Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:32:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân  (Đọc 278181 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Quân khí viên
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 322


« Trả lời #420 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2011, 01:31:14 pm »








[/quote]

 Theo  em hình 1 của bác MUCTAU post lên trong em gọi là cây đoác( hay đát).Loại này thường mọc nhiều ở vùng núi đá ven biển các tỉnh  miền trung. Các bác có dịp đi qua đèo Cù mông (ranh giới giữa Phú Yên và Bình Định), đèo Đại Lãnh( ranh giới giữa Khánh hòa và Phú Yên) sẽ thấy rất nhiều. Quả của nó ăn được các bác ạ! nhưng phải biết chế biến, nếu không ngứa phù mỏ! Grin
Hột đát này ăn kèm đường, đá sừng sựt rất ngon. Em thấy ở chợ có bán.
Còn hình 2 đúng là cây lá lốt rồi. Cái này xào thịt bò, nai, heo rừng, cheo, chồn, sóc nhím gì cũng ngon! Cuốn  các loại thịt nướng càng ngon nữa;D
Logged
bayhaichin_315
Thành viên
*
Bài viết: 8


Bản Klẽm CPC năm 1981


« Trả lời #421 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2011, 01:07:52 pm »

Cá nhân tớ là 5 phút (bây giờ già rồi nên ko chấp).
Này bác ơi! Chắc ở chỗ các bác không có địch nhiều nên các bác mới có thời gian để mà cột tăng với võng (nào là cọc phụ tránh nước mưa, dây thừng rối rắm thế...). Tớ thì chỉ có mỗi một dây võng + 1 dây cột tăng + hai khăn mặt (hoặc nùi giẻ) kẹp vào dây võng ở hai đầu là chẳng sợ tẹo mưa nào lọt vào lưng cả, còn tăng thì điểm dây võng tại đâu, cột dây tăng tại đó, khi nằm xuống võng sẽ võng xuống là vừa, lại choàng qua được võng, khỏi sợ tạt nước. Lính TS bọn tớ mà có thời gian cả 5 phút để mắc xong tăng võng, hoặc tháo để di chuyển tiếp thì hơi bị gay đấy...
Logged

Điểm chốt tràn mưa rào tháng Bảy,
Đường ngập nước mưa, xác đạn rơi.
Vẫn không ngăn nổi, đàn cá nhảy,
Kiếm chút chất tươi, Ấm cược đời.
(Bản Klẽm NBB Lào, Thái, Căm tháng 7 năm 1982)
bayhaichin_315
Thành viên
*
Bài viết: 8


Bản Klẽm CPC năm 1981


« Trả lời #422 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2011, 01:16:17 pm »

Bắn đêm.

Bình thường ban ngày ngắm bắn, ta chỉ việc chia đôi khoảng sáng ở khe ngắm với đầu ruồi. Nhưng trong đêm thì lấy đâu ra khoảng sáng mà chia?

Có thể lợi dụng ánh sáng của pháo sáng (nếu mắt cực tốt, tớ chưa bao giờ làm được thế cả) hoặc lợi dụng ánh lửa lúc chiến đấu để ngắm. Cách này phản xạ phải nhanh, yếu lĩnh phải vững cướp được đường ngắm.

Cách đơn giản hơn: Bắt đom đóm, cấu đít có phần lân tinh, bôi lên đầu ruồi, hoặc kiếm thanh gỗ mục nào có lân tinh. Rình ngắm tới sáng luôn.
Bắt đom đóm thì không hay lắm đâu, vì có thể lúc đó chẳng có con nào, kinh nghiệm của bọn tôi là bôi chút kem đánh răng lên đầu ruồi, và khe ngắm. Đảm bảo ôkê trong tình huống nào cũng vận dụng được tuốt, khỏi phải chờ đom đóm bay tới.
Logged

Điểm chốt tràn mưa rào tháng Bảy,
Đường ngập nước mưa, xác đạn rơi.
Vẫn không ngăn nổi, đàn cá nhảy,
Kiếm chút chất tươi, Ấm cược đời.
(Bản Klẽm NBB Lào, Thái, Căm tháng 7 năm 1982)
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #423 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2011, 02:12:42 pm »

CHỐNG MUỖI ĐỐT

Gác đêm ngại nhất là muỗi, đập mạnh tay thì sợ lộ điểm gác, còn vuốt bên này thì muỗi tấn công bên kia, như vậy có cách gì trị muỗi để yên tâm tập trung gác sách? Lính nhà nghèo không có thuốc chống muỗi thì có thể xoa chân tay mặt mũi bằng một ít thuốc "Đép" trị hắc lào, vốn anh lính lác nào cũng có. Ngoài ra, yta262 có mẹo này sử dụng khá thành công. Nếu thuốc hắc lào không có sẵn thì phải tìm cách làm sao không còn mùi da người nữa để muỗi không phát hiện ra, cứ bứt lá cây hay cỏ, rễ cây ... hễ có mùi càng hăng muỗi càng sợ, nhất là xã và riềng là muỗi sợ nhất. Nếu chả có cây cỏ gì cả thì có thể dùng cái hơi mất vệ sinh một chút là bùn xoa một ít cho bán mùi da thịt, gác xong chỉ việc rửa sạch đi thì ngủ ngon như thường.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #424 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2011, 05:23:31 pm »

CHỐNG MUỖI ĐỐT

Gác đêm ngại nhất là muỗi, đập mạnh tay thì sợ lộ điểm gác, còn vuốt bên này thì muỗi tấn công bên kia, như vậy có cách gì trị muỗi để yên tâm tập trung gác sách? Lính nhà nghèo không có thuốc chống muỗi thì có thể xoa chân tay mặt mũi bằng một ít thuốc "Đép" trị hắc lào, vốn anh lính lác nào cũng có. Ngoài ra, yta262 có mẹo này sử dụng khá thành công. Nếu thuốc hắc lào không có sẵn thì phải tìm cách làm sao không còn mùi da người nữa để muỗi không phát hiện ra, cứ bứt lá cây hay cỏ, rễ cây ... hễ có mùi càng hăng muỗi càng sợ, nhất là xã và riềng là muỗi sợ nhất. Nếu chả có cây cỏ gì cả thì có thể dùng cái hơi mất vệ sinh một chút là bùn xoa một ít cho bán mùi da thịt, gác xong chỉ việc rửa sạch đi thì ngủ ngon như thường.
Bác Yta262 nói chuyện thuốc " Đép " trị hắc lào , vốn anh lính lác nào cũng có làm BY cứ tưởng chuyện " trên mây " .
 Làm gì có , lính lác thì lấy đâu ra cái của quý hiếm đó mà bác nói tay lính lác nào cũng có . Grin Lính bị hắc lào mà có đồ xài sang thế . Grin
 Bên chúng tôi thì món này lính phải tự tìm cách giải quyết lấy cho mình . Dùng thuốc nổ TNT lấy từ quả đạn B40 ra , ngâm với cồn rồi bôi lên vết hắc lào tròn tròn đó , xót phải biết , nhảy tưng tưng mặt nhăn như khỉ ăn gừng .
 Cách nữa , lấy quả chuối xanh cắt ngang lấy nhựa bôi lên vết hắc lào cũng đỡ lắm .
 May mắn lúc đó da tôi được mạ một lớp niken bên ngoài nên chưa từng bị cái bệnh ngoài da của nợ này và cũng từng ở cùng 1 thằng hắc lào chảy mủ ra . Grin
 Lần trước các bác CCB kể chuyện được phát thuốc chống muỗi của Mỹ , chỉ cần bôi lên mặt hay tay chân là muỗi lảng hết không con nào dám lại gần làm BY cũng thấy như chuyện lạ đó đây , anh em CCB lúc đó hướng khác , đơn vị khác được phát mà dùng chứ lính QD4 thì cho muỗi nó cắn vô tư . Tôi ở gần mấy tay Yta đại đội mà chỉ thấy nó có thuốc giảm đau , vài lọ kháng sinh và ký ninh trị sốt rét , ngoài ra có thêm vài viên thuốc đi ngoài , còn lại toàn băng cứu thương là chính . Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
bayhaichin_315
Thành viên
*
Bài viết: 8


Bản Klẽm CPC năm 1981


« Trả lời #425 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2011, 04:12:06 pm »

Các bác ơi, cho cháu hỏi. Nếu hành quân vào mùa đông thì cách nào gấp gọn được cái chăn bông (khá to) để mang theo bằng ba lô không ạ?
Lính chiến trường thì chỉ có cái chăn chiên Nam Định là cùng, làm gì có được cái chăn bông to đùng để mà phải quan tâm tới chuyện phải gấp xếp. Mỗi lần hành quân chiến dịch (ấy là đối với đơn vị có hậu cứ) bọn tớ thì chỉ chú trọng đến súng ống, đạn dược, nhất là nước uống còn lương thực thì cách hay nhất là rang gạo với nước muối, khi đói cứ thế mà nhai rồi uống nước, tối ngủ nếu có lạnh thì mặc thêm cái áo là xong, nên câu hỏi cách gấp chăn bông, thì cả cuộc đời ở lính tớ chưa bao giờ được phát (không biết các bác ở biên giới phía Bắc như thế nào?) nên không biết gấp ra sao nữa, bác nào biết chỉ cho em nó với!
Logged

Điểm chốt tràn mưa rào tháng Bảy,
Đường ngập nước mưa, xác đạn rơi.
Vẫn không ngăn nổi, đàn cá nhảy,
Kiếm chút chất tươi, Ấm cược đời.
(Bản Klẽm NBB Lào, Thái, Căm tháng 7 năm 1982)
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #426 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2011, 07:53:19 pm »

Các bác ơi, cho cháu hỏi. Nếu hành quân vào mùa đông thì cách nào gấp gọn được cái chăn bông (khá to) để mang theo bằng ba lô không ạ?
Lính chiến trường thì chỉ có cái chăn chiên Nam Định là cùng, làm gì có được cái chăn bông to đùng để mà phải quan tâm tới chuyện phải gấp xếp. Mỗi lần hành quân chiến dịch (ấy là đối với đơn vị có hậu cứ) bọn tớ thì chỉ chú trọng đến súng ống, đạn dược, nhất là nước uống còn lương thực thì cách hay nhất là rang gạo với nước muối, khi đói cứ thế mà nhai rồi uống nước, tối ngủ nếu có lạnh thì mặc thêm cái áo là xong, nên câu hỏi cách gấp chăn bông, thì cả cuộc đời ở lính tớ chưa bao giờ được phát (không biết các bác ở biên giới phía Bắc như thế nào?) nên không biết gấp ra sao nữa, bác nào biết chỉ cho em nó với!
Chỗ E tui thì đến mùa rét (địa bàn tỉnh Battambang Campuchia) thì quân trang chống rét phát cho mượn gồm chăn bông và áo "mút", hết mùa rét thì giặt trả lại cho Quản lý. Chăn bông chỉ dùng trong doanh trại, ban đêm nằm chốt hoặc đi phục kích thì mặc áo "mút" bên trong, bên ngoài áo K82 cài nút cổ và cài nút tay áo, quần dài thì mặc hai cái. Đầu thì đội khăn cà-ma chỉ chừa hai con mắt giống như mấy cô gái Nam bộ đi làm đồng! (áo "mút" chất liệu thun tổng hợp, tay dài như áo thủ môn, cổ "lọ". Khi mặc bó sát người, giữ ấm rất tốt). Ban đêm có việc phải cầm khẩu súng, phải cẩn thận không nắm nhầm chỗ kim loại: Nó lạnh cóng tay như cầm cục nước đá vậy! Wink
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #427 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2011, 10:25:38 am »

CHỐNG MUỖI ĐỐT

Gác đêm ngại nhất là muỗi, đập mạnh tay thì sợ lộ điểm gác, còn vuốt bên này thì muỗi tấn công bên kia, như vậy có cách gì trị muỗi để yên tâm tập trung gác sách? Lính nhà nghèo không có thuốc chống muỗi thì có thể xoa chân tay mặt mũi bằng một ít thuốc "Đép" trị hắc lào, vốn anh lính lác nào cũng có. Ngoài ra, yta262 có mẹo này sử dụng khá thành công. Nếu thuốc hắc lào không có sẵn thì phải tìm cách làm sao không còn mùi da người nữa để muỗi không phát hiện ra, cứ bứt lá cây hay cỏ, rễ cây ... hễ có mùi càng hăng muỗi càng sợ, nhất là xã và riềng là muỗi sợ nhất. Nếu chả có cây cỏ gì cả thì có thể dùng cái hơi mất vệ sinh một chút là bùn xoa một ít cho bán mùi da thịt, gác xong chỉ việc rửa sạch đi thì ngủ ngon như thường.

Bắt giò ông Y-Tờ phát.
 D.E.P để bôi ghẻ cái chứ bôi hắc lào (lác) hoặc ghẻ nước là toi.
 
Logged
bayhaichin_315
Thành viên
*
Bài viết: 8


Bản Klẽm CPC năm 1981


« Trả lời #428 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 08:47:59 am »


  Không biết xóc lọ như YTa262 hướng dẩn.... Grin Grin anh em chiến sĩ hiểu lầm kẻo làm đơn thì toi... Grin Grin
[/quote] Dù sao thì mẩu chuyện viết đơn lên C bộ xin xác nhận để được nhận tiền xóc lọ của Vo Thien Duc vẫn làm tôi không nhịn nổi cười cho đến tận bây giờ mỗi khi nghe đến cái từ này . Grin
 Vẫn biết lính ta nghịch tai quái trêu chọc nhau nhưng cái đáng quý lại là chuyện lính tân binh ngây thơ quá  Grin
 Nay thêm bác Yta262 cũng biết vụ xóc lọ nữa à ? Grin
[/quote]
Đúng là cười vỡ cả bụng!!! Hồi năm 1980, đơn vị mới được bổ sung quân, nhiều bữa được cho ăn măng khô. Có bữa cùng anh em đi lùng tôi kiếm được ít măng tươi mang về, mấy chú lính mới hỏi đây là măng gì, được trả lời là măng khộp, cách thức đào lấy được nó khó khăn lắm.... Một hôm tôi đi vệ sinh mang theo cuốc, đi thật xa ra ngoài rừng khộp đào một lỗ rồi xả stress, ai ngờ khi xong việc bị mấy chú ấy theo dõi và bới lên xem thử măng Khộp khó đào ntn? mà ông ấy nói bacbaphi vậy. chuyện thế nào chắc các bác cũng biêt, từ đó về sau tôi đố có dám nói đùa nữa...
Logged

Điểm chốt tràn mưa rào tháng Bảy,
Đường ngập nước mưa, xác đạn rơi.
Vẫn không ngăn nổi, đàn cá nhảy,
Kiếm chút chất tươi, Ấm cược đời.
(Bản Klẽm NBB Lào, Thái, Căm tháng 7 năm 1982)
doisungaolinh
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #429 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2013, 03:57:14 pm »

Cảm ơn các bác nhiều lắm, em đang đọc tranh thủ chuẩn bị cho năm sau cố đậu cái Học Viện. Các bác đúng là một kho tàng quý giá mà Cheesy
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM