Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:45:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Chư tan Kra  (Đọc 137783 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #50 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 10:04:01 pm »

http://thethaovanhoa.vn/306N2009071910473950T132/tim-lai-xuong-cot-nguoi-linh-mu-sat-ha-noi-p1.htm
Viết tiếp loạt bài "Những vong hồn trên đỉnh Chư tan Kra"Chủ Nhật, 19/07/2009 10:47     
Tìm lại xương cốt người lính mũ sắt Hà Nội (P1)
Phóng sự của Mạnh Cường

Sau hành trình tìm lại Chư tan kra đúng 3 tháng, những cựu binh Hà Nội lại lên đường trở vào Tây Nguyên. Thông tin tìm thấy 15 hài cốt của “lính mũ sắt” phát đi từ Sa Thầy, Kon Tum, đã  khiến họ không thể ngồi yên, dù Tây Nguyên đang mùa mưa rừng.

Lần trở lại của đoàn cựu binh, không khí đã vợi bớt phần nào nỗi đau xót cho những vong hồn đồng đội 41 năm không một nén nhang, không một lời thăm viếng. Nhưng suy tư lại nặng trĩu bội phần, bởi nhiệm vụ phải tìm bằng được những hố chôn đã vùi lấp xương cốt của hơn 200 chàng trai Hà Nội năm xưa.

Đường tìm kiếm

Hoặc bây giờ, hoặc không bao giờ       

Vào Tây Nguyên lần này, không chỉ có những người lính cũ của Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 mà có cả đoàn thân nhân gia đình liệt sĩ Hà Nội khởi hành trước đó một ngày. Họ vào Tây Nguyên để tận mắt thấy đỉnh Chư tan Kra, nơi người thân nằm xuống. Đường Trường Sơn lại đón họ với đèo dốc quanh co, rừng núi điệp trùng.

Chặng dừng chân ở Phong Nha, Quảng Bình, "trưởng đoàn" Hồ Đại Đồng đã “uý lạo” anh em, mà tất thảy đều là thương binh của trận chiến năm xưa: "Những người thân của chúng ta hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, đã chiến đấu và hi sinh theo ý nguyện thống nhất Tổ quốc. Có nghĩa là hành vi của chúng ta là tự giác, có tổ chức và việc của chúng ta sau hơn 40 năm đi tìm anh em cũng phải là hành vi tự giác và có tố chức. Lần này trở lại, ngoài việc làm một lễ nhỏ với 15 bộ hi cốt vừa tìm thấy, nhiệm vụ hàng đầu của đoàn là kết hợp với lực lượng địa phương xác định những địa điểm chiến đấu để tiến tới mục tiêu đến hết ngày 30/7 giải quyết hết những phần mộ cần quy tập. Không thể để khi nhắm mắt xuôi tay mà đồng đội vẫn nằm lại Chư tan Kra, hoặc là bây giờ hoặc là không bao giờ chúng ta làm được nữa. Anh em đây đều là thương binh, chỉ với năm nữa thôi chúng ta sẽ không còn đủ sức khoẻ để làm điều này”.

Trong 15 bộ hài cốt mới thấy chỉ có 3 bộ được xác định danh tính. Nhưng đó phải là tiền đề để có thể xây dựng một khu tưởng niệm những người con Hà Nội chiến đấu hi sinh vì sự thống nhất Tổ quốc. Bởi vì trận đánh này là một trận đánh có địa chỉ, của một tập thể có địa chỉ, một bên là các thân nhân liệt sĩ vẫn sống tại Hà Nội, một bên là các liệt sĩ đã hi sinh nhưng vẫn chưa được lịch sử ghi nhận đầy đủ.

Thân nhân của liệt sĩ trên đỉnh Chư tan Kra

Nước mắt trên đỉnh Chư tan Kra

Tây Nguyên giữa mùa mưa, thời tiết bấp bênh, lúc nắng lúc mưa. Dòng Crơng-pơcơ ắp nước xanh ngắt, vậy mà thoắt mưa đã ngầu bùn đất. Mới hơn 7 giờ sáng, nắng như đổ lửa xuống cao nguyên. 29 người, trong đó 16 thân nhân liệt sĩ chủ yếu là người già, còn lại "lính mũ sắt" Hà Nội đều là thương binh đã tập kết tại làng kinh tế mới gần dưới chân Chư tan Kra. Đó cũng là nơi đội K53, đơn vị làm nhiệm vụ quy tập mộ liệt sỹ của tỉnh đội Kon Tum đứng chân.  Tăng, võng, áo mưa đi rừng, nước uống và cả hoa quả, vàng nến, hương trầm, đồ lễ viếng được chiến sĩ K53 gùi theo.

Đoàn người men theo đường yên ngựa giữa hai đỉnh cao 1124 và 996 tiến lên đỉnh Chư tan Kra. Cảnh rừng loang lổ, chỗ trơ trọi đồi nương, chỗ rậm rạp ướt át, chỗ trơn tuột. 3 tiếng đường rừng thử thách. Như hành trình đến vùng đất thiêng, cnàg lên cao thì kí ức về những người đã nằm xuống càng da diết. Câu chuyện dọc đường rừng, nuớc mắt rơi cùng với mồ hơi.

Anh Tạ Quốc Bình ở 17 Hàng Điếu, là chú ruột liệt sĩ Tạ Tương Thuận, cách đây 4 năm, đã cùng chị gái lặn lội vào Sa Thầy suốt 20 ngày. Lúc đó, anh Bình chỉ biết đi tìm tất cả các nghĩa trang ở huyện Sa Thầy. Vì Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 đổi tên liên tục và trận đánh diễn ra bí mật bất ngờ, nên ngay cả sổ tang của Quân đoàn 3 cũng không có tên Liệt sĩ Thuận. Anh Bình sang Sư đoàn 10 rồi liên hệ với Sở LĐ,TB&XH Kon Tum cũng không có. Anh quay trở lại nghĩa trang Sa Thầy, chỉ biết ôm những bó hương khóc mà không biết tìm người than ở nơi nào.

Anh Bình rất xúc động, 4 năm từ đó trôi đi cho đến đầu năm vừa rồi, gia đình nhận được thông tin của một người quen cũng là thân nhân đi tìm liệt sĩ đọc tin thấy tên Liệt sỹ Thuận tại Quân đoàn 4. Quân đoàn 4 lại giới thiệu ra Hà Nội nên anh tìm được người đồng đội mà trước đây đến nhà anh báo tin, đó là chú Thạch, “lính mũ sắt” ở ngõ Phất Lộc. Chú Thạch nói rõ, hồi đấy có lần gặp mẹ anh Thuận nhưng chỉ ôm cụ mà khóc và nói với cụ "rồi anh ấy sẽ về" mà không nói thật rằng anh Thuận đã hi sinh, vì chính sách thời đó chưa cho phép. Trong trận Chư tan Kra, trong cùng một chiến hào, Thạch là người ôm khẩu cối và Thuận ôm khẩu AK, anh Thạch bị thương còn anh Thuận hi sinh tại chỗ. Qua đó gia đình mới biết liệt sỹ Thuận hi sinh ở Sa Thầy.

Một hố tìm hài cốt

Trong đoàn có anh Nguyễn Văn Ngọc đi tìm hài cốt anh trai. Khi đi, mẹ anh dặn đi dặn lại, cố tìm được anh để bà cụ mất còn nhắm mắt. Vậy mà, đang ở giữa đường lên đỉnh Chư tan Kra anh nhận được điện thoại báo tin mẹ mất. Anh bần thần như mất hồn, miệng lẩm nhẩm: "Mong mẹ yên lòng nhắm mắt xuôi tay". Không ai cầm được nước mắt.   

Đỉnh Chư tan Kra còn lưu giữ xương cốt của những người là anh em ruột thịt trong gia đình. Năm 1968 cả ba anh em nhà họ Trương ở làng Yên Phụ, Tây Hồ là Trương Văn Khánh, Trương Đức Chính và Trương Công Dũng đã cùng sát cánh trên đỉnh núi khốc liệt này, để ngày hơm nay chỉ còn thương binh Trương Công Dũng đi tìm hai người anh cùng đơn vị “lính mũ sắt” giữa đỉnh cao gió lộng.

9h 51 phút sáng, sau gần 3 tiếng vượt đường rừng, mâm lễ nhỏ đã được soạn ra tại một nuơng lúa bên sườn gần đỉnh Chư tan Kra. Mâm lễ có rượu, thuốc lá và bó hoa cúc trắng. Lần đầu tiên sau 41 năm. Liệu vong hồn những thanh niên Hà thành có cảm nhận được nước mắt của những người ruột thịt? Mong mỏi của các thân nhân liệt sĩ là dù được tìm thấy hay chưa thì những vong hồn liệt sĩ cũng có được nén hương tưởng nhớ đúng nơi các anh đã hi sinh. Và nguyện vọng cuối cùng mà họ nung nấu là một ngày gần đây, tất cả các anh được sẽ được Nhà nước quy tập về lại quê hương, trong lòng đất quê.

Chia sẻ với phóng viên TT&VH ngay trên đỉnh Chư tan Kra, Đại tá Hoàng Đình Nguyên, Chủ nhiệm chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum, cho biết, trong lúc đội quy tập K53 đang làm nhiệm vụ bên Lào và Cămpuchia thì nhận được thông tin về trận đánh này trên báo TT&VH và từ Thượng tướng Nguyễn Thế Trị. Ban chính sách đã lập tức báo cáo về tham mưu cho Bộ chỉ huy giao cho cơ quan quân sự huyện Sa Thầy tiến hành tìm kiếm. Trong một tuần, Huyện đội Sa Thầy quy tập được 12 bộ hài cốt liệt sĩ. Nhận thấy không đủ khả năng, lực luợng và phương tiện bảo đảm cho việc quy tập, nên cơ quan quân sự Sa Thầy báo cáo bằng văn bản về Phòng chính trị, cơ quan quân sự tỉnh. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã điều đội K53 lên đường mang theo đầy đủ phương tiện, tiến hành quy tập. Sau 3 tháng ròng rã tìm kiếm, đến nay con số liệt sĩ tìm thấy vẫn dừng lại ở con số 15, trong đó có liệt sĩ Tạ Ngọc Giao được xác định rõ danh tính, là người đầu tiên đã trở về Hà Nội.
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #51 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 10:05:40 pm »

http://thethaovanhoa.vn/132N20090720025148775T132/di-vao-su-xanh-p2.htm
Viết tiếp loạt bài "Những vong hồn trên đỉnh Chư tan Kra"Thứ Hai, 20/07/2009 14:44     
Đi vào sử xanh (P2)
Phóng sự của Mạnh Cường – Việt Thường

(Tiếp theo kỳ trước)

>>> Tìm lại xương cốt người lính mũ sắt Hà Nội

Theo thông tin của những người dân đi rà phế liệu, trong phạm vi hơn 10km2 ở Chư tan Kra đều tìm thấy mũ sắt. Vậy xương cốt các anh ở đâu giữa những đỉnh cao này? Điều đó phụ thuộc vào trí nhớ của những người lính già, nhưng 41 năm, cảnh sắc thay đổi, đại ngàn thành đồi nương, cỏ tranh, nứa ken đặc lối đi, việc tìm nơi các anh nằm xuống tại thực địa không hề đơn giản.

134 hài cốt trong 3 hố chôn tập thể

Mười ngày ăn chực nằm chờ, những người lính già thi gan cùng mùa mưa Tây Nguyên để tìm bạn. Một ngày đi rừng, một ngày nghỉ cho bắp chân kịp hồi phục, ngày sau lại đi. Tây Nguyên mùa này, mưa “không báo trước”. Vừa nắng khô rang, thoắt cái đã mưa như trút, đất rừng bốc hơi ngùn ngụt. Đã có tăng võng mang theo, mưa không cản được bước chân những người thương binh đi tìm liệt sĩ.

Lán dã chiến, nơi đặt tạm hài cốt liệt sỹ được tìm thấy trên đỉnh Chư tan Kra

Ban đầu các cựu chiến binh dự định cả đoàn hành quân lên đồi để tìm các hướng chính của trận đánh. Sau đó sẽ chia ra từng tổ theo hướng đánh của từng đại đội để xác định các hố chôn tại các đỉnh cao. Tại cao điểm 1124 do lính Mĩ chôn bộ đội ta 134 liệt sĩ, tại 3 hố. Tại đỉnh 996 cũng có trên 40 anh em lính mũ sắt Hà Nội do bộ đội ta tự chôn.

Hiện chúng tôi đã có trong tay tài liệu mật do Mỹ cung cấp cho Việt Nam tháng 9 năm 2000 nhằm thúc đẩy quá trình tìm kiếm liệt sĩ, hiện văn bản gốc lưu tại Sở LĐTB&XH Kon Tum. Tài liệu của Cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam (8605 Carmeron street, suite 400, silver spring MD 20910 mục 240), bằng tiếng Anh ghi rõ:

"Ngày xảy ra sự cố: 26/3/1968. Địa điểm: tỉnh Kon Tum. Làng gần nhất: Polei chuot. Tọa độ ghi trên bản đồ YA939913 - 6537IV Polei Jar sieng. Vị trí mộ, số xác chôn 134, trong 3 mộ. Đơn vị Hoa Kỳ có quan hệ: Tiểu đoàn thứ 6, Pháo binh thứ 29.Tiểu đoàn bộ binh thứ 8, trú đóng có pháo đội C, Tiểu đoàn thứ 6, Pháo bộ thứ 29 tại FSB14”.

Trước đó, trong báo cáo tác chiến của đơn vị Mỹ đồn trú ở đây ghi rõ: Ngày 12/3/1968: bị pháo kích 35 quả, loại đạn 60mm; 13/3: 13 quả đạn rốc két 122mm; 14/3: 30 quả đạn 82mm; 15/3: 6 quả đạn 120mm; 6 quả đạn 120mm; 16/3: 8 quả rốc két 122mm; 22/3: ị 8 quả đạn 75mm súng không giật.

Trận đánh ngày 26/3/1968 được ghi lại vắn tắt như sau: Tiểu đoàn thứ 3 bộ binh thứ 8 trú đóng có Pháo đội C, Tiểu đoàn thứ 6, Pháo binh thứ 29 tại FSB 14 (YA 939.913) bị OPCON đối với Lữ đoàn 3 và Tiểu đoàn 2. Đơn vị Pháo binh thứ 9 cũng bị tấn công bằng vũ khí hạng nặng gồm rốc két, B40 và khoảng 100 quả pháo 82mm. Cuộc tấn công bằng loại vũ khí này là để mở đầu cho cuộc tập trung tấn công trên bộ do khoảng 2 tiểu đoàn lính Bắc Việt. Dùng súng phóng hỏa, bộ đội Bắc Việt đã tràn vào bên trong hàng rào thép gai phòng thủ và vào bên trong một ổ súng đại bác. Họ nỗ lực đánh bật quân Mỹ ra khỏi FSB. Bằng kỹ thuật bắn trực xạ, từ những ổ súng còn lại, Pháo đội C đã khôi phục lại được vị trí đặt súng và bằng cách đó, đã phá hủy được đại bác ngắn nòng của đối phương. Loại đạn tổ ong được bắn ra 15 quả, loại đạn công phá mạnh 400 quả, đôi lúc ngay tại các điểm gần trong tầm tác xạ trống, để đẩy lính Bắc Việt ra khỏi FSB. Xác chết lính Bắc Việt đếm được là 134. Thời gian cuộc tấn công xảy ra từ lúc 03h30 đến 07h30. Ngày 28/3: tiếp tục bị pháo kích 17 quả đạn 82mm; ngày 29/3: bị 23 quả đạn 82mm. Riêng cao điểm Chư tan Kra bị 5 cuộc tấn công bằng pháo, khiến 10 lính Mỹ bị thương.

Trong báo cáo tác chiến của Tiểu đoàn thứ nhất, pháo binh thứ 92 OR-U Bộ chỉ huy tiểu đoàn ngày 5/5/1968 có chi tiết về trận đánh này như sau: Đạn pháo Shell A149 đã lần đầu tiên được bắn đi vào ngày 26/3/1968. 24 quả đạn đã được bắn đi trong tầm tác xạ 9.400m. Quan sát viên tiền phương đã yêu cầu và được báo cáo thường lệ rằng, những quả đạn ấy đã đến được mục tiêu, có hiệu quả và kết quả tuyệt hảo. Chúng được bắn đi trong việc phòng thủ căn cứ yểm trợ hỏa lực 14, tại tọa độ YA 939913 khi các đơn vị tại đây đang bị hai tiểu đoàn của quân Bắc Việt tấn công dữ dội. Họ được yểm trợ bởi súng phóng hỏa, đạn rốc két và đạn pháo. 135 địch quân bị chết, đếm được xác tại chiến trận.

Như vậy, những tài liệu này đã không nói rõ số thương vong phía Mỹ, nhưng có thể thấy rằng số người lính mũ sắt Hà Nội nằm lại trên Chư tan Kra, do Mỹ chôn, là 134 hoặc 135 người. Chưa kể số người được đồng đội chôn cất.

Trận đánh được khắc sâu vào lịch sử

Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Thiếu tướng Vũ Hữu Luận, Cục trưởng Cục Chính sách – Tổng cục Chính trị đã ký công văn số 401/CV-CS ngày 15/6/2009 gửi Cục Chính trị Quân khu 5, Cục Chính trị Quân đoàn 1 về việc tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Nội dung công văn nêu rõ: Ngày 11/6/2009, đồng chí Thượng tướng Bùi Văn Huấn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã làm việc với đồng chí Thượng tướng Nguyễn Thế Trị, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng, Trưởng ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 209, Sư đoàn 312.

Nhóm Cựu chiến binh Tiểu đoàn 7 và cán bộ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum trên đường tìm kiếm hài cốt liệt sỹ.

Sau khi nghiên cứu nội dung thư cung cấp về mộ liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ tại khu vực núi Chư tan Kra, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum (điểm cao 995: hơn 200 liệt sỹ; điểm cao 996: 44 liệt sỹ) và trao đổi thống nhất với Thượng tướng Nguyễn Thế Trị, Thượng tướng Bùi Văn Huấn có ý kiến như sau: Giao Cục Chính trị Quân đoàn 1 chỉ đạo Sư đoàn 312 kiểm tra hồ sơ, tài liệu, sơ đồ mộ chí lưu trữ; tập hợp danh sách liệt sỹ hy sinh trong hai trận chiến đấu trên và các thông tin liên quan khẩn trương cung cấp cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum và Ban liên lạc cựu chiến binh trung đoàn 209 để bổ sung căn cứ tìm kiếm liệt sỹ. Giao Cục Chính trị quân khu 5 chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum căn cứ tài liệu được cung cấp, xây dựng kế hoạch, dùng lực lượng đội K 53 tìm kiếm, cất bốc, quy tập mộ liệt Sỹ ở khu vực núi Chư tan Kra.

Đồng thời chúng tôi cũng được biết, Phó Chủ nhiệm Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh Thủ đô, Đại tá Hồ Cảnh Thái vừa có công văn số 539/CCT-CS ngày 26/5 gửi Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Viện Chiến lược Quân sự Việt Nam đề nghị đánh giá ý nghĩa trận chiến đấu của Trung đoàn 209 tại Kon Tum. Trên cơ sở những đánh giá này, Bộ Tư lệnh Thủ đô sẽ báo cáo các cơ quan chức năng của UBND TP.Hà Nội để xây dựng đài tưởng niệm các liệt sĩ Hà Nội tại Kon Tum. Đại tá Hồ Khang, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã có công văn trả lời số 149/VLS-KH ngày 6/7/2009, nội dung chính như sau: “Trung đoàn 209 chiến đấu hai trận tại Chư tan Kra vào tháng 3/1968 là có thật. Diễn biến và kết quả của các trận chiến đấu này được các tài liệu phản ánh khá thống nhất, cả phía ta cũng như phía Mỹ. Đây là trận chiến với quân Mỹ đầu tiên của Trung đoàn 209, mà phần lớn quân số là người Hà Nội. Song, điều quan trọng nhất là tuy lần đầu xung trận, đánh quân Mỹ, nhưng trong trận ngày 26/3/1968 Trung đoàn đã diệt gọn hai đại đội và một trận địa pháo Mỹ, số thương vong của ta cũng rất cao. Số liệu này là đáng tin cậy bởi Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 209 đã thống kê rõ. Hai trận chiến đấu ở Chư tan Kra là trận đánh tiêu biểu, mãi được khắc sâu vào lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta, là niềm tự hào và tình cảm thiêng liêng đối với những người đã cống hiện trọn đời mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Vì vậy, việc tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ tại Chư tan Kra là việc cần kíp, phải làm càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Đồng thời, việc xây dựng khu tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh tại Chư tan Kra là việc nên làm. Nếu được, bia đá của khu tưởng niệm nên ghi: “Khu tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh tại Chư tan Kra”.

Các anh nằm xuống, và giờ đây dù muộn, cũng đã đi vào sử xanh.

Hy vọng trong mùa khô

Theo ý kiến của Đại úy Trần Đức Độ, phụ trách đội K53, người đã có thâm niên 15 năm lăn lộn tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở các tỉnh A Tô Pơ, Xê Kông, Chăm Pa Sắc (Lào), tỉnh Ra Na Ta Ka Ri (Campuchia) và toàn bộ địa bàn Kon Tum, nếu dựng nhà bạt trên đồi thì sinh hoạt rất gian khổ. Mùa mưa, suối đục ngầu, múc lên một phần nước hai phần đất, vận chuyển nước sinh hoạt lên đỉnh đồi là điều không thể thức hiện được. Thêm vào đó chất độc da cam còn nhiều trên các cao điểm khiến việc ăn uống trở nên rất nguy hiểm. Vì vậy, đoàn sẽ đóng quân tại làng kinh tế mới dưới chân Chư tan Kra và hàng ngày dùng xe u - oat để đến chân đồi, sau đó đi bộ cắt rừng tìm kiếm.

Trước khi những người lính cũ của Tiểu đoàn 7 vào Tây Nguyên, việc tìm kiếm của K53 dựa hoàn toàn vào nguồn thông tin của dân, những người đi tìm phế liệu. Huyện, xã báo cho thôn triệu tập bà con đến đặt vấn đề vận động, ai biết thông tin về liệt sĩ ở Chư tan Kra thì thông báo.

Đại tá Hoàng Đình Nguyên – Chủ nhiệm Chính trị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum cho biết, vì các anh là thế hệ về sau và trận đánh cũng ít được nhắc tới nên không nắm hết thông tin. Việc các cựu chiến binh Tiểu đoàn 7 ở Hà Nội vào Tây Nguyên là cơ sở quý báu để có thể xác định hướng tiến công, khu vực chôn cất liệt sĩ, khu vực tập kết lực luợng của ta trong trận đánh năm 1968. Đó là những nhân chứng sống để cùng lên thực địa tìm kiếm điểm chiến đấu, điểm bố trí lực lượng, và là cơ sở quan trọng nhất để xác định khu vực chôn cất hài cốt liệt sĩ.

Thông qua TT&VH, Đại tá Hoàng Đình Nguyên cũng muốn nhắn gửi với thân nhân các gia đình liệt sĩ rằng, Kon Tum sẽ làm hết sức để thực hiện ước nguyện đưa tất cả các hài cốt liệt sĩ về quê hương, làm giảm đi phần nào nỗi đau của các thân nhân. Đại tá Nguyên khẳng định, nếu có thông tin mới sẽ huy động thêm lực lượng dân quân vào cuộc. Tuy nhiên, việc tìm kiếm có thể sẽ kéo dài sang đến mùa khô, phải đốt hết cây rậm chết khô, hướng quan sát mới rộng hơn.

TT&VH sẽ thường xuyên cập nhật thông tin mới để gửi tới bạn đọc và thân nhân liệt sĩ về vụ việc này.
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #52 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2009, 01:47:13 pm »

http://thethaovanhoa.vn/306N20090824065535991T132/gap-nguoi-ban-trung-tuong-my-keith-lincoln-ware.htm
Một chiến công có liên quan đến E209:
Gặp người bắn Trung tướng Mỹ Keith Lincoln Ware
(TT&VH) - Sau khi vào Chư tan Kra (Kon Tum) tìm mộ chôn tập thể của mấy trăm liệt sĩ Hà Nội thuộc Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 209, Sư 312, các lính cựu của đơn vị này đã vui vẻ kết nạp chúng tôi là “quân danh dự” của tiểu đoàn.

Trung tướng Mỹ Keith Lincoln Ware
Đợt 27/7 năm nay, mấy anh em lại ngồi với nhau, và kể cho chúng tôi nghe rằng, những đồng đội của họ cũng đã từng khiến Trung tướng Keith Lincoln Ware, một trong những vị tướng Mỹ cao cấp nhất trên chiến trường miền Nam thiệt mạng vì đụng độ trên mặt trận. Nếu như trong chiến tranh chống Pháp, sĩ quan cao cấp nhất bị bắt là De Castries mới chỉ là Thiếu tướng, thì tướng như Keith Lincoln Ware còn trên một bậc. Nhưng không rõ vì sao những câu chuyện này không nhiều  người biết tới?

Chúng tôi gọi điện hỏi một sĩ quan của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, anh có phần lúng túng: “Lần đầu tiên nghe thấy chuyện này!” Lần đầu tiên sao? Vậy chúng ta bắt đầu tìm kiếm.

Một trong bốn Trung tướng Mỹ chết trận tại Việt Nam

Trong suốt chiều dài cuộc chiến tranh Việt Nam, có hơn một chục  tướng và đô đốc Mỹ mất mạng. Nhiều nguyên nhân dẫn tới cái chết của những viên tướng này, gồm bị giết, bị tai nạn và gặp bạo bệnh.

Theo tờ Freelance Star, tướng đầu tiên bị giết trong chiến tranh Việt Nam là Trung tướng Bruno A. Hochmuth, 56 tuổi, chỉ huy Sư đoàn 3 bộ binh. Hochmuth thiệt mạng khi chiếc máy bay chở ông này bị bắn nổ và rơi xuống Huế vào ngày 14/11/1967. Hochmuth là người Texas, lãnh đạo Sư đoàn 3 từ tháng 3/1966. Ông này gặp “vận đen” khi đang đi thị sát chiến trường. Một viên phi công bay hộ tống Hochmuth kể lại, chiếc máy bay chở ông ta đang bay ở độ cao hơn 300m thì bất ngờ nổ làm hai mảnh. Tất cả những người đi trên chuyến bay gồm hai phi công, một trưởng nhóm công tác và một phiên dịch viên người Việt đi cùng ông tướng này đều thiệt mạng. Hochmuth là tướng chỉ huy sư đoàn đầu tiên của lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ thiệt mạng trong một cuộc chiến.

Tướng không quân đầu tiên tử nạn được xác định là Trung tướng Robert Worley, chỉ huy Không đoàn 7 của Không lực Mỹ. Tờ Virgin Islands Daily News nói rằng, Worley bị bắn hạ ngày 23/7/1968 khi đang điều khiển một chiếc RF-4C bay cách Đà Nẵng khoảng gần 100km. Viên tướng 48 tuổi này chính là một trong những nhân vật đóng vai trò quan trọng trong các vụ ném bom ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Khác với số phận hẩm hiu của những người tùy tùng, viên phi công bay cùng với Worley đã được hệ thống cứu hộ đẩy ra ngoài chiếc máy bay bị bắn hạ và sống sót.

Tướng đầu tiên bị bắn chết dưới đất là Thiếu tướng William R. Bond, chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh nhẹ 199. Ông này trúng đạn bắn tỉa và chết vào ngày 1/4/1970. Theo báo chí Mỹ, vào ngày trên, Bond hạ cánh xuống rìa vùng chiến sự D cách Sài Gòn khoảng 100km để kiểm tra việc một toán tuần tra Mỹ đã đụng độ với bộ đội Việt Nam. Tuy nhiên khi vừa bước vài bước ra khỏi chiếc trực thăng, Bond đã bị một viên đạn bắn trúng cổ. Ông này chết vài phút sau khi được đưa tới bệnh viện.

Tiếp đó là Trung tướng John A. B. Dillard, lãnh đạo Lực lượng Công binh thuộc Lục quân Mỹ. Dillard chết vào ngày 13/5/1970 khi chiếc trực thăng chở ông này bị bắn rơi gần Pleiku. Cùng thiệt mạng với ông này là Thiếu tướng C. Edward Adams Jr.

Nhân vật cuối cùng tử trận là Thiếu tướng Richard Tallman. Ngày 9/7/1972, viên tướng chỉ huy Lực lượng hỗ trợ vùng 3 tới tỉnh Bình Long để quan sát các hoạt động quân sự của quân Việt Nam Cộng hòa. Khi chiếc máy bay trực thăng chở Tallman và cộng sự vừa rời đi, một quả đạn pháo đã bất ngờ bắn trúng nhóm sĩ quan Mỹ. Kết quả là 3 sĩ quan Mỹ hộ tống Tallman chết tại chỗ. Ông này được đưa tới bệnh viện ở Sài Gòn nhưng chết trên bàn phẫu thuật.

Ngoài các tướng chết trận trên còn có các cái chết khác. Thiếu tướng Alfred Judson Force Moody bị chết vì đau tim vào ngày 19/3/1967 khi đang làm Trợ lý Sư đoàn trưởng Sư đoàn Kỵ binh bay số 1. Trung tướng William J. Crumm thiệt mạng vào ngày 24/7/1967 khi chiếc máy bay B52 chở theo ông này đâm vào một chiếc B52 khác trên biển Đông - đây là tướng Mỹ đầu tiên chết vì tai nạn tại Việt Nam. Trước đó Crumm đang lãnh đạo Sư đoàn 3 thuộc Đơn vị không quân chiến lược đóng tại Guam, Mỹ. Chung số phận, Trung tướng George William Casey, Sư đoàn trưởng Sư đoàn Kỵ binh bay số 1, tử nạn vào ngày 7/7/1970 khi chiếc trực thăng UH-1H chở ông này và 7 người khác bị rơi xuống  đất. Đô đốc Rembrandt C. Robinson chết vào tháng 5/1972 do tai nạn máy bay khi đang trở về soái hạm USS Providence. Thiếu tướng Edward B. Burdett, chỉ huy Phi đoàn chiến đấu cơ chiến thuật số 388 đóng tại Sân bay Hoàng gia Korat Thái Lan, mất tích sau một sứ mạng ném bom sân bay Phúc Yên ở miền Bắc Việt Nam vào ngày 18/11/1967. Burdett sau đó được xác định đã chết vào cùng ngày 18/11. Thiếu tướng Charles Jack Girard thì chết vì bệnh lạ.

Nhân vật chính của chúng ta, Trung tướng Keith Lincoln Ware – Tư lệnh Sư đoàn 1 đã bị bắn chết vào ngày 13/9/1968. Có thể thấy ông ta là một trong bốn vị cấp Trung tướng thiệt mạng ngay tại chiến trường.

Trở thành người cầm đầu Sư đoàn Anh cả Đỏ

Theo bách khoa toàn thư mở trực tuyến Wikipedia, Keith Lincoln Ware sinh ngày 23/11/1915 ở Denver, Colorado, Mỹ. Sự nghiệp quân sự của Ware bắt đầu vào ngày 9/7/1941 khi ông ta bị gọi đi nghĩa vụ quân sự và tham dự một khóa huấn luyện cơ bản ở Camp Roberts, California. Ware tham dự Trường ứng viên sĩ quan tại Fort Benning, Georgia và được phong hàm Thiếu úy, chỉ huy một trung đội bộ binh vào tháng 7/1942 và được điều ra chiến trường.

Ware đã tham gia các chiến dịch Algeria - Pháp - Morocco và Tunisia. Các chiến dịch lớn khác gồm có cuộc tấn công Sicily, cuộc chiến Naples - Foggia ở nam Italia, cuộc đổ bộ tại Bãi biển Anzio và các bãi biển tại vùng San Tropez ở nam Pháp vào năm 1944. Sau thời gian phục vụ dài ngày ở chiến trường châu Âu, Ware được thăng lên Thiếu tá vào tháng 12/1944, chỉ huy Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh số 15 thuộc Sư đoàn bộ binh số 3.

Ngày 26/12/1944, tiểu đoàn của Ware tổ chức tấn công một vị trí cố thủ của quân Đức đóng trên đỉnh đồi. Ông ta đã có hành động dũng cảm khi chiếm đồi và vì thế được trao tặng Huân chương danh dự. Hành động của Ware được mô tả trong quyết định trao huân chương như sau: Chỉ huy Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 15 Bộ binh tấn công một vị trí mạnh do địch nắm giữ trên một ngọn đồi gần Sigolsheim, Pháp. Ware phát hiện rằng một trong số các đại đội tấn công đã bị chặn và bị hỏa lực mạnh của địch áp chế, gặp thương vong. Nhận thấy rằng các binh sĩ cần tiếp thêm lòng dũng cảm, Thiếu tá Ware đã tự trang bị một khẩu súng tự động và tiến thẳng về phía quân địch, theo sau là 2 sĩ quan, 9 lính bộ binh và một chiếc xe tăng. Khi tiếp cận ổ súng máy địch, Thiếu tá Ware đã bắn gục hai lính bộ binh Đức và bắn đạn vạch đường vào lô cốt, giúp chiếc xe tăng bắn hỏng ụ súng; bắn chết 2 lính hỗ trợ ổ súng máy thứ 2 và buộc những kẻ khác đầu hàng. Chiếc xe tăng bắn hỏng khấu súng máy. Hết đạn, Thiếu tá Ware nhặt một khẩu súng trường M-1, bắn chết một lính Đức và bắn vạch đường vào khẩu súng máy thứ 3 nằm cách đó 50m...

Cần biết rằng Huân chương danh dự là phần thưởng quý giá nhất mà chính phủ Mỹ dành cho một quân nhân. Không giống nhiều lính quân dịch, Ware tiếp tục tại ngũ sau khi chiến tranh kết thúc. Sau 6 tháng tham gia lực lượng chiếm đóng ở Đức, Ware trở lại Trường đào tạo chỉ huy tại Fort Leavenworth. Ông ta được điều động tới trường quân sự West Point để dạy môn Tâm lý và Lãnh đạo quân đội, trước khi được điều đi học trường Đại học sĩ quan quân đội. Từ tháng 3/1955 tới tháng 6/1957, Ware được điều tới tham chiến ở chiến tranh Triều Tiên. Kết thúc chiến tranh, ông ta lại trở về Washington học tập. Ông ta trở thành một trong những cựu lính quân dịch đầu tiên được phong hàm cấp tướng. Tháng 7/1966, Ware được thăng lên cấp Trung tướng.

Lẽ ra được điều động tới Đức, Ware lại đề nghị với Bộ trưởng Lục quân cho đổi công tác và được điều tới Việt Nam. Ware tới Việt Nam một thời gian ngắn sau các cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968. Ông ta được giao làm Tư lệnh phó Quân đoàn II dã chiến. Được chuyển tới Sài Gòn ngay sau các cuộc tấn công Mậu Thân, Ware nắm quyền điều hành các lực lượng Mỹ ở đây, thành lập Lực lượng đặc biệt Ware (Task Force Ware) để đối đầu với các cuộc tấn công của bộ đội Việt Nam. Sau khi lực lượng trên bị giải tán, Ware được điều sang chỉ huy Sư đoàn 1 Bộ binh (Sư đoàn Anh cả Đỏ) hồi tháng 3/1968. Trong khoảng ngày 12 và 13/9 cùng năm, do Sư đoàn Anh cả Đỏ bắt đầu chiến đấu gần Lộc Ninh, Ware đã dùng trực thăng bay sát chiến trường để tiện chỉ huy binh lính. Tuy nhiên chiếc máy bay đã bị bắn hạ. Ware cùng 3 viên phó và tổ lái 4 người đã rơi thẳng xuống đất. Ware là tướng Lục quân Mỹ đầu tiên chết trận ở Việt Nam.

Một ngày đầu tháng 8, chúng tôi nhận điện từ TP.HCM của anh Chiến, một cựu chiến binh Tiểu đoàn 7: Vào đây, tớ dẫn các bạn đi gặp người chỉ huy trận đánh ấy. Hôm nào đi thì gọi trước một buổi, tớ sẽ đợi ở gần cầu Sài Gòn, đoạn  đầu của Xa lộ Hà Nội.

(Còn nữa)

Việt Thường – Võ Long
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2009, 10:35:41 am gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #53 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2009, 10:26:30 am »

http://thethaovanhoa.vn/132N20090825085742273T132/gap-nguoi-ban-trung-tuong-my-keith-lincoln-ware.htm
Gặp người bắn Trung tướng Mỹ Keith Lincoln Ware
(Tiếp theo kỳ trước)

Cao tập – thấp bắn

Chúng tôi qua cầu Sài Gòn và có mặt ở đầu xa lộ Hà Nội. Đường đông nghẹt, nhích từng chút. Anh Chiến đã chờ sẵn để đưa tới nhà của chiến binh Nguyễn Thanh Tân, nơi ông ở nằm ngay gần cổng chào của thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) và tượng đài đặc công chiến thắng Long Bình.

Nhà ông Tân nhỏ, trong lối rẽ từ một ngõ chợ nhỏ, phía trước có một cây dừa lửa cao vừa phải, trái đã chín vàng. Cánh cổng sơn xanh nước biển. Ngoài cửa lủng lẳng mấy cái lồng chim. Trên cửa ra vào có dòng chữ dán bằng xốp xanh đỏ: “Chào mừng quý khách” đã rơi mất chữ G. Có lẽ nó rụng sau đám cưới của cô con gái ít lâu. Hàng xóm nói rằng, ở đây 80 – 90% là gia đình của những người lính đã qua thời trận mạc tìm chỗ an cư. Ông Tân người cao lớn, nằm trên võng, khi chúng tôi vào, hai người láng giềng đang đợi ông ra “chỉ đạo” bóng chuyền, còn vợ và chị gái đang chăm chú phục vụ ông khoản ngoáy tai. Vợ ông bảo, vừa từ cõi chết trở về đấy các chú ạ. Ông ấy bị ung thư xoang, đi xạ (chiếu xạ) ở BV Chợ Rẫy hết 35 – 36 tia, điều trị hai tháng, nằm bốn tháng vừa về nhà. Ra viện đâm nghễnh ngãng, tai thì ra mủ, mắt sụp mí, hay chảy nước miếng; châm cứu, day huyệt, thuốc nam đủ cả, giờ mắt mới mở to to ra được đấy! Nghe cách nói, rõ là một người phụ nữ yêu chồng.


Cựu chiến binh Nguyễn Thanh Tân

Đại tá Tân năm nay 71 tuổi, mắt phải đã mờ, nhưng cái giọng quê gốc của một ngư dân vùng biển Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh vẫn còn nguyên. Ông kể: “1960 tôi “đi”, 1961 “về” cưới nàng, đánh trận tới 1975 lại về, 1976 có đứa con gái đầu, sau có thêm hai đứa nữa. Tôi mà không đi đánh nhau, ở nhà chắc phải có 1 tiểu đội bà nhỉ”. Ông chỉ bàn tay trái cụt ngón cái: “Bị pháo năm 1966, nghe mát một cái đã không thấy ngón tay đâu. Các ông quân y cứ đòi cắt, một ông xui tôi đấu tranh không cho cắt. May mà còn cái để đào hầm. Có bận tôi ốm, tiêu chuẩn được “nằm” ở BV Thống Nhất, mấy chú bác sĩ gần nhà hỏi, anh làm gì mà được vô đó? Tôi bảo chả biết, thấy người ta ghi vậy thì cứ chui vô chữa thôi” - ông Tân tủm tỉm – “à mà các chú định hỏi tôi cái vụ thằng tướng Mỹ Két – u – e có phải không? Trận ấy nó nằm ở cao điểm Gờ Lơ, gần làng 2, Lộc Ninh của Tây Ninh”.

Hồi ký chiến tranh cá nhân của Đại tá Tân về những ngày tháng này ghi:

“Tháng 2 năm 1968, cả Trung đoàn được lệnh hành quân vào chiến trường Nam Bộ. 15 ngày hành quân đã đến suối đá bằng - mũi Ken nơ đi, nơi đây là Bộ chỉ huy Sư đoàn 7 (tên khác là Công trường 7). E209 còn ở ngoài Bắc chưa vào chiến trường, Sư 7 có 165 và 141, cái tên thường gọi là Ba Vì và Thành đồng Biên giới. Hai Trung đoàn của Sư 7 cơ động ở chiến trường Miền Đông, còn E320 mới từ Tây Nguyên vào, coi như một Trung đoàn của Sư 7. Trận đánh đầu tiên làm rạng rỡ E320 và chúng tôi coi đó là niềm tin của đơn vị khi nằm trong đội hình Sư 7. Tôi lúc này không ở đại đội 18 cao xạ nữa mà đã là cán bộ tổ chức của E320, với quân hàm tiểu đoàn bậc phó – thượng úy bây giờ. Do yêu cầu, tôi lại trở về đại đội 18, vừa súng 12 ly 7 vừa đại liên, vừa bắn máy bay vừa làm nhiệm vụ chốt điểm diệt viện. Trong lúc 165 và 141 còn thọc sâu xuống đồng bằng (Lái Thiêu), hai E chưa về căn cứ, đại đội tôi chia từng khẩu đội phục kích bắn máy bay. Ngày 12/9/1968, tôi chỉ huy 4 khẩu 12 ly 7 đi phục kích. 8h sáng máy bay Mỹ đã quần trên bầu trời, nhưng không đi vào hướng phục kích. Khẩu hiệu “Cao tập – thấp bắn” là một tư tưởng chỉ đạo do tôi đặt ra để vừa nâng cao kỹ thuật vừa xây dựng ý thức sẵn sàng chiến đấu cho bộ đội. Vào khoảng trưa ngày 13/9, một tốp máy bay trực thăng HU1A và loại “cá lẹp” chuyên phóng rốc két tới, đi rất thấp. Tôi cho bộ đội bắt mục tiêu chờ lệnh. Vòng thứ 3, một chiếc HU1A đi rất thấp vào đúng tầm ngắm của 2 khẩu 12 ly 7. Sau mấy loạt đạn, chiếc HU1A bốc cháy rơi tại chỗ. Liền sau đó 6 chiếc phóng rốc két vừa bắn lại vừa hạ thấp để cứu giặc lái. Tôi hạ lệnh bắn rơi tiếp 1 chiếc, số còn lại phóng bừa rốc két và chuồn luôn. Tổ bộ binh do Chế phụ trách có nhiệm vụ đi thu tang vật. Nhiệm vụ là bắn máy bay chứ không biết nó là chỉ huy giặc lái. Khoảng 21 giờ Trung đoàn hỏi, hạ máy bay có thu tang vật gì không? Tôi nói có. Sau đó mới biết đơn vị đã bắn tan xác tướng Mỹ Két – u – e”.

Chỉ mất 40 viên đạn

Trong cuốn hồi ký tự viết cho chính mình dày mấy trăm trang đã sờn gáy đó, về trận đánh này ông Tân còn viết rằng, đơn vị được tặng Huân chương Quân công Hạng 3, ông được tặng Huân chương Chiến công hạng 1 và một số đồng chí được tặng huân chương các loại. Đơn vị lấy xác máy bay Trung tướng Mỹ làm lược, làm ấm pha trà, gạt tàn thuốc lá tặng ông Lê Đức Thọ và bà Nguyễn Thị Bình ở hội nghị Paris. Cộng với các thành tích trong chiến đấu năm 1967 ở Tây Nguyên, ông Tân được đi dự chiến sĩ thi đua toàn Miền, và ông viết trong hồi ký của mình: “Tôi đi và về mất 2 tháng. Thật vinh dự cho lần đó”. Ông được ngồi cùng đoàn chủ tịch với Y Lan, cô gái mang hàng trên 100 ký và Hồng “biệt động”, bên cạnh các vị Huỳnh Tấn Phát, Phạm Hùng, Hoàng Văn Thái, chị Ba Định… và ông là người đầu tiên đọc báo cáo của mình. Nhưng có một chuyện buồn khiến ông không được tuyên dương anh hùng: một người cùng quê đã báo lên trên, ông là con phú nông, dù cha ông là một dân chài chính hiệu, vợ chết sớm phải đi mót cá của nhà giàu nuôi con. “Chuyện đã qua rồi” – ông Tân viết.


Những dòng hồi ký cá nhân về trận đụng độ Trung tướng Mỹ

Ông Tân cười: “Mình đứng trong bụi tre, đi qua thế này thấy ngon là bắn. Thằng HU1A này có biết nó chở Trung tướng đâu, nhưng tôi nhớ màu kính máy bay của nó lại khác so với các màu khác, xanh lè. Hai khẩu, chỉ điểm xạ ngắn chứ không điểm xạ dài. Khi chiếc máy bay này vào, hắn đi hùng hổ lắm, còn mấy chiếc máy bay mang rôc két thì đi cao hơn. Vào là anh em bắn, gãy cái trục quay, nó kêu ùng một cái, tôi bảo: cháy rồi. Anh em ra thu được một tập hồ sơ của nó đấy, từ cấp tướng cấp tá ở Miền Đông Nam bộ là đầy đủ hết. Còn có cả mấy cái cờ và một cái bật lửa khắc chữ. Có đọc được đâu, sau một ông dân vận đọc cho thì tôi nhớ là “Trung tướng Két – u – e” và câu Anh có thể chết nếu anh muốn, câu này có thể đọc xuôi rồi đọc lộn ngược lại. Hồi đó anh em bị bom B52, thương vong rất nhiều, nhưng nhờ bắn rơi Trung tướng nên khí thế bốc lên. Tốt. Ông Vương Thế Hiệp phát động toàn Sư đoàn bắn máy bay khắp trời, đừng có sợ gì nó, không trúng cũng làm cho chúng không tự tung tự tác được. Sau này tôi nói chuyện với các đơn vị của Sư 9, bên rừng cao su, rồi nói chuyện với H14  cách bắn, ngắm như thế nào, khi nó đi thấp mình nhớ lấy lá cây che mặt không nó nhìn thấy, và khi đạn 12 ly 7 bắn, cứ 4 viên nó có 1 viên đạn lửa vạch đường, nhớ phải chỉnh theo viên đạn lửa, như rứa như rứa… Hôm đó bắn rơi kiểm lại mất có 4 chục viên thôi”.

Ngoài cuốn hồi ký cá nhân, ông Tân còn có một tập bản thảo, in chữ rất to ngoài bìa: Ký của Nguyễn Thanh Tân – Hành trình của một chiến binh. Chiến binh - ông gọi mình hai từ như vậy. Cuốn ký in một mặt, dày chỉ có 27 trang, phần về bắn Keith Lincoln Ware ông chỉ viết có đúng 8 dòng, nhưng dành tới 1/3 số trang cuối cùng để viết về vợ. Khi bà bế đứa con đầu lòng trên tay, lúc ấy đã ở tuổi 35, người phụ nữ làng chài Vũng Áng này làm thơ: “Chiếc áo lọt lòng của con, mẹ khâu bằng áo cha nắng mưa bao mùa đánh giặc/ Ngày mẹ mới thương cha, chưa dám nhận cái hôn thầm vui trong tóc/ Những năm tháng xa, đợi chờ, chờ đợi người đi/ Con là lứa quả muộn mằn, niềm vui đến muộn/ Trời đã chuyển sang thu, con là nắng xuân về”.

Bà ngồi bên cạnh ông, xót xa: “Các chú thấy không, ốm một trận tưởng chết, sút một lúc 20 ký”. Nét phương phi trên mặt ông Tân vẫn còn ẩn hiện mỗi khi cười, bởi các lớp thịt trên má xô nhẹ vào nhau.

(Còn nữa)

Việt Thường – Mạnh Cường
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #54 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2009, 04:02:35 pm »


http://thethaovanhoa.vn/132N2009826123532826T0/gap-nguoi-ban-trung-tuong-my-keith-lincoln-ware-ky-3.htm

Gặp người bắn Trung tướng Mỹ Keith Lincoln Ware (Kỳ 3)
(Tiếp theo và hết)

Một cuộc đời trận mạc

Cái chết của Trung tướng Mỹ chỉ là một trong số các sự kiện đầy bi tráng của cuộc đời chiến binh Nguyễn Thanh Tân. Trong hồi ký cá nhân, ông Tân kể chi tiết việc tham gia chiến dịch mang tên Nguyễn Huệ - Thần tốc quyết thắng từ 1/4/1972 đến 19/1/1973 của quân giải phóng miền Nam, tiến công vào tuyến phòng ngự của địch ở các tỉnh cửa ngõ phía Bắc Sài Gòn, mở rộng địa bàn đứng chân của ta ở miền Đông Nam Bộ.

Khi đó ông Tân đã là phó Chính ủy Trung đoàn 209. Ngày 7/4/1972, ông Tân cùng đồng đội đánh Chiến đoàn 52 tại căn cứ Đồng Tâm, tiêu diệt 500 lính, bắt sống 334, thu 789 máy thông tin, bắn cháy và thu 162 xe các loại với nhiều trang bị quân sự khác. Đây là trận thắng mở đầu cho toàn bộ chiến dịch, tiêu diệt gọn cả Chiến đoàn 52 thuộc Sư đoàn 18 sừng sỏ của quân đội Sài Gòn trên một địa bàn trọng yếu. Tiếp đó là chặn đánh Sư 21 và hai chiến đoàn 31, 33 của quân đội Sài Gòn từ Lai Khê lên chi viện.


Bia mộ của Keith Lincoln Ware

Rồi ròng rã 150 ngày đêm chặn địch tại Tầu Ô – Xóm Ruộng với nhiệm vụ: chốt cứng, chặn đứng không cho một lính, một xe địch lên và xuống. Không gian chốt chặn rộng, thời gian chốt chặn dài – tới 5 tháng, có lẽ trong lịch sử quân đội NDVN ít có trận chốt chặn nào kéo dài tới như vậy? Rồi thọc sâu vào sào huyệt địch ở địa hình đồng bằng Tân Phú Trung và Phú Hòa Đông, cách sân bay Tân Sơn Nhất chưa đầy 3km và cách thị trấn Củ Chi khoảng 4km đường chim bay.

Tiếp đó là trận xóa sổ Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 8 thuộc Chiến đoàn 8, Sư 18 của địch ở Dầu Tiếng; cùng Sư 341 giải phóng thị trấn Định Quán; đánh lên Bảo Lộc; cùng Trung đoàn 12 chủ công thọc vào thị xã Long Khánh; tắt rừng cấp tốc đánh chiếm căn cứ Long Bình và vào tới ngã tư Hàng Xanh đến thẳng Dinh Độc Lập. Thời điểm từ 1977 – 1979, ông Tân là phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm chính trị Lữ đoàn công binh 550, chịu trách nhiệm làm đường, bắc cầu, và ít lâu sau đó, ông được điều động sang làm Chính ủy Trung đoàn 1 đánh Pôn Pốt.

Đơn vị của ông Tân từng phối hợp cùng một đơn vị xe tăng luồn rừng 3 – 4 ngày hết sức bí mật, từ trong lòng địch đánh ra – một trận thọc sâu, vu hồi tuyệt đẹp hiếm thấy trong thời kỳ đánh Pôn Pốt. Và rồi truy kích Tà Mốc – một trong những thủ lĩnh của Khơ Me Đỏ trên một dãy núi cao ngất, cây cối rậm rạp ở tỉnh Bắc Tam Boong; bảo vệ, xây dựng chính quyền cách mạng từ Kông Pông Thơm tới tận Biển Hồ…

Cuộc đời chiến binh của ông Tân trong quân ngũ kéo dài tới 1991 thì nghỉ hưu, với 5 Huân chương chiến công, nhiều Huân chương kháng chiến, Huân chương chiến sĩ vẻ vang, Huân chương Ăng Ko và Huân chương Độc lập, Danh hiệu dũng sĩ các loại. Quý giá không kém trong cuộc đời dài mấy mươi năm quân ngũ của ông, là từ một chiến sĩ bình thường đã lần lượt giữ nhiều chức vụ, được đồng đội tin yêu, quý mến bởi tấm lòng trung thực, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, có lúc sẵn sàng nhận cái chết về mình để cứu nguy cho các anh em.

Ba con số 13

Chúng tôi gọi điện hỏi Thiếu tướng Phạm Ngọc Nghinh, nguyên PGĐ Học viện Quốc Phòng về cái chết của Trung tướng Mỹ Keith Lincoln Ware. Tướng Nghinh cũng là người ở Sư 7 rất lâu, từ khi hành quân vào năm 1966, đến 1976 mới lên Quân đoàn. Có thời điểm ông Tân là cấp dưới của tướng Nghinh, nên hai người rất quen biết. Tướng Nghinh hỏi: "Thế anh Tân kể với các chú thế nào?". Chúng tôi trả lời rằng, khi bắn không hề biết có Trung tướng ở trên trực thăng. Tướng Nghinh cười lớn: "Ừ, chiến tranh là như vậy đó".

Thời điểm đó, ông Nghinh đang dự sơ kết về xây dựng Đảng toàn miền, nên không trực tiếp chứng kiến câu chuyện này, nhưng vẫn nhớ rằng tin về cái chết của Keith Lincoln Ware lan truyền đi  như một tin mừng thực sự. Toàn Sư đoàn ai cũng biết. Tướng Nghinh phân tích: "Xét về tâm lý, chỉ cần cấp Sư trưởng chết thôi là đã loạn. Mỗi người cầm quân có một tư tưởng quân sự riêng, ý đồ riêng. Cấp như Keith Lincoln Ware chết, nhất định toàn bộ số sĩ quan cấp dưới hoang mang, không thể không được". Tướng Nghinh nhắc chúng tôi đọc cuốn Lịch sử Sư đoàn bộ binh 7 - Quân đoàn 4 (NXB QĐND 2006, với ghi chú cuối sách: mong bạn đọc góp ý, phê bình), có một đoạn viết về cái chết của Keith Lincoln Ware.

Tóm lược đoạn này như sau: “Ngày 20/7/1968, đơn vị cuối cùng của Sư đoàn là Trung đoàn 141 đã về tới vùng căn cứ ở khu vực sông Măng thuộc vùng Bắc tỉnh Bình Long, gần biên giới Campuchia. Mưa dầm dề, có lúc dữ dội, rừng ở đây sũng nước, đường đi lối lại ngập ngụa, làm các mái lán lợp bằng lá trung quân không lúc nào khô. Nhà giao ban Sư đoàn nửa nổi nửa chìm, trừ một cửa lên xuống, còn ba mặt đều ăn thông ra những hầm chữ A chắc chắn. Chính giữa nhà là chiếc bàn tre ken bằng những sợi mây rừng, có tấm bản đồ khu vực miền Đông Nam Bộ với những nét vẽ bằng bút chì dầu trên lớp nilon, thể hiện rõ hình thái địch, ta. Cán bộ về Sư đoàn họp buổi đầu tiên. Sau những tháng chiến đấu căng thẳng ở vùng sâu, họ ngồi đó, đưa mắt nhìn nhau, bùi ngùi tưởng nhớ tới những đồng chí, đồng đội đã vĩnh viễn đi xa…”


Một nửa trong "bộ sưu tập” Huân huy chương của Đại tá Nguyễn Thanh  Tân

“Đêm 10/9, hai đại đội đặc công của Sư đoàn 7 và Trung đoàn 320, ba Tiểu đoàn bộ binh 2, 4, 5 của ba Trung đoàn 141, 165, 320 và Tiểu đoàn 22 pháo binh đồng loạt đánh vào các mục tiêu ở tiểu khu Bình Long, chi khu Lộc Ninh và Lộc Tấn. Ngay từ sáng hôm sau, địch đưa 1 rồi 3 Tiểu đoàn của Sư đoàn 1 “Anh cả Đỏ” Mỹ và nhiều xe tăng, thiết giáp ra giải tỏa, nhưng đều bị đánh thiệt hại và thiệt hại nặng. Thấy tình hình tiến triển không như ý muốn, tướng Keith Ware – Tư lệnh Sư đoàn 1 tung thêm hai Tiểu đoàn cùng hai Chi đội tăng thiết giáp vào cuộc. Keith Ware lên trực thăng bay thẳng tới mặt trận, trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân. Chúng dùng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 28 có tăng thiết giáp đi cùng vòng phía tây đường 13 lên nam Lộc Tấn; đổ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 26 xuống Tây bắc Lộc Tấn, thành gọng kìm hòng kẹp chặt quân ta. Trong lúc Keith Ware đang cùng bộ sậu bay trên trời quan sát, chỉ huy các mũi tiến quân thì bị khẩu đội súng máy phòng không 12,8mm của xạ thủ số 1 Nguyễn Văn Hậu thuộc Đại đội 18 Trung đoàn 320 bắn rơi – lúc đó là 13h ngày 13/9/1968. Keith Ware chết trúng vào ba con số 13 (13 giờ, ngày 13, trên trục đường 13), tin này làm rúng động cả Sài Gòn và nước Mỹ.

Kẻ duy tâm, tin vào số mệnh thì nói Keith Ware chết vì “dính” vào tới ba con số xui xẻo, tai họa. Các chiến sĩ Đại đội phòng không thì cho rằng viên tướng này chết do đã bị bắn một cách chính xác tuyệt vời. Còn các sĩ quan tham mưu của Trung đoàn 320 thì nghĩ Keith Ware chết là do ta đã bày binh bố trận đúng. Không bàn cãi nhiều về hai cách nghĩ sau, vì thực ra đó chỉ là một. Còn hiểu theo cách thứ nhất thì đấy chính là số phận của một kẻ đi xâm lược. 18h30 cùng ngày, đài BBC đã đưa tin và bình luận về sự kiện này”.

Như vậy, dưới quyền chỉ huy của ông Nguyễn Văn Tân, xạ thủ Nguyễn Văn Hậu là người được sử của Sư đoàn coi là đã xiết cò hạ Trung tướng Mỹ. Ông Hậu bây giờ ở đâu? Không ai biết. Chúng tôi tìm về Sư 7 ở Thủ Dầu Một, Bình Dương và dò hỏi nhiều người nhưng đến lúc này cũng không nhận được thông tin gì về ông Hậu, kể cả những người viết sử của Sư đoàn. Nghe tin ấy, tướng Nghinh không giấu được chút ngậm ngùi. Còn chiến binh Nguyễn Thanh Tân thì kể rằng, trong trận đối đầu giữa lính phòng không và HU1A “kính mầu xanh” này, ông là chính trị viên, Hoàng Văn Tạnh là đại đội trưởng (đã mất), cậu Chế chính trị viên phó, cậu Hoài hình như ở Bến Tre, cậu Phận hình như ở Quảng Nam, và cậu xạ thủ số 1 thì tên lại là Năm và cũng đã chết… Thời gian và căn bệnh nặng có lẽ đã khiến ông cũng không còn nhớ được tới từng chi tiết nhỏ.

Ông Tân mặc áo xanh cúc gài, nói chuyện đến lúc say sưa quá, ông co cả đầu gối lên ghế cười khà khà. Khi chúng tôi chụp ảnh, bà vợ vào nhà trong mang chiếc áo sĩ quan cao cấp thay cho ông, tháo giúp ông cái máy nghe tai điếc xuống. Cái cách bà mặc áo cho ông, đúng là âu yếm thật mà! Chiến tranh đã lùi xa, rất xa khỏi căn nhà ấm cúng đầy tiếng cười này.

Việt Thường – Phan Vũ
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #55 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2009, 12:34:13 am »

Như vậy đầu đề có vẻ không ổn lắm không gặp đúng người bắn rồi ,dễ gây hiểu lầm và giật gân theo kiểu báo chí , phủ nhận công lao và thành tích chung của 1 tập thể.
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #56 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2009, 08:36:20 am »

Như vậy đầu đề có vẻ không ổn lắm không gặp đúng người bắn rồi ,dễ gây hiểu lầm và giật gân theo kiểu báo chí , phủ nhận công lao và thành tích chung của 1 tập thể.
Đúng vậy, đây chính là kiểu giật gân của các nhà báo. Bác Nguyễn Văn Hậu thì vẫn chưa gặp được. Grin
Chủ đề nên là: Gặp người chỉ huy trận bắn rơi Trung tướng Mỹ Keith Lincoln Ware.
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #57 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 02:43:25 am »

Như vậy đầu đề có vẻ không ổn lắm không gặp đúng người bắn rồi ,dễ gây hiểu lầm và giật gân theo kiểu báo chí , phủ nhận công lao và thành tích chung của 1 tập thể.
Đúng vậy, đây chính là kiểu giật gân của các nhà báo. Bác Nguyễn Văn Hậu thì vẫn chưa gặp được. Grin
Chủ đề nên là: Gặp người chỉ huy trận bắn rơi Trung tướng Mỹ Keith Lincoln Ware.

Bộ đội PKKQ thì luôn "tác chiến hiệp đồng, lập công tập thể" làm sao biết trong 2 khẩu đó khẩu nào đã bắn những viên quyết định??? Xạ thủ số 2, các vị trí hỗ trợ yểm trợ có được tính công không???

Các bác đừng bới sâu thế, buồn cười lắm  Angry
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #58 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2009, 08:25:24 pm »

http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=336032&ChannelID=3

Thứ Tư, 09/09/2009, 16:00 (GMT+7)

Kontum truy điệu và an táng 15 liệt sĩ

TTO - Ngày 9-9, UBND huyện Sa Thầy, đội K53 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kontum) đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu, an táng 15 liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Sa Thầy.

Trong 15 bộ hài cốt liệt sĩ được tổ chức an táng này có 14 liệt sĩ cùng các di vật, tư trang được tìm thấy vào ngày 28-5-2009 tại đỉnh núi Chư Tan Kra, xã Ya Xier, huyện Sa Thầy và một bộ hài cốt liệt sĩ được phát hiện tại xã Ngọc Tem, huyện Kon Plong.

Các hài cốt liệt sĩ được xác định nguyên là các chiến sĩ thuộc trung đoàn 209 (sư đoàn 312) hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Các bộ hài cốt ở xã Ya Xiêr được phát hiện nhờ việc về nguồn tìm lại đồng đội của các cựu chiến binh thuộc trung đoàn 209.

QUANG VĂN

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2009, 10:15:13 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
phamvanchuc
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #59 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2010, 10:57:44 am »

Tin mới nhứt về ĐTNLS : Ngày 8/1/2010 đoàn đại biểu Thủ Đô Hà nội do ông Đào Văn Bình phó chủ tịch UBNDTP Hà Nội trửong ban chỉ đạo xây dựng ĐTNLS và ông Đỗ CĂn  Đại tá phó chính ủy BTL thủ đô làm phó ban cùng toàn thể ban nghành liên quan (8 người ) đã có mặt tại UBND tỉnh Kontum để thảo luận chi tiết về việc  thống nhất xây dựng ĐTNLS tại huyện Sa Thầy nơi có dãy núi Chư Tan Kra và là địa điểm tìm được các hài cốt của chiến sỹ E 209 hy sinh trong các tháng 3-4-5/1968;
 Cho đến hôm nay các chiến sỹ huyện đội Sathầy tìm kiếm và đã quy tập được 35 hài cốt Liẹt sỹ tại các cao điểm do các CCB vào tận nơi xác định.
 Sau nghỉ têt công việc sẽ lại tiếp tục .Đây là một tin rất phấn khích để cho các CCB và gia đình liệt sỹ  tin tưởng vào chính quyền TP Hà Nội đã quan tâm đến các vong linh sau 41 năm không hề bị quên lãng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM