Trong vùng địch hậu quân ta hoạt động mạnh, thời tiết lại sang hè, quân của Toa Đô chết nhiều do lam sơn chướng khí. Vua Trần và Hưng Đạo vương, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật và các tướng lĩnh đưa binh thuyền vượt qua vùng chiếm đóng của Toa Đô tiến ra Bắc tách đôi quân Thoát Hoan và quân Toa Đô không cho chúng phối hợp với nhau.

Quân Hưng Đạo vương đánh vào các căn cứ giặc dọc sông Hồng, chiếm được các đồn A Lỗ, Tây Kết, Hàm Tử. Tiếp đó quân ta đánh dữ dội vào Thăng Long từ cả phía bộ và thuỷ. Thoát Hoan và Aric Khuya tháo chạy sang bên kia sông.  Kinh đô Thăng Long được giải phóng.

Bọn Thoát Hoan chạy đến sông Như Nguyệt (đoạn sông Cầu ở xã Như Nguyệt, Bắc Ninh) thì gặp quân ta. Chạy khỏi sông Như Nguyệt, Thoát Hoan lại bị ta phục kích ở vùng Vạn Kiếp. Quân Nguyên tranh nhau xuống cầu phao, cầu bị đứt, quân Nguyên chết đuối nhiều.

Sau trận phục kích này, bại quân của Thoát Hoan chạy thục mạng về phía châu Tư Minh (Trung Quốc), nhưng lại bị quân ta phục kích ở Vĩnh Bình (Cao Lộc, Lạng Sơn). Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để trốn.

Về phía Bắc, cánh quân của Nasiur Ud Din tìm đường tháo chạy về Vân Nam nhưng đến Phù Ninh (tỉnh Vĩnh Phú) chúng bị Hà Đặc, Hà Chương đánh chạy tan tác.

Cánh quân của Toa Đô, Ô Mã Nhi từ Thanh Hoá ra Thăng Long nhưng bị đánh chặn ở Thiên Mạc (vùng Khoái Châu, Hưng Yên), Tây Kết.

Cuộc phản công hai tháng thắng lợi đã chấm dứt cuộc xâm lược thứ hai của quân Nguyên. Ngày 9 tháng 7 năm 1285 Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông trở về Thăng Long.

Không biết Thoát Hoan đã đại bại, Toa Đô đang đóng ở Thanh Hoá tiến ra Thăng Long để phối hợp với Thoát Hoan. Toa Đô và Ô Mã Nhi đến sông Thiên Mạc thì bị quân ta do chính vua Trần đánh dữ. Tướng Nguyên là Trương Hiện ra đầu hàng. Ô Mã Nhi đi thuyền trốn ra biển. Toa Đô bị chém đầu.  Trên đường theo Thoát Hoan rút, đại tướng Lý Hằng bị trúng tên độc, về đến Tư Minh thì chết.

Thoát Hoan thoát chết về ra mắt Hốt Tất Liệt với đám tàn quân, nhưng thiếu các đại tướng Lý Hằng, Toa Đô. Cuộc xuất quân lần thứ hai của Nguyên đã thất bại thảm hại.

Đánh thắng cuộc xâm lược thứ ba của nhà Nguyên

Tiếp tục ôm giấc mộng “chinh phục thế giới” của Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt mưu tính chinh phục các nước phương Nam sau khi chiếm được Trung Quốc. Triều Tiên đã chịu quy phục Mông Cổ rồi; còn Nhật Bản, Đại Việt, Chiêm Thành, Java chưa chịu qui phục. Năm 1274, y phái một hạm đội chiến thuyền , 3 vạn 5 nghìn quân, sang đánh Nhật nhưng do bị nhân dân Nhật Bản kiên quyết chống lại, thêm nữa bị gió bão, quân Nguyên phải. rút về nước . . .

Năm 1281, Hốt Tất Liệt lại cho hơn 15 vạn quân đánh Nhật Bản nhưng hạm đội Nguyên bị bão đánh chìm hết các chiến thuyền, đa số quân Nguyên bị Nhật Bản bắt và giết.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #31 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2009, 09:15:23 pm »

Năm 1283 Hốt Tất Liệt chuẩn bị đánh Nhật Bản một lần nữa nhưng đến năm 1286 phải bỏ kế hoạch đánh Nhật Bản vì quân Nguyên vừa bị Đại Việt đánh bại.

Thất bại trong cuộc xâm lược Đại Việt, Hốt Tất Liệt càng nôn nóng đánh Đại Việt để trả thù. Ngay từ ngày 21 tháng 8 năm 1285, nghĩa là một tháng sau khi Thoát Hoan rút quân về nước y đã chuẩn bị kế hoạch xâm lược Đại Việt lần thứ ba. Hốt Tất Liệt phải nghe lời các cố vấn, hoãn ngày xuất quân để chuẩn bị cho tốt.

Tháng giêng năm 1286, y duyệt danh sách các tướng và điều động thêm quân. Để nhà Trần mất cảnh giác, y lại cử sứ sang Đại Việt.  Đi đôi với việc chuẩn bị quân sự, Hốt Tất Liệt lo việc sắp xếp bù nhìn sau khi thắng lợi.

Tháng 2 năm 1286, y phong Trần Ích Tắc làm An Nam quốc vương. Văn Nghĩa hầu Trần Tư Hoãn làm phụ nghĩa công, cử Bá Y, con Trần Ích Tắc làm an phủ sứ lộ Đà Giang, Lại Ích Khuy làm an phủ sứ lộ Nam sách, Trần Văn Long làm tuyên phủ sứ lộ Quy Hoá. Hốt Tất tiệt còn gửi chiếu cho nhân dân Đại Việt kể tội vua Trần Thánh Tông.

Nhiều quan trong triều, một số quan ở địa phương khuyên can Hốt Tất Liệt không nên xuất chinh đánh Đại Việt hoặc hoãn ngày đó. Nhưng Hốt Tất Liệt không nghe, ra sức xúc tiến việc chuẩn bị đánh Đại Việt.

Về phần Đại Việt, vua Trần Thánh Tông tính rằng nhà Nguyên không cam chịu hai lần đại bại và thể nào cũng tìm cách phục thù. Vấn đề của Đại Việt là tranh thủ hoà hoãn càng lâu càng tốt và chuẩn bị tốt cuộc kháng chiến thứ ba để giành thắng lợi.

Liền sau khi Thoát Hoan rút quân về nước, vua Trần cử trung đại phu Trần Khắc Dựng, tòng nghĩa lang Nguyễn Mạnh Thông đi sứ mang biểu dâng vua Nguyên. Tờ biểu lời lẽ mềm dẻo, không đả kích thiên triều, đổ lỗi cho Aric Khuya và nêu chính sách nhân đạo của ta đối với tù binh Nguyên.

Tháng 11 năm 1280 ta cũng phóng thích Tích Lệ Cơ, một quý thích của nhà Nguyên, Tháng 12 năm đó, Hốt Tất Liệt cũng cử sứ bộ sang Đại Việt gồm đề hình án sát sứ Lưu Đinh Trực, Lễ bộ thị lang Lý Tư Diễn, Binh bộ lang trung Vạn Nô để trả ta sứ bộ do Nguyễn Nghĩa Toàn làm chánh sứ bị nhà Nguyên giữ trước đây và nêu với ta hai yêu sách đòi vua Trần sang chầu và đòi trả Toa Đô, Ô Mã Nhi.

Trong biểu vua Nguyên đe doạ:

“Khanh thử nghĩ, trốn tránh ở xứ lãnh ngoại, không nghĩ đến nỗi hoạ kinh qua, chi bằng đến sân chầu mà phục mệnh thì được sủng ái và về nước một cách vinh dự, trong hai điều ấy khanh hãy chọn lấy một điều để xét điều nào là hơn. Nếu khanh không nghĩ nhầm thì quan hệ đến sự tồn vong của cả xứ khanh” 1.

Vua Trần vẫn từ chối sang chầu và cử các đại phu Đàm Minh, Chu Anh Chung đi cùng bọn Lưu Đình Trực, Lý Tơ Diễn mang chiếu sang Nguyên. Vua Trần tích cực chuẩn bị về quân sự. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn được cử làm tổng chỉ huy. Việc tập luyện của quân ta được đẩy mạnh. 

Tháng 6, tháng 7 năm 1286 vua Trần Nhân Tông ra lệnh cho các vương hầu, tôn thất mộ thêm binh lính, chấn chỉnh lực lượng. Tháng 10, tháng 11 năm 1286, một cuộc diễn tập lớn được tổ chức. Minh Huệ vương Trần Khánh Dư được phong làm phó tướng phụ trách vùng ven biển, đóng tại Vân Đồn (Quảng Ninh).

Ngày 11 tháng 10 năm 1287 Thoát Hoan cho quân xuất phát. Hai đạo quân tiến theo đường Quảng Tây và Vân Nam vào Đại Việt, ngoài ra còn có đạo quân tiến theo đường biển với 70 vạn thạch lương (mỗi thạch 100 lít - TG). Tất cả 50 vạn quân. 

Đạo đi Quảng Tây do Thoát Hoan và Aguructri chỉ huy. Đến biên giới, Thoát Hoan tách thành hai cánh, một cánh đi theo đường phía Tây từ Vĩnh Bình đến Chi Lăng, một cánh đi theo đường phía Đông từ Lộc Châu (Lộc Bình) đến Sơn Động (Bắc Giang) và do Thoát Hoan và Aguructri chỉ huy.


____________________________
1. Trích dụ của Nguyên Thế Tổ - Lê Tắc - An Nam chí lược - Sđd.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #32 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2009, 09:17:01 pm »

Quân ta chỉ đánh để kìm chân giặc để bảo toàn lực lượng. Và sau bốn ngày cánh quân của Thoát Hoan đến Vạn Kiếp. Cánh quân Vân Nam do Aruc chỉ huy đến Việt Trì đánh nhau với quân của Chiêu Văn vương Trần Nhật Quật rồi tiến về cửa quan Phủ Lương.

Cánh quân thuỷ của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp dẫn chiến thuyền với một vạn quân. Ô Mã Nhi đánh nhau với quân phục kích của ta ở Mũi Ngọc (gần Móng Cái) sau đó tiến vào cửa An Bang (Quảng Yên). Do bi tổn thất, quân ta phải rút lui, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đi qua được cửa An Bang và theo sông Bạch Đằng đi về phía Vạn Kiếp.

Vua Trần Nhân Tông gọi Trần Khánh Dư về triều hỏi tội.  Trần Khánh Dư xin khất để lập công chuộc tội. Trần Khánh Dư cho rằng đoàn chiến thuyền đã qua thì việc đánh đoàn thuyền lương sẽ dễ dàng hơn. Khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ tiến đến Vân Đồn thì thuỷ quân của ta đổ ra tập kích. Trương Văn Hổ phải đổ thóc xuống biển và trốn chạy về Quỳnh Châu (Hải Nam).

Nguyên sử nói quân Nguyên bị chết 220 tên, thuyền mất 11 chiếc, lương mất hơn 14.300 thạch. Con số đó chắc quá xa với sự thật vì Trương Vãn Hổ chỉ chạy trốn với một chiếc thuyền.  Chiến thắng Vân Đồn hết sức quan trọng vì vấn đề lương thực của đội quân viễn chinh ngày càng khó khăn.

Thoát Hoan ra lệnh xây dựng Vạn Kiếp thành một khu căn cứ lớn chung cho cả quân thuỷ và quân bộ. Hưng Đạo Vương cho quân rút lui về sông Đống và đường bộ về Thăng Long. Quân ta lấp cửa sông Đống, quân Nguyên bị thua nhưng rồi cũng tiến được ra sông Hồng. Thuỷ quân Nguyên tiến về Thăng Long, bọn việt gian Lê Trắc và 6.000 quân hộ tống từ Trung Quốc về nước bị tiêu diệt tại gần Chủ.

Ngày 2 tháng 2 năm 1288 Thoát Hoan cho quân vượt sông đánh vào Thăng Long nhưng khi đó quân ta và dân đã rút khỏi kinh thành. Quân thuỷ đuổi theo vua nhưng vua lại rút xuống hạ lưu sông Hồng rồi ra biển. Ô Mã Nhi đi ra biển đón đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ nhưng đoàn thuyền đó đã bị tiêu diệt từ trước rồi, đành phải theo sông Bạch Đằng về Vạn Kiếp. Khi đó Thoát Hoan không đuổi kịp vua Trần đã trở lại Thăng Long. 

Quân dân ta hoạt động khắp nơi. Địch lại thiếu lương thực. Thăng Long bị cô lập và có nguy cơ tuyệt lương. Hưng Đạo Vương dự tính tình thế của giặc là phải rút về nước, quân ta chuyển sang phản công chiến lược.

Thoát Hoan tức tốc rút nhanh theo hai đường thuỷ bộ. Ô Mã Nhi rút trước theo đường sông Bạch Đằng. Thoát Hoan chỉ huy đạo quân đi đường bộ theo đường Lạng Sơn. Thoát Hoan cho ky binh đi hộ tống đoàn chiến thuyền của Ô Mã Nhi nhưng không được vì cầu đường đã bị quân ta phá huỷ, Hưng Đạo Vương đã cho cắm cọc lòng sông Bạch Đằng và bố trí tại đây một trận phúc kích lớn. 

Đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đi vào sông Giá đến Trúc Động thì bị ta chặn đánh để buộc phải đi vào sông Bạch Đằng. Khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi vào sông Bạch Đằng, nước thuỷ triều đang xuống nhưng còn cao, che lấp được bãi cọc. Quân ta khiêu chiến rồi giả vờ rút chạy để Ô Mã Nhi đuổi theo.

Khi nước triều xuống thấp thì thuyền của ta quay lại đánh. Thuyền Ô Mã Nhi xô vào cọc, dồn cả lại, nhiều chiếc bị vỡ, bị đắm. Khi đó hai vua Trần và Hưng Đạo Vương cũng đem quân đến. Sau trận ác chiến này, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi bị tiêu diệt, hơn 400 thuyền giặc bị ta bắt. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ một đại vương Mông Cổ và nhiều tướng khác bị bắt. 

Trên các đường rút lui của Thoát Hoan đều có quân ta phục kích, có bẫy ngựa, hầm hố, nên đoàn quân của y không bị tiêu diệt nhưng luôn luôn bị đánh. Ngày 1 0 tháng 4 năm 1288 đoàn quân của Thoát Hoan về đến Tư Minh.

Cuộc xâm lược thứ ba của quân Nguyên đối với Đại Việt đến đây kết thúc.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #33 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2009, 09:20:50 pm »

Ngày 18 tháng 4 năm 1288, Thượng hoàng và vua Nhân Tông về Phủ Long Hưng (Thái Bình) đem bọn tù binh Ô Mã Nhi làm lễ mừng công trước lăng mộ Thái Tông và Nhân Tông cảm xúc đọc:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiện cổ điện kim âu.


Dịch :

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thủa vững âu vàng.


Mười ngày sau vua Trần và triều đình trở về kinh đô Thăng Long.

Âm mưu cuối cùng của Hốt Tất Liệt đối với Đại Việt.

Trong lúc toàn dân Đại Việt chào đón đất nước sạch bóng quân thù:

Bụi Hồ không cảm động, muôn năm thanh bình
                                                       (Trương Hán Siêu)

Thì Hốt Tất Liệt lồng lộn trong cơn thịnh nộ. Y đuổi Thoát Hoan ra Dương Châu và cấm suốt đời không cho gặp mặt, đổi Aguructri, phụ tá của Thoát Hoan đi Giang Tây, và mưu tính đánh Đại Việt một lần nữa .

Vua Trần biết Hốt Tất Liệt sẽ trả thù nên ngay sau khi Thoát Hoan ra khỏi biên giới, vua Trần Nhân Tông đã cử Trung đại phu Trần Khắc Dung và Tòng nghĩa lang Nguyễn Mạch Thông sang Nguyên dâng biểu tờ biểu mềm mỏng, nói nguyên nhân xảy ra chiến tranh là do Arickhaya đồng thời đề cập vấn đề tù binh Nguyên trong đó có Sireghi, một vị quý tộc thuộc Hoàng tộc.

Hốt Tất Liệt cử đề hình án sát sứ Lưu Đình Trực, Lễ bộ Thị lang Lý Tư Diễn, Binh bộ lang trung Vạn nô cùng bộ sứ Nguyễn Nghĩa Toàn bị giữ trước đây đi Đại Việt. Sứ bộ Lưu Đình Trực lần này mang theo hai yêu sách của Hốt Tất Liệt: mời vua Trần vào chầu, đòi trả hết tù binh, đặc biệt là Ô Mã Nhi, Sireghi, Phàn Tiếp. Vua đón tiếp sứ bộ linh đình nhưng cự tuyệt hai yêu cách của Hốt Tất Liệt.

Khi vua Trần Thánh Tông chết, Hốt Tất Liệt cũng có ý định đem quân đánh Đại Việt, nhưng thừa tướng Oljai đã can ngăn; Hốt Tất Liệt cử Lễ bộ thượng thư Trương Lập Đạo đi sứ Đại Việt cùng đi có sứ bộ Nguyễn Trọng Duy đi sứ về nước.

Trương Lập Đạo lần này sang với mục đích duy nhất mời vua Trần Nhân Tông sang chầu. Dù Trương Lập Đạo dụ dỗ, đe doạ, vua Trần vẫn kiếm cớ cự tuyệt sang chầu. Trương Lập Đạo thất bại trở về, vua Trần cử Nguyễn Đại Pháp và Hà Duy Nham cùng đi.

Khi đi qua Ngạc Châu, Nguyễn Đại Pháp gặp Trần Ích Tắc, Nguyễn Đại Pháp không chào. Trần Ích Tắc hỏi Đại Pháp: “Ngươi có phải là thơ nhi ở nhà Chiêu Đạo vương tức Trần Quang Xưởng, anh cùng mẹ với Trần Ích Tắc - TG), không? Đại Pháp trả lời: “Việc giời biến đổi Đại Pháp vốn là thơ nhi nhà Chiêu Đạo vương nay là sứ giả cũng như bình chương (Khi đó Trần Ích Tắc làm quan bình chương chính sự của triều Nguyên - TG) xưa là con vua nay lại là kẻ hàng giặc”. Trần Ích Tắc xấu hổ bỏ đi.

Trương Lập Đào thất bại, Hốt Tất Liệt lại cử Lại bộ thượng thư Lương Tằng và Lễ bộ thị lang Trần Phu đi sứ Đại Việt Vua Trần Nhân Tông viện cớ có tang, không chịu sang chầu vua Nguyên mà cũng với cớ đó không ra ngoài thành đón chiếu của vua Nguyên. . . Lương Tằng và Trần Phu cũng thất bại không thuyết phục được vua Trần sang chầu. Vua Trần cử Đào Tử Kỳ và Lương Văn Tảo cùng sang Nguyên.

Trong mấy năm 128 8 - 1290, vua Nguyên cứ phải cử sứ đi liên tiếp sang Đại Việt vì nhà Nguyên phải đối phó với nhưng dòng họ khác muốn cướp lại ngôi vua của Hốt Tất Liệt, đồng thời phải chống lại các bộ lạc ở Tây Nam.. 

Năm 1293 Hốt Tất Liệt đánh Java thất bại. Khi cuộc nổi loạn trong hoàng tộc đã bị dẹp tan, việc đánh Java đã kết thúc, Hốt Tất Liệt quay ra tính việc xâm lược Đại Việt lần thứ tư để “hỏi tội” nhà Trần. Y lập Hồ Quảng An Nam hành tỉnh để phụ trách việc đánh Đại Việt, cử Lưu Quốc Kiệt chỉ huy đạo quân xâm lược Đại Việt.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #34 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2009, 09:22:05 pm »

Để chuẩn bị cuộc xâm lược, Hốt Tất Liệt tập trung 1.000 chiến thuyền cỡ lớn, 560, 570 quân, 35 vạn thạch lương thực, 2 vạn thạch thức ăn cho ngựa, 21 vạn cân muối, 70 vạn khí giới. Hốt Tất Liệt còn sai người đến Quảng Châu đôn đốc việc đóng 500 chiến thuyền để dùng đánh Đại Việt.

Khi quân Nguyên tiến xuống phía Nam, họ phao tin là đi đánh giặc Hoàng Thanh Hứa đang uy hiếp Ung Châu nhưng đến Tĩnh Giang lại đưa thư khiêu khích Đại Việt đã bị đánh tan. Quân Nguyên đóng ở Tĩnh Giang đợi đến mùa thu năm sau sẽ xuất phát.

Nhưng đến ngày 18 tháng 2 năm 1294 Hốt Tất Liệt chết, Tê Mua lên thay tức Nguyên Thánh Tông ra lệnh bãi binh đánh Đại Việt. Từ lúc này đến khi bị lật đổ, nhà Nguyên không lần nào dám đánh Đại Việt nữa: ý chí xâm lược của nhà Nguyên đối với Đại Việt bị thất bại. Nhưng trong chiếu gửi vua Trần Nhân Tôn, Hoàng đế viết mỹ miều hơn.

“Đức tiên Hoàng đế mới băng hà, ta nối nghiệp lớn lao. Ban đầu lên ngôi, đại xá cả thiên hạ, ân lớn ấy thấm đến tất cả mọi nơi không phân biệt trong ngoài gần xa. Khanh cũng được hưởng sự khoan hồng của ta, nên ta đã hạ sắc dụ cho các quan bãi binh...” . 

Họ nói gì cũng mặc, điều quan trọng là nhà Nguyên không xâm phạm đến ta nữa.

Ngoại giao của nhà Trần (1226 - 1499) trong suốt gần hai trăm năm tồn tại của mình bao gồm cả quan hệ với các nước Đông Nam Á (Chiêm Thành, Chân Lạp, Ai Lao...) nhưng chủ yếu là quan hệ với nhà Nguyên (1271 - 1368) và chính quan hệ ngoại giao Đại Việt với nhà Nguyên mới nói hết tầm vóc của ngoại giao Đại Việt và ý chí kiên cương và sự khôn khéo của nhà Trần.

Trung Quốc ở thế kỷ XIII đã là một nước hùng mạnh mà còn bị đế quốc Mông Cổ thôn tính, cách biển xa như Nhật Bản, Java mà còn bị Mông Cổ tiến đánh, thì nước Đại Việt nhỏ bé khi đó mới tới Thuận Hoá, ở sát nách Trung Quốc làm sao ra ngoài kế hoạch đánh chiếm của nhà Nguyên được?

Nhà Nguyên không phải là một triều đại Hán tộc nhưng đã kết hợp được khả năng chinh chiến của đế quốc Mông Cổ từng đã chinh phục các nước với tiềm năng nhân, tài, vật lực cực kỳ to lớn của đế quốc Trung Hoa.

Nhà Trần ba lần đánh thắng Nguyên - Mông là tiêu diệt cuồng vọng chinh phục thế giới đã có từ đời Thành Cát Tư Hãn, đồng thời giáng một đòn nặng nề vào tư tưởng bành trướng của Trung Hoa. (Lê Tắc – An Nam chí lược – Sđd) .

Ngoại giao của nhà Trần đối với Nguyên Mông trong suốt ba mươi năm là trì hoãn cuộc xâm lược của họ, giành thêm thời gian chuẩn bị tinh thần và lực lượng của dân tộc để đánh bại xâm lược khi nó xảy ra, là phối hợp với quân sự để giành thắng lợi trong kháng chiến, và khôi phục lại quan hệ sau chiến tranh để cùng tồn tại trong sự tôn trọng biên giới, lãnh thổ của nhau .

Nếu Attila mãi mãi là cái bóng ma khủng khiếp đối với các dân tộc phương Tây thời Trung Cổ thì sau ba lần đánh thắng Nguyên Mông người Đại Việt không phải không để lại trong đầu người Trung Quốc thời bấy giờ một cái bóng ma mà quan đại sứ Trần Phu của Hốt Tất Liệt sau khi đi Đại Việt về còn run sợ:

Kim quan ảnh lý đan tâm khổ
Đồng cổ thanh nhung bạch phát sinh
Dĩ hạnh quy lại thân kiện tại
Mộng hồi do giác chướng hồn kinh.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #35 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2009, 09:23:31 pm »

Dịch:

Trông bóng giáo mác tâm lòng đau khổ
Nghe tiếng trống đồng mà bạc cả tóc
May được trở về thân mạnh khoẻ
Một khi mộng đến chuyện cũ còn thấy hồn kinh sợ
1.   

Trong ba mươi năm đó, nhà Trần đã kéo dài hoà hoãn được 25 năm. Trong 25 năm đó tất nhiên còn tác động của nội tình triều đình nhà Nguyên và tình hình không ổn định của Trung Quốc, nhưng nhà Trần đã phải liên tục đối phó với các yêu sách của Hốt Tất Liệt.

Vua Trần Thánh Tông rồi vua Trần Nhân Tông vẫn luôn luôn tỏ sự tôn kính Thiên triều, giữ lễ của nước nhỏ đối với nước lớn, cử sứ bộ, nộp triều cống đều đặn, thoả mãn những yêu sách thông thường của Hốt Tất Liệt nhưng kiên quyết bác bỏ những yêu sách nguy hiểm đối với vua Trần (như đòi vua Trần sang chầu) hay xâm phạm đến giang sơn xã tắc.

Bác bỏ thì dứt khoát nhưng- khước từ với lý lẽ khôn ngoan. Ngay khi lên ngôi, Hốt Tất Liệt đã yêu cầu vua Trần sang chầu nhưng đến khi chết vẫn không được gặp. Đối với điều không thể tránh được thì nhận phá việc thi hành như nhận viên giám sát darugatri nhưng lại vô hiệu hoá nó bằng cách vừa mua chuộc vừa ngăn cản, có tên đã tranh thủ được như Khaxa Khuya thì lại đề nghị cho làm darugatri lâu dài. Những tù binh lợi hại thì kiếm cớ không trả, chỉ trả binh lính và những tên không quan trọng.

Ngay những điều thủ tục mà có ý nghĩa, vua Trần cũng kiên quyết bác bỏ như viện cớ chân đau không quỳ lạy lúc tiếp nhận chiếu thư, viện cớ đang có tang Thượng hoàng để không ra ngoài hành đón sứ giả của Hốt Tất Liệt. Bề trên trách cứ, bề dưới khước từ, duy trì được màn kịch đó trong 25 năm để có hoà hoãn thì quả là phi thường.

Ngay trong lúc quan hệ căng thẳng vua Trần vẫn cử sứ sang Nguyên để giữ lệ cống nạp hay trình bày trực tiếp với nhà Nguyên.

Trong chiến tranh, nhà Trần vẫn kết hợp tác chiến với ngoại giao, khi cần vẫn trao đổi công hàm. Hoạt động ngoại giao có lúc là để trì hoãn một trận đánh hoặc để vờ cầu hoà nhằm làm cho địch mất cảnh giác, đánh giá sai ý đồ của ta.

Trên đường rút lui vua Trần còn viết thư cho Thoát Hoan vạch tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh do nhà Nguyên gây ra và tỏ rõ nguyện vọng hoà bình của nhân dân Đại Việt.

Sau khi kháng chiến thắng lợi, ngoại giao của ta là phải giữ thể diện cho thiên triều bằng cách quy trách nhiệm gây chiến cho các tướng lĩnh, đồng thời giải quyết vấn đề tù binh, cử sứ sang “tạ tội” và duy trì đều đặn chế độ nộp cống.

Nếu chỉ tính thời gian 30 năm thì không vương triều nào của ta lại cử nhiều sứ bộ đi Trung Quốc như vương triều Trần. Từ sau sự thất bại của cuộc xâm lược thứ ba, trong 80 năm còn lại triều Nguyên không một lần nào dám xâm phạm đến nước ta.


VII

CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN

Nhà Minh (1368- 1644) là một triều đại Hán tộc của Trung Quốc có thời kỳ đã đưa đất nước lên hàng quốc gia mạnh nhất thế giới. Sau khi tiêu diệt nhà Nguyên, Minh Thái Tổ đã dành 32 năm trị vì của ông để thi hành nhiều biện pháp và chính sách nhằm xây dựng một chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mạnh do đó nông nghiệp phát triển, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, kỷ cương xã hội được khôi phục.

Nối ngôi Minh Thái Tổ, Minh Thành Tổ là một ông vua có tài của nhà Minh. ông tiếp tục thi hành chính sách của vua cha về nội tí đồng thời ra sức thi hành chính sách bành trướng. Ông đã năm lần tự mình cầm quân đi đánh người Thát Đát (Tác-ta) và người Oa-ra, hai chi nhánh của tộc Mông Cổ ở phía Bắc Trung Quốc để thủ lĩnh họ quy phục nhà Minh . . .


______________________
1. Hà văn Tấn - Phạm Thị Tâm - Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII - NXB Khoa học xã hội - Hà Nội - 1972.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #36 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2009, 09:24:11 pm »

Năm 1405 Minh Thành Tổ cử thái giám Trịnh Hoà mang một hạm đội lớn “Hạ Tây Dương” (nghĩa là xuống Nam Dương và Ấn Độ Dương) đến tận vịnh Ba Tư và bờ Đông Châu Phi, từ dó đến 1433 có 7 lần, lần thứ nhất với 317 thuyền và 27 .780 người, trong 317 thuyền có 62 thuyền loại lớn gọi là bảo thuyền có sức chở ít nhất 200 người.

Thế kỷ XII-XIV chiếc thuyền đi biển lớn nhất về kích thước, trọng tải kém xa chiếc bảo thuyền, trong cuộc đi tìm châu Mỹ, hạm đối đầu tiên của Christophe Colomb chỉ có ba chiếc Caraven, thật quá nhỏ bé với hạm đội và các thuyền của Trịnh Hoà. Thời đó Trung Quốc là cường quốc lớn nhất thế giới và là nước hùng mạnh nhất thế giới.

Lúc nhà Minh lên thay nhà Nguyên và ngày càng đi vào thời kỳ hưng thịnh thì nhà Trần đang trên đà sụp đổ. Vua thì bê trễ triều chính, hoang dâm, bài bạc, rượu chè. Các quan thì lộng quyền.  Chu Văn An, một nhà nho cương trực, dâng sớ xin chém bảy gian thần, nhưng vua không nghe, ông xin từ chức về nhà dạy học. Nhân dân cơ cực nổi lên khắp nơi. Các cuộc khởi nghĩa của nô tì, nông dân liên tiếp diễn ra, tình hình khởi nghĩa kéo dài nửa thế kỷ.

Ở biên giới phía Nam, Chiêm Thành luôn luôn quấy rối. Phía Bắc, nhà Minh kiếm chuyện, đe doạ xâm lược khi có thời cơ. Trong tình hình đó, Hồ Quý Ly nổi lên; Hồ Quý Ly, do có quan hệ thân thích với vua Trần, lại được phong chức Đại Vương nên trở thành người có quyền nhất triều . . . Ông lấn át dần quyền lực của nhà vua và cuối cùng cướp ngôi của Trần Thiếu Đế, cháu ngoại, khi đó mới 4 tuổi; lập nên triều nhà Hồ, đổi quốc hiệu là Đại Ngu. 

Hồ Quý Ly tìm cách gạt dần ảnh hưởng của triều Trần, củng cố chính quyền mới, xây dựng kinh đô mới ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) gọi là Tây Đô. Ông ra sức tăng cường quân sự, lập xưởng đóng chiến thuyền, chế tạo súng thần cơ mạnh hơn cả hoả pháo của nhà Minh.

Về mặt kinh tế; xã hội, Hồ Quý Ly thi hành ba chính sách lớn: hạn điền (Đại vương và công chúa trưởng được chiếm hữu ruộng vô hạn, tầng lớp bình dân chỉ được chiếm hữu dưới 10 mẫu, thực chất là hạn chế ruộng của quý tộc), hạn nô quý tộc, quan lại, tuỳ theo phẩm tước cao thấp, chỉ được nuôi một số gia nô nhất định, thực chất là hạn chế quyền lực của quý tộc); phát hành tiền giấy chủ yếu nhằm tăng thêm ngân sách Nhà nước.

Về văn hoá, giáo dục, chấn chỉnh lại chế độ thi cử.

Chính sách của Hồ Quý Ly có một số mặt tích cực, có chuẩn bị chống nhà Minh, nhưng có mặt mất lòng dân, phá hoại đoàn kết dân tộc, điều kiện rất quan trọng để chống quân Minh.

Nhà Minh đã mưu tính lợi dụng sự suy yếu của nhà Trần. Năm 1406 họ cho một đạo quân hộ tống tên phản bội Trần Thiêm Bình giương ngọn cờ “Phù Trần diệt Hồ” về nước hòng dựng lại kịch bản Trần Di Ái trước đây. Hồ Quý Ly bố trí quân đánh lại đạo quân đó và bắt sống Trần Thiêm Bình về kinh đô trị tội.

Cuối năm đó, quân Minh bắt đầu vượt biên giới tiến vào nước ta, tất cả 20 vạn bộ binh, kỵ binh, ngoài ra còn hàng chục vạn dân phu. Hồ Quý Ly mưu tính tiến hành một cuộc kháng chiến chống quân Minh nhưng hệ thống phòng tuyến trên các sông nhanh chóng bị phá vỡ, địch chiếm được kinh đô Thăng Long, Hồ Quý Ly phải rút vào Thanh Hoá. Mấy tháng sau bị sa vào tay giặc.

Nhà Hồ thất bại nhanh chóng, nguyên nhân chính là không phát động được một cuộc chiến tranh nhân dân mà chỉ trông vào quân thường trực và hệ thống phòng ngự cố định. 

Nhà Minh xoá tên Đại Việt và lập nước ta thành một quận của nhà Minh, quận Giao Chỉ. Họ đặt nước ta dưới một bộ máy cai trị gồm ba ty: Ty Đô chính (về quân sự), Ty Bố chính (về dân sự và tài chính), Ty án sát (về tư pháp) dưới quyền một viên quan Minh.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2009, 12:59:41 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #37 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 01:07:43 pm »

Về quân sự, chúng ra sức tuyển mộ thổ quân, dựng lên nhiều thành luỹ, đồn ải. Về mặt kinh tế, bọn cai trị Minh ra sức bóc lột, chúng thi hành chỉ thị của Minh Thành Tổ là “đồng hoá” nhân dân Đại Việt trong 10 điều quân lệnh binh sĩ phải thi hành có một điều ra lệnh đốt ngay mọi sách vở, văn tự của Đại Việt. Đời sống của nhân dân vô cùng lầm than:

Tát cạn nước Đông Hải không rửa sạch tanh hôi
Chặt hết trúc Nam Sơn, chưa ghi đủ tội ác.

                                       (Nguyễn Trái - Bình Ngô đại cáo)

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Khắp nơi nhân dân nổi dậy. Có nhiều cuộc bạo động lẻ tẻ nhanh chóng bị dập tắt, nhưng có một số cuộc khởi nghĩa có quy mô và phạm vi hoạt động rộng như cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi từ 1407 đến 1409, cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng từ 1409 đến 1413 , Phạm Ngọc từ 1419 đến 1420 , Lê Ngã từ 1419 đến 1429.

Nhưng quy tụ được toàn dân, giành lại độc lập dân tộc là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn . Năm 1416 Lê Lợi cùng 18 bạn chiến đấu tuyên thệ sống chết có nhau tại Lam Sơn (Thanh Hoá) vì sự nghiệp đánh đuổi quân Minh. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bắt đầu từ đó. Anh hùng hào kiệt theo về Lam Sơn ngày càng đông. Ngày 7 tháng năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định vương, truyền hịch kêu gọi toàn dân đứng lên đuổi giặc.

Lê Lợi là thủ lĩnh tối cao của nghĩa quân. Bên cạnh Lê Lợi nổi bật là Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi sinh năm 1 3 80 là con của bảng nhãn Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông đỗ thái học sinh (tiến sĩ) thời Hồ Quý Ly và có ra làm quan thời nhà Hồ; sau khi nhà Minh xâm chiếm nước ta, ông khi ở Đông Quan, khi ở Côn Sơn, khi đi đây đi đó, hơn mười năm suy nghĩ, tìm đường cứu nước.

Khi được tin Lê Lợi khởi nghĩa và kêu gọi người tài, ông vào gặp Lê Lợi ở Lỗi Giang (vùng sông Mã, Thanh Hoá). Thoả lòng mong ước bấy lâu, ông đã trình bày với minh chủ bản Bình Ngô sách và ba kế hoạch đánh Minh. Rất tiếc do tình trạng văn bản thất lạc, thậm chí bị quân Minh tịch thu ngày nay chúng ta không được biết các văn kiện quan trọng đó nói gì. Nhưng qua các bài viết của Nguyễn Trái như Bình Ngô đại cáo, Phú núi Chí Linh và nhiễu bài thơ và diễn biến của cuộc kháng chiến chống Minh, chúng ta cũng hiểu được tư tưởng lớn, kế hoạch lớn của ông.

Gặp được người hiền tài, Lê Lợi trọng dụng ông ngay trong việc vạch mưu lược đánh Minh, và giao ông đặc trách việc trao đổi thư từ với các tướng lĩnh Minh. Dưới ánh sáng của Bình Ngô sách và ba kế hoạch, nghĩa quân ngày càng phát triển và tôi luyện trong cuộc chiến tranh du kích chống quân Minh ở núi rừng Thanh Hoá.

Trong năm nam đầu cuộc khởi nghĩa, có trận thắng, có trận thua, có lúc bị vây, nhờ sự hy sinh và tinh thần dũng cảm của Lê Lai, Lê Lợi mới thoát được vòng vây, ba lần phải rút lui về núi Chí Linh.

Tuy tình thế của nghĩa quân khó khăn nhưng việc chiếm đóng Đại Việt và hoạt động của nghĩa quân là cả một gánh nặng cho nhà Minh vì khi đó họ đang phải đối phó với quân Thái Đát (Tác-ta) và Ngoãn Thích (Oa-ra) đang đe doạ Trung Quốc ở Bắc và Tây Nam, phải huy động phần lớn lực lượng.  Riêng lần đánh nhau năm 1422, nhà Minh phải dùng đến 340.000 con lừa, 177.573 cỗ xe, 235.164 phu vận chuyển, 370.000 thạch lương thực 1. Thậm chí khi tổng binh Lý Bân chết, nhà Minh không cử được người từ Trung Quốc sang thay phải cử tham tướng Trần Trí lên thay.

Về cuối đời, Minh Thành Tổ cũng muốn tạm thời hoà hoãn tình hình ở Giao Chỉ và cho phép bọn quan lại đô hộ giảng hoà với Lê Lợi. Tháng 8 năm 1424, Minh Thành Tổ chết, Nhân Tông lên thay. Nhân Tông tiếp tục chính sách tạm thời hoà hoãn với các thuộc quốc và riêng với Giao Chỉ thì ra lệnh cho Trần Trí tìm mọi cách “chiêu dụ” Lê Lợi.

Năm 1422, Lê Lợi cùng nghĩa quân rút về núi Chí Linh, hai tháng hết lương, chỉ ăn rau và măng tre. Quân sĩ mỏi mệt muốn được nghỉ ngơi. Theo lời khuyên của Nguyễn Trái, ta cần có thời gian đình chiến với địch để xây dựng và phát triển lực lượng.  Ý đồ của ta phù hợp với ý đồ của Triều Minh là hoà hoãn với ta. Nghĩa quân chủ trương:

Bên trong lo rèn chiến cụ
Bên ngoài giả thác hoà thân

                    (Nguyễn Trái - Phú núi Chí Linh)


____________________________
1. Theo trích dẫn của Phan Huy Lé - Phan Đại Doãn - Khởi nghĩa Lam Sơn NXB Khoa học Xã hội – 1977
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #38 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 01:09:17 pm »

Ngày 6 tháng 5 năm 1423, Lê Vận, Lê Trăn, theo lệnh Lê Lợi, mang năm đôi ngà voi và bức thư cầu hoà của Lê Lợi sang gặp các thái giám Sơn Thọ, Mã Kỳ. Ngày 19 tháng 5 năm 1432, Lê Lợi cùng nghĩa quân trở về Lam Sơn. Trong hơn một năm, nghĩa quân ngừng các hoạt động vũ trang, được phục hồi và phát triển. Lương thực, vũ khí được tích luỹ.

Mặt khác, Lê Lợi phải khôn khéo chống lại mưu đồ lôi kéo của Trần Tri. Nhà Minh còn phong cho Lê Lợi làm tri phủ Thanh Hoá. Lê Lợi bề ngoài không từ chối nhưng lại lần lữa, không đến nhậm chức. . . Khi nghĩa quân quyết định chuyển hướng chiến lược, trước hết đánh lấy Nghệ An, xây dựng căn cứ địa rồi quay ra đánh Đông Đô; Lê Lợi nhận đề nghị giảng hoà của Trần Trí để hạ thành Trà Lộng, mở đường tiến đánh Nghệ An theo kế hoạch của ta.

Trong lúc bao vây thành Nghệ An, nghĩa quân tiến ra Bắc, giải phóng các châu huyện chung quanh, tiến ra Bắc giải phóng Thanh Hoá, tiến vào Nam, giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Khu giải phóng được mở rộng từ Thanh Hoá vào đến đèo Hải Vân. Nhà Minh phải điều động 5 vạn quân tăng viện cho Vương Thông.

Đông Quan từ nay có 10 vạn quân. Vương Thông lo bảo vệ Đông Quan, quyết quét sạch nghĩa quân chung quanh Đông Quan. Sau đó tiến vào Thanh Hoá. Y tổ chức ba đạo quân tiến ra Tây Nam thành Đông Quan, cánh chủ yếu do Vương Thông đích thân chỉ huy, một cánh do Lý An, Phương Chính chỉ huy, một cánh do Sơn Thọ, Mã Kỳ chỉ huy.

Đại quân của Lê Lợi từ Thanh Hoá - Nghệ An kéo ra đánh chúng tơi bời ở Tốt Động, Chúc Động (huyện Chương Mỹ), bị tiêu diệt 6 vạn quân. Vương Thông co về giữ Đông Quan. Nghĩa quân tăng cường vây hãm Đông Quan và các thành khác còn nằm sâu trong hậu phương.

Sơ đồ diễn biến trận Chi Lăng.
Theo cuốn: “Những cuộc quyết chiến, chiến lược của dân tộc ta” Phan Huy Lê
- Bùi Danh Dũng- Phan Đại Doãn- Phạm Thị Tấm - Trần Bá Chí- NXB Quân đội
Nhân dân- Hà Nội - 1976.

Vương Thông một mặt phái người về nước xin quân cứu viện, mặt khác xin giảng hoà với nghĩa quân. Ta đồng ý mở cuộc thương lượng với Vương Thông. Khi triều đình Minh quyết định tăng viện cho Vương Thông 15 vạn quân, số quân này tiến vào Đại việt theo hai con đường Quảng Tây và Vân Nam.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2009, 01:12:16 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #39 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 01:12:56 pm »

Đạo quân thứ nhất do thái tử thái phó An viễn hầu Liễu Thăng chỉ huy với chức tổng binh đi theo đường Quảng Tây, đạo quân thứ hai do thái phó Kiềm quốc công Mộc Thạnh chỉ huy đi theo đường Vân Nam. Nhà Minh còn đặc biệt cử binh bộ thượng thư Lý Khánh làm tham tán quân vụ, công bộ thượng thư Hoàng Phúc, một người am hiểu tình hình Đại Việt.

Sau này nhà Minh lại cử thêm tướng Cố Hưng Tỏ mang 5 vạn quân và 5 nghìn ngựa sang cứu nguy cho các thành bị vây nhưng đến biên giới chúng bị ta đánh phải rút về Quảng Tây, bỏ lại 3000 xác chết, nghĩa quân bắt được 500 con ngựa. 

Nghĩa quân chủ trương tiếp tục vây hãm các thành, đồng thời tập trung lực lượng tiêu diệt viện binh khi chúng mới kéo vào nước ta; ta chiếm lấy Chi Lăng - Xương Giang là hướng chính để tiêu diệt quân Liễu Thăng.

Khi đạo quân Liễu Tháng vượt biên giới, quân ta vừa đánh vừa rút nhằm nhử địch ào trận địa ta đã bố trí ở cửa ải Chi Lăng (Lạng Sơn). Đến gần cửa ải Chi Lăng, Liễu Thăng hung hăng lên trước mở đường liền bị chém ngay tại trận, quân địch rối loạn bị tiêu diệt hai vạn tên. Phó tướng Lương Minh lên thay Liễu Thăng dẫn quân đến Cần Trạm (Kép) lại bị giết cùng hai vạn quân. 

Đô đốc Thôi Tụ, thượng thư Lý Khánh lên chỉ huy chạy về thành Xương Giang (Bắc Giang) mà chúng tưởng còn trong tay quân Minh nhưng đã rơi vào tay nghĩa quân. Chúng liên tiếp bị đánh dọc đường. Lý Khánh khiếp sợ phải tự tử. Đến gần thành Xương Giang mới biết thành Xương Giang đã bị nghĩa quân hạ 10 ngày trước rồi, y phải cho quân đóng giữa cánh đồng Xương Giang và bị quân Đại Việt bao vây bốn mặt, bị tiêu diệt 7 vạn tên, chỉ có một tên trốn thoát.

Cánh quân Mộc Thạnh nghe tin bọn Liễu Thăng bị tiêu diệt vội tháo chạy. Quân ta truy kích giết trên 2 vạn tên, bắt sống 1000 tên.

Vương Thông vẫn cố thủ trong thành Đông Quan trong sự trông chờ viện binh. Nguyễn Trãi liên tiếp gửi thư cho Vương Thông kêu gọi y đầu hàng. Sau trận Xương Giang, Lê Lợi cho người giải bọn đô đốc Thôi Tụ, thượng thơ Hoàng Phúc cùng một số tù binh mang song hổ phù (binh phù nguyên soái) của Liễu Thăng, hai ấn thư bằng bạc của Lý Khánh và Hoàng Phúc và một số vũ khí, chiêng trống, cờ tán của viện binh địch tới trước thành Đông Quan.

Cuối cùng Vương Thông không còn con đường nào khác, chịu giảng hoà và rút quân về nước. Điều kiện đầu tiên Nguyễn Trãi đề ra là Vương Thông và các tướng lĩnh phải cùng các tướng lĩnh của nghĩa quân dự hội thề sau đó mới ấn định kế hoạch rút quân. Ngày 10 tháng 12 năm 1427 , Vương Thông và toàn thể các tướng lĩnh, quan lại cao cấp đã cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh của nghĩa quân tới dự hội thề tổ chức tại phía Nam thành Đông Quan.

Thay mặt toàn quân Minh Vương Thông đã trịnh trọng thề:

“Tổng binh quan Thành sơn hầu Vương Thông quả tự lòng thành đúng theo lời bàn đem quân về nước, không thể kéo dài năm tháng để đợi viện binh đến nơi. Lại phải theo đúng sự lý trong bản tấu, đúng lời bàn trước mà làm...

“Nếu không có lòng thực, lại tự trái lời thề, người phục địch và các thuyền đã định rồi, cầu đắp, đường xá đã sửa rồi mà không làm theo lời bàn, lập tức đem quân về nước, còn kéo dài năm tháng để đợi viện binh, cùng là ngày về đến triều đình lại không theo xử lý trong bản tấu, không sợ thần linh núi sông ở nước An Nam lại bàn khác đi thì Trời, Đất cùng là Danh sơn, Đại xuyên và thần kỳ các xứ tất đem bọn tổng binh quan Thành sơn hầu Vương Thông từ bản thân cho đến cả nhà, thân thích, làm cho chết hết, và cả đến quan quân cũng không một người nào về được đến nhà. . . “ .

Đầu mục nước An Nam và các tướng lĩnh của nghĩa quân cũng thề với Hoàng Thiên, Hậu thổ, Danh sơn, Đại xuyên và thần kỳ các xứ”.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM