Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:55:39 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Chư tan Kra  (Đọc 137776 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #80 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 06:05:23 pm »

Tiện đây em hỏi bác napoleon:
-Thời KCCM E 209 có 3 tiểu đoàn 7,8,9 của sư 312(hiện tại nằm trên phố Nỉ-Thái nguyên)
-Thời BGTN E 209 cũng có D7, D8, D9 nhưng lại của F7-QD4(của sếp binhyen1960)
 Sao giống nhau thế nhỉ? Khác mỗi cái F?
Trong KCCM, các f chủ lực cụ thể f312 luôn đưa các e đi B chỉ giữ bộ khung ở lại A để tái lập các e mới(nên có các e209A, e209B). Như e209A đi B cuối năm 1967, vào B3 tháng 2 năm 1968 đánh ở Tây Nguyên(ở đây đổi thành e320; các d: 7,8,9 đổi mật danh thành k4, k5, k6) đến cuối 1968 thì chuyển vào B2 là nòng cốt tạo thành f7.
-Thời BGTN E 209 cũng có D7, D8, D9 nhưng lại của F7-QD4: e209A/f312.
-Thời KCCM E 209 có 3 tiểu đoàn 7,8,9 của sư 312(hiện tại nằm trên phố Nỉ-Thái nguyên): e209B (e42 QK Tả Ngạn được bổ sung về f312 và chính thức mang phiên hiệu e209B/f312).

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2010, 07:00:55 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #81 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 06:58:08 pm »

...các chú đi vào Chutang kra ngày 22-6,. Hiện còn dang bàn cãi cao điểm 1198 có chắc chắn là 995 không? Trên bản đò của các chú không co 995 mà lại có 996 . Cháu thông thạo Anh văn hơn các chú t=khai thác xem còn trận 18-5-1968 ỏ Chuz pen là cao điểm nao ? Cám õn.

Cháu xem trong tài liệu Mỹ thì không nhắc đến trận đánh lớn nào ở Tây Nguyên xung quanh ngày 18/5/68. Họ liệt kê 1 số trận khác, chú thử xem liệu có giống với trận ở Chu Pen không ạ:

- Sáng 10/5/68 ta tấn công 1 căn cứ hỏa lực Mỹ phía tây Đắk Tô khoảng 14-15km. Theo phía Mỹ quân ta hy sinh 47 người.
Bác ấy nói:
-Trận Chư pả-huyện Chư pả-Komtum.
 Gọi tạm là trận Chư pả, được không các bác?
Trận đánh của d7/e209 ở cao điểm Chư Pen–Chư tan Kra (thuộc huyện Sa Thầy, Kon Tum) ngày 15, 16 tháng 5 năm 1968; theo thông tin từ người nhà của LS Đặng Quốc Giám:
http://thethaovanhoa.vn/306N20090513085815465T132/nhat-ky-hanh-trinh-tim-mo-cha.htm
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2010, 10:22:27 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #82 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 08:27:53 pm »


Trận đánh của d7/e209 ở cao điểm Chư Pen–Chư tan Kra (thuộc huyện Sa Thầy, Kon Tum) ngày 15, 16 tháng 5 năm 1968; theo thông tin từ người nhà của LS Đặng Quốc Giám:
http://timmolietsi.com.vn/index.php?newsid=645&ses=373e54ba2efa55b0d25949ef53630f16
Trận đánh xảy ra tại xã Ia mờ nông(núi Chư bả nằm tại xã này)-huyện Chư bả-Gia lai của C7-D8-E209. Ông chú em TDH hy sinh ngày 16/5/1968. Chú là anh nuôi, nhưng lại xung phong đánh trận này và hy sinh cùng 17 đồng đội khác.
 Năm 2001 gia đình đã vào đó tìm hài cốt LS TDH với tất cả các phương tiện hiện đại nhất: Ô tô chuyên leo núi, điện thoại vệ tinh. Cùng đi có 1 chú từng là liên lạc của C7-D8-E209 ngày ấy. Chú ấy đã từng an táng tại chỗ nhiều LS của trận đánh. Tỉnh và huyện đội trong đó tạo mọi điều kiện(cung cấp bản đồ, danh sách LS hy sinh của trận đánh, cử cán bộ, công binh, dân quân cùng tham gia).
 Đó là 1 vùng rất hoang vu, hiểm trở, vẫn còn những cây gỗ nghiến người ôm không xuể, vẫn còn những công sự nông choèn choẹt của ta, vẫn còn những hào giao thông khá sâu do Mỹ đào, boong ke bê tông nó cẩu đi hết rồi(sau trận đánh nó bỏ chốt này)vẫn còn những mảnh bom cắm vào cây nghiến..., cán bộ huyện và tỉnh chưa bao giờ vào đó(họ thú nhận thế). Dân vùng đó còn nói: Chỉ tin bộ đội đi bộ, còn bộ đội "đi bằng đít"-ý nói đi bằng ô tô, xe máy thì không tin.
 Kết quả không thể tìm được hài cốt bất kỳ LS nào? Dân bản địa nói: Tử sĩ ta, Mỹ chôn nông hoặc chưa kịp lấy xác, đều bị hàng đàn thú rừng, nhiều nhất là lợn rừng tha đi mất. Không tìm được đâu? Ngoại cảm bố láo hết: Hy sinh tại trận Kleng, hài cốt nằm bên dòng suối...(suối nào, cứ điểm Mỹ nằm tại yên ngựa của bình độ 1800, xác ông chú chôn tại 1 công sự cá nhân của quân mình)
 Chẳng lẽ lòng người nhanh chóng đổi thay, 7 năm sau(năm 2008) cán bộ chính sách trong đó lại thờ ơ vậy sao?
-To Napoleon: D8-E209  đánh Chư bả ngày 16/5/1968, chứ không phải D7. Vì D7 đánh Chư tan kra ngày 26/3/68 bị thiệt hại quá nặng rôi
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2010, 01:15:17 pm gửi bởi Giang.K17 » Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #83 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 10:49:46 pm »

To Napoleon: D8-E209  đánh Chư bả ngày 16/5/1968, chứ không phải D7. Vì D7 đánh Chư tan kra ngày 26/3/68 bị thiệt hại quá nặng rôi
Đang nói trận đánh của d7/e209 ở cao điểm Chư Pen–Chư tan Kra (thuộc huyện Sa Thầy, Kon Tum) ngày 15, 16 tháng 5 năm 1968. Grin Không lẽ không bổ sung quân, không lẽ e209 và Cục chính sách Bộ quốc phòng báo không đúng sao?
Nhớ lại vụ tắm, nguồn nước, huyện Chư Pah thuộc Kon Tum, có 2 e209, thì bác đúng là hóng hớt rồi! Grin
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2010, 10:56:25 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #84 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 11:31:13 pm »

Đang nói trận đánh của d7/e209 ở cao điểm Chư Pen–Chư tan Kra (thuộc huyện Sa Thầy, Kon Tum) ngày 15, 16 tháng 5 năm 1968. Grin Không lẽ không bổ sung quân, không lẽ e209 và Cục chính sách Bộ quốc phòng báo không đúng sao?
Nhớ lại vụ tắm, nguồn nước, huyện Chư Pah thuộc Kon Tum, có 2 e209, thì bác đúng là hóng hớt rồi! Grin
-Các bác cứ nói là lính HN chứ thực ra chủ yếu là lính huyện nhà  em. Tính riêng xã(xóm thôi) em ít nhất 3/4 bác hy sinh và mất xác trong trận bình độ 1800 của núi Chư bả ngày 16/5/68 ấy(đêm 15 ém quân, rang sáng 16 nổ súng, bọn Mẽo vàng hết cả mắt,rồi ta cũng vàng hết cả mặt rút ngay kẻo nó phản kích, sau đó nó bỏ bình độ này ngay).
-Chuyện trực thăng thả nước ấy, các cụ đều nói là nó chở từ Phi luật tân sang, em chỉ biết vậy. Em hớt thì cũng hớt với đúng người của trận đánh thôi. Cán bộ to em có nói chuyện đâu, họ toàn ngồi tận đẩu, tận đâu ấy, biết gì mà nói? Chuyện của anh công an kia nói về bố mình xảy ra tại xã Ia mờ nông-huyện Chư bả-Gia lai+Kon tum cũ đấy. Chuyện của D8, chứ không phải D7.
-Gửi cụ bục két: Mai em đánh dây thép vào Vũng tàu hỏi lại cái điện thoại đặt trên cái xe ấy là loại gì nhé!
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #85 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 12:13:29 am »

-...bình độ 1800 của núi Chư bả
Chuyện của anh công an kia nói về bố mình xảy ra tại xã Ia mờ nông-huyện Chư bả-Gia lai+Kon tum cũ đấy.
Ok, đã ném đá thì ném cho hết luôn! Grin
-Không hiểu bác dùng từ bình độ là gì vậy? Độ cao hay tọa độ Huh
-Nếu nói về tỉnh Gia Lai-Kon Tum(1976-1991) là ok, năm 2001 nhà bác đi kiếm LS thì chắc chắn là Gia Lai rồi( trong KCCM cũng thuộc Gia Lai).
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
minhnam1803
Thành viên
*
Bài viết: 111


« Trả lời #86 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 09:56:31 am »

-...bình độ 1800 của núi Chư bả
Chuyện của anh công an kia nói về bố mình xảy ra tại xã Ia mờ nông-huyện Chư bả-Gia lai+Kon tum cũ đấy.
Ok, đã ném đá thì ném cho hết luôn! Grin
-Không hiểu bác dùng từ bình độ là gì vậy? Độ cao hay tọa độ Huh
-Nếu nói về tỉnh Gia Lai-Kon Tum(1976-1991) là ok, năm 2001 nhà bác đi kiếm LS thì chắc chắn là Gia Lai rồi( trong KCCM cũng thuộc Gia Lai).

Từ bình độ rất phổ biến mà bác. Nó là tập hợp các điểm có cùng cao độ, nói đủ nó là đường bình độ.

Bác thấy, các bác CCB biên giới phía Bắc hay nói bình độ 400, thế là đủ hiểu.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #87 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 11:10:09 am »

Cái Chư bả Ia-Mơ-nông của bác Giang.k17 đây:


Không biết các bác kia lấy cái bình độ 1800 là gì, ở đâu ra thế?
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #88 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 11:13:45 am »

-Cái bản đồ có từ thời Tây thuộc ghi bình độ 1485(cao nhất trong khu vực, hôm nọ em hóng nhầm là 1800) và bình độ 446. Cả 2 bình độ này đều bị ta tấn công. Trận đó D8 đánh xong, thu gom tử sĩ 18 người, chôn tại các công sự cá nhân của mình, rồi nhanh chóng rút ngay.
-Đồng bào sống quanh khu vực đó là dân tộc Giá rai(chuyên ăn bốc)
-Cuộc tìm kiếm 7 ngày tại địa danh trên, đủ mọi lực lượng tham gia(QD3,tỉnh đội, huyện đội...), quan trọng nhất là sự có mặt của bác cựu liên lạc của C7, người đã tận tay chôn cất nhiều đồng đội sáng 16/5/1968.
-Kết luận:
+) Không thể tìm thấy bất kỳ hài cốt nào của C7-D8-E209 trận 16/5/1968. Hãy để nỗi nhớ trong lòng mỗi người thôi
+) Ngoại cảm láo toét hết! Ngày đó QD3 đã dọa cho mấy ông kia ra tòa đấy!
 (Ông cựu kia nói với em: Mày còn biết nhiều hơn nhà "ngoại củm", đọc vanh vách phiên hiệu, ngày tháng, trận đánh...sao không đi làm nhà "ngoại củm" đi)
*Gửi bác bodoibucket: Em đang có trong tay 2 bản đồ do QD3 cung cấp cho gia đình(ngày đó, chế độ trong ấy là quân quản)nhưng trình độ tậm tịt, không biết pọt lên.
-------------------------------------------HẾT-----------------------------------

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2010, 01:13:34 pm gửi bởi Giang.K17 » Logged
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #89 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 12:01:54 pm »

-Cái bản đồ có từ thời Tây thuộc ghi bình độ 1485(cao nhất trong khu vực, hôm nọ em hóng nhầm là 1800) và bình độ 446. Cả 2 bình độ này đều bị ta tấn công. Trận đó D8 đánh xong, thu gom tử sĩ 18 người, chôn tại các công sự cá nhân của mình, rồi nhanh chóng rút ngay.
...
-Kết luận:
+) Không thể tìm thấy bất kỳ hài cốt nào của C7-D8-E209-F312 trận 16/5/1968 . Hãy để nỗi nhớ trong lòng mỗi người thôi
...
*Gửi bác bodoibucket: Em đang có trong tay 2 bản đồ do QD4 cung cấp cho gia đình(ngày đó, chế độ trong ấy là quân quản)nhưng trình độ tậm tịt, không biết pọt lên.  

* Nếu bác Giang.k17 có trong tay 2 cái bản đồ thì bác post lên cho anh em xem nó ra sao.
* Em tìm thấy ít thông tin của f312 , các bác xem thử :
...Theo kế hoạch của Bộ, mỗi khi một trung đoàn thuộc các sư đoàn chủ lực cơ động lên đường thì đều để lại một số sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên kỹ thuật làm nòng cốt cùng cán bộ và tân binh mới bổ sung thành lập trung đoàn mới mang cùng phiên hiệu. Trong những năm 1965-1968, khi đưa các trung đoàn vào chiến trường Sư đoàn 312 đã thực hiện cách tổ chức đó….
… Cuối năm 1965, Sư đoàn còn tổ chức 4 tiểu đoàn bộ binh đủ quân số và trang bị vũ khí lên đường tăng cường cho quân chủ lực miền Nam. Tiểu đoàn 8 (tức tiểu đoàn 166) thuộc trung đoàn 209 và tiểu đoàn 2 (tức tiểu đoàn 420) thuộc trung đoàn 141 vào chiến trường Khu 5 chiến đấu. Các tiểu đoàn này trở thành nòng cốt xây dựng trung đoàn Ba Gia chủ lực Quân khu 5. Tiểu đoàn 9 (tức tiểu đoàn 254) thuộc trung đoàn 209 và tiểu đoàn trợ chiến hỗn hợp hành quân vào Mặt trận Trị - Thiên…
… Cũng trong năm 1966, Sư đoàn nhận lệnh đưa hai trung đoàn 141A và 165A với đủ quân số và vũ khí trang bị theo biên chế hành quân cấp tốc vào chiến trường Đông Nam Bộ tăng cường lực lượng cho khối chủ lực Miền. Trung đoàn 209A ở lại làm nòng cốt xây dựng sư đoàn.

Chấp hành mệnh lệnh, trung đoàn 141a do đồng chí Vũ Chất làm trung đoàn trưởng, đồng chí Đức Bao làm Chính uỷ đã cùng trung đoàn l65a hành quân bằng tàu hỏa vào Khu 4, sau đó hành quân bộ theo tuyến đường Trường Sơn vào Đông Nam Bộ an toàn.

Hai trung đoàn 141A và 165a là nòng cốt xây dựng Sư đoàn bộ binh 7 (ngày 13-6-1966), liên tục tham gia chiến đấu, lập chiến công oanh liệt trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.
Tại hậu phương, khi các trung đoàn 141A, 165A vào chiến trường, Sư đoàn tổ chức xây dựng hai trung đoàn mới mang phiên hiệu trung đoàn 141B và trung đoàn 165B cùng với trung đoàn 209A tiếp tục huấn luyện sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới.
Tháng 2 năm 1967 Sư đoàn cử hai tiểu đoàn 4 và 5 (trung đoàn 165B) vào chiến trường Trị - Thiên chiến đấu.
Tháng 3 năm 1967 trung đoàn 165B được bổ sung đầy đủ quân số thực hiện huấn luyện chính quy nâng cao sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Tháng 1 năm 1968, Sư đoàn được lệnh đưa tiếp hai trung đoàn nữa vào tăng cường cho quân và dân miền Nam mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Việc chọn hai đơn vị vào chiến trường làm cho lãnh đạo chỉ huy Sư đoàn gặp khó khăn do cả ba trung đoàn đều xung phong ra mặt trận. Cuối cùng, Đảng ủy Sư đoàn quyết định cử trung đoàn 141B và trung đoàn 209A vào chiến trường Trung đoàn 165B ở lại làm nòng cốt xây dựng Sư đoàn.

Trung đoàn 141B mới được thành lập và huấn luyện khoảng 6 tháng do đồng chí Nguyễn Lãm - trung đoàn trưởng và đồng chí Khắc Hào làm chính ủy hành quân vào chiến trường Khu 5 chiến đấu. Sau một thời gian, trung đoàn trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng Sư đoàn 3 chủ lực Quân khu 5. Một số cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn được cử xuống các huyện, xã tham gia xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích, góp phần đẩy mạnh chiến tranh nhân dân trên chiến trường Khu 5.

Trung đoàn 209A do đồng chí Trần Huy Toàn làm trung đoàn trưởng, đồng chí Phùng Vị làm chính ủy vào chiến đấu ở miền Đồng Nam Bộ. Đứng trong đội hình Sư đoàn 7, trung đoàn lập nhiều chiến công xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Như vậy là, trong 6 năm (1963-1968) Sư đoàn đã liên tục đưa 4 trung đoàn, 9 tiểu đoàn độc lập cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ vào chiến trường miền Nam chiến đấu Từ một Sư đoàn 312, các đơn vị vào chiến trường đã được tổ chức thành một Sư đoàn hoàn chỉnh ở miền Đông Nam Bộ (Sư đoàn 7), làm nòng cốt xây dựng một sư đoàn và một trung đoàn ở Quân khu 5 (Sư đoàn 3 và trung đoàn Ba Gia) .
Tại hậu phương lớn, bộ phận "khung" còn lại được bổ sung quân số, vũ khí và gấp rút xây dựng, huấn luyện thành các đơn vị mới thay thế cho các trung đoàn, tiểu đoàn đã ra mặt trận. Sau hai lần thay thế lớn (vào năm 1966 và năm 1968) chỉ còn trung đoàn 165B do đồng chí Nguyễn Chuông làm trung đoàn trưởng và đồng chí Quang Thảo làm chính ủy ở lại làm nòng cốt tiếp tục xây dựng Sư đoàn.

Để xây dựng Sư đoàn 312 với đủ biên chế, trang bị tiếp tục làm nhiệm vụ của một Sư đoàn chủ lực cơ động, tháng 8 năm 1968, Bộ Tổng Tham mưu quyết định điều trung đoàn 42 chủ lực Quân khu Hữu Ngạn (thành lập năm 1946 về Sư đoàn thay thế vị trí trung đoàn 209A đã vào chiến trường. Tiếp đó điều ba khung tiểu đoàn từ Quân khu 4, Quân khu Tả Ngạn, Quân khu Tây Bắc về tham gia thành lập lại trung đoàn 141. Các đơn vị mới bổ sung về Sư đoàn nhanh chóng được tổ chức lại và chuyển hướng huấn luyện theo chức năng của một đơn vị chủ lực cơ động dự bị chiến lược. Thời kỳ này sư đoàn do đồng chí Nguyễn Năng làm Sư đoàn trưởng và đồng chí Hoàng Phương làm chính ủy...
…Theo kế hoạch của Bộ, cuối năm 1968 Sư đoàn (312)chuyển vào đóng quân trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội làm nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô.Đồng chí Lê Chiêu được điều về làm Chính ủy Sư đoàn thay đóng chí Hoàng Phương chuyển sang công tác ở đơn vị khác. ( trích : lịch sử sư đoàn 312 )

* Bác Bodoibucket post thêm cho anh em cái bản đồ của huyện Chư Păh cũ cho đủ bộ luôn đi bác./.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2010, 01:18:49 pm gửi bởi ongbom_f2 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM