Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:05:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày này 34 năm trước...  (Đọc 323557 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #510 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 01:29:40 pm »

@thanhsondlbk :

Anh Liêu người huyện Na rì, Băc Kạn.

Anh ấy sinh năm 1950 hoặc 1951 gì đó (Vào đơn vị trước tôi 2 năm)

Người tầm thước, đậm, mặt tròn, thuận tay trái. Ngày ở lính khỏe lắm.
Năm 1979 có viết thư cho tôi, nói định tái ngũ để làm sĩ quan. Tiếc là tôi không nhớ được ở xã nào.

Nếu gặp đúnh anh ấy nói C6K18E9B là anh ấy sẽ phải nhớ ngay ra thôi.
Logged

Redami
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #511 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 04:40:58 pm »

Đúng là bác TrongC6 có khiếu văn chương. Đọc truyện của bác thật hay, cảm động và chân thực. Cháu đã đọc 1 loạt topic của Bác, nay tiếp tục mong Bác "hành quân" cho đến ngày toàn thắng. Cháu có một thắc mắc muốn hỏi Bác: Bác đã "chạm súng" với lính Lào, lính đánh thuê Thái, quân lực VNCH, (không biết Bác có đánh Mẽo không?). Xin Bác cho nhận xét, so sánh giữa các sắc lính này về:
- Trang bị, hỏa lực;
- Kỹ, chiến thuật;
- Sức chiến đấu, "độ lỳ"
-....
Xin cám ơn bác TrongC6
Logged
thanhsondlbk
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #512 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 09:02:56 am »

Ở Na Rì có tới 6, 7 bác tên Liêu đều là cựu chiến binh nhưng nhà toàn ở xã mà lại không có số điện thoại. Nếu bác Trongc6 nhớ được họ thì tốt, tìm nhanh hơn.
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #513 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2011, 02:58:20 pm »

….
   Hôm sau, B5 chúng tôi có lệnh rời chốt từ sáng sớm để về tập trung cùng đại đội. Tất cả chuẩn bị để đêm nay đánh địch trong bản Na Thon. Địch có một đại đội vài chục tay súng, cũng tương đương như chúng tôi. Cả C6 tính ra khi đó cũng chừng non ba chục tay súng. Một đại đội đánh một đại đội. Nhưng sao lại toàn đánh đêm thế này. Lúc đầu chúng tôi nghĩ là cần yếu tố bất ngờ, về sau mới rõ thêm là cấp trên chọn đánh đêm để loại trừ khả năng yểm trợ bằng máy bay của địch. Địch không có pháo nên coi như không có hỏa lực chi viện.

   Đêm chúng tôi đánh bản Na Thon là vào ngày 28/11/1972. Cái kiểu đánh nhau gần giống như thời Tam Quốc đi cướp trại của nhau, có khác chăng là số lượng quân và vũ khí. Bản Na Thon chỉ có chừng chục nhà sàn. Lần này địch không đào hầm bên ngoài mà ở luôn trong bản vì dân cũng đã chạy hết rồi. Chúng đào hầm ở dưới nhà sàn và sống luôn cả trên nhà sàn. Trinh sát D bám địch và đại đội lên phương án cho bộ đội mật tập dùng hỏa lực bắn cháy các nhà sàn rồi dùng bộ binh tiếp cận đánh những tên địch nhảy từ trên nhà sàn xuống. Bốn bề quanh bản trống hoác nên cũng chẳng cần đón lõng hay phục kích làm gì. Cả C chỉ làm một mũi tiền nhập sát bản dồi dũi luôn vào, chẳng cần chọn giờ hiệp đồng với ai cả vì chỉ có một mình C6.

   Chúng tôi cơm nước đàng hoàng, chờ tối mịt mới lên đường. Hơn hai cây số trong rừng khôộc địa hình bằng phẳng, vượt qua không có vấn đề gì. Mò sát đến nơi, nép vào mấy cái ụ mối nhìn vào trong thấy cả bản im ắng. Ở một góc xa có một đống lửa đốt, nhưng có vẻ củi đã gần tàn, chỉ còn cháy lom nhom soi lúc mờ lúc tỏ. Quan sát lúc lâu vẫn không nhìn thấy thằng gác. Bọn địch chủ quan thật, chắc chúng mệt quá đã ngủ hết trên các nhà sàn. Càng tốt. A cối 60 của anh Thắng giá cối chọn mục tiêu giữa bản, cốt diệt những thằng chạy trên mặt đất. Áp sát rồi, sáu nòng B40 và B41 của C tôi tập trung chia nhau nhắm vào các nhà sàn gần nhất đồng loạt nhả đạn. Mấy căn nhà sàn nổ tung, bốc cháy. B40, B41 lại nạp tiếp đạn và dã loạt thứ hai rồi xung lực bắt đầu xông vào bản, đi đầu là B6, đến B4 rồi cuối cùng là B5 chúng tôi. Cối 60 cũng câu vào chi viện, tất cả chỉ có chục trái, nhưng như thế là cũng đủ rồi vì việc còn lại là của bộ binh chúng tôi. Không có chống cự nên chúng tôi lọt vào trong bản rất nhanh. Nhưng lạ cái là bọn địch chết cháy hết rồi hay sao mà không thấy nhảy thoát ra khỏi nhà sàn hay nổ súng chống lại. AK không có mục tiêu cụ thể chỉ bắn được vài loạt lẻ tẻ.

   Đột nhiên từ phía rìa bản đạn M72 bắn vào tới tấp. Rồi kèm theo đó là M79 và AR15 bắn vào, mãnh liệt không kém. Cái này giống như đi cướp trại thời xưa mà bị phản kế. Chúng tôi đang ở thế chủ động tập kích bỗng thành bị động, rơi vào trận địa phục kích của địch.  Sau này mới biết trinh sát D bám địch nhưng bị lộ, địch nó vờ không biết. Thằng chỉ huy của địch cũng thuộc loại chiến trận có kinh nghiệm đầy mình đã đoán ra ý đồ của ta. Chúng giả như chủ quan nhưng thực tế đã bỏ lại cái bản không với đống lửa to đốt từ chập tối nghi binh rồi kéo ra phục sẵn bên ngoài. Cao tay hơn chúng còn kiên trì chờ cho quân ta bắn vợi bớt đạn rồi mới ra tay. Thế là chúng tôi đã tập kích vào chỗ không người. Bây giờ thì những cột nhà sàn lại là nơi ẩn nấp để quân ta tổ chức chống lại địch. Còn một chút may mắn là B5 mới vào đến rìa bản nên lập tức quay sang hai bên nổ súng chống trả, yểm hộ cho hai B kia rút lui. Địch cũng không có nhiều M72 (về lý thuyết thì cao nhất cũng chỉ mỗi tên có một quả), bắn hết rồi thì cũng chỉ có súng bắn thẳng choảng nhau, mà đạn B41, B41 của chúng tôi uy lực hơn. Đại trưởng Băng ra lệnh tập trung hết hỏa lực B bắn mạnh để uy hiếp địch và tổ chức cho bộ đội vừa kéo tử sĩ, vừa dìu thương binh rút ra. B6 và B4 lùi dần ra, theo thẳng lối đã đến mà rút. B5 chúng tôi tiếp tục bám các ụ mối bắn lại ghìm chân địch. Chiến trận tiếp tục diễn ra ngoài rìa bản trong ánh lửa bập bùng của những ngôi nhà sàn đang cháy. Hai bên bắn nhau nhưng cũng chỉ như dọa nhau là chính. Ít phút sau B5 chúng tôi cũng rút sau khi bắn thêm mấy trái B40. Anh Quân cho anh em chúng tôi vừa rút vừa cảnh giới phía sau đề phòng địch truy kích. Quá nửa đêm thì cả đại đội rút về hết được khu tập kết. Cảm giác của kẻ bại trận tràn ngập trong lòng.

   Không diệt được tên địch nào, nhưng đại đội tôi bị hy sinh 2, bị thương 3, hao mất bằng một nửa trung đội. Trong số hy sinh có anh Cát, A trưởng của B6 người Bắc Thái. Anh ấy là một A trưởng còn dày dạn chiến trận hơn cả A trưởng Trịnh của tôi. Người to khỏe, có nụ cười hiền lành  nhưng khá hóm hỉnh. Anh ấy cũng bảo ban tôi nhiều thứ trong những tháng ngày tôi còn làm liên lạc. Tôi đã tham gia chôn cất anh ấy và tự tay liệm cho anh ấy bằng chiếc võng vải xanh tôi mang từ Trường Sơn vào. Chúng tôi lấy một cái lọ nhựa đựng thuốc của TQ để bỏ vào đó một mẩu giấy ghi những thông tin về anh, sau này còn biết mà tìm. Lúc xúc những xẻng đất khô ở cánh rừng Khôộc trơ trụi và cằn cỗi này để lấp lên nấm mộ anh ấy mà sao tôi thấy lòng chơi vơi quá. Một cảm giác buồn, mệt mỏi và hụt hẫng. Thế là mới chỉ ra Sara van được có bốn chục ngày, đại đội tôi đã mất 3 A trưởng. Các vị trí thiếu hụt này, tạm thời do ít quân số nên đại đội cho ghép các A trong cùng B lại, không cử thêm A trưởng mới.

   Đại trưởng Băng của chúng tôi cũng có chút máu mê binh pháp. Nghĩ rằng vừa qua một trận thắng, địch chủ quan nên ta sẽ bồi lại cho chúng một trận, giống như kiếu ngày xưa địch dùng tiền quân làm hậu quân khi rút lui, vừa đánh thắng một trận đối phương truy kích thì lại đổi hậu quân làm tiền quân nên bị đánh tơi bời nếu đối phương truy kích tiếp lần nữa. Ngay hôm sau trong lúc đơn vị còn đang giải quyết hậu quả trận đánh trước thì anh Băng đã cho người đi bám tiếp địch và biết chúng vẫn còn ở bản Na Thon. Đại trưởng Băng quyết định xốc lại quân, bổ sung gấp đạn dược rồi ngay đêm đó quay lại choảng cho chúng một trận. Thế là hai trận đánh tại cùng một vị trí được tổ chức trong hai đêm liên tiếp, một việc cũng rất hiếm xảy ra. Lần này hơn hai chục tay súng còn lại của C6 do đại trưởng Băng đích thân cầm đầu mò vào áp sát bản Na Thon. Anh Băng cũng khoác AK chứ không mang K54, quyết tâm ghê lắm. Tuy vậy có một điểm anh Băng đoán sai là bọn địch chắc đã hết đạn, nhưng thực ra không phải vậy. Chẳng biết chúng nó bổ sung đạn bằng cách nào khi mà chúng cũng hoạt động lẻ từng đại đội. Chúng tôi chỉ áp được vào sát bản, lợi dụng những ụ mối rồi tập trung hỏa lực bắn vào, hy vọng địch tê liệt rồi xung phong. Không ngờ chúng tôi vừa nổ B40, B41 thì địch cũng bắn rốc két M72 ra ào ào. Chúng nó không chủ quan mà vẫn canh gác phòng bị tử tế nên không hề bị bất ngờ. Thế là hai bên lại lập thành chiến tuyến, trong bắn ra ngoài bắn vào. Chúng tôi không đủ lực lượng áp đảo để đồn ép địch mà tổ chức đánh chiếm. Đại trưởng Băng không dám cho xung phong vào vì như thế bằng nướng quân và đại đội tôi đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.  Địch cũng cố thủ chứ cũng không đủ lực lượng để cho quân vòng ra tập hậu chúng tôi. Thế là giằng co nhau, ý đồ ban đầu của anh Băng tiêu tan. Hai bên cùng chẳng có tổn thất gì ngoài đạn dược. Thú thực là trận này lính tráng chúng tôi cũng chẳng hào hứng lắm vì cái dư âm bại trận của đêm trước vẫn còn đọng lại trong đầu. Hơn hai chục tay súng của đại đội nếu đánh chốt hay phục kích thì còn có thể mong thắng chứ choảng nhau dàn trận thì quá là mong manh, lạnh lưng hở sườn. Lúc đấy chỉ có ý thức là người lính phải chấp hành mệnh lệnh dẫn dắt chúng tôi hành động mà thôi.

   Thu quân xong về lại vị trí tập kết thì bây giờ đến lượt chúng tôi lo phòng thủ, vì nếu địch nó cũng máu liều như đại trưởng Băng thì xá gì mà nó không tổ chức tập kích lại? Thế là hỗn hợp một nửa đại đội lại phải tổ chức chốt chặn từ xa hướng về phía bản Na Thon.

   Trong cả tuần qua khi K18 chúng tôi đang quay ra mặt Tây Thị xã Saravan thì trong khu Thị xã và vùng đất hướng ra sông Xê Đôn địch hoạt động rất mạnh. Có những đơn vị lớn của địch đã co cụm. Máy bay AC130 hoạt động liên tục. Dù sân bay Saravan chưa sử dụng được nhưng bằng cách nào đó chúng đã thả dù xuống được rất nhiều đạn dược và thiết bị quân sự, vũ khí trong đó đặc biệt là có cả pháo 105ly, súng cối 106,7 ly và cả DKZ để tiếp tế cho bọn dưới đất. Lúc đó các đơn vị ở gần chỉ phát hiện một điều là máy bay AC130 thả pháo sáng suốt đêm thôi. Nhờ có vũ khí lớn bổ sung, chúng nống ra hoạt động rất mạnh, vượt sông Xê Đôn tiến rộng về khu vực có tuyến vận tải của 559. Con sông Xê Đôn bắt nguồn từ phía Nam Tha Teng bên Atôpơ chảy vòng vèo cong queo theo gần một hình vòng thúng lên hướng Đông Bắc, ngoặt lại vòng sang Tây rồi lại cong về hướng Tây Nam ôm trọn lấy tỉnh Saravan. Cuối cùng nó chảy vòng về đổ nước vào sông Mê Kông ở đoạn phía Bắc thủ phủ Pắc Xế của tỉnh Chăm Pa Xắc. Con sông này mùa khô nhiều đoạn lội qua dễ dàng. Chiếm được toàn bộ vùng Đông Bắc Saravan rồi, địch tung tiếp quân tràn qua sông Xê Đôn tiến thẳng về hướng Đông vào sát tuyến đường 559. Vùng đất này bằng phẳng nên các tuyến đường ô-tô rất nhiều, kho tàng cũng lắm. Gần hai năm giải phóng nên tuyến đường khá an toàn. Gần khu vực này có cả một trận địa pháo phòng không 37ly có tới 5 khẩu. Tuy thế khu vực này chỉ như nơi an dưỡng của lính coi kho và lính phòng không. Trong chiến tranh mà rơi vào chốn như thế này thì tuy có buồn tẻ đôi chút (vì vẫn có bạn để mà chơi) nhưng cuộc sống thì có thể nói là thiên đường mơ ước của rất nhiều lính, nhất là những ai có ý muốn B quay. Nhưng chơi nhiều nên tất nhiên chủ quan và khả năng chiến trận kém dần.

   Tụi lính của GM42 nống ra nhanh quá, chỗ này bộ binh yểm trợ thiếu nên khi bị địch uy hiếp, lính phòng không 37ly phải hạ nòng bắn thẳng. Có lẽ nhờ uy lực của pháo bắn thẳng làm cho địch có phần khiếp đảm nên chúng mới chần chừ để cho bộ binh chúng tôi có hơn một ngày hành quân tới chi viện. Cấp trên điện gấp và K18 phải điều ngay quân ứng cứu, C5 lên đường trước, sau đến C7 rồi C6 chúng tôi. Trận này C6 không tham dự nhưng nghe nói lại C5 đã hành quân thần tốc cả đêm đi như chạy để kịp vượt sông và đến giải cứu. Cũng may là thằng địch chỉ nống rộng ra nhằm phá hoại và thăm dò chứ không có mục tiêu cụ thể, nếu không thì đơn vị pháo PK 37 ly đã bị thôn tính rồi. Mấy ông coi cái khu kho gần đó của 559 thì chỉ lo giữ được thân đã đủ tốt. Rất may C5 kịp đến đánh thẳng vào phía sau lưng địch khiến chúng phải tản ra và rút dần về sông Xê Đôn. Khi cả K18 cùng hội quân thì lực lượng ta ở đây lại quá mạnh, anh em đường dây 559 sung sướng ra mặt, kể cả lính phòng không lẫn mấy ông coi kho đường dây. Bằng chứng là sau khi tay bắt mặt mừng hoan hỷ và bố trí đóng quân lại, chúng tôi được các lính coi kho chi viện ngay một lô lương khô 701, chẳng cần lệnh của ai. Bọn 37ly cũng cho chúng tôi một ít đường, loại miếng vuông đóng trong hộp giấy cứng làm bằng củ cải của Liên xô, chia ra mỗi người được 2, 3 viên. Ái chà, của này mà cả năm chỉ được ăn một lần thì không khác gì bánh ngọt để liên hoan. Chả còn chè thuốc, nhưng nhẩn nha bóc từng thanh lương khô ra gặm thì cũng khoái lắm. Mỗi chúng tôi được phát 3 phong lương khô, phen này thành phú ông cả rồi, nghĩ cũng sướng.

Logged

Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #514 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2011, 08:36:20 am »

…..
   Bây giờ quân ta dàn thành thế trận mới. E9 đảm nhiệm vùng Bắc và Đông Bắc Saravan còn E19 đảm nhiệm phía Nam. Riêng E39 là lính dân vận nên không tham chiến. Lúc này địch vẫn có số quân ở Saravan là 2GM, tương đương 2 trung đoàn.

   Ngày 5/12/1972, anh Trịnh nhận lệnh quay về khu vực gần bản Na Thon đón E bộ E39. Họ bị mắc kẹt giữa vùng giáp gianh Chăm Pa Xắc và Saravan từ hơn tháng qua. Cứ loanh quanh sau lưng chúng tôi, nhưng vì chiến trận vùng Saravan là kiểu da báo và đèn cù nên chính họ cũng phải nhiều phen chạy giặc khi mà bỗng nhiên có một cái đại đội khỉ gió nào đó của bọn Fumi đột nhiên húc phải. Để đảm bảo an toàn, mặt trận quyết định chuyểnTrung đoàn bộ của E39 ra hẳn đường dây 559 lánh tạm.

   Anh Trịnh, tôi và một lính nữa lên đường. Chúng tôi qua sông ở chỗ bản Na Bạc, gần về phía đường 23. Cái bản này không có nhiều nhà dân nhưng rất rộng và sạch sẽ. Bản nằm ngay gần sát sông và có nhiều khoảng sân đất phẳng phiu. Dân bản không bỏ đi mà vẫn trụ lại vì nơi này địch chưa đến. Cấp trên đặt luôn một điểm trung chuyển tại đây để đón các đơn vị phía Nam vượt sông sang bờ Bắc và đi ra đường dây 559. Lúc này có một đặc điểm là địch không ném bom vào các bản dân nên quân ta tranh thủ lợi dụng. Lần này đi lẻ nhưng tôi không lo lắm vì đi với anh Trịnh, tuy thế tôi vẫn cẩn thận nhắc anh hướng đường và tìm cách đánh dấu. Gần quanh bản có rất nhiều nương lúa nhưng đã gặt hết từ lúc nào, nay sang mùa khô chỉ còn trơ những gốc rạ. Dân Lào họ không đun nấu bằng rạ nên chắc để đến đầu mùa mưa mới đốt. Nhưng nếu chiến trận xảy ra thì những nương rạ này cũng sẽ cháy hết.

   Lúc hành quân sang chi viện bảo vệ tuyến đường 559 mấy hôm trước, chúng tôi cũng đã đi theo lối này nên cũng còn nhớ được kha khá đường. Bây giờ quay lại vùng bản Na Thon dẫn cả một E bộ E39, mối lo là nếu để bị lạc đường thì thật trơ mặt, mất hết uy tín lính E9. Vì vậy trên đường quay về Na Thon cứ chỗ nào đánh dấu được như vạc vào vỏ cây hay bẻ gãy một cây non trên đường đi là tôi làm luôn. Cũng vì sợ húc phải địch nên cứ trước khi vượt qua một trảng trống nào là chúng tôi nằm lại quan sát khá lâu rồi mới đi tiếp và đi thật thưa. Đoạn nào kín đáo mới đi nhanh. Cuối cùng cũng về được đến nơi và bắt liên lạc được với E bộ E39 lúc trời tối.

   Ngày hôm sau chúng tôi làm công tác chuẩn bị, phổ biến quy định hành quân cho E bộ 39. Tôi hơi ngạc nhiên là không hiểu biên chế kiểu gì mà cả một trung đoàn bộ chỉ có chưa đầy ba chục người. Họ đâu phải là lực lượng bị tổn thất từ vùng chiến trận rút ra. Quần áo và trang bị nói chung là tươm tất hơn chúng tôi rất nhiều. Phần lớn họ đeo súng ngắn chứ AK chỉ có vài khẩu. Vì thế chúng tôi xác định dẫn họ đi là phải không chạm địch chứ nếu không thì hỏng to. Tiểu đoàn khi giao nhiệm vụ cho chúng tôi cũng yêu cầu phải đi đêm. Không biết hôm ấy ngày mấy âm, nhưng trời khá sáng, nhất là đi trong rừng khôộc cây thưa. Tôi và anh Trịnh dẫn đầu, thằng còn lại đi sau cùng khóa đuôi. Chúng tôi vừa đi vừa tìm lại dấu vết hôm trước để dò đường. Có vất vả chút ít và đôi lúc hơi căng thẳng. Cứ mỗi lần tìm ra được một dấu hiệu đánh dấu đường hôm trước là chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Đoàn cán bộ E39 nhẫn nại theo sau, lúc đi lúc dừng nhất nhất theo yêu cầu của chúng tôi. Thật may là chuyến đi an toàn, trời mờ sáng chúng tôi đã đến bản Na Bạc và bàn giao cho tiểu đoàn. Chuyến đi này chẳng nhớ mặt nhớ tên được ai, nhưng các thủ trưởng E39 chia tay chúng tôi nồng nhiệt lắm, bắt tay, cảm ơn và cả khen ngợi. Chúng tôi không kịp ăn sáng mà phải về đại đội ngay trong sáng hôm ấy.

   Mấy ngày liền sau đó chúng đóng quân lại ở bờ Bắc sông Xê Đôn. Chỉ cách nhau có một con sông rộng hơn trăm mét thế mà cảnh vật hai bên lại khác hẳn nhau đến kỳ lạ. Bờ Nam toàn rừng khôộc thưa thớt, nhưng bên bờ Bắc thì lại là rừng già toàn những cây cổ thụ to cành lá nguềnh ngoàng cao vút, đóng quân bên dưới kín như bưng, L19 có ngó nghé cả ngày cũng chẳng thấy được gì. Sát ra mé bờ sông mới có một vài vạt rừng cây lúp xúp hay bãi trống. Thấy L19 hoạt động nhiều, mặt trận điều động phối thuộc cho chúng tôi một đại đội pháo cao xạ 23 ly. Một hôm thấy có cán bộ pháo binh đến yêu cầu chúng tôi theo bảo vệ để đi tìm nơi đặt trận địa. Sau khi họ chọn được một bãi trống gần sông cách chỗ trú quân của chúng tôi dăm trăm mét để làm trận địa, B5 chúng tôi lại được cử đi đón pháo và dẫn đường. Chúng tôi đến vị trí hiệp đồng và đón đơn vị pháo. Pháo cao xạ 23 ly có 2 nòng và cũng là loại pháo cỡ thấp nhất có xe ô-tô kéo. Đại đội có 3 khẩu, kéo bằng xe Molotova. Sau khi giấu xe một chỗ xong, họ ở nhờ luôn cạnh C6 chúng tôi để làm bếp hậu cần lo cơm nước. Bây giờ tôi còn nhớ trong C pháo đó có một lính đã từng đi học ở Liên xô, nói tiếng Nga lem lém và một thằng tên là Thắng nhà ở cạnh chùa Hưng Ký phố Minh Khai. Bọn lính pháo đều to khỏe hơn lính bộ binh chúng tôi. Chúng nó sinh hoạt rất vui nhộn, có cả đàn ghi-ta mang theo. Tuy thế ở chố này không được ca hát, chỉ tán chuyện và đánh bài tiến lên thôi. Tiêu chuẩn ăn của chúng nó cũng cao hơn chúng tôi, có nhiều đồ hộp và cả rau khô (món rau này mãi gần năm sau chúng tôi mới được phát ăn). Nhưng lúc này chúng tôi cũng bắt đầu được ăn 6 lạng gạo/ngày rồi nên cũng không thèm thuồng. Chỉ có món trà là thằng Thắng mời chúng tôi sang uống. Chè Ba Đình hẳn hoi, tuy toàn cẵng vụn là nhiều. Sang hơn là chúng nó lại có cả đường củ cải của Liên xô, giống như bọn pháo 37ly bữa trước. Sang chơi vài lần nhận đồng hương, tôi cho thằng Thắng mấy múi dù lụa trắng lấy ở trận Ba Lào Ngam. Lại cho cả mấy đứa trong B của nó nữa. Bọn nó thích lắm và cho lại chúng tôi một gói chè Ba Đình 30 gam và một hộp đường củ cải nửa cân. Đường củ cải ăn lộp xộp, không ngọt bằng đường mía của ta, nhưng như thế là quá quý rồi. Mà lính ta thì mồm cũng không kém cá ngão là mấy. Chỉ 3 lần hội họp là cả B5 chưa đến chục thằng chúng tôi đã giải quyết gọn tất cả những quà tặng của tình hữu nghị đó.

   Có một sự thay đổi nhỏ về sắp xếp quân số. B trưởng Quân của B5 chuyển sang C5, còn anh Pha A trưởng bên B4 chuyển sang chỉ huy B5 chúng tôi. Anh Pha hiền, ít nói và không xông xáo bằng anh Quân. Thực ra đối với chúng tôi cũng không quan trọng lắm vì quân số bây giờ ít, các A trong cùng B sinh hoạt xen kẽ và lẫn lộn tùy theo nhiêm vụ cụ thể được giao.

   Bọn 23 ly chưa kịp nổ súng trận nào, dù L19 ngày nào cũng vè vè bay qua, thì ngày 13/12 cả đại đội 6 chúng tôi đã lại phải hành quân trở lại bờ Nam sông Xê Đôn để tập trung cùng tiểu đoàn đánh địch. Lần này thì đúng là đánh vào khu sân bay cũ của Thị xã rồi. Công tác chuẩn bị ở đây khác với đánh điểm trên Cao nguyên là không nặng về phần hầm hố. Mà muốn cũng chẳng thể làm vì chúng tôi toàn đánh vận động, cây cũng chẳng có mà lấy gỗ. Chủ yếu là chuẩn bị súng đạn và bàn hiệp đồng tác chiến. Trận đầu tiên của C6 chúng tôi là đánh một cái xưởng cưa. Cũng là gọi thế thôi vì ngày trước mới đúng là xưởng cưa chuyên xẻ gỗ to trên cao nguyên để làm nhà sàn, vì dân Lào ở những vùng bản ven đường hay Thị xã họ làm nhà to lắm, to hơn nhiều so với những nhà sàn của đồng bào Mường ngoài Hòa Bình. Bây giờ xưởng chỉ còn là những cái nhà nát trên nền đất cộng với cỏ dại um tùm xung quanh.

   Cả đại đội đánh một trung đội địch trong đó. Chúng tôi tiềm nhập vào được sát xưởng cưa. Chắc bọn địch cũng chỉ định đóng dã ngoại nên không gài mìn Cleimo. Cũng là một cái may. Lúc này đang giữa buổi chiều, nhưng tiểu đoàn vẫn cho lệnh đánh ngay. Có khi thế lại hay vì giờ giấc không theo quy luật. Trận đánh diễn ra xuôn sẻ. Hỏa lực B40 và B41 dập vào thì cái trung đội địch gần như tan tác. Lúc chúng tôi tiếp cận đánh gần thì sức chống cự của chúng chỉ còn lẻ tẻ. Hầu như chúng không bắn lại được phát hỏa lực nào. Chỉ có AR15 cuống quít nổ vài loạt rồi cũng tắt ngấm. Trung đội địch chỉ độ hơn chục thằng, nằm chết gục xen những tấm tôn rách dùng làm vật che tạm cho công sự. Ngoài vũ khí, ba-lô của chúng hầu như không có gì. Đánh nhanh thắng nhanh, bên chúng tôi không ai thương vong nên khí thế lại lên ầm ầm.

   Thế nhưng trong cái may lại có cái không may tiềm ẩn và tôi không thể nào ngờ dù chỉ một mảy may. Thoạt đầu là sau khi dọn dẹp trận địa, B4 phát hiện có dấu hiệu địch cách đó không xa về hướng Tây Nam. Không nắm chắc địch nên trước tiên chúng tôi lập chốt. Trinh sát cũng không bám được địch ngay vì đang là ban ngày, địch nó ngay phía trước, lộ hết cả rồi thì còn bám gì được. Chí ít cũng phải chờ đến đêm tối. Thế nhưng trời chưa tối thì địch nống trước. B4 phát hiện địch mò vào gần là nổ súng luôn. Bọn địch cũng chỉ bắn lại lẻ tẻ rồi rút. B trưởng Chèo quyết định truy kích vì khí thế lúc này đang hăng, định đánh một thể. Tuy vậy lính ta đuổi chưa được bao nhiêu thì địch mất hút vì dù sao chúng cũng là thổ dân thông thạo địa hình. Anh Chèo ra lệnh rút nhưng lệnh không đến được tất cả lính tráng. Hai thằng Nhật và Hoàn (đoàn Hà Nội, nhà ở Cầu Giấy) cứ thế là đuổi theo địch. Trời tối dần, khi anh Chèo kiểm quân phát hiện ra thì không thấy chúng nó đâu nữa. Đâu đó vẫn có tiếng súng nổ đì đùng. Không ai dám ra lệnh đi tìm đi gọi vì phía đó có địch, đâu phải muốn đi thế nào thì đi. Thế là đại đội tôi mất thêm 2 chiến sĩ (sau này mãi đến khi miền Nam giải phóng, về nhà gặp nhau chúng tôi mới biết tin về số phận chúng nó. Thằng Nhật bị địch bắn chết, còn thằng Hoàn bị bắt làm tù binh, sau được trả về nhưng tất cả ý nghĩa của quãng đời lính đối với nó chấm dứt. Nó không một lần hội họp với anh em nhân ngày nhập ngũ và đã ra đi cách đây chừng chục năm vì bạo bệnh).

   Thiếu 2 người, nhưng đại đội chúng tôi vẫn thu quân lại chờ lệnh mới. Cũng chẳng phải chờ lâu vì ngay đêm đó C6 chúng tôi được lệnh làm một mũi  phối hợp cùng C5 và C7 đánh vào khu sân bay, nơi đó xác định có tới 2 đại đội địch. Cũng lại là trinh sát D dẫn đường cho chúng tôi vào lót. Vận đen đến với chúng tôi từ chiều và vẫn đeo bám chúng tôi đêm hôm đó, đêm 17/12 định mệnh, dù trước đó chẳng hề có cơm sống cơm khê. Và cái mốc thì vẫn là chu kỳ 1 tháng, bởi vì tính đến hôm đó thì vừa 2 tháng sau trận đánh thắng tiểu đoàn Thái 621 trên cao nguyên, sau 1 tháng của trận đánh vận động Phôn Phai nhiều trắc trở.

   Chừng 9, 10 giờ đêm chúng tôi đã bước thấp bước cao lọt vào địa phận sân bay. Cả một vùng trống rộng cỏ mọc um tùm xung quanh. Rào thép gai chắc đã được dân đến gỡ hết từ lâu nên trống trơn. Có thể chúng tôi bị lộ và địch đã chuẩn bị sẵn. Hàng loạt pháo cối từ đâu đó không xa bất ngờ ầm ầm đổ xuống đầu chúng tôi, những thẳng lính đầu trần trên một bãi đất trơ trọi. Thế yếu của kẻ địch nống ra vùng giải phóng không có pháo chi viện đã chấm dứt. Đây là một điều hoàn toàn bất ngờ đối với chúng tôi, khi mà địch đã dùng máy bay thả được những dàn pháo lớn cho bọn dưới đất lập trận địa. B5 chúng tôi bị trúng ngay loạt pháo đầu tiên. Những thằng lính sống sót nằm rạp xuống và lăn vội vào những rãnh đất vớ được cầu may. Pháo địch dập xuống nhanh rồi chuyển làn cũng nhanh. Có một điều may (lính thì trong hoàn cảnh nào mà chẳng có cái may!?) là địch cũng không thể nhiều đạn như trong Cao nguyên nên trận pháo kích cũng kết thúc sau đó không lâu. Cả đại đội kiểm tra lại quân số. Đại trưởng Băng bị thương vào bụng nằm ngất lịm. B5 chúng tôi bị thương 2 và hy sinh 4, trong số hy sinh có anh Pha vừa mới về chỉ huy trung đội. Cả trung đội còn sót lại anh Trịnh, thằng Lễ và tôi. Cộng số quân của cả đại đội còn lại vừa đủ để làm công tác thương binh tử sĩ. C6 được lệnh rút. Sau này chúng tôi biết đêm đó C5 và C7 có đánh nhau nhưng cũng không đủ lực và cũng bị pháo nó nện. Quân ta không làm chủ được trận địa, phải bỏ giữa chừng. Thằng Dũng "trắng" lính B41 bên C7 (nhà ở làng Kim Liên, Hà Nội) chơi thân với tôi từ ngoài Bắc cũng bị một mảnh pháo cắt đứt một dẻ xương sườn và cắm vào phổi. Điểm lại C nào cũng tổn thất, nhưng C6 là nặng nhất. Cả tiểu đoàn phải rút về sông Xê Đôn nhưng đóng quân lại ở bờ Nam.

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2011, 08:48:22 am gửi bởi Trongc6 » Logged

baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #515 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2011, 05:42:39 pm »

............. Sau này chúng tôi biết đêm đó C5 và C7 có đánh nhau nhưng cũng không đủ lực và cũng bị pháo nó nện. Quân ta không làm chủ được trận địa, phải bỏ giữa chừng. Thằng Dũng "trắng" lính B41 bên C7 (nhà ở làng Kim Liên, Hà Nội) chơi thân với tôi từ ngoài Bắc cũng bị một mảnh pháo cắt đứt một dẻ xương sườn và cắm vào phổi. Điểm lại C nào cũng tổn thất, nhưng C6 là nặng nhất. Cả tiểu đoàn phải rút về sông Xê Đôn nhưng đóng quân lại ở bờ Nam.…

Em người làng Kim Liên đây.
Trước, em chỉ hay nói chuyện với anh Phú - người nằm cùng buồng với sư trưởng Trân ở nhà giam Phú Quốc. Nay em sẽ tìm anh Dũng 'trắng' để giao lưu.  Wink
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #516 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 10:12:02 am »



   Bờ Nam toàn rừng khôộc thưa, lá cành xơ xác và nhiều bãi trống nên bắt buộc chúng tôi phải đóng quân cạnh bản dân. Đại đội chúng tôi nằm cạnh bản Khăm Trôm, bản này cũng gần sông như bản Na Bạc, nhưng chỗ này bờ sông rất dốc đứng. Dân bản phải xả đường chéo thoai thoải để xuống sông lấy nước. Chúng tôi đào hầm sát ngay rìa mội cái nương, lợi dụng ít cây khôộc để vơ lá ngụy trang. Đêm nằm rải rạ và ni lon ngay trên mặt đất.

   Trong mấy đêm ở đây, có một điều lạ là cứ sáng sớm nhìn lên bầu trời trong đang hửng sáng, chúng tôi thấy có nhiều vệt trắng của B52. Có khi đủ 3 vệt, nhưng cũng có khi chỉ có 2 vệt, dấu hiệu của 1 chiếc trong tốp đã bị bắn rơi ở đâu đó (B52 luôn bay theo tốp 3 chiếc, vì thế mà 3 vệt bom rải thảm của chúng tàn phá một vùng rộng lớn lắm). Về sau chúng tôi mới biết đây là chiến dịch ném bom miền Bắc nhằm "Đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá" bằng máy bay B52 của không quân Mỹ. Thông tin lúc đó chẳng nghe biết được tí gì nên cảm xúc của chúng tôi trước hiện tượng đó cũng thật vu vơ. Bọn lính Hà Nội chúng tôi không hề biết máy bay B52 đang đánh bom rải thảm Hà Nội. Nhưng như thế có khi lại hay vì có biết mình cũng chẳng làm được gì, mà lo lắng quá có khi ảnh hưởng đến tư tưởng và sức chiến đấu. Trong chiến trường chúng tôi đã quá quen với cái kiểu học chính trị và tuyên truyền để ổn định tư tưởng lính tráng. Chủ đề học về xu thế của cách mạng bao giờ cũng là "Ta thắng lớn, địch thua to, miền Bắc được mùa, miền Nam thắng lớn", nghe mãi nên quen và thuộc lòng đến nỗi nhiều khi tôi nghĩ thằng nào có cái khoa ăn nói trước đám đông một tí và chịu khó học thuộc lòng thì đều có thể làm cán bộ chính trị được. Về sau nữa, tôi còn nghiệm ra rằng cái vận rủi do sự thiếu tập trung dẫn đến nguy hiểm rất hay gặp ở những thằng có vợ hay vừa đi phép vào, thậm chí là nhận được thư gia đình mà cha mẹ kể thật chuyện nhà quá mà sinh ra lấn cấn. Chính vì thế buổi sáng sớm nằm nhìn vệt khói B52 trên bầu trời dạo đó với chúng tôi cũng chỉ như một sự giải lao ngắm cảnh thường tình.

   Trong mấy ngày nằm bản Khăm Trôm, đại đội tôi vẫn phải hàng ngày tổ chức một tổ lùng sục lên phía trước nắm tình hình. Hướng mà chúng tôi hay đến nhất chính là bản Khăm Tha Lạt cách đó chừng hơn 3 cây số. Bản ấy khá trù phú, tuy cũng chỉ có chừng chục nóc nhà, nhưng là nhà to. Chúng tôi cũng chỉ lượn một vòng quanh bản rồi về, không ảnh hưởng gì tới dân. Tuy thế nhưng người dân họ cũng căng thẳng lắm khi mà chiến sự cứ lan đến chỗ họ. Rồi cũng chẳng phải chờ lâu. Một hôm B4 tổ chức một tổ đi lùng sục và lại đến bản ấy. Chắc mấy lính ta đã có lần vào bản xin dân cái gì đó nên lần này quen mui cứ thế hàng một túc tắc đi vào. Không ngờ được hôm trước địch đã vào đóng quân trong bản. Chắc bọn địch cũng ngạc nhiên khi thấy 3 ông bộ đội Việt thản nhiên đi vào bản. Tổ chốt của địch có lẽ cũng bị bất ngờ nên vội vã nổ súng. Một lính ngã gục và anh Nhị (cái anh mà bị thằng Số tương cho quả B40 văng mảnh vào trán ở trận Đông Noọng ấy) không xử lý kịp vì đi sát nhau quá nên cũng bị vướng và ngã theo, ngoắc cả chân vào thằng chết, còn một thằng nữa đi sau cùng nhờ có góc ngoặt ở đường nên quay lại ù té chạy thoát rồi chạy một mạch về thẳng vị trí đại đội ở bản Khăm Trôm báo cáo tình hình. Ở nhà ai cũng tưởng hy sinh cả 2 người rồi và thật tình có địch ở đó thì với số quân còn lại của đại đội cũng không thể đến đó đánh địch hay lấy tử sỹ về ngay được. Một cái chốt tiền tiêu được lập vội ngay cách đơn vị chừng 300 mét hướng về phía bản Khăm Tha Lạt đề phòng địch nống tiếp ra và không phải ai khác mà chính là 3 lính còn lại của B5 chúng tôi do anh Trịnh phụ trách phải ra ngồi chốt đó. Chốt mà chẳng kịp đào hầm hố gì cả, chỉ dựa vào mấy gốc cây khôộc trơ trụi lá. Ngồi được chừng nửa tiếng thì phát hiện thấy một bóng người từ xa. Ít phút sau nhận ra anh Nhị đang thất thểu chạy lại. Anh ấy ôm chầm lấy chúng tôi, dáng vẻ còn đang xúc động. Hóa ra anh Nhị không chết nhưng phải giả chết vì không có cách nào khác. Địch nó cũng thận trọng nên mãi sau mới có mấy thằng mò ra kiểm tra xác lính ta. Anh Nhị phải rất khéo léo vừa nằm giả chết nhưng vừa cố gắng rút được cái chân ra khỏi cái chân của xác đồng đội đè lên, hơi xoay người và bật được chốt khẩu AK. Thừa lúc 3 thằng địch còn đang nghiêng nghé (may mà chúng nó không bồi tạm cho mấy loạt đạn) và nói "Mần tải lẹo" (chúng chết rồi), anh Nhị bật dậy quạt AK vào 3 tên địch rồi co chân quay người chạy thẳng. Ba thằng địch ngã gục, còn anh Nhị chạy thoát, bất kể bọn địch trong bản bắn bừa ra mấy loạt vuốt đuôi, may mà không bị chuột rút. Thế là vừa thoát chết, vừa diệt được địch. Vậy là công tội đủ bù cho nhau. Công nhận anh Nhị là loại lỳ và quá tỉnh táo, kèm thêm chút may mắn nữa mới thoát nạn được trong vụ ấy, chứ người khác nói chung là cầm chắc cái chết. Kế cả thằng địch nữa. Nếu chúng nắm vững tình hình và bình tĩnh thì rất có thể đã có 3 tù binh rồi. Thật là may hơn khôn, cái số anh Nhị còn cao lắm.

   Tối hôm ấy, anh Hùng (C phó lên thay đại trưởng Băng bị thương) định cho chúng tôi đến bản Khăm Tha Lạt tập kích địch, nhưng sau vì không xác định dân đã bỏ chạy hay vẫn còn trong bản nên lại thôi vì không thể bắn chết dân. Thế là xác tử sỹ vẫn phải bỏ lại. Anh Hùng báo cáo lên tiểu đoàn nhưng vì còn có kế hoạch khác nên tiểu đoàn chưa bám được địch để tổ chức đánh.

   Tối hôm sau chúng tôi vượt sông trở ra bờ Bắc sông Xê Đôn và đóng quân lại một cánh rừng già ngay sát gần sông. Các đại đội khác trong tiểu đoàn cũng ở gần đó. Đến sáng chúng tôi có lệnh nhận thêm tân binh. Đoàn tân binh là lính Nghệ An, chủ yếu là người thuộc 2 huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu. Quân số đại đội tăng lên thành hơn hai chục người. Lại còn thêm cả thằng Loòng, lính trên C vận tải được bổ sung về bộ binh chúng tôi nữa. Trung đội tôi bây giờ là 8 người, anh Dũng trên C hỏa lực của trung đoàn về làm B trưởng, A trưởng vẫn chỉ có anh Trịnh và thằng Lễ. Tuy đã hơn một tuổi quân, vào chiến trường hơn 8 tháng rồi nhưng có lẽ lính Hà Nội vẫn bị quan niệm là dân tiểu tư sản, nên tôi vẫn chưa leo lên được chức A trưởng để có thể được chỉ huy một lính mới Nghệ An. Tôi vẫn cắp AK bám theo anh Trịnh như hình với bóng. Có khi vì thế mà lại hay. Thực tế lúc này khi giao nhiệm vụ đại đội vẫn phải cử một số người vừa đủ lẫn lộn chứ không nhất thiết phải đi theo A hay B.

   Nhận quân tân binh hôm trước thì hôm sau, nhày 25/12/1972 đại đội tôi được lệnh đánh vào bản Khăm Tha Lạt. Trinh sát tiểu đoàn bám địch biết trong đó chỉ còn địch, dân đã bỏ chạy nên tiểu đoàn giao cho C6 tập kích và đánh chiếm. Lần này thì chúng tôi gặp may. Lúc chiều tối mò được vào bản dã cối 60 và nện xong mấy quả B40. B41 thì thấy trong bản im re. Chúng tôi lò dò vào vẫn thấy im ắng. Chẳng bao lâu thì tràn được cả vào bản và tổ chức sục ra xung quanh, mới biết địch nó đã rút từ chiều. Không biết có phải chúng muốn chuyển hướng hay muốn trả lại cái bản trù phú ấy cho dân. Nếu chúng muốn trả lại bản cho dân thì ý định ấy công toi rồi vì trận tập kích của chúng tôi đã đủ làm dấu hiệu để dân bản phải chạy càng xa càng tốt. Làm chủ bản xong, chúng tôi tìm và chôn cất ngay tử sĩ. Khẩu AK đã bị địch lấy mất.

    Dân và địch cùng chạy hết nên chúng tôi là người hưởng lợi, vì ngay trong đêm ấy các anh nuôi đã phải hết sức bận rộn tay dao tay thớt làm thịt mấy chú lợn bị trúng đạn pháo chết ngay trong bản. Trong một đêm dài dằng dặc khi hơn hai chục thằng lính bộ binh căng người ra đào hầm để chốt vòng ngoài bản thì ở giữa bản, đám quản lý, anh nuôi và lính A cối 60 thỏa sức sục sạo các nhà sàn. Chỉ chừng chục nhà nhưng toàn nhà to. Hai thứ chiến lợi phẩm (không biết gọi thế có đúng không, vì những thứ đó là của dân để lại chứ không phải của địch) lính ta thu hồi ngay là gạo nếp và rượu nếp còn đang ủ chưa cất. Thứ đó có thể coi như rượu nếp, nhưng mấy ông lính Hà Bắc (dân làng Vân hay Đình Bảng đấy nhé) thì lại thưởng thức tinh túy hơn. Các anh ấy bốc rượu nếp cho vào vải dù và vắt ra được một thứ nước trắng đục gọi là nước cái. Uống vào vừa ngọt vừa có chất men, êm ru. Một hơi hết một bát B52 không khó khăn gì, lại còn sướng vì được nhắm với thịt lợn luộc anh nuôi cung cấp.

   Sáng sớm hôm sau khi các B chúng tôi cử người vào trong bản để nhận phần cơm chốt thì thấy cả một lũ lính say nằm quay đơ như lợn chờ thịt. Chỉ còn mỗi đại phó Hùng, C phó Mỵ và anh Liêu liên lạc là tỉnh táo. May mà anh nuôi còn kịp nấu sẵn mấy nồi cơm nếp. Chúng tôi lấy cơm, chia nhau mấy tảng thịt lợn luộc gói kèm rồi lại ra chốt. Cả ngày hôm đó không gặp địch. Buổi chiều, các B cử người vào gặp C bộ giao ban. Mấy ông lính say bây giờ mới tỉnh, nhưng còn rất lờ đờ. Đại đội cũng sợ tiểu đoàn biết chúng tôi đang rơi vào cái chĩnh gạo và đang mất cảnh giác nên hôm sau vội lên kế hoạch cho một nửa đơn vị rút ra ngoài rừng thưa gần đó đóng quân, chỉ để lại một nửa, có cả 1 anh nuôi chốt lại trong bản. Nằm trong một nửa đại đội này có B5 chúng tôi.

   Mấy ngày chốt lại trong bản đó là mấy ngày được nghỉ ngơi dưỡng sức. Sau một hai ngày chạy tứ tán vì súng nổ, từ ngày thứ ba những con lợn của dân lại quay trở về bản. Không có người cho ăn, chúng cứ sục vào đủ mọi ngóc ngách trong bản. C phó Hùng không phải dân chính trị, lại cũng thuộc loại ca cóng tài ba nên tổ chức cho anh em làm thịt dần những con lợn mất chủ. Ban ngày chúng tôi ra chốt phía rìa bản, ban đêm lại co về giữa bản vì chúng tôi đã đào đủ hai tuyến hầm. Toàn hầm nằm dưới nhà sàn nên an toàn và ấm cúng. Cứ sẩm tối là chúng tôi săn lợn. Một thằng núp sẵn trên đường đi, chuẩn bị sẵn một thanh gỗ to. Hai ba thằng khác lùa nhẹ mấy con lợn. Khi lợn đi ngang vừa tầm, thằng núp sẵn vung gậy choảng ngay một nhát vào trên sống mũi con lợn làm nó choáng váng lăn quay ra. Lập tức các lính xông lại trói ghì con lợn, thế là xong và bàn giao cho anh nuôi. Chỉ khổ cái ở đây xa nước, mỗi ngày đội tiếp tế chỉ cung cấp cho mỗi lính một bi-đông nên không thế làm lông lợn như truyền thống mà toàn lột da lấy thịt rồi hấp. Mọi thứ lòng và da phải đào hố chôn sâu, lãng phí nhưng chỉ còn mỗi cách làm như thế. Nửa đại đội ở ngoài bản cũng được chia phần. Mỗi hôm chúng tôi chỉ thịt một con, đều đều và kể cũng lạ, lính ăn như thụi, sạch bay và chẳng ngán ngấy gì. Anh Nhị còn lò dò lên nhà sàn của dân sục lại và vắt ra được kha khá rượu dạng nếp cái. Có như vậy thì mới đến lượt tôi được thưởng thức. Phải nói là ngon, sau này không bao giờ tôi còn được uống lại nữa. Nhưng phải công nhận là rất say vì tôi chỉ uống có khoảng một phần ba bát B52 mà nằm say lử đến tận sáng bảnh hôm sau. Vào trận đầu tiên thấy đánh địch như đi chơi, lại được ăn uống bồi dưỡng thả phanh nên bọn lính Nghệ An luôn mồm ca ngợi đời lính chiến trường. Chúng nó bảo thế này sướng hơn ở nhà nhiều lắm, chẳng bao giờ dám mơ. Cười chúng nó nhưng rồi nghĩ mình cũng thế, ở nhà có bao giờ ăn nhiều thịt như thế này đâu, tem phiếu cả tháng có mấy lạng, không bằng một cục thịt được chia bây giờ.

   Anh Nhị khi vào lính đã hai mấy tuổi, vốn là dân lâm trường nên lắm mưu mẹo vặt. Trong khi chúng tôi chẳng thấy gì thì anh ấy phát hiện trong bản này còn có gà. Đám gà thả rông của dân khá nhiều, ban ngày chúng nó mò ra các nương lúa cũ mót thóc ăn, ban đêm về đậu trên bờ rào ở rìa bản. Mấy ngày đầu chúng nó cũng sợ mà chạy đi đâu mất, sau vài hôm hoàn hồn mới quay lại giống như đám lợn kia thôi. Anh Nhị lên kế hoạch cho chúng tôi cuối ngày sẽ rút vào trong bản muộn hơn để chờ tối hẳn. Thực ra lúc sẩm tối mắt bọn gà đã quáng có thể bắt ngay được, nhưng nhỡ có địch chốt bên kia nương nhìn thấy mà gọi pháo hay nã cho mấy quả DK thì còn gà với qué được gì nữa. Thế là khi tầm nhìn chỉ còn xa vài mét, anh Nhị mới kéo chúng tôi đến rặng cây gà đậu để ra tay. Anh ấy bắt gà nghệ thuật lắm. Kiễng chân với tay lên luồn bàn tay vào bụng gà nhấc nhẹ từng chú rồi đem ra đưa cho chúng tôi. Anh ấy để tay thế nào dưới bụng gà, chúng tôi cũng phải để tay như thế. Bắt độ chục con là rút lui. Thiếu nước nhưng làm gà đơn giản hơn làm thịt lợn. Tuy cũng bỏ đầu chân cánh và lòng mề, nhưng chỉ cần ốp bẹ chuối quanh con gà cho vào nồi đun một lúc là đủ để vặt lông. Tối ấy ăn cơm nếp với thịt gà thoải mái, hôm sau khi ra ngồi chốt ngoài rìa bản, mỗi lính chúng tôi còn được phát nguyên một con gà hấp và một nắm xôi. Thế là hôm ấy vừa ngồi chốt quan sát ra ngoài nương, tôi vừa nhẩn nha đánh chén con gà cho mãi đến gần trưa mới hết.

   Đây là lần đầu tiên tôi được ăn một mình một con gà. Ngày mới vào đơn vị ở bản Phiệt trong Cao nguyên tuy có được ăn nhiều gà nhưng hoặc là nấu cháo, hoặc là ăn chung thôi. Thật là mình cũng thấy sướng, trách gì bọn tân binh Nghệ An. Mà quả thật lúc như thế này lại thấy nhớ nhà, thương cha mẹ và các em. Đời lính nhiều khi xuống chó, nhưng lắm lúc lên voi mà chẳng thể chia sẻ một phần cho người thân.


« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2011, 10:20:38 am gửi bởi Trongc6 » Logged

nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #517 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 09:41:42 pm »

  Bố này kể chuyện chén xôi gà làm người ta rỏ cả dãi.
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #518 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2011, 09:27:50 am »

….
    "Voi uống nước, nước sông phải cạn".

   Mấy chục cái mồm lính trong hơn một tuần ở bản Khăm Thà Lạt đã xơi hết cả đám gia cầm gia súc của một bản dân. Có băn khoan thì anh Nhị và anh Trịnh an ủi là dân biết bao giờ mới trở về, mà họ cũng phải hiểu là chiến tranh tên bay đạn lạc thì đám gà lợn ấy không chết thì cũng bỏ đi hết. Mình không chịu khó bồi dưỡng thì thằng địch nó cũng bồi dưỡng hết, đối với dân thì đằng nào cũng thế cả thôi.

   Trong mấy ngày chốt chúng tôi gặp địch 2 lần. Lần thứ nhất là sau khi vào bản 4 ngày. Chiều hôm đó địch không vào bản mà chỉ hành quân đi chéo qua bản, nhưng lướt qua ngay chỗ phía hầm của thằng Loòng (người Tày) cách chỉ có mươi mét. Chúng tôi nín lặng chờ thằng Loòng nổ súng trước rồi mới đánh tiếp theo chiến thuật vận động vì địch cũng chỉ có hơn chục thằng. Mãi không thấy thằng Loòng nổ súng, chúng tôi cũng ngồi im chờ đợi. Đến khi hàng quân địch đi khuất dần vào rừng khôộc phía bên kia nương, chúng tôi mới mò sang thì thấy thằng Loòng vẫn thản nhiên ôm súng ngồi im trong hầm.

   - Mày không nhìn thấy địch à? - Anh Trịnh hỏi

   - Có chứ, chúng nó đi ngay trước mặt em mà - Thằng Loòng trả lời.

   - Thế sao mày không bắn?

   - Nó có bắn em đâu mà em bắn nó.

   Ối giời ơi! Anh Trịnh ngẩn người ra rồi chợt hiểu. Đụng phải bố dân tộc thật thà quá đây mà. Hóa ra cái cách tuyên truyền trong đơn vị của mấy ông CTV đối với lính dân tộc khi đó không phải là giáo dục lý tưởng hay trách nhiệm quân nhân gì cả, mà đơn giản là "mình phải bắn địch, nếu không nó sẽ bắn mình". Thằng Loòng hiểu quá thật thà và đơn giản, thấy địch chỉ đi qua nên nó không nổ súng. "Mẹ kiếp, nếu để địch nó nổ súng trước thì mày chết cha nó rồi còn gì", anh Trịnh làu bàu nhưng cũng không biết nói gì hơn, cũng không thể cáu hơn được. Thế là đêm hôm ấy thằng Loòng được giao trả về đại đội và mấy ngày sau được phiên chế vào A cối để chuyên cùi đạn. Sức nó cổ cày vai bừa, công việc đấy là thích hợp nhất. Hết chiến dịch Saravan, nó lại trở về C vận tải trên trung đoàn. Ấn tượng về nó trong C tôi không nhiều, ngoài câu chuyện như tiếu lâm ấy.

   Chúng tôi bố trí lại đội hình chốt vì đoán địch chưa phát hiện ra có lính ta trong bản nên có thể chúng vẫn sẽ hành quân qua tiếp. Quả nhiên hai ngày sau một đơn vị chừng hai chục tên địch lại rễu rượi đi qua thật, theo đúng vệt đường như bọn trước. Lúc ấy cũng chừng đã 5 hay 6 giờ chiều. Thằng Lễ và anh Trịnh thủ B40, còn tôi và 2 thằng tân binh Nghệ An là Điểm và Hồng bắn AK. Cũng vì địch không vào bản mà chỉ đi chéo qua nên anh Trịnh và thằng Lễ chọn cái gầm nhà sàn gần với đường địch đi nhất, trong đó có mấy cái bao tải để núp, còn 3 chúng tôi nằm ở hai phía. Dự định khi thời cơ tốt nhất, hai khẩu B40 sẽ cấp tập mỗi khẩu 2 quả, còn AK sẽ quạt mỗi khẩu một băng. Kế hoạch thế nào thì diễn ra đúng như thế. Trong ánh chiều tà, bọn địch đang chủ quan đi cách nhau mỗi thằng chỉ vài mét lướt qua thì chúng tôi nổ súng. B40 vừa chớp phát đầu tiên là tôi quạt luôn AK, bấm loạt dài, quay ngang súng mà lia chứ không phải điểm xạ nữa. Trận đánh diễn ra rất nhanh, chắc chỉ độ hơn phút. Chớp lửa bùng lên ngoài nương thì bọn địch thằng ngã, thằng co cẳng chạy. Chúng không hề bắn lại một phát nào. Còn anh Trịnh và thằng Lễ chưa kịp bắn phát đạn thứ hai thì đã thấy lửa đỏ bùng lên dưới nhà sàn trùm lên người. Ngay lúc đó tôi tưởng địch đã kịp bắn trả bằng hỏa lực gì đó, nên vội lăn ra xa hơn, nhưng một lát thì thấy anh Trịnh và thằng Lễ chạy ra, tóc tai cháy xém. Hóa ra mấy cái bao tải dưới nhà sàn đựng toàn bông nên nó bắt lửa từ đuôi súng B40 và cháy luôn rất nhanh. Cũng may lượng bông không nhiều và quân ta cũng chạy thoát vội ra kịp. Điểm lại B40 chỉ bắn mỗi khẩu được một trái, còn AK thì không ai bắn hết cả băng. Nhìn ra ngoài nương thấy trời đã tối hơn và có mấy cái xác. Chúng tôi canh chừng cho nhau mò ra lấy được 3 khấu AR15 bên 3 cái xác, ba-lô thì bị nát nên chẳng có gì. Chắc còn có thêm thằng bị thương nhưng chúng đã chạy mất. Chúng tôi rút nhanh vào bản chờ đợi, nhưng chờ mãi không thấy gì, chắc địch cũng không có chi viện nên bỏ cuộc. Trận đánh thế là kết thúc. Tối hôm ấy chúng tôi rút thẳng vào trong bản và không dám bắt gà nữa.

   Sau trận ấy, chúng tôi còn ở lại bản Khăm Tha Lạt thêm ba ngày nữa, tổng cộng là 10 ngày chốt giữ. Mấy ngày sau thì tình hình yên ổn. Đich không hành quân qua và chúng cũng chẳng để ý đến cái bản này nữa. Thằng Điểm (Nghệ An) chuyên mò sang ngồi cùng hầm tôi gạ chuyện. Thằng này ngoan, bảo gì làm nấy và cũng khá là chịu khó. Có điều nó cứ hỏi tôi về dân Lào, nào là có hay gặp họ không, con gái có xinh không. Rồi là mình có được bắt giữ họ không, có được làm gì họ không. Tôi thấy buồn cười hỏi nó, "Thế mày định làm gì con gái Lào?". Nó ghé tai tôi nói nhỏ "Nếu bắt được một đứa, anh cho tôi …ụ nó một cái nhé" làm tôi phì cười. "Cái thằng, thế mày đi lính không được học 10 lời thế quân nhân và 12 điều kỷ luật à?". Nó gãi tai cười trừ. (Thế mà rồi cuộc đời nó cũng không được biết đến một người con gái nào. Sống đến tận ngày chiến thắng, nhưng trong một lần tham gia đóng phim dựng lại cảnh đánh phi trường Hòa Bình ở Buôn Ma Thuột năm 1975, nó lại bị hy sinh do tai nạn nổ đạn B40. Thương thay).

   Một ngày đầu tuần tháng 1/1973, toàn bộ C6 chúng tôi lại rút sang bờ Bắc công Xê Đôn, nhưng lại vòng tít ra phía Tây và ở vào gần đoạn chảy theo chiều Nam-Bắc của con sông. Khu vực này nhiều rừng già và men sông nhiều cây lúp xúp. Cả tiểu đoàn K18 cùng rút về đây. Có lẽ địch cũng do thám được tình hình đóng quân của ta, cộng với việc chiến dịch "12 ngày đêm B52 đánh phá Hà Nội" đã kết thúc nên chúng rảnh tay tập trung B52 đánh vào chiến trường Nam Lào. Vừa mới thoát khỏi những cánh rừng khôộc thưa thớt và trơ trụi lá để chui vào rừng già, hưởng cái cảm giác ấm cúng và kín đáo của những cánh rừng như trên Cao nguyên chưa được bao nhiêu thì chúng tôi liên tiếp bị ăn B52. Đây là lần đầu tiên kể từ khi vào chiến trường, tôi được chứng kiến cảnh tượng B52 đánh vào đơn vị, còn từ trước chỉ nghe lính cũ nói. Khi bị B52, lính cũ nhận ra ngay. Dấu hiệu của nó là đột nhiên thấy phản lực F105 bay thấp rà sát cánh rừng, âm thanh của nó gầm rú như muốn đè mình xuống. Độ mươi phút sau thì cả cánh rừng nghe tiếng hút gió của bom rơi xuống. Đấy là vệt bom không rơi trúng mình thì mới thấy thế, chứ nó rơi trúng mình thì cái cảm giác ấy chỉ có đem ra mà kể cho Diêm vương.  Bom xong đi qua cái cánh rừng ấy, nhìn khoảng không gian rộng lớn hoang tàn đổ nát còn khét và ngai ngái mùi cây tươi mà thấy rợn hết cả người. Con người thật bé nhỏ trước sức tàn phá man rợ của bom đạn.

   Học kinh nghiệm của lính F2 ngày trước, chúng tôi mau chóng rời rừng già ra đóng quân trong các khu rừng lúp xúp. Hầu như chiều nào cũng bị bom B52 rải đến mấy lần. Thực tình lúc ấy khá hoang mang. C5 bị dính mép một vệt bom, đi tong mất nửa trung đội. Hầu như xác tử sĩ không còn nguyên vẹn, mà chỉ như những đám thịt nát bầy nhầy. Có hai thằng hứng nguyên một quả bom, thu lại được một bọc chỉ chừng hơn 5 cân thịt, phải đem vén ra thành 2 bọc cho vào nilon gói lại kèm theo 2 cái lọ nhựa ghi tên, thế là thành 2 phần mộ liệt sĩ. Những trường hợp như thế này mà sau này có quy tập hay bốc cốt đem về thì coi như vô nghĩa. Họ đã trở về với đất mẹ và tan nhanh vào lòng đất như thế. Những chuyện này không bao giờ dám kể lại cho người thân của họ, lại càng không thể giúp cái việc đưa các bạn trở về quê hương sau chiến tranh được nữa.

   Lúc ấy chúng tôi được quán triệt phải cấp tốc đào hầm chữ A thật kiên cố. Thực ra cũng là yếu tố tinh thần thôi chứ trúng bom thì chẳng hầm nào trụ được. Chặt gỗ rừng và  khẩn trương đào hầm cả đêm. Hầm xong được một ngày, chưa ấm hơi người thì đến lượt C6 chúng tôi dính bom. Hồng phúc chúng tôi còn lớn nên cũng chỉ có B5 bị rìa vệt bom quệt vào. Một quả bom nổ dội đất gần hầm tôi và anh Trịnh đã hất nguyên cả một nửa hầm chữ A cả đất và gỗ bay lên trời. Nửa hầm còn lại may chưa sập mà nằm trơ ra lộ thiên. Tôi và anh Trịnh cùng bị sức ép bom, nhưng có cái may là hầm đã bị hở tơ hơ, sức ép bom bị giảm nên chỉ nằm lịm đi một lát chứ không bị ngất. Nhìn vào cái hố bom sâu hoắm bên cạnh mà càng nghĩ càng sợ, nhưng lại càng thấy là may. Hai anh em cũng không ai bị trúng mảnh bom nào. Khi cái khói bom trong cả cánh rừng đã loãng đi, chúng toi mới lồm cồm chui ra khỏi hầm và leo khỏi hố bom. Xem lại ba lô và súng đạn còn nguyên, thật là "phúc trùng lai". Đi loanh quanh kiểm tra thì cả đơn vị cũng chỉ bị một phen hoảng hồn chứ không ai làm sao.

   Đại đội tôi vẫn đóng quân chỗ đó vì địch không thả bom rải thảm hai lần cùng tọa độ. Máy bay T28 nó đánh bom thì lại khác, vì là đánh trực tiếp mục tiêu. Tôi và anh Trịnh phải đào một cái hầm khác, nhưng chỉ đào hầm làm mái bằng. "Sống chết có số", anh Trinh bảo thế, nhưng quả thật chúng tôi cũng chỉ còn rất ít thời gian vì lại sắp phải vượt trở lại sông Xê Đôn để đánh địch rồi.

   Bên bờ Tây sông Xê Đôn có một bản gọi là bản Bốc. Trinh sát D và E bám địch biết được lực lượng chính của GM41 của địch co cụm lại đó. Riêng GM42  của địch vẫn phân tán hoạt động lẻ. Lúc này địch cũng bị tổn thất nhiều nên chắc quân số cũng còn ít. Trung đoàn quyết đánh một trận thật to nên cho 2 tiểu đoàn K15 và K16 ép từ hai phía Tây và Bắc, còn K18 đánh qua sông từ bờ phía Đông.  Tuy thế gần phía Tây bờ sông toàn là địch nên muốn chiếm lấy một vùng làm bàn đạp, tiểu đoàn phải cho các đơn vị nhỏ của các C ban đêm vượt sông sang bờ Tây lập những cái chốt nhỏ theo kiểu cài răng lược với địch. Từ những điểm chốt đó sẽ đánh rộng ra và chiếm lấy khu vực bờ sông, cuối cùng mới hội quân làm một mũi đánh chính.

   Ngay hôm C6 bị dính bom B52 thì đêm đó một A tăng cường (4 lính) của B4 do A trưởng Định chỉ huy vượt sông Xê Đôn sang bờ Tây lập chốt. Ngày hôm sau đã có một trận đụng độ với địch. Sau này nghe kể lại, tiểu đội anh Định đào hầm ngay trên dẻo đất rộng chỉ mươi mét cạnh sông sát một cái nương lúa cũ đã gặt. Bờ sông trơ trụi chỉ lưa thưa vài cây khôộc. Tất cả đều cố đào làm lấy mỗi người một cái hầm nắp bằng với những cây gỗ mang từ bên kia sông sang. Hầm anh Định nhô hẳn ra ngoài nương. Công tác ngụy trang khá tốt, hôm ấy nắng to nên những vụn đất đào lên khô nhanh, hòa lẫn luôn với những đám lá khôộc khô xung quanh. Buổi chiều địch mới nống ra. Giữ được thế bất ngờ nên loạt đầu đã diệt được sáu bảy tên địch. Sau lần tấn công thứ hai, địch phát hiện rõ khu vực các hầm chốt nên dùng DK từ xa bắn lại. Khoảng cách khá gần, DK uy lực chẳng kém pháo tăng. Tất cả các hầm của ta đều bị sập. Chỉ có thằng Dũng bị sức ép vùi trong hầm nhưng sống sót, còn lại hy sinh tất. Thương hơn là anh Định bị trúng nguyên cả một phát DK bay hết nửa người, chỉ còn sót lại từ thắt lưng trở xuống. Đêm ấy thằng Dũng vượt sông trở về vác theo cái xác nửa người của  anh Định. Quân ta mất chốt, nhưng địch cũng bỏ không chiếm cái chốt. Đêm ấy B5 chúng tôi trở lại chốt làm nốt công tác thương binh tử sĩ.

   Thế là cạnh cánh rừng đóng quân bị vệt bom B52 của đại đội lại phải vội vã lập một nghĩa trang để làm nơi yên nghỉ cho 3 người lính của B4: A trưởng Định, người đã bị khai trừ Đảng vì bắn nhầm B phó Đương trên cao nguyên, nay mới chỉ vừa kịp được xét trở lại đối tượng Đảng và hai thằng lính chưa đủ một tuổi quân là Sơn (Nam Hà) và Bình (Nghệ An). Những cái nghĩa trang nhỏ cứ được lập vội vã như thế ở Saravan dọc theo đường chiến đấu của đơn vị, không biết đến bao giờ những người đồng chí đồng đội ấy mới được về sát bên nhau?

   Chiến trận còn đang ở phía trước và những người lính chúng tôi lại phải tiếp tục lên đường. Vĩnh biệt các đồng đội nằm lại nhé. Đây chưa phải đất mẹ, nhưng cũng là lòng đất thân thương đón những kiếp người trở về với cát bụi.

…..
Logged

Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #519 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2011, 09:45:51 am »

…..
   Hai hôm sau thì tất cả K18 đã vượt hết được sông Xê Đôn sang bờ phía Tây. Chỗ cái nương có khu vực chốt của anh Định thuộc một bản có tên là bản Bôc. Dọc sông Xê Đôn có nhiều bản dân nhưng họ đều phải chạy lánh nạn hết. Các đơn vị của K18 vượt sông làm bàn đạp và tổ chức tập kích địch liên tục khiến chúng tổn thất và co cụm lại. Tới ngày 6/1/1973 trinh sát D và E bám địch báo về hầu như toàn bộ các đơn vị của GM41 đã co cụm về khu vực bản Boc này rồi. Các tiểu đoàn của E9 được giao nhiệm vụ đánh một trận quyết chiến. Lúc này địch cũng đang có ý định rút khỏi Saravan. Các đơn vị của GM42 địch đang tổ chức rút về Pắc xế và bị các đơn vị của E19 chặn đánh tơi bời. Không có trận nào tiêu diệt gọn vì bình nguyên Saravan với những cánh rừng khôộc và nương dân rộng mênh mang có thể chạy khắp ngả nên khi bị đánh thường địch chỉ phản kháng lấy lệ rồi tìm đường rút. Chạy tứ tán nhưng chúng cũng tụ lại được với nhau rất nhanh và lại rút tiếp.

   Đợt vừa rồi trong khi K18 triển khai bên bờ Tây sông Xê Đôn thì ở phía Đông và Nam thị xã, K16 đã lập một thành tích đặc biệt là tập trung đánh tan được trận địa pháo cối của địch, đưa tình thế hỏa lực của địch trở lại như lúc đầu mới ra Saravan. Trận địa pháo cao xạ 23 ly cũng đã nổ súng, bắn rơi được một chiếc máy bay T28. Đây là lần đầu tiên tôi nghe tin T28 của địch bị hạ ở chiến trường này. Bộ binh dưới đất cũng đánh mạnh khiến địch không thể lập được vùng tiếp nhận hàng thả dù dưới đất nên đạn dược của chúng cũng đã cạn nhiều.

   Ngày 7/1 toàn bộ K18 và K15 được lệnh vây ép các đơn vị còn lại của GM41 đang co cụm. Cấp trên không tổ chức đánh ngay mà cho các đơn vị chúng tôi đào hầm và bao vây xung quanh. Thỉnh thoảng lại nổ súng, dã vào một ít cối 60 và B40. Cái khu vực xác định là địch co cụm cũng rất rộng, toàn cây khôộc và chúng tôi cũng không biết chính xác từng vị trí địch. Nhưng cứ vây ép và tương hỏa lực vào như thế thì thằng địch tất cũng tổn hao và hoang mang. Trong mấy ngày vây ép, chúng tôi không vất vả, nhưng khó chịu nhất là thiếu nước. Mỗi người một đùm cơm nếp to tướng gặp nắng xe khô rất nhanh, vừa cứng vừa mất mùi tuy ngửi thì cũng không hẳn là thiu. Cơm như thế ăn phải có nước mới nuốt được. Chỉ có đêm mới tổ chức mò ra sông lấy được nước, mỗi người một bi đông. Ngày nắng to quần áo hầm hập nên một bi đông nước cũng chẳng thấm tháp gì.

   Vây đến ngày thứ 5 thì địch phá vây rút chạy. Chúng tôi xông vào đuổi đánh mà không vấp phải mìn. Lúc này có lẽ địch cũng không còn mấy vũ khí, có một vài quả mìn Cleimo thì lại không cài tự động mà cài theo kiểu bấm nổ, khi chạy không kịp thu hồi nên chỉ béo cho mấy ông y tá phá ra lấy thuốc làm chất đốt. Địch bị chết một phần nhưng chạy thoát khá nhiều. Nhìn cái trận địa rất  rộng của chúng  toàn hầm hố nhưng trông thảm thương làm sao. Các vỏ bao đựng đồ ăn, băng đạn, mấy mảnh dù và những cái ba lô rách vất rải rác, nghèo nàn xơ xác. Chiến lợi phẩm chẳng có gì ngoài mấy khẩu súng bên những cái xác địch. K15 được lệnh ở lại giải quyết nốt, còn các đơn vị của K18 lập tức thu quân lên đường tổ chức truy kích địch. Trinh sát tiểu đoàn chia ra đi theo các C bộ binh. Gặp địch ở đâu là đánh luôn. Địch chạy thì ta lại đuổi tiếp. Tuy thế nhưng thằng chạy thì chủ động và nhanh hơn vì chỉ có mục đích là rút, còn quân ta đuổi theo thì vẫn vừa phải nắm địch và vừa phải dừng lại để bổ sung đạn và cả gạo nữa. Vì thế không bám sát được địch mà cứ đuổi theo sau, vài hôm lại nổ súng một lần. Có khi lần này đánh một bọn, lần sau tìm thấy địch nổ súng thì là đám khác chứ không phải đám địch cũ.

   Ngày 12/1 chúng tôi đánh một trận, diệt được dăm tên.

   Ngày 14/1 lại đánh một trận nữa, diệt vài tên. Sau trận đánh mò được vào một cái bản có tên là Tha Mư Cầu. Dân chạy hết, nhưng bản nghèo cả có gì. Dừng được một buổi rồi lại đi ngay nên cũng không đủ thời gian để những con vật nuôi quay trở lại mà bắt.

   Ngày 15/1 toàn trung đoàn 9B được lệnh hành quân trở lại Cao nguyên Boloven. Thế là sít soát 3 tháng trời ra Saravan đánh địch. Trong thời gian ấy, trong Cao nguyên bỏ trống nên địch đã chuyển quân chiếm lại đường 23. Vượt qua ba chục cây số từ ngã Ba Lào Ngam, hai tiểu đoàn Thái Lan đã kịp lập căn cứ chiếm giữ thị trấn Păc Soong, hầm hào và hàng rào thép gai đầy đủ. Thế là lại phải quay vào Cao nguyên. Chiến dịch Saravan coi như kết thúc.

   Thế nhưng trên con đường chúng tôi hành quân về Cao nguyên thì thực chất lại là cuộc ganh đua trên các nẻo đường với các đơn vị còn lại của GM41, chúng cũng rút về Cao nguyên với mục đích hội quân về Păc Soong. Đường đi có thể khác nhau vì cứ băng rừng mà đi, nhưng lại cùng hướng nên tất có lúc phải đụng độ. Không có thời gian nắm bám trinh sát tình hình của nhau, tất cả đều vội vã hành quân nên có lúc bất ngờ húc nhau và buộc phải nổ súng.

   Những ngày đó chúng tôi hành quân không có lịch nghỉ là ngày hay đêm. Cứ đi, mệt quá không đi được thì nghỉ. Hoặc giả gặp chỗ nào có nước anh nuôi dừng chân lại nấu cơm thì lính tráng tranh thủ nghỉ. Nhưng vì tất cả cùng đi nên nhiều khi anh nuôi đuổi theo không kịp. Mà có đuổi chịp, chưa chắc còn sức mà nấu cơm. Thế là lại chia ra từng B tự nấu, thay nhau mà nấu cơm. Mệt bã người, lúc nào cũng chỉ muốn ngủ. Một lần hành quân giữa đêm, tôi và anh Tụy cối 60 tụt lại phía sau một đoạn. Anh Tụy người Nam Hà, nhập ngũ đầu năm 1972 lúc  đang là thày giáo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đâu cũng gần ba chục tuổi. Cũng không thể hiểu nổi tại sao anh ấy lại đi cùng đoàn Nam Hà. Vào đơn vị, anh ấy thuộc loại lớn tuổi nhất trong đại đội. Cả đơn vị đều trân trọng anh ấy, vì anh Thiết "quản lý" bảo, "thày giáo của Trường ĐHSP có nghĩa là thày của những người thầy", quý lắm. Người như anh ấy không thể đưa xuống bộ binh dễ chết được nên đại đội phiên chế vào A cối 60. Tính cách anh ấy cũng nhỏ nhẹ, hiền lành, đúng là người "hai lần thày".

   Thế mà lần này thì tôi rơi vào tình huống mà bây giờ mới dám kể. (Chuyện tế nhị về những người thày đâu phải lúc nào cũng bô bô kể ra được. Bây giờ anh ấy cũng đã nghỉ hưu rồi mới dám kể chứ).

   Tụt lại phía sau hàng quân là tôi có ý riêng của mình. Trong đêm trăng lờ mờ chẳng ai rõ ai, nhưng vẫn có thể nhìn thấy hàng quân đi nên không sợ lạc. Với con mắt của kẻ đã có chút ít kinh nghiệm "ca cóng", tôi phát hiện thấy ở vùng này dân họ làm những cái nhà cho gà ở ngay rìa nương chứ không làm trong bản hay thả rông hoàn toàn. Nhà đơn (không phải nhà sàn) như kiểu cái bếp ở ngoài Bắc của ta, nhưng trong đó làm những giá cao xung quanh tường để gà lên đó làm ổ đẻ hay đậu ban đêm. Không thể bắt gà, nhưng trong đó nhất định có gà đang ấp trứng. Tôi tách ra khỏi hàng quân, chạy nhanh vào một cái nhà "gà" và nhắm mắt lại một lát rồi mở ra để quan sát trong bóng tối. Nhà "gà" nghèo nàn quá, ngoài mấy con gà thức giấc lao xao thì chỉ có một ổ gà đang ấp. Tôi kiễng chân luồn tay vào ổ dưới bụng con gà mẹ. Chỉ có độ chục quả trứng, ít quá nên tôi chỉ dám lấy một quả. Nghe có tiếng động, tôi nép vội vào một góc thì thấy một bóng người lẻn vào, cũng rất nhanh lần đến ổ trứng và thò tay vào. Lúc người ấy lùi ra thì húc phải tôi. Hơi giật mình nhưng chúng tôi nhận ra nhau rất nhanh. Hóa ra là "thày" Tụy. Trong bóng tối cả hai không nhìn rõ mặt nhau, nhưng chắc đều ngượng nghịu. Anh Tụy bảo: "Thôi, húp nhanh đi cho nó khỏe rồi còn đi cho kịp". Được lời, tôi mới bóc hai đầu quả trứng ra húp sống, tỉnh cả người. Cũng may nó là trứng gà mới chứ nếu sắp "lộn" rồi thì công cốc. Có lẽ nhờ quả trứng sống bồi dưỡng kịp thời nên tôi khỏe thêm, chỉ một lúc sau đã lọt được vào đội hình hành quân của đơn vị. Sau này có lúc nằm hầm rỗi rãi, anh Tụy mới nói lại chuyện này. Anh bảo, "mình ăn trộm chưa hẳn day dứt là của dân, mà cái chính là trộm của con gà mẹ, của một con vật đáng thương và bất lực. Nhưng thôi, cứ đổ cho chiến tranh cậu ạ. Đôi khi cũng phải bỏ qua danh dự và liêm sỉ để mà sống. Sống được trở về là có tất cả". (Ngay sau chiến tranh, cuối năm 1975 anh Tụy đã được giải ngũ. Có lẽ anh trở lại Giảng đường ĐHSP để đứng trên bục giảng hùng hồn kể về những năm tháng hào hùng của lớp trai thời chiến cho lứa sinh viên mới. Chắc cũng chẳng có lúc nào để nhớ lại về quả trứng gà ăn trộm trong một hoàn cảnh khá đặc biệt của đêm hành quân Saravan).

   Những ngày hành quân trở lại Cao nguyên là một chuỗi ngày mệt mỏi và rã rời. Có lúc mệt quá cả quan bé lẫn lính cứ nằm lăn lóc rải rác ven đường. Bị thúc dậy có khi đi loạng quạng một đoạn vài trăm mét lại rúc luôn vào một cái bụi nào đó mà ngủ. Khổ nhất là cán bộ C, các anh CTV. Thúc được thằng này đi thì thằng khác lại lủi vào bụi. Cả hàng quân đi nhệch nhạc như thế, chẳng biết hiệu quả hơn hay tổ chức đi và nghỉ có giờ giấc thì hiệu quả hơn. Có lần anh Mỵ mới lên làm CTV của C tôi phải đứng ra giữa đường hô to: "Đảng viên, đoàn viên đâu? Giấy khen, bằng khen đâu? Đi đi chứ? Tiến lên đi các đồng chí!" nghe mới sầu thương làm sao. Kiểu này mà bất ngờ húc phải địch, bị nó đánh cho tan tác là cái chắc.

   Vậy mà không phải thế. Ta mệt thì địch cũng mệt và cùng mất cảnh giác. Hơn nữa khi vào tình thế chạm địch thì lính ta tỉnh nhanh lắm. Phía trước chúng tôi khi đó là K15. Vào đến vùng giáp ranh giữa Saravan và Cao nguyên thì bất ngờ C2 đụng địch. Đoạn đó có hai con đường xe bò đi sát nhau, hoặc có thể là một con đường thôi nhưng rất rộng và chia thành hai vệt đường cách nhau bởi một hàng lau sậy mọc cao và rộng tới hơn một mét. Lính C2 đi vệt bên phải và đang ngồi nghỉ giải lao. Mệt nên chẳng ai nói chuyện gì, chỉ buồn ngủ nên cũng không có ai hút thuốc, đó chính là điều may mắn. Được ít phút rồi mé bên đường phía trái thấy rậm rịch có người. Đại trưởng C2 vạch lau chui qua xem đơn vị nào. Tỉnh cả người khi phát hiện ra là địch và thật trùng hợp, chúng cũng dừng lại nghỉ giải lao. Vì mệt nên mất cảnh giác chứ nếu không thì dù là trong đêm chúng cũng có thể phát hiện ra quân ta. Đại trưởng C2 thụt lại, gặp nhanh các cán bộ B trao đổi. Thế là rất nhanh và bí mật, lính ta được dựng dậy phổ biến tình hình và lên phưong án tác chiến. Nói thì chậm chứ mọi việc diễn ra lúc đó rất nhanh và khẩn trương. Lính C2 chui qua hàng lau sậy và xả súng như mưa vào những tên địch đang trong tư thế ngồi ngái ngủ. Bọn địch chết như ngả rạ và không thể có phản ứng gì dù chỉ là rất nhỏ. Trận đánh có lẽ chỉ độ 2 phút là cùng. Kiểm lại trận địa được hơn ba chục xác lính, chắc là một đại đội địch. C2 tổ chức thu dọn trận địa rất nhanh rồi lên đường hành quân tiếp luôn sau khi đã báo cáo cấp trên.

   Rạng sáng thì chúng tôi cũng được thông báo tình hình và quán triệt tinh thần cảnh giác cao độ. Trinh sát tiểu đoàn phải làm việc nhiều hơn vì có thể còn gặp địch. Khi chúng tôi hành quân qua khu vực C2 nổ súng hôm trước, nhiều thằng trong C tôi chui qua thăm dò gỡ gạc, nhưng chỉ được một ít lựu đạn tròn. Các thứ khác C2 đã vét sạch rồi, nhanh thật.

   Sang nửa cuối tháng 1/1973, chúng tôi vào đến vị trí tập kết trong Cao nguyên. Nơi đây là một cánh rừng Bằng lăng mọc xen kẽ trên vùng đất đá. Rộng ra xa là các dải đất hẹp toàn lau lách. Đào được một cái hầm là cực kỳ khó khăn nhưng vẫn phải đào. Mỗi A đào chiếu lệ hai ba cái hầm nắp bằng dựa vào các phiến đá. Một con lạch nhỏ rộng chừng nửa mét, sâu độ hai chục phân chảy cách khu trú quân dăm chục mét. Chúng tôi được nghỉ vài ngày chuẩn bị hậu cần cho trận chiến đấu mới. Lính tráng thay nhau tắm giặt ở con lạch nhỏ đó. Thời gian nghỉ ngơi còn lại toàn chơi bài tiến lên. Vật chất không có gì, kể cả chè và thuốc lá. Vài thằng láu cá tranh thủ mò ra các khu vực xa hơn kiếm thuốc lá của dân, nhưng vùng này xa bản nên cũng chẳng có gì. Chào vao nhìn nhau cả ngày, nhưng được cái có thời gian nghỉ ngơi nên cũng thoải mái.

….
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tư, 2011, 09:57:13 am gửi bởi Trongc6 » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM