Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:20:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tết  (Đọc 34656 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2007, 09:53:39 pm »

Cảnh ảm đạm ở Oasinhtơn

Oét từng nói rằng cuộc tấn công Tết chỉ là màn 2 của một vở kịch 3 màn. Mối lo ngoại lớn nhất ở Oasinhtơn là số phận của các thuỷ quân lục chiến ở Khe Sanh. Trước Tết, Giôn-xơn đã yêu cầu Bộ tham mưu liên quân phải có một văn bản chính thức, “ký bằng máu” khẳng đọnh rằng có thể giữ được Khe Sanh. Ngài Tổng tư lệnh bị ám ảnh vì triển vọng của một sự thảm bại quân sự mà ông chịu trách nhiệm. Theo chỉ thị từ Oasinhtơn, Oét bắt đầu gửi những báo cáo hàng ngày đặc biệt về tình hình Khe Sanh, bao gồm cả những chi tiết nhỏ nhặt như điều kiện của đường băng và cung cáp dầu bôi máy. Phần lớn do tình hình Khe Sanh nên tối tối Oét vẫn ngủ ngay cạnh Trung tâm hành quân nằm trong Bộ chỉ huy, cho đến tận tháng ba.


Giôn-xơn hết sức ray rứt về tình cảm cũng như lý trí. Ông ta đi nhà thời với con gái Lin-đa và chàng rể, đại uý thuỷ quân lục chiến Chác-lơ Róp, sắp sửa lên đường ra mặt trận. Trong lúc họ còn ở cạnh nhau, tổng thống đọc một bức điện từ khu vực chiến sự gửi về và có thể ông đã xúc động vì cô con gái-nói ra điều ra ta suy nghĩ. Cô không biết là liệu chồng mình có quay trở về nữa không. Còn ông bố vợ thì bỗnh tỉnh ngủ vào 4 giờ sán, nghĩ ngợi về lời con gái và về những thuỷ quân lục chiến khác trên những ngọn đồi của châu Á xa xăm.


Giả sử ông có thể tìm ra câu trả lời-nhưng tìm đâu thấy, Tổng thống đã mời viên tướng về hưu, M.B.Rít-uây từng là chỉ huy quân đội Mỹ trong hầu hết cuộc chiến tranh Triều Tiên và là cựu Chủ tịch Bộ tham mưu Liên quân tới gặp riêng, bàn về các cuộc khủng hoảng ở Việt Nam và Triều Tiên. Rít-uây, khi trở về nhà, đã nói với bà vợ: “Tổng thống là một người quẫn trí, một người mệt mỏi, một con người đầy phiền muộn và rất thành thực…”


Cuộc tấn công Tết đã có 2 đóng góp trực tiếp và quan trọng để làm cho cuộc chiến tranh thực sự trở thành một vấn đề chính trị. Trước hết, nó đưa ra một bằng chứng bi thảm cho thấy chính quyền Giôn-xơn đã đánh lừa công chúng. Kể cả phái diều hâu lẫn bồ câu đều có thể đồng ý với nhau là họ bị lừa dối tuy không thể nhất trí về phương thuốc chữa chạy cho thực trạng. Thứ 2 nữa, cuộc tấn công Tết đã giải phóng các nhà chính trị, các nhà báo và công dân bình thường khỏi ảnh hưởng hạn chế do lập trường trước đó của họ đối với cuộc chiến tranh. Đây là một thay đổi bi thảm trong tình hình đủ để dẫn đến một thay đổi bi thảm trong công luận.


Vào ngày cuối tuần sau Tết, những người chống đối đã lên tiếng. Sau ngày, Giôn-xơn họp báo, tuyên bố cuộc tấn công Tết là một “thất bại hoàn toàn” về mặt quân sự, E.Mắc-các-ti đã đập lại một cách mạnh mẽ và chua cay: “Nếu như chuyện chiếm một phần sứ quán Mỹ, một phần của Huế, Đà Lạt và những thành phố chủ yếu của quân đoàn 4 là một thất bại hoàn toàn, thì theo cái lô gích đó, tôi có thể nói rằng Việt Cộng chiếm cả xứ đó, chính phủ sẽ rêu rao rằng chúng bị suy sụp hoàn toàn… Cuộc tấn công của Việt Cộng vào các thành phố của Nam Việt Nam chứng tỏ rằng chúng ta không kiểm soát được gì đất nước này và chũng ta ở trong một tình thế tồi tệ hơn rất nhiều so với 2 năm trước đây.


Thống đốc Mi-chi-gân G.Rôn-nây, lúc đầu là một người ủng hộ chiến tranh nhưng ngày càng chống lại cuộc chiến tranh trong quá trình vận động giành chức ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hoà. Trong cuộc gặp gỡ với các tổng biên tập các nhật báo ở Niu-Yóoc, ông cho rằng cuộc tấn Tết chứng tỏ “nhân dân Nam Việt Nam ủng hộ kẻ thù”.


Ngay R.Ních-xơn cũng phải thay đổi lập trường, công kích chính quyền Giôn-xơn là đã tung ra những “tin tức sai lệch nói rằng cuộc chiến tranh đang tiến triển tốt và hoà bình đã đến bên cạnh”.


Rô-bớc Ken-nơ-đi, con người từng tuyên bố “chúng ta sẽ thắng ở Việt Nam và chúng ta sẽ ở lại đó cho đến bao giờ làm được điều đó”, thì trong 1 bài diễn văn đọc vào ngày 8-2 tại Chi-ca-gô, đã phát biểu: “Kẻ thù của chúng ta, tấn công dữ dội khắp Nam Việt Nam, rốt cục đã đập tan cái mặt nạ của những ảo tưởng chính thức đã che đậy không cho chúng ta nhìn thấy hoàn cảnh thực của chúng ta”. Rô-bớc Ken-nơ-đi còn nói rằng trong 20 năm qua, người Pháp rồi người Mỹ, đã tiên đoán thắng lợi ở Việt Nam và ông đã nhắc lại lời tiên đoán của ông năm 1962. “Nhưng trong 20 năm qua, chúng ta đã sai lầm. Lịch sử của các cuộc xung đột giữa các dân tộc chưa bao giờ ghi nhận một sai lầm kéo dài và dai dẳng như vậy… Nếu chúng ta tiếp tục chiều hướng hiện nay, cuộc xung đột sẽ kéo dài nhiều năm và hàng chục năm nữa trên lục địa châu Á-và cuộc xung đột đó, như các nhà chỉ huy quân sự tài ba của chúng ta vẫn luôn luôn cảnh cáo, sẽ chỉ dẫn chúng ta đến một bi kịch dân tộc.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2007, 09:54:23 pm »

Sài Gòn trong thế kẹt

Ở Sài Gòn, sự im lặng quả là ghê rợn. Nhóm phóng viên đầu tiên tới Nam Việt Nam sau cuộc tấn công Tết, tới căn cứ không quân Tân Sơn Nhất vào ngày 3-2 và đấy là một sự ưu ái của không quân Mỹ vì các hãng hàng không thương mại không để cho máy bay của họ hạ cánh xuống một khu vực bỗng bùng nổ chiến sự. Một chiếc xe buýt quân sự chạy tới sát chiếc C-130 trên đường băng và một quân cảnh, đội mũ sắt, mặc áo giáp cầm súng M.16, mời các phóng viên lên xe.


“Kẹp chặt túi xách trong trường hợp các ngài phải nhanh chóng rời khỏi đây:-viên quân cảnh nói với giọng ít nhiều quan trọng hóa-Xung quanh đây còn có những tay bắn tỉa. Bất cứ ai đi ra đường sau 5 giờ sẽ bị bắn.
“Trừ các phóng viên”, một ai đó buột miệng.

“Đó là đặc quyền của ngài”, viên quân cảnh trả lời.

Trong cả thành phố, không có hơi hớm chiến thắng mà chỉ có mùi rác rưởi và mùi tử thi. Ở phía Tây Nam thành phố, nhiều toà nhà lỗ chỗ vết đạn và sụp đổ vì vũ khí hạng nặng từ mặt đất và trên không. Hơn 125 ngàn người Sài Gòn lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.


Ở góc của một toà nhà đổ nát, cuộc sống hầu như vẫn diễn ra bình thường. Chiến tranh hoặc hoà bình, phong lưu hoặc thiếu thốn, cuộc sống yên ả hoặc cảnh tàn phá, trên một chừng mực nào đó, là sự chấp nhận của người ta đối với cảnh này. Vẫn còn những cuộc đấu súng lẻ tẻ và vài đám cháy ở Chợ Lớn và chiến sự ở ngoại vi thành phố nhưng phần lớn Sài Gòn đã yên tĩnh. Vấn đề chủ yếu là vẫn còn nạn bắn tỉa mà theo tin tức thì có ở khắp thành phố.


Theo tin thì bộ chỉ huy quân đội Mỹ thường xuyên bị ăn đạn, nhưng viên trái phá duy nhất trúng vào toà nhà này lại là một viên đạn cối 81 ly của Mỹ. Ở tiền sảnh, người ta thấy các đại tá Mỹ lăm lăm súng trong tay cứ như là họ vừa đi vào khu phi quân sự. Trận nguy hiểm thực sự đáng kể nhất là lúc một đơn vị an ninh Mỹ cạnh đấy bất ngờ nổ súng và phía Bộ chỉ huy và các sĩ quan tham mưu bắn trả. Cuộc đọ súng kết thúc lúc viên chỉ huy đơn vị an ninh len lỏi tới được bộ chỉ huy và nói: “Nếu các anh không ngừng bắn vào chúng tôi, chúng tôi sẽ xông tới đây và quét sạch các anh…”


Cuộc tấc công tết đã trở thành một chủ đề lớn ở Mỹ và khắp thế giới, do đó, phóng viên, nhà nhiếp ảnh và các tổ quay phim đã đổ xô tới Sài Gòn. Trong tháng 2, thêm 52 phóng viên Mỹ nữa tới và 86 phóng viên các nước khác, nhiều phóng viên Pháp đã đánh hơi thấy sự thất bại của Mỹ. Vào cuối tháng, 119 người Việt Nam (phần lớn là phiên dịch và kỹ thuật viên), 248 người Mỹ và 260 người thuộc quốc tịch khác đã đăng ký với tư cách phóng viên chiến tranh, nâng tổng số lên 627 người, một kỷ lục từ xưa đến nay ở Sài Gòn.

Theo yêu cầu của các phóng viên, bộ chỉ huy Mỹ đã dùng máy bay của lục quân để chở một số đông nhà báo tới một thị trấn nào đó.

Chuyến đi ngày 7-2 là tới Bến Tre, một thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở đây, các cố vấn Mỹ, các lực lượng viện binh khẩn cấp đã bắn phá các khu vực Việt Cộng bằng pháo binh và hoả lực trực thăng để họ khỏi bị tiêu diệt. Trận đánh đã gây thương vong lớn cho dân thường-ngay trong lúc các nhà báo có mặt-và lời phát biểu nổi tiếng và đáng nguyền rủa nhất của cuộc chiến tranh là: “Cần huỷ diệt thành phố để cứu nó”.


Pi-tơ Ác nét, phóng viên AP, cũng có mặt trong chuyến đi này, là nhà báo duy nhất đã đưa tin về lời phát biểu này và ông gán cho một thiếu tá Mỹ không rõ danh tính và hình như chỉ có Ác-net được nghe lời phát biểu đó. Nhà báo được giải Pu-lít-de này đã xây dựng bài viết của mình xoay quanh câu nói độc đáo đó và nó đã tóm tắt một cách mỉa mai cái mâu thuẫn cơ bản trong lập trường của Mỹ. Nước Mỹ rêu rao là họ chiến đấu để xây dựng một quốc gia và bảo vệ tự do của một dân tộc nhưng trong quá trình đó, khối lượng vũ khí khổng lồ của họ đã huỷ hoại nước Việt Nam.


Các nhà báo và những người công kích đã tập trung vào cái đạo lý và chiến thuật đó. Lời phát biểu đó được tóm lại vẻn vẹn trong 1 câu, đã được phổ biến rộng rãi ở Mỹ cũng như nước ngoài và được nhắc lại trong hầu hết các lập luận chống chiến tranh. Bộ chỉ huy Mỹ đã ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra ở Bến Tre “không phải để biết chuyện gì đã xảy ra và lời phát biểu đó có thật hay không-mà để tìm xem ai đã nói câu đó.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2007, 09:56:02 pm »

Quan điểm quân sự

Trong tất cả các quan chức Mỹ chịu tác động sâu sắc của cuộc tấn công Tết, rõ ràng, tướng Oét là người ít băn khoăn và cứng cỏi nhất trước sự biến chuyển của tình hình.

Một bận tâm chủ yếu của Oét là Khe Sanh, nơi ông ta cầm chắc là Bắc Việt Nam sẽ bị đánh bại bằng sức mạnh của bom và trọng pháo và Mỹ có khả năng gửi viện binh bằng đường không. Hãy để tướng Giáp thử sức ở Khe Sanh và Oét đã sẵn sàng.


Trong lúc Oét vẫn tự tin thì Oasinhtơn giao động đến cực độ. Viên tướng chỉ huy mặt trận vẫn tiếp tục dự kiến một cuộc tấn công ở Khe Sanh-Khu phi quân sự, và có thể phối hợp với một loạt các trận đánh ở các thành phố.


Một vài phút trước lúc nửa đêm của rạng ngày 7-2, 5 chiếc xe tăng loại trung PT-76 chậm rãi tiến theo con đường mòn nhỏ hẹp dẫn đến trại lực lượng đặc biệt ở làng Vây, cách căn cứ Khe Sanh 5 dặm về phía Bắc. Lúc 2 chiếc tăng đi đầu đến sát hàng rào giây thép gai, một trái mìn sáng bùng nổ. Từ một trạm quan sát ở trong trại, trung sĩ Ni-cô-lát Phra-gốt, một y tá 24 tuổi, sững sờ trước cảnh tượng đó. Ngay lập tức, 2 bên bắt đầu nổ súng dữ dội.


Phra-gôt báo cho đại uý F.C Uyn-lôt-bai, chỉ huy đơn vị lính mũ nồi xanh: “Xe tăng đã xuất hiện ở hàng rào giây thép gai”.

24 lính Mỹ và 500 lính Việt Nam đã chờ một cuộc tấn công vào trại làng Vây, nhưng không phải một cuộc tấn công như thế. Đã có những tin tức rời rạc về hoạt động của cộng sản ở Lào, bên kia biên giới và từ trước đến nay, bộ chỉ huy cộng sản chưa hề dùng đến xe tăng. Giờ đây, 5 xe tăng tấn công làng Vây từ phía Nam, 4 chiếc từ phía Đông và 2 chiếc từ phía Tây.


Vào 4 giờ sáng, quân Bắc Việt Nam bắt đầu ném lựu đạn xuống lô cốt ngầm và Uyn-lốt-bai cũng như những người khác có thể nghe tiếng đào đất ở cạnh thành lô cốt. Khoảng 6 giờ, một trái lựu đạn lăn vào bên trong hầm ngầm và nổ tung với ánh lửa màu da cam. Có tiếng nói từ trên vọng xuống: “Các anh hãy hàng đi, chúng tôi sẽ cho nó nổ tung lô cốt”.

Viên chỉ huy trại và 15 lính Việt Nam quyết định đầu hàng.

Lúc trời hửng sáng, quân Bắc Việt Nam phá được một lỗ hổng ở thành lô cốt bằng cách đào đường hầm và đặt bộc phá. Họ có thể trực tiếp đột nhập vào lô cốt ngầm nhưng cuộc tấn công cuối cùng đã không diễn ra.


Trong đêm đó, Oét đã 2 lần bị đánh thức. Đại tá J.lét chỉ huy các lực lượng đặc biệt, đã gọi điện thoại, báo cáo về cuộc tấn công vào trại làng Vây và yêu cầu gửi viện binh tới gấp.


Sáng sớm hôm sau, Oét đã bay tới Đà Nẵng, gặp các vị chỉ huy thuỷ quân lục chiến và lục quân Mỹ ở quân đoàn 1. Lúc từ Đà Nẵng trở về, Oét đã ra lệnh nghiên cứu việc xin bổ sung quân lực vào năm tới mặc dù mức tối đa được quy định là 525 ngàn người.


Sau đấy, bắt đầu một cuộc bàn cãi giằng co giữa Sài Gòn và Oasinhtơn. Qua rất nhiều cuộc trao đổi điện thoại và điện tín, vào ngày 12-2 Oét tuyên bố là ông khẳng định yêu cầu gửi viện binh cấp tốc tới-“không phải vì tôi sợ nếu không có viện binh mà vì tôi không cảm thấy có thể hoàn toàn nắm được chủ động do lực lượng địch vừa được tăng cường nếu không có được viện binh”.


Vào 3 giờ chiều cùng ngày-ngày sinh của Giôn-xơn đề nghị của Oét được chấp nhận. Vào 6 giờ, Lầu Năm Góc ra lệnh cho 1 lẽ đoàn của sư đoàn dù 82 và trung đoàn 27 thuỷ quân lục chiến lập tức sang làm nhiệm vụ ở Nam Việt Nam. Chỉ trong mấy tiếng đồng hồ, nhóm đầu tiên trong số 10.500 viện binh Mỹ rời Mỹ tới quân đoàn 1.



Lời chúc tụng và cảnh giã từ

Nước Mỹ đang hoang mang và tình hình đầy bất trắc. Ông Tổng tư lệnh đã quyết định rời Nhà Trắng để tiễn đưa quâ lính của mình ra mặt trận.

Vào 12 giờ 25 trưa ngày thứ 7, giờ Oasinhtơn, tức 1 giờ 25 phút rạng sáng chủ nhật ở Sài Gòn, phóng viên Ét Hoai, hãng AP đang viết đạn tin tóm tắt tình hình thường lệ và đúng lúc ông ta đang viết: “Sài Gòn tương đối yên tính… Tiếng trọng pháo có thể….”-Ông chưa kịp viết hết câu thì một tiếng nổ làm rung chuyển toà nhà, làm bật tung cánh cửa phòng. Hoai vội vã gọi điện thoại và bắt đầu viết.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2007, 09:56:52 pm »

Tấn công

Sài Gòn (AP) Một loạt các tiếng nổ rung chuyển.

Sài Gòn sáng chủ nhật và các quan chức quân sự nói căn cứ ở ngoại ô thành phố “đang bị tấn công”.
Ở Nhà Trắng, các trợ lý trong phòng tình hình bắt đầu rối rít hỏi thêm tin tức. Trước lúc rạng sáng, họ được biết các lực lượng cộng sản đã pháo kích bằng tên lửa hoặc súng cối vào hơn 45 thành phố, thị xã và căn cứ lớn ở khắp miền Nam Việt Nam. Tấn công bằng bộ binh đã diễn ra ở một số nơi.


Chiếc máy bay của không quân mang số 1 hạ cánh trước 4 giờ chiều xuống căn cứ không quân Pope, cạnh căn cứ Pho Brát, bang Ca-rô-lai-na Bắc. Khoảng 1.300 người thuộc sư đoàn 82 dù, mặc binh phục dã chiến và đội mũ sắt, đứng trên đường băng bê-tông, chuẩn bị bước lên những chiếc máy bay phản lực khổng lồ không có cửa sổ sẽ đưa họ tới mặt trận. Nhiều người trước đây dã thi hành nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam và một số rất ít, về mặt lý thuyết, không phải tham gia chiến đấu trừ trường hợp khẩn cấp.


Theo lệnh của một số sĩ quan, 94 người rời khỏi hàng đứng đối diện với tổng thống và bước tới cửa của một chiếc phản lực khổng lồ. Gió thổi phần phật vào lá quốc kỳ và làm tung bay những chiếc cơ đuôi nheo của đại đội và chắc chắn là lời nói của tổng thống sẽ không vang đến tận những người đứng cạnh chiếc máy bay.


“Tôi đến đây hôm nay với tư cách là Tổng thống của các bạn để nói với các bạn rằng trong cuộc hành trình của các bạn, trái tim của dân tộc ra và hy vọng của nhiều dân tộc khác sẽ bay cùng các bạn và sẽ dõi theo các bạn cho đến lúc nào sứ mệnh được hoàn thành”. Giôn-xơn nói tiếp rằng không dễ gì mà rời bỏ gia đình nhưng những sứ mệnh của tự do cũng chẳng dễ dàng gì.


Quay về hướng Việt Nam, Giôn-xơn nói về sự “cướp bóc” của cuộc tấn công Tết và mục tiêu của cuộc tấn công là làm rung chuyển những nền móng của chính phủ và nhân dân Việt Nam và tiêu diệt ý chí chiến đấu đến cùng của nhân dân Mỹ. Mưu toan đầu tiên-cách đây 3 tuần vào dịp Tết-đã thất bại.


Và giờ đây, họ lại tấn công. Và chính trong giờ phút này, một đợt khủng bố thứ 2 đang diễn ra ở các đô thị. Các lực lượng của chúng ta đã sẵn sàng. Tôi biết họ sẽ thất bại như xưa nay vẫn thế nhưng chiến trận đã trở nên quyết liệt…

Chúa phù hộ các bạn và ở bên cạnh các bạn”.

Vị Tổng thống to cao người xứ Tếch-dớt, không đội mũ mão gì trong gió hun hút của tháng 2, đi băng qua sân bay và đứng cạnh của máy bay lúc các quân sĩ bắt đầu lên máy bay. Cứ mỗi người lính đến gần, tổng thống lại bắt tay và nói một đôi lời, dáng điệu trịnh trọng. Một nhà báo nhận xét là đôi mắt ông có vẻ lờ đờ.
Lúc người lính cuối cùng đã đi vào máy bay, thiếu tướng R.U.Xai-tơ ra lệnh cho viên phi công nổ máy: “Hượm đã!”, vị Tổng tư lệnh thét lên và bước vào trong máy bay để gặp gỡ quân lính một lần cuối cùng như để từ biệt thêm một lần nữa. Lời nói cuối cùng họ được nghe ở quê hương là tiếng nói của vị tổng thống tiễn họ đi mặt trận”.


Tổng thống và đoàn tuỳ tùng gồm các trợ lý, bảo vệ và nhà báo lại bay tới En Tô-rô, Ca-li-phooc-ni-a, trên bờ biển Thái Bình Dương, để từ biệt 500 lính của trung đoàn 27 thuỷ quân lục chiến, đi ra mặt trận; rồi sau đó, đi trực thăng tới tầu “Con-xte-lây-sân” đậu ở cách bờ biển 30 dặm. Chiếc tàu cho máy bay này cùng các máy bay ném bom chiến đấu của nó vừa từ trạm “Y-an-ki” ở ngoài bờ biển Bắc Việt Nam quay trở về, và một số trợ lý của Nhà Trắng đã nói chuyện với các phi công vừa tham gia vào các trận đánh phá của Mỹ. Tổng thống không tham gia-sự có mặt của ông có thể làm cho các sĩ quan rụt rè-những cuộc thảo luận diễn ra trong phòng khách ngay cạnh phòng của tổng thống và một trợ lý của ông nghĩ rằng ông có thể nghe được.


Các sĩ quan chỉ huy phát biểu trước và nói rằng họ đã hoàn thành nhiệm vụ và các trận đánh phá đã tiến triển tốt đẹp. Sau khi họ nói xong là một sự im lặng đáng sợ. Cuối cùng, một trung uý trẻ, một chàng trai gốc Ai-len ở miền Đông Bắc, đứng dây. Anh ta nói việc ném bom là rồ dại, hoàn toàn phi lý: “Chúng tôi đã phải hứng chịu một hoả lực phòng không tệ hại nhất trong lịch sử loài người và để làm gì-để làm sập một chiếc cầu gỗ dài độ mười mấy “phút” mà họ có thể bắc lại một vài tiếng đồng hồ sau đó. Chúng tôi không thể tấn công cầu tàu (ở cảng Hải Phòng), nơi bốc dỡ các vật liệu chiến tranh vì chúng tôi có thể đánh vào các tàu bè và chúng tôi không thể đánh vào tàu bè vì một số tàu là của Nga… Chúng ta là một nước lớn, có những thiết bị tinh vi, những phi công được huấn luyện, những máy bay đắt tiền những chiếc cầu đó thì chẳng đáng giá gì cả, chẳng xứng đáng để thiệt hại máy bay hoặc để mất đi một phi công mà thôi-và chúng ta đã mất, mất rất nhiều, hãy tin tôi…”. Nhiều sĩ quan trẻ khác cũng đứng dậy và nói tương tự. Không người nào phản đối những mục tiêu của việc ném bom nhưng tất cả đều nói là cái giá như thế, những hiểm nguy và hi sinh là không xứng đáng.


Nơi dừng chân cuối cùng của giôn-xơn là ngôi nhà mùa Đông của cựu Tổng thống Ai-xen-hao gần sân gôn Palm Desent Ca-li-phooc-ni-a. Trong một phòng khách rộng rãi với những ô kính nhìn ra một phía là sân gôn, một phía là những ngọn đồi, W.Rô-xtâu và tướng L.W.Uôn-tơ, chỉ huy thuỷ quân lục chiến Mỹ thông báo với Ai-xen-hao về cuộc tấn công Tết Mậu Thân và những hệ luỵ đối với nước ngoài và trong nước. Rô-xtâu nói rằng cộng sản ở Việt Nam đã bị đánh đau nói thêm rằng “chúng ta đang ở giữa một trận đánh bất phân thắng bại”.


Ai-xen-hao hỏi về một số vấn đề quân sự nổi cộm nhưng không phát biểu ý kiến gì. Ông nói ông không bao giờ muốn lấy những phán đoán của mình thay thế cho những phán đoán của những nhà quân sự chỉ đạo trận đánh tại chỗ. Ông nói tiếp: “Tướng Oét có những trách nhiệm lớn so với bất cứ vị tướng nào trong lịch sử mà ông được biết”.


Tổng thống Giôn-xơn sửng sốt vì lời tuyên bố đó. Lẽ nào, những trách nhiệm của tướng Oét đối với nửa triệu quân Mỹ lại lớn hơn cả những trách nhiệm của chính Ai-xen-hao đối với 5 triệu quân Mỹ và một cuộc đổ bộ qua eo biển chống lại sức mạnh cơ giới của nước Đức Hít-le?

Ai-xen-hao sờ vào những khẩu súng của ông và nói rằng công việc của Oét còn khó khăn hơn nhiều: “Và người lính già đó giải thích: “Tôi luôn luôn biết kẻ thù ở đâu”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2007, 04:51:36 pm »

Chương 5:
MỸ CÓ THỂ BỊ ĐÁNH BẠI

Tại Mỹ, sự bất ngờ và cơn giận dữ trong những ngày đầu sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã nhường bước cho sự thất vọng và tiếp đó trở thành cảm giác chán chường. Trước cuộc chiến đấu ác liệt và đẫm máu mà thắng lợi lớn của quân đồng minh chẳng thấy đâu, nhiều người Mỹ bắt đầu bác bỏ toàn bộ sự việc, quay lưng đi và từ bỏ chiến tranh. Lòng tin cậy mỏng manh vào thắng lợi của Mỹ hồi tháng 11 đã bị đợt tấn công đầu tiên đánh tan tành và đến nay, ngay cả hi vọng hình như cũng ngày càng mờ nhạt. Các nhà tiên tri trong xã hội Mỹ, các nhà bình luận, các nhà báo và các nhà lãnh dạo trước kia còn băn khoăn thì nay đã thấy là Mỹ đang thua và ít ra không thể nào băn khoăn thì nay đã thấy là Mỹ đang thua và ít ra không thể nào thắng được cuộc chiến tranh. Những người trước đó đã đi đến kết luận này lại càng có chứng cớ dứt khoát rằng ý kiến họ đưa ra trước kia là đúng đắn và chính phủ Mỹ đã sai lầm nghiêm trọng. Thái độ của họ biểu thị “Chúng tôi đã bảo mà!”.


Chính phủ Oasinhtơn và Bộ chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn tuyên bố rằng quân cộng sản đã bị thất bại chưa từng có và họ chẳng có gì để phô trương ngoài việc tuyên truyền. Tuy nhiên, các chức Mỹ chẳng có gì đưa ra để chứng minh điều đó. Tìn hình thực tế trên chiến trường cũng chứng tỏ rằng cộng sản đã thắng và các chỉ tiêu an ninh của chính quyền Sài Gòn đã xuống dốc nhanh chóng.


Những lời khẳng định của Tổng thống, các cố vấn cao cấp và các tướng lĩnh Mỹ đang bị quần chúng nghi ngờ hơn bao giờ hết. Trước đây, họ đã tuyên truyền thắng lợi và cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân đã cho thấy đó là sai lầm. quần chúng khó mà chịu chấp nhận ý kiến ấy một lần nữa. Các bản thông cáo và lời tuyên bố trở nên kém giá trị. Các lời lẽ mất tính thuyết phục. Hơn bao giờ hết, hàng ngày họ thấy hàng ngàn câu tuyên truyền, không biết bao nhiêu là hình ảnh được chiếu lên màn máy thu hình của các gia đình người Mỹ. Màn máy thu hình trở thành nỗi khủng khiếp của một cuộc chiến tranh nóng đối với Mỹ: đó là những hình ảnh tác chiến ở nông thôn đầu và giữa tháng 1; cuộc chiến đấu giành giật từng căn nhà ở Huế kéo dài gần hết tháng hai; các trận bắn pháo và khả năng căn cứ lính thuỷ đánh bộ ở Khe Sanh đang bị bao vây có nguy cơ bị diệt; các thành phố bốc cháy và đổ nát.


Các cuộc điều tra dư luận ở Mỹ lúc bấy giờ cho thấy thái độ đối với chiến tranh của quần chúng đã thay đổi nhiều. Đầu tháng 1, phái diều hâu ban đầu còn nhiều, đến cuối tháng 2 đã nổi lên một làn sóng bi quan về thế quân Mỹ. Đến giữa tháng 3, phái diều hâu đã sụt xuống dưới mức thấp hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây và số người Mỹ đòi giảm bớt cam kết của Mỹ ở Việt Nam đã tăng lên. Từ trước đến nay, đây là lần đầu tiên mà phái diều hâu trong quần chúng ít hơn phái bồ câu. Các số liệu của viện Ga-lốp cho thấy kể từ đầu tháng 1 đến giữa tháng 3 đã có gần 20 phần trăm số người thuộc phái diều hâu chuyển sang phái bồ câu.


Do nhận thức sâu sắc thực tế sức mạnh quân sự của cộng sản và dự kiến những hoạt động sắp tới của họ, một số người Mỹ đã bắt đầu nói đến khả năng thất bại. Một quan chức của Lầu Năm Góc chịu trách nhiệm nghiên cứu lịch sử cuộc chiến tranh vốn là người có nhiều kinh nghiệm ở Việt Nam đã đánh giá cao khả năng của cộng sản và ghi trong báo cáo gửi lên cấp trên rằng làn sóng đỏ của ảnh hưởng cách mạng sẽ tràn khắp nông thôn đến tận mép của các tỉnh lỵ và quận lỵ sẽ tràn vào cả một số tỉnh lỵ, quận lỵ. Ông ta dự kiến rằng đến tháng 4, quân đội chính phủ sẽ có hiện tượng đào ngũ tập thể, có thái độ hoàn toàn lãnh đạm, sẽ bắt tay với cộng sản và trong dân chúng sẽ có biểu tình làm cho tình hình hỗn loạn, chợ đen tăng lên và nhiều người tìm cách trốn ra nước ngoài.


Tờ Nhật báo phố Uôn, ngày 23-2 đã viết bài bình luận “lô gích của chiến trường” có đoạn như sau:

“Chúng tôi cho rằng người Mỹ phải sẵn sàng chấp nhận nếu quả đến nay họ chưa sẵn sàng-rằng cố gắng chiến tranh Việt Nam của Mỹ có thể thất bại hoàn toàn. Bắc Việt Nam có thể có đầy đủ nhân lực và trang bị vũ khí do đồng mình của họ cung cấp để tiến hành chiến tranh không ngừng, trong lúc quân chính phủ Sài Gòn tỏ ra bất lực, kể cả ở ngay trong thành phố của họ. Hơn nữa, hình như cố gắng quân sự của Mỹ chỉ tàn phá đất nước này chứ không bảo vệ được nó. Con đường danh dự và khôn ngoan duy nhất là Mỹ phải xuống thang chiến tranh và rút ra khỏi Việt Nam một cách trật tự nhất và ít thương vong nhất. Nếu như Tổng thống Giôn-xơn còn cảm thấy danh dự cá nhân quá cao, cảm thấy sự thất bại còn quá nặng, Quốc hội Mỹ sẽ sử dụng quyền lực của mình để cách chức ông ta khi cần thiết và đưa đất nước Mỹ trở về con đường hoà bình”. Bài bình luận này đã được đưa vào bản điều trân của Quốc hội Mỹ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2007, 04:52:43 pm »

Tướng Uylơ đi chữa cháy

Tướng Uylơ, chủ tịch tham mưu Liên quân đã điện sang Sài Gòn ngày 18-2 rằng năm ngày nữa ông ta sẽ đến để đánh giá cuộc Tổng tấn công và bàn bạc về tương lai của chiến tranh. Trong một bức điện gửi cho Oétmolen, Uylơ nói rằng Chính phủ Mỹ đang đứng trước nhiều khó khăn phức tạp trong tương lai trước mắt. Như thường đã xảy ra trong chuyện trao đổi giữa Oasinhtơn và vị tư lệnh chiến trường này, những vấn đề mà bức điện của Uylơ nêu ra đã để lộ câu trả lời là Oét đang mong muốn: Yêu cầu tăng thêm nhiều quân cho chiến tranh.


Oétmolen chẳng lấy gì làm ngạc nhiên về chuyến viếng thăm sắp đến cũng như dòng suy nghĩ của Uylơ. Trong các cuộc thương lượng ở tháng trước, chính Oasinhtơn-chứ không phải tướng Oét-đã đề xuất ý kiến có thể cần phải tăng thên quân, và sau khi có ý kiến khêu gợi của tướng Oét, Oasinhtơn đã gởi thêm 10.500 quân nhiều hơn là vị tư lệnh chiến trường này mong đợi. Vào giữa tháng 2, tướng Oét và quan chức Mỹ ở Sài Gòn thấy rõ ràng chính phủ cũng như dân chúng Mỹ đã kinh hoàng tới mức chưa từng có về cuộc tấn công Tết Mậu Thân và thực tế là đã kinh hoàng hơn rất nhiều so với hầu hết người Mỹ ở Việt Nam. Các chính sách chiến tranh trước đây hình như cũng không còn tác dụng gì. Như Tổng thống Giôn-xơn đã nói, có thể hầu hết các phương án mới mà chính phủ có được lại còn tẹ hại hơn chính sách đang đeo đuổi, mà chính sách đang đeo đuổi lại bị quần chúng Mỹ cho là đã đến một ngõ cụt.


Oétmolen đã được tin là Nhà Trắng đã có những cuộc bàn bạc về thay đổi chiến lược và những phát biểu chính thức và trao đổi riêng tư ở Mỹ, tướng Oét nhận thấy có một vài người có xu hướng dùng quân sự đánh trả lại một cách mãnh liệt. Điều đó có nghĩa là Mỹ phải đưa thêm tài nguyên và có thêm các chỉ thị mới và Oét phải sẵn sàng đón nhận. Ông ta lập luận “trước nay, vẫn là một cuộc chiến tranh hạn chế với các mục tiêu hạn chế, chiến đấu với những phương tiện hạn chế và nhằm bảo đảm việc sử dụng tài nguyên một cách hạn chế. Đó là một lập trường có thể chấp nhận được khi giả thuyết rằng đối phương muốn tiến hành một cuộc chiến tranh kéo dài. Nhưng hiện nay chúng ta đang ở trong một cuộc giao tranh mới, mà chúng ta phải đương đầu với một kẻ địch có quyết tâm cao, có kỷ luật chặt chẽ, đang dốc toàn bộ lực lượng để giành một thắng lợi nhanh chóng. Xét về lợi thế của bộ binh Mỹ, hình như đó là một thời cơ tốt để cho Mỹ dùng sức mạnh chống lại sức mạnh, dùng lòng quả cảm chống lại lòng quả cảm, và như thế mới thoát ra khỏi được cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài với nhiều điền hạn chế ràng buộc từ trên mà ông không thể chấp nhận được”.


Kể từ năm 1965, khi Mỹ bắt đầu can thiệp quy mô lớn vào cuộc chiến tranh, các tướng lĩnh Mỹ không có đủ khí tài và quyền lực muốn có để đảm làm nhiệm vụ ở Đông Dương. Các tham mưu trưởng liên quân muốn có một lực lượng viễn chinh to lớn hơn so với mức độ mà Tổng thống và Bộ trưởng quốc phòng Mắc Namara cho phép, (mức yêu cầu tiêu chuẩn được đánh giá là 750.000 quân). Họ muốn mở rộng cuộc chiến tranh trên bộ sang đất Lào để cắt đường tiếp tế và thâm nhập của cộng sản và vượt qua biên giới Campuchia để đánh vào các căn cứ cộng sản và cắt dòng tiếp tế từ cảng Xiahnúc Vin. Họ muốn ném hoặc rải mìn cảng Hải Phòng để đánh vào nguồn tiếp viện từ gốc. Một vài người còn muốn đánh vào vùng Vinh ở bên kia giới tuyến để làm cho cộng sản phải ở thế bị động và do đó giải toá áp lực ở miền Nam Việt Nam. Các tham mưu trưởng liên quân trước đây nhiều lần chính thức đưa ra các đề nghị này-trừ đề nghị cuối cùng-và tất cả đều bị bác bỏ. Đến nay, sau cuộc tấn công Tết, các nhà lãnh đạo Mỹ cảm thấy đã đến lúc phải đi đến một quyết định. Trước tình hình hỗn loạn của miền Nam Việt Nam, trước sự căm phẫn và chán chường của quần chúng Mỹ, trước những mối hiểm họa và cuộc khủng hoảng tiềm tàng trong và ngoài nước Mỹ, họ thấy phải đi đến quyết tâm cam kết vào cuộc chiến tranh để có thẻ giành thắng lợi lớn.


Tất cả các đề nghị-ngoài phương án tăng cường oanh tạc miền Bắc Việt Nam bằng không quân-đều cần phải tăng thêm nhiều quân mặt đất của Mỹ, và muốn tăn quân nhiều, Mỹ phải huy động lực lượng toàn quốc gia: kêu gọi quân hậu bị, tăng thuế, hạn chế lương bổng và tăng giá hàng, và quần chúng Mỹ phải chịu một số hy sinh khác không thể tránh khỏi. Việc huy động này là một vấn đề cơ bản quan trọng, thậm chí theo quan điểm quân sự còn quan trọng hơn những tài nguyên quốc gia mà nó sẽ cung cấp thêm. Nếu được chấp nhận, việc huy động này sẽ làm nẩy sinh ở trong nước tâm lý “giành thắng lợi cho cuộc chiến tranh”, tâm lý sẽ giúp cho mọi phương án quân sự có thể thực hiện được, chứ không phải tâm lý “phải chịu đựng cuộc chiến tranh”, điều làm cho hầu như mọi vấn đề trở nên khó khăn.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2007, 04:53:51 pm »

Trước đây, vào mùa hè năm 1965, các tham mưu trưởng liên quân-lần này có cả Mắc Namara tán thành-kêu gọi Mỹ huy động tài nguyên quốc gia vào lúc đầu khi Mỹ tăng cường lực lượng, nhưng Tổng thống đã bác bỏ. Điều này sẽ chấm dứt chương trình “xã hội hóa” mà Quốc hội vừa thông qua thành luật và các kế hoạch khác ở trong nước mà Tổng thống Giôn-xơn rất quan tâm. Tổng thống muốn tham chiến một cách từ từ, mỗi lần chỉ nhích dần chiếc kim tiêm thêm một tý để cho con bệnh không bao giờ có thể gượng dậy được.


Giôn-xơn, chính quyền và phần lớn quần chúng Mỹ muốn thắng cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhưng không phải họ chỉ muốn có thế. Thắng lợi ở Việt Nam chỉ là một trong nhiều mục tiêu mà Mỹ muốn. Đó không phải là một mục tiêu bao trùm, mà chỉ là một mục tiêu tiến hành với một cái giá và nguy cơ hạn chế, có mức độ. Vào năm 1968, Mỹ đã đưa quá nhiều tài nguyên đến mức khó có thể chịu đựng nổi cho cuộc chiến tranh lâu dài nhưng vẫn còn chưa để mức để có thể kết thúc được cuộc chiến tranh một cách nhanh chóng.


Các tham mưu trưởng Liên quân cho rằng Mỹ phải tập trung mọi cố gắng vào chiến tranh thông qua việc huy động cho quân sự coi đó là mục tiêu chính của quốc gia và có thể Mỹ mới thắng được cuộc chiến tranh. Ngược lại, nhiều nhà lãnh đạo dân sự lại suy nghĩ khác. Họ cho rằng chiến tranh trở nên quá lớn và quá kéo dài, không tương xứng với lợi ích đem lại cho Mỹ và con đường đúng là phải từ bỏ nó.


Các tham mưu trưởng Liên quân cho rằng Mỹ cần thiết phải có một quyết định mới về các tài nguyên quốc gia. Vào ngay đêm giao thừa, 40% sôsd sẵn sàng chiến đấu của lục quân, 50% số sư đoàn lính thuỷ đánh bộ, 50% các máy bay chiến đấu của không quân và 30% các tàu hải quân đã bị trói cột vào nhiệm vụ chiến đấu hoặc chi viện cho chiến tranh. Phần lớn các lực lượng phi hạt nhân còn lại của Mỹ đảm nhiệm các nhiệm vụ không thường trực ở những nơi khác, chỉ còn lại một lực lượng dự bị chiến lược rất nhỏ bé sẵn sàng làm nhiệm vụ khi xảy ra khủng hoảng. Trong số năm sư đoàn dự bị chiến lược của Lục quân, chỉ có sư đoàn dù số 82 được coi là có thể sẵn sàng chiến đấu trong một thời gian ngắn sau khi nhận lệnh, và Oétmolen đã nhận một trong số ba lữ đoàn của sư đoàn này sau Tết. Một uỷ viên trong Uỷ ban Quân lực Thượng viện phàn nàn: “Chúng ta chỉ có 2/3 sư đoàn đẻ bảo vệ đất nước này mà thôi”.


Trùng hợp với kế hoạch tăng thêm nhiều quân cho chiến tranh Việt Nam, các Tham mưu trưởng Liên quân bắt đầu xem xét việc tăng nhiều quân ở những nới khác. Sau vụ đột kích vào Nhà Xanh (toà Quốc hội ở Xơun, Nam Triều Tiên) và sự kiện tàu Puêbờlô ở Triều Tiên, Bình Nhưỡng đang công khai nói đến một cuộc chiến tranh lớn và Xơun đề cập đến việc rút quân ra khỏi Việt Nam, trừ trường hợp họ được Mỹ giúp đỡ nhiều hơn để bảo vệ đất nước. Các tham mưu trưởng Liên quân đã bàn bạc việc tăng thêm quân cho Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Nam Triều Tiên. Lại có tin, có lộn xộn ở Béc Linh và có thể Bộ chỉ huy Mỹ ở châu Âu cũng cần thêm quân. Chiến tranh ở Trung Đông tháng 6 vừa qua cũng làm cho tình hình căng thẳng thêm. Tất cả những tình hình đó làm cho yêu cầu huy động tiềm lực quốc gia do các tham mưu trưởng Liên quân đưa ra-mà trước kia đã bị các nhà lãnh đạo dân sự nhiều lần bác bỏ-nay trở nên cấp bách. Khi trình bày quan điểm của các tham mưu trưởng Liên quân cho Tổng thống, tướng Uylơ nói rằng nếu có một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng xẩy ra trong những điều kiện như hiện nay, có thể ông không thể đối phó được.


Tổng thống Giôn-xơn tuếp nhận một cách sâu sắc và lo lắng về cả tình hình chiến tranh Việt Nam và tình hình chung thế giới. Sau khi ra lệnh gửi thêm cho Oét 10.500 quân vào ngày sinh nhật của Tổng thống LinCôn, ông đã cho phép tướng Uylơ đến Sài Gòn để khảo sát tình hìnhvà đánh giá các yêu cầu của tướng Oét cho tương lai. Câu hỏi mà Giôn-xơn đặt ra cho Oét là: “Ông cần những gì?”. Đó là lời yêu cầu Oétmolen hãy công khai đề xuất hết mọi vấn đề. Quyết định về việc huy động lực lượng và một chiến lược mới còn phải chờ chuyến đi của Uylơ trở về.


Tướng Uylơ và phái đoàn, trong đó có Phó phụ tá Bộ trưởng ngoại giao Philip Habip và thiếu tướng Uyliêm D.Dơpuy, trợ lý đặc biệt cho Bộ tham mưu Liên quân và chiến tranh chống nổi loạn, đã đến Sài Gòn ngày 23-2. Các tướng lĩnh này lập tức lao ngay vào cuộc họp với tướng Oét và cơ quan tham mưu của ông về hai vấn đề liên quan nhau: tình hình chiến tranh lúc đó và các kế hoạch cho tương lai.


Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn báo cáo rằng cộng sản bị chết 40.000, ít nhất 3.000 người bị bắt và khoảng 5.000 người bị thương hoặc bị chết vì thương tích sau chiến dịch Tết Mậu Thân, tiến hành 3 tuần trước đây. Số thương vong vừa to lớn, vừa thoả mãn đúng yêu cầu, nhưng lại làm nảy sinh một vấn đề: nếu số liệu trên là chính sác, lực lượng tấn công của cộng sản 67.000 đã bị tiêu diệt mất 2/3 rồi, như vậy chẳng có lý do gì để biện minh cho việc xin thêm quân Mỹ nữa. Rõ ràng Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn phải làm một việc, hoặc phải giảm bớt số liệu số quân địch thương vong, điều này họ rất lúng túng vì báo chí trước nay đã tố cáo rằng con số thương vong này bị thổi phồng, hoặc phải phần nào nâng cao số lượng quân địch tham gia tấn công.


Họ đã tìm được giải pháp kỳ diệu. Khi được hỏi về qui mô lực lượng tấn công, kể cả những lực lượng không thuộc biên chế, Bộ chỉ huy Mỹ đã cộng thêm ngoài số 67.000 quân chính thức-số du kích, lực lượng dân công yểm trợ chiến đấu, cơ cấu hạ tầng và người mới đi theo cộng sản. Chẳng ai có thể biết con số ấy là bao nhiêu, nhưng tất cả các loại đó có thể chiếm từ 10 đến 25%. Phái đoàn Uylơ chấp nhận con số ước lượng cao nhất 25%, như vậy con số lực lượng tấn công sẽ lên đến 84.000 người.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2007, 04:54:52 pm »

Đã có lúc Oétmolen cho con số lực lượng tấn công là 67.305 người, dường như họ đã thực sự thống kê được ở một nơi nào đó. Thực ra, phía Mỹ chưa bao giờ biết thực sự lực lượng tấn công của Bắc Việt Nam và Việt Cộng và thương vong của họ là bao nhiêu trong Tết Mậu Thân.


Vấn đề tiếp theo là liệu yêu cầu tăng quân xuất phát từ tình hình trong nước hay kế hoạch tương lai. Căn cứ theo sự lạc quan ban đầu của tướng Oét và chính phủ Mỹ về Tết Mậu Thân, không có lý do xác đáng cần phải tăng quân. Mặt khác, trước những phong trào chính trị ở nước Mỹ không tán thành mở rộng chiến tranh, so yêu cầu phải bảo đảm bí mật cho các kế hoạch hành quân tương lai vào đất Lào, Campuchia và Bắc Việt Nam và do những người chỉ trích chiến tranh đang để lộ tin cho các báo chí ở Oasinhtơn, hình như việc yêu cầu tăng quân dựa trên kế hoạch thay đổi đột ngột và bắt buộc chuyển sang một chiến lược mới ở trên toàn cõi Đông Dương trở nên phiêu lưu hơn.


Sau này, Oétmolen nói rằng yêu cầu tăng quân là nhằm đối phó mọi tình huống từ xuất nhất đến tốt nhất. Nếu quân cộng sản chiến đấu tốt và quân chính phủ bị thất bại, ông cần có số quân thêm này để tăng viện. Mặt khác, nếu mọi tình hình diễn biến tốt, ông sẽ sử dụng số quân và không lực tăng thêm này để gây áp lực mạnh mẽ hơn đối với cộng sản ở toàn Nam Việt Nam, đẩy mạnh việc ném bom miền Bắc, mở các cuộc hành quân mặt đất vào đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào, đột kích vào các vùng đất thánh của cộng sản ở biên giới Lào và Campuchia và mở các cuộc hành quân đổ bộ lên đường biên và đường không vào Bắc Việt Nam.


Tuy nhiên, trong các kết luận lúc bấy giờ, phái đoàn Uylơ đã nói nhiều về các nguy cơ trước mắt biện minh cho yêu cầu tăng quân mà không đề cập đến các thời cơ tương lai. Qua việc biện minh cho yêu cầu tăng quân, phái đoàn đã đánh giá tình hình chiến tranh Việt Nam một cách u ám chưa từng có trong các báo cáo của Bộ chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn.


Báo cáo lập luận rằng kẻ địch bị thiệt hại, nhưng họ chiếm giữ nông thôn và có thể tuyển quân một cách tự do, một điều mà trước nay giới quân sự Mỹ vẫn phủ nhận. Cộng sản có thể hồi phục lại nhanh chóng. Lòng quyết tâm của họ vẫn không hề lay chuyển.


Về phía chính phủ Sài Gòn, họ cho là quân đội của họ chiến đấu tốt, nhưng quân đội bị trói chặt vào các thành phố. Đích thân ông Uylơ đã kêu gọi Thiệu và Kỳ đưa quân ra các vùng vành đai để đánh đuổi cộng sản, nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam này nói Chính phủ họ không thể nào tồn tại được nếu để xảy ra một cuộc tấn công khác vào Sài Gòn. Chẳng ai có thể biết được quân đội Sài Gòn trong tương lai sẽ chiến đấu ra sao. Chính phủ Sài Gòn chưa đổ, nhưng đã bị kém hiệu lực. Về Bộ chỉ huy quân Mỹ họ đã phải triển khai 50 phần trăm số tiểu đoàn hoạt động ra quân khu 1, tước mất số lực lượng dự bị thích đáng còn lại nếu cộng sản lại tấn công Khe Sanh, Huế và các cứ điểm khác ở bắc quân khu 1 và đồng thời tấn công vùng cao nguyên và cả Sài Gòn trong lúc đó vẫn duy trì sức ép với các vùng còn lại của đất nước-nói một cách khác nếu lại xảy một cuộc tấn công khác kiểu Mậu Thân và thậm chí còn lớn hơn-Bộ chỉ huy quân sự Mỹ khó mà đối phó được hết các mối đe dọa.


Vấn đề cuối cùng của phái đoàn Uylơ là xác định số quân yêu cầu thêm, và vấn đề này không hoàn toàn quyết định ở Sài Gòn. Trước khi Uylơ rời Oasinhtơn, Bộ tham mưu liên quân đã ước lượng số quân mà Mỹ có thể nhanh chóng gửi sang cho Việt Nam và điều này sẽ được thực hiện nếu quân hậu bị đã được gọi, số tuyển quân tăng lên và thời hạn phục vụ tại ngũ kéo dài ra. Uylơ có một vài suy nghĩ rõ ràng về những gì mà Oétmolen có thể cần. Một quan chức cao cấp có quan hệ chặt chẽ với các Tham mưu trưởng Liên quân cũng nói với Tạp chí “Tin tức Mỹ và thế giới” trước khi Uylơ lên đường rằng: Điều cần có là thêm 200.000 quân chiến đấu Mỹ ngay tức khắc; điều này có nghĩa là Mỹ phải huy động lính cảnh vệ quốc gia và một số lực lượng dự bị khác, kể cả lục quân và lính thuỷ đánh bộ.


Tại Sài Gòn, Uylơ và Oétmolen cùng các trợ lý của họ so sánh các tài liệu ghi chép chủ yếu về các chương trình về yểm trợ mặt đất, bộ binh và không quân. Uylơ có các tài liệu của các Tham mưu trưởng Liên quân. Oétmolen có các kết quả tài liệu nghiên cứu mà trước đó ông đã ra lệnh vào ngày 7-2. Hai bên thống nhất đề ra yêu cầu là 3 sư đoàn lính bộ binh với các đơn vị yểm trợ (171.000 người), 15 phi đội máy bay chiến đấu của không quân và lính thuỷ đánh bộ (22.000 người) và một lực lượng yểm trợ của hải quân (13.600 người). Các lực lượng này sẽ đưa sang làm 3 đợt: 107.000 người hầy như ngay lập tức (khoảng ngày 1-5), 43.000 người chuẩn bị thêm để triển khai vào ngày 1-9 và số còn lại 56.000 quân chuẩn bị sẵn sàng để triển khai vào cuối năm 1968. Tổng số thực tế quân Mỹ quyết định tăng thêm là 206.000 người.


Tướng Uylơ và phái đoàn lên máy bay KC-135 của không quân đi Oasinhtơn ngày 25-2, chiếc máy bay vận tải này dược cải biên để chuyên chở các quan chức. Uylơ và viên trợ lý chống chiến tranh nổi dậy của ông-tướng Đờ Puy-ngồi tại một bàn đặt ở đuôi máy bay, thảo bản báo cáo, chuyển từng trang một cho một thượng sĩ Lục quân đang gò mình trên bàn máy chữ chạy điện. Uylơ dừng lại ở Honôlulu để tham khảo ý kiến của đô đốc Gơram Sap, Tư lệnh Thái Bình Dương, một cấp mà về lý thuyết trong hệ thống chỉ huy nằm ở giữa Sài Gòn và Oasinhtơn. Khi Uylơ tiếp tục cuộc hành trình về nước, bản báo cáo của ông được chuyển từ Honôlulu thành nhiều bản cho Bộ trưởng quốc phòng Mắc Namara, ngoại trưởng Din Ratxcơ, phụ tá cho Tổng thống ông Rôxtâu và giám đốc cục CIA Hem.


Khi nhận được bản báo cáo, Mắc Namara, chỉ còn giữ chức có 3 ngày nữa trước khi bàn giao công việc cho ông Cơlac Cơlipphớt. Tuy thâm tâm Mắc Namara phản đối việc tăng thêm quân Mỹ, ông vẫn nhanh chóng và nghiêm tức xử lý các vấn đề này như thường lệ. Ông cho triệu tập ba Bộ trưởng phụ trách ba quân chủng (3 Civilian service secretries) và Tham mưu trưởng để xem xét báo cáo của Uylơ. Tại cuộc họp, Mắc Namara chỉ phát biểy ý kiến rằng muốn tăng quân, Mỹ sẽ phải chi phí 10 tỷ đô la trong năm đầu, mà ông không nói rõ chính kiến của ông.


Bộ trưởng Hải quân, Pôn Ichnâysiơt đặt câu hỏi tại sao các lực lượng cộng sản vừa bị thất bại nặng nề và thương vong lớn mà Oétmolen lại phải yêu cầu thêm chục vạn quân trong vòng 60 ngày. Tướng Haron.K.Giônxơn, tham mưu trưởng lục quân trả lời rằng Việt Cộng đang tích cực tuyển mộ quân ở nông thôn và họ sẽ nhanh chóng hồi phục lại sức mạnh. Cảm thấy lập luận thiếu sức thuyết phục, Ichnâysiơt nhắc lại rằng yêu cầu tăng nhiều quân một cách khẩn thiết như vậy không phù hợp với các báo cáo rằng quân Mỹ đã thắng lợi lớn trong Tết Mậu Thân. Thứ trưởng không quân Taoxen Huppơ (họp thay cho Bộ trưởng Haron Brao không có mặt trong thành phố) cảm thấy sửng sốt và hoảng sợ. Trước đây, ông đã kết luận rằng Mỹ khó thắng được cuộc chiến tranh Việt Nam bằng quân sự và rằng Mỹ phải rất hạn chế việc cam kết. Tại các buổi họp bàn về tăng quân, Huppơ phát biểu rằng việc đưa thêm các đại đội máy bay chiến đấu chỉ làm tắc nghẽn các sân bay ở Việt Nam và làm mồi ngon cho xạ thủ Việt Cộng. Ông hiểu rằng nhiều máy bay tăng thêm như vậy không cần thiết.


Vào cuối buổi họp, Mắc Namara yêu cầu từng quân chủng nghiên cứu yêu cầu của Uylơ-Oétmolen dưới 3 khả năng: thực hiện một cách đầy đủ, thực hiện một phần và không thực hiện quyết định tìm phương án chiến lược quân sự và chính trị ở Việt Nam. Để thúc đẩy công việc, ông yêu cầu các quân chủng tập trung trước tiên vào khả năng thực hiện hoàn toàn phương án tăng thêm quân.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2007, 04:56:58 pm »

Bí mật bị lộ

Do tình hình dư luận quần chúng Mỹ và những ảnh hưởng có thể có đối với quốc gia, yêu cầu tăng cường thêm 206.000 quân được Mỹ coi là một bí mật nhà nước có tầm an ninh to lớn. Nếu được chấp thuận, nó sẽ có tác động lớn đời sống của hàng vạn lính hậu bị, lính thường trực và cả những người ở tuổi nghĩa vụ quân sự. Nó sẽ ảnh hưởng đến những những người dân thường, các nhà kinh doanh, nhà tư bản tài chính cũng như gia đình những người có con em làm nghĩa vụ quân sự. Nó sẽ tăng thêm những mồi nguy cơ chiến tranh lên qui mô và mức độ mới. Điều đó tác động đến các quan chức cao cấp trong chính phủ thuộc phái chỉ trích chiến tranh. Một vài người cho đó là việc phái quân sự muốn giành lấy quyền hành một cách xấu xa và họ khẳng đinh rằng Mỹ tăng quân lên bao nhiều thì Bắc Việt-thậm chí cả Trung Quốc-cũng tìm cách đuổi theo. Chắc chắn rằng cuộc chiến tranh sẽ không nằm trong biên giới Nam Việt Nam nữa mà có thể lan rộng sang các nước khác ở châu Á. Do việc tăng thêm quân gây ra nhiều hậu quả và do còn có nhiều người chống đối, nguy cơ kế hoạch này sẽ bị lộ ra ngoài. Mà quả nó lộ ra thật, và lộ đúng vào lúc mà nó có thể gây ra những ảnh hưởng lớn nhất đối với tình hình chính trị Mỹ.


Sau này, Tổng thống Giôn-xơn nói việc để lộ ra là do một quan chức tin cẩn-có thể ở trong Lầu Năm Góc-đã gọi một vài phóng viên báo chí hoặc phóng viên của một tờ báo có tiếng và nói: Này anh có muốn nghe trộm một ít không? Nghe đây, Tổng thống sắp ra lệnh cho 206.000 quân lên đường đấy. ông ta sắp làm phương hại đất nước này đấy. Ông ta sắp làm điều ấy với chiêu bài bảo vệ con em chúng ta, nhưng quả đó là điều kinh khủng và do chúng ta phản đối chiến tranh, nhất định chúng ta phải ngăn chặn việc tăng quân đó. Và tờ báo đưa ra đầu đề bài viết bằng chữ lớn: Giônxơn đáp ứng yêu cầu của Oétmolen xin tăng thêm 206.000 quân và quân tăng cường này đã lên đường. Thực ra cái tin giật gân này bắt đầu từ một ý kiến do một quan chức bất mãn lộ ra, nhưng y kiến lộ ra chỉ là đầu mối của sợ chỉ bị rối. Các phóng viên dựa vào đó để khai thác thêm.


Vào tối ngày 1-3, phóng viên kinh tế của tờ “Niu Yóoc thời báo”, ông Etuyn L.Đen đã dự một bữa tiệc tại nhà hạ nghị sĩ dân chủ Uyliêm Muahet, vốn là bạn học cũ của Đen trong thời kỳ còn là sinh viên đại học. Trong số khách dự có Taoxen Hup, thứ trưởng không quân Mỹ, người mà trước đây một tuần được Mắc Namara triệu tập cuộc họp bàn về tăng quân.


Ông Đen biết rất rõ về tin đồn đại và khả năng tăng quân sẽ có tác động nghiêm trọng hơn nhiều đối với thị trường vàng và hệ thống tiền tễ quốc tế. Ông Đen bắt nọn vị thứ trưởng không quân: “Ông có biết các quan chức Lầu Năm Góc như các ông đang bận tâm về một vấn đề khác mà không phải là vàng không? Nhưng các ông phải xem xét kỹ những việc các ông sắp làm đấy. Nếu các ông đưa thêm quân vào chiến tranh, các ông sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với thị trường vàng”.


Điều quá ngạc nhiên đối với ông Đen là ông Hup đã đồng ý và nói thêm rằng ông ra và một vài quan chức khác trong Lầu Năm Góc đã phản đối việc tăng thêm nhiều quân cho chiến tranh. Ông Hup không biết quan điểm của Cơlac Cơlipphớt mới tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng quốc phòng ngày hôm đó, nhưng rõ ràng ông biết có một số quan chức Lầu Năm Góc chủ trương đánh giá lại toàn bộ đường lối chiến tranh. Ông Hup không nói rõ là Uylơ và Oétmolen đã yêu cầu thêm bao nhiêu quân.


Sáng ngày thứ hai (ngay 4-3). Ông Đen báo cáo cuộc nói chuyện cho phóng viên của Niu Yóoc thời báo ở Oasinhtơn cũng như cho nhiều đồng nghiệp khác. Mọi người cảm thấy điều đáng chú ý là trong các quan chức trong Lầu Năm Góc có sự bất đồng ý kiến và ít nhất có người cấp cao như thứ trưởng không quân phản đối việc tăng quân. Cảm nhận thấy vấn đề đặc biệt sâu sắc là Robớt Phenpơ, phó phân xã trưởng tại Oasinhtơn thuyết phục ban biên tập ở Niu Yóoc cho tách hẳn Hêđơrích Xmít (chuyên viết về Bộ ngoại giao) và Nên Siham (chuyến viết về Lầu Năm Góc) để có hoàn toàn thời gian điều tra và viết bài về vấn đề tăng quân.


Với hiểu biết của họ về chính quyền Oasinhtơn, với các tin đồn đại nghe được về yêu cầu tăng thêm quâ và tin tức do Huppơ phát hiện về một sự bất đồng ngấm ngầm, các phóng viên bắt đầu hành động. Một tỏng những nơi mà họ xục đến đầu tiên là Toà nhà Quốc hội, nguồn tin có tin rất giật gân ở Oasinhtơn. Trước hoặc sau thế nào chính phủ cũng buộc phải báo cáo cho Quốc hội về chương trình của chính phủ, vì cácnghị sĩ đại diện cho nhân dân “có quyền cho phép hoặc không cho phép hoặc không cấp tiền” để thực hiện chương trình. Một vài nghị sĩ lúc này đã được thông báo về yêu cầu tăng quân và họ chẳng lấy gì làm phấn khởi. Vào ngày thứ 3, sau một ngày điều tra, Xmit đã nghe thấy một cán bộ trợ lý tại Quốc hội nói đến con số 206.000 quân và khẳng định rằng lúc đó trong nội bộ chính quyền Giôn-xơn đang có cuộc tranh luận. Cảm giác nhận được ở toà Quốc hội là đã có quyết định thông qua đề nghị tăng quân, nhưng sẽ tuyên bố làm nhiều lần trong nhiều tháng. Vào lúc này, các phóng viên Niu Yóoc Thời báo tin chắc đó là một chuyện to nhưng họ cảm thấy còn thiếu tin khẳng định và các chi tiết đó.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2007, 04:58:12 pm »

Ngày thứ 4 và thứ 5, Xmít và Siham đặt vấn đề sẽ gặp hầu hết những người họ quen hoặc có thể tìm xem ai có thể biết các chi tiết về cuộc tranh cãi chính sách này ở trong chính phủ. Họ gặp các quan chức tại các trụ sở làm việc theo các giờ hẹn chính thức, trao đổi với nhau vào lúc ăn trưa và cuối ngày khi về nhà họ lại gọi điện thoại cho nhau. Họ thử vận dụng thủ đoạn cổ điển của nhà báo là làm ra vẻ biết nhiều hơn điều mà họ thực tế biết và vô tình nhắc đến con số 206.000 quân về sự bất đồng ở cấp cao và theo dõi mọi phản ứng của người bị phỏng vấn, từ thái độ sững sờ cho đến cử chỉ nhíu mặt. Vào tối thứ năm hai phóng viên đã có tin khẳng định số quân tăng từ 3 nguồn khác nhau và biết thêm chút ít về sự tranh cãi. Tối thứ 6 họ bắt đầu viết bài, gọi điện thoại cho nhau lần cuối để kiểm tra lại các chi tiết. Toà soạn báo quyết định không đưa tin này vào số ngày thứ 7 mà đăng vào ngày Chủ nhật để gây một tác động giật gân lớn hơn đối với độc giả.


Xmit và Siham và một số phóng viên khác ở Oasinhtơn cho nội dung quan trọng là sự bất đồng trong các quan chức cao cấp về vấn đề chiến tranh. Nhưng ban biên tập ở Niu Yóoc lại khăng khăng cho rằng tin quan trọng là con số 206.000. Quả vậy, việc không đưa ra một con số trong-chẳng phải là 200.00 hoặc thậm chí 205.000 mà một cách chính xác là 206.000-càng làm cho tin thêm chính xác và giật gân hơn. Phần một hoặc mào đầu của tin được viết lại cho phù hợp với toàn soạn ở Niu Yóoc.


Tờ báo ngày chủ nhật 10-3-1068 đã đăng tin tăng quân dưới một tít kéo dài 3 cột ở phía góc phải trang một của tờ báo, nơi thường dành cho các tin quan trọng nhất. Đầu đề viết:

Oétmolen và yêu cầu tăng thêm 206.000 quân dã gây dư luận xôn xao trong chính quyền Mỹ.

Lực lượng hiện nay là 510.000 người, sự chống đối của các quan chức trong Bộ quốc phòng và Bộ ngoại giao ngày càng tăng lên.


Tin đặc biệt của Niu Yóoc thời báo.
Oasinhtơn ngày 9-3:-Tướn Uyliam Oétmolen đã yêu cầu tăng thêm 206.000 quân Mỹ cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Yêu cầu này đã làm nổi lên một cuộc tranh luận trong nội bộ các quan chức cấp cao của chính quyền.

Một trong số các quan chức dân sự dưới cấp Bộ trong Bộ quốc phòng được một vài quan chức cao cấp trong Bộ ngoại giao Mỹ ủng hộ, đã chống lại các yêu cầu tăng thêm 40 phần trăm quân số mà tướng Oétmolen đưa ra để giành lại thế chủ động từ kẻ địch.

Hiện nay đã có 510.000 quân Mỹ ở Việt Nam và Tổng thống đã cho phép giới hạn trên là 525.000 quân vào mùa thu tới. Nhiều quan chức dân sự có ý kiến không nên tăng thêm hoạt động quân sự quá mức hiện nay…
Niu Yóoc thời báo số ngày chủ nhật ra khỏi xưởng in vào buổi tối ngày thứ 7, và theo thường lệ, hãng thông tấn AP chụp trang một và truyền ảnh qua đường bưu điện cho các báo khác ở khắp nước Mỹ. Nhiều tờ báo thường xem cách Niu Yóoc thời báo đăng tin (trong và ngoài nước) như thế nào để xác định sự đánh giá dứt khoát tin nào là quan trọng. Khi được đăng vào trang một, đó là một tin có tính chất quốc gia; khi một tin đăng vào vị trí quan trọng trọng trên số báo sáng ngày chủ nhật, đó là một sự kiện có tầm cỡ lớn.


Các nhà biên tập, các nhà xuất bản và các thư ký các tờ báo chủ yếu của Mỹ ở Oasinhtơn, Phó tổng thống Hămphơrây, các thành viên chính phủ, các tham mưu trưởng liên quân, các lãnh đạo quốc hội, các thống đốc bang và các đại sứ chủ chốt, đã tụ họp buổi tối thứ 7 ấy tại khách sạn Hintơn Xtalơ ở Oasinhtơn để dự buổi tiệc hàng năm của câu lạc bộ Griđirion, xấp xỉ bằng cuộc họp của toàn giới báo chí và các quan chức chính phủ. Trong buổi tiệc, Tổng thư ký báo Bưu điện Oasinhtơn, ông Bengiamin Branđi đã nhận được một bản phôtô copi trang một của tờ Niu Yóoc thời báo, Branđi tìm ngay Chanmơ Rôbớt, phóng viên chính thức của báo Bưu điện Oasinhtơn chuyên viết về tình hình nội bộ Mỹ và hai người níu áo các quan chức cao cấp trong phòng yêu cầu xác minh hoặc bình luận.


Cách trả lời mập mờ của họ làm hai người biết là câu chuyện có thực. Vào lúc đó, tin của báo Bưu điện Oasinhtơn nhận được cũng đã lan ra khắp phòng. Các nhà biên tập các báo bắt đầu len ra ngoài để báo cáo cho toà soạn của  họ đăng lại tin của Niu Yóoc thời báo hoặc của hãng thôn tấn AP về bài báo nói trên.


Đối với những ai đã bị các sự kiện ở châu Á làm rung chuyển yêu cầu tăng thêm 206.000 quân là điều khẳng định dứt khoát rằng Việt Cộng đã giành thắng lợi trong Tết Mậu Thân, rằng cuộc chiến tranh là một sự bế tắc hoặc tồi tệ hơn thế và rằng chính phủ Mỹ trước nay đã nói dối về tình hình ở chiến trường. Nếu quả nhiều lính cộng sản bị chết đến thế và quân đội họ tan rã như vậy, tại sao Mỹ lại còn cần phải tăng thêm 206.000 quân? Nếu lần này, Mỹ chuyển sang thêm 206.000 quân, liệu có gì đảm bảo là sau này sẽ không cần một đợt khác 206.000 quân nữa và sau đó lại thêm một đợt khác nữa hay không? Phải chăng Mỹ không còn giải pháp nào cho cuộc chiến tranh dài vô tận và không đáng giá trên lục địa châu Á này?
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM