Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:35:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày này 34 năm trước...  (Đọc 323718 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #210 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2009, 02:15:19 pm »

@bạn Mig21q:

     Gọi là pháo "điếm" hay pháo "đĩ" thì cũng là nó, vì nó ám chỉ tác nhân gây ra kiểu bắn này. Không quy luật, không giờ giấc, đông một quả, tây một quả chẳng biết đâu mà lần. Có khi đi trinh sát sát điểm địch không sao, về đến gần hậu cứ, tưởng yên lành lại bị nó "ù...xoẹt" cho một quả vô tình trúng đội hình (trinh sát thường đi 3 người) thì vừa đau vừa tức còn hơn bị "..."

Logged

Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #211 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2009, 02:54:12 pm »

         … Cuối tháng 3/1971, đài báo rầm rộ đăng tin thắng lớn của quân ta trên mặt trận đường 9 Nam Lào. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 mở đầu cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ-ngụy bị bẻ gấy trước cửa ngõ Sepon, Trung Lào. Một lữ dù VNCH co cụm bị đánh tan, đại tá Tư lệnh Nguyễn Văn Thọ bị bắt sống tại trận. Chiến thắng này được khuếch trương, rầm rộ chỉ sau Mậu Thân 1968. Một thời gian dài người dân quê đã nghe quá nhiều về chảo lửa Khe-Sanh, làng xóm đón nhận nhiều thương binh, và những người lính ra đi từ 1965, 1967 thì hầu như bặt tin. Gái quê cô nào lấy được một anh thương binh làm chồng thì coi như yên phận, hạnh phúc đã nắm chắc trong tầm tay. Vì thế chiến thắng này được ca ngợi hết lời, hậu phương nức lòng.

             Đoàn trường của các trường phổ thông ở Hà Nội lập tức phát động phong trào viết thư hỏi thăm chiến sĩ đường 9-Nam Lào. Không khí nóng đến mức học sinh lớp 10 cuối cấp chúng tôi đã nhìn thấy con đường tòng quân trước mắt. Chắc chỉ vài tháng nữa thôi. Trong thư gửi chiến sĩ lần đó, tôi đã ước hẹn sớm ngày trở thành đồng đội của các anh.

               Chúng tôi mới trở về Hà Nội được năm đầu, sau 5 năm đi học sơ tán. Chỉ mới năm học 1969-1970 thôi, tôi còn học ở trường cấp III Yên Hòa B. Đây là trường Chu Văn An (trường Bưởi) sơ tán về học chung trên đất ở Cầu Giấy của trường Yên Hòa. Tôi học lớp 9C, cùng lớp với Phạm Như Anh, con gái của luật sư Phạm Thành Vinh. (Bác luật sư này cùng với bác Đỗ Xuân Sảng là 2 luật sư bào chữa cho vụ máy bay biệt kích C47 của Mỹ-ngụy bị bắn rơi ở Ninh Bình năm 1963 đó). Tôi cũng biết anh Nguyễn Văn Thạc, học sinh giỏi văn toàn quốc học trên một lớp, đã mang vinh quang về cho trường năm đó. (Hơn 30 năm sau, khi có tập nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi" của anh Thạc, tôi mới biết rằng Như Anh lớp tôi yêu anh ấy, và anh ấy đã hy sinh. Lúc đó con gái lớp 9 mà đã yêu cũng hiếm lắm. Như Anh bây giờ chắc còn nhớ chút ít con đường rẽ từ Cầu Giấy vào trường phải đi qua một cái xưởng của HTX làm mắm, lúc nào cũng nồng nặc mùi, và con đường làng nhỏ chạy men quanh mấy cái ao, không ít đứa học sinh nghịch trêu nhau đã lăn tòm cả người và xe đạp xuống đó).

              Một tháng sau có đoàn dũng sĩ miền Nam đến thăm trường. Toàn khối 10 tập trung ngồi trên sân nghe kể chuyện. Có một dũng sĩ người miền Nam tuổi độ 16, 17 kể chuyện chiến đấu rất hay. Say sưa quá, đến lúc chúng tôi hỏi súng B40 như thế nào mà bắn chảy xe tăng, anh ấy khoa tay giải thích một hồi rồi nhìn vào ngôi trường 3 tầng của chúng tôi bảo: "Cái nhà 3 tầng kia tôi chỉ bắn cho 3 phát B40 là đổ sập". Hãi quá, và buồn nữa vì anh ấy lại lấy ngôi trường thân yêu của chúng tôi làm ví dụ mục tiêu. Nhưng cũng buồn ít thôi, vì chúng tôi nghĩ anh ấy đi đánh giặc từ rất sớm, chắc không kịp học hành gì.

               Tháng 4, chưa kịp thi tốt nghiệp, đã có 5 thằng trong trường tôi lên đường nhập ngũ, được đặc cách công nhận tốt nghiệp. Lớp tôi có thằng Tuyên, cán sự môn thể dục, dáng người cứng cáp, mới 18 mà trông đã như gã 20, cũng lên đường. Cả trường tiễn chúng nó đi như những người anh hùng. Thằng Tuyên chưa hy sinh, chưa thành anh hùng mà chỗ ngồi cũ trong lớp của nó đã được khoanh thành chỗ ngồi danh dự. Nhìn cái chỗ trống trong lớp ấy mà nhớ đến người anh hùng trong tương lai, thế thì đám con trai chúng tôi bị phân tán tư tưởng, học hành thòi thọp cũng phải thôi. Một tháng sau, đúng lúc chúng tôi chuẩn bị làm lễ bế giảng thì thằng Tuyên về phép thăm trường (Về sau khi đã vào lính thì đoán ra là nó "tút" về chơi chứ mới đi có một tháng, thành tích gì mà được về phép?). Nó mặc bộ quân phục còn mới (hình như có đôi chỗ hơi bạc màu phong sương!!), mặt cứ vênh lên giữa đám bạn bè và thày cô. Học sinh lớp chúng tôi hãnh diện ra mặt. Lũ con gái lớp tôi mặt mày rạng rỡ, xúm xít vây quanh, mặc cho bọn con gái lớp khác thòm thèm nhìn ngó, chỉ trỏ từ xa. Bọn con trai kể cũng hơi tự ái, thầm nghĩ ngày mai cũng vào lính luôn cho bè bạn biết tay.

               Tới tháng 7 thì chúng tôi thi xong cả tốt nghiệp PT lẫn thi đại học. Nghỉ hè mà đường phố Hà Nội lúc này chỗ nào cũng nhan nhản áp phích hình anh Lê Mã Lương mặc quân phục giải phóng, đội mũ tai bèo, tay giơ khẩu Ak với hàng chữ bên dưới:

   Lê Mã Lương. "Cuộc đời đẹp nhất,
   Là ở trên trận tuyến đánh quân thù!"


...
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Sáu, 2009, 02:59:36 pm gửi bởi Trongc6 » Logged

lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #212 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2009, 03:31:34 pm »

....nhớ chút ít con đường rẽ từ Cầu Giấy vào trường phải đi qua một cái xưởng của HTX làm mắm, lúc nào cũng nồng nặc mùi, và con đường làng nhỏ chạy men quanh mấy cái ao...

Vâng, đọc những dòng chữ trên của bác tôi lại nhớ đến cái tuổi thơ của tôi vào những năm ấy ( 1968 - 1970 ), ở cái làng Yên Hòa ấy, ở cái " xưởng nước mắm " ấy quá bác Trongc6 ạ!

Cái ngôi trường cấp 3 Yên Hòa ấy, ngày ngày tôi vẫn đi qua để đi học.. Tôi nhớ ngôi đình làng dưới bóng cây đa, hàng ngày học sinh học hát vẫn ra đấy ngồi nhờ... " Ta vượt trên triền núi cao Trường sơn, dá mòn mà đôi gót không mòn..." Bài hát ấy tôi biết lần đầu tiên là do ngồi hóng giờ học hát của các anh, các chị học sinh cấp 3. Nhớ ngồi trường cấp 3 có thày giáo tên Thướng, vợ là cô Lan nhà cũng gần ngay trường. Nhớ mấy cái bể ngâm vỏ cây Dó để làm giấy mà tôi cứ đứng nhìn mấy bà, mấy chị thao tác mà không chán mắt. Và nhớ nhất là cái " xưởng nước mắm " nơi cả tuổi thơ tôi gắn bó với nó. Nó không hẳn là xưởng làm nước mắm đâu bác Trongc6 ạ. Nó có tên là " Xưởng chế biến thực phẩm xuất khẩu " nhưng nhiệm vụ làm Lạp xưởng xuất khẩu là phụ mà chủ yếu là làm ruốc, làm Magi, nước mắm cô đặc phục vụ chiến trường là chủ yếu...
Con đường làng lát nghiêng gạch chỉ, bóng học sinh đầu đội mũ rơm, tay xách lọ mực nhựa vui đến trường trong tiếng gầm rú của máy bay Mỹ...mãi vẫn đọng lại trong tâm trí biết bao thế hệ.
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #213 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2009, 03:47:11 pm »

Thật may là trong cuộc sống nhanh đến chóng mặt, không đủ cả thời gian để đọc hết mail mỗi ngày (nhưng vẫn có thời gian cho quansu Smiley, vẫn có chỗ để hổi tưởng lại thời thơ ấu mà ai cũng đã từng trải qua. Có vẻ như 30 năm trước của các bác ở HN cũng không khác mấy 20 năm trước của thế hệ tụi em ở các tỉnh miền núi. Nhắc tới kỷ niệm lại thấy thời gian trôi nhanh quá. Mà không biết với các em, các cháu 9x, 10x bây giờ thì sau này thời thơ ấu với chúng nó là gì?
À, nói các bác đừng cười, đọc nhưng cảm giác được mặc chiếc áo bộ đội như bác Trongc6 kể lại làm cháu nhớ đến những lần được mặc áo xanh tình nguyện. Cả trường cũng 2-3 trăm đơn TN để chọn lấy 20 người. Tiếc là những cảm giác ấy bị "hiện thực" lấy đi nhanh quá Embarrassed Smiley
Logged
huynhat
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #214 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2009, 07:25:13 pm »

Cái vụ pháo đĩ này em có nghe qua, anh trai ông anh rể em tháng 4/1975 là trinh sát của cánh quân 232 tiến về SG. Sáng 26/4 anh cùng với các đồng đội trinh sát về ngồi uống nước ở sân nhà dân thì bị dính. Mấy anh em chết không toàn thây. Anh ấy tên Lai, nhà ở 14A Bà Triệu- HN. Bạn anh ấy là anh Vũ giờ là phó CN VP chính phủ. Giỗ anh lai năm nào anh Vũ cũng đến.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #215 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2009, 09:53:54 pm »

Cái vụ pháo đĩ này em có nghe qua, anh trai ông anh rể em tháng 4/1975 là trinh sát của cánh quân 232 tiến về SG. Sáng 26/4 anh cùng với các đồng đội trinh sát về ngồi uống nước ở sân nhà dân thì bị dính. Mấy anh em chết không toàn thây. Anh ấy tên Lai, nhà ở 14A Bà Triệu- HN. Bạn anh ấy là anh Vũ giờ là phó CN VP chính phủ. Giỗ anh lai năm nào anh Vũ cũng đến.

Cái này không kêu = pháo đĩ, mà kêu = pháo mồ côi
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #216 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2009, 10:18:57 pm »

      Pháo "đĩ" (hay pháo "điếm") là đặc điểm chỉ có ở bọn lính đồn trú miền biên cương, chủ yếu trên Cao nguyên. Nơi đó xung quanh vùng đồn trú chủ yếu là rừng núi, chỉ có VC đóng quân. Nó bắn cầm canh, bắn hú họa, bắn chơi, chỉ cần hướng về phía VC là được, không cần biết chính xác ở đâu, xa hay gần. Mà lỡ có rớt vào mấy cái Bản người Thượng theo VC nằm lẫn trong rừng cũng thây kệ.

      Ở đồng bằng thì xung quanh là có dân cư, đâu có bắn lung tung được. Và cái đặc điểm có "gái" lên thăm ngủ lại ban đêm với lính cũng chỉ phổ biến nơi tiền đồn thôi. Tụi lính Biệt động quân biên phòng (VNCH) là loại cực ẩu. Cũng chỉ có sắc lính đó mới hay gây lộn (như trả tiền ăn nhậu bằng lựu đạn) khi về lại mấy cái thị xã Cao nguyên thôi.
      (Đấy là nghe dân sau này họ kể)
Logged

Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #217 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 06:25:36 pm »

          …Những ngày hè 1971. Sinh hoạt và cuộc sống của người dân Thủ đô trôi qua bình lặng, im ả. Tất cả chỉ mới giống như cuộc hồi cư trở lại quê hương sau chiến tranh của một dân tộc nghèo. Chưa có cái gì gọi là tái thiết. Hà Nội vẫn giữ lại được mấy cái bãi di tích của ba quả bom máy bay Mỹ ném xuống các phố Huế, Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương trong một ngày hồi năm 1966 bằng cách quét dọn sạch sẽ đám gạch vỡ. Vẫn ăn độn bột mỳ, vẫn xếp hàng từ tờ mờ đất để mua gạo (nhiều khi chỉ được mua từng 5 cân, 10 cân một) và vẫn phải í ới gọi nhau rồi cắm đầu cắm cổ chạy ra chợ xếp hàng tranh nhau mua mớ rau muống ngọn dài tới nửa mét khi phát hiện có xe rau về…

               Có hai sự kiện đặc biệt. Một là bắt đầu phát thử nghiệm vô tuyến truyền hình. Chưa ai có máy thu, nhưng chúng tôi biết được nhờ những tối kéo nhau ra bờ hồ Hoàn Kiếm. Người ta đặt một cái máy thu hình to tướng chỗ cột đồng hồ trước cửa hiệu kem Hồng Vân, Long Vân. Cuộc phát thử nghiệm chỉ kéo dài chừng một tiếng. Hình đen trắng, ruồi muỗi (nhiễu) lấn át cả hình ảnh. Nhưng đôi lúc cũng nhận ra hình ảnh rõ nét. Người dân dừng xe đạp đứng cả dãy choán một phần đường. Xem vì nó lạ chứ lượng thông tin chả có gì.

               Sự kiện thứ hai là dịch sốt xuất huyết lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, mà điểm nóng là Hà Nội, Hải Phòng. Hàng trăm người nhập Viện, dăm ca tử vong. Thế là đủ gây nên nỗi kinh hoàng. Xuất huyết ngoại, những chấm đỏ li ti mọc đầy lưng, tay chân thì còn cứu chữa được, ai mà lỡ uống thuốc hạ sốt, gây xuất huyết nội là nhiều khả năng đi tong.

               Nhưng cái không khí chiến trường thì lại ập rất rõ nét vào đám thanh niên, học sinh lứa tuổi 17, 18 chúng tôi. Các Tiểu khu đồng loạt gọi thanh niên khám sức khỏe NVQS. Chúng tôi bình thản vì đoán được con đường trước mắt chắc chắn là quân ngũ. Tiêu chuẩn không cao lắm và người ta còn xuê xoa nhiều thứ để đáp ứng sự háo hức vào lính của lớp thanh niên được giáo dục tử tế qua 10 năm ngồi trên ghế nhà trường XHCN, mang danh thanh niên thời đại HCM.

               Lúc đi khám sức khỏe nhập ngũ, mọi tiêu chuẩn của tôi đều đạt, chỉ mỗi trọng lượng là thiếu một chút. Chuẩn mực là 44 kg trở lên, trong khi tôi mới được có 43,5 kg. Nhưng không hề gì. Ông bác sĩ bậc tuổi cha chú có vẻ mặt nhân hậu tươi cười vỗ vai tôi:

               - Tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, xin "biếu" đồng chí nửa cân thịt.

               Rồi ông ghi vào phiếu sức khỏe của tôi con số 44 kg.
 
               Đến tháng 8 thì có kết quả. Tôi nhận được giấy gọi đại học cùng lúc với giấy gọi nhập ngũ. Ngày nhập trường đại học là 15/9, nhưng giấy gọi vào lính là 24/8. Cái giấy sau được ưu tiên thực hiện trước. Lớp 10 thân yêu của tôi có 22 thằng con trai thì có 17 đứa có giấy gọi nhập ngũ. Những đứa còn lại thì hoặc là con một, hoặc là con liệt sĩ, nên không phải đi. Một thằng đeo kính cận 1 diop cũng bị loại. Lúc đó người ta còn coi trọng chất lượng, cần những thằng biết "nhìn xa trông rộng". Đi lính khi đó tất nhiên là niềm vinh dự, đừng tưởng ai muốn đi cũng được đâu. Lớp tôi còn có thằng Trường (thằng này là anh ruột ca sĩ-nghệ sĩ Hồng Kỳ của nhà hát Tuổi trẻ sau này đấy) học giỏi nhất lớp, sức khỏe dư thừa song do tiền bối "dẫm nhầm giày quốc tế" nên không được vào đại học, mà tức khí xin đi lính (viết đơn bằng máu thật hẳn hoi) cũng không được chấp nhận.
 
               "Nhất xanh cỏ, nhì đỏ ngực". Đó là ý chí của bọn thanh niên chúng tôi khi đón chờ ngày vào lính. Tất nhiên bao giờ cũng có ngoại lệ. (... Tôi xóa đoạn này cho phù hợp với nguồn tin của bác PhongQuang. Xin tạ lỗi và nghiêng mình trước vong linh Hồng Quang, người đồng chí đồng ngũ đã hy sinh nơi chiến trường Trị Thiên.)

               Trước ngày chúng tôi nhập ngũ một tuần, miền Bắc mưa trắng đất mấy ngày liền, tưởng như có cơn hồng thủy trong chuyện cổ tích. Đê sông Đuống vỡ. Cả một vùng thôn quê miền kinh Bắc ngập chìm trong nước. Sông Đáy (khi đó còn sâu, lúc thường chảy trong xanh hiền hòa đem cảm hứng cho các nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác…) cũng dâng nước ngập lút đầu người suốt vùng Quốc Oai, Hoài Đức… Con đê quai kéo từ Cầu giấy về qua Ô chợ Dừa, Kim Liên, Ô Đông Mác được đắp cao, chuẩn bị xả nước ngập các vùng Vọng, Ngã Tư  Sở … để cứu nội thành Hà Nội. Nhiều vùng dân cư trở thành ốc đảo. Nhà nước phải cho máy bay chở bánh mỳ đựng trong các túi ni-lon đem thả cứu dân. Thế mới có chuyện "chó đội nón" là xuất phát từ vụ lụt thế kỷ đó đấy.

               Vậy là ngày nhập ngũ của chúng tôi lùi lại. Đã có đợt tòng quân nào mà thanh niên nhận tới hai giấy gọi nhập ngũ liên tục như chúng tôi đâu.

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Sáu, 2009, 08:04:18 pm gửi bởi Trongc6 » Logged

Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #218 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 07:18:47 pm »

@trongc6: Chuyện anh lính họ Võ không như bác nói đâu, Võ Hồng Quang hiện đang nằm ở nghĩa trang đường 9, ở khu mộ của các liệt sĩ quê Quảng Bình. Anh là lính f304 hy sinh trong trận giải phóng Đông Hà ngày 12/4/1972. Tôi đã tìm hiểu kỹ việc này và cảm phục vị tổng tư lệnh của chúng ta Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Tôi đã chụp mộ Võ Hồng Quang và đăng bên : Sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước_ Tư liệu về đoàn Phong Quảng
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Sáu, 2009, 07:22:22 pm gửi bởi Phong Quảng » Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #219 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 08:01:37 pm »

"Cái nhà 3 tầng kia tôi chỉ bắn cho 3 phát B40 là đổ sập". Hãi quá, và buồn nữa vì anh ấy lại lấy ngôi trường thân yêu của chúng tôi làm ví dụ mục tiêu. Nhưng cũng buồn ít thôi, vì chúng tôi nghĩ anh ấy đi đánh giặc từ rất sớm, chắc không kịp học hành gì.

Bác Trọngc6,em nghĩ bác đừng lồng những xuy nghĩ của một người từng trải,thì câu chuyện sẽ hấp dẫn hơn.Tuổi trẻ,mới lớn của học trò mỗi ước mơ đều bị cuốn hút theo hiện trạng của thời cuộc.Cái thời của bác,của cha em và đến cuối cái thời của em nó gần giống nhau.Chỉ cần có những xuy nghĩ không phải,hay ích kỷ đã tự thấy sấu hổ rồi bác ạ.....làm gì có ai nghĩ hãi quá và buồn,em giám chắc là mọi người rất khoái,khi thấy khí thế của ta mạnh mẽ như chẻ tre,theo cách tuyên truyền lúc bấy giờ.Và trong đầu lũ học trò trong trắng ấy,cũng có thể có người nghĩ cái nhà 3 tầng đó đổ như thế nào theo sự tưởng tượng.Nhưng nghĩ liệu có ai phải chết vì cái nhà ấy đổ không? theo em,có lẽ là không? thế mới gọi là cái tuổi mới lớn,của cái thời học trò thời ấy nó như vậy.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Sáu, 2009, 09:40:03 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM