Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:32:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tết  (Đọc 34725 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 07:43:29 pm »

Tác giả: Don Oberdoifer
Nhà xuất bản: Tổng hợp Hậu Giang
Năm xuất bản: 1988
Số hoá: ptlinh


LỜI GIỚI THIỆU

Với đầu đề bằng tiếng Việt nói trên, Don Oberdoifer, một  nhà báo Mỹ có mặt tại Miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968) đã viết một cuốn sách dày ngót 400 trang về cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968), một chiến dịch quân sự được Nhà bình luận Mỹ Matheu B.Ridgway so sánh với Oaterloo. Còn John Chaucellor cả đài NBC thì gọi cuốn sách này "là một cuốn sách thật sự quan trọng, vì nó chỉ ra một nhà báo có tài với những nguồn tin tốt nhất đã có thể đi xa hơn những tài liệu của lầu Năm góc như thế nào".

Trong lời đề tựa cho một cuốn sách "đồ sộ" về tư liệu và được coi là một công trình có tính chất "tiền phong", tác giả viết:

"Đây là câu chuyện về một trong những sự kiện lớn nhất thời đại chúng ta và sự kiện này đã ra đời như thế nào. Đây là câu chuyện lớn về một chiến dịch quân sự với những tác động chính trị, liên quan đến các nhà lãnh đạo quân sự và các chiến sĩ của hai bên, đến những nhà báo mà những lời lẽ và phim ảnh của bước vào một trận chiến thuộc loại khác, đến những người dân phản ứng trước các sự kiện và hình ảnh, và đến các nhà lãnh đoạ chính trị phải đương đầu với những hậu quả của nó.

"Đây là một câu chuyện về một bước ngoặt, khi người dân và các dân tộc đang tìm kiếm những cách nhìn nhận và hướng đi mới. Miêu tả một hành động quân sự không tính đến những hậu quả chính trị của nó, hay miêu tả một hành động chính trị mà không nói đến những yếu tố đang biến chuyển trên chiến trường, tức là mất đi một nửa.

Trong câu chuyện về cuộc tấn công "Tết", một cảm quan về mối quan hệ về những mối liên quan và không liên quan trong không gian và thời gian, cũng thiết yếu như là một cảm quan về sân khấu kịch vậy..."

Những tài liệu mà tác giả đã sưu tầm, sắp xếp một cách công phu, hết sức chi tiết và sống động hẳn sẽ đưa bạn đọc sống lại không khí cảu trang lịch sử hào hùng của dân tộc ta, và suy nghĩ đầy đủ hơn về sự kiện lịch sử quan trọng đó, mặc dù tác giả đứng trên quan điểm những lợi ích quốc gia của nước Mỹ.

Trong tài liệu dịch này, chúng tôi tập trung vào những điều tác giả viết về nội bộ Mỹ và Nguỵ quân Nguỵ quyền miền Nam, những sự hé mở cho ta nhiều tư liệu và nhận thức khi nhìn lại sự kiện lớn lao đã xảy ra cách đây 20 năm, và tước bỏ đi những phần và những đoạn thấy không cần thiết và thực bổ ích.


NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP HẬU GIANG
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2021, 12:16:16 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 07:44:43 pm »

Chương I
HỌ ĐANG ĐẾN ĐẤY

Khi đại tá Gioócgiơ Đ.Jacốpxân giải ngũ khỏi lục quân Mỹ năm 1964 sau khi đã phục vụ lâu năm ở Châu Âu và Đông Dương, các chiến hữu của ông đã tặng cho ông một khẩu súng lục có tay cầm dát bạc và nạm ngọc trai, ông đã chẳng dùng nó vào việc gì, và đem tặng lại cho người em, một nhà kinh doanh ở Miniapôlitx. Ông bảo “Anh sẽ quay lại Sài Gòn và làm một nhân viên dân sự ở sứ quán. Chả ai lại nã súng vào một nhà ngoại giao cả”.


Sau này hẳn ông sẽ chế diễu sự khẳng định mù quáng đó của mình, nhưng từ tết Mậu Thân trở về trước, thì điều đó xem ra là thực tế và có lý. “Giếc”, như người ta ở sứ quán thường gọi ông, là một con người bộc trực và sôi nổi, và dáng dấp điệu bộ có phần giống một diễn viên trước khi vào quân ngũ, ông đã từng là một ông chủ trò chuyên nghiệp và là một nhà ảo thuật, và bây giờ lại là một trong nhúm những chuyên gia kỳ cựu về tình hình Đông Dương trong sứ quán. Ông đến Sài Gòn lần đầu tiên năm 1954 với cương vị là trợ lý đặc biệt cho Thiếu tướng Gion W.Maikơ, (con người thép), Ô.Đainien, người cầm đầu phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ đầu tiên. Lúc bấy giờ, ở Đông Dương có 342 nhân viên quân sự, cố vấn và hậu cần Mỹ hỗ trợ cho quân đội Pháp, và trong những tháng trước khi trận Điện Biên Phủ nổ ra họ cần cù sản xuất ra những thông báo đánh giá sự “tiến bộ” của quân đội Pháp trên chiến trường.


Tuy vậy, người Pháp đã bất chấp những báo cáo chính thức về sự tiến bộ và thất trận, và Giacốpxân, đã bỏ ra hầu hết thời gian 15 năm sau đó tìm cách để làm cho Hoa Kỳ tránh được những sai lầm tương tự. Ông đã phục vụ với tư cách là trợ tá cho một loạt các tư lệnh ở chiến trường cho đến khi rút khỏi quân đội, và rồi trở lại làm một trợ tá dân sự cho một loạt các Đại sứ Mỹ kế tiếp nhau. Các ngài đại sứ phong cho ông cái danh hiệu “Người phối hợp của Phái bộ” và dành cho ông ta một ngôi biệt thự Pháp cũ ngay phía sau địa điểm sứ quán Mỹ bắt đầu phình lên từ năm 1965 như để theo kịp đà có mặt của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam.


Cái sứ quán sáu tầng được khai trương vào tháng 9 năm 1967, và là một công trình kiến trúc kỳ dị nhất ở Sài Gòn. Nằm trong lớp tường chống đạn rocket chắng khắp tứ phía, trên mái có sân đỗ cho máy bay trực thăng, ngôi nhà này hệt như một công sự bê tông cao vượt lên các thương xá, nhà cửa, nhà thờ, đền chùa của một thành phố hầu như không mang một dấu vết thực thể nào của cuộc chiến tranh. Phía trong bức tường cao vút vây bọc lấy sứ quán, ngay phía sau cái kiến trúc kỳ dị nói trên, là một ngôi vila đầy đủ tiện nghi của Giacốpxân. Nơi đây là chỗ lý tưởng cho những cuộc tiệc tùng.


Để đón giao thừa Tết Mậu Thân, ngài đại tá thuê một ban nhạc Việt Nam, tích trữ rượu Uytxki, bia và xôđa, và mời tới 140 khách người Mỹ và người Việt. Mọi người đều có mặt. Vào cuối tháng Giêng Dương lịch, thời tiết Sài Gòn thật dễ chịu. Khách khứa đứng đầy trên sân cỏ sứ quán, nhậu nhẹt và chuyện gẫu, những người Mỹ cao lênh khênh nổi bật lên trên dáng người Việt nhỏ thó mặc comlê cà vạt, và những phu nhân thanh tú, lặng lẽ mặc áo dài.


Đến nửa đêm, những tiếng nổ chát chúa và liên tục vang lên trong khu sứ quán, làm cho người Mỹ cứ dúm người lại mặc dầu họ không muốn thế và làm cho người Việt Nam mồm miệng cứ tươi lên hơn hớn vì gắn bó với niềm mê tín dân gian rằng tết là lúc cần có pháo nổ ran để trừ khử tà ma cho suốt một năm tới. Một tràng pháo hoa dài đến 7 mét treo từ một cây cao trong vườn sứ quán, quà tặng của Thủ tướng Việt Nam cho sứ quán vào dịp Tết. Còn ông Giacốpxân thì nghĩ bụng nếu điều người ta tin là có thật thì hẳn năm Con Khỉ sẽ là một năm cực kỳ tốt. Bởi vì tràng pháo này là tràng pháo nổ dài nhất, to nhất và giòn nhất mà sứ quán cũng như khắp thành phố Sài Gòn an toàn này người ta được nghe.


Hai mươi bốn giờ sau đó, vào lúc giao thừa đón năm mới, người ta có thể nghe tiếng pháo nổ râm ran các ngõ phố. Đối với hầu hết những người dân Sài Gòn, chiến tranh xem ra vẫn xa vời như trăng sao, mặc dù tác động của nó người ta có thể cảm thấy qua sự tăng trưởng nhanh như nấm mọc sau cơn giông và sự đông nghịt của cư dân thành phố, qua nhịp sống ngày càng hối hả, qua sự tan rã của những giá trị cổ truyền được sùng kính. Sự có mặt của Mỹ đã tạo cơ hội “phất” chưa từng có cho những kẻ ở vào vị trí có lợi để hưởng: các nhà kinh doanh, các chủ hộp đêm, gái điếm, đám người hầu hạ, những lái xe tắc xi… Dù là giàu nghèo, hầu như gia đình nào cũng cảm thấy sự hối thúc mãnh liệt cần phải tiêu xài và tiệc tùng, để chứng tỏ với mình và với hàng xóm rằng cái tốc độ choáng ngợp của cuộc sống đã không bỏ rơi gia đình họ tại phía sau. Trong nhiều trường hợp, những kẻ làm công ăn lương đã phải cầm cố đồ đạc để dốc sạch túi cho cái tết!
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2007, 07:07:53 pm gửi bởi ChienV » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 07:45:41 pm »

Ngồi trong chiếc xe hòm Plymouth dạo quanh phố phường vào đêm ba mươi, đại tá Giacốpxân cảm thấy lơ mơ một cái gì, một cái gì không thấy rõ, không giải thích nổi và âm thầm dữ dội bên ngoài tầm tay của mình. Ông biết được những điều đồn đại và những cảnh cáo chung chung về những hành động của Việt Cộng, những dự báo về những cuộc khủng hoảng sắp tới là những nét quen thuộc của tấn bi kịch Việt Nam, những nỗi lo lắng của ông tối nay hết sức đặc biệt. Kể từ khi đặt chân đến Sài Gòn bao năm trước đây, đây là lần đầu tiên ông dong xe đi mà không định đi đâu hay làm gì suốt những dãy phố chật ních những người, một tai nghe tiếng pháo nổ còn tai kia thì cứ vểnh ra để nghe tín hiệu radio trên làn sóng an ninh của sứ quán. Sau hai giờ liền, ông không tìm ra chứng cớ nào để chứng minh cho sự lo ngại của mình, nhưng vẫn không hề mất đi.


Đúng giao thừa, ông đánh xe vào sứ quán và vẫy tay chào hai cảnh sát quân sự Mỹ tại cổng bên, chiếc cổng duy nhất còn mở trong lúc này. Họ nâng thanh chắn lên cao và vẫy cho xe qua. Ông đại tá cho xe qua cổng và đỗ xe cạnh vila, và vào nhà đi nằm.


Lịch sử đang chờ chực ở cánh gà. Tại một cửa hàng sửa chữa ô tô quét vôi màu vàng nhạt, cách sứ quán 5 dãy nhà, một tốp lính của tiểu đoàn C.10 của Quân giải phóng đang tập hợp lại cho cuộc tấn công. Cùng lúc đó, những người thực hiện các nhiệm vụ khác được tổ chức thành những đội biệt kích, những ban công tác chính trị, những đại đội quân sự, những tiểu đoàn, trung đoàn và sư đoàn, đang sẵn sàng tấn công những mục tiêu khác trong Sài Gòn và hơn 100 thành phố và thị trấn khắp miền Nam. Tổng cộng khoảng 67.000 lính do Việt Cộng chỉ huy được tung vào các trận đánh vào giai đoạn mở đầu của cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Trong số đó, không đến 20 người tập trung tại cửa hàng sửa chữa ô tô vào tối đó sẵn sàng đánh vào sứ quán. Một sĩ quan Mỹ sau đó gọi cuộc tấn công vào các sứ quán là một hoạt động cỡ trung đội “vớ vẩn”, và nếu hiểu theo thuật ngữ quân sự thông thường, nó là thế. Nhưng về ý nghĩa chính trị và tâm lý, thì cuộc tổng tấn công “vớ vẩn” này là một trong những hành động quan trọng nhất của chiến cuộc.


Tầm quan trọng của sứ quán Mỹ như là một căn cứ vốn mang tính tượng trưng lớn hơn nhiều thực chất của nó. Nền ngoại giao của Mỹ ở Việt Nam đã từ lâu tuỳ thuộc vào những đòi hỏi của các cố gắng quân sự, và bản thân sứ quán đã không tác động gì nhiều đến chiều hướng phát triển cả cuộc chiến. Vào lúc bị tấn công, sứ quán được một dúm người bảo vệ dưới quyền điều khiển của một sĩ quan ngoại vụ cấp thấp, mà nhiệm vụ hàng ngày của anh ta là điều tra giá gạo trên thị trường.


Tuy nhiên, sứ quán là nơi mà lá cờ sao vạch được chính thức cắm trên mảnh đất Việt Nam, và do đó, nó là biểu tượng trung tâm của những cố gắng của Mỹ. Những người chưa từng nghe Nha Trang, Qui Nhơn, Biên Hoà, Bến Tre hay những nơi mà họ không phát âm được, thì hiểu là nó nói lên điều gì khi Việt Cộng tấn công vào trung tâm sứ quán nằm giữa trung tâm Sài Gòn. Bởi vì đã có một lần họ có thể gọi tên và gợi lại trong trí nhớ hình ảnh cái sứ quán này. Đối với nhiều người Mỹ trong nước, cuộc tấn công sứ quán là trận đánh lần đầu tiên có thể hiểu được của cuộc chiến tranh.


Đối với giới báo chí Mỹ ở Sài Gòn, chuyện này cũng là một sự kiện khác thường. Hầu hết những chiến sự nổ ra khắp miền Nam họ không được biết vào những giờ đầu nổ súng và bất kỳ tình huống nào họ cũng không đến được. Tin về trận đánh ở sứ quán tuy vậy lan đi rất nhanh trong đại diện của giới báo chí, truyền hình và truyền thanh, và tất cả bọn họ lại ở gần và có sẵn phương tiện truyền tin không xa nơi xảy ra chiến sự bao nhiêu. Bởi vậy Việt Cộng không tấn công các nhà máy điện, các trung tâm điện thoại và điện tín, nên việc truyền thông trong nước và quốc tế vẫn hoạt động bình thường suốt đêm hôm đó. Đây là dịp mà các phóng viên có thể quan sát và tường thuật cho thế giới về diễn biến chiến sự trong khi nó đang diễn ra. Thông qua phép lạ của kỹ thuật điện tử thế giới, tin tức đã truyền đi với tốc độ nhanh gấp 30 lần so với tốc độ của viên đạn bắn ra trong cuộc tấn công này.


Tại một góc phố ở Sài Gòn trước lúc nửa đêm, một người đàn ông vãm vỡ tên N.V.S đứng chờ gặp một sĩ quan của tiểu đoàn C.10 Quân giải phóng theo lời hẹn. S. là một tiểu đội trưởng của tiểu đoàn này đóng gần đồn điền cao su Michơlanh chỉ cách Sài Gòn 30 dặm về phía Bắc. Anh ta đến Sài Gòn một ngày trước khi xảy ra cuộc tấn công và mặc đồ dân sự như một người dân đi sắm tết. Vốn là một nông dân ở vùng ven đô, anh tham gia Quân giải phóng năm 1964, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ. Sau đó anh được điều vào lực lượng đặc công hoạt động ở Sài Gòn cuối năm 1965. Năm 1966, anh trở thành tiểu đội trưởng.


Vào tháng 11 năm 1967, 3 tháng trước Tết Mậu Thân, đơn vị của S. bắt đầu chuyển vũ khí đạn dược và chất nổ vào Sài Gòn. Chuyến chở hàng đầu tiên được nguỵ trang bằng củi đốt chất đầy một chiếc xe tải chở thuê. Ba chuyến sau, vũ khí đạn được được dấu trong những đống cà chua và đi vào thành theo quốc lộ 1.


Hai ngày trước tết, những sọt lớn đựng cà chua và gạo nặng lặc lè được chuyển đến một ngôi nhà cạnh hiệu sửa chữa ô tô tại số 59 đường Phan Thanh Giản. Ngay sau phút giao thừa, S. và đồng đội đã tập hợp tại hiệu sửa chữa ô tô, họ chia nhau đạn dược và thông báo về nhiệm vụ chiến đấu đến lúc này còn giữ kín.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 07:46:29 pm »

Vào lúc 2 giờ 45 phút sáng, toán quân đến quân sự bằng chiếc xe tải Po-giơ cỡ nhỏ và một chiếc xe tắc xi. Một viên cảnh sát Việt Nam đứng cách sứ quán một dãy nhà thấy các xe này chạy dọc phố Mạc Đĩnh Chi mà không bật sáng đèn. Anh ta chuồn vào chỗ tối để tránh những điều rắc rối.


Hai chiếc xe này ngoặt sang đại lộ Thống Nhất, một đại lộ lớn, chạy ngang qua sứ quán Mỹ. Khi xe vòng qua góc phố, những người trên xe xả súng máy vào hai tên cảnh sát đứng ngoài chiếc cổng ngách mở ban đêm của sứ quán. Chiếc xe tải Pơ-giô đậu lại cạnh bức tường cao của sứ quán. Những người trên xe, mang khăn quàng cổ và băng tay làm tín hiệu, lao xuống và dùng rocket và bộc phá để tấn công.


Trong lúc đó hai người Mỹ chĩa súng bắn vào chiếc xe tắc xi rồi rút lui, đóng cánh cổng sắt lại. Đúng 2 giờ 47 phút họ đánh điện đài báo động là có kẻ địch tấn công.


Ngay sau đó một tiếng nổ dữ dội làm rung chuyển cả sứ quán. Một khối thuốc nổ 15 pao (6,75 kg) đã phá thủng một lỗ lớn của bức tường bảo vệ cạnh góc phố nơi chiếc xe tải đỗ.


Daniel, một trong hai người Mỹ, hét to trên làn sóng vô tuyến: “Chúng đang tới, chúng đang tới, cứu tôi với”. Thế rồi điện đài bỗng ngừng bặt. Sau đó người ta tìm thấy xác Daniel với một vết đạn bắn vào đầu. Còn người Mỹ kia, Sabast, binh nhất, thì bị một viên đạn xuyên thủng ngực.


Một chiếc xe Jeep của lực lượng cảnh sát quân sự Mỹ đi tuần cách đó nhiều dãy nhà nhận được tín hiệu cấp cứu và hành động ngay lập tức. Hạ sĩ cảnh sát Gionni B.Tômát 24 tuổi và nhân viên điện đài Onen E.Mibớtx, 20 tuổi chạy dọc đại lộ để đến sứ quán, nhưng họ là người thứ ba và thứ tư bị giết trong 5 phút đầu của cuộc tấn công này.


Kế hoạch cuộc tấn công xảy ra, ở miền Nam có 492.000 lính Mỹ của hải, lục, không quân hỗ trợ cho 626.000 lính Việt Nam Cộng hoà và 61.000 lính Nam Hàn, Thái và các nước khác. Nhiều tháng trước, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, Tổng hành di của tướng Oétmolen đã ra lệnh “cảnh giác cao độ”, đặc biệt đối với việc bảo vệ các sở chỉ huy, các căn cứ hậu cần, sân bay, khu dân cư và những chỗ trú quân. Nhưng lệnh này không làm người ta hoảng hốt vì nó đã quá quen thuộc.


Trước đó 6 tuần lễ, bộ chỉ huy quân sự Mỹ đã trao trách nhiệm toàn bộ bảo vệ Sài Gòn cho quân lực Cộng hoà. Còn quân Mỹ chỉ chịu trách nhiệm bảo vệ chính bản thân họ và những căn cứ của họ. Việc đảm bảo an ninh sứ quán được bố trí theo ba tuyến phòng thủ. Ngoài bức tường ngoài của sứ quán, là trách nhiệm của nước chủ nhà, trong trường hợp này là cảnh sát miền Nam Việt Nam. Vào đêm nổ ra cuộc tấn công, vòng bảo vệ ngoài có bốn cảnh sát Việt Nam. Viên thứ nhất đứng gác cạnh cổng sứ quán, khi chiến sự nổ ra, anh ta nấp kín sau lô cốt canh và ở đấy cho đến sáng hôm sau. Người thứ hai trực trước sứ quán, nhưng ngủ gà ngủ gật. Khi tiếng súng làm anh ta bừng tỉnh, anh ta bỏ chạy về đồn cách đó một dãy nhà. Viên thứ ba cũng gác trước cổng, và khi bộc phá nổ anh ta biến mất trong bóng tối. Còn người thứ tư, người cầm đầu của tốp gác này cũng vội vã lao về đồn. Tuyến phòng ngự thứ hai là bức tường cao 2,4 mét bao bọc quanh khu sứ quán, rất dễ bị bộc phá chọc thủng. Tại đây chỉ có hai cảnh sát quân sự Mỹ gác nơi cổng vào và bị giết chết ngay từ đầu.


Còn phạm vi phía trong tường là của phái đoàn ngoại giao, được một phân đội lính thuỷ đánh bộ Mỹ bảo vệ. Vào tháng giêng năm 1968, phân đội này gồm 85 người là lực lượng bảo vệ sứ quán lớn nhất của Mỹ trên thế giới. Do một sĩ quan an ninh của sứ quán kiểm sát, lực lượng này canh phòng suốt ngày đêm tại các trụ sở ngoại giao và các khu nhà chính thức khắp thành phố.


Khu sứ quán có hai khu-sứ quán và khu lãnh sự Mỹ cách nhau bằng bức tường và các cổng sắt. Thông thường có hai lính thuỷ đánh bộ Mỹ gác đêm trong khu sứ quán. Và vì có lệnh cảnh giác, họ được hỗ trợ thêm một lính thuỷ đánh bộ khác đứng gác trên nóc nhà sứ quán.


Leo E.Krămxi, viên sĩ quan an ninh của sứ quán, không nhận được tin tức gì mới lạ về tình hình Sài Gòn, và cũng không hề nghĩ đến việc sứ quán bị tấn công. Tuy vậy anh ta vẫn bỏ ra hầu hết buổi tối đi kiểm tra các cơ sở ngoại giao trong thành phố và kiểm tra tình hình với các nhân viên tình báo. Khoảng 45 phút trước cuộc tiến công, anh ta làm đợt kiểm tra cuối cùng với nhân viên trực ban của CIA tại trung tâm chỉ huy nằm ngay trong toà sứ quán. Krămxi được thông báo rằng tình hình Sài Gòn vẫn yên tĩnh. Anh ta trở về phòng mình và đi ngủ.


Khi các lính đặc công Việt Cộng nổ súng vào cảnh sát quân sự Mỹ canh tại cổng, thì Ronan W.Harpơ, viên trung sĩ lính thuỷ đánh bộ không có mặt tại toà sứ quán. Khi thấy sứ quán bị tấn công, anh ta chạy lao về qua bãi để xe. Vào cổng hậu của toà nhà, Harpơ thấy người cùng gác với mình, binh nhì Gioócgiơ B.Zahuranich đang cầm ống nói kêu cứu. Anh chạy dọc hành lang ra cửa trước và vội vàng kéo vào một người gác đêm Việt Nam không có vũ khí và hồn vía đã lên mây. Anh đóng sầm cánh cửa gỗ tếch to và chốt lại. Đạn súng máy bắn xối xả qua các cửa sổ bọc lưới sắt, quét dọc hành lang.


Ba mươi giây sau, một quả đạn rocket chống tăng phá tung tấm biển bằng đá granit mang quốc huy của Hoa Kỳ cạnh cửa chính, khoan sâu vào tường và nổ tung gần trần nhà ngay trên đầu chiếc bàn người thường trực điện thoại. Zahuranich bị thương nặng vì mảnh đạn cắm vào đầu, vai, cánh tay, ngực và chân. Hai điện đài liên hệ với những vị trí lính thuỷ đánh bộ khác bị phá huỷ. Harpơ đang tìm cách lấy thêm vũ khí phía cuối phòng bị gục xuống sàn nhà.


Một phát rocket khác xuyên qua cánh cửa chính, bay ngay hành lang và nổ trên bức tường cạnh cửa vào phía sau. Phát thứ ba bắn vào lưới chăn đạn trên cửa kho vũ khí. Harpơ lấy hết sức đứng lên và tìm cách cấp cứu sơ bộ cho Zahuranich thì một lính đặc công Việt Cộng ném một trái lựu đạn vào hành lang qua lỗ thủng của chiếc lưới dắt bọc cửa sổ. Trái lựu đạn khoét một lỗ trên sàn nhà và làm bụi khói và các mảnh nhỏ bắn khắp chung quanh. Harpơ nghe tiếng nói của những người tấn công từ ngoài nhà, và lúc này anh ta là người duy nhất bảo vệ tầng trệt của toà sứ quán.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 07:47:21 pm »

Trung sĩ Rudi A.Xơtô, lính thuỷ đánh bộ gác trên mái nhà sứ quán. Anh ta thấy Việt Cộng chui qua lỗ thủng của bức tường bảo vệ khu sứ quán, dùng khẩu súng ngắn là vũ khí duy nhất bắn kẻ địch. Nhưng từ trên 6 tầng nhà và cách xa đích hơn 60 mét, sau khi bắn từng loạt 6 phát đạn liền, anh ta bất lực đứng nhìn hai Việt Cộng mang súng phóng lựu lao qua bãi cỏ và nhằm vào cửa trước ngôi nhà sứ quán mà bắn. Xơtô tìm cách liên lạc với Harpơ và Zahuranich bằng máy bộ đàm, nhưng không có lời đáp. Anh cho rằng họ đã chết, và sắp đến lượt anh. Anh báo tin trên làn sóng điện của màng lưới an ninh rằng cõ lẽ Việt Cộng đã vào trong toà nhà sứ quán.


Lúc này, ngoài ba tên lính thuỷ đánh bộ, trong toà nhà sứ quán còn có hai người Việt và 6 người Mỹ nữa.
Hai người Việt thì một tên là gác đêm đã sợ dúm dó cả người mà Harpơ đã kéo vào nhà. Người kia là một nhân viên trực đêm của phòng liên lạc không thuộc loại mật. Cả hai nằm ngủ trên sàn nhà của căn phòng xép ở tầng một.


Trong văn phòng CIA ở lầu hai là việc trực ban của CIA, trang bị bằng khẩu Beretta và 2 nhân viên điện đài mỗi người có một khẩu súng lục giảm thanh.


Còn trong căn phòng liên lạc mật được bọc sắt ở tầng 4 là Giêmx A.Griphin, một nhân viên mật mã. Ngoài ra còn có Sác M.Phisơ, một nhân viên thông tin quân đội, mang một khẩu súng lục và một khẩu súng ngắn.


Người chịu trách nhiệm an ninh chính tối nay là E.Alân Oend, một nhân viên phục trách những vấn đề kinh tế đến Việt Nam từ bốn tháng trước và chyên môn theo dõi tình hình sản xuất và giá cả thóc gạo ở Việt Nam. Khi xảy ra sự cố, anh ta loạng quoạng bò ra khỏi giường ngủ tại phòng trực trên tầng 4 và gọi điện thoại cho tham tán chính trị Gion Achiban Conhum. Ngay lúc đó, một tiếng nổ làm rung chuyển toà nhà và Oend liền chui xuống gầm giườn. Oend nghe rõ tiếng súng xối xả ngay bên ngoài toà nhà. Anh ta mặc quần áo, vơ vội lấy khẩu súng lục và một ít tư trang, và trốn vào phòng giải mã ngay bên cạnh. Phòng này an toàn hơn phòng trực ban và có nhiều điện thoại và phương tiện liên lạc với bên ngoài hơn.


Một trong những tiếng nổ đầu tiên đã làm rung chuyển ngôi biệt thự của đại tá Giacốpxân nằm ngay sau toà sứ quán. Ông ta bừng tỉnh và thấy giường nằm và cả mặt mày phủ đầy những mảnh kính từ các cửa sổ phòng ngủ bị vỡ bắn ra. Ông ta nghe thấy tiếng súng cỡ nhỏ đì đoàng bên ngoài khi mặc quần áo và vội vàng tìm vũ khí phòng thân. Trong chiếc  ngăn kéo trên cùng về phía trái của chiếc bàn chạm trổ kiểu Tàu, ông vớ được quả lựu đạn M.26. Đó là vũ khí duy nhất trong cái nhà này.


Robớt L.Giôdépxân, trợ lý đặc biệt của đại sứ Enxuốt Bâncơ, cùng ở chung một nhà với Giacốpxân. Sau 5 năm ở Việt Nam, đêm nay là đêm cuối cùng của ông ta. Ông ta đã là khách danh dự của Giacốpxân trong buổi tiệc cuối năm cách đó 30 giờ, và có kế hoạch trở về Mỹ vào sáng hôm sau. Trước đây, ông ta thoát chết hai lần một cách kỳ lạ, một lần khi đến xem chiếu bóng năm 1964 và lần khác tại một tiệm ăn năm 1965. Hôm ấy ông ta đinh ninh rằng đây là lần nguy hiểm cuối cùng đối với ông. Ông ta lao vào phòng Giacốpxâ và thấy ông này cầm trong tay quả lựu đạn. Hoảng quá, ông ta với vội lấy chiếc giá áo, và đó là cái gần nhất ông ta có thể vớ được trong cơn nguy hiểm.


Đại uý Rôbớt J.Brien, là sĩ quan cấp chỉ huy của phân đội lính thuỷ đánh bộ phụ trách cơ quan ngoại giao. Lúc này ông ta để nguyên quân phục nằm ngủ trên chiếc ghế xôpha nơi trú quân của phân đội, cách đó 5 dãy nhà. Ông ta điều động những người còn lại thành cơ đội và tìm đến sứ quán, các cảnh sát viên Việt Nam hét tướng lên: “V.C… V.C!”. Ô Brien và binh sĩ của ông xuống xe và triển khai đến cổng nách của sứ quán. Họ thấy cảnh cổng bị đóng chặt và bên trong lại có địch.


Vậy bọn cảnh sát quân sự đâu rồi? Ô brien thốt lên nho nhỏ, hy vọng họ còn sống. Nghe tiếng người, năm hay sáu lính Việt Cộng trên bãi cỏ chạy nhốn nháo, nhìn trân trân vào tốp lính Mỹ trong giây lát rồi nổ súng. Rây Mân E.Rit một trung sĩ da đen vạm vỡ chĩa mũi súng tiểu liên vào khe cổng sát sứ quán và bắn trả. Sau đó tốp lính thuỷ đánh bộ rút lui chiếm vị trí dọc phố nách.


Viên sĩ quan trực nhật Krămxây và viên phó, Rôbớt Fơrây, từ nhà lao đến sứ quán qua phố Paxtơ. Nơi cổng phụ, anh ta tìm cách phá khoả nhưng vô hiệu. Họ bị khoá, không vào được còn kẻ địch thì lại ở bên trong. Lúc này giá có lựu đạn thì tốt biết mấy, nhưng họ lại không có. Fơrây sai một cảnh sát quân sự đánh xe đến Sở chỉ huy của anh ta ơ Chợ Lớn, nhưng anh này trở lại báo rằng tất cả lựu đạn đã phát hết và không đào đâu ra được một chiếc nào.


Đại sứ Enxuốt Bâncơ, trong nhà riêng cách sứ quán mấy dãy nhà, được một cảnh vệ đánh thức dậy và vội vẫ chuồn theo lối thoát bí mật đã chuẩn bị sẵn phòng ngủ tại nhà của Trưởng ban an ninh Leo Krămxây ở phố Paxtơ. Lúc này người hầu phòng Việt Nam đã được nghỉ phép để ăn tết và Krămxây thì không ngờ lại có người đến đây. Ông đại sứ thanh liêm kia chỉ thấy sợ chỉ huy mới của mình vung vãi đầy những chiếc áo sơmi và đồ lót bẩn thỉu.


Rôbớt Kômơ, phụ trách kế hoạch bình định của Mỹ, người đã từng tuyên bố về những thắng lợi lớn về an ninh trong năm 1967 nghe tiếng súng trong đêm ấy nhưng cứ ngỡ đó là pháo tết. Một lát sau, thiếu tướng Gioócgiơ Phoxai và đại tá Robớt Montaguy sống chung một biệt thự vội đánh thức ông dậy. Với súng cầm tay, các sĩ quan này báo cho Kômơ hay là sứ quán bị tấn công và rất có khả năng là tiếp đó thì đến lượt họ. Kômơ hỏi liệu ông có thể làm được gì. Họ trả lời chẳng làm được gì hết, thế là ông vào ngủ tiếp.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 07:50:26 pm »

Geri Li Ben, trợ lý của phân xã trưởng, hãng thông tấn NBC, được điện thoại làm thức giấc vào lúc quá ba giờ sáng. Đó là cô con gái của gia đình anh ta đến ăn tết vào đầu hôm gọi, cô ta bảo rằng ngoài phố có bắn nhau. Ben nói với cô đừng sợ. Anh gọi điện thoại đến sở chỉ huy cảnh sát quân sự, tự giới thiệu là quan chức của hãng tin NBC và hỏi chuyện gì đang xảy ra. “Anh giữ kín đấy nhé”, một binh nhì bảo anh, “nhưng Sài Gòn đang bị tấn công không đáng kể”. Ben gọi điện lại cho cô gái và bảo cô không nên ra ngoài.


Pitơ Brextrăp của tờ bưu điện Hoa Thịnh Đốn tại Sài Gòn vừa qua trở về sau chuyến đi đến Khe Sanh và Đà Nẵng và thở phào khi được trở lại thành phố bình yên này. Một cú điện thoại đã đánh thức anh ta dậy. Đó là Li Lexkêgiơ, người đồng sự.

-Chúng đang tấn công thành phố đấy!

-Thành phố nào? Brextrăp hỏi lại.

-Thành phố này chứ đâu, Sài Gòn ấy.

-Lố thế. Lại mọt vụ đột nhập nào đó thôi.

Brextrăp đáp, anh ta vốn là một cựu lính thuỷ đánh bộ. Thế rồi anh ta lại lăn ra ngủ, nhưng lại bị một cú điện thoại khác, sau đó đã đánh thức dậy, và ba chân bốn cẳng chạy đến sứ quán.


Khi ở Sài Gòn vào lúc nửa đêm, thì ở  là giữa chiều. Oan W.Rôtxtôp, trợ lý an ninh quốc gia của Tổng thống Giônxơn, đang tiếp bốn biên tập viên của tờ Oasinhtơn Pôtx, tờ báo ngày càng tỏ ra hoài nghi về những tuyên bố về tiến triển khả quan của cuộc chiến tại Việt Nam. Rôtxtôp đã hứa với những nhà báo này sẽ đưa ra những tài liệu của Việt Cộng mà Mỹ bắt được, nó nói lên Mỹ đang thắng lợi và phía cộng sảng đang mơ tưởng những cố gắng “hết hơi” phi thực tế để giành chiến thắng! Rôtxtôp dẫn các vị khách vào một căn phòng tầng trệt không có cửa sổ có tên là phòng Thông báo tình hình của Nhà Trắng, là trung tâm chỉ huy của Tổng thống trong các cuộc khủng hoảng về chính sách đối ngoại. Một bức ảnh lớn treo tường về căn cứ Khe Sanh của lính thuỷ đánh bộ, được chụp chi tiết đến từng chiến hào một được bày lên trên các bàn. Trên chiếc bàn đặt giữa phòng là những chồng bị vong lục của Hội đồng an ninh quốc gia, những bản sao chụp lại để phát cho các nhà báo, trong đó nói về những tài liệu của cộng sản vừa bắt được, những cuộc thẩm vấn tù binh, những báo cáo của những tên đào ngũ từ vùng có chiến sự. Ông ta xin cáo vì bận việc khác và giao lại trách nhiệm cho một báo cáo viên.


Trong khi các nhà báo đang giở từng trang của bản bị vong lục, cánh cửa thông sang trung tâm thông tin liên lạc ngay bên cạnh mở ra và một trợ tá dúi vào tay báo cáo viên một mảnh giấy. Tay báo cáo viên ra lệnh: “Đưa ngay cho ông Oend”. Lại một mảnh giấy khác đến và được chuyển vội đến cho Rôtxtôp. “Xem ra có chuyện lộn xộn ở Sài Gòn”, tay báo cáo viên nói với nụ cười gượng gạo. Lại một mảnh giấy nữa được đưa tới. Rồi một mảnh nữa. Giòng tin và sự căng thẳng ngày càng tăng trong căn phòng bắt đầu trở nên hấp dẫn hơn nhiều những văn kiện để trên bàn. “Hoá ra vixi đang tấn công sứ quán ở Sài Gòn”, báo cáo viên giải thích với các nhà báo.


Rôtxtôp gặp các nhà báo khi họ chuẩn bị rời Nhà Trắng, và nhắc đến việc tấn công sứ quán MỸ đẻ gây “ấn tượng với khách. “Các vị có muốn bản sao (của tài liệu) không?” Viên phụ tá của Tổng thống hỏi họ. Các nhà báo đến nhặt các bị vong lục chất trên bàn và mang về toà soạn, nơi mà các bản tin từ Sài Gòn đang đánh về trên các máy têlêtip trong phòng điện báo.


Trở lại phòng thông báo tình hình, một trợ tá cảm thấy cái “áp lực không tin được” muốn biết thêm tin tức của phòng trên. Phòng trên chính là phòng Bầu dục của Tổng thống Mỹ.


Buổi chiều ấy, không khí vốn yên tĩnh trại trung tâm điện báo của Bộ ngoại giao, một cơ sở nhận tin thành lập năm 1961 để giúp các quan chức ngoại giao nắm bắt kịp thời những biến động. Thông thường, tin tức đều tiên là từ nguồn của các hãng thông tấn, và lần này là hãng AP từ Sài Gòn đánh đi.


Khoảng nữa giờ sau, nhân viên trực Gion B.Thơmxân nhận được một cú điện thoại từ hải ngoại do Cahun, tham tán chính trị của sứ quán gọi từ nhà riêng ông ta ở tại Sài Gòn, Thơmxân ghi lại và chuyển báo cáo này cho Bengiamin Rít thư ký hành chính của Bộ ngoại giao mà bàn làm việc của anh ta nằm trong dãy văn phòng của Bộ trưởng ngoại giao Đin Rátxcơ.


Rít nhấc ống nói điện thoại và đăng ký nói chuyện ưu tiên với sứ quán ở Sài Gòn. Tiếng nói từ nửa vòng trái đất vọng tới là của Alân Oend, người trực ban trên tầng bốn của toà sứ quán bị vây hãm.
Oend báo cáo:-Bên ngoài đang bắn nhau.

-Anh định nói là ngoài khu sứ quán à? Rít hỏi.

-Trong sứ quán đấy. Ngay ngoài toà nhà này này.

Rít bàng hoàng. Anh ta báo tin cho trợ lý bộ trưởng ngoại giao P.Bănđi, người phụ trách vùng viễn đông, và ông này cũng đâm hoảng vì cái tin này. Rít cũng báo cáo luôn cho Đin Rátxcơ. Ông bộ trưởng ngoại giao thường nghe báo cáo tình hình tại văn phòng riêng của mình, chẳng mấy khi như chiều nay đến thẳng phòng điện báo để đọc từng mẩu tin. Ông trông vẫn giữ vẻ điềm tĩnh.


Thứ trưởng bộ ngoại giao Nicôlátx Katgiânbách và phó trợ lý bộ trưởng ngoại giao Philip Habíp đang đến thăm theo kế hoạch định trước trung tâm theo dõi các hoạt động về Việt Nam tại Sở chỉ huy cục tình báo trung ương gần Lengxlây, bang Vơginia. Trong các cơ quan chính phủ có dính líu sâu vào cuộc chiến tranh Việt Nam, CIA là cơ quan xa cách nhất với nghệ thuật rao hàng nên xem ra là những người kém lạc quan nhất. Đầu năm 1968, các quan chức CIA ngày càng tỏ ra lo ngại về những dấu hiệu về một cuộc tấn công chưa từng có của Việt Cộng và Bắc Việt đang chuẩn bị và thối chí trước thái độ thoả mãn trong quân đội Mỹ. Sự thảng thốt đó nhắc nhở một quan chức cấp cao của CIA đến không khí trước trận bão xảy ra trên một chuyến đi biển, khi mặt trời vẫn còn chiếu sáng và gió còn thổi nhẹ, nhưng một cảm giác khó chịu đã bắt đầu từ sau gáy.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2007, 07:20:58 pm gửi bởi ChienV » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 07:51:02 pm »

Một số quan chức CIA coi Katgiânbách là một đồng minh tiềm tàng trong nỗ lực làm cho chính sách của Mỹ ở Việt Nam có những thay đổi cơ bản, và họ xem cuộc đi thăm hôm đó là một dịp để truyền cho ông ý thức về sự cấp bách của tình thế. Dùng các bản đồ và biểu đồ, một quan chức CIA điểm lại những tình hình báo mới nhất từ vùng chiến sự và đưa ra ý kiến rằng “chúng ta đang đứng trước những cuộc tấn công ồ ạt, có thể vào cuối dịp nghỉ tết”. Vào lúc đó, một nhân viên điện báo đến, cầm trong tay một mảnh giấy. “Đây là tin nói rằng Việt Cộng đang tấn công sứ quán ở Sài Gòn và họ đang ở tầng dưới cùng”, anh ta nói.


Một trong số những vị khách thoạt đầu cho đó là một lời nói đùa tế nhị của CIA, nhưng sau đó những chi tiết rõ ràng đã làm cho tan biến đi cái ý nghĩ đó. Ông ta rên rỉ: “Tôi biết việc đó rồi, tôi đã biết rồi”.


Cuộc tấn công Tết Mậu Thân hẳn sẽ có một tác động mãnh liệt đối với tình cảm ý nghĩ và niềm tin của hàng triệu người Mỹ và tương lai của những nhà lãnh đạo chính trị nước Mỹ. Xảy ra vào một thời điểm gay cấn, ngay trước khi diễn ra cuộc bầu cử sơ bộ trong năm bầu cử Tổng thống, cuộc tấn công đã đánh vào chế độ chính trị của Mỹ vào đúng lúc nó tỏ ra do dự nhất về đường lối và đang mang những mầm mống của sự thay đổi.


Sau tất cả những gì khác vừa được bàn tán về tình hình chiến tranh, tin về cuộc tổng tấn công vào sứ quán Mỹ đã nói rằng các lực lượng cộng sản thực ra mạnh hơn nhiều so với điều mà chính phủ Mỹ đã từng thú nhận, rằng cuộc chiến tranh còn rất xa vời để tiến tới một chung cục mà các quan chức đã bóng gió nói tới. Hai bài học có tính chất phản biện có thể được rút ra từ nhận thức này: Một là Hoa Kỳ có thể tăng cường chiến tranh một cách ồ ạt, bời vì trong quá khứ cũng như hiện nay, những nỗ lực của Mỹ là không đầy đủ. Thứ hai là Hoa Kỳ cần phải từ bỏ cuộc chiến tranh như là một mục tiêu vô vọng, bởi vì nó không thể đạt được một cái gì tương tự với cái giá mà nó phải trả.


Chính khách đầu tiên phản ứng trước tình thế này là một người thuộc phái diều hâu khét tiếng, thượng nghị sĩ Xtrom Thơmând của bang Carolina Nam. Cuối buổi chiều đó ông ta đọc một bài diễn văn chống lại đạo luật về dân quyền chưa biểu quyết trong phòng họp thượng viện hầu như trống không khi một trợ tá trao cho ông ta một mẩu tin điện. Thơmând ngừng nói và đọc bức điện đó. Mặt ông ta đỏ gay lên và giơ hai bàn tay đâm vào nhau trong nỗi thất vọng đắng cay. Ông ta nói với Tổng thống Giônxơn như thể ông Tổng thống đang có mặt trong phòng họp “Ngài hãy sử dụng quyền hành của mình để dội mưa bom lên đầu chúng đến mức chúng không còn chịu nổi, kiểu bom mà chúng ta đã tiến hành trong đại chiến II, nếu cần (tức là bom nguyên tử-ND). Bất cứ cái gì cần thiết để kết thúc cuộc chiến tranh này đều phải làm để cứu lấy sinh mạng của người Mỹ”. Ông đòi hỏi Tổng thống “Từ bỏ lối vờn dử” với cuộc chiến tranh này để cho người Mỹ phải hy sinh tính mạng. “Chúng ta sẽ còn phải chờ đến bao lâu nữa? Bao nhiêu sinh mạng Mỹ còn phải hy sinh trước khi chúng ta có được một hành động cứng rắn và quyết định mà đáng ra chúng ta phải tiến hành nhiều năm trước đây”.


Sáng hôm đó, Thượng viện đã có một hành động mà xem ra đã dọn đường cho sự chú ý đến lý lẽ của vị thượng nghị sĩ bang Carolina Nam này và những người cùng phe cánh với ông ta. Không tranh cãi gì mấy và không có phiếu nào phản đối, Thượng nghị viện đã thông qua việc cử Clác Clipphớt làm Bộ trưởng quốc phòng. Clipphớt được coi là người cánh hẩu của Linđân Giônsơn, một cựu chiến binh lạnh lùng và là người bảo vệ không nao núng chính sách chiến tranh của Giônsơn. Ở Oasinhtơn, nói chung người ta cho rằng ông ta sẽ có thái độ diều hâu hơn đối với chiến cuộc so với người tiền nhiệm là Robớt S.Mắcnamara, đã sắp mất chức tại Lầu năm góc.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2007, 07:23:39 pm gửi bởi ChienV » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 07:53:47 pm »

Đánh nhau trong đêm tối

Ở Sài Gòn một người Mỹ khác, cũng ở bang Carolina Nam đang trăn trở thâu canh tại biệt thự của ông ta trên phố Trần Quý Cáp. Tướng Uyliêm C.Oétmolen liên tiếp nhận những báo cáo qua điện thoại về những cuộc tấn công mạnh mẽ của cộng sản khắp miền Nam. Ông ta đã lường trước một cuộc tấn công của cộng sản, đặc biệt tại Khe Sanh và ở những nơi khác thuộc Bắc Trung phần, mà không hề lường đến một cái gì lại rộng lớn và được phối hợp tài tình đến thế.


Trong những giờ đầu, ông còn có phần hoài nghi. Hầu như toàn bộ các thành phố khắp miền Nam đều bị tấn công từ trong hay ngoài, và chẳng ai biết cộng sản có bao nhiêu lực lượng dự trữ chưa tung ra. Sân bay Tân Sơn Nhất, nơi tổng hành dinh của Oét đóng, bị ba tiểu đoàn cộng sản tấn công. Hơn nữa, tình hình về phía lực lượng đồng minh lại hết sức mù mờ, những hành động của quân đội Cộng hoà và của dân chúng ra sao cũng chẳng rõ, và chỉ mới có những báo cáo ban đầu của các tiểu đoàn, trung đoàn và những tổ chiến đấu đặc biệt của quân Mỹ về việc họ triển khai những vị trí chiến đấu mới khắp miền Nam đang bốc lửa.


Từ bối cảnh đó, cuộc đột kích vào sứ quán có vẻ là một cuộc quấy rối hơn là sự đe dọa, một chuyện nhỏ nhưng sẽ vượt khỏi tầm cỡ của nó do sự tập trung của báo chí Mỹ và sự quan tâm của chính phủ Mỹ. Họ không hề sợ sứ quán bị thất thủ mà sớm muộn họ cũng sẽ thắng trong trận chiến mà kẻ địch chỉ có khoảng một trung đội đó.


Sự trấn an có tính chất thực dụng đó cũng đủ có tác dụng tốt đối với những trận đánh khác trong những cuộc chiến tranh khác, nhưng quả là không đáp ứng một cách hết sức bi thảm trong lúc này. Xem ra toàn thế giới đang hướng về sứ quán, và phán xét hành động này như thể toàn bộ cuộc chiến tranh sẽ được quyết định do kết quả của nó. Mỗi phút trôi qua trong sự băn khoăn của công chúng, chiếc đồng hồ chạy tích tắc cho đến giờ phát tin buổi tối của vô tuyến truyền hình ở Mỹ và thời hạn cắt bài vở của những tờ báo ra sáng hôm sau. Vấn đề thời gian vấn đề đã ám ảnh Hoa Kỳ suốt thời kỳ can thiệp vào Việt Nam, bỗng xuất hiện dưới hình thức hết sức gay gắt và phi lý của nó. Các nhà cầm quyền dân sự không chỉ đòi hỏi chiến thắng tại sứ quán, mà họ cần có chiến thắng đó tức thời. Ở thời buổi mà truyền thông đại chúng hiện đại nhanh như chớp, việc đo lường thắng lợi quân sự không chỉ là nó ra sao mà còn vào lúc nào.


Vào 4 giờ sáng, giờ Sài Gòn, Đại sứ Bâncơ, quan một trợ tá, yêu cầu viên tổng trưởng cảnh sát Nam Việt, thiếu tướng Nguyễn Văn Luân, cho quân tiếp viện toà đại sứ. Câu trả lời từ đồn cảnh sát quận 1, ở cách sứ quán Mỹ một dãy nhà. Viên sĩ quan chỉ huy, một đại uý, đã từ chối không hành động. Anh ta bảo trong đêm tối chả ai có thể phân biệt được bạn thù và quân của ông ta sẽ bị kẹt giữa hai làn đạn. Nếu người Mỹ có thể đến đồn ông ta, đưa cảnh sát của ông ta đến sứ quán và chỉ cho họ đầu là Việt Cộng, thì lại là chuyện khác. Một lính thuỷ đánh bộ Mỹ và một cảnh sát quân sự Mỹ được cử đến đồn, nhưng người Việt đã không cho họ vượt qua các chướng ngại vật.


Vào 4 giờ 20 phút, Cohum tham tán chính trị của sứ quán gọi điện thoại thúc Oétmolen về việc tổ chức một lực lượng phản công và di tản những người bị thương ở sứ quán. Tướng Oét ra lệnh cho tiểu đoàn quân cảnh 716, đơn vị chiến đấu lớn nhất của Mỹ trong thành phố, phải quét sạch quân địch cần khỏi sứ quán và coi đó là nhiệm vụ “ưu tiên số 1”.


Sở chỉ huy quân cảnh đáp ứng lại bằng yêu cầu có xe thiết giáp và máy bay trực thăng dùng vào việc tấn công chiếm lại sứ quán. Những phương tiện quân sự hạng nặng như vậy chỉ có thể điều từ các đơn vị nằm ngoài thành phố. Trong lúc đó, lực lượng quân cảnh đưa thêm quân đến sứ quán. Viên trung uý quân cảnh chỉ huy ở đây đã nghiên cứu tình thế và không chịu tiến đánh vào sứ quán trong đêm tối. Mọi cánh cổng đều khóa chốt, và lỗ thủng tại bức tường bao bọc sứ quán thì những người Mỹ ở phía ngoài chưa lần ra được ở chỗ nào. “Việt Cộng thì ở trong sứ quán, họ không đi đâu cả. Chẳng ai có thể lọt vào, mà chẳng ai có thể lọt ra ngoài”, một lính quân cảnh đã báo cáo vậy qua máy bộ đàm. Viên trung uý bảo rằng cứ phải đợi đến khi trời sáng bởi vì chúng ta đã vây chúng lại rồi. Qua giọng nói của anh ta, chẳng tỏ ra chút gì khẩn cấp.


Trong khu sứ quán, hai bên vẫn tiếp tục nhiệm vụ theo hết khả năng của họ mà sẵn sàng chiến đấu đến phút cuối cùng. Các chiến sĩ Việt Cộng chiếm lĩnh các vị trí trong hay sau các bồn hoa và các nơi gác trong khu vườn để bắn trở lại trước một hoả lực đối phương ngày càng tăng từ các mái nhà quanh sứ quán. Đại tá Giacốpxân, người đã từng trải bao chiến trận, đứng ngắm những người lính Việt Cộng suốt cả đêm ấy từ chiếc cửa sổ biệt thự của ông nằm sau sứ quán. Ông ta có ấn tượng sâu sắc với sự dũng cảm phi thường của họ trong chiến đấu. Chẳng một ai trong số họ tỏ ra có một chút gì nao núng hay chịu đầu hàng.


Những người Mỹ trong khu nhà sứ quán thì lại nằm ngoài vòng chiến một cách kỳ lạ, trừ khi một quả rocket hay những viên đạn bắn vào toà sứ quán. Họ không nhìn thấy gì về cuộc chiến đấu đang diễn ra xung quanh họ, và đôi tai họ chỉ biết được rằng cuộc chiến đấu đang hết sức dữ dằn. Còn họ thì hầu như bất lực. Chỉ có việc chờ đợi trong nỗi lo âu căng thẳng và thất vọng trong cảnh cùng đường.


Mặt khác tiếng nói của họ lại đi khắp thành phố và trên thế giới qua dây điện thoại, và những máy điện thoại thì cứ liên tục réo chuông. Oend và Griphin trong phòng mật mã trên lầu 4 đã nhận điện thoại suốt đêm từ phòng theo dõi tình hình của Nhà Trắng và từ trung tâm theo dõi các hoạt động của Bộ ngoại giao ở Oasinhtơn, cách nơi này ½ vòng trái đất; từ vị tướng lính thuỷ đánh bộ ở Đà Nẵng, cách đây 500 dặm; từ sở chỉ huy quân sự Mỹ tại sân bay Tân Sơn Nhất; từ nhà của viên tham tán chính trị sứ quán; và cả từ một nhân viên viện trợ nước ngoài gọi điện thoại để tìm hiểu là chuyện gì đang xảy ra. Thật giống như là phòng gọi điện thoại trên chiếc tàu Titanic khi chiếc tàu này đang chìm dần xuống biển.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2007, 07:27:22 pm gửi bởi ChienV » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 07:55:16 pm »

Trung sĩ Harpơ, người hầu như suốt đêm nằm lom khom trên hành lang để chờ Việt Cộng xông vào, cứ lao tới máy điện thoại mỗi lần nó réo lên vì sợ tiếng chuông báo động cho Việt Cộng ở bên ngoài. Một cú điện thoại vào nửa đêm là của đại uý lính thuỷ đánh bộ Sáclơ Xamxân, trợ tá của tướng Oét, ông này đang kiểm tra tình hình để báo cáo lại với viên tư lệnh quân lực Mỹ.

-Có chuyện gì thế trung sĩ? Ông ta hỏi vì nhận thấy giọng nói kích động của bên kia đầu dây.

-Việt Cộng đang ở ngoài cửa đấy, tôi nói cho ông rõ.

-Anh không sợ? Hay không việc gì chứ? Xamxân hỏi, nghĩ bụng có thể Harpơ có khi phóng đại sự việc lên.

-Tôi thề là không đâu.


Một chiếc trực thăng quân sự Mỹ mang một tốp lính từ sư đoàn Không vận 101 mưu toan đổ quân lên nóc nhà sứ quán vào lúc 5 giờ sáng, nhưng đã thu hút một loạt hoả lực của Việt Cộng bắn lên từ mặt đất, chiếc máy bay vội vàng quay trở về.


Tại sở chỉ huy Long Bình, nằm cách thành phố 15 dặm, thiếu tướng Phrêđêrich Wâyân, tư lệnh các lực lượng Mỹ vùng Sài Gòn biết tin là chiếc trực thăng này quay trở lại. Thấy rằng không cần thiết phải đổ quân trong đêm tối đầy nguy hiểm, ông ra lệnh cho lực lượng tiến công chờ cho đến khi có thời cơ thuận lợi.


Vào khoảng 6 giờ 15 phút sáng, một chiếc trực thăng cán gáo đã có thể đổ xuống nóc nhà sứ quán. Nó để lại đó 3 hòm đạn súng máy M.16 và cất cánh mang theo Zahuranich, trung sĩ Xôtô và Fisơ.


Những người bảo vệ sứ quán ở trong toà nhà thì được trang bị bằng đủ các loại súng lục và những vũ khí nhẹ khác. Vì không có ai có trong tay một khẩu M.16 nào, nên những hòm đạn do trực thăng tiếp viện đã nằm vô dụng trên nóc nhà suốt đêm.


Thế giới bên ngoài lệ thuộc vào những phóng viên đang tụ tập cách đó một dãy nhà. Các nhà báo tìm mọi cách để đưa tin bằng những gì họ nghe, họ nhìn và họ hỏi.


Bari Zothiân, người phát ngôn báo chí của Mỹ, cũng chẳng biết V.C. đã đột nhập vào toà nhà sứ quán chưa. Cả những người ở lầu 4 sứ quán cũng thế. Một trung sĩ  quân cảnh người quá nặng nề và quá hoảng hốt đã nói với nhóm nhà báo bằng một giọng kích động rằng: “Họ đang trong toà nhà”.


Pitơ Anét của hãng AP là một phóng viên chiến tranh kỳ cựu đã nhận được giải Pulítgiơ về những bài vở viết về cuộc chiến tranh Việt Nam, cố chạy đi chạy lại ngoài bức tường sứ quán đến chiếc máy điện thoại cách đó một dãy nhà. Anh ta đang liên tục đưa tin cho văn phòng AP tại ngôi nhà Eđen. Dựa vào tài liệu Anét phát ra tại nơi xảy ra chiến sự hãng AP đã phát ra tin quan trọng đầu tiên rằng V.C. đang trong toà nhà sứ quán. Bản tin viết:

“Việt Cộng tấn công Sài Gòn hôm thứ tư và chiếm một phần sứ quán Mỹ. Lực lượng quân cảnh Mỹ tìm cách tràn vào sứ quán khi trời bắt đầu hừng sáng, nhưng bị đẩy lùi trước một hoả lực rất mạnh từ sứ quán bắn ra…”

Ở Niu Yoók, đài truyền hình NBC đã đưa tin về sự kiện thảm bại này cho khoảng 14 triệu khán giả Mỹ.

“Việt Cộng đã chiếm một phần sứ quán Mỹ ở Sài Gòn sáng sớm thứ tư, theo giờ Việt Nam. Những người bắn tỉa đang ở trong các toà nhà và trên các mái nhà gần sứ quán và đang bắn vào các nhân viên Mỹ trong khu sứ quán.

Hai mươi lính biệt động cảm tử được tin là đang chiếm giữ tầng một của toà đại sứ.

Cuộc tấn công vào sứ quán và những căn cứ chủ chốt ở Sài Gòn, ở sân bay Tân Sơn Nhất và Biên Hoà nằm phía bắc Sài Gòn, là đỉnh cao của cuộc tấn công lớn nhất và được phối hợp ở trình độ cao nhất của đối phương trong cuộc chiến tranh này. Không có tin tức gì về thương vong của phía đồng minh ở Sài Gòn, nhưng người ta cho là cao.

Các cuộc tấn công xảy ra khi hàng ngàn nhân viên dân sự đang đón mừng năm mới theo âm lịch và vào những lúc mà người ta không thể phân biệt được đầu là tiếng nổ của lựu pháo và các loại súng nhỏ với tiếng pháo mà những người vui tết đã đốt lên…”


Ở Oasinhtơn, các quan chức cao cấp của chính phủ ngồi trước màn ảnh tivi với bộ mặt đầy lo lắng. Họ đang theo dõi buổi phát tin tối, vốn là nguồn thông tin hàng đầu quyết định thái độ hầu hết nhân dân Mỹ.


Vào lúc 6 giờ 40 phút chiều ở Oasinhtơn, Philíp Habib, người điều hành công việc về Việt Nam của Bộ ngoại giao đã gọi điện thoại khẩn cho trụ sở tạm thời của chỉ huy sứ quán ở Sài Gòn. Tham tán chính trị của sứ quán Cohum cầm ống nghe ở đầu dây này. Hai phút sau, Cohum nói chuyện bằng điện thoại với trung tâm các hoạt động chiến đấu của bộ chỉ huy quân sự Mỹ, nơi mà các tin tức dồn dập đưa đến các trận đánh lớn ở vùng ngoại vi trung tâm này tại sân bay Tân Sơn Nhất và khắp miền Nam. Cohum báo tin cho các sĩ quan phụ trách các hoạt động quân sự và những người này hẳn đã không thể tin được vài cái tin rằng “mối quan tâm chính” của Oasinhtơn là lấy lại sứ quán Mỹ ở trung tâm Sài Gòn. Họ trả lời có phần dè dặt rằng bức tường cao bảo vệ sứ quán là một “Vấn đề chiến thuật quan trọng”-vì Việt Cộng thì ở bên trong còn những lực lượng cứu viện của MỸ lại ở bên ngoài. Tuy nhiên, Cohum được thông báo là một lực lượng cứu viện Mỹ đang xuất phát.


Không thoả mãn với sự trả lời đó, Cohum gọi điện thoại cho tướng Oét. Ông ta nhấn mạnh: Oasinhtơn quan tâm đến sứ quán. Tướng Oét trấn an ông ta rằng lính chở bằng trực thăng sẽ đổ bộ xuống sứ quán ngay thôi.


Khi trời hửng sáng, sĩ quan an ninh Rôbớt Fơrây loạng choạng vấp phải vật gì nằm trên vỉa hè đằng trước sứ quán. Đó là đống gạch vụn mà công binh Việt Cộng đã phá bức tường thành lỗ thủng để chui vào trước đây 4 giờ. Lần đầu tiên họ hiểu ra Việt Cộng đã chui vào được khu sứ quán bằng cách nào trong khi quân cứu viện Mỹ lại bị khoá chặt ở bên ngoài không vào được. Fơrây thận trọng chui qua lỗ tường, vào trong, anh ta thấy một lính Việt Cộng bị thương nặng đang cố gượng ngồi lên trên bãi cỏ và lăm lăm quả lựu đạn trong tay sẵn sàng ném ra. Fơrây ngắm mục tiêu người lính trong đường ngắm của khẩu súng trong khi một tia chớp màu da cam loé lên trước mặt anh ta, và cảm thấy xỉu đi trước sức dội của vụ nổ. Người lính biệt động cộng sản đã tháo chốt quả lựu đạn, nhưng không đủ sức để ném nó đi.


Cổng trước sứ quán bị phá hỏng nghiêm trọng. Sau nhiều giờ tìm cách phá cổng, lính quân cảnh đã bắn vỡ khóa cổng và lấy xe Jeep húc mở tung cổng ra. Họ lao vào khu sứ quán, theo sau là tốp ký giả. Xác người nằm ngổn ngang khắp sân. Hầu như tất cả Việt Cộng đều đã chết, đang hấp hối hay đã trốn thoát.


Cùng lúc đó một chiếc trực thăng của sư đoàn Không vận 101 hạ cánh trên nóc sứ quán. Alen Oend, viên sĩ quan trực ban, ra khỏi phòng mật mã trên lầu 4 và lên cầu thang máy bay. Khi bước ra khỏi cầu thàng ở tầng 6, năm lính nhảy dù Mỹ nai nịt chỉnh tề đón mừng anh ta. Họ trang bị đầy đủ: súng M.16, súng phóng lựu M.79, súng phóng lựu đạn tay, lựu đạn và dao găm.


Oend gặp viên chỉ huy. Thiếu ta Hilen Xuát, 33 tuổi, tiến lên và trao cho anh ta quả lựu đạn, nhưng anh ta từ chối. Oend nói với viên chỉ huy lính dù rằng theo anh biết được cho đến giờ thì không có Việt Cộng trong toà nhà. Để đề phòng, Xuát và lính anh ta lần lượt đi kiểm tra toà nhà từng tầng một trong khi trực thăng tiếp tục đỏ quân xuống nóc nhà với nhịp độ mỗi lúc một nhanh. Họ chả thấy bóng dáng một Việt Cộng nào nữa cả.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2007, 07:31:36 pm gửi bởi ChienV » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 07:58:06 pm »

Hậu quả

Người ta chính thức thông báo lấy lại sứ quán vào lúc 9 giờ 15 phút sáng, 6 giờ 28 phút sau khi phát ra lời kêu cứu đầu tiên.


Vào lúc 9 giờ 20 phút, tướng Oétmolen bước qua chiếc cổng sứ quán bị tan hoang để kiểm tra tình hình. Trên nền thềm cao chạy dài dưới mái che của toà nhà là những lính Việt Cộng hoặc đã chết hoặc bị trọng thương. Xác Đaniên và Xibát vẫn nằm tại chỗ mà họ đã ngã xuống bên trong cổng ngách. Một số con cái người chết đang khóc lóc. Phóng viên tin và ảnh có mặt khắp mọi chỗ. Két Oeb của hãng UPI, trong một tin tường thuật rất đáng nhớ đã viết rằng quang cảnh nơi này giống một cửa hàng thịt ở Eđen!


Đám nhà báo lắm mồm chợt im bặt khi tướng Oét đi qua chiếc sân tan hoang của sứ quán. Cuộc vây chiếm sứ quán kéo dài 6 giờ rưỡi của Việt Cộng đối với nhiều người trong số họ xem ra là thất bại đau đầu nhất mà Mỹ đã gặp ở Việt Nam. Mặc dù quy mô tấn công nhỏ, nhưng chuyện thì thật tầy đình. Dường như nó đã vạch ra sự dối trá của cái hình ảnh màu hồng và những lời tuyên bố chiến thắng mà tướng Oét và nhiều người khác đưa ra.


Lần này các nhà báo cảm thấy tội nghiệp cho tướng Oét. Ông ta sẽ có thể nói những gì trước thảm họa này? Họ tin rằng ông ta phải nói một vài câu.


Oétmolen bước nhanh vào chiếc hành lang và bắt tay trung sĩ Harpơ, người vẫn đang ngồi tại vị trí của mình. Theo yêu cầu của tướng Oét, Oend gọi điện thoại ưu tiên cho Philip Habi ở Oasinhtơn. Tướng Oét nói trong khoản 20 phút, miêu tả tình hình và tìm hết cách để làm dịu sự kinh hoàng đang lan tràn ở thủ đô Hoa Kỳ.


Ông ta bỏ ống nói xuống, nói vài câu với Bari Zothiân, cố vấn ngoại vụ, và bước ra để gặp các nhà báo. Ông ta mặc bộ quần áo lao động hồ cứng và là phẳng, với 4 ngôi sao đính trên ve áo.


Đối diện với nửa vòng người đứng quanh gồm các nhà báo, các phóng viên ảnh và truyền hình, tướng Oét đưa ra nhận định về mặt quân sự “những kế hoạch chu đáo của kẻ địch đã phá sản”. Toà nhà bị hư hại ít ở bên ngoài. Tất cả kẻ địch đột nhập vào khu sứ quán mà theo tôi biết đến nay đều bị giết. 19 xác đã tìm thấy trong khu sứ quán-xác kẻ thù.


Tướng Oét nói rằng, những cuộc tấn công vào các vùng dân cư khắp miền Nam là được tính toán một cách “hết sức lừa bịp” để gây ra sự kinh hoàng lớn nhất ở Việt Nam, và nói lên quan điểm của mình rằng họ đã bị “đánh lạc hướng. Vì những nỗ lực của kẻ đichj vẫn là nhằm vào Khe Sanh và vùng bắc Trung phần”. Kẻ địch đã bộc lộ lực lượng do chiến lược của họ đã chịu thương vong lớn… Với sự đồng ý của chúng tôi, Tổng thống Thiệu đã thủ tiêu lệnh ngừng bắn, quân đội Mỹ tiếp tục tấn công và truy kích kẻ địch hết sức mãnh liệt. Ông ta tuyên bố.


Các nhà báo hình như không còn tin vào tai mình nữa. Tướng Oét đang đứng trên đống hoang tàn và nói rằng mọi việc đều vĩ đại.


Như thường xảy ra trong chiến tranh Việt Nam, việc “đếm xác” lính Việt Cộng tại sứ quán Mỹ đã tỏ ra là thổi phồng. Bốn xác người Việt là 4 lái xe dân sự trực đêm tại đội xe của sứ quán đêm đó. Một nhân viên an ninh Mỹ sau đó kể lại rằng anh ta thấy một “kẻ địch” gục xuống phía sau chiếc bồn cây bằng xi măng, gào to và cầm một cái gì trong tay quơ lên loạn xạ trước khi bị giết. Đó là tấm thẻ chứng minh nhân viên sứ quán Mỹ của anh ta.


Một trong nhữn người lái xe bất hạnh này để lại một vợ và bảy con, một người nữa là một vợ và 6 con còn người thứ ba một vợ và một con.


Những lính thuỷ đánh bộ tham gia bảo vệ sứ quán nói rằng họ thấy một người lái xe Việt Nam thứ tư có biệt danh là “Xátsơmo” cầm súng bắn vào họ. Tên thật anh ta là N.V.D. đã liên tục làm việc cho sứ quán từ năm 1950. Anh ta đã từng có lần lái xe riêng cho đại sứ Mỹ. Mọi người trong sứ quán đều biết anh, người nổi tiếng thân Mỹ nhất trong số nhân viên người Việt Nam làm việc cho sứ quán. Anh ta phải là Việt Cộng, một viên bí thư sứ quán nói, bởi vì anh ta khôn ngoan hơn những lái xe khác. Sau cuộc chiến, người Mỹ tìm thấy cạnh xác anh một khẩu AK.47, và khẩu súng lục Braoninh 47 dắt ở thắt lưng…


Ba lính gác lính thuỷ đánh bộ kéo lá vờ sao vạch lên cột cờ trước toà nhà sứ quán đã bị một phen kinh hoàng vào lúc 11 giờ 45 phút sáng, 9 giờ sau khi cuộc tấn công bắt đầu. Một lát sau đại sứ Bâncơ xuất hiện tại sứ quán bất chấp sự can ngăn của lính gác bảo vệ và đi một vòng quanh khắp sứ quán để thị sát. Bân cơ trông rất tinh tươm trong chiếc quần vải chéo, chiếc sơmi trắng tinh và đôi giầy xỏ chân. Quây quanh ông ta là những lính thuỷ đánh bộ, những lính quân cảnh, lính nhảy dù và những nhân viên an ninh thuộc bộ ngoại giao mang vẻ mặt tối sầm và bê bết máu me vì trận chiến đấu vừa qua. Ngài đại sứ nói với các ký giả rằng Việt Cộng đã thất bại trong cuộc tấn công này “vì họ không bao giờ có thể lọt vào căn cứ sứ quán được”.


Trận đột kích sứ quán đã chiếm lĩnh những hàng tít lớn trên nhiều báo Mỹ ra ngày hôm sau. Tờ Đâyli Niuz (tin Hàng ngày) xuất bản tại Oasintơn, đăng xã luận trên trang nhất một việc không bình thường, dưới đầu đề “Chúng ta đã ở đâu? Chúng ta hiện ở đâu?”. Kèm theo bài xã luận là một tranh biếm hoạ vẽ tướng Oét đang cụng đầu với một du kích Việt Cộng tại một góc ngôi nhà được mệnh danh là “sứ quán Mỹ Sài Gòn”. Các ngôi sao trên quân hàm vị tướng này đang bay ra khỏi bộ quân phục của ông ta, còn khẩu súng của ông ta thì dúi nòng xuống đất. Người lính Việt Cộng thì dí họng súng vào bụng ông ta. Phụ đề bức tranh viết: “Chúng ta đã trải qua một bước ngoặt…-Tướng Oétmolen.


Ngay sau khi trận chiến đấu tại sứ quán chấm dứt, chính phủ Mỹ bắt đầu biến sứ quán Mỹ ở Sài Gòn thành một sở chỉ huy được phòng ngự hết sức chắc chắn. Quân đội chuyển giao cho lính thuỷ đánh bộ Bến Cát sứ quán nào súng máy, súng tiểu liên M.16, lựu đạn, mặt nạ phòng hơi cay và các vũ khí và trang bị khác. Người ta xây những ổ đặt súng máy trên nóc sứ quán. Những lao công thì dọn dẹp những chậu hoa tròn đã từng trở thành những vị trí chiến đấu tốt cho các tay súng Việt Cộng trong khu vườn sứ quán và mang đến đặt tại một công viên trung tâm thành phố. Một hệ thống thông tin liên lạc hết sức tinh vi, có thể làm cho những người bảo vệ sứ quán có thể thường xuyên liên lạc với các đơn vị bên ngoài, được lắp đặt…


Về những người có “chiến công” bảo vệ sứ quán, thì trung sĩ Harpơ được thưởng mề đây Sao Đồng vì một mình đã chống chọi bảo vệ sứ quán, và sau đó anh ta rời khỏi hàng ngũ lính thuỷ đánh bộ để trở thành một phó quản đốc một trạm dịch vụ ở Minexôta, bang quê quán của anh ta. Oend, viên sĩ quan trực ban của sứ quán hôm đó, các sĩ quan an ninh Krămxây, Phơrây và nhân viên mật mã Gripphin thì được bằng khen của bộ ngoại giao vì hành động anh hùng. Sau đó họ được chuyển đi làm ở nước khác.


Gioocgiơ Giacốpxân cũng được bằng khen bộ ngoại giao vì hành động anh hùng. Tướng Oét đã tặng ông ta một khẩu súng AK.47 mà một Việt Cộng bị tử thương bỏ lại, khẩu súng gắn một tấm biển nhỏ bằng đồng rất đẹp có ghi hàng chữ: “Một Việt Cộng bắn khẩu súng này nhưng không trúng. Ngài đại tá bắn lại và không chệch đích”. Giacốpxân vẫn tiếp tục sống tại biệt thự của ông trong khu sứ quán gần hai năm nữa. Đến lúc này, đếm trong những khẩu súng lục cất trong các căn phòng, tất cả có tới 37 khẩu súng trong ngôi nhà của ông ta.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2007, 07:36:53 pm gửi bởi ChienV » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM