Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 01:58:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 4  (Đọc 97848 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #130 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2009, 07:50:06 pm »

b. Nghệ thuật chỉ đạo phản công chiến lược

Phản công chiến lược cũng được tiến hành rất kiên quyết và linh hoạt tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng cuộc chiến tranh.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258) quân địch không đông (khoảng bốn vạn) và đã rất mỏi mệt, lực lượng của ta được bảo toàn củng cố khá mạnh. Địch cụm lại ở đông Bộ Đầu. Ta đã dùng toàn lực tiến công, đánh cả vào cơ quan đầu não và lực lượng chủ lực của chúng. Quân ta đã phá tan giặc và đuổi chúng ra khỏi Thăng Long. Đây là một trận quyết chiến chiến lược. Sau trận này quân xâm lược chạy một mạch cho đến biên giới Vân Nam. Dọc đường tháo lui, bị các lực lượng địa phương tiếp tục đánh chặn và truy kích, quân Mông Cổ không dám cướp bóc như lúc mới kéo quân vào.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, khi quân địch đã bị suy yếu và chia cắt thì quân ta do cả quá trình cơ động lực lượng khẩn trương cũng chậm được củng cố hoàn chỉnh. Do đó cuộc phản công chiến lược bắt đẩu bằng một số trận, lúc đầu thì nhỏ trận (A Lỗ, Tây Kết, Hàm Tử), sau đó lớn dần theo đà thắng lợi (trận Chương Dương, Tây Kết (lần thứ hai), giải phóng Thăng Long) và kết thúc bằng những trận tiến công toàn diện trên mọi đường rút chạy của địch.

Đáng chú ý là hướng phản công ban đầu nhằm vào chỗ hiểm yếu và chỗ yếu của địch. Hiểm yếu là vì các trận A Lỗ, Tây Kết, Hàm Tử ta tăng cường thế chia cắt tập đoàn Thoát Hoan và tập đoàn Toa Đô, làm cho tập đoàn này càng thêm cô lập. Tình hình đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho trận quyết chiến giải phóng Kinh thành Thăng Long và trận phản công tiếp theo ở Tây Kết, tiêu diệt tập đoàn Toa Đô đã bị cô lập. 

Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba, ý định và kế hoạch phản công đã được hình thành ngay từ đầu cuộc chiến tranh. Vua Trần và Trận Quốc Tuấn đã dự kiến quân địch sẽ rút về nước theo hai đường thuỷ bộ, đã bố trí quân và chuẩn bị tác chiến trên các nẻo đường địch có thể hành quân.

Đòn phản công quyết định đầu tiên là ở sông Bạch Đằng đánh vào thuỷ binh, một lực lượng chiến lược quan trọng mà nhà Nguyên quan tâm xây dựng thành một công cụ lợi hại để vượt biển đánh vào các nước đông Á và đông Nam Á. Mọi công tác chuẩn bị đều nhằm vào yêu cầu làm cho địch lâm vào thế có lực lượng mạnh mà không dùng được, không phát huy được, còn lực lượng ta thì có lợi thế để phát huy sức mạnh tiêu diệt quân địch.

Việc bố trí thế trận và chỉ đạo tác chiến được tiến hành một cách rất sáng tạo, độc đáo và chủ động. Toàn bộ quân địch dã bị tiêu diệt trong ngày 9-4-1288. Đây là một đòn phản công chiến lược, một trận quyết chiến chiến lược đánh vào một tập đoàn rắn của địch mà ta có đủ lực lượng mạnh và thế trận hiểm để dập tan chúng.

Cuộc phản công vào quân địch rút lui trên đường bộ được thực hiện bằng một loạt trận đánh phục kích, truy kích của các lực lượng chủ lực và địa phương của ta suất trong hơn mười ngày (từ 8-4-1288 đến gần cuối trung tuần tháng đó).

Tóm lại, việc hạ quyết tâm và thực hành rút lui chiến lược và phản công chiến lược từ cuộc kháng chiến thứ nhất, qua cuộc kháng chiến thứ hai, đến cuộc kháng chiến thứ ba được hình thành ngày càng tự giác và chủ động hơn. Quân và dân ta đã tránh những trận quyết chiến ban đầu trong điều kiện bất lợi cho ta, bảo toàn được chủ lực và triều đình, rèn luyện được quân dân ta qua thử thách, làm cho địch bị thất bại trong chiến lược đánh nhanh thắng nhanh nhằm sớm tiêu diệt quân đội của ta và bắt sống vua Trận, buộc địch lâm vào thế ngày càng bất lợi, ngày càng suy yếu. 

Không gặp được chủ lực của ta, quân địch phải rải quân ra tìm kiếm để giao chiến và để cướp lương thảo. Nhân dân và các lực lượng vũ trang ở các địa phương đánh lại địch khắp nơi gây cho chúng thương vong thường xuyên, làm kế thanh dã, cất dấu lương thực. Thời gian kéo dài, thời tiết nhiệt đới gây bệnh tật cho quân xâm lược từ phương Bắc đến.... quy luật mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán ngày càng tác động mạnh.

Tất cả những điều đó làm cho địch phân tán lực lượng, quân đội vốn tập trung bị rải mỏng với tỷ lệ ngày càng cao, quân lính thương vong, đói, ốm, mỏi mệt, tinh thần ngày càng suy sút, sức chiến đấu ngày càng giảm...  Trong thế đó, địch từ mạnh chuyển thành yếu buộc phải ngưng cuộc tiến công chiến lược, chuyển vào phòng ngự và rút lui.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #131 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2009, 07:54:18 pm »

Tránh được cái “thế hăng hái lúc ban mai” của địch, quân dân ta đã quay lại thực hành phản công chiến lược, thực hiện những trận quyết chiến chiến lược đánh địch trong “khí tàn lụi lúc buổi chiều” 1.

Cuộc phản công chiến lược được thực hiện rất kiên quyết và linh hoạt tuỳ theo so sánh lực lượng cụ thể lúc đó, khi thì đánh trận nhỏ trước, trận lớn hơn sau, khi thì đánh đòn quyết định ngay từ đẩu, cho đến khi đạo quân xâm lược bị tiêu diệt lớn, hoàn toàn tan rã và bị quét sạch khỏi nước ta.

2. Trong quá trình kiên trì kháng chiến, ra sức tạo và tranh thủ thời cơ, nhanh chóng giành thắng lợi cuối cùng.

Thời gian tiến hành thắng lợi ba cuộc kháng chiến không dài. Cuộc thứ nhất - nửa tháng, cuộc thứ hai - năm tháng, cuộc thứ ba - ba tháng rưỡi. Trong thời gian đó, tuy buộc phải đánh kéo dài nhằm đánh thắng chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch, Bộ Thống soái nhà Trần đã có ý thức tạo ra thời cơ tranh thủ thời cơ, thực hiện những bước phát triển  nhảy vọt trong cuộc kháng chiến, nhất là trong giai đoạn phản công chiến lược nhằm giành thắng lợi càng sớm càng tốt. 

Lý luận quân sự thời Trận rất chú trọng vấn đề thời cơ.  Binh thư yếu lược viết: “Phàm đạo dùng binh, không gì thần bằng được cơ. Ly Chu 2 chưa soi đuốc, Manh Bông 3 đương ngủ say, đó là thời để dùng cơ vậy... Cơ một ngày không trở lại, một tháng không trở lại, một năm không trở lại, mười năm không trở lại, trăm năm không trở lại, thế nên người trí giả tiếc lắm” 4

Có thể hiểu rằng, thời cơ là tình huống thuận lợi cho ta đánh địch.Tình huống đó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Có sự phân biệt thời và cơ, thời là khoảng thời gian có tình huống thuận lợi, cơ là khoảnh khắc ngắn rất thuận lợi của thời gian đó. Thời cơ là do chuyển biến của cục diện tác chiến, của thế trận mà có.

Trong thời gian mỗi cuộc kháng chiến thời Trần, nhất là trong giai đoạn phản công, có hai thời cơ chiến lược. Một là thời cơ bắt đầu phản công chiến lược. Hai là thời cơ xuất hiện sau trận quyết chiến chiến lược như đông Bộ Đầu, Thăng Long, Vạn Kiếp, Bạch Đằng. Những trận này gây nên rung động lớn trong hàng ngũ địch, từ Bộ Thống soái đến quân lính. Quân địch tan vỡ về tổ chức, lực lượng, sụp đổ về thế trận, tinh thần.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, sau đông Bộ Đầu quân địch tháo chạy không dám cướp bóc dân.  Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, sau khi ta giải phóng  Thăng Long, và sau trận Vạn Kiếp, trên đường tháo chạy, bị đánh bồi liên tiếp, chủ tướng Thoát Hoan phải chui vào ống đồng cho quân khiêng chạy.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba, sau trận Bạch Đằng, trên đường rút chạy về biên giới phía bắc, quân Nguyên truyền nhau rằng ba mươi vạn quân Trận rải ra suốt hơn một trăm dặm để chặn đường về của chúng, nên cả tướng, cả quân càng hoảng hốt, tháo chạy rối loạn. 

Nắm được thời cơ này, quân ta đã mạnh bạo tiến công, lấy ít dành nhiều, đánh cho địch nhanh chóng tan rã hoàn toàn.  Bộ Thống soái cũng như các tướng thời Trần đã nhận biết, tạo ra và tranh thủ các thời cơ đó để đánh địch, giành thắng lợi to lớn cho mỗi cuộc kháng chiến với một trình độ nghệ thuật quân sự ngày càng cao.


_________________________________
1. Câu của Trương Phổ, học giả đời Minh, viết khi bình luận sách Nguyên sử kỷ sự bản mạt của Trần Bang Chiêm.
2. Ly Chu, tức Ly Lân, người thời Hoàng Đế, mắt rất sáng, trông xa ngoài trăm bước.
3. Manh Bôn, lực sĩ đời Chiến Quốc, người nước Vệ. Ý nói lúc kẻ địch mạnh không có điều kiện phát huy sở trường của nó để đánh ta.
4. Binh thư yếu lược, Sđd, tr.243.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #132 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2009, 07:56:39 pm »

3. Kiên quyết và kiên trì kháng chiến, liên tiếp đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, đập tan ý chí xâm lược của địch.

Trước một kẻ địch xâm lược rất mạnh, triều đình nhà Trận đã chủ trương tránh quyết chiến chiến lược trong điều kiện không có lợi, rút lui chiến lược từng bước, bảo toàn triều đình và quân chủ lực của ta, đồng thời hãm địch vào một tình thế ngày càng bất lợi bằng sức mạnh kháng chiến của cả nước.

Sau đó chuyển sang phản công chiến lược, lần lượt đánh các đòn quyết định, tiêu diệt lực lượng địch trên quy mô lớn, quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõt. Sau khi khôi phục được toàn bộ lãnh thổ của đất nước, quân ta dừng lại ở biên giới, không truy kích quân địch đã thua trận sang đất chúng như một số nước lớn thường làm. Sau đó bằng các biện pháp ngoại giao, kết thúc chiến tranh, khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước.

Tuy nhiên, kẻ xâm lược ngoan cố và hung hãn không dễ dàng chấp nhận thất bạt. Thua ở Việt Nam, thiên triều thấy uy danh của mình bị tổn hại trước con mắt các nước khác, chúng lại phải đối phó với phong trào nổi dậy ngày càng mạnh của nông dân trong nước, cho nên, thua keo này chúng bày keo khác, hết phép này chúng dùng phép khác.

Cuộc xâm lược lần thứ nhất năm 1258, chúng nghĩ là thua ta vì lực lượng ít, vì đánh nước ta chỉ từ hướng bắc. Cuộc xâm lược lần thứ hai năm 1285 chúng huy động lực lượng đông hơn gấp 15 lần, đánh ta từ cả hai đầu nam - bắc. Trước sức mạnh kháng chiến của cả dân tộc ta, trước mưu lược của Bộ Thống soái ta, chúng lại bị thất bại.

Cuộc xâm lược lần thứ ba năm 1288, chúng cho là các lần trước bị thua vì hành động nóng vội vì thiếu thuỷ binh mạnh, vì không bảo đảm đủ lương thực. Cho nên chúng huy động lực lượng thuỷ binh mạnh mẽ phối hợp với ky binh, đã tổ chức đoàn thuyền chở 17 vạn thạch lương, đã hành động thận trọng, chặt chẽ, đánh đến đâu củng cố đến đấy. Rút cuộc lại thất bại thảm hại. 

Sau lần thất bại này, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt vẫn chưa chịu thua, lại ra lệnh điều động lực lượng chuẩn bị đánh chiếm Đại Việt. Tuy nhiên, qua thực tiễn ba lần thua trận, triều Nguyên cũng thấy rằng mọi lực lượng đều đã được điều động, mọi biện pháp chiến lược đều đã được thi thố, mọi tài nguyên đều đã được sử dụng nhưng đều liên tiếp bị đánh bại.

Trên thực tế, khả năng của triều đình Nguyên cũng có hạn. Thành lập những đạo quân xâm lược to lớn và tinh nhuệ không phải là điều dễ làm. Vua Nguyên lại nghĩ ra phương sách mới, sai sứ đến buộc vua Trần phải sang chầu.  Cố gắng này cũng bị vua Trần khéo léo và cương quyết cự tuyệt.

Trong lúc đó, phong trào khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc ngày càng dâng cao. Cuộc xung đột, tranh chấp giữa các tập đoàn tôn vương Mông Cổ cũng còn gay gắt. Đầu năm 1294 Hốt Tất Liệt chết. Vua Nguyên Thành Tông nối ngôi ra lệnh bãi binh đánh Đại Việt. Từ đó cho đến khi triều Nguyên sụp đổ (vào cuối thế kỷ XIV), quân Nguyên không còn dám xâm lược nước ta lần nữa.

Thắng lợi trên dây là do triều đình nhà Trần đã kiên trì kháng chiến, quyết tâm giành thắng lợi trong cả ba lần chiến tranh, lần sau giành thắng lợi lớn hơn, triệt để hơn lần trước, từng bước đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chiến lược của địch, làm thất bại từng bước, tiến tới đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của kẻ thù.


II. NGHỆ THUẬT XÂY DỤNG THẾ TRẬN CẢ NƯỚC ĐÁNH GIẶC

1. Nhận thức về “thế” và “thế trận” trong nghệ thuật quân sự thời Trần

Thế là một vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng trong nghệ thuật quân sự thời Trần nói riêng cũng như trong truyền thống quân sự của dân tộc ta nói chung. Thế trận là thế trong tác chiến, cũng có khi gọi là thế đánh nhau (chiến thế) .

Dẫn Binh pháp Tôn Tử, Binh thư yếu lược chép về thế như sau: “Người đánh giỏi thường tìm ở thế, không trách ở người, cho nên mới chọn người mà dùng thế - thiện chiến giả cầu chi vu thế, bất trách vu nhân. Cố năng trạch nhân nhi nhiêm thế) 1 .


________________________
1. Binh thư yếu lược, Sđd, tr.253.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #133 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2009, 08:06:34 pm »

Thế đánh nhau (chiến thế) chẳng qua chính với kỳ” (Chiến thế bất quá kỳ chính) 1. “Quân chính thì bộ khúc rõ ràng, đúng theo pháp độ. Quân kỳ thì không cần pháp độ bó buộc, nghìn biến muôn hoá”... “Quân gấp mười thì vây, quân gấp năm thì đánh, đó là quân chính vậy. Lấy ít mà đánh nhiều, đó là quân kỳ vậy” 2. có thể hiểu quân chính (chính binh) là lực lượng đánh tập trung, chính quy trên một hướng, quân kỳ (kỳ binh) là lực lượng đánh phân tán, linh hoạt trên hướng phối hợp khác. Kỳ, chính bao hàm khái niệm cả về lực lượng, cả về cách đánh.

Về tác dụng của chính, kỳ, Binh thư yếu lược dẫn tiếp Binh pháp Tôn Tử. “Phàm chiến đấu, lấy chính để hợp lấy ký để thắng” (phàm chiến giả, dĩ chính hợp dĩ kỳ thắng). Tức là dùng lực lượng đánh chính quy trực tiếp đương đầu với địch, dùng lực lượng khác, linh hoạt bất ngờ tiến công địch để giành thắng lợi.

Phối hợp khéo léo kỳ và chính là một vấn đề lớn của nghệ thuật quân sự. “Tiếng chẳng qua năm cung, năm cung biến hoá thì không thể nghe xiết được. Sắc chẳng qua năm màu, năm màu biến hoá thì không thể xem xiết được. Mùi chẳng qua năm vị, năm vị biến hoá thì không thể nếm xiết được: Thế đánh nhau chẳng qua chính với kỳ, chính kỳ biến hoá không thể cùng vậy. Chính kỳ sinh ra nhau như vòng xoay tròn không có đầu mối, ai biết thế nào là cùng” 3.

Lại chép: “Cá lớn lội ở chỗ nước nông, bắt sống được chẳng cần chài lưới; thú mạnh đã vào đồng nội, bắt tay được chẳng cần bẫy hầm” 4.
 
(nước chảy xiết chảy nhanh đến trôi cả đá là thế vậy. . .  Người đánh giỏi thì thế hiểm . . . Thế như là nỏ dương. . . Cũng như chuyển gỗ đá vậy. Tính gỗ đá, để yên thì tĩnh, gặp nguy thì động; hình vuông thì đứng, hình tròn thì lăn. Cho nên cái thế giỏi đánh người cũng như lăn đá tròn từ trên núi cao nghìn nhận vậy. Đó là thế vậy” 5.

Như vậy, theo kiến thức của các binh gia Việt Nam thời Trần, thế là sự bố trí, triển khai lực lượng của mỗi bên tham chiến trên địa hình (chiến trường) thích hợp để phát huy uy lực của lực lượng đó; là hoàn cảnh, là tình thế trong đó các lực lượng hoạt động; là xu thế vận động của trận chiến đấu hay cuộc chiến tranh.

2. Trên cơ sở nhận thức đó, Binh thư yếu lược xác định “Thế mà nên có năm điều: Thừa thế - Khí thế - Giả thế - Tuỳ thế - Địa thế”

“Phàm khi mới đánh vỡ được quân địch lớn, tướng sĩ hăng đánh, uy danh lừng lẫy, nghe đều khiếp sợ, quay cái thế đó mà đánh người, đó gọi là thừa thế. Tướng có uy đức, bộ ngũ chỉnh tề, quân cổ dư sức, tiếng tăm đều biết, mạnh như sấm sét, đó gọi là khí thế. Quân lính ít ỏi, trống cờ rộn rịp, trương làm nghi binh, khiến quân địch sợ hãi, đó gọi là giả thế. Nhân địch mỏi mệt, trễ nải mà đánh úp, đó gọi là tuỳ thế. Tiện cho can qua, lợi cho bộ kỵ, tả hữu trước sau, không có chỗ hãm ẩn, đó gọi là địa thế. Người dùng binh mà nhận được năm thế ấy, chưa có ai là không có thể theo kẻ trốn, đuổi kẻ thua mà dựng nên công to” 6.

Thế mà thua có ba điều: Toả thế - Chi thế - Khinh thế.

Thua nhiều trận, quan và quân sợ đánh giặc, đó gọi là toả thế. Tướng không có uy đức, mưu kế, thưởng phạt không đáng, lòng quan và quân phần nhiều tan rã, đó gọi là chi thế.  Quan và quân ồn ào, không theo lệnh cấm, bộ ngũ không nghiêm, đó gọi là khinh thế. Phàm dùng binh có ba điều ấy, chưa thấy có ai không tan quân chết tướng bao giờ” 7.  “Phàm được quân địch toả thế thì có thể tự ngoài đánh được; địch bị chi thế thì có thể tự trong mà đánh; địch bị khinh thế thì có thể xông đánh. Đó là tuỳ ba thế bại mà dành vậy” 8.

Binh thư yếu lược cũng xác định, đánh địch được hay không, không nên câu nệ về quân nhiều hay quân ít. Mà phải xét hoàn cảnh, tình thế trong đó quân đội đánh giặc.


________________________
1, 2, 3, 4. Binh thư yếu lược, Sđd, tr.253, 236.
5. 6. Binh thư yếu lược, Sđd, tr.236.
7, 8. Binh thư yếu lược, Sđd, tr.236, tr.65.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #134 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2009, 08:10:21 pm »

Binh thư yếu lược cũng xác định, đánh địch được hay không, không nên câu nệ về quân nhiều hay quân ít. Mà phải xét hoàn cảnh, tình thế trong đó quân đội đánh giặc.

Hoàn cảnh, tình thế nói ở đây bao gồm cả tính chất của cuộc chiến đấu, chính nghĩa hay không. “Tướng giỏi cầm quân không vì quân ta nhiều mà kiêu, không vì quân ta ít mà nản chí. Kể ra mạnh không gì bằng hổ dữ, nhưng bắt lợn ở chuồng bị nhân dân đuổi thì cũng phải quắp đuôi mà chạy, không dám nhìn lại. Như thế mới biết lấy nghĩa thì có thể sai khiến người ta” 1.

3. Có thể vận dụng những lập luận về thế nói trên để nghiên cứu tình hình mạnh yếu, thắng bại trong các cuộc chiến tranh ác liệt giữa quân dội Mông - Nguyên với dân tộc ta thời Trần .

Trong chiến tranh, mỗi lực lượng có sức mạnh riêng và cách đánh sở trường riêng. Thế lợi tức là thế phù hợp với việc phát huy sức mạnh và cách đánh sở trường của mỗi lực lượng.  Lực lượng của Mông Cổ là những kỵ đội thiện chiến.  Trưởng thành từ dân du mục, kỵ binh Mông Cổ giỏi về phi ngựa bắn cung. Khả năng cơ động cao và sức đột kích mạnh là một ưu thế quan trọng của quân Mông Cổ.

Bành Đại Nhã đời Tống, tác giả của sách Hắc Thát sử lược đã chép: “Về đánh trận, họ lợi ở dã chiến. Không thấy lợi, không tiến quân... Trăm quân kỵ quay vòng, có thể bọc được vạn người, nghìn quân ky tản ra, có thể dài đến trăm dặm... địch phân tất phân, địch hợp tất hợp, cho nên kỵ đội là ưu thế của họ, hoặc xa, hoặc gần, hoặc nhiều hoặc ít, hoặc tụ hoặc tán, hoặc hiện hoặc ẩn, đến như trên trời rơi xuống, đi như chớp giật” 2.

Về cách tiến công của kỵ đội Mông Cổ, Bành Đại Nhã chép: “Theo phép phá địch của họ, trước hết là lên chỗ cao nhìn ra xa, xem địa thế, xét địch tình. Vì chuyên thừa cơ địch rối loạn, nên lúc bắt đầu giao phong, thường dùng kỵ dội xông thẳng vào trận địch, mới xông vào mà địch đã núng thì không kể đông hay ít, ồ ạt tiến lên, địch tuy chục vạn, cũng không thể đương được. Nếu địch không núng, thì đội phía trước tản ngang ra, đội tiếp theo xông lên, nếu không vào được thì đội sau nữa lại tiến lên như vậy. Nếu trận địch vững chắc, cho súc vật đâm nhào vào trận địch, ít khi địch không bại... Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết, không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh, đuổi theo không kịp” 3.

Muốn thực hiện cách đánh đó, cần có các điều kiện:

- Đối phương nhận giao chiến công khai, đem các binh đoàn quân đội ra dàn trận đương đẩu với quân Mông Cổ. 

- Chiến trường phải là nơi rộng và trống trải.

- Bảo đảm lương thảo phải đầy đủ và kịp thời. 

Thế trận mà quân Mông - Nguyên muốn có là thế trận quân chủ lực đôi bên dàn ra trong một không gian (trên một chiến trường) thuận lợi cho họ để đánh nhanh. Trong thế đó, kỵ binh ưu thế của Mông Cổ tha hồ đột phá phía trước, nhanh chóng cơ động vu hồi vào bên sườn và phía sau, bao vây chia cắt, áp đảo đối phương để tiêu diệt. Thế trận đó đã giúp cho quân đội Mông Cổ đánh tan quân chủ lực của nhiều quốc gia, nhanh chóng chinh phục họ.

Bộ Thống soái nhà Trần không chấp nhận thế trận đó. Ý định ban đầu là dựa vào núi sông hiểm trở để ngăn chặn địch, nhưng không thành công, nhà Trần đã kịp thời hạ quyết tâm rút lui chiến lược, không cho quân chủ lực của dịch tiếp xúc, giao chiến trên thế có lợi với quân chủ lực của ta, buộc địch phải chia nhiều cánh rải quân khắp nơi để tìm kiếm hòng tiêu diệt quân chủ lực của nhà Trần.

Càng vào sâu đất ta, quân càng rải mỏng, tiếp tế ngày càng khó khăn.  Nhân dân theo lệnh của triều đình làm thanh dã khắp nơi, cất dấu lương thực. Các lực lượng vũ trang tại chỗ của các lộ, các phủ, các châu, các làng, xã, bản, động bám địch tiến công ngay trong vùng chúng chiếm đóng. Mùa Hè đến, thời tiết nhiệt đới gây tổn hại cho quân xâm lược không kém binh đao. 


_________________________
1. Binh thư yếu lược, Sđd, tr.236, tr.65.
2, 3. Theo Hồng Nam và Hồng Lĩnh (chủ biên): Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam chống phong kiến Trung Quốc xâm lược, Sđd, tr.345.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #135 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2009, 08:12:04 pm »

Thế trận của địch ngày càng suy sút, mỏng yếu.  Thế trận của hai bên địch - ta trong các cuộc kháng chiến thời Trận có những đặc điểm:

a. Quân chủ lực của địch về cơ bản không tiếp xúc, không giao chiến được với quân chủ lực của ta trong thời kỳ đầu của chiến tranh, mặc dù đã tập trung cố gắng truy tìm để tiêu diệt. Ta chặn địch từng bước rồi lui quân, bảo toàn được lực lượng.

b. Quân đội tinh nhuệ của địch phải .rải mỏng ra trong quá trình truy tìm quân chủ lực và triều đình của ta, dần dần buộc phải đương đầu với quân các lộ, các phủ, châu và hương binh các làng, bản, thường có một bộ phận quân triều đình làm nòng cốt. Thế xen kẽ hình thành, trong đó quân chủ lực của địch bị đánh phá nhỏ lẻ ngày đêm trong quá trình chúng trú quân, đóng đồn cũng như càn quét và cướp bóc lương thảo, bị eắt tiếp tế, bị cất dấu lương thực. Không những chúng không tìm được đối tượng để thi thố sức mạnh và cách đánh sở trường mà còn bị sa lầy, suy yếu trong thế trận làng - nước của chiến tranh nhân dân Đại Việt. 

c. Chính vì vậy mà không những chúng không tiêu diệt được quân chủ lực của ta, mà cũng không đủ sức chiếm hết các địa bàn quan trọng về chiến lược. Việc Hưng Đạo vương trong cuộc chiến tranh lần thứ hai đem 1.000 chiến thuyền trở lại Vạn Kiếp, một địa bàn hiểm yếu, hỗ trợ cho quân, dân địa phương, uy hiếp mạnh mẽ quân địch từ cạnh sườn và sau lưng, kìm hãm đà tiến công của quân Nguyên xuống phía nam Thăng Long mà Thoát Hoan không làm gì được, phải cầu cứu triều đình Nguyên và than vãn chúng bị “treo lơ lửng ở quãng giữa”, chứng tỏ Bộ Thống soái thời Trần đã thành công trong việc lập thế trận của ta, phá thế trận của địch.

Ta đã hãm địch vào thế trận cả nước đánh giặc, trong đó sức mạnh và cách đánh sở trường của quân Mông - Nguyên không phát huy được. Lực lượng để cơ động tiến công không những không phát huy được tác dụng mà còn dần dần suy yếu.

Trên đây là thế trận địch, ta trong giai đoạn rút lui chiến lược. Sang giai đoạn phản công chiến lược, khi lực lượng địch đã rải ra và suy yếu, mà lực lượng ta được bảo toàn , ta tập trung lực lượng nhằm từng mục tiêu, từng đơn vị địch mà tiến công, cho đến khi ta đánh những trận quyết chiến như Thăng Long - Vạn Kiếp, hoặc ngay từ đầu cuộc phản công đã đánh trận lớn như ở đông Bộ Đầu, Bạch Đằng. Sau những trận này, lực lượng địch bị tiêu diệt lớn, thế trận của chúng tan vỡ. Quân, dân ta phát triển tiến công cho đến khi đánh cho địch tan rã hoàn toàn và bị quét sạch ra khỏi bờ cõi.

Như vậy, nhìn chung cả ba cuộc kháng chiến thời Trần, có thể thấy:

a. Về bố trí lực lượng, lúc đầu địch tập trung lực lượng thành quả đấm chiến lược mạnh, sau đó ta buộc chúng phải rải mỏng lực lượng trên mọi địa bàn đất nước ta mà chúng tiến đánh. Còn quân ta thì vẫn được sử dụng tập trung trong cuộc rút lui chiến lược cũng như trong cuộc phản công chiến lược. Trong lúc đó, vẫn có các lực lượng vũ trang tại chỗ chặn địch và đánh chúng ở khắp mọi nơi chúng đến.

b. Về hoàn cảnh, tình thế hoạt động của quân địch và quân ta, ta tạo nên thế trận làng - nước của chiến tranh nhân dân, trong đó quân ta tự do hành động, còn địch thì ngày càng bị sa lầy và suy yếu.

c. Về xu thế vận động của cuộc chiến tranh, ta làm cho thế trận của địch ngày càng xấu đi, thế trận của ta ngày càng tốt lên, từng bước chuẩn bị các điều kiện về lực lượng và thế trận để chuyển từ giai đoạn rút lui chiến lược sang giai đoạn phản công chiến lược. Trong quá trình chuyển hoá thế trận đó, Bộ Thống soái thời Trần đã tạo nên những bước nhảy vọt trong cuộc kháng chiến, dẫn đến sự tan vỡ trong lực lượng của địch và sự sụp đổ trong thế trận của chúng, đi đến kết thúc thắng lợi từng cuộc kháng chiến.

Nhìn chung, không chấp nhận thế trận của địch, buộc địch phải chấp nhận và bị động đối phó uới thế trận của ta, lập thế  trận của ta, phá thế trận của địch, đó là một trong những đỉnh cao của tài thao lược của Bộ Thống soái nhà Trần. Nghệ thuật lập thế ta , phá thế địch có bước phát triển ngày càng vững vàng, sắc sảo từ cuộc kháng chiến thứ nhất đến cuộc kháng chiến thứ ba.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #136 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2009, 08:14:23 pm »

Trong việc xây dựng thế trận của chiến tranh nhân dân, việc bố trí các tập đoàn quân chủ lực nhằm đánh trận quyết định đóng một vai trò rất quan trọng. Trong hai cuộc kháng chiến lần thứ nhất và lần thứ hai, các tập đoàn chủ lực đều được đưa lên bố trí gần biên giới. Sau đó, tuỳ tình hình mà rút lui chiến lược từng bước, cơ động từ vùng có địch đến vùng không có địch để bảo toàn lực lượng. Nhưng trong cuộc chiến tranh thứ ba, quyết tâm của Bộ Thống soái có khác: Không có tập đoàn lớn nào bố trí chặn địch trên đường quân Mông - Nguyên tiến vào nước ta. 

Việc đánh địch trên những con đường quan trọng đó được giao cho quân địa phương, có một bộ phận quân chủ lực làm nòng cốt. Còn đại quân của triều đình thì từ đầu đã được bố trí làm hai tập đoàn: Một tập đoàn ở Hải đông gần khu vực sông Bạch Đằng và một tập đoàn ở giữa Vạn Kiếp và Thăng Long. Tập đoàn khu vực sông Bạch Đằng do vua Trần và Trận Quốc Tuấn trực tiếp chỉ huy là tập đoàn chủ yếu. 

Rõ ràng là từ đầu chiến tranh, Bộ Thống soái đã có sẵn ý định đánh hai trận quyết định, một trận quyết định ở Bạch Đằng và một trận quyết định gồm nhiều trận nhỏ, từ Vạn Kiếp đến biên giới phía bắc, đập tan và truy kích đại quy mô quân địch rút lui theo đường bộ. Cách bố trí thế - trận này biểu hiện một khả năng dự báo chiến lược cao của Bộ Thống soái và một trình độ cao nắm vững quy luật hành động của địch.

4. Xét về quan điểm kỳ chính và các lập luận khác về thế trong Binh thư yếu lược, thì Bộ Thống soái và các tướng lĩnh thời Trần dã tỏ rõ có tài năng sáng tạo xuất sắc trong nghệ thuật tạo thế dể thắng địch.

Về cách vận dụng kỳ chính trong phạm vi một trận đánh, có thể dẫn trận diệt địch ở Vạn Kiếp mùa Hè năm 1285. Quân Mông - Nguyên bị đánh bật khỏi Thăng Long đang tìm cách vượt sông Như Nguyệt để rút về hướng Lạng Sơn. Quân của Trần Quốc Toản đã chặn đứng địch ở đó buộc quân địch phải đi xuống Phả Lại. Hưng Đạo vương đã bí mật bố trí mai phục sẵn một lực lượng lớn ở Vạn Kiếp. Khi địch qua sông nửa chừng thì quân ta bất ngờ tiến công, tiêu diệt.

Như vậy quân của Trần Quốc Toản giừ vai trò chính binh, công khai đương đầu trực tiếp với địch. Đó là ta đã “lấy chính để hợp”. Lực lượng lớn phục kích ở Vạn Kiếp, bí mật, bất ngờ tiến công giành thắng lợi cho trận đánh. Đó là ta đã “lấy kỳ để thắng”. 

Về cách vận dụng kỳ hình trong phạm vi cả cuộc chiến tranh của Bộ Thống soái, chúng ta có thể thấy qua diễn biến thực tiễn của các cuộc kháng chiến thời Trần: Chính binh là quân chủ lực triều đình, kỳ binh là các lực lượng cả nước đánh giặc ở các địa phương.

Trong thời kỳ đầu của các cuộc kháng chiến, triều đình Trần đã dùng đại quân để chặn địch từng bước. Đó là dùng chính binh để “hợp”, đồng thời dùng kỳ binh là các lực lượng kháng chiến tại chỗ để đánh vào mọi mục tiêu sau lưng địch, buộc chúng phải rải quân đối phó.

Cho đến khi đại quân xâm lược do rải quân chiếm đóng địa bàn mà mất sức chiến đấu, chiến lược đánh nhanh thắng nhanh phá sản, tạo cho đại quân ta điều kiện để thực hành phản công chiến lược. Như vậy là trong thời kỳ này, quân ta đã dùng kỳ binh để thắng.  Ta đã dùng thế trận cả nước đánh giặc để đưa đại quân xâm lược của địch vào tình thế “cá lớn lội ở chỗ nước nông", “thú mạnh đã vào đồng nội”.

Trong giai đoạn phản công chiến lược, các trận đánh lớn ở đông Bộ Đầu trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, ở Thăng Long và Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, ở Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến lần thứ ba đã tạo nên chấn động lớn trong hàng ngũ quân địch. làm cho chúng tan vỡ tháo chạy và đã bị quân dân ta liên tục đuổi đánh và tiêu diệt. Quân ta đã tạo nên cái thế “lăn hòn đá tròn từ trên núi cao nghìn nhận”.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #137 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2009, 08:18:06 pm »

III. XÁC ĐỊNH HƯỚNG TIẾN CÔNG CHỦ YẾU


Khái quát các yêu cầu về xác định hướng tiến công chủ yếu Binh thư yếu lược dẫn Binh pháp Tôn Tử đã vạch rõ:

“Kể ra hình của binh thì như nước. Hình của nước thì lánh chỗ cao mà rảo xuống thấp; hình của binh thì lánh chỗ thực mà đánh chỗ hư 1. Chỗ thực là chỗ quân địch mạnh, tổ chức phòng ngự chắc chắn, chỗ hơ là chỗ không có địch, địch sơ hở hoặc chỗ địch yếu. “Ra quân ở chỗ họ không tới; tới cái chỗ họ không ngờ (xuất kỳ sở bất xu, xu ký sở bất ý). Đi nghìn dặm mà không nhọc, ấy là đi trong chỗ không người”  (thanh thiên lý nhi bất lao giả, hành vô nhân chi địa dã) 2.

Quan điểm đó được đề xuất trên nhiều góc cạnh: Việc binh nên đánh vào chỗ dễ mà không đánh vào chỗ khó” 3.   

“Biết được tình hình hư thực của người rồi thì đánh chỗ mềm mà không đánh chỗ cứng. . . Đánh chỗ cứng thì chỗ mềm phải cứng, đánh chỗ mềm thì chỗ cứng phải mềm” 4.  “Bậc thánh võ trị đời, đánh ở chỗ không có thành, công ở chỗ không có luỹ, chiến ở chỗ không có trận, nhẹ nhàng như mưa rơi trên không, dựng nên cuộc đời vô sự” 5

Những quan điểm trên được các tướng thời Trần vận dụng rất linh hoạt vào những hoàn cảnh tác chiến khác nhau. Có thể hiểu rằng không phải bất cứ chỗ dễ, chỗ yếu, chỗ mềm nào cũng nên đánh. Mà phải chọn chỗ nào, khi ta đánh thắng, sẽ làm cho chỗ khó hơn, chỗ mạnh hơn, chỗ cứng hơn có liên quan trở thành dễ, thành yếu, thành mềm cho ta tiêu diệt tiếp.

Nếu không lượng sức, chọn chỗ quá cứng, đánh không thắng thì những chỗ dễ, chỗ yếu, chỗ mềm khác có liên quan cũng sẽ trở thành khó đánh, thành mạnh, thành cứng.  Tốt nhất là nhằm những nơi địch sơ hở, không đề phòng mà đánh, nơi ta có thể đánh cho địch nhũng đòn bất ngờ. Điều đặc biệt quan trọng là những chỗ hư, chỗ yếu, chỗ dễ, chỗ mềm, mà các tướng thời Trần chọn để hướng đòn tiến công chủ yếu vào đó đều là những chỗ hiểm yếu.

Đánh vào những chỗ này vừa dễ tiêu diệt địch, lại vừa gây nên sự rung động trong thế trận của địch, tạo thuận lợi cho những trận đánh tiếp theo, do đó mà đạt được: “Đánh một nơi mà chín nơi tự vỡ đánh bên đông thì bên tây tự vỡ, đánh phía nam thì phía bắc tự vỡ 6.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, hướng đánh đòn phản công đầu tiên là A Lỗ rồi đến Tây Kết, Hàm Tử. Đó là những điểm yếu, vì lực lượng địch ít, quân mới đóng trên bãi  cát. Nhưng nó lại là nơi hiểm yếu vì cắt đôi hai tập đoàn Thoát Hoan và Toa Đô, cô lập Toa Đô. Đòn phản công tiếp theo là Chương Dương. Đó cũng là điểm yếu vì là căn cứ mới đóng ở bờ sông. Lại là nơi hiểm yếu vì nó rung động trực tiếp đến Thăng Long. Mất Chương Dương, Thoát Hoan phải cho quân cứu viện. Quân viện bị diệt, Thăng Long bị rung chuyển, Thoát Hoan phải bỏ chạy về phía bắc khi bị quân ta bao vây, tiến công. Ta giải phóng được Thăng Long thì tập đoàn gần mười vạn quân của Toa Đô càng bị cô lập. Tập đoàn này vốn là chỗ cứng, nay đã trở thành mềm vì bị tách khỏi tập đoàn của Thoát Hoan ngày càng xa và không giải quyết được việc tiếp tế lương thảo. Chúng lâm vào cảnh rối loạn và bị tiêu diệt tiếp (trận Tây Kết lần thứ hai).

Thời Trần việc chọn hướng tiến công có điểm độc đáo là nhằm vào các cơ sở hậu cần, triệt nguồn tiếp tế lương thảo của địch. Trong cuộc chiến tranh xâm lược, việc bảo đảm lương thảo là vấn đề chiến lược rất lớn. Việc cướp lương thảo trên đất địch để nuôi quân có tầm quan trọng cực kỳ to lớn.  Các tướng lĩnh nhà Nguyên rất coi trọng quan điểm đã được ghi rõ trong Binh pháp Tôn Tử. “Người khéo dùng binh...  không tải lương ba lần. Vũ khí trang bị do trong nước cung cấp còn lương thảo thì lấy ở nước địch . . . Vận chuyển đi xa sẽ làm cho trăm họ bần cùng. Những địa phương nơi quân đội tập trung, giá cả sẽ tăng cao, giá cả tăng cao sẽ làm nguồn tài chính của dân cạn kiệt, nhà nước sẽ phải tăng nhanh thuế má và lao dịch. Quân lực ngày càng tiêu hao, tài lực ngày càng kiệt quệ: kinh tế trong nước sẽ đi tới phá sản. Của cải của dân tiêu hao mất bảy phần mười, của cải của nhà nước . . . cũng mất đi sáu phần mười” 7.


____________________________________
1, 2, 3. Binh thư yếu lược, Sđd, tr.239, tr.218, tr.190.
4, 5, 6. Binh thư yếu lược, Sđd, tr.36, tr.45, tr.243.
7. Đây là nói nơi quân đội tập trung ở trên đất của kẻ xâm lược.  
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #138 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2009, 09:41:31 pm »

Chính với nhận thức đó mà Trần Hưng Đạo đã nhằm tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ trong cuộc kháng chiến lần thứ ba. Đó là mục tiêu yếu, nhưng cực kỳ hiểm yếu, vì nó quyết định khả năng tiếp tục chiến đấu của quân Nguyên. Nghe tin đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ bị tiêu diệt, Thoát Hoan đã phải hạ quyết tâm rút quân về nước, bỏ dở cuộc xâm lược. Điều đáng chú ý là ở khắp các địa phương, quân dân ta liên tục tiến công vào bọn địch đi cướp lương thảo, đánh vào đường vận chuyển tiếp tế của địch, đồng thời thường xuyên làm thanh dã cất dấu lương thực của ta.

Quân Nguyên cũng rất sợ những cuộc tiên công nhỏ ban đêm của quân các địa phương vùng địch chiếm đóng. Có thể xem đó cũng là một hướng tiến công nhằm vào những chỗ sơ hở trong thế bố phòng của địch, nhằm vào tinh thần căng thẳng của quân xâm lược.

Trong một số tình huống chiến lược đặc biệt quan trọng, các tướng nhà Trần cũng đã hạ quyết tâm rất đúng đánh vào chỗ thực, chỗ cứng, chỗ khó, chỗ mạnh của địch mà ta có điều kiện tập trung lực lượng tiêu diệt sau khi đã tạo ra những điều kiện làm cho nó mềm, yếu đi. Đó thường là những mục tiêu đặc biệt quan trọng, tiêu diệt nó sẽ tạo nên bước ngoặt quyết định trong kháng chiến với mức độ khác nhau. Những nơi mạnh mà ta đủ sức tiêu diệt đó đều là những mục tiêu đặc biệt hiểm yếu.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, đông Bộ Đầu là chỗ mạnh của địch. Nhưng sau chín ngày chiếm đóng bị tiêu hao và đói ăn chúng đã suy yếu nhiều. So với lực lượng quân Trần đã được củng cố thì quân ta đủ sức tiêu diệt chúng. Chiến thắng đông Bộ Đầu đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ nhất của quân Mông Cổ.

Trong cuộc kháng chiến lần ba, hướng chủ yếu của đòn phản công chiến lược đầu tiên là lực lượng thuỷ binh hùng mạnh của địch trên sông Bạch Đằng. -Đó là nơi địch mạnh, nhưng ta đã chuẩn bị các điều kiện để làm cho nó suy yếu.  Quân ta đã chặn đạo quân hộ tống của Trình Bằng Phi đi đường bộ ven sông để yểm hộ cho đoàn thuyền của Ô Mã Nhi, lại chặn đoàn thuyền địch ở Trúc Động trên sông Giá, buộc địch phả quay về sông Đá Bạc để xuôi xuống Bạch Đằng và đi vào trận địa đã bày sẵn của ta. Đó lại là mục tiêu cực kỳ hiểm yếu, vì thuỷ binh là lực lượng mới mà quân Nguyên ra sức xây dựng, chỗ cậy quan trọng của chúng trong các cuộc phiêu lưu quân sự mới.

Trong các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực hiếu chiến, chúng thường cậy vào các hình thức tổ chức lực lượng mạnh để thực hiện các biện pháp tác chiến chiến lược lợi hại nhằm tạo nên sức mạnh mới đè bẹp đối phương. Trong hai cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt trước đây, quân Mông-Nguyên đã dùng hình thức tổ chức lực lượng cơ bản là các binh đoàn kỵ binh thiện chiến có sức cơ động rất cao, biện pháp tác chiến chiến lược sở trường là cách đột phá mãnh liệt và sâu bao vây vu hồi rộng, nhanh chóng áp đảo, chia cắt lực lượng , phá vỡ thế trận của đối phương.

Những bảo bối này đã đưa đến cho chúng chiến thắng huy hoàng trên khắp chiến trường châu Âu, châu Á. Sau khi hình thức tổ chức lực lượng và biện pháp tác chiến này bị mất hiệu lực và thất bại trong thế trận làng - nước và trên địa hình rừng núi, làng mạc, sông ngòi Đại Việt qua hai cuộc xâm lược thứ nhất và thứ hai, quân Mông - Nguyên đã chuyển sang xây dựng lực lượng thuỷ binh hùng hậu, có khả năng chở các binh đoàn tinh nhuệ vượt biển khơi, luồn lách vào các sông ngòi, đổ quân tiến công vào cả phía trước, phía sau của đất nước đối phương. Đây là một mối uy hiếp lớn đối với sự an toàn không những của Đại Việt mà còn đối với các nước khác ở đông Nam châu Á.

Với ý nghĩa này, chiến thắng Bạch Đằng là một đòn quyết định đánh vào ý chí xâm lược nước ta của đế chế Nguyên. Qua đó có thể thấy rõ tác dụng to lớn của việc chọn hướng tiến công chủ yếu trong giai đoạn quyết định của cuộc kháng chiến.


IV. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO TÁC CHIẾN


Vận dụng tư tưởng chỉ đạo tác chiến là một nội dung rất cơ bản của nghệ thuật quân sự. Qua sự điều hành của Bộ Thống soái và hoạt động tác chiến của quân, dân thời Trần thấy nổi bật lên các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến quan trọng sau đây:
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #139 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2009, 09:45:39 pm »

1. Trước hết là tư tưởng tiến công, tích cực tiến công, toàn quân, toàn dân tiến công.

Cơ sở chính trị tinh thần và vật chất của tư tưởng tiến công của quân dân ta thời Trần là một loạt các nhân tố, các sự kiện quan t.rong tồn tại và diễn ra trước và trong cuộc kháng chiến. Đó là lòng yêu nước và tinh thần quật cường, bất khuất truyền thống của dân tộc Việt Nam, lời kêu gọi của triều đình giặc đến phải liều chết đánh và cất dấu lương thực, một loạt chính sách về chính trị, xã hội và kinh tế, gắn - bó triều đình và dân chúng, Hịch tướng sĩ, Hội nghị Diên Hồng, cách tổ chức lực lượng vũ trang hợp lý của nhà Trần, sự tàn bạo dã man của quân xâm lược và tình thế bị sa lầy của chúng trong thế trận chiến tranh nhân dân, địa hình hiểm trở và thời tiết nhiệt đới của đất nước ta . . . 

Khắp miền xuôi, miền ngược quân giặc đều bị tiến công.  Quân triều đình, quân các lộ, phủ, châu , hương binh các xã, làng, bản, đều tiến công. Cả dân chúng cũng tham gia tích cực vào chặn đánh giặc. Những trường hợp như dân làng Cổ Sở Yên Duyên, Đa Mỗi, dân trại Quy Hoá, huyện Phù Ninh, v.v. tự động đánh lại địch là hiện tượng phổ biến. 

Trong giai đoạn quân ta rút lui chiến lược, các lực lượng chủ lực và địa phương ở lại sau lưng địch đều tiến công từ trong ruột chúng, có trận quan trọng như trận Nội Bàng trong cuộc kháng chiến lần thứ ba.

Trong giai đoạn phản công chiến lược thì tư tưởng và hành động tiến công càng mạnh mẽ và ngày càng tăng cường.  Vô luận phản công từ nhỏ đến lớn như trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, hoặc phản công lớn ngay từ đẩu như trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất và thứ ba, thì đều kết thúc bằng một cuộc tiến công chiến lược ồ ạt của toàn bộ quân dân ta trên tất cả các địa bàn có địch. Chính từ thực tiễn đó mà Binh thơ yếu lược đã nêu yêu cầu: “Đánh như sông vỡ, đánh như sấm vang”1. “Sự đánh của kẻ thắng cũng như tháo vỡ nước chứa ở trên cao nghìn nhẫn” 2. Yêu cầu này cũng phản ánh khí thế tiến công như vũ bão của quân ta trong trận Bạch Đằng năm 1288.

Tuy tư tưởng tiến công bao trùm và quán triệt rất sâu  sắc mạnh mẽ nhưng Trần Hưng Đạo cũng như các tướng lĩnh đã biết thực hành rút lui chiến lược khi cần thiết và thực hành phòng ngự với mức độ cẩn thiết để yểm trợ cho cuộc rút lui chiến lược như ở Bình Lệ Nguyên và ở Phù Lỗ trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, ở Vạn Kiếp, ở bờ sông Hồng trong cuộc kháng chiến lần thứ hai.

Về quan điểm này, Binh thư yếu lược đã viết: Nên lui thì lui, đừng lui vì nhút nhát. Đem quân tới trận, khi tiến khi lui, lường theo thế mà thôt... biết khó mà lui, lường thế không thể thắng được, bèn thu vén quân mà rút lui, hơn là tiến mà để mất vậy. Có thể tiến mà lại lui đó mới là lỗi” 3.

Trên đà phản công chiến lược, quân ta tiến công diệt địch mãnh liệt trên đất ta, nhưng đến biên giới phía bắc thì quân ta dừng lại, không truy kích sang đất địch. Đó là một chủ trương rất sáng suốt, biểu thị một nhãn quan chiến lược xa rộng và một nhận thức chính trị đúng đắn, nhằm bảo đảm hoà bình lâu dài cho hai dân tộc. Đó là nghệ thuật biết dừng trên đà tiến công mạnh. Binh thư yếu lược.. dẫn Binh pháp Ngô Khởi, đã viết: “Cho nên người biết đạo trước hết phải dự tính đến sự thất bại vì không biết chỗ dừng. Có phải là chỉ tiến thì mới nên công đâu!” 4.
 
2. Tư tưởng chủ động đánh địch, hành động theo ý định của ta mà không theo ý định của địch, điều động địch mà không để địch diều động ta.

Mở đầu mỗi cuộc chiến tranh xâm lược, địch muốn giao chiến ngay với chủ lực của ta để thực hiện ý đồ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh. Ta tránh quyết chiến trong điều kiện không có lợi, ngăn địch từng bước, rút lui chiến lược, bảo toàn chủ lực, trừ một bộ phận chủ lực cần thiết để ngăn địch lúc đầu không dùng chủ lực ta đương đầu với chủ lực của địch.

Trong thời kỳ này, địch muốn giao chiến với ta thành trận tuyến, trận địa công khai để phát huy được thế mạnh của chúng, ta dùng thế trận chiến tranh không chiến tuyến, đánh nhỏ lẻ, rộng khắp cả trước mặt và sau lưng chúng để phân tán và tiêu hao, làm suy yếu lực lượng địch.

Làm được như vậy, ta đã không cho địch phát huy được sức mạnh và cách đánh sở trường của chúng, buộc chúng phải chấp nhận cách đánh sở trường của ta và phải đối phó trong thế yếu và bất lợi với sức mạnh của ta. Đó là cách ta giành quyền chủ dộng về chiến lược ngay trong điều kiện kẻ thù đang chủ động khởi đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. 


______________________________
1, 2. Binh thư yếu lược, Sđd, tr.235-237.
3, 4. Binh thư yếu lược, Sđd, tr.385, tr.52.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM