Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:15:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 4  (Đọc 97672 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #10 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 03:21:11 pm »

Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần tiến hành trong hoàn cảnh nạn ngoại xâm luôn luôn là một nguy cơ trực tiếp.  Chỉ trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ, Đại Việt phải tiến hành liên tục ba cuộc chiến tranh giữ nước mà kẻ thù là thế lực bành trướng xâm lược lớn và hung bạo. Đó là chưa kể những lần nổi loạn hay những cuộc xâm phạm biên giới của thù trong giặc ngoài.

Do đó, để củng cố nền thống trị của nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ và đồng thời để tăng cường lực lượng quốc phòng, sẵn sàng ứng phó với nguy cư xâm lược của nước ngoài, chính quyền nhà Trần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng lực lượng vũ trang của mình. Lực lượng vũ trang đó gồm có quân triều đình, quân địa phương các lộ, phủ, gia binh của các vương hầu và dân binh, hương binh các làng xã.

Lực lượng vũ trang thời Trần đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vương quyền và đã lập nhiều chiến công rực rỡ trong công cuộc đánh giặc, giữ nước. 

3. Những thành tựu trên lĩnh vực phát triển kinh tế

Sau khi thiết lập vương quyền, nhà Trần chăm lo xây dựng và phát triển kinh tế. Công cuộc xây dựng đất nước ngày một quy mô, có nhiều thành tựu, đặt nền tảng vững chắc và toàn diện cho sự phát triển quốc gia phong kiến dân tộc.

Nước Đại Việt thời Trần đã trở thành một quốc gia văn minh, thịnh vượng nổi tiếng trong vùng Đông Nam Á.  Chính quyền phong kiến coi trọng nghề nông và đề ra nhiều chính sách chăm lo phát triển nông nghiệp. Sức sản xuất vì thế được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển.  Sức lao động và sức kéo trong nông nghiệp được nhà nước bảo vệ. Nông dân có ruộng công, xóm làng yên vui. Quân lính được thay phiên về tham gia sản xuất theo chính sách “ngụ binh ư nông” .

Đồng ruộng và thôn xóm mở rộng thêm bởi những công trình khẩn hoang của tơ nhân và của nhà nước. Quy mô của công trình khẩn hoang và thuỷ lợi ngày một lớn.

Năm 1248, triều Trần ra lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến bờ biển gọi là đê quai vạc. Hệ thống đê điều dọc sông lớn được tiến hành từ thời Lý, nhưng đến thời Trần đê sông Hồng và các sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khá hoàn chỉnh. Chức hà đê chánh và phó sứ được đặt để quản lý và trông coi đê điều. Nhiều kênh ngòi được đào mới và khơi sâu thêm.

Sách An Nam chí nguyên cho biết: “Mỗi năm vào tháng Giêng, quan coi đê đốc thúc nhân dân phụ cận, không phân sang hèn già trẻ đều đi đắp đê. Chỗ nào thấp trũng thì đắp cao thêm, chỗ nào lở thì bồi đắp vào. Đến đầu mùa Hạ thì xong việc ấy là lệ thường hàng năm. Vào khoảng tháng Sáu, tháng Bảy, nước sông dâng to, đê sứ phải tự mình ra sức tuần hành, xem xét; gặp chỗ bị lở thì sửa chữa ngay, nếu lười biếng thì mất chức. Nếu để dân cư trôi đắm, lúa má chìm hại thì lường theo nặng nhẹ mà trách phạt. Từ đó, thủy tai không còn nữa, mà đời sống của dân được sung sướng, đất không bỏ sót nguồn lợi nào1.

Những thành tựu đó đã tạo điều kiện tốt cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Sứ thần nhà Nguyên là Trần Phu đã ghi lại rằng: “ở Giao Chỉ lúa mỗi năm chín bốn lần, tuy vào giữa mùa Đông mà mạ vẫn mướn mượt2.
 
Hệ quả tất nhiên dẫn đến cuộc sống no đủ, một đòn bẩy không nhỏ tạo nên thế mạnh “thực túc binh cường” thời Trần.

Nhà nước khuyến khích khai phá đất hoang lập các trang trại lớn, vì thế các khu định cư và các vùng đất canh tác mới xuất hiện. Ở các lộ, chức đồn điền chánh và phó sứ được đặt để quản lý đôn đốc việc khẩn hoang.

Năm 1266, nhà vua xuống chiếu cho phép các vương hầu, công chúa, phò mã, cung phi chiêu tập dân nghèo không có đất làm nô tỳ, đi khai hoang ven biển, lập các điền trang. Sử cũng chép: “Trước đây các nhà vương hầu, công chúa lập điền trang ở ven sông thì đất phù sa mới bồi đều thuộc về người chủ” 3 hoặc “trước đây các nhà tông thất thường sai nô tỳ của mình đắp đê bối ở bờ biển để ngăn nước mặn, sau hai ba năm khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy lẫn nhau và ở ngay đấy, lập ra nhiều ruộng đất tư trang4.

_________________________
1. Cao Hùng Trưng: An Nam chí nguyên, Sđd, tr.145. 
2. Trần Phu: An Nam tức sự, Cương trung thi tập, q.2.
3. 4. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.2, tr.193. 
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Năm, 2009, 03:26:49 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #11 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 03:23:29 pm »

Sự xuất hiện loại kinh tế điền trang này là điều đáng lưu ý, nó vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa quân sự. Các vương hầu quý tộc Trần được phép lập điền trang, xây dựng phủ đệ, các lực lượng vũ trang riêng trên những địa bàn quan trọng. Trong điều kiện bấy giờ, chính quyền có thêm lực lượng vật chất để giữ vững vương quyền và phòng vệ đất nước.

Buổi đầu thời Trần, bên cạnh ruộng đất làng xã và ruộng đất phong cấp của quý tộc thuộc sở hữu nhà nước, bộ phận ruộng đất tơ hữu đã phát triển mạnh mẽ. Năm 1237, Trần Thái Tông đã quy định thể lệ chúc thư, văn khế ruộng đất và cho vay tiền. Năm 1254, Thái Tông cho phép bán quan điền, tức ruộng công, cho dân mua làm ruộng tư, cứ mỗi “diện” (mẫu) giá 5 quan.

Chế độ thuế khoá quy định trên cư sở chế độ sở hữu ruộng đất. Năm 1242, Trần Thái Tông quy định thuế nhân đinh nộp bằng tiền và đánh luỹ tiến theo ruộng đất. Ai có ruộng tư 1 đến 2 mẫu phải nộp 1 quan, có từ 3 đến 4 mẫu nộp 2 quan, từ 5 mẫu trở lên nộp 3 quan. Ruộng bãi dâu và ruộng muối cũng nộp thuế bằng tiền.

Dưới thời Trần các nghề thủ công trong nước có điều kiện phát triển. Đó là những nghề truyền thống như dệt vải, lụa, làm gốm sứ, luyện kim, mỹ nghệ, chạm khắc, đúc đồng, nghề rèn sắt, v.v..

Trong nông thôn Đại Việt xuất hiện những làng thủ công chuyên sản xuất những sản phẩm truyền thống của mình. Kinh thành Thăng Long có 61 phường, mỗi phường làm một nghề thủ công như phường Tàng Kiếm nổi tiếng làm áo giáp binh khí, kiệu và các đồ nghi trượng; phố xá buôn bán các sản phẩm ngày một sầm uất.

Nghệ thuật gốm sứ thời Lý - Trần mang đậm sắc thái dân tộc, có trình độ thẩm mỹ cao và đạt đến đỉnh cao trong lịch sử phát triển của nó.  Nghề khai mỏ và luyện kim, chủ yếu là đồng và sắt, đã cung cấp thoả mãn nguyên liệu cho nhà nước đúc tiền, đúc chuông, tượng, các nông cụ cũng như các loại vũ khí, chiến cụ trang bị cho quân đội.

Nội thương, ngoại thương và giao thông thuỷ, bộ ở Đại Việt từng bước mở mang và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quân sự, góp phần hạn chế yếu tố phân tán trong xã hội và mở rộng mối giao lưu với nước ngoài.  Nhiều trung tâm thương nghiệp xuất hiện, chợ búa mọc lên khắp các làng quê.

Quan hệ buôn bán giữa Đại Việt với các nước khác như Trung Quốc, Chiêm Thành, Java (Inđônêxia), Chân Lạp, Xiêm, Hồi Hột (vùng Tân Cương), v.v. được thực hiện chủ yếu qua thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) và một số cửa biển lớn ở miền Trung.

Sứ giả Nguyên, Trần Phu chép: “Phủ Thanh Hoá... cách thành Giao Chỉ hơn 200 dặm, các phiên thuyền ở hải ngoại tụ tập ở đây, họp chợ ngay trên thuyền rất đông. . . Thật là một thị trấn lớn1.

Sách Đảo di chí lược của Uổng Đại Uyên cho biết: Đất Giao Chỉ nhiều vàng bạc, đồng, chì, thiếc, ngà voi, lông chim sả, nhục quế, cau.  Hàng trao đổi thì dùng các thứ như the, lĩnh các màu, lụa, vải thanh bố, lược ngà, giấy, đồng, sắt... Lưu thông sử dụng tiền đồng.

Nhà Trần không hạn chế ngoại thương, nhưng luôn luôn có những biện pháp quản lý rất chặt chẽ để đề phòng âm mưu do thám của người nước ngoài, nhằm bảo vệ an ninh và chủ quyền đất nước.

Những chính sách tiến bộ cùng với những thành quả xây dựng kinh tế ở Đại Việt tạo ra một cư sở vật chất vững vàng cho sự tồn tại của quốc gia độc lập, nâng cao đời sống nhân dân và tăng cường sức mạnh phòng thủ của đất nước.

4. Văn hoá, tư tưởng

Sự thịnh vượng của đất nước cùng với những chiến công oai hùng trong các cuộc chiến tranh giữ nước thời Lý - Trần có rất nhiều ý nghĩa, ảnh hưởng sâu sắc đến tình cảm dân tộc và đời sống tinh thần của nhân dân, nó thúc đẩy các yếu tố văn hoá, tơ tưởng phát triển.

Nhà Trần mở rộng Nho học, mở mang việc học và thi cử để đào tạo và tuyển lựa quan lại có năng lực cho bộ máy hành chính và chuyên môn. Tại Kinh thành Thăng Long có Quốc học viện giành riêng cho con em quý tộc, quan lại và sau mở rộng cho các nho sĩ vào học. Chức học quan dần dần đặt đến các cấp lộ, phủ, châu. Trong nông thôn còn có những lớp học riêng do các “nhà Nho”, các “thầy đồ” tổ chức. Thể lệ thi cử và học vị được quy định ngày càng quy củ.

_____________________
1 Trần Phu: An Nam tức sự, Sđd, q.2.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Năm, 2009, 03:26:27 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #12 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 03:24:54 pm »

Trong xã hội, tầng lớp nho sĩ càng đông đảo và từng bước đẩy lùi thế lực tăng lữ trên lĩnh vực chính trị cũng như tư tưởng. Quan lại xuất thân từ Nho học ngày càng chiếm ưu thế trong bộ máy chính quyền và nắm vững những chức vụ quan trọng.  Trong tầng lớp này đã xuất hiện những nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn và những học giả xuất sắc như Lê Văn Hưu, Chu Văn An, Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu. . .

Giai cấp thống trị muốn dựa vào Nho giáo để khống chế tư tưởng và tinh thần nhân dân, nhưng họ cũng phải phục tùng sức mạnh của tinh thần dân tộc, ý thức tự cường quốc gia, bởi vì tinh thần đó đã thấm rất sâu trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong giai đoạn đang bừng bừng khí thế chống ngoại xâm dưới triều Trần.

Điều quan trọng là Nhà nước Đại Việt đã xác lập được một nền giáo dục quân sự, nhằm đào tạo nhân tài quân sự, những tướng soái chỉ huy quân đội. Tại Thăng Long có Giảng Võ đường và các bãi tập quân sự. Trường võ bị cao cấp đó là nơi giáo dục và học tập binh thơ, binh pháp cho tầng lớp vương hầu, quý tộc, tướng lĩnh.

Dưới thời Trần, một nền khoa học quân sự đã phát triển, thể hiện tính ưu việt của nó trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược. Các sách Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp công bí truyền thư của nhà chiến lược thiên tài Trần Quốc Tuấn là những tác phẩm lý luận quân sự nổi tiếng.

Yêu cầu của công cuộc giữ nước cũng như bản thân các cuộc kháng chiến vĩ đại đã thúc đẩy nền văn hoá, văn học mang đậm màu sắc và ý thức dân tộc. Ra đời trong không khí hào hùng của dân tộc, nền văn học thời Trần chứa đựng một tinh thần dân tộc mạnh mẽ, một ý thức tự hào dân tộc sâu sắc.

Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải là những tác phẩm văn học, những áng thơ văn tiêu biểu nhất thể hiện sinh động chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng thời Trần. Niềm kiêu hãnh với chiến công thắng giặc Mông - Nguyên cũng in đậm trong thơ văn của Trần Nhân Tông, Phạm Ngũ Lão, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn. . . Bấy giờ chữ Nôm bắt đầu được phổ biến và vận dụng trong sáng tác văn học. Đó cũng là một thành tựu văn hoá tiêu biểu.

Dưới thời Trần, công việc biên soạn lịch sử dân tộc bắt đầu phát triển. Quốc sử viện được thành lập phụ trách ghi chép lịch sử các triều đại. Nhiều nhà sử học nổi tiếng mà tiêu biểu là sử gia Lê Văn Hưu với bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyển, đã đặt nền móng cho sử học nước nhà.

Yếu tố văn hoá này có tác động rất lớn đối với các tướng lĩnh, quân sĩ, cũng như tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân. Những chiến công lẫy lừng, những lời nói đanh thép của Trần Thủ Độ Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Đỗ Khắc Chung...  được phản ánh trong sử sách là biểu hiện chủ nghĩa yêu nước, khí phách dân tộc, nó có ý nghĩa khích lệ lớn lao tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp xã hội.

Bên cạnh nền văn hoá cung đình, trong xã hội còn có một nền văn hoá dân gian đa dạng và phong phú. Trong nông thôn Đại Việt, người nông dân công xã vẫn bảo lưu những phong tục tập quán cổ truyền, vẫn duy trì quan hệ cộng đồng chặt chẽ, sớm kết hợp tình làng nghĩa xóm với ý thức quốc gia dân tộc, gắn nước với làng. Các lễ hội truyền thống rất thịnh hành, đượm tinh thần thượng võ như bơi thuyền, đánh gậy, đánh phết, đánh đu, cướp cù, v.v. .

Các lễ hội thường gắn liền với việc đề cao tinh thần yêu nước, truyền thống đánh giặc giữ nước và suy tôn các anh hùng dân tộc. Điều đó tạo nên những yếu tố thuận lợi để nhà nước huy động nhân lực, vật lực cho quân đội, cho chiến tranh; đồng thời yếu tố văn hoá truyền thống ởó cũng làm tăng thêm sức mạnh tinh thần cho những người lính vốn xuất thân từ các cộng đồng làng xã.

Cũng như trên lĩnh vực kinh tế, trên phương diện văn hoá, tư tưởng, Đại Việt đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhân dân ta đã phát huy những tinh hoa và giá trị của nền văn hoá cổ truyền, tiếp thu có lựa chọn những yếu tố tích cực từ bên ngoài để xây dựng nên một nền văn hoá tiến bộ, có bản sắc riêng, có ý thức dân tộc cao; đó là nền văn hoá Đại Việt rực rỡ, là cốt cách, là tinh thần dân tộc, có ảnh hưởng tích cực đến công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 

Nước Đại Việt thời Trần là một quốc gia dân tộc thững nhất, có thể chế chính trị ổn định, có nền kinh tế, văn hoá phát triển mang đậm bản sắc dân tộc. Sự phát triển đó khẳng định và củng cố những thành tựu dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực đã tăng cường sức mạnh cho nền quốc phòng , tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quân sự của dân tộc, nhất là trong những giai đoạn đất nước có chiến tranh.

*

*       *
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #13 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2009, 12:47:05 am »

II- SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẾ QUỐC MÔNG – NGUYÊN


1. Sự hình thành đế chế Mông Cổ thế kỷ XIII.

Trong lúc nhân dân Đại Việt đang ra sức khắc phục những hậu quả của những năm nội chiến cuối triều Lý và đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước, thì ở phương Bắc xuất hiện một thế lực xâm lược hùng mạnh và tàn bạo nhất thời đại, đó là đế quốc Mông Cổ.

Người Mông Cổ ngày xưa sống thành từng bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc trên vùng thảo nguyên bao la ở châu Á; phía bắc đến hồ Bai can, thượng lưu sông Lênixêi và sông Lếctưsơ, phía nam qua sa mạc Gô bi đến gần Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc).

Từ sớm, tộc người Thát Đát 1 đã trở nên hùng mạnh nhất, đứng đầu liên minh bộ lạc, có sách gọi họ là người Thát Đát (phiên âm Hán - Việt), bao gồm cả Thát Đát đen và Thát Đát trắng. Những bộ lạc đó đại bộ phận sống du mục nơi hoang địa, nay đây mai đó và trước thế kỷ XII ít ai biết đến họ. Sống chủ yếu bằng chăn nuôi nên họ cần có những bãi cỏ tốt với những đàn súc vật đông. Họ quen sống nơi thảo nguyên hoang dã, ở trong các lều bạt cố định hoặc di chuyển bằng xe kéo bốn bánh, hay trên mình ngựa. Tài sản của họ chủ yếu là những đàn bò, đàn cừu và đàn ngựa. Ngựa đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống du mục của người Mông Cổ.

Tác giả sách Mông Thiết bị lục tiên chứng đời Tống viết: “Người Thát Đát lớn lên trên mình ngựa, tự luyện tập chiến đấu, từ mùa Xuân đến mùa đông, ngày ngày săn bắn, đó là sinh kế của họ” 2.  Văn minh của các bộ lạc ở đây là văn minh du mục từ xưa truyền lại. Đứng đầu các bộ lạc là khan, còn đọc là hãn và mỗi bộ lạc có một thủ lĩnh quân sự; các thủ lĩnh quân sự đó thường giành quyền làm hãn. Người Thát sớm có tinh thần thượng võ. Đàn ông thích đua ngựa khi là người lính, tay cầm ngọn giáo, lơng đeo cung tên, họ dễ dàng phóng lên lơng ngựa và phi như bay trên sa mạc mênh mông.

Hằng ngày, người trong bộ lạc phải chăn dắt, bảo vệ những đàn gia súc lớn và phải săn bắn thú rừng, đặc biệt giữa các bộ lạc luôn xảy ra chém giết để tranh chiếm bãi cỏ và còn thôn tính lẫn nhau. Chính vì thế họ rất cuồng chiến, hung bạo và rất thành thạo việc cưỡi ngựa và sử dụng cung kiếm. Họ dã man đến nỗi coi mạng con người như cỏ rác. Khi nào chiếm được một xứ văn minh hơn thì họ có thể giết hết dân chúng, chỉ để lại đất đai trở thành hoang địa dùng làm đồng cỏ nuôi súc vật. Bởi vậy, chiến tranh do họ gây ra thường tàn khốc chưa từng thấy trong xã hội loài người”.
 
Cùng với sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, các gia đình cá thể giàu có mở rộng uy lực, xuất hiện tôi tớ nô lệ.  Phương thức công xã vì thế, dần dần được thay thế bằng phương thức du mục của gia đình. Nô lệ gia đình có tác cụng lớn trong quá trình hình thành cư cấu giai cấp trong xã hội Mông Cổ thời xưa, nhưng nó không tiến tới hình thát kinh tế chiếm hữu nô lệ. Sự ảnh hưởng của các cư dân định cư phong kiến và sự phát triển của quan hệ “tông pháp” trong các bộ lạc đã đưa xã hội Mông Cổ tiến thẳng từ công xã nguyên thuỷ sang xã hội phong kiến không phải qua hình thát chiếm hữu nô lệ.

Khi chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã, các đàn gia súc từ chỗ là tài sản chung của tập thể biến thành tài sản của gia đình cá thể, còn bãi chăn nuôi của các thị tộc, bộ lạc vẫn là tài sản chung. Tuy nhiên, dần dần quý tộc Mông Cổ thiếu đất đai, chiếm các đồng cỏ của công xã và biến các thành viên ở đó thành nông nô, tầng lớp lao động lệ thuộc, bị cưỡng bức. Các hãn trở thành những lãnh chúa lớn và một giai cấp thống trị cũng đã xuất hiện.

Những cuộc chiến tranh giành giật các đồng cỏ, vùng săn bắn và quyền lực giữa các thủ lĩnh bộ lạc liên tụe diễn ra, đó cũng là quá trình đấu tranh vì một quốc gia Mông Cổ thống nhất.


___________________________
1. Thát Đát vốn là tên một bộ lạc Mông Cổ, nhưng người ta thường dùng để gọi chung người Mông Cổ. Thát Đát là tên dân tộc, còn Mông Cổ là tên nước. Binh sĩ nhà Trần thích vào cánh hay chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông). Trong Hịch tướng sĩ, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn gọi là “Mông Thát”. Trần Quang Khải gọi họ là người Hồ (Cầm Hồ Hàm Tử quan), đó cũng là tên gọi chung các dân tộc du mục ở phía bắc Trung Quốc.
2. Mông Thát bị lục tiên chứng, trong Mông Cổ sử liệu tư chủng hiệu chú của Vương Quốc Duy. Dẫn theo Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm: Cuộc kháng chiên chống Nguyên - Mông thế kỷ XIII, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1968, tr.38.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #14 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2009, 12:48:23 am »

Nổi bật trong số các hãn là Thiết Mộc Chân, còn gọi là Tumuchin. Trong lịch sử Mông Cổ, Thiết Mộc Chân nổi lên như một nhân vật vĩ đại vừa có thật lại vừa như huyền thoại với những tài năng và chiến tích của ông. Thiết Mộc Chân sinh ra trên bờ sông môn, trong bộ lạc Taytriút của người cha giàu có, chủ một lãnh địa lớn. Là thủ lĩnh quân sự của một bộ lạc Thát đen lớn, Thiết Mộc Chân trưởng thành trong chiến đấu, một người can đảm và mưu trí, nhưng xảo trá, tàn bạo, hiếu chiến và tham vọng điên cuồng.

Từ năm 1200 đến năm 1205, Thiết Mộc Chân tiến hành cuộc chiến tranh chinh phục các bộ lạc và lần lượt các bộ lạc chủ yếu trên lãnh địa Mông Cổ phải hàng phục trước vó ngựa của ông và cuối cùng Thiết Mộc Chân được tôn làm “hãn”, đứng đầu các bộ lạc. 

Sau khi tiêu diệt và chiến thắng được đối thủ chính - người Thát trắng, thế lực Thiết Mộc Chân càng lớn mạnh và bắt đầu mở rộng chiến tranh chinh phục ra ngoài vùng thảo nguyên, tiến đến các miền đất mới.

Năm 1204, Thiết Mộc Chân đánh Nai Man, một liên minh bộ lạc lớn, có trình độ phát triển khá cao ở phía tây. Bộ lạc Nai Man đại bại, thủ lĩnh bị bắt, toàn bộ đất đai bị chiếm đóng. Thiết Mộc Chân vốn rất tàn bạo, nhưng lại khôn ngoan biết thu dùng những kẻ đầu hàng, nhất là tầng lớp trên, nên nhiều quý tộc, trí thức, nhà buôn cùng tướng lĩnh của đối phương đã quy phục và trở thành những kẻ phục vụ trung thành với lợi ích và mưu đồ xâm lược của thế lực thống trị Thát Đát.

Năm 1205, Thiết Mộc Chân tiến công Tây Hạ ở phía đông nam cao nguyên Mông Cổ. Nước Tây Hạ có từ thế kỷ X, ở phía tây bắc Trung Quốc, gồm vùng đất phía bắc tỉnh Cam Túc và phía tây bắc tỉnh Thiểm Tây, nay là khu tự trị người Hồi ở Ninh Hạ. Tây Hạ có thời kỳ cường thịnh, uy hiếp nước Tống (thế kỷ XI), khiến vua Tống Thần Tông nảy sinh ý tưởng đánh chiếm Đại Việt để lấy đó làm thắng khí răn đe với Tây Hạ. Tuy không chiếm được Tây Hạ, nhưng Thiết Mộc Chân cũng đã thu được rất nhiều chiến lợi phẩm.

Năm 1206, Thiết Mộc Chân triệu tập đại hội quý tộc, tức đại hội các lãnh chúa, các thủ lĩnh bộ lạc, để tổ chức chính quyền và quân đội trên toàn lãnh thổ đã chiếm đóng. Thiết Mộc Chân (44 tuổi) được suy tôn làm đại hãn, nghĩa là hãn lớn mạnh nhất, gọi là Thành Cát Tư Hãn (Tringhítkhan - tức chúa cầm quyền tuyệt đối). Từ đây, một nhà nước phong kiến quân sự độc tài tập quyền ra đời, đặt tên là nước Mông Cổ. 

Ngay từ đầu Nhà nước Mông Cổ đã là một nhà nước đế quốc, lấy quân đội mạnh làm chỗ dựa và dùng xâm lược vũ trang làm cư sở tồn tại và phát triển. Quân đội của họ là quân đội phong kiến, trong đó gồm các quý tộc cao cấp, các thủ lĩnh quân sự và các tướng lĩnh chỉ huy trung thành với đại hãn.  Quân đội Mông Cổ rất thiện chiến. Thêm vào đó, thiên tài quân sự của Thành Cát Tư Hãn đã sáng tạo ra cách dụng binh thích hợp với điều kiện bản thân và hoàn cảnh khách quan trên chiến trường. Những tướng lĩnh Mông Cổ cũng rất tài giỏi chỉ huy. Quân Mông Cổ đặc biệt biết lợi dụng điều kiện hành động nhanh chóng mẫn tiệp của kỵ binh.

Bành Đại Nhã người Tống, viết trong sách Hắc Thát sự lược rằng: “Về đánh trận, họ lợi ở dã chiến, không thắng lợi họ không tiến quân. . . Trăm quân kỵ quay vòng, có thể bọc được vạn người; nghìn quân kỵ tản ra có thể dài đến trăm dặm... Địch phân tất phân, địch hợp tất hợp, cho nên kỵ đội là ưu thế của họ; hoặc xa hoặc gần, hoặc nhiều hoặc ít, hoặc tụ hoàn tán, hoặc hiện hoặc ẩn, đến như mưa rơi trên trời xuống, đi như chớp giật...”.

Kỷ luật quân đội Mông Cổ rất chặt chẽ, ai vi phạm quân kỷ bị trừng phạt rất nặng.

Quan hệ phong kiến nảy sinh ở Mông Cổ từ cuối thế kỷ XI, đến đây đã phát triển mạnh mẽ, các yếu tố phân tán trước đã được khắc phục. Kinh tế và văn hoá có điều kiện phát triển. Vì thế, việc thống nhất quốc gia Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn có một ý nghĩa tiến bộ đối với xã hội Mông Cổ lúc đó.

Thế lực xâm lược cuồng chiến này hình thành với sự tập hợp các lãnh chúa, các thủ lĩnh, tù trưởng các bộ lạc người Thát, đứng đầu là tập đoàn Thiết Mộc Chân. Đó là kết quả của quá trình chém giết, chinh phục, thôn tính lẫn nhau giữa các bộ lạc. Sự thống nhất đó không phải đã kết thúc chiến tranh, không phải đã chấm dứt các tham vọng cuồng điên của Thiết Mộc Chân và giới quý tộc người Thát, mà trái lại, đó là sự mở đầu, báo hiệu một tai hoạ lớn đối với nhân dân các dân tộc khác.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #15 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2009, 12:50:34 am »

2. Các cuộc viễn chinh của người Mông Cổ

Sau khi lên ngôi đại hãn, Thiết Mộc Chân với tên gọi mới là Thành Cát Tư Hãn đã dốc toàn bộ binh lực và sức mạnh của bộ tộc Mông Cổ vào cuộc chiến tranh xâm lược và nô dịch các dân tộc. Những đoàn kỵ binh thiện chiến Mông Cổ tiến như vũ bão sang phương Đông và phương Tây. Chiến tranh ngày càng lớn. Hàng chục triệu người bị giết cùng với bao nhiêu thành thị, làng quê bị đốt trụi, gây nên một cảnh điêu tàn, hoang phế và chết chóe khủng khiếp từ Á sang Âu. 

Năm 1207, Thành Cát Tư Hãn cử con trai là Truật Xích (Giô tri) dẫn quân đánh chiếm khu vực của người Buriút và người Kiếcghigiơ từ phía hồ Bai can tới thượng lưu sông Iênixêi, là xứ sở có nền thủ công luyện thép phát đạt, rất cần để rèn đúc vũ khí phục vụ cho việc mở rộng chiến tranh.  Sau đó, Thành Cát Tư Hãn tiến công Tây Hạ lần thứ hai, buộc vua nước này phải cầu hoà xin cống nộp.

Một năm sau, Tây Hạ lại bị tiến công. Quân Thát mau chóng đã chiếm được nhiều vùng quan trọng, cướp được nhiều của cải và tiến tới bao vây Trung Hưng phủ, Thủ đô của Tây Hạ. Người Tây Hạ chiến đấu rất dũng cảm, cuối cùng buộc phải phá đê sông Hoàng Hà để nước đổ tràn về phía quân Mông Thát, quân đội của Thành Cát Tư Hãn phải rút lui. Tuy nhiên, Tây Hạ vẫn phải xin hoà cống nộp.

Bấy giờ, một thủ lĩnh trẻ của người Hồi Hột ở Cao Xương thuộc vùng Tân Cương ngày nay tự đem của cải đến xin quy phụ. Vì thế, một vùng đất rộng lớn ở Tân Cương trở thành lãnh thổ của đế quốc Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn gả con gái cho thủ lĩnh Hồi Hột, ưu đãi tầng lớp trên của Hồi Hột và biến họ thành một bộ phận quan trọng, có uy thế trong giai cấp thống trị của đế quốc Mông Cổ cũng như của đế chế Nguyên sau này.

Thành Cát Tư Hãn muốn chinh phục cả vùng đất rộng lớn phía đông, tức là lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm cả Tây Hạ, Kim và Tống. Lúc đó, phía bắc Trung Quốc là nước Kim của bộ tộc Nữ Chân. Kim là một nước mạnh. Tuy vậy, nước Kim vẫn là đôi tượng xâm lược của người Mông Thát, vì ở đó có đầy nhân lực, vật lực và nhất là kỹ thuật quân sự của Kim lại rất cần thiết cho nhu cầu bành trướng của Thành Cát Tư Hãn.

Để chuẩn bị đánh Kim, Thành Cát Tư Hãn cho các lái buôn người Hồi Hột sang Kim do thám. Nhờ đó người Mông Cổ nắm vững được cách bố phòng và tình hình quân sự của nước Kim.

Năm 1211, Thành Cát Tư Hãn cùng bốn con trai 1 và những tướng giỏi nhất như Mộc Hoa Lê (Muhuli), Triết Biệt (Giêbê) . . . đem đại binh đánh miền bắc Trung Quốc. Tướng Kim giữ Vạn Lý Trường Thành đầu hàng. Quân Mông Cổ vượt Trường Thành, tiến đánh Tây Kinh (Đại Đồng) và nhiều nơi khác. Họ tiến về Liêu Đông và Trung Đô (Bắc Kinh) - thủ đô của nước Kim.

Cuộc tiến công dũng mãnh của kỵ binh Mông Cổ đã khiến các tướng lĩnh và quân đội Kim chống không nổi, thậm chí còn khiếp sợ. Người Mông Cổ thu phục kẻ đầu hàng, tổ chức thành những đơn vị người Kim do tướng Thát chỉ huy, thực hiện sách lược “dùng người Kim đánh Kim”.
 
Năm 1214, quân Mông Cổ vây thành Trung Đô. Biết chưa thể tiêu diệt được Kim, Thành Cát Tư Hãn cử sứ giả sang bắt ép vua Kim phải ký một “hoà ước” hết sức nặng nề, là nhường toàn bộ phần đất đai phía bắc sông Hoàng Hà cho Mông Cổ. Hoàng đế Kim còn phải nộp công chúa, một nghìn trẻ em, ba nghìn tuấn mã và nhiều vàng, lụa, mỹ nữ. Vua Kim buộc phải chấp thuận, vì thế Thành Cát Cứ Tư Hãn tạm rút về Cư Dung quan để sau đó sai sứ sang liên kết với Tống đánh Kim.

Biết ý đồ vua Kim ngăn cản sứ giả Mông Cổ nên Thành Cát Tư Hãn không bỏ lỡ cư hội tiếp tục tiến công Kim.  Triều đình Kim buộc phải bỏ Trung Đô (Bắc Kinh), chạy về Nam Kinh (Khai Phong) . Năm 1215, Mông Cổ chiếm được Trung Đô, vơ vét kho tàng, báu vật, đốt phá kinh thành rồi đổi tên là Yên Kinh.

Khi quân Mông Cổ tiến cách Nam Kinh 20 dặm thì bị chủ lực quân của Kim chặn đánh quyết liệt. Bị thiệt hại, Thành Cát Tư Hãn cho quân lui về phía bắc sông Hoàng Hà và sau đó rút quân về, chỉ để một bộ phận quân đội cùng tướng Mộc Hoa Lê ở lại đóng giữ những vùng đã chiếm được. 


________________________
1. Thành Cát Tư Hãn có bốn con trai: thứ nhất là Truật Xích, thứ hai là Sát Hợp, thứ ba là Oa Khoát Đài, thứ tư là Đà Lôi.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #16 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2009, 12:52:10 am »

Trong quá trình đánh Kim, quân Mông Cổ chiếm được rất nhiều vũ khí trong đó có nhiều trọng pháo, những cỗ pháo bắn ra những viên đạn đựng chất cháy, những trọng pháo phá thành và máy bắn đá. Từ đây trong đoàn kỵ binh và bộ binh Mông Cổ, người ta thấy những vũ khí đánh thành lợi hại thu được của người Trung Quốc trong đợt viễn chinh từ năm 1211 đến năm 1215. Thành Cát Tư Hãn biết rằng, những vũ khí đó sẽ giúp ích cho các cuộc hành quân về sau, nên khi rút lui, y ra lệnh bắt về rất nhiều thợ có khả năng chế tạo hoả pháo và hoả tiễn.

Từ năm 1218, quân Mông Cổ bắt đầu chuyển hướng tiến công sang phía tây, mở đường tiến về Trung Á, Nam Á và Đông Âu. Tướng Triết Biệt đem hai vạn quân đánh nước Liêu của người Khiết Đan, gồm miền bắc Trung Á và miền tây Tân Cương. Nước Liêu rơi vào tay người Mông Cổ không mấy khó khăn.

Năm 1219, 20 vạn quân dưới sự thống lĩnh của Thành Cát Tư Hãn và nhiều tướng, trong đó có bốn con trai, chia làm bốn mũi tiến đánh vương quốc Khôrexmơ. Bấy giờ, Khôrexmơ cũng là một đế quốc Hồi giáo ở Trung Á, do Môhamét đứng đầu. Quân đội của Môhamét trước đó đã tung hoành trên vùng Trung Á, chinh phục Ba Tư và Ápganixtan. 

Tuy có một đội quân đông tới 40 vạn nhưng Khôrexmơ là một đế quốc bao gồm nhiều dân tộc bị chinh phục, nên suy yếu về chính trị - tinh thần và kém cỏi về chiến lược. Mặt khác, Môhamét khinh thường quân Mông Cổ, cho Mông Thát là dân du mục lạc hậu, chỉ biết cướp bóc chứ không biết công thành. Không ngờ quân Mông Cổ đã được trang bị những vũ khí phá thành tiên tiến và học được lối công thành của người Trung Quốc, quân đội của Khôrexmơ vì thế đã không sao chững đỡ nổi, phải đầu hàng hoặc bị tiêu diệt. 

Mùa Thu năm 1219, quân Mông Cổ tiến tới phía bắc Tasken (thuộc Udơbêkixtan), hạ thành Ôtara. Mùa Xuân năm 1220, thành Bukhara, một trung tâm nổi tiếng ở Trung Á bị đốt trụi. Nhà sử học Ipanaxia đã viết về sự kiện này như sau: “Đó là một ngày vô cùng bất hạnh, chỉ nghe tiếng khóc bi ai vĩnh việt của già trẻ trai gái. Bọn dã man đã làm nhục phụ nữ trước mặt những người bất hạnh... Có những người thà chết không muốn chứng kiến thảm cảnh ấy” 1.
 
Từ Bukhara, Thành Cát Tư Hãn tiến đánh Xamáckhan, một kinh thành cổ kính và giàu có với một nền văn minh danh tiếng vùng Trung Á và chỉ trong năm ngày thành này bị hạ.  Toà thành lộng lẫy với những cung điện nguy nga, tráng lệ của Hồi giáo từ nay trở thành hoang phế, ba phần tư dân cư bị giết, vua Môhamét bỏ chạy sang Ba Tư (Iran), rồi trốn trên một hòn đảo hẻo lánh ở Caxpiên (Lý Hải) .

Mác đã viết về hậu quả cuộc xâm lược Trung Á của người Mông Cổ rằng: Nghệ thuật, những thư viện phong phú, nền nông nghiệp ưu việt cung điện và giáo đường - tất cả đều sạch không.

Thành Cát Tư Hãn cho hai tướng Triết Biệt (Giê bê) và Tốc Bất Đài (Xubutai) đem hai vạn kỵ binh đuổi theo Môhamét và cho ba con là Truật Xích, Sát Hợp Đài và Oa Khát Đài đánh phá đô thành của Khôrexmơ là Uốcghentrơ. Quân dân địa phương đã kiên quyết và dũng cảm chống giặc trong sáu tháng, nhưng quân Mông Cổ đã tập trung toàn lực, bắn hoả khí vào thành và thành Uốckhara cũng bị thất thủ.  Quân giặc đã man rợ phá đê sông Anue Đa ria để nước ngập thành, hầu hết nhân dân trong thành bị chết. 

Trong khi một cánh quân đánh Uốcghentrơ, Thành Cát Tư Hãn tiến quân xuống phía nam đuổi tàn quân Khôrexmơ do con trai Môhamét chỉ huy. Đầu năm 1221, Thành Cát Tư Hãn cử con trai mình là Đà Lôi (Tô Lui) tiến công thành Mácvơ (thuộc Tuốcmêni), còn bản thân dẫn quân tiến xuống Ápganixtan. Cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ở Mácvơ cũng không ngăn cản được cơn cuồng phong Mông Thát. Chỉ trừ 400 thợ thủ công và một số trẻ nhỏ bị bắt làm nô lệ còn lại 70 vạn người đã bị giết.

Người ta đếm 13 ngày liền mới hết xác chết. Quân giặc còn phá vỡ con đê lớn nhất của sông Muốcgáp để nước sông huỷ hoại thành Mécvơ.  Như vậy, Khôrexmơ, một quốc gia phồn vinh với nền văn hoá rực rỡ trước đây, đã trở thành vùng hoang vắng. Vua Môhamét chạy trốn rồi chết trên đảo Lý Hải. 

Mùa Xuân năm 1221, Thành Cát Tư Hãn dẫn quân tiến sâu vào lãnh thổ Ápganixtan và Pakixtan để chiếm đất và truy đuổi tàn quân Khôrexmơ do con vua Môhamét và Đơgiêlamét Métđin chỉ huy. Mặc dù, Đơgiêlamét Métđin cùng quân đội chiến đấu rất kiên cường trong nhiều trận, nhưng do không dựa vào dân, không phối hợp chiến đấu với nhân dân, nên cuối cùng bị thất bại.


____________________
1 . Dẫn theo Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm: Cuộc kháng chiến chông xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII, Sđd, tr.42.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #17 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2009, 12:52:49 am »

Sử chép rằng, trên bước đường cùng, Đơgiêlamét Métđin buộc phải giết mẹ, giết vợ để khỏi bị quân Mông Cổ bắt, còn mình phóng ngựa lên đỉnh núi cao rồi lao cả ngựa xuống sông, vượt sông tháo chạy. Thành Cát Tư Hãn đã cướp phá, tàn sát rất khủng khiếp nhiều thành thị ở ápganixtan và Pakixtan.

Hai viên tướng Tốc Bất Đài và Triết Biệt tiến vào Ba Tư truy tìm vua Môhamét nhưng không thấy. Chúng vòng theo phía tây biển Lý Hải, tiến vào Adécbaidan, ácmênia và Grudia. Vó ngựa của quân Mông Cổ đã không dừng lại ở đây, năm 1222, các đạo quân viễn chinh đã vượt Cápcadư tiến lên phía bắc, tràn xuống Crưm và chiếm thành Xudắc.

Năm 1223, Tốc Bất Đài và Triết Biệt đánh tan liên quân Nga gồm tám vạn do các đại công tước Kiép, Galisơ, Trécnigốp và Xmôlen chỉ huy trên bờ sông Canca. Trong trận Canca, quân Mông Cổ bị thương vong rất lớn, nhưng do các công quốc Nga bất đồng với nhau, cuối cùng chúng vẫn chiến thắng. Thuyền chiến bị đốt cháy trụi, số quân Nga thoát được không quá một phần mười. Bọn tướng Mông Thát đã bắt trói các công vương Nga, bắc ván lên đầu họ và ngồi lên đó uống rượu ăn mừng thắng lợi.

Quân Mông Cổ tiến về phía đông, nhằm hướng về hội quân với Thành Cát Tư Hãn. Tới khu vực sông Vonga, chúng gặp phải sức chiến đấu mãnh liệt của người Hung. Bị thiệt hại nặng trong những trận phục kích, quân Mông Cổ hoảng sợ tìm đường xuyên qua vùng thảo nguyên Cadắcxtan để về nước. Bấy giờ, Thành Cát Tư Hãn cũng từ Xamáckhan rút về.  Mùa Thu năm 1225, toàn bộ đạo quân viễn chinh Mông Thát đã về tới Mông Cổ.

Một trong những mục đích của quân đội Mông Cổ là tiến về phía đông, chinh phục toàn lãnh địa Trung Quốc. Từ năm 1215, khi Thành Cát Tư Hãn rút về, một bộ phận quân đội Mông Cổ do tướng Mộc Hoa Lê chỉ huy ở lại chiếm đóng trên đất Kim và tiếp tục đánh Kim. Nhiều vùng đất của Kim, như Liêu Đông, Liêu Tây, Hà Bắc, Sơn Tây và Thiểm Tây bị chiếm. Vua Kim chỉ còn giữ được vùng Hà Nam trong tình thế khốn đốn. Bấy giờ đất thực dân của người Mông Cổ đã giáp liền với biên giới nước Tống.

Những cuộc hành quân của Mộc Hoa Lê và con trai Bột Lỗ đã uy hiếp cả Kim lẫn Tống.  Nửa năm sau khi tây chinh trở về, năm 1226, Thành Cát Tư Hãn lại lên đường tiến về phía đông. Mục tiêu đầu tiên là đánh Tây Hạ. Các trung tâm lớn như Cam Châu, Túc Châu bị chiếm. Mùa Đông năm đó, quân Mông Cổ vượt Hoàng Hà giao chiến rất ác liệt với quân Tây Hạ. 30 vạn quân Tây Hạ bên bờ sông Hoàng Hà bị tiêu diệt.

Quân giặc chiếm trọng trấn Linh Châu. Nhưng đây cũng là trận cuối cùng của Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn bị thương và sau đó tháng 8-1227, chết trên đường viễn chinh, ở huyện Thanh Thuỷ (Cam Túc). Lúc đó, vua Mông Cổ 72 tuổi và Tây Hạ cũng đã hoàn toàn lọt vào tay quân thù. Quân xâm lược bí mật đưa xác Thành Cát Tư Hãn về nước mới phát tang.  Những cuộc hành binh tạm ngừng. Thiết Mộc Chân ở ngôi Đại Hãn được 21 năm (1206-1227), trong thời gian này ông ta đã thân chinh cầm quân đi xâm lăng hàng chục lần trên các lục địa Âu-Á.

Đế quốc Mông Cổ sau bao năm tiến hành chiến tranh chinh phục, đến đây đã vô cùng rộng lớn, bao gồm cả lãnh thổ Mông Cổ, vùng Trung á, miền ngoại Cápcadư, phần lãnh thổ nam Xibia, toàn bộ nước Hạ và phần lớn nước Kim, tức cả vùng phía bắc Trung Quốc.

Giai cấp thống trị ở các quốc gia bị chinh phục, gồm đại địa chủ, các cao tăng và cát thương nhân đã đầu hàng và phục vụ bọn xâm lược, mong duy trì đặc quyền và tài sản của mình. Nhân dân khắp mọi nơi bị bóc lột thậm tệ, bị ngược đãi, binh dịch, lao dịch nặng, thuế khoá nhiều. Do sự thống trị tàn bạo của bọn phong kiến ngoại tộc và tay sai, nhân dân nhiều vùng đã nổi dậy khởi nghĩa, đấu tranh chống xâm lược và bóc lột. 

Ngay từ khi Thành Cát Tư Hãn còn sống, lãnh thổ rộng lớn của đế quốc Mông Cổ đã được chia cho bốn con trai, mỗi người cai trị một vùng. Trong số đó, Oa Khoát Đài (ôgôđây), con trai thứ ba được Thành Cát Tư Hãn chỉ định kế thừa ngôi hãn (vua). Đại hội quý tộc họp năm 1229 đã cử Oa Khoát Đài làm đại hãn. Yến tiệc mừng vua mới tưng bừng bên sông Kêrulen.

Sau khi Thành Cát Tư Hãn chết, tham vọng đánh chiếm toàn cầu của đế chế Mông Cổ được các con của ông ta kế tục một cách điên cuồng và tàn bạo không kém trước. Kế hoạch đánh chiếm nước Kim đã được vạch ra từ trước. Mưu đồ của chúng là đánh Kim, diệt Tống, mở đường thôn tính Cao Ly (Triều Tiên) , Nhật Bản, các nước Đông Nam á và tiếp tục đánh sang phía tây.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #18 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2009, 12:53:59 am »

Để mở màn cho cuộc hành quân xâm lược mới, năm 1231, Oa Khoát Đài cho quân tiến công Biện Kinh của Kim, nhưng không có kết quả. Vì thế, quân Mông Cổ quay sang đánh Cao Ly (Triều Tiên). Cao Ly tuy đã chịu thần phục và nộp cống từ năm 1219, nhưng mượn cớ là sứ Mông Cổ bị người Cao Ly giết nên Oa Khoát Đài tiến công.

Trước sức mạnh của quân Mông Thát, vua Cao Ly xin hàng. Nước Cao Ly bị nhập vào bản đồ Mông Cổ. Hơn 70 quan lại người Mông Cổ sang cai trị trên đất Cao Ly. Tuy nhiên, nhân dân Cao Ly đã liên tục đứng lên chống xâm lược. Trong cuộc chiến đấu của họ có sự tham gia đóng góp lớn lao của Hoàng tử Đại Việt Lý Long Tường. 

Năm 1231, Oa Khoát Đài cùng em là Đà Lôi (Tôlui) tiến quân vào đất Hà Nam của Kim. Lúc đó vua Kim là Ai Tông rời Biện Kinh (Khai Phong), lui về Quy Đức tổ chức kháng chiến. Các tướng Kim ở Biện Kinh dâng thành cho giặc.  Cũng như ở Biện Kinh, tướng lĩnh Kim bất hoà, hãm hại lẫn nhau nên quân Mông Cổ đã chiếm Quy Đức không mấy khó khăn. Kim Ai Tông chạy về Thát Châu (Hà Nam). 

Thực hiện lời dặn của Thành Cát Tư Hãn trước khi chết là liên kết với Tống để đánh Kim, Oa Khoát Đài cử sứ giả sang ước hẹn với Tống sau khi liên minh tiêu diệt Kim, Tống sẽ được trả lại ba thành: Biện Kinh, Lạc Dương và Nam Kinh trước bị Kim chiếm. Tống Thần Tông tham lợi đã cử Mạnh Hồng đem hai vạn quân và 30 vạn thạch lương giúp quân Mông Cổ vây Thát Châu. Năm 1234, thành Thát Châu bị hạ, Kim Ai Tông tự sát, nước Kim mất.

Tất nhiên, sau đó người Mông Cổ đã phản bội lời ước. Khi vua Tống cho các tướng lên thu phục các thành Lạc Dương và Biện Kinh, thì quân Mông Cổ đã chặn đánh. Quân Tống phải bỏ Lạc Dương chạy. Tạ’ Biện Kinh, quân Mông Cổ đã tháo nước sông Hoàng Hà làm ngập quân Tống. Cuộc liên minh Mông - Tống nhanh chóng tan như bọt nước và đến lượt Tống trở thành mục tiêu của quân xâm lược Mông Thát.

Sau khi chiến thắng một cách dễ dàng trên đất Kim, Oa Khoát Đài đem đại quân trở về Mông Cổ triệu tập đại hội quý tộc mừng chiến thắng và quyết định kế hoạch xâm lược mới, tức là tiến công cả hai hướng đông và tây. 

Năm 1236, Oa Khoát Đài sai quân đánh Tống. Quân Mông Cổ chia thành ba đạo, theo ba hướng tiến công xâm lược Tống. Đạo thứ nhất qua Tứ Xuyên đánh vào Thành Đô do con trai thứ hai của vua Mông Cổ chỉ huy; đạo thứ hai đánh Tương Dương (Hồ Bắc) cũng do một người con Oa Khoát Đài chỉ huy; đạo thứ ba tiến vào Hán Khẩu. Như vậy là quân Mông Thát đang tiến sâu vào đất Tống và bắt đầu đe doạ Đại Việt.

Cùng lúc quân Mông Cổ tiến sang phía đông thì một đạo quân khác của họ tiến sang phía tây. Bạt Đô (Ba tu), con trưởng của Truật Xích (Giô tri) tức cháu đích tôn của Thành Cát Tư Hãn và lão tướng Tốc Bất Đài (Xubutai) dẫn 15 vạn quân rầm rộ tiến đánh các nước châu Âu.

Mùa Đông năm 1236, tướng tiên phong Tốc Bất Đài đã đến gần vùng Vằng. Tháng 12-1237, quân Mông Cổ tiến đánh công quốc Ria dan. Đầu năm 1238, quân xâm lược chiếm Mátxcơva. Tháng 2-1238, công quốc Vơlađimia bị chiếm. Một loạt 14 thị trấn lớn như Rôxtốp, Iarôxláp, Iuriép, Đơmitưrốp, v.v. bị tàn phá. Tháng 3-1238, Bạt Đô tiến đánh Nốpgôrốt, nhưng nhân dân Nga ở đây chiến đấu rất kiên cường, gây cho giặc nhiều tổn thất, buộc quân Mông Cổ phải rút lui.

Năm 1239, Bạt Đô tiến hành giai đoạn hai cuộc chinh phục nước Nga. Các thành Pêrêiaxláp và Trécnigốp bị tàn phá. Năm 1240, Bạt Đô tiến công Kiép. Thân vương Mikhaiin trốn sang Hunggari, viên tướng quý tộc Đơmitơri bảo vệ thành. Quân Mông Cổ bủa vây dày đặc.

Biên niên sử Nga chép: “Tiếng ầm ầm vô số chiếc xe Mông Cổ, tiếng bò rống, tiếng lạc đà kêu, tiếng ngựa hí và tiếng gào đánh của người dã man làm thành một thứ huyên náo mà ngay trong thành cũng không thể nghe thấy được” 1. Người Ucraina chiến đấu rất anh dũng, nhưng cuối cùng thành Kiép cổ kính cũng bị chiếm và bị tàn phá nặng nề (6-12-1240).


___________________________ 
1. Trong sách Mediaeval Researches From Eastem A.siatie Souvces. Dẫn theo Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm: Cuộc kháng chiến chông xâm lược Nguyên-mông thế kỷ XIII, Sđd, tr.47-48. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #19 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2009, 12:55:47 am »

Mùa Đông năm 1240, quân đội Mông Cổ tiến công Ba Lan, chiếm Xanđômia, đốt cháy thành Cưracốp. Sau đó tiến đến Xilêdi đánh tan ba vạn liên quân Ba Lan - Đức do công tước Xilêdi Hen rích III chỉ huy ở Vanstát ngày 9-4-1241.

Đại quân của Bạt Đô từ ba đường tiến đánh Hunggari, vây khốn và tiêu diệt sáu vạn quân của vua Hung Benla IV. Lão tướng Mông Cổ Tốc Bất Đài đánh thắng quân Hung ở gần hợp lưu sông Xay và sông Tít xa. Đô thành Pextơ bị chiếm, hàng chục vạn người bị giết, vua Hung là Benla chạy trốn ta bờ biển Adơriatíc.

Tháng 7-1241, kỵ binh Mông Cổ tiến gần đến Viên (thủ đô áo) Tháng 12-1241, Bạt Đô vượt sông Đanuýt chiếm Garan, cố đô của Hunggari. Nhân dân ở đây thực hiện vườn không nhà trống, không để cho giặc cướp phá. Quân xâm lược tức tối tàn sát rất dã man, đốt người, chặt đầu phụ nữ trong thành. Quân tiên phong của Tốc Bất Đài truy đuổi vua Hung đến gần thành Vơnidơ của nước Ý.

Bấy giờ cả châu Âu chấn động về cuộc chinh phục tàn bạo của bọn Mông Thát. Khắp nơi chìm đắm trong đau thương, tràn ngập sự khiếp đảm, run sợ trước những cuộc hành quân xâm lược hung hãn, man rợ của quân Mông Thát, coi chúng như một sức mạnh ma quỷ huỷ diệt loài người.

Ở Đức xuất hiện câu cầu nguyện: “Chúa cứu vớt chúng con khỏi cơn thịnh nộ Tácta” và giáo hoàng La Mã Gơrêgoa đã viết: “Nhiều việc khiến ta lo lắng như những việc đáng buồn ở đất thánh, những mối lo âu của Giáo hội, tình hình đáng thương của đế quốc La Mã. Nhưng ta nguyện quên hết những lo âu đó mà chú tâm đến cái tai hoạ Tácta, sợ rằng hiện nay uy danh của đạo Cơ đốc sẽ bị bọn Tácta tiêu diệt mất. Nghĩ đến đó là ta xương nát tuỷ khô, thây gầy sức kiệt, đau xót vô cùng, khiến ta không biết làm gì đây” 1.

Giáo hoàng phải cử một phái đoàn sang tìm gặp vua Thát Đát đưa thơ cầu xin cho Tây Âu được yên ổn và cho Giáo hội được lập quan hệ ngoại giao thân thiện với đế quốc Mông Cổ, nhưng không được đại hãn chấp thuận.

Những người kế vị Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục miền nam nước Nga, đã xâm chiếm miền đông châu Âu và đánh bại các quốc gia chia rẽ ở bắc Nga. Từ đó nước Nga nằm dưới ách thống trị của người Mông Cổ trong suốt hơn hai thế kỷ.

Năm 1241, đại hãn Oa Khoát Đài (Ôđôđây) chết. Nội bộ đế quốc Mông Cổ không ổn định trong một thời gian dài. Các hãn mâu thuẫn, không phục và thậm chí đem quân đánh nhau. Cuối cùng thế lực của gia tộc Đà Lôi (Tôlui) nổi lên và con trai Đà Lôi là Mông Kha (Mông ke) được cử làm đại hãn (1251). Tuy nhiên, trên thực tế, đế quốc Mông Cổ lúc này chia làm hai: lãnh địa của Mông Kha và lãnh địa của Bạt Đô. 

Giành được ngôi đại hãn, Mông Kha đã ra sức củng cố chính quyền trung ương và tăng cường khống chế các vùng đã chinh phục. Chính quyền Mông Cổ dựa vào bọn địa phủ, các lái buôn giàu có và tăng lữ cao cấp ở các nước bị chinh phục. Mông Kha tiếp tục các cuộc hành quân xâm lược, trước hết là chinh phục toàn bộ Ba Tư.

Ngày 15-2-1258, quân Mông Cổ do em Mông Kha là Húc Liệt Ngột (Hulêgu) chỉ huy vượt sông Ame Đa ria tiến vào đô thành nổi tiếng Bagơđát, cướp phá của cải, thiêu huỷ cung điện và tàn sát dân chúng.  Sau khi chiếm được Bagơđát, quân giặc chiếm Lưỡng Hà và xâm nhập Xy ri. Húc Liệt Ngột trở về Ba Tư, thiết lập một hãn mới và sáp nhập các vùng Adécbaidan, Ácmêni, Grudia vào bản đồ quốc gia Ba Tư. Từ năm 1260, một hãn mới được hình thành thoát ly khỏi chính quyền trung ương của đại hãn Mông Cổ.

Mông Kha rất lưu tâm đến vùng đất phía Đông Á và Đông Nam Á, do đó đã cùng em là Hốt Tất Liệt tiếp tục cuộc chiến tranh chinh phục miền nam Trung Quốc (Nam Tống), Nhật Bản, Đại Lý, Đại Việt và các nước Đông Nam Á khác. 

Như vậy, trải qua nửa thế kỷ náo loạn chinh phục, đế chế Mông Cổ đã kéo thế giới vào một cuộc chiến tranh khủng khiếp. Một đế quốc rộng lớn được thành lập từ bờ Hắc Hải đến bờ Thát Bình Dương. Ở giai đoạn này, đế quốc Mông Cổ đã phát triển và cường thịnh đến tột bậc.

Trong quá trình chiến tranh để mở rộng đế quốc, bọn thống trị người Thát, đại diện là Thành Cát Tư Hãn và những người kế nghiệp đã không dấu diềm những tham vọng điên cuồng của mình là thống trị thế giới. Để thực hiện mưu đồ đó, chúng đã sử dụng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và tàn bạo, lợi dụng tất cả tinh lực, những tài năng, trì tuệ của người Mông Cổ.


_______________________
1. Sđd, tr.48.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM