Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:53:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày này 34 năm trước...  (Đọc 323517 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #290 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2009, 09:31:26 pm »

Hé hê, ít ra các bác CCB K cũng có chỗ mà tán phét, các bác Lào thì chỉ nấu rượu là giỏi!  Grin
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #291 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2009, 09:39:29 pm »

    Trong Diễn đàn này, các bác CCB chiến trường K rất đông.
 Trong cái vui ấy, chạnh lòng nhớ đến các CCB chiến trường K. Không biết khi nào các bác mới được công khai nhận kỷ niệm chương của Bộ quốc phòng.

      Vài dòng chia sẽ cùng các bác.

Cũng không mong gì đâu bác ơi !
Quan hệ Việt _ Lào  là mối quan hệ có thể gọi là mẫu mực. Sự biến đổi về Lượng ắt sẽ có biến đổi về Chất.
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #292 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2009, 10:03:10 am »

        Các bác CCB thời K đặt chân lên biên giới là nổ súng ngay.

        Chiến trận liên miên, các cánh quân điều hướng này hướng khác, có chính diện, có thọc sâu vu hồi với tư thế đánh nhanh, đánh dập đầu não chỉ huy của địch, cứ như thời Giải phóng châu Âu vậy,

         Thật oanh liệt và hào hùng.

         Thời chúng tôi là "Đi lâu, đi sâu, đi đến ngày toàn thắng". Mệt mỏi và dằng dai lắm. Chuyện chiến đấu và công tác chỉ là những mấu chuyện kiểu "Chuyện thường ngày của lính". Số chiến dịch chỉ như đếm đầu ngón tay. Lúc nào cũng mong đánh lớn để "may ra tình thế có thay đổi gì không".
Quả là chuyện không có gì đặc sắc để kể.
...
Bác TrongC6 khiêm tốn rồi. Em tuy là CCB ở K. nhưng không biết nên tiếp nhận lời khen này của bác TrongC6 như thế nào đây ạ ... bởi vì có nơi này lại cũng có nơi khác, có lúc này lại cũng có lúc khác. Thời các CCB ở K. cũng như thời của bác TrongC6 KCCM, cũng có đơn vị đánh và đánh, như các đơn vị QĐ4 và sư 5, còn chỗ F302 của em ở Siêm Riệp & Sầm Rông hồi 79-82, em thấy cũng khá bình thường, không có gì đặc sắc để mà kể. Sau này mới biết khu vực em đóng quân xung quanh Sầm Rông là khu vực của ông hoàng mít ướt Sihanouk, ai đời làm chính trị khi được phỏng vấn lại đi khóc bù lu bù loa. Lực lượng Sihanoukist, tụi em gọi là Mulika, hình như là lực lượng yếu nhất trong 3 phái, bọn này đánh đấm cầm chừng để chờ đàm phán, đa số bọn Mulika có học và chơi đồ xịn (ba cái vụ đồ cổ xịn có Haanh làm chứng), chứ không gay cấn đánh chết bỏ như Pôn Pốt ở các khu vực Battambang, Pouk Sát, Núi Hồng, Anlong Veng & Preah Vihear. Nhóm Pôn Pốt đánh chết bỏ là vì chúng mù quáng theo đúng cái câu "quyền lực nằm trên nòng súng" của Mao chủ tịch, ngoài ra Pôn Pốt cũng dư biết là đại đa số dân chúng đã quá kinh hãi và chán ghét cái chế độ Pôn Pốt như thế nào, Pôn Pốt chỉ còn nước xài võ lực thôi. Tới khoảng giữa 1982 gì đó, dưới sức ép của Mỹ và Trung Quốc, lực lượng Mulika này mới chịu liên minh với Pôn Pốt và Son San, sau đó Mỹ và các nước phương Tây & Đông Nam Á giúp đỡ tận tình cho nên về sau mới chiến dữ như vậy, khi đó em phục viên gởi trả về nước rồi. Chỗ em và của bác TrongC6 không đánh là vì có chỗ khác, đơn vị khác đánh dùm rồi, em mượn câu này của bác Tailien_Son trong loạt bài "Mũi chính diện" đó ạ. Cho nên phần em, em phải cám ơn các đồng đội QĐ3, QĐ4, F5 & F307 rất nhiều. Lính mình ưa nói câu: "Súng đạn nó tránh mình, chứ mình nào có tránh được nó" là vậy, tụi em chỉ mong đem cái mạng về với gia đình, còn oanh liệt hay oai hùng thì sau khi về tới quê nhà rồi thỉnh thoảng nghe người mình hay báo chí nhắc thì mới ngẫm lại "Ồ, may quá"   Shocked
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười, 2009, 10:30:35 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #293 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2009, 11:11:44 am »

Đánh nhau không sợ bằng hành quân. Có lệnh là đi, đi hoài đi mãi, đi mòn đi mỏi chỉ mong đụng địch để được.... nghỉ.
Mãi giờ cái ấn tượng sâu nhất với tôi thời ấy không phải là các trận đánh mà chính là các cuộc quân hành dai dẳng không biết đâu là đích. Mùa mưa 9h sáng hơi nước mù mịt trong rừng thẳm sau đêm ngủ mệt. Ngủ rừng không khí nó nặng lắm! Ngày nào cũng như ngày nào ... Mùa khô thì vạ vật đái ra mà uống, ăn cắp cả nước đái nhau mà uống, mà sống...
Như trận luồn sâu leo U Răng mệt quá sức chịu đựng của con người. Có những lúc tôi đã nghĩ giờ đụng địch đánh nhau, được ăn phát đạn vào đầu là sướng nhất. Khỏi leo khỏi vác nhẹ đời. Có thằng la khóc đòi tự sát nhưng thằng nào tự sát lúc đó chắc anh em nó vằm xác ra. Vì thân nó nó còn không mang nổi lại phải mang cái xác thối kia.
Chiến tranh không chỉ thử thách lòng dũng cảm, cái đó bình thường thôi. Đái ra quần trận đầu nhưng đụng vài trận sau là quen. Nhưng khốn nạn nhất là nó tra tấn, gặm nhấm sức chịu đựng cả phần hồn lẫn phần xác con người trong một thời gian vô hạn định, trong một điều kiện gian khổ vô hạn định
Sau này về rồi đi chơi Sapa, chúng nó cứ gạ leo đỉnh Fanxipăng. Mình nhìn cái đỉnh thấy ghê chết luôn!
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #294 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2009, 11:24:38 am »

Sau này về rồi đi chơi Sapa, chúng nó cứ gạ leo đỉnh Fanxipăng. Mình nhìn cái đỉnh thấy ghê chết luôn!
Mỗi năm nên đi leo Yên Tử một lần thì vừa sức. Mùa thu đi rất hay đấy. Lại có cáp treo, lỡ khi thấy mình già.
Năm kia năm kìa tôi đi một mình, có dịp leo bộ cả lên cả xuống đỉnh cao nghìn mét mất 5 giờ đồng hồ. Tất nhiên là không có trang bị gì ngoài đồ nghề đi chơi. Bây giờ chắc không nổi.
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #295 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2009, 11:28:18 am »

Cụ ơi! Còn 600 nàng hầu thì bỏ cho ai đây ?  Huh

Thôi thông ở lại với trời
Ta về phố thị với người hồng nhan
Cuộc đời vất vả lo toan
Bát canh rau muống giòn tan quả cà
..................................
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười, 2009, 11:34:25 am gửi bởi Trungsy1 » Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #296 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 08:08:09 pm »

@bác Rongxanh:
         
          Hôm nay xem TV mới biết chính xác ngày 31/10 là ngày kỷ niệm của chuyên gia và bộ đội tình nguyện Việt Lào. Có vẻ năm nay nhà nước định tổ chức to. Thế mới có chuyện họp mặt rầm rộ và tặng kỷ niệm chương.

         Nhưng cũng như bác thắc mắc. Hóa ra không phải CCB Lào nào cũng có giấy mời. Tất cả chỉ là chuyện làm ví dụ thôi. Tôi có giấy mời, chẳng qua do có một thằng đồng ngũ hiện làm ở Ban Kiểm tra TW, sang bên BTL Thủ đô vớ lấy hai chục cái giấy mời đem về. Nó chợt nhớ ra thằng nào thì ghi tên thằng đó vào rồi gửi mời.

         Lại nhớ cách đây dăm năm chính phủ Lào chợt có một đợt tưởng nhớ nào đó đến bộ đội tình nguyện Việt Lào, thế là mít tinh và tặng 500 triệu đồng. Lính tráng thằng nào nghe tin làm bản kê khai thì được cấp 3 triệu. Cũng chỉ có hơn trăm thằng nhanh chân là được, và cũng chỉ tập trung ở HN thôi, còn bọn các tỉnh khác thì chỉ kịp nghe hơi thôi là tiền đã hết.

       Sau đó đến lần gặp mặt kỷ niệm sau, có thắc mắc thì được trả lời là nước bạn còn nghèo lắm, họ còn phải nhờ ta giúp đỡ cơ, cho được một lần (khởi hứng) như thế là tốt rồi. Không có chính sách lâu dài gì đâu.

       Thôi thì hàng năm được gặp mặt truyền thống, tự góp tiền để hò hét cũng tốt rồi các bác ạ.
Logged

dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #297 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2009, 07:47:35 am »

Đánh nhau không sợ bằng hành quân. Có lệnh là đi, đi hoài đi mãi, đi mòn đi mỏi chỉ mong đụng địch để được.... nghỉ.
Mãi giờ cái ấn tượng sâu nhất với tôi thời ấy không phải là các trận đánh mà chính là các cuộc quân hành dai dẳng không biết đâu là đích. Mùa mưa 9h sáng hơi nước mù mịt trong rừng thẳm sau đêm ngủ mệt. Ngủ rừng không khí nó nặng lắm! Ngày nào cũng như ngày nào ... Mùa khô thì vạ vật đái ra mà uống, ăn cắp cả nước đái nhau mà uống, mà sống...
Như trận luồn sâu leo U Răng mệt quá sức chịu đựng của con người. Có những lúc tôi đã nghĩ giờ đụng địch đánh nhau, được ăn phát đạn vào đầu là sướng nhất. Khỏi leo khỏi vác nhẹ đời. Có thằng la khóc đòi tự sát nhưng thằng nào tự sát lúc đó chắc anh em nó vằm xác ra. Vì thân nó nó còn không mang nổi lại phải mang cái xác thối kia.
Chiến tranh không chỉ thử thách lòng dũng cảm, cái đó bình thường thôi. Đái ra quần trận đầu nhưng đụng vài trận sau là quen. Nhưng khốn nạn nhất là nó tra tấn, gặm nhấm sức chịu đựng cả phần hồn lẫn phần xác con người trong một thời gian vô hạn định, trong một điều kiện gian khổ vô hạn định
Sau này về rồi đi chơi Sapa, chúng nó cứ gạ leo đỉnh Fanxipăng. Mình nhìn cái đỉnh thấy ghê chết luôn!
Chào đồng chí Trung si1.
Đúng là tâm trạng của người lính hành quân đường dài mang vác nặng đi không thấy đích. Mùa mưa cũng khổ mà mùa khô thì càng khổ hơn vì không có nước. Đã có chuyện khen nước tiểu của thằng nào " Xnganh " ( tiếng K Xnganh là ngon - không biết tôi nói có đúng không) hơn thằng nào... Có khi cả tiếng đồng hồ đội hình hành quân mới nhích được hơn 1 km. Tâm lý bộ đội lúc đó thường hay cáu bẳn với chỉ huy và chỉ huy cấp dưới bụng xụng với cấp trên là chuyện bình thường. Lại nữa, như bác H2 nói, nhiều khi còn cáu với cả K nữa: phục phọt thì làm đi cho các bố còn giải lao...
Bây giờ nghĩ lại thấy kinh kinh vì những lúc đơn vị rệu rã như vậy, chỉ cần 1, 2 thằng K nó ập - oành B hay tóc - oành M thì lại gói và khiêng nhau còn khốn hơn nữa.
Nỗi vất vả của chúng tôi chắc không thấm tháp gì việc đồng đội leo núi Urăng ulợi gì đó vất vả lắm, toàn núi đá dựng ngược mìn bom nhiều...Xin khâm phục
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #298 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2009, 07:06:01 pm »

(Xin hành quân tiếp...)


   Đoàn tàu xuất phát tại ga Đồng Văn vào quãng 10 giờ đêm. Nơi này cách ga Hàng Cỏ đúng 45 cây số. Anh Thụy giải thích là từ sau đợt bọn lính tiểu đoàn 34, 36 phá phách ghê quá, nên các đợt lính sau bị vạ lây. Chúng tôi không được huấn luyện gần Hà Nội đã đành, mà ngay cả lúc vào chiến trường cũng phải hành quân mấy chục cây số để thu quân rồi mới được lên tàu.

               Cả tiểu đoàn xuất quân im ắng. Làng quê chắc đã quen với cảnh này. Tất cả tập hợp một cách có trật tự, im lặng trên sân ga chờ tàu từ Hà Nội vào. Chúng tôi lần lượt lên tàu một cách lặng lẽ. Cả chuyến tàu đó chỉ có lính của tiểu đoàn tôi.

               Chiếc đầu máy hơi nước kéo chừng chục toa xình xịch lăn bánh. Mặc dù thời gian này Mỹ đã tạm ngừng ném bom miền Bắc, nhưng những cuộc chuyển quân vẫn phải đi lặng lẽ trong đêm. Lính Hà Nội đa phần đã biết đến tàu hỏa, nhưng cũng có nhiều thằng mới được đi lần đầu, háo hức ra mặt. Vài ga đầu từ Phủ Lý đến Ninh Bình, chúng tôi còn thức, rì rầm trò chuyện, cố ngắm cảnh trời đêm bên ngoài. Khung cảnh làng quê Việt Nam nghèo nàn lướt qua khung cửa sổ. Gió thổi mát rượi. Rồi những cảnh đổ nát do bom Mỹ bắn phá các ga liên tục xuất hiện: Nam Định, Núi Gôi… Trời đêm se lạnh dần, lại mệt mỏi nên lính tráng dần dần lăn ra ngủ. Trải ngay nilon ra trên sàn tàu, nằm ngủ ngổn ngang.

               Đến cầu Hàm Rồng - Thanh Hóa, nghe tiếng kêu to của cán bộ chỉ huy, chúng tôi láo nháo thức dậy nhòm ra ngoài. Dòng sông Mã anh hùng và cây cầu huyền thoại đây rồi. Nhưng sao bé nhỏ và trơ trọi quá, chỉ thấy loang loáng những nhịp thép đen sì. Vài nhịp xình xịch là cây cầu đã lướt hết qua khung cửa. Không nhìn thấy lòng sông vì trời tối. Chả thể nào hình dung ra những chiếc ca nô phá thủy lôi từ trường chạy trên mặt sông ra sao. Cũng chẳng biết trận địa pháo của người anh hùng Đinh Tích Nhưỡng bảo vệ cầu nằm ở nơi nào. Thế là lại lăn ra ngủ.

               Sáng bảnh mắt thì vào đến ga Vinh. Chúng tôi bị đánh thức dậy. Chả hiểu tàu dừng bánh từ lúc nào. Tất cả xuống tàu tập trung gọn ghẽ theo hàng lối. Tôi đưa mắt nhìn quanh. Đây mà gọi là ga Vinh ư? Chẳng có nhà ga. Chẳng có những vệt hè lát gạch nằm bên đường tàu, dù chỉ là cái vệt bé rộng chưa tới ba mét như ở ga Đồng Đăng. Xung quanh như một bãi đất trống rộng không ranh giới. Thậm chí hình hài của những căn nhà đổ nát cũng không thấy rõ.

               Cả tiểu đoàn lục tục hành quân. Anh Thụy bảo đây là thành phố Vinh. "Anh chỉ lòe bọn em. Có thấy phố xá nhà cửa gì đâu". Nhưng đúng là thành phố Vinh thật. Một thành phố (hay thị xã to thì đúng hơn) đã bị bom Mỹ san bằng. Tôi liên tưởng cứ như mình đang ở một đơn vị Hồng quân Liên-xô hành quân qua một thị trấn châu Âu đổ nát nào đó hồi thế chiến thứ hai. (Bây giờ khi trở lại Vinh, tôi không thể nào tìm lại hay hình dung nổi ra vệt đường hành quân ngày đó). Đi mãi thì cũng tới một cái làng. Bây giờ chỉ còn nhớ cái làng đó là nhà tranh nứa dựng trên nền đất pha cát. Chúng tôi nghỉ ngoài vườn.

              Tất cả các điểm chúng tôi dừng chân nghỉ ngày từ đây vào đến trạm 5 Trường Sơn đều là binh trạm, bố trí lẫn trong dân. Không được lò mò đi đâu xa (mà cũng có biết nơi nào mà đi?). Đến bữa có người báo đi lấy cơm. Lấy cơm về ăn theo từng tiểu đội. Chúng tôi đã có đầy đủ ca, thìa cá nhân. Còn mỗi A được phát một soong 6, có cái nắp vung hình 3 khía để chia riêng thức ăn.

              Sẩm tối chúng tôi hành quân ra Bến Thủy, lên ca-nô đi tiếp sang Hà Tĩnh. Đây là lần đầu tiên tôi đi ca-nô. Ban đêm nhìn ra mặt sông chỉ thấy mênh mông nước. Mỗi ca -nô chở một trung đội gần bốn chục người. Chắc đoàn ca-nô phải nhiều lắm mới chở hết cả tiểu đoàn chúng tôi. Không biết cái ca-nô hay con tàu thủy mà bác Năm Sài Gòn khi xưa vẫy vùng kiếm ăn trên sông nước Thái Bình thời Pháp thuộc có to như ca-nô chúng tôi không?

               Đêm hành quân đường sông vô cùng êm ái. Chỉ chạy độ ba hay bốn tiếng gì đó thì tàu đã cập bờ. Chúng tôi lên một cái làng gần đó để nghỉ. Được ngủ no mắt thì trời mới sáng.

               Những căn nhà dân ở đây cũng tựa như ngoài Nghệ An, nhưng có vẻ chắc chắn hơn. Vẫn là nghỉ ngoài vườn thôi. Ban ngày, chúng tôi được nghỉ ngơi. Không phải họp, cũng không phải làm gì giúp dân, chỉ cần trật tự là được. Nơi đây tuy nghèo nàn, nhưng bác chủ nhà bắt đầu hướng dẫn chúng tôi một việc cần làm trước khi vào Nam. Mặc dù giọng nói của bác nặng và rất khó nghe (nhưng chưa đến nỗi ngôn ngữ bất đồng), chúng tôi hiểu là cần phải tiêu hết tiền đi vì sắp vào đến nơi không dùng được tiền nữa rồi. Thế là chúng tôi dốc tiền ra góp để bác chủ nhà mua giúp gà và chuối. Bác còn giúp chúng tôi làm gà (mỗi món luộc). Nếu như ở ngoài Hà Nội, 5 đồng là có một con gà to ngon lành thì trong này là 20 đồng. Của mua là của được, vì thế hầu như tiểu đội nào cũng mua gà. Nhưng cũng chỉ có món đó thôi, chẳng còn gì khác. Ăn đi, rồi đi ngủ để đến đêm còn phải hành quân.

…..

Logged

Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #299 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2009, 08:00:42 pm »


               Đêm nay chúng tôi chuyển sang hành quân bằng ô-tô Giải phóng của Trung Quốc. Sẽ vượt đèo Ngang để sang Quảng Bình.

               Quãng nửa đêm, cả đoàn xe dừng lại chừng một tiếng ven Thị xã Hà Tĩnh để chuẩn bị vượt đèo Ngang. Đây là quê hương của đại đội phó Hảo của chúng tôi. (Tôi vẫn ấn tượng với cái màn nếm gần nửa cân thịt lợn hồi còn ở Tân Lạc của thủ trưởng). Chẳng biết hiệp đồng tác chiến từ khi nào, mà đã có người nhà của thủ trưởng ra tận đoàn xe đón. Họ nhanh chóng gặp nhau và thủ trưởng bàn giao cho người nhà hai ba lô chật căng. Thảo nào mà suốt từ những ngày ở Đại Kim, Hà Nam, thủ trưởng chịu khó xin những thứ của lính, từ quần áo đến mũ cối. Có lẽ đây cũng là một hình thức tiếp tế trợ giúp cho gia đình, nhưng không phải ai cũng có điều kiện làm được. Vui vì được gặp người nhà, nhưng thủ trưởng Hảo cũng tâm sự buồn rằng, lần này phải vào chiến trường, không được làm công tác huấn luyện nữa. Thủ trưởng vốn là cán bộ khung của BTL Thủ đô, chuyên luyện quân tới mấy năm nay rồi, từ ngày thành lập trung đoàn 1867 (trung đoàn 59) cơ. Thủ trưởng đã 35 tuổi, là cán bộ nhiều tuổi nhất trong BCH C huấn luyện của tôi khi đó.

               Lại nói về mũ cối. Thú thật là mới chỉ qua mấy ngày hành quân và trò chuyện, chúng tôi đã thấy quân đội phát cả mũ tai bèo lẫn mũ cối cho chúng tôi là thừa. Mũ tai bèo gọn bao nhiêu thì mũ cối cồng kềnh bấy nhiêu. Nhiều thằng đã cho đi giao lưu ngay từ Hà Nam. Hôm qua ở cái làng bên sông Lam, nhiều tiểu đội cũng mua gà không phải bằng tiền mà bằng mũ cối. Vì thế cái chuyện chúng tôi cho thủ trưởng Hảo dăm cái mũ cối cũng là chuyện bình thường. Rồi sau này cũng thế. Chúng tôi giải tán mũ cối dọc đường hành quân hết. Vào đến đơn vị chiến đấu thì chúng tôi đã thực thụ là người chiến sĩ giải phóng, quân của chị Ba Định với chiếc mũ tai bèo đặc trưng rồi.

               Xe chúng tôi đến lượt vượt đèo Ngang. Các thủ trưởng bảo bây giờ thuận lợi thế này mới có thể đi cả đoàn xe vượt đèo ngang, chứ ba năm trước không thể. Khi đó phải đi bộ là chính, theo đường 12A qua ngã ba Đồng Lộc, hay đường 20 Quyết thắng. Trên đỉnh đèo Ngang trong đêm nhìn ra biển chỉ thấy mờ mờ. Thời gian vượt đèo Ngang cũng rất ngắn ngủi. Có lẽ cái sự nổi tiếng của đèo chính vì nó chặn ngang con đường độc đạo vào Nam và vươn dài sát biển, chứ sự hùng vĩ của nó không phải là nhất nước. Ngày xưa Bà Huyện Thanh Quan qua đây vào buổi xế chiều, chắc sau một hồi leo đèo chùn chân mỏi gối, ngồi trên đỉnh đèo hưởng gió mát, nhìn quanh thấy buồn cho cảnh heo hút đường xa mà tức cảnh làm nên bài thơ hay. Nếu có đi thực tế mà học thơ của Bà, chắc cũng nên đi bộ lên đèo Ngang vào lúc xế chiều mà ngắm cảnh, chứ ngồi xe tải ban đêm như chúng tôi thì chỉ thấy vùng biển đen mịt mù xa xăm và đám sao trời li ti trong màn đêm lành lạnh thôi.

               Lại dừng chân nghỉ ban ngày sau một đêm hành quân xe. Đến đêm lại đi ca-nô, hình như vượt qua sông Lệ Thủy thì phải. Thời gian đi ca-nô cũng chỉ vài giờ. Nơi này vẫn thuộc trên đất Quảng Bình. Chúng tôi được phổ biến đây là điểm dừng cuối cùng trước khi vào Binh trạm Trường Sơn. Thế là ngày hôm đó, lính tráng có bao nhiêu tiền đều đốc hết vào ăn uống. Thực phẩm ở đây nghèo nàn và đắt hơn rất nhiều so với bên Hà Tĩnh, nhưng giữ tiền cũng chẳng để làm gì. Mũ cối ở đây cũng rất có giá trị, tất nhiên cũng chuyển thành gà. Mà cũng lạ là khi đó chỉ có món gà mà thôi, chẳng còn thứ gì khác. Một vài thằng cố giữ lại tờ 10 đồng màu đỏ có in hình Bác Hồ mà lính khi đó gọi là tờ "cụ mượt" để làm kỷ niệm.

              Buổi chiều, chúng tôi được lĩnh gạo. Cái ruột tượng bây giờ mới phải dùng đến. Mỗi lính nhận 7kg gạo, tiêu chuẩn cho 10 ngày. Chỉ còn bữa ăn chiều nay là tập trung thôi, còn từ mai, chúng tôi sẽ phải nấu ăn theo từng tiểu đội suốt chặng đường hành quân.

               Buổi tối tập trung lên xe. Đường xe chạy nhỏ dần, gập ghềnh và hai bên là rừng cây rậm rạp. Xóc kinh khủng. Cứ lầm lũi đi như thế trong màn đêm đen giữa rừng già, xe ô-tô chỉ bật đèn gầm. Chắc vào quãng mấy giờ sáng gì đó thì tới nơi. Cạnh bãi đổ quân là một bãi đất rộng mờ mờ nằm dưới những cây cổ thụ. Chúng tôi xuống xe, được phân chia vào từng khu vực, ở đó đã có chi chít những hầm thùng đào sẵn sâu chừng 40 phân. Mỗi thằng chiếm lấy một chiếc, trải ni-lon, xếp ba-lô, kê ruột tượng gạo rồi lăn ra ngủ.

               Đây là Trạm 5 Trường Sơn, một trạm đầu mối của tuyến đường 559.

….
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM