Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:20:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân  (Đọc 277909 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
leopard
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #30 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2007, 05:12:00 pm »

Những cái tiết kiệm không nên có
Đời lính cũng có những mẹo hay, nhưng cũng có khi phát minh ra những cái mẹo dở. Tớ cho rằng cũng nên kể ra một số mẹo dở. Phần thì để anh em ta tránh, phần thì cũng để thay đổi không khí.

Mẹo dở thứ nhất: Tiết kiệm nước trên tầu tên lửa.

Hồi 8x, lữ 172 tầu tên lửa-HQ vẫn còn đóng ở căn cứ Hà Tu, chỗ cây số 11. Hồi đó quân chủng phát động phong trào thi đua: “bám biển dài ngày”. Có tay thuyền trưởng đã nghĩ rằng: muốn đi biển được dài ngày, điều đầu tiên là phải tiết kiệm nước ngọt. Nghĩ là làm, việc đầu tiên mà anh chàng hăng máu ấy làm là khóa béng cái toilet lại. Rồi cho hàn 1 cái cầu tõm ở phía đuôi tầu???
Các bác thử tính: tàu đi với hải trình khoảng 20 lý/giờ, mũi tầu đã bốc lên khỏi mặt nước thì bác có dám lần ra đấy để …tõm không?Huh
Chưa kể toàn tàu là 1 tham số trong điều khiển bắn. Giờ thêm cái cầu tõm chết tiệt ấy, thử hỏi tên lửa bắn ra đi cách mục tiêu bao xa Huh.
Chuyện này được cụ Cương, tư lệnh quân chủng kể trong buổi nói chuyện với các sỹ quan về nhận công tác tại HQ năm 84 đang tập trung tại đoàn 22 Hạ Long.
Logged
leopard
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #31 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2008, 10:37:37 am »

Hành quân trong đêm

Di chuyển để tiếp cận hay truy tìm mục tiêu, đặc biệt là trong đêm tối, kỵ nhất là phát ra tiếng động.

Một trong những biện pháp để hạn chế phát ra tiếng động là cố gắng tránh các vật cản tự nhiên.

Lính ta đã đúc kết: “ mưa tránh trắng – nắng tránh đen – trời nhập nhèm thì nhấc cao chân lên”.
Ngoài ra, khi phải lội trong bùn, chớ có rút thẳng chân lên. Mà phải nhớ là nên xoay chân đi 1 góc nào đó (gần 90 độ) rồi từ từ rút chân lên. Sẽ không có tiếng ộp oặp nào phát ra.

Kinh nghiệm này bây giờ có thể áp dụng cho các bác máu đi săn.
Logged
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #32 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2008, 09:49:25 pm »

Bắn đêm.

Bình thường ban ngày ngắm bắn, ta chỉ việc chia đôi khoảng sáng ở khe ngắm với đầu ruồi. Nhưng trong đêm thì lấy đâu ra khoảng sáng mà chia?

Có thể lợi dụng ánh sáng của pháo sáng (nếu mắt cực tốt, tớ chưa bao giờ làm được thế cả) hoặc lợi dụng ánh lửa lúc chiến đấu để ngắm. Cách này phản xạ phải nhanh, yếu lĩnh phải vững cướp được đường ngắm.

Cách đơn giản hơn: Bắt đom đóm, cấu đít có phần lân tinh, bôi lên đầu ruồi, hoặc kiếm thanh gỗ mục nào có lân tinh. Rình ngắm tới sáng luôn.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #33 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2008, 10:31:43 pm »

Bắn đêm.

Bình thường ban ngày ngắm bắn, ta chỉ việc chia đôi khoảng sáng ở khe ngắm với đầu ruồi. Nhưng trong đêm thì lấy đâu ra khoảng sáng mà chia?

Có thể lợi dụng ánh sáng của pháo sáng (nếu mắt cực tốt, tớ chưa bao giờ làm được thế cả) hoặc lợi dụng ánh lửa lúc chiến đấu để ngắm. Cách này phản xạ phải nhanh, yếu lĩnh phải vững cướp được đường ngắm.

Cách đơn giản hơn: Bắt đom đóm, cấu đít có phần lân tinh, bôi lên đầu ruồi, hoặc kiếm thanh gỗ mục nào có lân tinh. Rình ngắm tới sáng luôn.
Bôi ít kem đánh răng lên trên đầu ruồi cũng được nếu không tìm bắt được đom đóm
Logged
leopard
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #34 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2008, 05:32:36 pm »

Cách giữ đúng hướng trong tấn công

Nếu bạn là tiểu đoàn trưởng, phụ trách 3 đại đội tấn công chia làm 3 mũi trên một chính diện rộng trong đêm tối, cái khó nhất là đảm bảo cho mỗi người lính của từng đại đội không bị lạc đường và lạc hướng tấn công.
Quân ta đã làm như sau:
Tại chỗ xuất phát của mỗi C, chuẩn bị lấy 3 đống củi khô.
Ngắm làm sao cho cứ điểm của địch thuộc phạm vi tấn công của C đó và 3 đống củi khô làm thành một đường thẳng.
Khi có  lệnh tấn công, đốt ba đống lửa lên và hướng dẫn cho các chiến sỹ rằng: khi nào ngoảnh lại phía sau, vẫn thấy 3 đóng lửa nhập thành làm 1, tức là ta đang tấn công đúng hướng.
Ngày nay, khi định vị tim đường hầm bằng tia laze, người ta cũng rọi tia laze vào một mốc phía sau để phóng tim ra phía trước.
Logged
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #35 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2008, 05:57:31 pm »

Trích dẫn
“ mưa tránh trắng – nắng tránh đen – trời nhập nhèm thì nhấc cao chân lên”.
bác giải thích kĩ hơn cho em đc ko ạ
Logged
leopard
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #36 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2008, 10:17:54 am »

Trích dẫn
“ mưa tránh trắng – nắng tránh đen – trời nhập nhèm thì nhấc cao chân lên”.
bác giải thích kĩ hơn cho em đc ko ạ
Vào ban đêm, các vũng nước như là 1 cái gương phản chiếu mọi ánh sáng, kể cả ánh sao trời. Vì vậy, sau cơn mưa, chỗ nào trắng mờ là chỗ ấy có vũng nước. Nên mới có câu: mưa tránh trắng.

Vào lúc khô ráo thì lại ngược lại. Mặt đất khô ráo lại gần như là tấm gương phản chiếu ánh sáng so với các vũng bùn. Lúc này, khu vực nào thẫm mầu nhất, chỗ ấy có khả năng là 1 vũng bùn. Nên mới có câu: nắng tránh đen.

Còn lúc tranh tối, tranh sáng, khó nhận ra các dây leo nhỏ là là mặt đất, thì nên đi cao chân, đừng đi chân kéo lê mà dễ vấp ngã. Nên mới có câu: trời nhập nhèm thì nhắc cao chân lên.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến các kinh nghiệm của đời lính.
Logged
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #37 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2008, 08:18:11 pm »


Bôi ít kem đánh răng lên trên đầu ruồi cũng được nếu không tìm bắt được đom đóm
[/quote]

Hồi trước bọn tớ toàn dùng thuốc đánh răng dạng bột nên không biết mẹo này.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #38 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2008, 01:26:19 pm »

các bác chỉ em các bảo quản hành trang lúc đi mưa với, những lúc mưa dài ngày bảo quản ko kĩ là chết liền
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #39 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2008, 04:48:53 pm »

http://www.btlsqsvn.org.vn/GD_Chuong_trinh_giao_duc/?^?=-1000975

Cách làm hầm chữ A 

    Hầm chữ A, là một sáng kiến quân sự nổi tiếng của Quân đội nhân dân Triều Tiên sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ năm 1953.

        Trong kháng chiến chống Mỹ, khi Mỹ đưa cuộc chiến tranh lên tới đỉnh cao ở miền Nam và đánh phá miền Bắc Việt Nam, hầm chữ A được quân và dân Việt Nam cải tiến, sử dụng trên khắp hai miền Nam Bắc. Hầm chữ A có tác dụng chống các loại bom, pháo, đạn và trở thành hầm ẩn nấp an toàn khi địch đánh phá, càn quét.

Cách làm hầm chữ A:


1.Chọn địa điểm làm hầm:


    * Trường hợp 1: Nhân dân làm hầm, thường chọn địa thế gần nhà, tiện đường cơ động, cạnh bờ ao, gốc cây to, bụi tre, rặng dừa... Khu vực làm hầm cao, khô ráo. Khi đào hầm có độ sâu 1 mét đến 1, 2 mét; chiều rộng 1 mét, dài 1, 5 mét (có loại hình thước thợ, zích zắc).


    * Trường hợp 2: Bộ đội làm hầm ẩn nấp hoặc tác chiến cho một tổ hoặc cho một tiểu đội, tuỳ theo địa hình, địa vật, có ý nghĩa về mặt chiến thuật mà thiết kế hầm cho phù hợp (có thể một hầm hoặc nhiều hầm). Độ sâu của hầm thông thường từ 1, 2 mét đến 1, 5 mét; chiều dài từ 1, 5 mét đến 1, 7 mét; chiều rộng từ 1 mét đến 1, 3 mét (có loại hầm chữ A làm 2 tầng. Chiều sâu xuống lòng đất tới 5 mét. Loại hầm này tránh đạn pháo xuyên).

              Ngoài ra,còn có nhiều loại hầm chữ A khác, tuỳ thuộc vào địa hình và vị trí chỉ huy như: Hầm chữ A trong hệ thống phòng ngự trận địa; hầm chữ A trong sở chỉ huy; hầm chữ A bên ven đường, sườn núi, vườn nhà, bờ sông, bờ suối…
 
            2. Nguyên liệu; Khai thác nguyên liệu tại chỗ, thông thường làm bằng tre già, gỗ tốt, tre gỗ thẳng. Tuỳ theo kích thước của từng hầm cụ thể mà khai thác nguyên liệu cho phù hợp.

            3. Cách làm: Chọn tre hoặc gỗ làm cây dựa của hầm có đường kính từ 10 đến 15 cm (Tuỳ theo nguyên liệu sẵn có, có thể lớn hơn) và dài theo độ sâu của hầm. Trong khi chọn nguyên liệu làm hầm lưu ý: chọn cây làm đòn nóc, kích thước dài bằng kích thước hầm, đường kính từ 20- 25 cm, cây phải thẳng. Chọn cây chống ở hai đầu hầm, đường kính như cây làm đòn nóc, chiều dài của cây chống dài hơn cây dựa hầm từ 20-30 cm để chôn xuống đất cho vững, đầu cây chống chọn cây có chạc hoặc đẽo thành chạc để ôm lấy cây đòn nóc, theo hình chữ A.


 


                                           
                    Nhân dân Quảng Bình làm hầm chữ A tránh bom, đạn Mỹ, năm 1967 (Ảnh tư liệu BT)

           Sau khi làm xong hai cột chống ở hai đầu hầm và đặt đòn nóc lên trên thì  xếp đứng các cây dựa khít vào nhau, dọc theo thân hầm, chân tiếp xúc với đất, đầu dựa vào đòn nóc.
             Khi đã xếp xong cây dựa, trải một lớp nilon, hoặc lá cây, hoặc đan phên nứa phủ kín hầm, trừ lối lên xuống. sau đó phủ lớp đất hoặc bao cát dày từ 50-70 cm để đảm bảo an toàn khi pháo bắn hoặc bom bi nổ trên nóc hầm.

          Lưu ý để lối lên xuống thoáng và rộng

          Hiện nay, hầm kèo chữ A ở một số vùng biên giới được làm bằng chất liệu đúc sẵn bằng các thanh bê tông lắp ghép.
 
              Chương trình giáo dục lần này, chúng tôi giới thiệu cách làm hầm chữ A, giúp chúng ta nhớ lại một thời đã qua khi đất nước có chiến tranh. Chiếc hầm chữ A là nơi tránh bom đạn hiệu quả không chỉ đối với bộ đội nơi chiến trường mà còn là nơi ẩn trú tốt nhất cho nhân dân miền Bắc khi giặc Mỹ đánh phá các công sở, bệnh viện, trường học, khu dân cư...Một thời chiếc hầm chữ A gắn bó với người dân miền Bắc như ngôi nhà của họ vậy...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM