Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:40:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tết  (Đọc 34729 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 09:52:57 pm »

Chương 3
CUỘC TỔNG CÔNG KÍCH

Lực lượng vũ trang giải phóng nhân dân và những đơn vị của quân đội nhân dân Việt Nam đã được tập hợp lại cho những cuộc tấn công đồng loạt vào các thành phố, thị trấn và các Sở chỉ huy, căn cứ quân sự suốt dải đất dài 8 trăm dặm của miền Nam Việt Nam. Trong nhiều năm họ là những người hoạt động trong rừng núi, nói mạnh qua các khẩu hiệu nhưng lại rất thận trọng trong việc tiến hành những ván bài quân sự lớn. Bây giờ họ xuất hiện khắp mọi nơi.


Đặt kế hoạch và triển khai một cách bí mật, mang súng đạn và lương thực bằng xe đạp hay trên lưng, không có lấy một chiếc máy bay trực thăng nào, họ đã tổ chức một cuộc tấn công khắp miền Nam và lặng lẽ hành quân đến những địa điểm xuất kích. Như một làn sóng, họ đánh vào hơn 100 thành phố và thị trấn-thủ đô Sài Gòn, 39 trong số 44 tỉnh lỵ, 71 huyện lỵ. Trong số hàng mấy trăm mục tiêu chọn lựa có sứ quán Mỹ, phủ Tổng thống và sở chỉ huy của Bộ tổng tham mưu Liên quân ở Sài Gòn và các chỉ huy sở của 4 vùng chiến thuật nằm sâu trong nội địa.


Trong trận chiến của mọi trận chiến này của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, bộ chỉ huy cộng sản đã tung vào một lực lượng ước tính chừng 67.000 quân trong tổng số 240.000 quân ở miền Nam Việt Nam, tức là ¼ quân số. Dàn ra để chống lại họ là 1.100.000 tay súng-492.000 quân chiến đấu Mỹ; 61.000 Nam Hàn, Thái và các nước trong “thế giới tự do” khác, 342.000 quân đội thường trực của chính phủ Việt Nam Cộng hoà và 284.000 quân địa phương và lực lượng phòng vệ dân sự. Lực lượng viễn chinh Mỹ, ngoài ra còn có 2.600 máy bay, 3.000 trực thăng và 3.500 xe thiết giáp.


Những người tấn công hy vọng rằng đối phương của họ sẽ bị xé mỏng và phân tán trước các cuộc tấn công bất ngờ trên mọi mặt trận, và do đó không thể tập trung và huy động được sức mạnh quân sự. Họ còn hy vọng và dự kiến rằng chính phủ Nam Việt Nam sẽ bị tê liệt, những người cầm đầu bị giết, các sĩ quan và binh lính bị đánh không làm nhiệm vụ hay không đề phòng trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, và trong nhiều trường hợp sẵn sàng quay súng chạy sang hàng ngũ cách mạng.


Đối với lực lượng Mỹ, nhiều dấu hiệu được ghi nhận và báo cáo, nhưng ít tướng tá Mỹ ở Việt Nam lại tin rằng không thể xảy ra một điều gì mạnh mẽ, rộng lớn và choáng váng đến như thế. Chính sự táo bạo ghê gớm của kế hoạch tấn công đã sản sinh ra những kháng thể chống lại niềm tin đó. Về mặt quân sự họ cho rằng đó là hoang tưởng. Các sĩ quan Mỹ cứ đinh ninh cho rằng các lực lượng cộng sản không thể nào chiếm và giữ được các thành phố. Suy từ cái giá đắt và những rủi ro kéo theo hành động đó, ý nghĩ về một cuộc tấn công vào thành thị khắp nước nhằm những thắng lợi chính trị và tâm lý xem ra không chấp nhận được… Có lẽ sự bàn tán về một chiến thắng sắp tới chỉ là một mưu toan tuyệt vọng của bộ chỉ huy cộng sản để ngăn chặn sự xuống dốc về tinh thần, theo lý thuyết của Mỹ.


Sức ỳ của thói quen và tệ quan liêu đã mạnh hơn những bằng chứng có trong tay. Tin vào một cuộc tấn công khổng lồ sắp xảy ra hẳn phải đòi hỏi những cố gắng khổng lồ để chống trả. Những kế hoạch cá nhân phải thay đổi, những ngày nghỉ lễ hay nghỉ phép phải đình hoãn; thói quen hàng ngày được sống tiện nghi trong các thành phố an toàn phải từ bỏ. Nếu một quan chức 3 tháng trước báo cáo có “tiến bộ” và đã được ca ngợi về đà thắng lợi của họ, thì làm sao anh ta có thể biến mình khi báo cáo về một cuộc khủng hoảng đang chờ đón? Những nhận định chính thức về sự yếu kém của cộng sản hẳn phải bị loại bỏ và té ra nững dự đoán của dư luận lại đúng. Không thể làm thế được!


Vào cuối tháng 11, cơ quan tình báo CIA ở Sài Gòn tập hợp được những bằng chứng ngày càng tăng về sự thay đổi chiến lược của cộng sản. Đó không phải là sự đánh giá hay tiên đoán, mà là sự tập hợp những sự kiện, và được mệnh đanh là “ván bài lớn”. Các sĩ quan tình báo của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ thì phản đối và không đồng tình. Vào lúc đó, bộ chỉ huy đang trong quá trình hạ thấp dần những tài liệu công bố về ước lượng “sức mạnh của cộng sản” ở Nam Việt Nam như là một bộ phận của chiến dịch để chứng tỏ rằng “chúng ta đang thắng”.


Do bằng chứng tiếp tục tăng lên, bộ chỉ huy đâm ra lúng túng. Ngày 30-12, tướng Oét điện cho Oasinhtơn rằng: “Kẻ địch đã có một quyết định quan trọng về chỉ đạo chiến tranh… có một nỗ lực toàn quốc được tăng cường, có lẽ một nỗ lực tối đa, trong một thời gian tương đối ngắn. Tuy thế, tướng Oét đã không lường đến những cuộc tấn công lớn vào các thành phố và thị trấn. Vào lúc ông đánh điện, ông điều quân ra các vùng dân cư quanh Sài Gòn để tiến hành những cuộc hành quân đã định trước dọc biên giới Campuchia.


Ngày 15 tháng giêng, tướng Oét và nhân vật J.2 của ông ta (Trợ lý tham mưu trưởng tình báo), thiếu tướng Philip B.Davitxân, thông báo Hội đồng sứ quán Mỹ về những dấu hiệu đáng lo ngại đang tăng lên. Tướng Oét bổ sung số lẻ vào con số khoảng 40-60 trận đánh lớn trước Tết Nguyên đán. Davitxân thì đoán có khoảng 40-60 trận đánh sau Tết. Cùng với hầu hết những người khác, không một ai trong hai tướng này lại nghĩ đến cuộc tấn công xảy ra đúng trong dịp tết cả.


Nguồn tình báo quân sự thì đoán có cuộc tấn công lớn ở Khe Sanh và ở những vùng khác gần biên giới, nhưng những cuộc tấn công toàn quốc vào các thành phố và thị trấn thì không bao giờ được coi là “một hành động có thể xảy ra”. Một sĩ quan tình báo quân đội Mỹ giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá nguồn tình báo từ các căn cứ cộng sản sau đó nói rằng: “nếu chúng ta vớ được toàn bộ kế hoạch tấn công, hẳn chúng ta không thể nào tin được”.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2007, 08:16:18 pm gửi bởi ChienV » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 09:53:52 pm »

Tiếng súng mở màn

Bước vào năm Thân được nửa giờ, một hạ sĩ quan gác cổng đài phát thanh Nha Trang, một thành phố có 10 vạn dân nằm vào khoảng giữa bờ biển miền Nam Việt Nam, lưu ý đến hai chiếc xích lô máy chạy đến một ngôi chùa gần đó và thả hành khách xuống. Những người đi xe té ra là những kẻ mặc quân phục cộng hoà, nhưng anh ta cảm thấy có vẻ khả nghi di thái độ vội vàng của họ. Sau khi gọi điện thoại mãi mà không được (giây điện thoại bị cắt) cho sở chỉ huy anh ta, hạ sĩ Lê Văn Thắng dùng điện đài để báo tin. Trung tâm chỉ huy trả lời rằng họ có thể là cộng sản cải trang.


Thắng báo động cho những người cùng gác với mình và anh ta trèo lên một công sự ngay phía ngoài. Anh ta bắn vài tràng tiểu liên vào cánh đồng cạnh ngôi chùa và “những hành khách mặc áo lính cộng hoà” lập tức bắn trả.


5 phút sau, đúng 12 giờ 35 phút, các tay súng cộng sản dội lựu pháo 82 mm vào trung tâm huấn luyện Hải quân. Đến khoảng 2 giờ sáng, khoảng 800 quân cộng sản trên đường tiến vào thành phố, phối hợp với lực lượng nằm vùng, họ chiếm một sở chỉ huy hậu cần và dinh tỉnh trưởng. Trung tá Lê Khanh, tỉnh trưởng, yêu cầu quân Mỹ phản công bằng bộ binh nhưng những người Mỹ lại đáp ứng bằng một cuộc oanh kích bằng không quân gây ra những thiệt hại to lớn và làm cho dinh tỉnh trưởng cháy trụi.


Cuộc tấn công Nha Trang kéo dài 14 giờ là tiếng súng mở đầu của cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, được ghi nhận là vào 12 giờ 35 phút sáng sớm 30-1.


Những cuộc tấn công khác xảy ra trong cùng đêm này, giống như một tràng pháo Tết:

1 giờ 35-Buôn Ma Thuột

2 giờ-Kon Tum

2 giờ 35-Hội An

3 giờ 30-Đà Nẵng

4 giờ 10-Quy Nhơn

4 giờ 40-Pleiku


Sở chỉ huy quân đoàn 1 vùng chiến thuật I, nằm ở ngoại vi thành phố Đà Nẵng, bị tấn công bằng bộ binh và súng cối. Hàng chục lính Việt Cộng đã nhanh chóng xông vào sở chỉ huy.


Khi Trung tướng Hoàng Xuân Lãm từ nhà đến, vào lúc rạng sáng. Sở chỉ huy vẫn còn nằm dưới làn hoả lực của súng trường và rocket chống tăng. Lãm gặp cố vấn Mỹ đang trực tại trung tâm hành quân chiến thuật là thiếu tá P.S.Milantôni.

-Ngài Milantôni này, cho ném bom vào đó. Dùng bom lớn ấy, vừa nói Lãm vừa lấy chiếc can rất mốt bằng gỗ mun gõ vào bản đồ.

-Thưa tướng quân, chỗ ấy khá gần, viên thiếu tá trả lời với vẻ hoài nghi.

-Cứ ném, Lãm bảo.


Milantôni gọi điện thoại cho trung tâm yểm hộ không quân tại một căn phòng khác trong sở chỉ huy, và được viên sĩ quan trực ngạc nhiên trả lời: quá gần đấy, anh không thanh toán nổi đâu.

-Tướng Lãm ra lệnh đấy, Milantôni nói.

Những trái bom rơi cách chỗ họ khoảng 200 mã (gần 200 m) làm rung chuyển toà nhà. Họ tiếp tục gọi máy bay và ném bom và khi Việt Cộng phân tán, tướng Lãm mỉm cười, lấy chiếc can mun đập vào chân mình và chuồn thẳng.


Ở thị xã Buôn Ma Thuột, dân chúng đốt pháo suốt buổi tối. Đúng giao thừa, những người lính cộng hoà bắt đầu bắn súng chỉ thiên để chào mừng năm mới, những làn đạn đỏ rực bay về phía núi. Mắc Côla, một quân cảnh Mỹ, bắt đầu xua lính Mỹ từ các ổ hộp đêm về trại.


Đúng 1 giờ 35 phút, một loạt súng cối và rocket xả vào những căn cứ trong thị xã, tiếp theo là cuộc tấn công của hơn hai ngàn bộ binh. Một số quân cộng sản đã đột nhập vào thành phố cùng với người dân đi hội tết. Đâu cũng tiếng súng nổ. Lính cộng sản tràn qua những đường phố trồng cây, tấn công hầu hết những căn cứ quân sự, chiếm dinh tỉnh trưởng, nhà ngân hàng, và đồn cảnh sát nơi khu chợ…


Mặc dù đã có báo động có thể xảy ra những vụ đột kích, tư lệnh vùng chiến thuật II, Trung tướng Vĩnh Lộc vẫn bỏ nhiệm sở trước tết để sống những ngày huy hoàng ở Sài Gòn vào dịp này. Ông ta quay trở lại Pleiku vào ngày 30-1 vào lúc hơn 9 giờ sáng bằng máy bay riêng, trong đó có thiết kế một cái giường. Lập tức ông ra lệnh cho lính phản công kẻ địch để chiếm lại khu biệt thự khang trang của ông ta. Sau đó một chốc, đại tá J.W Ban, sĩ quan liên lạc chính phủ Mỹ tại chỉ huy sở vùng chiến thuật II, nhắn tin cho tướng Lộc hay rằng những vấn đề chiến đấu suốt vùng chiến thuật đòi hỏi ông ta có mặt tại chỉ huy sở. Tướng Lộc quay lại hét vào mặt người Mỹ đưa tin cho ông ta, hét to bằng tiếng Anh rằng: Tổng thống Thiệu đã đích thân ra lệnh cho ông ta giữ Pleiku bằng mọi giá, và người Mỹ không có quyền ra lệnh cho ông ta.


Ngay sau đó, tướng Lộc cho xe phóng lên Sở chỉ huy nằm trên đồi, đi trước là một chiếc xe Jeep của lính an ninh. Ông ta bước vào ngôi nhà, mặt xám đi vì giận và đụng đầu với đại tá Ban. “Tôi không phải là tên cai người Mỹ, tôi là tư lệnh của quân đoàn II”, ông ta đấm mạnh vào tấm bình phong và chạy lên cầu thang đến phòng làm việc của mình, rồi chạy xuống và gây gổ với Ban. Sau đó ông ta không thèm nói chuyện với Ban, và mỗi khi thấy Ban ông ta quay lưng nhìn chỗ khác. Mặc dù những vấn đề mà chuyện này đặt ra trong giai đoạn có những hành động quân sự trọng đại nhất trong cuộc chiến tranh, bộ chỉ huy Mỹ vẫn đứng về phía Ban, không chịu chuyển ông ta đi nơi khác và cứ khăng khăng nói rằng ông ta chỉ làm phận sự của mình khi triệu tập tướng Lộc đến chỉ huy sở. Một tháng sau tết, tướng Lộc thôi làm tư lệnh vùng chiến thuật II và giữ chức giám đốc trường cao đẳng quân sự quốc gia.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2007, 08:19:56 pm gửi bởi ChienV » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 09:54:33 pm »

Tấn công Sài Gòn

Sài Gòn không sẵn sàng đối phó với chiến tranh. Trong 21 năm chiến tranh cách mạng, thành phố này đã thoát khỏi nỗi kinh hoàng của những trận đánh lớn. Thôn quê là chiến trường, Sài Gòn là nơi chính phủ đóng, là trung tâm thương mại và hoa lệ trong việc săn lùng tiền của của những người giàu, là nơi trú ẩn của người ngoại quốc trên những đại lộ rộng lớn rợp bóng cây xanh và nơi trú ngụ của những người nghèo đến lập nghiệp trong những phố hẻm và những quận ổ chuột. Người Sài Gòn ít nghe nói đến chiến tranh và xem ra chẳng lo lắng gì.


Năm 1954, khi Việt Minh đánh bại người Pháp ở Điện Biên Phủ, Sài Gòn là một thành phố có 55 vạn dân. Năm 1961, khi chiến tranh bùng nổ lại dữ dội, dân số Sài Gòn lên gần 1 triệu 1. Năm1964, trước khi Mỹ đổ quân dồn dập Sài Gòn có khoảng 1 triệu 3 dân trong nội thành và 1 triệu ở ngoại vi Gia Định. Như vậy khoảng 1/5 dân số toàn miền Nam Việt Nam đã chen chúc nhau sống tại Sài Gòn và vùng phụ cận.


Thành phố lại nằm trong tầm tiếp cận dễ dàng với rùng núi ở phía bắc, và chỉ cách vùng Mỏ Vẹt của Campuchia 35 dặm về phía đông. Khoảng ½ chu vi Sài Gòn có thể đến bằng thuyền bè trên sông lạch ngoằn ngoèo. Hàng ngày, có hàng ngàn xe tải, xe buýt và các loại lam đổ vào thành phố, chở lợn, gạo, trái cây và một dòng người đi lại bất tận.


Cái mục tiêu to lớn và mời mọc này chưa từng được phòng ngự theo chiều sâu để chống quân cộng sản, và nó cũng chưa hề chịu một cuộc tấn công nghiêm trọng nào. Đầu năm 1967, một năm trước cuộc tổng tấn công Mậu Thân, các lực lượng Mỹ bắt được một kế hoạch tấn công Sài Gòn của sư đoàn 5 Việt Cộng, một đơn vị hoạt động lâu ở vùng ngoại vi. Dưới cặp mắt các sĩ quan Mỹ, kế hoạch này là “hoang tưởng, không thể thực hiện được” và họ nói đùa với nhau rằng “người ta sẽ bắn tay nào vạch ra kế hoạch này”.


Người Việt Nam thì bao giờ cũng cực kỳ nhạy cảm với việc người Mỹ tham gia vào công cuộc phòng thủ các thành phố, đặc biệt là Sài Gòn. Quả là hay ho và tốt đẹp đối với việc người Mỹ đánh nhau ở vùng nội địa, nếu một làng quê có chuyện, đó là điều đán tiếc nhưng có thể chấp nhận được. Các thành phố thì lại là chuyện khác. Tiền bạc, quyền bính, ảnh hưởng-những món đặt cọc của cá nhân và chính trị của nhóm thống trị-đều liên quan đến chúng trong trường hợp Sài Gòn, nỗi lo lắng chính về mặt quân sự của các nhà lãnh đạo Việt Nam là khả năng đảo chính, và họ muốn nắm chặt trong tay mình lực lượng quân sự và an ninh. Nếu các lực lượng Mỹ dính líu quá sâu, đó là mối nguy cơ tiềm tàng. Bao giờ cũng có khả năng là một ngày nào đó người Mỹ có thể quyết định dùng sức mạnh này để chống lại tầng lớp cầm quyền.


Ngày 15-12-1967, bộ chỉ huy Mỹ chuyển giao toàn bộ trách nhiệm cho bộ chỉ huy Nam Việt Nam về việc bảo vệ vòng trong của Sài Gòn. Việc bố trí lại lực lượng ở vùng Sài Gòn cũng phản ánh sự giảm bớt các hoạt động cộng sản gần thủ đô và là một cử chỉ tin cậy đối với người Việt Nam. Đồng thời việc này còn giải phóng những lực lượng Mỹ để có thể triển khai những cuộc tấn công đã định vào những căn cứ cộng sản dọc biên giới Campuchia vào đầu năm 1968.


Ngay trong khi các đơn vị quân đội Mỹ chuyển quân đến các vùng biên giới thì các đơn vị cộng sản lại chuyển đến vùng gần Sài Gòn hơn. Vào dịp cuối năm, cái mũi thăm dò của Mỹ thọc sâu vào các căn cứ vốn có sẵn của cộng sản đã không gây ra một phản ứng bình thường. Đồng thời những chiếc tai nhạy cảm của việc bắt sóng điện đài đối phương bắt đầu nhận được những tín hiệu phát ra từ nhiều trạm hơn trước, trong đó một số lại gần Sài Gòn hơn.


Trung tướng Frêđêrích C.Uâyân, tư lệnh chiến trường của Mỹ tại vùng chiến thuật 3 quanh Sài Gòn, vốn không thích đi săn lùng cộng sản ở những nơi rừng núi xa xôi và các vùng biên giới, báo cáo những mối nghi ngờ của mình tướng Oét. Sau đó tướng Oét ra lệnh triển khai quân Mỹ. Từ đó tướng Oét gọi quyết định này là một trong những quyết định quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đã nói với Uâyân rằng có thể Sài Gòn sẽ bị tấn công bằng rocket và súng cối để gây ấn tượng đối với nhân dân. Ngay trước tết, 27 tiểu đoàn cơ động Mỹ quay lại tuyến phòng thủ Sài Gòn và 22 tiểu đoàn nữa thì ở phía ngoài. Bốn tiểu đoàn được chuyển lên miền Bắc để viện trợ cho Khe Sanh và vùng phi quân sự, vào ngày 30 tháng tháng Giêng, dấu hiệu quan trọng duy nhất là việc phát hiện một đoàn xe bò và Việt Cộng ở phía Nam Tây Ninh, ngay ngoài vòng trong phòng thủ Sài Gòn.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 09:56:48 pm »

Đòn trực tiếp

Đại tá Mavin D.Phulơ, sĩ quan tác chiến của Uâyân, để chuông báo thức vào 3 giờ sáng dựa trên những tin tức tình báo nói rằng vào khoảng giờ này có thể địch sẽ tấn công. Chuông đồng hồ kêu lên theo dự định, và viên sĩ quan ngái ngủ gọi điện thoại cho trung tâm hành quân chiến thuật của ông ta nằm cách đây vài bước chân.


“Có chuyện gì không? Phulơ hỏi viên sĩ quan trực nhật. Trước khi nghe câu trả lời, một làn chớp nhoáng lên và một tiếng nổ dữ dội làm máy điện thoại ngay đầu giường rơi xuống.


Phulơ bò người sờ soạng trong bóng tôi và tìm chiếc máy điện thoại. “Có chuyện gì xẩy ra thế”, ông ta gào vào chiếc ống nói.


Một chốc im lặng và sau đó ông nghe tiếng nói của viên sĩ quan trực ban: “chúng tôi đã bị một đòn trực tiếp”.


Phulơ hiểu ra rằng nếu điều này là thật, thì viên thiếu tá ở đầu giây nói đằng kia hẳn sẽ chết mà không nói được. Ông bảo anh ta bình tĩnh lại và nhìn quanh xem sao. Sóng chấn động từ một vụ nổ khổng lồ tại kho đạn dược bên cạnh đã làm cho đồ đạc trong trung tâm hành quân chiến thuật bay lên và hất các ống đèn tuýp ra khỏi vị trí của chúng, rơi loảng xoảng và tất cả chìm vào bóng tối.


“Không, chúng tôi không việc gì”, tiếng viên sĩ quan trực ban trả lời.


Trong vòng 2 đến 3 phút, Phulơ chạy đến trung tâm, khoảng nửa tá điện đài và 15 chiếc máy điện thoại cứ hoạt động rối lên về những tin tức về các cuộc tấn công khắp các vùng Sài Gòn.

-Trạm Long Bình, nơi trung tâm của Uâyân đang bị tấn công bằng rocket và bộ binh.

-Sân bay Biên Hoà bị nã rocket và cuộc tấn công của bộ binh đang ở vùng ngoại vi.

-Chỉ huy sở vùng chiến thuật III tại Biên Hoà bị tấn công.

-Sân bay Tân Sơn Nhất bị bộ binh tấn công mãnh liệt đe dọa hàng trăm máy bay và trực thăng, trung tâm thông tin của Mỹ và trụ sở của Bộ chỉ huy Mỹ và Tổng tham mưu Việt Nam.

-Chiến sự đang diễn ra ở trung tâm Sài Gòn tại sứ quán Mỹ, Phủ tổng thống, đài phát thanh cộng hoà và nhiều nơi khác.


Những chiếc đèn báo trong trung tâm ha chiến thuật hắt lên những bóng hình kỳ dị trong khi một tá sĩ quan và 10 lính tráng chạy ngược chạy xuôi đến các bản đồ để đánh dấu theo những báo cáo liên tục chuyển về. Những khối thuốc nổ của Việt Cộng làm bay tung bốn lớp hòm đạn tại kho Long Bình, làm cho trung tâm hành quân chiến thuật bị chấn động như trong cơn động đất.


Trong thành phố Sài Gòn, những ánh chớp, pháo sáng và những viên đạn vạch đường chiếu sáng một góc trời. Một thượng nghị sĩ Việt Nam Cộng hoà, Trương Tiến Đạt, nhìn Việt Cộng tiến vào thành phố qua một chiếc cầu nổi tiếng và thoạt tiên cho đó là quân chính phủ được phái đi làm đảo chính.


Chỉ trừ lữ đoàn bộ binh nhẹ 199 ở phía bắc và đông căn cứ Long Bình, không một lực lượng nào của Uâyân đã chạm trán các đơn vị tấn công lớn của cộng sản trên đường tiến quân vào Sài Gòn.


Phủ tổng thống, nơi được bảo vệ dày đặc nhất tại trung tâm thành phố, bị khoảng một tiểu đội gồm cả nam và nữ tấn công. Tiểu đội đặc công này đến bằng 3 chiếc ô tô, trong đó có một xe tải chứa chất nổ bị chặn lại ở cổng ngách mấy phút. Các tay súng Việt Cộng nấp trong dãy nhà ở bên kia đường phố đã nã súng vào bọn lính gác.


Nhưng có lẽ trận tấn công được tổ chức tốt nhất ở vùng trung tâm thành phố là trận đánh chiếm đài phát thanh, một cơ sở hết sức quan trọng trong bất cứ cuộc đảo chính hay nổi dậy nào.


Ngay trước 3 giờ sáng, một đoàn xe jeep và dân sự đổ lại trước cổng đài phát thanh. Các quân nhân trang phục cảnh sát chống nổi loạn lần lượt bước xuống. Một “trung uý” nhẩy xuống từ chiếc xe jeep dẫn đầu và thông báo với người lính gác rằng viện binh cho đài đã đến. “Tôi không biết gì về chuyện này”, người lính vừa kịp phản ứng thì ngã xuống bằng một viên đạn súng lục.


Đài phát thanh đã được tăng cường bảo vệ đêm hôm đó với một trung đội không vận của chính phủ, phần lớn nằm ngủ trên mái nhà. Các tay súng Việt Cộng từ cửa số của dãy nhà đối diện cao hơn mái nhà này đã tiêu diệt hết bọn họ bằng những loạt súng dòn tan. Trong khi đó, bộ binh xông vào khu đài phát thanh, kèm theo những nhân viên kỹ thuật phát thanh. Họ được trang bị bằng sơ đồ tỉ mỉ của các phòng bá âm và một loạt khóa của phòng do một nội ứng nằm ngay trong đài.


Vì có sự chuẩn bị cắt làn sóng khi có biến, nên suốt trong 6 giờ chiếm đài phát thanh, Việt Cộng đã không lên tiếng được trên làn sóng điện, và họ bắt đầu phá huỷ các phương tiện, tính ra tổn thất lên đến 1 triệu đô la.


Tướng Cao Văn Viên tổng tham mưu trưởng lực lượng Liên quân, từ nhà riêng lên trụ sở qua những đường hẻm của thành phố đang lâm trận. Ông ta đến sở chỉ huy khi trời vừa rạng sáng, một ngồi nhà lớn quét vôi vàng có đường tô tô chạy quanh do người Pháp xây cách đây mấy chục năm. Nằm ngay trên rìa phía Nam của sân bay Tân Sơn Nhất. Viên con lại 2 tiểu đoàn quân dự trữ, đáng ra đã được điều động đến vùng chiến thuật I và II ngày hôm trước. Nhưng vẫn còn nằm chờ ở sân bay. Suốt buổi tối, một tiểu đoàn đã được điều đi cứu viện cho đài phát thanh, nhà giam và các mục tiêu bị tấn công khác. Hai đại đội của tiểu đoàn còn lại đã được điều đến ngăn chặn Việt Cộng ở rìa phía tây sân bay Tân Sơn Nhất.


Bây giờ Viên ra lệnh cho 2 đại đội cuối cùng ra chống địch ở cổng 4 sân bay gần chỉ huy sở của ông ta, và chẳng còn trong tay một tên quân nào nữa. Cuộc đụng độ cạnh cổng sân bay kéo dài suốt 24 giờ, mặc dù hai tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Việt Nam được trực thăng chở đến tiếp viện cuối buổi sáng hôm đó.


Tổng thống Thiệu thì được trực thăng Mỹ mang đi từ nhà riêng ông ta ở Mỹ Tho và đổ ông ta xuống tại trụ sở chỉ huy của Bộ tổng tham mưu liên quân. Cả phó tổng thống Kỳ cũng chạy đến đó. Chờ đến trưa thứ tư thì phần lớn sĩ quan cao cấp và các tổng trưởng của nội các được tập trung tại đây, trên tầng hai. Thiệu, Kỳ và nhiều quan chức khác đã trú ở đó suốt nhiều ngày, trải chiếu, ngủ ngay trên ghế dài hay sàn nhà.
Việt Cộng hẳn đã có thể thủ tiêu cả loạt tướng tá và quan chức cao cấp này chỉ bằng một loạt rocket trúng đích bắn vào sở chỉ huy này. Ba quả rocket đã rơi vào khu này, quả gần nhất chỉ cách ngôi nhà này khoảng 50 mét.


Và câu chuyện về cuộc tấn công này là câu chuyện về chữ “Nếu”.

-Nếu Việt Cộng ở vùng chiến thuật 4 không nổ súng đánh vào 7 thành phố 24 giờ trước kỳ hạn và do đó gây ra cuộc báo động…

-Nếu tướng Uâyân đã không đưa cá tiểu đoàn Mỹ quay trở lại những vị trí phản ứng mau lẹ phía trong vành đai bảo vệ Sài Gòn…

-Nếu hai tiểu đoàn tổng dự bị chiến lược của tướng Viên đã tuân lệnh và bay về phía bắc ngay trong ngày hôm trước…

-Nếu trung tâm hành quân chiến thuật Long Bình đã bị rocket phá huỷ hay bị đánh chiếm…

-Nếu Việt Cộng có thể phát triển trên làn sóng đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố chính phủ và thành phố đã nằm trong tay họ và cuộc tổng khởi nghĩa đã bắt đầu…

-Nếu quân tấn công đã chiếm được xe tăng và pháo lớn của quân đội Cộng hoà như dự định và bắn vào Tân Sơn Nhất và Bộ tổng tham mưu liên quân…

-Nếu sở chỉ huy Bộ tổng tham mưu liên quân bị trúng rocket hay bị chiếm…


Nếu bất cứ một hay tất cả những điều này đã xảy ra, thì cuộc tấn công Tết ở Sài Gòn lại là một chuyện khác. Cộng sản có thể làm tan rã chính phủ và lực lượng quân sự của nó. Điều đó có thể đã kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai rồi.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2007, 08:26:20 pm gửi bởi ChienV » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 09:58:36 pm »

Đồng bằng sông Cửu Long

Có một vùng đất hết sức quan trọng cần được nhắc tới: đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía Nam Sài Gòn nơi mà đồng bằng Mekong mạnh mẽ kết thúc hành trình dài 2.600 dặm từ Tây Tạng, chảy qua những dãy núi Trung Quốc và Đông Nam Á để ra biển cả. Một vùng châu thổ mênh mông, xanh tươi và bằng phẳng là vựa lúa của Nam Việt Nam, đủ để nuôi cả nước và nhiều nước láng giềng. Mảnh đất trung tâm của Nam Việt Nam còn giàu có về lợn, gà, chuối, dừa… và những cuộc nổi dậy.


Đối với người Việt Nam, đây thực sự là một thế giới. Nhưng hầu như về mặt định nghĩa thì nó lại không thực đối với người Mỹ, những người hoạt động trên những nền tảng khác và đã quá vội vàng để tìm hiểu hay thay đổi nó. Đồng bằng sông Cửu Long là một địa bàn hoạt động đặc biệt. Nơi đây những người nổi dậy là dân địa phương, những nông dân nghèo. Cho đến trước tết, không một đơn vị Bắc Việt Nam nào được phái đến đây. Theo nhận định của Sài Gòn, Mỹ chỉ có 1.600 cố vấn quân sự, một số đại đội máy bay trực thăng, 2 tiểu đoàn bộ binh mà chính quyền Nam Việt Nam miễn cưỡng đồng ý để hoạt động ở những phụ lưu phía trên, trừ một căn cứ trên bãi phù sa. Khi không còn là bùn nữa, nơi đây đầy bụi và cằn cỗi như là những chiếc hố trên mặt trăng. Người Mỹ gọi căn cứ này là Đồng Tâm.


Ba tuần trước vụ tấn công Tết, thiếu tướng Uyliêm R.Disobri tổ chức một cuộc họp báo để chia tay sau 18 tháng làm trưởng đoàn cố vấn quân sự của vùng đồng bằng này. Ông ta nói rằng lực lượng Việt Cộng được “động viên kém và huấn luyện tồi”, và quân đội Nam Việt Nam hoàn toàn chiếm ưu thế. Trong khi ông ta nói ra những lời đó thì các đơn vị Việt Cộng đã thắt chặt gọng kìm trên những tuyến đường, kênh rạch đi vào các thành phố và thị trấn suốt vùng này.


Có thể hàng ngày hàng ngàn người dân biết trước cuộc tấn công này, và có thể những quan chức chính phủ cũng biết được chút ít nào đó, nhưng họ không báo cáo, và các cố vấn Mỹ thì mù tịt. Trong những giờ đầu của cuộc tấn công, Việt Cộng đánh vào 13 trong số 16 thị xã của vùng đồng bằng sông Cửu Long và rất nhiều huyện lỵ. Trong nhiều trường hợp, không có lệnh báo động cho đến khi đối phương nổ súng ngay giữa thành phố. Đặc biệt là nơi này, cuộc tấn công tết là một làn sét không phải làm cho người ta loá mắt mà làm cho người ta thấy ra những điều gì đó. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi, một số những sự thật bị che dấu của Việt Nam đã nổi bật lên hết sức rõ ràng. Trong đó có sự quyết tâm và chủ nghĩa anh hùng, người ta có thể nói thế, của các sĩ quan và binh lính Việt Cộng và sự kém cỏi về ý chí và tinh thần của một số sĩ quan chính phủ.


Thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh, tư lệnh vùng chiến thuật 4 ở trong biệt thự của ông được vây bọc bằng những xe tăng xe bọc thép, lính tráng và những hàng rào dây thép gai, ông ta không ló mặt ra ngoài. Cách đó mấy dãy nhà, các cố vấn quân sự Mỹ nháo nhác gọi tiếp viện và máy bay ném bom để đối phó. Còn nơi làm việc phía người Việt thì chỉ có mấy tay sĩ quan cấp dưới không có quyền hành để làm bất cứ điều gì. Khi tướng Mạnh ra khỏi nhà mấy ngày sau đó, xem ra ông ta chỉ quan tâm đến việc bảo vệ thành phố nơi sở chỉ huy đóng.


Ở một tỉnh khác, cố vấn Mỹ phát hiện ra rằng viên tỉnh trưởng, dưới bộ quân phục, mặc bộ đồ dân sự trong trường hợp ông ta cần lủi trốn một cách vội vàng.


Vào lúc cuộc tấn công nổ ra ở Vĩnh Long, sĩ quan trực ban Mỹ tại trung tâm hành quân chiến thuật nhận được lời kêu cứu trên làn sóng điện đài. Trung uý Gion Lippincot và tên phiên dịch của ông ta chạy sang phòng của viên đại tá Việt Nam là người phụ trách.

-Các phi công trực thăng bị hoả lực mạnh chống lại từ các tọa độ này, thưa ngài. Họ có được bắn trả không?

Không trả lời, không cho phép, không có dấu hiệu về sự nhận biết bất cứ cái gì.

Lippincot quay về điện đài. Viên cố vấn trưởng của Mỹ, khi nơi làm việc của ông ta bị tấn công, muốn biết là tiểu đoàn biệt động số 43 của chính phủ Việt Nam đóng ngay rìa thành phố đã tham chiến chưa.

Lippincot và tay phiên dịch lại quay trở lại.

-Xin lỗi, thưa ngài Đại tá. Lính biệt kích đã chiến đấu chưa?

Không trả lời, không nhận biết được gì cả. Chỉ có cặp mắt trở dại ra. Và tình trạng đó diễn ra suốt đêm.

Khói lửa trong chiến tranh mờ mịt che phủ một đất nước tang tóc và phải chờ nhiều tuần lễ mới thấy ra được những gì đã xẩy ra và phải mất nhiều thời gian hơn nhiều để phân tích và đánh giá. Nhưng một số điều đã trở nên rõ ràng ngay trước mắt.


Trong số những người Mỹ có mặt ở Việt Nam, đó là một cú sốc đối với họ, và thấy ra rằng rất nhiều vấn đề cơ bản đã đặt ra. Làm sao mà một kẻ địch đang thua lại có thể tổ chức một cuộc tấn công mạnh mẽ, phối hợp tốt và có tính chất toàn quốc như vậy được? Tại sao không ai đưa ra sự báo động nào. Tại sao mà các đơn vị Cộng sản lại có thể tiến đến những vị trí và cả thâm nhập các thành phố mà không hề có sự đánh động từ quân đội chính phủ và nhân dân?


Nhưng vấn đề cấp bách nhất là về tương lai trước mắt: Điều này có lặp lại không. Cái gì sẽ xẩy ra tiếp? Và có lẽ quan trọng hơn là phản ứng của dân chúng Mỹ và chính phủ Mỹ cách đây ½ vòng trái đất: Họ thấy ra điều gì và họ sẽ làm gì?
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2007, 08:29:07 pm gửi bởi ChienV » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 09:59:43 pm »

Huế thất thủ

Trận pháo kích bắt đầu lúc 3 giờ rưỡi sáng làm rung chuyển cả thành phố. Các đường đạn pháo vun vút làm sáng rực trời. Tiếp đó, các đạn chiếu từ trên cao từ từ hạ xuống phát ra một ánh sáng lạnh lẽo lên các thành luỹ, các biệt thự và lâu đài cổ kính. Tiếng súng liên thanh nổ lách tách trên các đường phố.


Hai tiểu đoàn Bắc Việt vượt băng qua các cầu và hào phòng thủ yếu ớt, qua các cổng gỗ đã mục nát, xuyên qua các cổng chính bằng đá đi thẳng vào hoàng cung. Cuộc chiến đấu dữ dội đã xẩy ra ở xung quanh sân bay quân sự. Kho đạn bị nổ, lửa ở kho xăng bốc lên cao.


Tại Gia Hội, một đơn vị an ninh vũ trang cách mạng, dùng thuyền vượt qua sông, theo đường Võ Tánh để bắt liên lạc với quận uỷ.


Tại phía Nam sông Hương, Mỹ đang trong các khu nhà cao dành cho cố vấn, các binh lính chen chúc nhau trong các hầm boong-ke và các ổ súng, nhiều người vẫn còn mặc quần áo lót. Vị trí các súng cối và rocket của quân đội cộng sản đặt ở gần mức lính Mỹ có thể nghe các tiếng đạn nạp vào các nòng súng cối.


Đến tảng sáng, lực lượng cộng sản đã chiếm được thành phố, trừ khu vực của cố vấn MACV và trại lính của sư đoàn 1 (Sài Gòn) tại một góc thành. Quân cộng sản sử dụng xe jeep bắt được đi tuần tiễu các đường phố cùng với các tiểu đội bộ binh đi bộ. Cuộc chiến đấu đã giảm bớt và tiếng súng lắng xuống. Đài phát thanh của chính phủ im tịt. Phố xá vắng tanh, cửa các nhà đóng kín mít.


Từ sáng 31-1 đến 5 giờ sáng 24-2 cờ Mặt trận Giải phóng bay phấp phới trên cổng thành. Bộ chỉ huy cộng sản chiếm một buồng trong Hoàng cung. Phần lớn phố xá cùng với hàng chục vạn dân đã thuộc quyền kiểm soát của quân cộng sản suốt cả thời gian này.


Cuộc chiến đấu 25 ngày đêm ở Huế đã kéo dài và đẫm máu nhất của cuộc tấn công Tết (Mậu Thân), vì tại đây có rất nhiều lính thuỷ đánh bộ, vì thành phố đẹp đẽ và cổ kính này bị tàn phá nhiều nên các cơ quan thông tấn đã đưa rất nhiều tin tức và tranh ảnh về Mỹ, gây ấn tượng rất sâu sắc trong dân chúng Mỹ vào lúc bấy giờ.



Kế hoạch tấn công

Tháng 9-1966, một cuộc họp quan trọng đã được tổ chức tại một ngôi chùa thôn Tây Hồ, phía đông thành phố, để chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy, đề ra các hoạt động cấp thiết cho việc giải phóng thành phố.


Đồng chí L.,35 tuổi, người Huế được giao nhiệm vụ tổ chức cuộc nổi dậy ở Đông Ba, một khu vực nằm ở phía Nam sông Hương. Sau khi nhận nhiệm vụ, L. đã lựa chọn một số người thân tín, quen hoạt động ở thành phố làm công tác chuẩn bị. Vào một đêm trung tuần tháng 10, L. đã đi vào thành phố với một tiểu đội vệ sĩ và thuê một nhà ở ven đô. L. đi thăm viếng bạn bè cũ, các gia đình có người thân hoạt động cho cộng sản và trong khoảng 2 tuần đã tổ chức được 10 nhóm cơ sở hoạt động. Khi trở về căn cứ, L. đã tổ chức nhiều đợt học về mục đích và nguyên tắc tổ chức của Đảng cho nhiều nhóm tân binh. L. không nói bao giờ thì cuộc Tổng tấn công và nổi dậy bắt đầu. Cấp trên cũng cho bản thân L. tin điều đó sẽ xẩy ra vào một ngày nào đó trong tháng 3.


Ngày 26-1, một kế hoạch Tổng tấn công và nổi dậy của quận Đông Ba đã được vạch ra, dài 8 trang, nêu rõ các nhiệm vụ chung và các mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ của một số cán bộ và các phương châm hoạt động. Bản kế hoạch khêu gợi rằng cấp trên không nghĩ rằng có thể chiếm được Huế một thời gian dài vì kẻ địch sẽ ra sức phá tổ chức và trật tự mới của cách mạng.


Đầu tháng 1, đồng chí L. lại từ căn cứ trở về thành phố. Đêm 30-1, vào lúc 2 giờ sáng, một liên lạc viên đã đến đánh thức L. dậy và yêu cầu L. đi dự một cuộc họp khẩn cấp tại ngoại ô. Tại đây L. được cấp trên chính thức thông báo rằng cuộc Tổng tấn công và nổi dậy đồng loạt sẽ trùng với ngày Tết. Lúc đó, quân cách mạng đang trên đường hành quân về thành phố và giờ nổ súng sắp bắt đầu. Để giữ được hoàn toàn bí mật, không ai được rời khỏi phòng họp.


Các đơn vị chủ lực đã đến ngay đêm hôm ấy. L. được giao nhiệm vụ làm sĩ quan liên lạc giữa một bên là các đơn vị sẽ chiếm giữ Đông Ba và một bên nữa là tổ chức chính trị mà trước đó L. đã xây dựng. Một tiểu đoàn quân cộng sản rời khỏi địa điểm tập kết vào lúc 10 giờ đêm, vượt qua đồng ruộng và khe suối, đến sát mục tiêu vào lúc nửa đêm. Binh lính im lặng đứng trong bóng tối trên một thửa ruộng cách bộ chỉ huy các cố vấn Mỹ chỉ vào nhà. L. cảm thấy bụng dạ bồn chồn, nhưng không có gì lo sợ. L. đã chờ đợi ngày này trên 20 năm nay. Anh chú ý theo dõi tín hiệu của trên: trận cối và rocket mở màn cho trận đánh.


Cơ quan tình báo Mỹ và chính phủ Sài Gòn có trách nhiệm phát hiện những tin tức an ninh thành phố đã thiếu phối hợp, họ đã đưa tin lẫn lộn và sai lạc. Cơ quan cảnh sát của thành phố mà người phụ trách là một cán bộ trước kia giới thiệu phát thanh thể thao và nghiện Giônni U.Black ít khi chịu trao đổi tin tức với sư đoàn 1 Sài Gòn. Cơ quan CIA của thành phố cũng ít khi trao đổi tin tức với toán cố vấn quân sự Mỹ. Toán này vốn chịu trách nhiệm quan hệ với các binh lính địa phương ở tỉnh. Các đơn vị trong thành phố ít khi nhận được tin có giá trị do căn cứ không quân, hậu cần và mặt đất của Mỹ ở Phú Bài thu thập được, dù căn cứ này chỉ cách thành phố 8 dặm.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2007, 08:31:53 pm gửi bởi ChienV » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 10:00:36 pm »

Ngày 22-1, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn báo cáo cho Lầu Năm Góc ở Oasinhtơn rằng có nhiều dấu hiệu tin cậy cho thấy đối phương có thể mở một cuộc tấn công nhiều tiểu đoàn đánh vào Huế. Chẳng biết dấu hiệu tin cậy đến mức nào, chỉ biết tin này không được thông báo xuống cho những người có nguy cơ bị đe dọa nhất. Cả lực lượng Mỹ và chính phủ Sài Gòn nằm ở Huế đều không được chuẩn bị trước để chống lại các cuộc tấn công.


Vào khoảng ngày 28-1, một cố vấn quân sự Mỹ ở Hương thuỷ (phía đông Huế) báo cáo có nhiều dấu hiệu cho thấy có 3 tiểu đoàn Việt Cộng vừa rời khỏi căn cứ ở vùng rừng núi và hiện đang đóng ở miền đồng bằng. Cơ quan cố vấn Mỹ ở Huế trước nay vẫn coi anh chàng này thường quá lo lắng nên khi không có các tin tức khác kiểm chứng họ đã phớt lờ tin này. Ngay đêm hôm sau, các sĩ quan tình báo cả Mỹ lẫn Việt Nam vẫn đi đón giao thừa tại một khách sạn sang trọng nhất của Hoa kiều. Bàn tiệc đầy rượu và nhiều thức ăn để nhậu nhẹt. Nhưng không có một ý kiến nào về mối đe dọa sắp đến dù chỉ là một tiếng trao đổi thì thầm.


Vào lúc đó, rõ ràng là việc quân cộng sản hành quân hướng về phía Huế đã bị lính Mỹ ở trạm Phú Bài phát hiện, nhưng cả các cố vấn Mỹ và tư lệnh quân đội chính phủ ở Huế đều không hề biết. Các dấu hiệu mà trạm Phú Bài phát hiện là thu qua tin điện đài ngày 30-1. Nhưng theo thủ tục xử lý tin hồi đó, tin tức không báo ngay trực tiếp cho Huế, mà còn phải thông báo cho Bộ chỉ huy ở Đà Nẵng, để kiểm chứng và đối chiếu, sau đó mới thông báo cho Huế. Trận tấn công vào Đà Nẵng càng làm cho tin tức chậm chạp thêm. Do đó, khi tin này được chuyển tới Huế thì trận tấn công đã bắt đầu rồi, quân cộng sản đã ở khắp bốn phía và hầu như hết thành phố đã rơi vào tay đối phương.


Lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 31-1, năm giờ sau khi quân cộng sản nổ súng, Bộ chỉ huy lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở Phú Bài đã phái một lực lượng tăng viện tiến về thành phố Huế. Hiểu biết tin tức của quân Mỹ ở Phú Bài lúc đó còn rất lờ mờ, thể hiện ở quy mô lực lượng tăng viện nhỏ bé: chỉ có một đại đội lính thuỷ đánh bộ trong khi lực lượng quân cộng sản ít nhất là 8 và cũng có thể lên đến 11 tiểu đoàn. Đại đội A của Mỹ này ngẫu nhiên gặp trên đường đi 4 xe tăng đang hướng về Huế. Đến nam thành phố thì đoàn xe hành quân này bị đánh và phải cầu cứu. Vào lúc đó, một đại đội lính thuỷ đánh bộ cùng với pháo tự hành 40 mm và một bộ chỉ huy nhỏ cũng rời Phú Bài đến trụ sở cố vấn Mỹ vào lúc 3 giờ 15 phút chiều. Hai trung đội bên nội thành nhưng bị quân cộng sảng bắn chặn lại bằng hoả lực mạnh, phải rút lui về trụ sở cố vấn Mỹ.


Trong lúc đó, tướng Trưởng đã ra lệnh cho các đơn vị bộ binh, xe tăng và không vận của sư đoàn 1 bộ binh quân chính phủ hành quân về trụ sở Bộ chỉ huy trong nội thành, tại đây tình hình rất căng thẳng. Các đơn vị cộng sản đã đánh chặn các đơn vị quân chính phủ, làm cho chúng không thể vào thành phố, phải chậm lại 24 giờ. Vào cuối ngày 1/2 một lực lượng tương đương 3 tiểu đoàn quân chính phủ đã ở trong nội thành và gần 1 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ đã đến trụ sở các cố vấn Mỹ ở bên kia sông. Cho đến khi trận chiến đấu kết thúc, đã có nhiều đơn vị thuộc tiểu đoàn quân chính phủ và của 3 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ tham chiến.


Kế hoạch ban đầu của lính thuỷ đánh bộ Mỹ là quét sạch đối phương khỏi khu Đông Ba và quân chính phủ quét sạch phía bắc, kể cả nội thành, cấm cung của các vua chúa nhà Nguyễn. Cuộc chiến đấu ở hai bên bờ sông rất ác liệt, giành giật từng căn nhà dưới làn hoả lực mạnh và mưa phùn lạnh lẽo của gió mùa đông bắc. Mãi đến ngày 6-2 lính thuỷ đánh bộ mới có thể từ trụ sở cố vấn Mỹ tiến đến được bệnh viện thành phố, cách xa chỉ có 4 nhà. Vào ngày 13-2, thành phố đã bị tan hoang. Cây cối nằm ngổn ngang trên đường phố.


Một linh mục hốt hoảng khi thấy 1 nhà báo đi lại không mặc áo giáp và mũ sắt. Ông đên sau một ngôi nhà gạch và khi trở ra đã thấy họ mang trên người một số trang bị lấy ở người đã chết: một chiếc áo giáp bị lấm bê bết máu và một chiếc mũ sắt bị dạn bắn xuyên thủng. Trên vành mũ, vẫn còn ghi câu khẩu hiệu bằng mực đen: “Đức chúa trời luôn luôn phù hộ cho con”.


Trận chiến đấu ác liệt lúc này là ở bên kia bờ sông Hương, trong thành nội tiểu đoàn 1, lữ đoàn 5 lính thuỷ đánh bộ đã vượt qua sông một hoặc hai ngày trước đó, khi biết rõ rằng một mình quân chính phủ không thể dẹp sạch được khu vực. Cầu Tràng Tiền đã bị một tổ đặc công đánh sập và nhiều khu vực gần ở trong nội thành còn nằm trong tay địch, do đó, hai nhà báo phải dùng xuồng đổ bộ loại thấp đáy phẳng, chở đầy đạn dược và đồ tiếp tế dần từng bước vào khu Gia Hội đang bị cộng sản chiếm và vào một góc sau của thành nội. Một ngọn cờ Mỹ rách tả tơi treo ở mũi xuồng. Khi xuồng đi qua vùng hào hẹp nhất, một xạ thủ Việt Cộng đã dùng súng không giật bắn vào chiếc xuồng nhưng không trúng. Lính thuỷ đánh bộ bắn trả lại một loạt đạn.


Trong nội thành, các phóng viên gặp các đồng nghiệp của họ, những người đã hằng ngày bám sát cuộc chiến đấu và đưa tin, phải tránh né các loại đạn và chứng kiến các lính trẻ Mỹ chiến đấu và chết. Bộ chỉ huy lính thuỷ đánh bộ Mỹ đặt trong một ngôi nhà cổ kính của thành nội, với những tường gạch, mái ngói các giá đầy sách của tác giả Giang Pôn Xác và các tác phẩm khác bằng tiếng Pháp, bức tranh thờ của gia đình (cụ già có râu mặc áo thụng đen) và các cây hương cháy dở trên bàn thờ. Thiếu tá Robớt Tomxơn, chỉ huy trưởng tiểu đoàn 1 lữ đoàn 5 cảm thấy mệt mỏi và mất hy vọng. Lính của ông đã bị thương vong nặng nề và chiến đấu khó khăn. Quân chính phủ thậm chí còn tệ hại hơn. Trong những địa điểm giao chiến kịch liệt phải đánh trả lại Việt Cộng bằng rocket và súng máy, địa điểm này là tồi tệ nhất. Đó là một thành kiểu trung cổ có hào bao quanh. Lính của Tomxơn đã nhiều lần nã pháo vào một chiếc tháp đá, một vị trí có tính chiến lược. Bất chấp mọi hoả lực pháo 155 mm, pháo hải quân cỡ 8 in-sơ từ ngoài biển, các pháo tự hành 40 mm, đạn napan và hơi cay, các xạ thủ bắn tỉa Việt Cộng vẫn ẩn nấp trong tháp và chiếc tháo vẫn đứng nguyên.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2007, 09:49:17 pm »

Chương 4:
LÀN SÓNG CHẤN ĐỘNG

Trong phòng trực tin buổi tối của hãng CBS trên đường số 57 ở Niu Yóoc, tin tức từ Sài Gòn gửi về tới tấp trên máy Têlêtip và lần này thì W.Grôn-cai-tơ không còn lặng lẽ phì phèo chiếc tẩu. “Ôi chuyện gì đã xảy ra đây?-Ông hét lên lấp lửng và gạt tung một nắm bản sao tin tức đặt trên bàn. “Trước đây, cứ nghĩ là chúng ta đang thắng”.


J.Mắc-Ma-nót, viết tin về Việt Nam cho tờ Thaimơ trong căn hộ của ông ở phố Man-hát-tan đã biết tin qua đài phát thanh. Ông nhận định ngay rằng đây là một đòn chí tử đối với những kẻ nào vẫn bán rao “thắng lợi” và gợi ý rằng hoà bình không còn xa xôi. “Đây là sự kết thúc của chiến tranh”, Mắc-Ma-nớt tự bảo. Ông biết chắc rằn Giôn-xơn, Oétmolen và một số tay diều hâu ngoan cố trong tạp chí của ông sẽ không bao giờ có thể vớt vát được.


Sự hốt hoảng và phẫn nộ lại truyền khắp cả nước do sự thông tin mau lẹ một cách phi thường của các phương tiện thông tin đại chúng. Công chúng nói chung chú ý rất ít hoặc không chú ý đến những biến động ở Việt Nam, bắt đầu diễn ra từ tháng 11, họ không được các quan chức của chính phủ báo trước một cách nghiêm chỉnh. Hầu hết mọi người không được chuẩn bị để đến nhận bằng chứng như thế về tiềm lực, quyết tâm và sức mạnh của cộng sản.


Khó mà nói, lúc đầu, công chúng phẫn nộ với những người cộng sản ở châu Á hơn hay với chính phủ Mỹ hơn. Phản ứng thông thường của công chúng đối với một cuộc khủng hoảng ở nước ngoài là đoàn kết xung quanh tổng thống ít nhất là vào lúc đầu.


Các tin điện từ Sài Gòn trình bầy một bức tranh có tính chất trấn an và không có máu đổ, thu lựơm được ở Bộ chỉ huy tối cao. Họ nhấn mạnh đến những nhược điểm và tổn thất của phía Cộng sản hơn là nói đến những thành tích và nói rất ít hoặc không nói gì đến những mặt “tiêu cực”. Oasinhtơn không tìm tới khía cạnh đen tối. Người ta mong muốn một cách tuyệt vọng là chỉ nghe chuyện tốt đẹp.


Do đó, những tin điện đó được hoan nghênh gấp bội. Các nhà lãnh đạo ở Oasinhtơn thấy an tâm và hy vọng cả đất nước cũng se an tâm. Nhưng họ đã lầm. Trong lúc họ nhận được và phổ biến những bản thông báo tóm tắt sai lệch về những gì đã diễn ra thì công chúng lại được chứng kiến điều tồi tệ nhất của cuộc đổ máu thông qua một kỹ thuật mới của vô tuyến truyền hình. Người ta không tin vào các bản thông báo vì được chứng kiến qua màn ảnh truyền hình.


Việt Nam là cuộc chiến tranh truyền hình đầu tiên của Mỹ và cuộc tấn công Tết Mậu Thân là cuộc siêu chiến tranh đầu tiên của VTTT Mỹ.


Vào thời Trân châu cảng, cả nước Mỹ chỉ có 10 ngàn máy truyền hình. Lúc chiến tranh Triều Tiên nổ ra, số máy lên đến 10 triệu chiếc. Vào tháng giêng năm 1968, cả nước có gần 100 triệu máy, nghĩa là cứ 17 gia đình thì có 16 gia đình có máy, số lượng khán giả có thể chiếm đến 96% dân số. Vào giữa mùa Đông, lúc mà ngày ở Mỹ trở nên ngắn ngủ, chương trình tin tức truyền hình vào buổi đầu hôm thu hút đông đảo khán giả nhất. Theo các điều tra của Nin-xên, chương trình Tin tức buổi tối của hãng CBS do W.Crôn-cai-tơ chỉ đạo và chương trình tin tức của Han-tly và Bin-ky do hãng NBC phát đã được 10 triệu gia đình theo dõi và buổi tối trong những tuần đầu tiên của cuộc tấn công Tết Mậu Thân.


Cuộc chiến tranh Việt Nam là một đề tài truyền hình quan trọng bắt đầu từ năm 1963 với cuộc đảo chính lật đổ Diệm và sự dính líu ngày càng tăng của Mỹ và càng trở nên quan trọng hơn với việc ném bom miền Bắc và đưa lục quân Mỹ vào năm 1965. Nhưng dầu sao, cái đề tài ầm ĩ đó hiếm khi trở thành một đề tài lớn cho VTTT. Tuy đã có nhiều cuộc bao vây và những trận đánh được ghi lại tường tận, người ta khó mà nắm bắt được hành động thực và ý nghĩa của nó dường như tương phản với hình ảnh trên VTTT. Trận đánh chiếm một ngọn đồi hay một thung lũng, đạn bay và trực thăng thăng bu tới, quân cộng sản rút lui và quân Mỹ “chiến thắng”. Nhưng rồi, người ta từ bỏ cái giá đã phải trả và khu vực đó lại nằm dưới sự kiểm soát của cộng sản.


Cuộc tấn công Tết là một đề tài hấp dẫn hơn nhiều. Sự việc diễn ra khắp nơi và dễ dàng tiếp cận; các phóng viên và các tổ chức quay phim ở Sài Gòn có thể rời nhà hoặc khách sạn vào buổi sáng, phóng xe riêng của mình để tới nơi “chiến tranh” rồi trở về nhà, vừa ăn uống vừa nghe nhạc. Rôn Xten-mân trưởng phân xã NBC ở Sài Gòn nhận xét: “Đưa về cuộc chiến tranh này ngon ơ”. Sau nhiều tuần, chiến sự ở Sài Gòn giảm đi thì lại có trận đánh ở Huế, cuộc bao vây Khe Sanh, cả hai đều là những chủ đề quay phim lớn.


Diễn biến của tuộc tấn công Tết Mậu Thân đã gây nên sự phân vân, mang tính kịch cao và được sự quan tâm to lớn của công chúng, Mỹ và các đồng mình không nhất thiết là người chiến thắng ở mọi trận đánh; phía cộng sản đã giành đươc quyền chủ động. Các kế hoạch và mục tiêu của Mỹ như trứng để đầu đẳng, uy danh chính trị và quân sự bị thương tổn; ở ngay trong nước cũng như ngoài mặt trận, ngày càng có nhiều triển vọng nổ ra sự tranh cãi. Và thêm một lần nữa, hình ảnh trên truyền hình có chiều hướng nhất trí với ý kiến áp đảo của các phóng viên và tổng biên tập ở nước Mỹ: cuộc chiến tranh là bế tắc và sai lầm.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2007, 09:51:54 pm »

Đường bay của viên đạn duy nhất

Ở một góc phố Sài Gòn vào ngày 1 tháng 2, một người Việt Nam mặc binh phục đã nổ một phát súng vào đầu của một người Việt Nam khác mặc áo ca-rô và quần “soóc” đen. Một con người đã bị tiêu diệt, hồn lùa khỏi xác, toàn thân giẫy dụa. Không thể nào làm anh ta sống lại-nhưng sự thật là như vậy. Giai đoạn cuối cùng đó đã được ghi lại trên phim nhựa, tráng muối bạc, làm hiện hình bằng hóa chất trong phòng tối và được phân phát hàng trăm triệu bản trên khắp thế giới thông qua các dụng cụ truyền hình điện tử, các vệ tinh vũ trụ và một hệ thống các dây cáp và mạch điện tử.


Lúc bức ảnh đó đã được truyền đi khắp trái đất, các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ đã tìm cách khắc sâu vào trong đầu óc con người một loạt những hình ảnh khác hẳn. Cứ mỗi lần như thế, các nhà lãnh đạo chính phủ lại bị thua cuộc vì sự chú ý đối với sức mạnh sơ đẳng của một con người trong giây phút lìa bỏ cuộc đời, mặt đối mặt với tên sát nhân.


Tổng thống đã dậy sớm vào buổi sáng thứ 4, 31 tháng 1, đọc tin điện từ khu vực chiến sự gửi về. Sau khi đọc báo cáo vào 6 giờ sáng, ông còn yêu cầu được thông báo vắn tắt trước lúc ăn sáng với các thủ lĩnh quốc hội.


Bữa ăn sáng là một cuộc họp vô cùng u ám đề cập đến 2 phát triển nguy hiểm và cam go-vụ bắt giữ chiếc tàu Pueble ở ngoài khơi Triều Tiên, và cuộc tấn công Tết ở Việt Nam. Như nhiều cuộc họp khác về chính sách đối ngoại dưới thời tổng thống Giôn-xơn, cuộc họp này diễn ra tại phòng ăn gia đình của Nhà Trắng, trên bức tường cũ kỹ về những cảnh tượng của thời đầu chiến tranh cách mạng. Nằm giữa chiếc lò sưởi kiểu cổ và chiếc cửa sổ lắp kính dày chống đạn màu xám là cảnh lực lượng viễn chinh Anh đầu hàng quân đội cách mạng Mỹ ở Y-oóc-tao.


Tổng thống ngồi ở đầu một chiếc bàn dài. Ông tỏ ra mệt mỏi và lo lắng. Đôi mắt thâm quầng.

Tướng E.Uy-lơ, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân báo cáo với các nghị sĩ và tổng thống bằng bản đồ. Quân cộng sản vẫn tiếp tục up hiếp nghiêm trọng Bộ chỉ huy của Oét ở Tân Sơn Nhất và bám trụ tại một số nơi ở Sài Gòn, Buôn Ma Thuột, Công Tum, Huế, Quy Nhơn và nhiều thị xã ở đồng bằng sông Cửu Long. Oét vẫn còn nghĩ rằng các cuộc tấn công này không mang lại những kết quả quân sự có ý nghĩa và ông cho đó là những hoạt động nghi binh nhằm chuẩn bị cho một cuộc tấn công ở Khe Sanh hay khu phi quân sự. Trước mắt có thể là một trận đánh còn lớn hơn nữa.


Mặc dầu, lo ngay ngáy, tổng thống vẫn tỏ ra tự tin trước công chúng. Xế chiều, ông mời nhiều phóng viên chuyên săn tin ở Nhà Trắng tới uống cà phê trong lúc ông vẫn ăn bữa trưa muộn thường lệ ở phòng ăn gia đình. Trên đường từ phòng bầu dục đến khu nhà ở ông cùng đi với các phóng viên, bông đùa và nói chuyện như không có chuyện gì xảy ra trên thế giới. Ông phủ nhận là không hề bị hốt hoảng vì sự chuyển biến của tình hình và nói là ông vẫn ngủ rất đẫy, một điều mà vẻ thiểu não của ông đã bác bỏ. Trong lúc ăn xúp xanh-uých và uống sữa, ông đọc to các trích đoạn trong các bức điện từ Sài Gòn gửi về nói rằng cộng sản bị thảm bại và cuộc tấn công không mang lại cho họ một lợi lộc gì về quân sự. Ngay trong phòng họp báo, người ta cũng xì xào rằng tổng thống có 2 loại điện mật từ Sài Gòn một loại để đọc cho khách và những người khác và một loại khác đúng mức hơn dùng để thông tin cho bản thân ông. Ngay trong chiều thứ tư đó, các phóng viên nghĩ rằng các bức điện mà ông đọc là quá lạc quan, thậm chí huênh hoang. Họ không tin.


Ngay chiều hôm đó, tướng Uy-lơ điện thợi cho Oét ở Sài Gòn bằng đường dây an toàn và nêu ra 6 câu hỏi phải trả lời ngay và trực tiếp cho Nhà Trắng. Đấy là các câu hỏ về số thương vong, các thành phố còn trong tay quân đich, các trận đánh hiện nay chắc chắn sẽ kéo dài trong bao lâu? Tác động của cuộc tấn công đối với chính phủ và nhân dân Nam Việt Nam? Báo chí Pháp nói cuộc tấn công Tết chứng tỏ cuộc chiến tranh bị bế tắc, làm thế nào để giải đáp?


Ở Sài Gòn lúc đó chưa sáng nhưng Oét đã gọi điện thoại, mời Bân-cơ tới và 2 người cùng thảo một bản trả lời chung, phản ánh sự tự tin của họ.

Trong lúc các quan điểm trấn an của Oét và Bân-cơ chỉ được phổ biến cho một số quan chức chóp bu của chính phủ thì một nhận định hoàn toàn khác hẳn và tỉnh táo hơn nhiều được truyền bá cho nhân dân Mỹ qua tin tức truyền hình vào tối thứ 4. Đây là lần đầu tiên các hệ thống truyền hình chiếu cuốn phim về các trận đánh diễn ra sở Sài Gòn.


Địa điểm tốt nhất để phổ biến quan điểm chính thức là Sài Gòn, nơi sản sinh ra các tin tức về chiến tranh khiến dư luận chú ý đến Oét và Bân-cơ có thể nói công khai với thế giới điều họ nói riêng với tổng thống. Nhà Trắng gửi điện cho họ nói rằng việc trấn an dư luận là cấp bách và họ có thể làm được điều đó bằng cách xuất hiện trước các nhà báo và nhà quay phim.


Trong lúc Nhà Trắng đang đò hỏi có sự giúp đỡ trong mối quan hệ với công luận thì chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy cảnh sát Nam Việt Nam, đi đến một góc phố gần chùa Ấn Quang. Một thuỷ quân lục chiến Việt Nam bắt một người tình nghi là Việt Cộng và trói lại. Người này có một khẩu súng ngắn, thường là dấu hiệu của sĩ quan, nhưng không có quân hiệu hoặc quân phục, mũ sắt hoặc áo giáp-mà chỉ mặc một cái áo ca rô và một cái quần soóc. Tuy anh ta bị trói quặt ra sau lưng và bị đánh đập.


Người bị bắt bước xuống đường, tiến về phía Loan thì viên tướng này rút súng ngắn ra, vẫy tay xua lính tráng và những người đứng gần tản ra. Người bị bắn đứng cách khoảng 3 hoặc 4 bước! Mắt nhìn xuống. Đương nhiên là anh ta không nghe đọc bản án tử hình và Loan cũng chẳng nói một lời nào với anh ta-nhưng anh ta biết điều gì sẽ xảy ra.


Viên tướng đưa cánh tay phải ra và ngón trỏ ấn vào cò. Một tiếng súng nổ. Người bị bắt chân bị trói nên quỳ xuống đường và sau đó ngã sõng xoài, máu từ đầu vọt ra, Loan đút súng vào bao và bỏ đi.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2007, 09:52:54 pm »

Oét đã đi tới phòng thông báo tin tứ buổi chiều cho các phóng viên đặt tại trụ sở của cơ quan JUSPAO. Phòng họp đông đúc khác thường.


Thưa quý vị, tôi sẽ cố trình bày triển vọng của các diễn biến trong nhiều tháng qua và đặc biệt là trong những ngày gần đây… “Ông ta đã mở đầu như vậy. Chiến dịch của quân địch được vạch ra ở Hà Nội và gồm 3 giai đoạn:

1.Tấn công Đắc Tô, dọc biên giới Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long

2.Cuộc tấn công Tết vào các thành phố và thị xã khác của cả nước

3.Nỗ lực chủ yếu là Khe Sanh và Quân đoàn 1 ở phía Bắc… Tóm lại, thưa quý vị, giai đoạn 2 của chiến dịch này là liều lĩnh nhất…”


Cũng ngay trên đường Nguyễn Huệ, đối diện với nơi Oét đang nói, một cuộn phim 35 ly đang được rửa trong phòng tối của hãng AP.

Sáng nay, phóng viên cảnh Ét-đi A-đam đã nhập bọn với tổ phóng viên của hãng truyền hình NBC, cùng đi xuyên qua thành phố và tới chùa Ấn Quang, A-đam bắt gặp đám lính thuỷ quân lục chiến với một người bị bắt. Anh ta theo họ và vừa đi vừa chụp ảnh.


Bất ngờ, Loan xuất hiện A-đam thấy Loan rút súng và theo dõi sát diễn biến qua máy ngắm của chiếc máy ảnh Lai-ca. Lúc Loan bắn, A-đam bấm máy.


Lúc phân xã AP tráng cuốn phim, mọi người hồ hởi. Máy ảnh đã thu được toàn cảnh cái giây phút đặc sắc nhất-viên tướng vươn tay ra, tay ấn vào cò và cách đấy mấy “in-chơ” (do chụp bằng ống kính góc rộng nên chiều xa bị sai lệch), nét mặt co xám lại của người bị tình nghi khi viên đạn xuyên qua đầu.


Bức ảnh được chuẩn bị để chuyền đi bằng thiết bị truyền ảnh và hệ thống truyền ảnh vô tuyến về Niu-Y-oóc và từ đó, ra khắp thế giới. Mọi người đều biết là A-đam đã được tặng nhiều giải thưởng và đấy là một trong những bức tranh lớn của cuộc chiến tranh Việt Nam.


Lin-đan Giôn-xơn cầm các tờ báo buổi sáng, xem tin về cuộc họp báo của oét. Mọi chuyện đều ổn thảo nhưng giật thót vì bức ảnh của A-đam về một một cuộc hành quyết ở trang nhất.


Tờ Bưu điện Oasinhtơn cho chạy tít lớn: Đụng độ tiếp tục ở các thành phố Việt Nam: Tướng Oét cảnh cáo về một cuộc tấn công ở khu phi quân sự.

Bức ảnh tướng Loan chiếm đến 5 trong 8 cột báo.

Trong một trường hợp cực kỳ hy hữu đối với tờ Thaimơ, bức ảnh của Loan được đăng 2 lần trong một số báo.

Rô-bớt Noóc-sin, một chuyên gia về chương trình của chuyên mục thông báo tin tức Huntlây Brin-klây của hãng VTTT NBC đã tới phòng làm việc ở 30 Rốcfelơ để tìm một bức điện từ Sài Gòn về, có liên quan đến bức ảnh của Loan mà Noóc-sin đã thấy trên trang nhất của các báo “Thời báo Niu Y-oóc” và “Tin tức hàng ngày”.


Bức điện đến vào buổi tối và nói rằng phóng viên của NBC là Võ Sửu đã quay cuộc hành quyết bằng phim màu 16 ly, bằng máy quay phim và ghi âm trên phim Auricon. Phóng viên H.Tắcnơ, có mặt tại hiện trường, sẽ tường thuật lại. Cuốn phim đang được gửi sang Tô-ki-ô để in tráng và chuyển về Mỹ bằng vệ tinh.
Noóc-sin gọi điện thoại tới Tô-ki-ô và được biết cuốn phim được chở từ Sài Gòn tới bằng một máy bay quân sự và đang được tráng phim. Vào khoảng 3 giờ chiều, Noóc-sin lại nói chuyện với phân xã Tô-ki-ô một lần nữa. W.U-ớc-ham cho biết cuốn phim “rất tuyệt vời”.


Diễn biến ở xung quanh chùa Ấn Quang được ghi lại trên 1080 “phít” phim, dài khoảng 30 phút, rút lại còn 3 phú 55 giây với những hình ảnh và âm thanh xúc động nhất, kết thúc với cảnh Loan bắn.


Phân xã của NBC ở Tô-ki-ô hoàn thành việc biên tập cuốn phim về Loan và đưa vào máy truyền ảnh. Sau cái bấm nút, âm thanh và hình ảnh màu của cuộc hành quyết ở góc phố Sài Gòn được chuyển từ Tô-ki-ô tới I-ra-ba-ki, Nhật Bản, một trạm mặt đất ở 90 dặm phía Bắc, phát cho một vệ tinh viễn thông bay trên Thái Bình Dương ở độ cao 22.000 dặm, truyền tiếp cho trạm mặt đất Giêm-bớc ở thung lũng Camen, Ca-li-phooc-ni-a và sau đó, chuyển bằng cáp tới Niu Y-oóc.


Lúc đó là 6 giờ 20 chiều ở Niu Y-oóc. Noóc-sin và phóng viên J.Chan-xơ-lơ, ngồi trong phòng kiểm tra của NBC và theo dõi hình ảnh từ Tô-ko-ô chuyển về. Noóc-sin vốn là một cựu chiến binh của Thế chiến thứ 2 và Chan-xơ-lơ là cựu giám đốc “Tiếng nói Hoa Kỳ”, đã từng nhìn thấy “máu và lửa” của cuộc cách mạng ở An-ghê-ri. Tuy nhiên, cả 2 người đều sững sờ vì sự tàn bạo của Loan. Không hề có bàn cãi trong việc đưa chiếu đoạn phim-đấy là một sự phản ánh quan trọng và mạnh mẽ về thực tế chiến tranh-nhưng Chan-xơ-lơ yêu cầu phải kết thúc đoạn phim ngay sau phát súng. Vì nếu cứ để nguyên thì người xem ở Mỹ sẽ kinh hãi vì máu phọt ra ở đầu. Noóc-sin đã ra lệnh cho Tô-ki-ô cắt đi đoạn cuối và ông còn cắt thêm 17 giây nữa. ông chỉ thị cho các kỹ thuật viên “bôi đen” lúc người bị giết ngã chạm mặt đất.


Khoảng 20 triệu người đã xem chương trình Hantlây-Brinhklây đêm đó. 52 giây cuối cùng của cảnh tượng ở Ấn Quang là đoạn Loan bắn người, đoạn này dường như đã làm cho nhiều người khẳng định mối nghi ngờ rằng đây là một “cuộc chiến tranh sai lầm” và đứng về “phía sai lầm”.

Ngoại trưởng Ra-xcơ đã xem đoạn phim ở Oasinhtơn và bị “hẫng” vì cảnh hành quyết. Ông thấy rõ là việc này sẽ làm cho “sự nghiệp cao cả” bị công kích.


Trợ lý ngoại trưởng W.P.Băn-đi đã xem cảnh hành quyết với sự kinh hãi và hốt hoảng. Ông cảm thấy phía chính phủ đã bị một “quả phạt đền không cần thiết” vào lúc đáng được thưởng quyền đá phạt.


Chỉ sau này, xem xét kỹ càng đoạn phim, một người nào đó mới nhận thấy rằng đoạn gay cấn nhất của đoạn phim VTTT là một kỹ xảo tinh vi. Vào cái khoảnh khắc viên đạn của tên đao phủ xuyên vào trán người tù, một ai đó đã đứng trước máy phim của Võ Sửu. Trên thực tế, tên sát nhân không hề xuất hiện trên phim vô tuyến nhưng những chuyển động trước và sau đó gây ra ấn tượng hắn ta có mặt. Trong thế giới của sự chuyển đổi thời gian và thực tế hoá chất, người ta không phát hiện ra cái ảo giác cuối cùng này.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM