Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:34:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Chư tan Kra  (Đọc 137915 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #170 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2011, 09:41:29 am »


 Ngày 16/5/1968 cả trung đoàn đánh khắp nơi, riêng D8 đánh  ít nhất là 2 căn cứ, 1 trong đó xảy ra tại xã Iamonong-Huyện Chư pả(các bác ấy toàn nói là Chư bả), từ căn cứ này nhìn thấy Ngã ba Đông dương. Lính Mỹ bị đánh nôn thốc nôn tháo từ lưng chừng tới yên ngựa, rồi bật sang sườn kia, sau đó lính ta bị địch phản kích bởi các loại siêu hỏa lực, rồi cũng chạy...như Mỹ, không kịp lượm...đồ cổ, không kịp cắm cờ. Nhưng vẫn kịp mang thương binh tử sĩ xuống núi. Thương binh thì mang về cứ(gần biên giới VN-L-CPC, cứ không bao giờ nằm trên đỉnh núi, có mà làm mồi cho bom, pháo nó phang), tử sĩ thì chôn rải rác ở chân núi, bờ suối.


Trận này lạ nhỉ, tụi Mỹ chả đề cập đến gì cả? Mà từ Chư Pa nhìn thấy ngã 3 Đông-dương là ... là sao? Từ đó tới đó là ~60 km chim bay đấy!
- Thưa các bác! bob tui hồi chiến tranh (trước 1975) đã từng mò lên khu vực Chư tan Kra (gần sân bay Kleng). Hồi ấy (năm 1972-1973) đi kiếm rau rừng, cải thiện. Bob đã nhặt được mũ sắt (liên xô) mang về đơn vị, Mấy ông lính cũ ở Kon tum những năm 1965-1968 nói: đây là mũ sắt của ta hồi năm 1968 đánh chư tan kra. Rồi kể lại chuyện oánh nhau với Mỹ như hồi đánh Điện biên phủ..." Thổi kèn đồng, hô xung phong..." . Bob xem bản đồ SGG@ pót lên có núi chư mon ray, có khu vực plei kleng là chính xác rồi. Nên tập trung tìm quanh khu vực đó chắc chắn sẽ còn tìm được "liệt sĩ".
- Còn Iamonong...Chư pah (một số ccb gọi là Chư bả) thuộc đất Gia lai rồi. Liệu các cựu có nhớ nhầm địa danh không? Ngã ba đông dương mãi phía bắc Kon tum, gần căn cứ Bến hét( Plei cần), ở "chư bả" sao thấy?!   
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Giêng, 2011, 08:13:17 am gửi bởi bob » Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #171 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2011, 02:38:39 pm »

hic, hic... tối mắt tối mũi... gứm thật, Tết tự dưng ùa đến nhanh quá...

Giờ mà kể lể khúc nhôi nữa thì chắc SGG em "tẩu hỏa nhập ma" mất - đại loại là cứ "phán" thế này:



Đầu tiên là mấy tay kia định "gài ta" bằng cách để "hai con mắt" hai bên thung lũng sông Ya Ray (LZ Mile High và LZ Virgin)
Ai dè ta tương kế tựu kế - "cài" luôn đại bản doanh ở cái chỗ cách LZ Mile High 800m
Hắn cũng nghi nghi... nhưng cứ "đắc ý" chờ... vì nghĩ rằng ta sẽ phơi mình theo đường "mũi tên đỏ trên cùng" (của mảnh bản đồ này)
...mà thực ra "cả hai bên cùng "ngửi" thấy nhau rồi!

Dưng rồi ta lại "vào" theo con đường "mũi tên đỏ chia làm hai nhánh" phía dưới - mà trong đó nhánh dưới cùng, chỉ là nhằm "dương đông kích tây" (mấy Bác ghi chú và nhớ nhắc em lại chỗ này nghen)

Thật ra, với nhánh mũi tên giữa thì vị trí vào sẽ sát giữa thung lũng dòng Đak Đrơh hơn - nhưng SGG em vẽ ghếch lên để tránh che cái bàng có số tọa độ đỏ bên tay trái.
Khi vào đến giữa thung lũng, ta chia làm hai cánh - trước tiên là "rượt" cái "yên ngựa" OP Hill là trạm trinh sát đề-lô tạm mới lập ra để đo đo đếm đếm
Vì rằng "đã thấy dây nợ thông tin đây đó kéo về hướng bắc" - tức "chắc là" kéo về chỗ "VNA"
Theo đúng "báo cáo diễn biến" mà Bác ChiangShian đã trích ở trang3;
Bọn hắn bèn lập hai bãi đáp "nghi binh" - một ở Bắc LZ Robert nhằm ta thấy "bị lừa" - một ở trước LZ Alamo nhằm để ta thấy "phơi lưng"

Trên thực tế, FSB 14 là chổ ta tính mở "đột phá khẩu" để về hướng đông - còn hướng "có phá một khẩu pháo" ở LZ Brillo Pad chỉ là để kéo giãn địch ra mà đánh!
À! Có vẻ như ta đã có một trận địa pháo bắn thẳng nằm lưng chừng đường lên cái LZ Virgin kia (theo SGG)
Và chắc chắn là ta có một trận địa cối khá mạnh nằm chắn ngay "mũi tên xanh" về hướng Bắc - là đường của "hai công ty của 1st/35th việc di chuyển phía bắc đến LZ Virgin... bị phục kích..." mà Bác ancakho trích dẫn

(ghi chú của SGG: trong ngôn ngữ hành quân diễn tiến thì "...to construct" được hiểu là "để thiết lập" còn "construct to..." nên hiểu là "cắt góc theo phương vị..." - đại loại thế nhé)

Trên thực tế hắn cũng đã đáp ngay kế sát nút ta - vì tình thế - ngay trên FSB14
Và sau đó thì... Pháo liên tục cùng 5 phi tuần không yễm dập vào YA940916 "có kết quả tốt" - để sau đó thì "đại đội B qua đêm tại YA940915" - tức là từ phía nam đã vượt qua bãi cối của ta 100m !? (căn cứ mục 11e và 11f - theo báo cáo đã trích của ChiangShian)

Có một chuyện - theo suy luận của SGG - là ở vị trí trên, bọn hắn đã lập một trận địa cối khá hiệu quả, để "chĩa ngược" về phía nam bảo vệ đoạn có OP Hill, mặt bắc LZ Brillo Pad, kiểm soát luôn khu vưc FSB14 và cả điểm "đại bản doanh VNA" - mà do độ cao tự nhiên của mặt bắc dãy Chư Tan Kra này... đã làm cản trợ tác xạ đường pháo bắn thẳng của ta từ trận địa lưng chừng sườn Chư Mom Ray (có LZ Virgin)

Thêm vài việc khá là quan trọng nữa:
1- Ngày 13/3 Đơn vị Pháo binh 92th của bọn hắn được "tái bổ trợ và tái phối trí" bằng trực thăng từ Polei Kleng thêm một điểm trận địa pháo 6 khẩu ở YA997829 - tăng lên trong khu vực có đến 4 chứ không phải 3 trận địa pháo như trước đó
Đây là một điểm bắn gọi là rất bất ngờ và nguy hiểm - vì từ đó lên tới chỗ LZ Virgin "trong tầm" 18km (có ai nhớ giúp một đoạn báo cáo bắn từ cự ly 9400m hiệu quả tốt - thì biết 9400m đó rơi vào chỗ nào rồi)

2- Cũng trong thời điểm này, một hệ thống máy tính dành cho tính phần tử bắn cũng vừa được triển khai hoàn tất... hình như tên là... FADAC (sẽ bổ cứu sau) - cùng với nột loại kính quan sát điểm lóe quang học (thật ra, coi như đó là một loại kính "râm" có sẵn thước tầm dành cho các tiền sát ngồi trực thăng - và trực thăng cũng góp phần làm "mốc chuẩn' cho việc tính bắn!
Nói về nghiệp vụ "pháo" - nôm na là, với hai điểm chuẩn "trận địa cố định" "trực thăng treo theo tọa độ từ GPS" và tiền sát quang học (vừa nhìn cột khói, vừa "nhìn và đo từ ánh lóe đầu nòng pháo từ các trận địa của ta") thì cộng với hệ thống tính sẵn trong lập trình máy tính... thì quả là một "yễm trợ" to lớn và chính xác nguy hiểm khôn lường! Chứ đừng nói gì đến trực thăng và máy bay trợ chiến!
Một loại đầu đạn pháo chụp mang tên M449 cũng được đưa ra dùng ở chỗ này - sau khi có các phân tích khí tượng từ Đak Pét, cho biết "đang có một đợt khí ẩm lạnh từ phía nam tràn lên" (?)

3- Một điều nữa cần phải thẳng thắn nhìn nhận về mặt khách quan là sau đợt Tấn công Mậu Thân nổ ra đồng loạt dưới đồng bằng - địch dù "xiểng niễng" nhưng cũng... an tâm và... hoàn hồn trong đánh giá tương quan đôi bên - để rồi chú trọng, bắt tay ngay vào việc "chỉnh đốn, củng cố" hệ thống phòng thủ phía Tây và Bắc Tây nguyện, đoạn này...
... nhất là khi, cũng trong đợt tổng công kích đó - địch đã có biết thêm chuyện "không vận bằng máy bay tầm thấp của Bắc Việt" xuất hiện ở vùng Alưới, Ashaw... không loại trừ đâu đó trên Boloven lại có aiport thì... "Ôi! chết tới nơi rồi - phải mạnh tay trang bị thôi!"
Về mặt chủ quan - khi có đơn vị "mũ sắt" mang mùi Thăng Long thành - oanh liệt với "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh nên một lẫy lừng Điện Biên, chấn động địa cầu" thì làm tăng khí thế tiến công - phải mạnh như là "Mậu Thân... đợt 2"... hừng hực hừng hực vào trận, với các động viên quyết tâm...
Để rồi, chính từ các việc di chuyển, tản sâu vào rừng, nhường chỗ cho "trận lớn" của các bà con dân tộc dọc theo sông Sa Thầy... mà địch đã "ngửi mùi" được mối nguy hiểm... chú ý nhiều hơn
Thực chất của "nguồn tin tình báo SPAR" tức là một cách phân tích tổng hợp theo kiểu "vừa mặc áo vừa xếp hàng" - bởi trước đó đã có vụ điều nghiên bị lộ ngay trong vòng rào căn cứ Pơlei Kleng - tính năng của loại "cây nhiệt đới" cũng bổ cứu thêm vào những chứng cứ mà bọn hắn gọi là "trinh sát vô tuyến"
Riêng chuyện "có hai ông bị bắt" chỉ làm... củng cố thêm chứng cứ phân tích về "sức mạnh trang bị, khả năng tiếp vận và... kinh nghiệm chiến đấu" để có biện pháp "ứng xử thích đáng" mà thôi!

4 - Chuyện này quan trọng nhất:
Như vậy, hiện nay, ta đã biết được hai điểm "tìm người" rồi! Một là chỗ FSB14 và hai là chỗ OP Hill
Theo "giả thiết thuyết minh" như trên - ta có thể quan tâm đến tọa độ YA940916 (ô chữ màu đỏ bên tay phải ghi ngày 25/3 - tọa độ được không yễm với 5 phi tuần bomb được "hiệu quả tốt")

Riêng tọa độ YA828906 - theo báo cáo yễm trợ pháo có 15 quả Shell M449 được gởi đến theo yêu cầu trong chiều tối ngày 29/4 - chỉ mang tính tập kích, nên sau đó không có báo cáo hồi đáp gì!
Từ một thông tin khác của đơn vị BB thì có 46 VC KIA và thu 9 đơn vị vũ khí!

huhuhu... SGG em đọc và tổng hợp từ nhiều nguồn - không thể trích dẫn gì... nhờ Bác nào kiểm chứng lại và làm phản biện!
Bởi mỗi trăm mét trong rừng không phải chuyện chơi!

Chỉ mong Các Anh có hiển linh thì... cho em biết trúng nhé! !?!?!
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
ducbinh90
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #172 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 11:38:17 am »

thấy các bác thảo luận về Chư tan kra, mãi hôm nay mới vào xem thấy hay quá...
Em cũng theo các chú CCB vào đấy mấy lần, không biết có giúp gì các bác được?
Logged
crishalong
Thành viên
*
Bài viết: 6



« Trả lời #173 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2012, 10:03:39 am »

thấy các bác thảo luận về Chư tan kra, mãi hôm nay mới vào xem thấy hay quá...
Em cũng theo các chú CCB vào đấy mấy lần, không biết có giúp gì các bác được?

Mình đọc mà rơi nước mắt.Dân mình dũng cảm và yêu nước vậy, ai cũng như các anh thì đâu còn lo mấy vấn đề với phương Bắc nữa!
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #174 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2012, 12:22:51 pm »

Báo Lao Động Cuối tuần về Chư Tan Kra:
http://laodong.com.vn/Lao-dong-cuoi-tuan/Thu-ngo-tu-Chu-Tan-Kra/77704.bld
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #175 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2012, 07:38:09 am »

    SSG làm nóng tiếp chuyện đánh ở đây đi. Thế hệ đàn anh đánh những năm 1968 theo bài viết thật bất ngờ về cách đánh và lòng dũng cảm đánh như trong phim hồi đó và trận này lại hy sinh hơn 200 anh em mà chủ yếu là lính thủ đô thật quá sức tưởng tượng của mình. Xem thêm phần trích dẫn và lời bình của thân nhân liệt sĩ ở báo Lao động sao buôn thế người có chức quyền ở Hà Nội ơi.  Tôi cũng là người lính ra đi từ thủ đô, đứng trước hàng quân tân binh nhập ngũ đã nghe rất nhiều lời giáo huấn của quý vị trước khi đi chiến trường và nay có một việc nhỏ để các vị đền chút ơn cho đồng đội tôi đã mất mà không làm nên chuyện. Chán các vị lắm rồi...thôi các đàn anh đi trước kể tiếp đi, có còn nhiều các anh có đầy đủ tên, địa chỉ gia đình không?..
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Tám, 2012, 07:48:21 am gửi bởi xuanxoan » Logged
quynd36582009
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #176 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2012, 02:42:22 pm »

Mình đã sống, chiến đấu ở Tây Nguyên 09 năm từ đầu 1968 đến cuối tháng tư 1976. Tây Nguyên đối với mình có nhiều kỷ niệm bởi mình đã gắn bó với nhiều vùng đất của Tây Nguyên ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk . Nhưng kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời chiến đấu của mình là trận đầu đánh Mỹ của đơn vị mình D7-E9-F312 (F7) tiến đánh cao điểm Chư Tan Kra thuộc xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Năm 2011 mình vào dự lễ truy điệu và an táng 77 liệt sỹ của đơn vị tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Sa Thấy. Các liệt sỹ này tìm thấy trong hố chôn tập thể tại cao điểm 995 tọa độ YA939931 còn gọi M2 Mỹ đặt là FSB14 thuộc dãy núi Chư Tan Kra. Nhưng trong lễ truy điệu lại đề là cao điểm 996. Dẫn đến một số bài viết trên các báo có tin đưa không khớp, không chính xác. Về lâu dài lịch sử truyền lại về sau cho hậu thế sẽ khó hiểu. Mình có dẫn tấm bản đồ sau đây đề các bạn cùng xem và bạn nào quan tâm cùng cho ý kiến.(Mình không gửi được ảnh)
 quynd36582009@yahoo.com.vn 


Logged
quynd36582009
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #177 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2012, 08:38:38 pm »

Mình gửi lại ảnh thu nhỏ về địa hình khu vực Chư Tan Kra
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #178 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 08:58:33 pm »

Mình đã sống, chiến đấu ở Tây Nguyên 09 năm từ đầu 1968 đến cuối tháng tư 1976. Tây Nguyên đối với mình có nhiều kỷ niệm bởi mình đã gắn bó với nhiều vùng đất của Tây Nguyên ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk . Nhưng kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời chiến đấu của mình là trận đầu đánh Mỹ của đơn vị mình D7-E9-F312 (F7) tiến đánh cao điểm Chư Tan Kra thuộc xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Năm 2011 mình vào dự lễ truy điệu và an táng 77 liệt sỹ của đơn vị tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Sa Thấy. Các liệt sỹ này tìm thấy trong hố chôn tập thể tại cao điểm 995 tọa độ YA939931 còn gọi M2 Mỹ đặt là FSB14 thuộc dãy núi Chư Tan Kra. Nhưng trong lễ truy điệu lại đề là cao điểm 996. Dẫn đến một số bài viết trên các báo có tin đưa không khớp, không chính xác. Về lâu dài lịch sử truyền lại về sau cho hậu thế sẽ khó hiểu. Mình có dẫn tấm bản đồ sau đây đề các bạn cùng xem và bạn nào quan tâm cùng cho ý kiến.(Mình không gửi được ảnh)
 quynd36582009@yahoo.com.vn 



Chào  Bác quynd36@  ! Là người đã sống và chiến đấu ở Tây nguyên gần chục năm trời, lại trực tiếp tham gia trận Chư tan kra năm 1968. Chắc chắn bác có rất nhiều kỷ niệm sâu sắc về tây nguyên. Mong bác kể lại cho lớp đàn em, nhất là các bạn trẻ tham khảo và học tập về truyền thống của qđnd Việt nam anh hung trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. kính chúc bác khỏe và viết đều. Kính quí!
Logged
quynd36582009
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #179 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 10:24:46 am »

Trận Chư Tan Kra, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum sử dụng chiến thuật tập kích ( không phải đánh chiến thuật “vây lấn” như một bạn nào trên diễn đàn đã nêu ). Trận này do D7-E209-F312 tiến đánh ( tên gọi ở miền Bắc) tức k4, công trường 320, nông trường 1 ( tên gọi tại mặt trận B3 Tây Nguyên). Ngày 11/3/1968 đơn vị bắt đầu hành quân rời khỏi binh trạm 3 Kon Tum, mỗi người ba lô, súng đạn, lương thực khoảng 45 Kg vượt qua các ngọn núi cao ( dân đã có câu dốc Kon Tum, hùm Gia Lai),vượt qua sông Sa Thầy từ bờ phía tây. Dòng sông Sa thầy mùa này vẫn còn chảy xiết, bộ đội phải dùng cây song buộc vào gốc cây từ bờ phía tây sang bờ phía đông bám vào đó để qua sông, sau đó vượt qua Chư Đô. Buổi chiều 20/3/1968 các đơn vị của tiểu đoàn đã ở dưới chân núi Chư Tan Kra ( trong đó có tiểu đoàn bộ). Nơi đây rừng núi có độ dốc cao với nhiều cây to của rừng già, suối đầu nguồn. Mình nhập ngũ 27-3-1967 vào A10-C1-D7-E209 nhưng sau khi huấn luyện cơ bản về chiến kỹ thuật bộ binh xong mình được điều động lên thông tin tiểu đoàn. Được biên chế vào tiểu đội tổng đài, B thông tin D7. B thông tin có 4 tiểu đội :1a truyền đạt, 1a vô tuyến 2w, 1a tổng đài, 1a dây dã chiến. Mặt trận tây bắc Kon Tum lúc này rất căng thẳng với tiếng súng, tiếng máy bay ném bom, máy bay trinh sát của địch suốt ngày bay lượn. Sáng ngày hôm sau khoảng 8h ngày 21-3-1968 địch ném bom bắn phá dữ dội cao điểm 995 YA 939931 thuộc dãy núi Chư Tan Kra ( tiểu đoàn 7 trong đó có D bộ ém quân dưới chân núi này). Ngày hôm sau địch đổ quân xuống, thả máy ủi san mặt bằng, làm công sự và thả lô cốt đúc sẵn, bao cát, hàng rào thép gai… hình thành trận địa pháo binh, có bộ binh đơn vị của sư đoàn 4 Mỹ bảo vệ. Cao điểm này án ngữ đường tiến quân của ta dự định đánh vào sân bay và đồn plei Kleng- mật lệnh của ta là M1. Từ 21đến 25/3/1968 trong 5 ngày địch đã xây dựng một trận địa trên cao điểm với chiến hào, lô cốt, hoả lực mạnh, hàng rào đơn tương đối hoàn chỉnh. Lệnh của Bộ tư lệnh mặt trận B3 Tây nguyên giao cho đơn vị phải tiến đánh cao điểm này - mật lệnh là M2. Nếu địch đổ bộ xuống 1, 2 ngày mà ta đánh thì trận đánh thường là sử dụng chiến thuật tập kích. Về phía địch trong 5 ngày đã củng cố trận địa tương đối vững chắc như đã trình bày ở trên nên trận đánh vẫn sử dụng chiến thuật tập kích, nhưng ta có tăng cường hỏa lực tiến theo cùng bộ binh như súng phun lửa, B41, đại liên…có bố trí lực lượng đặc công phối hợp đánh bên trong nhằm tiêu diệt cho được hệ thống thông tin chỉ huy, lô cốt mẹ…gọi là chiến thuật đánh nở hoa trong lòng địch. Diễn biến trận đánh như thế nào, mời các bạn sẽ xem ở bài sau.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM