Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:39:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 4  (Đọc 97668 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #150 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2009, 11:31:15 pm »

Các quan điểm tư tưởng này ngày càng sáng tỏ qua thực tiễn của từng cuộc chiến tranh, nhất là cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba.  Cái tài giỏi của lãnh đạo thời Trần là đã kết hợp được kinh nghiệm thực tiễn và lý luận riêng của quân, dân ta với quan điểm, lý luận chung, tinh hoa quân sự của nước ngoài. 

Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã nói rõ: “Nay ta chọn binh pháp các nhà, hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược . Các nhà đó là Tôn Tử mà binh pháp có giá trị cao được quân đội nhiều nước lớn nghiên cứu, học tập cho đến ngày nay, là Ngô Khởi và năm nhà quân sự có tiếng khác của Trung Quốc cổ đại. Các binh thư của họ được tập hợp lại và in thành một tập gọi là Võ kinh thất thư từ đời nhà Tống 1.

Võ kinh thất thư được đưa vào nghiên cứu và học tập ở Đại Việt từ đời Lý. Binh thư yếu lược cũng tham khảo luận điểm của một số sách lý luận quân sự khác của Trung Quốc. Những luận điểm và những kinh nghiệm nêu trong Binh pháp Tôn Tử và trong các sách khác của Võ kinh thất thư đã làm cho các nhà quân sự thời Trần sáng tỏ nhiều vấn đề thuộc quy luật chung của chiến tranh. 

Hiểu rõ binh pháp Tôn Tử, Bộ Thống soái thời Trần đã nắm được những nhược điểm của đạo quân xâm lược, nhất là về vấn đề bảo đảm lương thảo trên đất đối phương. Binh pháp Tôn Tử viết: “Cho nên những tướng soái thông minh bao giờ cũng nhằm lấy lương từ nước địch, vì dùng một chung lương thực của địch tương đương với vận chuyển 20 chung từ nước nhà tới, dùng một thạch cỏ ở nước địch tương đương với vận chuyển 20 thạch từ nước nhà”.

Khoét sâu nhược điểm đó của quân xâm lược, Bộ Thống soái dã chỉ đạo toàn quân toàn dân ra sức làm thanh đã cất dấu lương thực, tiến công vào các đoàn tiếp tế của địch. Trên thực tế đã tạo cho địch tai hoạ lớn trong cả ba cuộc chiến tranh xâm lược.

Hơn thế nữa, trong lúc rất nghiêm chỉnh học tập các luận điểm của Tôn Tử và các nhà quân sự khác của Trung Quốc, Trần Hưng Đạo đã xuất phát từ thực tiễn truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta, từ đặc điểm đất nước ta, từ thực tiễn so sánh lực lượng địch - ta thời đó để đề xuất những luận điểm riêng của tư tưởng quân sự Đại Việt, nhiều khi ngược lại với các luận điểm của Tôn Tử. 

Luận điểm rất quan trọng của Tôn Tử là đánh nhanh, thắng nhanh: “Cho nên việc dùng binh tác chiến chỉ nghe nói đánh ào ạt để thắng nhanh chứ chưa từng nghe nói đến việc khéo léo kéo dài để giành thắng lợi. Chiến tranh lâu dài mà có lợi cho quốc gia là việc chưa từng có” 2. (Cố, binh văn thuyết tốc, vị đổ xảo chi cửu dã. Phù binh cửu nhi quốc lợi giả vị chi hữu dã”. Còn chủ trương của các vua Trần và Trần Hưng Đạo là kiên trì kháng chiến, theo tinh thần tránh cái thế hăng hái lúc ban mai để đánh cái khí tàn lụi lúc buổi chiều.

Luận điểm rất cơ bản của Tôn Tử là lấy nhiều đánh ít. “Phương pháp dùng binh, có binh lực gấp mười lần địch thì bao vây nó, gấp năm lần địch thì tiến công, gấp hai lần địch thì chia cắt (để đánh từng bộ phận địch), có binh lực ngang địch thì có thể chống cự. Binh lực ít hơn địch thì nên tránh xa nó, điều kiện không bằng địch phải tránh giao chiến. Bởi vì một quân đội nhỏ mà liều lĩnh cố đánh sẽ bị kẻ địch lớn mạnh bắt làm tù binh” 3 (dụng binh chi pháp, thập tắc vi chi, ngũ tắc công chi, bội tắc phân chi, địch tắc năng chiến chi, thiểu tắc năng đào chi, bất nhược tắc năng tị chi. Cố, tiểu địch chi kiên, đại địch chi cầm dã). Còn Trần Hưng Đạo thì chủ trương lấy đoản binh chế trường trận, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu địch mạnh.


___________________________
1. Võ kinh thất thư gồm bảy quyển:
- Binh pháp Tôn Tử của Tôn Vũ ra đời khoảng 496- 453 TRCN (đời Tây Chu).
- Binh pháp Ngô Tử Của Ngô Khởi, ra đời khoảng 440- 381 TRCN (đời đông Chu).
- Binh pháp Tư Mã của Tư Mã Tương Như, ra đời khoảng đồng thời với binh pháp Tôn Tử.
- Sách Uất Liêu Tử ra đởi khoảng trên 300 năm Tr. CN (đời đông Chu).
- Sách Lục thao của Khương Tử Nha, ra đời khoảng 1.100 TRCN (đời Tây Chu)
- Sách Tam lược của Hoàng Thạch Công, ra đời khoảng thế kỷ III TRCN (đời Hán)
- Sách Đường Thái Tông - Lý Vệ Công vấn đôi của Lý Tĩnh ra đời khoảng 618-907 (đời Đường).

2. Tôn Tử, Ngô Khởi: Tôn Ngô binh pháp (Trần Ngọc Thuận dịch), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.75.
3. Tôn Tử - Ngô Khởi: Tôn Ngô binh pháp, Sđd, tr.81. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #151 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2009, 11:34:05 pm »

Một điểm khác nhau khá cơ bản giữa lý luận của Tôn Tử và của Trần Hưng Đạo là nhiều lập luận của Tôn Tử chỉ đạo hoạt động và tác chiến của quân đội trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa nhằm tranh bá đồ vương của thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc. Còn các lập luận của Trần Hưng Đạo chỉ đạo hoạt động và tác chiến của quân và dân ta trong các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc trong kỷ nguyên độc lập tự chủ.

Về vấn đề này, Binh thư yếu lược viết: “Người giỏi dùng tướng thì trước hết phải giỏi chọn tướng. Người giỏi chọn tướng thì trước hết phải giỏi biết tướng. Ba điều giỏi ấy, cái tinh vi của người dùng tướng, dùng quân đều ở cả đó.  Tuy thế Tôn Võ và Ngô Khởi thì đã giỏi trong lãnh vực ấy rồi, nhưng theo lời của Mạnh Tử, Tuân Tử thì cho là chưa được Vì sao mà nói thế? Vì bảo rằng kế căn bản chưa có.  Vậy thì Tôn Võ, Ngô Khởi chỉ là cái rìu búa đẽo nước mà thôi, bệnh ở ngoài mà hại ở trong, mất nước có thể kiễng chân mà chờ đến” 1.
 
Như vậy là trong lúc hết lòng học tập binh pháp của Tôn Vũ Ngô Khởi, các tướng nhà Trần đã phát hiện và phê phán tính chất thiếu chính nghĩa của các cuộc chiến tranh do Tôn Vũ và Ngô Khởi tham gia điều hành thời Xuân Thu - Chiến Quốc và đã rất chú trọng động viên tinh thần của toàn quân, toàn dân vì sự nghiệp chính nghĩa bảo vệ quê cha đất tổ, chống xâm lược tàn bạo của nước ngoài.

Nắm vững quan điểm và kinh nghiệm thực tiễn của dân tộc Việt Nam, học tập có chọn lọc tinh hoa quân sự của nước ngoài, nhà Trần đã sáng tạo ra một hệ thống lý luận quân sự tư tưởng quân sự vừa phản ánh những quy luật của chiến tranh chung cho các nước, vừa mang tính độc đáo của dân tộc ta nhất là trong thời Đại Việt.

Có thể nói, với Trần Hưng Đạo với công cuộc ba lần kháng chiến thắng lợi vẻ vang của quân, dân ta đã hình thành rõ nét, có hệ thông một cách đánh giặc giữ nước độc đáo của dân tộc Việt Nam, biệt phát huy sức mạnh của cả nước, cả dân tộc, để đánh thắng kẻ xâm lược có lực lượng và tiềm lực quân sự lớn hơn mình gấp nhiều lần.

Cách đánh giặc độc đáo đó vừa bao gồm cả một hệ thống tư tưởng quân sự và nghệ thuật quân sự, lại bao gồm cả một hệ thống kinh nghiệm thực tiễn được thử thách qua chiến thắng về chỉ đạo và thực hành cuộc chiến tranh giữ nước. Nó biểu hiện trình độ phát triển cao của lý luận quân sự, nghệ thuật quân sự Việt Nam thời Trần, đồng thời là kết tinh trí tuệ của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh cứu nước và giữ nước suốt 1.500 năm trước đó.

Được trang bị bằng hệ thống lý luận quân sự đó, quân, dân ta thời Trần đã có đủ sức mạnh vật chất, tinh thần và trì tuệ để qua ba cuộc kháng chiến liên tục trong 30 năm, đánh thắng bao tướng lĩnh có tài của Mông - Nguyên rất thông thạo Võ kinh thất thư, đến nước ta từ đất của Tôn Vũ, Ngô Khởi và dạn dày kinh nghiệm chiến thắng từ phương Tây sang phương đông. 

Hệ thống tư tưởng quân sự đó ngày càng được nâng cao dần từ Hịch tướng sĩ cho đến Di chúc của Trần Quốc Tuấn.  Nếu Hịch tướng sĩ là một áng văn chương cổ vũ cao độ quyết tâm gạt bỏ lợi ích riêng tư, chuyên lo việc giết giặc lập công của tướng sĩ, nhưng còn hạn chế trong phạm vi phát huy trách nhiệm của các vương hầu quý tộc, của tầng lớp có nhiều quyền lợi trong xã hội phong kiến, thì Di chúc Canh Tý của Trần Quốc Tuấn với quan điểm về khoan thư dân lực, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách để giữ nước, về sức mạnh của tinh thần đoàn kết, về xây dựng quân đội phụ tử chi binh, v.v., là một hệ thống quan điểm vượt thời đại không những rất tiến bộ vào thời gian đó mà còn có giá trị cho đến ngày nay. 

Tóm lại, thời Trần, khi chế độ phong kiến còn hưng thịnh, khi các truyền thống tất đẹp của dân tộc đang được đề cao và vun xới, các nhà lãnh đạo kháng chiến tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tiễn xây dựng nên một hệ thống lý luận về tìm nguồn sức mạnh, quy tụ sức mạnh và sử dụng sức mạnh trong quá trình đánh thắng ba lần xâm lược của quân Mông - Nguyên.


________________________
1. Binh thư yếu lược, Sđd, tr.37.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #152 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2009, 11:35:59 pm »

Tài thao lược của Bộ Thống soái là nhân tố rất quan trọng của thắng lợi. Sự chỉ đạo diễn biến của các cuộc kháng chiến thời Trần đã tỏ rõ Bộ Thống soái có bản lĩnh quân sự cao cường, có tài thao lược kiệt xuất, biết lùi, biết tiến, luôn luôn chủ động, không cho địch phát huy chỗ mạnh và cách đánh sở trường của chúng, buộc chúng phải sa lầy vào thế trận rộng khắp của quân và dân ta, làm cho địch ngày càng bất lực, suy yếu, mất sức chiến đấu, còn ta thì bảo toàn được lực lượng, giữ vững được thế trận, biết phát hiện thời cơ phản công , chuẩn bị chu đáo và thực hành phản công kiên quyết, liên tục tuỳ theo điều kiện của mỗi cuộc chiến tranh, cho đến khi đập tan hoàn toàn quân đội xâm lược.

Sau mỗi lần thắng giặc, nhà Trần lại lo giữ mối quan hệ với nước láng giềng to lớn phương Bắc theo tinh thần nước nhỏ đối đãi với nước lớn và với tư thế của người thắng trận, nhằm bảo đảm quan hệ hoà bình lâu dài giữa hai nước. 

Điều đáng chú ý là cách điều hành chiến tranh của triều đình và Trần Quốc Tuấn ngày càng hoàn thiện. Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, quân dân ta đã chiến thắng một dạo quân không mạnh lắm trong điều kiện, tình huống diễn biến tương dối giản đơn. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, ta đã giành thắng lợi, đánh thắng một đạo quân địch rất mạnh và hung hãn, trải qua những diễn biến rất nguy cấp, gian khổ và khó khăn. Nếu trong hai cuộc kháng chiến đấu, ta giành thắng lợi trong điều kiện phải đối phó với từng bước tiến công xâm lược của địch một cách gian nan, tiêu diệt từng bộ phận nhỏ và tương đối lớn của địch, đánh vỡ thế trận của chúng, thì trong cuộc kháng chiến lần thứ ba ta đã thắng địch một cách đàng hoàng, bình tĩnh, vững chắc, thực hiện tiêu diệt lớn quân địch, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự.

d. Tác động của địa hình và thời tiết nước ta đối với quân xâm lược.

Rừng rậm và đồng bằng nhiều sông ngòi không phải là nơi phát huy được cách đánh ào ạt trên thảo nguyên của quân Mông Cổ, nhưng lại thuận lợi cho các cuộc phục kích, tập kích nhỏ, dựa vào rừng núi và luỹ tre làng để ngăn chặn quân xâm lược. Tướng giặc cũng phải thừa nhận khí hậu nhiệt đới làm thiệt hại cho quân đội chúng còn hơn binh đao.  Đến khi quân địch xây dựng thuỷ binh hùng hậu để khắc phục tính kém cơ động của kỵ binh thì trí tuệ Đại Việt và địa hình sông nước vùng ven biển lại dẫn chúng đến thất bại to lớn trên sông Bạch Đằng.

Cho nên ở Đại Việt không những có “nhân kiệt” mà còn có “địa linh”. Đất nước linh thiêng cũng đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân dân ta.  Chính nhờ các nhân tố trên đây mà khi quân địch sắp sang xâm lược, cả nước đã sẵn sàng ngliênh chiến. Nhất là trước cuộc kháng chiến thứ hai và thứ ba thì khí thế càng cao, lòng tự tin càng lớn.

Khi Hịch tướng sĩ và lời kêu gọi của triều đình được truyền ra, thì tinh thần quyết chiến đã bùng lên mạnh mẽ. Quyết tâm giết giặc cứu nước không những ăn sâu vào tim óc của mỗi người dân, mà còn khắc vào da thịt của mỗi tướng sĩ. Sự thống nhất về ý chí giết giặc và sự bàn bạc về mưu lược kháng chiến ở Hội nghị Bình Than, tiếng hô quyết đánh vang lên ở Hội nghị Diên Hồng đã nói lên khí thế của cả dân tộc thề không đội trời chung với quân xâm lược tàn bạo.

3. Có thể nói đến thời Trần, tư duy giữ nước và sức mạnh giữ nước của dân tộc ta đã có một bước phát triển nhảy vọt.

Trong lịch sử khoảng 1.500 năm đấu tranh giữ nước và cứu nước, qua những cuộc chiến tranh và khởi nghĩa thành công và thất bại, như cuộc kháng chiến của dân Âu Lạc chống quân Tần xâm lược, cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống nhà Hán của Hai Bà Trưng, chống nhà Lương của Lý Bí và Triệu Quang Phục, cuộc đấu tranh chống nhà Đường của Khúc Thừa Dụ, cuộc kháng chiến chống Nam Hán của Ngô Quyền, cho đến các cuộc kháng chiến chống nhà Tống thời Tiền Lê và thời Lý, trước mắt các nhà lãnh đạo kháng chiến của dân tộc ngày càng bộc lộ một hiện tượng diễn ra có tính quy luật: ai biết dựa vào dân mà chống xâm lược, chống đô hộ, không chỉ cậy vào quân đội, ai biết thực hiện chiến lược lấy nhỏ thắng lớn thì người đó lãnh đạo cuộc chiến đấu giữ nước ùa cứu nước thắng lợt. Ngược lại thì thất bạt. Cho đến thời Lý, nhận thức đó ngày càng rõ nét qua các chủ trương và hoạt động kháng chiến.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2009, 11:43:12 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #153 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2009, 11:39:19 pm »

Tuy nhiên các nhận thức đó chưa được diễn đạt thành văn một cách có hệ thống. Chỉ đến thời Trần mới làm được việc đó. Và cũng do đó, sức mạnh kháng chiến của dân tộc ta cũng như ý nghĩa của thắng lợi thời Trận cũng có bước phát triển nhảy vọt, ta đủ sức đánh thắng được ba lần xâm lược của một kẻ thù mạnh nhất trong lịch sử nước ta cho đến lúc đó, mạnh nhất trên thế giới vào thời kỳ đó.

Bước phát triển nhảy vọt đó có được là do đầu thời Trần yêu cầu giữ vững độc lập và chủ quyền dân tộc ta được đặt trước những điều kiện thuận lợi và những yêu cầu hết sức cấp bách:

a. Việc xây dựng quốc gia tập quyền ngày càng vững mạnh trên cơ sở những thành tích đạt được trong hơn 200 năm xây dựng dưới triều Lý đòi hỏi sự phát triển toàn diện của đất nước, nhất là của sức mạnh giữ nước.

b. Với trình độ tri thức được nâng cao, ta có điều kiện tổng kết thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm rất phong phú của dân tộc qua hơn 15 thế  kỷ. Mặt khác cũng có điều kiện tiếp thu có hệ thông tinh hoa quân sự của nước ngoàt. Từ đó đã nâng cao được kiến thức quân sự phục vụ cho việc xác định có hệ thống, có cơ sở lý luận và thực tiễn các kế sách giữ nước và cho việc biên soạn các binh thơ của nước ta.

c. Sự uy hiếp xâm lược và thực hành xâm lược của đế chế Mông Cổ, đế chế Mông - Nguyên rất lớn mạnh và hung bạo đã đặt dân tộc ta trước yêu cầu cấp bách là muốn tránh khỏi hoạ diệt vong, phải bằng mọi cách, nâng cao sức đề kháng của dân tộc, nâng cao trình độ lý luận, tư tưởng quân sự và nghệ thuật quân sự một cách có hệ thông để phát huy sức mạnh kháng chiến của cả dân tộc theo một sự chỉ đạo sắc bén, đúng đắn nhằm tạo nên một sự trưởng thành vượt bậc, sẵn sàng đánh thắng một kẻ xâm lược lớn mạnh và hung bạo chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Đó chính là điều kiện để tồn tại của dân tộc ta.

4. Thời Trần, lực lượng trăm họ đánh giặc có quân đội của triều đình, của các lộ làm nòng cốt là lực lượng to lớn quyết định thắng lợi. Đồng thời, vai trò của nhà vua, của các vương hầu, tướng lĩnh cũng to lớn và là nhân tố quyết định thắng lợi.

Các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông cũng trực tiếp cầm quân ra trận. Thát sư Trần Thủ Độ là chỗ dựa của nhà vua trong lúc khó khăn.  Các tướng lĩnh như Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, Lê Phụ Trần... dặc biệt là vị Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn đều là những người xuất chúng. Họ là linh hồn của cuộc kháng chiến: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. “Bệ hạ hãy chém đầu tôi trước đã, rồi hãy hàng”.

Nắm vững quy luật chiến tranh, hiểu rõ về địch, về ta, họ là người có những quyết định quan trọng trong những bước ngoặt của chiến tranh. Họ điều khiển quân và dân biết lui, biết tiến, biết cứng biết mềm, biết kiên trì tạo thời cơ và nhanh chóng nắm bắt thời cơ. Họ có mưu lược cho toàn bộ cuộc kháng chiến, lại biết xử lý thắng lợi những tình huống trước mắt, biết dự báo và chuẩn bị cho những đòn chiến lược quyết định cuộc chiến tranh. Họ biết giữ tư thế của người nắm vững chủ quyền đất nước, của người thắng trận, đồng thời biết cách cư xử khôn khéo với kẻ thù là nước láng giềng lớn mạnh đã thua trận.

5. Những triều vua đầu của nhà Trần đã có đóng góp to lớn vào truyền thống quân sự của dân tộc, đã lưu lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh, những quan điểm quân sự, quan điểm quốc phòng sâu sắc. 

Tuy nhiên, theo quy luật diễn biến thông thường của các triều đại phong kiến, những triều vua cuối thời Trần không kế tục được truyền thống tốt đẹp trong quan hệ nội bộ, quan hệ với dân, với địch, không chăm lo xây dựng tiềm lực giữ nước trong thời bình. Họ ăn chơi xa hoa, thẳng tay bóc lột nông dân, nội bộ chia rẽ. Khả năng giữ nước do đó mà suy yếu. Quân đội không đánh thắng được những đội quân cướp bóc dù nhỏ bé hơn ta. Dân chúng đứng ngoài cuộc khi cần chống giặc bảo vệ đất nước. Mấy lần Thăng Long bị cướp phá mà triều đình đành chịu bó tay.

Bài học phản diện đó của triều Trần đã làm cho những bài học chính diện của dân tộc ta thời các triều vua đầu càng thêm thấm thía và quý báu. Và chúng ta ngày nay cũng cần suy nghĩ sâu sắc về bài học này, cảnh giác và kiên quyết khắc phục mọi sự suy thoái trong thời bình sau khi kháng chiến thắng lợi, bảo đảm một nền an ninh và quốc phòng ngày càng vững chắc cho dân tộc ta, đất nước ta ngày nay và mãi mãi về sau.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #154 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 12:04:28 am »

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1 Anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn tức Trần Hưng Đạo và di tích lịch sử Kiếp Bạc, Ty Văn hoá - Thông tin Hải Hưng xuất bản, 1978.

2. Đào Duy Anh: Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đền thế  kỷ XIX), quyển thượng, Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 1 955.

3. Đào Duy Anh: Những cọc lim đào được với sự đổi dòng của sông Bạch Đằng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 128, tháng 12-1969.

4. Đào Duy Anh: Tìm các đèo Khâu Cấp và Nội Bàng trên đường dụng binh của Trần Hưng Đạo, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 66-1964.

5. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Trần Hưng Đạo - Nhà quân sự thiên tài, Nxb. chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

6. Biên niên lịch sử trung đại Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1987.

7. Binh thư yếu lược, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.

8. Binh thư yếu lược, phụ: Hổ trướng khu cơ (in lần thứ hai), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.

9. Nguyễn Lương Bích: Một điểm nổi bật trong đường lối chỉ đạo chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta thời Lý - Trần: Vấn đề tổ chức hậu phương, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 115, tháng 10-1968.

10. Nguyễn Lương Bích; Tài điều giặc và đại phá tuyệt giỏi của quân dân ta trong trận Bạch Đằng 128S nhân dịp kỷ mềm 692 năm chiến thắng Bạch Đằng 9-1288), Tạp chí Nghiên cứu lịch sứ, số 2- 1980.

11. Nguyễn Lương Bích: Việt Nam ba lần đánh Nguyên toàn thắng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1981.

12. Nguyễn Xuân Cầu: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông trên đất Hà Bắc, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 180, tháng 1 và 2-1980.

13. Nguyễn Đổng Chi: Vài nhận xét về quan niệm chủ nghĩa anh hùng thời Trần, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 114- 1968.

14. Chiến tranh của nhà Trần chống lại sự xâm lược của nhà Nguyên (bản dịch), tư liệu lưu tại Khoa Lịch sử - Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

15. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí - Binh chế chí, Nxb Sử học, Hà Nội 1961.

16. Phan Huy Chú: Lịch triều hiên chương loại chí, t.1, t 2, t.3, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992.

17. Cuộc kháng chiến chống Nguyên (bản dịch), tư liệu lưu tại Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 1963.

18. Phan Đại Doãn: Đại thắng Bạch Đằng 12SS, Nxb. Quảng Ninh, 1979.

19. Nguyễn Anh Dũng. Chính sách ngụ binh ơ nông các thời Lý - Trần - Lê Sơ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981.

20. Văn Tiến Dũng: Mấy vấn đề nghệ thuật quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1968.

21. Nguyễn Văn Dị - Văn Long: Nghiên cứu về trận Bạch Đằng năm 1288, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 43, tháng 10- 1962.

22. Nguyễn Khắc Đạm: Về chế độ chiêm hữu nô lệ thời Lý-trần, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1-1979.

23. Hoàng Điền (chủ biên): Tìm hiểu công tác hậu cần thời xưa, Ban Tham mưu Tổng cục Hậu cần xuất bản, Hà Nội, 1977.

24. Lê Quý Đôn: Toàn tập, t.1, t.2, t.3, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.

25. Trịnh Minh Hiểu: Về khu di tích lịch sử và danh thắng Tràng Kênh - Bạch Đằng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử , số 3,4- 1988.

26. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X - thế kỷ XVII (in lấn thứ hai) , Nxb. Văn học, Hà Nội, 1976.

27. Trịnh Quang Khanh: Hưng Đạo Đại vương Trần Quắc Tuấn, Sở Văn hoá - Thông tin Nam Định, 1999.

28. Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược, Nxb. Tân Việt - Sài Gòn (in lần thứ sáu).

29. Bùi Phan Kỳ: “Chúng chí thành thành” - một quan điểm giữ nước của dân tộc Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 115, tháng 10- 1968.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #155 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 12:05:35 am »

30. Phan Huy Lê - Bùi Đăng Dũng - Phan Đại Doãn - Phạm Thị Tâm - Trần Bá Chí: Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976. 

31 . Hoàng Lê: Đánh bại giặc Nguyên, Nxb. Thanh niên, Hà Nội 1979.

32. Phan Huy Lê: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, t.2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1962.

33. Phan Huy Lê: Nhận xét về tổ chức và tính chất Nhà nước thời Trần, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4-1987.

34. Ngô Sỹ Liên: Đại Việt sử ký toàn thư, t.3, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973.

35. Ngô Đăng Lợi: Người Hải Phòng tham gia chống giặc Nguyên - Mông thế kỷ XIII, Tạp chí Nghiên. cứu lịch sử, số 3, 4-1988.

36. Trần Huy Liệu: Vai trò lịch sử của Trần Quốc Tuấn, Tạp chí Văn Sử Địa, số 10- 1955.

37. Lịch sử Việt Nam thời kỳ chế độ phong kiến dân tộc, tổ Cổ sử Việt Nam, Trường đại học Sư phạm Hà Nội, 1967.

38. Lịch sử Việt Nam, t.l, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội , 1971 .

39. Lịch sử Việt Nam, t.l, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976.

40. Hồ Chí Minh: Biên niên những sự kiện và tư liệu về quân sự, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990. 

41 . Hoàng Minh: Tìm hiểu tổ tiên ta đánh giặc (in lần thứ ba), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1977. 

42. Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, t.1, II.

43. Hồng Nam - Hồng Lĩnh (chủ biên): Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam chống phong kiên Trung Quốc xâm lược, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984.

44. G.T.Naruseva: Quan hệ Việt - Trung thế kỷ XII - XIX (bản dịch), lưu tại Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

45. Trần Nghĩa: Một bức ký hoạ về xã hội nước ta thời Trần: Bài thơ An Nam tức sự của Trần Phu, Tạp chí Văn học, số 1- 1972.

46. Nguyên sử, q. 2: Thế  tổ bản kỷ, t 6b .

47. Nguyên sử, q.209: An Nam truyện, t9a.

48. Nguyên sử, q.210: Chiêm Thành truyện, t5b.

49. Nguyễn Đình Như: Võ Binh thất thư, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội 1998.

50. Những sự kiện có liên quan đền Việt Nam trong lịch sử Trung Quốc (trích dịch Nguyên sử), tư liệu lưu tại Khoa Lịch sử - Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 

51 . Những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử chống ngoại xâm, thông báo của Khoa Lịch sử - Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, t.4.

52. Quách Hoá Nhược: Binh pháp Tôn Tử, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1964.

53. Đỗ Văn Ninh: Thành cổ Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983.

54. Nguyễn Danh Phiệt - Phạm Văn Kính: Thời Trần sau ba lần thắng giặc Nguyên - Mông, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3, 4-1988.

55. Nguyễn Danh Phiệt: Vài nét về giáo dục khoa cử thời Lý-trần, Tạp chí Nghiên cứu lịch sứ, số 2- 1977.

56. Nguyễn Danh Phiệt: Về thăm một làng chiến đấu chống giặc Nguyên ở Thiệu Trường xưa, Tạp chí Tố quốc, số 6-1985.

57. Nguyễn Hồng Phong: Tìm hiểu tính cách dân tộc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1963.

58. Nguyễn Hồng Phong: Về chế độ quân chủ quý tộc thời Trần, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4- 1986.

59. Hoàng Đình Phu (chủ biên): Mấy nét về sự phát triển kỹ thuật quân sự, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #156 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 12:06:41 am »

60. Phạm Ngọc Phụng: Tìm hiểu chiến lược, chiến thuật thời Trần - Lê, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1963.

61. Phạm Ngọc Phụng: Tổ tiên ta đánh giặc, Nxb. Quân giải phóng, Sài Gòn, 1975.

62. Nguyễn Tường Phượng: Binh chế Việt Nam qua các thời đại, Nxb. Nguyễn Du văn học hội, Hà Nội, 1946.

63. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thông chí, t.1 t.2, t.3, t.4, t.5, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1992.

64. Vũ Quỳnh - Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1960.

65. Trương Hữu Quýnh: Thêm một sô-ý kiên về chế độ ruộng đất thời Lý - Trần (của thế kỷ XI- XII), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số6-1979.

66. Trương Hữu Quýnh: Từ Hịch tướng sĩ đến Đại cáo bình Ngô, một bước trưởng thành cơ bản của dân tộc Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4-1980.

67. Trương Hữu Quýnh: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XV, Nxb Khoa họe xả hội, Hà Nội, 1982.

68.Trương Hữu Quýnh: Mấy vấn đề về ruộng đất thời Trần trước chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số3,4-1988.

69. Phạm Văn Sơn: Việt sử tân biên, Nxb. Khai Trí, Sài Gòn, 1964.

70. Lê Đình Sỹ: Thời Trần xây dựng quân đội, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 3- 1982.

71. Lê Đình Sỹ: Dân binh Đại Việt trong chiến tranh chông ngoại xâm, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 3-1982.

72. Lê Đình Sỹ: Toàn dân là lính, cả nước chung sức đá nh giặc, Tạ p chí Học tập , số 12 - 1982 .

73. Lê Đình Sỹ: Đại phá quân Nguyên trên châu thổ sông Hồng, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5- 1983.

74. Lê Đình Sỹ: Về tổ chức lực lượng vũ trang phòng giữ đất nước thời Trần, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 17- 1989.  7õ. Lê Đình Sỹ: Xây dụng quân đội cột tinh không cột nhiều , Tạp chí Quốc phòng toàn dân , số 5- 1991 .

76. Lê Đình Sỹ: Hoả khí xuất hiện ở Việt Nam từ bao giờ? Tạp chí Lịch sử quân sự, số 3- 1992.

77. Lê Đình Sỹ: Thuỷ quân Đại Việt trong chiến tranh giữ nước, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 2- 1993.

78. Lê Đình Sỹ: Binh chế Trung Quốc thời Nguyên, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 6- 1993.

79. Lê Đình Sỹ - Nguyễn Danh Phiệt: Kế sách giữ nước thời Lý - Trần, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.

80. Ngô Thì Sỹ: Đại Việt sử ký (bản dịch), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

81. Ngô Thì Sỹ: Việt sử tiêu án, Văn hoá Á châu xuất bản, Sài Gòn, 1960.

82. Văn Tân: Sự khác biệt về chất giữa xã hội thời Trần và xã hội thời Lê Sơ, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 45- 1962.

83. Văn Tân: Vài ý kiến về bộ Binh thư yếu lược, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 62-1964.

84. Văn Tân: Dựng nước đi đôi với giữ nước, một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 9- 1976.

85. Văn Tân: Vai trò của thuỷ quân Việt Nam trong lịch sử dân tộc, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5- 1977.

86. Văn Tân: Những nhân tố đưa đến chiến thắng quân Nguyên hồi thế kỷ XIII, Tạp chí Nghiên cứu lịch sứ, số 3- 1978.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #157 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 12:07:54 am »

87. Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm: Bài minh trên chuông Thông thánh quán và một số vấn đề lịch sử thời Trần, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 83, tháng 7- 1966.

88. Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế  kỷ XIII, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1968.

89. Thăng Long: Nước Đại Việt xây dựng kinh tê, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 11- 1975.

90. Thăng Long: Xây dựng quân đội thường trực, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 2- 1976.

91. Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980.

92. Lưu Trần Tiêu - Trịnh Căn: Cọc Bạch Đằng trong đợt khai quật 1976, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1, tháng 1 và 2-1977.

93. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nam Định-viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Anh hùng dân tộc thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn và quê hương Nam Định, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000.

94. Chu Thiên: Chống quân Nguyên, lịch sử kháng chiến thời Trần (1257-1288), Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 1957.

95. Nguyễn Khắc Thuần (chủ biên): Trần Hưng Đạo - tiểu sử sự nghiệp, tác phẩm, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1987.
96. Hoàng Đạo Thuý: Sát Thát - Truyện đời Trần chống quân Nguyên, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1968.

97. Nguyễn Ngọc Thuỵ: Về con nước triều trong trận Bạch Đằng 1288, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 63, tháng 6 – 1964 .

98. Minh Tranh: Sơ thảo lịch sử Việt Nam, t.1, t.2, t.3, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1954 - 1955.

99. Minh Tranh: Tìm hiểu lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb. Văn, Sử, Địa, Hà Nội, 1957. 

100 Nguyễn Trãi: Toàn tập (in lần thứ hai), Nxb. Khoa học xà hội, Hà Nội, 1976.

101.   Hoàng Thúc Trâm: Trần Hưng Đạo (1300), Nxb. Vĩnh Bảo, Sài Gòn.

102.   Lê Trắc: An Nam chí lược (bản dịch), lưu tại Viện Lịch sử quân. Sự việt Nam.

103. Đỗ Trình - Lê Đình Sỹ - Hoàng Thị Thảo: 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội - những hoạt động tiêu biểu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội , 2000.

104.   Cao Hùng Trưng: An Nam chí nguyên (Bản dịch), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

105. Tôn Tử - Ngô Khởi: Tôn Ngô binh pháp (Trần Ngọc Thuận dịch), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1994.

106. Nguyễn Khánh Vân: Ba lần đánh thắng quân Nguyên, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1967.

107.   Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, t. 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1963.

108.   Trần Quốc Vượng: Tìm hiểu về những truyền thống thượng võ của dân tộc, Nxb. Y học và Thể dục thể thao, Hà Nội: 1969.

109.   Trần Quốc Vượng: Chính sách ngụ binh ư nông và vân đề kinh tế kết hợp với quốc phòng, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 3- 1977.

110. Trần Quốc Vượng: Theo dòng thời cuộc, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1996.

111. Trần Thị Vinh: Tìm hiểu thiệt chế và tổ chức nhà nước thời Trần, Tạp chí Nghiên cứu lịch sứ, số 3,4- 1988. 

112. Viện Khảo cổ học: Những phát hiện khảo cổ học năm 1980, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980. 

113. Viện Văn học: Thơ văn Lý - Trần, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, t.1, t.2, t.3.

114. Nguyễn Việt - Vũ Minh Giang - Nguyễn Mạnh Hùng: Quân thuỷ trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1983.

115. Việt sử lược, bản dịch của Trần Quốc Vượng, Nxb.Văn Sử Địa, Hà Nội, 1960.

116. Lý Tế Xuyên: Việt điện u linh, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1960.


- HẾT -
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM