Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:46:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính 1972  (Đọc 87077 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #10 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 11:00:46 am »

hehe , bác trâu ơi vào mà nhận sư huynh nè Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #11 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 04:11:07 pm »

 Hai năm trong HQ chắc là bác tau khong so sẽ có rất nhiều chuyện về các trận chiến của HQ. Em chỉ biết về đoàn tàu không số qua các tác phẩm văn học và sách báo, giờ có bác trong diễn đàn bọn em sẽ biết được nhiều hơn qua câu chuyện kể của bác. Em mong bác khỏe và thường xuyên vào diễn đàn.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #12 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 08:29:56 pm »

"Tàu không số" là một câu chuyện đặc biệt xếp vào hàng trở thành huyền thoại. Diễn đàn ta giờ có một nhân vật từ huyền thoại bước ra.
Phúc lắm, phúc lắm thay!
Logged
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #13 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 08:30:13 am »

Cam on anh em da cho chung toi len troi. Toi se dan dan dua cac cau chuyen that ma kho tin cua cac CUU TKS ma toi duoc biet de moi nguoi cung biet. Rieng minh toi chi ke 3 ky niem cua ngay dau tien xuong tau di cong tac.
Chuyen thu nhat : Ngay 01/7/1072 vao buoi chieu, toi duoc lenh xuong tau di cong tac. Mot chiec ca no nho don toi tu cang K20 ( Ben Binh Hai Phong ) cho toi ra Cat Hai. Tau dang neo o do. Ngay sau cai bat tay dau tien, bo ba lo xuong boong tau, thuyen truong da dan toi di giao nhiem vu. Ngoai nhiem vu chung cua thuy thu da duoc hoc tren bo, tai tau toi duoc giao va huong dan ngay tai cho su dung so bo sung DKZ va B41, lai tau. Khi thuyen truong dan toi xuong ham hang toi thay da chat day cac thung dan phao 105 ly, dan cac loai, vo so hom cat tong tren ghi dong chu " Hoi lien hiep phu nu VN tang phu nu K9 " Toi biet chuyen nay vao Ca Mau tuy khong duoc biet ( Chi thuyen truong moi duoc biet nhiem vu truoc khi xuat phat ) Thuyen truong chi cho toi mot nut do tren man tau, ong cuoi va hoi : Co biet nut gi day khong? Toi lac dau. Ong noi : Khi bi tau dich bao vay, neu khong the chien dau thang loi duoc phai huy tau de giu bi mat chuyen di va khong de hang roi vao tay dich. Luc do se huy tau. Khi an vao nut nay toan bo con tau se tan thanh nghin manh chim sau xuong bien khoi. Toi so qua ( neu luc do ai noi khong so la noi phet ) chac mat toi lo ro ve so set nen thuyen truong nhin toi bao :
Cau so a? Toi xau ho chong che
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #14 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 09:31:31 am »

Thêm dấu giúp bác Tau khong so:
------------------------
   Cảm ơn anh em đã cho chúng tôi lên trời. Tôi sẽ dần dần đưa các câu chuyện thật mà khó tin của các CUU TKS mà tôi được biết để mọi người cùng biết. Riêng minh tôi chỉ kể 3 kỷ niệm của ngày đầu tiên xuống tàu đi công tác.

   Chuyện thứ nhất : Ngày 01/7/1072 vào buổi chiều, tôi được lệnh xuống tàu đi công tác. Một chiếc ca-nô nhỏ đón tôi từ cảng K20 (Bến Bính, Hải Phòng) chở tôi ra Cát Hải. Tàu đang neo ở đó. Ngay sau cái bắt tay đầu tiên, bỏ ba-lô xuống boong tàu, thuyền trưởng đã dẫn tôi đi giao nhiệm vụ. Ngòai nhiệm vụ chung của thủy thủ đã được học trên bộ, tại tàu tôi được giao và hướng dẫn ngay tại chỗ sử dụng sơ bộ súng DKZ và B41, lái tàu. Khi thuyền trưởng dẫn tôi xuống hầm hàng, tôi thấy đã chất đầy các thùng đạn pháo 105 ly, đạn các lọai, vô số hòm cac-tong trên ghi dòng chữ: "Hội liên hiệp phụ nữ VN tặng phụ nữ K9". Tôi biết chuyến này vào Cà Mau, tuy không được biết (Chỉ thuyền trưởng mới được biết nhiệm vụ trước khi xuất phát). Thuyền trưởng chỉ cho tôi một nút đỏ trên mạn tàu, ông cười và hỏi: "Có biết nút gì đây không?" Tôi lắc đầu. Ông nói: "Khi bị tàu địch bao vây, nếu không thể chiến đấu thắng lợi được, phải hủy tàu để giữ bí mật chuyến đi và không để hàng rơi vào tay địch. Lúc đó sẽ hủy tàu. Khi ấn vào nút này tòan bộ con tàu sẽ tan thành nghìn mảnh chìm sâu xuống biển khơi". Tôi sợ quá (nếu lúc đó ai nói không sợ là nói phét).

        Chắc mặt tôi lộ rõ vẻ sợ sệt nên thuyền trưởng nhìn tôi bảo:
   - Cậu sợ à?

   Tôi xấu hổ chống chế:
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2009, 09:33:57 am gửi bởi Trinhsat » Logged
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #15 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 12:29:15 pm »

cam ơn đồng đội đã sửa giúp. Trời đang mưa, đang có tâm trạng, kể tiếp nhé.
Tôi xấu hổ chống chế :
        Em đâu có sợ, chỉ đang nghĩ làm cách nào viết và gửi được thư về cho bố mẹ và người yêu biết ngày giờ và địa đểm mình chết. Ông thuyền trưởng vỗ vai bảo : Xuống nhờ Hà bá ấy.
Ấn tượng về nút hủy tàu đọng rất đậm nét trong tâm trí tôi cho đến bây giờ. Tôi đã đọc một chuyện về tâm linh, chuyện kể về một nhà Bác học có người nhà bị chìm tàu ngoài biển mất tích. Trong một giấc mơ người thân báo mộng với ông là xác đã dạt vào bờ biển châu mỹ... ông đã đi tìm và thấy mộ người thân được dân vùng biển đó vớt lên chôn cất. Tôi  nghĩ, mình bị tan xác thành ngàn mảnh làm mồi cho cá thì báo mộng cho bố mẹ thế nào được. Sau phút đầu sợ hãi tôi dần quen và cảm thấy thinh thích, tự hào, hãnh diện.  Tôi viết trong nhật ký " Lính bộ binh, xe tăng, phi công chết đều có nấm mồ riêng, còn lính hải quân thì tất cả chung một nấm mồ đó là Biển sâu lạnh lẽo, đại dương mênh mông ". Nếu chuyến công tác đó gặp địch phải hủy tàu thì gia đình tôi chắc không có  hài cốt để lập mộ rồi.
Chuyện thứ hai  : Về một người lính tàu  bình dị tâm sự tối đầu tiên. Anh tên là Bích ở Đồ Sơn, mới mất cách đây vài năm.
Tôí đầu tiên ngủ trên tàu tôi không sao ngủ được, xin mô tả khoang ngủ trên tàu. Tàu tôi thuộc dạng tàu chở hàng, đặt đóng ở tỉnh Quảng Châu TQ nên gọi là tàu Quảng Châu, nhận từ TQ về 10 chiếc, đã nổ, chìm, mất tích 6 chiếc, khi tôi xuống tàu chỉ còn 4 chiếc, tàu tôi mang số hiệu 649 trước đó mang số hiệu 56. Giường trên tàu dạng giường tầng như ở ký túc xá Đại học nhưng chỉ rộng 60cm, giường trên cách giường dưới cũng khoảng 60 - 70 cm nên ngồi ở giường dưới phải hơi cúi. Đêm đó tôi tâm sự với anh Bích là cơ yếu trên tàu nằm giường dưới. Tôi kể về gia đình, quê hương và hỏi anh những điều chưa biết về tàu không số. Anh chỉ cười và nói " Cứ ở rồi biết hết". Khi kể về mấy tháng đầu đi bộ đội, đáng lẽ tôi đã vượt trường sơn vào Nam chiến đấu rồi nhưng Hải quân về nhận 184 lính sinh viên chúng tôi nên lại đi ngược từ Thanh Hóa ra Hải Phòng. Anh thản nhiên : Vượt Trường Sơn có gì ghê gớm đâu. Tôi hỏi " Anh đã đi đâu mà biết " anh nói " Tớ đã đi 2 lần rồi ". Tôi bảo anh nói phét ( Dạo đó mọi người hay dùng từ này ) vì anh kể từ ngày đi lính HQ đến nay anh toàn ở tàu thôi mà. Anh nói " Đúng thế, người ta đi vào còn mình đi ra. Tớ hai lần chở hàng vào nam phải hủy tàu, bơi vào bờ liên lạc với quân ta rồi vượt Trường Sơn ra Bắc lại xuống tàu, lại hủy tàu, lại bơi vào bờ, lại vượt Trường Sơn trở về lại xuống tàu đi tiếp, chú mày rồi sẽ được vượt Trường Sơn thôi ". Lúc đó tôi vô cùng khâm phục anh Bích coi anh  như thần tượng, như anh hùng. Sau này tôi mới biết dạng như anh rất nhiều. Câu chuỵện của anh Bích gây ấn tượng mạnh mẽ trong buổi đầu xuống tàu của tôi.
Câu chuyện thứ ba : Chuyện về ăn uống.
        Mọi người đã biết những năm kháng chiến chống Mỹ tiêu chuẩn ăn của lính như sau : Bộ binh  6,8 hào. Hải quân 1,7 đồng ... Khi về HQ tập trên bờ chỉ được ăn tiêu chuẩn 6,8 hào nên rất đói, thèm thịt cá. Bữa ăn chiều hôm ấy khi anh nuôi ( thay nhau nấu, ngay hôm sau tôi cũng phải nấu ) bê cơm ra mặt boong tôi sửng sốt vì nhiều thức ăn quá : Thịt gà, thịt lợn, gan sào, tim lợn... Tôi ăn miệt mài còn các anh ấy ăn chút ít rồi đứng dây. Thấy tôi xấu hổ các anh bảo ăn được cứ ăn đi để có cái mà nôn khi ra khơi. Có một số anh thì cười nói với nhau " chắc nó ăn nnhư thế đựơc 3 bữa. Sở dĩ ăn ngon, nhiều như thế vì tiêu chuẩn lính tàu là 1,7 đồng. Khi có lệnh đi công tác tăng lên 2,5 đồng. Thực phẩm đều giá mậu dịch do hậu cần cung cấp chất đầy hầm vì vậy có rất nhiều thịt. Tuy nhiên chỉ một, hai bữa có thịt tươi rau tươi do tàu hậu cần tiếp tế, những bữa khác đều ăn thịt hộp, cá hộp. Sau này khi viết lại bữa ăn này tôi đã tả chi tiết từ mùi vị, cách thái thịt, đĩa thịt to như thế nào, mặn nhạt ra sao ... và bữa ăn đầu tiên trên tàu không số cũng là ấn tượng đầu tiên đối với tôi. Sau một tuần nằm chờ lệnh ở biển Cát Bà tôi lên cân vùn vụt, mặt to như cái đĩa, má đỏ hây hây vì suốt ngày chỉ ăn ngon, ngắm biển chờ lệnh lên đường. Sau này tôi cũng ăn rất ít và rất sợ thịt và rất thèm rau vì không có rau, thịt tươi ( Dạo đó loại tàu tôi không có tủ lạnh ) Dần dần tôi sẽ kể tiếp cho đồng đội về việc tình yêu, tình dục của lính tàu không số. Tạm biệt, hẹn gặp lại.
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #16 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 12:50:38 pm »

Dần dần tôi sẽ kể tiếp cho đồng đội về việc tình yêu, tình dục của lính tàu không số

Bác Haanh ơi, đây này! Grin
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 03:42:46 pm »

Thêm 01 chuyện của các anh CCB mà ít người biết đây,topic này sẽ hot đây ,mình còn .....ngóng nửa mà ,!!!!.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 03:51:13 pm »

Dần dần tôi sẽ kể tiếp cho đồng đội về việc tình yêu, tình dục của lính tàu không số

Bác Haanh ơi, đây này! Grin
hehe , đấy cho lão Đoàn sáng mắt ra , cứ đòi treo em lên cột hoài ;Dtình cảm của người lính mà cứ bắt phải kiềm chế miết  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #19 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 03:52:08 pm »

Em vừa mua được cuốn hồi ký của thuyền trưởng tàu không số, sẽ ráng up lên đây.
Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM