Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:39:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 3  (Đọc 82211 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #140 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 10:50:31 am »

Tổ chức quân sự, quốc phòng thời kỳ Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý đã ra đời trong chiên đấu giữ nước và dựng nước, đồng thời cũng thật sự trưởng thành trong dựng nước và giữ nước.  Trong thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức chiến đấu chống xâm lăng, bình dẹp phản loạn của quân đội quốc gia Đại Cồ Việt - Đại Việt thời kỳ từ 939 đến 1225, tư tưởng quân sự và nghệ thuật quân sự đã sớm xác lập, ngày một nâng cao với hiệu lực mạnh mẽ.

Nói về võ công trong đánh thắng giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, sử gia thế kỷ XIII Lê Văn Hưu nhận định “mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy1.  Kế thừa và phát huy “mưu giỏi”, “đánh giỏi” của Ngô Quyền cùng đội quân “mới họp” của người anh hùng dân tộc “mở nước xưng vương” đó, quân đội thời Đinh, Tiền Lê, Lý đã nhanh chóng tô điểm và xây đắp nên một nền nghệ thuật quân sự mang đậm bản sắc dân tộc.

Trước hết, về mặt tư tưởng, ngay từ đầu đã xuất hiện một sự kết hợp chặt chẽ giữa quân sự quốc phòng với chính trị. Một quân đội mạnh có hiệu lực trong chiến đấu đã được kết hợp với xây dựng và củng cố một nhà nước vững mạnh.  Lịch sử cho hay khi nhà nước vương triều Ngô ở Cổ Loa suy sụp lập tức tổ chức quân đội tan rã, phân tán, dẫn tới “loạn 12 sứ quân”.

Dẹp loạn thành công, nhà nước quân chủ vương triều Đinh ra đời. Một tổ chức “quân 10 đạo” được thành lập, gắn tổ chức quân sự với tổ chức đơn vị hành chính. Đó chính là mầm mống của ba thứ quân: quân triều đình (trung ương), quân các đạo (địa phương) và hương binh sẵn có trong cơ sở giáp, xã, động, bản, được các vương triều Tiền Lê và Lý kế thừa, phát triển thành một đội quân hùng mạnh để có khả năng hai lần lập nên chiến công oanh liệt đánh thắng giặc Tống vào thế kỷ X, thế kỷ XI.

Cũng ngay từ thế kỷ X, vào năm 980 vương triều Đinh suy yếu, vua nhỏ tuổi, nội bộ lục đục hoạ xâm lăng của nhà Tống đến gần. Trước tình hình đó, lực lượng quân đội ở Hoa Lư do Phạm Cự Lượng cầm đầu đã can thiệp, được Dương Thái hậu và triều thần đồng tình cùng tôn Lê Hoàn lên ngôi vua ổn định tình hình.  Quân đội không những không bị tan rã mà còn được củng cố, tiếp tục phát huy sức mạnh đánh thắng giặc Tống lần thứ   nhất, bảo vệ độc lập cho quốc gia Đại Cồ Việt. 

Vấn đề thứ hai khá cơ bản, đó là chính sách “ngụ binh ư nông” đã được vận dụng rõ nét từ thời Lý. Xuất phát từ một đất nước nhỏ, nông nghiệp nghèo, dân số không đông để có một đội quân đông đảo gồm ba thứ quân với các loại binh thuỷ, lục, kỵ, tượng, nhà Lý đã thực hiện việc kiểm kê dân đinh, phân theo lứa tuổi ghi vào sổ, sẵn sàng huy động khi cần thiết.

Bình thường trong quân đội chỉ có một bộ phận thường xuyên tại ngũ đó là cấm binh, còn lại sương quân và quân địa phương đều chia phiên thay nhau về làm ruộng.  Lúc lâm sự tất cả được huy động dưới quyền điều khiển của các tướng lĩnh. Như vậy nhà nước khi cần thiết có thể đảm bảo một số lượng quân đông đảo, mặt khác còn giảm bớt được gánh nặng nuôi quân.

Chính sách “ngụ binh ư nông” là cơ sở để thực hiện “toàn dân là lính” đã thực sự hình thành từ thời Lý, từng tồn tại xuyên suốt quá trình xây dựng lực lượng vũ trang của nhân dân ta trong lịch sử.  Như vậy, xây dựng quân đội mạnh đi đôi với xây dựng bảo vệ nhà nước mạnh và “ngụ binh ư nông”, “toàn dân là lính” là tư tưởng quân sự lớn đã được hình thành vào thời kỳ này.

Từ những tư tưởng quân sự lớn đó, tổ chức quân đội và hoạt động chống giặc trong vòng ba thế kỷ từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XIII, đã tạo dựng nên một nền nghệ thuật quân sự đặc sắc thể hiện ở chiến lược chiến thuật được vận dụng linh hoạt và thắng lợi. 

Ý thức đầy đủ về sự tồn tại của đất nước trong điều kiện khó khăn và hoàn cảnh phức tạp, lại thường xuyên bị nhòm ngó của kẻ thù xâm lược từ hai đầu nam bắc, ngay từ buổi đầu sau khi giành lại quyền tự chủ, quân sự, quốc phòng đã được nâng lên hàng đầu trong quốc sách kết hợp dựng nước với giữ nước.

Một tổ chức quân đội quốc gia từ “10 đạo quân” thời Đinh và Tiền Lê phát triển thành một quân đội hùng mạnh gồm ba thứ quân, khi hữu sự dặt dưới quyền chỉ huy của triều đình do nhà vua đứng đầu đã thể hiện nhận thức đúng đắn và quyết tâm của nhà nước quân chủ trong hoạt động giữ nước.

______________________________
1. Toàn thư, Sđd. t.l, tr. 198.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #141 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 10:59:01 am »

Trong chiến lược giữ nước thời này, bên cạnh ý thức cảnh giác, biết mình, biết người, chủ động xây dựng lực lượng và kế hoạch bảo vệ đất nước và luôn luôn sẵn sàng chiến đấu nổi lên vấn đề giành thế chủ động trong cuộc chiến.

Trong kháng chiến lần thứ nhất, khi được tin quân Tống sắp kéo sang trong lúc kinh đô Hoa Lư còn đang rối bời, Lê Hoàn với tư cách người đứng đầu Đại Cồ Việt dã tìm mọi cách hoà hoãn, ổn định tình hình, có thời gian bố trí lực lượng giành thế chủ động đón giặc.

Trước khi phát binh, Lê Hoàn còn sai Giang Cự Vọng và Vương Thiệu Tộ thác lời Đinh Toàn sang vua Tống xin nối ngôi cha. Trong thời gian vua Tống cử sứ giả đến Hoa Lư đưa thư với lời lẽ vừa dụ dỗ vừa đe doạ thì Lê Hoàn đã kịp thời điều quân thuỷ, bộ chốt ở những nơi hiểm yếu trên đường tiến quân của giặc từ biên giới phía bắc đến Hoa Lư.

Dấn quân vào đất Đại Cồ Việt quân Tống gặp phải sự chống cự quyết liệt của một đội quân thuỷ, bộ lớn mạnh đã sẵn sàng đợi giặc. Trong gần ba tháng lao vào cuộc xâm lăng Đại Cồ Việt, tướng giặc Hầu Nhân Bảo bị chém đầu trên sông Bạch Đằng, các tướng Quách Quân Hiệu Triệu Phụng Huân bị bắt sống ở chiến trường Tây Kết, chịu thất bại hoàn toàn.

Cũng để giành thế chủ động trên chiến trường. trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai vào năm 1077, sự việc lại diễn ra theo một cách khác.

Nắm bắt được tình hình nhà Tống tập trung binh lực, quân lương ở gần kề biên giới, lấy Ung Châu làm tổng hành doanh, Lý Thường Kiệt đã chủ động xuất quân san phẳng hậu cứ của địch trên đất địch. 

Sau khi triệt phá các cơ sở hậu cần của địch mà trung tâm là thành Ung Chân Lý Thường Kiệt rút quân về nước, chủ động sắp đặt mưu kế, bố trí lực lượng thuỷ bộ, lập phòng tuyến Như Nguyệt sẵn sàng đời địch. Sau ba tháng bị giam chân bên kia bờ sông Như Nguyệt, một vài lần đem quân sang sông đều bị chặn đánh, đẩy lùi thuỷ quân bị hãm bên dòng Đông Kênh không tiến lên được; quân lính sau nhiều lần bị tiến công khiếp sợ và chán nản, lại gặp thời tiết khắc nghiệt, Quách Quỳ, Triệu Tiết phải chịu thất bại, nhân đề nghị “giảng hoà” của Đại Việt mà rút quân về nước. 

Như vậy, trong hai lần nhà Tống chủ động tổ chức lực lượng tiến hành xâm lược vào các năm 981 và 1077, hai lần bằng mưu lược tài tình, linh hoạt, quân dân Đại Cồ Việt ‘ Đại Việt đã giành được thế chủ động, ung dung đợi giặc, buộc giặc Tống lâm vào thế bị động trên chiến trường. 

Sau khi bằng con đường ngoại giao để hoà hoãn hoặc “tiên phát chế nhân”, giành thế chủ động để tổ chức phòng ngự đợi giặc trong hai cuộc kháng chiến chống Tống, Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt đã chỉ huy quân đội tổ chức nhiều đợt tiến công chặn giặc, phá giặc buộc chúng phải chịu thất bại hoàn toàn. Kết hợp phòng ngự với tiến công và tiến công để phòng ngự là nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự thời này.

Chiến lược quân sự đúng đắn triển khai thực hiện thông qua những chiến thuật sắc bén thích hợp. Đó là phối hợp chặt chẽ giữa bộ binh và thuỷ binh, giữa đánh trên bộ và trên sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống Tống, là vây thành diệt viện trong thực hiện “tiên phát chế nhân”, là công thành trong hạ thành Ung Châu năm 1075, tiến công cứ điểm Tây Kết năm 981, tiến công Indrapura (Đồng Dương) năm 982, tiến vào Vijaya (Phật Thệ) năm l069; là dựa vào chiến luỹ chiến đấu phòng thủ sẵn sàng chuyển sang tiến công ở chiến trường Như Nguyệt năm 1077; là mai phục cả trên bộ, trên sông trong hai lần chống giặc Tống, là truy kích ở chiến trường Tây Kết năm 981 ; là “đánh vào lòng người” trong cổ vũ quân lính qua bài thư trên sông Như Nguyệt, qua Lộ bô’ văn của Lý Thường Kiệt cáo yết cho dân bản địa trên đường hành quân sang đất Tống, qua tấu của Lê Hoàn thác lời Đinh Toàn gửi xin mệnh của vua Tống, qua kế trá hàng của Lê Hoàn đánh lừa Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng năm 981 . . .

Như vậy, vào thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh và tổ chức chống giặc thắng lợi, tư tưởng lớn về quân sự đã hình thành cùng với một nền nghệ thuật quân sự đặc sắc.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #142 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 10:59:57 am »

Kết hợp quân sự, quốc phòng với chính trị, “ngụ binh ư nông” thực hiện ‘toàn dân là lính” là những tư tưởng lớn chỉ đạo cho hoạt động quốc phòng giành thắng lợi đã xuất hiện từ thời này. Công cuộc chống xâm lăng, đặc biệt hai lần đánh thắng giặc Tống đã thực sự nâng “mưu giỏi” và “đánh giỏi” kế thừa của quá khứ lên thành nghệ thuật quân sự độc đáo. Với chiến lược đúng đắn, chiến thuật sắc bén, linh hoạt, quân đội Đại Cồ Việt - Đại Việt đã đánh bại mọi kẻ thù xâm lăng lớn nhỏ trên mọi địa hình núi lừng, trung du, đồng bằng, sông, biển.

Qua lịch sử xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức chiến đấu chống ngoại xâm và bình dẹp các hiện tượng phân tán, phản loạn trong vòng ba thế kỷ trải các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý từ năm 939 đến năm 1225, nền quân sự của đất nước đã sớm xác lập, phát triển với một tổ chức quân đội quốc gia khá hùng mạnh.

Có thể nói, trong lịch sử trung đại, sau một quá trình tồn tại và phát triển không bình thường dưới ách đô hộ hơn một ngàn năm, sau khi giành được độc lập tự chu vào đầu thế kỷ X, lần đầu tiên nền quân sự quốc phòng quốc gia với đầy đủ nội dung của nó được thiết lập cùng với công cuộc phục hưng đất nước, xây dơng nhà nước quân chủ tập quyền độc lập tự chủ. 

Tập hợp dưới dưới cờ đuổi giặc giữ nước không phải là mới đối với dân tộc ta vào đầu thế kỷ X. Nhưng xây dựng một nền quân sự quốc phòng có hệ thống chặt chẽ, binh chế rõ ràng của một quốc gia lại là bước khởi đầu như bước khởi đầu xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền vào thời này vậy.

Từ một đoàn “quân mới họp” thời Ngô Quyền đến đoàn quân lớn lên từ “cờ lau tập trận” của Đinh Bộ Lĩnh trong dẹp loạn thắng lợi, tiến tới một lực lượng vũ trang “quân 10 đạo” của quốc gia Đại Cồ Việt dưới quyền quản lệnh của Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn là một bước phát triển tuần tự nhịp nhàng nhưng nhanh chóng.

Quá trình ban đầu đó chỉ diễn ra trong vòng 30 năm, từ năm 938 đến năm 968. Mười ba năm sau, vào năm 981, tổ chức 10 đạo quân đó lại tiếp tục thử lửa trong cuộc đọ sức với đại quân nhà Tống trong lần xâm lược thứ nhất, và trong dịp chinh phạt Chiếm Thành vào năm 982. Cả hai lần quân đội Đại Cồ Việt đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Ra đời từ dẹp loạn, trưởng thành trong chiến tranh vệ quốc, nền quân sự quốc phòng của quốc gia Đại Cồ Việt hồi thế kỷ X đã qua những bước khởi đầu oanh liệt, để tiến vào thế kỷ XI - quốc gia Đại Việt thời Lý - với hào quang của một quân đội bách chiến bách thắng.

Nền quân sự - quốc phòng đó được hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ vào thời Lý từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIII.  Trên cơ sở đất nước được phục hưng, củng cố và phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. nền quân sự - quốc phòng thời kỳ này đã phát huy hiệu lực, giữ một vị trí vô cùng quan trọng, nắm phần quyết định không chỉ trong sự nghiệp giữ nước, bảo vệ chủ quyền mà cả trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Gắn liền vời tên tuổi các vị anh hùng dân tộc: Ngô Quyền Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, nền quân sự, quốc phòng đó mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân đồng thời là một di sản vô cùng quý báu. Với những thành tựu lớn lao trong xây dựng nền quân sự, quốc phòng đó, quân và dân ta bước vào thời Trần với ba lần lập nên chiến công oanh liệt đánh thắng giặt Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #143 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 11:34:43 am »

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC I


Dịch

CHIẾU DỜI ĐÔ

Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô 1. Nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô 2. Các Vua thời Tam Đại 3 đâu có phải chỉ theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời. Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu đồ nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời,  dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì mới thay đổi. Vì vậy vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Còn như hai nhà Đinh, Lê thì lại theo ý riêng mình, coi thường mệnh khiến cho trời không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên ở nơi này 4 , khiến cho triều đại không được lâu dài, số vận ngắn ngủi; trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót, không thể không dời. 

Huống chi thành Đại La là cố đô của Cao Vương
5 , ở vào nơi trung tâm trời đất, có cái thế rồng cuốn hổ ngồi, đúng ngôi vị Nam, Bắc, Đông Tây, thuận núi sông quay đi ngoảnh lại. đất rộng mà bằng, cao mà thoáng, dân cư khỏi chịu cái khổ ngập lụt muôn vật rất dồi dào. Xem khắp đất Việt chỉ đây là nơi thắng địa. Thật là nơi tụ hội quan trọng cửa bốn phương, nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Trẫm muốn nhân cái địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh thấy thế nào?



Nguyễn Đức Vân dịch.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư.



_____________________________
1. Nhà Thương, hoặc Ân Thương, là triều đại chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc từ thời cổ đại trước Công nguyên. Bàn Canh là vua thứ mười bảy của nhà Thương. Vua đầu tiên của nhà Thương là Thành Thang đóng đô ở đất Bắc, nay thuộc huyện Thương Khẩu tỉnh Hà Nam. Đến với Bàn Canh dời đô đến đất Ân, nay thuộc huyện Yên Sở, tỉnh Hà Nam.
2. Thành Vương là vua thứ ba của nhà Chu. Nhà Chu là triều đại tiếp nối liền với nhà Thương. Chu Văn Vương nhà Chu dựng nghiệp ở đất Kỳ, tỉnh Thiểm Tây. Chu Vũ Vương lại dời đô đến Trường An: tỉnh Thiểm Tây. Chu Thành Vương lại dời đô đến Lạc Ấp, tỉnh Hà Nam.
3. Tam Đại: tên chung chỉ ba triều đại: Hạ, Thương, Chu.
4. Chỉ Hoa Lư, đô của hai nhà Đinh và Tiền Lê. nam thuộc Ninh Bình: Hoa Lư còn gọi là Trường Yên.
5. Cao Vương: chỉ Cao Biền, viên quan đô hộ thời nhà Đường làm Tiết độ sứ. Cao Biền xây thành Đại La (nay thuộc quanh vùng đường Đại La, Hà Nội) vào khoảng 866. Tương truyền Cao Biền có nhiều thủ thuật về phép phong thuỷ, cho nên giới phong thuỷ thời phong kiến tôn Cao Vương cũng như giới nhà Nho tôn Sỹ Nhiếp là Sĩ Vương. Từ đó, tên Cao Vương quen dùng, ngay cả khi người đời sau chế giễu Cao như trong câu đối đình Tân Khai (44 phố Hàng Vải Hà Nội) ca tụng tinh thần Bạch mã - thành hoàng của thủ đô Thăng Long - đã giúp vua Lý và đã nổi sấm sét phá phép của Cao.  Trong đối câu đối có ngụ ý đối lập sự tôn nghiêm của vua nhà Lý nước ta với sự hài hước trong việc Cao Biền giở trò phù thuỷ mà bị thất bài nhục nhã:
“Đan giá tự nhiên lai, thành quách dĩ tiền khai Lý đế,
Nhất thanh tòng địa chấn, sơn hà y cựu tiếu Cao vương”. 
(Giáng hạ tự mây trời, thành quách ngàn xưa, mở nghiệp Lý đế;
Sấm sét vang mặt đất, núi sông như cũ, cười giễu Cao vương).
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2009, 12:05:41 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #144 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 12:03:31 pm »


Phiên âm:

PHẠT TỐNG LỘ BỐ VĂN

Thiên sinh chúng dân, quân đức tắc mục. Quân dân chi đạo vụ tại dưỡng dân. Kim văn Tống chủ hôn dung, bất tuân thánh phạm, thính An Thạch tham tà chi kế, tác “thanh miêu”, “trợ dịch” chi khoa, sử bách tính cao chi đồ địa, nhi tư kỳ phì kỷ chi mưu.

Cái vạn dân tư phú ư thiên, hốt lạc na yêu lợi chi độc. Tại thượng cố nghi khả mẫn, tòng tiền thiết mạc tu ngôn. 

Bản chức phụng quốc vương mệnh, chỉ đạo Bắe hành; dục thanh yêu nghiệt chi ba đào, hữu phân thổ vô phân dân chi ý; yếu tảo tinh uế chi ô trọc, ca Nghiêu thiên hưởng Thuấn nhật chi giai kỳ.

Ngã kim xuất binh, cố tương chưng tế. Hịch văn đáo nhất, dụng quảng văn tri. Thiết tự tư lường, mạc hoài chấn bố.


Theo Việt điện u linh .


Dịch nghĩa:

BÀI VĂN LỘ BỐ ĐÁNH GIẶC TỐNG

Trời sinh ra dân chúng, vua có đức thì tin yêu. Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân. Nay nghe biết vua Tống ngu hèn, không theo khuôn phép thánh nhân, nghe cái kế tham tà của An Thạnh, bày ra phép “thanh miêu”, “trợ dịch”; khiến trăm họ hao kiệt, lầm than, để thoả cái mưu nuôi béo lấy thân mình.

Số là muôn dân đều dựa vào trời, bỗng sa vào sự độc hại của thói tham lợi. Bề trên cố nhiên phải thương xót. Những việc từ trước, thôi không nói làm gì.

Bản chức vâng mệnh quốc vương, chỉ đường bắc tiến, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có cái ý phân biệt quốc thổ chứ không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch cái bẩn thỉu hôi tanh để ca thuở đẹp của ngày Nghiêu, để hưởng hội lành của tháng Thuần.

Nay ta ra quân cốt cứu vớt muôn dân. Hịch văn truyền đến để mọi người đều nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi.


Trần Văn Giáp dịch.

_______________________
Mấy chữ cuối của câu này, các bản chữ Hán thường chép là “yêu ly chi độc”, nhưng “yêu ly” thì không rõ nghĩa. Chúng tôi ngờ, rằng đây là yêu lợi chi độc”; “yêu lợi là chữ trong Hậu Hán thư (Trương Hoành truyện) và trong sách Không tùng tử. “yêu lợi” tức là cầu lợi. Trong bài này, văn bản đổi “lợi” thành “ly” có thể là vì một trong hai lý do sau đây:
a) Đời Tống (như trong từ khúc) thường hay có lối cho phép viết tự do, miễn là đồng âm hay gần âm là được. Sống trong đời Lý, cùng thời đại với đời Tống, tác giả đã viết “ly” thay cho “lợi” chăng .
b) Từ Hậu Lê trở về sau, kỵ huý tên vua Lê Lợi. Cho nên nếu tác giả viết là “lợi”? thì người đời Lê đã kỵ huý mà đổi ra “ly” chăng?
 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #145 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 01:02:19 pm »


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ph. Ăng ghen: Tuyển tập luận văn quân sự, tập 1, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1978.

2. Ph. Ăng ghen: Tuyển tập luận văn quân sự, tập 2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1978.

3. Ph. Ăng ghen, Lênin, Stalin: Bàn về chiến tranh nhân dân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1970.

4. A.B.Pohacốp: Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X-XIV. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. 

5. Anh linh chính khí, bản chữ Hán, Thư viện Viện Hán Nôm, ký hiệu VHV. A.2423.

6. Bách thần lục, bản chữ Hán, Thư viện Viện Hán Nôm, ký hiệu VHV. 1276.

7. Binh thư yếu Xược (Phụ Hổ trướng khu cơ), bản dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.

8. Cao Hùng Trưng: An Nam chí nguyên, bản in Viễn Đông bác cổ, Hà NộI, 1932. bản dịch của Hoa Bằng.

9. Chu Khứ Phi: Lĩnh ngoại đại đáp, tư liệu khoa sử, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Chu Quang Trứ: Mỹ thuật thời Trần, Khảo cổ học, 5-6-1970.

11. D.G.E.Hall: Lịch sử Đông Nam A, bản dịch, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội: 1997.

12. Đào Duy Anh: Lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội , 1994 .

13. Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội.

14. Đại Nam thần lục, Thư viện Viện Hán Nôm, ký hiệu A.29134 .

15. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I-IV, in lần thứ hai, Nxb.  Khoa học xã hội, Hà Nội. l971 - 1972. 

16. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I-IV, mộc bản khắc năm Chính hoà, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993. 

17. Đại Nam thần lục, Thư viện Viện Hán Nôm, ký hiệu: A2913.

18. Đặng Xuân Bảng: Sử học bị khảo, bản dịch, Nxb. Văn hoá thông tin?, Hà Nội -1977.

19. Đặng Xuân Khanh: Thăng Long cổ tích khảo, Thư viện Viện Hán Nôm, Ký hiệu: VHV. 2471.

20. Định Quốc Công Nguyễn Bặc, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Nxb. Khoa họe xã hội, Hà Nội, 1998. 

21 . Đỗ Văn Ninh (chủ biên) : Lịch sử Việt Nam từ khởi thuỷ đến thế kỷ X, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.

22. Đỗ Văn Ninh: Thành Cổ Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983.

23. Đỗ Văn Ninh: Tiền cổ thời Lý - Trần, Nghiên cửu lịch sử số 6 (189) tháng 11,12-1979.

24. Hà Khứ Phi: Hà Bác sĩ bị luận, bản chữ Hán.

25. Hán Ngọc Lâm: Quảng Đông thông chí, bản chữ Hán.

26. Hoa dược đích phát ninh hoà Tây truyền, Hoa Đông nhân dân xuất bản xã, Thượng Hải, 1954.

27. Hoàng Xuân Hãn: Lý Thường Kiệt, Nxb. Văn hoá, Hà Nội. 1994.

28. Hoàng xuân Hãn, Lý Thường Kiệt tập 1, 2, Nxb. Sông Nhị. Hà Nội. 1949 - 1950.

29. Hoàng Đình Phu (chủ biên): Mây nét về sự phát triển kỹ thuật quân sự, Nxb. quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976.

30. Hoàng Điền (chủ biên): Tìm hiểu công tác hậu cần thời xưa, Bộ Tham mưu Tổng cục Háu cần xuất bản, Hà Nội, 1977 .

31. Hoàng Minh: Tìm hiểu tổ tiên ta đánh giặc, In lần thứ ba, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội 1977.

32. Hợp tuyển thư trăn Việt Nam thế kỷ X-XVII, in lần thứ hai, Nxb. Văn học. Hà Nội, 1976.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #146 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 01:02:41 pm »

33. Hồng Nam và Hồng Lĩnh (chủ biên): Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam chống phong kiến Trung Quốc xâm lược, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984.

34. Hưng Yên tỉnh nhất thống chí, bản chữ Hán, ký hiệu: A993.

34 Lê Bá Thảo: Thiên nhiên Việt Nam, Nxb. Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1977.

36. Lê Đình Sỹ: Hoàng tử Đại Việt chiến đấu và ăn Tết ở hải ngoại, Lịch sử quân sự, số 1-1997.

37. Lê Đình Sỹ: Vương triều Lý - những công hiến trên lĩnh vực quân sự, Lịch sử quân sự, số 1-2002.

38. Lê Đình Sỹ: Binh chế thời Lý, Lịch sử quân sự, số 2- 1989

39. Lê Đình Sy: Binh chế Trung Quốc thời Tống, Lịch sử quân sự, số 3- 1993.

40. Lê Đình Sỹ: Có một trận quyệt chiên trên sông Bạch Đằng Xuân Tân Ty (981), Lịch sử quân sự, số 2-2002. 

41 . Lê Đình Sỹ: Dân binh Đại Việt trong chiến tranh chống ngoại xâm: Lịch sử quân sự, số 3- 1982.

42. Lê Đình Sỹ: Thuỷ quân Đại Việt trong chiến tranh giữ nước, Quốc phòng toàn dân, số 2-1993.

43. Lê Đình Sỹ: Tổ chức quân đội và binh chế thời Đinh - Lê, Quân. đội nhân dân số 3-1982.

44. Lê Đình Sỹ, Nguyễn Danh Phiệt: Kế sách giữ nước thời Lý - Trần, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. 

45. Lê Hữu Huấn: Hai Dương địa dư, Thư viện Viện Hán Nôm. ký hiệu A.3167.

46. Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử, bản dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1978.

47. Lê Quý Đôn: Vân đài loại ngữ, Nxb. Sử học,Hà Nội,

48. Lê Quý Đôn: Kiến văn tiểu lục, bản dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.

49. Lê Khắc Hy: Sóc Sơn Thánh Gióng vương bi, bia đền Gióng, Sóc Sơn.

50. Lý Đào: Tiệc tư trị thông giám trường biên, bản in của Đàm Chung Lâu.

51 . Lý Tế Xuyên: Việt điện U Linh, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1972.

52. Lý Văn Phượng, Việt kiệu thư, bản chữ Hán chép tay.

53. Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 1976.

54. Lịch sử Việt Nam thời kỳ chế độ phong kiên dân tộc, Tổ cổ sử Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội, 1976

55. Lịch sử Hà Nam Ninh, tập I, Phòng Nghiên cứu Lịch sử Hà Nam Ninh, Nam Định, 1988.

56. Lương Ninh - Nghiêm Đình Vì - Đinh Ngọc Bào: Lịch sử Lào, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 1991.

57. Mã Đoan Lâm: Văn hiến thông khảo, bản chữ Hán.

58. Mỹ thuật thời Lý, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2000.

59. Ngô Thì Sỹ: Việt sử tiêu án, bản dịch của Hội liên lạc nghiên cứu Á Châu, Sài Gòn, 1960.

60. Ngô Thì Sỹ: Đại Việt sú ký tiền biên, bản dịch Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

61. Nguyễn Danh Phiệt: Vùng đất Bình Kiều với ngôi thành của sử quân Ngô Xương Xí, Nghiên cứu lịch sử , số 4-1981.

62. Nguyễn Danh Phiệt: Nhà Đinh dẹp loạn và giữ nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990.

63. Nguyễn Doãn Tuân: Tìm hiểu lịch sử và hhu di tích Cổ Loa, luận án PTS sử học, 1996, bản lưu trữ tại Viện Sử học Việt Nam.

64. Nguyễn Lương Bích: Mấy vấn đề soi sáng sử liệu thời Lý, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 7- 1976.

65. Nguyễn Quang Ngọc: Chiến trường Bạch Đằng, kỷ yếu Hải Phòng, 1960.

66. Nguyễn Văn Dị - Văn Lang: Phòng tuyên sông Cầu, Nghiên cứu lịch sứ, số 72- 1965.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #147 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 01:04:21 pm »

67. Nguyễn Việt - Vũ Minh Giang - Nguyễn Mạnh Hùng: Quân thuỷ trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

68. Nguyễn Hồng Phong: Tìm hiểu tính cách dân tộc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1963.

69. Nguyễn Trái toàn tập, In lần thứ hai, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976.

70. Những sự kiện có liên quan đến Việt Nam trong lịch sử Trung Quốc, trích dịch Tống sử, tư liệu Khoa Lịch sử.  trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

71. Những phát hiện khảo cổ học năm 1980, Viện Khảo cổ học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980.

72. Phạm Ngọc Phùng:Tổ Tiên ta đánh giặc, Nxb. Quân giải phóng, Sài Gòn, 1975

73. Phạm Thị Tâm - Hà Văn Tấn: Vài nhận xét về ruộng đất tư hữu ở Việt Nam thời Lý - Trần, Nghiên cứu lịch sử, số 520 - 1963.

74. Phạm Việt Trung - Đỗ Văn Ninh - Chiêm Tế: Đất nước Campuchia - Lịch sứ và văn minh, Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1977.

75. Phan Huy Lê - Bùi Đăng Dũng - Phan Đại Doãn - Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí: Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976.

76. Phan Huy Chú: Lịch triều hiên chương loại chí, tập I- IV, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1961.

77. Phan Huy Thiệp - Trịnh Vương Hồng: Bàn thêm về một số vấn đề xung quanh trận Như Nguyệt, Nghiên cứu lịch sơ số 177-1977.

78. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, tập I-IV, bản dịch của Viện sử học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969-1971.

79. Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập I,II, bản dịch của Viện sử học, Nxb.  Giáo dục, Hà Nội, 1993.

80. Thế kỷ thứ X- Những vấn đề lịch sử, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984.

81. Thư văn Lý - Trần, tập I, Viện Văn học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.

82. Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981.

83. Tỉnh uỷ Cao Bằng - Viện sử học: Nùng Trí Cao, Kỷ yếu khoa học, Cao Bằng, 1995.

84. Tống Trung Tín: Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý - Trần (thê kỷ XI - XIV) Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội, 1997.

85. Tuyển tập văn học Việt Nam, tập II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.

86. Trần Bá Chí: Cuộc kháng chiên chống Tống lần thứ nhất, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1992.

87. Trần Bá Chí: Lê Đại Hành và hậu duệ, Lịch sử quân sự số 4-2002.

88. Trần Bá Chí: Trận Đồ Lỗ thắng Tống, Lịch sử quân sự 11-1989.

89. Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn: Lịch sử chế độ phong kiên Việt Nam, tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1963.

90. Trần Quốc Vượng - Vũ Tuấn Sán: Bàn thêm về Thăng Long đời Lý - Trần, Nghiên cứu lịch sử, số 85- 1982. 

91 . Trần Quốc Vượng: Tìm hiểu về những truyền thống thượng võ của dân tộc, Nxb. Y học và Thể dục thể thao, Hà Nội, 1969.

92. Trương Hữu Quýnh: Chế độ ruộng đất Việt Nam, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982.

93. Trương Hữu Quýnh - Phan Đại Doãn - Nguyễn Cảnh Minh: Đại chúng lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997.

94 . Trương Hữu Quýnh : Chế độ ruộng đất Việt Nam, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982.

95. Trương Hữu Quýnh: Thử bàn về quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiên Việt Nam thế kỷ X- XV, Nghiên cứu lịch sử, số 93- 1966.

96. Văn Tân: Ý thức dân tộc Việt Nam trong giai đoạn lịch sử Lý - Trần, Nghiên cứu lịch sử, số 44- 1962.

 97. Việt sử lược, bản dịch của Trần Quốc Vượng, Nxb. Văn Sử Địa Hà NộI, 1960.

98. Vũ Minh Giang: Sự phát triển của các hình thái sở hữu ruộng đất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 3-1988.

99. Vũ Quỳnh - Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái, bản dịch, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1960.



- HẾT TẬP 3-
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM