Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:00:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày này 34 năm trước...  (Đọc 324299 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #220 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 08:34:25 pm »

@bác Phong Quảng:

        Tôi đã sửa lại bài viết sau khi nhận nguồn tin của bác. Có điều hơi phân vân. Sau cái buổi chiều có cái xe Com-mang-ca lên đón anh ấy từ doanh trại tiểu đoàn về HN, anh ấy không quay lại đơn vị. Đầu tháng 4/1972 chúng tôi cũng mới hành quân vào tới chiến trường, thế thì anh ấy đi đường nào vào chiến trường để kịp đánh trận giải phóng Đông Hà ấy.

        Nhưng thông tin bác nói chắc chính xác, và chắc không có chuyện có hai người giống nhau.

        Cảm ơn bác.
Logged

Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #221 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 09:16:30 pm »

@Bác Trongc6: năm ngoái tôi vào đường 9 và chụp ảnh mộ Võ Hồng Quang, về Hà Nội tôi có hỏi con gái Đại tướng :chị Võ Hạnh Phúc và đó là sự thật bác ạ, không có Võ Hồng Quang nào khác. Còn trên bia mộ cũng đã rõ mà  Quê : Lệ Thủy, Quảng Bình. Trú quán : 43 Hàng Chuối Hà Nội.
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #222 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 09:48:12 pm »

       … Lũ rút, nước cạn, đường khô là chúng tôi nhận tiếp luôn giấy gọi nhập ngũ (4/9/1971). Lần này chỉ trước có 3 ngày. Thế cũng đủ vì chỉ phải chuẩn bị tại nhà. Nhà trường và tổ dân phố thì đã tổ chức tiễn chúng tôi từ tháng trước với đủ lời dặn dò rồi. Lúc làm lễ chia tay tại trường cấp III mới lộ ra mấy cặp hẹn hò. Những thằng đơn độc như tôi được chi đoàn tặng một cuốn sổ tay, có ảnh bác Hồ. Còn mấy thằng có bạn gái thì chắc là thêm lắm thứ linh tinh khác. Tôi cũng say cái máu "sa trường" nên dứt khoát không hẹn hò ai, để cho lòng thanh thản. (Thật ra có đứa quái nào nó yêu mình đâu? Hoặc giả là nó yêu thầm mà mình không biết, song tôi không bận tâm, lòng dửng dưng).

         Tranh thủ còn thời gian, tôi đến thăm bà ngoại. Bà ngoại tôi cứ dặn đi dặn lại một câu:

         - Nếu ở bộ đội, người ta có yêu cầu lên lấp lỗ châu mai, thì đừng có mà xung phong, cháu nhé.

         Chả là bà ngoại tôi có một người con trai lớn, mà tôi gọi là cậu ruột, đã hy sinh trên chiến trường Điện Biên Phủ. Khi đó cậu tôi là Đại đội trưởng pháo phòng không của Đại đoàn 308, hy sinh lúc 26 tuổi. Nếu tôi cũng hy sinh, thì tình cảnh của mẹ tôi sẽ y hệt như bà ngoại tôi, vì tôi cũng có một chị gái.

      (Còn chuyện tại sao bà ngoại tôi lại biết đến cái chuyện lấp lỗ châu mai. Đó là do năm 1965, kỷ niệm 10 năm giải phóng Điện Biên, trong một tập hồi ký nào đó có kể câu chuyện đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm một đơn vị bộ đội trước ngày chiến dịch ĐBP. Trong chuyện có tình tiết khi hạ quyết tâm ra trận, CTV hỏi: "Ai xung phong ôm bộc phá lên đánh hàng rào?". Cả đơn vị đồng thanh giơ tay hô: "Tôi!". Sau đó CTV lại hỏi: "Ai xung phong lên lấp lỗ châu mai?". Cả đơn vị lại giơ tay đồng thanh hô: "Tôi!".
 
         Chính câu chuyện đó đã ăn vào tâm trí bà ngoại tôi, vì dù là phụ nữ, bà cũng biết rằng lên lấp lỗ châu mai thì chắc chắn sẽ là liệt sĩ).


        Một ông chú, em rể của mẹ tôi, vốn là một chính trị viên Tiểu đoàn trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nay đã chuyển ngành, thì dặn tôi một câu, đầy chất chính trị:

          - Cháu đi bộ đội, dù có gian khổ, hy sinh đến mấy cũng nhất quyết không được đảo ngũ, làm mất danh dự gia đình.

          Vậy thì con đường đi vào quân ngũ của tôi đã xác định rõ hướng, đúng như sau này CTV đại đội huấn luyện của tôi nói: " bộ đội chỉ có tiến, không có lùi".

               Đợt chúng tôi đi có đủ cả thanh niên 4 khu nội thành và 4 huyện ngoại thành (Khi đó không gọi quận, mà gọi là khu phố). Đi theo diện địa phương quản lý. Hai ngày sau (6/9/1971) cũng có đợt tòng quân tại Hà Nội, nhưng là sinh viên năm đầu của các trường Đại học. Cũng đến hơn nghìn người, bổ sung thẳng cho các sư chủ lực. Anh Thạc "Mãi mãi tuổi 20" đi trong số này.

               Dân khu phố chúng tôi đi có đến gần hai nghìn đứa, vào thẳng trung đoàn 1867 (D59) thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô (tư lệnh: trung tướng Chu Duy Kính) quản lý. Mỗi khu phố một điểm giao nhận quân. Tôi thuộc khu Đống Đa, tập trung tại rạp chiếu phim Đống Đa ở phố Thái Thịnh bây giờ. Đọc tên xong ra xe, ô-tô chở thẳng chúng tôi vào Đại Mỗ (Hà Đông).

          Trưa 4/9/1971 bắt đầu ăn bữa cơm lính đầu tiên. Tất cả nghỉ nhờ nhà dân. Chúng tôi nhận mặt A trưởng, rồi sau đó cứ bám vào đấy như lũ gà con theo mẹ cho khỏi lạc. Rồi hỏi han tên nhau trong A, cặp từng hai ba thằng cho có bạn. Cứ thấy ông nào mặc quân phục là gọi thủ trưởng tất.

              Ba ngày đầu liên tục học chính trị. Tối sinh hoạt, thời gian khép kín. Ở nhờ nhà dân, chưa quen rõ hết nhau, lại mặc đồ dân sự nên quản lý cũng không chặt lắm. Thế cho nên sau 9 giờ tối, nhiều thằng vẫn chuồn về được nhà (bạn chúng nó mang xe đạp đến đón) rồi sáng sớm hôm sau trước giờ báo thức lại có mặt ở nhà dân.
...
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2009, 08:51:25 am gửi bởi Trongc6 » Logged

songvedem
Thành viên
*
Bài viết: 129



« Trả lời #223 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2009, 02:37:32 pm »


      Ở đồng bằng thì xung quanh là có dân cư, đâu có bắn lung tung được. Và cái đặc điểm có "gái" lên thăm ngủ lại ban đêm với lính cũng chỉ phổ biến nơi tiền đồn thôi. Tụi lính Biệt động quân biên phòng (VNCH) là loại cực ẩu. Cũng chỉ có sắc lính đó mới hay gây lộn (như trả tiền ăn nhậu bằng lựu đạn) khi về lại mấy cái thị xã Cao nguyên thôi.
      (Đấy là nghe dân sau này họ kể)

-----------
Xem mấy cái diễn đàn VNCH thấy cũng có nói vụ Biệt Động Quân quậy. Theo họ thì một trong những lý do BDQ quậy là vì đây là sắc lính khổ nhất trong đám tinh nhuệ. Dù và Thủy Quân Lục chiến có sư đoàn riêng, có hỗ trợ riêng còn Biệt Động thì thường bị mang đi cho "mượn", bị xài cho bõ công mượn, bị đẩy vào chỗ khó nhất mà k được hỗ trỡ về phương tiện nên quậy và cùn lắm.
Logged

Bỏ lại sau lưng nước mắt nhạt nhòa dĩ vãng
Bỏ lại sau lưng nỗi đau làm tim ta tan nát
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #224 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 05:50:09 pm »

        … Chiều ngày thứ ba, chúng tôi được phát quân trang. Có 3 cỡ số, nhưng lính tráng toàn thuộc loại nhỏ con nên chỉ số 2 và 3 là phù hợp. Thằng nào vớ phải số 1 thì như mặc áo phường tuồng. Nhưng không có đăng ký lựa chọn gì, ai vớ phải ba lô có cái nào dùng cái đó. Ba lô là của Việt Nam, còn quần áo là màu cứt ngựa, vải dày nhưng nhẽo nhèo nhèo, nghe nói của Triều Tiên viện trợ. Chiều đấy mặc quân phục vào nhìn nhau lạ lắm. Nhìn sau lưng ai cũng giống ai, chưa quen phân biệt dáng dấp riêng. Một hai hôm sau mới thấy bình thường.

             Thêm được một ngày nữa làm công tác chuẩn bị. Buổi tối, đơn vị phổ biến lệnh hành quân. Chưa phát súng nhưng mỗi thằng được phát ruộng tượng và 5 cân gạo. Khi đó phát cả chiếu cói cá nhân.

              Sáng ngày thứ năm, cả đơn vị lên đường hành quân, nhằm hướng Thị xã Hòa Bình thẳng tiến. Đội hình là đại đội, nhưng mọi thứ nhất nhất theo lời A trưởng. Chưa quen đi nên ai cũng mỏi mệt. Mỗi tiếng giải lao 10 phút, cứ thế mà làm. Dọc đường đi lên Quốc Oai còn thấy ngấn bùn đọng cao trên hàng cây to ven đường, dấu tích của trận lụt vừa qua.

               Vị trí tập kết mới là Bãi Nai thuộc Kỳ Sơn, Hòa Bình. Từ Đại Mỗ lên đó cỡ bảy chục cây số, chia làm 3 ngày đi đường. Tôi được cử vào đoàn tiền trạm của một chặng, lếch thếch theo một anh B phó hành quân, đi trước đội hình đơn vị một ngày. Tới trước nơi mà đơn vị sẽ định trú quân, tập làm mọi thứ để giao dịch với dân.

               Tôi rất có ấn tượng với một xã thuộc huyện Quốc Oai, Hà Tây ấy. Trong xã hầu như không có thanh niên. Trung niên cũng lác đác, còn đa phần là phụ nữ. Xã đội trưởng cũng là phụ nữ. Về lý thì họ tiếp nhận, giúp chúng tôi phân chia địa bàn vào các xóm, còn hỏi nghỉ nhờ một đêm ở nhà ai thì chúng tôi phải tự đi hỏi. Mang tiếng là bộ đội, nhưng chúng tôi bỡ ngỡ và ngờ nghệch lắm. Toàn chào người nhiều tuổi là mẹ, xưng con, còn với các nữ dân quân thì gọi là đồng chí. Ban đầu cứ nhấm nha nhấm nhẳn với các nữ dân quân, lúc thì đồng chí, khi anh em, mãi gần tiếng đồng hồ mà chưa hỏi được mấy nhà có chỗ cho nghỉ. Cái khó không phải là mái hiên, mảnh vườn, mà khi đó chúng tôi yêu cầu có chỗ nằm trong nhà, lại còn xin dân củi nước nấu cơm nhờ nữa kia. Lính Hà Nội không quen nấu cơm bằng rạ, muốn xin củi cơ, mà đồng bằng khó kiếm (dân Hà Nội khi đó còn phải mua than hay củi định lượng theo phiếu hàng tháng. Tôi nhớ mỗi kỳ bão là bọn thanh niên rủ nhau ban đêm vác dao đi lượm cành khô hoặc chặt cành cây đổ do bão về làm củi. Khi đó có cây đổ, chả đợi đến Công ty Công viên-cây xanh như bây giờ, dân tự dọn hết, sáng ra là đã đường thông hè thoáng rồi. Mà gỗ xà cừ, chặt tươi còn dễ, đem về để khô mới chặt, chẻ thì vất lắm).

               Đi lại loanh quanh mãi mà kết quả không bao nhiêu, tôi tách ra ngồi bệt xuống cạnh một cái rào duối để nghỉ, bụng nghĩ thây kệ, muốn ra sao thì ra. Dùng rạ nấu cơm mà không xong thì tất cả nhịn. Nhưng may quá, lần đầu tiên tôi biết thế nào là "thánh nhân đãi kẻ khù khờ". Hai vị thánh của tôi xuất hiện. Đó là hai cô bé chỉ độ 13, 14 tuổi. Chúng nhìn thấy tôi là ngồi luôn xuống bên cạnh hỏi chuyện, cực kỳ mộc mạc và chân thật. Tôi được phong lên hàng "chú" bộ đội, mặc dù về tuổi xét ra chúng là em, kém tôi chỉ 4, 5 tuổi. Nghe tôi kể khổ, chúng nghe và không ngần ngại kể cho tôi biết trong xóm nhà nào dễ, nhà nào khó, nhà nào có thể cho bộ đội củi nấu cơm. Rồi chúng hăm hở dẫn tôi đi. Hơn nửa tiếng sau thì tôi đã hỏi nhờ được đủ số nhà dân cho trung đội nghỉ nhờ.  Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên trong lính như vậy đó.

              Ôi, các cô bé gái tuổi niên thiếu. Đủ độ để hiểu việc mà lại rất thực, không dấm dẳn à ơi như các "chị" mười tám đôi mươi, tán gẫu thì vui mà đụng vào việc nào là hỏng việc ấy. Các em là những người thày thực tế đầu tiên đã làm cho anh hiểu thêm tâm lý con người. Cái này nhà trường đâu có dạy. Từ đó về sau, khi đóng quân nhà dân, bao giờ tôi cũng tìm cách làm thân với những em gái 13, 14 tuổi, và bao giờ cũng được việc khi muốn tìm hiểu tình hình xóm làng.

   (Sau này tôi có đúc rút kinh nghiệm vả kể lại rất nhiều trường hợp, rất tỉ mỉ cho một thằng bạn làm bên ngành giáo dục, đến nỗi thằng này chọn đó làm đề tài nghiên cứu tâm lý và thu về được một cái bằng Tiến sĩ, cũng hỉ hả như ai).

Logged

Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #225 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2009, 09:41:45 am »

@Trongc6 :Loại vải chéo của Triều Tiên giặt vài lần là bạc trắng, trông " từng trải" lắm phải không bác Huh
 Còn chuyện với các bé gái 14 tuổi, khi tiếp xúc chẳng cần rào đón vì vốn nó đã trong sáng, minh bạch không như mấy cô 18 đong đưa chả biết đằng nào mà lần Angry
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #226 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2009, 06:14:33 pm »

Bác trongC6! Thật mến bác! Mời bác ly Lavie đồng ngũ tuy không đồng niên.
Thời gian do bác chọn! Kính!   Grin Grin Grin

 Grin Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Sáu, 2009, 06:26:14 am gửi bởi Trungsy1 » Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #227 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 10:11:59 am »

    Đây là những dòng cuối cùng trong hồi ức "Biên giới Tây Nam" của bác TS1.

"...Cuộc đời có những ngã ba. Dẫu vẫn đi lối mình đã chọn nhưng vẫn có phần tò mò về cái ngả rẽ kia. Nếu ta đi lối đó thì sao nhỉ ?"
------------
     Nếu bác TS1 rẽ sang lối đó nhỉ. Bác có bao giờ tưởng tượng đến viễn cảnh của lối rẽ đó không? Tôi thì tôi tin, nếu bác có rẽ sang ngả đỏ, bây giờ vẫn có "Biên giới Tây Nam" của bác trong trang QSVN. Bởi vì bản chất con người không bao giờ thay đổi. Chỉ có biểu hiện phản ảnh trạng thái con người là có thể khác thôi.

     Bác là Sherlock Home của VN thì dù thế nào, bác vẫn là như thế.
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #228 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 10:30:57 am »

@bác Phong Quảng:

    Từ mấy lời góp chuyện của bác, tôi đã nhận ra bác là người cùng trang lứa.
Bác nhận xét rất đúng về các điều tôi "hồi ức..." Lính HN thời ấy nó thế mà.

    Đợt nhập ngũ của bác có nhiều người ở lại xây dựng quân đội lâu dài không?
Đợt 4.9.71 bọn tôi hầu hết ra quân 1976, 1977. Có dăm vị ở lại, lên đến thiếu tá hay đại úy rồi cũng về. Duy có 3 người lên đến đại tá. 2 vị trong đó đã về hưu, còn 1 vị đang làm thư ký cho Sếp nhất BQP.

   P/s: Xem bên Offline QKTĐ, thấy cái vụ Off ba ba vừa rồi của bác ấm cúng lắm. Lão TS1 tường thuật lại hóm phết. Tôi rất muốn off với các bác, nhưng không uống được rượu bia, sợ các bác mất hứng.
Logged

Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #229 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 10:54:42 am »

@Bác Trongc6: Đợt bọn tôi khá đông nhưng số anh em ở đơn vị chiến đấu với tôi thì cũng rứa năm 76,77 là ra quân hết ( lính HN ). Đợt bác có một đại tá làm ở văn phòng BTTM tôi có biết, ngày xưa thân nhưng bây giờ không thân nữa, chắc là trong 3 đại tá này ??
Nếu bác rỗi rãi thì anh em mình gặp nhau đâu cần phải biết uống rượu.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM