Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:46:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tết  (Đọc 34658 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2007, 04:58:57 pm »

Vì tin của Niu Yóoc thời báo chính xác và rõ ràng, chính phủ khó bề chối cãi. Rất nhiều quan chức cáo cấp biết tin này đúng. Toà Nhà Trắng không khẳng định mà cũng không tìm cách giải thích. Người phục trách báo chí của Tổng thống Gioóc Crixtin nói Tổng thống không hề nhận được một yêu cầu cụ thể nào, một câu trả lời quan liệu yếu ớt chằng làm thoả mãn ai. Dưới thời Tổng thống Giôn-xơn, không có một đề nghị nào được coi là chính thức nếu Tổng thống không coi nó là chính thức, trừ khi (hoặc mãi mãi cho đến khi) Tổng thống quyết định là ông ta có thể duyệt y.


Cũng ngay cuối tuần mà tờ Niu Yóoc thời báo để lộ bí mật tăng thêm quân, hai cơ quan thông tấn có ảnh hưởng lớn cũng đang chỉ trích mạnh mẽ đường lối của Mỹ và nêu ra các triển vọng của chiến tranh Việt Nam. Cả cơ quan NBC (truyền hình) và Tuần tin tức (tạp chí) đều kinh hoàng khi biết có đề nghị tăng thêm quân cho chiến tranh Việt Nam.


Tù đầu tháng 3, phóng viên Phăng Mác Ghi của NBC đã đề nghị chiếu lại toàn bộ cuộc chiến đấu Tết Mậu Thân và có ý kiến bình luận về chiến tranh, cà cơ quan đã có kế hoạch chiếu chương trình dài một giờ vào ngày 10-3. Chương trình này bắt đầu bằng những đoạn phim với lời phát biểu đầy hứa hẹn của Giôn-xơn, Mắc Namara và Oétmolen, tiếp theo là chiến sự và lời bình luận về các trận đánh vào toà đại sứ Mỹ, dinh Độc Lập, sân bay Tân Sơn Nhất, ngoại ô Sài Gòn, chùa Ấn Quang (chiếu lại cảnh tướng Loan bắn chết tươi kẻ bị tình nghi là Việt Cộng), Chợ Lớn, Buôn Ma Thuột, Mỹ Tho, Huế, Cồn Tiên (9-1967), Đắc Tô (11-1967) và Khe Sanh.


Mác Ghi bắt đầu buổi thuyết trình đặc biệt với các tin của Niu Yóoc nhật báo về yêu cầu tăng thêm 206.000 quân và cuối cùng khi kết luận, ông lại trở lại yêu cầu này.

Ngay lúc bắt đầu ông nói: “Đó là một cuộc chiến tranh mới ở Việt Nam. Hiện nay, kẻ địch đang giữ thế chủ động, họ đã mở rộng nhanh chóng vùng chiến sự; họ có các vũ khí mới hơn và tinh vi hơn, họ có hệ thống thông tin liên lạc tốt hơn; họ đã thay đổi chiến thuật; và họ đang chiến đấu dưới quyền một Bộ chỉ huy thống nhất”. Hơn nữa, chính phủ Việt Nam đã bị một đòn nặng nề. “Mục tiêu lớn-việc xây dựng một đất nước tự do-chẳng những không gần hơn mà càng khó thực hiện hơn. Tóm lại, chúng ta đang thua trong cuộc chiến tranh”.


Ông nói thêm: “Nếu các tin tức đưa ra được chính xác, Tổng thống đã nhận được yêu cầu tăng thêm 20 vạn quân để khôi phục lại tình hình như cũ. Có thẻ là kẻ địch sẽ tăng quân cỡ như vậy để đối phó lại. Tất cả những gì có thể thay đổi tình thế là khả năng phá hoại. Hãy xếp lại mọi thứ lập luận khác, bây giờ chính là lúc chúng ta phải quyết định liệu chúng ta có nên làm một việc vô ích là “để cố gắng cứu Việt Nam, chúng ta lại huỷ diệt nó”. Đó là câu kết luận của Mác Ghi.


Còn tờ Tuần tin tức số in cuối tuần ấy có một bài xã luận đặc biệt, kèm theo một bài tổng hợp tình hình chiến sự “Khe Sang đang hấp hối” tám trang ảnh màu về Khe Sanh do phóng viên Robơt Elisơn chụp, và một bài nội dung rất u buồn dài 8 trang. Trong lời nói đầu bài, “Tin quan trọng nhất trong tuần”, ban biên tập viết “Trong những tuần đầu tấn công của cộng sản vào dịp Tết đã gây ra một cuộc khủng hoảng về quyết định đối với chiến tranh Việt Nam, và cũng tạo ra một sự nhất trí nào đó trong toà soạn tạp chí Tuần tin tứ. Đã đến lúc cần phải đánh giá lại vai trò của Mỹ. Ban biên tập của Tuần tin tức chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể trả lời hết mọi vấn đề, nhưng chúng tôi cho rằng một tờ báo có trách nhiệm phải ít nhất tìm kiếm các phương án để giải quyết sự bế tắc ở Việt Nam”.


Ngày 11-3, tờ Tuần tin tức lại viết rằng cuộc tấn công vào dịp Tết đã “làm bộc lộ sự vô cùng non kém” của các đường lối chiến tranh của chính quyền Giôn-xơn và làm rõ “Một sự thật tàn nhẫn” rằng “Mỹ không thể dùng các biện pháp quân sự để thắng cuộc chiến tranh mà lại không xé tan toàn bộ tổ chức của nước Mỹ và các mối quan hệ quốc tế”. Tạp chí nhắc lại các tin tức rằng Mỹ đang tìm cách để tăng thêm 206.000 quân, nhưng tuyên bố rằng cộng sản còn có thể làm như vậy trong tương lai. “Do đó, trừ phi Mỹ sẵn sàng leo thang đến mức cuối cùng và kinh khủng-tức sử dụng đến vũ khí hạt nhân-còn nếu không, hình như hiện nay Mỹ phải chấp nhận sự thật là Mỹ sẽ không bao giờ còn có thể giành được ưu thế quân sự quyết định ở Việt Nam nữa”.


Tạp chí Tuần tin tức khuyên Mỹ nên đình chỉ mọi cuộc hành quân “tìm và diệt” với qui mô lớn, rút các lực lượng chính ra khỏi các vùng biên giới thưa dân ở Nam Việt Nam, đặc biệt ra khỏi vùng ở sát dưới vùng phi quân sự và tìm cách “giữ một sự cân bằng giữa quân đội Mỹ và quân đội địch”. Đồng thời, Mỹ phải tìm một giải pháp chính trị cho chiến tranh, kể cả việc rút các lực lượng Mỹ trong một thời gian nhiều năm. Tạp chí này thừa nhận rằng lời khuyên của họ nguy hiểm và không có gì vui. “Tuy nhiên, thêm một chiến lược nào khác kiểu trên đây là không còn có thể chấp nhận được nữa”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 08:06:39 pm »

Chương 6:
Giôn-xơn xuống thang chiến tranh và bỏ luôn cả ghế Tổng thống


“Mỹ không thể để cho ý chí suy yếu, điều đó sẽ khích lệ kẻ địch hoặc sẽ kéo dài cuộc chiến tranh đẫm máu. Hoà bình nhất định sẽ đến do Mỹ có thái độ như vậy, do có ý chí không lay chuyển và không mệt mỏi, và chỉ có thể do vậy mà thôi. Hoà bình ở châu Á và hoà bình ở Mỹ sẽ dựa vào đó. Tôi tin rằng không bao giờ chúng ta lại chịu thua”.

“Tôi cho rằng lúc này, mỗi người Mỹ phải có trách nhiệm với tương lai của họ và của con cháu họ. Tôi tin rằng họ sẽ không lui bước khi gặp tình huống khó khăn. Họ sẽ không quay đầu khi kẻ địch tiến lên và chiến sự diễn biến ác liệt, khi những kẻ khủng bố tấn công, khi các thành phố bị pháo kích, các làng bị càn quét và nhân dân bị tàn sát”.

Lin-đơn Giơn-xơn
Ngày 27-2-1968


“Chúng ta sẵn sàng đi tới hoà bình ngay lập tức thông qua các cuộc thương lượng. Do đó, đến nay, với hy vọng rằng hành động này sẽ sớm dẫn tới các cuộc thương lượng, tôi nhận đi bước đầu tiên xuống thang chiến tranh. Chúng ta sẽ giảm bớt đáng kể ngay trước mặt, mức độ xung đột hiện nay và chúng ta sẽ làm điều đó một cách đơn phương và làm ngay lập tức”
Lin-đơn Giơn-xơn
Ngày 31-3-1968.


Bắt đầu tháng 3, chính phủ Mỹ đang xem xét: việc tăng thêm 206.000 quân cho quân đội viễn chinh 510.000 người ở Việt Nam, việc xoá bỏ giới hạn địa lý hiện nay của cuộc chiến tranh, mở rộng chiến sự trên mặt đất sang Lào và Campuchia và có thể cả Bắc Việt Nam và việc xoá bỏ những điều hạn chế còn lại trong việc ném bom Hà Nội, Hải Phòng và các mục tiêu chiến lược khác. Cuối tháng 3, mọi đề nghị đã bị bác bỏ, tướng Oét-nhận nhiệm vụ mới ở Lầu Năm Góc, Tổng thống Giôn-xơn đã tuyên bố từ bỏ hoạt động chính trị và Mỹ đã ngừng ném bom Bắc Việt Nam, bước đầu tiên đi đến xuống thang và cuối cùng rút ra khỏi cuộc chiến tranh.


Sự chuyển hướng đường lối tháng 3-1968 trở thành một trong những giai đoạn có nhiều ý kiến tranh cãi nhau nhất trong lịch sử hiện địa của Mỹ, do được xem xét từ nhiều lập trường khác nhau, với nhiều anh hùng và không thiếu những kẻ quỷ quyệt, với những thời điểm chiến tranh và giải pháp khác nhau. Mặc dù có, và một phần nào bởi vì có, các nỗ lực của nhiều người khác nhau mô tả và biện minh cho vai trò của họ, có thể nhiều vấn đề đã được tranh luận trong một thời gian dài. Chúng ta không thể biết một cách dứt khoát sự suy đoán qua các quá trình suy nghĩ của Tổng thống hoặc biết tác động tương đối của các cố vấn của ông và bất cứ trường hợp nào, việc tập trung vào những vấn đề như vậy rất có thể làm lu mờ những thực tế có tầm quan trọng lớn khác. Quyết định cơ bản của tháng 2 và tháng 3 đã được thống nhất ngoài chính phủ. Nhiều tầng lớp trong quần chúng Mỹ và đặc biệt giới thượng lưu không tham gia chính phủ gồm các nhà kinh doanh, các luật sư, chủ ngân hàng, nhà biên tập và nhà xuất bản v.v… những người có uy tín hướng dẫn dư luận quần chúng Mỹ đã mất lòng tin vào cuộc chiến tranh. Trước đây, họ đã đồng ý và chịu chấp nhận việc Mỹ cam kết nhiều hơn về quân đội và tài nguyên cho Nam Việt Nam. Nhưng thời gian và các sự kiện xảy ra đã làm lòng kiên nhẫn của họ đến điểm giới hạn. Sau Tết, lời hứa hẹn thắng lưọi đã phai mờ. Thái độ vô vọng chán chường đã tăng lên. Đất nước này không thấy một tia sáng thắng lợi rõ ràng và đáng tin cậy nào.


Nếu như chế độ đại nghị của Anh, chính phủ Mỹ đáng lẽ đã sụp đổ rồi, và một nhóm nhà lãnh đạo với các đường lối mới đã lên nắm quyền. Nhưng chế độ Tổng thống với nhiệm kỳ cố định của Mỹ, tình hình diễn biến theo một cách khác, trong đó, ý muốn của quần chúng chỉ dần dần tác động vào cơ chể quyết định chính sách của chính phủ Mỹ. Tổng thống phải chịu một điều tương tự như là bị quốc gia phủ quyết khi quần chúng không đồng ý để cho Tổng thống không ngừng mở rộng sự dính líu vào chiến tranh Việt Nam.


Tảng sáng ngày 28-2, tướng Uylơ đi máy bay từ căn cứ không quân An-đơ-riu, chặng đường cuối cùng từ Việt Nam trở về-và đến thẳng Nhà Trắng. Trời mưa, và Tổng thống cùng các cố vấn cao cấp cùng dự điểm tâm với Uylơ, trong không khí ỉu xìu như ngày mưa ấy. Trước đó hai ngày, Nhà Trắng đã nhận được báo cáo của Uylơ và các cố vấn đã đưa ra xem xét tình hình một cách nặng nề trong khi dự buổi ăn chiều tại Bộ ngoại giao. Bao trùm lên buổi họp là nỗi lưu luyến phải ra đi của Bọ trưởng quốc phòng Mắc Namara, ông ta đã phát biểu chống lại chủ trương ném bom bằng lời lẽ xúc động và yêu cầu các đồng sự của ông hãy dựa trên tình hình thực tế mà xem xét thật kỹ lưỡng yêu cầu tăng quân, một chủ trương mà ông không tán thành.


Tướng Uylơ trình bày nội dung chính của bản báo cáo, và Giôn-xơn muốn mọi người nghiên cứu kỹ vấn đề liệu quân tăng thêm lấy ở đâu? Liệu Quốc hội có đồng ý cho kéo dài thời gian phục vụ của binh lính hay không? Nếu gọi lính hậu bị ra, liệu có đưa họ sang Việt Nam hay chỉ lấp vào lỗ trống ở Mỹ, họ chẳng có mấy hoặc chẳng có nhiệm vụ gì phải làm? Liệu việc tăng quân phải mất thêm bao nhiêu tiền và tiền lấy ở đâu?
Ông Cờ-lác Cờlipphớt-theo kế hoạch ngày 1-3 mới nhận chức Bộ trưởng quốc phòng-được cử làm chủ tọa. Ông vốn là một trong số cố vấn riêng của Giôn-xơn trong nhiều tháng và do đó, không phải bây giờ mới bắt đầu tham gia ý kiến. Nhưng điểm quan trọng là trước đây bản thân ông không chịu trách nhiệm hoạch định và thực hiện các chính sách đã qua. Ông là một người đứng ngoài chính phủ, ông không phải là một quan chức và do đó có thể phê phán một cách nghiêm khắc và thực tiễn mà không có phải tự phê bình gì cả.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 08:07:18 pm »

Vào lúc được chỉ định là Bộ trưởng quốc phòng, hầu hết mọi người đều khẳng định rằng ông sẽ cam kết mạnh mẽ cho chiến tranh, sẽ đánh giá rằng tình hình nghiêm trọng thêm để có hành động quân sự mạnh mẽ thêm. Ông là người bạn của Giôn-xơn một cách đặc biệt, nhưng chưa phải là thân nhau hoặc một đồng minh về chính trị. Hai người thường trao đổi nhau về tình hình Việt Nam và Cờlipphớt ủng hộ chính sách chiến tranh ở Việt Nam. Trước đây, Cờlipphớt đã chống lại cuộc ngừng ném bom 37 ngày vào cuối năm 1965 và đầu năm 1966 với lý do là Bắc Việt Nam sẽ coi đó là “một dấu hiệu của sự yếu ớt” và như vậy chẳng có tác dụng gì. Lời tiên đoán chính xác này hình như làm cho Tổng thống tin ông ta hơn khi được giao làm cố vấn cho chiến tranh Việt Nam. Tháng 11-1967, ông đã tích cực đề nghị với Giôn-xơn không chấp nhận những đề nghị bí mật của Mắc Namara về ngừng ném bom mà cần phải qui định giới hạn cho lực lượng quân Mỹ và chuẩn bị bàn giao cho người Việt Nam tiến hành chiến tranh. Trong 2 tuần sau cuộc tiến công dịp Tết, nagỳ nào Cờlipphớt cũng có mặt ở Nhà Trắng-trừ các ngày chủ nhật-để trao đổi với Tổng thống về tình hình nguy kịch ở Việt Nam.


Nhóm nghiên cứu do Cờlipphớt đứng đầu đã kịp phiên mở đầu tại Lầu Năm Góc chiều ngày 28-2 và thảo luận rất kỹ vào ngày 2-3. Sau khi Cờlipphớt đã tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng quốc hòng, câu hỏi đầu tiên mà ông Cờlipphớt đưa ra là liệu Mỹ có cần tăng thêm 206.000 quân để ngăn chặn tình trạng suy sụp về quân sự trên chiến trường hay không? Nếu không, sao lại phải tăng quân? Uylơ, Rốt-xtâu và Mắc-xuen Tây-lơ lập luận rằng cuộc tấn công vào dịp Tết đã làm cho Mỹ có thời cơ đánh tan kẻ địch ở Việt Nam, xây dựng lại lực lượng dự bị chiến lược và huy động nhân dân Mỹ. Theo quan điểm quân sự, thời cơ đánh trả lại là khi đối phương bị căng kéo và bị lộ. Nhưng liệu 206.000 quân tăng thêm vào số 525.000 quân đã được phép có đủ để làm nhiệm vụ hay không? Câu trả lời là: Chẳng có ai dám đảm bảo.


Các mục tiêu quân sự ở Việt Nam đã được đề ra nhiều tháng trước đây và không hề thay đổi-là đầy tham vọng, nào là mở rộng quyền cai trị và kiểm soát Nam Việt Nam; đánh bại quân Việt Cộng và Bắc Việt Nam ở Nam Việt Nam, buộc Bắc Việt Nam phải rút quân và thôi chiến tranh, ngăn đê không cho Trung cộng can thiệp và Tây Thái Bình Dương v.v… Căn cứ vào lịch sử Việt Nam, tính chất cuộc chiến tranh, địa hình rừng núi, khó mà nói số 206.000 quân Mỹ tăng thêm hoặc bất cứ số lượng quân tăng cường nào lại có thể thắng nhanh được. Thứ trưởng quốc phòng Ponn Nich-đe sợ cuộc chiến tranh này sẽ làm chuệch choạc nghiêm tọng các ưu tiên thế giới của Mỹ, đề nghị rằng Mỹ nên giảm bớt các mục tiêu ở Việt Nam chứ không phải tăng thêm các phương tiện.


Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng Pôn Oan-ke (đặc trách về các vấn đề an ninh quốc tế) và Phụ tá Bộ trưởng Phin Gun-đinh (đặc trách về công việc chung) cũng chống lại yêu cầu tăng quân, lập luận rằng cuộc tấn công Tết và cuộc chiến tranh nói chung đang bị bế tắc, rằng Mỹ nên tìm cách giảm bớt thương vong và chi phí, nên tìm kiếm một chiến lược lâu dài mà nhân dân Mỹ có thể chịu đựng dược. Ông Gun-đinh cảm thấy cuộc chiến tranh kéo dài quá lê thê và tốn kém quá lớn khó mà được quần chúng Mỹ chấp nhận, đồng thời quần chúng Mỹ cũng chưa sẵn sàng cho việc tổng động viên và quốc gia cũng chưa đủ lý do biện minh cho sự cần thiết đó. Việc bắt lính sẽ làm quần chúng biểu tình lớn ở trong và ngoài các trường Đại học. Phái bồ cầu sẽ nói rằng Tổng thống đang phá hoại đất nước này bằng cách đổ người và dốc của vào một cái giếng không đáy; phái diều dâu sẽ đòi chính quyền xét về đạo lý, không được quyền gửi thêm quân để chết nếu không đẩy mạnh ném bom và bãi bỏ các qui định hạn chế về địa lý chiến tranh. Ngay cả khi chính phủ muốn giữ cho kế hoạch được hoàn toàn bí mật, chỉ tuyên bố việc triển khai quân từng đợt, báo chí và quần chúng cũng không vì thế mà bị đánh lừa và chính phủ khó chối cãi điều mà sau này sẽ thành sự thật rõ ràng.


Càng nghe ý kiến trình bày, Cờlipphớt càng lo lắng. Sau này, khi kể lại các phiên họp của nhóm nghiên cứu, ông nói: “Tôi không biết được bao giờ cuộc chiến tranh kết thúc? Không biết nó sẽ kết thúc bằng cách nào, không biết liệu các yêu cầu tăng quân và trang bị như vậy có đủ không hay là lại tiếp tục xin tăng thêm và tăng mãi như vậy, bao nhiêu nữa. Không biết liệu đến bao giờ quân đội Nam Việt Nam có thể thay thế được quân Mỹ. Điều mà tôi thừa nhận là nếu Mỹ còn tiếp tục một thời gian vô hạn định, kẻ địch cũng sẽ không cho chúng ta kéo dài.


Bản báo cáo chính thức của nhóm nghiên cứu không phản ánh những mối lo lắng ngày càng tăng trong các thành viên của nhóm về yêu cầu tăng quân và về chính sách chiến tranh. Có thể họ quá chán nản, không muốn đưa dòng suy nghĩ của họ đến kết luận lô gích cuối cùng, có thể họ muốn tránh sự đụng chạm giữa các thành viên, điều này chẳng hay ho gì và rõ ràng Tổng thống không ưa thích, nên bản báo cáo soạn thảo chỉ là một sự thống nhất ban đầu về các nguyên tắc cho việc tăng. Nó làm cho Tổng thống được linh hoạt, có thể làm hầu như bất cứ điều gì mà ông muốn. Đệ trình lên Nhà Trắng ngày 4-3 bản báo cáo yêu cầu gửi sang ngay thêm cho Việt Nam 22.000 quân, gọi khoảng trên 250.000 quân dự bị và tăng cường bắt lính để bổ sung cho lực lượng chiến lược. Khoảng trên 30.000 quân sẽ được gửi sang Nam Triều Tiên nếu cần thiết và tăng thêm các lực lượng hải quân cho hải phận Triều Tiên. Tổng lực lượng Mỹ sẽ được tăng thêm những 500.000 quân trong một thời gian. Hiện nay, chỉ cần tăng thêm một ít quân cho Việt Nam, nhưng say này khi muốn, sẽ tiếp tục tăng thêm quân nữa.


Bản báo cáo nêu rằng muốn làm cho quần chúng Mỹ tán thành việc động viên lính hậu bị, cần phải nhấn mạnh hình ảnh không ổn định ở trên thế giới và đề ra các yêu cầu phải tăng cường và cải tiến lực lượng hậu bị chiến lược. Yêu cầu tăng 206.000 quân của Oétmolen có được đáp ứng hay không là tuỳ thuộc vào việc xem lại tình hình diễn biến hàng tuàn ở Việt Namm, kể cả khả năng của chính phủ Nam Việt Nam và tuỳ thuộc vào đề nghị nghiên cứu đi sâu vào các phương châm chính trị của Mỹ ở Việt Nam phải được xem xét dưới ánh sáng của chiến lược chính trị quân sự toàn cầu của Mỹ, một ý kiến để lộ ra rằng một vài thành viên nghĩ rằng không còn có thể kiểm soát được cuộc chiến tranh nữa.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 08:08:11 pm »

Theo yêu cầu của Tổng thống, Cờlipphớt và Uylơ bí mật thăm dò các lãnh tụ trong Quốc hội vì cần có sự ủng hộ của họ cho việc động viên quốc gia và tăng thêm nhiều cam kết cho chiến tranh Việt Nam. Các lãnh tụ Quốc hội đã phản đối lại một cách mạnh mẽ. Nhớ lại những lời hứa hẹn hồi tháng 11, các nghị sĩ ngày càng nghi ngờ khả năng chỉ huy của tướng Oét và ngày càng ghét chiến lược chiến tranh của Mỹ. Tại một loạt cuộc họp ở toà Quốc hội, các lãnh tụ cơ quan lập pháp nói với Cờlipphớt và Uylơ về việc làm thêm các chiến lược đã cũng chẳng đi đến đâu. Thượng nghị sĩ Ri-sớt Rút-xen cho rằng việc tăng thêm quân Mỹ cũng không thể giải quyết chiến tranh Việt Nam, trong lúc đó lại thấy động viên lực lượng hậu bị trong những điều kiện lúc này có thể làm trầm trọng các khó khăn ở Mỹ. Thượng nghịi sĩ Giôn Xtennít chất vấn tướng Uylơ liệu 206.000 quân tăng cường là nhằm tiếp tục chính sách cũ ở Việt Nam hay đem thực hiện các chính sách mới ở đó? Uylơ trả lời từ nay cho đến lúc đó ông chưa được phép của trên cho thay đổi chính sách. Xtennít nói trong các điều kiện như vậy, ông ta hoàn toàn chống lại việc tăng thêm quân. Thượng nghĩ sĩ Hăng-ri M.Giac-xân nói nhân dân Mỹ không thể chấp nhận một cuộc chiến tranh tiêu hao dài ngày. Ông lo ngại rằng chiến tranh Việt Nam đã trở thành một cái hố không đáy ngốn hết binh lính Mỹ và nếu chính quyền còn đeo đuổi các chính sách đang thực hiện trước nay. Các thượng nghị sĩ chủ trì khác cũng suy nghĩ tương tự.


Công việc thuyết phục thái độ chần chừ của Quốc hội không muốn tăng quân đã phức tạp thêm do các tin tức từ Sài Gòn trong đó có những tuyên bố rộng rãi của một người phát ngôn quân sự cao cấp nói rằng: “Tôi không tin rằng kẻ địch còn khả năng tiến hành một cuộc tấn công đồng loạt trong tương lai nữa. Họ đã bị thiệt hại nặng nề và mệt mỏi”. Thực ra, kẻ phát ngôn lại chính là tướng Oét-trong một cuộc họp báo chí. Không tán thành thái độ lạc quan tếu không đúng lúc của Oét, ngày 8-3 Lầu Năm Góc đã chỉ thị cho tướng này phải dè dặt trong các đánh giá công khai tình hình và phải nêu lên ý kiến rằng cuộc chiến đấu trong tương lai sẽ rất ác liệt vì kẻ địch chưa dốc hết toàn bộ lực lượng và tài nguyên. Tuyệt đối cấm không được tiên đoán thắng lợi. Bản chỉ thị của Lầu Năm Góc nói rõ rằng việc động viên quân hậu bị sẽ bị Quốc hội gây khó khăn hơn rất nhiều, nếu không có sự đánh giá dè dặt thận trọng về tình hình quân sự ở Nam Việt Nam. Tại Sài Gòn, Oétmolen trả lời nghiêm chỉnh tuân thủ và trong tháng 3 ông không hề phát biểu một ý kiến đánh giá nào về tình hình cả.


Nhóm nghiên cứu báo cáo về việc ném bom Bắc Việt Nam với ý kiến không thống nhất. Tướng Uylơ và các tham mưu trưởng liên quân yêu cầu ném bom nhiều hơn vào Hà Nội và rải mìn cảng Hải Phòng, trong lúc đó, một số thành viên khác lại đề nghị đẩy mạnh từng đợt ném bom trong mùa xuân trong phạm vi giới hạn các mục tiêu tương tự như hiện nay. Nhóm nghiên cứu hầu như chẳng nói gì về việc giảm hoặc ngừng ném bom; điều này hình như không phù hợp với ý kiến đề nghị tăng thêm quân Mỹ. Tuy không loại trừ những thay đổi về sau này, nhóm nghiên cứu không đề xuất một sáng ý kiến mới nào về hoà bình.


Bộ trưởng ngoại giao Đin Rátxcơ-tuy chỉ dự phiên họp đầu tiên của nhóm nghiên cứu, đã được các quan chức Bộ ngoại giao thông báo tình hình thường xuyên-nghi ngờ rằng chưa chắc Tổng thống Giôn-xơn sẽ quyết định gửi tăng thêm quân. Rát-xcơ có cảm giác rằng nhất định Giôn-xơn sẽ bác bỏ đề nghị này và thấy bản thân ông có phần nào trách nhiệm chuẩn bị sẵn một phương án quân sự-ngoại giao đẻ cho Tổng thống xem xét. Đầu tháng 3, Rát-xcơ đã gửi cho Tổng thống đề nghị Mỹ ngừng ném bom và có đưa ra một sáng kiến ngoại giao, đề nghị này là của Ngoại trưởng Anh Gioóc Brao một người trước nay vẫn ủng hộ trung thành chính sách Mỹ ở Việt Nam, Rát-xcơ đề nghị phải xem xét ý kiến của Brao.


Vào lúc bản báo cáo của toán nghiên cứu đệ trình lên Nhà Trắng, Rát-xcơ lại bàn bạc việc hạn chế nem bom, coi đó là một chương trình thay thế và Giôn-xơn đề nghị nêu ý kiến cụ thể. Rát-xcơ viết thư trả lời, đề nghị rằng Mỹ ngừng ném bom Bắc Việt Nam ở khu vực Bắc Vinh, nhưng vẫn tiếp tục và thậm chí tăng cường ném bom phía Nam Vinh, trong một khu vực mà Mỹ coi đó là một bộ phận khăng khít với chiến trường Nam Việt Nam. Rát-cơ lập luận rằng thời tiết vào lúc đó xấu khó ném bom khu vực Hà Nội-Hải Phòng trong thời gian một đến hai tháng. Xét về mặt quân sự Mỹ chẳng có gì bị thiệt trong việc ngừng ném bom ở vùng phía Bắc xa xôi này và mọi hoạt động không quân sẽ ở khu vực phi quân sự, nơi mà thời tiết còn có thể chấp nhận được. Rát-xcơ nói Mỹ không nên đề ra bất cứ điều kiện chính thức nào cho việc tiếp tục các đợt ngừng ném bom hạn chế, vì Bắc Việt Nam trước nay vẫn một mực bác bỏ các cuộc ngừng ném bom có điều kiện và coi đó là sự đe dọa về quân sự. Thủ đoạn của Mỹ là làm cho việc ngừng ném bom phụ thuộc vào phản ứng của Bắc Việt Nam tuy không nói ra, như vậy vẫn đề ra được điều kiện mà không phải viết thành câu chữ. Rát-xcơ nêu rõ là Mỹ vẫn giữ quyền ném bom trở lại toàn miền Bắc Việt Nam và bất cứ lúc nào trên qui mô lớn và Mỹ nhất định sẽ làm điều đó khi cộng sản tấn công qui mô lớn vào Khe Sanh hoặc tấn công mạnh mẽ vào các thành phố.


Một thiếu sót tiềm tàng của chương trình này là nó đã gây ra một tác động tâm lý đối với chính quyền Sài Gòn. Trước đây, Nam Việt Nam run sợ kế hoạch Mỹ không thể phản ứng lại bằng quân sự trước cuộc tấn công vào dịp Tết, Tổng thống Thiệu không thể hiểu được tại sao Mỹ lại chưa đẩy mạnh ném bom miền Bắc Việt Nam. Phái doàn Mỹ ở Sài Gòn cũng lo lắng về khả năng Hà Nội có thể thay đổi đường lối chín trị, chấp nhận công thức Xan Antôniô và thương lượng hoà bình với Mỹ. Phái đoàn này đã nói với Phụ tá Bộ trưởng ngoại giao Philíp Habíp, người cùng đi với tướng Uylơ sang Sài Gòn hồi cuối tháng 2 rằng việc Hà Nội thay đổi như vậy có thể gây cho Nam Việt Nam một cuộc khủng hoảng lớn.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 08:09:52 pm »

Ngày 6-3, Rát-xcơ chuẩn bị gửi kế hoạch của ông sang Sài Gòn để cho đại sứ Bân-cơ xem xét, nhưng Giôn-xơn đã quyết định giữ lại. Uỷ ban Đối ngoại thượng viện Mỹ gọi Rát-xcơ lên để tường trình trong một phiên họp công khai ngày 11-3 và sau này Giôn-xơn kể lại rằng ông không muốn để cho các Thượng nghị sĩ chất vấn Ngoại trưởng như vậy. Khó khăn càng xảy ra nhiều hơn nếu Sài Gòn biết được kế hoạch. Cũng có thể Giôn-xơn sợ kế hoạch có thể bị lộ ra ngoài, điều có thể khó khăn cho lực lượng ủng hộ ông trong bầu cử sơ bộ ngày 12-3 ở Niu Ham-sia. Thực tế kết quả cuộc bầu cử này đã làm mất uy tín của Tổng thống và phương hại đến tương lai chính trị của ông. Các nhà bình luận, các nhà báo thậm chí cả Sam Ha-xtơn Giôn-xơn, em ruột của Tổng thống cũng phải nói đó là một sự thất bại của Giôn-xơn.


Ngày 15, nguyên ngoại trưởng Asêxân đến dự cơm tối với Tổng thống và nói chuyện về Việt Nam. Trước kia, ông đã trung thành ủng hộ các chính sách của chính phủ. Ông đã từng đưa ra câu nói nổi tiếng tháng 11-1965 rằng: “Chúng tôi ủng hộ cam kết của Mỹ ở Việt Nam và quyết tâm đưa mọi tài nguyên quốc gia để thực hiện điều đó”. Gần đây, Asêxân, cũng giống như nhiều người khác, đã bắt đầu có những nghi ngờ.


Vào cuối tháng 2, trước khi xảy ra cuộc tấn công Tết, Giôn-xơn đã hỏi ý kiến của ông về đường lối của Mỹ ở Việt Nam nhưng Asêxân đã từ chối không trình bày quan điểm khi chưa tìm hiểu kỹ tình hình thực tế. Trước kia, thỉnh thoảng ông cũng được chính phủ thông báo tình hình và sau vụ tấn công dịp tết, ông cảm thấy ông không còn nắm được thực sự diễn biến của chiến tranh. Thể theo nguyện vọng của ông, Giôn-xơn đã cho phép ông được đi phỏng vấn các quan chức mà ông lựa chọn trong Bộ ngoại giao, Bộ quốc phòng, Cục CIA và Tổng thống chỉ thị cho các quan chức này phải báo cáo thực sự. Ông đã để 2 tuần gặp Rát-xcơ, Mắc Namara, Cờlipphớt và Hem nhưng tập trung tìm hiểu các quan chức lớp thứ 2 và thứ 3, kể cả con rể của ông là Uyliâm Bân-đi. Càng đi sâu vào chính sách Mỹ ở Việt Nam, ông càng thấy tình hình là vô vọng.


Vào buổi cơm tối trung tuần tháng 3 ấy, ông đã báo cáo kết quả cho Tổng thống. Ông cho rằng không có mối liên quan giữa một bên là các mục tiêu quân sự và bên kia là thời gian và tài nguyên mà Mỹ có thể thực hiện mục tiêu đó. Cuộc tấn công dịp Tết cho thấy số 50 vạn quân Mỹ là vô cùng thiếu, không thể nào đánh đuổi và khuất phục nổi Việt Cộng và nhân dân Mỹ cũng chưa sẵn sàng tiếp tục mức độ nỗ lực như hiện nay trong thời gian cần thiết, có thể còn kéo dài, 5 năm chẳng hạn. Rõ ràng quần chúng không sẵn sàng tăng mức độ nỗ lực ấy lên. Ông kết luận rằng cần phải đánh giá lại và thay đổi hoạt động của lực lượng mặt đất, cần phải ngừng hay phải giảm nhiều hơn các cuộc ném bom và châm dứt chiến tranh sao cho Mỹ bị ít thiệt hại nhất.

Giôn-xơn chú ý lắng nghe, lòng bàng hoàng cảm thấy bản báo cáo quá mạnh mẽ nhưng không có ý kiến tranh luận lại.

Tại Niu Yóoc, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp quốc, ông Gôn-bức đang ngồi viết để gửi cho Tổng thống một bức thư riêng, yêu cầu ngừng mọi hoạt động ném bom và thay đổi đường lối chiến tranh. Ông cho phải làm như vậy vì sự sáng suốt và đòi hỏi và quần chúng yêu cầu.


Ngay khi nhận được thư, thái độ của Giôn-xơn rất bực dọc và nói ông không thể chấp nhận việc ngừng hẳn ném bom. Tuy nhiên, bức thư vẫn có tác dụng. Theo lệnh của ông, bức thư của Gôn-bớc và kế hoạch ngừng ném bom một phần đều được gửi sang cho Đại sứ Bân-cơ. Bức thư của Gôn-bớc làm một cái cớ để đe dọa Sài Gòn và có như thế kế hoạch ngừng ném bom một phần mới dễ nuốt trôi. Đại sứ Bân-cơ được thông báo rằng Oasinhtơn nghĩ rằng Hà Nội sẽ không chấp nhận việc Mỹ ngừng ném bom hạn chế, nhưng chủ trương này sẽ làm cho quần chúng Mỹ tích cực ủng họ chiến tranh hơn.


Mọi việc đều cay đắng, chẳng có gì tốt đẹp cả. Tuần trước 509 lính Mỹ bị chết. Các tướng Mỹ muốn tăng quân, mở rộng chiến tranh, mà Asêxân và một số người khác lại đề nghị ngược lại. Đã đến lúc phải đi đến quyết định. Giôn-xơn muốn đi đến một nơi nào khác để suy nghĩ. Ông đã cùng gia đình lên máy bay đi về trang trại ở Tếch-dát để nghỉ ngày chủ nhật 17. Buổi chiếu truyền hình tối hôm ấy, ông xem Ham-phơ-rây bảo vệ cho đường lối chính quyền và Bớcđơ (vợ Tổng thống) thấy chỉ có Hiu-bớt và Rát-cơ còn phát biểu ủng hộ mà thôi. Bà cảm thấy như trong câu chuyện cổ Hy Lạp, thần Prômêtê bị cột chặt vào một tảng đá, bị diều hâu mổ mà không thể nào chống lại được. Giôn-xơn không thể tin rằng nước Mỹ lại quay lưng lại với Tổng thống và những chiến sĩ trong lúc chiến tranh như vậy. Có thể cần phải xốc đất nước này lên. Ông quyết định thử xem.


Hội Điền chủ quốc gia sắp hợp vở Miniepơlixơ cách trang trại của Giôn-xơn một ngàn dặm và Tổng thống vào phút chót quyết định sẽ đi dự.

Có nhà báo hỏi ông sự ủng họ của quần chúng cho chiến tranh kể từ sau ngày tấn công Tết đến nay tăng lên hay giảm đi. Tổng thống trả lời rằng có không biết bao nhiêu người ở đất nước làm việc miệt mài suốt ngày đêm để làm cho chúng ta thua cuộc chiến tranh này, một số khá đông người có thế lực và có ảnh hưởng muốn cho chúng ta rút ra khỏi cuộc chiến tranh và từ bỏ nó. Trước nay họ vẫn có cảm nghĩ này, nhưng hiện nay cảm nghĩ đó được bộ lộ ra và trở nên mãnh liệt.


Lúc nào cũng có những người tìm cách bôi nhọ chính sách và kiểu cách của họ là mỗi tuần lại chỉ trích với một đề tài khác nhau-nạn tham nhũng, tướng Thiếu, tống cổ Oétmolen v.v… và một số bài chỉ trích là từ phe cộng sản. Tổng thống Giôn-xơn kêu gọi nhân dân Mỹ hãy giữ vững lời cam kết, để giành thắng lợi cho cuộc chiến tranh, để giành hoà bình.


Cuộc họp vỗ tay nhưng chủ tịch của Hội Điền chủ nói với các nhà báo rằng qua bài nói chuyện, ông thấy Giôn-xơn không có gì thay đổi trong đầu óc chiến tranh, rằng cuộc chiến tranh tốn kém chia rẽ lòng người và tiến hành ở một nơi quá xa xôi, điều này có nghĩa làm cho ngân sách thiếu hụt, lãi suất cao, giá thành đắt mà không thu được lợi ích nào để bù lại như trong các cuộc chiến tranh khác. Đường lối “Phải thắng cuộc chiến tranh” mà Tổng thống nêu ra trong cuộc họp này đã được các báo chí và cơ quan truyền thanh đưa tin và các nhà chính trị ở chiến tuyến coi đó là tai họa. Hầu như chẳng còn ai quan tâm đến chiến dịch “Phải thắng cuộc chiến tranh” vào tháng 3-1968 ấy nữa.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 08:10:53 pm »

Nhiều nhà chính trị vận động tranh cử cho Giôn-xơn đã nghiên cứu bài nói chuyện của Tổng thống tại cuộc họp Hội Điền chủ và vấn đề bầu cử sơ bộ ở bang Uýtconxin ngày 2-4 và gửi cho Tổng thống hai đề nghị:

Một là, Tổng thống phải có một hành động nào đó nổi bật trước ngày bầu cử sơ bộ ở Uýtconxin để lấy lại vấn đề hoà bình. Có người đề nghị của Rát-xcơ đến Giơ-ne-vơ chờ đợi một thời gian cho đến khi nào phái doàn Bắc Việt Nam đến thương lượng. Một người khác đưa ra ý kiến ngừng bắn một thời gian ví dụ khoảng 10 ngày, trong khi đó các toán quốc tế theo dõi lưu lượng xe cộ của Bắc Việt Nam tăng lên trong thời gian đó.


Hai là, Tổng thống phải bỏ không được nói đến đường lối cứng rắn nữa. Cuộc điều tra mới nhất về dư luận của viện Ga-lớp cho thấy chỉ có 32% quần chúng tán thành cách thức chỉ đạo chiến tranh của Tổng thống. Vào cuối tháng, con số này tụt xuống còn 26% và số người tán thành khả năng về mọi mặt của Tổng thống sụt xuống còn 36% (52% không tán thành và số còn lại lừng khừng). Qui luật mà Viện này rút ra là bất cứ lúc nào nêu số người tán thành mọi mặt của Tổng thống sụt xuống dưới 50%, ông ta sẽ bị nguy khốn về chính trị.


Tại sao lại có sự bất bình này? Một trong những nhân vật chính trị ủng hộ cho Giôn-xơn đã để công nghiên cứu vấn đề và kết luận nguyên nhân trực tiếp là cuộc tấn công vào dịp Tết. Đó cũng là nguyên nhân mà Mác Các-thi được quần chúng ủng hộ và Rô-bớt Ken-nơ-đi ra tranh cử.


Sáng ngày hôm sau 20-3, Tổng thống điện thoại cho Cờlipphớt. Ông đã quyết định phải có một quan điểm mới để đi vào một hướng mới. Ông nói: “Tôi phải chọn cho tôi một đề nghị hoà bình” và ông quyết định lên vô tuyến truyền hình nói chuyện với toàn quốc trước ngày bầu cử sơ bộ 2-4 ở Uýtconxin.


Ngày 22-3, Tổng thống và các quan chức thân cận họp trong phòng ăn gia đình để soạn thảo một bài nói chuyện về Việt Nam. Vẫn là một giọng điệu gần giống như cũ vì chưa có đường lối nào mới. Vào lúc đó rõ ràng là quần chúng không thể chấp nhận như vậy được. Báo chí sẽ chê cười và các đối thủ Ken-nơ-đi và Mác Các-thi sẽ coi đó là một mục tiêu tốt để chỉ trích. Cờlipphớt đề nghị ngừng ném bom một phần coi đó là yêu cầu mong muốn hoà bình và là phương sách để tranh thủ them sự ủng hộ của quần chúng. Khó khăn là việc ngừng ném bom một phần có thể không được Hà Nội chấp nhận và cuộc ngừng ném bom toàn bộ không được Sài Gòn tán thành. Lại còn có nguy cơ là nếu không ngừng ném bom một phần, khó đạt được ngừng ném bom hoàn toàn sau này. Cuộc họp không đi đến một quyết định nào, nhưng giôn-xơn đang suy tính và tìm phương sách.


Cuối cùng hôm ấy, Tổng thống gọi các nhà báo vào phòng Bầu dục để nghe ông tuyên bố các thay đổi về nhân sự giúp cho ông dễ dàng hơn trong hành động. Tướng Uylơ sẽ vẫn giữ nguyên chức Chủ tịch Tham mưu Liên quân thêm một năm. Đô đốc Sáp, người theo thuyết cứng rắn, tán thành tăng quân và đẩy mạnh ném bom, thôi giữ chức Tư lệnh Thái Bình Dương và người thay thế ông sẽ được lựa chọn sau này theo đề nghị của 3 quân chủng. Điều này cho phép Tổng thống lựa chọn được đúng người phù hợp với chính sách như ông mong muốn.


Tin nổi bật là Oétmolen về Oasinhtơn làm Tham mưu trưởng Lục quân và ông sẽ rời Việt Nam vào giữa mùa hè. Tuy có ý định sẽ cở A-bờ-ram thay thế, Tổng thống không cử ngay ông đảm nhiệm chức vụ. Trước tiên, ông cần gọi A-bờ-ram về Oasinhtơn để nghe vị tướng này trình bày chiến lược tương lai.


Do tình hình chiến sự ở Việt Nam giảm xuống nên yêu cầu tăng thêm quân mà Uylơ và Oétmolen đưa ra không còn lý do để biện minh. Phản ứng của Quốc hội cho thấy khó được các nghị sĩ ủng hộ, và tình trạng xôn xao của quần chúng, sau khi nghe tin của Niu Yóoc thời báo nàgy 10-3 cho thấy vấn đề này để gây bùng nổ về chính trị. Vào ngày 12-3, ngày bầu cử sơ bộ ở Niu Hem-sca đề nghị tăng thêm nhiều quân Mỹ và động viên lính hậu bị thực tế đã bị chết và đến ngày 15-3, coi dứt khoát như đinh đóng cột. Ngày 22-3, Giôn-xơn phái Uylơ bí mật đến sân bay Cơ-lác (Philipin) để gặp Oétmolen, nói cho ông ta biết những điều xảy ra về đề nghị tăng 206.000 quân và thống nhất về số lượng tăng thêm một ít quân để đáp ứng yêu cầu của Oétmolen.


Uylơ từ Oasinhtơn đến Cơ-lác vào lúc 8 giờ đêm sau một chuyến bay dài gần 24 giờ. Sau một vài câu chuyện chào hỏi, hai tướng nói chuyện gần suốt đêm trong sở chỉ huy. Đó là một cuộc họp chẳng có gì thú vị. Trước kia, các ý kiến của Oasinhtơn và chuyến đi của Uylơ đến Sài Gòn, với sự ưu ái của Giôn-xơn, đã mở ra triển vọng được tăng thêm nhiều quân và có một chiến lược chiến tranh lớn. Oétmolen trước nay vẫn tin tưởng vào điều đó và đến nay, đột nhiên mọi sự đổ vỡ tan tành một cách phũ phàng. Nước Mỹ coi tướng Oét là kẻ tự xưng là thắng trận mà lại phải xin tăng thêm 20 vạn quân. Đến nay, kế hoạch bị huỷ bỏ, ông lại bị triệu về Oasinhtơn và Uylơ-người được chỉ định tiếp tục làm Chủ tịch Tham mưu Liên quân thêm một năm nữa-đã đến đây để giải thích vấn đề.


Trước khi rời Oasinhtơn, Uylơ và các Tham mưu trưởng Liên quân đã nghiên cứu số quân có thể gửi sáng mà không cần phải động viên lính hậu bị hoặc các biện pháp động viên khác. Giôn-xơn đã duyệt y giới hạn tương đối của kế hoạch và lúc này hai tướng bàn bạc các chi tiết. Oétmolen thoả thuận với việc tăng thêm 13.500 quân yểm trợ hậu cần Mỹ ngoài số quân bổ sung ông đã nhận trên cơ sở tạm thời sau cuộc tấn công Tết. Ngoài ra, ông còn được phép thuê hợp đồng 13.000 dân sự ở Việt Nam để giúp vào việc tiếp tế và yểm trợ. Kết quả là kế hoạch tăng quân vạch ra ở trong Bộ chỉ huy Mỹ ở Philipin là bản tăng chính thức cho chiến tranh Việt Nam. Từ đó trở đi, cuộc chiến tranh liên tục xuống dốc, mặc dầu vào lúc đó, người ta chưa thấy rõ điều đó.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 08:13:00 pm »

Sau đó, vào ngày 25-3 và 26-3 tại Oasinhtơn lại có một sự kiện nổi bật khác, có một không hai trong lịch sử Mỹ, biểu hiện một cách rõ ràng chính sách chuyển hướng chiến tranh. Tổng thống, một cuộc họp các cố vấn cũng được triệu tập để nghe báo cáo tìnhhình chiến tranh và góp ý kiến.


Tại cuộc họp tối ngày 25-3 tại trụ sở Bộ ngoại giao gồm hàng chục về dân sự và quân sự cố vấn cao cấp và sáng hôm sau tại Bộ ngoại giao, ba quan chức chính phủ đã báo cáo. Các báo cáo viên đưa nhiều dẫn chứng cụ thể, lập luận cân nhắc và không nêu rõ quan điểm của cá nhân. Tuy vậy, một vài cố vấn cao cấp lấy làm ngạc nhiên thấy có sự thay đổi đề lời lẽ và nội dung so với bản đánh giá rất lạc quan hồi tháng 11. Du-gờ-lát Đi-ông, nhà tư bản ngân hàng trước kia đã làm Thứ trưởng Ngoại giao cho Tổng thống Ai-xen-hao và Bộ trưởng Bộ tài chính cho Tổng thống Ken-nơ-đi người mà qua buổi báo cáo hồi tháng 11 đã có cảm giác lệch lạc rằng trong một năm, chiến tranh sẽ giải quyết xong. Trong cuộc họp hôm ấy khi hỏi rằng cần bao lâu nữa sẽ đuổi được quân Bắc Việt Nam và bình định đất nước, ông đã nhận được câu trả lời: “Có thể 5 năm, cũng có thể 10 năm”. Đi-ông rất ngạc nhiên và lập tức ông đi đến kết luận rằng nhân dân Mỹ sẽ không bao giờ ủng hộ điều đó.


Cờ-lác Cờlipphớt cho rằng Mỹ có các sự lựa chọn sau:

-Mở rộng chiến tranh, tăng thêm nhiều quân mặt đất, tổng động viên quốc gia, mở rộng chiến tranh mặt đất sang Lào, Campuchia và có thể cả Nam phần Bắc Việt Nam, đẩy mạnh ném bom Bắc Việt Nam.

-Bổ sung thêm khoảng vài nghìn quân nữa cho Việt Nam nhưng không thay đỏi về chiến lược cơ bản.

-Thực hiện một chiến lược giảm bớt chiến tranh xuống thang ném bom, bỏ các căn cứ lẻ lơi, ví dụ như Khe Sanh, và sử dụng quân Mỹ ở thành phố và xung quanh các khu vực đông dân cư, trong lúc đó làm cho chính phủ và quân đội Nam Việt Nam có thời gian đảm nhận gánh nặng của chiến tranh.


Cựu ngoại trưởng Asêxân, một quan chức cao cấp xét về mặt chức vụ chính quyền trước kia có mặt trong buổi họp nói rằng ông ta đã thay đổi quan điểm từ tháng 11. Ông đã đi đến kết luận Mỹ không thể nào đạt được các mục tiêu quốc gia ở Việt Nam bằng biện pháp quân sự. Do đó ông chống lại việc tăng thêm quân Mỹ cho chiến tranh và nêu rằng Bắc Việt Nam cũng có thể tăng thêm quân sự như vậy. Actơ gonbớt yêu cầu ngừng ném bom hoàn toàn Bắc Việt Nam. Evơren Harimơn trình bày một cách sôi nổi về nguy cơ của leo tháng quân sự. Việc Asêxân thay đổi quan điểm hình như đã có tác động lớn hội nghị, sự thay đổi trong sự nhìn nhận của Cờlipphớt cũng có tác động tương tự, vì trong cuộc họp trước kia hồi tháng 11, ông cũng có dự với tư cách là một cố vấn ở bên ngoài.


Đến trưa thứ ba, hầu hết các cố vấn cao cấp-và đi theo còn có một số quan chức cao cấp trong chính phủ-đã đi đến Nhà Trắng để đệ trình. Tiếp đón họ ở phòng ăn gia đình có Tổng thống, Phó tổng thống Hămphơrây, tướng Uylơ (vừa mới ở sân bay Cờlác về) và tướng A-bờ-ram (cũng về với Uylơ). Sau bữa ăn, A-bờ-ram báo cáo về sự tiến bộ của quân đội Nam Việt Nam. Sau đó, Tổng thống cho rút lui Rát-xcơ, Cờlipphớt, và hầu hết các quan chức khác và chuyển sang phòng họp nội các để nghe ý kiến các cố vấn cao cấp.


Mac Gioóc Bănđi, Chủ tịch tổ chức Pho và nguyên là phụ tá cho các Tổng thống Kennơđi và Giôn-xơn về chính sách đối ngoại. Quan điểm nổi bật là của ông Din Asêxân, rằng Mỹ không thể nào đạt được các mục tiêu trong giới hạn thời gian và tài nguyên mà Mỹ có và do đó, Mỹ phải thay đổi chính sách. Bretti, Pooc-tát và Mớc-phi không tán thành quan điểm tóm tắt chung.


Rõ ràng Tổng thống bị chưng hửng. Ông đi quanh bàn, đến hỏi ý kiến từng người. Trước đó, khi Mỹ tiến hành ném bom Bắc Việt Nam vào tháng 2-1965 Mac Gioóc Bănđi, cố vấn cho Giôn-xơn, cho đó là một cách rẻ tiền nhất để cứu Nam Việt Nam khỏi bị thất bại và làm cho phong trào nổi loạn khắp thế giới phải trả giá đắt. Sau này, Bănđi cho việc ném bom miền Bắc chủ yếu nhằm để làm cho một vấn đề mặc cả trong cuộc thương lượng tương lai và vào mùa thu năm 1967, ông đã hai lần báo cho Tổng thống là ông không tán thành việc ngừng ném bom. Đến nay, ông lật ngược lại ngay chính quan điểm của ông, lấy lý do là việc ném bom làm Mỹ mất mát nhiều sự ủng hộ trong nước hơn là thu được lợi về quân sự ở ngoài nước. Ông đề nghị phải lập tức ngừng hoàn toàn việc ném bom, chứ không phải ngừng một phần và ông chống lại việc tăng thêm quân Mỹ sang Việt Nam.

Hen-ri Ca-bốt-lốt, hai lần làm đại sứ ở Nam Việt Nam và là người thuộc đảng Cộng hoà nắm tình hình Việt Nam cho cả Giôn-xơn và Ken-nơ-đi, đọc một bài mà ông đã viết sẵn đêm hôm trước. Lốt yêu cầu phải khẩn cấp xem xét việc chuyển từ chiến lược “tìm và diệt” và chiến lược “Chiến tranh tiêu hao”-mà ông cho nhằm vào một mục tiêu quân sự không thể nào đạt được sang một chiến lược mới sử dụng lực lượng quân sự Mỹ làm một tấm lá chắn mà dựa vào đó để tổ chức lại Nam Việt Nam. Lốt nói: “giảm nhẹ tìm và diệt có nghĩa sẽ có ít thương vong, ít tàn phá, ít người tị nạn, ít sự chỉ trách và được quần chúng ủng hộ nhiều hơn”. Chiến lược này cần thời gian dài và ông kết luận: “Do đó, lực lượng Mỹ phải có đủ quân số để cho chúng ta còn có thể tin vào quân đội trong những vị trí trống trải như Khe Sanh và không nên tiếp tục nhấn mạnh vào chiến lược tìm và diệt như trước kia”.


Du-gờ-lát Đi-ông, một đảng viên Cộng hoà khác có tên tuổi, nói rằng Mỹ không nên tăng quân, phải ngừng hoàn toàn ném bom và tìm cách tiến tới giải pháp thương lượng. Tổng thống hỏi Đi-ông tại sao ông lại thay đổi quan điểm về chiến tranh. Nhà tài chính này nói rằng bản báo cáo tình hình trong buổi họp tối qua đã làm cho ông có cảm giác sâu sắc rằng Mỹ cần có thêm 5 hoặc 10 năm nữa mới kết thúc được cuộc chiến tranh này.


Đin Asêxân trình bày lập trường một cách tỷ mỷ. Ông nói chiến tranh ở Việt Nam không thể đi đến chỗ chính phủ Nam Việt Nam có thể đảm đương được bằng những phương tiện trong thời gian mà nhân dân Mỹ cho phép Tổng thống này hoặc bất cứ Tổng thống nào khác. Asêxân nói: “Sự kiện này, cùng với các quyền lợi rộng hơn của Mỹ ở Đông Nam Á, châu Âu và liên quan đến cuộc khủng hoảng đồng đôla, làm cho Mỹ cần có vào lúc này một quyết định để rút ra khỏi cuộc chiến tranh trong một thời gian hạn chế”. Mỹ không nên có bất cứ hành động nào không phù hợp với mục tiêu này và do đó, cần phải có cụ thể một chính sách mới vào giữa mùa hè. Theo ông, vấn đề cơ bản ở Nam Việt Nam là thiếu một yếu tố-sự ủng hộ của quần chúng, điều mà Mỹ không thể nào bù đắp được. Và vấn đề căn bản ở Mỹ là quần chúng rộng rãi không ủng hộ cuộc chiến tranh, Asêxân không tin rằng quần chúng Mỹ lại để cho chính phủ tiếp tục chiến tranh trên khoảng một năm quyền có được gì và có thể còn ít hơn do đến giữa mùa hè này vẫn chưa có bước chuyển hướng rõ rệt. “Có một điều chắc chắn là khẩu hiệu thắng lợi đã gần sát là không thể làm được”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 08:13:55 pm »

Gioóc Bon nguyên thứ trưởng ngoại giao vốn là người có lập luận sắc bén chống lại chiến tranh trong các cuộc họp cấp cao của chính quyền đã khuyên Mỹ nên ngừng ngay toàn bộ ném bom Bắc Việt Nam. Có một lúc, Bon bắt đầu nói đến những vấn đề khó khăn chính trị ở nước Mỹ, nhưng Tổng thống đã ngắt lời.


Tướng Mathiu Rítuây, Tư lệnh Mỹ ở chiến trường Triều Tiên sau kế hoạch Mác Actơ bị thải hồi và sau này là Tham mưu trưởng lục quân Mỹ nêu ý kiến Mỹ nên trang bị vũ khí và các phương tiện cho chính phủ Việt Nam trong hai năm để chuẩn bị cho quân đội nước này đảm nhận lấy chiến tranh; nói cho người Việt Nam biết là sau hai năm Mỹ sẽ bắt đầu rút quân. Rítuây không dám chắc là kế hoạch này có hiệu quả nào không nhưng Mỹ nên làm thử. Bản thân Rítuây đã chống đối việc Mỹ can thiệp vào Việt Nam ngay từ đầu.


Xairớt Vanxơ trước kia là Thứ trưởng quốc phòng trong thời gian tăng quân cho chiến tranh Việt Nam và là người tích cực ủng hộ chính sách đó cho đến khi bị đau lưng nặng phải chuyển sang dân sự từ giữa năm 1967. Nếu Vanxơ còn ở chính quyền, có thể ông ta đã trở thành Bộ trưởng quốc phòng vào đầu năm 1968 và có thể ông ta vẫn tiếp tục ủng hộ đường lối dùng quân sự và chính việc trở về dân sự đã làm tan vỡ các quan điểm trước kia của ông. Trở lại với nghề luật mà ông đã làm một thập kỷ trước đây, ông lấy làm ngạc nhiên thấy hết mọi người mà ông gặp đều có tư tưởng chống lại chiến tranh một cách sâu sắc. Những bàn bè luật sư, vợ con họ, các khách hàng của các luật sư. Lần đầu tiên, ông nhận thấy khi còn ở trong chính quyền, ông bị tách ra khỏi quần chúng, chỉ nghe thuyết trình và đọc báo cáo, chỉ đọc diễn văn kêu gọi tăng cường kiên nhẫn mà không bao giờ hiểu rằng quần chúng không ủng hộ chiến tranh. Theo ý ông, hiện nay cuộc chiến tranh đang chia rẽ nước Mỹ và đã đến lúc cần phải thay đổi chính sách. Chính phủ phải tìm cách tiến tới thương lượng.


Phoóc-tác, một người bạn cũ của Giôn-xơn và vẫn còn tích cực ủng hộ chiến tranh phản đối lại, nói rằng lúc này chưa phải lúc thuận lợi cho thương lượng. Hơn nữa, ông cho rằng các cố vấn cao cấp đã quá nhấn mạnh các từ ngữ “tìm và diệt”. Nói như vậy không có nghĩa là phải mở các cuộc tấn công lớn, mà chỉ là đồng nghĩa với đánh lại kẻ địch mà thôi.


Tướng Uylơ tán thành cả hai điểm. Trước đó tại sân bay Cơ-lác ông đã nói với Oétmolen, rằng “tìm và diệt” đang bị chê trách, ông phải tìm một từ ngữ khác (Sau đó Bộ chỉ huy Mỹ cấm dừng từ ngữ này trong các báo cáo của họ và bắt đầu gọi các cuộc hành quân cơ động tấn công là các cuộc “Càn quét chiến đấu”, “Trinh sát có vũ trang” hoặc chỉ đơn giản là các “Cuộc càn quét”).


Asêxân khẳng định rằng chính sách hiện nay của Mỹ thiên về việc tìm một giải pháp quân sự và nêu ra một ý kiến phản đối. Ông bảo thẳng rằng: “Lạy chúa, chúng ta đưa sang đây 50 vạn quân để làm cái trò trống gì? Để đuổi con gái ư? Các vị đã biết tỏng tòng tong điều mà chúng ta muốn làm rồi-buộc kẻ địch tìm kiếm hoà bình. Điều đó sẽ không xảy ra, ít nhất không phải trong bất cứ thời gian nào mà nhân dân Mỹ cho phép”.


Tướng về hưu Auma Bơrétli, nguyên là Tư lệnh và Chủ tịch Tham mưu Liên quân trong Đại chiến II nói ông tiếp tục ủng hộ chính sách cơ bản hiện nay, nhưng Mỹ cần phải hạ thấp các mục tiêu của quốc gia.
Tổng thống càng trở nên rầu rĩ khi nghe mọi người lần lượt phát biểu chính kiến và cuối cùng Tổng thống kết luận: “Theo như tôi hiểu, trừ các ông Mớcphi, Bờrétli, Taylơ, Phoóctát và tướng Uylơ, tất cả mọi người đều đề nghị rút ra khỏi chiến tranh, mà muốn dùng sức mạnh của Mỹ theo một kiểu cách khác. Bănđi tranh cãi lại từ ngữ này (Sau đó, ông quyết định rằng từ ngữ mà ông nói là ”Xuống thang”). Những người khác im lặng. Giôn-xơn cảm ơn mọi người và từ biệt.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 08:14:57 pm »

Ngày 28-3, Đin Rátxcơ, Cờlipphớt, Rốtxtâu, Bănđi và người phụ trách viết diễn văn Mắc Phơxơn họp tại Bộ ngoại giao để trau chuốt lại bài diễn văn mà Tổng thống sẽ đọc 3 ngày sau đó. Bản dự thảo gốc đã phải sửa lại nhiều lần, kể từ cuộc họp chuẩn bị thảo diễn văn 6 ngày trước đó, nhưng nội dung vẫn ít nhiều na ná như cũ. Vào lúc đó, bài viết phản ánh quyết định gửi thêm một số ít quân cho chiến tranh nhưng không hề nói gì về ngừng hoặc giảm ném bom.


Trước đó, vào ngày 23-3, Bộ ngoại giao đã đệ trình 20 trang dự thảo diễn văn, kể cả một phần tuyên bố ngừng ném bom ở vĩ tuyến 20 Bắc Việt Nam nhưng Tổng thống không cho phép để lộ ý kiến này hoặc ý kiến khác về hạn chế ném bom. Ông luôn luôn giữ bí mật các quyết định và ông càng giữ bí mật về sáng kiến này. Việc để lộ sẽ làm rắc rối các cuộc thương lượng với chính phủ Sài Gòn và các tham mưu trưởng Liên quân và đề nghị của các ông sẽ bị mất tính bất ngờ mà ông ưa thích. Thậm chí ông còn giữ chặt trong lòng một bí mật khác dễ bùng nổ hơn-Ý định tuyên bố vào cuối bài diễn văn về chiến tranh Việt Nam rằng ông sẽ không ra tái cử.


Vào cái đêm trước ngày 28-3, bộ phận trao chuốt đọc bản dự thảo cuối cùng và Tổng thống thấy hoàn toàn không ổn định. Tổng thống lại sắp nói với quốc dân về chiến tranh bằng những lời lẽ cũ rích mà họ đã bác bỏ, lại một lần nữa kêu gọi hy sinh, kiên nhẫn và kiên cường. Trong buổi ăn trưa tại văn phòng Rát-xcơ (Bộ ngoại giao) Cờlípphớt đã nói với các đồng sự rằng nhân dân Mỹ không chịu chấp nhận. Đó là một diễn văn kêu gọi tăng cường chiến tranh mà lúc này Tổng thống lại đang cần một diễn văn hoà bình. Một quốc gia dân chủ không thể tiến hành một cuộc chiến tranh mà không được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng. Ông lập luận: Tổng thống cần phải giảm ném bom trong một cử chỉ đi đến hoà bình và phải đọc một bài diễn văn kêu gọi hoà bình.


Rát-xcơ không tranh luận lại. Vào cuối buổi họp, mọi người thống nhất để cho Mác Phơ-xơn thảo lại một diễn văn mới khác cho Tổng thống, Mác Phơ-xơn đã đi đến chán ghét chiến tranh và hậu quả của nó đối với Tổng thống và đất nước. Ông đi đến Nhà Trắng một cách phấn khởi.


Với sự đồng ý của Rát-xcơ, Uyliâm Bănđi dự thảo một bức điện đến Sài Gòn chỉ thị cho Bâncơ giải thích cho Thiệu rõ về việc ngừng ném bom ở vĩ tuyến 20. Nếu Hà Nội không đáp ứng, việc hạn chế ném bom sẽ chỉ tạm thời. Vào lúc 6 giờ 30 tối, Rát-xcơ đi đến Nhà Trắng để thảo luận riêng với Tổng thống và sau đó một chốc, có điện thoại gọi đến Bộ ngoại giao. Vào lúc 8 giờ tối, bức điện được chuyển đi bằng mật mã.


Các tham mưu trưởng Liên quân đã chính thức đem việc ngừng ném bom ở vĩ tuyến ra bàn bạc kỹ lưỡng và sau khi đã tranh cãi nhiều, đã tán thành bản kế hoạch với một số điều kiện cụ thể. Nếu là Hà Nội không đáp ứng lại sáng kiến hoà bình, Mỹ sẽ ném bom trở lại toàn Bắc Việt Nam vào lúc mà thời tiết tốt lên trong một hoặc 2 tháng tới. Và Mỹ sẽ ném bom trở lại nếu cộng sản mở một cuộc tấn công lớn ở miền Nam. Các tham mưu trưởng Liên quân không cho rằng Mỹ sẽ ngừng ném bom vĩnh viễn, nhưng có nhiều sự hiểu lầm nghiêm trọng. Một vài nhà quân sự sợ rằng một khi đã ngừng ném bom vào phía Bắc của Bắc Việt Nam, xét về chính trị, Mỹ sẽ không thể nào ném bom trở lại.


Vào ngày chủ nhật 31-3, các nhà lãnh đạo cuộc tranh cử cho Giôn-xơn họp tại dãy nhà phía tây Nhà Trắng để thảo luận về những triển vọng đen tối của cuộc bầu cử sơ bộ ngày 2-4 ở Uýtconxin và chuẩn bị cho cuộc vận động tranh cử gay go sắp tới. Những người ủng hộ cho Tổng thống được báo rằng Giôn-xơn sẽ tuyên bố ngừng ném bom hạn chế trong bài diễn văn tối hôm ấy. Chẳng có tin nào nói liệu ông ta còn quyết định tranh cử hay không.


Tại khu nhà ở của gia đình trong Nhà Trắng, Tổng thống đang làm việc với Horớt Busi, một trợ lý thân cận và đôi khi còn làm nhiệm vụ dự thảo diễn văn. Hai người đang thảo luận về câu chữ của phần cuối bất ngờ báo việc Giôn-xơn không ra tranh cử nữa. Trừ đoạn cuối cùng, toàn bộ bài viết đã được thảo luận và được Tổng thống và các cố vấn duyệt từng câu, từng chữ trong một buổi họp dài ngày hôm trước. Khi đến đoạn cuối, Giôn-xơn đã báo trước cho họ là ông có thể chuẩn bị một đoạn theo ý của ông.


Đin Rát-xcơ đang đáp máy bay của không quân đi đến Oen-Linh-tơn (Niudilơn) để dự một cuộc họp với các đồng minh của Mỹ khi ông nhận được điện thoại vô tuyến của một phụ tá ở Nhà Trắng nói một cách bí mật rằng: “Sắp có đoạn cuối trong bài diễn văn của Tổng thống đấy”. Rát-xcơ hiểu ngay điều đó là gì.


Vào lúc 8 giờ tối, vợ chồng Cờlipphớt, vợ chồng Rốt-xtâu đến nhà Tổng thống ở trong Nhà Trắng để uống cà phê. Sau vài phút Tổng thống gọi riêng Cờlipphớt và Rốt-xtâu vào trong buồng ngủ và cho xem đoạn cuối. Cờlipphớt rất ngạc nhiên và hỏi Giôn-xơn liệu đã xem xét kỹ mọi khía cạnh chưa, Tổng thống trả lời đã xem xét và đây là quyết định cuối cùng. Rốt-xtâu chẳng nói gì nhiều. Vợ Rốt-xtâu suýt khóc khi được chồng báo tin này.


Một vài phút trước giờ đọc diễn văn dự định vào lúc 9 giờ tối, Tổng thống và một vài phụ tá đi ra cánh nhà phía Tây, vợ Giôn-xơn có vẻ tươi tỉnh, còn hai con Lin-đa và Luxi không vui. Cô Linđa vừa ở Caliphoocnia về sáng nay để tiễn chồng đi sang chiến đấu ở Việt Nam, cô rất mong chiến tranh chấm dứt. Cô sợ sẽ không còn bao giờ được gặp chồng nữa.

Tổng thống ngồi ở sau bàn. Các nhà quay phim kiểm tra lại âm lượng và ánh sáng.

Trong bài diễn văn này, đoạn cuối cùng Giôn-xơn tuyên bố: “Chính vậy, tôi sẽ không tìm kiếm, và sẽ không chấp nhận sự đề cử của Đảng tôi ra ứng cử Tổng thống một nhiệm kỳ mới nữa…”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 08:16:04 pm »

Vĩ thanh

Vì cuộc chiến chưa kết thúc và chung cục chưa rõ ràng, tầm quan trọng đầy đủ về cuộc tấn công Tết Mậu Thân đang nằm ngoài tầm nhận thức chúng ta. Một điều xem ra đã rõ: Lịch sử sẽ chẳng quên đi sự kiện này. Đối với mọi loại người với mọi cách suy nghĩ khác nhau, đây là một sự kiện có tính chất bước ngoặt, một trong những bước ngoặt lớn trong thời đại chúng ta.


Cộng sản đã không thành công, nhưng chính phủ Mỹ đã chịu một tổn thất còn nặng nề hơn-mất lòng tin của dân chúng Mỹ. Không một ai ở phương Tây có thể biết chắc được các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam nhằm vào những mục tiêu gì trong cuộc tấn công này, và họ sẵn sàng trả giá như thế nào. Rõ ràng họ hy vọng vào một chiến thắng huy hoàng là một ước mơ đối với quân lính họ, nhưng hình như không có lẽ những nhân vật lãnh đạo có đầu óc của họ lại thực sự tính đến một thắng lợi hoàn toàn. Một trong những mục tiêu rõ ràng và thấp hơn là giành một “thắng lợi quyết định”-như trận Điện Biên Phủ năm 1954, mà những hậu quả chính trị của nó có giá trị quyết định mặc dầu ý nghĩa về mặt quân sự có thể bị hạn chế. Cái trớ trêu của cuộc tấn công Tết Mậu Thân là ở chỗ cộng sản đã thua trên chiến trường nhưng lại thắng về chính trị trên nước Mỹ.


Chúng ta đã xem xét về chi tiết những tình huống và sự kiện góp phần vào kết quả này: sự giảm sút của sự ủng hộ chiến tranh trong dân chúng Mỹ, đặc biệt trong năm 1967, cái hố sâu nguy hiểm giữa những giọng lưỡi chính thức và thực tế ở Việt Nam; chiến dịch tuyên truyền liều mạng và dại dột về thắng lợi của chính phủ Mỹ đã tạo điều kiện cho sự sụp đổ niềm tin sau đó; sức mạnh của kỹ thuật điện tử hiện đại trong việc truyền bá kinh nghiệm và cảm xúc một cách tức thời nhưng lại truyền đạt viễn cảnh một cách tồi tệ; sự điều hành của nền chính trị Mỹ trong năm bầu cử Tổng thống; những cố gắng thiếu sáng suốt và không đúng lúc của quân đội Mỹ dùng những tiềm lực bổ sung sau cuộc tấn công. Vì mọi lý do, dù tốt hay xấu, nhân dân Mỹ và hầu hết các nhà lãnh đạo Mỹ đã đi đến kết luận rằng chiến tranh Việt Nam còn đòi hỏi những nỗ lực còn to lớn hơn rất nhiều trong một thời gian lâu hơn rất nhiều so với giá trị của nó đối với Mỹ.


Mười lăm quân nhân Mỹ được thưởng huân chương Danh dự trong 9 tuần lễ xảy ra cuộc tấn công, nhưng giá trị của nó rất ít được tán thưởng. Nó nói lên một điều gì về cuộc chiến tranh này rằng bức tranh to lớn của cuộc tấn công Tết Mậu Thân là bức ảnh của Etddi Ađam về một viên tướng Việt Nam bắn một người bị trói giật cánh khuỷu, rằng câu nói đáng ghi nhớ nhất là câu nói trào lộng của Pitơ Anét ở Bến Tre: “Hoá ra cần phải phá huỷ thành phố này để cứu nó”, và rằng giải thưởng Pulitgie duy nhất đặc biệt dành cho một thiên phóng sự về cuộc tấn công thì Tết hai năm sau đã trao cho Xâymơ M.Hosơ, người chưa từng đặt chân đến Việt Nam, do đã phơi bày ra vụ thảm sát hơn 100 người dân Việt Nam của lính Mỹ tại Mỹ Lai.


Sau trang sử tối tăm này ở Việt Nam những người Việt Nam sống sót có thể nhắc lại cho chúng ta, qua những lời quở trách, cái thông điệp mà tổ tiên họ đã gửi cho nhóm thuỷ thủ đầu tiên của người Pháp đã mạo hiểm đi ngược dòng sông Sài Gòn một thế kỷ trước đây, trong giai đoạn mở màn của cuộc chinh phục của châu Âu.


“Đất nước các người là ở Tây Dương, còn chúng tôi ở Đông Dương. Con ngựa và con trâu khác nhau thế nào thì chúng ta cũng khác nhau thế ấy-trong tiếng nói, văn hiến và phong tục. Nếu các người ngoan cố châm mồi lửa vào chúng tôi, loạn lạc sẽ kéo dài. Nhưng chúng tôi sẽ hành động theo mệnh lệnh trời và sự nghiệp chúng tôi cuối cùng sẽ chiến thắng”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM