Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:38:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày này 34 năm trước...  (Đọc 323509 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
mực tàu 4
Thành viên
*
Bài viết: 172


« Trả lời #60 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2009, 01:31:20 am »

Em có ý kiến : Sáng nay ta tập trung theo bác Trọng vào giải phóng Sài Gòn . Vụ Đồng dù , hết chiến dịch ta lập hội nghị phân tích nguyên nhân , đánh giá vai trò của từng bộ phận , từng cá nhân . Cán bộ tham mưu các cấp tìm thêm tư liệu để tham gia hội nghị .Bác trọng sau khi cho anh em hưởng cảm xúc hoàn toàn chiến thắng . Cố nhớ lại những chi tiết của ĐD mà các nhà viết sách đã ‘’ quên’’ . Em tin bác và các chiến hữu của bác là người trong cuộc thế nào chả rõ . Chứ chúng em hậu sinh chỉ thấy nói quân ta thế mạnh như chẻ tre . Tiến tới đâu địch hoảng sợ tự tan rã đến đấy . Đánh nhau dễ quá
Logged
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #61 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2009, 02:13:34 am »

Chứ chúng em hậu sinh chỉ thấy nói quân ta thế mạnh như chẻ tre . Tiến tới đâu địch hoảng sợ tự tan rã đến đấy . Đánh nhau dễ quá

Nhưng vụ Đồng Dù này thì (theo bác trongc6 kể) đúng là ta (sư 10) tiến qua, thế mạnh như chẻ tre nên định hoảng sợ tự tan rã còn gì bác  Smiley Nói thế không có nghĩa là không có công của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống ở cửa mở, và cả bác trongc6 và đồng đội tiến vào nữa
Logged
mực tàu 4
Thành viên
*
Bài viết: 172


« Trả lời #62 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2009, 02:55:11 am »

Em ko nói là ta ko mạnh . Có mạnh thì ta mới chiến thắng toàn cuộc chứ . Trong hào quang chiến thắng vẫn có một mảng xám thương vong là điều đương nhiên . Máu cha anh ta đổ xuống ko phải là vô nghĩa . Nhưng cũng có lúc người lính nằm xuống mà ko thanh thản . Bác chưa hiểu ý em .Em muốn nói để sau ta phân tích trận ĐD .Sách vở của ta thường nói một chiều ít khi nêu cụ thể cái thương vong mất mát , cái tàn khốc đến lạnh lùng của cuộc chiến .
Logged
barcaboy
Thành viên
*
Bài viết: 30


« Trả lời #63 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2009, 05:16:33 am »

Bác Trọng ơi, sao đánh khó thế mà ko xin thêm pháo, thêm vài quả A-1, A-37 rải thảm thì họ khóc ra tiếng mán chứ làm sao mà sống đc!

Trong tình trạng khó khăn như thế, hỏa điểm của địch lại lộ hết ra thế rồi, câu Kachiusa vào khéo cũng giải quyết xong vấn đề tâm lý với mấy ông VNCH ở bên trong.
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #64 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2009, 05:22:55 am »

Em nghĩ cũng có thể đây là trận nghi binh của các bác nhằm tạo điều kiện cho SƯ 10. Nghiêng mình kính cẩn các bác, kết thúc 1 sự nghiệp vĩ đại hơn 100 năm của dân tộc.
Logged

Chết vì ghét người!
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #65 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2009, 05:28:47 am »

Sơ sơ thì câu chuyện của trongc6 đã lệch so với sử 320A về thời gian kết thúc trận đánh.
Sử ghi 11h30, ở đây thì khoảng 2 giờ chiều thế trận mới thay đổi (!!!)
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #66 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2009, 07:41:49 am »

        Gửi bác Tuaans cùng tất cả các bạn.

       Tôi vào đây kể lại vài hồi ức chỉ vì quan niệm đây là sân chơi của các CCB và những người yêu đời lính. Tôi chỉ muốn kể lại cảm nhận của mình khi đó thấy thế nào, nghĩ ra sao để chia sẻ cùng tất cả. Như bài trước tôi đã nói là tôi không có ý định đính chính cái gì cả.

       Tôi viết bài vì nghĩ đây là sân chơi tự nguyện của một tổ chức "phi chính phủ" (Tất nhiên là có những qui định phù hợp Hiến pháp). Còn nếu trang này là của Bộ QP hay Tổng cục CT lập ra thì tôi sẽ vẫn để những hồi ức của mình chỉ được ôn trong những ngày anh em lính cũ gặp mặt, không dám tự tiện post lên đây.

       Còn việc mổ xẻ tình tiết trận đánh, rút kinh nghiệm (thậm chí viết chiến lệ) thì người ta đã làm xong từ lâu rồi. Tôi cũng chỉ là một người lính đâu hiểu hết mọi thứ lúc ấy. Mình chỉ là một con "tốt", chỉ có tiến, đâu có lùi được mà lý sự.

        Mạo muội đôi lời, mong được lượng thứ.
Logged

Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #67 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2009, 08:34:19 am »

   Vừa nhận lệnh "đ/c Vợ" khẩn trương dọn dẹp để chuyển "Hậu cứ", vì thế phải vội hoàn thiện bài viết kết thúc cho trọn chiến dịch HCM, còn kịp chia tay các bác.

         Sáng ngày 30/4/1975.

   Cả đơn vị dậy từ mờ sáng. Anh nuôi nấu cơm. Tất cả ăn vội vã, đùm cơm rồi tập trung. Chúng tôi hành quân ra thẳng theo hướng cổng chính. Xe hậu cần của đơn vị đỗ sẵn ngoài cổng để các B tranh thủ bổ sung cơ số đạn. Rồi tất cả lên đường, nhằm thẳng hướng Sài gòn mà tiến. Cả đơn vị cứ rồng rắn thẳng đường cái to mà đi.

   Chừng quá nửa buổi sáng, loáng thoáng nghe chính quyền Dương Văn Minh kêu gọi binh lính VNCH buông súng. Đang ngơ ngác thì lại nghe phổ biến không được chủ quan. địch chỉ đang đánh đòn tâm lý. Lại hành quân vội vã hơn. Gần trưa nghe tin Dương Văn Minh đầu hàng thật. Thế là hết đánh nhau, hết chiến tranh rồi ư. Tiểu đoàn truyền lệnh tạt vào một vườn cây ăn quả của dân bên đường để nghỉ trưa. Lệnh trên cấm không bắn súng, không hò reo. Lính tráng rì rầm bàn tán. Thuốc lá thơm bỏ ra hút thả phanh.

   Sẩm tối, đại đội được lệnh tạt vào một thôn cạnh đó để nghỉ. Chẳng biết gọi vùng này là vùng ta hay địch. Không có du kích địa phương. Nhưng người dân chấp nhận chúng tôi một cách bình thản, không tỏ ra vui mừng, không sợ sệt. Họ cho nghỉ nhờ ngoài vườn, cho củi nấu cơm. Đêm đó chúng tôi vẫn tổ chức mỗi B một trạm gác. Trong đêm, vẫn nghe thấy tiếng súng đì đạch nơi xa.

   Lại một đêm nữa không ngủ. Bây giờ mới nghĩ nhiều hơn về những thằng vừa ra đi trong trận đánh hôm qua. Bởi vì chiến thanh hình như đã kết thúc. Lúc đó chưa ai nói dến từ Giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 30 tháng tư chỉ mới hiểu là ngày địch đầu hàng. Nhưng rất có thể không còn đánh trận nữa.

   Hôm sau chúng tôi được nghỉ tại chỗ. Vẫn nghỉ trong vườn nhà dân, chưa được đi tắm giặt. Buổi trưa đại đội phổ biến tình hình: Đêm qua tại Sài Gòn, do say sưa chiến thắng, nhiều đơn vị không quản lý chặt để bộ đội đem súng ra bắn chơi, đã có nhiều người đi chơi lẻ đã bị bọn tàn quân thừa cơ bắn lén mà ta không phát hiện được vì lẫn tiếng súng. Tiếc thay.

   Rồi có lệnh hiện nay bộ đội trong thành phố sài Gòn quá đông nên các đơn vị còn ở ngoài không được vào nữa mà phải rút nhanh ra ngoài tạo chỗ đứng chân, đề phòng các đơn vị địch vẫn còn chưa tan rã.

   Chúng tôi rút về Củ Chi. Ngày sau nữa thì cả Sư cùng vào chia nhau đóng quân trong căn cứ Đồng Dù. Dọn dẹp nơi ở còn phát hiện nhiều thứ của địch bỏ lại. Có đơn vị còn lục ra nguyên cả một kho hậu cần của địch. Tuy có lệnh trên đem nộp tập trung để chia cho Trạm xá, Sư bộ … nhưng hầu như ai tìm thấy gì là được hưởng thứ đó. D tôi quản nguyên một kho pháo sáng, một kho đồ hộp và một bãi hơn trăm chiếc xe máy Honda địch bỏ lại.

   Đồ hộp thì đem giao lưu cùng các D khác đổi lấy đường, sữa. Pháo sáng thì đêm đêm khi gác đem ra rìa căn cứ bắn ra cánh đồng. Mỗi ống pháo sáng to như ống liều phóng B40, rút ống nắp ra lắp ngược ra ngoài rồi vỗ mạnh hoặc dập xuống nền gạch là quả pháo sáng bay vút ra, lơ lửng treo trên một cái dù nhỏ. Có đến mấy mầu sáng khác nhau.

   Riêng món xe máy thì khá đặc biệt. Cấp trên không thu (mà thu lại để làm gì vì lúc này các loại xe GMC, xe DOT, xe Jep còn để đầy trong căn cứ). Hầu như không ai biết đi, lại chẳng có xăng. Thanh niên quanh vùng rất nhạy. Nhiều gã thanh niên áo bó chẽn, quần loe ống, tóc dài đi theo đường cánh đồng lối phụ mà vào căn cứ. Họ làm quen với chúng tôi, gạ gẫm đổi chác. Lúc đầu vui vẻ, chúng tôi cho họ thích cái xe máy nào cứ lấy, tự dắt ra. Về sau chính họ đề nghị đổi hai tút thuốc lá lấy một xe. Cứ thế mà bãi xe vơi dần. Quái hơn nữa là thằng Th. "mốc", lính C5 (Lính C5 hy sinh nhiều nhưng được bổ sung san sẻ lại cho khỏi bị xóa sổ) vừa đem cho dân xe, vừa dắt dấu ra gửi nhờ nhà dân tới 3 chiếc xe Honda. (Sau này năm 1976 ra quân, nó quay lại nhà dân tìm xin lại hai chiếc, bán một chiếc lấy lộ phí và đem một chiếc ra Bắc. Nó là thằng duy nhất trong đơn vị có xe máy Honda đem về nhà khiến cả xã lác mắt).
   
          Chúng tôi ở căn cứ Đồng dù ít ngày thì được chọn một số tham gia tập đội ngũ để duyệt binh 15/5 ở Sài Gòn. Rồi thời gian sau đó lại tập tành đội ngũ, lại tập xạ kích nhưng chủ yếu vẫn là học chính trị. Đến tháng 6/1975 thì có chế độ phát phụ cấp tháng bằng tiền (tiền miền Nam). Cứ chủ nhật có chế độ nghỉ ngơi, 1/5 quân số được xe GMC của tiểu đoàn chở vào Sài Gòn chơi. Chơi theo hướng dẫn, 4 giờ chiều xe lại chở về. Phải làm thế không có mang tiếng lính tham gia chiến dịch HCM mà không biết mặt mũi Sài Gòn. Thế mà khối thằng cũng chưa biết mùi vị bát hủ tiếu như thế nào. Sài Gòn rộng quá, chỉ chơi Sài gòn một lần thì thật đúng là chỉ biết đến Sài Gòn như thày bói xem voi.

   Chúng tôi được nghe đài thường xuyên. Rồi vài bữa lại được xem truyền hình. Cái này thật mới lạ. Ở ngoài Bắc, giữa năm 1971, Hà Nội đã phát thử nghiệm chương trình truyền hình. Thế nhưng đã mấy ai được nhìn thấy cái Vô tuyến truyền hình mà trong Nam này gọi là Ti vi nó như thế nào.

          Tự nhiên thấy nhớ nhà...
Logged

Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #68 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2009, 09:51:36 am »

   
  Tôi vào đây kể lại vài hồi ức chỉ vì quan niệm đây là sân chơi của các CCB và những người yêu đời lính. Tôi chỉ muốn kể lại cảm nhận của mình khi đó thấy thế nào, nghĩ ra sao để chia sẻ cùng tất cả. Như bài trước tôi đã nói là tôi không có ý định đính chính cái gì cả.    

Bác Trongc6 không cần phải đính chính!

Đây là "kỷ sử" của bác, là trận đánh trong ký ức hằn sâu của bác. Người trực tiếp tham gia hẳn có lý do để nhớ, có nhiều điều để nhớ hơn là các tổng hợp đôi khi sai lệch, hoặc tệ hơn là vô tình của những người được giao nhiệm vụ viết lại.
"Lịch sử trung đoàn Bình Giã" do tự tay bác Thọ gõ phím mà bác ấy thấy cũng lệch thời gian, đôi khi bức xúc nên thỉnh thoảng bác ấy lại chua thêm một đoạn "chữ nghiêng có màu vàng vàng". Grin
Các cuốn sử của các đơn vị thì nhiều ông CCB có mặt trong diễn đàn như Tran479, yta262, khanhhuyen... đều than phiền về tính chính xác.
Còn tôi thì than phiền về cách viết: Lệch thời gian là một chuyện. Song thiếu Sự kiện - vốn là cốt lõi của Sử, nhưng lại thừa khẩu hiệu với quyết tâm chung chung. Đó là cái bệnh quan liêu của các trợ lý chính trị!
Tôi muốn ví dụ như trận Uđông ròng rã cả tháng trời với rất nhiều hy sinh mất mát và hành động anh hùng của binh lính sĩ quan VN. Các chi tiết dù nhỏ nhưng chọn lọc sẽ làm người đọc hiểu hơn. Như chuyện 12 chiến sĩ trung đoàn 1 hy sinh tại bờ đông sông Mekong do đánh nhau nhầm với Hải quân ta, chuyện địch bẫy cối nổ tức thì ở U Đông, chuyện hạ sỹ Bạch Đại Nghĩa diệt cụm địch 7 tên bằng trái B.41 duy nhất...Những chi tiết điển hình không thể bỏ được
Nhưng trong Sử "Sư đoàn 9", sử Trung đoàn Bình Giã", Sử Sư đoàn 5".....vv và vv...thì chỉ vài dòng đáo qua. Trong khi những câu thường thấy điển hình chung chung xuất hiện đầy rẫy, dạng như: " ...Được sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ Sư đoàn, sự quan tâm giúp đỡ của Đảng uỷ trung đoàn, sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân bạn; đơn vị củng cố quyết tâm chiến đấu....băng qua tầm hoả lực địch, tiến như vũ bão, đập tan mọi sự kháng cự của quân thù ngoan cố ....'  
Ha ha ha ...............! Hùng tráng quá !  Tongue Tongue Tongue
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #69 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2009, 09:56:32 am »

 Được biết  bác Trinh sát bà cũng đánh Đồng dù sao không thấy phối hợp nhỉ ? hay đó là bác trọng  ?Trinh sát bà ơi bác ở đâu Huh
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM