Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:53:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân  (Đọc 277897 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhnhi2009
Thành viên
*
Bài viết: 118


« Trả lời #410 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 01:25:14 am »

Cây blồng (H'mông), lá xào với thịt bò, thịt trâu thì bá cháy Grin. Khi vò nát có mùi hăng dịu giống như mùi lá cây sấu. Mọc nhiều (ở độ cao khoảng 500-1000m Huh) ở cùng độ cao với dong riềng rừng vì em thấy gần đó có rất nhiều. Không biết có bác CCB nào biết tên gọi khác của cây này không?  Huh
Miền Nam và bên Kampuchia trồng cây lá lốt này nhiều lắm. Các quán nhậu thường có món "thịt bò quấn lá lốt" rất bắt mồi. Cây này trồng ở đồng bằng cũng được.

Cây này không giống lá lốt. Lá lốt có hình tim mà bác.
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #411 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 02:00:30 am »

TAUPAYPAY @ : cái lá blông của  người Mèo,  người Mán Bắc mê Hà Giang cũng gọi âm giống như vậy. Nó cũng mọc nhiều ở  nơi cây lá dong . Có lẽ hai loài cây này đều ưa một vùng khí hậu . Em chưa được ăn nó xào với thịt bò mà được ăn xào với...muối i-ốt.
 Cây cỏ  3 lá của bác chụp không phải cây cỏ mần trầu các bà các cô hay lấy gội đầu. Kỹ thuật làm men rượu cần tuỳ theo từng người làm. Người Mường làm từ bảy loại lá rừng với cám gạo.
 Mùa hè vừa rồi gặp cây búng báng. Cũng hơi nghi ngờ vì cây này xanh tím chứ không xanh thẫm như cây đã thấy ở rừng. Hỏi mấy em người Thái rằng tiếng Thái gọi là gì . Các em thấy cái hinhg hài nhà em nó dẹo dọ quá đông  loạt chẩu mỏ : Huầy...!






« Sửa lần cuối: 20 Tháng Giêng, 2011, 06:55:01 pm gửi bởi MUCTAU » Logged
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #412 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 09:00:18 am »

CÁCH XÓC LỌ

Ở trong rừng thì làm gì đầy đủ như ở quê nhà, lính đi rừng muốn xóc lọ sạch sẽ từ trong ra ngoài thì làm sao đây?  Grin Grin Grin . Y tá, y sĩ, bác sĩ khi biết mẹo vặt này đều rất khoái và đánh giá rất cao phương pháp xóc lọ này.

Các món khác thì dễ rồi, cứ bứt lá cây rừng vò nát để làm dẻ rồi lau cho sạch nhưng đối với các loại có dạng lọ như ống chích (xy lanh), bình nước cất, bình đựng dung dịch, bình tông (bi đông), ống tre đựng nước thốt nốt  v.v... thì thọt tay vô bên trong để quậy không được, có thọt que vô được cũng rửa không sạch lắm. Mẹo vặt khác là bỏ chút nước vô lọ (hay bình) và thêm một chút gạo vô nữa rồi cứ thế mà xúc cho tới chừng nào chất nhờn và cặn trong lọ (hay bình) ra hết thì thôi. (nên nhớ cái gì cũng có ngoại lệ, mẹo vặt này áp dụng được hầu hết các loại lọ trừ 1 vài thứ).

 Gạo sau khi xóc lọ xong có thể nấu thành cơm ăn như bình thường.
Bác Yta nầy vui tính dữ he! Lính lác lúc đó chỉ có mấy cái bình tông và mấy cái can 4 lít bằng nhựa màu vàng là "chai lọ đa năng" thôi, chứ chai lọ thủy tinh nếu có cũng vứt hết cho nhẹ! Mấy cái "chai lọ đa năng" nếu bẩn, thì thường dùng than củi đập nhỏ trộn với mớ cát to hạt cho vào với nước mà xóc cho sạch. Bảo đảm sạch cặn bợn, nếu còn mùi thì cho tiếp than củi hoặc xác trà (bã chè) vào ngâm chừng một buổi rồi súc lại. Lính lác hay lười đâu có rảnh chạy lên nuôi quân mà xin gạo về xóc! Grin
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
songvedem
Thành viên
*
Bài viết: 129



« Trả lời #413 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 01:22:52 pm »

hehe mới đọc thoáng hết cả hồn  Grin may là bác yta còn chừa lại 1 vài thứ  Grin Gạo xóc lọ xong rồi ai dám ăn  Grin

"Có tật giật mình" Tongue
Logged

Bỏ lại sau lưng nước mắt nhạt nhòa dĩ vãng
Bỏ lại sau lưng nỗi đau làm tim ta tan nát
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #414 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 01:26:57 pm »

Lính bọn em ở nơi chó đái bỏng đuôi ! Khoai sắn chẳng đủ đút mồm lấy gì ra mà xóc lọ. Nghĩ tiếc mấy hạt gạo quá. Grin Grin Grin
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #415 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 01:52:15 pm »

Lính bọn em ở nơi chó đái bỏng đuôi ! Khoai sắn chẳng đủ đút mồm lấy gì ra mà xóc lọ. Nghĩ tiếc mấy hạt gạo quá. Grin Grin Grin

Khoai sắn đúng là xóc lọ không được, gạo mới được cơ.
Xóc sạch lọ mà còn tiếc mấy hạt gạo nữa Grin? Vậy thì xóc lọ được bao nhiêu cứ giữ hết lại để ăn dần  Grin.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #416 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 02:28:11 pm »

Lính bọn em ở nơi chó đái bỏng đuôi ! Khoai sắn chẳng đủ đút mồm lấy gì ra mà xóc lọ. Nghĩ tiếc mấy hạt gạo quá. Grin Grin Grin

Khoai sắn đúng là xóc lọ không được, gạo mới được cơ.
Xóc sạch lọ mà còn tiếc mấy hạt gạo nữa Grin? Vậy thì xóc lọ được bao nhiêu cứ giữ hết lại để ăn dần  Grin.

  Không biết xóc lọ như YTa262 hướng dẩn.... Grin Grin anh em chiến sĩ hiểu lầm kẻo làm đơn thì toi... Grin Grin
Logged

danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #417 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2011, 11:34:51 pm »

He...he, cái vị thuốc "Nhân trung hoàng" của fanlong74 có tác dụng làm ói (nôn) tiệt các thứ trong dạ dày ra nên nấm độc cũng ra theo thôi!
Em thử lý giải một cách khác. Bản thân "Nhân trung hoàng" có tính trị độc thì chắc chẳng cần đưa vào máy phân tích cũng thấy rõ là không thuyết phục rồi. Nôn ra cũng là một cách để làm bớt lượng độc tố trong dạ dày. Nhưng có thể không cần nôn mà cũng có tác dụng hạn chế độc tố.

Đó là theo cơ chế tự nhiên của cơ thể người. Khi tiêu hóa thức ăn, dạ dày tiết axit, dịch vị, co bóp nghiền thức ăn... để thẩm thấu các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể (hè, cứ nôm na thế, chuyên môn thì em không rõ lắm Grin). Nhưng lúc nào thì nó sẽ thôi hì hụi làm những việc đó? Cần phải có một tín hiệu cho nó biết là nó "bã" rồi, hết giá trị sử dụng rồi, tống ra. Tín hiệu đó chính là khi xuất hiện một nồng độ nào đó của "Nhân trung hoàng". Bây giờ khi ta đổ vào trong bụng của bệnh nhân, nó tạo thành một tín hiệu giả, báo với dạ dày rằng đừng hấp thụ nữa, chuyển sang giai đoạn tiếp theo, cho xuất xưởng. Quá trình hấp thụ dinh dưỡng (và do đó độc tố) sẽ ngừng lại (hoặc giảm đi nhiều).

Bác cho em hỏi:
Nếu không có "Nhân trung hoàng" thì có thể dùng 1 số vị tương tự như : "Ngưu trung hoàng", "Hầu trung hoàng", ... thay thế được không ?
Nếu như giải thích đó là đúng, thì rõ ràng là "Nhân trung hoàng" có tác dụng hơn cả. Mặc dù các vị mà bác nêu giống nhau tới 2/3.
Và có lẽ nướng lên, hòa nước cũng chỉ là một động tác nhằm "lịch sự hóa" vấn đề thôi.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #418 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2011, 01:38:06 am »

Lính bọn em ở nơi chó đái bỏng đuôi ! Khoai sắn chẳng đủ đút mồm lấy gì ra mà xóc lọ. Nghĩ tiếc mấy hạt gạo quá. Grin Grin Grin

Khoai sắn đúng là xóc lọ không được, gạo mới được cơ.
Xóc sạch lọ mà còn tiếc mấy hạt gạo nữa Grin? Vậy thì xóc lọ được bao nhiêu cứ giữ hết lại để ăn dần  Grin.

  Không biết xóc lọ như YTa262 hướng dẩn.... Grin Grin anh em chiến sĩ hiểu lầm kẻo làm đơn thì toi... Grin Grin
Dù sao thì mẩu chuyện viết đơn lên C bộ xin xác nhận để được nhận tiền xóc lọ của Vo Thien Duc vẫn làm tôi không nhịn nổi cười cho đến tận bây giờ mỗi khi nghe đến cái từ này . Grin
 Vẫn biết lính ta nghịch tai quái trêu chọc nhau nhưng cái đáng quý lại là chuyện lính tân binh ngây thơ quá  Grin
 Nay thêm bác Yta262 cũng biết vụ xóc lọ nữa à ? Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #419 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2011, 01:43:34 am »

CÁCH XÓC LỌ

Ở trong rừng thì làm gì đầy đủ như ở quê nhà, lính đi rừng muốn xóc lọ sạch sẽ từ trong ra ngoài thì làm sao đây?  Grin Grin Grin . Y tá, y sĩ, bác sĩ khi biết mẹo vặt này đều rất khoái và đánh giá rất cao phương pháp xóc lọ này.

Các món khác thì dễ rồi, cứ bứt lá cây rừng vò nát để làm dẻ rồi lau cho sạch nhưng đối với các loại có dạng lọ như ống chích (xy lanh), bình nước cất, bình đựng dung dịch, bình tông (bi đông), ống tre đựng nước thốt nốt  v.v... thì thọt tay vô bên trong để quậy không được, có thọt que vô được cũng rửa không sạch lắm. Mẹo vặt khác là bỏ chút nước vô lọ (hay bình) và thêm một chút gạo vô nữa rồi cứ thế mà xúc cho tới chừng nào chất nhờn và cặn trong lọ (hay bình) ra hết thì thôi. (nên nhớ cái gì cũng có ngoại lệ, mẹo vặt này áp dụng được hầu hết các loại lọ trừ 1 vài thứ).

 Gạo sau khi xóc lọ xong có thể nấu thành cơm ăn như bình thường.
Bác Yta nầy vui tính dữ he! Lính lác lúc đó chỉ có mấy cái bình tông và mấy cái can 4 lít bằng nhựa màu vàng là "chai lọ đa năng" thôi, chứ chai lọ thủy tinh nếu có cũng vứt hết cho nhẹ! Mấy cái "chai lọ đa năng" nếu bẩn, thì thường dùng than củi đập nhỏ trộn với mớ cát to hạt cho vào với nước mà xóc cho sạch. Bảo đảm sạch cặn bợn, nếu còn mùi thì cho tiếp than củi hoặc xác trà (bã chè) vào ngâm chừng một buổi rồi súc lại. Lính lác hay lười đâu có rảnh chạy lên nuôi quân mà xin gạo về xóc! Grin
Không phải tự nhiên nhắc đến can nhựa màu vàng làm tôi nhớ!
Cái can nhựa ở đơn vị tôi chẳng bao giờ cần phải xóc lọ cả. Bởi vì nó được thay nước thường xuyên  trong các chặng hành quân cũng như khi đóng quân tại cứ. Wink
Một lần nó trở thành phao cứu sinh cho đồng đội tôi tại Tônlê Sáp(một nhánh sông Mêkông chày qua tỉnh KongpongThom)
Bữa ấy chúng tôi tổ chức cải thiện. Đoàn gồm 12 người thuộc cả 3 B hỏa lực, ngoài vũ khí nhẹ chúng tôi còn trang bị đủ các loại chất nổ mạnh như thủ pháo xòe, lựu đạn cầu, KP2?(lựu đạn chống người nhái màu đen hình trụ), B40 lép, Cối 6 lép và vài thỏi TNT có kíp sẵn… tất cả xin được từ quân khí E. Tất nhiên cái can màu vàng đựng nước là vật bất ly thân của các cuộc càn bắt…cá.
Trời hôm ấy khá rét. Buổi sớm đã thấy mưa bạt lăn tăn. Chúng tôi đến bờ sông thăm dò bọt sủi của các luồng cá. Vài đợt đánh cá trước đã giúp chúng tôi có kinh nghiệm quan sát bóng nước, chiều sâu đáy sông và dòng chảy để tận dụng đánh trái 1 lần có kết quả ngay.
Dọc bờ sông bên này không tìm được chỗ ưng ý, nước chảy xiết và đáy sông khá nông. Cả bọn tìm chỗ hẹp để bơi qua bên kia sông, trời ướt át mưa và thuyền không thấy.
Đến khúc sông hẹp nơi người dân thường sử dụng để vượt sông, chúng tôi thấy một đàn bò được 2 thiếu niên K chăn dẫn đang bơi vượt sông về phía chúng tôi. Từng con bò lần lượt lên bờ nhưng 2 tay thiếu niên kia chỉ trỏ về con sông ra ý rằng chúng tôi không nên qua sông vì nước giữa dòng chảy rất xiết.
- Tụi nó qua được thì mình cũng qua được, ngán gì. Ai đó trong chúng tôi đã phát biểu.
- Qua sông bên kia có mấy chiếc thuyền của dân đó.
Tôi nhìn dòng sông khá e dè. Cỡ 200 mét không đáng ngại nhưng trời lạnh, gió rét…Nhìn đàn bò và 2 thằng nhóc có vẻ đuối khi qua sông đủ để tôi ước lượng lại sức mình. Hề! Làm nóng trước đã, cái bài về bơi nó bảo vậy. Tôi thong thả vươn người làm vài động tác…
-Để mấy thằng bơi “xịn” qua trước coi! Tiếng nói của ai đó vừa dứt đã thấy anh xung phong. Mình trần, quần đùi, ba anh lội xuống.
Quan sát các bạn tôi vượt sông mà lòng tôi hồi hộp. Thế quái nào mà họ bơi lâu thế vẫn chưa được nửa chặng đường. Ba cái đầu cứ lặn hụp và dần dần bị trôi xuống đến khúc sông lớn hơn.
Trên bờ bọn tôi bắt đầu lo lắng, vận động đuổi theo hướng của các bạn đang trôi.
Nhìn cách bơi của các bạn, tôi biết dòng chảy rất mạnh đang cuốn phăng phăng đi những gì trên lưng nó. Ba con người đang dần dần nhỏ nhoi trước sự phẫn nộ của dòng sông hùng vỹ và một trong số đó chợt quay đầu bơi trở lại bờ.
Tôi nhận ra đó là Tới, một đồng đội cao tầm 1m8, to khỏe, có thể hình đẹp cỡ Lý Đức. Anh đang cố hết sức để chống chỏi với cuộn sóng ngầm của con sông.
-Cố lên, cố lên, Tới ơi.
Hò hét động viên, vô tình cả bọn đều ào xuống dòng sông bơi theo.
Lúc này Tới cũng bơi gần tới chỗ chúng tôi chừng vài mét, hầu như anh không thấy chúng tôi bơi chung quanh và động tác bơi của anh như một phản xạ để giành giật lấy cuộc sống của chính mình. Anh đã đuối hơi, trồi lên, hụp xuống…
Chúng tôi bơi ở xung quanh Tới mà chẳng đứa nào dám vào sát. Rõ ràng anh ta quá to để ai đó có can đảm tiếp cận và hơn nữa nước vô cùng chảy xiết.
-Ném cái can, cái can nước.
Trên bờ một bạn đã nhanh trí đổ bỏ nước uống đi rồi ném cái can màu vàng vào ngay chỗ Tới đang bơi.
Tôi thấy Tới nhổm lên trong sóng nước, đưa tay với cái can vàng song anh lại vừa đẩy nó ra xa thêm.
Bỏ Mịa! Tôi nhận ra Tới không còn đủ sức để làm chủ động tác của mình nữa rồi. Tôi bơi vượt lên nắm lấy quai chiếc can quẳng trở lại.
Một lần nữa chiếc can lại bị Tới làm tuột, trôi đi ngay trước mắt, anh ta đang bị dòng nước nhận chìm.
Lần thứ ba, Năm vẽ -A trưởng A tôi- chụp được chiếc can, anh bơi đón đầu, dúi chiếc can vàng gần ngay mặt Tới.
Thời may đất trời còn dung phần số, Tới ta sau mấy lần no nước chợt nhìn ra cái phao sinh mạng. Anh kịp với được nó để kê cái đầu vào thở…
Đến lúc này mọi sự đã dễ dàng hơn. Nương theo con nước bọn tôi lôi Tới lên bờ.
Dù mệt lữ tôi cũng nhận ra hai bạn bơi với Tới lúc nãy đã qua sông. Xa lắm, chỉ hò hét ra dấu rồi 2 anh đón thuyền dân trở về với bộ mặt xám ngoét: -Bọn tao xém chết.
Làm cáng khiêng Tới về đơn vị, bữa đi cải thiện coi như hoàn toàn phá sản. Grin
Hà… vậy mà lâu ngày vẫn nhớ kỷ niệm… cái can vàng. Có ích thật sự các bác ạh.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2011, 01:55:44 am gửi bởi Kon tiahien » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM