Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:51:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày này 34 năm trước...  (Đọc 323501 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
finalfanta22283
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #240 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2009, 09:45:35 pm »

@Trongc6: Chuyện bác kể làm tôi lại nhớ thời huấn luyện. Tôi có ở Bãi Nai vài hôm nhận quân trang sau đó hành quân đi Tân Lạc. Cảm giác của tôi từ Bãi Nai đến thị xã Hòa Bình ít nhất cũng gần 20 km. Tôi còn nhớ buổi đầu hành quân từ Bãi Nai đến Trăm mất một ngày đấy.
Bác mà rỗi, hôm nào ta lên thăm lại chỗ huấn luyện xưa,  37,38 năm rồi còn gì...

@Bác Phong Quảng;
Bác cứ giữ cái ý định ấy nhé.
Khi nào em có khe cửa hẹp về thời gian, em sẽ rủ bác và vài bác cựu khác đi thăm lại nơi ta đã đeo quân hàm binh nhì.
Em cũng muốn có được khoảng chừng 10 giờ đồng hồ, để được sống lại thời "binh nhì ngu ngơ" , để quyên đi cái cuộc sống đen bạc này bây giờ, của em.
bác baoleo àh, cháu như cảm thấy có cái gì đó nghèn nghẹn trong câu nói ấy của bác. Hay vì cháu đã cả nghĩ quá chăng? Cháu chúc bác và những con người đáng kính như bác không bao giờ phải dùng từ đen bạc để nói về cuộc đời này
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #241 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2009, 05:43:23 pm »

TAI_LIENSON@...Sỹ quan đa số là Thanh nghệ ...Lý do đơn giản thôi : thứ nhất:- dân Thanh ,Nghệ (nghệ an Hà tĩnh )vốn có truyền thống về lòng quả cảm ,ngàn xưa các vua chúa phong kiến Viẹt nam đều trông vào quân Thanh Nghệ "  Hoan Diẽn còn đó thập vạn binh""
    thứ hai :- Dân số Thanh Nghệ đông ,hiện nay vẫn chiếm khoảng 8/% dân số Việt nam nên lính Thanh Nghệ nhiều ,
 Câu ca cho vui chứ ở đâu chẳng có anh hùng ,tiểu nhân
======================================================
 Em nhất trí với bác điểm này . Bổ sung thêm ý của lớp đàn em . Anh em khu 4 nói chung , sống ngiêm túc , chịu khó học hỏi . Cần  cù , tiết kiệm và có ý chí phấn đấu nên được cấp trên để ý , cất nhắc là điều đương nhiên . Còn ông nào dù cũ dù mới đã cùn thì cùn tận mạng . Em thích tính ''anh-em '' của lính khu 4 . Tiếc rằng ngoài đời hơi hiếm .
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #242 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2009, 06:02:14 pm »

Thì ở SG muốn sống ổn ta có thể mần đủ mọi thứ, ở khu 4 muốn sống được chỉ có con đường làm quan. Chọn lọc tự nhiên thôi mà bác.
Logged

Chết vì ghét người!
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #243 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 08:51:15 am »

Ý kiến của MT @ và DN@ ddeuf đúng ,thiên nhiên khu 4 khắc nghiệt , con người phải có bản lĩnh để thích nghi , nhiều nhà nghiên cứu đã viết tôi không nhắc lại , ở dải đất này học để làm quan là con đường thoát khỏi đói nghèo , cho nên có thời Hà nội được coi là khu kinh tế mới cua dân Nghệ , người Nghệ ( Nghệ an Hà tĩnh ) đi ra làm ăn thành đạt  nhưng không hiểu vì sao về  quê lại không phát huy được ,có lẽ về quê bị "Xiết vô " thì phải
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
le010180
Thành viên
*
Bài viết: 38


« Trả lời #244 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2009, 09:14:05 am »

Dân Nghệ Tĩnh đây ạ. "Em" không thích chốn quan trường nên sang Mỹ ạ.
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #245 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2009, 09:37:13 am »


       Bây giờ đến chuyện làm giúp anh nuôi.

             Bốn anh nuôi trong C tôi vốn là lính thu dung của đợt D34, D36. Chúng nó nhập ngũ đợt hè 1970, trước chúng tôi hơn một năm. Khi đó, chúng nó được nhiều ưu đãi lắm, vì chưa phải cảnh tổng động viên. Đóng quân bên Đông Anh, cách nhà chỉ trên hai chục cây số, thằng nào mà chả tranh thủ "tút" về nhà vài lượt. Có khi chúng nó "tút" cả đám hơn chục thằng, về Hà Nội chơi vài ngày rồi lại nhập lên đơn vị vô tư. Kỷ luật khá lỏng lẻo. Đợt chúng nó chỉ gặp cảnh ăn bí ngô triền miên thay rau là xót ruột thôi, còn thì không có gì đáng phàn nàn. Lúc ấy, mỗi chiều thứ bảy, chủ nhật, thấy bọn lính mặc quân phục bạc màu, tay áo thả dài không cài khuy, quần chít ống mà giày cao cổ lại không thắt dây, thả bước vào quán Gió, quán Bốn mùa gọi cà phê, hút thuốc lá thả khói hình vòng tròn điệu nghệ thì thanh niên Hà Nội mê lắm.

              Cũng vì chiều quá nên lính tráng sinh hư. Sau tết năm 1971, chúng nó chuẩn bị vào Nam. Lính trung đoàn 1867 Bộ Tư lệnh thủ đô thường không bổ xung cho các sư chủ lực ở Bắc, mà hành quân theo đội hình đông vào bổ xung thẳng cho chiến trường. Cả tiểu đoàn sáu trăm con người lên cả một chuyến tàu hỏa ở ga Yên viên. Đợt đó chúng nó được phát ngay quân tư trang mới ở Đông Anh. Súng đạn cũng phát luôn, toàn Ak và lựu đạn chày. Toa hậu cần phía đầu tầu chất sẵn bánh kẹo, thuốc lá và nước ngọt. (Chủ yếu là si-rô thôi chứ chưa có bia). Lính mà được phát thuốc lá Tam đảo, Điện biên, có cả bao bạc hẳn hoi. Lúc đó ngay cả thời gian huấn luyện cũng chưa có lệ phát thuốc lá cho lính, vậy mà lúc đi B, chúng nó đầy đủ vậy. Nghe nói toàn đồ úy lạo của thành phố. (cái này nghe giống như chuyện úy lạo của nhân dân TQ cho các chiến sĩ Quân giải phóng ND TQ trong chiến dịch Thượng Cam Lĩnh bên Bắc Triều tiên hồi 1953 quá).

              Lên tàu là thuốc lá và bánh kẹo đã được phát tới tận tay lính. Tàu chạy chậm, lính tráng ngả ngiêng hát hò, trò chuyện. Sẩm tối thì qua cầu Long Biên. Cầu Long Biên khi đó đã bị máy bay Mỹ đánh sập mấy nhịp trong chiến tranh phá hoại, được sửa lại, nhưng chỉ được phần cầu, còn những dầm khung giằng thép mang dáng dấp đặc trưng của cây cầu thì không có (đến bây giờ cũng vẫn thế) nên tàu chạy chậm. Một thằng nào đó phởn chí chợt thò AK ra cửa sổ toa tàu nhả lên trời một loạt đạn. Thằng khác thấy thế cũng hưởng ứng góp một loạt. Thế là như phản ứng dây chuyền, lính ở các toa cùng thi nhau xả đạn lên trời. Chỉ huy đi cùng toa quát được thằng này, thì thằng ở góc kia bắn, cứ loạn cả lên. Trong cảnh láo nháo mà thằng lính nào cũng có súng đạn, tâm trạng đầy phấn khích thì chỉ có bó tay. Quá đáng hơn, một thằng rút lựu đạn giật nụ xòe rồi quăng xuống lòng sông. Tiếng nổ to và cột nước dựng lên gây ấn tượng hơn. Một thằng làm được thì thằng khác cũng làm được. Thế là mặt sông dọc cầu dậy lên tiếng nổ và cột nước. Chắc khi đó dưới sông không có tàu bè và thuyền đánh cá qua lại, nếu không hậu quả sẽ khôn lường. Bọn cá chết oan nổi lên mặt sông, chắc phải trôi cả cây số xuống dưới hạ lưu mới có người vớt.

               Tàu vào đến ga Long Biên thì tình hình mới tạm ổn. Lính tráng không dám bắn vào khu vực có dân. Chúng nó chỉ thò cổ ra ngoài toa hò hét om sòm. Tối rồi, đường Phùng Hưng cũng vắng vẻ nên không khí lịm dần.

               Vào Ga Hàng cỏ thì tàu dừng lại. Chắc các thủ trưởng cấp trên ở Bộ TLTĐ muốn dừng tàu để vào ga trấn chỉnh lính. Nhưng hình như quyết định này là sai lầm. Tàu dừng là lính tỏa xuống sân ga. Rồi lếch thếch cả ba-lô và súng đạn, từng tốp lính kéo nhau ra hai đầu đường sắt phía Khâm Thiên và phố Nguyễn Khuyến. Tốp thằng Luân phố Huế vừa ra đến gần cầu vượt phố Khâm thiên thì bị một đại uý  đứng chặn giữa đường tàu giang tay ngăn lại. Chẳng sợ chút nào, thằng Luân chỉ vào mặt người sĩ quan, hỏi anh em lính: "Lão này có phải thủ trưởng chúng ta không hả chúng mày?". Một thằng kêu to: "Cóc phải". Thế là chúng nó gạt ông sĩ quan ra rồi ào ào đi. Sức ngăn không lại, cũng không thể rút súng ra bắn (bọn thằng Luân khi đó cũng súng ống đầy mình), ông đại úy đành bất lực nhìn đám thằng Luân, rồi nhiều tốp lính khác tràn qua trước mặt.

               Đêm đó, cả tiểu đoàn lính, lớp ngủ lại sân ga, lớp ra công viên Thống Nhất chơi cả đêm, một số thằng về nhà ở gần. Đến sáng, chúng nó cũng lục đục trở lại tàu. Gần như đủ cả mới lạ chứ. Trời sáng rõ, đoàn tàu mới chuyển bánh rời ga.

              Nhưng như thế chưa phải là đã hết.
…….

Logged

Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #246 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2009, 09:27:27 pm »

     ... Vượt khỏi ga Văn Điển là đã thấy rõ cảnh nông thôn vắng vẻ. Con đường quốc lộ 1 bé chỉ vừa hai xe tải tránh nhau chạy dọc theo đường sắt, chốc chốc mới có người. Trời se lạnh, chỉ thấy bóng nông dân xa xa trên ruộng. Đến gần Thường Tín thì gặp mấy em gái đèo nhau trên xe đạp đi cùng chiều. Thế là lính tráng thò cổ ra trêu, huýt sáo ầm ĩ. Các em e thẹn nghiêng nón che. Thế là một thằng nào đó túm ngay gói kẹo quăng xuống. Chưa kịp hiểu sao thì kẹo trên tàu ném xuống rào rào làm các em liêu xiêu suýt bẹp nón, ngã xe phải dừng lại. Hoảng hồn, nhưng số kẹo ném xuống chắc đủ cho trẻ con cả xóm liên hoan. Cứ như thế mà tiếp diễn kéo dài suốt dọc đường tiếp theo, không ai ngăn được. Có nhẽ đến gần Phủ lý mới không còn kẹo để ném xuống đường. Số lượng lính ăn chẳng bao nhiêu.

               Hết khôn dồn đến dại. Đoạn đường từ Phủ Lý đến Nam Định, lính tráng còn bắn bậy AK xuống ruộng. Có thằng bắn cả trâu của dân trên ruộng. Thật quá đội quân ô hợp.

              Có lẽ cái thông tin trên đã truyền về Bộ TLTĐ. Đến ga Núi Gôi thì tàu dừng. Cả mấy trăm lính có lệnh xuống tàu, hành quân mấy cây số vào một khu doanh trại ở đó. Có lệnh nộp súng vào kho. Đến hôm sau thì có một đoàn xe tải quân sự chạy vào. Lính tráng tập hợp xong, còn đang ngơ ngác thì thấy từng đám vệ binh vây quanh. Rồi có một thủ trưởng đọc lệnh bắt gần trăm thằng. Đọc tên thằng nào tống lên xe tải thằng đó, rồi trở về Hà Nội. Hơn dăm trăm thằng khác ở lại Ninh Bình học chính trị 3 ngày cho thấm nhuần tư tưởng rồi tiếp tục lên tàu đi B.

               Thằng Luân nằm trong đám bị  dẫn về Hà Nội, gộp vào đơn vị thu dung. Vài đứa đầu têu bị đưa về giam ở 33 Phạm Ngũ Lão. Số đông còn lại vừa cải tạo lao động, vừa học chính trị. Rồi sau đó chúng nó được chia nhỏ từng tốp về làm anh nuôi cho các đợt tân binh sau.

              Đấy là tiểu sử bốn thằng anh nuôi trong C huấn luyện bọn tôi. Chúng nó là lính cũ, chiến tích như thế nên khi nghe chúng nó kể lại, bọn tôi cũng hơi ngài ngại.

              Vào lính mới biết cái kiểu họp hành thường xuyên, rồi phát biểu dân chủ này nọ. Một lần khi họp góp ý anh nuôi, có một thằng phê bình anh nuôi nhặt rau không sạch, còn lẫn cả sợi cỏ.

              Hôm sau tôi được cử xuống giúp anh nuôi nấu cơm. Chỉ là bổ củi, nhặt rửa rau và bị sai vặt thôi. Vừa rửa xong mấy rổ rau to tướng, chưa kịp ngồi nghỉ thì thằng Th. "pi-tơ" anh nuôi quát tôi đi kiếm nắm rơm. Đem nắm rơm về, còn đang phân vân không biết làm gì thì thằng Th. giằng nắm rơm cho vào thớt chặt nhỏ ra rồi trộn luôn vào rổ rau tôi vừa rửa. Vừa trộn nó vừa lẩm bẩm: "Này thì lẫn cỏ này, rửa rau không sạch này…", rồi nó thản nhiên cho tất vào nồi luộc rau. Tôi sợ quá không dám nói gì. Bữa cơm ấy tôi được ăn cùng mấy thằng anh nuôi nên không dính rơm. Còn lính tráng trong C nhiều thằng dính rơm nhưng cũng sợ không dám kêu vì cũng đoán là bọn anh nuôi cố tình. Dây vào chúng nó chỉ dại. Bài học đầu tiên về dân chủ và cảnh ma cũ bắt nạt ma mới như thế đấy.

              Chúng tôi là đoàn tân binh thứ hai mà nhóm anh nuôi "thu dung" phục vụ. Sau này đến khi chúng tôi đi chiến trường thì cả 4 thằng anh nuôi cũng được biên chế vào cùng C để đi B như chúng tôi. Mấy năm chiến trường, chúng tôi lại sống chan hòa với nhau, không có chuyện gì xảy ra. Cả 4 thằng đều sống đến hết chiến tranh. Có một thằng là thương binh, về làm ở quận đội Đống đa mãi mới nghỉ. (Bây giờ nó mở một quán bán cơm phở ở gần cái quán 88 "Đồng đội" đường Tô Vĩnh Diện mà bác TS1 và các bác QKTĐ hay off đó).
……

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Bảy, 2009, 09:30:20 pm gửi bởi Trongc6 » Logged

Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #247 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2009, 08:19:10 am »

Cái ông anh nuôi của bác bậy bạ quá!
Phản ứng cán bộ nhưng anh em phải chịu hậu quả
Đơn vị tôi thì chúng nó róc xác thằng đó ngay! Undecided
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #248 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 03:06:29 pm »

 Sau này lính quậy nhưng không đến nỗi như lính thu dung hồi đánh Mỹ , ở gần quê tôi có đoàn thu dung ,khi đó tôi còn bé mà nghe nhiều chuyện đến giờ vẫn không tưởng  tượng được , chuyện bác Trọng kể lính phá như vậy cũng quá thể,
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Midaxudavo
Thành viên
*
Bài viết: 605


« Trả lời #249 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2009, 05:41:58 pm »

Lính quậy như thế mà chỉ huy C  cũng chịu bó tay hay sao bác Trongc6?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM